top of page

MA-THI-Ơ 2

KINH THÁNH

TÂN-ƯỚC

THỂ LOẠI

Các Sách Phúc-Âm



NHỮNG BÍ MẬT CỦA VUA (Mat 13:1-58)


Chương...

...sách này ghi lại các sự kiện của ngày khó khăn trong chức vụ của Chúa Giê-xu Christ. Ngài biết rằng sự chống đối ngày càng gia tăng của các nhà lãnh đạo giáo hội sẽ đưa Ngài đến thọ hình trên thập tự giá Ngài phải giải thích sự việc này cho các môn đệ Ngài. Nhưng họ nêu lên câu hỏi hợp lý “Điều gì sẽ xảy đến cho Nước Đức Chúa Trời mà chúng tôi đang rao giảng?” Câu hỏi ấy đã được trả lời bằng một loạt các ví dụ. Vì vậy, trứơc hết Ngài giải nghĩa những sự kiện có liên quan đến vương quốc, sau đó Ngài giải thích cho họ những sự kiện về thập tự giá.


Việc Chúa dùng những thí dụ đã làm rối trí các môn đệ. Trong khi giảng dạy Ngài đã dùng một số thí dụ, nhưng trong ngày đó Ngài dạy họ một loạt 7 thí dụ có liên quan với nhau, và rồi Ngài thêm một thí dụ thứ tám. Chữ thí dụ có nghĩa là “trình bày cặp theo”. Đó là một câu chuyện, hoặc một so sánh được sắp đặt bên cạnh một sự việc khác để làm cho bài học được rõ ràng. Nhưng đây không phải là những thí dụ tầm thường Chúa Giê-xu gọi các thí dụ này là “Những điều mầu nhiệm của Nước thiên đàng” (Mat 13:11). Trong Tân Ước, “điều mầu nhiệm” là chân lý thuộc linh chỉ được hiểu bởi sự mạc khải từ trên cao. Đó là sự “giấu kín thiêng liêng” chỉ bày tỏ cho những người “trong nội bộ” đã học biết về Chúa và vâng theo Ngài.


Trong các thí dụ này, Chúa Giê-xu giải thích tiến trình rao giảng Phúc Âm trên thế giới. Nếu dân Y-sơ-ra-ên nhận Ngài là Vua, phước hạnh ắt đã tuôn tràn từ Giê-ru-sa-lem cho đến khắp cả trái đất. Nhưng họ đã chối bỏ Ngài, và Đức Chúa Trời phải bắt đầu một chương trình mới trên thế gian. Trong suốt thời kỳ hiện tại, “Nước Trời” pha trộn giữa thật và giả, tốt và xấu như đã được miêu tả trong các thí dụ này. Đó là “thế giới Cơ Đốc” bày tỏ lòng trung thành với Vua.Tuy nhiên vẫn còn chứa đựng nhiều điều nghịch với phép tắc của Vua.


Tại sao Chúa Giê-xu dạy bằng các thí dụ? Có hai lý do: vì sự thờ ơ chậm chạp của dân chúng (Mat 13:10-17) bởi vì điều đó đã được tiên báo trong Thi 78:2 Mat 13:34-35. Chúa Giê-xu không giảng dạy bằng thí dụ để làm bối rối hoặc lên án dân chúng. Trái lại, Ngài tìm cách khuấy động sự quan tâm của họ và gợi lên trong họ sự tò mò. Những thí dụ này sẽ làm sáng tỏ cho người có lòng tìm kiếm và tin cậy. Nhưng chúng sẽ đem lại sự tối tăm cho người không quan tâm và cứng lòng.


Bảy thí dụ miêu tả cho chúng ta thấy tiến trình thuộc linh của “nước trời” trong thời kỳ hiện tại. Trong các thí dụ này chúng ta thấy được 3 giai đoạn phát triển thuộc linh.


1. Khai sinh Nước thiên đàng (Mat 13:1-9,18-23)

Thí dụ về người gieo giống không bắt đầu bằng dòng chữ “Nước thiên đàng giống như...” bởi vì thí dụ ấy miêu tả Nước thiên đàng bắt đầu như thế nào. Nước thiên đàng bắt đầu bằng việc rao giảng lời Đức Chúa Trời, trồng hạt giống đạo trong lòng con người. Khi chúng ta nói: “Hãy để tôi gieo ý tưởng này vào trong tâm trí bạn” chúng ta diễn tả ý tưởng của thí dụ này. Hột giống đạo là lời Đức Chúa Trời các loại đất tượng trưng cho nhiều hạng người khác nhau và những kết quả khác nhau cho thấy sự nghe theo lời Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu đã giải thích thí dụ này vì vậy không có sự khó hiểu về ý nghĩa.


Tại sao lại so sánh Lời Đức Chúa Trời với hạt giống? Bởi vì Lời Đức Chúa Trời là Lời “sống và linh nghiệm” (He 4:12). Không giống như lời của con người, lời Đức Chúa Trời có sự sống bên trong và sự sống đó được truyền đến cho những người tin Chân lý của Đức Chúa Trời phải bén rễ trong lòng người nghe, được vun xới và đơm hoa kết trái. Thật đáng ngạc nhiên có đến ba phần tư hạt giống không kết quả. Chúa Giê-xu không miêu tả thời kỳ gặt hái qui mô, nhưng Ngài miêu tả thời kỳ Lời Đức Chúa Trời sẽ bị mọi người chối bỏ. Ngài không nghĩ đến “có vô số người” theo Ngài, vì Ngài biết rằng hầu hết mọi người sẽ không nhận lời Hằng sống của Ngài và không kết quả.


Nhờ trái của cây mà nhận biết được sự cứu rỗi thật (Mat 7:16). Điều này bao gồm sự thánh khiết (Ro 6:22), cá tính của Cơ Đốc nhân (Ga 5:22-23), các việc lành (Co 1:10), chinh phục kẻ khác cho Đấng Christ (Ro 1:13), chia sớt những gì mình có (Ro 15:25-28), và ngợi khen Đức Chúa Trời (He 13:15). Nếu một cây muốn sanh trái, nó phải đâm rễ trong đất và hấp thu ánh nắng mặt trời.


Trong thí dụ, mặt trời tiêu biểu cho sự bắt bớ xảy đến vì cớ Lời Đức Chúa Trời. Sự bắt bớ giúp cho người tin đạo lớn lên. Nhưng ánh nắng sẽ làm chết cây không có rễ. Điều này giải thích tại sao một số “người tin đạo” không đứng vững: Đức tin của họ yếu ớt, hiểu biết của họ nghèo nàn, và quyết định của họ không thành thật. Có thể “tin” mà không được cứu (Gi 2:23-25). Nếu đời sống không kết quả thì không có đức tin cứu rỗi trong lòng.


Chúng ta tìm thấy, chữ “hãy nghe” trong Ma-thi-ơ chương 13 có mười chín lần. Thí dụ về người gieo giống được ghi lại trong 3 sách Phúc Âm đầu, và ở mỗi lần lời khuyên dạy kết thúc đều khác nhau. Chúng ta nghe lời Đức Chúa Trời thật là quan trọng “Đức tin đến bởi sự người ta nghe và người ta nghe khi lời Đấng Christ được rao giảng” Ro 10:17). Chúa Giê-xu phán “Ai có tai mà nghe hãy nghe” Mat 13:9), “Hãy cẩn thận về điều mình nghe” Mac 4:24), và “Hãy coi chừng về cách các ngươi nghe” Lu 8:18).


2. Việc Chúa dùng những thí dụ đã làm rối trí các môn đệ. (Mat 13:10-17)

Trong khi giảng dạy Ngài đã dùng một số thí dụ, nhưng trong ngày đó Ngài dạy họ một loạt 7 thí dụ có liên quan với nhau, và rồi Ngài thêm một thí dụ thứ tám. Chữ thí dụ có nghĩa là “trình bày cặp theo”. Đó là một câu chuyện, hoặc một so sánh được sắp đặt bên cạnh một sự việc khác để làm cho bài học được rõ ràng. Nhưng đây không phải là những thí dụ tầm thường Chúa Giê-xu gọi các thí dụ này là “Những điều mầu nhiệm của Nước thiên đàng” (Mat 13:11). Trong Tân Ước, “điều mầu nhiệm” là chân lý thuộc linh chỉ được hiểu bởi sự mạc khải từ trên cao. Đó là sự “giấu kín thiêng liêng” chỉ bày tỏ cho những người “trong nội bộ” đã học biết về Chúa và vâng theo Ngài.


Trong các thí dụ này, Chúa Giê-xu giải thích tiến trình rao giảng Phúc Âm trên thế giới. Nếu dân Y-sơ-ra-ên nhận Ngài là Vua, phước hạnh ắt đã tuôn tràn từ Giê-ru-sa-lem cho đến khắp cả trái đất. Nhưng họ đã chối bỏ Ngài, và Đức Chúa Trời phải bắt đầu một chương trình mới trên thế gian. Trong suốt thời kỳ hiện tại, “Nước Trời” pha trộn giữa thật và giả, tốt và xấu như đã được miêu tả trong các thí dụ này. Đó là “thế giới Cơ Đốc” bày tỏ lòng trung thành với Vua.Tuy nhiên vẫn còn chứa đựng nhiều điều nghịch với phép tắc của Vua.


Tại sao Chúa Giê-xu dạy bằng các thí dụ? Có hai lý do: vì sự thờ ơ chậm chạp của dân chúng (Mat 13:10-17) bởi vì điều đó đã được tiên báo trong Thi 78:2 Mat 13:34-35. Chúa Giê-xu không giảng dạy bằng thí dụ để làm bối rối hoặc lên án dân chúng. Trái lại, Ngài tìm cách khuấy động sự quan tâm của họ và gợi lên trong họ sự tò mò. Những thí dụ này sẽ làm sáng tỏ cho người có lòng tìm kiếm và tin cậy. Nhưng chúng sẽ đem lại sự tối tăm cho người không quan tâm và cứng lòng.


3. Chống phá Nước thiên đàng (Mat 13:24-43)

Sa-tan chống phá Nước thiên đàng bằng cách cướp lấy lời Đức Chúa Trời trong lòng con người (Mat 13:4,19). Nhưng khi nó thất bại, nó có nhiều mưu chước khác để tấn công công việc của Đức Chúa Trời. Ba thí dụ này cho thấy Sa-tan chỉ là kẻ bắt chước. Nó ươm mầm Cơ Đốc nhân giả, gây dựng sự lớn lên giả tạo và đưa ra giáo điều nguỵ tạo.


Cỏ lùng - Cơ Đốc nhân giả (Mat 13:24-30,36-43). Sa-tan không thể nhổ rễ lúa mì (những Cơ Đốc nhân), vì vậy nó cài những Cơ Đốc nhân giả vào giữa vòng họ. Trong thí dụ này, hột giống tốt không phải là Lời Đức Chúa Trời. Nó tiêu biểu cho người đã được biến đổi qua việc tin theo Lời Đức Chúa Trời. Cánh đồng không phải là tấm lòng con người cánh đồng ở đây là thế gian. Chúa Giê-xu Christ đang gieo trong những người thật lòng tin Ngài ở khắp mọi nơi để họ có thể kết quả (Gi 12:23-26). Nhưng bất luận nơi nào Đấng Christ gieo hạt giống đạo thật thì quỉ Sa-tan cũng đến gieo cỏ lùng vào đó.


Chúng ta phải biết những Cơ Đốc nhân giả mạo của ma quỉ. Ma quỉ có những Cơ Đốc nhân giả dối (IICo 11:26) là những kẻ tin một Phúc Âm giả (Ga 1:6-9). Nó khuyến khích sự công bình riêng (Ro 10:1-3), và thậm chí nó còn có Hội Thánh giả mạo (Kh 2:9). Vào thời kỳ sau rốt, nó sẽ sản sinh ra một Đấng Christ giả (IITe 2:1-12).


Chúng ta cũng phải tỉnh thức để biết chắc rằng các sứ giả của Sa-tan không xâm nhập vào sự tương giao thật và gây thiệt hại (IIPhi 2:1-22 IGi 4:1-6). Đó là lúc con cái Đức Chúa Trời ngủ nghỉ thì Sa-tan lại hành động. Trách nhiệm của chúng ta không phải cất bỏ sự giả dối nhưng là gieo trồng lẽ thật của Đức Chúa Trời. (Điều này không có ý nói đến kỷ luật trong phạm vi Hội Thánh địa phương). Chúng ta không phải là những thám tử nhưng là những nhà truyền giáo. Chúng ta phải chống lại Sa-tan và vạch trần sự dối trá của nó. Nhưng chúng ta cũng phải gieo lời Đức Chúa Trời và kết quả ở nơi Đức Chúa Trời đã đặt để chúng ta.


Điều gì sẽ xảy ra cho cỏ lùng? Đức Chúa Trời sẽ gom chúng lại và đốt đi. Thật là thú vị khi thấy một số “bó” này đã xảy ra khi các nhóm giáo phái khác nhau tìm kiếm cách hoà trộn và liên kết lại với nhau. Sự hiệp nhất thuộc linh giữa những Cơ Đốc nhân thật lòng tin Chúa là một chuyện, nhưng sự hợp nhất tôn giáo về mặt hình thức giữa những người tự nhận là Cơ Đốc nhân là một chuyện hoàn toàn khác.Ngày nay việc phân biệt chân giả thật là khó khăn, nhưng đến ngày cuối cùng, các thiên sứ sẽ phân loại chúng ta.


Hột cải - phát triển không bình thường (Mat 13:31-32). Bên đông phương, hột cải tựơng trưng cho điều gì đó nhỏ bé và tầm thường. Nó sinh ra một cây cao lớn, nhưng nó không phải là “cây” theo đúng nghĩa. Dầu vậy, cây đó cao lớn đủ cho chim trời đến làm tổ ở trên cành nó.


Bởi vì Chúa Giê-xu không giải thích thí dụ này, cho nên chúng ta phải dùng những lời giải thích của Ngài trong các thí dụ khác để tìm ra ý nghĩa của nó. Chim trời trong thí dụ người gieo giống tiêu biểu cho quỉ Sa-tan (Mat 13:19). Các câu văn như Da 4:12 và Exe 17:23 cho thấy cây cối là biểu tượng của thế lực đời này. Nhưng sự kiện này ngụ ý rằng thí dụ dạy về sự phát triển không bình thường của nứơc Trời, tạo điều kiện cho Sa-tan có thể hành động. Đương nhiên “thế giới Cơ Đốc giáo” nắm quyền trên khắp thế giới với hệ thống tổ chức phức tạp gồm nhiều nhánh. Ngày nay điều gì có cung cách khiêm tốn lúc khởi đầu sẽ huênh hoang về của cải vật chất và ảnh hưởng chính trị. Một số người cho rằng lời thí dụ này dạy về sự thành công trong việc rao giảng Phúc Âm trên toàn thế giới.Nhưng ý nghĩa đó trái nghịch với lời dạy của Chúa Giê-xu trong thí dụ thứ nhất.Có thể Kinh Thánh Tân Ước dạy chúng ta về sự giảm sút trong việc truyền rao Phúc Âm khi ngày cuối cùng hầu gần nữa là khác.


Men - tín lý giả (Mat 13:33). Hột cải minh hoạ cho sự phát triển giả tạo về số lượng của Nước thiên đàng, trong khi đó men cho thấy sự phát triển về chất của giáo lý và lời sống giả dối. Qua Kinh Thánh, chúng ta biết men là hình ảnh của tội lỗi. Trong kỳ lễ Vượt qua các gia đình người Giu-đa phải dẹp men khỏi nhà họ (Xu 12:15-19 Xu 13:7). Men không được dùng trong các của lễ (Xu 34:25), ngoại trừ các ổ bánh được dùng trong kỳ lễ sau lễ Vượt qua 50 ngày (Le 23:15-21). Nhưng ở điểm đó bánh tượng trưng cho người Giu-đa và dân ngoại bang hiện diện trong Hội Thánh, và tội lỗi hiện hữu trong Hội Thánh.


Chúa Giê-xu dùng hình ảnh men để nói đến sự giả hình (Lu 12:1), đạo lạc (Mat 16:6-12) và sự thoả hiệp với thế gian (Mat 22:16-21). Phao-lô dùng hình ảnh men để đề cập đến sự băng hoại trong Hội Thánh (ICo 5:6-8) cũng như giáo lý giả dối (Ga 5:9). Tội lỗi giống như men: Nó phát triển cách kín giấu, mục rữa ra và “dậy cả lên” (ICo 5:2 ICo 4:18-19 ICo 8:1).


Sa-tan đã nhọc công đưa ra giáo lý sai lầm và cách sống giả dối vào trong quyền hạn của Lời Đức Chúa Trời. Ngay từ những ngày sơ khai của Hội Thánh đầu tiên, người tin đạo thật đã tranh chiến với giáo lý sai làm và sự giả hình. Thật buồn thay cho một số Hội Thánh đã một lần đặt lòng tin nơi Lời Đức Chúa Trời vội bỏ chân lý quay sang tin vào chuyện hoang đường. “Hãy xem xét mọi việc điều gì lành thì giữ lấy” (ITe 5:21).


Nước Đức Chúa Trời bắt đầu bằng việc gieo hạt giống đạo Đức Chúa Trời vào lòng con người. Nhiều hạt không có kết quả nhưng có một số hạt kết nhiều quả. Quỉ Sa-tan gieo vào trong thế gian những Cơ Đốc nhân giả mạo để chống phá công việc của Đức Chúa Trời, nó cũng thúc đẩy sự tăng trưởng giả tạo và xen vào giáo lý sai lầm. Chúng ta thấy dường như Sa-tan đang chiến thắng. Nhưng chân giả sẽ phơi bày vào thời kỳ cuối cùng chớ không phải trong suốt giai đoạn sinh trưởng.


4. Kết quả của Nước thiên đàng (Mat 13:44-58)

Vào ngày cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ có 3 hạng người. Người Giu-đa (của báu giấu kín), Hội Thánh (ngọc châu) và các nước ngoại bang đã được cứu sẽ đi vào thiên đàng vinh hiển (tay lưới).


Của báu giấu kín (Mat 13:44). Ví dụ này thường được giải thích thông thường là tội nhân tìm gặp Đấng Christ và bỏ hết mọi sự mình có để được Ngài và Ngài ban cho sự cứu rỗi. Nhưng lời giải thích này phát sinh một số vấn đề. Trước hết, Chúa Giê-xu Christ không phải là của báu giấu kín. Có lẽ Ngài là người nổi tiếng nhất trong lịch sử. Thứ hai, tội nhân không thể nào “tìm gặp Đấng Christ” được vì họ đui mù và cứng cỏi (Ro 3:10). Chính Đấng Christ đến tìm tội nhân hư mất (Lu 19:10). Và chẳng có tội nhân nào mua được sự cứu rỗi. Xin chúng ta lưu ý người đàn ông trong ví dụ không mua của báu giấu kín nhưng ông đã mua cả đám ruộng đó. “Đám ruộng là thế gian” Mat 13:38). Phải chăng tội nhân hư mất mua thế gian để được Đấng Christ sao? Rồi đem Ngài đi giấu ư?


Một lần nữa, hình bóng Cựu Ước giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa. Của báu ở đây là dân Y-sơ-ra-ên (Xu 19:5 Thi 135:4). Dân Y-sơ-ra-ên đã được lập trong thế gian để dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, nhưng dân tộc ấy thất bại, trở thành một dân tộc không ai biết đến, một của báu không được đầu tư để sinh lợi cho Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu Christ đã dâng cả mạng sống Ngài để mua chuộc cả thế gian nhằm cứu dân mình (Gi 11:51). Ngài đã chết trên thập tự giá vì tội cả thế gian nhưng trong ý nghĩa đặc biệt, Ngài chịu chết vì dân Y-sơ-ra-ên (Es 53:8). Dân Y-sơ-ra-ên đã chịu đoán phạt và dường như bị huỷ diệt, nhưng trong cái nhìn của Đức Chúa Trời dân ấy “bị giấu kín” và sẽ lại được bày tỏ ra trong sự vinh hiển.


Về mặt chính trị, cũng có một tương lai cho dân Y-sơ-ra-ên, khi dân tộc này được lập quốc trở lại vào ngày 14 tháng năm 1947. Nhưng đất nước Y-sơ-ra-ên đã đi sai lạc về phương diện thuộc linh. Đức Chúa Trời nhìn thấy dân Y-sơ-ra-ên là của báu của Ngài, và một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ lập Y-sơ-ra-ên mới trong nước vinh hiển.


Hột châu quí giá (Mat 13:45-46). Một bài thánh ca nổi tiếng làm sống mãi lời giải thích hột châu là Chúa Giê-xu Christ và sự cứu rỗi của Ngài. Nhưng có nhiều ý cũng phản đối lời giải thích này như đã được áp dụng trong thí dụ trước. Tội nhân không tìm đến Chúa, nhưng Đấng Christ tìm đến với người có tội. Không có tội nhân nào có thể trả được nợ cứu rỗi cho dù anh ta có bán hết thảy điều mình có.


