top of page
4. Năm vị vua xấu xa (IIVua 15:8-31)
Từ...
...Giê-rô-bô-am II, vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên, đến Ô-sê, vua cuối cùng của Y-sơ-ra-ên, không có vua nào được gọi là “tốt”. Tuy nhiên, nước Giu-đa cũng không hơn gì, vì trong số 20 vua cai trị sau khi đất nước bị chia cắt, chỉ có 8 vua được gọi là “tốt” [36] Trong phần nầy của sách II Các-vua, húng ta sẽ gặp 5 vị vua của Y-sơ-ra-ên, sẽ biết bản tính xấu xa và những việc làm gian ác của họ. 4 vua trong số đó bị ám sát! Sa-lum chỉ cai trị được một thánh, Xa-cha-ri được 6 tháng, và Phê-ca-hia được khoảng 2 năm. Mê-na-hem, vua gian ác nhất, cai trị được khoảng 10 năm, và Phê-ca được 12 năm. Khi Vương Quốc phía Bắc sa chân vào chỗ huỷ diệt, các vua của nó đã đẩy ngày đoán phạt của Đức Chúa Trời càng nhanh đến. Đức Chúa Trời thường ban cho một đất nước những người lãnh đạo mà nó đáng nhận được.
• Xa-cha-ri (IIVua 15:8-12).
Có 19 người trong Kinh Thánh có tên là Xa-cha-ri; người nầy là con trai của Giê-rô-bô-am II, vua vĩ đại cuối cùng của nước Y-sơ-ra-ên ở phía bắc. Xa-cha-ri không có tài chính trị như cha mình và ông quyết định theo gương xấu của người cùng tên với cha mình, Giê-rô-bô-am I. Xa-cha-ri là chắt của Giê-hu và vì vậy là người cuối cùng của triều đại đó. Đức Chúa Trời hứa với Giê-hu rằng con cháu ông sẽ cai trị trên ngôi trong 4 đời (IIVua 10:30) và lời hứa nầy đã thành hiện thực.
Xa-cha-ri là vua, không phải vì tính lương thiện, tài năng hay sự nổi tiếng, hưng vì ông được may mắn sinh ra trong một gia đình của vua. Chỉ có hai điều được ghi lại về ông: ông gian ác trong mặt Đức Chúa Trời, và bị Sa-lum ám sát nơi công khai, và sau đó Sa-lum chiếm ngôi vua. Xa-cha-ri lên ngôi chỉ được 6 tháng, và cái chết của ông đã kết thúc triều đại Giê-hu.
• Sa-lum (IIVua 15:13-15).
Chúng ta biết rất ít về người nầy. Ông đã tổ chức mưu sát Xa-cha-ri; ông cai trị chỉ được 1 tháng; và ông là nạn nhân của một âm mưu lật đổ và ám sát khác. “Ai đào hầm sẽ té xuống đó; Kẻ nào lăn đá, đá sẽ trở đè lại nó” (Ch 26:27). Sa-lum bị Mê-na-hem giết chết; Mê-na-hem là một trong quan tổng binh của Sa-lum tại Tiệt-sa, thủ đô ban đầu của Sa-ma-ri (IVua 14:17; IVua 15:21,33). Nếu Sa-lum có con cháu, chúng sẽ không thể chấp nhận việc đó. Về Sa-lum có gì để tự hào?
• Mê-na-hem (IIVua 15:6-22)
Vì ông là người được dân chúng kính sợ và có quân đội riêng, Mê-na-hem cai trị được khoảng 10 năm và chết tự nhiên. Vì dân ở Típ-sắc (một thành không thể xác định) không thừa nhận vương quyền của ông, ông đã tiến đánh thành ấy và giết chết những kẻ thù của ông. Ông là người tàn bạo, bắt chước theo tập tục của người Sy-ri, mổ bụng những người đàn bà có nghén (c.16 IIVua 8:12, điều nầy đã được tiên tri Ô-sê cảnh báo (Os 13:16).
Khi quân A-si-ri xâm lược xứ. Mê-na-hem thu thuế tất cả những người giàu mỗi người năm mươi siếc-lơ bạc và nộp cống cho vua A-si-ri (Tiếc-la-Phi-lê-se) 37 tấn bạc. Quân A-si-ri rút lui nhưng 20 năm sau họ trở lại và chiếm toàn bộ xứ. Trong trường hợp đó, chắc chắn Đa-vít đã tin cậy Đức Chúa Trời và chiến đấu với A-si-ri và giành chiến thắng; nhưng chính sách của Mê-na-hem là thoả hiệp và giảng hoà.
• Phê-ca-hia (IIVua 15:23-26).
Con trai của Mê-na-hem lên kế vị ngai vàng nhưng chỉ trị vì được 2 năm. Cha ông ừtn glà một quan tổng binh và đã ám sát vua Sa-lum, và Phê-ni-ca lại bị giết chết ngay trong cung điện bởi Phê-ca, cũng là một quan tổng binh, và rồi phê-ca nầy lên làm vua. Chi tiết Phê-ca được 50 người từ Ga-la-át hỗ trợ cho thấy ông từng là một chỉ huy quân đội ở phía tây sông Giô-đanh. [37] Rất có thể Phê-ca-hia và Phê-ca không thống nhất với nhau về chính sách mà Y-sơ-ra-ên phải theo liên quan đến dân A-si-ri, Phê-ca-hia, giống như Mê-na-hem cha mình, muốn làm dân A-si-ri hài lòng và cống nộp cho họ bất cứ gì họ muốn, trong khi Phê-ca, một nhà quân sự, cứng rắn với dân A-si-ri và có thiện ý với dân Sy-ri.
• Phê-ca (IIVua 15:27-31).
Nhờ sự bảo vệ của quân đội mình Phê-ca có thể cai trị 20 năm. Khi một nhà quân sự kế vị, rất khó lật đổ được ông ta. Dù Mê-na-hem luôn làm vừa lòng dân A-si-ri, ọ vẫn xâm lược Y-sơ-ra-ên với 4 chiến dịch (738,734,733 và 732) không chỉ thu phục được nhiều thành phố quan trọng mà còn chiếm được nhiều phần lãnh thổ từ Ha-mát đến Nép-ta-li ở phương bắc đến Ga-la-át và Ga-li-lê. Dân A-si-ri cũng chiếm luôn Phi-li-tin đến nam dãi Ga-za, và Đa-mách ở Sy-ri. Nhiều người Do-thái và Phi-li-tin bị lưu đày đến A-si-ri. Phê-ca bị Ô-sê, con của Ê-la, giết chết; Ô-sê là người ủng hộ A-si-ri trong quan điểm chính trị. Chúng ta sẽ biết nhiều hơn về Ô-sê trong IIVua 17:1-41. Ông cai trị khoảng 9 năm và có thể đã bị lưu đày đếnA-si-ri và quan đời ở đó (IIVua 17:1; IIVua 18:10-11) [38]
5. Giô-tham, vị vua đạo đức (IIVua 15:32-38) (IISu 27:1-9)
Giô-tham, con trai Ô-xia, lên ngôi khi được 25 tuổi và cai trị trong 16 năm (IISu 27:1). Ông đồng nhiếp chính với cha sau khi Ô-xia mắc bệnh phung vì tội bước vào bên trong đền thánh. Giô-tham được xem là vua tốt, dù A-cha con trai ông là vua xấu xa. Thật ra, từ Giô-tham, vua thứ 11 của Giu-đa, đến Xê-đê-kia, vua thứ 20 và là vua cuối cùng của Giu-đa, chỉ có Giô-tham, Ê-xê-chia và Giô-si-acó thể được gọi là các vua tốt.
Đó là 3 trong số 10 vị vua. Đức Giê-hô-va giữ cho ngọn đèn Đa-vít chiếu sáng ở Giê-ru-sa-lem trong những năm đó, nhưng có lúc Ngài phải phó dân sự Ngài vào tay ba-bylôn để trừng phạt họ vì những tội lỗi họ đã phạm.
Giống như Ô-xia, Giô-tham vừa là nhà xây dựng vừa là một chiến binh. Ông cho sửa lại các tường thành Giê-ru-sa-lem và Cữa Thượng của đền thờ. Ông cũng xây các thành ở các ngọn núi thuộc vùng Giu-đê và những đồm luỹ và tháp canh trong những khu vực rừng rậm. Quân đội của ông đối mặt với quân Y-sơ-ra-ên và Sy-ri, và ông đã đại thắng trước dân Am-môn và bắt họ phải cống nộp hàng năm gần 4 tấn bạc và 62 giạ lúa mạch và cũng chừng ấy lúa mì (IISu 27:5).
“Vậy, Giô-tham trở nên cường thạnh, bởi vì người đi đường chánh đáng trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời mình” (IISu 27:6). Chúng ta không biết ông còn làm được bao nhiêu điều tốt nữa nếu ông được sống lâu hơn.
Trong lịch sử Do-thái chúng ta thường bắt gặp người cha tin kính sinh ra đứa con bất kính và người cha bất kính lại sinh được đứa con tin kính. Vua tốt Giô-sa-phát sinh ra vua xấu Giô-ram, nhưng vua bất kính Giô-ách lại giao đất nước cho đứa con trai (A-ma-xia), cháu nội (Ô-xia), và cháu cố (Giô-tham), là những người tin kính. Tuy nhiên, con trai của Giô-tham là A-cha không phải là vua tốt và tin kính Chúa, nhưng ông đã sinh ra vua tốt Ê-xê-chia; Ê-xê-chia nầy sinh ra Ma-na-se, ại là vua gian ác hơn hết – và ông có thời gian cai trị dài 55 năm! Tiên tri Ê-xê-chi-ên ở Ba-by-lôn đã đối diện với tình huống nầy trong đoạn 18 của lời tiên tri của ông.
Đức Chúa Trời tể trị trong những ân tứ Ngài ban cho các cá nhân và các nước. Đức Giê-hô-va nhẫn nhịn dân sự Ngài suốt trong những ngày gian ác và khó khăn, và Ngài thành tín giữ những lời hứa của Ngài với Đa-vít. Nhưng thời gian đó đã qua. Sau khi A-cha qua đời, chỉ Ê-xê-chia và Giô-si-a tôn trọng Lời Đức Chúa Trời và vâng phục ý muốn Ngài. Nhưng dù con người nhiều lần phạm tội và thất bại, Đức Giê-hô-va vẫn bảo vệ những người tin kính còn sót lại trong đất nước, và từ những dân sót đó, ấng Mê-si-a sẽ bước vào thế gian.
“Từ trước vô cùng Ngài đã thông biết những việc đó” (Công 15:18).
9. CÂU CHUYỆN VỀ HAI VƯƠNG QUỐC (IIVua 16:1-17:41; IISu 28:1-27)
Một câu châm-ngôn của người Anh nói, “Hãy lưu ý bạn là ai, từ đâu đến, bạn làm gì và sẽ đi đâu.” Hai điều đầu tiên cần lưu ý thật dễ trả lời đối với Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, vì cả hai nước nầy đều nói, “Chúng tôi là tuyển dân của Đức Chúa Trời, con cháu của tổ phụ Áp-ra-ham”. Đến ý thứ 3, cả hai vua sẽ phải thừa nhận, “Chúng tôi đã làm theo những gì người tiền nhiệm gian ác của chúng tôi đã làm”.
Vua A-cha của Giu-đa không theo gương tốt của Đa-vít, Ô-sê, vua Y-sơ-ra-ên, mà bắt chước các vua xấu xa đi trước. Họ có quyền tự do quyết định, nhưng họ không thể tự thay đổi hậu quả của những quyết định đó”, điều nầy dẫn chúng ta đến ý thứ 4, “Bạn sẽ đi đâu?”. Đối với cả hai vua, câu trả lời của Đức Chúa Trời rất rõ: “Ngươi và dân sự ngươi đang tiến nhanh đến sự đoán phạt và đổ nát”. Những lời của Sa-lô-môn sắp được chứng minh trong cả hai nước: “Sự công bình làm cho nước cao trọng; song tội lỗi là sự hổ thẹn cho các dân tộc” (Ch 14:34).
1. Giu-đa, một nước thoả hiệp (IIVua 16:1-20) (IISu 28:1-27)
A-cha là con trai của Giô-tham, vị vua tốt, và là cha của Ê-xê-chia, một vị vua rất tốt, nhưng chính ông không phải là một người tốt và tin kính Chúa. Thay vì tìm kiếm và làm thao ý muốn của Đức Chúa Trời, A-cha bắt chước các vua gian ác của Y-sơ-ra-ên và cả những tấp tục của dân ngoại bang A-si-ri [39].
Ông còn làm theo những cách thờ phượng kinh khủng của dâng ngoại và đem dâng chính con trai mình làm của lễ (IISu 23:3 viết từ “con cái” ở số nhiều) cho thần ngoại bang, Ba-anh hoặc Mô-lóc, một tập tục bị Luật pháp Môi-se ngăn cấm (Le 18:21; Phuc 18:10).
Mỗi con trai Do-thái phải được chuộc bằng một của lễ và vì vậy thuộc về Đức Giê-hô-va (Xu 13:1-22; Dan 18:14-16). Làm sao con trai thuộc về Đức Chúa Trời lại bị làm tế lễ cho thần tượng? Nhưng A-cha là người thoả hiệp cả trong các sinh hoạt tôn giáo và mối quan hệ chính trị của ông.
• Thoả hiệp chính trị (IIVua 16:5-9; IISu 28:5-21).
Phê-ca, vua Y-sơ-ra-ên, và Rê-xin, vua Sy-ri, muốn A-cha hiệp với họ chống lại A-si-ri, nhưng A-cha từ chối vì ông là người ủng hộ A-si-ri.
Thật ra, ông nhờ cậy A-si-ri thay vì tin Đức Giê-hô-va. Để trả thù, Sy-ri và Y-sơ-ra-ên lên kế hoạch lật đổ A-cha khỏi ngai vàng và đem một vua bù nhìn khác lên thay, nhưng Đức Giê-hô-va bảo vệ ngai Đa-vít, dù A-cha không đáng được như vậy (Về toàn bộ câu chuyện nầy, xin đọc Es 7:1-9:20).
Theo IISu 28:5-8, chính Đức Giê-hô-va đã sai hai vua nầy chống nghịch Giu-đa, để trừng phạt A-cha vì tội lỗi của ông ta. Phê-ca và Rê-xin gây nhiều thiệt hại cho Giu-đa nhưng họ không thể chiếm được Giê-ru-sa-lem. Một trong các con trai A-cha bị giết chết, ùng với hai quan chức quan trọng khác. Những kẻ thù xâm lược đã giết hàng ngàn binh lính và bắt hàng ngàn tù binh về Sa-ma-ri. Gần như Y-sơ-ra-ên đang nuốt chửng Giu-đa!
Đức Giê-hô-va dấy lên một tiên trong Y-sơ-ra-ên [40]. Để cảnh cáo quân Sa-ma-ri rằng việc bặt người Giu-đa làm phu tù như vậy là vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và Ngài sẽ trừng phạt họ. Dù thế nào thì dân Giu-đa và dân Sa-ma-ri đều có chung một dòng dõi, dòng dõi của Áp-ra-ham. Tiên tri Ô-bết (không phải là người trong IIVua 15:8) chỉ ra 3 lỗi mà quân Y-sơ-ra-ên đã vi phạm.
-Thứ nhất, họ đã nổi giận với dân Giu-đa và tuỳ tiện bắt và giết chết họ.
-Thứ hai, họ bắt các anh chị em mình làm nô lệ và điều nầy đã đi ngược với luật pháp Đức Chúa Trời (Le 25:39).
Khi làm như vậy, họ tỏ ra không kính sợ Đức Chúa Trời và như vậy buộc Ngài phải trừng phạt họ (IISu 28:9-11). Đúng, Đức Chúa Trời đã nổi giận với Giu-đa (IISu 28:9,25), nhưng có nguy cơ Ngài sẽ nổi giận với Y-sơ-ra-ên vì cách họ đối đãi với Giu-đa (IISu 28:11-13). Sau sứ điệp của Ô-bết, một số lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên đã dừng lại và xác nhận lời tiên tri nói và khuyên quân lính không phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời và các anh chị em của họ.
Một điều đặc biệt đã xảy ra: dân sự chấp nhận sứ điệp của Đức Chúa Trời, ăn năn, và thay đổi cách cư xử đối với những tù nhân. Dân Y-sơ-ra-ên không chỉ cho họ đồ ăn, áo mặc và săn sóc người bị thương và suy nhược, mà họ còn trả lại những của cải đã cướp được từ Giu-đa. Đây là một ví dụ của “người Sa-ma-ri nhân lành” trên cấp độ quốc gia (Lu 10:25-37), và nó nhắc chúng ta nhớ sự nhân từ của của Ê-li-sê đối với các binh lính Sy-ri đến bắt ông (IIVua 6:15-23). Khi các tù nhân (cùng với những của cải) được trở về Giu-đa, họ lành nhân chứng sống về ân điển và sự tốt lành của Đức Giê-hô-va, nhưng không thấy chép rằng A-cha đã hướng dẫn dân sự thờ phượng, gợi khen và tạ ơn Đức Giê-hô-va.
Sự kiện nầy còn mang một thông điệp khác cho người Giu-đa: sẽ đến lúc dân Ba-by-lôn xâm lược xứ và bắt hàng ngàn người lưu đày đến Ba-by-lôn. Kinh nghiệm nầy với Y-sơ-ra-ên có gì đó giống như “một sự diễn tập” đối với dân Giu-đa, nhưng Ba-by-lôn không đối đãi với họ như Y-sơ-ra-ên đã làm. Hầu hết những những bị lưu đày đến Ba-by-lôn đều đã chết tại đó, và sau 70 năm, chỉ một nhóm người yếu đuối còn sót lại sẽ trở về xây sửa đền thờ và nổ lực dựng lại đất nước.
Đức Giê-hô-va vẫn trừng phạt các nước ngày nay như Ngài đã làm ngày xưa không? Dĩ nhiên dân Do-thái thuộc về dân giao ước, dù giờ đây nó bị chia cắt thành hai nước; và họ có bổn phân phải vâng giữ giao ước của Đức Giê-hô-va. Nhưng về các nước không có mối quan hệ giao ước với Đức Giê-hô-va thì sao? Tiên tri A-mốt nói rõ rằng Đức Chúa Trời biết tội lỗi của các dân ngoại và bắt họ phải chịu trách nhiệm (Am 1:1-2:16). Đức Chúa Trời không bao giờ ban luật pháp Ngài với các dân ngoại (Thi 147:19-20), nhưng những điều khoản của luật pháp đó được ghi khắc trong lòng của tất cả loài người (Ro 2:12-16), vì vậy người Ngoại bang không biết vâng lời là phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời.
Khi bạn đọc Cựu-ước, bạn thấy Đức Chúa Trời trừng phạt Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Sa 18:1-19:38), Ê-díp-tô (Xu 1:1-14:31), các nước Ngoại bang ở trong và xung quanh Ca-na-an ( Dan 31:1-32:42; Gios 1:1-12:24), và cả Ba-by-lôn (Gie 50:1-51:64). Tuy nhiên, vì dân Do-thái biết Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống và họ còn có chứng nhân của luật pháp Ngài, họ càng chịu trách nhiệm nhiều hơn. Thật buồn cho Y-sơ-ra-ên bội đạo và Giu-đa không thể là ánh sáng cho các nước, giờ đây họ tỏ ra quan tâm đến việc vâng theo sứ điệp của Đức Chúa Trời. Giu-đa có đền thờ, luật pháp, và chức tế lễ, nhưng họ không có Đức Giê-hô-va. “Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!” (Thi 33:12).
• Thoả hiệp tôn giáo (IIVua 16:10-18; IISu 28:22-25). Không những Y-sơ-ra-ên và Sy-ri tấn công Giu-đa, Đức Chúa Trời còn đem Ê-đôm và Phi-li-tin chống nghịch Giê-ru-sa-lem. A-cha sai sứ giả đến cần viện vua A-si-ri. Lời lẽ trong thư của ông đầy xu nịnh và tâng bốc mà ngày nay chúng ta sẽ gọi là “bợ đỡ”.
Ông tự nhận mình là “tôi tớ”, là “con trai” của Tiếc-la-Phi-lê-se, một thái độ chưa từng thấy ở dòng dõi Đa-vít đối cùng vua ngoại bang. Để tâng bốc vua A-si-ri hơn, A-cha lấy của cải của đền thờ, cung điện và của các hoàng tử để dâng cho vua A-si-ri. Thật sự A-cha đã biến Giu-đa thành một nước chư hầu chịu dưới sự kiểm soát và bảo vệ của A-si-ri. A-cha không có đức tin sống động nơi Đức Giê-hô-va và đặt lòng tin của mình nơi quân đội của A-si-ri, và vì điều nầy ông đã phải trả giá rất đắt. Đúng là A-si-ri đã đánh bại Sy-ri, nhưng sau đó tiếc-la-Phi-lê-se triệu tập “con trai” và là “đầy tớ” của ông đến Đa-mách để khai trình và nhận lệnh. Qua những ngày đó, các nước rất e ngại các vua Giu-đa và quân đội của họ!
Vua Ô-xia đã cố tình xen vào việc của đền thờ và Đức Giê-hô-va đã phạt ông bệnh phung, nhưng thầy tế lễ U-ri lại làm theo tất cả những gì vua ra lệnh, dù như vậy là bất tuân luật pháp Môi-se. Chúng ta không biết chắc việc bắt chước kiểu bàn thờ của dân ngoại hoàn toàn là ý của A-cha hay là lệnh của vua A-si-ri. Có lẽ Tiếc-la-Phi-lê-se muốn bàn thờ nầy được đặt trong đền thờ của người Do thái để nhắc vua và cả dân Diu-đa nhớ rằng giờ đây họ phải chịu phục dưới quyền lực của A-si-ri. A-cha không hết lòng thờ phượng Đức Giê-hô-va, vì chắc chắn bàn thờ nầy được dựng lên chỉ để thỏa mãn tính kiêu ngạo của ông. Ông sẽ có một bàn thờ của vua giống như bàn thờ ở Đa-mách! Cuối cùng bàn thờ theo ý của Đức Chúa Trời bị đẩy sang một bên.
Tất cả điều nầy là một bức tranh mô tả những gì thường xảy ra trong cộng đồng Cơ-đốc ngày nay: một vài người nhìn thấy có điều gì đó ngoài thế gian “phù hợp” với công việc của Đức Chúa Trời, và Hội thánh bắt đầu băt chước thế gian. Môi-se được lệnh phải dựng đền tạm theo lời Đức Chúa Trời chỉ dẫn ông trên núi (Xu 25:40; Xu 26:30; He 8:5) và cũng như vậy đền thờ phải được xây theo những kế hoạch mà Đức Chúa Trời vẽ ra cho Đa-vít (IISu 28:11,12,19). Người Do-thái không bầu ra một ban xây dựng và trưng cầu ý kiến cho dự án. Nhưng ngày nay, Hội thánh trở nên giống thế gian đến nổi thật khó phân biệt được họ.
