top of page
1. THÀNH PHỐ KHÔNG CÒN TỒN TẠI (Na 1:1-3:19)
R.Kipling...
...sáng tác bài thơ “Sự suy thoái” nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của hoàng hậu Victoria (Anh quốc). Ở Vương quốc Anh không phải ai cũng thích bài thơ đó vì nó chỉ trích sự ngạo mạn của quốc gia trong thời hưng thịnh. “Sự suy thoái” là lời cảnh báo rằng các đế quốc khác đã không tồn tại trong giai đoạn lịch sử đó, thì đất nước của họ cũng sẽ đi theo con đường ấy thôi. Đức Chúa Trời luôn là vị quan xét công bình trên các quốc gia. Bài thơ được tạm dịch:
Hãy lắng nghe,
Sự hưng thịnh của chúng ta tan biến mất
Các gò cát, vùng núi cao sẽ chìm trong lửa đỏ
Ôi, sự tráng lệ ngày hôm qua
Sẽ giống như thành Ni-ni-ve và Ty-rơ ngày ấy
Nhưng Đấng phán xét thế gian sẽ giải cứu chúng ta
Đừng bận tâm lo lắng!
Tiên tri Na-hum chắc sẽ khen ngợi bài thơ này, nhất là Kipling có nhắc đến thành Ni-ni-ve. Vì chính Na-hum là tác giả một sách Cựu-ước mô tả sống động cảnh đổ nát của thành Ni-ni-ve, biến cố đó đánh dấu bước khởi đầu của sự sụp đổ đế quốc A-sy-ri. (Thành Ni-ni-ve bị người Mê-đi và Ba-by-lôn hủy diệt năm 612 TC, nhưng các nước đế quốc không sụp đổ ngay. Tàn quân và các lãnh đạo còn lại tiếp tục đấu tranh cho đến khi chúng bị khuất phục năm 609 TC trong trận Haran.
Nhưng khi Ni-ni-ve sụp đổ, thì đó là điềm báo sự chết cho chế độ đế quốc). Na-hum nói rõ rằng Đức Chúa Trời thật là Đấng phán xét thế gian và “sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, vì tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Ch 16:18).
Các nhà khảo cổ học và những người quan tâm đến lịch sử xa xưa còn nhắc đến, sự huy hoàng tráng lệ của nó đã qua rồi!
Trong sách ngắn này, Na-hum đưa ra ba lời tuyên bố về Đức Chúa Trời và thành Ni-ni-ve.
2. ĐỨC CHÚA TRỜI NỔI THẠNH NỘ: THÀNH NI-NI-VE SỤP ĐỔ (Na 1:1-15)
Na-hum mô tả đặc điểm sứ điệp của mình như “gánh nặng” và “sự hiện thấy”, một số điều ông cảm nhận và một số điều ông nhìn thấy. Từ “gánh nặng” có nghĩa đơn giản là “nâng lên” và rất thường được dùng để mô tả những sứ điệp của các tiên tri loan báo sự phán xét. Ê-sai cùng từ đó 10 lần trong sách của ông khi ông viết “gánh nặng về Ba-by-lôn” (Es 13:1), “gánh nặng về Mô-áp” (Es 15:1), Những gánh nặng nầy đến như kết quả của sự hiện thấy mà Đức Chúa Trời ban cho các tiên tri, thường là về những biến cố kinh khiếp định giáng trên các nước.
Là một tiên tri nhìn thấy những việc trong tương lai không dễ chút nào, và họ cảm nhận được gánh nặng của sứ điệp mình. Cho đến Na 2:8 tên thành Ni-ni-ve mới được nhắc đến, như sự sụp đổ của nó là chủ đề chính của sách.
• Đức Chúa Trời nói về chính Ngài (Na 1:2-8).
Ba từ quan trọng trong phân đoạn này cần được hiểu tường tận vì chúng nói về bản tánh của Đức Chúa Trời: nổi ghen, báo thù và thạnh nộ.
