top of page
1. ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ DÂN SỰ NGÀI (Xa 1:1-2:13)
Một...
...thầy truyền đạo trẻ trong lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò mục sư đã gọi điện cho tôi tâm sự, “hầu hết tín hữu trong Hội thánh đều lớn tuổi hơn tôi, tôi không biết họ có chú ý đến tôi hay không. Tôi có cảm giác như mình không xứng đáng để giảng dạy họ.”
Vì tôi đã trải qua tình huống đó ở Hội thánh đâu tiên của tôi, tôi có thể khích lệ anh ta bằng chính lời nói mà một mục sư kỳ cựu đã khích lệ tôi khi tôi cầu cứu ông ta, “Miễn là anh đang rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời, thì không cần phải lo lắng tuổi tác của mình. Khi anh mở quyển Kinh Thánh, anh như một người trên 2000 tuổi!”
• Xa-cha-ri còn trẻ (Xa 2:4)
Khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông chăn dắt dân sót Do-thái đang vất vả xây lại đền thờ trong thành phố Giê-ru-sa-lem đổ nát. A-ghê, tiên tri lớn tuổi hơn, đã rao hai sứ điệp trước khi Xa-cha-ri bước vào chức vụ, và hai người đó đã cùng hầu việc Chúa với nhau trong một thời gian ngắn. A-ghê đã vận động để đền thờ được tiếp tục xây dựng sau 16 năm trì hoãn, và giờ đây Xa-xha-ri có thể thôi thúc dân sự hoàn thành công việc của mình. Đức Chúa Trời đã ban cho người trẻ tuổi nầy “những lời lành, những lời yên ủi” (Xa 1:13,17) để cam đoan với dân sự rằng, dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, Đức Chúa Trời vẫn luôn ở cùng họ và giúp họ vượt qua.
Tiên tri nhấn mạnh hai ý chính khi ông bắt đầu chức vụ của mình: Đức Chúa Trời đang kêu gọi dân sự ăn năn, và Đức Chúa Trời đang quả quyết rằng Ngài quan tâm đặc biệt đến họ. Trong một loạt tám khải tượng trong đêm, Đức Chúa Trời giải thích mối liên hệ của Ngài với dân sự.
1. Đức Chúa Trời kêu gọi dân sự ăn năn (Xa 1:1-6)
Bài giảng đầu tiên của một diễn giả thường rất khó giảng, nhưng trong trường hợp của Xa-cha-ri, sứ điệp đầu tiên của ông chắc chắn rất khó vì chủ đề của nó là sự ăn năn. Đức Chúa Trời muốn đầy tớ trẻ của Ngài kêu gọi đám dân sót nản lòng hãy từ bỏ đường lối gian ác của họ và vâng Lời Đức Chúa Trời.
Xa-cha-ri dạn dĩ công bố những gì Đức Chúa Trời bảo ông nói, vì trên tất cảm, Đức Chúa Trời đã không thể ban phước cho dân sự Ngài nếu họ chưa thánh sạch trong mắt Ngài. Nếu Xa-cha-ri muốn trích một câu Kinh Thánh cho bài giảng của mình, câu đó có thể là IISu 7:14, người Do-thái rất quen thuộc câu Kinh Thánh nầy.
Xa-cha-ri kêu nài dân sự nhìn lại và nhớ những gì tổ tiên họ đã làm để khiến Đức Chúa Trời tức giận và trừng phạt (Xa 1:2,4). Những người Do-thái trở về xứ biết rất rõ lịch sử của đất nước họ. Họ biết rằng Đức Chúa Trời đã sai lần lượt các tiên tri đến để nài xin tổ tiên họ từ bỏ các thần tượng để quay về cùng Đức Chúa Trời, nhưng dân sự không nghe.
Ê-sai đã cảnh cáo các lãnh đạo rằng Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt dân sự nếu họ không thay đổi nếp sống của mình (Es 2:6-3:26; 5:1-30; Es 29:1-14). Giê-rê-mi đã khóc khi cảnh cáo Giu-đa và Giê-ru-sa-lem rằng sự đoán phạt đang đến từ phương bắc (Ba-by-lôn) và dân Do-thái se bị lưu đày 70 năm (Gie 1:13-16; Gie 4:5-9; Gie 6:22; Gie 25:1-14).
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng; nhưng chúng nhạo báng sứ giả của Đức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài, cho đến nỗi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, chẳng còn phương chữa được” (IISu 36:15-16).
Sau đó, Xa-cha-ri đã chia sẻ lời hứa của Ngài với dân sự: “Hãy trở lại cùng ta, … thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi” (Xa 1:3). Đức Chúa Trời đã để mặc dân sự đi theo ý riêng, và đó là lý do họ đã gặp nhiều khó khăn. A-ghê đã nói với họ điều nầy trong sứ điệp đầu tiên của ông (Ag 1:1-15), nhưng nó cần được nhắc đi nhắc lại.“Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em” (Gia 4:8).
A.W.Tozer nhắc chúng ta rằng “sự gần gũi là sự giống nhau,” [2] vì vậy, nếu chúng ta muốn đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta phải biết vâng lời Ngài và xây dựng cho mình một bản tánh giống như Chúa. Dân sót không đặt Đức Chúa Trời là ưu tiên một, nên Ngài không thể ban ơn cho họ như cách Ngài muốn.
Lúc nầy, Xa-cha-ri hỏi dân sự hai câu hỏi: “Chớ nào tổ phụ các ngươi ở đâu? Và những tiên tri ấy có sống đời đời chăng?” (Xa 1:5) Nếu những người có mặt hôm đó thành thật trả lời, họ sẽ nói, “Nhiều trong số tổ phụ của chúng tôi đã qua đời vì bị người Ba-by-lôn giết, và một số vẫn còn lưu đày ở Ba-by-lôn. Một số tiên tri đã chết vì các tổ phụ của chúng tôi giết họ.”
Nhưng điều Xa-cha-ri muốn nói ở đây là cái chết của các tiên tri không có nghĩa là không còn cơ hội nào cho đất nước. Đức Chúa Trời đã dành cho dân sự nhiều thời gian để ăn năn và thoát khỏi án phạt, nhưng họ đã bỏ phí những cơ hội của mình, và bây giờ đã quá trể. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời, được các tiên tri rao ra và viết lại, không bao giờ qua đi, và Lời đó cuối cùng “kịp đến” các tội nhân chống nghịch (c.6 bắt kịp, đuổi kịp). Khi sứ chịu đựng của Đức Chúa Trời không còn, thì những lời hằng sống của Ngài sẽ đuổi theo và bắt kịp các tội nhân và trừng phạt họ. [3]
Một số tổ phụ họ đã ăn năn (c.6), nhưng họ ăn năn quá trể nên không thể làm gì được trước sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem và sự lưu đày của dân sự. Một số người Do-thái có thể đã ăn năn khi Nê-bu-cát-nết-sa và đội quân của ông ta tiến đến các cổng thành Giê-ru-sa-lem, và những người khác có thể đã quay về với Chúa trong thời gian lưu đày ở Ba-by-lôn. Họ thứa nhận rằng hình phạt dành cho họ như vậy là xứng đáng và Đức Chúa Trời thật công bình (Ca 2:17).
Trong lúc kêu gọi dân sự ăn năn, Xa-cha-ri đang chuẫn bị họ để nghe những sứ điệp mà ông sắp rao ra, vì nếu lòng chúng ta không hướng về Đức Chúa Trời, chúng ta có không thể nghe Lời Ngài và hiểu rõ ý nghĩa thuộc linh của nó. “Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng” (He 3:7-8).
Chúng ta thường nghe những nhà truyền giáo kêu gọi tội nhân ăn năn, và điều nầy là phải lẽ và hợp Kinh Thánh. Nhưng ít khi nào chúng ta nghe các diễn giả kêu gọi dân sự Đức Chúa Trời ăn năn, dù đây là sứ điệp của các tiên tri, Giăng Báp-tít và Chúa Giê-xu.
Van Havner nói, “Lời cuối cùng của Chúa chúng ta dành cho Hội thánh không phải là Sứ Mạng Truyền Giáo. Thật sự Sứ Mạng Truyền Giáo là chương trình của chúng ta cho đến ngày sau rốt, nhưng lời cuối cùng của Chúa chúng ta dành cho Hội thánh là “hãy ăn năn”. [4] Câu xin Chúa ban phước cho chúng ta là một chuyện, nhưng bạn có phải là người mà Đức Chúa Trời có thể ban phươc hay không là một chuyện khác!
2. Đức Chúa Trời yên ủi dân sự Ngài (Xa 1:7-17)
Khoảng ba tháng sau, trong đêm 15, tháng 2 năm 519, Xa-cha-ri có một loạt những khải tượng từ Đức Chúa Trời để khích lệ dân sót và thôi thúc họ hoàn thành công trình xây dựng đền thờ. Những khải tượng nầy tập trung vào sự chăn dắt của Đức Chúa Trời trên Y-sơ-ra-ên và sự đoán phạt của Ngài trên những dân Ngoại đã hiếp đáp Y-sơ-ra-ên.
• Đội binh (c.7-11).
Trong khải tượng đầu tiên, tiên tri thấy một người đang cỡi con ngựa màu hồng, dẫn đầu một đội quân cỡi ngựa hồng, xám và trắng. Người “đứng trong những cây sim” nầy là Thiên Sứ của Đức Chúa Trời (c.11-13), Thân Vị thứ hai của Đức Chúa Trời, là Đấng nhiều hiện ra trong thời Cựu-ước. Như Thiên Sứ của Chúa, Con của Đức Chúa Trời hiện ra với A-ga (Sa 16:7-14), Áp-ra-ham (18 Sa 22:11-18), Gia-cốp (Sa 31:11,13), Môi-se (Xu 3:1-22). Ghê-đê-ôn (Cac 6:11-23) và cha mẹ của Sam-sôn (Cac 13:1-25).
Nhưng lúc đó còn có một thiên sứ khác, thiên sứ nầy đã giải thích nhiều điều cho Xa-cha-ri (Xa 1:9,13-14,19; Xa 2:3; Xa 4:1,4-5; Xa 5:10; Xa 6:4-5). Trong khi nhận được những khải tượng nầy, Xa-cha-ri đã hỏi thiên sứ cấy nhiều câu hỏi và được giải đáp (Xa 1:9,19,21; Xa 2:2; Xa 4:4,11-12; Xa 5:5,10; Xa 6:6). “Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài, tỏ cho người ấy biết giao-ước của Ngài” (Thi 25:14).
- Trong khải tượng thứ nhất, Thiên Sứ của Đức Chúa Trời cho Xa-cha-ri biết ý nghĩa của những người cỡi ngựa (Xa 1:10): Họ là những đội binh thiên sứ của Đức Chúa Trời tuần tra trên đất và thực hiện những mệnh lệnh của Đức Chúa Trời (c.11; Phuc 33:2; IVua 22:19; Giop 1:6-7; Giop 2:1-2; Da 7:10; Mat 27:63). Giê-hô-va là “Đức Giê-hô-va vạn quân,” là Thủ Lãnh của các đội quân trên trời và dưới đất.
Các sứ giả đã báo rằng các nước Ngoại bang “yên ổn và bình an”. Sau những biến động của các nước đế quốc và sự thất bai của Ba-by-lôn và các nước khác dưới tay Phe-rơ-sơ, tin nầy nghe có vẻ khả quan, nhưng thực tế không hải vậy. Dân Do-thái còn sót lại đang khốn cùng trong khi nước Ngoại bang đang yên vui.
A-ghê đã hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ làm các nước nầy rúng động và giải cưu dân sự Ngài (Ag 2:6-9,20-23), nhưng sự kiện quan trọng nầy chưa xảy ra. Vương Quốc như được các tiên tri hứa hẹn dường như chỉ là một giấc mơ không bao giờ thành sự thật.
• Sự kêu nài (Xa 1:12).
Một việc có ý nghĩa đã xảy ra: Con của Đức Chúa Trời đã cầu thay cho dân sự Đức Chúa Trời, là dân đang vô cùng khốn khổ! Hàng bao thế kỷ, “Cho đến chừng nào?” là tiếng kêu khóc của một dân khốn nạn, nhất là dân Y-sơ-ra-ên (Thi 74:9-10; Thi 79:5; Thi 80:4; Thi 89:46 Ha 1:2). “Cho đến chừng nào” cũng là tiếng kêu khóc của các thánh tử đạo ở thiên đàng (Kh 6:10).
Con của Đức Chúa Trời đã đống hóa chính mình Ngài với tiếng kêu khóc của dân sự, điều đó mặc khải tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài. “Hễ khi dân Ngài bị khốn khổ, chính Ngài cũng khốn khổ” (Es 63:9).
Giê-rê-mi đã hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ ban ơn sau 70năm lưu đày (Gie 25:8-14; Gie 29:10-11), nhưng dân sự vẫn đang khốn khổ. [5]
Tại sao? Vì họ quên rằng Đức Chúa Trời đã đặt những điều kiện vào ơn phước đó: dân sự phải ăn năn, kêu cầu Đức Chúa Trời, và tìm kiếm Ngài bằng tất cả lòng mình chính là những gì Xa-cha-ri đã rao giảng.
Ngày nay chúng ta cũng nên cầu thay cho Y-sơ-ra-ên. Môi-se (Xu 32:1-35; Phuc 9:18), các tiên tri (ISa 12:23; IVua 16:1-46; Gie 9:1; Ha 3:1-19), Chúa Giê-xu (Lu 23:34), và Phao-lô (Ro 10:1) đều đã cầu nguyện cho Y-sơ-ra-ên; chúng ta phải noi theo gương họ.
“Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Giê-hô-va, chớ có nghỉ ngơi chút nào. Đừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào đã lập lại Giê-ru-sa-lem và dùng nó làm sự ngợi khen trong cả đất!” (Es 62:6-7).
“Hãy cầu hòa bình cho Giê-ru-sa-lem; Phàm kẻ nào yêu mến ngươi sẽ được thới thạnh” (Thi 122:6).
• Sự đáp lời (Xa 1:13-17).
Sau khi cầu thay cho Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời đã có “những lời yên ủi” để thiên sứ ban cho tiên tri. [6] Ngài khẳng định Ngài rất yêu thương và quan tâm Giê-ru-sa-lem (Xa 8:2). Đức Chúa Trời ghen tương vì tuyển dân Ngài như chồng ghen tương vì vợ mình, như cha ghen tương vì con cái mình (Xu 20:5; Phuc 4:24, Phuc 5:9, Phuc 6:15). Điều nầy giải thích tại sao Đức Chúa Trời buộc Y-sơ-ra-ên tội ngoại tình và không chung thuỷ mỗi khi họ thờ các thần khác (Gie 2:1-3; Gie 3:14; Gie 31:32; Os 1:1-11). Cơ-đốc Nhân sống theo thế gian cũng bị xem là “ngoại tình thuộc linh” (Gia 4:4-10).
Đức Chúa Trời giận dân Ngoại vì họ đã căm thù dân Do-thái quá mức. Thật ra, Đức Chúa Trời đã sai A-si-ri trừng phạt Vương Quốc phía Bắc Y-sơ-ra-ên, và Ba-by-lôn trừng trị Giu-đa; nhưng những nước nầy đã vượt quá giới han mà Đức Chúa Trời cho phép và cố tình hủy diệt dân Do-thái. Những nước khác, như Mô-áp, cũng góp phần mình chống lại Do-thái (Gia 83:1-18; Gia 137:1-9).
Nhưng lời khích lệ nhất là những lời liên quan đến tương lai của Giu-đa, không phải liên quan đến các kẻ thù của họ, vì Đức Chúa Trời hứa trở về với dân sự Ngài và làm cho họ nên thịnh vượng. Ngài sẽ yên ủi Si-ôn và cho các nước thù địch thấy rằng Giê-ru-sa-lem thật là thành mà Ngài chọn. Lời hứa nầy được lập lại và khai triển trong phần còn lại trong sách tiên tri của Xa-cha-ri.
Khi hoàn cảnh của chúng ta gần như tuyệt vọng, chúng ta phải tự nhắc mình rằng Đức Chúa Trời biết nỗi khổ của chúng ta và đang nắm giữ tương lai. Bổn phận của chúng ta là ăn năn tội, xưng tôi mình, và tin nơi “những lời yên ủi” của Ngài. Trách nhiệm của Ngài là đáp lại lòng tin của chúng ta là thực hiện ý muốn tốt lành của Ngài cho chúng ta.
3. Đức Chúa Trời bào chữa cho dân sự Ngài (Xa 1:18-21)
Nhiều thế kỷ qua, dân Do-thái bị các nước khác hiếp đáp hết lần nầy đến lần khác, và họ đã vượt qua được. Nhưng những nước từng muốn tiêu diệt dân Do-thái đã nhận ra chân lý về lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, “Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi” (Sa 12:3).
Đó là sứ điệp của khải tượng thứ hai mà Đức Chúa Trời ban cho Xa-cha-ri: các nước từng làn Y-sơ-ra-ên tản lạc sẽ kinh hãi và bị ném đi trong sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Trong thư gởi cho tổng thống Ronald Reagan, thủ tướng Y-sơ-ra-ên, Menchachem Begin đã viết, “Ông Ron kính mến, thế hệ của tôi đã thề trước bàn thờ của Đức Chúa Trời rằng hễ ai dám tuyên bố sẽ xoá sổ nước Do-thái hoặc dân Do-thái, hoặc cả hai, tức đang ký án tử cho mình”[7] Nhưng chính Đức Chúa Trời trừng phạt Y-sơ-ra-ên , không phải các kẻ thù của họ làm việc đó, và sự đoán phạt của Ngài không bao giờ sai lầm.
Trong Kinh Thánh, sừng tượng trưng cho sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh của một quốc gia hoặc một người lãnh đạo (Thi 75:4-5; Thi 89:17; Thi 92:10; Gie 48:25; Am 6:13; Đa 7:7-12; Đa 8:1; Kh 17:1-18). Bốn “thợ rèn” tượng trưng cho bốn nước mà Đức Chúa Trời dùng để đánh bại các kẻ thù của Y-sơ-ra-ên. Họ sẽ dùng “dụng cụ” của mình để cắt sừng, tước đi sức mạnh của các nước kẻ thù Y-sơ-ra-ên.
Khái niệm về bốn sừng (bối nước) nhắc chúng ta về những khải tượng của Đa-ni-ên về pho tượng (Đa 2:1-49) và các con thú (Đa 7:1-28), cả hai đều ngụ ý về bối đế quốc: Ba-by-lôn, Phe-rơ-sơ, Hy-lạp và La-mã. [8] Năm 722, A-si-ri đã tàn phá Vương Quốc Phía Bắc của Y-sơ-ra-ên, nhưng Đức Chúa Trời đã dùng người Ba-by-lôn để đánh bại A-si-ri (Gie 25:9; Gie 27:6) và rồi lưu đày Giu-đa năm 586.
Ba-by-lôn thật đã chèn ép dân Do-thái, nhưng sau đó Đức Chúa Trời đã dùng Si-ru chinh phục Ba-by-lôn năm 539 (Es 44:28; Es 45:1); và năm 538, Si-ru cho phép dân Do-thái trở về quê hương. Phe-rơ-sơ thất bại trước Hy-lạp, dưới quyền của Alexander đại đế, [9] và Hy-lạp thất thủ trước La-mã.
Viễn cảnh nầy cho thấy rằng “các sừng” cũng đã trở thành “thợ rèn” khi từng đế quốc thu phục những kẻ đàn áp trước. Nó cũng nhắc dân Do-thái về sự quan phòng của Đức Chúa Trời trong quá khứ và lời hứa về sự gìn giữ của Ngài trong tương lai, vì Đức Chúa Trời sẽ không để bất cứ dân tộc nào huỷ diệt tuyển dân của Ngài.
Trong ngày sau rốt, khi Anti-Christ, “con thú dữ tợn và rất mạnh” lập nước của nó (Da 7:7-8,15-28) và bắt bớ dân Do-thái, nó và vương quốc của nó sẽ bị hủy diệt bởi sự tái lâm của Chúa Cứu Thế Giê-xu trong vinh quang và quyền năng. Xa-cha-ri sẽ nói nhiều hơn về điều nầy ở phần sau trong sách của ông.
4. Đức Chúa Trời sẽ phục hồi dân sự Ngài (Xa 2:1-13)
Dân sót đã trở về Giu-đa rất quan tâm đến việc xây lại đền thờ, sửa chữa thành và khôi phục đất nước, nhưng nhiệm vụ của họ cực kỳ khó khăn. Trong khải tượng nầy, Đức Chúa Trời đảm bảo với dân sự của Ngài rằng Ngài hoạch đinh một tương lai huy hoàng và vinh hiển cho họ và thành của họ khi chính mình Ngài sẽ đến và ở cùng họ.
• Sự liệu trước (Xa 2:1-3).
Nếu một người lạ đến nhà tôi và tự nhiên đo cửa sổ để may màn và đo nền nhà để trải thảm, chắn chắn tôi sẽ đuổi anh ta đi. Vì dù thế nào, bạn chỉ có quyền đo cái gì thuộc về bạn, cái thuộc dưới quyền của bạn. Khi tiên tri thấy một người đo Giê-ru-sa-lem, thì rõ ràng Giê-ru-sa-lem là thành của Đức Chúa Trời và sẽ có một ngày Ngài xác nhận nó và phục hồi nó trong vinh quang.
Người cầm dân đo rõ ràng là Thiên Sứ của Đức Chúa Trời, Đấng Mê-si-a của Y-sơ-ra-ên. Những lãnh đạo và những nhà ngoại giao có lẽ tranh luận với nhau xem ai sẽ là người có quyền trên Giê-ru-sa-lem, nhưng câu trả lời cuối cùng thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nhưng quan việc đo thành, Ngài công bố rằng nó thuộc về Ngài và Ngài sẽ thực hiện những mục đích thánh của Ngài cho thành ấy dù các lãnh đạo và các hội nghi quốc gia có đưa ra quyết định gì đi nữa.
Nhưng hành động tượng trưng nầy nói lên một điều khác:Giê-ru-sa-lem trong tương lai sẽ được mở rộng và vinh hiển mà nó chưa bao giờ có được. Cư dân sẽ tràn ra khỏi các vách thành; thật ra cũng không cần có vách thành vì Đức Chúa Trời sẽ là “bức tường lửa” xung quanh dân sự Ngài. (Es 49:13-21; Es 54:1-3.) Đám dân sót Do-thái ít ỏi trong thành Giê-ru-sa-lem đổ nát đang giúp vực dậy một thành mà đến một ngày nó sẽ được Đức Chúa Trời Toàn Năng tôn cao và ban phước!
• Sự khiển trách (Xa 2:6-9).
Đức Chúa Trời quở trách những người Do-thái chưa rời Ba-by-lôn để trở về gia nhập với dân sót tại gra. Tại sao có thể thoải mái và bình an ở một xã hội ngoại đạo trong khi quê nhà đang rất cần họ? Sẽ có một ngày Ba-by-lôn, nay dưới quyền của Phe-rơ-sơ, sẽ bị trừng phạt vì những tội lỗi của nó và những người từng phục vụ nó sẽ cướp bóc nó. Hãy thoát khỏi đó khi còn cơ hội!
Sự quở trách nầy không ngụ ý rằng người người ở lại Ba-by-lôn là những người không làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã sai Giô-sép đế Ai-cập để dọn đường cho cả gia đình ông thể nào, thì Ngài cũng đã đặt những người như Ê-xơ-tê, Mạc-đô-chê, Đa-ni-ên và các bạn ông ở địa vị cao trong các thành phố ngoại bang để họ có thể thực hiện công việc mà Ngài đã định cho họ.