A.W.Tozer đã viết,
Ngoài một số tội lỗi gớm ghiếc, ngày nay những tội của thế gian không ăn năn lại được phần đông những Cơ-đốc nhân “được tái sanh” chấp nhận. Những Cơ-đốc Nhân trẻ chọn cho mình những mẫu thần tượng đáng ghê tởm và cố bắt chước cho càng giống họ càng tốt. Những lãnh đạo tôn giáo chấp nhận những kỷ sảo quảng cáo, nói khoát, lừa phỉnh và phóng đại không biết xấu hổ ngày nay được đem vào như một thủ tục bình thường trong nhà thờ. Xu hướng đạo đức không phải là xu hướng của Tân-ước nhưng là xu hướng của Hoollywood và Broadway. [41].
A-cha nghĩ rằng Đức Giê-hô-va sẽ đẹp lòng với những của lễ được dâng trên bàn thờ mới lộng lẫy nầy, nhưng ông đã sai. Đức Giê-hô-va không muốn của lễ; Ngài cần sự vâng lời (ISa 15:22-23) và A-cha thờ phượng các thần của dân ngoại (IISu 28:23). Không có lửa từ trời thiêu các của lễ trên bàn thờ của dân ngoại (Le 9:24), vì Đức Giê-hô-va khước từ nó.
Những vật trang trí lạ mắt trong nhà thờ ngày nay có thể làm giáo dân thích thú và hoan nghênh, nhưng chúng không khai trí cho hội chúng và tôn vinh Đức Chúa Trời. Nhà thờ trở thành một rạp hát, sự thờ phượng thành ra buổi trình diễn, bài giảng là một tiết mục biểu diễn, và hội chúng trở thành khán giả. Tất cả những điều nầy không làm vinh hiển Đức Chúa Trời nhưng làm hài lòng người ta.
Nhưng thay bàn thờ của Đức Chúa Trời thànhbàn thờ của người ngoại chỉ là bước khởi đầu. Vua A-cha còn “dời” biển bằng đồng và 10 táng đồng dùng để kê mưới cái chậu rửa các của lễ (ISu 28:17; IVua 7:23-40). Ông ta cần nhiều kim loại quí giá cho mục đích riêng của mình, nên ông lấy của Đức Chúa Trời. Nhưng để làm vui lòng vua A-sa-ri. A-cha đã dời lối vào cho riêng ông trong đền thờ và đặt những bệ cho ngai của ông trong đền thờ. Lúc bấy giờ Tiêc-la-Phi-lê-se đang điều khiển, không phải vua A-cha.
Tuy nhiên, vua không bao giờ có thể thay đổi cách bố trí đền thờ theo ý mình nếu không có sự hợp tác của thầy tế lễ cả U-ri (IIVua 16:10,11,15,16). Khi vua Ô-xia chống lại Lời Đức Chúa Trời và bước vào đền thờ, thầy tế lễ cả A-xa-ria cùng 80 thầy tế lễ khác đã bắt ông ta dừng lại được (IISu 16:16); nhưng U-ra và các thầy tế lễ của ông đã thoả hiệp, không vâng theo Luật pháp của Môi-se và nhượng bộ vua.
Khi thỏa hiệp được lần đầu, sẽ có lần thứ hai và hơn nữa; vì những người yếu đuối như U-ri đã cho những lãnh đạo mình tuỳ tiện hành động, cái ác có cơ hội chiến thắng. A-cha không chỉ thay chỗ bàn thờ và lấy đi miếng trám bằng kim loại khỏi các vật dụng, ông còn lấy tất cả chén, đóng của đền thờ, và lập các bàn thờ ngoài đường phố Giê-ru-sa-lem (ISu 28:24-25). “Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao?” (ICo 5:6 Ga 5:9).
Một khi chúng ta để cho thế gian xâm nhập vào mối thông công trong Hội thánh, nó sẽ bành trướng, làm ô uế mối thông công đó và cuối cùng biến mất. Mãi cho đến khi con trai ông là Ê-xê-chia lên ngôi, đền thờ mà A-cha là ô uế mới được mở cửa trở lại cho sự thờ phượng Đức Chúa Trời (IISu 29:1-29).
Khi A-cha băng hà, ông được chôn ở Giê-ru-sa-lem nhưng không được chôn chung trong các lăng mộ của các vua (IIVua 16:19-20; IISu 28:26-27). Về mặt nầy, ông đi chung với Giô-ram (IISu 21:20), Giô-ách (IISu 24:25) và Ô-xia (IISu 26:23), còn có Ma-na-se sẽ cùng với họ (IISu 33:20). Sự vô tín và bất trung của A-cha đã gây nhiều thiệt hại cho nước Giu-đa, và Ê-xê-chia, con trai ô
2. Y-sơ-ra-ên, một nước bị đánh chiếm (IIVua 16:1-20) (IIVua 17:1-41 18:9-12)
Ô-sê là vua cuối cùng của vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên, vì trong thời của ông (722 T.C.), quân A-si-ri xâm chiếm xứ, bắt nhiều người đi lưu đày và đưa người Ngoại bang thuộc các nước A-si-ri từng chinh phục vào sống ở Y-sơ-ra-ên. Nước Y-sơ-ra-ên trở thanh nước Sa-ma-ri, lấy tên của thủ đô, và dân cư của nó không còn là dân Do-thái thuần chủng nhưng là dân pha tạp giữa nhiều dân tộc.
Đức Chúa Trời đã ban nhiều ơn phước cho dân sự Ngài, nhưng giờ đây những ơn phước đó đã rơi vào tay của A-si-ri và Ba-by-lôn. Dân Do-thái có một Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng họ thay Ngài bằng những thần tượng hay chết. Xứ xở giàu có của họ bị các nước thù địch chiếm giữ, dân sự bị lưu đày, và cuối cùng Giê-ru-sa-lem và đền thờ cũng bị phá huỷ (586 T.C). Đức Chúa Trời trong sự nhân từ của Ngài vẫn gìn giữ số dân trung tín còn sót lại để ngọn đuốc luôn chiếu sáng và Ngài có thể làm trọn những lời Ngài đã hứa với dân sự Ngài.
• Y-sơ-ra-ên mất người lãnh đạo (IIVua 17:1-5).
Ô-sê đã ám sát Phê-ca và chiếm ngôi (IIVua 15:29-31). Tiếc-la-Phi-lê-se đã qua đời và bấy giờ Sanh-ma-na-sa V làm vua A-si-ri, và Ô-sê phục tùng và nộp cống cho vua A-si-ri ấy. Tuy nhiên, Ô-sê bí mật kết ước với Ê-díp-tô để chiêu mộ họ đánh trận cho Y-sơ-ra-ên và giúp Y-sơ-ra-ên bẻ gãy sự kìm kẹp của A-si-ri.[42].
Ngay cả khi Áp-ra-ham lánh sang Ê-díp-tô vì cơn đói kém, ông và vợ ông chỉ chuốc lấy phiền phức (Sa 12:10), những lãnh đạo khác của Do-thái cũng nhờ Ê-díp-tô giúp đỡ nhưng vô ích. (Sa 26:2; Dan 14:1-4; Phuc 17:16; Es 30:1-2; Es 31:1). Các tín đồ ngay nay cũng vậy, họ xây sang nhờ thế gian giúp đỡ thay vì chờ đợi Đức Giê-hô-va và tin cậy Ngài. Khi Sanh-ma-na-sa phát hiện được âm mưu đó, ông đã bắt giam Ô-sê và ngai vàng của Y-sơ-ra-ên phải bỏ trống. [43].
Vào năm 725, Sanh-ma-na-sa tiến hành vây hãm Sa-ma-ri. Nhưng sau đó ông băng hà (hoặc bị giết chết) và quan tổng binh của ông, Sa-gôn lên thay. Cuộc bao vây nầy kéo dài 3 năm, và năm 722, hành Sa-ma-ri đành phải đầu hàng. A-si-ri đã chiếm được các chi phái ở bờ tây sông Giô-đanh rồi (ISu 5:24-26), nên giờ đây họ chiếm được toàn bộ đất nước ngoại trừ Giu-đa, à Giu-đa rồi cũng rơi vào tay Ba-by-lôn.
• Y-sơ-ra-ên mất đất (IIVua 17:6; IIVua 18:9-12).
Như chúng ta đã biết, chính sách của A-si-ri là bắt dân Y-sơ-ra-ên đi lưu đày và thay vào đó là những tù binh của các nước khác. [44]. Giao-ước của Đức Chúa Trời với dân sự Ngài nói rõ rằng sự không vâng lời của họ sẽ khiến họ thất bại trong chiến tranh (Phuc 28:25,49-50,52), bị đàn áp và làm nô lệ (Phuc 28:29,33,48,68) và bị giam cầm (Phuc 28:36,43,63-68) và tất cả điếu đó đã xảy ra cho Y-sơ-ra-ên và Giu-đa.
Đất của họ thuộc về Đức Chúa Trời (Le 25:2,23,38) và dân sự là “quản gia” của Ngài. Không chỉ đất thuộc về Đức Chúa Trời, con người cũng thuộc về Ngài (Le 25:55). Họ sẽ có được đất và hưởng những ơn phước của nó miễn là họ gìn giữ những điều khoản trong giao ước của Ngài, nhưng sự bất tuân nhiều lần của họ đã khiến cho đất của họ bị trừng phạt. Đó chính xác là những gì đã xảy ra.
Vì tội lỗi của dân sự trong suốt thờ các quan xét, 7 nước khác nhau đã xâm chiếm xứ, cướp sản vật, bắt dân sự làm nô lệ ngay trên đất nước của chính mình. Sau khi đất nước chia cắt, Y-sơ-ra-ên bị A-si-ri chiếm đóng và Giu-đa rơi vào tay Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời luôn giữ những điều khoản trong giao ước của Ngài.
• Y-sơ-ra-ên không vâng giữ luật pháp (IIVua 17:7-17).
Những câu Kinh Thánh nầy giống như một bảng cáo trạng mà bị cáo của nó là nước Y-sơ-ra-ên ở phía bắc. Luập pháp là một đặc ân Đức Chúa Trời ban cho dân Do-thái, vâng giữ luật pháp tức làm theo ý muốn của Ngài, họ sẽ được Đức Chúa Trời ban phước và bảo vệ. Nhưng họ đã quên Đức Chúa Trời đã giải cứu họ khỏi Ê-díp-tô và cho họ được tự do thể nào.
Họ quên rằng luập pháp Môi-se dạy họ không được thờ thần tượng mà phải phá hủy các thần tượng, đền miễu và những nơi cao (Phuc 7:7,13). Y-sơ-ra-ên bắt đầu thờ các thần tượng nơi bí mật (c.9), nhưng dần dần việc đó trở nên công khai, và Giê-hô-va được xem như một trong số nhiều các thần đó. Đức Giê-hô-va sai các tiên tri khuyên bảo và cảnh cáo dân sự, nhưng ít ai chịu quan tâm.
Như các tổ phụ của họ, ân Do-thái cứng cổ và cứng lòng; họ không vâng theo Đức Chúa Trời (Phu 9:6,13 Phuc 10:12-22; Ne 9:16,17,29; Thi 106:1-48). Vì chúng ta có xu hướng giống chúa mà mình thờ phượng (Thi 115:8), dân sự đã trở nên “hư không” (rỗng tuyếch, vô ích) vì họ thờ các thần hư không (c.5). Thật vậy, họ đã xây sang các thần tượng và làm tượng bò con vàng trong khi Môi-se trò chuyện với Đức Chúa Trời trên núi Si-na-i (Xu 32:1-35).
Sau khi đất nước bị chia cắt, vua Giê-rô-bô-am làm 2 tượng bò vàng cho dân chúng thờ lạy (IVua 12:25). Thường thường, chính con cái là người phải chịu khổ vì tội lỗi của cha mẹ chúng, vì những người cha Do thái đã đưa con trai và con gái mình qua lửa để dâng cho các thần ngoại bang.
• Y-sơ-ra-ên oán giận Đức Chúa Trời của họ (IIVua 17:18-33).
Cơn giận của Đức Giê-hô-va là cơn giận thánh;không nên so sánh cơn giận của Ngài với tính nóng giận của một con trẻ. Đức Chúa Trời đã nín chịu dân sự Ngài quá lâu và Ngài ban ơn dư dật để đem họ trở về với Ngài, nhưng họ cứng lòng không chịu. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời xuất phát từ tình yêu thương, sự đau lòng.
Chính là sự đau lòng của người cha khi muốn điều tốt nhất cho con cái mình, nhưng họ thích đi theo ý riêng. Những câu Kinh Thánh nầy cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã chia cắt dân sự Ngài thành hai nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa vì Ngài muốn bảo vệ triều đại Đa-vít trước sự thờ thần tượng trong Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, tôn giáo giả hình và do con người nghĩ ra của Giê-rô-bô-am đã tiêm nhiễn vào Giu-đa, và chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời số dân sót trung tín được gìn giữ.
Cụm từ “kính sợ Đức Giê-hô-va” có nghĩa là “thờ phựơng Đức Giê-hô-va theo Luật pháp Môi-se” (c.25,28,32,34). Sự pha trôn tôn giáo giữa nhiểu dân tộc đã sinh ra một thuyết mà chúng ta ngày nay gọi là ”Đa nguyên luận”.
-Thứ nhất, dân Do-thái không thờ phương Đức Chúa Trời, và Ngài trừng phạt họ vì sự bất tín của họ (c.25).
-Dân Do-thái thờ Đức Giê-hô-va chung với các thần của các người khác. Đức Chúa Trời không chia xẻ sự thờ phượng với các thần giả khác, vì vậy dĩ nhiên Đức Chúa Trời nổi giận. Mọi dân trên đất phải ăn năn, xây bỏ các thần giả và trở về củng Đức Giê-hô-va; nhưng thay vì vậy, dân sự của Đức Chúa Trời chấp nhận các thần giả của các nước khác.
Vua A-si-ri tin rằng mỗi vị thần có liên hệ với một xứ xở mà dân tộc đó xuất thân, và như vậy, những cư dân mới không biết cách thờ phượng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.
Họ không thể nào học tập người Y-sơ-ra-ên còn để lại vì những người đó đang thờ tượng bò vàng từ thờ Giê-rô-bô-am. Vua A-si-ri bắt một trong các thầy tế lễ Do-thái gởi về Y-sơ-ra-ên dạy cho người ta biết cách thờ phượng “thần của xứ”.
Nhưng thầy tế lễ nầy đi đến Bê-tên, nơi có đền thờ tượng bò con vàng! Chúng ta không rõ thầy tế lễ nầy ta biết bao nhiêu về đức tin thật của người Do-thái và ông ta đã dạy những gì, nhưng tình hình dường như không chút sáng sủa.
Ngày nay nhiều người hoan nghênh “liên hiệp các tôn giáo trên thế giới” nhưng Đức Giê-hô-va ghê tởm nó. Trong chế độ quân chủ, chúng ta học chấp nhận “đa nguyên luận”, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta tán thành nó hoặc tin rằng tất cả tôn giáo đều ngang hàng nhau.
Ở Mỹ, tất cả tôn giáo để bình đẳng trước luật pháp và có thể tự do sinh hoạt tôn giáo, nhưng Cơ-đốc nhân vẫn tin rằng “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Cong 4:12).
Chúa Giê-xu không chấp nhận tôn giáo của người Sa-ma-ri vì “sự cứu sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến” (Gi 4:19-24). Những người Do-thái được ở lại xứ mình đã tự chọn cho mình những thầy tế lễ và bỏ qua những tiêu chuẩn được Đức Chúa Trời thiết lập qua Môi-se (c.32). Dân chúng lập ra những cơ cấu tổ chức tôn giáo và hội nhập với cơ cấu mới trong tín nguỡng của những người láng giềng mới xung quanh họ. Có một kiều gì đó chung cho mọi người, không kể ban tin gì và thờ phượng như thế nào, miễn là bạn có tôn giáo (c.29-33). Ban có thấy điều nầy quen thuộc không?
• Y-sơ-ra-ên không thuộc bài học của mình (IIVua 17:34-41).
Người ta thường nói rằng một điều chúng ta học được từ lịch sử đó là chúng ta đừng học theo lịch sử. Dù Đức Chúa Trời có dùng cách gì để trừng phạt và cảnh tỉnh họ, dân sự vẫn thờ phượng Đức Chúa Trời chung với các thần khác, và làm theo ý riêng của mình. Họ quên lịch sử của họ không dân sự Đức Chúa Trời được giải phóng khỏi ách nô lệ của người Ê-díp-tô. Họ quên những luật pháp và giao-ước của Đức Chúa Trời, đặc biệt những điều răn của Ngài về sự thờ thần tượng (Xu 20:1-6). Giống nhiều Cơ-đốc nhân tự xưng ngày nay, dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Chúa khi nào họ thấy vui, nhưng họ cũng dành sự tôn kính cho các thần giả của các dân tộc khác nữa.
Cuối cùng điều gì đã xảy ra cho 10 chi phái không biết vâng lời nầy? Chúng ta nghe nói về “mười chi phái lạc mất của Y-sơ-ra-ên”, nhưng Kinh Thánh không bao giờ dùng cụm từ nầy. Nhiều người trong 10 chi phái đó đã đồng hoá với các dân được người A-si-ri đem vào xứ, và việc ấy đã sinh ra dân Sa-ma-ri. Nhưng trong Kinh Thánh không có bằng chứng cho thấy 10 chi Y-sơ-ra-ên “lạc mất”. Từ lâu trước khi A-si-ri chiếm được Vương Quốc Phía Bắc, những người tín kính Chúa trong 10 chi phái ấy đã chuyển đến Giu-đa và vẫn giữ lòng trung kiên với Đức Giê-hô-va ( IVua 12:1-33 16:20; IISu 11:5-16; IISu 19:4-10). Vua Ê-xê-chia tin kính đã mời những tín đồ chân chính đến Giu-đa và thờ phượng Đức Chúa Trời theo như Kinh Thánh dạy, và nhiều người đã đáp ứng lời mới đó (IISu 30:1-14,25-27). Những cải cách của Giô-si-ac1o những ảnh hưởng lớn đếnng Do-thái (IISu 34:1-7,33; IISu 35:17-19).
Dù Chúa Giê-xu có nói, “những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên” (Mat 10:5-6), Tân-ước không biết gì về “chi phái lạc mất của Y-sơ-ra-ên”. (Mat 4:12-16; Lu 2:36-38) Phao-lô nói về “mười hai chi phái chúng tôi” (Cong 26:7) và Gia-cơ viết thư “cho mười hai chi phái ở tan lạc” (Gia 1:1). Nếu chúng ta hiểu Kh 7:1-8 theo nghĩa đen, thì trong những ngày sau rốt, Đức Giê-hô-va sẽ tìm được dân sự từ những chi phái Y-sơ-ra-ên.
Sứ điệp chính của đoạn Kinh Thánh bi kịch nầy đó là sự thờ phượng thần tượngdẫn đến những hành vi suy đồi, những hành vi suy đồi đó kéo theo sự xử phạt của Đức Chúa Trời. Những lãnh đạo không vâng lời và thoả hiệp cả các vua và những thầy tế lễ không thể nào dạy người ta Lời Đức Chúa Trời, và mỗi thế hệ mới sinh ra, dân tộc càng đi xa khỏi Đức Chúa Trời. Rồi đến một ngày, cơn giận Đức Chúa Trời giáng trên dân sự Ngài, và đó là lúc kết thúc một thể chế chính trị được biết với cái tên Y-sơ-ra-ên, Vương Quốc Phía Bắc.
-IIVua 17:1-41; xem giải nghĩa IIVua 16:1-20.
10. LẬP VUA –PHẦN I (IIVua 18:1-20:11; IISu 29:1-31:21; IISu 32:24-26; Es 38:1-22)
Tên Ê-xê-chia có nghĩa là “Đức Giê-hô-va làm mạnh dạn” và suốt 29 năm trị vì của mình (715-687), Vua Ê-xê-chia cần sức lực của Đức Chúa Trời để làm thành mọi nhiệm vụ của mình.
Giống như A-sa (IVua 15:11), Giô-sa-phát (IVua 22:43), và Giô-si-a (IIVua 22:2), ông học theo gương Đa-vít, có nghĩa là dù Ê-xê-chia không phải là người hoàn hảo, nhưng ông cố hết sức vâng phục Đức Giê-hô-va và làm dẹp lòng Ngài. Ông là một trong rất ít vị vua dẹp hết được những nơi cao và xóa sổ được sự thờ lạy thần tượng trên các ngọn đồi. Ông đã khôi phục sự thờ phượng trong đền thờ và khuyến khích dân sự cả Giu-đa và Y-sơ-ra-ên đến đền thờ Giê-ru-sa-lem thờ phượng Đức Chúa Trời.
Chúa đã dặn rằng phải có một trung tâm thờ phượng và nơi đó chính là Giê-ru-sa-lem (Phuc 12:1-32).
Những sự kiện diễn ra trong cuộc đời Ê-xê-chia không được Kinh Thánh ghi lại theo trật tự thời gian.
Hầu hết những học giả đều nhất trí rằng những sự kiện được chép trong Es 38:1-22; Es 39:1-8 về bệnh tật của ông và việc ông tiếp các đại sứ Ba-by-lôn xảy ra trước khi quân A-si-ri xâm lược (Es 36:1-37:38). Chúng ta sẽ xét đến điều nầy khi chúng ta nghiên cứu về cuộc đời và chức vụ của Ê-xê-chia và cố gắng kết hợp các sách Các-vua, Sử-ký và Êsai.
1. Ê-xê-chia, nhà cải cách (IIVua 18:4) (IISu 29:3-31:21)
Lưu ý rằng II Các-vua chỉ có một câu mô tả những cải cách của Ê-xê-chia (IIVua 18:4), trong khi II Sử-ký dành 3 đoạn để nói về phần đời quan trọng nầy của ông. Tuy nhiên, II Các-vua đề cập việc vua Ê-xê-chia hủy con rắn đồng là Môi-se đã làm như thế nào (Dân 21:5-9), nhưng trong Sử ký không nhắc đến chuyện nầy. Con rắn là một di tích mang tính tôn giáo, nó đạt đến vị trí của một thần tượng. “Nê-hu-tan” có nghĩa là “một miếng đồng, một vật bằng đồng”.
