top of page
Hung Tran
Jul 11, 2023
Nhan đề của hai sách này liên quan tới thời đại Sa-lô-môn, con trai Đa-vít, người đã làm vua tại Giê-ru-sa-lem vào khoảng thời gian 970-930 TC...
CÁC LỜI DẠY DỖ KHÔN NGOAN
Châm-ngôn và Nhã-ca
Nhan đề của hai sách này liên quan tới thời đại Sa-lô-môn, con trai Đa-vít, người đã làm vua tại Giê-ru-sa-lem vào khoảng thời gian 970-930 TC.( ChCn 1:1; 10:1; Nha Dc 1:1; 3:7, 9, 11; 8:11, 12). Khi Sa-lô-môn lên làm vua ông xin Thượng Đế ban cho ông sự khôn ngoan để đoán xét dân sự Ngài và phân biệt điều lành điều dữ (IVua 1V 12:1-33). Thượng Đế đã ban cho ông sự khôn ngoan và tấm lòng tinh tế đến đỗi trước người chẳng có ai bằng và sau người cũng chẳng có ai ngang.
Nữ vương nước Sê-ba đã thử sự khôn ngoan của ông (IVua 1V 10:1-8) và, theo 4:32, Sa-lô-môn đã nói 3000 câu châm ngôn và viết 1005 bài ca. Điều này có nghĩa là sách Châm-ngôn và Nhã-ca chỉ là một phần nhỏ trong tất cả các bài viết của ông. Không ai biết sách Châm-ngôn như thế nào trong những ngày cuối của cuộc đời Sa-lô-môn nhưng ChCn 25:1 cho thấy rằng một số lời nói chưa được chọn vào sách Châm-ngôn cho đến thời kỳ của Ê-xê-chia. Lời giới thiệu của chương 30 và 31 chứng tỏ những lời của A-gu-rơ và vua Lê-mu-ên được tuyển vào sách này. Niên hiệu và bối cảnh lịch sử các nhân vật này không ai biết rõ nhưng nhiều người cho rằng họ đã sống sau thời kỳ của Ê-xê-chia.
Sách Nhã-ca của Sa-lô-môn bao gồm một loạt bài hát và cũng khó xác định là được viết ra vào thời gian nào. Những bài hát này có thể có liên hệ xa với những bài hát mừng lễ cưới được Ả-rập dùng hàng trăm năm sau tại Si-ri, nhưng lại liên hệ về bối cảnh văn hóa hơn là thời điểm viết ra sách này. Hãy so sánh với bài hát mừng lễ cưới trong Thi Tv 45:1-17 thì hơn. Vì không có gì chứng minh rằng những bài hát trong sách Nhã-ca được hát trong lễ cưới (phần sau Nha Dc 5:1 là những việc xảy ra sau lễ cưới) nên tốt hơn là hãy xem những bài hát này như những bài thơ tình và có thể không được dùng trong lễ cưới.
1) Nhiều người tin rằng những bài hát này được viết để mừng lễ cưới giữa Sa-lô-môn với người vợ Su-la-mít của ông, nhưng tác giả không phải chính nhà vua.
Trải qua nhiều năm, đã có nhiều cuộc tranh luận về ý nghĩa của sách này. Đa số tin rằng đây là lời nói bóng về tình yêu thương của Thượng Đế đối với dân Do-thái hay đối với Hội thánh của Ngài. Một số khác cho rằng thi ca này chỉ đơn giản là một bài tán tụng tình yêu trong cuộc sống hôn nhân. Đúng ra cả hai ý một câu chuyện lịch sử với hai ý nghĩa. Một mặt chúng ta học biết về tình yêu, hôn nhân, và tình dục; mặt khác thi ca này đã bày tỏ được tình yêu thương tràn ngập của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số bài hát và những lời nói khôn ngoan trong văn chương người Su-mơ (sumerians), Ba-by-lôn. Và Ai-cập
2) Tuy những bài hát và lời nói khôn ngoan này thông dụng trong giới hạ lưu, nhưng những tư tưởng gần gũi với giới thượng lưu được bàn luận tới gợi ý rằng những châm ngôn này được sử dụng để dạy các thanh niên được tuyển chọn làm những người phục vụ trong cung vua (ChCn 14:35; 22:29; 23:1, 20). Dĩ nhiên, nếu ai biết các câu châm ngôn này có thể cũng đã dạy lại cho những người sống ngoài hoàng cung.