Đức Chúa Trời đang nhóm hiệp những người Do-thái đang xem sự tiện nghi, nghề nghiệp và sự anh ninh mình quan trọng hơn việc làm công việc Đức Chúa Trời trong thánh thánh của chính họ. (Es 48:20; Es 52:11; Gie 50:8; Gie 51:6,9,45; IICor 6:14-18; Kh 18:4)
Dân Do-thái rất quý báu đối với Đức Chúa Trời; Ngài gọi họ là “con ngươi mắt Ngài” (Xa 2:8; Phuc 32:10; Thi 17:8). Con ngươi là một khe hở rất nhỏ trong tròng đen để tiếp nhấn ánh sáng và nó là một vùng mỏng manh và vô cùng quan trọng trong cơ quan sống. Do đó, bất cứ cái gì thân thiết và qúy giá thì giống như con ngươi của mắt. [10]
Đấng Mê-si-a vẫn đang phán, “Sau sự vinh hiển, rồi Ngài (Đức Chúa Cha) sai ta đến” (Xa 2:8) để “dâng sự vinh hiển cho Ngài”.Toàn bộ mục đích của sự sống Chúa Cứu Thế khi Ngài ở trên đất, chức vụ của Ngài, sự chết của Ngài và sự sống lại của Ngài là làm vinh hiển Đức Chúa Trời (Gi 1:14; Gi 12:23,28; Gi 17:4); và một phần trong sự vinh hiển đó sẽ liên quan đến sự phục hồi trong tương lai của Y-sơ-ra-ên trong vương quốc khi Ngài trị vì trên đất (Es 6:3-11).
• Sự reo mừng (Xa 2:10-13).
Những lời hứa giống như vật chắc chắn khiến dân sự Đức Chúa Trời “hát mừng và vui vẻ.” Đấng Mê-si-a của họ sẽ đến và ở cùng họ, giống như sự vinh quang của Đức Chúa Trời đã ngự trong đền tạm là đền thờ. Ê-xê-chi-ên mô tả một thành và đền thờ mới trong Exe 40:1-48:35, và khép lại quyển sách của mình sau khi nhắc đến thành mới vinh quang nầy, “Jehovah Shammah” có nghĩa là “Đức Giê-hô-va ở đó!” (Exe 48:35). Trong ngày đó, nhiều dân Ngoại sẽ tin cậy Đức Chúa Trời và gainnậhp với Y-sơ-ra-ên trong nước vinh hiển mà Đấng Mê-si-a cai trị (Es 2:1-5; Es 19:23-25; Es 60:1-3; Xa 8:20-23).
Xa 2:12 là chỗ duy nhất trong Kinh Thánh gọi Pa-léc-tin và “đất thánh.” Ngày nay người ta thường gọi như vậy, nhưng thật sự nó không thích hợp với cách gọi đó. Xứ đó sẽ không được thánh cho đến ngày Đấng Mê-si-a thanh tẩy dân sự và đất khi Ngài trở lại cai trị (Xa 3:9). Một suối nước sẽ mở ra để gội sạch tội lỗi và sự ô uế (Xa 13:1), và sau đó dân Do-thái sẽ được gọi là “dân thánh” (Es 62:12). Đó là điều đáng để reo mừng!
Nhưng đó cũng là điều khiến các nước trên thế giới phải kinh hãi mà dừng lại và nín lặng (Xa 2:13; Ha 2:20; So 1:7). Tại sao? Vì trước không Đấng Mê-si-a đến cao trị, Ngài sẽ đoán phạt các nước trên thế giới trong suốt giai đoạn được gọi là “kỳ tai hại của Gia-cốp” (Gie 30:7), “ngày của Đức Giê-hô-va” (Es 2:12; Es 13:6,9; Gio 1:15; Gio 2:1; Xa 14:1), và “hoạn nạn lớn” (Mat 24:21; Kh 6:1-19:21). Đó sẽ là ngày rất khốn nạn, trong ngày đó các nước sẽ gánh chịu án phạt cho mình vì sự gian ác và bất tính của họ. Khi Đức Chúa Trời “thức dậy từ nơi ngự thánh của Ngài” (Xa 2:13), các nước của thế gian sẽ kinh nghiệm cơn thạnh nột thánh, và sẽ không có con đường thoát cho họ.
Khi bạn nhìn lại ba khải tượng nầy, bạn sẽ biết được rằng Đức Chúa Trời luôn chăm xem các nước và biết rõ những gì họ đang làm; rằng Ngài đoán phạt các nước vì tội lỗi của họ, nhất là vì họ ngược đãi Y-sơ-ra-ên; và rằng có một tương lai vinh hiển được định sẳn cho Giê-ru-sa-lem và dân Do-thái, khi Đấng Mê-si-a sẽ trở lại để thanh tẩy họ và khôi phục sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ở giữa họ.
Bởi thế Chúa Giê-xu dạy chúng ta cầu nguyện, “Nước Cha được đến” (Mat 6:10); vì khi chúng ta cầu nguyện như vậy, chúng ta thật sự đang cầu xin sự bình an cho Giê-ru-sa-lem. Và không thể có sự bình an thật cho Giê-ru-sa-lem nếu Chúa Bình An chưa trị vì trong sự vinh hiển.
2. ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO CỦA NGÀI (Xa 3:1-4:14)
Theo những chuyên gia ngành quản lý James M. Kouzes và Barry Z. Posner, một trong những chuyện hoang đường nhất về vai trò lãnh đạo là cho rằng: “những người lãnh đạo là những người nhìn xa trông rộng có thể biết trước mọi chuyện như có quyền phép của Mer-lin.” [11], xvi Nói cách khác, những người lạnh đạo biết mọi thứ và có thể làm mọi thứ.
Nhưng nếu đó là sự thật, thì chức lãnh đạo sẽ không phải là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi như ta vẫn biết về nó. Chắc chắn những lãnh đạo thành công có thể được tôn vinh và ngẩng cao đầu ở trong địa vị của họ, nhưng họ cũng phải đương đầu với những vực sâu và sự hy sinh mà cũng là một phần lớn trong công việc của họ. Chức lãnh đạo thật không hề dễ dàng.
Xa-cha-ri 3-4 chủ yếu nói về Giê-sua và Xô-rô-ba-bên, hai vị lãnh đạo của dân sót Do-thái và là những người biết rõ nhiệm vụ lãnh đạo khó khăn như thế nào. Giê-sua là thầy tế lễ cả và lo về đời sống thuộc linh của dân sự, còn Xô-rô-ba-bên là quan trấn thủ và có trách nhiệm cai quản những vấn đề dân sự của đất nước. Xô-rô-ba-bên đang cố gắng thôi thúc những người nản lòng và ích kỷ, và Giê-sua đang cố dạy dỗ những người bất tuân và phạm tội. Có hy vọng nào cho một đất nước, một Hội thánh hoặc một người ô uế và nản lòng?
Có! Đức Chúa Trời ban cho Xa-cha-ri, 2 khải tượng nói đến chúng ta ngày nay và khích kệ chúng ta kiên tâm hầu việc Chúa dù hoàn cảnh khó khăn ra sao.
1. Đức Chúa Trời thanh tẩy dân sự để họ hầu việc Ngài (Xa 3:1-10)
• Sứ điệp thứ nhất của A-ghê (Ag 1:1-11) và lời kêu gọi ăn năn của Xa-cha-ri (Xa 1:1-6) và bằng chứng cho thấy rằng đời sống thuộc linh của dân sót Do-thái đang ở mức rất thấp. [12] Hầu hết những người nầy được sinh ra ở Ba-by-lôn, không có nhiều người làm gương cho họ và day dỗ họ về tôn giáo về sự thờ phượng Đức Giê-hô-va; và hoàn cảnh khó khăn ở quẹ nhà là một thử thách rất lớn đối với đức tin của họ.
• Bị cáo (Xa 3:1,3). Giê-sua đứng trước mặt Chúa với tư cách là người đại diện cho dân Y-sơ-ra-ên, dân mà Ngài gọi là dân thánh của các thầy tế lễ (Xu 19:5-6). Ông mặc áo bẩn, không phải vì tội lỗi của cá nhân mình, nhưng vì dân sự đã phạm tội và ô uế trước mặt Đức Chúa Trời. Điều được nhấn mạnh ở đây không phải là tuyển dân, cá nhân Giê-sua, vì cả Giê-sua và Xô-rô-ba-bên là “những người mang dấu hiệu cho những điều sẽ đến” (c.8).
Đức Chúa Trời đã chọn Giê-ru-sa-lem và kéo dân Do-thái ta khỏi lửa Lưu Đày ở Ba-By-lôn (c.2). Những gì Đức Chúa Trời làm với Giê-sua là tượng trưng, Ngài sẽ làm cho Y-sơ-ra-ên một cách cá nhân: tội lỗi sẽ bị xóa sạch trong một ngày (c.9).
“Đứng trước mặt Chúa” có nghĩa là làm đầy tớ cho Ngài (Sa 41:46; Phuc 10:8; ISa 16:21), nên dân Do-thái đã bị ô uê trong không họ đang nỗ lực hầu việc Đức Chúa Trời. Nếu sự hầu việc của họ không thánh sạch trước mặt Đức Chúa Trời, thì những tội lỗi cố ý của họ phải ghớm ghiếc dường nào! Tiếng Hy-ba-lai được dịch là “dơ” cho thấy sự ô uế kinh khủng nhất có thể xảy ra đối với một người Do-thái. Theo Merrill Unger, từ nầy có thể được dịch là “hố phân.” [13]
Vì các thầy tế lễ phải luôn giữ mình thánh sạch, nếu không sẽ mắc tội chết (Xu 28:39-43; Xu 30:17-21). Việc Giê-sua mặc áo dơ chắc là điều rất hỗ thẹn cho bản thân ông và là sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Áo của thầy tế lễ phải “vinh hiển và đẹp” (Xu 28:2,40), nhưng Đức Chúa Trời không thấy sự vinh hiển hay sự xinh đẹp không Ngài nhìn ngắm đầy tớ của Ngài.
• Nguyên cáo (Xa 3:1).
Xa-cha-ri đã mô tả quang cảnh phòng xử án, trong đó Giê-sua là bị cáo, Đức Chúa Trời là Quan-xét, Sa-tan là luậi sư bên nguyên, Chúa Cứu Thế Giê-xu là luật sư bên bị; Ngài biện hộ cho dân sự của Đức Chúa Trời trước ngôi thánh của Đức Chúa Trời (IGi 2:2). Từ “Sa-tan” có nghĩa là “kẻ thù” và chỉ về những kẻ chống lại công việc của Đức Chúa Trời và dân sự của Đức Chúa Trời. Sa-tan đã đến trước ngôi Đức Chúa Trời (Giop 1:1-2:13) để buộc tội dân sự Đức Chúa Trời (Kh 12:10). Khi Sa-tan nói với chúng ta về Đức Chúa Trời, nó nói láo, nhưng khi nó nói với Đức Chúa Trời về chúng ta, nó nói thật!
Ngôi của Đức Chúa Trời là ngôi công bình và Đức Chúa Trời là Quan-xét ngay thẳng. Biết điều nầy, Sa-tan đã chỉ ra sự ô uế của Giê-sua, mà tượng trưng là sự ô uế của dân sự, và nhất định đòi Đức Chúa Trời phải trừng phạt dân sự tội lỗi của Ngài. Nó giống như một phiên toà kín hơi, ngoại trừ một yếu tố: ân điển của Đức Chúa Trời.
• Đấng Biện Hộ (Xa 3:2-5).
Nhiệm vụ hiện tại của Chúa Cứu Thế trên thiên đàng có hai việc. Ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta, cầu thay cho chúng ta và ban cho chúng ta ân điển mà chúng ta cần cho cuộc sống và sự hầu việc trên đất nầy (He 4:14-16; He 13:20-21); và Ngài là Đấng Biện Hộ cho chúng ta, đại diện cho chúng ta trước ngôi của Đức Chúa Trời khi chúng ta phạm tội (IGi 2:1-2).
Đừng hiểu sai rằng Đức Chúa Cha muốn trừng phạt chúng ta và Đức Chúa Con cầu xin Ngài đổi ý, vì đó không phải là hình ảnh ấy. Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đều yêu thương và muốn điều tốt nhất cho chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời không thể bỏ qua những tội lỗi của chúng ta và luôn là một Đức Chúa Trời thánh khiết.
Điều nầy giải thích tại sao Chúa Giê-xu đem theo về thiên đàng những viết thương của Ngài (Lu 24:39-40; Gi 20:20,25-27) chúng chứng minh rằng Ngài đã “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta” (Ro 4:25). Sa-tan không thể buộc tội chúng ta, Đức Chúa Trời cũng không kết án chúng ta, vì tội lỗi, chính vì tội lội mà Chúa Cứu Thế đã chết! . “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Ro 8:1)
Chúa đã quở trách Sa-tan dựa trên nền tảng của ân điển về sự chọn lựa của chính Ngài: Ngài đã chọn Giê-ru-sa-lem và dân Do-thái trong tình yêu thương và ân điển của chính Ngài (Phuc 7:7-11; Thi 33:12; Thi 132:13). Ngài không chọn họ vì những việc tốt họ làm, nên làm sao có thể kết án họ vì những việc là xấu xa của họ?
“Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta” (Ro 8:33-34).
Đức Chúa Trời chứng minh ân điển của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên bằng cách giải cứu họ ta khỏi cảnh lưu đày ở Ba-by-lôn; dân Do-thái là “cái đóm đã kéo ra từ lửa” (Xa 3:2; Am 4:11). Kinh Thánh thường so sánh sự đau khổ của Y-sơ-ra-ên giống như đi ngang qua lửa. Những thử thách của họ ở Ai-cập giống như một lò luyện kim (Phuc 4:20) và sự lưu đày ở Ba-by-lôn được so sách với sự tinh luyện trong lửa (Es 48:10; Es 43:1-6). Khi Y-sơ-ra-ên trải qua Kỳ Hoạn Nạn trong những ngày sau rốt, đó sẽ là một kinh nghiệm nữa về sự rèn thử (Xa 13:9 Gie 30:7).
• Sự đáp lời (Xa 3:4-5).
Chính Chúa Cứu Thế đã chết vì tội lỗi chúng ta đã sống lại từ kẻ chết và hiện cầu thay cho dân sự Ngài tại ngôi của Đức Chúa Trời (He 7:23-28). “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (IGi 1:9). Lời đáp của Đức Chúa Trời cho sự cáo buộc của Sa-tan là lời phán cho các thiên ở trước ngôi thánh Ngài, “Hãy lột bỏ những áo bẩn khỏi nó.”
Đây là sự tha thứ.
Ngài có một lời đảm bảo với Giê-sua: “Hãy nhìn xem, ta đã bỏ sự gian ác khỏi ngươi” (Xa 3:4). Các tín đồ ngày nay biết họ được tha thứ khi họ xưng tội lỗi mình, vì họ được sự bảo đảm từ lời hứa của Ngài. Theo IGi 1:9, Đức Chúa Trời không chỉ thành tín (với lời hứa của Ngài), Ngài còn công bình (với Con Ngài) và sẽ không kết tội dân sự Ngài vì tội lỗi của họ đã được chính Con Ngài trả thay rồi.
Nhưng Đức Chúa Trời trong ân điển Ngài vượt xa hơn sự tha thứ và mặc cho chúng ta sự công bình của Ngài. “Ta sẽ mặc áo đẹp cho ngươi” (Xa 3:4). A-đam và Ê-va tìm cách che giấu sự loã lồ của mình dưới lớp áo họ tự kết bằng lá cây (Sa 3:7), nhưng Đức Chúa Trời đã giết một con thú và lấy da nó may áo cho họ (c.21).
Huyết đã đổ ra để tội lỗi được tha thứ. “Ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giê-hô-va, linh hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời ta; vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta; khoác áo choàng công bình cho ta” (Es 61:10; Lu 15:22).
Đỉnh điểm của sự thanh tẫy (sự tha thứ) và sự khoác áo (công bình trong Chúa Cứu Thế, ICor 5:21) là sự độn mũ lên đầu Giê-sua; vì tấm thẻ vàng ở trước mũ có khắc chữ: THÁNH CHO ĐỨC GIÊ-HÔ-VA (Xu 28:36-38; Xu 39:30-31). Chính điều nầy đã làm cho ông, dân sự và những của lễ của họ được Đức Chúa Trời chấp nhận. Bản thân chúng ta không có sự công bình, nhưng chúng ta nhận được sự công bình và công giá của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Cứu Chúa chúng ta (IPhi 2:5).
• Sự bảo đảm (Xa 3:6-7).
Chúa Cứu Thế Giê-xu giao cho Giê-sua một nhiệm vụ, vì sự thanh tẩy và phục hồi luôn kéo theo bổn phận. Giê-sua cà những thầy tế lễ đương thời không phải ở trong thời gian quản chế; họ đã được thanh tẩy và phục hồi để bắt tay hầu việc. Nhưng họ hầu việc như thế nào và bao lâu là tùy lượng đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời và Lời Ngài. Hầu việc Đức Chúa Trời là một đặc ân, và chúng ta đừng bao giờ cho nó là hiển nhiên.
“Ta sẽ cho ngươi bước đi trong hàng những kẻ đứng chầu nầy” (c.7) cho thấy rằng Giê-sua được cộng tác với các thiên sứ của Đức Chúa Trời để hầu việc Ngài! (c.4, “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đương đứng đó.”)
Các thiên sứ là những đầy tớ của Đức Chúa Trời, vâng phục mọi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, và các đầy tớ Đức Chúa Trời trên đất cùng đồng tâm hiệp một với họ để làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời.
“Ý Cha được nên, ở đất như trời” (Mat 6:10).
Những sứ giả vô hình của Đức Chúa Trời đóng vai trò quan trọng trong những kế hoạch của Ngài cho Y-sơ-ra-ên (Đa 10:10-21; Mat 24:31) và Hội thánh (He 1:13-14).
• Lời công bố (Xa 3:8-10).
Lời công bố có ý nghĩa nầy dành cho Giê-sua và những thầy tế lễ đương thời, nó làm nổi bật Chúa Cứu Thế Giê-xu và trình bày ba hình ảnh khác nhau về Đấng Mê-si-a hầu đến: Thầy Tế Lễ, Chồi, và Hòn Đá. Xa-cha-ri sẽ nói nhiều hơn về thầy tế lễ trong Xa 6:9-15, nên chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết phân đoạn đó. Trong chức vụ tế lễ của họ, Giê-sua và các bạn đồng sự là “những người mang dấu hiệu cho những việc sẽ đến” (Xa 3:8).
“Chồi” là hình ảnh về Đấng Mê-si-a thường được tìm thấy trong các sách tiên tri (Es 11:1-2).
Ơ đây Đấng Mê-si-a được gọi là “đầy tớ ta là Chồi mống.” Ngài cũng là “chồi của Đức Giê-hô-va” (Es 4:2), “Nhánh công bình” (Gie 23:5; Gie 33:15) và “một người tên là Chồi mống” (Xa 6:12-13). Bốn danh xưng nầy tương đương với bốn khía cạnh trong thân vị của Chúa Cứu Thế như bốn sách Phúc-Âm mô tả:
(1). Nhánh công bình cho Đa-vít (Ma-thi-ơ), Phúc-Âm về Vua.
(2). Đầy tớ ta là Chồi mống (Mác), Phúc-Âm về Đầy Tớ.
(3). Một người tên là Chồi mống (Lu-ca), Phúc-Âm về Con Người.
(4). Chồi của Đức Giê-hô-va (Giăng), Phúc-Âm về Con Đức Chúa Trời.
“Hòn Đá” là hình ảnh khác cũng thường được tìm thấy trong Kinh Thánh, và nói lên nhiều khía cạnh về chức vụ của Ngài. Đấng Mê-si-a là đá góc nhà (Thi 118:22-23; Mat 21:42; Eph 2:19-22; IPhi 2:7; Xa 10:4), hòn đá vấp ngã (Es 8:14; IPhi 2:8; Ro 9:32-33), hòn đá bị đập bể (Xu 17:6; ICor 10:4), và hòn đá dùng để đập (Đa 2:34-35).
Trong lần đầu tiên Ngài đến thế gian, Chúa Giê-xu là hòn đá vấp ngã đối với Y-sơ-ra-ên, và họ đã khước từ Ngài, nhưng Ngài trở thành đá nền của Hội Thánh. Trong lần đến thứ hai, Ngài sẽ đánh tan các nước thế gian và lập vương quốc vinh hiển của Ngài.
Bảy “con mắt” trên hòn đá có thể nói về sự toàn tri của Chúa chúng ta (Xa 4:10; Kh 5:6). Phần ghi chú trong bàn NIV dịch là “bảy cạnh”, và khiến đá nầy nên thứ trang sức quí giá và đẹp đẽ vì nó được chạm khắc (cắt).
Nhưng phân đoạn đó nói đến câu mà Đức Chúa Trời đã chạm khắc trên đá đó, không phải nói về đá trang sức, và nó không cho chúng ta biết câu đó nói gì. Một số Cha xứ trong Hội thánh giải thích sự chạm khắc nầy chỉ về những vết thương trên thân thể Chúa Giê-xu, nhưng từ phân đoạn Kinh Thánh nầy chúng ta không thấy gì đảm bảo cho điều đó.
Sứ điệp chính trong câu Kinh Thánh khó hiểu nầy là tội lỗi của Y-sơ-ra-ên sẽ được cất đi trong một ngày. Phép lạ bởi ân điển nầy được mô tả trong Xa 5:1-11 và Xa 12:10-13:1, và sẽ được xem xét trong những chương sau. Trong lần thứ hai đến thế gain, khi Y-sơ-ra-ên nhìn thấy Đấng là họ đã đâm (Xa 12:10), họ sẽ ăn năn và được thanh tẩy. “Ai đã hề nghe một sự thể nầy? Ai đã hề thấy sự gì giống như vậy? Nước há dễ sanh ra trong một ngày, dân tộc há dễ sanh ra trong một chặp?” (Es 66:8).
Khi việc đó xảy ra, Đức Chúa Trời sẽ làm trọn những lời hứa của Ngài về sự bình an mà Ngài đã lập với Y-sơ-ra-ên qua các tiên tri. Nghĩ ngơi dưới cây nho và cây vả (Es 3:10) là hình ảnh chỉ về sự hoà bình và an ninh (IVua 4:25; IIVua 18:31; Mi 4:4), một điều mà Y-sơ-ra-ên luôn mong đợi nhưng chưa bao giờ gặp được.
Biết rằng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ và thanh tẩy dân sự Ngài và phục hồi chức vụ cho các thầy tế lễ Ngài, Giê-sua chắc được khích lệ rất nhiều. Trong khải tượng tiếp theo, Đức Chúa Trời sẽ khích lệ đầy tớ Xô-rô-ba-bên của Ngài
2. Đức Chúa Trời ban quyền phép cho dân sự để họ hầu việc Ngài (Xa 4:1-14)
Tiên tri trẻ Xa-cha-ri đã có bốn khải tượng kỳ lạ, và trải nghiệm nầy khiến ông kiệt sức. Ông thiu thiu ngủ thì thiên sứ đánh thức ông để Đức Chúa Trời có thể mặc khải cho ông khải tượng thứ năm. Thấy những khải tượng của Đức Chúa Trời và hiểu được ý nghĩa của chúng đã làm cho Đa-ni-ên rất mệt và sắc mặt tái đi như không sức nữa (Đa 10:8,15-19). Ngày nay thái độ cười đùa cợt nhả của một số người khi họ nói tiên tri khiến chúng ta không khỏi nghi ngờ; liệu họ họ có thật sự thấy những gì Đức Chúa Trời truyền đạt về tương lai.
• Sự hiện thấy (Xa 4:1-3,11-14).
Trong nơi thánh của đền tạm, ở trước bức màn và bên trái bàn thờ xông hương có một chân đèn bảy ngọn (Xu 25:31-40). [14] Trên mỗi ngọn là bầu đèn làm bằng vàng, mỗi buổi sáng và tối thầy tế lễ cả có nhiệm vụ cắt tim đèn và châm dầu để đèn luôn sáng (Le 24:3). Chân đèn nầy cung cấp ánh sáng cho nơi thánh để các thầy tế lễ có thể thấy đường và xông hương lên bàn thờ bằng vàng mỗi sáng và tối (Xu 30:7-8).
Nhưng chân đèn mà Xa-cha-ri thấy hơi khác với chân đèn mà Môi-se đặt trong đền tạm. Chân đèn ấy cũng có bảy nhánh và bảy ngọn đèn, nhưng trên mỗi nhánh có thêm 1 cái chậu chứa dầu ô-li-ve được chiếc trực tiếp từ hai cây ô-li-ve hai bên (Xa 4:3); hai cây ô-li-ve đó tượng trưng cho Giê-sua và Xô-rô-ba-bên (c.14). Chân đèn cũng có bảy ống dẫn từ chậu đến mỗi đèn, như vậy có tất cả 49 ống dẫn. Không cần thầy tế lễ châm dầu vì dầu từ hai cây ô-li-ve hai bên luôn chảy xuống. Bảy ống dẫn cho mỗi đèn đảm bảo sự cung cấp đầy đủ dầu cho đèn luôn sáng.