Với bản tính con người, người ta dễ muốn tôn sùng những di tích mang tính tôn giáo dù chúng không có quyền lực gì. Ê-xê-chia là người có đức tin; ông tin cậy Đức Chúa Trời hằng sống và vâng theo luạt pháp của Ngài, và ông không muốn dân sự thờ lạy một hình ảnh chết và vô dụng.
• Ông dọn sạch đền thờ (IISu 29:3-19).
Ê-xê-chia không chần chừ khi đưa Giu-đa trở về thờ phượng Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống. A-cha, cha của ông, đã làm ô uế và cuối cùng đóng cửa đền thờ, rồi bãi bỏ chúc vụ của người Lê-vi (IISu 28:24).
Ê-xê-chia ra lệnh cho các thầy tế lễ thanh tẩy chính mình để dọn đền thờ và khôi phục sự thờ phượng mà Đức Giê-hô-va phán truyền quan Môi-se.
Dân Y-sơ-ra-ên ở phía bắc đã bỏ sự thờ phượng trong đền thờ và vì vậy họ bị mất nước, và A-cha làm ô uế và bỏ hoang đền thờ nên dân Giu-đa phải chịu trừng phạt, bị Sy-ri, Ê-đôm và Phi-li-tin xâm lược. Sự thờ phượng trong đền thờ như là trung tâm đầu não của dân Do-thái, nếu việc đó sai trật, mọi việc khác cũng sẽ sai trật.
Nhưng Ê-xê-chia không chỉ quan tâm đến kế hoạch thanh tẩy đền thờ, vì ông có dự định tái cung hiến đền thờ và còn muốn dân sự bước vào giao-ước của Đức Giê-hô-va (c.10).
14 người lãnh đạo được nêu tên trong câu 12-14 là những người làm gương và mở đường cho sự khởi đầu mới cho chức vụ trong đền thờ. Nếu các lãnh đạo thuộc linh không ngay thẳng với Đức Chúa Trời, làm sao Ngài có thể ban phước cho dân sự?
Tất cả 3 dòng dõi người Lê-vi có những người đại diện, Ma-hát và Giô-ên từ dòng Kê-hát, Kích và A-xa-ria từ dòng Ma-ra-ri, Giô-a và Ê-đen từ dòng Ghẹt-sôn (Dân 3:1-4:49). Chi tộc Ê-lít-sa-phan thuộc dòng Kê-hát (Dân 3:30) và có tiếng tốt vì sự trung tín hầu việc của họ.
Họ có Shim-ri và Giê-i-ên làm đại diện. Những người được kể tên sau đây nằm trong ban nhạc như A-sáp (từ Ghẹt-sôn), Hê-man (từ Kê-hát) hoặc Giê-đu-thun (từ Mê-ra-ri), những người có tài đánh đàn, ca hát và hướng dẫn buổi thờ phượng. Vua Ê-xê-chia biết rằng phải có âm nhạc và sự ca ngợi trong sự thờ phượng nếu không Đức Chúa Trời không đep lòng. Những người hướng dẫn hoặc những giúp đỡ họ phải thanh tẩy chính mình trước mặt Đức Giê-hô-va để Ngài có thể sử dụng họ thanh tẩy đền thờ.
Vào ngày mùng một tháng giêng, họ bắt tay sửa sang đền thờ, bắt đầu từ Nơi Chí Thánh và Nơi Thánh. Họ thu gom rác cùng những mãnh tượng vỡ ném chúng xuống trũng Xết-rôn, và thiêu huỷ chúng. Sau khi thanh tẩy bên trong đền thờ họ tiếp tục lau dọn hành lang.
Họ đã dọn sạch bàn thờ ngoại giáo mà A-cha lập, và đặt bàn thờ của Đức Giê-hô-va thật đúng chỗ (IIVua 16:10). Người Lê-vi cũng lau rửa những khí dụng dùng trong các nghi lễ và đặt chúng vào chỗ thích hợp. Mất 16 ngày để công việc của họ hoàn tất, như vậy họ đã bỏ qua ngày Lễ Vượt Qua, vì lễ ấy nhằm ngày 14 tháng giêng. Tuy nhiên, Ê-xê-chia đã tổ chức lễ Vượt Qua trong suốt tháng 2 (đoạn 30)
Nếu chúng ta muốn làm phục sinh công việc của Đức Chúa Trời, chúng ta phải bắt đầu từ việc thanh tẩy.Qua nhiều năm, những cá nhân và Hội thánh có thể dần dần tích tụ nhiều “rác” trong khi xao lãng những yếu tố cần thiết trong sự thờ phượng. Không cần phải làm việc gì mới mẽ để chúng ta kinh nghiệm ơn phước mới từ Thiên Chúa, nhưng chúng ta chỉ cần trở lại “những việc củ” và làm chúng cho thật tốt. Nếu chúng ta xưng tội lỗi mình (IISu 7:14), thắp đèn, dâng hương (một hình ảnh của sự cầu nguyện, Thi 141:1-2), và dâng chính cuộc đời mình làm của lễ sống (c.7 Ro 12:1-2). Đức Giê-hô-va sẽ thấy và nghe và sẽ ban phước cho chúng ta.
• Ông cung hiến đền thờ (IISu 29:20-36).
Vua và các quan chức trong thành gặp nhau tại đền thờ và dâng các của lễ cho Đức Giê-hô-va. Họ dâng các của lễ cho đất nước (Giu-đa và Y-sơ-ra-ên), đền thờ, và người Giu-đa nói riêng. Những của lễ chuộc tội được dâng lên để chuộc tội cho dân sự, và các tiên tri cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (c.24 “cả Y-sơ-ra-ên”). Các của lễ thiêu tượng trưng cho sự tận hiến cho Đức Giê-hô-va.
Khi các của lễ được dâng cho Đức Giê-hô-va, ban nhạc cất tiếng đàn và hát để ngơi khen Đức Chúa Trời, theo sự dạy dỗ của Đa-vít, dùng những bài hát của Đa-vít, chơi những nhạc cụ của Đa-vít (c.25-27,30; ISu 23:5-6)
Nhưng đây không phải một buổi cung hiến đền thờ chỉ được tổ chức cho vua và những người lãnh đạo, vì hội chúng đã thanh tẩy chính cuộc đời họ và đặt chúng lên bàn thờ dâng cho Chúa (c.28-36). Họ đem đến rất nhiều của lễ, có đến ba ngàn con chiên được dâng làm của lễ thiêu. Phần của lễ thù ân được những người đến thờ phượng giữ lại để cùng ăm chung với gia đình như một bửa tiệc thông công. Ê-xê-chia đã noi gương Sa-lô-môn khi ông cugn hiến đền thờ hơn 200 năm trước (IVua 8:62). Đây là thời gian rất vui vẻ của vua và dân sự. Hãy nhớ rằng có nhiều người tin kính Chúa từ nước bội đạo Y-sơ-ra-ên phương bắc (giờ là Sa-ma-ri) đã lánh sang Giu-đa để họ có thể thờ phượng Đức Giê-hô-va theo Luật pháp Môi-se, nên lễ cung hiến nầy có mặt tất cả các chi phái.
• Ông tổ chức lễ Vượt Qua (IISu 30:1-27).
Mỗi năm ba lần, người Do-thái phải đến Giê-ru-sa-lem để dự các lễ quan trọng, lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần, và lễ Lều Tạm (Xu 23:14-17; Xu 34:22-24). Đối với Cơ-đốc Nhân ngày nay, lễ Vượt Qua nói về sự chết của Chúa Cứu Thế, hiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng đã chịu chết vì chúng ta (ICôr 5:7 Gi 1:29).
Vào lễ Ngũ Tuần, Đức Thánh Linh đã giáng trên Hội thánh đầu tiên (Công 2:1-42) và lễ Lều Tạm nói về vương quốc tương lai khi Chúa Giê-xu cai trị và chúng ta sẽ đồng cai trị với Ngài (Xa 14:1-21).
Lễ Vượt Qua kỷ niệm sự giải cứu dân Do-thái khỏi ách nô lệ của Ê-díp-tô; vì vậy nó là một lễ của cả dân tộc. Vì lý do nầy mà Ê-xê-chia đã mời dân Do thái từ cả Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (Sa-ma-ri) đến Giê-ru-sa-lem dự lễ. Luật pháp Môi-se có một điều khoản cho phép tổ chức lễ Vượt Qua vào tháng 2 (Dân 9:6-13), và Ê-xê-chia đã tận dụng điều khoản nầy. Đền thờ cả các thầy tế và người Lê-vi đều chưa sẳn sàng cho lễ vào tháng giêng (c.1-3).
Điểm nhấn mạnh trong lời mời là “cả Y-sơ-ra-ên” (c.5-6) và không chỉ có dân Giu-đa. Từ thời Sa-lô-môn, vả không có lễ Vượt Qua nào cho cả dân tộc, và Ê-xê-chia muốn thống nhất dân tộc về mặt thuộc linh dù họ đang bị chia cắt về mặt chính trị. Vương Quốc Phía Bắc (Sa-ma-ri) chịu dưới sự cai trị của A-si-ri và dân Do-thái sót lại đang sống ở đó đã thờ lạy những thần tượng của các nước Ngoại bang. Họ cần phải trở về với Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp (c.6).
Dân Do-thái có chung một tổ phụ và chung một sự thờ phượng, và phải đến lúc đặt Đức Chúa Trời lên trên hết, quên đi những khác biệt và những ký ức đã qua. Từ được lập đi lập lại “trở lại” cho thấy được tấm lòng của Ê-xê-chia (c.6,9). Nếu cả dân tộc trở lại ăn năn với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ lại ban phước cho họ. Ê-xê-chia dựa vào lời của Sa-lô-môn trong IISu 7:14 để viết lên lời mời của mình.
Tiếc thay, dân sót đang chịu dưới sự cai trị của A-si-ri cứng đầu ý như các tổ phụ của họ khi Đức Chúa Trời đối mặt với họ trong đồng vắng. Đây là một cơ hội để có một khởi đầu mới và làm vinh hiển Đức Giê-hô-va bằng cách tìm kiếm ơn thương xót, ân điển và lòng nhân từ của Ngài (c.9), nhưng hầu hết những người ở ngoài Giu-đa đều khước từ lời mời đó. Họ chế giễu Ê-xê-chia và trêu chọc các sứ giả của ông, nhưng qua việc làm đó, họ đã khước từ ơn phước của Đức Giê-hô-va dành cho họ. Tuy nhiên, có một số người đã can đảm không nghe theo gia đình và bạn bè và đi đến Giê-ru-sa-lem để dự lễ, trong số đó có những người đến từ các chi phái phía bắc như A-se, Ma-na-se, và Sa-bu-lôn. Họ trải qua một quảng đường rất xa để đến Giê-ru-sa-lem với tấm lòng khiêm hạ, và tìm kiếm ơn phước của Đức Giê-hô-va.Đức Chúa Trời ban cho những người đến thờ phượng ở đó có đồng một lòng và đồng một ý để cho chính Đức Giê-hô-va là trung tâm của sự kiện mà không phải là kế hoạch chính trị nào đó.
• Kỳ lễ ấy được mô tả trong IISu 30:13-27.
Dân sự đã dẹp các bàn thờ mà vua A-cha đã lập ở Giê-ru-sa-lem (c.14) vì có thể sẽ không có sự thờ phượng cách thống nhất nếu họ không gặp nhau tại một bàn thờ được chuẩn bị sẳn ở sân đền thờ. Thật nghịch lý khi dân sự nhiệt tình thờ phượng Đức Giê-hô-va, trong khi các thầy tế lễ và người Lê-vi không thánh sạch và vì vậy không thể phục sự tại bàn thờ! Nhưng họ cứu chữa được tình hình và đem của lễ thiêu để được dâng cho Chúa hàng ngày (Xu 29:38-43; Dân 28:1-8).
Trong suốt thời trị vì của vua A-cha, sự thờ phượng trong đền thờ bị gián đoạn, à các thầy tế lễ cho tự phép mình sống không xứng đáng với chức vụ hầu việc nơi bàn thờ; nhưng giữa thời gian Ê-xê-chia lên ngôi và lễ Vượt Qua, họ đã có thời gian dọn mình.
Nhưng nhiều người bình thường trong cộng đồng lớn ấy cũng không thánh sạch (Xu 12:14-16; Xu 13:6-10), có lẽ vì họ vội vã rời khỏi nhà hoặc họ bị dính dơ trên được đến Giê-ru-sa-lem (Dân 9:9-10). Nhưng Ê-xê-chia biết rằng Đức Chúa Trời quan tâm đến tấm lòng của người đến thờ phượng Ngài, và không phải những chi tiết của buổi lễ, và ông cầu xin Chúa thanh tẩy và cấhp nhận họ (ISa 15:22-23; Es 1:1-17; Os 6:6; Mi 6:6-8; Mac 12:32-33).
Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của ông, vì Ngài cần tấm lòng, hông cần nghi thức tôn giáo. Nếu có bất kỳ người theo chủ nghĩa hợp pháp nào trong hội chúng, họ chắc rát khó chịu, nhưng thái độ của họ không làm mất đi ơn phước của Đức Chúa Trời. (Lu 18:9-14; Thi 51:10-11,15-16). Nếu dân sự Đức Chúa Trời ngày nay dọn lòng mình để thờ phương Ngài giống như họ chưng diện quần áo, ức Giê-hô-va sẽ ban ơn dư dật cho Hội thánh Ngài.
Quá phước hạnh và vui mừng, nên Ê-xê-chia và dân sự quyết định kéo dài kỳ lễ một tuần nữa, và vua đã dâng nhiều của lễ và như vậy chu cấp đồ ăn cho dân sư. tấm gương của vua thúc đẩy các lãnh đạo Giu-đa đem thêm của lễ đến và mọi người đều được ăn no. Sự dâng hiến rời rộng nầy xuất phát từ sự thờ phượng Đức Chúa Trời cách tự nhiên và tấm lòng biết ơn Ngài. Khi Sa-lô-môn khánh thành đền thờ, ông cũng giữ chân hội chúng thêm một tuần sau (IVua 7:8-9)
Ông tiến cử và tổ chức các ban trong đền thờ (IISu 31:1-21). Trước khi tuần thứ hai kết thúc và dân sự trở về nhà mình, các thầy tế lễ chúc phước cho dân sự theo ý lời phán dặn của Đức Chúa Trời trong Dân 6:22-27 và họ rời Giê-ru-sa-lem với đầy dẫy những ơn phước của Đức Giê-hô-va. Họ mang theo những ơn phước ấy về nhà, rồi tiếp tục vâng theo Đức Chúa Trời thiêu hủy những thần tượng ở Giu-đa, Bên-gia-min, Ép-ra-im và Ma-na-se. Có lòng phấn khởi ngợi khen Đức Chúa Trời trong hai tuần của kỳ lễ trọng thể ấy là một chuyện, nhưng khi trở về nhà vẫn tiếp tục sống trong ơn phước của người đã được gặp Chúa là một chuyện khác.
Vua Ê-xê-chia biết rằng những ơn phước của lễ Vượt Qua sẽ không còn mãi nếu dân sự không được thường xuyên dự phần thờ phượng Chúa tại đền thờ. Thật tuyệt vời khi có những ngày lễ Giáng sinh long trọng hoặc một vài ngày lễ lớn nào đó, nhưng bạn không thể sống được khi một năm chỉ được ăn vài lần.
Vì lý do đó, Ê-xê-chia đã làm theo lời dạy của Đa-vít (ISu 23:26) và tổ chức các phần việc trong đền thờ cho các thầy tế lễ và người Lê-vi. Ông đã làm gương tốt qua việc đều đặn dâng các của lễ trong bầy của mình hàng ngày và hàng tháng. Vua Ê-xê-chia đã tìm kiến Đức Giê-hô-va và làm mọi sự cho Ngài bằng tất cả tấm lòng mình (c.21)
Sau khi phân việc và tổ chức các ban ngành trong đền thờ, Ê-xê-chia cũng nhắc nhở dân sự trung tín dân phần mười cho đền thờ để cung ứng cho các thầy tế lễ và người Lê-vi (c.4; Dân 18:8-32; Phuc 12:1-19; Phuc 14:22-29). Ông cũng xây các nhà kho trong đền thờ để thâu trử những của lễ và chọn ra những người có uy tín để quản lý việc phân phát đồ ăn.Các thầy tế lễ, người Lê-vi và gia đình họ sống nhờ vào những của dâng đó (Ne 13:1-14). Vua đặc biệt quan tâm đến những đứa trẻ mới dứt sữa (c.16,18). Ông không muốn bất kỳ tôi tớ nào của Đức Chúa Trời hoặc gia đình của họ phải thiếu ăn.
Vào tháng 3 (Tháng Năm/tháng Sáu), là tháng thu hoạch lúa, dân sự đem lúa dâng cho đền thờ và các thầy tế lễ và người Lê-vi trữ vào kho. Suốt tháng 7 (Tháng Chín/tháng Mười), là mua thu hoạch nho, những trái nho và rượu nho tiếp tục được đem vào kho của đề thờ.
Giống như những của dâng dùng để dựng đền tạm (Xu 36:5-7) và xây đền thờ (ISu 9:1-20), của dâng phần muời và những của dâng khác được đem đến đần thờ mới rất nhiều, ưỡt quá sự mong đỡi của vua. Người hết lòng thờ phượng Chúa luôn là người dâng hiến rời rộng, nhất là khi những người lãnh đạo của họ làm gương tốt, và Giu-đa không là ngoại lệ.
2. Ê-xê-chia, nhà thương thuyết (IIVua 18:7-16)
Giu-đa là nước chư hầu của A-si-ri từ thời A-cha, cha của Ê-xê-chia (IIVua 16:7-18). Khi Sa-gôn, vua A-si-ri, tử trận, và San-chê-ríp lên ngôi, đây là cơ hội để Ê-xê-chia cỡi bỏ cái ách đó.San-chê-ríp bận quan tâm đến những vấn đề khác trong nước mình, nên Ê-xê-chia không nộp triều cống hàng năm. Giu-đa đã thắng dân Phi-li-tin, nên nước nầy đang thấy mình đủ mạnh. Trong năm 722 T.C., A-sa-ri tấn công Y-sơ-ra-ên và chiếm thành Sa-ma-ri, và điều nầy có nghĩa là quân đội A-si-ri lúc bấy giờ đang đóng quân sát Giu-đa.
Vào năm 715 T.C., San-chê-ríp xâm lược Giu-đa và tiến thẳng đến Giê-ru-sa-lem.[45]. Đức tin của Ê-xê-chia không đủ mạnh, ông quá nhún nhường trước vua A-sa-ri và nộp đủ cống mà ông đã nợ 7 tấn bạc và một tấn vàng. Một phần của cải đó lấy từ kho riêng của vua, nhưng thật thất vọng khi phần còn lại vua đã lấy từ kho của đền thờ. Ông đã học theo cha mình (IIVua 16:8). Vua Đa-vít không thương thuyết với các kẻ thù mình hoặc tìm cách mua chuộc họ; ông ta tấn công và đánh bại họ. Dĩ nhiên, San-chê-ríp rút quân khỏi Giu-đa, nhưng ông ta nuôi ý đồ quay trở lại.
3. Ê-xê-chia, người chịu khổ (IIVua 18:7-16) (IIVua 20:1-11; IISu 32:24-26; Es 28:1-8)
Theo các sử gia, đây là sự kiện quan trọng tiếp theo trong cuộc đời Ê-xê-chia. Nó xảy ra 15 năm trước khi ông băng hà năm 687 T.C., như vậy sự kiện vua bệnh và được chữa lành, và sự viếng thăm của các đại sứ A-si-ri, xảy ra năm 702 T.C.. Một năm sau, -sa-ri trở lại tấn công Giê-ru-sa-lem
Có phải căn bệnh của Ê-xê-chia là một hình phạt mà Đức Chúa Trời giáng trên ông vì đã thoả hiệp với A-si-ri? Câu Kinh Thánh IISu 32:24 cho chúng ta biết rằng vua đã bắt đầu kiêu ngạo và đó là cách Đức Chúa Trời hạ ông xuống. Sự kiện tiên tri Ê-sai đến thăm ông với một sứ điệp trọng thể cho thấy kinh nghiệm nầy thật sự quan trọng như thế nào, vì vua sắp phải chết.
“Hãy trối lại cho nhà ngươi” liên quan nhiều đến việc chon người kế vị. Ê-xê-chia lên ngôi lúc 25 tuổi (IIVua 18:2) và băng hà năm 687.
Ma-na-se, con trai ông, lên ngôi năm 687 ở tuổi 22, vậy Ma-na-se sinh năm 709 và khi tiên tri Ê-sai đến thăm Ê-xê-chia và báo rằng ông sắp chết thì Ma-na-se được 7 tuổi. Giô-ách lên ngôi lúc 7 tuổi (IIVua 11:4), nhưngông có Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ tin kính, bên cạnh cố vấn. Rõ ràng ngôi Đa-vít đang trong nguy biến.
Phản ứng của Ê-xê-chia là quay mặt vô vách và cầu nguyện với Đức Chúa Trời [46]. Nếu câu nói của ông trong IIVua 20:3 và Es 38:2 nghe như một lời kiêu ngạo, hãy nhớ rằng Ê-xê-chia chỉ đang đòi hỏi lời hứa trong IISu 6:16-17. Lời hứa nầy là một phần trong giao ước ân điền của Đức Giê-hô-va với Đa-vít và con cháu Đa-vít (IISa 7:1-17), và Ê-xê-chia chỉ đang nhắc Đức Chúa Trời rằng ông đã trung tín vâng theo Luật pháp của Ngài. Nói cách khác, với tư cách là một hậu duệ trung tín của Đa-vít, ông “đáng” được sống. Thông điệp của Đức Chúa Trời cho vua qua Ê-sai nhấn mạnh tầm quan trọng của vua Đa-vít và sự tồn tại của con cháu Đa-vít trên ngôi Giê-ru-sa-lem.
Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của Ê-xê-chia và bảo tiên tri Ê-sai đến gặp Ê-xê-chia đề báo tin ông ta sẽ được chữa lành và nói cho ông ta biết hai lời hứa lớn của Đức Chúa Trời dành cho ông ta.