CHÂM-NGÔN
Sự ngôn ngoan trong sách Châm-ngôn được sắp đặt dưới nhiều văn thể khác nhau.
a/ những câu đối ngẫu với ý tương phản: "Tư tưởng người nghĩa chỉ là công bình; song mưu luận kẻ ác đều là giả dối" (ChCn 12:5)
b/ thể so sánh thường được lấy từ cõi thiên nhiên: "Tin lành ở xứ xa đến, giống như nước mát mẻ cho người khao khát" (25:25)
c/ chữ "hơn là " được dùg để so sánh rồi sắp hạng hành vi hay thái độ nào tốt hơn: "Thà ở nơi vắng vẻ, hơn là ở với một người đàn bà hay tranh cạnh và nóng giận" (21:19)
d/ câu nói về số lượng: "Có ba việc lấy làm diệu kỳ cho ta, và bốn điều mà ta chẳng biết được" (30:18)
e/ lời khuyên về thái độ khôn ngoan: "Hãy lắng tai nghe lời kẻ khôn ngoan, khác chuyên lòng con về sự tri thức ta" (22:17)
f/ lời ngăn cấm cảnh cáo về thái độ ngu dại: "Con chớ chịu vật vã đặng làm giàu, khá thôi nhờ cậy khôn ngoan riêng của con" (23:4)
Tuy một số phàn trong sách Châm-ngôn không kết chặt nhau như những phần khác, nhưng sách Châm-ngôn có thể được phân chia như sau:
BỐ CỤC SÁCH CHÂM-NGÔN
- Mục đích của Châm-ngôn ChCn 6:1-35
- Lời chỉ dẫn để được sự khôn ngoan 9:16
- Các Châm-ngôn của Sa-lô-môn 22:16
- Lời khuyên răn và cảnh cáo 24:34
- Các Châm-ngôn do Ê-xơ-chia tuyển chọn 29:27
- Lời nói của A-gu-rơ và Lê-mu-ên 30:1-31:9
- Người vợ đức hạnh 30-31
Châm-ngôn không ban những luật lệ tuyệt đối về những điều sẽ xảy ra, và cũng không tiên đoán về hậu qủa của một số hành vi nào đó. Sách Châm-ngôn quy tụ kinh nghiệm của nhiều người để chỉ dẫn người trẻ tuổi biết những điều xảy ra trong thế giới này. Một số đặc tính và hành động mang đến kết quả tốt và phước hành từ Thượng Đế, cho nên người khôn ngoan là người làm theo những lời đó. Một số đặc tính và hành động khác mang đến khó khăn và thất bại, cho nên người khôn ngoan sẽ tránh những điều này hầu cho mối liên hệ giữa người đó với Thượng Đế và với người khác được đứng đắn và ngay thẳng.
MỤC ĐÍCH CỦA CHÂM-NGÔN
Mục đích của các Châm-ngôn này là để ban cho người đọc sự khôn ngoan, kiến thức, hiểu biết, hành động sáng suốt, cong minh, chân thật, dè dặt, và t hận trọng. Người nào muốn có các đặc tính này sẽ ham thích suy gẫm sách Châm-ngôn thường xuyên hơn.
LỜI CHỈ DẪN ĐỂ ĐƯỢC KHÔN NGOAN
Người khôn ngoan là người tránh làm bạn với người gian ác (1:8-19), không nói dối (0-27), tránh sự tà dâm (5:1-23; 6:20-35; 7:1-27), không biếng nhác (-11), và chẳng gian lận (2-15).
Thay vào đó loài người nên kính sợ Thượng Đế (1:7; 2:5; 3:7; 9:10). Tìm điều tri thức nơi Thượng Đế (2:6), hết lòng tin cậy Thượng Đế (3:5), nhận lãnh điều sửa phạt của Thượng Đế (3:11, 12), tôn kính Thượng Đế với tài vật của họ (3:9), giữ lòng công bình và chân thật với mọi người (2:7, 8;), chẳng từ chối làm lành cho người cùng túng (3:19), sắp đặt các đồi núi, thiết lập các ngôi sao và từng trời, đặt ranh giới cho các đại dương và hài lòng với những việc Ngài làm (9:22-31). Ngài am tường mọi hoạt động trong thế gian và Ngài đang điều khiển nó, cho nên người khôn ngoan sẽ kính sợ Thượng Đế và nhận lãnh lời chỉ dẫn của Ngài cho đời sống.