Ghen là điều xấu khi có nghĩa ghen tị với điều người khác có và muốn chiếm hữu nó, nhưng là điều tốt nếu có nghĩa yêu thương những gì thuộc về mình và muốn gìn giữ nó. Một cặp vợ chồng chung thủy sẽ ghen với những người khác, và làm mọi điều để họ có thể giữ được mối quan hệ riêng tư của mình. “Ghen” (jealous) và “nhiệt tình” (zealous)có chung một gốc từ, vì khi bạn ghen với ai, bạn sẽ nhiệt tình bảo vệ mối quan hệ đó.
Vì Đức Chúa Trời tạo dựng mọi sự và có mọi sự, nên Ngài không ghen tị với ai, nhưng vì Ngài là Đức Chúa Trời Chân Thần duy nhất, nên Ngài ghen vì sự vinh hiển của Ngài, danh Ngài và sự thờ phượng Ngài đều thuộc về một mình Ngài mà thôi. Trong điều răn thứ hai, Đức Chúa Trời cấm thờ lạy thần tượng và củng cố điều răn đó với lý do “vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà” (Xu 20:5).
“Vì ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt chúa nào khác, bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là Đức Chúa Trời kỵ tà, Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy” (Xu 34:14),
“Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi như một đám lửa tiêu cháy, và là Đức Chúa Trời hay kỵ tà” (Phuc 4:24; Phuc 6:15; Phuc 32:16,21; IVua 14:22).
Ni-ni-ve là một thành rất suy đồi về mặt đạo đức, nhất là sự thờ thần tượng và tánh độc ác của nó, và tình yêu ghen tuông của Đức Chúa Trời thiêu cháy sự kiêu ngạo và sự cố ý làm trái luật pháp Đức Chúa Trời của họ.
Chúng ta thường nghĩ ghen tuông là điều xấu và nó đúng là như vậy, quả thật cả Chúa Giê-xu và sứ đồ Phao-lô đều cảnh cáo về điều đó (Mat 5:38-48 Ro 12:17-21). Nhưng một Đức Chúa Trời công bình, thánh khiết không thể chấp nhận những con người xấu xa xem thường luật pháp của Ngài, và không làm theo mọi điều Ngài dạy trong đó. “Sự báo thù thuộc về ta, phần đối trả sẽ qui về ta…ta sẽ báo thù kẻ cừu địch ta, cũng đối trả những kẻ nào ghét ta” (Phuc 32:35,41).
Dân Do-thái cầu xin Đức Chúa Trời báo thù cho họ khi họ bị các nước khác tấn công, “Hỡi Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, sự báo thù thuộc về Ngài. Hỡi Đức Chúa Trời, sự báo thù thuộc về Ngài, xin hãy sáng rực rỡ Chúa ra” (Thi 94:1). Khi Đức Chúa Trời báo thù tức vì Ngài là Đức Chúa Trời thánh khiết và ghen vì Luật pháp thánh khiết của Ngài.
Cơn giận của con người có thể là ích kỷ và không kiềm chế được. Nhưng cơn giận của Ngài là cơn giận thánh, một sự căm phẫn chính đáng trước những người chống lại uy quyền của Ngài và không vâng phục Luật Pháp của Ngài. Dân sự của Đức Chúa Trời nên học tập sự căm phẫn thánh khiết đối với tội lỗi (Eph 4:26) vì như Henry Warel Bêcher đã nói: “Người nào không biết giận thì cũng không biết thế nào là thiện lành.”
Dĩ nhiên ông ta đang nói về cơn giận chính đáng đối nghịch với điều xấu xa. Nếu chúng ta có thể đứng một chỗ không can thiệp vào việc gì một cách vô tư, nhữngngười vô tích sự bị bóc lột và bị đối xử không phải lẽ, rồi chúng ta sẽ gặp chuyện chẳng lành. Thomas Fuller viết: “Giận dữ là một trong những sức mạnh của tâm hồn, người nào thiếu nó thì có tâm trí khiếm khuyết.”