Thứ nhất, vua sẽ được lành và 3 ngày nữa có thễ đến dự buổi thơ phượng trong đền thờ; và thứ hai, nếu A-si-ri quay trở lại, Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ và giải cứu thành Giê-ru-sa-lem. Lưu ý, -xê-chia bị bệnh trước khi quân của San-chê-ríp xâm lược lần thứ hai. Để cho vua tin chắc nới những lời hứa nầy, Đức Chúa Trời ban cho ông một dấu lạ: bóng giọi trên trắc ảnh A-cha (một đồng hồ mặt trời lớn) lui lại mười độ. Khi mặt trời lặn, bòng sẽ dài hơn theo tự nhiên, nhưng bất thìn lình, bóng trở nên ngăn hơn. Có phải Đức Chúa Trời giữ cho trái đất ngừng quay hay chỉ vì cái bóng lùi lại? Đức Chúa Trời không giải thích phép lạ của Ngài và đối với chúng ta, thật không khôn ngoan khi thay Ngài giải thích nó.
Đức Chúa Trời trừng phạt chúng ta chỉ vì Ngài yêu chúng ta và muốn chúng ta đừng cãi lời Ngài và đánh mất những ơn phước của Ngài (He 12:1-11). Trừng phạt không phải là một quan toà nghiêm khắc khi ông ta trừng trị tội phạm. Nó là bổn phận của một người cha yêu thương khi ông muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con cái, vì Cha chúng ta trên trờ muốn chúng ta “nên giống như hình bóng Con Ngài” (Ro 8:29).
4. Ê-xê-chia, người ca ngợi (IIVua 18:7-16) (Es 38:9-22).
Tiên tri Ê-sai viết lại bài thi-thiên mà Ê-xê-chia đã làm sau khi ông được chữa lành và được ban cho thêm 15 năm sống trên đất (Es 38:9-20). Có thể Ê-xê-chia còn viết những bài thơ khác (c.20) vì chúng ta thấy có câu “các người của Ê-xê-chia” trong Ch 25:1. Tiêu đề nầy cho biết vua Ê-xê-chia đã “hương dẫn” những học giả viết Kinh Thánh và chép lại các bản thảo [47]. Bài thi-thiên nầy được Ê-xê-chia viết trong khi nhớ lại căn bệnh và sự được chữa lành của mình với những hình ảnh thật sống động, nó dạy chúng ta rất nhiều về sự sống và cái chết. Điều nầy đặc biệt đúng trong bản dịch NIV.
Ê-xê-chia nhìn thấy cuộc đời giống như một hành trình mà đích đến của nó là cái chết, hoặc “Âm phủ” (c.10). Ông đang sống trong những ngày quan trọng nhất của cuộc đời và sắp đánh mất những ngày tháng còn lại. (Ê-xê-chia lúc này khoảng 37 hoặc 38 tuổi). Có lẽ ông đang nhớ đến Thi 139:16, trong đó Đa-vít nói rằng Đức Chúa Trời đã ghi vào sách của Ngài số ngày của mỗi người. Ê-xê-chia oán than vì ông sắp từ bỏ cuộc đời và không còn được nhìn thấy bạn bè thân quyến. [48] Lưu ý rằng trong thời gian nầy người ta chưa hiểu về sự sống đời đời, thế giới trung gian và Sự Sống Lại (IITi 1:10).
Nhưng cái chết không phải là điểm cuối của cuộc hành trình; nó giống như việc dời trại (c.12). Phao-lô đã dùng hình ảnh cái trại (nhà tạm) theo cách tương tự (IICo 5:1-4) và Phi-e-rơ cũng vậy (IIPhi 1:13-14). Nhưng Ê-xê-chia cũng mô tả cái chết gần kề của mình như miếng vải bị cuốn lại (c.12).
Đức Chúa Trời “dệt” tôi trong lòng mẹ (Thi 139:13-16)trước khi chào đời, và suốt trong những ngày tôi sống trên đất, Ngài muốn dệt tôi thành một sản phẩm đẹp đẽ và có ích ho sự vinh hiển của Ngài. Ê-xê-chia đang bị bỏ đi khi sản phẩm chưa hoàn thành. Đêm ngày vua lo lắng và đau buồn như con chim yêu 1 đuối đang bị sư tử đói rình vồ (c.13-14). Tất cả những gì ông có thể làm là than thở như chim bồ câu và khóc lócnhư chím hét.
Trong câu 15, oàn cảnh đã thay đổi và ông dâng lời tạ ơn Đức Chúa Trời vì ơn thương xót của Ngài đã giải cứu ông khỏi hầm tối (c.17-18). Đức Chúa Trời không chỉ cứu mạng sống ông, Ngài tha thứ tội lỗi cho ông (c.17; Es 43:25; Mi 7:19). Đức Giê-hô-va đã trừng phạt vua vì sự kiêu ngạo của ông (IISu 32:24), nhưng giờ đây vua hứa sẽ “ăn ở khiêm nhường” trọn cuộc đời còn lại (c.15). Ê-xê-chia dâng cuộc đời mình để ngơi khen Đức Chúa Trời và nói cho con cháu biết những gì Đức Chúa Trời đã làm cho ông. Có lẽ đó là lúc ông tổ chức nhóm “các người của Ê-xê-chia” để sao chép và bảo quản Kinh Thánh.
Tuy nhiên, Sự kiêu ngạo của Ê-xê-chia đã trổi dậy một lần nữa và vua lại bị quở phạt.
11. LẬP VUA – PHẦN II (IIVua 18:17-19:36; IIVua 20:12-21; IISu 32:27-33; Es 36:1-37:38; Es 39:1-8)
Chúng ta đã biết vua Ê-xê-chia là một người cải cách thành công, ông đã thanh tẩy đền thờ và phục hồi chức vụ của các thầy tế lễ. Nhưng Ê-xê-chia, người thương thuyết, đã chịu thua A-si-ri và phải nộp cống để ngăn ngừa chiến tranh. Sau khi Đức Chúa Trời khiến ông bệnh nặng để ông hạ mình và kêu cầu ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Tiếp theo chiến thắng đó, Ê-xê-chia vấp ngã một lần nữa khi tiếp đón các đại sứ của Ba-by-lôn cách nồng hậu và cho họ xem những thứ mà họ không được quyền xem. Giai đoạn nầy trong cuộc đời Ê-xê-chia thật đáng trách.
1. Ê-xê-chia, người khoe khoang (IIVua 18:17-37) (IIVua 20:12-19; IISu 32:27-31; Es 39:1-8)
Kinh Thánh mô tả Ma quỷ, kẻ thù của chúng ta, như con rắn và con sư tử (Sa 3:1; IICo 11:1-4; IPhi 5:8-9). Sa-tan luôn đến bên chúng ta như con rắn để dụ dỗ chúng ta, nhưng nếu có không thành công, nó sẽ trở mặt thành con sư tử để cắn xé chúng ta. Đây là kinh nghiệm của Ê-xê-chia.
Thứ nhất, các đại sứ của Ba-by-lôn đến Giê-ru-sa-lem đến thám thính xem Giu-đa giàu có và hùng mạnh như thế nào, và sau đó quân A-si-ri đến cướp phá xứ, chiến Giê-ru-sa-lem, và bắt dân Do-thái lưu đày đến A-si-ri. Các đại sứ lừa được vu Ê-xê-chi vì ông không tìm kiếm sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời qua tiên tri Ê-sai, nhưng ông đã tìm kiếm Đức Chúa Trời khi quân A-si-ri đến xâm lược xứ, và Đức Chúa Trời ban cho ông chiến thắng.
• Sự kiêu ngạo của Ê-xê-chia (IIVua 20:12-13 IISu 31:27-30 IISu 39:1-2).
Chúng ta đã biết rằng Ê-xê-chia mắc phải tính kiêu ngạo (IISu 32:25-26). Căn bệnh thập tử nhất sinh của ông đã khiến ông hạ mình, hưng sự viếng thăm của các đại sứ Ba-by-lôn cho thấy rõ tội lỗi cũ vẫn còn rất sống động. Các đại sứ nầy đến thăm Giu-đa với hai mục đích: (1) xem Giu-đa hùng mạnh đến đâu, và (2) tìm cách tác động để Ê-xê-chia đồng ý hiệp với Ba-by-lôn chống lại A-si-ri. Vì không biết hai mục đích thật của họ, Ê-xê-chia nghĩ rằng được các đại sứ của một nước lớn viếng thăm là một vinh hạnh lớn lao. Trong giai đoạn lịch sử nầy, A-si-ri là một đế quốc mạnh nhất và Ba-by-lôn là đế quốc đang phát triển.
Tại sao Ê-xê-chia nên lo ngại Ba-by-lôn? Vì sẽ có một này A-si-ri lui vào hậu trường và Ba-by-lôn sẽ là thủ vai chính trong vùng Cận Đông. Từ năm 607 đến 586, Ba-by-lôn xâm lược Giu-đa, phá huỷ Giê-ru-sa-lem và đền thờ, và bắt dân chúng đi lưu đày. Ban đầu Ba-by-lôn đến như con rắn, sau nó nó hiện nguyên hình là một con sư tử.
Các đại sứ đem theo những lễ vật đắt tiền từ vua Ba-by-lôn cùng với bức thư tay bày tỏ niềm vui của vua khi hay tin Ê-xê-chia bình phục. Ê-xê-chia nên nhận ra Bê-rô-đác-Ba-la-đan thật sự không quan tâm đến sức khoẻ của ông mà chỉ muốn ép Ê-xê-chia liên minh với nước Ba-by-lôn. Rất có thể các đại sứ hết lời khen ngợi nguồn tài nguyên và sự giàu có của Giu-đa để càng thổi phồng cái tôi của Ê-xê-chia. (IISu 32:27-30).
Ê-xê-chia đã dại dột dẫn họ đi tham quan khắp nơi và chỉ cho họ xem các kho tàng và kho vũ khí của mình. Có lẽ Ê-xê-chia có tài quản lý những thầy thơ ký và làm thơ hơn là lo các hoạt động chính trị của đất nước. Tất cả những gì Ê-xê-chia có là do Đức Chúa Trời ban cho và thuộc về Đức Chúa Trời, vậy sao ông lại khoác lác về chúng? Ông tạo ấn tượng tốt cho các đại sứ nhưng ông làm Đức Chúa Trời buồn lòng và làm nguy hại cho đất nước và thành phố của mình.
Tính kiêu ngạo là vũ khí chiến lược của Sa-tan trong chiến thuật chống nghịch Đức Chúa Trời và dân sự Ngài.Chính Sa-tan đã phạm tội kiêu ngạo khi nó phản nghịch Đức Chúa Trời và muốn được người ta thờ phượng và vâng phục dù chỉ một mình Đức Chúa Trời xứng đáng được như vậy (Es 14:12-15).
Tính kiêu ngạo khiến chúng ta cướp đi của Đức Chúa Trời sự vinh hiển chỉ thuộc về một mình Ngài. Tính kiêu ngạo gây nên trong chúng ta một cảm giác an ninh giả tạo và điều đó dẫn chúng ta vào chỗ phạm tội và thất bại. Charles Spurgeon nói với dân chúng ở London, “Chúng ta đừng nên tự hào vì chủng tộc, màu da, chỗ ở hay ơn huệ của mình”. Thật là một lời khuyên hay! William Barclay viết, “Tính kiêu ngạo là nguyên nhân gây ra những tội khác, và là kẻ sinh ra tất cả những tội khác”
• Lời tiên tri của Ê-sai (IIVua 20:14-18; IISu 29:3-8).
Ê-xê-chia lẽ ra nên bàn bạc với Ê-sai ngay khi biết tin các đại sứ Ba-by-lôn sẽ đến Giê-ru-sa-lem. Khi tiên tri Ê-sai biết các sứ giả nước ngoài đến và đi rồi, ông đã ra mắt vua và hỏi hai điều quan trọng: “Họ đã nói gì và từ đâu đến?” Vua không trả lời câu thứ nhất, nhưng vua thừa nhận họ đến từ Ba-by-lôn. Những đại sứ từ “một nước xa” đến Giu-đa để làm vua vui, và chắc chắn đã rất vui vì tìm được một đồng mình chống lại người A-si-ri.
Khi bạn đọc sách Ê-sai, bạn sẽ phát hiện được rằng tiên tri Ê-sai đã biết điều gì đó về tương lai của Ba-by-lôn (13-14; IIVua 20:1-10). Trong giai đoạn bấy giờ, cả dân sự đều biết A-si-ri đã là một nước hùng mạnh bậc nhất trên thế giới, còn Ba-by-lôn chỉ mới bắt đầu có tiếng tăm. A-si-ri đã đánh bại nước Y-sơ-ra-ên, nhưng chính Ba-by-lôn sẽ thâu tóm Giu-đa và Es 39:5-7 là lời tiên tri đầu tiên của Ê-sai nói rõ sự kiện đó. Một thế kỷ sau khi Ê-xê-chia băng hà. Ba-by-lôn tiêu diệt Giê-ru-sa-lem và đền thờ, và một số hậu tự của Ê-xê-chia bị bắt đi lưu đày và của cải của ông cũng bị đem sang Ba-by-lôn.
• Sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời (IIVua 20:19).
Phản ứng của Ê-xê-chia không phải là một sự thở phào vì thế hệ của ông được thoát khỏi sự trừng phạt, nhưng đó là thái độ chịu phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Một lần nữa tính kiêu ngạo của Ê-xê-chia bị đánh đổ (IISu 32:26). Đức Giê-hô-va đã nhẫn nại với Ê-xê-chia và vua không biết một thử thách lớn đang ở phía trước cuộc tấn công của A-si-ri vào Giê-ru-sa-lem.Tuy nhiên, vua đã học được những bài học quý giá sau khi ngã bệnh và giải quyết không tốt chuyện các đại sứ Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời thật nhân từ chuẩn bị chúng ta cho những gì Ngài dành sẳn cho chúng ta!
2. Ê-xê-chia, người chỉ huy (IIVua 18:17-37) (IISu 32:1-19; Es 36:1-22)
“Sau các việc nầy và sự thành tín nầy, thì San-chê-ríp loán đến trong xứ Giu-đa” (IISu 32:1). “Các việc nầy và sự thành tín nầy” là công sức của Ê-xê-chia bỏ ra để thanh tẩy đền thờ, các chức tế lễ, người Lê-vi, và phục hồi sự thờ phượng chân chính trong Giu-đa.
Người ta sẽ nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông sự hòa bình sau những gì ông đã làm, nhưng Ngài đã cho quân A-si-ri tấn công vào Giu-đa và đe dọa Giê-ru-sa-lem. Ê-xê-chia trung tín với Đức Giê-hô-va, nhưng dường như Ngài không thành tín với ông ta. Xét cho cùng, vua đã làm “những điều lành, ngay thẳng và chân thành, tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người” (IISu 31:20) và “người hết lòng mà làm” (c.21). Thế thì tại sao Đức Giê-hô-va không bảo vệ Giu-đa trước sự xâm lấn khác?
Alexander Maclaren nói, “Đây là điều khó hiểu trong Cựu-ước, làm thế nào mà người tốt thường gặp khó khăn, và người xấu thường găp thuận lợi”. [49]. Chúng ta có thể hiểu được lý do Y-sơ-ra-ên bị A-si-ri tiêu diệt’ dù sao Y-sơ-ra-ên cũng đã thờ các thần tượng và chống nghịch luật pháp của Đức Chúa Trời.
Nhưng Giu-đa đã trở về với Chúa dưới sự lãnh đạo của Ê-xê-chia, và dù vua phạm một vài lỗi lầm, nhưng tấm lòng của ông luôn trung thành với Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Giê-hô-va có những mục đích thánh của Ngài để làm thành trong cuộc đời Ê-xê-chia và trong sự sống của đất nước.
Đối với Đức Chúa Trời, thật dễ để sai đội quân thiên sứ Ngài đế tiêu diệt 185.000 quân A-si-ri, nhưng khó khăn hơn để làm việc trong lòng của Ê-xê-chia và thay đổi ông thành một người sống bởi đức tin. Khi chúng ta để Đức Chúa Trời hành động theo được lối của Ngài, những khó khăn thử thách trong cuộc sống ủng hộ chúng ta chứ không chống lại chúng ta, và chúng sẽ đem vinh quang về cho Đức Chúa Trời. Vua cần biết rằng ông là người đứng thứ hai trong bộ máy lãnh đạo (Gios 5:13-15) và chỉ một mình Đức Chúa Trời là Đấng tể trị.
• Sự chuẩn bị (IISu 32:1-8).
Ê-xê-chia biết rằng quân A-si-si chuẩn bị tấn công, nên ông triệu tập các lãnh đạo của mình để lên kế hoạch từng bước củng cố Giê-ru-sa-lem. Nhờ triệu tập tất cả các lãnh đạo, ông đã hiệp một họ trong sự thông cảm và chiến lược, một yếu tố quan trọng trong chiến tranh. Lịch sử A-si-ri chép rằng quân đội của họ đã chiếm 66 thành kiên cố ở Giu-đa trước khi đóng quân tại La-ki và lên kế hoạch bao vây Giê-ru-sa-lem.
Ê-xê-chia cho chặn các khe nước cung cấp cho khu vực bên ngoài thành để kẻ thù không thấy có nhiều nước. Ông đã cho đào một đường hầm dẫn nước từ sông Ghi-hôn đến thành Giê-ru-sa-lem (IIVua 20:20) để dân trong thành không phải chết khát. Cho đến ngay nay, đường hầm ấy là một di tích nổi tiếng cho du khách tham quan vùng Đất Thánh.
Ê-xê-chia cũng cho tu sửa và củng cố các vách thành, và xây thêm các tháp canh trên đó. Ông cũng xây thêm vách thứ hai bên ngoài và làm vững chắc “Mi-lô”, những gò cao để đở các vách thành (IIVua 11:8 IVua 11:27). Ông tổ chức đội quân, các quan tướng, cung cấp vũ khí cho họ, và động viên họ bằng lời nói. Ông đã mượn lời của Môi-se nói với Y-sơ-ra-ên và Giô-suê (Phuc 31:1-8) và của Đức Chúa Trời nói với Giô-suê (Gios 1:1-9; IIVua 6:16). Ê-xê-chia thật khôn ngoan khi dùng lời của Đức Chúa Trời để khích lệ binh lính của mình và nhắc họ nhớ những chiến công đã qua của dân sự Đức Chúa Trời vì họ đã tin cậy Đức Giê-hô-va.
• Cuộc đối đầu (IIVua 18:17-18; IISu 36:1-3).
Căn bệnh thập tử nhất sinh của Ê-xê-chia xảy ra năm 702 T.C và cũng khoảng thời gian đó các đại sứ Ba-by-lôn đã đến thăm Giu-đa. Điều nầy có nghĩa là quân A-si-ri xâm lược xứ ngay sau đó một năm - 701 T.C. Ê-xê-chia còn 14 năm sống trên đất, ông không muốn sống trong cảnh giam cầm. Tuy nhiên, tiên tri Ê-sai đã tiên báo rằng vì Vua Đa-vít, Đức Chúa Trời sẽ giải cứu Giu-đa và gìn giữ Giê-ru-sa-lem (IIVua 20:6), nên Ê-xê-chia có một lời hứa lớn để tin cậy vào.
Dân sự của Đức Chúa Trời không sống nhờ sự giải thích, họ sống dựa trên những lời hứa.
Quân A-si-ri chọn La-ki làm chỗ đóng quân, cách tây nam Giê-ru-sa-lem 30 dặm, và dẫn theo “một đạo binh mạnh” để tấn công Giê-ru-sa-lem. Ba vị quan của A-si-ri bảo Ê-xê-chia sai ba người đến gặp họ để bàn những điều khoản cho sự đầu hàng. Những cái tên nầy không phải là tên riêng: Tạt-tan: quan tổng binh, Ráp-sa-ri: quan trưởng, và Ráp-sa-ke: quan tổng binh. Những người đại diện cho Ê-xê-chia có Ê-li-a-kim, quan cai đền, Sép-na, thơ ký, và Giô-a, quan thái sử (Es 22:15-25; Es 36:3).
Họ gặp nhau chính tại nơi Ê-sai đối mặt với A-cha, cha của Ê-xê-chia, và căn dặn ông không được kết ước với A-si-ri (Es 7:1-25; IIVua 16:5-9). Dù kết ước hay không, Ê-sai tiên tri rằng A-si-ri sẽ trở lại, và lời của ông đã trở thành hiện thực.
Sáu người không chính thức đối thoại với nhau nhưng đứng cách xa nhau đủ để Ráp-sa-kê cất cao giọng. Dĩ nhiên, uân A-si-ri muốn dân trong thành nghe những gì họ nói và lo sợ. Các quan tướng nầy không nói tiếng A-ram, ngôn ngữ thương mại thời bấy giờ, nhưng họ nói tiếng Hy-ba-lai quen thuộc (IIVua 18:26-27; IIVua 32:18; IIVua 36:11-12). Điều quan trọng là các lãnh đạo A-si-ri biết tiếng Hy-bá-lai để họ có thể tiến hành chiến tranh tốt hơn. Các đầy tớ của Đức Chúa Trời cần học theo điều nầy để có thể công bố sứ điệp bình an.
• Sự công bố (IIVua 18:19-36; IISu 32:9-19; IISu 36:4-21).
Cần biết rõ ba “lời nói” nếu chúng ta muốn hiểu sự kiện nầy có tác động thế nào. Trước tiên, quan tổng binh Ráp-sa-kê nói với Ê-xê-chia và dân Do-thái và nhạo báng Đức Chúa Trời của họ (IIVua 18:17-36). Sau đó Ê-xê-chia đi đến đền thờ và thưa với Đức Chúa Trời về những lời quan tổng binh ấy đã nói (IIVua 19:1-9). Cuối cùng, Đức Chúa Trời phán với Ê-xê-chia (qua tiên tri Ê-sai) về sự đoán phạt mà Ngài sẽ giáng trên dân A-si-ri (IIVua 19:20-34). Đức Chúa Trời luôn nói sau cùng.
Quan tổng binh là người khôn khéo, ông ta biết thêu dệt lời nói mình và làm cho ý nghĩa của nó chồng chéo lên nhau. Dĩ nhiên ông không quan tâm đến việc nói đúng sự thật, vì ông ta biết con người (kể cả người Do-thái ở Giê-ru-sa-lem) sống dựa trên cái “dường như” thay vì trên cái “thật sự” và suy nghĩ bằng cảm xúc thay vì bằng trí khôn.
Ý chính của ông ta muốn nói là đức tin (IIVua 18:19-20; IISu 32:10; IISu 36:4-5), và ông hỏi dân chúng, “Ngươi thật sự đang tin cậy vào điều gì? Ai có thể giải cứu được ngươi?” Chú ý những từ ngữ được lập đi lập lại và cách ông ta xem thường Ê-xê-chia khi xưng vua San-chê-ríp là “vua lớn” (IIVua 18:19,28; Es 36:4,13). Điều Ráp-sa-kê không nhận ra là Đức Giê-hô-va là Vua Vĩ Đại và Ngài nghe mọi lời ông ta nói.