-Chân đèn trong đền tạm tượng trưng cho Đấng Mê-si-a, sự sáng của thế gian (Gi 8:12), là Đấng sẽ đến để ban “ánh sáng sự sống” cho những kẻ tin cậy Ngài. Anh sáng từ chân đèn vàng sẽ chiếu sáng trên bàn trong nơi thánh (Xu 26:35) và soi rõ bánh trên bàn, Chúa Cứu Thế là bánh sự sống (Xu 25:30; Gi 6:33,35,48,50-51).
-Chân đèn trong đền tạm cũng nói về nước Y-sơ-ra-ên, dân tộc mà Đức Chúa Trời chọn lựa đển làm ánh sáng thuộc linh cho thế giới tối tăm nầy (Es 60:1-3; Es 62:1). (Đèn bảy ngọn là biểu tượng chính thức của nước Y-sơ-ra-ên hiện đại.) Anh sáng ngọn đèn rất lu mờ khi dân sót trở về xây lại đền thờ, và Xô-rô-ba-bên không chắc có đủ sức để tiếp tục công việc!
Những tín đồ ngày nay phải luôn nhớ rằng Hội thánh là ánh sáng trong thế gian tăm tối, và chúng ta phải nhờ cậy Đức Thánh Linh để có thể là chứng nhân cho Chúa (Mat 5:14-16; Phi 2:14-16). Trong Kh 1:1-3:21, các Hội thánh địa phương được tượng trương là các ngọn đèn; và mục đích của đèn là soi sáng. Nếu chúng ta không làm theo những điều Đức Chúa Trời phán dặn, Ngài có thể đem đèn đó đi (Kh 2:5).
• Đức Chúa Trời ban quyền phép (Xa 4:4-7).
Khi Sa-lô-môn xây đền thờ mà đã bị người Ba-by-lôn tàn phá, ông có rất vô số của cải để ông tuỳ ý sử dụng. Đa-vít, cha ông đã đánh thắng nhiều trận và chiến lợi phẩm thu được sẽ dành để xây dựng đền thờ (ISu 26:20,27-28), nhưng dân sót không có đến một toán lính. Sa-lô-môn là hoàng đế của một đất nước hùng mạnh và có quyền trên nhiều nước Ngoại bang và thu thuế từ các nước đó, nhưng dân Do-thái trong thời Xa-cha-ri không có quyền hạn như vậy.
Đó là lý do Đức Chúa Trời phán với họ qua tiên tri Ngài, “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta” (Xa 4:6). Từ “quyền thế” có thể chỉ về sức mạnh quân sự, mà con người có thể hợp sức tạo nên, nhưng dân sót không có một toán lính nào. “Năng lực” là sức mạnh của các nhân, nhưng “năng lực của Xô-rô-ba-bên đang cạn kiệt.“
Đừng nản lòng! Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta làm được những việc mà một đội quân không thề làm nỗi! ” là sứ điệp của tiên tri nầy. “Thần ta ở giữa các ngươi: Chớ sợ hãi” (Ag 2:5).
Có ba cách mà chúng ta có thể cố gắng làm công việc của Đức Chúa Trời: chúng ta có thể tin sức lực và sự khôn ngoan của triêng mình; hoặc chúng ta có thể muợn tài nguyên của thế gian; hoặc chúng ta có thể nương cậy nơi quyền năng của Đức Chúa Trời.
Hai cách đầu có vẽ dẫn đến thành công, nhưng cuối cùng chúng sẽ thất bại. Chỉ có công việc được thực hiện nhờ quyền năng của Thánh Linh mới làm vinh hiển Đức Chúa Trời và tồn tại được trong lửa đoán phạt của Ngài (ICôr 3:12-15).
Với nguồn tài chánh có giới hạn, việc xây cầt đền thờ bất khả thi giống như việc dời núi đối với dân Do-thái, nhưng Đức Chúa Trời phán với Xô-rô-ba-bên rằng, với quyền năng của Đức Chúa Trời, ông có thể san bằng núi! Chúa Giê-xu phán với các môn đồ Ngài rằng đức tin bằng hạt cải (nhỏ nhưng sống động) có thể dời núi (Mat 17:20; Mat 21:21).
Xô-rô-ba-bên đang đối diện với “những núi” nào? Sự nản lòng giữa vòng dân sự, sự chống nghịch từ các kẻ thù xung quanh, những mùa vụ thất bát, nền kinh tế bấp bênh, dân sự không vâng theo Luật Pháp Đức Chúa Trời những vấn đề nầy không khác gì với những vấn đề mà dân sự Đức Chúa Trời đã đối diện trong suốt những thế kỷ qua.
Giải pháp cho những vấn đề nầy là cầu xin quyền năng của Đức Thánh Linh. Khi những Cơ-đốc nhân đầu tiên đương đầu với khó khăn, họ quay sang Đức Chúa Trời và cầu nguyện, và Ngài đã đáp lời họ, cho họ được đầy dẫy Thánh Linh một cách mới mẻ (Công 4:23-31).
Vance Havner viết, “Chúng ta nói chúng ta nương cậy Đức Thánh Linh, nhưng thật sự chúng ta quá cố gắng bằng những phương cách của riêng mình đến nỗi nếu lửa không từ trời sa xuống, chúng ta có thể hoá thành những tay phù thuỷ để tạo ra lửa lạ của riêng mình. Nếu không có tiếng từ những cơn gió lớn, chúng ta quạt lò sưởi cho khí nóng bay ra. Đức Chúa Trời cứu chúng ta ra khỏi một Lễ Ngũ Tuần giả tạo!” [15]
Đức Chúa Trời hoàn tất công việc của Ngài (Xa 4:7b-10). Đức Chúa Trời đảm bảo với Xô-rô-ba-bên rằng ông sẽ xây xong đền thờ và dân sự sẽ vui mừng trước những việc Đức Chúa Trời đã làm cho họ. Xô-rô-ba-bên có thể “sẽ đem đá chót ra (viên đá cuối cùng để hoàn thành công trình); sẽ có tiếng kêu rằng: Xin ban ơn, ban ơn cho nó! ” (c.7) Đó không phải là tiếng của dân sự lúc nền của đền thờ được đặt xuống (Exo 3:10-13) và trong khi đền thờ còn dang dở (Ag 2:3).
Đức Chúa Trời hứa rõ rằng Xô-rô-ba-bên sẽ xây xong đền thờ (Xa 4:9), điều nầy nhắc chúng ta nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời trong Phi 1:6, “Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ”.
Đó cũng là lời Đa-vít nói với Sa-lô-môn: “Hãy vững lòng bền chí mà làm; chớ sợ sệt, chớ kinh hãi chi, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời của cha, vẫn ở cùng con; Ngài chẳng hề từ bỏ con, cũng chẳng hề lìa khỏi con cho đến chừng các công việc cất đền của Đức Giê-hô-va được xong” (ISu 28:20). Chính lời hứa nầy đã nâng đỡ tôi trong chương trình xây dựng đầu tiên của tôi khi tôi mới bước vào chức vụ, và tôi có thể cam đoan với bạn rằng nó luôn có hiệu lực!
Đối với một số người Do-thái, công trình nầy “điều nhỏ mọn” (Xa-cha-ri) so với đền thờ tráng lệ của Sa-lômôn, nhưng chúng ta phải nhìn công việc của Đức Chúa Trời qua con mắt của Đức Chúa Trời, không phải bằng con mắt của con người thế gian. Cây sồi rất to lại cho trái nhỏ trong khi những hạt rất nhỏ lại cho những mùa gặt rất to. Khi Đấng mê-si-a đến thế gian, Ngài chỉ là “một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai” (Es 11:1) và “bị người ta khinh dể và chán bỏ” (Es 53:3). Hội thánh được khai sinh với 120 người và ngày nay đầy tớ Chúa ở khắp nơi trên thế gian.
Lịch sử Kinh Thánh là chứng tích cho thấy Đức Chúa Trời sử dụng những điều nhỏ mọn. Khi Đức Chúa Trời muốn kế hoạch cứu rỗi đi vào hoạt động, Ngài đã bắt đầu từ một đứa bé tên Y-sác (Sa 21:1-34). Khi Ngài muốn lật đổ Ai-cập và giải phóng dân sự Ngài, Ngài dùng nước mắt của một em bé (Xu 2:1-10).
Ngài dùng một cậu bé chăn chiên và cái trành ném đá để giết tên khổng lồ (I Sa-mu-ên 17) và bữa trưa của một em bé để nuôi đoàn dân đông (Gi 6:1-71). Ngài cứu sứ đồ Phao-lô thoát chết bằng một cái thúng và sợi dây (Công 9:23-25). Đừng bao giờ kinh dễ những điều nhỏ mọn, vì Đức Chúa Trời được vinh hiển trong những điều nhỏ mọn ấy và dùng chúng để làm thành những việc lớn.
Đức Chúa Trời và các đầy tớ Ngài phải hợp sức với nhau để làm thành những mục đích của Ngài. “Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” (Phi 2:13). Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh cho các đầy tớ Ngài, và dân sự được khích lệ khi họ thấy Xô-rô-ba-bên tiếp tục công việc với một dây đo trên tay, và đang kiểm tra độ thẳng của các vánh thành. Trong khi Xô-rô-ba-bên làm việc, mắt của Đức Chúa Trời đang dõi theo dân sự Ngài và giám sát các nước của thế gian.
Khải tượng lên đến đỉnh điểm (Xa 4:14) ở sự kêu gọi của Đức Chúa Trời với Xô-rô-ba-bên và Giê-sua “hai người chịu xức dầu, đứng bên Chúa của cả đất.” Một tước hiệu thật cao trọng! Giống như hai cây ô-li-ve, Giê-sua và Xô-rô-ba-bên đã nhận được Thần quyền của Đức Chúa Trời và giúp Y-sơ-ra-ên luôn soi sáng là làm chứng cho thế gian.
Dầu là biểu tượng chung chỉ về Đức Thánh Linh trong Kinh Thánh. Các tiên tri, thầy tế lễ, và các vua được xức dầu. Và từ “Mê-si-a” và “Đấng Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu.” Dầu thánh chỉ do các thầy tế lễ điều chế, và chỉ được sử dụng đề xức cho các đầy tớ của Đức Chúa Trời (Xa 30:22-23). “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta” (Es 61:1 Lu 4:18-19).
Nếu Đức Chúa Trời chúng ta là “Chúa của cả đất”, thì chúng ta còn sợ hãi gì? Nếu Ngài hứa ban cho chúng ta Thánh Linh Ngài, thì tại sao chúng ta lại nản chí và thất bại? Chúng ta nên nhớ rằng Giê-sua và Xô-rô-ba-bên, niều khích lệ cho tất cả, là những người luôn cố gắng hầu việc Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh.
Không có “địa vị nhỏ” hay “chức vụ nhỏ”, và không có “diễn giả lớn”. Nhưng chúng ta có một Đức Chúa Trời cao cả, là Đấng có thể thêm sức và ban ơn cho các đầy tớ nào chịu tận tụy hầu việc Ngài. Ngài có thể thanh tẩy chúng ta và Ngài ban quyền phép cho chúng ta, nên chúng ta hãy tin cậy Ngài và làm công việc Ngài!
3. ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CÁC NƯỚC (Xa 5:1-6:15)
Cuối khải tượng trước là một danh xưng mà thiên sứ đã gọi Đức Chúa Trời, “Chúa của cả đất” (Xa 4:14), một danh xưng cũng được dùng trong Thi 95:7 và Es 54:5. Mục đích của Xa-cha-ri khi viết ra điều nầy là để cho chúng ta biết tương lai của dân Do-thái và Giê-ru-sa-lem, nhưng tương lai của cả đất được bao hàm trong tương lai của dân Do-thái, vì Đức Chúa Trời đã gọi Y-sơ-ra-ên đem ơn phước hoặc sự rủa sả đến cho các nước trên đất (Sa 12:1-3).
Tiên tri mô tả ba biến cố quan trọng mà minh chứng rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp thật là “Chúa của cả đất”.
1. Sự thanh tẫy đất (Xa 5:1-11)
Khải tượng về cuốn sách bay và khải tượng về một ê-pha chủ yếu tập trung nói về Y-sơ-ra-ên. [16] Trong cả hai khải tượng ấy, Đức Chúa Trời thực hiện sự thanh tẩy và giải quyết tội lỗi của đất nước.
• Đức Chúa Trời dẹp bỏ sự lộn xộn (c.1-4).
Tiên tri thấy một quyển sách lớn, 15x30 feet, đang bay lơ lửng trong không trung và có chữ viết trên cả hai mặt. Trên một mặt của nó, ông đọc được biều răn thứ ba;chớ lấy danh Chúa làm chơi (Xu 20:7), và trênmăt kia, ông đọc được điều răn thứ tám; chớ trộm cướp (c.15).
Quyển sách nầy tượng trưng cho Luật Pháp của Đức Chúa Trời, nó sẽ rủa sả những ai bất tuân nó, và kể cả chúng ta (Phuc 27:26; Ga 3:10-12); vì không ai có thể tuyện đối vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Vì lẽ đó, luật pháp không bao giờ được ban ra để cứu người (Ga 2:16,21; Ga 3:21) nhưng để mặc khải rằng con người cần được cứu; “vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi” (Ro 3:20).
Trong số Mười Điều Răn, tại sao Đức Chúa Trời chọn ra hai, chớ trộm cướp và thề dối? Có phải những tội nầy rất phổ biến trong vòng dân sót thời đó? Có lẽ nhiều người Do-thái không trung tín dâng hiến cho Cháu, cướp của Đức Chúa Trời của dâng phần mười và những của lễ khác và còn nói dối về điều đó. Trong việc mua bán, họ đã lừa gạt nhau.
Tiên tri A-ghê đã quở trách họ vì đã đặt ích lợi của mình trên công việc Chúa (Ag 1:11), và chắc chắn cướp của Đức Chúa Trời là một tội trần trọng giữa vòng dân Do-thái một thế kỷ sau (Ma 3:7-15).
• Nhưng có một lý do khác.
Điều răn thứ ba là điều răn ở giữa của bảng luật pháp thứ nấht, và điều răng thứ tám ở giữa bảng thứ hai, nên hai điều răn nầy đại diện cho toàn bộ luật pháp. “Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy” (Gia 2:10).
Nếu tôi bị treo lơ lửng bằng một sơi dây xích có mưới mắt, và phía dưới là một vực sâu, thì cần bao nhiêu mắt xích gãy tôi sẽ rơi xuống vực? Nếu trong khi tôi đang chạy xe trên đường cao tốc, và bị xe cảnh sát ép vô lề đường vì tôi chạy quá tốc độ, thì việc tôi đã đóng thé và không ăn cướp có làm thay đổi gì không? Giữ một luật lệ nầy không có nghĩa là không cần giữ thêm luật lệ khác. Chỉ vi phạm một luật lệ cũng trở thành người không tôn trọng luật pháp.
Đức Chúa Trời tuyên bố rằng sách luật pháp của Ngài sẽ đến từng nhà và đoán xét những người cố tình bất tuân Đức Chúa Trời. Không rõ từ “bị dứt đi” có nghĩa là bị giết hay trục xuất ra khỏi cộng đồng giao ước. Giống như một tên trộm hoặc một tai hoạ, sự rủa sả sẽ vào những nhà đó một cách bất ngờ và hủy diệt.
Dân sót Do-thái chắc rất quen thuộc với “những ơn phước và sự rửa sả” của giao-ước mà Môi-se chép lại. Họ cũng biết rằng sau khi Giô-suê dẫn dân sự vào Đất Hứa, họ đã nhóm hiệp tại núi Ê-banh và Ga-ri-xim và đọc “những ơn phước và sự rủa sả” và hứa vâng phục Đức Chúa Trời (Gios 8:30-35).
Tình trang hỗn độn ngày nay có khăp nơi và điều răn duy nhất mà mọi người quan tâm là “Chớ để mình bị bắt! ” Đạo đức là cái gì đó để học trong trường nhưng không được nghiêm túc thực hành ở ngoài xã hội, và Mười Điều Răn chỉ là món đồ cổ bụi bặm mà người ta trưng bày trong viện bảo tàng. Bởi thế Ô-sê đã viết, “Chúng nó nói những lời hư không và thề dối khi lập giao ước; cho nên sự đoán phạt sẽ nứt mầm, nhạy như cỏ độc mọc lên trong luống cày nơi ruộng” (Os 10:4). Dân sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và sau đó dùng luật pháp của loài người để bảo vệ mình, và thường thì họ thắng cuộc!
Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phán xét tất cả tội nhân chống nghịch luật pháp của Ngài (Cac 14-15); nhưng Ngài sẽ bắt đầu từ Y-sơ-ra-ên, là dân cho chúng ta biết luật pháp của Đức Chúa Trời (IPhi 4:17; Exe 9:6). Sự phán xét nầy sẽ xãy ra trước khi Đức Chúa Trời lập vương quốc của Ngài trên đất, và “đất thánh” sẽ thật sự trở nên thánh (Xa 2:12). Đức Chúa Trời sẽ “cất sự gian ác khỏi đất nầy trong một ngày” (Xa 3:9).
• Đức Chúa Trời cất đi sự gian ác (Xa 5:6-11).
Không chỉ những tội lỗi và tội nhân bị đoán phạt, nhưng chính sự gian ác sẽ bị cất khỏi đất. Trong khải tượng nầy, sự gian ác được nhân cách hoá thành một người phụ nữ, vì từ “gian ác” trong tiếng Hy-ba-lai thuộc giống cái. Một ê-pha là dụng cụ do lường thông dụng ở Y-sơ-ra-ên, nhưng không có ê-pha nào lớn đủ để chứa một con người, cho nên giống như cuốn sách khổng lồ, đây là một ê-pha đặc biệt.
Người phụ nữ nầy cố thoát ra khỏi ê-pha, nên có một khối chì chận ngang miệng ê-pha. Một ta-lâng chì nặng từ 75 đến 100 pounds.
Sau đó tiên tri nhìn thấy hai người phụ nữ khác, nhưng họ có cánh! Nhờ sức gió, họ đã nhấc bổng ê-pha, và tất cả những gì bên trong nó, lên không và đem nó qua xứ Ba-by-lôn. Dù thực tế các thiên sứ không có giới tính (Mat 22:30), trong Kinh Thánh thiên sứ được mô tả chung là giống đực, nên hai người nữ nầy những thiên sứ đặc biệt của Đức Chúa Trời, được dựng nên chỉ để làm những công việc đặc biệt. Họ đem ê-pha và người phụ nữ đó đến Si-nê-a (Ba-by-lôn, Da 1:3) và đặt ê-pha trên nền của một ngôi nhà đặc biệt.
Để hiểu khải tượng nầy, chúng ta phải tự hỏi mình, “Dân Do-thái đã đem những gì từ Ba-by-lôn về xứ của họ sau những năm tháng lưu đày?” Đó không phải là sự thờ lạy thần tượng, vì trong những năm bị lưu đày họ đã chữa được tội đó. Câu trả lời là sự buôn bán.
Dân Do-thái là những con người gắn với đất đai, nhưng trong thời gian bị lưu đày ở Ba-by-lôn, nhiều người đã được sinh ra ở đó, và trở thành những người thành thị và những thương buôn phát đạt. Nên chính cái tính canh tranh buôn bán được tượng trưng trong người phụ nữ trong ê-pha, vì cả ê-pha và ta-lâng đều là những dụng cụ do lường trong mua bán.
Thành cổ Ba-by-lôn được đề cập lần đầu tiên trong Sa 10:10 như một phần trong đế quốc của Nim-rốt. Nim-rốt được gọi là “anh hùng trên mặt đất” (Sa 10:8-9). Đây là hình ảnh về một bao chúa, lập quốc cho mình bằng mọi cách và thách thức Đức Chúa Trời trong bước tiến đó. Tháp Ba-bên được xây ở Si-nê-a như một nổ lực để tán dương con người và hạ thấp Đức Chúa Trời (Sa 11:1-9).
Xuyên suốt Kinh Thánh, Ba-by-lôn tượng trưng cho sự thù địch của thế gian đối với Đức Chúa Trời, mà cực điểm là sự mô tả sống động trong Kh 17:1-18:24. (Xem phân đoạn tương đương trong Gie 50:1-51:64). Sự đối chiếu trong sách Khải-huyền giữa Cô dâu (thành trên trời) và gái điếm (thành Ba-by-lôn cỷa thế gian). Khi đọc Kh 18:1-24, bạn sẽ thấy sự thành công về mặt thương mại và sự giàu có của Ba-by-lôn, đó chính là “con vi-rút” mà một số người Do-thái đã bị lây nhiễm trong thời gian bị lưu đày ở đó.
Điều nầy không có ý là dân Do-thái ngày nay đều phạm tội vì tham gia buôn bán, hoặc buôn bán kiếm tiền là sai trật. Cả người tin Chúa và người chưa tin, người Do-thái và người Ngoại bang, đều có thể làm ông chủ xưởng, thương buôn và ngay thẳng làm công việc mình. Nhưng nếu tính kinh doanh nhiễm vào con cái Đức Chúa Trời, nó sẽ bóp méo các giá trị, làm đảo lộn thứ tự ưu tiên, khiến họ tham muốn của cải và địa vị, và như vậy làm buồn lòng Đức Chúa Trời (ITi 6:1-21). Thuốc giải tốt nhất là Mat 6:33.
Hai người nữ có cánh đã mang ê-pha đặt trên nền của một ngôi nhà tại Ba-by-lôn, điều nầy cho thấy rằng “tính kinh doanh” được Thờ phượng như một trong các thần của người Ba-by-lôn. Đáng tiếc, tiền bạc đã trở thành thần tượng ở khắp nơi trên thế gian, người ta tin tiền bạc có thể giúp họ giải quyết những nan đề cho họ, tạo hạnh phúc cho họ, và giúp họ làm thành những mục tiêu trong cuộc sống.
Điều Răn cuối cùng “Chớ tham lam” (Xu 20:17), tham lam sẽ khiến người ta vi phạm chín Điều Răn còn lại. “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác” (ITi 6:10), mọi thứ từ trốn thuế đến giết người chỉ vì một vài đồng.
Đức Chúa Trời đã thanh tẩy đất, bước tiếp theo Ngài sẽ làm gì để chuẩn bị dân sự Ngài cho vương quốc đã được hứa cho họ?
2. Đức Chúa Trời phạt các nước (Xa 6:1-8)
Những hình ảnh trong khải tượng nầy giống với những hình ảnh được mô tả trong Xa 1:7-17, nhưng chi tiết có khác biệt. Điều được nhấn mạnh ở đây là ngựa và xe, không phải là người cỡi ngựa, và việc của họ là làm thành những mục đích của Đức Chúa Trời, không phải thông báo tình hình của thế giới Ngoại bang. Trong khải tượng đầu tiên, có nhiều ngựa và người cỡi ngựa, nhưng ở đây chỉ có bốn cỗ xe và những con ngựa để kéo mỗi cỗ xe đó.
Bốn cỗ xe và các con ngựa ấy tượng trưng cho “bốn thần” ra từ Đức Chúa Trời, tức là bốn thiên sứ (He 1:14) được giao những khu vực khác nhau trong thế gian để thực hiện mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. “Xe của Đức Chúa Trời số là hai vạn” (Thi 68:17).
Sự có mặt của các cỗ xe nầy ám chỉ những cuộc chiến, và ngụ ý sự đoán phạt. “Nầy, Đức Giê-hô-va sẽ đến với lừa, và xe cộ Ngài giống như gió lốc, hầu cho cơn giận của Ngài thêm nóng nảy, và sự quở trách của Ngài biến thành ngọn lửa hừng” (Es 66:15).
Nếu màu của các con ngựa cũng hàm chứa ý nghĩa, thì Kh 6:1-8 có thể giúp chúng ta hiểu nó. Ngựa hồng tượng trưng cho chiến tranh, ngựa ô là đói kém, ngựa trắng là sự chết chóc. Trong khải tượng Giăng viết lại trong Kh 6 không có ngựa màu xám, nhưng có thể nó tượng trưng cho dịch lệ. Trong “Ngày của Đức Giê-hô-va”, Đức Chúa Trời sẽ dùng chiến tranh, đói kém, dịch lệ, và sự chết để trừng phạt các nước của thế gian.