Hột châu ở đây tiêu biểu cho Hội Thánh. Kinh Thánh phân biệt rõ giữa người Giu-đa, người ngoại bang và Hội Thánh của Đức Chúa Trời (ICo 10:32). Hội Thánh ngày nay là thân thể của Đấng Christ gồm có những kẻ tin là người Giu-đa và dân ngoại bang Eph 2:11). Không giống như hầu hết các đá quí khác, hột châu là vật nguyên khối - người ta không thể chạm trổ nó như kim cương hay ngọc bích. Hội Thánh là một khối thống nhất (Eph 4:4-6), mặc dù Hội Thánh hữu hình trên thế gian bị phân chia thành nhiều hệ phái. Giống như hột châu, Hội Thánh là kết quả của sự đau đớn. Chúa Giê-xu Christ đã chịu chết vì Hội Thánh (Eph 5:25) và Hội Thánh đã được khai sinh bởi sự đau khổ của Ngài trên thập tự giá.


Hạt châu dần dần lớn lên và Hội Thánh Đức Chúa Trời cũng từ từ tăng trưởng khi Đức Thánh Linh cáo trách và biến đổi tội nhân ăn năn. Không ai nhìn thấy được quá trình tạo hình hạt châu, vì nó nằm kín trong lớp vỏ của con sò dưới đại dương.Cũng vậy chẳng người nào nhìn thấy được sự lớn mạnh của Hội Thánh Đức Chúa Trời trên trần gian. Ngày nay Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở giữa vòng các dân tộc (đại dương trong Kinh Thánh nói đến các dân tộc, (Da 7:1-3 Kh 13:1 Kh 17:15) và một ngày kia vẻ đẹp của Hội Thánh của Đức Chúa Trời sẽ được bày tỏ ra.


Vì vậy, Sa-tan có hành động mưu kế xảo quyệt trong thế gian, Đấng Christ vẫn đang hình thành Hội Thánh của Ngài. Ngài hi sinh tất cả điều Ngài có để mua chuộc Hội Thánh Ngài, và quỉ Sa-tan không thể làm điều gì để ngăn trở Ngài được. Chỉ có một Hội Thánh, một hạt châu quí giá mà thôi, dù có nhiều Hội Thánh địa phương. Không phải ai có tên trong Hội Thánh địa phương là thuộc viên của Hội Thánh Đức Chúa Trời, thân thể của Đấng Christ. Chỉ bởi sự ăn năn và đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ chúng ta mới trở nên chi thể trong thân của Ngài. Dĩ nhiên tất cả những kẻ thật lòng tin Chúa phải gắn bó với Hội Thánh địa phương nơi họ cư ngụ để thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời.


Mẻ lưới (Mat 13:47-50). Công cuộc rao giảng Phúc Âm của Đức Chúa Trời trong thế gian không biến đổi thế gian. Giống như một lưới kéo khổng lồ thâu tóm đủ loại cá, cá giống tốt lẫn xấu. Hội Thánh hữu hình ngày nay gồm có cả những người tin đạo thật lẫn giả (thí dụ về cỏ lùng) và tốt lẫn xấu. Đến ngày tận thế, Đức Chúa Trời sẽ chia Cơ Đốc nhân thật với giả, kẻ ác với người công bình. Khi Chúa Giê-xu Christ trở lại thế gian, để chiến đấu trong trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn (Kh 19:11), Ngài sẽ phân chia người tin với kẻ vô tín còn sống trên thế gian. Những người đang sống này không phải là các chi thể trong Hội Thánh Đấng Christ (đã được cất lên trời) hoặc dân Y-sơ-ra-ên. Những dân ngoại này sẽ được phân xử theo luật công bình: Người được cứu sẽ vào hưởng Nước thiên đàng, những kẻ hư mất sẽ bị quăng vào hồ lửa địa ngục. Chúng ta cũng tìm thấy được ý nghĩa ấy trong thí dụ “chiên và dê” (Mat 25:31).


Trong các thí dụ này Chúa Giê-xu dùng đến 2 lần nhóm từ “ngày tận thế” Mat 13:39,49). Ngài không có ý nói đến ngày tận chung của “thời kỳ Hội Thánh”, Chúa không bày tỏ cho các môn đệ về sự thật của Hội Thánh cho mãi về sau này (Mat 16:18). “Thời kỳ” Ngài muốn nói đến là thời kỳ dân Giu-đa vào lúc kết thúc Kỳ Đại Nạn mô tả trong Mat 24:1-31 và Kh 6:1-9:21. Chúng ta nên thận trọng đừng “tưởng rằng” các phân đoạn chép trong Phúc Âm Ma-thi-ơ này là những chân lý sau này được bày tỏ qua Phao-lô và các sứ đồ khác.


(Mat 13:51-52) Khi Chúa Giê-xu phán xong các lời thí dụ này, Ngài hỏi các môn đệ xem họ có hiểu các lời Ngài đã dạy không và họ mạnh mẽ trả lời: “Vâng thưa Chúa có hiểu”. Sự hiểu biết đòi hỏi ý thức trách nhiệm. Để giải thích điều này, Chúa thêm một thí dụ sau cùng (Mat 13:51-52) để nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình.


Họ phải họ là những thầy thông giáo để khám phá lẽ thật. Các thầy thông giáo được hình thành từ một nhóm người thuộc giới quí tộc dưới sự lãnh đạo của E-xơ-ra.Mục đích của họ nhằm bảo tồn luật pháp, nghiên cứu và áp dụng những chân lý của luật pháp vào trong đời sống hằng ngày. Trải qua nhiều năm, sự nghiệp cao quý của họ đã sa sút suy đồi trở thành thói quen giữ gìn các truyền thống và lời giải thích của con người, và chất thêm gánh nặng trong cuộc sống của dân chúng (Lu 11:46-52). Họ quá chú tâm đến quá khứ đến nỗi làm ngơ những gì xảy ra trong hiện tại. Thay vì chia sẻ chân lý sống động của Lời Đức Chúa Trời, họ quảng bá những giáo lý chết và “khắc cốt ghi tâm” những lời truyền thông không giúp được cho ai.


Là người tin Chúa, chúng ta không tìm tòi lẽ thật, bởi vì chúng ta có lẽ thật trong Con Ngài (Gi 14:6) và trong lời Đức Chúa Trời (Gi 17:7). Chúng ta được dạy dỗ bởi Thần Lẽ Thật Gi 16:13 tức là lẽ thật (IGi 5:6). Chúng ta tìm tòi trong lời Đức Chúa Trời để có thể khám phá những chân lý mới mẻ hơn. Chúng ta là những thầy thông giáo - những học trò - ngồi nơi chân Chúa Giê-xu lắng nghe lời của Ngài. Niềm vui của đời sống Cơ Đốc nhân đó là đặc ân học biết được ý muốn của Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài. Nhưng chúng ta không được dừng lại ở chỗ đó.


Họ phải là những môn đệ làm theo chân lý. “Vì vậy, mọi thầy thông giáo đều trở nên môn đệ của Nước thiên đàng...” là lời dịch chính xác hơn cho Mat 13:52. Thầy thông giáo đặt nặng vấn đề học, nhưng môn đệ coi trọng cách sống. Môn đồ là người thi hành lời Đức Chúa Trời (Gia 1:22) và họ học bằng cách làm theo.


Thật khó để giữ cho đời sống chúng ta được quân bình. Chúng ta thường đặt nặng vấn đề học tập mà xem nhẹ cung cách sống. Hoặc chúng ta quá bận rộn trong sự hầu việc Chúa đến nỗi không còn thời gian học hỏi lời của Đức Chúa Trời. Mỗi thầy thông giáo phải là môn đệ của Chúa và mỗi môn đệ của Chúa phải là thầy thông giáo.


Họ phải là những nhà quản lý phân phát lẽ thật. Các thầy thông giáo gìn giữ Luật pháp nhưng không đem luật pháp vào trong đời sống dân chúng. Sự dạy dỗ quí báu của Luật pháp bị lề thói của con người che khuất. Hột giống không được gieo trồng để nó có thể sanh hoa kết trái. “Vàng bạc thuộc linh” không được đem ra sử dụng để có thể sinh lợi. Là Cơ Đốc nhân chúng ta nên thận trọng dè dặt nhưng không giữ chặt.


Người quản gia bảo vệ tài sản, nhưng ông ta cũng phân phát nó khi có nhu cầu. Ông ta phân phát cho cả cũ lẫn mới. Những nguyên tắc và hiểu biết mới mẻ dựa trên các lẽ thật cũ. Cái mới không thể phủ nhận của cái cũ bởi vì cái cũ ra từ cái mới (Le 26:10). Nếu không có cái cũ, cái mới chỉ có tính chất mới nhưng không có giá trị lâu dài. Nhưng cái cũ không có ích lợi gì nếu không có những áp dụng mới vào cuộc sống ngày nay. Chúng ta cần đến cả hai.


(Mat 13:53-58) Khi Chúa Giê-xu phán dạy xong các lời thí dụ này, Ngài đi ngang qua biển trong một cơn bão và Ngài chữa lành những người bị quỉ ám trong xứ Ga-đa-ra. Ma-thi-ơ ghi lại sự kiện trong Mat 8:28-34. Lúc đó Ngài về thăm quê hương ngài tại Na-xa-rét, và sự kiện này Ma-thi-ơ đã ghi lại trong Mat 13:53-58.


Hai điều này gây ngạc nhiên cho dân thành Na-xa-rét. Lời nói khôn ngoan của Chúa và phép lạ của Ngài. Tuy vậy, họ không tin Ngài và điều này làm hạn chế chức vụ của Ngài. Điều gì gây cho người ta nghi ngờ Ngài? Họ quá quen thuộc Ngài theo cách nhìn con người, vì Ngài đã lớn lên ở giữa vòng họ. Đó là trường hợp nhận biết Ngài theo xác thịt (IICo 5:18) và không có sự soi tỏ thiêng liêng mà Đức Chúa Trời ban cho những người vâng phục Ngài (Mat 11:25-30). Những người này bước đi bằng mắt thấy chớ không phải bằng đức tin.


Nhưng nếu bạn bè và gia đình của Ngài không tin Ngài, thì có hi vọng nào cho dân Y-sơ-ra-ên tin vào Ngài? Những ngày đầu chức vụ của Ngài, Chúa Giê-xu đã giảng dạy tại thành Na-xa-rét (Lu 4:16-31) và người ta đã chối bỏ Ngài và bây giờ Ngài lại bị người ta khướt từ. Đây là cuộc viếng thăm cuối cùng của Ngài đến Na-xa-rét, dân thành Na-xa-rét không còn có cơ hội nào nữa. Mọi người biết tiếng Chúa Giê-xu là “Giê-xu người Na-xa-rét” và những người theo Ngài được gọi là “Người Na-xa-rét”, nhưng người Na-xa-rét không chấp nhận Ngài. Ma-thi-ơ đã chọn sự kiện này thật phù hợp để kết thúc phần “Nổi loạn chống lại Vua”.


10. VUA RÚT LUI (Mat 14:1-36)

Tôi đặt tựa đề cho các chương 14-20 là “Vua ẩn dật”. Trong suốt thời gian Ma-thi-ơ ghi chép lại trong các chương này, Chúa Giê-xu thường rút lui khỏi đám đông và dành thì giờ một mình với các môn đệ Ngài (Mat 14:13 Mat 15:21,29 Mat 17:1-8). Có một vài lý do cho những lần rút lui này, sự chống đối của kẻ thù Ngài càng gia tăng, Ngài cần nghỉ ngơi, và Ngài cần phải chuẩn bị cho các môn đệ Ngài hiểu được cái chết sắp đến của Ngài trên thập tự giá. Chẳng may, các môn đệ thường bị cuốn hút vào cảm xúc thú vị do đoàn dân đông gây ra khi họ muốn tôn Ngài làm vua (Gi 6:15).


Tuy nhiên chúng ta không nên nghĩ rằng những lần rút lui này hoặc thời gian nghỉ ngơi tránh khỏi đoàn dân đông là thời gian Ngài không hành động. Thường thì đoàn dân đông theo Ngài và Ngài không thể nào ở riêng một mình được. Ngài không hẹp hòi thoả đáp các nhu cầu của họ cho dù Ngài cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi.Trong các chương 14-20, chúng ta sẽ thấy 3 nhóm người này. Kẻ thù của Chúa Giê-xu Christ, đám đông đói khát và các môn đệ. Khi câu chuyện đạt đến cao điểm, dường như kẻ thù chiến thắng nhưng điều này không đúng. Trong chương kết thúc, Ma-thi-ơ mô tả Vị vua đã sống lại giao quyền cho các môn đệ của Ngài đi khắp thế gian chia sẻ tin mừng cho vô số người.


Trong chương này chúng ta nhìn thấy 3 nhóm người này và phản ứng của Chúa đối với họ.


1. Kẻ thù của Ngài: sự cảnh cáo (Mat 14:1-13)

Gia đình của vua Hê-rốt xuất hiện trong 4 sách Phúc Âm và sách Công-vụ các sứ đồ và chúng ta dễ nhầm lẫn các viên chức cai trị.


Hê-rốt đại đế thành lập triều chính và cai trị từ năm 37 trước Chúa đến năm thứ 4 sau Chúa. Ông ta không phải là người Giu-đa theo huyết thống nhưng là người dân Ê-đôm, hậu tự của Ê-sau. “Về thực tế ông là một người ngoại đạo, và là một người có tính cách tàn bạo” (Từ điển Thánh Kinh của Unger). Ông ta có 9 vợ (một số sách nói ông có 10 vợ), và ông không ngần ngại sát hại con hoặc vợ của mình nếu họ chống đối lại ý muốn của ông. Chính ông là người đã giết hại các trẻ em từ hai tuổi trở xuống tại Bết-lê-hem (Mat 2:13-18). Hê-rốt An-ti-ba, vua Hê-rốt được đề cập đến trong chương này, là con trai của Hê-rốt đại đế. Tước hiệu của ông là “tổng đốc” có nghĩa là “nhà cai trị một phần tư vương quốc”. Ông cai trị từ năm thứ 4 trước Chúa đến năm 39 sau Chúa, và ông đã cai trị lọc lừa và vị kỷ. Ông ta yêu thích sự xa hoa và tham vọng trở thành nhà cai trị lớn.


Hê-rốt Ạc-ríp-ba là vua Hê-rốt đã bỏ tù Phi-e-rơ và giết Gia-cơ (Cong 12:1-25). Ông là cháu nội của Hê-rốt đại đế.


Hê-rốt Ạc-ríp-ba II là vua Hê-rốt đã hỏi cung Phao-lô (Cong 25:13). Ông là con trai của vua Hê-rốt Ạc-ríp-ba I.


Tất cả các vua Hê-rốt đều mang dòng máu Ê-đôm và giống như tổ phụ Ê-sau của họ, họ thù địch với dân Giu-đa (Sa 25:19). Họ giữ lễ nghi phép tắc của Do Thái giáo để giúp họ thực hiện được kế hoạch thâu tóm quyền lực và của cải.


Hê-rốt Ạc-ríp-ba đã phạm tội gớm ghiếc: Người đã lấy Hê-rô-đia vợ Phi-líp I là em mình, bỏ vợ của mình và gởi trả nàng lại cho cha nàng, vua Petra (Le 18:16,20-21). Hê-rốt đã nghe theo tiếng cám dỗ và tù lao vào tội lỗi đáng sợ.


Nhưng có những tiếng nói khác mà Đức Chúa Trời sai đến để cảnh cáo Hê-rốt.


Tiếng nói của vị Tiên Tri (Mat 14:3-5). Giăng Báp-tít đã cảnh cáo Hê-rốt cách mạnh mẽ và kêu gọi ông ta ăn năn. Giăng biết rằng một người cai trị phạm tội sẽ làm cho đất bị ô uế và dễ dàng tạo cơ hội cho người khác phạm tội, và ông cũng biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt tội nhân (Ma 3:5). Chúng ta nên khen ngợi Giăng vì ông đã can đảm vạch tội và lên án nó. Y-sơ-ra-ên là tuyển dân của Đức Chúa Trời, nếu các bậc lãnh đạo dân sự phạm tội (mặc dầu họ là người không tin Chúa) cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ giáng trên dân sự.


Thay vì lắng nghe lời của tôi tớ Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài, Hê-rốt sai bắt Giăng và bỏ ông vào ngục. Giăng Báp-tít bị giam trong ngục thất Machaerus, nằm cách phía đông Biển Chết 4 dặm. Nhà tù đó nằm trên đỉnh núi đá cao 3.500 bộ so với mặt biển và chỉ có lối vào ở một phía.


Chính Hê-rô-đia, vợ Hê-rốt, người đã nuôi thù hằn với Giăng (Mac 6:19) và bà ta đã ảnh hưởng đến chồng mình. Bà ta lập mưu sai con gái của mình vào nhảy múa tại bữa tiệc sinh nhật của Hê-rốt. Hê-rô-đia biết rằng chồng của bà sẽ không chống nỗi sức quyến rũ của con gái của bà ta và vua sẽ vội vàng hứa ban cho con gái mình một điều gì. Nàng cũng biết Hê-rốt sẽ giữ “thể diện” trước quan khách và triều thần của mình. Âm mưu được thực hiện và kết quả Giăng bị chém đầu.


Tiếng nói của lương tâm (Mat 14:1-2). Khi Hê-rốt nghe về những công việc lạ lùng của Đức Chúa Giê-xu, ông chắc rằng Giăng Báp-tít đã sống lại.Lương tâm vua bị cáo trách, cả vợ vua lẫn bạn bè đều không thể an ủi vua được.Tiếng nói lương tâm có sức mạnh, và có thể đó là tiếng nói của Đức Chúa Trời phán với những tấm lòng biết lắng nghe Ngài.


Thay vì lắng nghe tiếng cáo trách của lương tâm, Hê-rốt quyết định giết Chúa Giê-xu như ông đã giết Giăng Báp-tít. Một số người Pha-ri-si (có lẽ nhằm âm mưu) báo với Chúa Giê-xu rằng vua Hê-rốt muốn tìm cách giết Chúa Giê-xu (Lu 13:31-32). Những lời báo này không làm cho Ngài lo lắng. Chữ “chồn cáo” trong Lu 13:32 là giống cái. Chúa Giê-xu phán: “Hãy đi nói với con chồn cái ấy...” Có thể Ngài đang ám chỉ đến Hô-rô-đia, người đang nắm quyền đằng sau ngai vàng chăng?


Tiếng nói của Chúa Giê-xu (Lu 23:6-11). Cuối cùng lúc Hê-rốt gặp Chúa Giê-xu, ông ta thấy rằng Con Đức Chúa Trời không nói với ông ta một lời! Hê-rốt đã làm cho tiếng của Đức Chúa Trời bị yên lặng “Ngày này nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng” (He 3:7-8).


Tiếng nói lịch sử: Đáng lý ra Hê-rốt nên biết rằng ông không thể chạy tội mình được.Lịch sử ghi lại rằng Hê-rốt đã đánh mất uy tín và thế lực. Lực lượng của ông ta đã bị quân Ả-rập đánh bại, và lời thỉnh cầu được phong làm vua (do vợ của ông thúc đẩy) đã bị hoàng đế Ca-li-gu-la từ chối. Hê-rốt đã bị đày qua đảo Gaul (Nước Pháp) và sau đó bị đày qua Tây Ban Nha nơi ông chết tại đó.


Mọi người biết đến Hê-rốt là nhà cai trị yếu kém chỉ quan tâm đến những thú vui riêng tư và vị trí quyền lực của mình mà thôi. Vua không quan tâm lo lắng đến đời sống dân chúng, ông ta chỉ phục vụ bản thân mình. Ông ta có cái “vinh dự”là người đã giết vị tiên tri cao trọng nhất đã được Đức Chúa Trời sai đến để công bố Phúc Âm của Ngài.


Chúa chúng ta phản ứng gì khi nghe tin Giăng bị giết? Thận trọng: Ngài yên lặng rút lui khỏi miền đó và đi tẻ ra nơi “vắng vẻ”. Ngài sống theo chương trình của Ba Ngôi Đức Chúa Trời (Gi 2:4 Gi 7:6 Gi 7:30 Gi 8:20 Gi 12:23,27 Gi 13:1 Gi 17:1), và Ngài không muốn gây hấn với Hê-rốt. Bởi vì nhân viên mật vụ của Hê-rốt ở khắp mọi nơi cho nên Chúa phải thực hành sự khôn ngoan và thận trọng.


Chắc chắn Chúa Giê-xu đã kín đáo rời khỏi khi Ngài nghe Giăng đã bị giết. Đất nước Giu-đa để cho Giăng bị giết vì họ không làm gì để giúp ông cả. Nhưng cũng chính các nhà lãnh đạo này lại đòi xử tử Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu không bao giờ cho phép các nhà cai trị dân Giu-đa quên lời chứng của Giăng (Mat 21:23). Vì họ từ chối lời chứng của Giăng, nên họ chối Đấng Mê-si-a là Vua của họ.


2. Đoàn dân đông: lòng thương xót (Mat 14:14-21)

Chúa Giê-xu và các môn đệ của Ngài rất cần được nghỉ ngơi (Mac 6:31) nhưng nhu cầu của Đoàn dân đông cảm động lòng Ngài. Chữ được dịch “động lòng thương xót” theo nghĩa đen có nghĩa là “bị khuấy động tâm can”. Điều đó mạnh hơn sự thương cảm.Từ ngữ này được sử dụng 12 lần trong các sách Phúc Âm, và trong số ấy có 8 lần liên quan đến Chúa Giê-xu Christ.


