top of page
Hung Tran
Jul 9, 2023
Một thời gian ngắn sau khi Sa-lô-môn qua đời (913 TC , xem IVua 1V 11:1-12:33), vương quốc hùng mạnh do Đa-vít thành lập bị chia thành hai nước Y-sơ-ra-ên...
CÁC TIÊN TRI ĐẦU TIÊN TỪ Y-SƠ-RA-ÊN
Giô-na, A mốt, Ô-sê
* Khoảng thời gian: Giô-na 790 - 80 TC ; A-mốt 765-60 TC; Ô-sê 755-25 TC.
Một thời gian ngắn sau khi Sa-lô-môn qua đời (913 TC , xem IVua 1V 11:1-12:33), vương quốc hùng mạnh do Đa-vít thành lập bị chia thành hai nước Y-sơ-ra-ên (gồm mười chi phái miền Bắc) và Giu-đa (hai chi phái miền Nam). Giê-rô-bô-am I, vua mới của vương quốc miền Bắc Y-sơ-ra-ên , thành lập chính phủ và quân đội riêng cho ông, xây đền thờ mới tại Bê-tên (gần biên giới phía Nam) và tại Đan (gần biên giới phía Bắc), và chọn những người không thuộc chi phía Lê-vi làm thầy tế lễ để dâng của lễ cho hai con bò vàng trên bàn thờ trong các đền thờ này. Hai con bò này tượng trưng cho thần đã đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô (12:25-33), nhưng hai con bò vàng sớm bị lẫn lộn với thần Ba-anh của dân Ca-na-an, là thần của sự sinh sản và mưa, cũng được tượng trưng bằng con bò con. Thời gian trước dân Y-sơ-ra-ên cũng đã dự phần trong việc thời lạy ngoại thần Ba-anh. Tuy thượng đế đã dấy tiên tri Ê-li và Ê-li-sê lên đế đánh bại và tiêu diệt tôn giáo Ba-anh này trong thời vua A-háp và Giê-sa-bên (17:19-18:46; IIVua 2V 1:1-18), nhưng nó vẫn tiếp tục lừa gạt dân Y-sơ-ra-ên thêm nhiều năm nữa khi A-mốt và Ô-sê rao truyền sứ điệp cho Y-sơ-ra-ên.
Bởi tội lỗi của nước miền Bắc, Thượng Đế đã nổi giận và sai Ha-xa-ên và Bê-ha-dát vua đến đánh bại chúng (13:4, 22, 23; 14:25). Vì kẻ thù bị đánh bại, nên Y-sơ-ra-ên có cơ hội trở nên hùng mạnh và phồn thịnh dưới sự lãnh đạo của Giê-rô-bô-am II (793 - 753 TC). A-mốt, người đã nói tiên tri trong thời hưng thịnh đó, thấy sự giàu sang của họ đem lại một sự an toàn giả dối (AmAm 6:1-7), và đã cảnh cáo những kẻ làm giàu bằng cách hiếp đáp người nghèo khó (2:6-8; 3:10; 5:10-12). Ô-sê tiếp tục chức vụ của ông đến sau đời trị vì của Giê-rô-bô-am, khi hàng loạt các vua nhu nhược liên tục cai trị Y-sơ-ra-ên bằng sự áp bức và ám sát (IIVua 2V 15:1-38). Điều này đã cho phép vua A-si-ri là Tiếc-la-Phi-lê-se buộc Y-sơ-ra-ên phải triều cống (15:19, 29; 16:9). Vương quốc miền Bắc Y-sơ-ra-ên cuối cùng đã bị bắt làm phu tù tại A-si-ri khoảng năm 722/721 TC, chỉ vài năm sau lời tiên đoán của Ô-sê.
GIÔ-NA LÒNG THƯƠNG XÓT LỚN LAO CỦA THƯỢNG ĐẾ
Tiên tri Giô-na có hai sứ điệp để loan báo cho hai nước khác nhau: Y-sơ-ra-ên và A-si-ri. Kinh thánh nói rất ít về sứ điệp của ông đối với Y-sơ-ra-ên và không ghi rõ ông đã nói gì. Kinh Thánh cho biết ông đã rao truyền lời Chúa trong những năm đầu của đời vua Giê-rô-bô-am II với lời hứa sự chiến thắng quân sự sẽ vào tay Y-sơ-ra-ên (14:25). Lời tiên tri của Giô-na đã được ứng nghiệm trong đời vua Giê-rô-bô-am, nhưng dân Y-sơ-ra-ên không tiếp tục thờ phượng Thượng Đế sau khi được giải cứu họ ra khỏi tay kẻ thù.