• (Na 1:2 tác giả viết rằng Đức Chúa Trời “thạnh nộ” (đầy sự thạnh nộ) và trong câu 6, ông mô tả “sự tức giận” của Đức Chúa Trời mạnh mẽ và đáng sợ như thể “đổ ra như lửa” có sức mạnh làm những vầng đá “vỡ ra.” Tuy nhiên, trong câu 3, đảm bảo cho chúng ta rằng cơn giận của Đức Chúa Trời không quá cuồng nộ hoặc giận quá mức, vì “Đức Giê-hô-va chậm giận” (Gion 4:2 Xu 34:6 Dan 14:18).
• (Na 1:3), Ngài khiến Biển Đỏ tách ra để dân sự đi qua, và Ngài có thể ngưng mưa làm cho những vùng đất trù phú trở nên khô cằn, (c.4) (Li-ban ở phía Bắc, Cạt-mên ở phía Đông và Ba-san ở phía Tây là những vùng nổi tiếng trù phú, cây trái sum suê (Es 2:13; Es 33:9; Es 35:2). Ở Si-nai, Đức Chúa Trời làm rúng động núi (Xu 19:18), khi Ngài đẹp lòng, Ngài có thể khiến mọi dân trên đất đều run rẩy (He 12:18-21).
• (Na 1:2), nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời nhân lành gìn giữ, che chở cho dân sự Ngài (c.7). Na-hum nài mời chúng ta “hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời” (Ro 11:22), “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (IGi 4:8,16), nhưng Ngài cũng là sự sáng (Gi 1:5), và tình yêu của Ngài là một tình yêu thánh khiết. Ngài là nơi nương náu cho những ai trông cậy Ngài, nhưng Ngài là cơn lũ nhận chìm những ai chống nghịch Ngài.
• Đức Chúa Trời phán với thành Ni-ni-ve: (Na 1:9-11,14).
Ngài nói với các lãnh đạo của A-si-ri rằng Ngài biết rõ âm mưu của họ (c.9,11) và sẽ khiến cho tất cả những hoạch định của họ thất bại. Khi âm mưu của các nước kiêu ngạo nghịch cùng Đức Chúa Trời, Ngài sẽ cười nhạo họ và biến mưu đồ của họ thành một sự hỗn độn (Thi 2:1-4). Dân A-si-ri lập mưu nghịch cùng dân Giu-đa vào thời vua Ê-xê-chia, và Đức Chúa Trời ngăn chặn âm mưu của họ (Es 36:1-37:38), nhưng Đức Giê-hô-va sẽ không cho phép sự việc này xảy ra lần thứ hai. Thay vì hân hoan trong chiến thắng, các lãnh đạo sẽ như gã say rượu mới vướng vào bụi gai, và như rơm rạ bị thiêu cháy trong lửa (Na 1:10).
Kẻ mưu sự dữ trong câu 11 là vua của A-si-ri, và Đức Chúa Trời nói với ông trong câu 11, và đưa ra ba lời tuyên bố: (1) Triều đại của ông sẽ kết thúc, vì ông không có người kế tự, (2) Các thần của ông không thể cứu giúp ông vì chúng sẽ bị tiêu diệt, sự sống của ông sẽ kết thúc vì Đức Chúa Trời chuẩn bị mồ mả cho ông. Thật là một sứ điệp đáng quan tâm dành cho những ai tin chắc những hoạch định của mình sẽ thành công. Tại sao Đức Chúa Trời làm những việc này? Câu trả lời thật đơn giản: “vì ngươi là hèn mạt.”
• Đức Chúa Trời phán với dân Giu-đa (Na 1:12-13,15).
Mặc dù đội quân A-si-ri hùng mạnh và đông đúc hơn đội quân Giu-đa, và A-si-ri có nhiều đồng minh trong chiến tranh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa A-si-ri sẽ chiến thắng, vì Đức Chúa Trời đánh trận thay cho dân Giu-đa.
Đúng vậy, Đức Chúa Trời đã dùng dân A-si-ri để trừng phạt dân Giu-đa ngày xưa, nhưng điều đó sẽ không lặp lại lần nữa, (Es 10:5-18) giải thích A-si-ri là công của của Đức Chúa Trời “cái roi của sự thạnh nộ ta” để trừng phạt dân Giu-đa vì họ thờ thần tượng, nhưng dân A-si-ri đã đi quá xa mức cho phép và quá gian ác.