Chúa Giê-xu “động lòng thương xót” khi Ngài thấy đám dân đông khát khao (Mat 9:36). Họ như chiên tan lạc sau khi bị hớt lông - tả tơi, kiệt sức và quanh quẩn. Hai lần Ngài “động lòng thương xót” khi Ngài nhìn đám dân đông đang đói không có thức ăn (Mat 14:14 Mat 15:32). Hai người mù (Mat 20:34) và người bị phung (Mac 1:4) cũng khuấy động lòng thương xót của Ngài, như Ngài đã động lòng thương xót bà goá thành Na-in (Lu 7:13).


Chúa Giê-xu đã dùng cụm từ này trong 3 thí dụ. Một vua kia đã động lòng thương xót người đầy tớ không thể trả nổi nợ và người đã xoá nợ của anh ta chúng ta cũng nên tha thứ cho người khác (Mat 18:21-35). Người Sa-ma-ri đã động lòng thương xót người Giu-đa đã bị nạn và đã yêu thương săn sóc anh (Lu 10:25-37). Người cha động lòng thương xót đứa con hoang đàng của mình, ông chạy ra ôm hôn nó khi nó trở về nhà (Lu 15:20). Nếu Cha chúng ta ở trên trời bày tỏ lòng thương xót đối với chúng ta như vậy, chúng ta không nên có lòng thương xót đối với người lân cận sao?


Phép lạ hoá bánh nuôi 5.000 người được ghi lại trong cả 4 sách Phúc Âm (Mac 6:35-44 Lu 9:12-17 Gi 6:4-13). Đó quả thật là một phép lạ. Những người giải thích rằng Chúa Giê-xu chỉ nhắc nhở dân chúng bày ra bữa trưa mang theo đã lờ đi chân lý rõ ràng của Kinh Thánh. Gi 6:14 khẳng định sự kiện ấy là “dấu lạ” hoặc “phép lạ”. Lẽ nào đám đông lại muốn tôn Chúa Giê-xu làm vua chỉ vì Ngài phỉnh họ chia sớt bữa ăn trưa của họ? (Gi 6:14-15). Không đời nào?


Chúng ta tưởng tượng nhìn thấy nỗi bối rối lúng túng của các môn đệ. Ở đây có đến hơn 5.000 người đang đói và họ có gì để nuôi số người này. Dĩ nhiên các môn đệ biết rằng Chúa Giê-xu có dư quyền năng đáp ứng nhu cầu, nhưng họ đã không quay sang Ngài để nhờ Ngài giúp đỡ. Thay vào đó, các môn đệ rà soát nguồn thứ ăn họ có được (một em bé có 5 cái bánh và hai con cá) và ngân quĩ có hạn của họ. Khi họ xét đến vấn đề thời gian (chiều tối) và nơi chốn (nơi vắng vẻ), họ đi đến kết luận không thể nào làm được gì để giải quyết khó khăn này. Họ góp ý với Chúa “Xin Thầy cho dân chúng về”


Ngày nay nhiều con cái Chúa có hành động giống như các môn đệ. Vì lý do này, chẳng bao giờ Đức Chúa Trời hành động đúng lúc hoặc đúng nơi. Chúa Giê-xu quan sát nỗi thất vọng của các môn đệ khi họ gắng tìm cách giải quyết nan đề, nhưng “chính Ngài đã viết điều Ngài sẽ làm rồi” (Gi 6:6). Ngài muốn dạy họ bài học đức tin và vâng phục. Bạn lưu ý các bước chúng ta phải có trong việc giải quyết mọi nan đề của cuộc sống.


Hãy bắt đầu bằng những gì chúng ta có. Môn đồ Anh-rê tìm thấy một cậu bé mang theo một bữa trưa, và ông ta đưa cậu bé đến với Chúa Giê-xu. Cậu bé có sẵn lòng dâng bữa ăn trưa của mình cho Chúa không? Vâng, cậu bé bằng lòng giao bữa ăn trưa của mình cho Chúa. Đức Chúa Trời bắt đầu từ hiện trạng của chúng ta và sử dụng những gì chúng ta có.


Hãy giao những gì bạn có cho Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu nhận lấy bữa ăn trưa đạm bạc, tạ ơn rồi phân phát ra cho mỗi người. Trong tay Ngài phép lạ bánh hoá ra nhiều đã xảy ra. “Số ít trở nên nhiều Đức Chúa Trời ở cùng và ban phước” Chúa Giê-xu bẻ bánh và trao cho các môn đệ và đến phiên họ phân phát bánh nuôi đám dân đông.


Hãy vâng theo điều Ngài truyền dạy. Các môn đệ bảo dân chúng ngồi xuống theo lệnh Chúa Giê-xu. Họ mang bánh phát cho dân chúng và khám phá ra rằng có dư cho mọi người. Là tôi tớ của Ngài, chúng ta là “những nhà đại lý phân phối” chớ không phải “những nhà sản xuất”. Nếu chúng ta trao điều chúng ta có cho Ngài, Ngài sẽ chúc phước tạ ơn và trao lại cho chúng ta để sử dụng nuôi nấng người khác.


Hãy giữ gìn các kết quả. Có 12 giỏ đầy bánh và cá sau khi dân chúng ăn no nê. Nhưng các miếng bánh này được các môn đệ cẩn thận thâu lại để không có miếng nào phải bỏ phí (Mac 6:43 Gi 6:12). Tôi tự hỏi không biết cậu bé mang về lại nhà mình bao nhiêu miếng bánh? Chúng ta thử tưởng tượng mẹ cậu bé ngạc nhiên biết bao khi bà nghe cậu bé kể lại câu chuyện ấy.


Sứ đồ Giăng đã ghi lại bài giảng về “Bánh hằng sống” mà Chúa Giê-xu đã giảng ngày hôm sau tại nhà hội ở thành Ca-bê-na-um (Gi 6:22). Dân chúng thích thú nhận lãnh bánh thuộc thể, nhưng họ không chịu nhận Bánh Hằng Sống là Con Đức Chúa Trời từ trời xuống. Phép lạ nuôi 5.000 người thực sự là một bài giảng bằng hành động. Chúa Giê-xu là Bánh Sự Sống, và chỉ có Ngài mới thoả mãn sự đói khát thuộc linh trong lòng con người. Điều đáng buồn là con người phí thời gian và tiền bạc vào “những thứ không phải là bánh” (Es 55:1-7). Con người ngày hôm nay đang phạm phải sai lầm tương tự.


Chúa Giê-xu vẫn để lòng thương xót trên đám dân đông đói khát, và Ngài vẫn phán dạy Hội Thánh Ngài: “Hãy cho họ ăn”. Chúng ta quá ư dễ dàng đuổi người ta đi, viện lý do này khó khăn khác, bảo rằng chúng ta không đủ khả năng. Chúa Giê-xu đòi hỏi chúng ta trao cho Ngài mọi sự chúng ta có và để Ngài sử dụng nếu Ngài thấy phù hợp. Thế giới đói khát đang nuôi mình bằng những điều trống rỗng trong khi chúng ta lấy mất khỏi họ Bánh Sự sống. Khi chúng ta giao cho Đấng Christ mọi điều chúng ta sở hữu chúng ta sẽ không bị mất bao giờ. Chúng ta luôn luôn hưởng được ơn phước bội phần hơn lúc chúng ta bắt đầu.


3. Các môn đệ: săn sóc và quan tâm (Mat 14:22-36)

Sứ đồ Giăng ghi lại lý do tại sao Chúa Giê-xu vội vã rời khỏi đám đông và hối môn đệ trở lại thuyền: Đám đông muốn tôn Ngài làm vua (Gi 6:14-15). Chúa biết rằng việc làm của họ không xuất phát từ động cơ thiêng liêng và mục đích của họ nằm ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu các môn đệ lưu lại, họ sẽ rơi vào mưu định của dân chúng vì cho đến lúc bấy giờ, các môn đệ không hiểu hết được chương trình của Chúa Giê-xu Christ. Họ bận bàn luận “ai là người cao trọng nhất”, và một cuộc khởi nghĩa quần chúng ắt hẳn hoàn toàn thích hợp với họ.


Kinh nghiệm của các môn đệ trong cơn bão có thể là điều khích lệ chúng ta khi chúng ta băng qua những cơn giông tố của cuộc đời. Khi chúng ta thấy mình trong cơn bão, chúng ta có thể yên nghỉ trên những lời hứa chắc chắn.


“Ngài đã mang tôi đến nơi đây”, Cơn bão xảy ra vì nó nằm trong ý muốn của Đức Chúa Trời và không (giống như Giô-na) nằm ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Liệu Chúa Giê-xu có biết cơn bão sắp xảy ra không? Tất nhiên Ngài biết. Ngài có chủ động đưa họ vào cơn bão không? Đúng vậy. Trong cơn bão họ thấy an toàn vì ở trong ý định của Đức Chúa Trời hơn là trên đất liền màvì nằm ngoài ý định của Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá sự an ninh của chúng ta chỉ căn cứ trên hoàn cảnh mà thôi.


Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta khám phá ra có hai loại bão tố: cơn bão sửa trị, đó là khi Đức Chúa Trời trách phạt chúng ta và cơn bão ích lợi khi Đức Chúa Trời nâng đỡ chúng ta lớn lên. Tiên tri Giô-na gặp bão vì ông không vâng lời Đức Chúa Trời và Ngài đã sửa trị ông. Các môn đệ cũng gặp bão vì họ vâng lời Chúa Giê-xu Christ và họ được dạy dỗ để lớn lên. Trước đó khi Ngài ở trên thuyền với các môn đệ, Ngài cho họ gặp bão để thử luyện họ Mat 8:23-27). Nhưng bây giờ Ngài ở bên ngoài thuyền để thử nghiệm họ.


Nhiều Cơ Đốc nhân có ý nghĩ sai lầm là hễ vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ “thuận buồm xuôi gió”. Nhưng điều này không đúng. Chúa Giê-xu đã hứa “Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian” (Gi 16:33). Khi chịu bão tố vì cớ vâng lời Chúa, chúng ta nên nhớ rằng Ngài đã mang chúng ta đến thì Ngài cũng chăm sóc bảo vệ chúng ta.


“NGÀI đang cầu thay cho tôi”. Toàn cảnh này là bức tranh thật xúc động về Hội Thánh và Chúa Giê-xu Christ ngày nay. Con cái Đức Chúa Trời đang ở trên biển đời giông tố. Nhưng Chúa Giê-xu Christ đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời “cầu nguyện thế cho chúng ta” (Ro 8:34). Ngài thấy các môn đệ và biết nỗi khó khăn của họ (Mac 6:48), cũng như vậy Ngài nhìn thấy và biết nhu cầu của chúng ta. Ngài cảm nhận gánh nặng của chúng ta và biết những thử thách chúng ta đang trải qua (He 4:14-16). Chúa Giê-xu đang cầu thay cho môn đệ của Ngài để đức tin của họ không thiếu thốn.


Nếu bạn biết Chúa Giê-xu Christ hiện diện ở phòng kế bên đang cầu thay cho bạn, điều đó sẽ không đem đến cho bạn sự khích lệ mới mẻ để chịu nổi cơn giông bão và làm theo ý muốn Ngài sao? Dĩ nhiên bạn sẽ kinh nghiệm điều đó. Ngài không có ở phòng bên cạnh nhưng Ngài ở trên trời đang cầu thay cho bạn, Ngài nhìn thấy nhu cầu của bạn, Ngài thấu hiểu nỗi sợ hãi của bạn, và Ngài điều hướng mọi hoàn cảnh.


“Ngài sẽ đến với tôi”. Dễ thường chúng ta có cảm giác như Chúa Giê-xu ở cách xa chúng ta khi chúng ta trải qua những giờ phút gian nan trong cuộc đời. Trong Thi-thiên, Đa-vít than thở rằng dường như Đức Chúa Trời ở cách xa và không quan tâm đến ông. Dầu vậy ông biết rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu ông.Ngay cả vị đại sứ đồ Phao-lô cũng gặp phải hoàn cảnh khó khăn quá đến nỗi ông cảm thấy ”...bị đè nén quá chừng, quá sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống” (IICo 1:8).


Chúa Giê-xu luôn luôn có mặt với chúng ta trong mọi cơn giông tố của cuộc đời. “Khi người vượt qua các dòng nước, Ta sẽ ở cùng...” (Es 43:2). Có thể Ngài không đến đúng lúc chúng ta nghĩ rằng Ngài phải đến, bởi vì Ngài biết lúc nào chúng ta cần đến Ngài nhất. Ngài chờ đợi cho đến khi con thuyền ra xa hẳn ngoài biển khơi để mọi hi vọng của con người tiêu tan. Ngài đang thử luyện đức tin của các môn đệ, và điều này có nghĩa là Ngài muốn chúng ta rời xa mọi chỗ dựa của con người.


Tại sao Chúa Giê-xu đi bộ trên mặt biển? Để chỉ cho các môn đệ Ngài thấy rằng chính ngay điều họ sợ hãi (biển cả) chỉ là nấc thang để Ngài đến với họ. Thường thường chúng ta sợ hãi những kinh nghiệm đau thương trong cuộc sống (như việc mổ xẻ hoặc mất mát người thân yêu), nhưng chúng ta chỉ khám phá ra rằng những kinh nghiệm đau thương này lại đem Chúa Giê-xu Christ đến gần với chúng ta hơn.


Tại sao các môn đệ không nhận ra Chúa Giê-xu? Bởi vì họ không tìm kiếm Ngài. Giá như họ lấy đức tin chờ đợi, ắt họ đã nhận biết Ngài rồi. Nhưng thay vào đó, họ vội vã kết luận sai lầm bóng người hiện ra đó là một con ma. Nỗi sợ hãi và đức tin không thể nào cư ngụ trong cùng một tấm lòng, vì sự sợ hãi luôn luôn che khuất mất chúng ta không thấy được sự hiện diện của Đức Chúa Trời.


“Ngài sẽ vùa giúp tôi lớn lên”. Đây là toàn bộ mục đích của cơn bão thử thách, nhằm giúp cho các môn đệ trưởng thành trong đức tin. Cuối cùng, một ngày kia Chúa Giê-xu sẽ lìa khỏi họ, và họ sẽ đối diện với nhiều thức thách trong chức vụ của họ. Họ phải học tập tin cậy Ngài mặc dầu Ngài không có mặt với họ ngay cả trong những lúc dường như Ngài không chăm sóc quan tâm đến họ.


Bây giờ chúng ta tập trung chú ý đến Phi-e-rơ. Trước khi chúng ta phê phán ông vì bị sụp xuống nước, chúng ta hãy khen ngợi ông vì hành động đức tin phi thường của ông. Ông đã dám làm một việc khác người. Bất cứ ai đều có thể ngồi yên trong thuyền và nhìn. Nhưng phải là một người có đức tin thật mới dám rời thuyền và đi bộ trên mặt nước.


Điều gì đã làm cho Phi-e-rơ sụp xuống nước? Đức tin của ông ta bắt đầu dao động vì ông đã rời mắt khỏi Chúa và bắt đầu nhìn sự vật chung quanh mình. Chúa Giê-xu hỏi Phi-e-rơ “Tại sao ngươi nghi ngờ?” (Mat 14:31). Từ này được dịch là nghi ngờ mang ý nghĩa “đứng phân vân ở ngã ba đường”. Phi-e-rơ bắt đầu bước đi bằng đức tin lớn nhưng kết thúc đức tin của ông yếu hẳn vì ông nhìn cả hai phía thay vì chỉ nhìn về một phía là Chúa.


Chúng ta nên có lời khen Phi-e-rơ vì biết rằng ông đang bị chìm và vì ông kêu cầu Ngài giúp đỡ. Phi-e-rơ kêu cứu khi ông “đang bắt đầu chìm” và ông không đợi khi mình bị nước cuốn đi. Có lẽ kinh nghiệm này sống lại trong tâm trí của ông nhiều năm sau đó lúc ông viết thơ tín đầu tiên của mình: “Vì mắt của Chúa đoái trông người công bình, Tai Ngài lóng nghe lời cầu nguyện người” (IPhi 3:12).


Kinh nghiệm này đầy thức thách cho Phi-e-rơ, nhưng từng trải ấy đã giúp ông lớn lên trong sự nhận biết chính mình và chính Chúa. Những cơn giông bão của cuộc đời không phải dễ chịu, nhưng thật cần thiết. Những lần trải qua như vậy dạy chúng ta tin cậy một mình Chúa Giê-xu Christ và vâng theo Lời dạy của Ngài cho dù hoàn cảnh có là gì chăng nữa. Người ta đã nói: “Đức tin không phải là tin bất chấp bằng chứng, nhưng là vâng theo bất chấp hậu quả.”


“Ngài sẽ giúp tôi vượt qua”.


“Ngài sẽ giúp tôi vượt qua” Nếu Chúa Giê-xu phán “Hãy đến” thì Ngài sẽ làm hoàn thành việc Ngài mời đến. Bởi vì Ngài là “cội rễ và cuối cùng của đức tin chúng ta” (He 12:2), bất cứ điều gì Ngài bắt đầu, Ngài sẽ hoàn tất. Chúng ta có thể thất bại nơi dọc đường, nhưng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng. Chúa Giê-xu cùng đi với Phi-e-rơ trên mặt biển và lên thuyền.


Từng trải của Phi-e-rơ hoá ra là một phước hạnh cho các môn đệ khác cũng như cho chính ông ta. Khi họ tận mắt nhìn thấy quyền năng của Chúa Giê-xu Christ trong việc chế ngự và làm yên cơn bão, họ chỉ có thể phủ phục xuống trước mặt Ngài mà thờ lạy Ngài. Khi Chúa Giê-xu lần đầu dẹp yên cơn bão (Mat 8:23-27), các môn đệ nói rằng: “Người này là ai?”. Nhưng bây giờ lòng tin của họ đã rõ ràng “Thầy thật là Con Đức Chúa Trời”.


Các môn đệ đã giúp nuôi 5.000 người và Đức Chúa Trời cho phép họ đi qua cơn bão.Trong sách Công-vụ-các-sứ-đồ, họ đã chinh phục 5.000 người trở lại tin nhận Chúa (Cong 4:4), và rồi cơn bão bắt bớ xảy ra. Rất có thể Phi-e-rơ và các môn đệ nhớ lại kinh nghiệm cơn bão họ đã trải qua với Chúa và họ thêm lên lòng mạnh mẽ.


Thí dụ này tôn cao vương quyền của Chúa Giê-xu Christ. Thực ra khi Ma-thi-ơ viết lời thỉnh cầu của Phi-e-rơ “Xin khiến tôi đi trên mặt nước...”, ông ta đã dùng tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lời phán truyền của vua”. Phi-e-rơ biết rằng Chúa Giê-xu Christ là Vua trên khắp vũ trụ vạn vật, trong đó có cả sóng gió. Lời Ngài phán là mệnh lệnh và mọi vật phải tuân lệnh Ngài.


Thuyền cập bến thành Ghê-nê-xa-rết, gần thành Ca-bê-na-um và thành Bết-sai-đa và tại đó Chúa Giê-xu đã chữa lành nhiều người. Nhưng người dân thành này có biết Chúa Giê-xu đã trải qua cơn bão để đáp ứng nhu cầu của họ không? Chúng ta có nhớ chăng Ngài đã chịu đựng cơn bão đoán phạt để cứu rỗi linh hồn chúng ta? (Thi 42:7). Ngài chịu đựng cơn bão tội lỗi để chúng ta không còn chịu sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải bắt chước các môn đệ, phủ phục nơi chân Ngài và nhận biết rằng Chúa Giê-xu là Vua muôn Vua, Chúa trên muôn Chúa.


11. ĐIỀU NHÀ VUA QUAN TÂM (Mat 15:1-39)

Như trong chương trước, chúng ta thấy Chúa đối chất với kẻ chống nghịch Ngài (Mat 15:1-11), dạy dỗ các môn đệ Ngài (Mat 15:12-20), và giảng đạo cho đám dân đông khao khát (Mat 15:21-31). Đây là mẫu hình hoạt động của Chúa Giê-xu trong suốt thời gian này.


Chúa chúng ta quan tâm nhiều nhất về lẽ thật và lòng yêu thương. Ngài dạy các bậc lãnh đạo Do Thái về lẽ thật và nêu ra thói đạo đức giả của họ, đồng thời Ngài bày tỏ lòng yêu thương đối với đám đông ngoại bang khi Ngài chu cấp nhu cầu của họ. Qua nghiên cứu hai mối quan tâm ấy, chúng ta có thể hiểu được sứ điệp của chương này.


1. Lẽ thật: Ngài không chấp nhận truyền thống của người Giu đa (Mat 15:1-20)

Sự kiện sống động này bao gồm ba lời thỉnh cầu của các thầy thông giáo và lời đáp của Chúa Giê-xu.


Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si (Mat 15:1-11). Các thầy thông giáo và người Pharisi cấu kết chống đối Ngài, họ từ thành Giêrusalem đến gặp Chúa Giê-xu để chất vấn Ngài cho thấy tính chất nghiêm trọng trong mục đích của họ. Có khả năng uỷ ban này đại diện cho các cấp lãnh đạo trong Toà Công luận tại Giêrusalem. Điều họ cáo buộc về “phép rửa tay trước khi ăn” chẳng có liên quan gì đến sự tẩy sạch. Họ muốn ám chỉ đến nghi thức rửa tay của người Giu Đa chính thống (Mac 7:1-4). Họ thấy khó chấp nhận khi thấy Chúa Giê-xu và môn đệ Ngài ngồi đồng bàn với những người xấu nết, nhưng họ không tìm cách để được tinh sạch! Dĩ nhiên trong lời kiện cáo này, các nhà lãnh đạo giáo hội đang buộc Chúa Giê-xu quan tâm đến chính gốc rễ niềm tin tôn giáo của họ.Nếu Chúa Giê-xu chối bỏ lời truyền thống thiêng liêng của đất nước, thì Ngài là kẻ dị giáo!


Những truyền thống này xuất phát từ đâu? Chúng do các thầy dạy đạo của thế hệ đi trước lưu truyền lại. Những truyền thống này có gốc tích từ “luật miệng” mà (theo lời các Rabi Do Thái) Môise lệnh cho các trưỡng lão, và họ truyền lại cho dân sự. Cuối cùng luật bất thành văn này được viết ra và trở thành kinh Mi-na.Chẳng may, kinh Mishnah lại quan trọng và có thẩm quyền hơn Luật pháp Môi-se.


Chúa chúng ta đáp lại sự buộc tội của họ bằng lời lên án họ (Mat 15:3). Chính họ đang phá bỏ Luật pháp của Đức Chúa Trời qua việc thực hành các truyền thống! Kế đến Ngài minh hoạ bằng việc họ thực hiện “co-ban”” (Mac 7:11) để tiếp tục lời phán dạy của Ngài (Mat 15:4-6). Theo tiếng Hê-bơ-rơ từ Co-Ban có nghĩa “một món quà”. Nếu một người Do Thái muốn trốn tránh trách nhiệm đóng góp tài chính, anh ta tuyên bố của cải mình là “Co-Ban - món quà dâng cho Đức Chúa Trời”. Điều này có nghĩa anh ta được miễn các bổn phận khác, như việc săn sóc cha mẹ mình.Nhưng trong khi làm như vậy, con người đang đánh mất năng quyền của Lời Đức Chúa Trời trong cuộc sống của họ, và do đó làm thương tổn đến nhân cách của mình và mất phước hạnh của Đức Chúa Trời.


Chúa Giê-xu dùng một ứng dụng để kết thúc lời đáp của Ngài (Mat 15:7-11), Ngài trích trong Es 29:13. Chúa Giê-xu vạch rõ rằng vâng theo truyền thống làm cho con người bất tuân lời Đức Chúa Trời và điều này chứng tỏ lời truyền khẩu là sai lầm. Xu 20:12 dạy chúng ta phải “hiếu kính” cha mẹ. Nhưng luật “Co-Ban” khiến con người bất kính cha mẹ mình, và đồng thời cũng không vâng lời Đức Chúa Trời.


Chẳng may, trong Hội Thánh ngày nay có quá nhiều “những truyền thống Cơ đốc”, những lời dạy do con người đặt ra thường được mọi người xem có thẩm quyền ngang với Lời Đức Chúa Trời - cho dù những lời ấy có trái ngược với Lời dạy của Chúa. Bởi việc vâng giữ những truyền thống này, Cơ dốc nhân đã tự đánh mất đi năng quyền của Lời Đức Chúa Trời.


Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng tấm lòng mình cho Ngài, và không chỉ hầu việc bằng môi miệng. Chúng ta tin Ngài trong lòng (Ro 10:9-10), yêu mến Ngài từ trong lòng (Mat 22:37), hết lòng cất tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời Co 3:16), chúng ta thật sự vâng phục Ngài (Eph 6:6 Ro 6:17), và dâng hiến từ tấm lòng (IICo 9:7). Không có gì đáng ngạc nhiên khi vua Đavít cầu nguyện, “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch” (Thi 5:10).


Chúa Giê-xu tuyên bố mạnh mẽ với đoàn dân đông rằng tội lỗi đến từ bên trong lòng, chớ không từ đồ ăn. Chính những gì ra khỏi miệng mới làm dơ dáy chúng ta, chớ không phải vật vào miệng chúng ta.


Các môn đệ (Mat 15:12-14). Các môn đệ kinh ngạc vì những lời dạy của Chúa Giê-xu về đồ ăn. Xét cho cùng, họ đã được giáo huấn để trở nên những ngưòi Giu Đa mẫu mực (Cong 10:14) cho lời chứng của Phi-e-rơ). Các môn đệ hiểu sự khác biệt giữa đồ ăn “sạch” và “không sạch” (Le 11:1-47).


Nhưng các môn đệ có mối bận tâm khác: Lời dạy này đã gây bực bội cho người Pha-ri-si và chắc chắn gây nên những rắc rối nghiêm trọng. Nhưng Chúa Giê-xu không bận lòng về người Pha-ri-si. Đức Chúa Trời không thiết lập họ cũng như lời dạy của họ, vì vậy điều đó không tồn tại lâu. Trong khi có nhiều nhóm biệt lập muốn tìm cách lưu giữ truyền thống, thì phần lớn học thuyết của người Pha-ri- si không còn nữa. Tuy nhiên, tinh thần Pha-ri-si (truyền thống, luật lệ, đạo đức giả, hình thức bên ngoài) vẫn tồn tại trong chúng ta, đó là điều Chúa Giê-xu gọi là “men của người Pha-ri-si” (Mat 16:6).


Chúa Giê-xu cũng chỉ rõ người Pha-ri-si là kẻ mù và họ có thể đưa những người theo họ sa xuống hố. Trong Mat 23:16, Ngài gọi họ là “kẻ dẫn đừơng bị mù” - một lời mô tả hoàn toàn xác đáng. Tại sao phải sợ những cây không có rễ sắp bị héo khô, hoặc những người mù dẫn đường không thể biết họ đang đi đâu ?


Phi-e-rơ (Mat 15:15-20). Phi-e-rơ không thoả lòng cho đến khi ông hiểu được lời dạy về đồ ăn. Chúa chúng ta kiên nhẫn giảng giải lại ý nghĩa của bài học cho các môn đệ. Điều này dường như rõ ràng đối với chúng ta, nhưng thật mới lạ cho những người Do Thái chính thống. Bất cứ thứ gì đi vào miệng xuống dạ dày và cuối cùng phải bỏ ra nơi kín. Đồ ăn không bao giờ đụng đến tấm lòng. Nhưng điều gì ra từ miệng thì xuất phát từ tấm lòng, và điều này làm dơ dáy người. Dĩ nhiên, hành động bao gồm lời nói thường thì hành động phát tiếng to hơn lời nói.


Một vài năm sau đó, Cứu Chúa chúng ta phải nhắc lại bài học về đồ ăn cho Phi-e-rơ khi Ngài chuẩn bị kêu gọi ông giảng Phúc Âm cho dân ngoại (Cong 10:1-48). Sứ đồ Phao-Lô nhắc đến điều này trong ITi 4:3-6. Ông cũng bàn đến trong Ro 14:1-15:13.


2. Lòng thương xót: Ngài đáp ứng nhu cầu của người ngoại bang (Mat 15:21-39)

Không chỉ dạy họ rằng chẳng có vật thực nào không thanh sạch, Chúa Giê-xu còn thực hành lời dạy của Ngài bằng cách đi vào xứ sở của người ngoại bang. Ngài rời khỏi địa phận xứ Ysơraên và lại tẻ tách ra nơi khác, lần này Ngài đi vào bờ cõi xứ Ty-rơ và Si-đôn. Theo quan điểm của người Do-thái thì dân ngoại bị xem là “ô uế”. Thực ra, người Do Thái muốn ám chỉ dân ngoại bang là “loài chó”. Việc Chúa Giê-xu quan tâm chăm sóc dân ngoại bang không phải là điều ngạc nhiên (Mat 12:17-21) mặc dầu vào lúc ấy, Ngài dành phần chăm sóc đặc biệt cho dân Y-sơ-ra-ên (Mat 10:5-6).


Những người bị quỉ ám (Mat 15:21-28). Chúa Giê-xu đang tìm cách ẩn dật (Mac 7:24), nhưng bằng cách nào đó người đàn bà Ca-na-an này nghe được nơi Chúa Giê-xu trú ngụ và tìm đến với Ngài cầu xin giúp đỡ. Hãy nhớ rằng Chúa chúng ta đáp ứng nhu cầu của người đàn bà này như cách Ngài đã làm, Không phải Ngài muốn dập tắt đức tin của bà ta nhưng Ngài làm cho đức tin ấy lớn lên.Lời đáp của người đàn bà cho thấy đức tin của bà đang lớn lên và bà không chịu để Ngài đi qua khi Ngài chưa nhậm lời kêu xin của bà. Ông Samuel Rutherford đầy lòng yêu Chúa đã nêu lên nguyên tắc tuyệt vời này:“Chính công việc của đức tin đòi hỏi và thách thức sự nhân từ ra từ chỗ khó nhất của Đức Chúa Trời.


Khi người đàn bà chạy đến với Chúa Giê-xu xưng Ngài là “Con vua Đa Vít”, bà chủ động đặt mình trong vai trò của người Do Thái đây là điều bà không thể thực hiện được vì bà là người ngoại bang. Dĩ nhiên việc xưng danh hiệu này chứng tỏ bà tin Chúa là Đấng Mê-si-a của Đức Chúa Trời, vì “Con vua Đa vít” là danh xưng dành cho Đấng Mê-si-a (Mat 22:42). Khi người đàn bà đến với Chúa Giê-xu bằng ngôn từ của người Do Thái, Ngài im lặng. Đương nhiên, Ngài biết lòng người đàn bà, và sự lặng thinh của Ngài lại khích lệ bà ấy tiếp tục kêu xin.


Không chịu được cảnh có người cứ theo phía sau kêu xin, các môn đệ thưa với Chúa, “Xin Thầy truyền cho bà ấy về! ”. Chúng ta không biết chắc hoặc họ muốn nói, “Xin Thầy ban cho đều bà ta cầu xin để bà ấy đi về” hoặc họ chỉ xin Chúa “Truyền cho bà ấy về! ”. Trong trường hợp nào cũng bày tỏ sự lạnh nhạt của họ đối với cả người đàn bà lẫn người con gái bị quỉ ám. Lời đáp của Chúa chúng ta trong Mat 15:24 cho thấy có thể họ muốn Ngài đáp lời cầu xin của bà ấy.


Chúng ta không khỏi khâm phục sự nhẫn nại và lòng kiên trì của người mẹ ngoại bang này. Bà tiếp tục kêu xin lần thứ hai “Lạy Chúa, xin giúp tôi cùng! ” và lần này bà tránh không dùng danh xưng Đấng Mê-si-a. Bà đến với Chúa trong vai trò tội nhân cần ơn thương xót của Ngài, và bà không phàn nàn than trách điều gì. Trong lời đáp lại của Chúa Giê-xu, Ngài không gọi người đàn bà là “con chó” theo cách người Pha-ri-si đã gọi một người ngoại bang. Trong tiếng Hy Lạp từ này có nghĩa “con chó con được cưng chiều” và không phải những chó bẩn thỉu chạy rông ngoài đường phố ăn những đồ cặn bã thừa thãi. “Con cái” ám chỉ đến dân Y-sơ-ra-ên.


Chúa Giê-xu không đùa cợt người đàn bà, Ngài cũng không làm cho tình cảnh trở nên khó khăn hơn. Ngài đang khơi gợi một đức tin đang lớn dần lên trong bà ta. Ngay lập tức người đàn bà nắm ngay lấy hình ảnh minh hoạ của Ngài về bánh của con cái, chính xác đây là điều Ngài muốn bà thực hiện. Chúng ta có thể diễn giải lời đáp của bà ta:” Quả thật người ngoại bang chúng tôi không ngồi cùng bàn và ăn bánh như con cái. Nhưng mấy con chó con ở dưới bàn có thể ăn những miếng bánh vụn rớt từ trên bàn chủ nó! ”. Quả là một lời bày tỏ đức tin tuyệt vời! .


Chúa Giê-xu đã chấp nhận đức tin này, và ngay tức khắc Ngài đã chữa lành cho con gái bà ta. Cũng đáng nên biết cả hai người có “đức tin lớn” được chép trong Phúc Âm Ma-thi-ơ đều là người ngoại bang: người đàn bà Ca-na-an này và viên thầy đội người La mã (Mat 8:5-13). Trong cả hai trường hợp, Chúa Giê-xu chữa lành người bệnh từ đằng xa. Nói theo nghĩa thuộc linh, dân ngoại bang bị “cách xa” cho đến đồi Gô-gô-tha, lúc Chúa Giê-xu chịu chết thay cho cả dân Do Thái lẫn người ngoại bang và khiến họ có thể được hoà lại cùng Con Ngài (Eph 2:11).


Người đàn bà có đức tin lớn vì bà ấy cứ một lòng cầu xin và tin cậy khi mọi việc dường như không ủng hộ mình. Chắc chắn xuất xứ đã ngăn trở bà: Bà là một dân ngoại. Phái tính cũng là hàng rào cản ngăn bà, vì hầu hết các Rabi Do Thái Giáo ít chú ý đến phụ nữ. Dường như các môn đệ không đồng tình với việc làm của bà, và chính lời của Đấng Christ có thể đã dẫn dắt bà tin cậy nơi Chúa cho thấy ngay cả Ngài có vẻ không quan tâm đến bà. Tất cả những cách ngăn này chỉ khiến cho người đàn bà hết lòng cầu xin.


Những kẻ bịnh và người tàn tật (Mat 15:29-31). Chúa Giê-xu rời khỏi bờ cõi thành Ty-rơ và Si-đôn, Ngài đến địa phận xứ Đê-ca-bô-lơ. Xứ Đê-ca-bô-lơ bao gồm 10 thành phố-liên minh lại với nhau và được chính quyền La mã cho phép in đồng tiền riêng, điều hành toà án và có quân đội riêng. Đây là phần đất có đa số dân ngoại bang sinh sống.


Tại đó Chúa Giê-xu chữa lành người đàn ông bị điếc và câm (Mac 7:31-37). Dầu Chúa đã dặn người được chữa lành phải im lặng, nhưng anh ta và bạn hữu của mình đã thuật lại phép lạ này ra các miền chung quanh. Sự việc này làm cho một số lớn dân chúng tụ họp lại - gồm có những kẻ què, đui, câm, tàn tật, nhiều kẻ đau khác nữa. Chúa Giê-xu đã chữa lành cho họ, và dân ngoại bang “ngợi khen Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên”.


Chúng ta không thể tránh khỏi ngạc nhiên về nét tương phản giữa những người ngoại bang này với các nhà lãnh đạo Do Thái hiểu biết Lời Kinh Thánh Cựu Ước. Dân ngoại bang ngợi khen Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, còn các bậc lãnh đạo Y-sơ-ra-ên lại nói rằng Chúa Giê-xu cùng hội với quỉ Sa-tan (Mat 12:22-24). Các phép lạ của Chúa chúng ta không làm cho cư dân các thành phố Do Thái ăn năn (Mat 11:20), tuy nhiên dân ngoại lại tin nhận Ngài. Đáng lẽ chính các phép lạ Ngài làm thuyết phục dân Giu- Đa tin rằng Ngài là Đấng Mê-si-a (Mat 11:1-6 Es 29:18-19 Es 35:4-6). Chúa Giê-xu thán phục đức tin của người lính và người mẹ ngoại bang. Tuy vậy Ngài ngạc nhiên cho lòng vô tín của dân sự Ngài (Mac 6:6).


Những người đói khát (Mat 15:32-39). Các nhà phê bình đã cáo giác những người viết sách Phúc Âm cố tình bóp méo các lời tường thuật để chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu làm nhiều phép lạ. Họ cho rằng việc hoá bánh nuôi 4.000 người chỉ là phiên bản của phép lạ Chúa đã thực hiện nuôi 5.000 người. Một cuộc xem xét kỹ lưỡng về các bản tường thuật cho thấy rằng lời cáo buộc này không đúng và các nhà phê bình đã nhận định sai. Biểu đồ dưới đây chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai lần hoá bánh.


- Hoá bánh nuôi 5.000 người


Chủ yếu là người Giu-đa ở Ga-li-lê gần thành Bết-sai-đa


5 cái bánh, và 2 con cá


12 giỏ đầy còn dư lại


Đám dân đông ở với Ngài 1 ngày


Phép lạ xảy ra vào mùa xuân


Dân chúng tìm cách tôn Ngài làm Vua


- Hoá bánh nuôi 4.000 người


Chủ yếu là dân ngoại bang ở xứ Đê-ca-bô-lơ


7 cái bánh, và “một vài con cá”


7 giỏ đầy còn dư lại


Đám dân đông ở với Ngài 3 ngày


Phép lạ xảy ra vào mùa hè


Không có biểu hiện nào cả


Vì đám dân đông 4.000 người ở với Ngài đã 3 ngày, nên họ đã dùng hết phần ăn mang theo. Lòng thương xót của Chúa chúng ta không cho phép Ngài để cho đoàn dân bị đói trên đường trở về nhà, nếu không cho họ ăn họ sẽ ngất xỉu dọc đường. Động cơ đầu tiên Ngài làm phép lạ này chỉ vì Ngài muốn chu cấp nhu cầu vật chất cho con người. Dân chúng đã thấy phép lạ Ngài làm và ngợi khen Đức Chúa Trời, do đó phép lạ này không nhằm mục đích rao truyền một sứ điệp hoặc bày tỏ chức vụ của Ngài.


Tuy nhiên, phép lạ này có mục đích đặc biệt cho các môn đệ Ngài. Chúng ta ngạc nhiên khi thấy họ quên việc Chúa hoá bánh nuôi 5.000 người (Đọc kỹ Mat 16:6-12). Mười hai môn đệ ấp úng trong khi đáng lý ra họ nên nói, "Chúa Giê-xu đã hoá bánh và cá, vì vậy chúng ta không cần phải lo lắng! ” Dĩ nhiên, có thể họ nghĩ rằng Ngài sẽ không làm phép lạ giống như vậy trong xứ ngoại bang.Hoặc có thể do lần trước đám đông đã cố tôn Ngài làm Vua sẽ làm cho Chúa Giê-xu tránh lập lại phép lạ ấy.


Giống phép lạ nuôi 5.000 người, phép lạ này xảy ra trong tay của Ngài. Khi Chúa Giê-xu bẻ bánh và trao cho các môn đệ, bánh được nhân lên gấp bội. Ai nấy ăn và no nê. Hơn nữa Chúa Giê-xu ra lệnh thâu lại tất cả bánh còn dư lại để khỏi bỏ phí. Khả năng thực hiện phép lạ không cho phép phí phạm sự ban cho của Đức Chúa Trời.


Chữ được dịch những giỏ trong Mat 15:37 có nghĩa “một cái thúng lớn”. Cùng một loại giỏ đã được dùng để giòng Phao-lô xuống khỏi vách thành Đa-mách (Cong 9:25). Chữ được dịch những giỏ trong Mat 14:20 có nghĩa “một cái giỏ bằng sợi cây liễu gai”, loại giỏ người ta dùng mang thức ăn hoặc đựng các loại hàng hoá khác. Hai từ khác nhau này được sử dụng là một bằng chứng khác nữa cho thấy hai phép lạ hoàn toàn khác nhau.


Chúa Giê-xu không ban phát sứ điệp về “bánh của sự sống” cho đám đông như Ngài đã làm cho người Do-Thái tại thành Ca-bê-na-um, theo sau phép lạ hoá bánh cho 5.000 người (Gi 6:22). Bánh Ma-na trong Cựu Ước và “bánh của Đức Chúa Trời” ắt sẽ xa lạ đối với người ngoại bang. Chúa Giê-xu luôn luôn giảng dạy phù hợp với nhu cầu và khả năng hiểu biết của dân chúng.


Trước khi kết thúc Ma-thi-ơ chương 15, chúng ta hãy ôn lại vài bài học thuộc linh chúng ta đã học được.


(1) Kẻ thù của lẽ thật thường là những người theo tôn giáo sống theo giá trị truyền thống của con người. Quỉ Sa-tan thường dùng “tôn giáo” để làm mù trí hiểu của tội nhân đối với chân lý đơn giản trong lời Đức Chúa Trời.


(2) Chúng ta phải đề phòng đối với bất kỳ hệ thống tôn giáo nào cho chúng ta cách biện hộ tội lỗi và không vâng theo lời Đức Chúa Trời.


(3) Chúng ta cũng phải đề phòng sự thờ phượng chỉ trên môi miệng mà không xuất phát từ tấm lòng.


(4) Nếu chúng ta trau dồi người bề trong, thì Đức Chúa Trời sẽ hình thành người bề ngoài cho chúng ta theo ý Ngài muốn. Sự thánh khiết thật sự xuất phát từ bên trong.