Sách Giô-na miêu tả chức vụ tiên tri của ông đối với A-si-ri tại Ni-ni-ve trong những năm đầu của đời vua Giê-rô-bô-am II.
BỐ CỤC SÁCH GIÔ-NA
- Lòng thương xót của Thượng Đế đối với Giô-na Gion Gn 1:1-2:10
- Giô-na từ chối sứ mạng của Thượng Đế -16.
- Giô-na quay về với Thượng Đế để được giải cứu 1:17-2:10.
- Lòng thương xót của Thượng Đế đối với Ni-ni-ve 3:1-4:11.
- Ni-ni-ve quay về với Thượng Đế để được giải cứu 3:1-9.
- Giô-na phủ nhận lòng thương xót của Thượng Đế đối với Ni-ni-ve 3:10-4:11.
Sách Giô-na là một sách độc nhất khi so sánh với các tiên tri khác, vì nó chứa đựng vỏn vẹn một câu ngắn từ lời rao giảng của ông (3:4). Sách cho biết các tiên tri là những con người thật và bất toàn. Đôi khi họ gặp khó khăn trong việc rao báo cho người khác về sự gớm ghét tội lỗi của Thượng Đế. Giô-na đã vất vả mới học được bài học là Thượng Đế không muốn ai bị hư mất cả; Ngài muốn mọi người đều hiểu biết lẽ thật và ăn năn (ITi1Tm 2:4; IIPhi 2Pr 3:9).
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THƯỢNG ĐẾ VỚI GIÔ-NA
Sau khi nhận sứ mạng nơi Thượng Đế để đi đến Ni-ni-ve là thủ đô của đế quốc A-si-ri, Giô-na từ chối sự kêu gọi của Thượng Đế đối với đời sống ông. Không suy xét, Giô-na nghĩ rằng ông có thể trốn chạy Thượng Đế được (1:3), ông cũng muốn tránh những rắc rối mà ông có thể gặp khi rao giảng cho một thành phố vô đạo và tội lỗi như Ni-ni-ve, và ông muốn đảm bảo rằng Thượng Đế sẽ tiêu diệt đế quốc A-si-ri bằng cách đừng báo cho họ biết về sự phán xét sắp đến của Ngài (4:2). Sau khi Giô-na đáp tàu đi Ta-rê-si, Thượng Đế không loại bỏ ông nhưng mang ông đến một nơi mà ông tự ý lựa chọn đi hầu việc Ngài tại Ni-ni-ve (3:3). Sau trận bão lớn và cuộc bắt thăm, Giô-na nhận tội và chấp nhận sự trừng phạt là chết dưới lòng biển. Bởi lòng thương xót, Thượng Đế làm biển yên lặng cho các thủy thủ (1:15) và sai một con cá lớn đến nuốt Giô-na, cứu ông khỏi chết (1:17). Vì vậy, những thủy thủ vô thần rất kính sợ Thượng Đế và dâng của lễ cho Ngài trong khi đó thì Giô-na cầu nguyện xin Thượng Đế giúp đỡ trong bụng cá (2:1, 7). Giô-na trước kia không muốn Thượng Đế tỏ lòng thương xót đến một dân tộc không xứng đáng như A-si-ri tại Ni-ni-ve, giờ đây Giô-na cũng nhận biết ra lòng thương xót không đáng được hưởng mà Thượng Đế đã ban cho ông (2:9) nên ông đã vâng lời Ngài trong lần kêu gọi thứ hai (3:1)
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI NI-NI-VE
Giô-na dạn dĩ loan báo sứ điệp tiêu diệt trên các đường phố Ni-ni-ve (3:4).1 Giô-na rất ngạc nhiên khi thấy vua và dân chúng thành Ni-ni-ve tin vào Thượng Đế, sấp mình xuống ăn năn về đường lối xấu của họ và kêu cầu sự thương xót của Ngài (3:5-9). Thượng Đế, trong quyền tể trị, đã thương xót Ni-ni-ve và không tiêu diệt họ.