CÁCH CHÂM NGÔN CỦA SA-LA-MÔN
Tuy phần này ít đề tài hơn, nhưng nhiều chủ đề khác nhau được nhấn mạnh trong nhưng câu đối ngẫu. Thượng Đế kiểm soát mọi sinh hoạt của loài người vì Ngài chăm sóc người công bình khi họ gặp khó khăn (10:3), Ngài ban phước lành và sự giàu có (10:6, 22) và làm đời người được dài thêm (10:27). Mắt Thượng Đế nhìn thấy mọi việc loài người làm (15:3), Ngài biết được cả các ý đồ và động cơ của họ (16:2; 17:3; 21:2), cho nên Thượng Đế sẽ đánh đổ nhà kẻ kiêu ngạo (15:25). Tuy loài người toan định tương lai, nhưng Thượng Đế sẽ đáp lời họ và chỉ dẫn các bước họ theo ý muốn Ngài (1,4,9,33 19:21). Sự thắng trận trong cheién tranh đến từ Thượng Đế (21:31) và Ngài sẽ trả ác cho kẻ làm ác (20:22)
Người khôn ngoan không hành động như người ngu dại, sẽ xa lánh điều xấu xa, không nói xấu, không lười biếng, không kiêu ngạo, không lừa dối, không hung dữ, và không nóng giận, nhưng sẽ kính sợ Thượng Đế và bước đi trong đường lối Ngài để đời sống được lâu dài và phước hạnh (14:2, 26, 27; 15:16; 33:1; 19:23; 22:4). Sự khôn ngoan thật sẽ đưa dẫn người vào sẽ tương giao mật thiết với Thượng Đế và mối tương quan xã hội tốt đẹp với người khác
LỜI KHUYÊN RĂN VÀ CẢNH CÁO
Phần này, có nhiều điểm tương tự trong sách Ai-cập "Lời khuyên dạy của Amenemope" (Admonitions of Amenemope), giống như một bộ luật hơn là châm ngôn. Nhiều đoạn được bắt đầu bằng chữ: 'Chớ..." và chúng cảnh cáo là chớ bóc lột kẻ nghèo (22:22), chớ làm bạn với người hay giận (22:24), chớ tập trung vào việc làm giàu (23:4), chớ tha sửa phạt trẻ thơ (23:13), chớ thèm muốn cuộc sống của kẻ tội lỗi (23:17; 24:1, 19), và cũng chớ vui mừng khi kẻ ác sa ngã (27). Trong hầu hết mọi trường hợp, lý do thường được đưa ra để giải thích tại sao hành động như thế là thiếu khôn ngoan (23 - "Vì Thượng Đế sẽ binh vực duyên cớ họ" 24:18 "Kẻ e Thượng Đế thấy điều đó, mà chẳng đẹp lòng"
Người khôn ngoan sẽ tin cậy Thượng Đế (22:19) ước ao được đi theo con đường khôn ngoan (2-7), kính trọng bậc cầm quyền (24:21), không thiên vị trong việc xét đoán (24:23) và siêng năng làm việc (20-34)
CÁC CHÂM NGÔN DO E-XÊ-CHIA TUYỂN CHỌN
Các châm ngôn khác do Ê-xê-chia tuyển chọn trong phần này tương đối có tổ chức hơn. "Lời nói phải thì khác nào trái bình bát bằng vàng có cẩn bạc" (25:11). Nếu kẻ thù nghịch con có đói, hãy cho nó ăn... Vì như vậy con chất than cháy đỏ trên đầu nó" (21,22). "hãy đạp với kẻ ngu si tùy sự ngu dại nó, kẻo nó khôn ngoan theo mắt nó chăng" (26:5). "Kẻ ngu muội làm lại việc ngu dại mình, khác nào con chó đã mửa ra, rồi liếm lại kẻ ngu dại cũng sẽ trở về với sự ngu dại" (26:11). Các câu này và nhiều câu so sánh khác là những lời khuyên quý báu cho những ai thật lòng muốn được khôn ngoan như Sa-lô-môn. Ai có mắt hãy đọc và sẽ được sáng.
LỜI NÓI CỦA A-GU-RƠ VÀ LÊ-MU-ÊN
Người khôn ngoan A-gu-rơ nhìn nhận rằng ông không hiểu tất cả mọi việc Thượng Đế làm (30:2-4) nhưng ao ước được Thượng Đế dạy cho sự khôn ngoan và gìn giữ ông khỏi sự lừa dối (30:8, 9). Đoạn ông trình bày một số lời nói khôn ngoan với những con số liên quan đến thái độ lạ lùng của loài người và thú vật (30:10-33). Vua Lê-mu-ên nói lời cảnh cáo nghịch cùng sự xấu xa do uống rượu quá độ (3-9).
