top of page

CÁC SÁCH VỀ SỰ KHÔN NGOAN

Hung Tran

Jul 13, 2023

Bối cảnh văn hóa của các sách về sự khôn ngoan có lẽ quan trọng hơn các bối cảnh lịch sử trong đó sách được viết ra vì các tư tưởng về sự khôn ngoan không bị ràng buộc vào một thời điểm đặc biệt nào cả...



CÁC SÁCH VỀ SỰ KHÔN NGOAN


Gióp và Truyền đạo


Bối cảnh văn hóa của các sách về sự khôn ngoan có lẽ quan trọng hơn các bối cảnh lịch sử trong đó sách được viết ra vì các tư tưởng về sự khôn ngoan không bị ràng buộc vào một thời điểm đặc biệt nào cả. Các sách này chỉ luận về những vấn đề căn bản, của cuộc sống (thế nào là khôn ngoan và khờ dại, sự đau khổ, cách nuôi dạy con cái, sự hư không của đời sống ngoài Thượng Đế, cần kính sợ Thượng Đế) là những vấn đề mà tất cả đều phải đối diện trong mọi thời đại. Một số sách về sự khôn ngoan được viết với mục đích xây dựng (như sách Châm-ngôn) cung cấp những lời chỉ dẫn để có một đời sống thành công trong cơ cấu xã hội và khuôn mẫu đạo đức của Thượng Đế.

Một số sách khôn ngoan khác đặt ra các câu hỏi liên quan đến khả năng hiểu biết và sống trong phạm vi xã hội và tiêu chuẩn đạo đức thời bấy giờ (như sách Truyền đạo và Gióp). Cả hai khuynh hướng này đều công nhận Thượng Đế là Đấng tể trị thế gian và mối liên hệ đúng đắn vơi Ngài sẽ sinh ra sự khôn ngoan thật.

Văn phẩm nói về sự khôn ngoan rất thông dụng tại Ai-cập (XuXh 7:11; IVua 1V 4:30; EsIs 19:11, 12), xứ Ba-by-lôn (DaDn 1:20; 4:6, 7) và xứ Ê-đôm (ApOv 1:8; Giop G 2:11) như thế không nên ngạc nhiên khi thấy một phần Kinh Thánh chuyên về sự khôn ngoan.


* Dường như Gióp xuất thân từ thành Ut-xơ, xứ Ê-đôm (1:1).

Sa-lô-môn, Gióp và các tác giả ngoại giáo có một số kiến thức về sự khôn ngoan từ khả năng hiểu biết tự nhiên có giới hạn của họ về cuộc sống, vì Thượng Đế bày tỏ chính Ngài cho loài người qua thiên nhiên và lương tâm (RoRm 1:1-2:29). Sự khôn ngoan bao giồm sự am hiểu đúng đắn hiểu b iết về các điều luật văn hóa và đạo đức cũng như về mối liên hệ giữa nhân loại và với các sức mạnh thần linh trong thế gian. Dĩ nhiên sự khôn ngoan của các thần ngoại giáo không phù hợp hay không có quyền năng như sự khôn ngoan của Thượng Đế (XuXh 7:1-9:35; DaDn 2:1-5:31; ICo1Cr 1:18; 6:1-20)

Văn phẩm vè sự khôn ngoan trong Kinh Thánh cũng rất độc đáo khi so sánh với các sách Môi-se hay các sách tiên tri vì sự không ngoan không liên hệ trực tiếp với mối tương quan của Y-sơ-ra-ên trong giao ước. Thay vào đó, sự khôn ngoan trong Kinh Thánh bàn đến sự thống trị của Thượng Đế theo công bình và có trật tự trên toàn thế giới.


GIÓP: THƯỢNG ĐẾ CÓ CAI TRỊ THẾ GIAN BẰNG SỰ CÔNG BÌNH KHÔNG?


Gióp là người có đông con và rất giàu có với đàn gia súc giống như các vị thánh tổ trong sách Sáng Thế ký, đây là lối sống đương thời Vua Đa-vít và vẫn còn phổ biến trong nhiều vùng hẻo lánh ở miền Cận Đông thời cổ và kéo dài mãi đến thế kỷ 19 hay 20 SC. Vì các văn phẩm về sự khôn ngoan của Y-sơ-ra-ên liên quan đến lối sống trong thời Sa-lô-môn và Ê-xê-chia (IVua 1V 14:1-30; 10:6,7, 23-25; ChCn 1:1; 25:1; TrGv 1:1), nên nhiều người cho rằng sách Gióp được viết vào thời đó.