Trong tính kiêu ngạo, vua A-si-ri khoác lác về chiến công trước đây, nên Đức Chúa Trời tuyên bố Ngài sẽ làm cho vua A-si-ri phải hạ mình. Đức Chúa Trời đã làm việc này khi thiên sứ tiêu diệt 185.000 binh lính A-si-ri chỉ trong một đêm (Es 37:36-38 Es 10:16). Lần này, Đức Chúa Trời sẽ phá tan xiềng gông và cất ách nặng nề mà dân A-si-ri đã đặt trên Giu-đa, và A-si-ri sẽ không tấn công họ nữa.
Những ngày xưa, tin tức phải do người đưa tin mang đến, và những người canh gác đứng trên thành quan sát từ xa với hy vọng những người đưa tin sẽ mang đến tin vui. Trong trường hợp này, quả thật là tin tốt lành: người đưa tin thông báo rằng thành Ni-ni-ve sẽ sụp đổ và đội quân A-si-ri bị đánh bại và trở nên hỗn loạn (c.15. Câu này trong bản dịch tiếng Anh và Na 2:1 trong nguyên văn Hê-bơ-rơ trái ngược nhau , c.15 tuyên bố bình an, trong Na 2:1 tuyên bố chiến tranh). Giu-đa giờ đây có thể sống trong hòa bình và vui hưởng những kỳ lễ hằng năm, các ngày lễ tôn giáo diễn ra thường xuyên.
Bạn sẽ thấy câu này giống như một câu trong Es 52:7, lúc đó sứ giả loan báo về sự thất bại của Ba-by-lôn, và Phao-lô trích dẫn câu này trong Ro 10:15, áp dụng trong lời công bố Phúc-Âm cho những tội nhân hư mất.
Chúng ta thường không nghĩ đôi chân là đẹp đẽ, nhưng chúng thật sự xinh đẹp khi chúng trở thành những sứ giả mang tin vui rằng Đức Chúa Trời đã đánh bại kẻ thù của mình. Đối với dân Giu-đa, nó có nghĩa A-si-ri bị tiêu diệt hoàn toàn và không bao giờ có thể xâm chiếm đất của họ nữa. Đối với chúng ta, những người tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, nó có nghĩa Ngài đã hoàn toàn đánh bại tội lỗi, sự chết, sa-tan và có nghĩa ngày nay chúng ta được tự do vui hưởng ơn phước và sự cứu rỗi.
3. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN XÉT: THÀNH NI-NI-VE SỤP ĐỔ NHƯ THẾ NÀO? (Na 2:1-13)
Vào năm 612 TC, người Mê-đi và Ba-by-lôn hiệp nhau tấn công Ni-ni-ve, Đức Chúa Trời dùng họ để trừng trị thành phố gian ác đó. Chương này là bức tranh sống động về những việc xảy ra qua sự hiện thấy mà Đức Chúa Trời ban cho Na-hum.
• Quân xâm lược xuất hiện: (Na 2:1-4).
Các lính canh trên tường thành nhìn thấy đội quân tiến đến và các quan chức ra lệnh, khích lệ binh sĩ của mình. Hầu như bạn có thể nghe được các sắc lệnh truyền ra “hãy canh giữ đồn lũy, canh phòng đường sá, thắt chặt lưng ngươi, và thâu góp cả sức mạnh ngươi” (câu 1). Trong cảnh ồn ào náo nhiệt đó, chúng ta có thể nghe được tiếng Đức Chúa Trời phán với dân Y-sơ-ra-ên và dân Giu-đa. Ngài đảm bảo với họ rằng họ sẽ được phục hồi địa vị và tái hiệp một với Ngài (c.2, “Gia-cốp” có thể chỉ về Giu-đa, vương quốc phía Nam, Y-sơ-ra-ên chỉ vương quốc phía Bắc đã bị tan rã ở dân A-si-ri năm 722-721 TC. Vì lời hứa này không được làm trọn, nên sự ứng nghiệm của nó chờ đến khi Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại, Ngài lập nước Ngài và khôi phục sự vinh hiển huy hoàng của Do-thái).