• Vì hai núi (Xa 6:1) bằng đồng, nên nó mang tính biểu tượng, vì không có núi đồng nào ở Xứ Thánh hoặc bất cứ nơi nào khác. Trong Kinh Thánh, đồng thường tượng trưng cho sự đoán hạt. Bàn thờ dâng của lễ trong đền tạm được làm bằng gỗ bọc đồng, và đó là nơi tội lỗi bị trừng trị khi những của lễ bị thiêu. Con rắn mà Môi-se treo trên cây sào được làm bằng đồng (Dan 21:9), và khi Chúa chúng ta hiện ra cho Giăng và chuẩn bị đoán xét các Hội thánh, chân Ngài như đồng “đã luyện trong lò lửa” (Kh 1:15).
Như vậy, ý nghĩa của khải tượng nầy là Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt các dân Ngoại bang vì tội lỗi của họ. Điều nầy sẽ xảy ra trong gian đoạn được gọi là “Kỳ hoạn nạn” hoặc “Ngày của Đức Giê-hô-va”, và nó là dấu hiệu báo sự tái lâm và lập nước của Chúa Cứu Thế. Trong những đoạn cuối, Xa-cha-ri sẽ mô tả nhiều biến cố sẽ xảy ra trong “ngày của Đức Giê-hô-va.”
Không Xa-cha-ri nhìnthấy những con ngựa đó, chúng đang thẳng tiến đến những địa điểm đã được định trước và thực hiện việc mà Đức Chúa Trời ra lệnh cho họ làm. Tuy nhiên, sự đoán phạt ở trong tay Đức Chúa Trời, được định đúng lúc và đúng chỗ (Kh 9:15).
Những con ngựa ô có nhiệm vụ đến nước phía bắc (Ba-by-lôn), và những con ngựa trắng sẽ theo chúng, trong khi những con ngựa xàm đi về phía nam (Ai-cập). Không nói gì về những con ngựa hồng, nên có lẽ Đức Chúa Trời sẽ dùng chúng ở một dịp khác. [17] Đức Chúa Trời nổi giận với các nước ở phương bắc (Xa 6:8 Xa 1:15), và các sứ giả của Ngài sẽ lo liệu đề những mục đích thánh của Ngài ở đó được làm trọn.
Đức Chúa Trời sẽ vừa lòng khi sự công bình của Ngài được thỏa mãn.
Nhiệm vụ của các thiên sứ ở các nước và trong việc gieo rắc sự đoán phạt của Đức Chúa Trời được dạy rõ ràng ở những phần khác tortn Kinh Thánh (Da 4:4-18:10 12:1; Kh 8:14,16). Khải tượng của Xa-cha-ri khiến chúng ta tin chắc rằng Đức Chúa Trời đang điều khiển tương lai và sẽ trừng phạt các nước Ngoại bang trong “Ngày của Đức Giê-hô-va.” Đức Chúa Trời đang nhịn nhục (IIPhi 3:9), nhưng đến khi các nước “đầy dẫy tội lỗi” (Sa 15:16; Mat 23:32); và khi đó Đức Chúa Trời phải trừng phạt.
3. Đức Chúa Trời đội vương miện cho Thầy Tế Lễ Nhà Vua của Ngài (Xa 6:9-15)
Tám khải tượng đã hết, nhưng còn một khải tượng nữa từ Đức Chúa Trời dành cho đầy tớ Ngài. Trong những khải tượng nầy, Đức Chúa Trời đã đảm bảo với dân sự Ngài rằng Ngài sẽ thanh tẩy họ và bảo vệ họ trước kẻ thù.Nhưng có một sứ điệp về tương lai. Trong “Ngày của Đức Giê-hô-va”, các nước sẽ bị phạt vì tội lỗi họ, nhưng Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu. Tại đỉnh điểm của ngày đó, Đấng Mê-si-a sẽ trở lai, dân Do-thái sẽ thấy Ngài và tin cậy Ngài, và nước Do-thái sẽ được thanh tẩy. Rồi Đấng Mê-si-a sẽ được đội vương miện nhận chức Tế Lễ- Nhà Vua để cai trị vương quốc công bình của Ngài (Xa 9:1-14:21).
• Sự gặp mặt (Xa 6:9-11).
Chúng ta không biết Đức Chúa Trời dạy Xa-cha-ri những điều nầy vào lúc nào, nhưng thể là không lâu sau không ông nhận được tám khải tương trên, vì sự kiện nầy thật sự là đỉnh điểm của những sự mặc khải hàm chứa trong các khải tượng đó.
Đức Chúa Trời cho Xa-cha-ri biết rằng ba người Do-thái đáng kính từ Ba-by-lôn sẽ đến, đem theo vàng và bạc dâng cho Đức Chúa Trời để sử dụng cho việc xây dựng đền thờ. Họ sẽ ở lại nhà của Giô-si-a, người có tên riêng rất lạ là “Hên”, có nghĩa là “người tử tế” (c.14). Khi họ đến Giê-ru-sa-lem, Xa-cha-ri đã đến gặp họ.
Chúng ta chỉ có thể hình dung việc gì xảy ra khi tiên tri nói với ba vị khách đó những điều Đức Chúa Trời bảo ông làm: nhận vàng và bạc họ dâng để làm một vương miện. [18] Vàvương miện đó không dành cho quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên, người thuộc dòng dõi vua Đa-vít, nhưng được đặt trên đầu thầy tế lễ cả Giê-sua!
Những vị khách chắc rất bối rối vì hai chuyện: (1) tiền của dân Do-thái ở Ba-by-lôn gởi về để xây đền thờ; và (2) không có tiền lệ nào trong Kinh Thánh cho thầy tế lễ đội vương miện làm vua. Phải chăng Xa-cha-ri đang tìm cách phế trất quan trấn thủ và đưa Giê-sua lên lãnh đạo đất nước đang hỗn độn nầy? Làm sao việc nầy cải thiện được tình hình của dân sót và thúc đẩy việc xây dựng đền thờ?
• Sự đăng quang (c.12-13).
Xa-cha-ri không giải thích cho đến khi ông vâng trọn những gì Đức Chúa Trời phán bảo. Ông làm một vương miện, rồi dẫn ba vị khách đến gặp thầy tế lễ Giê-sua và tiến hành nghi thức đăng quang. Chúng ta không biết tất cả các trưởng lão Y-sơ-ra-ên có được mời đến đó không, nhưng hành động nầy chuyển tải một sứ điệp hết sức quan trọng, nên rất có thể họ được mời đến.
Sau đó Xa-cha-ri giải thích sứ điệp của Đức Chúa Trời cho thầy tế lễ cả và những người chứng kiến hôm đó. Ông cho họ biết cả Xô-rô-ba-bên và Giê-sua là “những người mang dấu hiệu của những việc sẽ đến”. Dù Xô-rô-ba-bên xuất thân từ dòng dõi Đa-vít, ông không phải là người được Đức Chúa Trời chọn để đội vương miện. Đức Chúa Trời chọn Giê-sua và đó là lần đầu têin trong lịch sử Do-thái, Đức Chúa Trời hiệp nhất ngôi vị vua và chức tế lễ.
Dĩ nhiên, tất cả những điều nầy ám chỉ Chúa Cứu Thế Giê-xu; vì Ngài là “người tên là Chồi mống” (Xa 6:12; Xa 3:8). [19] Nhìn xuống thời đại của vương quốc, Đức Chúa Trời tuyên bố rằng Đấng mê-si-a sẽ vừa là Vua vừa là Thầy Tế Lễ: Ngài sẽ ngồi trên ngôi và cai trị, nhưng Ngài cũng xây đền thờ và giữ vai trò một thầy tế lễ. Thực tế, nhiều người Do-thái và người Ngoại bang từ xa xôi sẽ đến và giúp xây đền thờ một ngàn năm (Xa 6:15; Es 60:5-12; Ag 2:7-9).
Trong lịch sử Do-thái, không có thầy tế lễ nào từng được đảm nhận vai trò của một vị vua; và có một vua, Ô-xia, từng muôn làm thầy tế lễ, và bị Đức Chúa Trời trừng phạt thích đáng (IISu 26:16-21). Đức Giê-hô-va chỉ hiệp nhất ngai vàng và bàn thờ trong Đấng Mê-si-a. Hiện nay, Chúa Cứu Thế Giê-xu đang đảm nhiệm chức Thầy Tế Lễ và Nhà Vua trên thiên đàng, “cập theo ban Mên-chi-xê-đéc” (He 7:1-8:13). Điều nầy ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Cha về Đức Chúa Con được ghi lại trong Thi 110:4.
Nhưng trong suốt thời trị vì của Chúa Cứu Thế đên đất, sẽ có một đền thờ và chức tế lễ được khôi phục (Es 2:1-5; Es 27:13; Exe 40:1-48:35; Xa 14:1-16), và Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ ngồi trên ngôi của Đa-vít với vai trò Thầy Tế Lễ Nhà Vua (Lu 1:32-33). [20] Điều nầy sẽ ứng nghiệm lời hứa của Đức Chúa Trời với Đa-vít rằng dòng dõi Đa-vít luôn có người kế vị (IISa 7:1-29).
Câu nói trong Xa 6:13, “sẽ có mưu hòa bình ở giữa cả hai” được bảng NIV dịch là “sẽ có sự hoà hợp giữa cả hai.” Trong vương quốc nầy, sẽ có sự hoà bình và công bằng tuyệt đối vì tất cả cấp lãnh đạo về dân sự và tôn giáo sẽ hài hoà trong một Thân Vị, Đấng Mê-si-a, Thầy Tế Lễ Nhà Vua.
Sự kỷ niệm (c.14-15). Sau đó Xa-cha-ri lấy vương miện trên đầu Giê-sua xuống và trao cho ông mũ của thầy tế lễ (Xa 3:5). Tại sao? Vì nghi thức tượng trưng đã xong và vương miện không thuộc về Giê-sua. Nó thuộc về Đấng Mê-si-a sẽ đến. Xa-cha-ri đặt vương miện ở một chỗ nào đó trong đền thờ để kỷ niệm về lời hứa của Đức Chúa Trời về Thầy Tế Lễ Nhà Vua, là Đấng sẽ đem sự bình an và thánh khiết cho dân sự Ngài.
Đức Chúa Trời sẽ thành tín với những lời Ngài hứa dù dân sự Ngài bất trung (IITi 2:12-13), nhưng họ sẽ đánh mất những ơn phước. Ngài không đặt bất cứ điều kiện nào trong lời hứa lạ lùng về Thầy Tế Lễ Nhà Vua trong tương lai, nhưng Xa 6:15 dường như hành động của Đức Chúa Trời chỉ giới hạn trong những người biết vâng lời. “Nếu các ngươi siêng năng vâng theo tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, thì sự đó sẽ xảy đến.”
Câu nầy nhắc đến giao ước của Đức Chúa Trời được ghi lại trong Phuc 28: “Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cách trung thành, cẩn thận làm theo mọi điều răn của Ngài, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban cho ngươi sự trổi hơn mọi dân trên đất” (c.1).
Dân sót Do-thái trong Đất Thánh phải vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời để Ngài có thể bảo vệ họ và ban ơn cho họ như Ngài đã hứa, vì Đấng Mê-si-a phải sinh ra từ xứ nầy. Trong vài thế kỷ tới, thiên sứ Gáp-ri-ên sẽ đến thăm Ma-ri và báo rằng nàng đã được chọn để đưa Đấng Mê-si-a vào thế gian (Lu 1:26-38). Sự trung tín của thế hệ nầy bảo đảm đem lại ơn phước cho thế hệ sau và cuối cùng là ơn phước cho toàn thế gian.
• Những cuộc xâm lược kết thúc.
Chúng ta được nhìn thấy những hoạch định của Đức Chúa Trời cho Y-sơ-ra-ên trong một bức tranh toàn cảnh sống động, mà đỉnh điểm là Thầy Tế Lễ Nhà Vua ngự trên ngôi Đa-vít, cai trị Y-sơ-ra-ên và cả thế gian.
Hãy nhớ những lời tiên tri nầy mỗi khi bạn cầu nguyện, “Nước Cha được đến.”
4. LẼ THẬT, TRUYỀN THỐNG VÀ LỜI HỨA (Xa 7:1-8:34)
Hội thánh ngày nay căn cứ trên những truyền thống nào của quá khứ? Thời gian trôi qua, những tục lệ có nên thay đổi không? Và ai có quyền thay đổi chúng? Những truyền thống tôn giáo có nên giữ nguyên, hay chúng ta có thể bớt cái nầy và thêm cái khác?
Những câu hỏi nầy gây khó khăn cho các Hội thánh ngày nay, và còn gây chia rẽ Hội thánh nữa, nhưng chúng không mới. Những câu hỏi tương tự đã được đặt ra nhiều thế kỷ trước, khi Sa-rết-se và Rê-ghem-Mê-léc đến Giê-ru-sa-lem từ Ba-by-lôn. Dân Do-thái ở ba-by-lôn sai họ đến gặp tiên tri Xa-cha-ri để hỏi về những ngày kiêng ăn theo truyền thống Do-thái. Xa-cha-ri đã tận dụng cơ hội đó để dạy cho dân sự về sự thờ phượng đúng đắn, và sau đó ông chuyển sang đề cập những lời hứa về tương lai.
1. Những vấn đề liên quan đến truyền thống (Xa 7:1-14)
Truyền thống có ích và cần thiết cho hoạt động xã hội. Nó giúp các thế hệ kết nối với nhau và giữ cho xã hội vận hành theo một đường lối thống nhất. Truyền thống hoặc liên quan đến cách ăn mặc, cách đối xử với cha mẹ và gia đình, cách chúng ta lớn lên và trưởng thành, hoặc cách chúng ta chọn nghề nghiệp hay chọn bạn, truyền thống giúp ổn định nhiều việc và giúp chúng ta có sự chọn lựa thích hơp. Nhưng đôi khi truyền thống gây ra những răc rối, đặc biệt khi thời gian thay đổi cách chóng mặt, và con người không muốn thay đổi theo thời gian.
• Câu hỏi (c.1-3).
Gần hai năm trôi quan kể từ ngày đội vương miện cho Giê-sua và việc xây dựng đền thờ đi vao ổn định. Còn ba năm nữa, đền thờ sẽ được hoàn tất và sẵn sàng để cung hiến. Dù không có sứ điệp nào của Xa-cha-ri được ghi lai trong suốt thời gian đó, nhưng chắc chắn ông đang chăn dắt dân sự và khích lệ các công nhân trong nhiệm vụ quan trọng của họ.
Luật Pháp của Môi-se quy định nước Do-thái giữ chỉ một ngày kiêng ăn hàng năm, đó là ngày Đại Lễ Chuộc Tội (Le 23:16-32). Dĩ nhiên, những người Do-thái có thể kiêng ăn nhiều lần nếu họ thấy được cảm thúc, nhưng điều nầy không được qui đinh cho cả nước.
Để tưởng nhớ những sự kiện liên quan đến sự sụp đổ Giê-ru-sa-lem và đền thờ, người Do-thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn thêm vào bốn kỳ kiêng ăn nữa (Xa 8:19): một lần trong tháng 10, khi Ba-by-lôn bắt đầu bao vây thành; một lần trong tháng 4, khi tường thành sụp đổ; một lần trong tháng 5, khi đền thờ bị thiêu hủy, và một lần trong tháng 7, khi tướng Ghê-đa-lia bị sát hại (Gie 41:1-18).
Vấn đề quan trọng là: “Nay đền thờ đang được xây lại, thì sự kiêng ăn trong tháng 5 để tưởng nhớ đền thờ bị thiêu huỷ còn cần thiết nữa không?”
• Câu trả lời (Xa 7:4-7).
Xa-cha-ri không trả lời ngay cho họ. Thật ra, Đức Chúa Trời không mặc khải ý muốn của Ngài về vấn đề nầy ngay lúc đó (Xa 8:19). Giải quyết thái độ trong lòng dân sự là điều cần thiết trước nhất. Xét cho cùng, mối quan hệ của chúng ta với Chúa không thiên về vấn đề truyền thống và luật lệ nhưng là vấn đề đức tin, tình yêu thương, và sự khao khát làm đẹp lòng Ngài. Người chưa trưởng thành cần những luật lệ để biết phải làm gì, và những luật lệ nầy giúp họ đánh giá được “đời sống thuộc linh” của họ. Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta trưởng thành thuộc linh và tiến bộ từ vâng giữ luật lệ đến làm theo những nguyên tắc và nuôi dưỡng mối tương giao cá nhân sống động với Ngài.
Với phong thái của một thầy ra-bi, Xa-cha-ri trả lời thắc mắc của họ bằng cách hỏi lại một số câu hỏi! Thật ra, ông đặt những câu hỏi này cho cả dân sự và thầy tế lễ, vì họ cũng giữ những ngày kiêng ăn nầy. Xa-cha-ri hỏi, “Các ngươi kiêng ăn không nào? Các ngươi ăn uống vì Chúa hay vì chính mình? Và khi các ngươi kiêng ăn, thì đó là vì Chúa hay vì chính các ngươi? Tấm lòng của các người có gì?”
Các tiên tri hầu việc trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ đã dạy dân sự rằng sự vâng giữ những luật lệ tôn giáo phải xuất phát từ tấm lòng. Thờ phượng Đức Chúa Trời không xuất từ tấm lòng là sự giả hình. Trong thời Sa-mu-ên, Đức Chúa Trời dạy dân sự rằng Ngài muốn sự vâng lời không cần của tế lễ (ISa 15:22), và lẽ thật nầy cũng được dạy trong các Thi Thiên (Thi 50:8-14; Thi 51:16). Ê-sai đã công bố sứ điệp nầy (Es 1:11-17; Es 58:1-14), và tiên tri Mi-chê cũng vậy (Mi 6:6-8), nhưng dân sự không nghe. Trong thời gian đó, cuộc sống hòa bình và yên ổn, và người ta dễ giữ những truyền thống hơn là thật sự gặp gỡ Đức Chúa Trời và có trải nghiệm thờ phượng Chúa thật lòng.
Xa-cha-ri không lên án những truyền thống nầy. Ông nhấn mạnh một sự thật rằng đời sống thuộc linh không thể được bật lên và tắt đi theo ý thích chúng ta, để rồi chúng ta hầu việc Chúa lúc nầy và quên ngày lúc khác. Nếu chúng ta ăn uống, chúng ta phải làm sao cho vinh hiển Đức Chúa Trời (ICor 10:31); nếu chúng ta kiêng ăn, chúng ta cũng phải làm sao cho Đức Chúa Trời được tôn vinh. Chúa phải là trung tâm trong đời sống chúng ta và là nguyên nhân của mọi hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta giữ sự kiêng ăn (hay bất cứ truyền thống khác) chỉ vì chúng ta thích hoặc để người khác khen ngợi, thì Đức Chúa Trời không đẹp lòng và việc làm đó thành ra vô ích.
Giải đáp cuối cùng của Đức Chúa Trời được đưa ra sau đó (Xa 8:19): tất cả bốn sự kiêng ăn ấy đến một ngày sẽ thành ra sự vui mừng! Điều nầy sẽ xảy ra trong Thời Đại của Vương Quốc Đức Chúa Trời khi Đấng Mê-si-a ngồi trên ngai; cai trị bằng sự công bình và lẽ thật. (Ê-sai cũng đã thấy được hình ảnh nầy; (Es 61:2-3; Es 65:19). Cho nên, thay vì sống vì quá khứ đau buồn, tại sao chúng ta không sống vì tương lai và vui mừng với những điều Đức Chúa Trời hứa làm cho dân sự Ngài?
• Sự khiển trách (Xa 7:8-14).
Xa-cha-ri nhắc dân sự về nếp sống giữ luật nhưng không thật lòng vâng Lời Đức Chúa Trời của các tổ phụ họ. Đó là lý do Giê-ru-sa-lem và đền thờ sụp đổ. “Tôn giáo” của họ chỉ là một phần trong đời sống họ; nó không phải là trung tâm của đời sống họ. Họ có thể đi đến đền thờ và thể hiện sự sùng đạo trong lời cầu nguyện và các của dâng, nhưng khi rời đền thờ họ lại vi phạm Luật Pháp Đức Chúa Trời, thờ các thần tượng, và ngược đãi người khác.
Qua các tiên tri, Đức Chúa Trời kêu gọi dâng sự thể hiện nếp sống công bình, nhưng các lãnh đạo vẫn tiếp tục bóc lộc dân sự vì lợi ích riêng. Các vị lãnh đạo đất nước đã quên Luật Pháp Môi-se và không thương xót kẻ nghèo khó, người góa bụa, trẻ em, và khách lạ trong xứ (Xu 22:22-24; Phuc 10:18-22; Am 2:6-8; Am 5:11-12,21-24). Đức Chúa Trời không thích những của lễ và lời cầu nguyện của họ, Ngài cần họ thật lòng vâng lời Ngài.
Mối đe doạ của truyền thống là nó có thể dễ biến thành chủ nghĩa truyền thống. “Truyền thống là đức tin sống động của kẻ chết, chủ nghĩa truyền thống là đức tin chết của Ngài đand sống”, thần học gia jerislav Pelikan viết.
Chủ nghĩa truyền thống có nghĩa là làm theo cảm xúc nông cạn thay vì tôn vinh Đức Chúa Trời từ trong tấm lòng; nó có nghĩa là tham gia những hoạt động tôn giáo những không có kinh nghiệm thuộc linh bên trong.
Đôi khi cách duy nhất để Đức Chúa Trời đem chúng ta về với thực tại là buộc chúng ta phải chịu buồn khổ. “Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc” (Thi 119:67). Khi chúng ta thấy mình đang đau đớn trong thử thách, chúng ta quay về cùng Đức Chúa Trời và những lời hứa của Ngài, vì đó là hy vọng duy nhất chúng ta có. Đức Chúa Trời phải để dân Do-thái bị lưu đày, thì họ mới từ bỏ các thần tượng và quý trọng những ơn phước mà họ có được trong ơn thương xót của Đức Chúa Trời.
Từ “truyền thống” có nghĩa là “những điều được đưa qua.” Nó băt nguồn từ tiếng La-tinh có nghĩa “chuyển giao”. Những giáo lý căn bản của niềm tin Cơ-đốc phải được chuyển giao từ thế hệ nầy sang thế hệ khác (ITi 2:2; IGi 1:1-3; ICor 11:2; ITe 2:15; ITe 3:6; Giu 1:3), nhưng những tục lệ và truyền thống của Hội thánh đầu tiên không mang theo nó quyền hạn giống như Lời được linh cảm của Đức Chúa Trời, vì thời gian đổi thay, một số tục lệ có thể bất lợi cho công việc của Đức Chúa Trời. Lập thêm bốn kỳ kiêng ăn vì những thảm kịch đã xảy ra ở Giê-ru-sa-lem, nhưng không ăn năn vì những tội lỗi gây ra thảm kịch đó, thì sự kỷ luật của Đức Chúa Trời trở nên vô ích.
Nhiều thế kỷ trước, khi phái đoàn truyền giáo đầu tiên đến Moravia, họ không được rao giảng bằng ngôn ngữ Xla-vơ! Tại sao? Vì Hội thánh chỉ chấp nhận “những ngôn ngữ thánh” là tiếng Hy-ba-lai, Hy-lạp, và La-tinh. Thật may mắn là các lãnh đạo tôn giáo kịp thời sáng suốt để hủy bỏ quy định ngu ngốc nầy; nếu không công cuộc truyền bá Phúc-Âm đã không thể thực hiện được. Một số tín hữu ngày nay cứng ngắt rằng chúng ta chỉ được hát Thi-thiên trong giờ thờ phượng chung, và nhạc cụ chỉ được sử dụng organ hoặc piano; họ đang bị ràng buộc bởi những truyền thống mà không có cơ sở Kinh Thánh.
Các Hội thánh ở thành phố thay đổi cho phù hợp với cộng đồng nông thôn, thì sẽ bỏ mất cơ hội truyền giảng cho người thành thị. Nhiều năm qua, tôi có đặc ân hầu việc Chúa ở nhiều Hội thánh với nhiều đặc điểm khác nhau, và tôi thấy những truyền thống cũ rích có thể trở thành những trở ngại cho sự phát triển của Hội thánh như thế nào.