“Vì Đức Giê-hô-va Chí Cao thật đáng kinh; Ngài là Vua lớn trên cả trái đất” (Thi 47:2).
Giê-ru-sa-lem là “là kinh đô của Vua cao cả” (Thi 48:2), và chính Đức Giê-hô-va đã nói “Ta là Vua lớn” (Ma 1:14).
Vị quan tổng binh bắt đầu nêu ra những gì mà dân Giu-đa đang cậy vào, và đồng thời nói rõ rằng ai cũng sẽ thất bại. Ông ta bắt đầu với Ê-díp-tô (IIVua 18:21,24; Es 36:6,9), và chắc chắn có những quan chức trong Giu-đa nghĩ rằng Pha-ra-ôn có thể giúp đỡ họ. Luôn có một nhóm người Ê-díp-tô hùng mạnh trong Giu-đa sau khi đất nước bị chia cắt, và tiên tri Ê-sai đã đã cảnh cáo các lãnh đạo không được nhờ Ê-díp-tô giúp đỡ (Es 30:1-7; Es 31:1-3). Nhưng Ê-díp-tô không gì khác “cây sậy gãy” sẽ đâm thủng tay bạn nếu bạn dựa vào nó.[50].
Trong IIVua 18:22,30; IISu 32:12; Es 36:7,10, quan tổng binh cố làm cho dân chúng tin rằng họ không thể nương cậy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ để được giải cứu. Làm sao họ có thể tin cậy Giê-hô-va khi Ê-xê-chia đã dẹp sạch những bàn thờ của Giê-hô-va khỏi thành? Đức Giê-hô-va có đẹp lòng với việc làm của vua không? Quan tổng binh nầy biết dân Giê-ru-sa-lem không vui vì họ không còn được thờ phượng ở các bàn thờ đặt ở những nơi cao mà phải đi đến đền thờ. Nhưng ông ta quá liều mạng khi dám nói rằng ông và quân A-si-ri đến Giê-ru-sa-lem vì vâng theo mạng lệnh của Đức Giê-hô-va (IIVua 18:25; IISu 36:10; IISu 35:21). Xét cho cùng, Đức Giê-hô-va đã dùng A-si-ri để trừng phạt và tiêu diệt nước Y-sơ-ra-ên, thế thì tại sao Ngài không dùng A-si-ri thâu tóm Giu-đa?
Quan tổng binh ấy lại nói, nếu dân Giu-đa đang tin cậy nơi sức mạnh quân sự của họ, họ sẽ gặp khó khăn vì họ không có đủ ngựa và kỵ binh. Nếu vua thương lượng với San-chê-ríp, quân A-si-ri sẽ mở vòng vây và dân chúng được sống.
Đáp lại sự ngắt lời của Ê-li-a-kim, Sép-na, và Giô-a (IIVua 18:26), quan tổng binh đã đe doa dân chúng trong thành. Nếu họ không đầu hàng, họ sẽ đói và khát đến nỗi phải ăn phẩn mình và uống nước tiểu mình (IIVua 18:27; IISu 36:12). Trong 32:11 chép rằng quan tổng binh A-si-ri bắt đầu cảnh cáo dân sự về cái chết đói và chết khát chắc chắn xảy đến nếu họ không đầu hàng.
Nhưng một năm trước đó, tiên tri Ê-sai đã nói với Ê-xê-chia rằng Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ Giê-ru-sa-lem và tiêu diệt A-si-ri (IIVua 20:6; Es 38:4-6), và vua đã loan truyền lời hứa nầy cho cả dân sự đều biết (IIVua 18:29-30). Một lần nữa, chúng ta ngạc nhiên vì quan tổng binh đã biết nhiều điều về Ê-xê-chia. Quan tổng binh ấy đang cố làm mọi thứ có thể để đánh đổ lòng tin của dân sự nơi vua của họ. Ráp-sa-kê vẽ ra một hình ảnh sáng lạng sẽ xãy ra nếu Giu-đa đầu hàng. Họ sẽ được sống yên bình trong sứ mình, rồi sẽ được chuyển đến sinh sống ở A-si-ri, một đất nước rất giống nước Giu-đa (IIVua 18:1-32; IISu 36:16-17).
Lý lẽ cuối cùng của quan tổng binh thật võ đoán và không hợp lý: không có một thần nào ở các nước đã bị thu phục có thể đánh bại San-chê-ríp, nên Giê-hô-va cũng sẽ thất bại (IIVua 18:33-35; IISu 36:18-20). Nhưng Giê-hô-va không giống các thần chết bất lực của các nước: Ngài là Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống! Nghe theo lệnh của vua, dân chúng trong thành không nói một lời nào với quan tổng binh, và đó là cách tốt nhất để đáp lại những kẻ kiêu căng dám nhạo báng Đức Giê-hô-va và không biết gì về lẽ thật và sự vĩ đại của Ngài.
• Sự khiêm nhường (IIVua 18:37-19:13; IISu 36:22-37:13).
Ba quan tướng rời vị trí trở về thành để nói cho Ê-xê-chia nghe những lời quan tổng binh A-si-ri đã nói. Hạ mình trước Đức Chúa Trời và tự biết mình bất năng, a quan tướng xé quần áo mình và cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ. Họ kể lại cho vua những gì quan tổng binh A-sa-ri đã nói, và báo cáo của họ hẳn đã làm Ê-xê-chia đau lòng. Làm thế nào có người kiêu căng như vậy và nhạo báng danh Đức Chúa Trời như vậy? Ráp-sa-kê đã sỉ nhục Đức Chúa Trời hằng sống vì liên hệ Ngài với các thần hay chết của các nước.
Vua biết rằng ông cần lời khuyên của Đức Chúa Trời, nên ông sai các quan tướng đến gặp tiên tri Ê-sai và xin ông cầu nguyện và tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. (Đây là lần đầu tiên Ê-sai được đề cập trong sách II Các vua). Lối nói ẩn dụ của vua về sự sinh đẻ cho thấy tình hình rất nguy khốn. Đứa bé đến ngày chào đời nhưng mẹ nó không đủ sức sinh nó ra, nên tính mạng của hai mẹ con đều bị đe dọa. Vua cũng biết rằng chỉ có dân sót trong tuyển dân của Ngài trung tín với Ngài (IIVua 19:4,30), nhưng vì dân sót đó và vì Đa-vít, Đức Chúa Trời sẽ sẳn lòng ra tay.
• Ê-sai trấn an Ê-xê-chia (Thi 46:1-3)
Vì Đức Giê-hô-va đã nghe lời báng bổ của Ráp-sa-kê và sẽ xử lý San-chê-ríp. Vua A-si-ri sẽ nghe một tin và Đức Giê-hô-va sẽ khiến tâm thần ông kinh hãi đến nổi phải rút quân về nước. Tin tức đó là Tiệt-ha-ca, vua Ê-díp-tô [51], đang tiến đến Giu-đa, có nghĩa là San-chê-ríp sẽ phải đương đầu với hai lực lượng (IIVua 19:9; IISu 37:9). Ông ta không muốn điều đó xảy ra nên cho rút quân và trở về La-ki để chuẩn bị chiến tranh. Tuy nhiên quan tổng binh đã có lời cuối với Ê-xê-chia, lần nầy ông đã viết một bức thư (IIVua 19:18-13 IISu 37:8,13) và chỉ lập lại những gì ông đã nói.
-IIVua 19:1-13; xem giải nghĩa IIVua 18-1-37.
3. Ê-xê-chia, người cầu thay (IIVua 19:14-19) (IISu 32:20; Es 37:14-20)
Khi trước mắt ta là quang cảnh ảm đạm, hãy cố gắng lạc quan. Đó là những gì Ê-xê-chia làm khi ông nhận bức thư đầy những lời báng bổ từ vua A-sa-ri. Thường trong chức vụ của tôi tôi phải mở các bức thư trước mặt Đức Chúa Trời và tin Ngài giải quyết tốt đẹp mọi chuyện và Ngài luôn luôn làm như vậy.
Ê-xê-chia không nhìn vào ngai vàng của mình và ngai vàng của “vua lớn” San-chê-ríp nhưng chú tâm đến ngai của Đức Chúa Trời, Đấng “vẫn ngự ở giữa các chê-ru-bim” (IIVua 19:15; IISu 37:14; Thi 80:1; Thi 99:1). Vì ông không phải là thầy tế lễ cả, Ê-xê-chia không thể bước vào nơi Chí Thánh, nơi có hòm giao ước với nấp thi ân, nhưng ông có thể “bước vào” bằng đức tin như các tín đồ ngày nay (He 10:19-25).
Ở mỗi đầu của nắp thi ân có một chê-ru-bim, và nắp thi ân là ngôi của Đức Chúa Trời ở trên đất (Xu 25:10-22). Không chỉ là Vua của Y-sơ-ra-ên và là Vua của các nước, Đức Giê-hô-va còn là Đấng Tạo Dựng nên trời và đất. Ê-xê-chia hết lòng thờ phượng khi ông nhận biết sự vĩ đại của Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời chân thần duy nhất. Đây là tấm gương cho chúng ta noi theo khi trình dâng cho Chúa những vấn đề của mình. Khi chúng ta nhìn xem Đức Giê-hô-va và thấy được Ngài vĩ đại như thế nào, những vấn đề của chúng ta chắc chắn được giải quyết.
Vua có đang cưu mang một vấn đề: đó là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phải được vinh hiển trước mặt các dân trên thế giới. San-chê-ríp đã nhạo báng Đức Chúa Trời và Ê-xê-chia cầu xin Đức Chúa Trời thay mặt Giu-đa hành động để danh Ngài được cả sáng (Mat 6:9). Là một người Do-thái trung tín, vua biết rằng các thần của các người chiến bại không phải là thấn gì cả (Es 2:20; Es 40:19-20; Es 41:7; Es 44:9-20). Ông xin Đức Giê-hô-va giải cứu dân Giu-đa, không vì bản thân họ nhưng vì sự vinh hiển của danh Ngài. [52]
Một số người thường tìm kiếm Chúa khi họ gặp khó khăn, nhưng những lúc bình thường Đức Giê-hô-va không bao giờ nghe tiếng của họ. Vua Ê-xê-chia không như vậy. Ông là người luôn tìm kiếm Đức Giê-hô-va để cầu xin Ngài ban ơn cho dân sự. Ông tìm kiếm để biết Lời Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài, và điều nầy thêm sức cho ông trong lời cầu nguyện. Phước thay cho các dân tộc có những người lãnh đạo biết cầu nguyện!
4. Ê-xê-chia, người chiến thắng (IIVua 19:20-37) (IISu 32:20-22; Es 37:21-38)
Đức Giê-hô-va bảo tiên tri Ê-sai truyền sứ điệp của Ngài cho vua, là tiên tri vâng lời. Lời cầu nguyện của Ê-xê-chia được nhậm gấp ba lần: (1) Đức Chúa Trời sẽ giải cứu Giê-ru-sa-lem, (2) Đức Chúa Trời sẽ đánh bại quân A-si-ri và họ sẽ rút lui, và (3) Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ dân sự và họ không phải chết đói. Nhưng Đức Chúa Trời cũng có lời quở trách San-chê-ríp vì sự kiêu ngạo và báng bổ của ông ta.
Đức tin của Ê-xê-chia được ban thưởng và lời cầu nguyện của ông được nhậm.
• Quở trách (IIVua 19:20-28; IISu 37:22-29).
Đức Chúa Trời đã dùng A-si-ri để trừng phạt vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên, và Đức Giê-hô-va đã cho San-chê-ríp thắng các nước khác, nhưng vua A-si-ri không bao giờ làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Thật vậy, quan tổng binh của ông ta còn sỉ nhục danh Đức Giê-hô-va (IIVua 19:4,16,22,24; IISu 37:4,17,23,24) và báng bổ Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Nhưng “gái đồng trinh Si-ôn” Giê-ru-sa-lem sẽ chê cười sự thất bại của A-si-ri. Đức Giê-hô-va đã dùng hình ảnh gái đồng trinh vì dân A-si-ri không thể chiếm đoạt thành và xâm phạm nó như cách những người lính ngoại bang đã làm với những người nữ bị lưu đày. Nhưng Đức Giê-hô-va đối xử với A-si-ri như những con vật bị mũi và dắt đi.
Đức Giê-hô-va nói với Ráp-sa-kê và San-chê-ríp bằng những lời mà họ dùng để khoe khoang về những chiến công của họ. Xe ngựa chủ yếu chạy treên đất bằng, nhưng họ khoác lác rằng xe của họ đã lên đến các núi cao ở Li-ban. Đất khô và sa mạc không ngăn được họ, cả sông suối cũng không. Những vua khác dùng thuyền bè để vượt sông, nhưng họ làm khô sông Nin và đi qua như đi trên đất khô. (Có phải ám chỉ đến Y-sơ-ra-ên tai sông Giô-đanh, Gios 4:1-5:15? Không có bằng chứng nào cho thấy A-si-ri từng chiếm xứ Ê-díp-tô.). Họ đánh sập các thành và giết chết dân chúng rồi chất họ thành đống như người ta chất cỏ khô, và không có gì có thể ngăm bước họ.
Nhưng chính Đức Giê-hô-va là Đấng vạnh ra những cuộc chinh phục nầy và cho A-si-ri chiến thắng (IISu 37:26-27). Dân A-si-ri là vũ khí của Ngài để trừng phạt Y-sơ-ra-ên và các nước khác và cũng để phạt cả Giu-đa. (Es 10:5-19). Cái búa thật ngu xuẩn khi khoác lác cùng người tiều phu, và San-chê-ríp đã ngu xuẩn như vậy khi giành về mình những công trạng mà Đức Chúa Trời đã làm! Thay vì làm vinh hiển Đức Chúa Trời, San-chê-ríp đã nỗi giận với Ngài (IIVua 19:27; IISu 37:28-29) và tự tâng bốc mình trước Đức Chúa Trời của thiên đàng. Dù những lãnh đạo ở thế gian có đưa ra lý lẽ hay lời bào chữa gì đi nữa cho những việc làm của họ, thì nguyên do chính là sự chống nghịch Đức Chúa Trời và Luật pháp của Ngài (Thi 2:1-6; Công 4:23-31). Nhưng Đức Giê-hô-va sẽ đối xử với dân A-si-ri như những con vật bị xỏ mũi và đát đi! Dân A-si-ri khét tiếng vì đã đối xử như vậy với các tù binh chiến tranh của họ, nhưng giờ họ chính là những nạn nhân.
• Sự cung ứng (IIVua 19:29; IISu 37:30).
Dân A-si-ri đã lấy của cải của Giu-đa, cướp đất và chiếm các thành của họ, và giờ đây họ đang bao vây Giê-ru-sa-lem. Lương thực có thể nuôi sống được bao lâu? Và nếu Giê-ru-sa-lem còn sống sót, họ phải mất bao lâu mới lấy lại được đất, trồng cây và thu hoạch?Quan tổng binh A-si-ri cảnh cáo rằng dân thành Giê-ru-sa-lem sẽ phải chết vì đói và khát nếu họ không đầu hàng A-si-ri (IISu 32:11).
Nhưng Chúa của mùa gặt đang cai trị. Tháng 9 và 10 là tháng gieo hạt, và tháng 3 và 4 là tháng thu hoạch.Vười cây ăn trái và vườn nho cho trái vào tháng 7 đến 9. Chắc chắn quân A-si-ri đến trong mùa thu hoạch và tịch thu hết lương thực. Trong tình cảnh dân A-si-ri tràn vào xứ và thành Giê-ru-sa-lem đang bị bao vây, dân sự không thể ra đồng làm việc; nhưng Đức Chúa Trời hứa rằng khi quân A-si-ri rút lui, thực phẩm sẽ tự mọc lên cho đến khi người ta có thể bắt đầu công việc đồng án của mình. Đức Chúa Trời không để cho dân sự Ngài chết đói.
Một số học giả nhận ra có mối liên quan giữa lời tiên tri nầy với Thi 126:1-6, một trong những “Bài ca đi lên từ bực”. Thi-thiên nầy nói đến sự giải cứu Giê-ru-sa-lem với nhiều kịch tính và bất ngờ, mà chắc chắn không phải xảy ra vào cuối kỳ đánh chiếm của người Ba-by-lôn.
Có thể nào trong lần giải cứu Giê-ru-sa-lem khỏi quân A-si-ri nầy Đức Chúa Trời đã giết 185.000 quân lính? Nếu như vậy, lời cầu nguyện trong Thi 126:4 thật thích hợp. Khi người ta ra đồng gieo hạt, họ sẽ khóc trong vui mừng vì đất nước được giải cứu, nhưng họ cũng khóc vì từ hạt giống họ đang gieo, con cái họ có được bánh ăn. Giống thì khan hiếm nhưng Đức Chúa Trời chăm sóc dân sự Ngài.
• Sự giải cứu (IIVua 19:28,30-37; IISu 32:21-22; IISu 37:31-38). Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ giải cứu “dân sót” của Ngài khỏi tay các kẻ thù và họ sẽ “đâm rễ” và lại sinh bông trái. San-chê-ríp không bao giờ có thể bước vào thành, ông cũng không thể bắn một mũi tên nào vào nó, tấn công nó, hoặc đóng quân gần nó! Trong một đêm, một thiên sứ của Đức Chúa Trời đã giết 185.000 quân lính A-si-ri và chấm dứt sự vây hãm Giê-ru-sa-lem. Ráp-sa-kê đã khoác lác rằng một người lính tầm thường nhất của A-si-ri cũng mạnh hơn 2.000 lính kỵ Do-thái (IISu 36:8-9), nhưng khi Đức Giê-hô-va muốn giết sạch 185.000 lính A-si-ri, Ngài chỉ cần sai một thiên sứ của Ngài!
Đây là một thất bại nhục nhã của A-si-ri, nhưng sự kiện nầy đem lại vinh hiển cho Đức Giê-hô-va và làm rạng danh Ê-xê-chia (IISu 32:23; Thi 126:2-3). San-chê-ríp rút lui về nước, và bi một trong các con trai mình giết chết. Các thần của ông không thể giúp ông đánh thắng Giu-đa và cũng không bảo vệ ông khỏi tay của người nhà ông. Tại sao Đức Chúa Trời giải cứu dân sự Ngài? Vì sự vinh hiển của danh Ngài, dĩ nhiên, và vì Đa-vít là người Ngài yêu mến (IIVua 19:34). Tại sao ngày nay Ngài ban phước cho dân sự Ngài? Vì sự vinh hiển của chính Ngài và vì tình yêu Ngài dành cho Con Ngài là Đấng đã chết thay cho chúng ta.
• Sự chết (IIVua 20:20-21 IISu 32:27-33).
“Trong mọi việc Ê-xê-chia được hanh thông” (IISu 32:30). Nhờ sự ban phước của Đức Chúa Trời, Ê-xê-chia có được rất nhiều của cải, bầy gia súc, nhiều nhà kho lớn để thâu trữ lúa và chiếm lợi phẩm. “Ê-xê-chia nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (IIVua 18:5). Và “Đức Giê-hô-va ở cùng người; hễ người đi làm sự gì, đều được thành tựu” (IIVua 18:7). Ông là mẫu người được “phước” như trong Thi 1:1-6, người biết vâng Lời Chúa, suy gẫm nó và nương cậy nơi quyền năng của Đức Chúa Trời.
Ê-xê-chia không chỉ được Đức Chúa Trời giúp đỡ, mà còn được dân chúng yêu mến. Ông được chôn chung với các vua ở Giê-ru-sa-lem, “cả Giu-đa và Giê-ru-sa-lem đều tôn kính người, lúc người thác” (IISu 32:33). Giống như tất cả chúng ta, Ê-xê-chia có những lúc sa ngã trong đức tin và thất bại, nhưng rõ ràng, ông là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Do-thái.
-IIVua 20:1-11; xem giải nghĩa IIVua 18:1-16.
-IIVua 20:12-19; xem giải nghĩa IIVua 18:17-37.
12. SẮP ĐẾN NGÀY CHUNG KẾT (IIVua 21:1-23:30; IISu 33:1-35:27)
“Chúng ta sống trong sự u minh của nền văn minh, ở giữa sự suy đồi vô cùng của văn hoá hiện đại”, nhà thần học lỗi lạc, Carl F. H. Henry, viết. “Những con thú lạ trong sách Đa-ni-ên và Khải-huyền dường như đã xuất hiện và đang hoành hành trên đất”. [53].
Những lời tương tự có thể cũng được viết về Giu-đa trong suốt 3 đời vua được đề cập trong đoạn nầy Ma-na-se, A-môn và Giô-sia. Dân Do-thái đã cho thế gian thấy một Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống, nhưng lúc bấy giờ nhiếu người đã thờ phương các thần ngoại bang. Y-sơ-ra-ên cho thế gian biết các tiên tri và Kinh Thánh, nhưng hầu hết các vua Giu-đa không còn lắng nghe Lời Đức Chúa Trời nữa. Giô-si-a là vua Giu-đa cuối cùng.
Đức Giê-hô-va đã hứa gìn giữ ngai Đa-vít để Đấng Cứu Rỗi được hứa sẽ đến thế gian, nhưng giờ đây chính quyền Giu-đa đang rệu rã và sự tồn tại của đất nước đang trong cảnh nguy khốn. Tương lai của kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho thế gian hư mất tuỳ thuộc vào số dân sót trung tín, là những người kháng cự sự xâm nhập của văn hoá ngoại lai và giữ được lòng trung kiên đối với Đức Chúa Trời.
Lời hứa của Đức Chúa Trời không thay đổi: “Nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ” (IISu 7:14). Ba vua nầy đều học được điều gì đó về sự hạ mình. Na-ma-se biết hạ mình khi đã quá trễ (33:12,19) A-môn không bao giờ đầu phục Đức Chúa Trời (IISu 33:23); và Giô-si-a thật lòng hạ mình trước Đức Giê-hô-va và được Ngài sử dụng để cảnh tỉnh dân sự (IISu 34:19,27). A.W. Tozer đã viết, “Sự khiêm nhường thật là một điều lành mạnh; Người khiêm nhường chấp nhận sự thật về chính mình” [54].