Với sức mạnh của con người, cung tên, vũ khí, xe cộ …như vậy thì quân xâm lược quá mạnh. Khó có thể chống cự được (c.3-4), thuẫn của họ đã nhuốm đầy máu, xe cộ trông như những ngọn lửa xông ra khắp nẻo đường trong thành phố, và các binh sĩ cười nhạo vào một dân không có người bảo vệ.
• Thành bị chiếm: (Na 2:5-10).
“Nó” trong câu 5 chỉ về vua A-si-ri, kẻ âm mưu nghịch cùng Đức Chúa Trời và dân sự Ngài (Na 1:9). Ông nhóm các quan trưởng tài giỏi nhất lại, ra lệnh bảo vệ tường thành, nhưng đã quá trễ. Họ bước đi vấp váp như kẻ say rượu, thay vì dũng mãnh như các anh hùng. Các lãnh đạo tin pháo đài mình vững chắc, nhưng quả thật là tường thành không thể là sự bảo vệ vững chắc được!
Sông Khoser chảy qua thành phố, nên quân xâm lược ngăn nó lại, thoát nước qua ngõ khác phá hủy một số tường thành và nhà cửa. Đối với quân Mê-đi và Ba-by-lôn tràn vào chiếm lấy thành trở thành chuyện đơn giản. Nhưng họ không thể đoán trước sự chiến thắng, chính Đức Chúa Trời hạ lệnh tiêu diệt thành và dân cư trong đó, nên kẻ bị giết, người bị bắt làm phu tù (Na 2:7). Những kẻ xâm lược là công cụ của Đức Chúa Trời dùng để thực hiện ý muốn của Ngài.
Lòng chúng tan chảy, đầu gối chúng nó chạm nhau, mọi lưng đều đau, hết thảy mặt đều xám ngắt” (Na 2:10). Ni-ni-ve bị đối xử như cách nó đã từng làm cho các dân khác.
• Các quan trưởng bị nhạo báng: (Na 2:11-13).
Thay lời Đức Chúa Trời, tiên tri Na-hum nói lời cuối cùng với thành Ni-ni-ve, khi các tù nhân A-si-ri phải diễu hành trên đường, các quan trưởng, thường dân, đến các súc vật trong thành đều bị dẫn đi. Na-hum nhạo báng thành Ni-ni-ve, ông so sánh sự tương phản giữa hoàn cảnh hiện tại của họ với thời huy hoàng trước kia.
Người A-si-ri thường dùng hình ảnh sư tử trong các công trình nghệ thuật và kiến trúc của họ. Có dịp đến văn phòng người A-si-ri ở bất cứ viện bảo tàng lớn nào, bạn cũng sẽ nhìn thấy những tượng sư tử khổng lồ ở đó. Nhưng hơn hết, người A-si-ri đã hành động như loài sư tử, họ đuổi bắt và “cắn xé” các phu tù. “Các hang sư tử… bây giờ ở đâu?”
Na-hum hỏi khi thành Ni-ni-ve bị tiêu diệt, “tất cả con mồi của ngươi, những của cải ngươi cướp bóc của người khác giờ ở đâu?” Sư tử thường trữ đủ mồi trong hang cho nó và cho cả con cái nó, nhưng người A-si-ri tích lũy của cải quá mức nhu cầu; và họ đã làm giàu trên sự sống của nhân loại.
Chẳng ngạc nhiên vì sao Đức Chúa Trời phán rằng “Ta nghịch cùng ngươi” (c.13). Khoảng một thế kỷ trước, Đức Giê-hô-va đã sai Giô-na đến cảnh cáo thành Ni-ni-ve, khi thành ấy ăn năn, Ngài đã không giáng sự trừng phạt trên họ. Nhưng giờ đây thời của họ đã kết thúc. A-sy-ri sẽ bị bỏ rơi không còn vũ khí, không người lãnh đạo, và không có sứ giả đến báo tin chiến thắng như trước nữa. Nhưng, những kẻ thù của A-si-ri sẽ nghe tiếng sứ giả báo tin hòa bình vì A-si-ri đã bị đánh bại.