BỐ CỤC SÁCH GIÓP


- Gióp có phục vụ Thượng Đế thật không? Gióp 1-3

- Gióp phạm tôi hay Thượng Đế không công bình? 4 - 27

- Sự khôn ngoan có thể tìm nơi đâu? 28

- Gióp kêu nài sự vô tội của mình 29-31

- Ê-li-hu bênh vực sự công bình của Thượng Đế 32-37

- Quyền năng và sự khôn ngoan của Thượng Đế được bày tỏ Giop G 38:1-42:6

- Sự phục hưng của Gióp 4-17


Tác giả sách Gióp cho biết các tin tức liên quan đến cuộc chiến tâm linh vô hình đang diễn ra trong thế gian. Một số cá biến có này vẫn còn bí ẩn đối với loài người, và rất khó để họ có thể hiểu được lý do tại sao Thượng Đế lại cho phép những việc như vậy xảy ra. Điều này chứng tỏ rằng lý trí không phải là nền tảng duy nhất trong mối liên hệ giữa loài người với Thượng Đế. Mặc dù các sách về sự khôn ngoan được viết ra để giúp loài người có một kiến thức dựa trên lý trí về cuộc sống, nhưng cũng cho biết giới hạn về sự khôn ngoan của loài người hãy kính sợ Thượng Đế và đặt lòng tin cậy nơi Ngài.


GIÓP CÓ PHỤC VỤ THƯỢNG ĐẾ THẬT LÒNG KHÔNG?


Gióp là người công bình, kính sợ Thượng Đế và lánh mọi điều ác. (1:1, 8; 2:3) Nhưng đối thủ của Thượng Đế và loài người cho rằng Gióp kính sợ Thượng Đế là vì Ngài ban phước cho ông với nhiều con cái và của cải chớ không phải vì các động cơ trong sạch. Sau khi Thượng Đế cho phép Sa-tan thử Gióp bằng cách cất đi tất cả con cái và tài sản người, Gióp vẫn trung tín với Thượng Đế bởi vì ông tin rằng Thượng Đế có quyền ban cho thì Ngài cũng có quyền cất đi (1:20-22). Lần thử thách thứ hai, Thượng Đế cho phép Sa-tan hành hại Gióp bằng cách khiến ông bị một chứng ung thư rất kinh khiếp. Nhưng Gióp vẫn không phiền trách Thượng Đế, ngay khi vợ ông đề nghị rằng ông hãy phỉ báng Thượng Đế và chết đi cho xong. (2:9, 10)


GIÓP PHẠM TỘI HAY THƯỢNG ĐẾ KHÔNG CÔNG BÌNH?


Ba người bạn của Gióp đến để an ủi và phục hồi lại con người của ông. Sau khoảng thời gian đầu để chia buồn và yên lặng, họ đã dùng các bài được diễn thuyết để đối đáp cùng Gióp. Nhưng đôi khi lời nói của người sau không trực tiếp trả lời câu hỏi của người trước. Bắt đầu loạt bài diễn thuyết là lời than khóc của Gióp về ngày sinh của mình và ước gì mình chết đi. (3:1-26)


A-li-pha người Thê-man (Xứ Ê-đôm) đáp lời với ba bài diễn thuyết (4-5;15;22). Trong bài diễn thuyết thứ nhất ông khuyên Gióp hãy có lòng mạnh mẽ như ông đã từng khuyên người khác như vậy. Gióp phải đặt lòng tin cậy nơi Thượng Đế vì Ngài chăm sóc người vô tội và đoán xét kẻ ác (4:3, 6-9). Khi loài người phạm tội, họ phải vui mừng khi được Thượng Đế quở trách họ.