Hội thánh giống như gia đình; mỗi Hội thánh có những truyền thống riêng của nó, và có thể nhiều truyền thống trong số rất tốt. Những lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời không thay đổi, nhưng sự thay đổi hoàn cảnh là phát sinh những nguyên tắc mới và áp dụng mới của Lời Chúa. Một biểu ngữ của nhóm Thanh Niên nói rất hay: chúng ta phải “hợp thời, nhưng phải bám chặt Vầng Đá.”
Chúa Giê-xu đã đối diện với vấn đề truyền thống khi Ngài thi hành chức vụ trên đất (Mat 15 Mac 7). Ngài cẩn thận phân biệt giữa Lời được linh cảm không hề thay đổi của Đức Chúa Trời với những truyền thống thường bị chỉnh sửa mà con người đặt ra. Cơ sở cuối cùng cho đức tin và tục lệ phải được đặt trên Lời Đức Chúa Trời. “Truyền thống là người chỉ đường, không phải là cai ngục,”
Tiểu thuyết gia W.Somerset Maugham viết, nhưng lịch sử cho thấy rằng đối với nhiều người phá đổ truyền thống là việc cực kỳ khó khăn. Người ta dễ theo tôn giáo của thói quen hơn tôn giáo của tấm lòng. Hội thánh, gia đình, và các tín hữu cần xét lại những truyền thống ưa thích của họ trong sự soi dẫn của Lời Đức Chúa Trời. Có lẽ một số kỳ kiêng ăn của chúng ta cần trở thành kỳ vui mừng! (Xa 8:18)
2. Những lời hứa liên quan đến Y-sơ-ra-ên (Xa 8:1-23)
Dân sự của Đức Chúa Trời không sống trên những lời giải thích; họ sống trên những lời hứa. Đức tin và hy vọng được nuôi dưỡng bởi những lời hứa của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Kinh Thánh. Điều đó giải thích tại sao Xa-cha-ri không bàn luận thêm về tuyền thống mà công bố một sứ điệp mới từ Đức Chúa Trời. Trong sứ điệp nầy, ông tập trung nói về cách nhìn của dân sự về niềm tin vào tương lai và chia sẽ một vài lời hứa tuyệt vời để khích lệ họ. Lưu ý câu nói được lặp đi lặp lại 10 lần trong đoạn nầy, “Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.”
• Thành Giê-ru-sa-lem sẽ được xây lại (c.1-6).
Đức Chúa Trời khẳng định rằng Ngài rất yêu thương và quan tâm đến Si-ôn như trước (Xa 1:14). Ngài hứa rằng Giê-ru-sa-lem sẽ được xây lại và trở nên một thành hoàn toàn khác, tận tâm cho lẽ thật và sự thánh khiết. Lời hứa nầy sẽ được ứng nghiệm khi Chúa Giê-xu trở lai để thiết lập vương quốc của Ngài (Es 1:26; Es 2:3; Es 60:14; Es 62:12).
Nhưng Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót quan tâm đến con người, đặc biệt là người già và con trẻ, Ngài không chú trọng đến các công trình. Ngài mô tả một thành phố bình an và thân thiện, ở đó các cụ già có thể thảnh thơi ngồi bên đường trò chuyện và các em nhỏ có thể vui đùa tung tăng trên đường phố.
Trong những thành phố ngày nay, người già và trẻ em không được an toàn dù ở ngoài đường hay trong nhà! Trẻ con bị giết trước khi nó chúng kịp chào đời, và khi người già không còn “hữu dụng” nữa, thì chúng ta tìm những cách hợp pháp để kết thúc cuộc đời của họ. Nhưng tất cả những điều đó sẽ thay đổi khi Chúa Giê-xu trở lại và sự công bình cai trị. [21]
• Dân sự sẽ được tập trung lại (Xa 8:7).
Đúng với giao ước của Ngài, Đức Chúa Trời đã kỷ luật dân sự bất tuân của Ngài và làm họ tản lạc khắp nơi trên thế giới (Phuc 28:63); nhưng đến một ngày, Ngài sẽ gom họ về trong xứ và thành thánh của họ (Es 11:11-12; Es 43:5-7; Gie 30:7-11; Gie 31:7-8). Trong khi những nhóm người Do-thái yêu nước đã lần lượt trở về quê hương, nhưng sự tập trung từ khắp nơi trên thế giới mà các tiên tri mô tả vẫn chưa xảy ra.
Mối liên hệ giữa Y-sơ-ra-ên và Đức Giê-hô-va sẽ được khôi phục (Xa 8:8). Lời hứa, “Chúng nó sẽ làm dân Ta” nhắc chúng ta rằng Đức Chúa Trời nhận dân Y-sơ-ra-ên là dân của riêng Ngài. Khi Đức Chúa Trời giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi cảnh nô lệ ở Ai-cập, Ngài đã nói với họ, “Hãy nghe tiếng ta, noi theo điều ta dạy mà làm. Vậy thì các ngươi sẽ làm dân ta, ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi” (Gie 11:4; Xu 19:3-5). Có một lần, Đức Chúa Trời đã từ bỏ họ, vì họ từ bỏ Ngài, và Ngài gọi họ là “Lô-Am-mi; vì các ngươi chẳng phải là dân ta nữa, và ta sẽ không làm Đức Chúa Trời các ngươi nữa” (Os 1:9).
Bởi tội thờ thần tượng, dân Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày sang Ba-by-lôn. Sau đó, họ bị tản lạc vì khước từ Đấng Mê-si-a. Đến một ngày, Đức Chúa Trời sẽ nhóm hiệp các con trai và con gái Ngài từ khắp nơi xa xôi về Giê-ru-sa-lem. “Trong lúc đó, ta sẽ đem các ngươi trở về, trong lúc đó ta sẽ nhóm các ngươi lại; vì ta sẽ làm cho các ngươi nổi danh tiếng và được khen lao giữa mọi dân trên đất, khi ta đem phu tù các ngươi về trước mặt các ngươi” (So 3:20).
• Đất của Y-sơ-ra-ên sẽ được tươi mới (Xa 8:9-13).
A-ghê đã quở trách dân sót vì họ không trung tín với Chúa trong vai trò quản gia (Ag 1). Thay vì tôn vinh Đức Chúa Trời và xây dựng đền thờ cho Ngài, họ đã lo xây nhà riêng trước, và vì tội nầy, Đức Chúa Trời đã phạt họ. Thời tiết khắc nghiệt, mùa màng thất bát, kinh kế càng suy sụp. Không phải Đức Chúa Trời tàn nhẫn với dân sự Ngài; Ngài đang làm đúng theo giao ước của Ngài (Phuc 28:38-46).
Nhưng bởi tay Đức Chúa Trời, đất sẽ được tươi mới và các mùa vụ sẽ dư dật. Những người lao động sẽ nhận được tiền công hậu đủ để chi tiêu mọi thứ cần dùng. Đức Chúa Trời sẽ ban mưa trên trời xuống (Phuc 28:11-12) và các nước khác sẽ thấy ơn phước của Đức Chúa Trời đổ trên dân sự Ngài. Không còn bị sỉ nhục nữa, dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở thành nhân chứng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Trong khi lời hứa nầy được ban cho dân sót thời xa-cha-ri là chủ yếu, nó vẫn được áp dụng cho dân được nhóm hiệp và phục hồi trong tương lai. Đức Chúa Trời hứa rằng “Đồng vắng và đất khô hạn sẽ vui vẻ; nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa như bông hường” (Es 35:1) trong vương quốc của Đấng Mê-si-a.
Có hai yếu tố về những ơn phước vật chất mà chúng ta phải luôn ghi nhớ.
-Thứ nhất, chúng ta không vâng lời Đức Chúa Trời chỉ để được giàu có và an ninh. Chúng ta vâng lời Chúa vì Ngài là Đức Chúa Trời và đáng để chúng ta vâng phục và yêu mến. Sự vâng lời xây dựng nên tính cách và khi tính cách của chúng ta được như nó nên được, Đức Chúa Trời sẽ tin tưởng chúng ta và ban cho chúng ta những ơn phước của Ngài. Những ơn phước về vật chất không phải là của hối lộ, cũng không phải là phần thưởng. Chúng là cách Đức Chúa Trời nói, “Người đang trưởng thành trong sự tin kính, giờ ta có thể ban cho người thêm vì vinh hiển của ta.”
-Thứ hai, Đức Chúa Trời không luôn đáp lời bằng những ơn phước về vật chất, và sự nghèao khó không phải dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời đã từ bỏ dân sự Ngài. Kinh nghiệm của Gióp hoàn toàn phá đổ quan niệm “thương mại hoá” đức tin và sự vâng lời. Các bạn của Gióp có cái nhìn “thương mại” về đức tin, nên họ khuyên Gióp xưng tội để Đức Chúa Trời ban cho ông giàu có như trước. Mặc cả với Đức Chúa Trời! Nhưng Gióp không làm theo, dủ ông không hiểu Đức Chúa Trời đang làm gì trong sự khốn khổ của ông.
Giao-ước của Đức Chúa Trời với Y-sơ-ra-ên có nói rằng Ngài sẽ phạt họ trên thân thể và vật chất nếu họ không vâng phục Ngài, nưng ban ơn cho họ nếu họ vâng theo Ngài (Phuc 27:1-28:68; Le 26:1-46). Nhưng, Ngài không có giao ước như vậy với tín đồ Cơ-đốc ngày nay. Ngài hứa sẽ đáp ứng mọi sự cần dùng cho chúng ta (Phi 4:19) và cai trị trong mọi hoàn cảnh của chúng ta (Ro 8:28), nhưng sự giàu có của chúng ta là phước thiêng liêng từ trời (Eph 1:3).
Nếu Đức Chúa Trời quyết định cho một số người nào đó được giàu có, thì mục đích là để họ có thể giúp đở người khác (ITi 6:17-19). Ngài ban ơn cho chúng ta để chúng ta có thể là một nguồn ơn. Tuy nhiên, sự giàu có không có bằng cớ gì về tình yêu đặc biệt của Đức Chúa Trời, cũng như sự nghèo khó không phải là bắng chứng rằng Ngài đã từ bỏ chúng ta.
Những tiêu chuẩn của giao-ước sẽ được làm mới lại (ITi 8:14-19). Dù Đức Chúa Trời đang giải quyết dân sự Ngài trong Cựu-ước hay Tân-ước, những tiêu chuẩu của Ngài không thay đổi. Hội thánh ngày nay không sống dưới Luật pháp của giao-ước cũ, nhưng “sự công bình của luật pháp” vẫn là điều Đức Chúa Trời muốn xây dựng trong cuộc đời chúng ta (Ro 8:1-4). “Hãy nên thánh, vì ta là thánh” được trích từ luật pháp Cựu-ước cho Cơ-đốc nhân trong Tân-ước (Le 11:44; IPhi 1:15-16).
Đức Chúa Trời nhắc dân sự Ngài về bổn phận của họ, đó là nói lẽ thật, làm điều công bình trước toà, tôn kính danh Ngài; tức không thề dối; và yêu người lân cân. Dĩ nhiên, tất cả luật pháp phải được giữ trọn trong cách cư xử của chúng ta khi chúng ta sống yêu thương (Ro 13:8-10).
• Chúa của tình yêu ghét tội lội (Ch 6:16-19.)
Sự sắp đặt của Đức Chúa Trời có thể thay đổi, và Ngài có thể hành động trong những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau, nhưng bản tánh và những tiêu chuẩn của Ngài không bao giờ thay đổi.
Ngài muốn dân sự Ngài là “một dân thánh” (Xu 19:6; IPhi 2:9). “Vậy hãy ưa sự chân thật và bình an” (Xa 8:19).
Trong câu 18, tiên tri trả lời rõ ràng về vấn đề kiêng ăn. Khi Đấng Mê-si-a cai tri và những ngày kiêng ăn của Y-sơ-ra-ên sẽ trở thành những ngày vui mừng! “Ta sẽ vui vì Giê-ru-sa-lem, ta sẽ mừng vì dân ta; tại đó sẽ chẳng còn nghe tiếng khóc lóc kêu la nữa” (Es 65:19). Xa-cha-ri và Ê-sai đều nói, “Đừng sống vì quá khứ; hãy sống vì tương lai! Hãy vui mừng vì những lời hứa của Đức Chúa Trời ban cho người về một tương lai vui thoả!” [22]
• Các dân Ngoại sẽ được cứu (Xa 8:20-23).
Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham và lập nước Y-sơ-ra-ên nên dân sự Ngài phải làm chứng cho dân Ngoại và hướng dẫn họ đường trong đức tin nơi Đức Chúa Trời chân thật (Sa 12:1-3). Trong khi biệt riêng một nước cho Ngài, Ngài đang tìm cánh vươn tay đến cả thế gian.
Nhiều sự kiện trong lịch sử Do-thái được ghi lại trong Kinh Thánh mang theo chúng lời làm chứng cho “cả thế gian”: những tại vạ ở Ai-cập (Xu 9:16) sự chinh phục Ca-na-an (Gios 4:23-24); ơn phước của Đức Chúa Trời trên dân sự (Phuc 28:9-11); và cả việc xây dựng đền thờ (IVua 8:42-43). Khi Đa-vít giết chết Gô-li-át, ông nói rằng Đức Chúa Trời ban chiến thắng cho ông để “khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời” (ISa 17:47).
Nhưng Y-sơ-ra-ên không làm trọn phận sự của mình đối với các dân Ngoại. Lẽ ra các dân Ngoại đến thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật của Y-sơ-ra-ên, thì dân Do-thái lại khước từ Đức Giê-hô-va và thờ các thần giả của các dân Ngoại.
“Khu vực của dân Ngoại” trong đền thờ của Hê-rốt đã trở thành cai chợ, những người Do-thái từ các nơi đến viếng Giê-ru-sa-lem tận dụng nơi đó làm chỗ đổi bạc và mua bán các của lễ. Tuy nhiên, trước khi chúng ta chỉ trích người Do-thái, chúng ta nên xét lại trách nhiệm của Hội thánh chúng ta trong thời điểm mà kẻ hư mất phải được đem về và Tin Lành phải được rao ra khắp đất.
Khi Đấng Mê-si-a phục hồi dân sự Ngài và lập vương quốc của Ngài, các dân Ngoại bang sẽ tin cậy Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống và đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Ngài. Ê-sai nhìn thấy làn sóng người Ngoại bang tràn về thành ấy (Es 2:1-5) và Mi-chê đã sử dụng hình ảnh tương tự (Mi 4:1-5), Xa-cha-ri mô tả một cảnh tượng mười người (có nghĩa là “nhiều người”) sẽ nắm áo người Do-thái và xin đi cùng đến đền thờ!
Thật tuyệt vời khi Đức Chúa Trời ban ơn cho dân Ngài đến nỗi các dân khác ao ước được như dân Ngài. “Chúng ta có nghe rằng Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi” (Xa 8:23). Điều nầy có vẻ giống những gì nên xảy ra trong các Hội thánh địa phương của chúng ta khi mà người chưa tin thấy sự thờ phượng Chúa của chúng ta. “Họ sẽ bị mọi người bắt phục, và bị mọi người xét đoán, sự kín giấu trong lòng họ đã tỏ ra; họ bèn sấp mặt xuống đất, thờ lạy Đức Chúa Trời, và nói rằng thật có Đức Chúa Trời ở giữa anh em” (ICor 14:24-25).
“Vậy tôi nói: Đức Chúa Trời có bỏ dân Ngài chăng? Chẳng hề như vậy,” Phao-lô nói (Ro 11:1). Có một tương lai huy hàng và phước hạnh cho dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời , dù họ bị các dân Ngoại bang hà hiếp và bắt bớ, một số người vẫn xưng mình là Cơ-đốc nhân. Đặc ân của chúng ta là yêu mến họ, cầu nguyện cho họ, nói với họ rằng Đấng Mê-si-a, tức Chúa Cứu Thế Giê-xu của họ, đã đến và sẽ cứu họ nếu họ tin cậy Ngài.[23] Phúc-Âm về Chúa Cứu Thế sẽ là “là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc” (Ro 1:16).
5. ĐẤNG MÊ-SI-A LÀ VUA, LÀ NGƯỜI CHĂN HIỀN LÀNH (Xa 9:1-11:17)
Trong nữa cuối quyển sách của mình, Xa-cha-ri dành để trình bày hai lời tiên tri (“gánh nặng”) [24] tập trung vào hai sự kiện: sự giáng sinh và sự tái lâm của Đấng Mê-si-a. Sáu đoạn còn lại bao gồm một trong những tiêu điểm lớn nhất về lẽ thật của Đấng Mê-si-a được tìm thấy mọi nơi trong Kinh Thánh, nhưng lẽ thật luôn có quan hệ với những mục đích của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài.
Xa-cha-ri nhận diện Đấng Mê-si-a giống như một vi Vua khiêm nhường, một Người Chăn yêu thương, một Chiến Binh hùng mạnh, một Chúa Cứu Thế nhân từ, và một Lãnh Đạo công bình, Ngài sẽ cai trị thế gian với vai trò Thầy Tế Lễ Nhà Vua.
Các học giả nghiên cứu Kinh Thánh có thể không nhất trí với nhau về cách giải nghĩa từng chi tiết trong những lời tiên tri phức tạp nầy, nhưng họ nhất trí về sự cao trọng của Đấng Christ, bản tành và chức vụ của Ngài được phát họa sống động ở đây. Khi chúng ta nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh nầy, tấm lòng chúng ta được nung đốt (Lu 24:32) và chúng ta sẽ yêu mến Ngài nhiều hơn.
1. Sự giáng sinh của Đấng Mê-si-a (Xa 9:1-9)
Sự giáng sinh của Con Đức Chúa Trời không phải là “Kế Hoạch B” của thiên đàng hay một quyết định vội vàng của Đức Chúa Cha sau khi A-đam và Ê-va, hai tổ tiên của chúng ta phạm tội. Kế hoạch cứu rỗi được định từ trứơc khi sáng thế. Sự giáng sinh của Chiên Con Đức Chúa Trời “đã định sẵn trước buổi sáng thế” (IPhi 1:20), vì Ngài là “Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Kh 13:8).
• Sự chuẩn bị cho Vua (Xa 9:1-8).
Những câu Kinh Thánh nầy mô tả cuộc diễu hành của Alexander Đại Đế và đội quân của ông ngang qua vùng đông bắc Pa-léc-tin.
Alexander đánh bại phe-rơ-sơ năm 333 T.C trong trận Issus và sau đó quay lại chiến các thành chủ đạo ở Phê-ni-xi. Đa-ni-ên đã tiên báo về thắng lợi của Alexander; ông so Alexander với con beo có cánh (Da 7:6) và chiên đực giao chiến (Da 8:1-27). Người ta nói rằng lời tiên tri và lịch sử được viết trước, và cả Đa-ni-ên và Xa-cha-ri đều đã viết một vài sự kiện lịch sử đó.
C.1 “con mắt loài người … ngó lên Đức Giê-hô-va” có nghĩa là cuộc diễu hành đắc thắng của Alexander khiến loài người phải ngước mắt lên cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ, nhưng nó cũng có nghĩa là mắt Đức Chúa Trời luôn dõi theo các nước, đặc biệt là dân Y-sơ-ra-ên của Ngài. Bản dịch NIV viết, “Vì mắt của Đức Chúa Trời dõi theo loài người, cũng như các chi phái của Y-sơ-ra-ên.” Merrill Unger cho rằng khi loài người nhìn thấy Alexander, họ thật thấy được cự vận hành của Đức Chúa Trời, vì “lịch sử là câu chuyện của Ngài.”
Sau hai tháng bao vây Ga-xa, A-lexander đã chiến thành và sau đó tiến vào Giê-ru-sa-lem. [26] Ông không hài lòng với dân Do-thái vì họ không nộp cống hàng năm như họ đã làm với người Phe-rơ-sơ. Thầy tế lễ cả ở Giê-ru-sa-lem kêu gọi dân chúng kiêng ăn và cầu nguyện, và ông dâng của lễ cho Đức Chúa Trời để tìm cầu sự bảo vệ của Ngài.
Đêm trước khi Alexander và đội quân của ông tràn đến Giê-ru-sa-lem, thầy tế lễ cả đã có một giấc mơ, trong giấc mơ đó Đức Chúa Trời bảo ông trang hoàng thành, bảo dân sự mặc đồ trắng và mở cửa đón khách. Thầy tế lễ cả và các thầy tế lễ khác mặc lễ phục dẫn đầu đoàn người.
Họ đã làm theo lời phán dặn đó, và Alexander quá bất ngờ đến nỗi ông hoan nghênh họ trong hòa bình. Thầy tế lễ cả nói cho Alexander nghe những lời tiên tri của Đa-ni-ên liên quan đến ông ta, và Alexander còn dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va trong đền thờ.Như vậy, thành và cả dân sự được tha.
Xa-cha-ri đã hứa rằng Giê-ru-sa-lem và Giu-đe sẽ được tha. “Ta sẽ đóng trại chung quanh nhà ta nghịch cùng cơ binh, hầu cho chẳng ai qua lại. Kẻ hà hiếp sẽ chẳng đi qua trong chúng nó nữa, vì bây giờ ta đã lấy mắt nhìn xem nó” (c.8). Alexander đã đi ngang qua Giê-ru-sa-lem trên đường đến Ga-xa, nhưng sau đó ông ta quay trở lại Thành Thánh nầy. Chúng ta không thể nói bài tường thuật của Josephus có bao nhiêu sự thật và bao nhiêu là lời truyền miệng, nhưng chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài và bảo vệ dân Ngài.
Nhưng tại sao tất cả điều nầy dính líu tời những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế? Những cuộc chinh phục của ông giúp chuẩn bị cho sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Qua việc xây dựng các thành Hy-lạp, khuyết khích binh lính cưới những người nữ từ các người bị chinh phục, và truyền bá nền văn hoá Hy-Lạp và ngôn ngữ Hy-lạp, ông ta đã thống nhất thế giới, và khi người La-mã tiếp quản, họ có được một đế quốc đây vào đấy.
Tiếng Hy-lạp là ngôn ngữ của văn chương, và Kinh Thánh Tân-ước của chúng ta được viết bằng tiếng Hy-lạp thông dụng của conng thời đó. Sự kết hợp giữa nền văn hóa Hy-lạp và chính quyền, đường lối và luật pháp La-mã chính là những gì Hội thánh đầu tiên cần để rao giảng Tin Lành.
Tuy nhiên, lời hứa trong câu 8 vượt ra khỏi thời của Alexander, vì nó nói rằng Đức Chúa Trời luôn bảo vệ dân sự Ngài và nhà Ngài. Không ai có thể đụng đến họ nếu Ngài chưa cho phép. Trong nhiều thế kỷ từ sau những cuộc chinh phục của Alexander, dân Do-thái thường bị khốn khổ bởi những kẻ xâm lược, và Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị người La-mã tàn phá năm 70 S.C.
Nhưng rồi đến một ngày Đấng Mê-si-a sẽ cai trị và không ai có thể đe doạ dân sự của Đức Chúa Trời và tấn công họ.
• Vua xuất hiện (Da 9:9).
Lời tiên tri nầy được ứng nghiệm khi Chúa Cứu Thế Giê-xu cỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem, theo truyền thống chúng ta gọi ngày đó là “Lễ Lá”, và sự kiện nầy được cả bốn sách Phúc-Âm ghi lại (Mat 21:1-11; Mac 11:1-11; Lu 19:29-44; Gi 12:12-19). Đây là lần duy nhất Chúa Giê-xu cho phép công khai chức vụ của mình, và Ngài làm như vậy để ứng nghiệm Lời Kinh Thánh.
Khi Xa-cha-ri viết lời tiên tri về Chúa Giê-xu ngay sau lời tiên tri về Alexander Đại Đế, ông muốn đọc giả đối chiếu hai người chinh phục nầy. Sự xuất hiện của Alexander khiến người ta sợ hãi, nhưng dân Do-thái vui mừng và tung hô khi Vua của họ đến. Chúa Giê-xu công bình trong mọi việc Ngài làm, và mục đích của Ngài là đem sự cứu rỗi đến cho những ai tin cậy Ngài. Thật khác với Alexander!