(5) Không dễ gì để phá bỏ những tập tục xưa cũ. Có điều gì đó trong chúng ta cứ muốn níu kéo quá khứ và không chịu thay đổi. Ngay cả Phi-e-rơ phải hai lần học bài học của mình!


(6) Chúng ta không dám giới hạn đạo Đấng Christ đối với bất cứ quốc gia nào hoặc dân tộc nào. Phúc Âm của Chúa đến “với người Do Thái trước tiên” (Ro 1:16), nhưng ngày nay ân điển dành cho mọi người khắp mọi dân tộc. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Ro 10:13).


12. SỰ NGẠC NHIÊN CỦA NHÀ VUA (Mat 16:1-28)

Các sự kiện ghi lại trong Ma-thi-ơ chương 16 tạo nên một bước ngoặc đáng nhớ trong đời sống chức vụ của Chúa chúng ta. Lần đầu tiên Ngài nhắc đến Hội Thánh (Mat 16:18) và Ngài nói rõ về sự chết của Ngài trên thập tự giá (Mat 16:21). Ngài bắt đầu cho môn đệ biết trước Ngài sẽ bị bắt, chịu chết trên thập tự giá và sống lại. Nhưng, như chúng ta thấy, họ chậm hiểu lời phán dạy của Ngài.


Chủ đề đức tin xuyên suốt qua các sự kiện trong chương này. Khi nghiên cứu các diễn biến này, chúng ta sẽ thấy bốn đức tin khác nhau và sự liên hệ của chúng với Đấng Christ như thế nào.


1. Lòng vô tín - thách thức Đấng Christ (Mat 16:1-4)

Với mưu đồ bắt bí Chúa Giê-xu đã làm cho hai tập thể tôn giáo đối lập liên minh lại ra sức chống đối Ngài. Họ đang đón đợi lúc Ngài trở lại xứ Ga-li-lê. Dĩ nhiên phe Pha-ri-si là những người ủng hộ nền nếp truyền thống trong thời của họ, trong khi người Sa-đu-sê có tư tưởng tự do hơn (Cong 23:6-10). Họ hiệp lòng thách đố Chúa Giê-xu:“Xin làm cho xem một dấu lạ từ trên trời xuống để chúng tôi tin Thầy là Đấng Christ.”


Chữ được dịch là DẤU LẠ có nghĩa nhiều hơn là một phép lạ hoặc sự bày tỏ quyền năng. Nó mang nghĩa “một việc lạ lùng mà bởi đó người ta nhận biết một người hoặc xác nhận người đó là ai.”


Đây là lần thứ tư các nhà lãnh đạo giáo hội đòi xem một dấu lạ (Gi 2:18 Mat 12:38 Gi 6:30). Sau đó, một lần khác họ lại yêu cầu cho xem dấu lạ (Lu 11:14). Nhưng phép lạ không cáo trách con người cảm biết tội lỗi hoặc ban cho tấm lòng khát khao ơn cứu rỗi (Lu 16:27-31 Gi 12:10-11 Cong 14: 8-20). Phép lạ sẽ thêm lên sự mạnh mẽ cho những đời sống đặt lòng tin cậy Đức Chúa Trời, nhưng sẽ không giúp ích gì cho lòng vô tín.


Tại sao Chúa Giê-xu nói về thời tiết? Ngài muốn vạch trần sự giả trá và lòng tối tăm cứng cỏi của kẻ chống đối Ngài. Họ có khả năng xem xét hiện tượng trong thế giới của Đức Chúa Trời và rút ra những kết luận giá trị, nhưng họ không nhìn thấy các bằng chứng Ngài đã giới thiệu cho họ. Kẻ thù của Ngài không chịu tin, do đó họ không thể tin được (Gi 12:37). Người Pha-ri-si và Sa-đu-sê không thiếu bằng chứng họ thiếu lòng thành thật và đức khiêm nhường.


Đòi hỏi dấu lạ cho thấy tình trạng xấu xa trong lòng họ: hung ác và gian dâm. Ngài không lên án họ phạm tội gian dâm trong xác thịt, nhưng Ngài kết tội họ gian dâm thuộc linh (Es 57:1-21 Gia 4:4). Họ là người đang thờ lạy tà thần do bàn tay con người dựng nên, đây là tội gian dâm thuộc linh. Nếu họ thờ phượng Đức Chúa Trời Chân Thần, ắt họ đã nhận biết Con của Ngài khi Đấng ấy đến thế gian.


Trước đây Chúa Giê-xu đã đề cập đến dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na (Mat 12:38-45). Đây là dấu hiệu về sự chết, sự chôn và sự sống lại. Sự bị đóng đinh, bị chôn và sống lại của Chúa chúng ta chính thật là một dấu lạ cho dân Y-sơ-ra-ên biết chính Ngài Đấng Mê-si-a của họ. Đó là dấu lạ Phi-e-rơ đã giảng trong ngày lễ Ngũ Tuần (Cong 2:22). Mat 16:4 ghi lại lần thứ ba Chúa rời khỏi xứ Ga-li-lê.Ngài bỏ đi để tránh vua Hê-rốt (Mat 14:13) và người Pha-ri-si (Mat 15:21). Đó quả là một hành động đoán xét.


2. Ít đức tin - hiểu nhầm Đấng Christ (Mat 16:5-12)

Các môn đệ chỉ mang theo một ổ bánh (Mac 8:14). Chúng ta không được biết về mấy giỏ bánh còn dư lại sau phép lạ Chúa nuôi 4.000 người vừa xảy ra trước đó. Có lẽ môn đệ đã đem phân phát cho người khác. Nhơn lúc thấy môn đệ lúng túng về việc không mang theo thức ăn Chúa Giê-xu dạy họ một chân lý thuộc linh quan trọng:Hãy giữ về men của người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê.


Các môn đệ hiểu nhầm lời dạy của Ngài họ nghĩ rằng Ngài đang nói về bánh thuộc thể.Trong chức vụ của Chúa Giê-xu, người ta thường diễn dịch sai lời dạy của Ngài theo nghĩa đen hơn là nghĩa thuộc linh. Ni-cô-đem nghĩ rằng Chúa Giê-xu đang nói về sự sinh ra theo công lệ tự nhiên (Gi 3:4), và người đàn bà Sa-ma- ri cho rằng Ngài đang ám chỉ đến nước uống múc từ giếng (Gi 4:11). Đám đông Do Thái trong nhà hội cho rằng Chúa Giê-xu đang nói về việc ăn thịt và huyết (Gi 6:52)trong khi Ngài có ý mô tả từng trải thuộc linh (Gi 6:63).


Khi nghiên cứu trong bài học Ma-thi-ơ chương 13, chúng ta thấy men đối với người Do Thái là hình bóng về tội lỗi. Cả người Pha-ri-si lẫn Sa-đu-sê đã gieo vào trong tín lý của Do-Thái-Giáo những giáo lý lầm lạc. Phe Pha-ri-si là những người gìn giữ luật pháp họ đã dạy dân chúng rằng muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và được vào trong nước của Ngài dành cho dân Y-sơ-ra-ên chỉ cần tuân thủ điều răn và các phép tắc của cha ông truyền lại. Người Sa-đu-sê suy nghĩ phóng khoáng hơn họ phủ nhận không có vương quốc nào như vậy trên đất. Họ cũng bác bỏ chân lý về sự sống lại và sự hiện hữu của thiên sứ.


Tại sao khi Chúa đề cập đến men lại khiến cho các môn đệ suy nghĩ và bàn tán về việc họ thiếu bánh? Có thể các môn đệ dự định mua bánh bên bờ biển bên kia, và nghĩ rằng Chúa Giê-xu muốn nhắc họ đừng mua bánh không tinh sạch mà người Do Thái không được phép ăn. Nếu các môn đệ nhớ cách nào Chúa đã hai lần hoá bánh, chắc chắn họ sẽ không phải lo lắng. “Ít đức tin” đã ngăn trở họ không hiểu được lời dạy của Chúa và khiến họ thiếu lòng nhờ cậy nơi quyền năng của Ngài để có thể thoả mãn mọi nhu cầu.


“Ít đức tin” là một trong những tên gọi Chúa thích dùng cho môn đệ của Ngài (Mat 6:30 Mat 8:26 Mat 14:31). Dĩ nhiên “ít đức tin” còn tốt hơn không có đức tin. Các môn đệ đã nhận lãnh nhiều bài học trước khi họ đạt được “đức tin lớn”.


3. Giữ đức tin - Xưng nhận Đấng Christ (Mat 16:13-20)

Chúa Giê-xu cùng môn đệ Ngài vào địa phận dân ngoại bang, trong thành Sê-sa-rê Phi-líp cách thành Giê-ru-sa-lem độ 120 dặm về phía bắc xứ Palestine. Địa phận này nổi tiếng vì có nhiều tôn giáo khác nhau: Là trung tâm thờ lạy thần Ba-anh tại đây có nhiều nơi thờ thần Pan của người Hi lạp và Hê-rốt đại đế đã xây một đền thờ tại đó để tôn thờ Sê-sa Augustus. Giữa khung cảnh mê muội thờ lạy thần tượng này Phi-e-rơ đã xưng nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Và có thể trong phạm vi đền thờ Sê-sa Chúa Giê-xu đã phán một điều gây kinh ngạc: Ngài chưa lập nước Ngài, nhưng Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài.


Nếu có ai đó hỏi rằng, “Người ta nói tôi là ai vậy?” chúng ta sẽ cho rằng anh ta bị tâm thần hoặc kiêu căng. Nhưng trong trường hợp Chúa Giê-xu, việc xưng nhận chính xác Ngài là ai là nền tảng của sự cứu rỗi (Ro 10:9-10 IGi 2:18-23 IGi 4:1-3). Bản Thể Nhân tính và công việc của Ngài là một, chúng ta không được tách rời.Thật ngạc nhiên khi thấy dân chúng không biết rõ về Chúa Giê-xu (Gi 10:19-21). Giống như Hê-rốt, có lẽ dân chúng nghĩ Chúa Giê-xu là Giăng Báp Tít từ kẻ chết sống lại.


Lời tiên tri chép rằng Ê-li sẽ trở lại (Ma 4:5), một số người cho rằng Đấng Christ đã làm ứng nghiệm lời tiên báo này. Tuy vậy, Chúa Giê-xu không thi hành chức vụ giống như Ê-li nhưng đó là Giăng Báp tít người đến “trong tâm thần và quyền phép của Ê-li” (Lu 1:13-17). Giê-rê-mi là đấng tiên tri than khóc đã tan vỡ lòng mình khi thấy cảnh hoang tàn đổ nát của dân tộc. Quả thật chúng ta cũng thấy hình ảnh này trong Chúa Giê-xu, Con Người gánh đau thương.


Một điều dễ hiểu: Chúng ta không thể nào có kết luận xác thực về Chúa Giê-xu Christ qua việc trưng cầu ý dân. (Nhưng một số người đã tìm kiếm “sự hiểu biết thuộc linh” bằng cách này). Điều quan trọng không phải ở những điều người ta nói, nhưng chính cá nhân bạn và tôi nghĩ gì? Những phán quyết của đám đông (dù đúng hay sai) không thể nào thay thế cho quyết định của cá nhân chúng ta được.


Phi-e-rơ đã trả lời đúng:“Chúa là Đấng Christ (Đấng Mê-si-a) Con Đức Chúa Trời hằng sống! ”. Đây là điều Đức Chúa Trời đã mạc khải cho Phi-e-rơ. Chính Chúa Giê-xu giải thích kinh nghiệm này trong (Mat 11:25-27). Sự mạc khải này không do kết quả tìm kiếm riêng của Phi-e-rơ, nhưng bởi ân điển ban cho của Đức Chúa Trời.Đức Chúa Trời đã giấu kín những điều này với người Pha-ri-si và Sa-đu-sê đầy lòng kiêu ngạo, mà Ngài tỏ cho “trẻ thơ”, những môn đệ có lòng khiêm nhường.


Chúng ta nên biết rằng trước khi Phi-e-rơ xưng nhận đức tin đã có nhiều trường hợp bày tỏ đức tin khác. Na-tha-na-ên công nhận Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời (Gi 1:49), và các môn đệ tuyên bố rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời sau khi Ngài dẹp yên cơn bão (Mat 14:33). Phi-e-rơ bày tỏ đức tin của mình trong lúc đám đông rời bỏ Chúa Giê-xu sau khi nghe Ngài giảng dạy về bánh sự sống (Gi 6:68- 69). Thực ra, lúc Anh-rê đưa anh mình là Phi-e-rơ đến cùng Chúa Giê-xu, đó là hành động bày tỏ đức tin (Gi 1:41).


Vậy thì lần bày tỏ đức tin này khác với những lần trước như thế nào? Trước tiên Chúa Giê-xu chủ động muốn nghe sự bày tỏ này. Đó không phải là việc đáp ứng tình cảm từ phía đám đông đã chứng kiến phép lạ, nhưng là lời nói chân thành hiểu biết của một người đã được Đức Chúa Trời dạy dỗ.


Hơn nữa, Chúa Giê-xu chấp nhận lời tuyên xưng này và dùng điều ấy để dạy họ một lẽ thật mới. Ắt hẳn lòng Ngài vui mừng khi nghe Phi-e-rơ tuyên bố như vậy. Chúa biết rằng bây giờ Ngài có thể dẫn Phi-e-rơ vào những bước hiểu biết lẽ mầu nhiệm và tinh thần phục vụ mới mẻ. Tất cả sự chăm sóc Cứu Chúa chúng ta dành cho môn đệ nhằm mở cho họ con đường dẫn đến kinh nghiệm này. Chúng ta hãy xem từng chữ, từng câu quan trọng sau đây.


Vầng đá - Các môn đệ là người Do Thái biết rõ Kinh Thánh Cựu Ước, họ hiểu ngay vầng đá hình bóng về Đức Chúa Trời. “Chúa là Vầng Đá, công việc của Ngài là trọn vẹn..." (Phu 32:4). “Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, đồn luỹ tôi..." (Thi 18:2)”. “Trừ ra Đức Giê-Hô-Va ai là Đức Chúa Trời?Ngoại Đức Chúa chúng tôi ai là hòn đá lớn?” (Thi 18:31).


Nhưng chúng ta hãy xem các từ ngữ Hy Lạp mà Đức Thánh Linh soi dẫn Ma-thi-ơ sử dụng.“Ngươi là petros (một hòn đá), và Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá này (petra - một vầng đá lớn)”. Chúa Giê-xu đã đặt tên mới cho Si-môn là Phi-e-rơ (Gi 1:42) có nghĩa “hòn đá"). Theo chữ A-ram Sê-pha cũng có nghĩa là “hòn đá”.Ai tin Chúa Giê-xu Christ và xưng nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời làm Cứu Chúa đời mình đều là “hòn đá sống” (IPhi 2:5).


Chúa Giê-xu Christ là Vầng Đá móng và Hội Thánh được xây trên nền ấy. Lời tiên tri trong Cựu Ước đã nói như vậy (Es 28:16 Thi 118:22). Chính Chúa Giê-xu phán dạy điều này Mat 21:42), Phi-e-rơ và các sứ đồ khác đều giảng dạy lẽ thật này (Cong 4:10-12). Thánh Phao-Lô khẳng định rằng nền Hội Thánh là Chúa Giê-xu Christ (ICo 3:11). Các sứ đồ và tiên tri đã lập nền này khi họ rao giảng Chúa Giê-xu Christ cho tội nhân hư mất (Eph 2:20 ICo 2:1-2 ICo 3:11).


Nói cách khác, khi xem xét bằng chứng, chúng ta thấy toàn bộ lời giảng dạy trong Thánh kinh đều nói về Hội Thánh, là đền thờ Đức Chúa Trời (Eph 2:19-22) được xây trên nền tảng là Chúa Giê-xu Christ - chớ không phải trên Phi-e-rơ. Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể tạo dựng Hội Thánh Ngài trên một con người sa ngã yếu đuối như Phi-e-rơ? Hơn nữa chính Phierơ người từng xưng nhận Đấng Christ lại trở thành cừu thù và suy nghĩ theo cách Sa-tan (Mat 16:22). Một số người lập luận, “Nhưng điều đó xảy ra trước khi Phi-e-rơ đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Chúng ta hãy xem những việc Phi-e-rơ làm trái với sự dạy dỗ được chép trong Ga 2:1-21, những sai phạm mà Phao-lô phải đề cập đến. Sự việc này xảy ra sau khi Phi-e-rơ đầy dẫy Đức Thánh Linh.


Hội Thánh - Từ ngữ quan trọng này xuất hiện lần đầu trong Tân Ước. Từ chữ ekklesia trong tiếng Hy Lạp (ek-klay-see-uh) chúng ta có từ tiếng Anh là “ecclesiastical” (thuộc giáo hội), nói đến mọi điều có liên quan tới Hội Thánh.Theo nghĩa đen là “Hội được gọi ra”. Từ ngữ này được dùng 114 lần trong Tân Ước và trong số ấy có 90 lần nhắc đến Hội Thánh địa phương (hội chúng). Tuy nhiên, trong cách dùng đầu tiên của từ ekklesia, có khả năng Chúa Giê-xu nghĩ đến Hội Thánh chung. Ngài không chỉ thiết lập Hội chúng địa phương, nhưng còn lập Hội Thánh cho cả thế giới bao gồm hết thảy những ai tuyên xưng đức tin giống Phi-e-rơ.


Chữ ekklesia không phải là một từ mới đối với các môn đệ. Từ ngữ này được dùng để gọi hội những công dân Hy Lạp được hâm mộ có công giúp việc cai trị thành phố hoặc khu dân cư (Cong 19:32,39,41). Hơn nữa, bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hy Lạp (bản Kinh Thánh 70) dùng chữ ekklesia để mô tả hội chúng Y-sơ-ra-ên mỗi khi dân sự tập họp lại dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời (Phu 31:30 Cac 20:2). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa hội chúng Y-sơ-ra-ên trong Cựu-ước là một “Hội Thánh”giống như các Hội Thánh thời Tân Ước. Hơn nữa, Chúa Giê-xu đang giới thiệu cho các môn đệ một điều dạy dỗ mới mẻ.


Chúa Giê-xu nói về “Hội Thánh Ta” tương phản với những hội chúng khác. Đây phải là điều mới và khác biệt, vì trong Hội Thánh của Ngài, Chúa Giê-xu sẽ hiệp một mọi kẻ tin là người Giu-Đa và dân ngoại bang lại với nhau và thành lập một đền thờ mới, một thân thể mới (Eph 2:11-3:12). Trong Hội Thánh của Ngài, những khác biệt về màu da chủng tộc không còn quan trọng nữa (Ga 3:28). Chúa Giê-xu Christ là Đấng tạo dựng Hội Thánh, Ngài làm Đầu Hội Thánh (Eph 1:22 Co 1:18).


Trong Hội Thánh mỗi cá nhân tín hữu là một “viên đá sống” (IPhi 2:5). Tín hữu sẽ gặp nhau trong các Hội Thánh địa phương hoặc các hội chúng để thờ phượng Đấng Christ và hầu việc Ngài nhưng họ cũng là một bộ phận thuộc Hội Thánh chung, là thành viên của đền thờ do Đấng Christ tạo lập. Chỉ có một Hội Thánh, một thân thể cho tôi con Đức Chúa Trời và hội đó phải được bày tỏ ra cho thế gian đều biết bởi tình yêu thương và sự hiệp một (Gi 17:20-26).


Các cửa địa ngục - Tốt hơn nên dịch là “các cửa âm phủ” . Địa ngục là số phận cuối cùng dành cho mọi kẻ không tin sau khi khai trình trước toà án lớn và trắng (Kh 20:11-15). Âm phủ chỉ lãnh địa của người chết”. Nó chứa linh hồn những người chết không được cứu và đem trả những linh hồn ấy nơi ngày sau rốt (Kh 20:13 chữ “địa ngục” phải đọc là “âm phủ"). Theo lời phán của Chúa Giê-xu, âm phủ ở dưới thấp (Mat 11:23), và đó là tù ngục do Ngài nắm giữ chìa khoá (Kh 1:18).


Dựa theo Lu 16:19-31, một số người tin rằng tất cả những kẻ chết trước khi Đấng Christ chịu chết và sống lại đều xuống âm phủ - những người tin được ở nơi phước hạnh còn những kẻ không tin phải ở nơi đoán phạt. Ngày nay chúng ta biết chắc rằng Cơ Đốc-nhân khi qua đời sẽ lập tức được vào ở trong sự hiện diện của Chúa Giê-xu Christ (Phi 1:23 IICo 5:6-8).


Trong Kinh Thánh “Các cổng” tiêu biểu cho quyền hành và thế lực. Đối với người Do Thái cổng thành là hội trường thành phố đối với người dân ở các nước phương Tây. Công việc quan trọng được giải quyết tại nơi cổng thành (Phu 16:18 Phu 17:8 Ru 4:11). “Các cửa âm phủ” hình bóng về quyền lực của sự chết và Quỉ Sa-tan. Bởi sự chết và sống lại của Ngài, Chúa Giê-xu Christ đắc thắng tử thần để con cái Ngài không còn bị sự chết trói buộc. Đấng Christ sẽ “xông vào các cửa âm phủ”giải thoát những người bị cầm trong vòng tôi mọi! Tuyên ngôn này được nhắc lại trong He 2:14-15 ICo 15:50 và một số câu Kinh Thánh khác.