Mỉa mai thay, Giô-na không chấp nhận sự giải cứu của Thượng Đế đối với Ni-ni-ve và giận dữ với Ngài (4:1-2).2 Mặc dù Giô-na đoái tiếc một dây leo đã che nắng cho ông dưới sức nóng của sa mạc ở ngoại ô Ni-ni-ve, nhưng ông không muốn Thượng Đế thương xót dân thành đó. Điều này cho thấy tình thương bao la của Thượng Đế và sự nguy hại của một tình thương nông cạn của loài người đối với người chẳng tin.
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Câu chuyện này cho thấy Thượng Đế dùng những người đã tin Ngài thực hiện chương trình rao truyền về việc Thượng Đế gớm ghét tội lỗi và ban ân điển của Ngài cho những ai ăn năn và trở về cùng Ngài bởi đức tin.
2. Mặc dù sứ giả của Thượng Đế có t hể bác bỏ ý chỉ Ngài, nhưng chương trình của Thượng Đế sữ không bị bỏ dỡ. Qua sự điều khiển của Thượng Đế trong mọi biến cố, người phục vụ Thượng Đế sẽ kinh ngiệm sự sửa trị của Ngài để đưa họ đến sự vâng lời.
3. Vì không ai có thể trốn chạy khỏi Thượng Đế được, nên mỗi người hay trung tín làm theo ý chỉ Thượng Đế và rao truyền sứ điệp mà Ngài đã ban cho họ.
4. Giới hạn lòng thương xót của Thượng Đế đối với dân thuộc giao ước của Ngài mà thôi là một sự hiểu lầm lớn lao về tình thương của Ngài và sẽ đưa đến tình trạng hiểu sai ý chỉ của Thượng Đế cho người tin Chúa.
Đức Chúa Giê-xu trưng dẫn sách Giô-na trong Mat Mt 12:38-41. Ngài so sánh ba ngày Giô-na ở trong bụng cá là ba ngày Chúa sẽ ở thế gian sau khi chết. Ngài cũng phán rằng sự ăn năn của dân thành Ni-ni-ve sẽ kết án người Pha-ri-si khi họ chối bỏ sứ điệp của Ngài, một sứ điệp lớn hơn của Giô-na.
A-MỐT THƯỢNG ĐẾ SẼ TIÊU DIỆT Y-SƠ-RA-ÊN
A-mốt sống bằng nghề trồng cây ăn trái của quản lý bọn chăn gia súc 3 tại một làng nhỏ ở Thê-cô-a cách Bết-lê-hem 6 dặm về phía Nam (AmAm 1:1). Thượng Đế bảo ông hãy đi lên vương quốc Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc và cảnh cáo họ rằng sự phán xét của Ngài sẽ không dung tha họ nữa (7:8, 14, 15). Tuy A-mốt không được huấn luyện trong trường tiên tri trong thời ông, nhưng ông đã mạnh dạn kết án thầy tế lễ cả tại đền thờ Bê-tên (7:10-17) và sự không tin của người nghe. Vì Thượng Đế đã phán cùng ông, nên ông biết trách nhiệm của ông là đi chia xẻ sứ điệp.
Lời tiên tri của Giô-na được rao truyền hai năm trước cơn động đất lớn (khoảng năm 760 TC ). Ô-xia, vua Giu-đa, và Giê-rô-bô-am II, vua Y-sơ-ra-ên, đang có quân lính rất hùng mạnh và bọn thượng lưu giàu có đang lãnh đạo quốc gia bằng bạo lực và bức hiếp. Dân chúng thực hiện các nghi lễ thờ phượng tại đền thờ Bê-tên, nhưng lòng họ không hướng về Thượng Đế (Gion Gn 4:6-13). A-mốt đã tuyên bố một lời không thể hiểu được: Thượng Đế sẽ tiêu diệt chính dân sự Ngài, vương quốc Y-sơ-ra-ên ở miền Bắc.