Alexander đã ngồi trên con chiến mã oai dũng và kiêu hãnh dẫn đầu một đội quân đông đảo từ chiến thắng nầy đến chiến thắng khác, nhưng Chúa Giê-xu đã nhu mì cỡi lừa. [27]. Những người chào đón Ngài rất vui mừng, họ đã lấy áo và nhánh cây cọ trải dưới đất cho Ngài đi qua. Những người cao trọng của Giê-ru-sa-lem không tiếp đón Ngài, nhưng trẻ em hát tôn vinh Ngài trong đền thờ. Chúa Giê-xu có thể đem đến sự đoán phạt, nhưng Ngài đã đen theo ân điển và sự tha thứ (Gi 3:17).
Thay vì đọc một bài diễn thuyết trang trọng, Chúa Giê-xu nhìn ngắm thành và khóc vì nó; thay vì giết hết các kẻ thù Ngài, Ngài đã bước đến thập tự giá và chịu chết vì cớ họ.
Một Vua Chinh Phục lạ lùng! Chúng ta cùng nhìn về tương lai và xem những cuộc chinh phục của Ngài.
2. Những cuộc chinh phục của Đấng Mê-si-a trong sự tái lâm của Ngài (Xa 9:1-9) (Xa 9:10-10:12)
Toàn bộ thời đại của Hội thánh ăn khớp giữa Xa 9:9 và Xa 9:10, giống như nó ăn khốp giữa Es 9:6,7 và sau dấu phẩy trong Es 61:2. tiên tri đang viết về những điều sẽ xảy ra khi Chúa Giê-xu trở lại thế gian để đánh bại các kẻ thù của Ngài là lập vương quốc Ngài. Trong lần đầu đến thế gian, Ngài đã nhu mì cỡi lừa; trong lần thứ hai, Ngài sẽ ngồi trên lưng con ngựa trắng và dẫn đầu các cơ binh trên trời (Kh 19:11-21).
• Đấng Mê-si-a sẽ công bố sự bình an (Xa 9:10-13).
Lúc bắt đầu Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, một tác giả người Anh, H.G. Wells đã xuất bản một quyển sách với tựa đề The War That Will End War (Cuộc chiến nầy sẽ kết thúc chiến tranh). Vào ngày 11 tháng 11 năm 1918 chiến tranh kết thúc, Thủ Tướng David Lloyd George đã nói với nghị viện Anh, “Đúng 11 giờ sáng nay một cuộc chiến kinh khủng và tàn khốc nhất, một thản hoạ cho nhân loại, đã kết thúc. Tôi hy vọng chúng ta có thể nói rằng buổi sáng định mệnh nầy cũng là điểm kết của mọi cuộc chiến tranh.” Nhưng tựa sách của Wells không đúng và ao ước của George không bao giờ thành sự thật, vì chiến tranh vẫn tồn tại cho đến ngay nay.
Tuy nhiên, không Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại, Ngài sẽ “phán sự bình an” (c.10) có nghĩa là công bố sự bình an, vì không giống như các tác giả và những chính trị gia, khi Chúa Giê-xu phán, thì lời Ngài có quyền phép và những điều Ngài phán sẽ xảy ra (Thi 33:9). Lời của Ngài sẽ được phán ra với quyền và sẽ có sự giải trừ quân bị diễn ra khắp nơi trên thế giới. Các cỗ xe và ngựa chiến sẽ được giải tán, vũ khí sẽ bị tiêu huỷ, và họ “sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước nầy chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh” (Es 2:4; Mi 4:3). Chúa chúng ta sẽ thống trị cả vũ trụ, từ biển đông đến biển tây, từ sống Ơ-phơ-rát đến tận cùng trái đất (Thi 72:8).
Xa 12:1-9 cho biết rằng sẽ có một cuộc chiến cuối cùng trước khi Chúa Giê-xu lập vương quốc của Ngài, đó là cuộc tấn công của các đội quân Ngoại bang vào Giê-ru-sa-lem. Nhưng Cháu sẽ sử dụng Giu-đa như cây cung và Ep-ra-im như mũi tên và đánh bại tất cả các kẻ thù của Ngài (Xa 9:13).
Ngài sẽ gọi dân sự tản lạc của Ngài về từ nhiều nước, và họ sẽ trở về “đồn lũy” của họ; từ nầy có hai nghĩa: Đức Chúa Trời là Nơi Nương Náu của họ và đồn luỹ là Núi Si-ôn. Trong xứ của mình, họ sẽ sống dưới sự cai trị của Đấng Mê-si-a, dân Do-thái sẽ nhận được gấp đôi ơn phước để bù lại tất cả sự khốn khổ của họ trước đây.
• Đấng Mê-si-a sẽ diễu hành trong khải hoàng (Xa 9:14-10:1).
Hình ảnh ở đây là hình ảnh về một cơn dông, không khác với những gì chúng ta biết được từ Thi 18:7-15; Ha 3:3-15. Đấng Mê-si-a sẽ diễu hành qua và tiếng của Ngài như tiếng sấm và tên của Ngài như tia chớp, và đội quân của Ngài sẽ đi theo Ngài. Ngài sẽ bảo vệ họ khỏi hiểm nguy và sự chết và giúp họ đánh bại kẻ các kẻ thù.
Trong Xa 9:15, hình ảnh thay đổi từ cơn dông thành bữa tiệc và tiên tri mô tả các binh lình hò reo như những người say rượu. (Xa 10:7) Nhưng họ không say vì rượu, nhưng vì màu của kẻ thù đổ ra. Mỗi người “đầy dẫy như bát” giống như những cái chén được dùng đựng huyết của sinh tế trong đền thờ. (Le 4:6-7).
• Một lần nữa hình ảnh lại thay đổi (Xa 9:16-10:1)
Và đội quân được mô tà như đàn chiên mà Đấng Mê-si-a cứu bằng quyền năng của Ngài.Chiên là những con vật cuối cùng bị bắt ra chiến trận, nhưng Y-sơ-ra-ên luôn là bầy chiên đặc biệt của Đức Chúa Trời (Thi 100:3) và Đức Chúa Trời là “Đấng Chăn Giữ Y-sơ-ra-ên” (Thi 80:1). Xa-cha-ri sẽ còn sử dụng hình ảnh chiên và người chăn trong sách tiên tri nầy (Xa 10:2-3; Xa 11:4-16; Xa 13:7).
Hình ảnh thay đổi từ chiên sang những đá quý (Xa 9:16). Khi thầy tế lễ cả Giê-sua tắm gội và thay đồ, ông đội chiếc mũ thánh khiết đó là mũ miện của ông (Xa 3:5), và sau đó ông được đội vương miện của vua, việc ấy khiến ông trở thành vua và vừa là thầy tế lễ (Xa 6:9-12). Nhưng giờ đây chính dân sự Đức Chúa Trời đẹp như những viên đá quí, chói sáng trong xứ và ánh lên sự đẹp đẽ của Đức Chúa Trời.
Kết thúc phần nầy là một mô tả ngắn về xứ và những thay đổi mà Đức Chúa Trời tạo nên vì sự vui mừng của dân sự Ngài (Xa 9:17-10:1). Sẽ có nhiều lúa trên đống và trái nho trong vườj vì Đức Chúa Trời lúc đó sẽ ban mưa xuống. Trong lịch sử của họ, dân Do-thái nhiều lần cầu thần Ba-anh ban mưa; Ba-anh là thần bảo tố; lẽ ra họ phải cầu xin một mình Đức Chúa Trời, vì cì có Ngài có quyền ban mưa cho họ. (Xem I Các vua 18). Trong suốt Thời Đại của Vương Quốc, xứ Pa-léc-tin sẽ màu mỡ và xinh đẹp vì Đức Chúa Trời ban mưa xuống tưới mát mọi cây trái.
Lời hứa về mưa trong Xa 10:1 có một ý nghĩa thuộc linh, vì Đức Thánh Linh được nói trong những thuật ngữ chỉ về mưa (Es 32:15; Es 44:3; Exe 29:39; Os 6:3; Gio 2:23-32). Đức Chúa Trời hứa đổ Thánh Linh Ngài trêndân Y-sơ-ra-ên (Xa 12:10) và khiến họ ăn năn và tin cậy nơi Chúa Cứu Thế.
Đấng Mê-si-a sẽ thêm sức cho dân sự Ngài (Xa 10:2-12). Một lần nữa tiên tri dùng hình ảnh chiên, lần nầy người chăn chiên là kẻ gian ác, vì vậy mà chiên lần đường và lạc lối (Mat 9:36). Dân Do-thái bắt buộc phải vâng theo các thầy tế lễ, là những người cho họ biết ý muốn của Đức Chúa Trời (Xu 28:30; Le 8:8; Exo 2:63), nhưng các lãnh đạo thường đi tìm bà bóng và thầy phù thủy và các thần tượng mà luật pháp ngăn cấm (Phu 18:10-12). Y-sơ-ra-ên trong những ngày sau rốt sẽ giống như chiên đi lạc vì các lãnh đạo của họ đi theo những lời dối gạt thay vì theo lẽ thật của Đức Chúa Trời (Xem.Exe 34).
Nhưng Đấng Mê-si-a sẽ khiến “chiên” thành ngựa chiến! (Xa 10:3) Ngài sẽ trừng phạt những người chăn gian ác (các lãnh đạo) và giúp dân Ngài chiến thắng. Nhiều hình ảnh nổi bật về Đấng Mê-si-a có trong câu 4.
- Đá góc chỉ Đấng Christ là nền của dân sự Ngài, là hòn đá quan trọng để kết dính các vách. (Xem Xa 3:10 và những đề cập về Hòn Đá.)
- Cọc lều (đinh) chỉ Đấng Mê-si-a là Đấng gánh thay mọi gánh nặng (Es 22:20-24), và như cung chiến trận, Ngài là Chiến Binh đắc thắng không bao giờ biết đến thất bại (Thi 45:5 Es 63:2-4).
Lưu ý rằng Đấng Mê-si-a đến từ “nhà Giu-đa” (Xa 10:4), vì Đức Chúa Trời đã ban lời hứa về Đấng Mê-si-a cho Giu-đa trong Sa 49:10. Mọi vua của đất nước từ Đa-vít đều xuất thân từ chi phái Giu-đa , vì Đức Chúa Trời đã lập giao-ước nầy với Đa-vít (IIS Sa 7:1-29).
Những câu Kinh Thánh còn lại trong phần nầy nhấn mạnh đến sức mạnh và người mạnh dạn (Xa 10:5-7,12). Vì Đức Chúa Trời sẽ ở cùng Y-sơ-ra-ên, họ sẽ giẫm đạp các kẻ thù xuống bùn, và họ sẽ chiến thắng hết lần nầy đến lần khác với sức mạnh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cũng kêu gọi bầy chiên tản lạc của Ngài trở về từ nhiều nước. Như người chăn thường huýt gió hoặc thổi sáo để gọi chiên về, và Đức Chúa Trời cũng gom dân sự Ngài lai như vậy. Đó sẽ là “sự ra khỏi Ai-cập” lần thứ hai khi họ vượt qua sự khốn khổ để trờ về cùng Đức Chúa Trời và xứ mình.
Một ngày đắc thắng! Dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời sẽ được gọi về, được cứu, được thống nhất và vui mừng trong sức mạnh của Đức Chúa Trời! Nhưng Đức Chúa Trời có thể ban cho Hội thánh ngày nay những ơn phước y như vậy. Chúng ta là những người ở rải rác, bị khác biệt nhau và đôi khi cách xa nhau, nhưng Đức Chúa Trời có thể hiệp một chúng ta trong Đấng Christ và đem chúng ta lại với nhau.
Chúng ta đánh đánh trận với kẻ thù, nhưng Đức Chúa Trời có thể thêm sức cho chúng ta là biến những con chiên yếu đuối của Ngài thành ra những con ngựa chiến. Ngài ao ước được làm nhiều điều cho chúng ta, nếu chúng ta xưng nhận sự thất bại và vô tín của mình và trở về xin Ngài giúp đỡ.
-Xa 9:10-17; xem giải nghĩa Xa 9:1-9
-Xa 10:1-12; xem giải nghĩa Xa 9:1-9
3. Đấng Mê-si-a bị dấn Ngài khước từ (Xa 11:1-17)
Hai đoạn Kinh Thánh chúng ta vừa học qua cho thấy rằng Y-sơ-ra-ên sẽ gặp khốn khó trong những ngày sau rốt cho đến khi Đấn Mê-si-a của họ đến giải cứu họ, thanh tẩy họ, và lập quốc cho họ. Họ chịu khốn khổ như thế nào?
Trong suốt thời Đa-vít và Sa-lô-môn, Y-sơ-ra-ên là nước hùng mạnh nhất, của cải và tài nguyên của nó nhiều không sao tính hết. Sau khi Sa-lô-môn băng hà, đất nước bĩ chia cắt thanh hai nước, Y-sơ-ra-ên và Giu-da.Y-sơ-ra-ên, Vương Quốc Phía Bắc, bắt đầu suy đồi, nên Đức Chúa Trời sai A-si-ri đánh chiếm họ và làm họ tản lạc. Giu-đa liên tiếp có những vua bất kính, nên Đức Chúa Trời sai Ba-by-lôn đến bắt dân Giu-đa lưu đày.
70 năm sau, một nhóm người Do-thái đã trở về xứ và xây lạ đền thờ. Cuộc sống rất cực nhọc, và đất nước không được vinh quanh như trước; nhưng trong nhiều năm họ đã bền lòng và khôi phục đền thờ và thành của họ. Sau đó Đấng Mê-si-a, Chúa Cứu Thế Giê-xu của họ, đã đến với họ, và họ khước từ Ngài và yêu cầu các lãnh đạo La-mã đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Khoảng 40 năm sau đó, năm 70S.C các đội quân La-mã tiến đến tàn phá Giê-ru-sa-lem và đền thờ , khiến dân Do-thái phải tản lạc phắp nơi trên thế giới, vì họ không tiếp nhận Đấng Mê-si-a của mình, họ trở thành một dân tản lạc từ đó.
Đoạn Kinh Thánh nầy giải thích về sự khước từ Đấng Mê-si-a của họ và cách họ tiếp nhận một mê-si-a giả, Anti-Christ, là kẻ sẽ xuất hiện trong kỳ sau rốt để phỉnh gạt cả thế gian. Hình ảnh chính trong đoạn nầy là hình ảnh về người chăn, và có ba người chăn khác nhau được nói đến.
• Người chăn than khóc (Xa 11:1-3).
Những câu Kinh Thánh ngắn nầy mô tả sự kiên người La-mã xâm chiến Xứ Thánh. Những vùng quan trọng như Giô-đanh, Li-ban, và Ba-san được đề cập. Quân xâm lược giống như lửa thiên đốt rừng. “những kẻ chăn chiên than khóc” nầy là các lãnh đạo của đất nước, họ đã dẫn dân sự đi lạc được và nay phải trả giá cho những tội lỗi của mình.
Ở phương Đông, các vị lãnh đạo và nhà cầm quyền được gọi chung ta “những người chăn chiên” vì họ dẫn dắt dân sự, bảo vệ họ, và chu cấp cho họ. Giê-rê-mi đã thấy cảnh tượng tương tự:
“Hỡi những kẻ chăn, hãy than khóc, cất tiếng than van! Hỡi những kẻ dẫn bầy chiên, hãy lăn trong tro bụi! Vì ngày các ngươi bị giết, kỳ các ngươi bị tan lạc đã đến hạn” (Gie 25:34). Thường thưởng những người chăn sẽ dẫn chiên đến lò giết thịt, nhưng ở đây chính người chăn bị dẫn đến đó! .
Thầy tế lễ cả Cai-phe nghĩ rằng nếu ông diết Chúa Giê-xu, thì dân Do-thái thoát được sự huỷ diệt (Gi 11:47-53), nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Bởi khước từ Đấng Mê-si-a của mình, dân Do-thái đã mở cửa cho sự đoán phạt và sự tan rã. Chúa Giê-xu chết vì dân Y-sơ-ra-ên là đúng, vì Ngài đã chết cho tội lỗi của cả nhân loại (IGi 2:1-3), nhưng sự khước từ lẽ thật dẫn đến sự chấp nhận lời dối gạt, và kết quả là quân La-mã đánh chiến và phá huỷ đền thờ và thành của họ.
• Người Chăn Chiên thật (Xa 11:4-14).
Đức Chúa Trời muốn Xa-cha-ri đảm nhận vai trò của Người Chăn Chiên thật. Ông trở thành kiểu mẫu về Đấng Mê-si-a trong thòi gian Ngài thi hành chức vụ trên đất. Bầy chiên Y-sơ-ra-ên bị đam đến hàng làm thịt vì những lãnh đạo gian ác của họ, nhưng ông đã phải cố gắng hết sức để giải cứu họ.
Các lãnh đạo Do-thái không quan tâm đến bầy chiên; họ chỉ quan tâm đến quyền lợi và của cải của cá nhân mình. Xa-cha-ri có thật sự trở thành người chăn và sở hữu bầy chiên, hay điều đó chỉ được viết trong sách? Ê-sai, Giê-rê-mi, và đặc biệt Ê-xê-chi-ên dùng “những bài giảng qua hành động” để thu hút những người thờ ơ, [28]. có lẽ đó là điều Xa-cha-ri cũng thực hiện.
Ông mang theo mình hai dụng cụ của người chăn chên là cậy để hướng dẫn chiên và roi để đánh đuổi kẻ thù, và ông đặc biệt quan tâm đến người nghèo trong bầy, họ là những người cần được giúp đỡ hơn hết. Theo câu 11, một số “người nghèo trong bầy” đang nhìn xem ông, nên đây là bài giảng qua hành động.
Ông gọi cây cậy là “Tốt Đẹp” (Ơn huệ, Ân Điển) và cây rọi là “Dây Buộc” (Sự hiệp nhất). Ông nuôi nấng chiên và đánh đuổi ba kẻ chăn bất trung. [29] Sau đó ông bẻ gãy hai cây roi nầy! Ân huệ của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài đã hết; giao-ước về giữa Đức Chúa Trời và dân sự Ngài đã gãy đổ. Và mối liên kết giữa Giu-đa (Vương quốc phía nam) và Y-sơ-ra-ên cũng tan vỡ (c.14). [30]
Đức Chúa Trời nhịn nhục và chờ đợi tội nhân ăn năn và tin cậy Ngài, nhưng đã đến lúc Ngài phải làm tất cả những điều Ngài sẽ làm để đến với họ. Việc nầy đã xảy ra với Y-sơ-ra-ên khi Chúa Giê-xu thi hành chức vụ trên đất. “Dẫu Ngài đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài” (Gi 3:7). Chúa Giê-xu đã nói, “Bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!” (Mat 23:37).
Thật sự, dân sự muốn Xa-cha-ri từ bỏ việc làm mình! Ông hỏi họ tiền công của ông, và họ trả ông bằng giá của một nô lệ, ba mươi nén bạc (Xu 21:32), mà ông đã mỉa mai là “giá tốt.” Ông ta lấy làm gớm ghiếc tiền công đó là đã ném chúng cho thợ gốm đang làm việc tại đền thờ, có lẽ là thợ làm những bình và chậu cho các thầy tế lễ.
Theo Mat 27:1-10, hành động của Xa-cha-ri mang tính tiên tri, vì Giu-đa đã bán Chúa Giê-xu giá ba mươi nén bạc, rồi khi lấy được số bạc đó, ông ta đã ném chúng vào đền thờ. Các thầy tế lễ dùng tiền đó mua cánh đồng của thợ gốm để màng nghĩa địa cho những khách lạ. Nhưng câu 9 lại nói lời tiên tri đó của Giê-rê-mi, không phải của Xa-cha-ri, một sự thật làm các học giả Kinh Thánh bối rối trong nhiều thế kỷ.
Nếu chúng ta có sự linh cảm cao độ, chúng ta không thể chỉ lướt qua câu này và xem nó như một sơ suất của người ghi chép; chúng ta cũng không thể bỏ qua và nói rằng Giê-rê-mi đã nói lời đó, còn Xa-cha-ri thì viết nó trong sách của ông. Bạn có muốn tìm kiếm nó trong sách của Giê-rê-mi? Biết rằng các tác giả cỗ thường trích các tác phẩm nhau, chúng ta có lẽ giải đáp được vấn đề đó.
Trước hết, làm thế nào Giê-rê-mi có liên hệ lời tiên tri nầy? Có lẽ Ma-thi-ơ án chỉ đến những hành động của Giê-rê-mi được ghi lại trong Giê-rê-mi 19, khi đó ông đập bể cái bình gốm và công bố sự đoán phạt trên Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. Ông tiên báo rằng Trũng của Con Trai Hi-nôm, bên ngoài Giê-ru-sa-lem, sẽ là một nghĩa đĩa vì tội của dân sự (Gie 19:11).
Lưu ý rằng sự kiện nầy xảy ra gần lối vào cửa đông, là Cửa Gốm dẫn đến cánh động của thợ gốm (c.2) và cũng chú ý cụm từ “huyết vô tội” c.4, Giu-đa thường dùng cụm từ nầy khi ông trả bạc cho các thầy tế lễ (Mat 27:4). Nên Ma-thi-ơ đã mượn hình ảnh cánh đồng của thợ gốm, huyết vô tội, và nghĩa địa từ Giê-rê-mi.
Ma-thi-ơ trích Xa 11:12-13 về chi tiết ba mươi nén bạc bị ném cho thợ gốm trong đền thờ. Tại sao có thợ gốm trong đền thờ? Vì các thầy tế lễ phải dùng nhiều loại bình và chậu khách nhau, nên cần thỡ gốm làm việc cho họ. Như vậy, Ma-thi-ơ mươm hình ảnh đền thờ, ba mươi nén bạc, và thợ gốm từ Xa-cha-ri.
Giờ chúng ta đã rõ những lời của Xa-cha-ti không phải là hoàn toàn giống với những sự kiện được mô tả trong Mat 27:1-10. Trong Xa-cha-ri, tiền được trao cho các thầy tế lễ trong khi Ma-thi-ơ, nó được trả cho Giu-đa, kẻ phản bội. Tiên tri đưa tiền cho thợ gốm trong đền thờ, nhưng Giu-đa đưa tiền cho thầy tế lễ, và về sau số tiền nầy được dùng để mua ruộng của một thợ gốm. Sách của Ma-thi-ơ là sự kết hợp những yếu tố từ cả Giê-rê-mi và Xa-cha-ri, nhưng vì Xa-cha-ri là một tiể tiên tri, nên Ma-thi-ơ chỉ nhắc đến tên của đại tiên tri Giê-rê-mi. [31]
• Người chăn giả (Xa 11:15-17).
Sau đó tiên tri được lệnh đảm nhận vai trò của “người chăn dại.” Từ “dại dột” không có nghĩa là “ngu xuẩn” nhưng “thiếu đạo đức, đồi bại” vì không tiếp nhận lẽ thật của Đức Chúa Trời. Người chăn dại dột cũng được gọi là “người chăn vô dụng”, vì không quan tâm đến chiên của mình. Giống giống Người Chăn Nhân Lành, anh ta không tìm kiếm chiên lạc mất, không quan tâm đến chiên thơ, không nuôi nấng bầy, hay chữa lành cho chiên bệnh. Tất cả những gì người chăn chiên dại làm là làm thịt chiên để nuôi sống bản thân (Exe 34:1-31).
Vì Y-sơ-ra-ên khước từ Người Chăn Thật của họ, là Chúa Cứu Thế Giê-xu, họ sẽ mù quáng tiếp nhận và vâng theo người chăn giả (Anti-christ), là kẻ dẫn họ đi lầm đường. Người người khước từ ánh sáng thì đương nhiên chấp nhận sự tối tăm. Chúa Giê-xu phán, “Ta đã nhân danh Cha ta mà đến, các ngươi không nhận lấy ta. Nếu có kẻ khác lấy danh riêng mình mà đến, thì các ngươi sẽ nhận lấy” (Gi 5:43).
Theo Da 9:27, Anti-Christ sẽ có thể lập giao-ước với dân Do-thái trong 7 năm. Có thể giao-ước đó nhằm mục đích bảo vệ họ để họ có thể xây lại đền thờ và tiếp tục lại việc dâng tế lễ. Nhưng sau ba năm rưởi, hắn sẽ phá đổ giao ước, đặt ảnh của hắn trong đền thờ và buộc cả thế gian thờ phượng hắn (IITe 2:1-12; Kh 13:1-18).