Chìa khoá Nước Thiên Đàng - Chìa khoá là biểu hiện của quyền lực (Es 22:15,22 Lu 11:52). “Nước Thiên đàng” không phải là trời, vì không có ai trên thế gian này mang chìa khoá đến trời! (Mọi câu chuyện đùa về “Thánh Phi-e-rơ gát cổng thiên đàng” bắt nguồn từ sự hiểu lẩm này. Những câu chuyện ấy vừa trái với Kinh Thánh vừa xúc phạm đến vị sứ đồ). Chúng ta dùng chìa khoá để mở cửa ra vào. Sứ đồ Phi-e-rơ được giao đặc quyền mở “cửa đức tin” cho người Do Thái trong lễ Ngũ Tuần (Cong 2:1-41), cho người Sa-ma-ri (Cong 8:14), và cho dân ngoại (Cong 10:1-48). Nhưng các sứ đồ khác cũng dự phần trong đặc quyền này (Mat 18:18), và sứ đồ Phao lô nhận lãnh quyền “mở cửa đức tin ” cho dân ngoại ngoài xứ Palestine (Cong 14:27).


Trong phân đoạn này hoặc các phần khác trong Tân Ước chúng ta không thấy nói đến sứ đồ Phi-e-rơ hay những người nối gót ông có điạ vị hoặc đặc quyền gì trong giáo hội cả. Trong cả hai thơ tín Phi-e-rơ đều tuyên bố không gì hơn là chức sứ đồ (IPhi 1:1), là trưỡng lão (Mat 5:1), và là tôi tớ của Chúa Giê-xu Christ (IIPhi 1:1).


Buộc và mở - Đây là cụm từ quen thuộc với người Do Thái, vì các thầy dạy đạo thường dạy họ về “buộc và mở”, nghĩa là cấm đoán hay cho phép. Lời phán của Chúa chúng ta trong Mat 16:19 ám chỉ đến Phi-e-rơ. Nhưng sau đó lời phán trong Mat 18:18 bao gồm tất cả các sứ đồ. Là đại diện cho Chúa, họ đang thực hành quyền phép theo lời phán của Ngài.


Các động từ tiếng Hy Lạp trong Mat 16:19 rất là quan trọng. Bản Kinh Thánh Expanded Translation (Bản Dịch Mở Rộng) của Tiến sĩ Kenneth S.Wuest viết là: “...bất cứ điều gì ngươi buộc ở dưới đất (cấm người ta làm), sẽ được buộc trên trời và điều gì ngươi mở dưới đất (cho phép người ta làm), cũng sẽ được mở trên trời...”. Chúa Giê-xu không phán rằng Đức Chúa Trời sẽ làm theo những gì họ làm trên đất, nhưng Ngài phán họ phải làm trên đất mọi điều gì Đức Chúa Trời đã định liệu. Hội Thánh được tạo dựng không nhằm làm cho ý muốn con người được thành trên trời bèn là làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời ở trên đất.


Các sứ đồ không chia sẻ chân lý về Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời cho người khác mãi đến sau khi Ngài sống lại và thăng thiên về trời. Lúc ấy “dấu lạ về đấng tiên tri Giô-na” đã hoàn tất, Đức Thánh Linh đã được ban xuống, và sứ điệp đã được công bố. Dân Do Thái nói chung, và các bậc lãnh đạo giáo hội nói riêng, đều chưa sẵn lòng đón nhận tin mừng. Hãy đọc sứ điệp của Phi-e-rơ tại Ngày lễ Ngũ Tuần để thấy ông bày tỏ như thế nào về Chúa Giê-xu là Đấng Christ (Cong 2:1-41).


4. Đức tin hầu việc - bước theo Đấng Christ (Mat 16:21-28)

Đã bày tỏ về bản thể của Ngài, bây giờ Chúa Giê-xu tuyên bố công việc của Ngài vì hai điều này phải đi đôi với nhau. Ngài sẽ lên Giê-ru-sa-lem, chịu khổ và chết, rồi Ngài sống lại từ trong kẻ chết. Đây là lần thứ nhất Chúa nói rõ về cái chết của Ngài, mặc dầu trước đó Ngài giữ kín việc này Gi 2:19 Gi 3:14 Gi 6:51 Mat 12:39-40 Mat 16:4). “Và Ngài nói tỏ tường đều đó với môn đệ" (Mac 8:32).


Phản ứng bàng hoàng của Phi-e-rơ khi nghe Chúa Giê-xu báo tin Ngài sẽ chịu chết chắc chắn cũng là cảm xúc của các môn đệ còn lại. “Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu! ” Chúa Giê-xu quay lại và quở trách Phi-e-rơ rằng, “Hỡi Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta! Ngươi làm hòn đá vấp chân Ta! ” (theo nghĩa đen). Phi-e-rơ “hòn đá” vừa được Đức Chúa Trời chúc phước khen ngợi (Mat 16:18) đã trở nên Phi-e-rơ hòn đá vấp chân không đem lại ích lợi gì cho Chúa Giê-xu!


Lỗi lầm của Phi-e-rơ là gì? Ông đang nghĩ theo cách nhìn của loài người, vì hầu hết con người đều muốn tránh đau khổ và chết chóc. Phi-e-rơ không nhìn nhận vấn đề theo cách nghĩ của Đức Chúa Trời. Chúng ta tìm thấy ý tưởng của Đức Chúa Trời ở đâu? Chính trong Lời của Đức Chúa Trời. Cho đến khi được đầy dẫy Đức Thánh Linh, Phi-e-rơ mới có xu hướng dùng Lời Đức Chúa Trời trong tranh luận.Phi-e-rơ có đủ đức tin xưng nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, nhưng ông không tin nỗi Chúa Giê-xu chịu đau đớn và chết là đúng. Dĩ nhiên, quỉ Sa-tan đồng ý với Phi-e-rơ, vì nó cũng dùng chính cách ấy để cám dỗ Chúa Giê-xu trong đồng vắng (Mat 4:8-10).


Ngày nay thập tự giá là hình ảnh của tình yêu và sự tận hiến mà mọi người công nhận.Nhưng vào thời đó, thập tự giá là hình cụ kinh khiếp dùng để xử tử phạm nhân.Người dân La mã trong tầng lớp xã hội có học thức không nhắc đến hình ảnh thập tự giá. Thực ra, không có công dân La Mã nào bị đóng đinh trên thập tự giá cả cái chết ghê sợ này chỉ dành cho kẻ thù của họ mà thôi. Chúa Giê-xu chưa bày tỏ cụ thể Ngài sẽ bị đóng đinh (Ngài đã nói đều này trong Mat 20:17-19). Nhưng các lời phán của Ngài dưới đây nhấn mạnh về Thập Tự giá.


Ngài giới thiệu với các môn đệ về hai cách sống:


a.-Từ bỏ mình


-Vác Thập tự giá mình


-Bước theo Đấng Christ


-Vì Đấng Christ mất sự sống mình


-Từ bỏ thế gian


-Giữ được linh hồn mình


-Nhận được phần thưởng và sự vinh hiển của Đấng Christ


b.- Sống cho mình


-Coi thường Thập tự giá


-Bước theo thế gian


-Vì chính mình giữ sự sống


-Được thế gian


-Mất linh hồn mình


-Mất phần thưởng và vinh hiển của Đấng Christ


Từ bỏ mình không có nghĩa từ bỏ mọi sự. Điều đó có nghĩa là dâng trọn vẹn chính mình cho Đấng Christ và cùng chịu nhục nhã đau đớn và đồng chết với Ngài. Sứ đồ Phao lô mô tả điều này trong Ro 12:1-2 Phi 3:7-10 và Ga 2:20. Vác Thập Tự giá không có nghĩa mang gánh nặng trên vai hoặc gặp phải rắc rối. (Lần nọ gặp một bà lão nói với tôi rằng chứng hen suyễn của bà là thập tự giá bà phải mang lấy! ) Vác thập tự giá có nghĩa gắn bó cuộc sống của mình với Đấng Christ, cùng Ngài chịu cảnh chối bỏ, nhục nhã, đau đớn và đồng chết với Ngài.


Nhưng sự đau đớn luôn cặp theo sự vinh hiển. Đây là lý do tại sao Chúa Giê-xu kết thúc bài giảng ngắn ngủi này bằng lời ám chỉ đến Nước thiên đàng vinh hiển của Ngài (Mat 16:28). Lời phán này được ứng nghiệm trong vòng một tuần lễ trên núi Hoá Hình, được ghi lại ở chương sau.



 


13. SỰ VINH HIỂN CỦA VUA (Mat 17:1-27)


Chương sách mở đầu bằng cảnh tượng vinh hiển trên chót núi, và kết thúc là hình ảnh Phi-e-rơ bắt một con cá để nộp thuế. Hai sự việc thật khác biệt! Tuy vậy, Chúa Giê-xu Christ, Nhà Vua, là chủ đề của toàn chương sách. Ba sự kiện trong chương này cho chúng ta ba bức tranh về Vị Vua.


1. Nhà vua trong vinh quang của Ngài (Mat 17:1-13)

Ma-thi-ơ và Mác nói sự hoá hình xảy ra “cách sáu ngày sau”, trong khi Lu-ca cho biết “khoảng tám ngày sau” (Lu 9:28). Không có sự mâu thuẫn nào ở đây lời văn của Lu-ca tương đương cách nói của người Do Thái “khoảng một tuần sau đó”.Trong-suốt tuần lễ ấy, ắt hẳn các môn đệ suy gẫm và bàn luận điều Chúa Giê-xu muốn dạy về sự chết và sống lại của Ngài. Có khả năng họ cũng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với lời hứa về Nước Đức Chúa Trời chép trong Cựu-ước. Nếu Chúa Giê-xu tạo dựng Hội Thánh, vương quốc Ngài đã hứa sẽ như thế nào?


Nội dung chương sách không nêu tên nơi xảy ra phép lạ. Có lẽ phép lạ đã xảy ra trên Núi Hẹt-Môn, gần thành Sê-sa-rê Phi-líp.


Sự Hoá Hình bày tỏ bốn khía cạnh vinh hiển của Chúa Giê-xu Christ là Vua.


Nhân tính của Ngài vinh hiển. Đối với lời tường thuật, đây là lần duy nhất Chúa Giê-xu bày tỏ vinh quang trong bản thể nhân tính khi Ngài còn tại thế. Chữ biến hoá được dịch nghĩa là “biến hình”. Biến hình là sự thay đổi bên ngoài xuất phát tự bên trong. Khi con sâu bướm làm kén và sau đó nở thành bướm, nó đã trải qua tiến trình biến thái. Sự vinh hiển của Chúa không phải là sự phản chiếu nhưng là sự toả sáng từ bên trong. Hình trạng bên ngoài của Ngài biến đổi khi Ngài để cho vinh quang rực rỡ của Ngài chiếu sáng ra (He 1:3).


Phép lạ này chắc chắn làm cho các môn đệ tăng thêm lòng tin cậy, nhất là Phi-e-rơ người vừa mới xưng nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Nếu việc xưng nhận này xảy ra sau khi Chúa Hoá Hình, thì điều đó không có ý nghĩa bao nhiêu.

Phi-e-rơ có lòng tin, ông công khai bày tỏ đức tin của mình, và nhận được sự bảo đảm (Gi 11:40 He 11:6).


Nhiều năm sau đó, sứ đồ Giăng đã thuật lại phép lạ này khi Đức Thánh Linh soi dẫn ông viết:”...chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật” (Gi 1:14). Trong Phúc-Âm Giăng, vị sứ đồ nhấn mạnh thần tánh của Đấng Christ và vinh hiển trong Con người của Ngài (Gi 20:31 Gi 2:11 Gi 7:39 Gi 11:4 Gi 12:23 Gi 13:31-32).


Chúa Giê-xu Christ đã lìa bỏ ngôi vinh hiển đến thế gian (Gi 17:5). Bởi vì Ngài đã hoàn tất công giá cứu chuộc trên Thập tự giá, cho nên Ngài nhận lại vinh hiển vốn có nơi Ngài và bây giờ Ngài ban cho chúng ta cùng dự phần trong sự vinh hiển với Ngài (Gi 17:22,24). Tuy nhiên, chúng ta không phải đợi đến khi vào nước trời mới dự phần trong sự “biến hoá vinh hiển” này. Khi chúng ta đầu phục Đức Chúa Trời, Ngài sẽ “biến hoá” tâm thần chúng ta nên mới (Ro 12:1-2). Khi vâng phục Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Ngài biến đổi (biến hoá) chúng ta “từ vinh hiển qua vinh hiển” (IICo 3:18). Khi tra xem lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhìn thấy Con Đức Chúa Trời và được Thánh Linh Ngài biến đổi trong vinh quang của Ngài.


Vương quốc của Ngài vinh hiển. Kết thúc lời giảng về việc vác thập tự giá, Chúa Giê-xu hứa rằng một vài môn đệ sẽ thấy “Con người ngự đến trong nước Ngài” (Mat 16:28). Ngài chọn Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng làm chứng nhân cho sự kiện này. Ba người bạn và là cộng sự đồng làm việc này Lu 5:10) đã hiện diện với Chúa Giê-xu trong nhà của Giai-ru (Lu 8:51), và họ cùng đi với Ngài vào vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi Ngài thọ hình trên thập tự giá (Mat 26:37).


Tiến sĩ G. Campbell Morgan đã nêu rõ rằng cả ba dịp tiện này đều có liên quan đến sự chết. Chúa Giê-xu muốn dạy cho ba vị môn đệ rằng Ngài chiến thắng trên tử thần (Ngài kêu con gái Giai-ru sống lại) và chịu đau đớn cho đến chết (trong vườn Ghết-sê-ma-nê). Sự Hoá Hình dạy họ rằng Ngài được vinh hiển trong sự chết.


Sự hiện đến của Môi-se và Ê-li thật là quan trọng. Môi-se đại diện cho Luật Pháp và Ê-li đại diện cho lời tiên tri. Tất cả Luật Pháp và Lời tiên tri nói về Đấng Christ và đều được ứng nghiệm trong Chúa Giê-xu Christ (He 1:1 Lu 24:27). Mọi lời chép trong Cựu-ước đều sẽ được ứng nghiệm. Vương quốc theo lời hứa sẽ được thiết lập (Lu 1:32-33,68-77). Cũng như ba môn đệ đã chứng kiến Chúa Giê-xu vinh hiển trên thế gian, con cái Đức Chúa Trời sẽ nhìn thấy Ngài trong nước vinh hiển của Ngài trên dất (Kh 19:11-20:6).


Phi-e-rơ hiểu rõ và không hề quên sứ điệp này.”...chúng tôi đã tận mắt thấy sự oai nghiêm vinh hiển của Ngài...và vì vậy chúng tôi càng tin các lời tiên tri chắc chắn hơn. (IIPhi 1:12). Kinh nghiệm Phi-e-rơ từng trải trên hòn núi thánh làm cho ông càng tin lời tiên tri trong Cựu Ước. Điều quan trọng không phải thấy những cảnh tượng lạ lùng, nhưng là nghe lời phán của Đức Chúa Trời. “Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường hãy nghe lời Con đó” (Mat 17:5).


Tất cả những người được sanh lại đều thuộc về Nước Đức Chúa Trời (Gi 3: 3-5). Đây là vương quốc thuộc linh cách biệt với thế giới vật chất đời này (Ro 14:17). Nhưng một ngày kia, lúc Chúa Giê-xu trở lại trần gian, sẽ có vương quốc vinh hiển 1.000 năm (Kh 20:1-7) do Chúa Giê-xu Christ ngự trên ngôi Vua. Những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài sẽ trị vì với Ngài (Kh 5:10).


Ngài vinh hiển trên thập tự giá.

Các môn đệ phải học biết rằng đau đớn và vinh hiển luôn đi đôi với nhau. Phi-e-rơ ngăn Chúa lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết, vì vậy Chúa Giê-xu nhắc nhở ông ta rằng nếu Ngài không chịu đau đớn và chết, sẽ không thể nào có vinh hiển. Chắc chắn Phi-e-rơ đã học được sự dạy dỗ này, vì trong thơ tín thứ nhất ông nhấn mạnh đến “sự chịu khổ và vinh hiển” (IPhi 1:6-8,11 IPhi 4:12-5:11).


Môi-se và Ê-li chuyện trò với Chúa Giê-xu về “sự Ngài qua đời” và sẽ được ứng nghiệm tại thành Giê-ru-sa-lem (Lu 9:31). Ngài chịu đau đớn và chết không phải là một tai nạn, nhưng là ứng nghiệm lời tiên tri. Phi-e-rơ dùng từ “khi tôi đi” để mô tả ông sắp qua đời (IIPhi 1:15). Đối với người tin Chúa, chết không phải là con đường một chiều đi thẳng vào trong quên lãng. Đó là một cuộc ra đi - sự giải thoát - khỏi ràng buộc của cuộc sống này để vào trong cuộc sống tự do vinh hiển nơi thiên đàng.


Do Chúa Giê-xu đã chịu chết và trả xong nợ tội, chúng ta được cứu rỗi - được chuộc mua và giải thoát khỏi xiềng xích tội lỗi. Hai môn đệ về làng Em-ma-út hi vọng Chúa Giê-xu sẽ giải phóng đất nước ra khỏi ách thống trị của đế quốc La-mã (Lu 24:42). Sự chết của Ngài được ứng nghệm không phải vì tự do về chính trị, nhưng vì tự do thiêng liêng: tự do thoát khỏi đời ác này (Ga 1:4) tự do chẳng còn sống cuộc đời vô nghĩa không ra chi (IPhi 1:18) thoát khỏi tội lỗi (Tit 2:14). Sự cứu rỗi chúng ta nhận được trong Đấng Christ là đời đời không thay đổi.


Ngài vinh hiển trong sự vâng phục.

Phi-e-rơ không thể hiểu vì sao Con Đức Chúa Trời lại qui phục con người tội lỗi và bằng lòng chịu đau khổ. Sự Hoá Hình là cách Đức Chúa Trời dạy cho Phi-e-rơ biết rằng Chúa Giê-xu được vinh hiển khi chúng ta từ bỏ mình, vác thập tự giá và theo Ngài. Triết lý đời này dạy chúng ta “Hãy tự cứu lấy bạn! ” nhưng Cơ-đốc-giáo dạy “Hãy đầu phục Đức Chúa Trời! ”. Khi Ngài đứng trong vinh hiển tại núi Hoá Hình, Chúa Giê-xu chứng minh cho ba môn đệ thấy sự vâng phục lúc nào cũng dẫn đến vinh hiển. Khởi đầu là đau đớn, kết thúc vinh hiển thập tự giá đi trước, mão miện theo sau.


Mỗi người trong số ba môn đệ này đều có một nhu cầu cho chân lý này. Gia-cơ chịu tử đạo đầu tiên (Cong 12:1-2). Giăng là môn đệ qua đời sau cùng, nhưng ông sẽ trải qua hoạn nạn bắt bớ nặng nề trên đảo Bát-mô (Kh 1:19). Phi-e-rơ sẽ kinh qua nhiều đau đớn và cuối cùng phó sự sống mình cho Đấng Christ (Gi 21:15-19 IIPhi 1:12).


Phi-e-rơ không tán thành thập tự giá khi lần đầu Chúa Giê-xu nói đến sự chết của Ngài (Mat 16:22). Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, ông đã dùng gươm để bênh vực Chúa Giê-xu (Gi 18:10). Thực ra, ngay tại trên núi Hoá Hình Phi-e-rơ cũng tìm cách thưa với Chúa Giê-xu điều phải làm. Ông muốn dựng ba cái lều cho Chúa Giê-xu, Môi-se, và Ê-li - để tất cả có thể lưu lại đó hưởng vinh hiển! Nhưng Đức Chúa Cha ngăn cản Phi-e-rơ và Ngài dạy ông làm theo hướng khác: “Hãy nghe theo Ngài! ” Đức Chúa Cha không cho phép con người đặt Con yêu dấu của Ngài ngang hàng với Môi-se và Ê-li. “Chỉ một mình Chúa Giê-xu” (Mat 17:8) là hình ảnh của Đức Chúa Trời.


Lúc Chúa Giê-xu và ba môn đệ từ trên núi trở xuống, Ngài căn dặn môn đệ không được tiết lộ những gì họ đã thấy cho ai ngay cả chín môn đệ kia. Nhưng ba môn đệ vẫn hoang mang bối rối. Họ đã học biết rằng Ê-li sẽ đến trước để chuẩn bị cho việc thiết lập vương quốc Y-sơ-ra-ên. Sự xuất hiện của Ê-li tại trên núi có phải ứng nghiệm cho lời tiên tri này không? (Ma 4:5-6).