1. Ma-na-se - vua nhục nhã (IIVua 21:1-18) (IISu 33:1-20)
Lại là một điều khó hiểu trong lịch sử theo Kinh Thánh; vua tin kính Ê-xê-chia lại sinh ra một con trai gian ác Ma-na-se. Nếu Ma-na-se sinh năm 709, như vậy ông được 7 tuổi khi vua cha được chữa làmh bệnh và phép lạ về cái bóng xảy ra. Ông được 8 tuổi khi 185.000 binh lính A-si-ri bị giết chết. Rõ ràng những phép lạ nầy không để lại ấn tượng gì trong lòng ông. Nhiều học giả nghĩ rằng Ma-na-se đã đồng nhiếp chính với cha mình trong khoảng 10 năm (697-687), từ 12-22 tuổi, và con trai nầy sống gần gũi với người cha tin kính của mình [55]. Nhưng ông ta lại trở thành vua gian ác nhất trong lịch sử Giu-đa; do đó người ta qui tội ông đã làm Vương Quốc phía Nam sụp đổ (IIVua 24:3; Gie 15:1-4).
• Sự gian ác của Ma-na-se (IIVua 21:1-15; IISu 33:1-10). Ông ta gian ác nhất nhưng lại trị vì lâu nhất trong lịch sử. Dường như Đức Chúa Trời đã cất tay Ngài khỏi nước Giu-đa và để mặc cho tất cả sự ô uế trong lòng họ tự nhiên tuôn ra. Trong bản tánh và đạo đức của mình, ông ta còn gian ác hơn người A-mô-rít mà Giô-sê đã đánh bại ở Ca-na-an, ột nước nổi tiếng là hung bạo và gian ác (IIVua 21:11; Sa 15:16).
Tất cả những gì người cha tin kính của mình đã phá dỡ, Ma-na-se đã xây lại vì ông dẫn dân sự trở lại thờ thần tượng, kể cả thờ thần Ba-anh. Ông cũng dựng một hình tượng đáng gớm ghiếc trong đền thờ của Đức Chúa Trời (IIVua 21:3; IISu 33:7,15), và ông còn cổ vũ dân sự “toàn cơ binh trên trời” (IIVua 21:3,5; Phuc 4:19 Phuc 17:1-7).
Có một bàn thờ trong đền thờ, nhưng Ma-na-se dựng thêm các bàn thờ khác để thờ các thần tượng khác (IIVua 16:10-16) và như vậy ông ta xem Giê-hô-va là một “thần” trong số nhiều thần. Tuy nhiên Đức Giê-hô-va đặt danh Ngài ở duy nhất một nơi đền thờ ở Giê-ru-sa-lem (IIVua 21:4,7; Phuc 12:11; IVua 8:20,29; IVua 9:3) và giờ đây vô số các thần giả cùng chia xẻ vinh quang đó của Ngài. Ma-na-se theo tôn giáo của thần Mô-lóc và bắt con trai mình đưa qua bàn thờ lửa (Lê 18:21; Lê 20:1-5), và ông cầu vấn các linh và bà bóng (IIVua 21:6; IISu 33:6; Lê 19:31; Phuc 18:11).
Trong sự nhân từ của Ngài, Đức Giê-hô-va đã sai các tiên tri đến cảnh tỉnh vua và dân sự, nhưng họ không chịu nghe. Một trong số tiên tri ấy đã phải chết dưới tay vua (IIVua 21:16), và những người một lòng trung tín với Đức Chúa Trời chống đối việc thờ các thần giả cũng có chung một số phận. Đức Chúa Trời nhắc dân sự Ngài rằng sự vui mừng của đất nước tùy thuộc vào sự vâng lời của họ đối với luật pháp Đức Chúa Trời. Đây là điều kiện cơ bản của giao ước Đức Chúa Trời lập với dân sự Ngài (Lê 26:1-46; Phuc 28:1-29:29).
Đức Chúa Trời hứa gìn giự họ nơi Đất Hứa (IISa 7:10), nhưng giờ đây Ngài cảnh báo rằng họ sẽ bị đuổi khỏi xứ và sống rải rác trong các nước khác (Phuc 28:64-68; Le 26:33-35). Hình phạt nầy đã giáng trên Vương Quốc Phía Bắc với sự xâm lược của quân A-si-ri, và nó sẽ xảy ra cho Giu-đa khi Ba-by-lôn kéo đến (606-586). Thật đáng tiếc là Giu-đa không rút ra bài học từ hình phạt dành cho Giu-đa.
Chúng ta không biết các tiên tri rao ra sứ điệp nào trong IIVua 21:10-15, nhưng không ai có thể hiểu lầm những gì họ nói. Nếu Ma-na-se và dân sự không ăn năn và xây bỏ con được gian ác của họ, Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt họ nghiêm khắc đến nỗi chỉ cần nghe về nó, tai người ta đã lùng bùng (IIVua 21:12; ISa 3:11; Gie 19:3).
Điều nầy mô tả tâm trang kinh hãi khi nghe tin dữ. Tiếng Hy-bá-lai salal có nghĩa là “rung, kích động”, và có liên quan đến cái chập chõa và chuông. Khi họ nghe tin quân Ba-by-lôn kéo đến, họ giật mình giống như nghe tiếng chập chõa đột ngột vang lên! Dậy! Dậy! Nhưng đã quá trễ.
Nhưng Đức Chúa Trời dùng hình ảnh thứ hai để cảnh giác họ. Là người xây dựng cẩn thận, gài đo đất nước bằng dây dọi của Ngài, nhưng không phải đo để xây dựng mà đo sự sup đổ. Mọi người đều quen với cảnh thợ nề dùng dây dọi để xây cho bức tường thật thẳng, nhưng không ai đo một công trình để phá huỷ nó (Es 24:11; Am 7:7-9,17). Những hình phạt của Đức Chúa Trời thật công bình và Ngài sẽ dành cho họ những gì họ đáng phải nhận, giống như Ngài đã giáng trên Y-sơ-ra-ên (Sa-ma-ri) những gì nó đáng gánh chịu. Hình ảnh thứ ba mượn từ hình ảnh bếp núc: Đức Chúa Trời sẽ trút cạn nước Giu-đa và dân sự của nó giống như người ta giũ sạch nước trên dĩa sau khi rửa chúng. Đây là hình ảnh cho thấy đất nước hoang vắng vì dân sự chết và bị lưu đày (Gie 51:34).
Từ “từ bỏ” trong IIVua 21:14 có nghĩa là “bỏ mặc cho bị đoán phạt”. Đức Chúa Trời hứa không bao giờ từ bỏ dân sự (ISa 12:22; IISa 7:23-24), nhưng Ngài cũng cảnh cáo rằng Ngài sẽ trừng phạt họ nếu họ không vâng lời Ngài. Đức Chúa Trời không quên lời hứa của Ngài;chính dân sự đã vi phạm giao ước. Đức Chúa Trời luôn thành tín với giao ước Ngài, ban ơn khi dân sự vâng lời hoặc trừng phạt khi họ bất tuân.
• Sự ăn năn của ma-na-se (IISu 33:11-13,19).
Tác giả sách II Các-vua không viết về sự thay đổi đáng ghi nhận nầy trong cuộc đời Ma-na-se, nhưng chúng ta thấy trong II Sử-ký có đề cập đến nó [56]. Rõ ràng bằng cách nào đó ông đã làm vua A-si-ri phật lòng và Đức Chúa Trời cho phép các quan tướng A-si-ri tiến đánh Giu-đa và bắt vua. Ông bị dắt đi trong nhục nhã, vì người ta cùm ông lại và xỏ mũi đắt đi (IISu 33:11). Ông bị chê cười và nhạo báng, và ông đáng bị như vậy. Thành Ba-by-lôn là thủ đô thứ hai của A-si-ri thời bấy giờ, và Ma-na-se bị cầm tù ở đó.
Kinh nhgiệm nầy là sự sỉ nhục lớn đối với vua gian ác nầy, nhưng Đức Chúa Trời dùng nó để trừng phạt ông, đánh đổ sự kiêu ngạo trong ông và khiến ông quì xuống mà hạ mình trước Ngài. Ông đã cầu nguyện xin Chúa tha thư và Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài và tha thứ cho ông (IISu 7:14).
Hơn nữa, Đức Giê-hô-va đã cảm động lòng dân A-si-ri và họ đã cho ông về Giê-ru-sa-lem để cai trị dân sự. Dấu hiệu rõ ràng của ân điển Đức Chúa Trời! Ma-na-se đã hạ mình (IISu 33:12), nhưng Đức Chúa Trời đã hạ ông xuống trước (IISu 33:19). Sự ăn năn thật là việc làm của Đức Chúa Trời trong lòng và sự sẳn sàng đáp ứng với Đức Chúa Trời.
• Sự cải thiện của Ma-na-se (IISu 33:14-18,20).
Khi ông trở về quê hương, Ma-na-se chứng minh sự thay đổi thật lòng của mình;ông đã sửa lai tất cả những sự gian ác ông đã làm. ông củng cố Giê-ru-sa-lem và các thành khác ở Giu-đa, ông dọn sạch tượng của ông khỏi đến thờ (IISu 33:7,15), và ông cũng dẹp khỏi đền thờ tất cả bàn thờ mà ông đã dựng cho các thần giả.
Sau khi thanh tẩy đền thờ, ông tu sửa bàn thờ của Đức Giê-hô-va mà bị lãnh quên bấy lâu, và dâng của lễ tạ ơn cho Đức Giê-hô-va là Đấng giải cứu ông. Ông ra lệnh cho dân Giu-đa hầu việc Đức Giê-hô-va và ông làm gương cho họ. Ông cho phép họ dâng các của lễ ở những nơi cao, nhưng không phải cho các thần giả chỉ cho một mình Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. “Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn”, Giăng Báp-tít đã nói với người Pha-ri-si và Sa-đu-sê như vậy (Mat 3:8), và đó chính xác là những gì Ma-na-se đã làm.
Sau một thời gian dài trị vì, Ma-na-se đã băng hà và được chôn trong vườn nhà mình, không phải trong các lăng mộ của các vua (IISu 28:27).
2. A-môn - cứng lòng vì không vâng lời (IIVua 21:19-26) (IISu 33:21-25)
Sau khi ăn năn, Ma-na-se nổ lực sửa lại tất cả những thiệt lại mà ông đã làm cho Giê-ru-sa-lem và Giu-đa, nhưng có một nơi ông không thể thay đổi được tấm lòng của A-môn, con trai ông. Người trai trẻ nầy bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tội lỗi của cha mình nên khó có thể sống một cuộc đời vâng phục Chúa, và chắc chắn có một số quan quân trong cung khuyến khích ông vẫn giữ con đường gian ác củ.
Trong khi Ma-na-se hạ mình trước Chúa, A-môn con trai ông lại không như vậy (IISu 33:23), và ông càng phạm tội lâu ngày, tấm lòng ông càng chai cứng.
“Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Ro 6:23). Chúng ta không rõ tại sao các quan tướng của A-môn ám sát ông, nhưng lý do hầu như không mang tính thuộc linh. Trong khi Luật Pháp Môi-se có quy định rõ rằng ai thờ thần tượng sẽ bị giết chết (Phuc 13:1-18), nhưng không ai trong xứ có quyền phán xét vua khi vua thờ thần tượng.
Rất có thể những người rắp tâm ám sát vua quan tâm đến chính trị hơn. A-môn là người ủng hộ A-si-ri, họ đã tha cho cha ông trong khi các quan tướng ủng hộ Ba-by-lôn, và không nhận ra rằng sự phát triển của Ba-by-lôn đồng nghĩa với sự sụp đổ của Giu-đa. Con trai của A-môn là Giô-si-a ủng hộ Ba-by-lôn và đã bỏ mạng nơi chiến trường vì cố ngăn quân Ê-díp-tô giúp đỡ quân A-si-ri chống lại Ba-by-lôn. Việc dân sự lập Giô-si-a làm vua kế vị cho thấy rằng họ không muốn vua mình ủng hộ A-si-ri.
3. Giô-si-a; hạ mình bởi Lời Đức Chúa Trời (IIVua 21:19-26; IIVua 22:1-23:30) (IISu 34:1-35:25)
Trong số 20 vua Giu-đa, kể cả Hoàng hậu A-tha-li, chỉ có 8 vua có thể được gọi là “tốt”: A-sa, Giô-sa-phát, Giô-ách, A-ma-xia, Ô-xia, Giô-tham, Ê-xê-chia và Giô-sia.Chắc chắc Giô-si-a là vị vua lớn, vì tiên tri Giê-rê-mi đã nêu gương ông trước những vua kế tiếp.
“Người đã làm ra lẽ thẳng cho kẻ nghèo và thiếu thốn” Giê-rê-mi nói về Giô-si-a, trong khi các vua sau Giô-si-a bóc lột dân sự để xây cugn điện nguy nga cho mình (Gie 22:11-17). Giô-si-a cai trị khoảng 31 năm (640-909) và bước đi trong đường lối của Đức Chúa Trời vì ông noi theo gương Đa-vít. Chắc chắn mẹ của vua là một người tin kính Chúa và khôn khéo dạy dỗ con trai bà. Ông lên ngôi khi mới được 8 tuổi, nên các quan trong triều là những người cố vấn của ông, nhưng khi được 16 tuổi, Giô-si-a đã dâng mình cho Chúa và bắt đầu tìm kiếm ơn phước của Ngài.
• Thanh tẩy đất nước (IIVua 24:3-7).
Ê-xê-chia đã thanh tẩy sau A-cha, và ma-na-se đã thanh tẩy sau những việc làm gian ác của chính mình, và giờ đây vua Giô-si-a, ở tuổi 25, phải sử lại những thiệt hại mà A-môn cha mình đã gây ra. Thật là một thảm kịch vì không phải tất cả những vua Giu-đa đều vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời và hướng dẫn dân sự làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Bốn vị vua sau Giô-si-a không làm tất cả những điều thiện như ông đã làm và đã bán nước vào tay dân Ba-by-lôn. Đất nước thăng trầm theo từng đời vua, và vua trẻ Giô-si-a là một người lãnh đạo thuộc linh nhiệt tâm của dân sự. Ông tìm kiếm Đức Chúa Trời trong 4 năm và giờ đây ông được chuẩn bị để thanh tẩy đất nước mình.
Ông cho dẹp sạch những nơi cao và kêu gọi dân sự trở về thờ phượng Chúa tại đền thờ Giê-ru-sa-lem. Ông phá huỷ những thần tượng và bàn thờ cho thần ba-anh và các thần khác, và ông phá những nơi mà dân sự thường đến để thờ phượng các thần nầy. Sau khi thanh tẩy Giê-ru-sa-lem và Giu-đa, ông đi về phía bắc Y-sơ-ra-ên (Ma-na-se, Ép-ra-im, Nép-ta-li) và giải phóng khu vực thờ thần tượng đó.
Lưu ý là vua Giu-đa có thể đi đến những chi phái ở Y-sơ-ra-ên (Sa-ma-ri) và có quyền trên vùng đó như vậy, hưng rất nhiều người từ Ép-ra-im, Ma-na-se, Y-sa-ca và Sa-bu-lôn đã đến dự lễ Vượt Qua của Ê-xê-chia , sau đó họ trở về quê nhà và sống đẹp lòng Đức Chúa Trời (IISu 30:18). Qua IISu 34:7, chúng ta biết rằng đích thân vua đã thực hiện 3 chuyến đi nầy và hướng dẫn dân chúng trừ khử nạn thờ thần tượng ra khỏi xứ [57].
• Tu sửa đền thờ (IIVua 22:3-7; IISu 34:8-13).
Năm thứ 18 thời trị vì của Giô-si-a thật sự là năm vàng son. Ông tu sửa đền thờ Đức Giê-hô-va và tìm thấy Quyển sách Luật Pháp ở đó; ông lập giao ước với Đức Chúa Trời; ông tiến hành những cuộc cải cách trong xứ, và tổ chức lễ Vượt Qua thật lớn. Lúc đó ông được 26 tuổi. Vua lên kế hoạch tu sửa đền thờ, và người xúc tiến kế hoạch đó là Sa-phan, cha của một gia đình đặc biệt. Con trai của ông là Ghê-ma-ria cùng với một số người khác đã khuyên Giê-hô-gia-kim đừng đốt sách của Giê-rê-mi, và Mi-chê, cháu ông đã nghe Ba-rúc đọc sách thứ hai của Giê-rê-mi tại đền thờ và tường thuật lại cho các thư ký của vua (Gie 36:11).
Ê-lê-a-sa, con trai khác của ông, đã mang thư của Giê-rê-mi cho dân Do-thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn (Gie 29:1-23), và con trai A-hi-cam của ông là một trong những người bàn luận với nữ tiên tri Hun-đa về Quyển Sách Luật Pháp (IVua 22:12-20). A-hi-cam cũng cầu xin vua Giê-hô-gia-kim không giết tiên tri Giê-rê-mi (Gie 26:16-24). Sau khi Giu-đa và Giê-ru-sa-lem sụp đổ, cháu của Sa-phan là Ghê-đa-lia được kể tên là quan trưởng của Giu-đa. Con trai duy nhất đáng thất vọng trong số 4 con trai của ông là Gia-a-xa-nia, người nầy đã thờ thần tượng trong đền thờ của Đức Giê-hô-va (Exe 8:11-12).
Dân sự đã đóng góp tiền để sửa sang đền thờ (c.4), nên vua ra lệnh cho thầy tế lễ cả Hinh-kia phát tiền cho công nhân và tiến hành tu sửa đền thờ. Chỉ loại trừ sự thờ thần tượng trong xứ thôi chưa đủ, đề thờ phải được chuẩn bị để thờ phương Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống. Như với đền thờ được tái thiết trong thời Giô-ách (IIVua 12:1-19), những công nhân nầy rất trung thành và không cần phải lưu lại những sổ sách tì mỉ. Người lãnh đạo là một quản gia, và họ phải thực hiện bổn phận ấy với sự liêm chính và bảo đảm tiền của Đức Chúa Trời phải được sử dụng một cách khôn ngoan.
• Tìm được Kinh Thánh (IIVua 22:8-20; IISu 34:14-28).
Điều đặc biệt là Quyển Luật Pháp bị mất trong đền thờ! Quyển nầy có thể là 5 sách của Môi-se, nhưng Sa-phan “đọc sách đó” có nghĩa là ông đọc những phân đoạn mà vua chọn, có thể từ sách Phục-truyền. [58].
Sa-phan báo cáo cho vua về công tác xây dựng và sau đó, như một lời nói thêm, ông kể về quyển sách vừa tìm được. Giô-si-a muốn biết sách đó viết gì, và khi nghe Sa-phan đọc, vua bị tác động mạnh vì sợ hãi và đau lòng. Cách người ta phản ứng trước Lời Đức Chúa Trời cho thấy được sự khao khát thuộc linh và mong muốn làm Đức Chúa Trời đep lòng của họ.
Nếu thật sự Sa-phan đọc từ sách Phục-truyền, thì các đoạn từ 4-13 sẽ làm Giô-si-a bị cáo trách vì những việc gian ác mà dân sự đã làm.Từ đoạn 14-18 sẽ làm ông lo âu vì những việc dân sự không làm, và giao ước từ đoạn 27-30 sẽ cảnh cáo ông về những việc Đức Chúa Trời sẽ làm nếu dân sự không ăn năn. Trong các điều khoản của giao ước Ngài, Đức Giê-hô-va nói rõ rằng dân sự sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu họ không vâng theo Luật pháp của Ngài. Vua bị kích động sâu sắc đến nỗi đã xé áo mình và triệu tập thầy tế lễ cả và các quan tướng đến để cầu vấn Đức Giê-hô-va về tình trang thuộc linh của dân Giu-đa. Bấy giờ, Giô-si-a được 26 tuổi và đã tìm kiếm Đức Giê-hô-va chỉ 10 năm trở lại đây, nhưng đáp ứng của ông đối với Lời Đức Chúa Trời giống như sự đáp ứng của một tín đồ trưởng thành.
Hinh-kia không hỏi ý kiến Giê-rê-mi về vấn đề nầy, cũng không hỏi tiên tri Sô-phô-ni, người có họ hàng với Giô-si-a (So 1:1), là người đang thi hành chức vụ trong khoảng thời gian nầy. Có lẽ Giê-rê-mi không ở trong thành nhưng ở nhà mình tại Anathoth, và Sô-hô-ni cũng không có mặt tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng các quan tướng của vua tìm được một đầy tớ có khả năng, nữ tiên tri Hun-đa, vợ của Sa-lum có nhiệm vụ giữ áo lễ.[59]. Ngoài Hun-đa, trong Kinh Thánh có nhắc đến các nữ tiên tri khác như Mi-ri-am (Xu 15:20), Đê-bô-ra (Cac 4:4), Nô-a-đia (Ne 6:14), vợ của tiên tri Ê-sai (Es 8:3), An-ne (Lu 2:36), và 4 con gái của nhà truyền giáo Phi-líp (Cong 21:8-9).
• Sứ điệp của Hun-đa có hai phần.
-Phần thứ nhất (IIVua 22:15-17; IISu 34:23-25) nói với “người sai các ngươi đến ta”, nghĩa là Giô-si-a cũng là một người bình thường trước Luật pháp của Đức Chúa Trời, giống như những người khác ở Giu-đa và Y-sơ-ra-ên.
-Phần thứ hai (IIVua 22:18-20; IISu 34:23-25) nói với “vua Giu-đa”, tức là Giô-si-a là một cá nhân với những nhu cầu và sự quan tâm thuộc linh. Về phần dân sự, Đức Chúa Trời sẽ giáng cơn thạnh nộ Ngài xuống vì họ hết lần nầy đến lần khác không vâng theo lời Ngài, nhưng về phần Giô-si-a, Ngài sẽ tha ông khỏi sự đoán phạt hầu đến vì đời sống tin kính và khiêm nhường của ông trước mặt Đức Chúa Trời (IISu 3:12,23).
Dù Giô-si-a đã chết vì bị thương ngoài chiến trường, ông đã được đem về chôn an toàn tại Giê-ru-sa-lem vì Nê-bu-cát-nết-sa và quân đội của ông chưa xâm chiếm xứ. Đức Chúa Trời gọi Giô-si-a về với Ngài trước khi sự đoán phạt kinh khiếp đổ xuống.
• Lập giao ước với Đức Chúa Trời (IIVua 23:1-3; IISu 34:29-33).
Các quan tướng báo lại với vua sứ điệp của nữ tiên tri Hun-đa, vua lập tức triệu tập các trưởng lão, các thầy tế lễ và các tiên tri, cùng với dân sự trong xứ và cùng chia sẻ sứ điệp đó với họ. Sau đó ông kêu gọi họ cùng ông lập giao-ước với Đức Chúa Trời .
“Nhắc lại giao-ước” là sự kiện rất quen thuộc trong lịch sử Do-thái. Khi một thế hệ mới sắp bước vào Ca-na-an, ôi-se bảo họ làm khôi phục giao ước, như được ghi lại trong sách Phục-truyền.
