top of page

CÁC TIÊN TRI ĐẦU TIÊN TỪ GIU-ĐA

Hung Tran

Jul 8, 2023

Sau cái chết của Sa-lô-môn (931 TC ) và sự phân chia đất nước ra thành hai nước (xem I Vua 1V 11:1-12:33)...



CÁC TIÊN TRI ĐẦU TIÊN TỪ GIU-ĐA


Mi chê và Ê-sai


* Khoảng thời gian: Mi-chê 725 - 690 TC; Ê-sai 750-690 TC


Sau cái chết của Sa-lô-môn (931 TC ) và sự phân chia đất nước ra thành hai nước (xem IVua 1V 11:1-12:33), vương quốc Giu-đa miền Nam phải chịu đau khổ dưới sự lãnh đạo của các vua không còn kính mến Thượng Đế như vua Đa-vít trước kia. Rô-bô-am xây cất trụ thời và tượng Át-tạt-tê và cho phép sự hành dâm trong khi thờ cúng ở khắp Giu-đa (14:22-24). Hai vua A-sa và Giô-sa-phát tìm cách loại bỏ mọi hình thức thờ lạy thần Ba-anh ra khỏi xứ (15:11-14; IISu 2Sb 17:1-6) nhưng tà giáo này vẫn còn thịnh hành tại Giu-đa trong thời gian của hai tiên tri Mi-chê và Ê-sai vì vua A-cha và Ma-na-se lại cổ động cho nó (IIVua 2V 16:1-20; 21:1-26; EsIs 7:1-25)

Mi-chê và Ê-sai đã trải qua bốn thời kỳ rất khác nhau, dưới bốn đời vua của Giu-đa. Khi Ê-sai bắt đầu nói tiên tri, Ô-xi-a (gọi là A-xa-ria trong IIVua 2V 1:1-7:25) là một vị vua hùng mạnh và thịnh vượng của Giu-đa. Thượng Đế ban phước trên mọi việc người làm, nhưng về sau ông đổi ra ngạo mạn và bị Thượng Đế giáng cho bịnh phung (IISu 2Sb 26:3-21). Ê-sai lên án sự kiêu ngạo (EsIs 1:1-19) và mối quan tâm về việc làm giàu của Giu-đa (3:16-26).


Khi vua gian ác A-cha lên cầm quyền tại Giu-đa (IIVua 2V 16:1-20), ông thờ các thần ngoại bang và không tin cậy Thượng Đế để được giúp đỡ; cho nên Thượng Đế khiến vua A-si-ri là Tiếc-la Phi-lê-se III buộc Giu-đa phải triều cống như tiên tri Ê-sai và Mi-chê đã loan báo (MiMk 1:12-16; EsIs 7:1-25). Con ông là Ê-xê-chia, một vị vua kính sợ Thượng Đế, phá hủy mọi thần tượng trong xứ Giu-đa và chống lại người A-si-ri bị cô thế trước quân thù đông đảo, Ê-xê-chia đặt trọn niềm tin của ông nơi Thượng Đế. Đáp lại, Thượng Đế sai thiên sứ tiêu diệt quân đội A-si-ri và g iải cứu Giu-đa (EsIs 36:1-37:38; IIVua 2V 18:1-19:36)


Mặc dầu Ê-xê-chia hết lòng kính mến Thượng Đế, Ma-na-se lại bắt đầu lập lại sự thờ thần Ba-anh trong xứ (21:1-26). Người công bình bị bắt bớ và các mối liên hệ xã hội bị phá hoại bởi sự ngờ vực giữa bà con họ hàng và sự bức hiếp kẻ yếu (MiMk 7:1-6). Mi-chê và Ê-sai đã mang những sứ điệp hy vọng đến cho Giu-đa trong những ngày đen tối này. Thượng Đế không bỏ rơi dânNgài, và một ngày nào đó Ngài sẽ đến để t hiết lập vương quốc của Ngài.


MI-CHÊ: THƯỢNG ĐẾ SẼ ĐẾN VÌ CÁC NGƯƠI


Quê hương của Mi-chê ở Moreset gần Gát, một thành phố Giu-đa gần căn cứ quân sự La kít (Lachish) của Phi-li-tin, nhưng ông rao truyền hầu hết các sứ điệp của ông tại thủ đô Giê-ru-sa-lem. Ông bắt đầu chức vụ trước khi Sa-ma-ri thất thủ vào năm 722/21 TC và t iếp tục nhận được các sứ điệp từ Thượng Đế cho đến những năm đầu của đời vua Ma-na-se.