Đây là cách Thượng đế làm để giải cứu người thoát vòng tội lỗi (5:17-20). Đây là lập luận thàn học căn bản trong lời nói của A-li-pha và hai người bạn khi họ đối đáp với Gióp. A-li-pha châm chọc lời nói trống rỗng và vô ích của Gióp (15:1-6) vì ông phủ nhận sự khôn ngoan của người đời và cho rằng mình có được sự khôn ngoan kín mật từ Thượng Đế (15:7-13). A-li-pha biết rằng Thượng Đế xét mình vô tội (20:1-20). Ông khuyên Gióp hãy ăn năn thì Thượng Đế sẽ phục hồi ông (21-30)


Binh-đát đáp lời Gióp ba lần (8,18,26) cũng cùng lập luận thần học như Ê-li-pha. Nhưng có vẻ ông ít thông cảm hơn trong lời nói. Thượng Đế là công bình và Ngài không làm sai lệch sự công bình; nếu Gióp có lòng tìm kiếm Thượng Đế và ăn năn thì Ngài sẽ phục hồi ông (8:3-7, 20). Gióp phải chấp nhận lời khuyên theo sự khôn ngoan truyền thống này, vì kẻ xấu xa chối bỏ Thượng Đế cũng giống như cây thiếu nước (15), nhưng người công bình sẽ như cây trồng gần giòng nước (8:16-20). Số phận của kẻ ác là khốn khó và chết mất. (1-21)


Hai lần đáp lời của Sô-pha (11,20) đầy sự hà khắc và hoàn toàn không thông cảm nỗi thống khổ về thể xác lẫn tâm linh của Gióp. Ông lạnh lùng gạt bỏ lời Gióp xưng mình là người vô tội và cho rằng Gióp nói t hế là tự phụ (11:3, 4). Ông nghĩ rằng Gióp không hiểu rõ đường lối của Thượng Đế. Nếu Gióp ăn năn thì Thượng Đế sẽ phục hồi ông lại (1-15). Sô-pha hoàn toàn bác bỏ quan niệm của Gióp cho rằng Thượng Đế đôi khi khong xét đoán kẻ ác (20:4-29)


Giữa các bài được diễn thuyết là lời than vãn của Gióp về sự hoạn nạn mình (-8) với câu hỏi tại sao Thượng Đế làm hại ông (7:11-19), và khước từ những lời khuyên vô ích của bạn ông (6:14-27). Gióp muốn chứng minh rằng ông là người công bình trước mặt Thượng Đế nhưng không thể tranh biện cùng Ngài được (9:1-2, 14-16). Làm thế nào Gióp chứng minh rằng đôi khi Thượng Đế đối xử với kẻ ác và người thiện đều như nhau (9:22)? Tiếc thay không ai có thể làm trọng tài để theo dõi vụ này, để phân xử xem Gióp là người công bình hay là Thượng Đế bất công với ông (10:1-7) ông tiến đến quyết định là muốn biện luận cùng Thượng Đế. (13:1-19)


Trước hết Gióp bác bỏ sự khôn ngoan theo truyền thống của bạn bởi vì mọi khôn ngoan đều thuộc về Thượng Đế (12:1-6, 13-25). Từ đó trở đi, lời đối đáp ông luôn hướng về Thượng Đế. Thượng Đế làm tàn hại đời sống ông khi ông đang sống bình yên, tấn công ông mọi phía và biến ông thành kẻ đối nghịch (16:7-17). Gióp kêu cầu một chứng nhân hay một người biện hộ ở trên trời hãy đoái xem tình cảnh của ông (16:18-22) vì bạn ông không giúp đỡ được gì cả. Chắc chắn người công bình sẽ kinh ngạc về cách mà Thượng Đế và bạn ông đã đối xử với ông (17:1-10; 19:1-12). Loài người coi ông như là một người bị xã hội ruồng bỏ, và gia đình, đầy tớ và bạn bè đều khinh miệt ông (19:13-22). Hy vọng của ông là một quyển sách đời đời sẽ ghi lại mọi việc hầu Đấng cứu chuộc có thể biện minh cho ông trong ngày cuối cùng. (19:23-27)


Trọng tâm lời biện hộ của Gióp là Thượng Đế không luôn luôn ban phước cho người công bình và xét đoán kẻ ác như bạn ông đã nói. Không, có lắm kẻ ác vẫn vui vẻ và được thạnh vượng (21:7-34; 24:1-17). Gióp muốn Thượng Đế giải thích cách phán xét của Ngài trong vụ kiện này và nói cho Gióp biết rằng tại sao ông một người vô tội, lại phải đau khổ mặc dù quyền năng và sự khôn ngoan của Thượng Đế vượt quá hiểu biết của loài người. (26:5-14), nhưng Gióp vẫn cần một lời giải thích.