Giô-si-a kêu gọi lập lại giao ước hai lần (Gios 8:34,24), và Sa-mu-ên cũng vậy (ISa 7:2; ISa 12:1). Sau khi Nê-hê-mi và dân sự tu sửa xong các vách thành Giê-ru-sa-lem, E-xơ-ra hướng dẫn họ tái dâng mình cho Đức Giê-hô-va (Ne 8:1-10:39). Ngày nay chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng vì Hội thánh chúng ta đang phát triển và chức vụ của chúng ta đang hưng thịnh thì tất nhiên dân sự của Đức Chúa Trời đang ở trong tình trạng tốt nhất. Có những lúc cả hội thánh cần khôi phục tinh thần tận hiến cho Chúa; đó là việc làm phải lẽ.
Vua đứng gần cột trụ của đền thờ (IIVua 11:14) và đọc Luật pháp cho hội chúng. Vua hứa với họ sẽ bước đi trong sự vâng phục và tận tuỵ theo Đức Chúa Trời. Ông làm gương cho họ vì nếu vua không bước theo Chúa thì làm sao Đức Chúa Trời có thể ban ơn cho dân sự Ngài? Buổi họp mặt nầy không phải là buổi thuyết trình “một quốc giáo” mà mọi người phải vâng theo vì vua ra lệnh. Những gì Giô-si-a kêu nài là sự đầu phục của họ đối với Đức Giê-hô-va bằng cả tấm lòng và linh hồn trong sự ngay lành và chân thật.
• Cải cách đất nước (IIVua 23:4,20; IISu 34:33).
Vua bắt đầu thực thi những điều khoản trong giao ước và vâng theo luật pháp của Đức Giê-hô-va. Thứ nhất, ông dẹp khỏi đền thờ mọi thứ thuộc về sự thờ lạy thần tượng, thiêu huỷ chúng tại trũng Xết-rôn, đem tro đến Bê-tên và rải nó ra làm ô uế miếu thờ bò con vàng mà Giê-rô-bô-am I xây dựng. Ông cũng phá hủy miếu đó và đập vỡ mọi thứ liên quan đến nó (IIVua 23:15; Os 10:5 So 1:4). Ông đem tượng thần nổi tiếng của Ma-na-se ra khỏi đền thờ (IIVua 21:7; IISu 33:7), thiêu và nghiền nó ra thành bụi, và rắc tro đó lên nồ mả của những người từng thờ lạy nó để làm ô uế chúng. Giô-si-a vâng theo Phuc 23:17-18 phá hủy nhà của phường đĩ-điếm (IVua 14:24; IVua 15:15).
Ông cũng cắt chức những thầy tế lễ ở những nơi cao trong xứ Giu-đa (IVua 23:8) từ biên giới phía bắc (Ghê-ba) đến biên giới phía nam (Bê-ê-Sê-ba), là dơ bẩn những nơi đó, và dẫn các thầy tế lễ ấy về Giê-ru-sa-lem. Họ không được phép hầu việc tại bàn thờ trong đền thờ, nhưng họ được chia phần thức ăn từ các của lễ. Sau đó, vua đi đến Tô-phết, nơi người ta dâng con mình qua lửa cho thần Mo-lóc, và làm ô uế nó. (Es 30:33; Gie 7:31-32; Gie 19:6,11-14) Ông diệt trừ các con ngựa được dâng cho thần mặt trời và hủy các cổ xe trong lửa. Không thể tưởng tượng ngựa được nuôi trong khu vực đền thờ! Vua phá đổ và dẹp bỏ các bàn thờ dành cho các cơ binh trên trời mà A-cha đã xây trên nóc các công trình của đền thờ (IIVua 16:1-4,10-16; IIVua 21:3,21-22), Ê-xê-chia đã dẹp bỏ những bàn thờ nầy nhưng sau đó Ma-na-se cho xây lại. (Gie 19:13; IISu 32:29) Ông cũng dỡ đi những bàn thờ mà Ma-na-se đặt trong sân đến thờ.
Tất cả chúng được chất đống và quăng vào hố rác trong trũng Xết-rôn.
Trên sườn phía nam núi Ô-li-ve, Sa-lô-môn cho xây những bàn thờ để các bà vợ ngoại bang của ông có thể đến đó thờ lạy các thần của họ (IIVua 11:5-7), và những bàn thờ và các thần tượng nầy cũng bị Giô-si-a dẹp bỏ và phá huỷ. Để đảm bảo vùng đó không thờ thần tượng nữa, ông đã chôn các hài cốt ở đó và làm nó ra ô uế (Dan 19:16). Ông còn tiến hành chiến dịch thanh tẩy nầy ở Sa-ma-ri và phá huỷ đền miếu tại Bê-tên mà Giê-rô-bô-am đã dựng (IVua 12:28-33). Ông khai quật hài cốt của các tiên tri của Bê-tên, được chôn gần đó, và thiêu chúng trên bàn thờ và rải tro để là ô uế khu vực đó. Như vậy, Giô-si-a đã làm ứng nghiệm lời tiên tri được rao ra 3 thế kỷ trước (IVua 13:31-32). Khi Giô-si-a thấy phần mộ của người của Đức Chúa Trời, là người đã tiên tri những sự việc đó, ông ra lệnh giữ nó nguyên vẹn.
Những gì Giô-si-a làm tại Bê-tên, ông cũng làm ở khắp xứ Sa-ma-ri, và huỷ các thần tượng và đền miếu của chúng, và giết những thầy tế lễ hầu việc tại các bàn thờ của chúng (Phuc 13:6-1;1 Phuc 18:20). Đừng lẫn lộn các thầy tế lể thờ thầ tượng trong câu 20 với các thầy tế lễ không vâng lời trong câu 8. Các thầy tế lễ không vâng lời sống ở Giê-ru-sa-lem nhưng không được phép hầu việc trong đền thờ nữa. Cuối cùng, Giô-si-a trừ diệt những bà bóng và phù thuỷ các loại trong xứ (IIVua 23:24), là những người từng được Ma-na-se ủng hộ (IIVua 21:6). Nhưng dù cho Giô-si-a có làm những điều tốt đep đó, ông không thể ngăn Đức ChúaTrời đoán phạt dân Giu-đa. Tội lỗi của Ma-na-se quá lớn đến nỗi không có gì làm Đức Chúa Trời nguôi giận mà không trừng phạt dân sự Ngài.
• Tổ chức lễ Vượt Qua (IIVua 23:21-23; IISu 35:1-19).
Với lòng kính trọng Giô-si-a đã noi theo gương Ê-xê-chia thanh tẩy đất nước thờ thần tượng, tu sửa đến thờ và phục hồi sự thờ phượng chân chính, và tổ chức một lễ Vượt Qua trông đại tại Giê-ru-sa-lem.
Trong khi tất cả các lễ được Lê-vi 23 đề cập đều quan trọng và đáng nhớ, thì lễ Vược Qua đặc biệt có ý nghĩa. Lý do thứ nhất, lễ Vượt Qua nhắc dân Do-thái về nguồn gốc của dân tộc mình khởi đầu khi được Đức Chúa Trời giải cứu ra khỏi Ê-díp-tô thoát cảnh nô lệ. Nó là sự phát lộ ân điển và quyền năng của Đức Chúa Trời. Ngài đem họ đến với Ngài là dân sự của chính Ngài và lập giao ước với họ tại núi Si-na-i. Họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời, dân giao ước của Đức Chúa Trời, một dân tộc làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời.
Ê-xê-chia đã tổ chức lễ Vướt Qua trong tháng hai, nhưng Giô-si-a tồ chức suốt tháng Giêng. Trong II Sử-ký 35 có nhấn mạnh đến người lê-vi và chức vụ quan trọng của họ trong lễ Vượt Qua (c.2,5,8-12,14-15,18). Theo IIVua 23:22 và IISu 35:18, lễ Vượt Qua lần nầy lớn hơn lần Ê-xê-chia tổ chức vì “cả dân Giu-đa, và Y-sơ-ra-ên có mặt tại đó” (IIVua 35:18; IIVua 30:18).
Lễ Vượt Qua thời Ê-xê-chia kéo dài hai tuần, nhưng trong lễ Vượt Qua thời Giô-si-a người ta dâng của lễ nhiều gấp hai lần. Ít nhất có đến 37.600 các con sinh tế nhỏ và 3.800 bò đực. Các thầy tế lễ và người Lê-vi dọn mình và được thanh tẩy, sẳn sàng phục vụ, và có nhiều người Lê-vi chơi đàn và hát ngơi khen Đức Giê-hô-va.
Giô-si-a vâng theo những gì ông đọc được trong luật pháp của Đức Chúa Trời.
Vua Giô-si-a nhắc nhở người Lê-vi về việc khiêng hòm giao ước (IIVua 35:3), điều ấy có ý nghĩa gì?
Khiêng hòm giao-ước là trách nhiệm của người Kê-hát (Dân-số 4), nhưng dân sự lúc bấy giờ không còn là dân du cư nữa và hòm giao-ước được đặt ở nơi Chí Thánh trong đền thờ. Bởi vì Sách Luật Pháp đã được đặt sai chỗ, và nó phải được giữ trong hòm giao-ước (Phuc 31:24-29), người ta đoán rằng có lẽ hòm giao ước lúc nầy không có ở trong đền thờ mà người giấu đâu đó trong suốt những năm đen tối của ma-na-se và vì vậy hòm giao ước và Sách Luật Pháp không ở chung một chỗ. Người ta cũng nghĩ rằng Ma-na-se đã thay thế hòm giao ước bằng hình tượng mà ông ta dựng nên và thờ lạy (IIVua 23:4-6; IIVua 33:7).
Từ Hy-bá-lai dịch là “để” trong IIVua 35:3 có thể được dịch là “để lại”, nên ý nghĩa của mệnh lệnh đó có thể là, “Đừng khiêng hòm giao-ước chúng ta không cần làm việc đó trong lúc nầy. Chúng ta không còn là dân lưu lạc.” Một số người Lê-vi cuồng nhiệt muốn có thêm sự hiện diện của hòm giao-ước trong kỳ lễ trọng thể nầy, dù luật pháp không yêu cầu như vậy.
Giô-si-a cai trị trong thời gian A-si-ri đang suy sụp dần và Ba-by-lôn chưa đạt đến thời kỳ hưng thịnh nhất của nó, khoảng thời gian nầy tương đối hòa bình, dân chúng có thể an toàn đi lại. Lễ Vượt Qua tổ chức đúng thời điểm thuận lợi cho cả dân Giu-đa và Sa-ma-ri. Dân sự của Đức Chúa Trời cần nhiều dịp như thế nầy để có thể cùng tôn vinh Đức Giê-hô-va và sự tốt lành của Ngài và cùng thông công với nhau.
• Dâng cuộc đời ông cho Chúa (IIVua 23:28-30; IISu 35:20-27).
Ni-ni-ve, kinh đô của A-si-ri, bị người Ba-by-lôn và Mê-đi chiếm năm 612 T. C, và quân A-si-ri thật sự đã suy sụp. Năm 608 T.C., ha-ra-ôn Nê-cô dẫn đội quân của mình từ Ê-díp-tô đến hổ trợ A-si-ri tấn công Ba-by-lôn. [60]. Giô-sia-a là người ủng hộ Ba-by-lôn và không thích việc quân Ê-díp-tô hành quân ngang biên giới phía tây của Giu-đa, nên ông cầm quân Giu-đa chống lại họ. Hai đội quân gặp nhau tại Mê-ghi-đô, khoảng 50 dặm phía bắc Giê-ru-sa-lem, và ở đó Giô-si-a bị thươgn nặng. Các quan tướng của ông đem ông về đến Giê-ru-sa-lem, ông qua đời ở đó và được chôn trong lăng mộ của các vua.
Giô-si-a không được lệnh từ Đức Chúa Trời để can thiệp vào sự bất hoà giữa Ê-díp-tô và A-si-ri, nhưng Pha-ra-ôn Nê-cô nhận rằng Đức Giê-hô-va ra lệnh cho ông giúp A-si-ri. Theo IISu 35:22, sứ điệp nầy là “lời Đức Chúa Trời cậy Nê-cô mà phán ra”. Ê-díp-tô và A-si-ri thất bại trong nổ lực kìm hãm Ba-by-lôn, nhưng sự thất bại của Giô-si-a trước Nê-cô đã tạo cơ hội cho Ê-díp-tô kiểm soát Giu-đa trong một vài năm (IISu 36:3-4). Giô-si-a được dân Giu-đa thương khóc rất nhiều và Giê-rê-mi đã viết những bài ai ca để tôn vinh ông (IIVua 35:25; Gie 22:10). Những bài ai ca nầy đã thất lạc và chúng ta đừng nhầm lẫn chúng với sách Ca-thương.
Từ cái chết của Giô-si-a năm 608 T.C đến sự sụp đổ Giê-ru-sa-lem dưới tay Ba-by-lôn năm 586 khoảng thời gian 22 năm có 4 vua khác nhau cai trị trên ngôi Đa-vít, ba trong số đó là các con trai của Giô-si-a. Giô-a-cha và Giê-hô-gia-kin mỗi người cai trị chỉ được 3 tháng. Đây là khoảng thời gian buồn của dân sự Đức Chúa Trời, nhưng vẫn còn một nhóm người có đức tin bước đi theo Đức Chúa Trời và giúp thế hệ sau tìm kiếm và nhận biết Đức Giê-hô-va.
-IIVua 22:1-20; xem giải nghĩa IIVua 21:19-26.
-IIVua 23:1-28;xem giải nghĩa IIVua 22:1-20.
13. ĐẾN NGÀY CHUNG KẾT (IIVua 23:29-25:30; IISu 36:1-23)
“Mọi dân tộc lớn đều sụp đổ vì tự kết liễu”. Một lãnh đạo chính trị Anh, Richard Cobden đã nhận xét như vậy, và câu nói ấy được minh họa trong lịch sử của nước Giu-đa.
Những diễn biến bất ngờ về chính trị và quân sự từ bên ngoài đã tiêu diệt Giu-đa. Nước Giu-đa tự kế liễu vì nó đã băng hoại về đạo đức và thuộc linh từ bên trong. Nhưng đoạn Kinh Thánh nầy cho chúng ta biết một câu chuyện buồn về những năm cuối cùng của một nước lớn. Chúng ta có thể thấy những bước xuống dốc của họ và những quyết đinh của các vua họ đã dẫn dân sự đi đến chỗ diệt vong.
1. Họ mất tự do (IIVua 23:29-33) (IISu 35:20-36:1-4)
Vua Giô-si-a là một người tin kính, thật tâm muốn hầu việc Đức Giê-hô-va, nhưng ông đã phạm một sai lầm ngớ ngẫn khi tự động tấn công Pha-ra-ôn Nê-cô. Sự can thiệp của ông voà chuyên của quân Ê-díp-tô là một quyết định mang tính cá nhân, không phải là mạng lệnh của Đức Giê-hô-va.
Giô-si-a muốn ngăn chặn Pha-ra-ôn Nê-cô giúp đỡ A-si-ri đánh Ba-by-lôn; ông không nhận ra chính Ba-by-lôn, không phải A-si-ri, à kẻ thù lớn nhất của Giu-đa. Giô-si-a bị thương nặng vì bị trúng tên ở Mê-ghi-đô và băng hà tại Giê-ru-sa-lem. Với cái chết của Giô-si-a, vương quốc Giu-đa đã mất tự do và trở thành nước lệ thuộc Ê-díp-tô. Tình trạng nầy kéo dài từ 609 đến khoảng 606, và sau đó Ê-díp-tô rút lui và Ba-by-lôn tiếp quản.
Theo ISu 3:15-16, Giô-si-a có 4 con trai Giô-ha-nan; Ê-li-a-kim, sau đổi tên thành Giê-hô-gia-kim; Ma-tha-nia, au đổi tên thành Sê-đê-kia; và Sa-lum, cũng được biết với tên Giô-a-cha. Chúng ta không biết gì về Giô-ha-nan, có lẽ người nầy chết khi còn nhỏ. Khi Giô-si-a băng hà, dân sự tôn con trai út của Giô-si-a là Giô-a-cha lên ngôi và bỏ qua các con trai lớn. Giô-a-cha là tên ông lấy sau khi lên ngôi, Sa-lum là tên ban đầu của ông (Gie 22:11). Rõ ràng Giêrêmi được đề cập trong Gie 23:31 không phải là tiên tri Gê-rê-mi vì ông nầy sống độc thân (Gie 16:1-2).
• Giô-a-cha trị vì chỉ được 3 tháng.
Khi Nê-cô và đội quân mình trở về Ê-díp-tô, ông phế trất Giô-a-cha là đưa Ê-li-a-kim lên thay, đặt tên lại là Giê-hô-gia-kim, ông ta đánh thuế rất nặng trên nước Giu-đa. Rất có thể Giê-hô-gia-kim là người ủng hộ Ê-díp-tô trong chính sách mình, trong khi Giô-a-cha thích liên minh với Ba-by-lôn như cha mình.
Pha-ra-ôn gặp Giô-a-cha trong các doanh trại chính của Ê-díp-tô tại Ríp-la và bắt ông ta dẫn về giam cầm tại Ê-díp-tô, rồi Giô-a-cha đã qua đời ở đó. tiên tri Giê-rê-mi đã tiên báo sự kiện nầy. Ông bảo dân sự đừng than khóc vì cái chết của Giô-si-a mà hãy than khóc cho sự lưu đày của con trai kế vị của Giô-si-a, vì con trai ông sẽ không bao giờ được thấy lại Giu-đa lần nào nữa (Gie 22:10-12). Nhưng không giống Giô-si-a, vua cha tín kính, Giô-a-cha là người không tin kính Chúa và là vua gian ác và đáng bị lưu đày.
Giê-hô-va gọi Y-sơ-ra-ên là “là một dân ở riêng ra, sẽ không nhập số các nước” (Dân 23:9). Đức tin của họ phải đặt nơi một mình Đức Giê-hô-va, không phải nơi những kết ước và sự thỏa hiệp qua những cuộc thương thuyết khôn khéo. Y-sơ-ra-ên là “một nước thầy tế lễ, ùng một dân tộc thánh” thuộc về riêng Đức Chúa Trời (Xu 19:5-6; Phuc 7:6-11). Chính Sa-lô-môn đã dẫn Y-sơ-ra-ên từ tình trạng cô lập bước vào vũ đài quốc tế.
Ông đã cưới 700 bà vợ (IVua 11:3), hầu hết trong số đó là kết quả của những hiệp ước với cha hoặc anh họ, là những người đang làm vua và có tầm ảnh hưởng lớn.
Những hiệp ước nầy mở đường cho của cải chảy vào kho của Y-sơ-ra-ên và ngăn chặn chiến tranh, nhưng cuối cùng cả vua Sa-lô-môn và dân Y-sơ-ra-ên bị sa vào sự thờ lạy các thần tượng của những nước xung quanh (IVua 11:1-3).
Nếu dân Do-thái vâng theo Đức Chúa Trời và gìn giữ giao ước Ngài, Ngài sẽ khiến họ vượt trên tất cả các nước (Phuc 28:1-14), nhưng sự không vâng lời của họ khiến họ thất bại và phải sống rải rác giữa vòng các nước khác. Thật đáng tiếc, Hội thánh ngày nay đã theo gương xấu của Y-sơ-ra-ên và tự hòa mình với thế gian thay vì phải tách mình khỏi thế gian (IITi 2:4; Gia 1:27; IGi 2:15-17).
Cơ-đốc nhân sống trong thế gian những không thuộc về thế gian, và điếu nầy giúp chúng ta có thể bước vào thế gian để chia sẻ Chúa Cứu Thế Giê-xu cho những tội nhân hư mất (Gi 17:13-19). Campell Morgan nói rằng Hội thánh làm nhiều điều cho thế gian nhất khi Hội thánh ít giống thế gian nhất. Hãy khác biệt!
2. Họ mất nước (IIVua 23:29-33) (IIVua 23:34-24:7; IISu 36:5-8)
Sau khi phế truất Giô-a-cha. Pha-ra-ôn Nê-cô chọn con thứ hai của Giô-si-a lên thay, đổi tên thành Giê-hô-gia-kim. Cả hai tên nầy đều có nghĩa là “Đức Chúa Trời đã thiết lập”, nhưng tên mới đã sử dụng danh giao ước “Giê-hô-va” thay cho ân “El”, là danh tông dụng của Đức Chúa Trời. Khi làm như vậy, Nê-cô đang nhận là người của Đức Chúa Trời đang cai trị Giu-đa. Dĩ nhiên, vua mới phải lấy danh Giê-hô-va thề sẽ liên minh với Nê-cô, và tên mới của ông sẽ nhắc ông những bổn phận của mình. Để nộp cống cho nê-cô, vua mới phải đánh thuế năng trên dân trong sứ mình. Ông trị vì được 7 năm và trong suốt thời gian đó, Giu-đa càng ngày càng gặp rắc rối với các nước xung quanh.
• Giê-hô-gia-kim là người gian ác.
Khi tiên tri U-ri lên án vua và sau đó trốn sang Ê-díp-tô, vua sai người tìm và giết ông (Gie 26:20-24). Tiên tri Giê-rê-mi loan báo rằng Giê-hô-gia-kim sẽ không được ai thương khóc khi ông qua đời nhưng bị chôn như một con lừa (Gie 22:18-19). Chính Giê-hô-gia-kim đã cắt và đốt ra tro sách tiên tri của Giê-rê-mi (Gie 36:1-32). Không giống Giô-si-a cha mình, ông không tôn kính Đức Chúa Trời và Lời Ngài (Gie 22:1-23).
Tuy nhiên, đế quốc Ba-by-lôn non trẻ sắp là kẻ thù lớn nhất của Giu-đa thay thế cho Ê-díp-tô. Nê-bu-cát-nết-sa, ua Ba-by-lôn tấn công Ê-díp-tô, nhưng trận chiến đi đến chỗ bế tắt và Nê-bu-cát-nết-sa trở về Ba-by-lôn củng cố lại lực lượng của mình cho cuộc giao tranh khác. Thấy quân Ba-by-lôn rút lui như vậy, Giê-hô-gia-kim cho rằng Ê-díp-tô dủ mạnh để chống lại quân ba-by-lôn, nên sau 3 năm làm một vua chư hầu, ông đã chốn nghịch Nê-bu-cát-nết-sa và không chịu nộp cống hàng năm nữa.