Sứ điệp tiên tri có thể chia thành ba phần chính. Mỗi phần bắt đầu bằng lời cảnh cáo đoán phạt và chấm dứt với sứ điệp giải cứu và hy vọng.


BỐ CỤC SÁCH MI-CHÊ


- Thượng Đế sẽ đến với quyền năng lớn MiMk 1:1-2:13.

- Thượng Đế sẽ phán xét Y-sơ-ra-ên và Giađa 1:1-16.

- Lý do về sự phán xét của Thượng Đế 2:1-11.

- Thượng Đế sẽ nhóm phần dân sót lại 2:11-12.

- Đấng cai trị mới sẽ đến Giê-ru-sa-lem 3:1-5:15.

- Thượng Đế sẽ cất bỏ các quan trưởng gian ác 3:1-12.

- Si-ôn sẽ có đấng cai trị mới 4:1-5:15.

- Dân sự phải đến với Thượng Đế 7:20.

- Đến với sự thờ phượng phải lẽ -16.

- Đến với hy vọng, chớ không tuyệt vọng -20.


Một số trong các sứ điệp này là những lời tiên đoán về án phạt (3:1-4), trong khi các sứ điệp khác nói về sự cứu rỗi của Đấng Mê-si-a và sự thiết lập vương quốc của Thượng Đế (4:1-5:5). Cũng có lời than khóc về tình trạng bi thảm của Giu-đa (7:1-7) và bản cáo trạng nghịch cùng Giu-đa (-16)


THƯỢNG ĐẾ SẼ ĐẾN VỚI QUYỀN NĂNG LỚN


Thời gian đầu trong chức vụ của Mi-chê (trước năm 722/21 TC) ông thấy sự vinh hiển thánh của Thượng Đế ngự đến với quyền năng từ đền thờ trên trời (-4). Thượng Đế đến để phá hủy mọi thần tượng, đền thờ tà thần, và thủ đô Sa-ma-ri của Y-sơ-ra-ên. Mi-chê cũng thấy và than khóc về sự t iêu diệt hầu đến của Giu-đa (1:8-16). Dùng tên các thành phố để chơi chữ, ông cảnh cáo rằng "thành phố bụi đất" (dust town) Bết-Hê-xen sẽ lăn trong bụi đất, sự "lừa dối" của Ác-xíp sẽ bi lừa dối, và sự hoạn nạn từ Thượng Đế sẽ giáng trên Giê-ru-sa-lem. Tại sao việc này sẽ xảy ra? Tại vì bọn chủ đất có thế lực ở Giu-đa tham đất ruộng và cướp đi từ kẻ nghèo (-4,9), tại vì dân chúng nghĩa rằng Thượng Đế nhẫn nại và sẽ không bao giờ sửa trị chúng (,7) và tại vì đất nước đi theo bọn tiên tri giả say rượu (2:11).

Chắc chắn là Thượng Đế sẽ đoán phạt, nhưng Ngài sẽ không dứt bỏ số dân Giu-đa ngay thẳng còn sót lại. Một ngày nào đó Thượng Đế sẽ thâu góp họ lại, vua họ sẽ dẫn họ vào sự tự do (2,13).


ĐẤNG CAI TRỊ MỚI SẼ ĐẾN GIÊ-RU-SA-LEM


Để cải tổ Giu-đa, Thượng Đế cần loại bỏ các quan trưởng gian ác đang cai trị Giu-đa (A-cha và giai cấp cầm quyền trong chính phủ). Những ai cai trị bất công bằng cách ngược đãi người khác thì chính họ cũng sẽ bị đối xử như vậy bởi kẻ thù mình (-4,9,10). Các kẻ tiên tri và thầy tế lễ tham tiền quan tâm đến quyền lợi của mình nhiều hơn là truyền đạt lời dạy dỗ của Thượng Đế. Họ không được đầy dẫy Thần của Thượng Đế như Mi-chê, cho nên họ khờ khạo dạy rằng Thượng Đế sẽ không bao giờ xét đoán Giu-đa. Họ từ chối không mạnh dạn lên án dân chúng về tội lỗi của họ (-8,11).