Ông là người vô tội (27:1-6) nhưng lại bị xét đoán. Ông cần một điều nào đó để chống lại quan niệm truyền thống cho rằng Thượng Đế chỉ xét đoán kẻ ác mà thôi. Điều này ám chỉ rằng Gióp phải là kẻ ác (27:7-23).


SỰ KHÔN NGOAN CÓ THỂ TÌM NƠI ĐÂU?


Tác giả sách Gióp đã lồng vào một bài thơ ngắn nói về sự khó khăn trong việc tìm kiếm sự khôn ngoan. Tuy rằng loài người đã tìm được những viên đá hay kim loại quý sâu trong lòng đất, nhưng họ có thể tìm kiếm sự khôn ngoan nơi đâu? Sự khôn ngoan là một điều giá trị nhất nhưng lại giấu kín khỏi loài người. Thật ra, chính Thượng Đế là nguồn khôn ngoan duy nhất.


GIÓP KÊU NÀI SỰ VÔ TỘI CỦA ÔNG


Cuộc tranh biện giữa Gióp và các bạn ông kết thúc trong thất bại cho cả đôi bên. Gióp chấm dứt sự biện giải của ông bằng một lời tóm tắt. Trước kia ông được Thượng Đế ban phước và ông được mọi người trong xã hội kính trọng (29:1-25). Nhưng bây giờ ông bị người đời nhạo báng và khinh bỉ và Thượng Đế đánh đuổi ông (30:1-31). Ông là người vô tội, chưa bao giờ vấp phạm một tội nào của dù lớn hay nhỏ (31:1-40). Thượng Đế phải giải thích cho ông biết thế nào là công bình.


Ê-LI-HU BÊNH VỰC SỰ CÔNG BÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ


Tuy Ê-li-hu không được giới thiệu từ lúc đầu của cuộc đối thoại, nhưng bây giờ ông bênh vực việc làm công bình của Thượng Đế và bác bỏ lời phiền trách của Gióp. Sau một lời dài giới thiệu quyền ngôn luận (32:6-22), Ê-li-hu bác bỏ lời than phiền của Gióp cho rằng Thượng Đế không bao giờ đáp lại lời cầu xin của loài người cả. Ngài phán trong chiêm bao, qua các bệnh tật đau đớn, và qua một Đấng Trung Bảo là người giải cứu những ai ăn năn tội lỗi mình (33:13-28). Để tái xác nhận sự công bình của Thượng Đế, Ê-li-hu bác bỏ lời phiền trách của Gióp cho rằng thượng đế không cong bình khi Ngài đối xử với mọi người như nhau (34 - 35). Sau cùng ông trình bày một số khía cạnh trong thế gian chứng tỏ quyền tể trị tuyệt diệu của Thượng Đế. Một vài khía cạnh đó đã vượt quá xa sự hiểu biết của loài người đến nổi trở thành vô lý khi có người thắc mắc về bất cứ việc làm nào của Thưọng đế. (36 37)


QUYỀN NĂNG VÀ SỰ KHÔN NGOAN CỦA THƯỢNG Đ Ế ĐƯỢC BÀY TỎ


Cuối cùng Thượng Đế đáp lời Gióp qua hai bài diễn thuyết

- Thứ nhất, Thượng Đế thách thức Gióp hãy chỉ dạy cho Ngài kích thước của trái đất. Chính Thượng Đế là Đấng đã tạo dựng và điều khiển biển cả, ánh sáng, âm phủ và thời tiết bởi quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài (38:1-38). Ngài cũng thông hiểu và điều khiển sư tử, nai, bò, chim đà điều, ngựa và chim ưng (39:1-30). Gióp có tìm được lỗi nào của Thượng Đế trong những điều này không? Không, ông đã im lặng trước quyền năng và sự khôn ngoan của Thượng Đế (40:1-5)

- Trong bài diễn thuyết thứ hai, Thượng Đế đã thách thức Gióp hãy chỉ dạy cho Ngài về sự công bình (40:6-14). Nhưng Gióp không đủ khả năng hay sự khôn ngoan ngay đến việc cầm giữ con trâu nước (bê-hê-mốt) và con sấu (Lê-vi-a-than), như vậy làm t hế nào ông có thẻ chỉ dạy Thượng Đế là Đấng tạo dựng nên các con t hú đó (40:15-41:34). Để trả lời, Gióp xin phép được trình với Thượng Đế về những đi ều mà ông không hiểu mà thôi. Bây g iờ mắt ông đã nhìn thấy sự bí ẩn trong các đường lối vinh hiển của Thượng Đế, ông đã hạ mình. (42:1-5)


SỰ PHỤC HƯNG CỦA GIÓP


Thượng Đế cũng bày tỏ cho b iết rằng các bạn của Gióp sai và ông đúng. Gióp chịu đau khổ không phải vì những tội lớn lao mà ông đã làm. Ba người bạn đã thú nhận họ sai và Gióp đã cầu nguyện cho họ. Đoạn Thượng Đế cho Gióp thêm con cái và nhiều tài sản.