NGƯỜI VỢ ĐỨC HẠNH
Đoạn cuối của sách truyền đạo là bài thơ chiết cú mô tả đức hạnh, cần mẫn, khéo léo, khôn ngoan, hiếu thảo, rộng lượng, và vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ có lòng khôn ngoan và kính sợ Thượng Đế. Nàng là người phụ nữ vẹn toàn và là món quà kỳ diệu từ Thượng Đế.
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Kính sợ Thượng Đế là bước đầu để được khôn ngoan
2. Thượng Đế tạo dựng nên thế gian này và điều khiển nó theo nguyên tắc khôn ngoan của Ngài.
3. Người ngu muội sẽ chối bỏ Thượng Đế và đường lối Ngài, nhưng người khôn ngoan sẽ tin cậy Thượng Đế và vui hưởng ơn phước Ngài.
4. Thượng đế đã đặt ra các tiêu chuẩn để điều hành trong mối tương quan thích đáng giữa loài người. Người khôn ngoan sẽ học và làm theo.
NHÃ-CA
Sách Nhã-ca không giống các sách nào khác trong Cựu ước. Nó không phải là bài giảng luận như các sách tiên tri, nhưng là một cuỗi các câu đối thoại giữa một người nam và một người nữ, là bài hợp xướng của các con gái Giê-ru-sa-lem và một người nữ, và là những lời đối thoại trong chiêm bao. Vì nước Do-thái, giao ước, và hoạt động của Thượng Đế đối với loài người không là đề tài chính trong các cuộc thảo luận này, nên từ xưa người Do-thái đã tranh luận về việc sáp nhập sách này vào bộ Kinh Thánh. Người khác lại phật lòng vì sách hầu như chỉ có sự chú tâm đầy dục vọng vào vẻ đẹp của cơ thể con người. Bởi vậy, lời giải thích "thánh khiết hơn" cho rằng sách này là một truyện nói bóng về tình yêu thương giữa Thượng Đế và Y-sơ-ra-ên, hay với người tin Chúa, tình yêu thương giữa Đấng Christ và Hội thánh. Điều này đã đưa đến những lời giải thích quá đáng không còn liên quan tới ý nghĩa lịch sử hay văn phạm của sách.
Trong khi đa số chỉ tìm thấy hai nhân vật trong chuyện tình này, nhưng một số khác lại tin rằng có một tình yêu tay ba trong sáhc. Sa-lô-môn cố toan dụ dỗ một thôn nữ kiều diễm, nhưng nàng quyết giữ lòng chung thủy với tình n hân mình là gã chăn chiên. Vở kịch diễn tả được tình trạng căng thẳng đang gia tăng vì lòng trung thành trái nghịch nhau. 3. Vì sự hiện diện của gã chăn chiên không được rõ ràng trong câu chuyện này, nên lời giải thích trên không được ưa thích lắm.
Vì địa vị quan trọng của tình yêu trong mối liên hệ giữa người nam và người nữ, chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi thấy Kinh Thánh thảo luận về đề tài này. Nơi khác, Kinh Thánh đã kết án sự thác loạn trong liên hệ tình dục của dân thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ (SaSt 19:1-38), có một bộ luật dài về sự tinh sạch và tinh dục (LeLv 15:1-33; 18:1-30; 20:1-27) kết án Đa-vít về tội ông đã phạm cùng bà Bát sê ba (IISa 2Sm 11:1-12:31) ghê tởm tệ mãi dâm tại đền thờ thần Ba-anh (IVua 1V 14:1-31; IIVua 2V 23:7), cảnh cáo người trai trẻ nên xa lánh dâm phụ (ChCn 7:1-27). Trong những bài hát này, chúng ta thấy được sự mô tả tích cực về tình yêu và tình dục.