Trong những ngày sau cùng, đấng cai trị mới sẽ đến Giê-ru-sa-lem và chính Thượng Đế sẽ làm vua trị vì trên Si-ôn (,7). Lúc đó kẻ nghèo và yếu cùng với dân các nước, sẽ đến Giê-ru-sa-lem và Thượng Đế sẽ dạy họ về đường lối Ngài (4:2, 6, 7). Mọi chiến tranh sẽ chấm dứt và sự phồn thịnh sẽ đầy dẫy trên đất (4:3-5). Tuy quốc gia sẽ phải trải qua sự đau khổ bị lưu đày tại Ba-by-lôn trước đã (4:9-11), nhưng một đấng cai trị mới và quyền năng (đấng Mê-si-a) sẽ được sanh ra tại Bết-lê-hem (5:2). Ngài sẽ mang hòa bình đến cho cả thế giới, khôi phục lại dân sót lại của Giu-đa, và cất bỏ mọi vật trần tục (sức mạnh quân sự, những thành quách,các tà t hần và các tiên tri giả) mà dân sự đặt lòng tin vào (-15)


DÂN SỰ PHẢI ĐẾN VỚI THƯỢNG ĐẾ


Trong những năm sau cùng của đời vua Ê-xê-chia, Ma-na-se bắt đầu giới thiệu đường lối tà đạo của ông cho cả nước. Mi-chê loan báo bản cáo trạng 1 của Thượng Đế nghịch cùng Gia-a vì họ đã quên Thượng Đế là Đấng đã giải cứu họ ra khỏi Ai-cập và đã đảo ngược lời rủa sả của Ba-la-am (6:1-4). Họ nghĩ rằng họ có thể làm vui lòng Thượng Đế bằng những nghi thức và nhiều của lễ, nhưng Thượng Đế đòi hỏi dân sự hãy làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm t ốn với thượng đế (-8).

Sống trong những năm đầu trong đời vua Ma-na-se thật là chán nản đối với ngay cả tiên tri của Thượng Đế. Mi-chê đã than vãn vì dường như người công bình bị diệt vong, bạo lực xảy ra ở khắp nơi, và chẳng có thể tin tưởng ai được (-6). Nhưng thình lình ông nhớ rằng Thượng Đế là Thượng Đế của cứu rỗi. Ngài nghe và nhậm lời cầu nguyện (7:7, 8). Tuy có một số người nhạo báng Mi-chê (7:10), nhưng ông vẫn vững tin rằng một ngày nào đó dân Giu-đa sẽ trở về và xây dựng lại Giê-ru-sa-lem sau thời gian bị lưu đày (1,12). Thượng Đế sẽ dẫn dắt họ trở về với quê hương như Ngài đã làm khi họ ra khỏi Ai-cập (7:14-17). Khi nhớ những điều này ông bèn ca ngợi Thượng Đế vì tình yêu bất biến của Ngài đem lại tha thứ tội lỗi và vì lòng thương xót bất tận của Ngài (7:18-20).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Thượng Đế sẽ giáng án phạt cho những ai không cai trị bằng sự công bình.

2. Giáo sư nào ỷ vào sự nhẫn nại của Thượng Đế hay nghĩ rằng Ngài sẽ không bao giờ định tội thì người đó không được đầy dẫy Thần Linh của Chúa.

3. Nghi lễ vô nghĩa là vô dụng. Thượng Đế muốn dân Ngài có tấm lòng và thái độ khiêm nhường để đối xử công bình và nhân từ với người khác.

4. Có thể có hy vọng trong hoàn cảnh đầy áp bức và bạo hành nếu sự t in cậy được đặt nơi Thượng Đế và lời hứa của Ngài.

5. Đấng Mê-si-a đã được sanh ra tại Bết-lê-hem đúng như Mi-chê nói: (Mat Mt 2:3-6) Và một ngày kia Ngài sẽ làm vua trị vì trên khắp cả trái đất. Mọi chiến tranh sẽ không còn nữa và dân tất cả các nước sẽ cùng nhau thờ lạy Ngài.


Ê-SAI ĐẤNG THÁNH SẼ MANG ĐẾN SỰ XÉT ĐOÁN VÀ CỨU RỖI


Ê-sai bắt đầu chức vụ tiên tri sớm nhất là vào cuối đời vua Ô-xi-a (khoảng năm 750 TC ) và tiếp tục mãi đến lúc Ma-na-se bắt đầu đồng trị vì với vua Ê-xê-chia (khoảng nă 690 TC ), như vậy ông là người cùng thời với tiên tri Mi-chê.

Ê-sai đã lập gia đình và có ít nhất là hai người con (7:3; 8:3). Ông sống tại Giê-ru-sa-lem và nhiều lần nói tiên tri với các vua Giu-đa (EsIs 7:39). Ông ban phát lời tiên tri về sự xét đoán và sự cứu rỗi cho Giu-đa cùng với nhiều nước khác (13:1-27:13).

Ông nổi tiếng về những lời tiên tri về Đấng Mê-si-a vừa là vua vừa là tôi tớ chịu thương khó (9:53). Sách của Ê-sai thấm nhuần ý thức về sự thánh khiết của Thượng Đế vì đời ông đã được thay đổi khi ông thấy vinh quang của Ngài, vị vua toàn năng đang ngự trên ngai của Ngài (6:1-13). Sứ điệp của ông được chia thành nhiều phần lớn.