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Thượng Đế cho phép loài người bị thử thách để họ tỏ lòng tin cậy vào ý muốn của Thượng đế trong đời sống.

2. Thật sai lầm khi kết luận rằng mọi bệnh tật và khó khăn đến bởi tội lỗi. Đôi khi người vô tội chịu khổ và kẻ ác không bị đoán xét ngay.

3. Bởi lẽ loài người trên thế gian không thể thấy được trọn toàn cảnh và bị giới hạn trong sự hiểu biết về chương trình và mục đích khôn ngoan của Thượng Đế, họ không nên thắc mắc về sự công bình của Ngài.

4. An ủi người đau khổ không thể thực hiện qua lời lên án nông cạn, nhưng bằng cách nhận diện nỗi khổ của họ và cầu nguyện xin Thượng Đế thương xót.

Trong Tân ước, Gia-cơ nhớ lại sự nhẫn nhục của Gióp trong thời gian ông chịu khổ và khuyến khích độc giả của ông hãy kiên nhân chờ đợi lòng thương xót của Thượng Đế. Chương trình tuyệt diệu và khôn ngoan của Thượng Đế trong sự điều khiển thế gian được nh ìn dưới nhiều hình thức trong Tân ước. Đức Chúa Giê-xu phán với các môn đồ của Ngài rằng người mù này bị mù không phải vì tại cha mẹ của người đã phạm tội. Người bị mù là để quyền năng của Thượng Đế được thể hiện qua Chúa Giê-xu , nhưng không phải ể trừng phạt tội lỗi (GiGa 9:1-3)


TRUYỀN ĐẠO: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HƯ KHÔNG VÀ TỐT LÀNH


Điệp khúc tiêu cực về đời sống hư không dưới mặt trời thường đem đến kết quả là thái độ tiêu cực về giá trị của sách Truyền đạo. Sách này có vẻ bi quan, theo định mệnh, nhạo báng, và thiếu ý nghĩa tâm linh. Nhưng quan niệm này quên đi nhiều phát biểu về những điều tốt lành mà loài người có t hể vui hưởng được. Loài người phải kính sợ Thượng Đế và nhớ rằng mọi điều tốt lành chúng ta có đều đến từ Thượng Đế. Bởi vì hai khuynh hướng này (hư không và tốt lành), điều tốt nh ất là hãy coi tác giả là một con người thực tế nhận thức rằng cuộc đời đầy thất vọng và hư không. Nhưng tác giả cũng ý thức rằng có một số giá trị giúp cho cuộc đời thêm ý nghĩa và ông khuyên độc giả hãy sáng suốt trong việc phân biệt điều nào có giá trị và điều nào là vô ích.


BỐ CỤC SÁCH TRUYỀN ĐẠO


- Kinh nghiệm cho thấy cuộc đời đầy sự hư không TrGv 1:1-6:12

- Điệp khúc "Hư không" 1:1-11

- Mọi cố gắng là hư không 1:12-2:26

- Không ai hiểu rõ về cuộc đời và Thượng Đế 3:1-4:16

- Sự hư không của đời sóng đạo đức giả và giàu có 5:1-6:12

- Kinh nghiệm cho thấy điều nào là tốt lành 7:1-12:7

- Những việc tốt lành và khôn ngoan 7:1-29

- Việc tốt lành là vui hưởng đời sống 8:1-9:9

- Hãy làm việc, tìm sự khôn ngoan, tránh điều ngu dại 9:10-10:20

- Hãy nhớ đến Đấng tạo hóa và kính sợ Ngài 11:1-12:7.