BỐ CỤC SÁCH A-MỐT
- Lời tiên tri nghịch cùng các nước AmAm 1:1-2:16.
- Lời tiên tri nghịch cùng sáu nước lân cận 1:3-2:3.
- Lời tiên tri nghịch cùng Giu-đa và Y-sơ-ra-ên 2:4-16.
- Xác nhận sự phán xét của Thượng Đế trên Y-sơ-ra-ên 3:1-6:14.
- Lý do về sự phán xét của Thượng Đế 3:1-4:13.
- Than khóc vì Y-sơ-ra-ên suy vong 5:1-6:14.
- Sự hiện thấy và lời khuyên về sự cuối cùng của Y-sơ-ra-ên 9:15.
- Năm sự hiện thấy về sự tiêu diệt của Thượng Đế 9:10.
- Thượng Đế sẽ mang lại sự phục hưng sau kỳ phán xét 9:11-15.
Khả năng rao giảng của A-mốt được bày tỏ trong lời chỉ trích nghiêm khắc những kẻ làm giàu bằng sự bức hiếp người khác, trong lời nhạo báng những người không t hật sự thờ phượng Thượng Đế, và trong lời than vãn về những người mù quáng tin vào những lời hứa hão huyền. Ông dùng những hình ảnh quen thuộc với một gã chăn chiên (2:13-cái xe đầy những lúa bó 3:12-kẻ chăn chiên cứu thoát chiên khỏi họng sư tử 9:9-sàng lúa mì ); những sự hiểu biết về lịch sử thế giới (1:3-2:3) và những lời châm biếm chua cay của ông chứng tỏ rằng ông là người am hiểu những chuyện đang xảy ra trong thế giới của ông.
LỜI TIÊN TRI CÙNG CÁC NƯỚC
Trước khi binh sĩ ra trận chiến đấu, đấng tiên tri hay thầy tế lễ thường cầu vấn Thượng Đế xin Ngài chúc phước và cho họ được thắng (Cac Tl 20:18, 16-18). Thông thường, những lời tiên tri này cho biết Thượng Đế sẽ tiêu diệt kẻ thù và cho họ thắng trận. Điều này giúp cho binh sĩ vững lòng chiến đấu. Lời tiên tri của A-mốt trong chương 1 và 2 đều dựa theo cách này (dĩ nhiên là được nói trước một trận chiến lớn). Ông mô tả cảnh tàn sát dã man (mổ bụng đàn bà chửa - 1:13) là đặc tính của các nước lân cận Y-sơ-ra-ên và tin rằng Thượng Đế sẽ tiêu diệt các nước này vì tội lỗi của họ (1:3-2:3). Nhưng thay vì chấm dứt lời t iên tri bằng tin sự giải cứu sẽ đến với Y-sơ-ra-ên, A-mốt làm ngạc nhiên người nghe bằng cách loan báo rằng tình trạng Y-sơ-ra-ên còn tệ hơn các nước khác nữa và họ sẽ bị tiêu diệt. Kẻ giàu có và nhiều thế lực trong Y-sơ-ra-ên bán kẻ nghèo làm nô lệ lấy một món tiền thế lực trong Y-sơ-ra-ên bán kẻ nghèo làm nô lệ lấy một món t iền nhỏ và hãm hiếp đầy tớ mình (2:6-8). Họ quên rằng Thượng Đế ghét sự bức hiếp và đã từng giải cứu họ ra khỏi Ai-cập nhiều năm trước (2:9, 10) không đước bắt ai làm nô lệ nữa.
XÁC NHẬN SỰ PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN Y-SƠ-RA-ÊN
Hầu hết dân Y-sơ-ra-ên đều chối bỏ lời tiên tri của A-mốt. Họ là tuyển dân của Thượng Đế; họ được giải cứu từ Ai-cập; Thượng Đế yêu thương họ (3:1, 2). Nhưng A-mốt tuyên bố rằng đặc quyền của sự tuyển chọn gắn liền với trách nhiệm phải trung tín vâng lời chớ không phải là Thượng Đế tự động ban phước. Chuyện hiển nhiên: nếu sư tử gầm thét là nó đang vồ mồi; nếu một nưóc phạm tội thì nước đó sẽ bị án phạt của Thượng Đế (3:3-7). Sứ điệp của Thượng Đế qua A-mốt là tiếng gầm thét của Ngài; Ngài sẵn sàng chụp lấy con mồi Y-sơ-ra-ên (3:8).