BỐ CỤC SÁCH Ê-SAI


- Ca ngợi Thượng Đế sẽ hạ thấp sự kiêu ngạo của loài người 1:1-6:13

- Vua hòa bình sẽ chấm dứt mọi chiến tranh của Giu-đa 7:1-12:6

- Chương trình tối thượng của Thượng Đế cho các nước 13:1-27:13

- Tin cậy Thượng Đế hay sức mạnh quân sự 28:1-39:8.

- Thượng Đế vô đối sẽ mang đến sự giải cứu 40:1-48:22.

- Tôi tớ chịu thương khó sẽ mang đến sự cứu chuộc 49:1-55:13.

- Sự khôi phục và phán xét sau cùng của Thượng Đế 56:1-66:24.

Ê-sai là người giảng đạo có ân tứ đặc biệt đã dùng các ví dụ rất khéo léo (ví Giu-đa là một vườn nho trong đoạn 5) và diễn tả rất hay bằng những hình ảnh mạnh dạn (các vua Giu-đa được gọi là các quan trưởng Sôđôm trong 1:10). Sứ điệp của ông là tuyên bố về quyền năng của Thượng Đế giải cứu loài người ra khỏi tội lỗi và các vua ra khỏi sự kiềm chế của các thế lực chính trị mạnh hơn. Ông kêu gọi cả nước hãy tin cậy Thượng Đế vì không có một Thượng Đế nào khác. Thượng Đế sẽ thiết lập vương quốc của Ngài đời đời.


CA NGỢI THƯỢNG ĐẾ SẼ HẠ THẤP SỰ KIÊU NGẠO CỦA LOÀI NGƯỜI


Ê-sai kêu gọi dân Giu-đa bội nghích là những người đã khốn khổ vì bại trận hãy ăn năn, làm điều công bình, và ngưng các nghi lễ tôn giáo vô nghĩa trong đền thờ (1:1-20). Thượng Đế sẽ cất bỏ các người cai trị nước bằng áp bức và các phụ nữ giàu có kiêu căng sống trong thời thạnh vượng của Ô-xi-a (3:1-4:1). Ngài sẽ phá hủy vườn nho quý của Ngài vì nói không sanh trái tốt (5:1-7). Trong những ngày sau rốt Thượng Đế sẽ hạ thấp lòng kiêu ngạo của mọi người khi sự chói sáng của uy nghiêm Ngài được bày tỏ ra trên đất (3,20-17). Giê-ru-sa-lem sẽ được đổi mới, Chồi của Thượng Đế (Đấng Mê-si-a) sẽ ngự tại đó, mọi tội lỗi sẽ được cất đi, và Giê-ru-sa-lem sẽ được xưng là thành thánh (4:2-4)

Trong năm vua Ô-xi-a băng hà, Ê-sai nhận được sự hiện thấy về vinh quanh của Vua trên muôn vua đang ngự trên ngai của Ngài trong đền thờ. Ê-sai cảm thấy sự hèn mọn của chính mình, ông được tha tội, và được Thượng Đế sai đi làm cứng lòng những người từ chối không lắng nghe Thượng Đế (6:1-13).2


VUA HÒA BÌNH SẼ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH CỦA GIU-ĐA


Trong đời trị vì của vua gian ác A-cha, Giu-đa bị quân Sy-ri và Y-sơ-ra-ên tấn công. A-cha từ chối không chịu tin cậy Thượng Đế để giải cứu (-19), thay vào đó ông cầu cứu sự giúp đỡ của A-si-ri, mặc dù Thượng Đế đã báo trước về sự tận chung của Y-sơ-ra-ên và Sy-ri (8:1-7; 9:8-10:4) cũng như sự tận chung của cả quân A-si-ri ngạo mạn (10:5-19). Trong tình thế tuyệt vọng, Thượng Đế hứa ban hy vọng và hòa bình qua Em-ma-nu-ên, một trai sẽ được sanh bởi gái đồng trinh (7:14) qua Sự sáng lớn, Vua hòa bình sẽ cai trị đời đời trên ngôi Đa-vít (9:1-7 xem Mat Mt 4:13-16) và qua chồi và nhánh được thần của Thượng Đế ngự trị (1-9). Những lời hứa này sẽ khiến cho dân sự tin cậy nơi Thượng Đế về sự cứu chuộc họ và họ sẽ cảm tạ Ngài (12:1-6).