Trước khi ông có thể đích thân đến Giê-ru-sa-lem, Nê-bu-cát-nết-sa ra lệnh cho các đội quân từ các nước chư hầu của mình tấn công và đột kích Giu-đa. Những cuộc đột kích nầy mở đầu cho cuộc xâm lược lớn và đã huỷ diệt Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Ê-sai đã báo trước với vua Ê-xê-chia điều nầy (IIVua 20:12-20) và vua Ma-na-se đã nghe lời cảnh cáo tương tự những không để tâm đến nó (IIVua 21:10-15). Giê-rê-mi đã thấy một khải tượng về nồi nước sôi từ phương bắc, tượng trưng cho sự xâm lược của Ba-by-lôn (Gie 1:11-16; Gie 4:5-9 Gie 6:22-26).
Viễn cảnh về cái chết của vua Giê-hô-gia-kim nên được kết hợp với thông tin được đưa ra trong II Các-vua, II Sử-ký và sách Giê-rê-mi. Vào năm 597, Nê-bu-cát-nết-sa tiến quân đến Giê-ru-sa-lem để trừng trị vua phản loạn; nhưng trước khi ông đến nơi, các quan tướng của ông đã bắt được Giê-hô-gia-kim và dẫn ông ta về Ba-by-lôn gian trong ngục (IISu 36:5-6).
Chúng ta không biết Giê-hô-gia-kim đã chết cái chết tự nhiên hay bị giết (IIVua 24:6); Kinh Thánh chỉ nói ông ta chết (“an giấc cùng các tổ phụ mình” ) và không cho biết ông ta được chôn như thế nào. Ông qua đời vào tháng 12 năm 597 (IIVua 24:10). Tiên tri Giê-rê-mi cảnh cáo rằng Giê-hô-gia-kim sẽ chết trong nhục nhã và không được chôn. Có lẽ xác của ông bị quăng vào một cái hố nào đó bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Ông ta sống một đời sống đáng hổ thẹn và bị chôn ở nơi đáng hổ thẹn.
-IIVua 24:1-7; xem giải nghĩa IIVua 23:34-37.
3. Họ mất của cải và người lãnh đạo (IIVua 24:8-17) (IIVua 25:27-30 IISu 36:9-10)
Nê-bu-cát-nết-sa lập con trai của giê-hô-gia-kim là Giê-hô-gia-kin lên ngôi, nhưng ông ta chỉ trị vì được 3 tháng. Lúc đó Giê-hô-gia-kin 18 tuổi. [61] Khi vua Ba-by-lôn, ác quan tướng và đội quân đến Giê-ru-sa-lem vào tháng 3 năm 597, iê-hô-gia-kin dẫn cả hoàng gia và các lãnh đạo quốc gia ra xin đầu hàng kẻ thù. Giê-rê-mi có tiên tri sự kiện nhục nhã nầy (Gie 22:24-30).
Quân Ba-by-lôn cướp các kho báo của vua và của đền thờ. Một số bình và chậu của đền thờ cũng bị đem sang Ba-by-lôn (IISu 36:7), và gỡ hết tất cả vàng mà họ tìm thấy được Sau đó họ dẫn sang Ba-by-lôn 10.000 người quan trọng, trong đó có những thành viên của hoàng gia, các quan chức chính phủ, và những thợ thủ công tài giỏi. Tiên tri Ê-xê-chi-ên cũng bị đem sang ba-by-lôn trong lần nầy (Exe 1:1-3). Tất cả điều nầy là một điềm báo cho những biến cố kinh khiếp sẽ xảy ra khi Nê-bu-cát-nết-sa quay trở lại vào năm 588 và bao vây Giê-ru-sa-lem trong 2 năm (Es 39:1-8; Gie 7:1-15; Exe 20:1-49).
Giê-hô-gia-kin bị tù ở Ba-by-lôn 37 năm và sau đó ông được Ê-vinh-mê-rô-đác, con trai và là người kế vị của Nê-bu-cát-nết-sa, phóng thích (IIVua 25:27-30; Gie 52:31-34). Tiên tri giả Ha-na-nia đã tiên báo rằng Giê-hô-gia-kin sẽ được tha và trở về Giu-đa (Gie 28), nhưng thật ra vua vẫn còn bị lưu đày, dù sau đó được đối xử tử tế hơn. Mỗi khi vua Ba-by-lôn. Như Giê-rê-mi tiêntri, không có người con nào của Giê-hô-gia-kin được ngồi trên ngôi Đa-vít (Gie 22:28-30), vì con thứ ba của Giô-si-a là Ma-tha-nia (Sê-đê-kia) lên ngôi thay cho Giê-hô-gia-kin [62].
4. Họ mất thành và đền thờ (IIVua 24:8-17) (IIVua 24:18-25:21; IISu 36:11-21)
Giê-hô-gia-kin chỉ trị vì được 3 tháng rồi bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn, nhưng Sê-đê-kia, gười kế vị ông, trị vì được 11 năm. Ông giả vờ phục tùng Ba-by-lôn đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Ê-díp-tô và lắng nghe các quan tướng ủng hộ Ê-díp-tô trong chính quyền Giu-đa (Exe 17:11-18). Sê-đê-kia thề trong danh Đức Giê-hô-va rằng ông sẽ trung thành với vua Ba-by-lôn (IISu 36:13 Exe 17:11-14). Ông duy trì mối quan hệ ngoại giao với Ba-by-lôn (Gie 29:3) và còn đến thăm vua Nê-bu-cát-nết-sa (Gie 51:59), nhưng ông cũng sai các đại sứ đến Ê-díp-tô để tranh thủ sự giúp đỡ của Pha-ra-ôn Hophra.
Năm 605, suốt thời trị vì của Giê-hô-gia-kim, quân Ba-by-lôn trục xuất một số người trẻ tuổi tài giỏi của Giu-đa sang Ba-by-lôn để huấn luyện thành người có ích cho họ, trong số đó có Đa-ni-ên và 3 người bạn (Đa 1:1-2).
Lần trục xuất thứ hai vào năm 597 (IIVua 24:10-16) khi đó có hơn 10.000 người bị đưa sang Ba-by-lôn. Nhưng Sê-đê-kia vẫn thích nhờ Ê-díp-tô giúp đỡ, và năm 588, tình hình chính trị có vẻ thích hợp cho Sê-đê-kia nổi dậy chống nghịch Ba-by-lôn (IIVua 24:20; IISu 36:13). Nê-bu-cát-nết-sa phản ứng bằng cách tiến quân đến Giê-ru-sa-lem, nhưng khi đó quân Ê-díp-tô kịp thời đến giúp vua Sê-đê-kia và quân Ba-by-lôn tạm thời rút lui để đối phó với quân Ê-díp-tô.
Nê-bu-cát-nết-sa biết rằng không nên dại dột đối đầu với hai chiến tuyến. Đức Chúa Trời sai Giê-rê-mi đến cảnh báo Sê-đê-kia rằng Nê-bu-cát-nết-sa sẽ quay trở lại (Gie 37:1-21), nhưng Sê-đê-kia tin cậy dân Ê-díp-tô mà không tin cậy Đức Giê-hô-va (Exe 17:11-21). Sê-đê-kia còn kêu gọi “sự hợp tác quốc tế” bao gồm Ê-đôm, Mô-áp, Am-môn, Ty-rơ và Si-đôn (Gie 27:1-22), với hy vọng rằng những ncnầy sẽ hợp sức ngăn chặn Ba-by-lôn. Tuy nhiên, Nê-bu-cát-nết-sa vượt qua rào cản Ê-díp-tô và quay trở lại Giê-ru-sa-lem để trừng trị Sê-đê-kia.
Ba-by-lôn bao vây Giu-đa từ ngày 15 tháng Giêng năm 588 đên18 tháng 7 năm 586; dân Giu-đa rơi vào tình trạng đói kém nghiêm trọng, người ta đã nấu thịt con mình để ăn (Ca 4:9-10). Quân xâm lược phá vách thành và tiến vào chiếm được thành, cướp phá nhà cửa và cuối cùng đốt thành và đền thờ vào ngày 14 tháng 8 năm 586.
Tiên tri Giê-rê-mi đã khuyên Sê-đê-kia và các lãnh đạo đầu hàng Ba-by-lôn để cứu thành và đền thờ (Gie 21:1-14; IISu 38:1-6,14-28), nhưng họ không nghe Lời Chúa sai bắt Giê-rê-mi như một kẻ phản bội! Các quan tướng bắt Giê-rê-mi quăng xuống hố bỏ hoang để không ai cứu ông và ông sẽ chết ở đó (Gie 38:1-13). Sê-đê-kia nhu nhược và giả hình đã bảo Giê-rê-mi cầu vấn Đức Giê-hô-va xem ông nên làm gì (Gie 21:1-14) nhưng vua không chấp nhận câu trả lời của tiên tri. Sê-đê-kia xin Giê-rê-mi cầu nguyện cho ông (Gie 37:1-3), nhưng vua là người kiêu ngạo, không chịu hạ mình và không muốn cầu nguyện cho chính mình (IISu 36:12-13; IISu 7:14).
Khi binh lính Ba-by-lôn tiến vào thành, vua Sê-đê-kia cùng gia đình và các quan tướng chạy trốn, nhưng họ bị chặn lại trong đồng bằng Giê-ri-cô và bị bắt. Lời tiên tri của Giê-rê-mi đã thành hiện thực (Gie 34:1-7, xem thêm đoạn 39 và 52). Sê-đê-kia gặp Nê-bu-cát-nết-sa tại doanh trại ở Ríp-la, ở đó ông bị xét xử vì tội phản nghịch và nhận án phạt lưu đày.
Nhưng đầu tiên, để vua dằn vặt trong ký ức đau khổ, uân Ba-by-lôn đã giết các con tri vua trước mặt vua – và sau đó móc mắt vua!Ê-xê-chi-ên ở Ba-by-lôn cũng tiên tri rằng vua sẽ tìm cách chạy trốn nhưng bị bắt lại và bị giam ở Ba-by-lôn, nhưng sẽ không nhìn thấy thành ấy (Exe 12:1-13). Làm sao Sê-đê-kia có thể nhìn thấy vua Ba-by-lôn (Gie 34:3) những không nhìn thấy thành Ba-by-lôn? Câu trả lời là: Sau khi ông nhìn thấy vua Ba-by-lôn, ê-đê-kia bị lính cùa ông ta móc mắt.
Sau khi lấy đi mọi thứ quý giá khỏi thành và đền thờ, vào ngày 14 tháng 8 năm 586, quân Ba-by-lôn phá hết các vách thành và đốt Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Các quan tướng Ba-by-lôn bắt các lãnh đạo tôn giáo của thành cũng như những quan chức trong cung, là những người chống đối Giê-rê-mi và xúi bậy vua Sê-đê-kia, và sau đó giết họ tại Ríp-la trước mặt Nê-bu-cát-nết-sa. Các thầy tế lễ đã là ô uế nhà của Đức Chúa Trời với những hình tượng và xúi giục dân sự vi phạm giao-ước của Đức Chúa Trời (IISu 36:14; Ca 4:13; Exe 8:1-9:11).
Các lãnh đạo trong nước không nghe theo lời của các đầy tớ của Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đoán phạt họ (IISu 35:15-16). Không còn cách nào cứu chữa và ngày đoán phạt đã đến. Chỉ những người nghèo còn lại trong xứ (IIVua 24:14; IIVua 25:12; Gie 39:10; Gie 40:7; Gie 52:16) để chăm sóc những gì còn sót lại trong các vườn nho và đồng ruộng.
Vua Sê-đê-kia đã sống ở Ba-by-lôn cho đến ngày qua đời và được người ta than khóc, đề ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời thông qua Giê-rê-mi (Gie 34:4-5). Sê-đê-kia không đáng được như vậy, hưng Đức Giê-hô-va làm vậy vì Đa-vít, người lập nên triều đại nầy.
-IIVua 24:18-20; xem giải nghĩa IIVua 24:8-17.
-IIVua 25:1-21; xem giải nghĩa IIVua 24:18-20.
5. Họ mất hy vọng (IIVua 25:22-36) (Gie 40:1-44:30)
Người Ba-by-lôn đối đãi Giê-rê-mi rất tử tế và cho ông quyền chọn lựa hoặc sang Ba-by-lôn hoặc ở lại xứ mình (Gie 40:1-6). Giống như một người chăn chân chính, ông quyết định ở lại với dân sự, dù hầu hết dân chúng đã khước từ ông và chức vụ của ông 40 năm qua.
Lòng Giê-rê-mi tan nát khi ông nhìn thấy sự đổ nát của thành phố và đền thờ, nhưng ông biết rằng Lời Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm (IISu 36:21). Dân sự không cho đất nghỉ ngơi như lời Đức Chúa Trời phán dặn (IISu 26:32-35), nên giờ đây nó sẽ được 17 năm “Sa-bát” (Gie 11:1-12,17; Gie 29:10-14; Đa 9:1-3).
Dân Ba-by-lôn bổ nhiệm Ghê-đa-lia làm quan tổng đốc xứ Giu-đa. Ông là cháu của Sa-phan, một người tin kính hầu việc trong thời vua Giô-si-a, và là con của A-hi-cam, một người trung tín hỗ trợ cho Giê-rê-mi (IIVua 22:1-14; Gie 26:24). Ghê-đa-lia bảo đảm với dân Do-thái còn lại trong xứ rằng Ba-by-lôn sẽ đối đãi tốt với họ nếu họ hợp tác, rước đó Giê-rê-mi cũng khuyên những người bị lưu đày sang Ba-by-lôn tương tự như vậy (Gie 29:1-9).
Chắc chắn dân sự biết lời hứa của Đức Giê-hô-va phán qua Giê-rê-mi, rằng sự chiếm giữ nầy kéo dài trong 70 năm và sau đó những người bị lưu đày sẽ được trở về Giu-đa. Mục đích của Đức Chúa Trời là cho họ có “một tương lai và sự trông cậy” (Gie 29:11), nhưng họ phải tiếp nhận lời hứa ấy bàng đức tin và dống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, nhóm phiến loạn do Ích-ma-ên cầm đầu; Ích-ma-ên là người thuộc hoàng tộc (IIVua 25:25; Gie 41:1), quyết định đoạt quyền của Ghê-đa-lia. (Gie 40-41 để biết những chi tiết được bàn luận dưới đây). Nhiều yếu tố có liên quan trong âm mưu ám sát gian ác nầy.
Trước tiên, Ích-ma-ên có kế hoạch chiến ngôi và tức giận vì Ghê-đa-lia được làm quan tổng đốc và phục tùng người Ba-by-lôn. (Gia 4:1-6).
Các quan chức quân đội nói với Ghê-đa-lia rằng vua A-mô-rít đã sai Ích-ma-ên đến tiếp quản xứ (Gie 4:13-16) [63], nhưng Ghê-đa-lia không chịu tin lời họ. Nếu Ghê-đa-lia nghe theo lời khuyên đúng đắn đó và giải quyết nghiêm khắc với Ích-ma-ên, mọi chuyện đã khác đối với dân sót Giu-đa, nhưng ông quá ngây ngô khi đối diện với những biến cố nầy. Yếu tố thứ ba là sự trở về của nhiều người Do-thái đã trốn sang các nước lân cận (Gie 40:11-12).
Lòng trung thành của họ thật khả nghi và có lẽ họ quá dễ bị ảnh hưởng bởi Ích-ma-ên. Tất cả các nước lân cận đã chịu khổ bì sự bành trướng của Ba-by-lôn và sẽ rất vui mừng nếu được giải phóng.
Ích-ma-ên đã giết Ghê-đa-lia và bắt dân chúng đi lưu đày, nhưng Giô-ha-na và các quan chức khác thoát được.
Ích-ma-ên và 8 người theo ông đã chạy trốn đến Am-môn. Giô-ha-nan trở thành người lãnh đạo mới của dân sót và quyết định rằng họ nên trốn đến Ê-díp-tô thay vì nghe theo sứ điệp của Giê-rê-mi và ở lại xứ phục sự người Ba-by-lôn. Giả vờ tỏ lòng mộ đạo, Giô-ha-nan và những lãnh đạo khác xin Giê-rê-mi tìm kiếm ý muốn Đức Giê-hô-va về vấn đề nầy, và Giê-rê-mi đồng ý làm theo. Đức Giê-hô-va giữ họ lại trong 10 ngày để chờ đợi và trong suốt thời gian đó Ngài chứng minh cho họ thấy Ngài có thể gìn giữ họ bình an trong sứ mình.
Sứ điệp của Giê-rê-mi cho dân sót (Gie 42:7-22) có ba phần. Thứ nhất, ông cho họ biết lời hứa của Đức Chúa Trời, đó là Ngài sẽ bảo vệ họ và lo liệu cho họ trong sứ của họ (c.7-12). Sau đó ông cảnh cáo họ rằng đi đến Ê-díp-tô là đi tìm chỗ chết (c.13-18). Gươm của Đức Giê-hô-va có thể tìm đến họ trong Ê-díp-tô cũng giống như trong sứ của họ. Họ không thể ở tạm thời trong Ê-díp-tô rồi sau đó trở về Giu-đa, vì không một ai sẽ trở về. Cuối cùng, Giê-rê-mi vạch trần sự xấu xa trong lòng họ đã khiến họ dối gạt ông và giả vờ tìm kiếm ý muốn Đức Chúa Trời (c.19-22).
Những lãnh đạo nầy giống nhiều người ngày nay; ngày nay người ta tìm kiếm “ý muốn Đức Chúa Trời” qua nhiều mục sư và bạn bè, và luôn hy vọng rằng họ sẽ được nghe những gì họ muốn nghe để làm những gì họ đã quyết định rồi.
Dân Do-thái đã khước từ sứ điệp của Đức Chúa Trời và đi sang Ê-díp-tô, và bắt tiên tri Giê-rê-mi đi theo với họ (Gie 43:1-7).
Tuy nhiên, Kinh Thánh không kết thúc trong cảnh ảm đạm nầy nhưng viết tiếp với lời công bố của Si-ru rằng dân Do-thái còn sót lại có thể trở về xứ mình và sửa chữa Giê-ru-sa-lem và đền thờ (IISu 36:22-23).
Sách E-xơ-ra mở đầu với lời tuyên bố nầy (Exo 1:1) và kể lại chuyện dân sót trở về quê hương. Chiếu chỉ nầy được ban ra năm 538 khi Si-ru đánh bại Ba-by-lôn và thiết lập đế quốc Phe-rơ-sơ. Dân Ba-by-lôn đã bắt đầu tấn công Giu-đa khi quân đội họ xâm lược Giu-đa năm 606-605 và bắt tù binh lưu đày, trong số đó có Đa-ni-ên và các bạn mình. Từ năm 606 đến 538 là khoảng 70 năm, tiên tri Giê-rê-mi đã loan báo con số nầy (Giê 25:11-12; Giê 29:10).
Một số học giả thích tính từ lúc đần thờ bị phá hủy năm 586. 70 năm sau sẽ là năm 516-15, năm nầy đền thờ thứ hai được cung hiến và thời gian lưu đày chính thức kết thúc.
Như vẫn thường thấy trong lịch sử dân Do-thái, hững lãnh đạo của họ sống bằng những âm mưu thay vì tin cậy vào lời hứa của Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi cho dân sự một niềm hy vọng khi hứa rằng Đức Chúa Trời ở cùng họ, bảo vệ họ và lo liệu cho họ (Gie 29:11). Nhưng các lãnh đạo bỏ qua tất cả khi họ trốn sang Ê-díp-tô, rồi họ đã chết và được chôn tại xứ lạ đó. Tiên tri trung tín như Giê-rê-mi, là người đã chịu khổ nhiều vì dân sự và Đức Chúa Trời, lại bị chôn ở đâu đó không ai nhớ trong xứ Ê-dip-tô; thật là một bi kịch!
Trước khi khép lại những ghi nhận về sự suy tàn và sụp đổ của một nước lớn, chúng ta nên rút ra một số bài học quí báu cho mình. Không dân tộc nào có thể tăng trưởng hơn nếu không biết thờ phượng Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên bị chia cắt làm hai vì tội lỗi của Sa-lô-môn, ông đã xây qua các thần tượng để làm vừa lòng các bà vợ ngoại bang. Vì họ thờ thần tượng và chối bỏ Đức Chúa Trời chân thần, vương quốc phía bắc Y-sơ-ra-ên bị A-si-ri chiếm lấy. Không lâu sau, nước Giu-đa ở phía nam cũng rơi vào tay của dân Ba-by-lôn. Chúng ta trở nên giống thần mà chúng ta thờ lạy (Thi 115:8), và nếu chúng ta không thờ phượng Đức Chúa Trời chân thần và hằng sống, chúng ta trở nên vô ích như những thần tượng đang mê hoặc chúng ta.
Những người dẫn Y-sơ-ra-ên và Giu-đa đi lầm đường lạc lối là những người thích ứng, những người nhu nhược luôn theo số đông và muốn làm vừa ý con người. Đức Chúa Trời cảnh cáo sự điên rồ của họ vì họ khước từ những người khác biệt và muốn làm đẹp lòng Đức Giê-hô-va, những nhân chứng trung tín nầy luôn bị bác bỏ, bị lạm dụng và tuận đạo.
Nhà soạn kịch yếm thế, George Bernard Shaw định nghĩa sự tuận đạo là “con đường duy nhất mà con người có thể nổi tiếng mà không cần có khả năng”. Ông ta đã sai lầm. Những người chịu khổ và chết vì đức tin được Đức Chúa Trời ban khả năng để tin cậy Ngài, để đặt lẽ thật và tính cách lên trên sự dối trá và tính phổ thông, và để từ chối “hùa theo số đông” và hoà nhập với thế gian trong sự tối tăm và tôi lỗi của nó.
Thời gian nầy là thời kỳ nguy cấp trong lịch sử, Đức Chúa Trời đang tìm những người biết tận hiến cho Ngài và biết phân biệt mình giữa thế gian không phải những Cơ-đốc nhân bắt chước thế gian. Làm bạn với thế gian có nghĩa là làm kẻ thù của Đức Chúa Trời (Gia 4:4) và yêu thế gian và tin cậy nó nghĩa là đánh mất tình yêu của Đức Chúa Cha (IGi 2:15-17). Chúng ta phải là “những của lễ sống” cho Đức Giê-hô-va (Ro 12:1-2), phải là những người phân biệt, biết sống và làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế và chiếu sáng như ngọn đèn trong đêm tối.
“Một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được” (Mat 5:14).
Đức tin là sống mà không có mưu đồ. Hãy giải thích rõ những lời dạy của Kinh Thánh về sự vâng lời Đức Chúa Trời và sự phân biệt khỏi tội lỗi, và bạn sẽ sớm nhận ra mình đang từ từ chiếu sáng vào bóng tối và đêm đen, để rồi cuối cùng nó sẽ biến mất trong nhục nhã và thất bại.
“Ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (IGi 2:17).
bottom of page