4. ĐỨC CHÚA TRỜI CÔNG BÌNH: NGUYÊN NHÂN THÀNH NI-NI-VE SỤP ĐỔ (Na 3:1-19)
“Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bằng sao?” (Sa 18:25). Đức Chúa Trời nhẫn nhục chịu đựng, nhưng sẽ đến lúc Ngài ra tay trừng phạt. “Chúa đã quở trách các nước, hủy diệt kẻ ác, xóa sạch danh chúng nó đời đời” (Thi 9:5). Na-hum đưa ra ba nguyên nhân khiến thành Ni-ni-ve đáng bị đoán phạt.
• Giết người dã man (Gion 3:1-3).
Dân A-si-ri rất khôn khéo trong lời nói, họ nói dối các nước khác và sau đó không giữ lời và tiêu diệt các nước. Họ nhạo báng tất cả mọi người bất kể già, trẻ, trai, gái… và chất xác thành đống như thể muốn cảnh báo rằng không có ai địch nổi họ. Đổ huyết vô tội là tội trọng mà Đức Chúa Trời sẽ ghi nhớ và đoán phạt (Phuc 19:11-15; IIVua 21:16; IIVua 24:4; Thi 106:38; Ch 6:16-17; Es 59:7). Những lãnh đạo suy đồi, những người đã ra lệnh giết chết những người vô tội cách tàn nhẫn đó rồi đến một ngày sẽ trả lời với Đức Chúa Trời về tội ác của họ nghịch cùng Ngài và nhân loại.
• Thờ hình tượng (Na 3:4-7).
Chúng ta thường gặp trong Kinh Thánh, sự thờ lạy hình tượng được gắn liền với tội ngoại tình, và khi biết rằng vị thần quan trọng nhất của thành Ni-ni-ve, thần Ishtar, là vị thần của ham muốn xác thịt, dâm loạn, chiến tranh, bạn có thể hiểu được tại sao Na-hum dùng phép ẩn dụ này.
Vì sự đui mù thuộc linh của họ, dân A-sy-ri vướng vào sự thờ lạy thần tượng xấu xa này, chịu cai trị bởi tánh xác thịt, tính tham lam, bạo lực. Dân chúng trở nên giống với vị thần họ thờ lạy (Thi 115:8), vì điều chúng ta tin quyết định cách chúng ta cư xử. A-si-ri làm lan rộng ảnh hưởng xấu xa này đến các nước khác và biến họ thành nô lệ bởi những trò phù thủy của mình (xem mô tả sự đồi bại của hệ thống tôn giáo thời sau rốt trong Khải-huyền chương 17).
Ngày xưa, tội ngoại tình thường bị bêu xấu công khai trước dân chúng, đây là điều Đức Chúa Trời sẽ làm với thành Ni-ni-ve. Đức Chúa Trời phơi bày sự xấu hổ của A-si-ri trước tất cả các nước, đây sẽ là kỳ kết thúc của ảnh hưởng xấu xa mà họ đem đến các nước. Một thành phố giàu có, huy hoàng sẽ trở nên một đống đổ nát.
• Sự kiêu ngạo và tính tự tin (Na 3:8-19).
Trong đoạn kết này, Na-hum dùng nhiều hình ảnh chỉ cho A-si-ri thấy sự yếu kém của họ, và đảm bảo với họ về sự thất bại tất yếu của họ.
• (Na 3:8-11). Nếu có dịp đến Karnak và Luxor ở Upper E-díp-tô, bạn sẽ đứng trên vị trí của Thê-be thời xưa. Thành phố chính của Upper Ê-díp-tô bảo đảm nó được bình an trước kẻ xâm lược, nhưng nó đã sụp đổ trước dân A-si-ri. Giống như Ni-ni-ve, Thê-be có vị trí gần các nguồn nước, chúng được xem là nơi bảo vệ họ, nhưng thành ấy đã sụp đổ y như vậy. Thê-be có nhiều đồng minh nhưng các đồng minh đó không bảo vệ được nó.