CHƯƠNG TRÌNH TỐI THƯỢNG CỦA THƯỢNG ĐẾ CHO CÁC NƯỚC


Bởi vì các nước đã trở nên kiêu ngạo về sự giàu có và sức mạnh quân sự của mình (13:11, 19; 16:6; 23:9), lời tiên đoán chiến tranh của Ê-sai nghịch cùng các nước đề cập tới sự sụp đổ của Ba-by-lôn, A-si-ri, Phi-li-tin, Mô-áp, Sy-ri, Ê-díp-tô, Ê-đôm, A-ri-bi, và Ty-rơ (13-23). Trong ngày của Thượng Đế, các dân tộc này sẽ bị thiêu hủy khi cơn thạnh nộ của Ngài giáng trên họ (13:6-13). Không ai có thể phá hỏng kế hoạch này cũng như kế hoạch của Thượng Đế về việc tái lập Giu-đa trên phần đất của họ (14:1-3; 16:5). Ngạc nhiên thay, nhiều dân ngoại từ Ai-cập và A-si-ri sẽ đáp lời Thượng Đế và trở nên một phần của dân Ngài (19:19-25). Lời nói của Ê-sai đã khích lệ những người Do Thái lo lắng vì không biết chắc về tương lai của họ. Họ chớ sợ hãi các dân ngoại đạo. Kế hoạch của Thượng Đế sẽ được làm trọn.

Các biến cố này sẽ là điềm báo trước trước về ngày xét đoán sau cùng khi Thượng Đế thiêu hủy mọi vật trên đất bằng lửa. Bởi sự gian ác, Thượng Đế sẽ trừng phạt loài người, các vua, và các thành kiêu ngạo (24:1-22). Trong ngày đó, Ngài sẽ ngự giữa dân Ngài tại Si-ôn và được ca tụng. Sự chết và nước mắt sẽ không còn nữa và mọi lưỡi sẽ ca hát vui mừng tại tiệc lớn của Thượng Đế. Người chết sẽ được sống lại, sự vui mừng và cứu chuộc sẽ đầy dẫy khắp đất (25:1-26:19).


TIN CẬY THƯỢNG ĐẾ HAY SỨC MẠNH QUÂN SỰ


Ê-sai chuyển từ kế hoạch sau cùng của Thượng Đế cho thế gian qua tình trạng của Y-sơ-ra-ên trước khi bị sụp đổ vào năm 722/21 TC. Ông đối chiếu giai cấp lãnh đạo Y-sơ-ra-ên vừa say rượu vừa ngạo mạn (Các vua, thầy tế lễ, và những kẻ tiên tri) không chịu nghe lời dạy dỗ, với Thượng Đế là Đấng cai trị trọn vẹn trong sự công bình và ban những lời chỉ dẫn trung thực cho số người còn sót lại của dân tộc (28:1-29). Họ sẽ bị tiêu diệt, và cả Giu-đa nữa, vì Giu-đa không học từ những sai lầm của Y-sơ-ra-ên. Các tiên tri họ cũng sẽ lừa dối họ. Dân chúng sẽ lấy môi miệng thờ phượng thượng đế nhưng lòng họ thì xa Ngài (29:9-14). Điển hình là giai cấp lãnh đạo đã nương cậy vào Ai-cập để cứu giúp mình trước sự tấn công của A-si-ri (30:1-4; 31:1-3).

Họ không muốn tin cậy Thượng Đế hay lời nói của đấng tiên tri (30:9-12). Ê-sai đã lên án sự tin cậy vô ích nơi xác thịt. Vì lòng thương xót, Thượng Đế muốn dạy dỗ dân Giu-đa, ban phước cho họ bằng sự thạnh vượng, và giải cứu họ ra khỏ A-si-ri, nhưng trước hết họ phải trở về với Ngài và tin cậy Ngài (30:18-31:9). Để khuyến khích niềm tin này, Ê-sai nhắc cho dân chúng biết rằng một ngày kia Đấng Mê-si-a là vua lấy nghĩa trị vì sẽ đến và cất bỏ sự đui mù của mắt họ (32:1-8).