BỐ CỤC SÁCH NHÃ CA
- Cách biểu lộ tình yêu cho nhau Nha Dc 1:1-2:7
- Gặp nhau nơi thôn quê 2:8-3:5
- Đám cưới 5:1
- Tân phụ thương nhớ người yêu mình 6:9
- Sự đảm bảo về tình yêu của hôn phu 8:4
- Lời quả quyết sau cùng về tình yêu 14
Sơ lược những điều xảy ra trong từng bối cảnh sẽ giúp người đọc dễ hiểu hơn về diễn tiến và cách biểu lộ tình yêu của người được yêu
CÁCH BIỂU LỘ TÌNH YÊU CHO NHAU
Người nữ ao ước được ở bên vua trong phòng chàng (,3) nhưng vì lòng khiêm nhường nàng không xem mình là xinh đẹp (-7). Sa-lô-môn cho nàng b iết về sắc đẹp của nàng (-10,15) đoạn nàng suy nghĩ (1:12-14) và khen ngợi Sa-lô-môn và nhà người (6-17). Nàng vẫn còn nghĩ rằng mình chỉ là một cô gái tầm thường, như bông huệ của trũng (2:1), nhưng vì cớ Sa-lô-môn mà nàng đau thương tư (-6)
GẶP NHAU NƠI THÔNG QUÊ
Ngày kia Sa-lô-môn đến làng quê của nàng và gặp nhau (1:8, 9). Trời đang tiết Xuân, Sa-lô-môn gọi nàng hãy đến và ở bên ông (2:10-14). Khi Sa-lô-môn ra về, nàng đã chiêm bao về người, đi tìm chàng ban đêm, và cuối cùng nàng tìm được người yêu (-5). Nàng không t hể chịu đựng nổi nếu xa vắng chàng.
ĐÁM CƯỚI
Một bức tranh vĩ đại về một đám cưới với quân lính khiêng kiệu vua để chuẩn bị cho ngày cưới (-11). Sa-lô-môn khen tặng về sự đẹp đẽ của tân phụ mình (4:1-6) và ước ao được đi xa với nàng để được thám hiểm về tình yêu và lạc thú nơi vườn nàng (-15). Nàng đón nhận tình yêu của chàng và chàng đã bước vào vườn tình ái (6, 5:1).
TÂN PHỤ THƯƠNG NHỚ NGƯỜI YÊU MÌNH
Sa-lô-môn tái xác nhận về vẻ đẹp của tân phụ và t ình yêu sâu đậm mà ông dành cho nàng (-10). Nàng ao ước được mang chàng đi xa vào nơi thôn quê (và xa khỏi việc làm), có thể trở về nhà nàng, để hai người có thể tận hưởng tình yêu cho nhau (1, 8:3).
LỜI QUẢ QUYẾT SAU CÙNG VỀ TÌNH YÊU
Hai người cùng ra đi và tình yêu được sống dậy tại một nơi gần nhà nàng (,6). Nàng mô tả về mãnh lực của tình yêu cần sự cao quý của nó (8:6, 7). Tuy trước kia nàng chỉ là một cô gái thơ ngây còn trong trắng và chưa biết đến đàn ông (8:8, 9), nhưng giờ đây nàng đã tìm được Sa-lô-môn và sẵn sàng dâng chính mình cho chàng (8:10-12)
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Tình yêu được bày tỏ qua sự nhận thức được vẻ đẹp (thể xác và tinh thần) của người yêu và đưa tới kết quả là lời hứa nguyện hết lòng làm tròn bổn phận cho nhau.
2. Tình yêu có thể ban cho, nhưng không thể bắt buộc hay mua bán
3. Giữ lòng trong trắng trước hôn nhân là điều thiết yếu, nếu không sẽ khiến cho tình yêu trong hôn nhân thiếu vững bền.
GHI CHÚ
1. G.L.Carr, The Song of Solomon (Downers Grove : InterVarsity, 1984) trang 26 - 32, thảo luận về sách Nhã Ca được giải thích qua nhiều cách khác nhau.
2. G.L.Carr "The Love Poetry Genre in the Old Testament and the Ancient Near East", The Joural of the Evangelical Theological Society 25 (1982), trang 489 - 98
3. F. Delitzsch, Commentary on the Song of Songs and Ecclesiastic (London: T & T. Clark, 1985)
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. ChCn 2:1-7:27 nói gì về mối liên hệ tình dục ngoài hôn nhân?
2. Dùng Kinh Thánh đối chiếu (Bible Concordance) l iệt kê những câu Kinh Thánh trong sách Châm-ngôn tương quan đến một trong những chữ sau đây: lười biếng (Lazy/laziness); cái lưỡi (tongue); sửa phạt (discipline); sợ hãi (fear). Sau đó, viết một đoạn văn ngắn (a brief paragraph) về đề tài đó mà quý vị muốn chia xẻ với người khác.
3. Nếu loài người kính sợ Thượng Đế, thì có ảnh hưởng gì đến lối sống hằng ngày của họ?
4. Quý vị định nghĩa tình yêu như thế nào? Những đặc tính nào của tình yêu được tìm thấy trong sách Nhã-ca?
5. Làm thế nào tình yêu giữa hai người có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào về tình yêu của Thượng Đế đối với chúng ta? Tình yêu của chúng ta đối với Thượng Đế phải có những đặc điểm nào?
6. Sách Nhã-ca được giải thích theo mấy cách?
bottom of page