Chúa Giê-xu đưa ra câu giải đáp có hai phần để trả lời câu hỏi của họ. Đúng vậy, tiên tri Ê-li sẽ đến như lời phán hứa trong Ma 4:5-6. Nhưng nói theo nghĩa thuộc linh, tiên tri đã đến trong con người của Giăng Báp-Tít (Lu 1:17 Mat 11:10-15). Dân tộc đã để cho Giăng bị giết, và đòi xử tử Chúa Giê-xu. Tuy nhiên chương trình của Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm bất chấp hành động của các nhà lãnh đạo tội lỗi.


Khi nào Ê-li sẽ đến để sửa lại mọi việc? Một số người cho rằng Ê-li là một trong “hai chứng nhân” mà chức vụ của họ được mô tả trong Kh 11:1-19. Một số khác tin rằng lời tiên tri được ứng nghiệm qua chức vụ của Giăng Báp-tít để không có sự đến của tiên tri Ê-li trong tương lai nữa.


2. Nhà vua trong địa vị quyền thế của Ngài (Mat 17:14-21)

Chúng ta trải qua từ núi vinh hiển đến thung lũng nhu cầu. Chúa Giê-xu và ba môn đệ thình lình xuất hiện khiến cho đoàn dân ngạc nhiên (Mac 9:15). Người cha đau khổ đã mang đứa con bị quỷ ám đến với chín môn đệ để xin họ đuổi quỷ cho con trai mình nhưng các môn đệ không làm được. Các thầy thông giáo thấy thất bại của các môn đệ và nhân đó cãi lẽ với họ. Trong lúc môn đệ tìm cách bảo vệ mình, còn các thầy thông giáo tố cáo họ thì quỉ hầu như cướp lấy mạng sống của người con trai bất lực.


Khi ta so sánh các chuyện kể trong sách Phúc-Âm về cảnh thương tâm này, chúng ta thấy đứa con trai một này quả thật đang ở trong tình trạng hiểm nghèo nửa sống nửa chết. Ma-thi-ơ chép rằng thằng bé mắc bệnh phong điên (mất trí), rất đau đớn và muốn tự sát, thường té vào lửa và ngã xuống nước. Mác cho biết thằng bé bị câm, thường ngã xuống đất sôi bọt mồm và nghiến răng. Sau khi bị như vậy, thằng bé mòn mỏi cứng đờ như xác chết. Bác sĩ Lu-ca cho biết thằng bé là con trai một thường kêu la mỗi khi lên cơn co giật. Trong khi một số triệu chứng có thể do nguyên nhân tự nhiên gây ra, thì đứa trai này lại bị quỉ hành hạ. Các môn đệ bất lực không làm gì được. Chẳng có gì ngạc nhiên khi người cha chạy đến nơi chân Chúa Giê-xu.


Phản ứng đầu tiên của Chúa là buồn rầu. Khi Ngài nhìn các môn đệ đang bối rối, các thầy thông giáo đang cãi lẽ, và người cha với đứa con đang cần sự giúp đỡ, Ngài đau đớn trong lòng và phán:” Ta ở với các ngươi và nhịn các ngươi cho đến chừng nào?” (Lu 9:41). Lòng vô tín và tâm linh cứng cỏi của họ là gánh nặng chất trên Ngài. Cứu Chúa chúng ta cảm thấy gì khi nhìn thấy Cơ đốc nhân ngày nay mất đi năng quyền của Ngài?


Chúa Giê-xu chữa lành cho người con trai và truyền lệnh Ma quỷ không được trở lại quấy phá cậu ta nữa (Mac 9:25). Tà ma cố “vật ngã thằng bé lần cuối cùng” để đám đông nghĩ rằng nó đã chết Mat 17:26). Nhưng Chúa Giê-xu đỡ thằng bé ngồi dậy và giao cho cha nó, trong khi đoàn dân lấy làm lạ và ngợi khen sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Lu 9:43).


Đáng lý cả chín môn đệ đều có thể đuổi được quỷ. Chúa Giê-xu đã ban cho họ quyền phép này (Mat 10:1,8). Nhưng vì cớ nào đó họ đã đánh mất năng quyền của mình! Khi các môn đệ hỏi Chúa về nguyên nhân thất bại nhục nhã của họ, Ngài phán: Do họ thiếu đức tin (Mat 17:20), thiếu sự cầu nguyện, và thiếu kỷ luật trong đời sống Mat 17:21, mặc dù câu Kinh Thánh này không có ghi trong bản văn).


Có lẽ chín môn đệ đã ganh tị vì họ không được chọn đi lên núi với Chúa Giê-xu.

Trong lúc Chúa vắng mặt, họ bắt đầu sống theo ý riêng. Bỏ qua sự cầu nguyện đức tin họ trở nên yếu đuối. Và rồi lúc sự khó khăn đến họ không chuẩn bị sẵn sàng.

Giống như Sam-sôn, họ xung trận mà không biết rằng mình đã mất năng quyền (Cac 16:20). Qua gương của các môn đệ chúng ta thấy tầm quan trọng của đời sống thuộc linh mạnh mẽ.


“Đức tin như hột cải” không chỉ nói lên mức độ lớn nhỏ (Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng ngay cả đức tin nhỏ bé) nhưng còn nói đến sự sống động và lớn mạnh của đức tin ấy. Đức tin như hạt cải là mầm sống được nuôi dưỡng và lớn lên. Đức tin phải được vun xới để phát triển và kết nhiều quả cho Đức Chúa Trời (ITe 3:10 IITe 1:3). Nếu chín môn đệ liên tục cầu nguyện, tự giữ mình trong kỷ luật và suy gẫm lời Đức Chúa Trời, ắt hẳn họ đã đuổi quỉ thành công và cứu được thằng bé rồi.


Toàn bộ bức tranh này cho thấy những gì Chúa Giê-xu sẽ thực hiện khi Ngài rời thiên đàng vinh hiển trở lại trần gian này. Ngài sẽ chiến thắng quỉ Sa-tan và xiềng nó lại trong 1.000 năm (Kh 20:1-6).


3. Nhà vua trong đức khiêm nhu của Ngài (Mat 17:22-27)

Đây là lần thứ hai, Chúa Giê-xu nhắc đến sự chết và sống lại của Ngài. Các môn đệ lo buồn và không dám hỏi Ngài về điều đó. Thực ra, các môn đệ không tin lời báo về sự sống lại của Ngài vì họ quên lời Ngài đã hứa (Mac 16:14). Nhưng kẻ thù nhớ những lời Ngài phán (Gi 2:19) và đã hành động phù hợp (Mat 27:62-66).


Thật là ngược đời: một vị Vua lại lâm vào cảnh nghèo túng quá đến nỗi không thể có nửa đồng bạc nộp thuế hằng năm cho đền thờ! Chúng ta đáng nên lưu tâm đến những đặc điểm khác thường của phép lạ này.


Chỉ có Ma-thi-ơ chép lại phép lạ này. Ma-thi-ơ trước kia là một người thâu thuế, đã chép Tin mừng về Vị Vua, và phép lạ này khẳng định vương quyền của Chúa chúng ta. Các vua thế gian không thâu lương lấy thuế của con trai mình. Chúa Giê-xu tự khẳng định Ngài không phải nộp thuế này vì Ngài là Con trai của Vua, Con Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, là Con Đức Chúa Trời Ngài lại quá túng thiếu đến nỗi không nộp được nửa đồng bạc các môn đệ Ngài cũng nghèo như vậy. Ngài thi hành quyền làm Vua trên muôn vật để cung ứng nhu cầu.


Đức Chúa Trời ban cho A-Đam và Ê-va quyền quản trị muôn vật, trong đó có cá dưới biển (Sa 1:26 Thi 8:6-8). Loài người đã đánh mất quyền quản trị này do tội lỗi, vì vậy Phi-e-rơ không thể ra lệnh cho con cá để tìm thấy đồng bạc. Chúa Giê-xu đã thực hành quyền tể trị không những trên loài cá nhưng còn trên cả loài vật (Mat 21:1-7) và loài chim nữa (Mat 26:34,74-75). A-đam đánh mất quyền quản trị muôn vật chỉ vì ông không vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng Chúa Giê-xu Christ lấy lại quyền ấy bằng sự vâng lời (He 2:6).


Trong lúc con cái Chúa ngày nay không có trọn quyền trên muôn vật, nhưng một ngày kia chúng ta sẽ đồng trị với Đấng Christ và thực hành quyền tể trị với Ngài. Trong lúc đó, Đức Chúa Trời chăm sóc kẻ thuộc về Ngài và bảo đảm rằng tất cả muôn vật đang hành động vì cớ người tin cậy và vâng lời Ngài.


Đây là phép lạ duy nhất Ngài thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của Ngài. Quỉ Sa-tan đã cám dỗ Đấng Christ dùng quyền thiên thượng để thoả mãn nhu cầu của Ngài (Mat 4:3-4), nhưng Ngài đã từ chối. Tuy nhiên trong trường hợp này, Ngài không dùng quyền năng Ngài cho riêng mình, vì những người khác cũng có nhắc đến trong phép lạ. “Để chúng ta khỏi làm gương xấu cho họ”, là lời Chúa dùng giải thích cho phép lạ Ngài làm. Ngài không muốn dân chúng khó chịu vì Ngài là người Do Thái lại không đóng góp cho công việc đền thờ. Trong lúc Chúa Giê-xu không ngần ngại phá bỏ phép tắc lễ nghi do con người đặt ra, thì Ngài cẩn thận tuân giữ Luật pháp Đức Chúa Trời.


Là Cơ-đốc nhân, chúng ta không được dùng sự tự do trong Đấng Christ làm thương tổn hoặc nguy hại đến người khác. Nói cách nghiêm túc, Chúa Giê-xu không phải nộp thuế nhưng những lý do thiết thực, Ngài đã làm điều đó. Ngài cũng bao gồm cả Phi-e-rơ để lời làm chứng của họ không bị tổn hại.


• Đây là phép lạ duy nhất sử dụng đến tiền.

Bởi vì Ma-thi-ơ đã từng là nhà thâu thuế, cho nên chúng ta chắc rằng ông ta sẽ quan tâm đến phép lạ này. Việc nộp thuế này có gốc tích từ thời Môi-se (Xu 30:11). Tiền thuế lúc ban đầu được dùng làm các lỗ mộng bằng bạc của khung Đền (Xu 38:25- 27). Các khoản thuế sau này được dùng để trang trải các công việc của Đền tạm và sau đó là Đền thờ. Tiền là sự nhắc nhở cho người Do Thái nhớ rằng họ đã được cứu chuộc ra khỏi ách nô lệ trong xứ Ai-cập. Chúng ta đã được mua chuộc bằng huyết báu của Chúa Giê-xu Christ. (IPhi 1:18-19).


• Đây là phép lạ duy nhất sử dụng một con cá.

Chúa Giê-xu đã hoá cá ra nhiều cho Phi-e-rơ (Lu 5:1-11), và phép lạ ấy được Ngài lập lại trong Gi 21:1. Nhưng trong trường hợp này, Ngài chỉ dùng một con cá. Khi ta xem xét mức độ phức tạp của phép lạ, ắt chúng ta kinh ngạc. Trước tiên, có ai đó phải đánh rơi một đồng bạc xuống nước. Kế đó, một con cá đớp lấy đồng bạc và giữ nó trong miệng. Rồi cũng chính con cá đó - trong khi vẫn ngậm đồng bạc trong miệng - cắn lưỡi câu của Phi-e-rơ và bị Phi-e-rơ bắt lấy. Bạn không thể lý giải tất cả diễn tiến này theo cách hiểu tự nhiên được. Thật quá phức tạp để cho đó là do tình cờ may mắn, và cũng quá khó đối với tài xoay xở của con người.


• Phép lạ được thực hiện dành cho Phi-e-rơ.

Các môn đệ khác nộp thuế như thế nào chúng ta không được biết. Đây là một trong những phép lạ Chúa Giê-xu thi thố cho Phi-e-rơ. Ngài chữa lành cho bà gia Phi-e-rơ (Mac 1:29-34), giúp Phi-e-rơ đánh bắt cá (Lu 5:1-11), khiến ông ta đi bộ trên mặt nước (Mat 14:22-33), chữa lành lỗ tai của Man-chu (Mat 26:47-56), và giải cứu Phi-e-rơ thoát khỏi tù ngục Cong 12:1). Chúng ta không lấy làm lạ khi Phi-e-rơ viết, “Lại hãy trao mọi đều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em” (IPhi 5:7).


Chúa Giê-xu biết điều Phi-e-rơ cần và Ngài có thể đáp ứng điều đó. Trong lúc bước vào nhà Phi-e-rơ nghĩ rằng ông có một vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng trước khi Phi-e-rơ có thể thưa với Chúa điều phải làm, Ngài đã phán với ông! Đức Chúa Cha đã ngắt lời Phi-e-rơ tại trên núi Hoá Hình (Mat 17:5), và bây giờ Đức Chúa Con ngắt lời của Phi-e-rơ trong nhà. Nếu như chúng ta để cho Chúa Giê-xu điều hướng cuộc đời mình, chúng ta sẽ thấy Ngài thoã mãn mọi nhu cần vì danh vinh hiển của Ngài.


Đây là phép lạ duy nhất không thấy ghi nhận kết quả. Chúng ta trông chờ một câu Kinh Thánh khác nữa viết là: ” Và Phi-e-rơ đi ra biển, thả câu, và kéo lên bờ một con cá và khi người banh miệng con cá ra, người thấy trong đó một đồng bạc và dùng nó nộp thuế Đền thờ cho mình và cho Chúa Giê-xu.” Nhưng phân đoạn Kinh Thánh không có câu thứ 28. Vậy thì làm thế nào chúng ta biết được phép lạ đã xảy ra? Bởi vì Chúa Giê-xu đã phán, điều đó tất sẽ thành! “Chẳng có một lời nào không ứng nghiệm” (IVua 8:56).


Chúng ta phải khen ngợi Phi-e-rơ vì đức tin của ông. Dân chúng tại bờ biển quen thấy Phi-e-rơ mang lưới trong tay, chớ không phải cần câu và lưỡi câu. Nhưng Phi-e-rơ đã tin vào lời phán của Chúa, và Đức Chúa Trời đã tôn trọng đức tin của ông. Nếu chúng ta tin cậy nơi Vua, Ngài sẽ đáp ứng mọi nhu cần của chúng ta khi chúng ta vâng theo lời của Ngài.



 


14. SỰ QUỞ TRÁCH CỦA NHÀ VUA (Mat 18:1-35)


Tại sao một số con cái Đức Chúa Trời phải trải qua một thời gian khó khăn như vậy mới sống hoà hợp với nhau được? Tôi nghe có một bài thơ nói rất đúng về vấn đề này.


Sống trên mây với các thánh đồ yêu mến,


Vinh quang, thật vinh quang.


Sống nơi thế hạ với các thánh đồ ta biết-


Vâng đó là chuyện lắm tình tiết!


Giữa vòng các Cơ Đốc-nhân ngày nay có quá nhiều phân rẽ và bất hoà, vì vậy chúng ta rất cần lời dạy dỗ trong Ma-thi-ơ chương 18. Chúa Giê-xu quở trách các môn đệ Ngài vì lòng họ kiêu ngạo và tham muốn quyền lợi địa vị ở thế gian này, Ngài dạy họ ba điều quan trọng về cách nào để sống hiệp một và hoà thuận giữa vòng con dân Chúa.


1. Đức khiêm nhường (Mat 18:1-14)

Có người định nghĩa chính xác sự khiêm nhường là “nét duyên dáng mà bạn đã đánh mất ngay khi bạn nhận biết mình đang sở hữu! ” Người ta cũng nhận định rõ rằng, “Sự khiêm nhường thật không phải là nghĩ cách thấp kém về bản thân, nhưng là không một mảy may để ý đến chính bản thân mình”.


Cần phải có lòng khiêm nhường (Mat 18:1). “Ai trong chúng ta là người lớn hơn hết?” là đề tài các môn đệ bàn luận nhiều lần, vì chúng ta thường thấy vấn đề này xuất hiện trong sách Phúc Âm. Các diễn tiến mới xảy ra có thể khiến tình trạng càng tồi tệ, nhất là sự việc có liên quan đến Phi-e-rơ.Xét cho cùng, Phi-e-rơ đã đi bộ trên mặt nước, ở với Chúa trên chót núi, và đã nộp thuế bởi một phép lạ.


Sự việc Chúa Giê-xu bày tỏ cùng các môn đệ về sự đau đớn và cái chết hầu đến của Ngài chẳng có ảnh hưởng gì đến họ. Các môn đệ đang nghĩ về chính mình và tính xem họ sẽ đựơc địa vị nào trong Nước thiên đàng. Vấn đề này cuốn hút các môn đệ đến nỗi họ đã thực sự cãi nhau! (Lu 9:46).


Thói ích kỷ và sự chia rẽ của con cái Đức Chúa Trời là điều đáng hổ thẹn đối với đức tin Cơ đốc giáo. Điều gì gây nên những nan đề này? Tính tự cao - tự nghĩ mình quan trọng hơn điều mình thực sự có. Chính sự kiêu ngạo đã dẫn con người vào con đường tội lỗi trong buổi đầu sáng thế (Sa 3:5). Khi con cái Chúa chỉ sống cho chính mình và không quan tâm đến người khác, lúc ấy mâu thuẫn và chia rẽ xảy ra (Phi 2:1).


Gương về sự khiêm nhường (Mat 18:2-6,10-14). Các môn đệ nín thở chờ đợi Chúa Giê-xu nêu tên ai là người lớn nhất trong vòng họ. Nhưng Ngài hoàn toàn không để ý gì đến sự trông mong của họ và Ngài gọi một đứa trẻ đến để ở giữa các môn đệ. Ngài dùng đứa trẻ này làm gương dạy họ về sự cao trọng thật.


Sự khiêm nhường thật có nghĩa là tự biết mình, tự chấp nhận mình, sống với chính bản chất của mình - bản chất tốt nhất – để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Điều đó giúp tránh được hai thái cực: tự hạ thấp mình hơn địa vị đáng phải có như Môi-se đã làm khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông, (Xu 3:11), hoặc tôn cao mình lên hơn địa vị đang có (Ro 12:3). Đời sống thật sự khiêm nhường không phủ nhận những ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho, nhưng sử dụng chúng để làm vinh hiển Đức Chúa Trời.


Một đứa trẻ trong trắng có những đức tính hướng đến sự khiêm nhường: tin cậy (Mat 18:6), phụ thuộc, thích làm cho người khác vui mừng, không kiêu ngạo hoặc ham muốn được lớn hơn người khác. Tất cả chúng ta vốn có bản chất nổi loạn muốn trở thành người nổi tiếng chớ không thích làm tôi tớ phục vụ. Cần phải được dạy dỗ nhiều chúng ta mới có thể học được những bài học về khiêm nhường.


Các môn đệ muốn biết ai là người lớn hơn hết trong Nước thiên đàng. Nhưng Chúa Giê-xu khuyến cáo rằng nếu không khiêm nhường họ không thể nào vào được Nước Đức Chúa Trời! Họ phải biến đổi – xoay hướng sự suy nghĩ - nếu không sẽ chẳng bao giờ có được Nước thiên đàng.


Trong những câu Kinh Thánh này dường như Chúa Giê-xu đang pha trộn hai khái niệm: bản chất của con trẻ là gương mẫu về sự khiêm nhường, và con cái của Đức Chúa Trời cho dù có thể ở bất cứ lứa tuổi nào. Là Cơ đốc nhân, không những vì Chúa Giê-xu chúng ta tiếp nhận các em trẻ nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận tất cả các con cái của Đức Chúa Trời và tìm cách chăm sóc họ (Ro 14:1). Gây cho một đứa trẻ phạm tội hoặc dẫn chúng đi sai đường là một việc hết sức nghiêm trọng. Nó cũng nguy hại giống như việc gây cho một con cái Chúa vấp phạm bởi gương xấu của chúng ta (Ro 14:13 ICo 8:9). Đời sống thật sự khiêm nhường chỉ nghĩ đến người khác chớ không nghĩ đến chính mình.


Chúa Giê-xu giải thích có thể chúng ta có bốn thái độ khác nhau hướng về trẻ con và do vậy chúng ta cũng có thái độ hướng đến sự khiêm nhường thật. Chúng ta có thể tìm cách trở nên khiêm nhường thật như trẻ con Mat (ICo 18:3-4), như đối với Chúa.Hoặc chúng ta chỉ tiếp nhận con trẻ Mat 18:5) bởi vì Chúa Giê-xu đã dạy chúng ta. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ làm cho các em sa ngã (Mat 18:6), và kết cuộc chúng ta khinh dể các em (Mat 18:10).


Coi thường trẻ con là một hiểm hoạ, bởi vì Đức Chúa Trời coi trọng con trẻ. Khi tiếp rước con trẻ (hoặc một con cái Chúa), tức là chúng ta tiếp rước Đấng Christ (Mat 18:5). Đức Chúa Cha chăm sóc con trẻ và các thiên sứ canh giữ chúng (Mat 18:10). Giống như người chăn tốt, Đức Chúa Trời tìm kiếm những tội nhân hư mất và cứu vớt họ chúng ta không được gây cho họ mất đức tin. Nếu người chăn lo chăm sóc một con chiên trưởng thành, thì việc bảo vệ cho các chiên con lấy làm quan trọng biết bao!