Tuyển dân của Đức Chúa Trời, những người thừa hưởng Kinh Thánh được linh cảm, không nhận Ngài là “lẽ thật” (Gi 14:6) và đến với Đức Chúa Cha, và theo kẻ nói dối là kẻ có Sa-tan đứng sau; thật là điều khó hiểu, nhưng nó sẽ xảy ra y như Kinh Thánh chép. Nhưng để trừng phạt kẻ chăn giả nầy, Đức Chúa Trời sẽ bẻ gãy sức mạnh (tay mạnh sức ) của hắn, làm mờ trí hắn, và sau đó Đấng Mê-si-a sẽ từ trời đến và bắt hắn nhốt trong hồ lửa một ngàn năm (Kh 19:11-21).
Trong một ngàn năm đó, Chúa Cứu Thế sẽ cai trị nước vinh hiển của Ngài, Y-sơ-ra-ên sẽ nhận lãnh những ơn phước mà các tiên tri đã hứa, Hội thánh sẽ đồng trị với Ngài, và cả loài thọ tạo sẽ hưởng “sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời” (Ro 8:21).
Nước Cha được đến!
ĐƯỢC CỨU, ĐƯỢC THANH TẨY VÀ ĐƯỢC PHỤC HỒI (Xa 12:1-14:21)
Trong lời tiên tri thứ hai, Xa-cha-ri đưa chúng ta đến kỳ sau rốt. Ông mô tả các nước Ngoại bang tấn công Giê-ru-sa-lem, dân Do-thái kinh nghiệm những thử thách khắc nghiệt (“kỳ tai hại của Gia-cốp”) và sau đó là Đức Chúa Trời trở lại trong quyền phép và vinh quang để giải cứu dân sự Ngài và thiết lập vương quốc như đã hứa. Thật là một viễn cảnh đáng phấn khởi! Nhưng nó không phải là điều tưởng tượng; nó chính là Lời của Đức Chúa Trời, và nó sẽ xảy ra.
Khi nghiên cứu ba đoạn Kinh Thánh nầy, bạn nên lưu ý sự lặp đi lặp lại 16 lần cụm từ “trong ngày đó”. “Ngày đó” chính là “Ngày của Đức Giê-hô-va,” ngày của sự thạnh nộ và đoán phạt mà các tiên tri đã viết về (Gio 3:9-16; So 1:1-18), và Chúa Giê-xu đã mô tả trong Mat 24:4-31 và Giăng trong Kh 6:1-19:21.
Xa-cha-ri mô tả ba sự kiện chính.
1. Đức Chúa Trời sẽ giải cứu Giê-ru-sa-lem (Xa 12:1-9) (Xa 12:1-14:7)
Giê-ru-sa-lem được đề cập 52 lần trong sách Xa-cha-ri, riêng ba đoạn cuối nó được nhắc đến 22 lần. Trong đoạn đầu, Xa-cha-ri cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời “Ta vì Giê-ru-sa-lem và Si-ôn động lòng ghen quá lắm” (Xa 1:14). Câu nầy cho thấy trái tim khao khát của Cha yêu thương dành cho con trưởng nam của Ngài (Xu 4:22) và mô tả một Người Chồng chung thuỷ đối với người vợ phản bội của Ngài (Gie 2:2; Gie 3:2). Sự sắp xếp thời gian của Đức Chúa Trời không phảo lúc nào củng theo đúng kế hoạch của chúng ta, nhưng Ngài khôn ngoan hơn chúng ta và sẽ giữ lời hứa của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên.
• Giê-ru-sa-lem sẽ bị tấn công (Xa 12:1-3; Xa 13:1-2).
Mở đầu lời tiên tri là sự khẳng định sự tể trị và quyền năng của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta ngước lên, chúng ta sẽ thấy các tầng trời mà Ngài đã tạo dựng; nếu chúng ta nhìn xuống, chúng ta thấy mặt đất mà Ngài đã lập nên; và nếu chúng ta nhìn vào chính mình, chúng ta sẽ thấy tâm linh mà Ngài ban cho chúng ta. Đức Chúa Trời của tạo hoá là Đức Chúa Trời quan tâm đến chúng ta! “Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền năng cả thể; Sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận. Đức Giê-hô-va nâng đỡ người khiêm nhường, đánh đổ kẻ ác xuống đất” (Thi 147:5-6).
Lưu ý sự nhấn mạnh đến “hết thảy những nước” và “mọi dân” (Xa 12:2-3,6,9; Xa 14:2,12,14,16), vì sự tấn công ấy bao gồm các đội quân trên toàn thế giời và là một phần của “trận chiến Ha-ma-ghê-đôn” được mô tả trong Gio 3:9-16; Mat 24:27-30; Kh 9:13-18; Kh 16:12-16; Kh 19:17-21.[32]
Ba lực liên quan đến sự tập trung đội quân lớn nầy: (1) các nước đồng lòng chiến đấu chống lại Đức Chúa Trời và dân sự Ngài (Thi 2:1-3) (2) Sa-tan dùng quyền lực ma quỷ của nó tạo ảnh hưởng để các nước hiệp lại (Kh 16:13-15) và (3) Đức Chúa Trời thực thi quyền tể trị của Ngài trong việc tập trung họ (Xa 14:2; Kh 16:16).
Để mô tả tình hình của Giê-ru-sa-lem “trong ngày đó,” Xa-cha-ri dùng hình ảnh chén và hòn đá. Chén là hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh để chỉ về sự đoán phạt (Thi 75:8; Es 51:17,21-23; Gie 25:15-28; Exe 23:31-33; Ha 2:16; Kh 14:10; Kh 16:19; Kh 18:6). Các nước lên kế hoạch “nuốt chửng” Giê-ru-sa-lem, nhưng khi họ bắt đầu “uống chén,” thì bị xây xẩm! Lịch sử cho thấy rằng các nước từng kiệt sức khi cố tiêu diệt dân Do-thái và đã tự tiêu diệt chính mình. Và sẽ tương tự khi các nước hợp sức tấn công tuyển dân của Đức Chúa Trời.
Một số binh lính của quân thù sẽ tràn vào thành, cướp bóc, hành hạ phụ nữ, và bắt một nữa cư dân đi. Nhưng ý đồ tiêu diệt thành và dân tộc Do-thái sẽ không thành, vù Đức Chúa Trời sẽ khiến Giê-ru-sa-lem như hòn đá bất động không hề khuất phục. Hòn đá nầy sẽ nghiền nát các đội quân.
• Đức Chúa Trời sẽ hiện ra (Xa 14:3-7).
Đức Chúa Trời chúng ta đã thăng thiên tại núi Ô-li-ve (Cong 1:9-12), và khi Ngài trở lại, Ngài sẽ đứng trên núi Ô-li-ve và tạo nên một cơn động đất lớn để thay đổi địa hình ấy (Es 29:6; Kh 16:18-19). Hiện tượng nầy tạo ra một trũng mới, và là con đường thoát thân cho nhiều người. Cũng sẽ có nhthay đổi trên trời để ngày sẽ không có sáng và tối, buổi sáng và buổi chiều (Es 60:19-20).
“Đức Giê-hô-va là một chiến sĩ” là lời ca tụng của dân Do-thái sau khi họ được giải cứu khỏi Ai-cập (Xu 15:3), nhưng bản tánh và chức vụ nầy của Chúa Cứu Thế bị con người ngày nay lãnh quên, nếu không muốn nói là chống đối. Trong nổ lực tìm kiếm hòa bình trên toàn thế giới, một số giáo phái đã loại “những bài hát mang tính chiến đấu” ra khỏi quyển thánh ca, để rồi thế hệ sau lớn lên mà không biết gì về “trận chiến tốt lành của đức tin” hay sự Thờ phượng Chúa Cứu Thế, là Đấng sẽ giáp mặt với các nước trong một cuộc chiến (Kh 19:11-21)
Trước khi dân sự bước vào Đất Hứa, Môi-se có hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ đánh trận cho họ (Phuc 1:30; Phuc 3:22). Đa-vít đã hỏi và tự trả lời, “Vua vinh hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va có sức lực và quyền năng” (Thi 24:8). Ê-sai công bố, “Đức Giê-hô-va sẽ ra như người mạnh dạn; giục lòng sốt sắng như người lính chiến; kêu la quát tháo; ra sức cự lại kẻ thù nghịch mình” (Es 42:13). Đức Chúa Trời của chúng ta đã nhịn nhục với các nước quá lâu, nhưng rồi Ngài sẽ gặp họ trong trận chiến và đánh bại họ.
• Đức Chúa Trời sẽ đánh bại kẻ thù (Xa 12:4-9; Xa 14:12-15). Sự kinh hãi, dịch bệnh, và sức mạnh đặc biệt phú cho binh lính Do-thái (Xa 12:8) là những phương tiệm Đức Chúa Trời dùng để đánh bại các đội quân xâm lược. Những con ngựa sẽ hoảng loạn vì mù mắt và những người cỡi ngựa sẽ điên cuồng và chém giết nhau (Xa 14:3). [33] Đức Chúa Trời sẽ đoái xem dân sự Ngài và giải cứu họ. Ngài sẽ khiến cho dân Do-thái mạnh như lửa và những kẻ thù của họ giống như rơm rạ. Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ tỏ quyền năng vô hạn của Ngài khi Ngài bảo vệ dân sự Ngài và đánh bại những kẻ thù của Ngài.
Dù tiên tri tập trung nói về cư dân của Giê-ru-sa-lem, nhưng ông đặc biệt lưu ý đến những người Giu-đa sẽ tham gia vào trận chiến nầy. Vì những kẻ xâm lược muốn đến Giê-ru-sa-lem, họ phải đi qua Giu-đa (Xa 12:2) nhưng vì Đa-vít, Đức Chúa Trời sẽ luôn đoái đến dân Giu-đa và giải cứu họ (c.4,7).
Đức tin và lòng can đảm của cư dân tại Giê-ru-sa-lem sẽ khích lệ Giu-đa quyết chiến, và Đức Chúa Trời sẽ giúp họ chiến thắng (c.5-6). Những binh lính Do-thái yếu sức sẽ được sức của Đa-vít, là người đã giết hàng vạn quân thù (ISa 18:7). Đội quân Do-thái sẽ tiến quân như Thiên Sứ của Đức Chúa Trời, trong một đêm giết chết 185.000 lính A-si-ri (Es 37).
2. Đức Chúa Trời sẽ thanh tẩy Y-sơ-ra-ên (Xa 12:1-9) (Xa 12:10-13:9)
Khi giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi các kẻ thù của họ, mục đích cuối cùng của Chúa chúng ta không chỉ là bào vệ đất nước của họ, vì sự phục hồi thuộc linh là điều quan trọng nhất trong lòng Ngài. Ngài muốn mặc khải chính Ngài cho họ và thiết lập một mối tương giao mà hàng bao thế kỷ qua không có được vì tội lỗi của họ.
• Dân sự sẽ ăn năn (Xa 12:10-14).
Sự ăn năn không phải là điều mà tự bản thân chúng ta thôi thúc mình làm; nó là một ân tứ từ Đức Chúa Trời khi chúng ta nghe Lời Ngài và nhận biết ân điển của Ngài (Cong 5:31; Cong 11:18; IITi 2:25). Đức Chúa Trời sẽ đổ Thần [34] Ngài trên Y-sơ-ra-ên (Gio 2:28-29), và dân sự sẽ nhận biết tội lỗi của họ và kêu cầu Đức Chúa Trời than thứ. Họ cũng sẽ nhận biết Đấng Mê-si-a của họ, là Đấng đã bị họ đâm (Thi 22:16; Es 53:5; Gi 19:34,37) và sẽ tin cậy nơi Ngài. Sự tha thứ dành cho những tội nhân nào tiếp nhận Chúa bằng đức tin nơi sự hy sinh của Chúa Cứu Thế trên thấp tự giá.
Đất nước sẽ than khóc, như cha mẹ than khóc vì mất con trai một mình, như đất nước từng khóc gần Mê-ghi-đô vì Giô-sia vua yêu dấu của họ bĩ kẻ thù giết hại (IISu 35:20-27). Xa-cha-ri nói rằng tất cả các chi tộc của Y-sơ-ra-ên sẽ than khóc, đàn ông và đàn bà riêng ra, kể cả hoàng thân quốc thích (dòng dõi Đa-vít), các tiên tri (họ tộc của Na-than IISa 7:1-29), và các thầy tế lễ (các họ tộc của Lê-vi và Si-mê-i Dan 3:17-18,21).
“Những họ còn sót lại” ở những vùng còn lại trên đất nước. Đó sẽ là kỳ ăn năn sâu sắc và thật lòng xảy ra trên toàn quốc mà trước đây chưa bao giờ có.
• Đất nước sẽ được thanh tẩy (Xa 13:1-7).
Ê-sai đã quở trách dân sự, “Hãy rửa đi, hãy làm cho sạch! Hãy tránh những việc ác khỏi trước mắt ta” (Es 1:16), nhưng họ không nghe. Giê-rê-mi đã nài xin dân sự, “Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy làm sạch hết điều ác trong lòng ngươi, hầu cho ngươi được cứu” (Gie 4:14), nhưng họ không vâng theo. Nhưng nay, trong sự ăn năn và đức tin của Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời sẽ thanh tẩy họ! Sự tha thứ là một phần trong giao ước mới mà Đức Chúa Trời hứa với dân sự Ngài (Gie 31:31-34): “Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa” (c.34).
William Cowper dựa theo Xa 13:1 để viết bài thánh ca, “There Is a Fountain Filled with Blood”, vì chính sự hy sinh của Cứu Chúa để chuộc mọi tội lỗi. Dân Do-thái có thể tẩy sự ô uế bên ngoài của họ bằng nước, nhưng để thanh tẩy tấm lòng tội lỗi của họ thì chỉ có huyết của Chúa Cứu Thế (Le 16:30; Le 17:11). “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa” (IGi 2:2).
Nhưng không chỉ tấm lòng họ sẽ được thanh tẩy, đất của họ cũng được tẩy sạch những sự lọc lừa và ô uế. Những thần tượng và các tiên tri giả [35] hai trong những tội lỗi dai dẳng của Y-sơ-ra-ên sẽ bị dẹp sạch, và “linh bất khiết” mà từng khiết dân sự khước từ Đức Chúa Trời cũng bị đem đi. (Xa 5:5-11).
Theo Luật Pháp, tiên tri giả phải bị giết (Phu 13:1-18); nên những tiên tri giả trong thòi đó sẽ nói dối về công việc của họ để cứu mạng sống mình (Xa 13:2-6). Họ không mặc quần áo đặc biệt của tiên tri (c.4; IVua 1:8 Mat 3:4), và họ khai mình là nông dân, không phải tiên tri. Nếu được hỏi về những vết sẹo trên người, do hô tự làm tổn thương mình khi thờ phượng các thần tượng (IVua 18:28), họ sẽ nói dối rằng bạn bè (hoặc gia đình) đánh họ bị thương. [36]
Khác với các tiên tri giả, Người Chăn thật được trình bày trong Xa 13:7. (Xem lại Xa 11:1-17 về những lời tiên tri khác liên quan đến “Người Chăn”). Chúa Giê-xu đã trích một phần lời tiên tri nầy không Ngài và các môn đồ trên đường đến Ghết-sê-ma-nê (Mat 26:31), và Ngài nhắc đến nó một lần nữa khi Ngài bị bắt (c.56). Chỉ Chúa Giê-xu, là Đấng Mê-si-a, có thể nói rằng: “Ta với Cha là một” tức là, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” (Gi 10:30 Gi 14:9).
Nhưng cũng có một ý nghĩa rộng hơn cho câu Kinh Thánh nầy không liên hệ nó với sự tản lạc của dân sự năm 70 S.C khi Giê-ru-sa-lem bị người La-mã chiến đống. Dân Do-thái đã đóng đinh Người Chăn của họ trên thập tự giá (Es 53:10), và hành động khước từ nầy là nguyện nhân gây ra sự tản lạc (Phuc 28:64; Phuc 29:24-25). Y-sơ-ra-ên ngày nay là một dân tộc tản lạc, nhưng đến một ngày họ sẽ được nhóm lại; họ là dân ô uế, nhưng đến một ngày họ sẽ được thanh tẩy.
• Đất nước sẽ được tinh lọc (Xa 13:8-9).
Hình ảnh nầy nhắc chúng ta về giá trị mà Đức Chúa Trời đặt tên dân Y-sơ-ra-ên của Ngài: họ giống như vàng và bạc cần phải được tinh luyện trong lò. Đây là kinh nghiệm của họ ở Ai-cập (Phu 4:20) và ở Ba-by-lôn (Es 48:10), nhưng “kỳ tai hại của Gia-cốp” sẽ là kinh nghiệm rèn thử đau đớn nhất.
Thợ bạc tinh lọc vàng và bạ để loại bỏ những chất cặn bã, và Sự Hoạn Nạn trong những ngày sau rốt sẽ thực hiện điều đó với Y-sơ-ra-ên.Một phần ba dân sự sẽ được để lại, họ là dân sót hết lòng trung tín, trong khi phàn còn lại sẽ bị chối bỏ và giết chết. Dân sót tin kính, những người kêu cầu cùng Đức Chúa Trời (Cong 2:21), sẽ được cứu và trở thành những nhân tố trong vương quốc đã hứa, vì Đức Chúa Trời sẽ công nhận họ là dân của Ngài (Os 2:21-23).
Trước khi chúng ta nói sang phần khác, chúng ta cần xem xét sự ứng dụng thuộc linh dành cho dân sự Đức Chúa Trời ngày nay. Chắc chắn Hội thánh là dân sự ô uế cần ăn năn và được thanh tẩy , và lời hứa về sự tha thứ vẫn hiệu lực (IGi 1:9). Đức Chúa Trời thường rèn luyện chúng ta qua những thử thách trước khi chúng ta cầu khẩn Ngài và tìm kiếm mặt Ngài (He 12:3-11 IPhi 4:12). Nếu dân sự Đức Chúa Trời làm theo những hướng dận trong IISu 7:14, Đức Chúa Trời sẽ thanh tẩy và ban phước cho Hội thánh và chữa lành cho đất.
-Xa 12:10-14; xem giải nghĩa Xa 12:1-9.
-Xa 13:1-9; xem giải nghĩa Xa 12:1-9.
-Xa 14:1-8; xem giải nghĩa Xa 12:1-9.
3. Đức Chúa Trời cai trị cả thế gian (Xa 14:9-11,16-21)
“Đức Giê-hô-va sẽ làm vua khắp đất; trong ngày đó, Đức Giê-hô-va sẽ là có một, và danh Ngài cũng sẽ là có một” (c.9). Sau khi các nước bị trừng phạt và Y-sơ-ra-ên được thanh tẩy, Đức Chúa Trời sẽ thiết lập vương quốc công bình của Ngài và trị vì trên ngôi Đa-vít (Lu 1:32-33; Kh 17:14; Kh 19:16). Người sẽ cai trị cả thế gian (“khắp đất”), Ngài sẽ là Đức Chúa Trời duy nhất được người ta thờ phượng, và danh Ngài sẽ là danh duy nhất được ton vinh (Thi 72:1-20; Gie 30:7-9).
Điều gì sẽ xảy ra khi Vua Cao Cả trị vì?
Đất sẽ được chữa lành (Xa 14:8). Giê-ru-sa-lem là thành cỗ duy nhất không được xây dựng gần sông. Nhưng trong Thời Đại của Vương Quốc, [37] sông “nước sống” sẽ chảy ra từ Giê-ru-sa-lem và đem sự chữa lành và sự màu mỡ cho đất. (Exe 47:1-12; Gio 3:18). Sông nầy sẽ tách ra, một dòng đổ vào Biển Chết (“biển đông”) và một dòng đổ vào Đại Trung Hải (“biển tây”). Nhiều thế kỷ qua, người ta không hiểu làm sao biển Chết có thể còn tồn tại, nhưng nó sẽ chưa hoàn thành nhiệm vụ của nó nếu Vương Quốc chưa được thiết lập. Sự xinh đẹp của đất nầy trong Thời Đại Vương Quốc được mô tả trong Ê-sai 35.
• Địa hình sẽ thay đổi (Xa 14:10-11).
Bên canh những thay đổi do động đất trong ngàu Chúa Cứu Thế tái lâm (c.4-5), còn có hai sự thay đổi khác: (1) khu vực xung quanh Giê-ru-sa-lem sẽ trũng xuống và được san bằng thành vùng đồng bằng, và (2) Giê-ru-sa-lem nhô cao hơn vùng đất xung quanh nó. Những thay đổi nầy sẽ làm ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai, “Sẽ xảy ra trong những ngày sau rốt, núi của nhà Đức Giê-hô-va sẽ được lập vững trên đỉnh các núi, cao hơn các đồi. Mọi nước sẽ đổ về đó” (Es 2:2; Xa 8:1-3; Mi 4:1-3).
Nếu Đấng Mê-si-a cai trị với tư cách Thầy Tế Lễ Nhà Vua (Xa 6:9-15), thì sẽ có một đền thờ và chức tế lễ trong suốt Thời Đại của Vương Quốc, và nó được mô tả chi tiết trong Ê-xê-chi-ên 40-48. Giê-ru-sa-lem sẽ là thành quan trọng nhất trên thế giới và khu vực đền thờ là khu vực quan tọng nhất của thành phố mới và huy hoàng nầy. [38]
• Mọi nguy hiểm sẽ không còn (Xa 14:11).
Các núi xung quanh Giê-ru-sa-lem có nhiệm vụ bảo vệ nó (Thi 48:1-8 Thi 125:1-2) nhưng nay khi Đấng Mê-si-a trị vì, thành ấy không còn đương đầu vời kẻ thù xâm lược nữa (Exe 34:22-31). “Người ta sẽ ở đó” nhắc chúng ta nhớ 50.000 người Do-thái bằng lòng từ bỏ nơi yên ổn và tiện nghi của Ba-by-lôn để sống nơi hoang tàn đổ nát của Giê-ru-sa-lem, và cả Nê-hê-mi cũng gặp khó khăn khi đưa người về sống ở đó (Ne 11:1-36). Xa-cha-ri đã cho chúng ta biết rằng trẻ con sẽ chơi đùa trên đường phố Giê-ru-sa-lem, và người già thì ngồi phơi nắng và trò chuyện cùng nhau (Xa 8:4-8).
Các dân Ngoại sẽ thờ phượng Chúa tại Giê-ru-sa-lem (Xa 14:16). Y-sơ-ra-ên sẽ có nhiệm vụ dẫn dắt những dân Ngoại tin Chúa hằng sống và đến Giê-ru-sa-lem thờ phượng trong đền thờ của Ngài (Es 2:2-5; Xa 2:10-13). Trong số 7 kỳ lễ hàng năm như được kể trong Le 23:1-44, Lễ Lều Tạm là lễ duy nhất được tổ chức trong Thời Đại của Vương Quốc (Le 23:33-44). Lễ nầy kỷ niệm những tháng ngày họ lang thang trong đồng vắng, nhưng nó cũng là thời gian vui mừng vì những ơn phước dồi dào của Đức Chúa Trời trong suốt mùa gặt (c.40).
Nhưng tại sao chỉ tổ chức Lễ Lều Tạm? Merrit Unger có một gợi ý rất hay khi ông nói rằng Lễ Lều Tạm là lễ duy nhất trong 7 lễ sẽ không được ứng nghiệm nếu vương quốc chưa được thiết lập.
Lễ Vượt Qua được ứng nghiệm trong sự chết của Chúa Cứu Thế (ICôr 5:1-7:40; Gi 1:29), Lễ Đầu Mùa được ứng nghiệm trong sự sống lại của Ngài (ICôr 15:23), và tuần lễ Bánh Không Men được ứng nghiệm trong sức sống của Hội Thánh ngày nay khi các tín đồ bước đi trong sự thánh khiết (ICôr 5:6-8). Lễ Ngũ Tuần được ứng nghiệm trong Công-vụ 2, và Lễ Thổi Kèn sẽ được ứng nghiệm trước khi vương quốc được thiết lập, khi đó Đức Chúa Trời sẽ gom dân sự Ngài về từ các nước trên thế giới (Es 18:3,7; Mat 24:29-31). Lễ Chuộc Tội sẽ được ứng nghiệm khi dân sự nhìn thấy Đấng Mê-si-a, ăn năn và được thanh tẩy.