Ông kêu gọi những đàn bà tự mãn hãy khóc lóc vì sự nguy khốn sắp đến (32:9-14) và ông nói tiên tri về sự ca tụng Thượng Đế khi quân hung bạo A-si-ri bị tiêu diệt bởi vua oai nghiêm của Giu-đa (33:1-24). Ê-đôm và kẻ thù của Thượng Đế sẽ phải đối diện với cơn thạnh nộ của Ngài (34:1-15) nhưng sẽ có sự vui mừng tại Giê-ru-sa-lem khi những kẻ được chuộc trở về cư ngụ tại Si-ôn (35:1-10)


Ê-xê-chia đón nhận sứ điệp này và đặt trọn niềm tin của vua nơi Thượng Đế khi quân A-si-ri bao vây thành Giê-ru-sa-lem (36:1-22). Tuy loài người nghĩ rằng Ê-xê-chia nên đầu hàng, nhưng Ê-xê-chia và Ê-sai đã và đền thờ và cầu nguyện xin Thượng Đế đánh bại quân A-si-ri hầu cho mọi nước t rên đất đều biết chỉ một mình Ngài là Thượng Đế (37:14-20). Thượng Đế nhậm lời cầu nguyện và sai thiên sứ giết 185.000 quân A-si-ri trong đêm đó (37:36). Vì đời sống công bình của E-xê-chia và lời cầu nguyện của ông với Thượng Đế, ông được sống thêm 15 năm nữa (38:1-22). Ngược với đức tin ban đầu, về sau Ê-xê-chia đã liên hiệp với Ba-by-lôn hơn là tin cậy trọn vẹn nơi Thượng Đế (39:1-8)


THƯỢNG ĐẾ VÔ ĐỐI SẼ MANG ĐẾN SỰ GIẢI CỨU


Tuy các chương này không ghi rõ ngày, nhưng chúng được rao truyền trong những ngày sau cùng của Ê-xê-chia khi đứa con gian ác Ma-na-se của ông bắt đầu cầm quyền. Qua các lời tiên tri này Thượng Đế khuyến khích phần dân còn sót lại trung tín cứ giữ lòng tin cậy nơi Ngài, vì Ngài sẽ giải cứu họ khỏi cảnh lưu đày tại Ba-by-lôn trong tương lai. Nguồn an ủi đã được ban ra vì Thượng Đế sẽ đến với quyền năng để cai trị dân Ngài (40:1-11). Vì không có một quốc gia nào hay một ngoại thần nào có được một phần quyền năng của Thượng đế, cho nên không cần phải khiếp sợ họ (40:12-26). Tuy dân sự bối rối và đui mù về quyền năng của Thượng Đế, nhưng có nguồn hy vọng trong Ngài (40:27; 41:10; 42:18-20). Nếu dân Ngài biết trông đợi và tin cậy nơi Ngài, thì họ sẽ không bao giờ bị kiệt sức (40:27-31).


Thượng Đế bàn bác bỏ mọi luận điệu của các dân tộc ngoại đạo và thần của họ. Thần của họ không làm được gì cả; chúng chỉ là những khúc gỗ được chạm trổ khéo léo bởi tay người làm nên (41:5-7, 21-24; 44:9-20). Các thần Ba-by-lôn là Bên (người Ba-by-lôn gọi là Ma-đút "Marduk") và Nê-bô sẽ sụp đổ cùng với xứ chúng nó (46:1-47:15). Không có một thần nào khác ngoài Thượng Đế của Giu-đa. Ngài là đầu cũng là cuối, là Đấng Thánh, là Đấng Tạo Hóa, là Đấng cứu chuộc và là vua (41:4; 43:10-15; 44:6-8; 48:12). Ngài biết mọi điều đã xảy ra trong lịch sử và đã hoạch định một tương lai cho dân Ngài (43:18-21).


Sau khi Giu-đa đi lưu đày, Thượng Đế sẽ dấy lên một vua hùng mạnh đánh bại nhiều dân tộc. Vua này là Si-ru, sẽ cho phép dân Giu-đa trở về quê hương từ Ba-by-lôn để xây dựng lại thành Giê-ru-sa-lem và đền thơ của Thượng Đế (41:1-4; 44:24-45:7; 48:20 xem đầy đủ hơn trong Exo Er 1:1-6). Điều này chứng tỏ rằng Thượng Đế vẫn còn yêu thương họ, vì Ngài đã chọn họ làm đầy tớ của Ngài. Họ sẽ là chứng nhân của Thượng Đế để rao truyền vinh quang của Ngài giữa mọi dân tộc.