A-si-ri đối xử Thê-be thể nào thì nó bị đối xử lại y như vậy: các con trẻ sẽ bị nghiền nát, các quan trưởng trở nên những nô lệ, và dân chúng sẽ bị lưu đày. Bấy giờ Na-hum răn đe, nếu sự này đã xảy ra cho Thê-be thì tại sao không thể xảy ra cho Ni-ni-ve? Sự kiêu ngạo, tính tự tôn của họ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn khi Mê-đi và Ba-by-lôn thâu tóm thành của họ. Ni-ni-ve sẽ uống chén thịnh nộ của Đức Chúa Trời và trở nên say sưa (c.11; Thi 75:8; Es 51:17; Gie 25:15).
Như những trái sung chín rụng xuống miệng người (Na 3:12). Tại sao vậy? Vì những binh lính A-si-ri hung bạo sẽ cạn kiệt sức lực và trở nên như những người đàn bà: yếu đuối, sợ hãi và không thể giáp mặt với kẻ thù (c.13,14, hình ảnh này không có ý hạ thấp phụ nữ trong bất cứ trường hợp nào, là dân thường hoặc trong quân đội, hay có ý cho rằng phụ nữ thiếu sức mạnh và lòng can đảm.
Những ví dụ trong Kinh Thánh về Ra-háp, Đê-bô-ra, Gia-ên, Ru-tơ và Ê-xơ-tê đã chứng minh rằng Kinh Thánh có thể tán dương lòng can đảm và phục vụ của những phụ nữ tận hiến cho Chúa. Nhưng chúng ta phải lưu ý rằng xã hội ngày xưa là xã hội thuộc phái nam, phụ nữ bị phân biệt và chắc chắn không được tham gia vào quân đội.
Cụm từ “giống như đàn bà” rất thường gặp, cả Es 19:16; Gie 50:37; đều dùng nó). Họ sẽ không thể cài then cổng, hoặc ngăn bước kẻ thù thiêu hủy họ, cũng không thể sửa lại những bức tường thành hay mang nước đến dập tắt đám cháy.
• Hình ảnh tiếp theo là hình ảnh về côn trùng (c.15-17).
Quân xâm lược sẽ quét qua xứ và thành đó như nạn dịch cào cào hoặc châu chấu, và quét sạch mọi thứ. Các thương buôn Ba-by-lôn cũng giống như châu chấu khi họ thâu gom tất cả tài sản của cải mà họ tìm thấy. Nhưng các quan trưởng A-si-ri giống như châu chấu ngủ vùi trên tường trong ngày giá lạnh, nhưng khi mặt trời lên, chúng thấy nóng và bay đi. Vua và các quan quá tự tin, giống như châu chấu ngủ trên tường, nhưng khi bị xâm lược, chúng đáp xuống một nơi an toàn!
A-si-ri giống như một đàn chiên tac lạc trong khi những người chăn còn mê ngủ (c.18), hoặc như một cơ thể bị thương nhưng không có cách chữa trị (c.19a). Không có đồng minh giải cứu họ, vì tất cả các nước khác sẽ vui mừng khi nghe tin đế quốc A-si-ri không còn nữa (c.19b).
Giống như sách Giô-na, sách Na-hum cũng kết thúc bằng một câu hỏi: “Vì ai là kẻ chẳng từng chịu luôn sự hung ác của ngươi” (c.19). Na-hum nhấn mạnh chân lý mà tiên tri A-mốt loan báo: Đức Chúa Trời trừng phạt các nước gian ác đi theo chính sách tàn bạo và những thói tục hung ác (A-mốt chương 1,2). Hoặc nó đang làm việc độc ác, bóc lột người nghèo, bênh vực sự chiếm hữu nô lệ, hay không thể cung ứng cho dân chúng những nhu cầu cần thiết, những tội lỗi của các quan trưởng, Đức Chúa Trời đều biết và cuối cùng chúng sẽ bị trừng phạt.
Nếu bạn thắc mắc sự kiện này, hãy đi mà tìm thành Ni-ni-ve.
bottom of page