Nhưng Lễ Lều Tạm là dấu hiệu của Thời Đại vui mừng và vinh quang, nên nó sẽ được tổ chức trong khi Vương Quốc của Đức Chúa Trời diễn tiến.[39] Hàng năm nó sẽ nhắc nhở cho các dân Ngoại rằng những ơn phước dư dật mà họ được hưởng đến từ Đức Chúa Trời nhân từ và rộng rãi. Chúng ta dễ xem những ơn phước ấy là hiển nhiên!
• Đức Chúa Trời sẽ thực thi sự công bình (Xa 14:17-19).
Các nước không gởi đại diện đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời sẽ bị trừng phạt, sẽ không có mưa trong xứ của họ. Đây là cách Đức Chúa Trời kỷ luật Y-sơ-ra-ên khi họ không vâng lời Ngài (Phuc 28:22-24). Hãy nhớ rằng, dù thiên hy niên là khoảng thời gian bình an và phước hạnh, nó cũng là khoảng thời gian Chúa Giê-xu sẽ cai trị thế gian bằng “cây gậy sắt” và trừng phạt kẻ bất tuân (Thi 2:9; Kh 2:27; Kh 12:5; Kh 19:15). Không dự Lễ Lều Tạm bị xem ngang với tội khinh thường ơn phước Đức Chúa Trời, và đây là một tội rất nặng (Rô 1:18).
Ai-cập được đề cập một cách đặc biệt vì sự tưới tiêu ở nước đó phải lệ thuộc vào nước lũ hàng năm của sông Nile, nếu không có mưa, nước sông sẽ cạn kiệt. Trong thời Giô-sép, ở Ai-cập trải qua 7 năm đói kém. Ai-cập là kẻ bắt bớ và kẻ thù của Y-sơ-ra-ên, và trong thời đại của vương quốc, nó sẽ được ban phước vì Đấng Mê-si-a của Y-sơ-ra-ên. Không tỏ lòng biết ơn sẽ là một tội đáng gớm ghiếc.
• Sự thánh khiết sẽ là đặc điểm của mọi đời sống (Xa 14:20-21).
Chữ “thánh khiết” được khắc trên những chiếc chuông trên áo của thầy tế lễ cả là điều chúng ta có thể nghĩ đến (Xu 28:36-38), nhưng chắc chắn không thể nghĩ rằng nó được viết trên chuông đeo cho ngựa! Và tại sao những vật dụng bình thường trong nhà lại được xem như những khí dụng trong đền thờ? [40]
Hai hình ảnh nầy mặc khải ý của Đức Chúa Trời rằng, “Trong Thời Đại của Vương Quốc Ngài, mọi khía cạnh của đời sống đểu sẽ thánh khiết đối với Đức Chúa Trời.” Ngài đã gọi Y-sơ-ra-ên là “một nước thầy tế lễ” (Xu 19:6), và nay nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, họ sẽ xứng đáng với tên gọi đó.
Đối với tín hữu ngày nay, đây là lối giải thích theo Cựu-ước cho câu Kinh Thánh ICôr 10:31, “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” Không có “trần tục” hay “thiêng liêng” trong đời sống Cơ-đốc, vì mọi thứ đều đến từ Đức Chúa Trời và sẽ được sử dụng vì sự vinh hiển của Ngài.
Tiếng Hy-ba-lai được dịch là “Ca-na-an” trong Xa 14:21 chỉ về những thương buôn hoặc những kẻ không thánh sạch, cả hai loại người đó sẽ làm ô uế đền thờ của Đức Chúa Trời. Từ lúc Chúa Giê-xu bắt đầu và kết thúc chức vụ của Ngài, Ngài đã biết những “kẻ buôn bán lấy danh tôn giáo” lợi dụng nhà của Đức Chúa Trời để kiếm lợi cho riêng mình (Gi 2:13-22; Mat 21:12-13; Mac 11:15-17; Lu 19:45-46).
Nhà cầu nguyện của các nước đã biến thành ổ trộm cướp nhằm thu lợi về cho thầy tế lễ cả và gia đình ông ta. Nhưng đền thờ trong thiên hi niên sẽ là đền thờ thánh khiết, không bị ô uế bởi những người không biết và không yêu mến Đức Chúa Trời, và trong đền thờ là các thầy tế lễ thánh khiết phụng sự Đức Chúa Trời.
Sách của Xa-cha-ri mở đầu bằng lời kêu gọi ăn năn, nhưng kết thúc bằng một khải tượng về dân tộc thánh khiết và vương quốc vinh hiển.
Xa-cha-ri là một trong những anh hùng của Đức Chúa Trời, ông đã hầu việc Chúa trong giai đoạn khó khăn và ở nơi cực khổ, nhưng ông khích lệ dân sự Đức Chúa Trời qua những khải tượng về những việc Đức Chúa Trời sẽ làm cho họ trong tương lai.
Đức Chúa Trời vẫn ghen vì yêu thương Giê-ru-sa-lem và dân Do-thái, và Ngài sẽ làm trọn những lời hứa của Ngài.
“Hãy cầu hòa bình cho Giê-ru-sa-lem” (Thi 122:6).
NHÌN LẠI
Cần Tuyển: Những Nam Nữ Anh Hùng
In The world’s broad field of battle,
In the bivouac of life,
Be not like dump, driven cattle!
Be a hero in the strife!
(Trong chiến trường rộng lớn của thế gian, trong đêm tối của cuộc đời. Đừng như con thú bị đánh đuổi, hãy xông vào trận chiến như những anh hùng!)
Henry Wadsworth Longfellow đã viết những lời nầy trong bài thơ nổi tiếng của ông ta, “A psalm of Life.”
Một người nào đó đã đổi lại một chút cho phù hợp với Hội thánh ngày nay.
In The world’s broad field of battle,
In the bivouac of life,
You will find the Christian Soldier
Represented by his Wife.
(Trong chiến trường rộng lớn của thế gian, trong đêm tối của cuộc đời. Bạn sẽ thấy người chiến binh Cơ-đốc, nhưng qua người vợ hiền của anh ta.)
Không phủ nhận rằng một số người đàn ông bỏ mặc vai trò anh hùng thuộc linh cho vợ họ, nhưng tôi thừa nhận mình không hoàn toàn đồng ý câu thơ chế giễu đó. Trong gần 50 năm chức vụ ở nhiều nơi trên thế giới, tôi từng gặp nhiều người đàn ông Cơ-đốc, có vợ và con, và họ đang sống như những anh hùng để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Anh hùng không phân biệt giới tính. Lịch sử Hội thánh ghi lại những câu chuyện “Anh Hùng Đức Tin”, mà những nhân vật chính là cả người nam lẫn người nữ, và chúng ta sẽ không biết hết những câu chuyện của hàng triệu anh hùng ẩn danh cho đến ngày chúng ta gặp họ trên thiên đàng. Đức Chúa Trời biết họ là ai và đó là tất cả vấn đề.
Bốn thập niên trước, một sử gia người Mỹ, Arthur M.Schlesinger, xuất bản một bài tiểu luận có tực đề “The Decline of Heroes” (Sự Sa Sút của Những Anh Hùng), trong đó ông ta phê phán xã hội đường đại thiếu vắng những anh hùng, là loại người “nắm bắt lịch sử bằng cả hai tay và ghi nhớ nó, lưu ý những lời hướng dẫn của nó.” [41]
Theo Schlesinger, xã hội ngày nay coi trọng “chủ nghĩa tập thể”, mà không thích chủ nghĩa cá nhân, mọi người thích hợp thành nhóm và cùng thích sự dễ chịu trong sinh hoạt tôn giáo. Như vậy không có chỗ cho những người can đảm và người có cái nhìn khác. “Những con người vĩ đại thích ứng với xã hội đồng nhất nầy ở những điểm nào?”, Ông ta hỏi [42]. Nhiều người không thoải mái với những anh hùng; họ tỏ ra xem thường và phân biệt.
Nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, “những anh hùng” giả mạo, cả thế tục và thiêng liêng, có thể được chế tạo một sớm một chiều. Samuel Boorstin viết, “Hai thế kỷ trước, khi một người vĩ đại xuất hiện, người ta mong đợi ý muốn của Đức Chúa Trời trong người đó; ngày nay chúng ta mong đợi người phụ trách quảng cáo của anh ta.” [43]
Đáng tiếc, Hội thánh này nay có rất nhiều anh hùng được chế tạo hàng loạt; nhưng cũng có những anh hùng thật, là những người biết khiêm nhường và can đảm hầu việc Đức Chúa Trời và dân sự Ngài. Vấn đề là, chúng ta cần nhiều anh hùng hơn trong Hội thánh ngày nay nếu chúng ta phải vượt quan những thử thách mà Đức Chúa Trời đặt ra trước mắt chúng ta.
Khi chúng ta nhìn lại các ba sách Cựu-ước mà chúng ta vừa học, chúng ta cóthể kết luận gì về những anh hùng của Đức Chúa Trời?
1. Những anh hùng của Đức Chúa Trời có muôn hình vạn trang.
Không có một khuôn mẫu nhất định. E-xơ-ra là một thầy tế lễ có học thức, ông biết Luật Pháp của Đức Chúa Trời và có thể giảng dạy nó.A-ghê là một người lớn tuổi và có suy nghĩ giống với thế hệ trẻ hơn mình, và Xa-cha-ri là người trẻ tuổi và nhận gánh năng về lời tiên tri từ Đức Chúa Trời.
Xô-rô-ba-bên mang dòng máu hoàng gia, nhưng sẵn sàng làm quan trấn thủ dưới quyền của chính phủ Phe-rơ-sơ. Giê-sua, thầy tế lễ cả, sống giữa vòng dân sự và ngày đêm khích lệ họ. Và cùng sát cánh với những người nầy là rất người những người nam, người nữ tận tụy mà Kinh Thánh không nhắc tên nhưng Đức Chúa Trời biết hết, họ là những người mang gánh nặng và trung tín làm tròn bổn phận của mình, cố gắng hết mình để làm người xây dựng thay vì làm kẻ phá hoại.
Thế gian nầy cho chúng ta hình ảnh ấn tượng về những lãnh đạo thành công, nhưng không có một khuôn mẫu nào, hoặc trong lãnh vực kinh doanh, chính trị, hay Hội thánh. Thật ra, những anh hùng của Đức Chúa Trời không nhất thiết là “những lãnh đạo”; nhiều người chỉ là những môn đồ biết vâng lời.
Điều quan trọng là, giống như E-xơ-ra, chúng ta có cánh tay nhân lành của Đức Chúa Trời ở trên mình, và giống như Giê-sua và Xô-rô-ba-bên, chúng ta kinh nghiệm dầu của Thánh Linh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền phép của Ngài.
Tôi được ơn hầu việc ở nhiều lãnh vực, và từ kinh nghiệm đó tôi học được điều nầy: “Đức Chúa Trời đang tể tri trong việc huấn luyện và kêu gọi những đầy tớ của Ngài, và thường thì “những người cứng đầu” không phải là những người nhìn thấy Đức Chúa Trời thực hiện những việc lạ lùng nầy. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không phải là những bản sao trên giấy than; họ là những nguyên bản. Họ dám là chính mình và làm trọn công việc mà Đức Chúa Trời kêu gọi họ làm.
2. Những anh hùng của Đức Chúa Trời nhìn thấy cơ hội, nhưng cũng biết những khó khăn.
50.000 người Do-thái về Giu-đa để xây lại đền thờ biết rõ rằng cuộc sống của họ ở Giê-ru-sa-lem sẽ khó khăn hơn ở Ba-by-lôn, nhưng họ cũng biết rằng họ phải hoàn thành một nhiệm vụ. Ê-xơ-ra có thể ở alị Ba-by-lôn và mở một trường Kinh Thánh, nhưng ông đã quyết định thay đổi sự phân cấp của mình, từ “người định cư” thành “người khai hoang” và trở về Giê-ru-sa-lem. Ông có biết những trở ngại và khó khăn mà ông sẽ đối diện? Dĩ nhiên ông biết, nhưng ông thích nhìn vào những cơ hội.
Chúng ta dường như quên rằng điều giúp cho “những anh hùng đức tin” tiếp tục vững bước, như những người được liệt kê trong Hê-bơ-rơ 11, là khải tượng của họ về Đức Chúa Trời và những gì Ngài muốn họ làm. Áp-ra-ham thấy được thành của Đức Chúa Trời và vì vậy không bị Ai-cập và Sô-đôm cám dỗ như Lót đã bị (He 11:13-16). Môi-se thấy “Đấng không thể nhìn thấy” và phần thưởng mà Đức Chúa Trời dành cho người trung tín, nên ông từ bỏ của cải và địa vị ở Ai-cập và đồng hoá mình với dân sự khốn khổ của Đức Chúa Trời (He 11:24-27).
Những anh hùng của Đức Chúa Trời bị Đức Chúa Trời lôi cuốn, Ngài là ai, Ngài làm gì và Ngài muốn họ làm gì. Khi bạn nhìn vào mắt họ, bạn thấy một biểu hiện xa xăm rằng họ đã bắt gặp một khải tượng. Trong nhiều Hội thánh ngày nay, các lãnh đạo thích giám sát sự cải đạo, và Hội thánh là bãi đậu xe, không phải là bệ phóng. Không có khải tượng nào vì người ta đang nhìn lại đằng sau thay vì nhìn về phía trước.
3. Những anh hùng của Đức Chúa Trời tin nơi những lời hứa của Lời Ngài.
“Ấy vậy, các trưởng lão của dân Giu-đa bắt tay cất lại đền thờ, công việc được may mắn, y lời tiên tri của tiên tri A-ghê, và của Xa-cha-ri, con trai của Y-đô” (Exo 6:14). Nếubạn thờ ơ với Lời của Đức Chúa Trời, bạn sẽ trở thành “những mơ mộng hão huyền”, thay vì phài là người của sự hiện thấy. Lượng uy tín, sự đào tạo nghề nghiệp, hay kinh nghiệm trong chức vụ không thể thay cho đức tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời và hành động thích hợp với chúng.
Những sứ điệp của A-ghê vực dậy những con người nản lòng để họ trở lại với công việc xây dựng đến thờ. Xa-cha-ri bảo đảm với họ về tình yêu thương mà Đức Chúa Trời dành cho họ và tương lai huy hoàng mà Ngài hoạch định cho họ. Qua các tiên tri, Đức Chúa Trời khích lệ Xô-rô-ba-bên hoàn thành công việc, và Giê-sua tiếp tục thay mặt cho dân sự trước mặt Đức Giê-hô-va.
Những anh hùng của Đức Chúa Trời dành thời gian tương giao với Ngài và suy gẫm Lời Ngài (Gios 1:8; Thi 1:1-3). Họ có thể đối mặt với kẻ thù vì họ biết và tin những lời hứa của Đức Chúa Trời.
4. Những anh hùng của Đức Chúa Trời biết cách làm việc cùng nhau.
Dù các anh hùng đôi khi là những người riêng rẽ và thậm chí lập dị, nhưng họ biết họ không thể làm việc một mình. Chức vụ bị cô lập sẽ có kết quả rất giới hạn, vì dân sự của Đức Chúa Trời thuộc về nhau, ảnh hưởng đến nhau và cần thiết cho nhau.
Sứ đồ Phao-lô có lẽ là một thần học gia và nhà truyền giáo vĩ đại nhất, nhưng ông luôn cần những người đồng công với mình. Bên cạnh ông là những người như Lu-ca, Ti-mô-thê, Ba-na-ba, Giăng Mác, Tít, Epaphroditus, Euodia và Syntyche, và một ông chủ, ngoài ra còn có 26 người được kể tên trong Rô-ma 16. Ông đã làm nổi bật sự vĩ đại trong họ và họ tiếp ông mang những gánh nặng trong chức vụ. Tất cả họ đều cần cho nhau.
E-xơ-ra là một nhà luật học có tài, một giáo sứ có ân tứ giảng dạy Luật Pháp, nhưng ông sẵn lòng làm việc bên cạnh những người không biết luật pháp. A-ghê là một người lơ`n tuổi, từng thấy đền thờ của Sa-lô-môn, và Xa-cha-ri là một người trẻ tuổi, được sinh ra ở Ba-by-lôn, nhưng họ cùng nhau hầu việc Đức Chúa Trời. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, và kinh nghiệm và điều quan trọng là, “Tay nhân từ của Đức Chúa Trời có ở trên ban không? Dầu của Đức Chúa Trời có được xức cho đời sống và chức vụ của bạn không?”
5. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không ngại sự thay đổi.
Một người bạn đã hỏi tôi, “Anh có biết cần bao nhiêu chấp sự trong Hội thánh để thay một bóng đèn không?” Khi tôi thừa nhận rằng mình không biết, thì anh ta nói, “Hay thay đổi đi rồi biết!” và hai chúng tôi cùng cười.
Nhưng vấn đề thay đổi trong Hội thánh luôn gặp khó khăn; nó là một trong giải pháp cho chức vụ sau nầy của Hội thánh chúng ta. Dĩ nhiên, một số điều (như giáo lý) không thể thay đổi, nhưng một số điều cần phải thay đổi nếu không chúng ta sẽ thấy mình biệt lập với những người mà chúng ta phải đến gần để truyền giảng.
Xa-cha-ri, người trẻ tuổi, đã dám tuyên bố rằng những ngày kiêng ăn theo truyền thống nên đổi thành những ngày yến tiệc vui mừng. Điều đó chắc chắn gây bất ngờ cho những người theo chủ nghĩa truyền thống ở Ba-by-lôn.Và ông còn đội vương miện cho thấy tế lễ! Tôi có thể tưởng tượng được những điều mà các trưởng lão Do-thái ở Giê-ru-sa-lem nói với nhau, “Chúng ta phải làm gì đó với tay tiên tri trẻ nầy! Đúng là không được đào tạo trường lớp nên mới gây ra chuyện như vậy.” Nhưng những gì Xa-cha-ri làm đã tôn vinh Đức Chúa Trời và ám chỉ chức Thầy Tế lễ Nhà Vua của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
6. Những anh hùng của Đức Chúa Trời không bất ngờ trước sự chống đối, nhưng họ cũng tin Đức Chúa Trời giúp họ vượt qua.
Phao-lô viết cho các bạn ông ở Cô-rinh-tô: “8. Nhưng tôi sẽ ở lại thành Ê-phê-sô cho đến lễ Ngũ tuần, 9. vì tại đó có một cái cửa lớn mở toang ra cho công việc tôi, lại có nhiều kẻ đối địch” (ICor 16:8-9). Chúng ta tưởng ông nói rằng ông phải ở lại Ê-phê-sô vì ở đó mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp và không có kẻ thù, nhưng ông đã nói điểu ngược lại. Những cơ hôi luôn luôn kéo theo những sự chống nghịch, nhưng những sự chống nghịch luôn có được mở ra những cơ hội khác.
Những anh hùng của Đức Chúa Trời không khăn gói ra đi khi có người chống đối họ và việc làm của họ. Đó là sự khác nhau giữa người chăn thật và kẻ chăn thuê (Gi 10:1-5). Người chăn luôn vì lợi ích của chiên, không phải vì tiền công của mình, và càng có khó khăn, anh ta sẽ càng chăm chỉ hơn. Người chăn biết chắc chó sói sẽ tấn công chiên và anh ta chuẩn bị đối đầu với nó.
Hội thánh đầu tiên biết chắc có sự chống đối và để Đức Chúa Trời lo liệu. Điều họ quan tâm nhất không phải là sự an ninh và thoải mái của mình, nhưng chính là chức vụ của họ. Họ không cầu nguyện để thoát khỏi; nhưng cầu nguyện để có thể đương đầu. “Nầy, xin Chúa xem xét sự họ ngăm dọa, và ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn dĩ” (Công 4:29). Đó là cách những anh hùng của Đức Chúa Trời cầu nguyện, ngày nay chúng ta nên noi hteo gương của họ.
7. Những anh hùng của Đức Chúa Trời quan tâm đến thế hệ mai sau.
Khi Đức Chúa Trời trách vua Ê-xê-chia vì hành động dại dột của ông và bảo ông rằng những châu báu mà ông khoe khoang sẽ bị đem qua Ba-by-lôn, vua đã đáp, “Vì trong ngày ta còn sống, sẽ được bình yên và lẽ thật” (Es 39). Một cái nhìn nông can về cuộc đời và chức vụ! Nếu như chúng ta được bình an và thoải mái, thì tại sao còn lo lắng cho những thế hệ tương lai?
Những nhân vật mà chúng ta vừa nghiên cứu rất quan tâm đến những cơ hội thuộc linh cho con cháu của họ. Họ muốn những thế hệ sau nầy có đền thờ để thờ phượng và có Lời Đức Chúa Trời để học và vâng theo. Những thế hệ trước đã bất trung với Đức Chúa Trời và Ngài phải phá huỷ đền thờ và thành của họ. Nhưng không có lý do gì để những thế hệ sau buông xuôi và để Giê-ru-sa-lem và đền thờ ằm trong đống đổ nát. “Nếu các nền bị phá đổ, người công bình sẽ làm sao?” (Thi 11:3). Họ có thể lập lại nền và xây dựng lại.
Khi thế hệ của Giô-suê và thế hệ tiếp theo đó không còn, nước Y-sơ-ra-ên đã xây lưng với Đức Chúa Trời và thờ các thần tương (Cac 2:6-15). Lịch sử xa xưa? Không, đó là thực tế trong hiện tại, vì mỗi Hội thánh là một thế hệ. Nếu chúng ta không dạy dỗ con cháu chúng ta về Đức Chúa Trời, thì mai nầy sẽ không còn Hội Thánh nữa.
Những anh hùng của Đức Chúa Trời phải biết nhìn xa trông rộng về cuộc sống; họ có thể thấy một bức tranh rộng lớn về hoạch định của Đức Chúa Trời. Họ phải nhiệt tình làm trọn bổn phận của mình.
“Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (IITi 2:2). Phao-lô - Ti-mô thê - những người trung thánh và những kẻ khác: đó là 4 thế hệ! Nhưng giả sử ti-mô-thê không vâng theo lời đó, hoặc những người trung thành không thật sự trung thành, thì những kẻ khác sẽ thế nào?
8. Những anh hùng của Đức Chúa Trời rất dãn dĩ bởi họ gần gũi với Đức Chúa Trời.
Dù trong ân điển của Đức Chúa Trời, chúng có bao nhiêu tài năng và năng lực đi nữa, nếu chúng ta không dạn dĩ sử dụng chúng, thì như thể chúng ta không có chúng vậy. Bạn có thể lái xe khi hộp số của nó đang ở vị trí số không? Nó không thể di chuyển được.Bạn phải tra chìa vào khoá, đề máy, và gài số trước khi có thể lái nó đi.
Quá nhiều người sống trong tình trạng thuộc linh ở vị trí số không. Họ không dám làm gì vì họ sợ bị tổn thương, sợ làm sai, sợ làm rối mọi thứ. Thỉnh thoảng họ rồ máy chỉ để thêm can đảm, mà quên rằng việc làm đó không thể giúp gì cho họ và họ không thể đi đến đâu.
“Hãy đề cao cảnh giác, giữ vững đức tin, phải can đảm và mạnh mẽ” (ICôr 16:13 trong bản dịch mới). Có những lời khuyên nhủ rất hay cho những người đang cố gắng trở thành những anh hùng. Tôi phải tin tưởng mơi việc mình làm, và cần can đảm.
Một câu ngạn ngữ của người Ý nói rằng, “Thà sống một ngày như con sư tử, còn hơn sống hàng trăm ngày như con chiên”. Nhưng dân sự của Đức Chúa Trời không phải chọn lựa giữ can đảm và hiền lành; chúng ta phải có cả hai tính đó và không hề có mâu thuẩn. Chẳng phải Cứu Chúa của chúng ta vừa là Sư Tử vừa là Chiên Con đó sao? (Kh 5:5-6)
Đức Chúa Trời vẫn đang tìm kiếm tất cả những người nam người nữ sẵn sàng làm “những anh hùng thánh khiết” trong thế gian tội lỗi nầy. Họ sẽ không ở trong cương vị giống E-xơ-ra, Giê-sua và Xô-rô-ba-bên, nhưng cương vị nào cũng quan trọng trong hoạch định của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta làm theo ý muốn của Ngài.
Bạn có sẵn sàng dũng cảm vì Đức Chúa Trời?
bottom of page