TÔI TỚ CHỊU THƯƠNG KHÓ SẼ MANG ĐẾN SỰ CỨU CHUỘC


Ê-sai nêu ra sự tương phản giữa người Giu-đa là đầy tớ không vâng lời (EsIs 42:19) và một đầy tớ khác được Thượng Đế chọn để thiết lập sự c ông bình và chính trực trên đất (4-4). Tuy Ngài sẽ bị khốn khổ ở giữa dân Ngài, nhưng cuối cùng Ngài sẽ là sự sáng cho mọi dân tộc hầu cho sự cứu chuộc của Thượng Đế có thể đến với đầu cùng đất (42:6; 49:4, 6). Trước hết Ngài sẽ bị khinh dễ và sỉ nhục (46:7; 50:6), mặt Ngài chẳng có hình dung, Ngài sẵn sàng chết cho tội lỗi người khác (52:14; 53:3-8). Trong khi đó Ngài nhìn lên Thượng Đế tìm cầu sự giúp đỡ và Thượng Đế sẽ làm Ngài sống lại từ kẻ chết và Ngài sẽ được tôn lên (50:7-10; 52:13; 53:12). Ngài sẽ làm sinh tế chuộc tội dâng lên Thượng Đế để gánh tội lỗi thế gian tuy rằng Ngài vô tội (53:9-11). Đầy tớ chịu thương khó này chính là vua Mê-si-a, là Đấng cứu chuộc, là Chúa Giê-xu trong Tân ước (Mac Mc 10:33, 34; Cong Cv 2:35).

Thượng Đế không chỉ hứa sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi nhưng Ngài cũng khuyến khích họ hãy tìm kiếm Thượng Đế, chú tâm vào các điều răn Ngài, và vui hưởng sự giải cứu của Ngài (EsIs 51:1-3). Cảnh lưu đày của họ sẽ sớm được chấm dứt, Ngài sẽ khôi phục lại phần dân còn sót lại tại Siôn và nó sẽ giống như một vườn đẹp đẽ. Đoạn dân sự sẽ cùng nhau hát xướng, cất tiếng rằng, "Thượng Đế của ngươi trị vì", khi Ngài giải cứu Giê-ru-sa-lem (52:1-10). Thành Giê-ru-sa-lem cằn cỗi và bị bỏ hoang sẽ đông dân cư và đầy sự vui mừng vì tình thương đời đời của Thượng Đế đối với dân Ngài (54:1-8). Nếu họ chỉ tìm kiếm Thượng Đế mà thôi và xây bỏ con đường xấu xa của họ, thì Thượng Đế sẽ tha thứ tội lỗi họ (55:6-8). Tuy đường lối tuyệt diệu của Ngài vượt quá sự hiểu biết của loài người, nhưng lời của Ngài sẽ được hoàn thành theo giao ước đời đời mà Ngài đã lập cùng Đa-vít (55:1-13).


SỰ KHÔI PHỤC VÀ PHÁN XÉT SAU CÙNG CỦA THƯỢNG ĐẾ


Phẩm cách của vương quốc mới mà Thượng Đế khôi phục sẽ được biểu thị bằng sự công bình, việc giữ ngày Sa-bát đúng cách (56:1-8), sự kiêng ăn đẹp lòng Thượng Đế và quan tâm tới nhu câu của người bị ức hiếp (58:1-12), và sự xây bỏ khỏi con đường gian ác làm xa cách mình với Thượng Đế (59:1-3). Khi vinh quang của Thượng Đế sáng lòe ra như ánh sáng lòe ra như ánh sáng cứu chuộc cho dân Ngài, mọi dân tộc sẽ tìm đến Giê-ru-sa-lem để thờ phường và dâng của lễ cho Ngài (60:1-9). Thượng Đế sẽ biến đổi sự đau buồn thành sự vui mừng, sa mạc thành vườn hoa, sự đổ nát thành tỉnh thành. Cả nước sẽ được gọi là Si-ôn thuộc về Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, sự vui mừng của Ngài sẽ ở trên nó, là dân thánh (62:1-12). Đầy tớ sẽ rao truyền ngày đẹp ý của Thượng Đế , ngày phu tù được tự do, ngày vui mừng và ca ngợi cho những kẻ than khóc (63:1-3). Những biến cố này bao gồm sự phán xét trong ngày sau rốt trên Ê dôm và mọi dân tộc, vì cơn thạnh nộ của Thượng Đế sẽ giáng trên những người chối bỏ Ngài (63:1-7).

Lời tiên tri của Ê sai được chấm dứt với lời cầu nguyện ca ngợi Thượng Đế về lòng nhân từ yêu thương của Ngài trong việc giải cứu họ ra khỏi sự đau khổ, một lời xưng tội về tội lỗi và sự bội nghịch cùng Đức Thánh Linh, và lời cầu xin Thượng Đế hãy bày tỏ quyền năng và vinh hiển của Ngài cho dân sự và đừng nổi giận cùng họ nữa (63:7; 64:12). Thượng Đế nhậm lời cầu nguyên này với lời hứa sẽ bày tỏ chính Ngài cho những ai tìm kiếm Ngài và từ bỏ con đường tội lỗi và sẽ hành động vì cớ các đầy tớ trung tín của Ngài bằng cách tuôn tràn ơn phước trên trời mới và đất mới mà Ngài sẽ dựng nên (65:1-25). Cuối cùng, kẻ ác sẽ ở trong nơi có lửa đời đời là nơi sâu bọ chẳng hề chết, nhưng phần còn lại của mọi dân tộc sẽ được thấy sự vinh hiển của Thượng Đế và mọi gối sẽ quỳ xuống trước mặt Ngài (66:18-24).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Thượng Đế ghét sự kiêu ngao và thích sự khiêm nhường. Sự kiêu ngạo sẽ bị tiêu diệt và chỉ một mình Thượng Đế sẽ được tôn vinh.