- Người truyền đạo/ giáo sư là vua tại Giê-ru-sa-lem, con trai vua Đa v ít (1:1, 12). Người duy nhất phù hợp với sự diễn tả ày là Sa-lô-môn. Sách này viết về Sa-lô-môn chăng hay là Sa-lô-môn đến lúc nào đó đã cảm thấy và ý thức sự hư không của đường lối ông? Nhiều người cho rằng có thể ông đã ăn năn về đường lối xấu xa của ông (IVua 1V 11:1-11) khi ông gần qua đời, nhưng Kinh Thánh không ghi lại một sự phục hưng nào ở cuối đời ông cả.


KINH NGHIỆM CHO THẤY CUỘC ĐỜI ĐẦY SỰ HƯ KHÔNG


Loài người được lợi chi từ các việc lao khổ của họ? Loài người được lợi tỉ như mặt trời cứ đi vòng theo chu kỳ của nó và không bao giờ dứt, như gió hoặc sông chẳng bao giờ hoàn thành công việc của chúng. Mọi việc làm này xem như là hư không

Dù có chuyên lòng tìm kiếm sự khôn ngoan cũng không tìm được, chỉ thêm sầu não mà thôi (TrGv 1:12-18). Đeo đuổi lạc thú qua uống rượu, tài sản, có thêm đầy tớ, thêm bạc vàng, hay thưởng thức ca nhạc thì sự thỏa mãn cũng không được lâu bền (2:1-11). Tuy sự khôn ngoan là điều tốt hơn, nhưng cả hai người khôn ngoan và người ngu dại đều chết và sớm bị quên mất. Đời sống và mọi việc làm của nó dường như chỉ là vô dụng, vì biết đâu có để lại cho con cháu thì chúng phá hủy cơ nghiệp đó. Cho nên điều tốt nhất cho loài người là vui hưởng những điều Thượng Đế đã ban cho. Ngài sẽ ban sự khôn ngoan và vui vẻ cho người đẹp lòng Thượng Đế, nhưng Ngài sẽ cất đi những điều mà người ngu dại phải lao khổ và chất chứa. (4-26)


Hãy sáng suốt mà nhận định rằng mỗi từng trải trong đời sống đều có thời kỳ riêng của nó: Có kỳ chiến tranh và có kỳ hòa bình, có kỳ sanh racó kỳ chết (3:1-8). Thượng Đế âm thầm sắp đặt mọi điều này để loài người kính sợ Ngài. Tuy rừng loài người không hoàn toàn hiểu được chương trình của Thượng Đế, họ nên vui mừng, cố gắng làm việc, và nhận biết đời sống là một ân tứ do Thượng Đế ban cho (-15). Đời sống đôi khi dường như bất công, nhưng loài người đoán xét không giỏi hơn loài thú. Thượng Đế sẽ đoán xét việc làm của mỗi người, đặc biệt những kẻ hà hiếp, có lòng ganh ghét, tham việc, quá tranh chấp, hoặc không dạy dỗ được (-16). Những đặc tính này chỉ đưa dẫn hư không, chứ không phải khôn ngoan.


Thật vô ích khi vào nhà Đức Chúa Trời để thờ phượng mà lòng giả dối và nói những lời không trung thực, vì Thượng Đế biết việc làm của mỗi người. Trên hết mọi sự, Thượng Đế đòi hỏi mọi người kính sợ Ngài (-7). Nương cậy vào tiền bạc cũng là vô dụng, vì nó không bao giờ làm thỏa mãn và cũng không mang theo được khi qua đời (6:9). Điều tốt nhất là vui hưởng những điều Thượng Đế ban cho. Đây là phần thưởng của Thượng Đế, và Ngài ban cho loài người khả năng để thỏa lòng với những điều họ có (6:2)


KINH NGHIỆM CHO THẤY ĐIỀU NÀO LÀ TỐT LÀNH


Áp dụng theo thể Châm-ngôn, sách Truyền-đạo khuyên rằng tốt hơn là hãy suy nghĩ về cuộc đời ngăn ngủi, hãy lắng nghe người khôn ngoan nói, hãy kiên nhẫn, đừng luyến tiếc thuở tươi đẹp đã qua, và hay thỏa lòng với những điều mình có (7:1-14). Tuy rất khó hiẻu tại sao người công b ình đôi khi chịu đau khổ, người khôn ngoan sẽ kính sợ Thượng Đế và tránh được khó khăn nếu đừng thái qua trong mọi việc.