Ngày nay trẻ em bị bỏ bê và ngược đãi, chúng ta cần phải nghiêm túc chú ý lời cảnh cáo của Đấng Christ. Thà buộc cối đá vào cổ người ấy ném xuống biển còn hơn để người ấy ngược đãi một trẻ nhỏ và phải chịu hình phạt của Đức Chúa Trời (Mat 18:6).


Giá phải trả của sự khiêm nhường (Mat 18:7-9). Người thật sự khiêm nhường giúp ích xây dựng người khác, chớ không phá đổ họ.Người ấy làm viên đá lót đường cho kẻ khác bước lên, và không làm hòn đá vấp chân ai. Vì vậy, bất kỳ điều gì làm tôi sa ngã phải dẹp bỏ khỏi đời sống tôi, vì nếu không, tôi sẽ gây cho người khác vấp phạm. Chúa Giê-xu đã phán giống như vậy trong Bài Giảng Trên Núi (Mat 5:29-30). Thánh Phao lô đã dùng mắt, tay, và chân để minh hoạ sự nhờ cậy lẫn nhau giữa các chi thể trong thân thể Đấng Christ (ICo 12:14-17).


Sự khiêm nhường bắt đầu bằng việc tự xét mình, và tiếp theo là quên mình. Chúa Giê-xu không dạy chúng ta làm hại đến thân thể, vì thân thể chúng ta có đau đớn cũng không thể nào thay đổi tình trạng thuộc linh trong lòng chúng ta được. Hơn nữa, Ngài đang dạy chúng ta thực hiện “cuộc giải phẫu tâm linh” trong chính con người chúng ta, loại bỏ bất kỳ điều gì khiến chúng ta sa sút yếu đuối và gây cho người khác vấp phạm. Người khiêm nhường sống cho Chúa Giê-xu trước hết và kế đến cho tha nhân - cuối cùng người mới nghĩ đến bản thân mình. Người vui mừng khi phải mất mát những điều tốt đẹp nếu điều đó đem ích lợi cho người lân cận.Có lẽ lời giải thích tốt nhất về điều này nằm trong Phi 2:1-18.


2. Sự thành thật (Mat 18:15-20)

Chẳng phải lúc nào chúng ta cũng thực hành đức tính khiêm nhường. Nhiều lúc cố ý hay vô tình, chúng ta chọc giận người khác và làm khổ họ. Ngay cả Luật pháp Cựu Ước cũng nhìn nhận “tội phạm do lầm lỡ” (Dan 15:22), và vua Đa vít đã cầu nguyện Chúa tha thứ “những lỗi ông không biết” Thi 19:12), nghĩa là “những lỗi mắt tôi không thấy”. Chúng ta nên làm gì khi một con cái Chúa phạm tội nghịch cùng chúng ta hoặc gây chúng ta vấp phạm? Cứu Chúa cho chúng ta những lời khuyên:


Giữ kín vấn đề. Hãy đến với người đã phạm tội và nói chuyện riêng với người đó. Có thể anh ta không nhận ra điều đã làm. Hoặc mặc dù anh ta có cố tình phạm tội, thái độ hạ mình và yêu thương của bạn sẽ giúp anh ta ăn năn xin lỗi. Quan trọng hơn hết, bạn hãy đến với người ấy với tư tưởng được người anh em của bạn, chớ đừng đến với ý nghĩ sẽ thắng cuộc tranh luận. Chúng ta có thể thắng cuộc tranh luận nhưng đánh mất anh em mình.


Phải mặc lấy lòng nhu mì và khiêm nhường khi tìm cách sửa dạy anh em chị em mình (Ga 6:1). Chúng ta không nên lên án người có tội, hoặc đi kể cho mọi người biết về điều anh em mình vấp phạm. Chúng ta phải hết lòng yêu thương tìm cách giúp đỡ họ giống như cách chúng ta muốn họ đối xử khi chúng ta ở trong tình cảnh ấy.Chữ “sửa lại” trong Ga 6:1 là từ y học trong tiếng Hy Lạp có nghĩa “chỉnh lại cái xương bị gãy”. Hãy nghĩ đến sự kiên nhẫn và lòng nhân hậu cần phải có!


Nhờ những anh em khác giúp đỡ. Nếu người phạm lỗi từ chối không chịu sửa đổi, lúc ấy chúng ta có thể tự do bày tỏ gánh nặng với một hoặc hai tín hữu đáng tin cậy. Nên chia sẻ mọi việc chúng ta thấy và nhờ anh em trong Chúa cầu nguyện khuyên lơn người ấy. Xét cho cùng có thể chúng ta sai trong xử sự. Nếu người anh em thấy nguyên nhân xảy ra là đúng, lúc ấy sẽ cùng đi với chúng ta đến với người phạm lỗi cố thuyết phục anh ta một lần nữa. Không chỉ những anh em này bền lòng cầu nguyện và kiên nhẫn thuyết phục, nhưng họ còn là người làm chứng sự thật cho Hội Thánh về buổi nói chuyện (Phu 19:15 IICo 13:1).


Khi tội lỗi không được giải quyết cách chân thành, nó sẽ lây lan. Vấn đề lúc đầu chỉ xảy ra giữa hai người bây giờ lớn dần kéo theo đến bốn năm người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả Chúa Giê-xu và Phao-Lô đều so sánh tội lỗi như men, bởi vì men làm cho tiêm nhiễm và lây lan.


Nhờ Hội Thánh giúp đỡ. Hãy nhớ, mục tiêu của chúng ta không nhằm để thắng một vụ kiện tụng nhưng để chinh phục được một anh em. Chữ “được lại” ở Mat 18:15 được dùng trong ICo 9:19-20 nói đến việc chinh phục người bị hư mất nhưng cũng thật quan trọng trong việc thuyết phục người đã được cứu. Đây là lần thứ hai Chúa chúng ta nhắc đến Hội Thánh (Mat 16:18), và ở đây Chúa muốn nói đến Hội Thánh địa phương. Các môn đệ của Chúa được dạy dỗ trong nhà hội Do- Thái-Giáo, vì thế họ quen thuộc với kỷ cương của giáo hội.


Sự việc riêng tư giữa hai người bây giờ được công bố cho toàn Hội Thánh đều biết.Kỷ cương phép tắc của Hội Thánh ngày nay thường bị xao lãng, nhưng nó được nhắc đến ở đây và trong các thư tín (ICo 5:1-13 IITe 3:6-16 IITi 2:23-26 Tit 3:10). Con cái trong gia đình cần phải có kỷ luật như thế nào thì con cái Đức Chúa Trời trong Hội Thánh cũng cần phép tắc thể ấy. Nếu đến lúc sự việc đưa ra cho toàn thể Hội Thánh, nhưng người phạm lỗi vẫn chưa đổi ý và ăn năn, lúc ấy người đó phải chịu hình thức kỷ luật. Anh ta không thể nào được mọi người đối xử như anh em thuộc linh, vì anh ta đã mất địa vị ấy. Anh ta chỉ được đối đãi như người ngoài Hội Thánh, dầu không bị khinh ghét nhưng không có mối tương giao thân thiết.


Hãy giữ Hội Thánh trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Mat 18:18-20). Điều then chốt là Hội Thánh phải ở trong tình trạng thuần khiết nhất trước khi kỷ luật một thành viên. Khi Hội Thánh kỷ luật một người nào, thực sự Hội Thánh đang tự kiểm điểm và xem xét chính mình. Đây là lý do Chúa thêm vào những từ ngữ nói về quyền phép, sự cầu nguyện, và thông công. Chúng ta không thể kiểm điểm người khác nếu không tự xem lại mình. Bất cứ điều gì chúng ta ràng buộc (cho phép) trong Hội Thánh chắc chắn trước đó đã được Đức Chúa Trời cho phép. (Xem các lời giải thích trong Mat 16:9).


Hội Thánh phải đặt dưới quyền điều khiển của Lời Đức Chuá Trời. Kỷ cương Hội Thánh không phải ám chỉ đến một nhóm cảnh sát Cơ đốc cư xử một cách kiêu căng hùng hổ. Đúng hơn, điều đó có nghĩa Đức Chúa Trời đang thực thi quyền tể trị của Ngài trên và qua Hội Thánh địa phương để sửa dạy con cái Ngài đang sai phạm.


Không chỉ phải có thẩm quyền của lời Đức Chúa Trời, nhưng còn phải thành tâm cầu xin (Mat 18:19). Chữ thuận nhau trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bản giao hưởng”. Hội Thánh phải hiệp ý trong sự cầu nguyện khi tìm cách khuyên dạy thành viên sai phạm. Chính qua sự cầu nguyện và tìm kiếm lời Đức Chúa Trời chúng ta sẽ hiểu được ý muốn của Đức Chúa Cha trong từng vấn đề.


Sau hết, phải có sự thông công (Mat 18:20). Hội Thánh địa phương phải là cộng đồng thờ phượng, nhận biết Chúa đang hiện diện ở giữa. Thánh Linh của Đức Chúa Trời có thể cáo trách cả người phạm tội lẫn Hội Thánh, và Ngài cũng đoán phạt tội lỗi giữa Hội Thánh (Cong 5:1-11).


Hội Thánh ngày nay rất cần sự thành thật. “Lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật”là tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (Eph 4:15). Nếu chúng ta bày tỏ yêu thương không bởi lòng chân thật, đó chỉ là hình thức bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta cố gắng nói ra lẽ chân thật nhưng không bởi tình yêu thương, thì đó có thể là một điều ác. Chúa Giê-xu luôn luôn lấy lòng yêu thương giảng dạy lẽ thật. Nếu lẽ thật làm cho đau đớn, đó là vì ” Bạn hữu làm cho thương tích ấy là bởi lòng thành tín...” Ch 27:6).


Nhưng chúng ta nhớ kỹ rằng khiêm nhu phải đi trước thành thật. Một Cơ đốc nhân kiêu ngạo không thể lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật được. Người ấy sẽ dùng lỗi lầm của anh em mình làm vũ khí nghịch lại họ chớ không dùng nó làm công cụ xây dựng. Kết quả chỉ gây thêm chia rẽ và bất hoà.


Sự dối trá là tội lỗi đầu tiên xảy ra trong nội bộ Hội Thánh trong thời Tân Ước (Cong 5:1-11). A-na-nia và Sa-phi-ra tìm cách làm cho cả Hội Thánh tin rằng họ có đời sống thuộc linh cao hơn. Họ tự dối lòng mình khi nghĩ rằng có thể thoát được sự lừa dối họ nói dối anh em trong Đấng Christ và các lãnh đạo Hội Thánh và đã tìm cách nói dối Đức Thánh Linh. Kết quả họ đã bị lên án và chết. Có thể Đức Chúa Trời không giết mọi người giả dối trong Hội Thánh ngày nay, nhưng thói đạo đức giả thực sự bóp chết Hội Thánh.


Vấn đề nội bộ thứ hai (Cong 6:1-7) có liên quan tới những người đang bị bỏ bê không được chăm sóc. Các sứ đồ và môn đệ giải quyết vấn đề bằng lẽ thật và lòng yêu thương, kết quả Hội Thánh nhận được phước hạnh dồi dào từ nơi Chúa. Cần phải có lòng thành thật và tình yêu thương, hai điều này phải được thực hiện bằng đức khiêm nhường.


3. Sự tha thứ (Mat 18:21-35)

Khi bắt đầu sống trong bầu không khí khiêm nhường thành thật, chúng ta phải liều mình và sẵn lòng chịu hiểm nguy. Nếu lòng khiêm nhường và thành thật không sanh bông trái tha thứ, thì các sợi dây thân ái không thể kiện toàn và mạnh mẽ được.Phi-e-rơ nhận ra nguy cơ rạn nứt mối tương giao với anh em nên hỏi Chúa Giê-xu cách ông phải xử trí như thế nào khi gặp người mắc lỗi với mình trong tương lai.


Nhưng Phi-e-rơ đã mắc một vài sai phạm nghiêm trọng. Đầu tiên, ông thiếu hạ mình. Ông biết chắc anh em của ông sẽ phạm tội nghịch cùng mình, nhưng ông thì không nghịch lại anh em mình! Sai phạm thứ hai Phi-e-rơ đòi hỏi giới hạn và biện pháp. Nơi nào có lòng yêu thương, nơi đó không hề có giới hạn hoặc biện pháp (Eph 3:17-19). Phi-e-rơ nghĩ rằng ông đang bày tỏ đức tin và lòng yêu thương lớn lao khi tha thứ cho anh em mình ít nhất là bảy lần. Vả lại, các thầy dạy đạo đã giảng rằng ba lần là đủ.


Chắc chắn Phi-e-rơ rất đỗi kinh ngạc khi nghe Chúa đáp, “Đến bảy mươi lần bảy” (490 lần). Ai có thể tính nổi bấy nhiêu lần xúc phạm như vậy? Nhưng đó là điều Chúa muốn phán dạy: Lòng yêu thương “không chấp trách điều gì" (Eph ICo13:5, BDY). Khi đã tha thứ cho anh em mình được nhiều lần như thế, lúc ấy chúng ta có thói quen tha thứ.


Nhưng Chúa Giê-xu không khuyên dạy tha thứ qua loa hoặc chiếu lệ. Tình yêu Cơ đốc không mù quáng (Phi 1:9-10). Sự tha thứ Đấng Christ đòi hỏi dựa trên lời dạy dỗ của Ngài trong các câu Mat 18:15-20. Nếu một người phạm lại lỗi cũ, bởi lòng thương yêu tha thứ của anh em mình khích lệ người đó có đủ sức mạnh và năng lực để đắc thắng tội lỗi ấy. Nếu chúng ta lên án anh em mình, chúng ta phơi bày nỗi xấu hổ của họ. Nhưng nếu tạo không khí yêu thương tha thứ, chúng ta có thể giúp Đức Chúa Trời bày tỏ sự thiện lành trong họ.


Thí dụ nêu trên minh hoạ năng lực của tha thứ. Thật là quan trọng khi thấy rằng thí dụ này không nói về sự cứu rỗi, vì cứu rỗi là sự đầy trọn của ân điển và là sự ban cho không điều kiện. Làm cho ơn tha thứ của Đức Chúa Trời trở nên một việc tạm thời là xúc phạm đến chính lẽ thật Thánh Kinh (Ro 5:8 Eph 2:8-9 Tit 3:3-7). Thí dụ đề cập đến sự tha thứ giữa hai anh en trong Chúa, không phải giữa tội nhân hư mất và Đức Chúa Trời. Chương sách này nhấn mạnh đến một người tha thứ cho một người khác trong Hội Thánh (Mat 18:15,21).


Nhân vật chính trong phân đoạn này trải qua ba giai đoạn trong từng trải ơn tha thứ.


Ông ta là một con nợ (Mat 18:23-27). Người đàn ông này thâm lạm ngân quĩ của nhà vua và khi vua tính sổ, tội lỗi ông bị phát hiện. Tổng số thuế thu được trong xứ Palestine mỗi năm vào khoảng 800 ta-lâng, vì vậy bạn có thể hiểu mức độ thiếu thành thật của người đàn ông này. Theo thời giá ngày nay, khoản tiền này có thể tương đương trên 10 triệu đô la (khoảng 140 tỉ đồng Việt Nam).


Người đàn ông này nghĩ rằng ông ta có thể thoát được nợ. Ông ta thưa với Vua cho mình có thời gian để có thể trả hết nợ. Chúng ta tìm thấy hai tội mà ông ta phạm ở đây: kiêu ngạo và thiếu lòng thành thật ăn năn. Người đàn ông không xấu hổ vì mình đã thâm lạm tiền bạc của vua ông ta xấu hổ vì bị bắt. Và thực sự ông ta nghĩ rằng mình đủ khả năng kiếm tiền trả nợ Vua. Trong nền kinh tế thời ấy, một người đàn ông phải làm việc 20 năm mới kiếm được một ta-lâng.


Ông ta ở trong tình thế vô vọng, ngoại trừ một điều: Vua là người đầy lòng thương xót. Vua chấp nhận sự mất mát và tha nợ cho tên đầy tớ. Điều này có nghĩa ông ta được Vua ân xá, bản thân ông ta và gia đình sẽ không bị bỏ tù cho đến khi trả hết nợ. Người đầy tớ không xứng đáng với ơn tha thứ này hoàn toàn do hành động yêu thương và nhân từ của người chủ thực hiện.


Ông ta là một chủ nợ (Mat 18:28-30). Người đầy tớ rời khỏi Vua ra về, gặp người bạn cùng làm việc mắc nợ ông ta 100 xu (khoảng 14.000 đồng Việt nam). Một công nhân trung bình kiếm được một xu một ngày, vì vậy số nợ này không có ý nghĩa gì so với khoản tiền người đầy tớ nợ Vua. Thay vì chung vui với bạn của mình vì được xoá nợ, ông ta xử tệ với bạn mình và đòi người ấy phải trả nợ cho mình. Người bạn mắc nợ cũng bày tỏ giống như người đầy tớ: “Xin giãn cho tôi thì tôi sẽ trả cho anh! ” Nhưng người đầy tớ bất nghĩa không chịu tha cho người khác những gì ông ta muốn người khác làm cho mình.


Có lẽ về mặt luật pháp ông ta có quyền bắt bỏ tù người khác nhưng trong lương tâm ông không có quyền làm như vậy. Chính người đầy tớ đã được tha thứ - ông ta lại không thể tha thứ cho bạn mình sao? Người đầy tớ và gia đình đã được tự do không bị tù tội. Ông ta không nên cho bạn mình tự do sao?


Ông ta bị bỏ tù (Mat 18:31-34). Ban đầu nhà Vua giải thoát người đầy tớ khỏi bị tù, sau đó ông ta tự đưa mình vào tù. Người đầy tớ thực thi sự công bình và bắt bạn mình bỏ tù. Nhà Vua hỏi, “Vậy ngươi muốn sống theo lẽ công bình ư?”. “Ngươi sẽ có công bình! Hãy giam đứa đầy tớ gian ác này vào ngục và làm khổ nó! Ta sẽ làm cho ngươi như ngươi đã làm cho người khác.” (Không thấy nói đến toàn bộ gia đình bị phạt tù. Suy cho cùng chính người cha trong gia đình đã xử tệ với bạn của mình và bỏ qua ơn tha thứ của vua.)


Đóng chặt cửa lòng khoan dung tha thứ là ngục tù tệ hại nhất của thế gian. Nếu từ chối tha thứ cho người khác, lúc đó chúng ta đang tự giam hãm chính mình và gây ra nỗi khổ riêng cho mình. Tôi đã gặp một số người đau khổ nhất trong những năm tháng chức vụ của tôi, họ đều là những người không chịu tha thứ cho người khác.Họ chỉ sống để nghĩ cách trả thù người đã cư xử xấu với họ. Nhưng thực sự họ đang tự hành hạ mình.


Người đầy tớ này có điều gì sai chăng? Ông ta sai phạm giống như nhiều Cơ đốc nhân:Họ đã nhận ơn tha thứ, nhưng thực sự trong lòng không kinh nghiệm ơn tha thứ một cách sâu xa. Vì vậy họ không thể chia sẻ sự tha thứ cho người xử tệ với họ.Nếu chúng ta chỉ sống theo lẽ công bình, luôn mưu tìm điều gì thuộc về mình, chúng ta sẽ tự giam mình trong tù ngục. Nhưng nếu sống theo sự tha thứ, chia sớt những gì Đức Chúa Trời đã ban cho, lúc ấy chúng ta sẽ tận hưởng niềm vui và tự do. Phi-e-rơ đòi xin một thước đo công lý Chúa Giê-xu phán với ông ta hãy thực hành sự tha thứ và quên đi thước đo.


Chúa Giê-xu nghiêm nghị cảnh cáo các môn đệ. Ngài không phán Đức Chúa Trời chỉ cứu rỗi những người tha thứ cho người khác. Chủ đề của thí dụ này là tha thứ giữa vòng anh em trong Chúa, chớ không phải sự cứu rỗi dành cho tội nhân hư mất.Chúa Giê-xu cảnh cáo rằng Đức Chúa Trời không thể tha thứ nếu chúng ta không có lòng khiêm nhường ăn năn. Chúng ta bày tỏ tình trạng thật của lòng mình qua cách đối xử với người khác. Khi có lòng khiêm nhường ăn năn, chúng ta sẽ vui vẻ tha thứ cho kẻ khác. Nhưng nơi nào có sự kiêu ngạo và ý thích trả thù, nơi đó không thể có sự hối cải thật và điều này có nghĩa Đức Chúa Trời không thể tha cho chúng ta được.


Nói cách khác, nhận ơn thứ tha của Đức Chúa Trời không thì chưa đủ ngay cả việc tha thứ cho người khác cũng vậy. Chúng ta phải kinh nghiệm ơn tha thứ trong lòng chúng ta để rồi hạ mình xuống và rộng lòng nhân ái thứ tha kẻ khác. Người đầy tớ trong thí dụ không kinh nghiệm sâu xa về sự tha thứ và khiêm nhường. Ông ta chỉ vui khi được “thoát khỏi khó khăn”. Ông ta chẳng bao giờ thực sự ăn năn.


“Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thhương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” (Eph 4:32). “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Co 3:13).



bottom of page