2. Thượng Đế cầm quyền cai trị trên mọi nước ở thế gian. Ngài dùng một số người như dụng cụ trong tay Ngài để trừng phạt nước khác. Thượng Đế giải cứu các nước đặt lòng tin cậy trọn vẹn nơi Ngài hơn là tin cậy vào liên minh với ngoại bang hay vào sức mạnh quân sự.

3. Thượng Đế sẽ sai Em-ma-nu-ên của Ngài, vua hòa bình, vua cứu chuộc Mê-si-a trên ngôi Đa-vít, để giải cứu dân Ngài và thiết lập vương quốc Ngài trong sự phồn thịnh, hòa bình và và vui mừng.

4. Thượng Đế là đầu và là cuối, Đấng tạo hóa, Đấng cứu chuộc và Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, thế mà Ngài vẫn luôn luôn chăm sóc những ai thuộc về Ngài. Mọi quyền lực của các nước chỉ là vô dụng trước mặt Ngài.

5. Đầy tớ chịu thương khó đã làm giả chuộc tội lỗi của cả thế gian qua sự chết của Ngài và được suy tôn. Ngài là sự sáng cho mọi dân tộc và qua Ngài nhiều người thuộc dân Giu-đa và dân Ngoại sẽ được coi là thánh và vui hưởng vinh quang trong vương quốc Ngài.


GHI CHÚ:


1. H.B. Huffmon, “The Covenat Lawsuit in the Prophets“ Journal of Biblical Literature 78 ( 1959), trang 285 -95.

2. Chúa Giê-xu trưng dẫn các câu này (Mat Mt 13:14-17), nhận thức rằng một trong những mục đích của chức vụ Ngài là làm cứng lòng kẻ chẳng tin. Điều này không phủ nhận quyền tự do lựa chọn kẻ chẳng tin. Điều này không phủ nhận quyền tự do lựa chọn để ăn năn, nhưng nếu cứ từ chối ă năn, thì Thượng Đế có thể phó họ theo lòng hư xấu và làm cứng lòng họ (RoRm 1:18-32).

3. Xét theo mạch văn (EsIs 7:15-17) một số người tin rằng lời tiên tri này được ứng nghiệm khi một gái đồng trinh trong thời A-cha sanh một trai theo nghĩa tự nhiên. Một số khác lại tin rằng lời tiên tri này được ứng nghiệm hai lần, một trong thời A-cha và một lần khác khi Đấng Christ được sanh ra. Một số cho rằng 7:14 chỉ nói về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu mà thôi, 7:15-17 lấy khoảng thời gian mà trẻ em có thể hiểu điều nào đúng điều nào sai ( khoảng 3 năm ) làm thước do khoảng thời gian A-si-ri cai quản A-cha và Giu-đa.

4. Hai chương đầu trong H. H Rowley, The Servant of the Lord and Other Essays in theo Old Testament ( London: Nelson, 1952), sơ lược về nhiều cách khác nhau mà người ta đã giải thích phần kinh thánh này.


CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Một vài đặc tính nào của tiên tri thật (Mi-chê) và tiên tri giả được tìm thấy trong thời của tiên tri Mi-chê?

2. Tại sao tiên tri Mi-chê bị nản lòng (MiMk 7:1-6) Làm thế nào sự chú tâm vào quyền năng Thượng Đế có thể giúp ông vượt qua được sự nản lòng đó?

3. Yếu tố nào khiến Ê-sai (EsIs 6:1-25) sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào Thượng Đế sai ông đi? Ê-sai có dự trù đưa dẫn nhiều người trở về với Chúa không?

4. Bằng cớ nào trong Ê-sai đoạn 19,45, 49,60 và 66 chứng tỏ rằng mục đích truyền giáo của Thượng Đế là cứu dân của mọi nước.

5. Tân ước liên hệ như thế nào lời tiên tri của Ê-sai trong 7:14; 9:1-7; 49:6; 52:13-53:12; 61:1-3 với đời sống của Chúa Giê-xu?



bottom of page