Sự khôn ngoan khiến cho người khôn thêm sức mạnh để chống lại đường lối xấu xa đang xâm nhập mọi người (7:19, 20). Nhưng tiếc thay chỉ có vài người khôn ngoan, tuy ban đầu Thượng Đế tạo dựng mọi người đều công bình cả. Một cách giản dị để bày tỏ sự khôn ngoan là trung thành và tuân theo pháp luật của chính quyền. (8:1-9), mặc dù chính quyền không luôn luôn ban thưởng việc làm của người công bình (8:10-14).

Tuy loài người không hiểu tại sao Thượng Đế cho phép những việc này xảy ra, nhưng họ có thể tin chắc rằng mọi đời sống đều trong tay Thượng Đế (8:16-9:1). Một ngày kia mọi người đều qua đời, nhưng trước khi ngày đó đến điều quan trọng là hãy vui sống với gia đình, hãy làm hết trách nhiệm, và xem sự khôn ngoan như là một nguồn tài nguyên lớn lao cho đời sống tốt lành (2-18). Điều này sẽ giúp cho mọi người tránh được hành động ngu dại, giống như người đào hầm để bẫy người khác, chính mình lại sa xuống đó (10:1-20)

Loài người cần sống với đức tin (11:1-6) vui mừng, và hãy tưởng nhớ đến Đấng tạo hóa trước khi tuổi già và sự chết tới (12:1-7). Vì đời sống đầy sự hư không, nên người nào kính sợ Thượng Đế và vâng giữ điều răn Ngài sẽ học sự khôn ngoan từ những người mà Đấng chăn chiên đã cho họ gặp trong đời sống họ (12:8-14)


Ý NGHĨA THẦN HỌC:


1. Người nào lúc nào cũng đeo đuổi thêm sự khôn ngoan, khoái lạc, hoặc sự giàu có là vô ích, vì không bao giờ thỏa lòng cả.

2. Tuy loài người không hiểu hết chương trình của Thượng Đế, nhưng Ngài đang điều khiển mọi khía cạnh trong đời sống mỗi người.

3. Loài người nên vui hưởng với thức ăn, gia đình, và việc làm mà Thượng Đế đã ban cho, đây là phần thưởng của Thượng Đế.

4. Trên hết mọi sự, hãy kính sợ Thượng Đế và vâng giữ điều răng Ngài, hãy khôn ngoan và bước đi cách thận trọng trong thế giới xấu xa này.


GHI CHÚ:

1. The Ancient Near East, ed.J. Pritchard (Princeton: Princeton University Press, 1969)

Gồm một tuyển tập về sự khôn ngoan do các nhà khảo cổ tìm thấy tại xứ Ai-cập và Ba-by-lon. Thật th ích thú mà ghi nhận rằng những tập sách này đề cập tới một số vấn đề căn bản trong Kin h Thánh, nhưng lời giải đáp đôi khi hơi khác nhau.

2. J.E. Hartley, "Job", International Standard Bible Encyclopedia. Vol. II (Grand Rapids : Eerdmans, 1982) trang 1065, 1066

3. Không biết rõ ai nói lên bài thơ tuyệt diệu trong chương 28. Nó khó có thể phù hợp với những bài diễn thuyết của Gióp. Nên nhớ rằng Gióp được g iới thiệu trong chương kế, có nghĩa là Gióp không đàm luận trong chương 28. F.I.Anderson, Job (Downers Grove : InterVarsity Press, 1976), kết lụan rằng bài thơ này là do tác giả/ người biên soạn của sách Gióp viết.


CÂU HỎI THẢO LUẬN:

1. Tại sao loài người phải chịu đau khổ? Đưa ra vài lời đề nghị từ sách Gióp?

2. Nếu quý vị là một trong những người đến để an ủi ông Gióp và hoàn toàn không biết gì về chương 1-3, quý vị sẽ nói gì với ông Gióp?

3. Gióp đã học được điều gì khi Thượng Đế phán cùng ông trong chương 38 - 41? Xem Gióp G 40:1-5 và 42:1-6

4. Tại sao sách Truyền đạo nghĩ rằng mọi việc thảy đều hư không theo luồng gió thổi?

5. So sánh TrGv 4:26; 3:12-14; 5:18-20; 9:7-10 với lời khuyên của Phao-lô trong Phi Pl 1:13; ITi1Tm 6:6-11; HeDt 1:1-6:20




bottom of page