Tội lỗi họ là gì? Bạo lực, không biết phân biệt giữa sự ngay thẳng và gian dối (3:9, 10), bức hiếp kẻ nghèo (4:1), và sự thờ phượng không ý nghĩa tại đền thờ của họ (4:4, 5). Mặc dù Thượng Đế sửa phạt họ, nhưng họ không bao giờ thật lòng ăn năn trở về cùng Ngài (4:4-11) cho nên, họ phải chuẩn bị để đối diện với cơn t hạnh nộ của Thượng Đế (4:12). A-mốt thấy sự tiêu diệt trong tương lai và than khóc cho sự sụp đổ của dân tộc (5:1-3, 16, 17). Nếu họ chỉ tìm kiếm Thượng Đế và đối xử công bình với người chung quanh thì họ sẽ sống (5:4, 14, 15). Vì Thượng Đế ghét sự thờ phượng của họ (5:21), luôn cả việc thờ thần A-si-ri (6), 4 nên ngày của Chúa sẽ là ngày đen tối, chớ không phải cứu rỗi (8-20). A-mốt than khóc cho sự an toàn giả dối mà sự giàu sang đem lại cho kẻ giàu (-7). Họ sẽ bị diệt vong.
SỰ HIỆN THẤY & LỜI KHUYÊN VỀ SỰ CUỐI CÙNG CỦA Y-SƠ-RA-ÊN
A-mốt nhận được năm sự hiện thấy tượng trưng cho sự tiêu diệt hầu đến của Y-sơ-ra-ên. Trong hai sự hiện th ấy đầu tiên, A-mốt nài xin Thượng Đế thương xót Y-sơ-ra-ên (-6). Đáng ngạc nhiên thay, Thượng Đế đã thương xót và trì hoan án phạt mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên không ăn năn. Trong ba sự hiện thấy sau cùng (7:7-9; 8:1-3; 9:1-4) Thượng Đế cho biết rằng Ngài sẽ không dung thứ họ nữa, Ngài sẽ cất bỏ đền thờ tại Bê-tên, và kết thúc đời trị vì của Giê-rô-bô-am II. Không ai có thể thoát khỏi án phạt của Ngài cả. Tuy có người tưởng rằng sự sửa phạt của Thượng Đế không đụng đến họ được (9:10), nhưng A-mốt cho biết mọi tội nhân trong Y-sơ-ra-ên đều chết.
A-ma-xia, thầy tế lễ cả tại đền thờ Bê-tên, tố cáo A-mốt về tội mưu phản và bảo ông hãy tở về xứ Giu-đa nói tiên tri kiếm ăn đi (7:10-13). A-mốt từ chối không nhận những lời nói của A-ma-xia vì Thượng Đế sai ông đi nói lời Ngài cho Y-sơ-ra-ên (7:14-16).
Sách được chấm dứt với sứ điệp sau cùng về sự khôi phục đất nước sau thời gian sửa phạt (9:11-15). Lời hứa của Thượng Đế sẽ được dược ứng nghiệm. Vương quốc của Đavít sẽ được dựng lại. Đất đai sẽ đượm nhuần hoa mầu và đầy dẫy dân Y-sơ-ra-ên và dân ngoại là nhưng người cầu khẩn danh Ngài.
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Mọi người, Giu-đa và dân ngoại, sẽ chịu trách nhiệm về tội lỗi họ. Thượng Đế ghét bạo lực và sự bức hiếp kẻ yếu.
2. Đặc quyền kèm theo trách nhiệm. Dân của Thượng Đế sẽ bị sửa phạt nếu họ lạm dụng ân điển của Ngài và không đi theo Ngài.
3. Nếu không hướng về Thượng Đế, nếu không nhóm họp trong Ngài, thì sự "thờ phượng" chỉ là nghi lễ, là hình thức giả tạo mà Thượng Đế ghét.
4. Giàu có và thế lực có thể mang đến một cảm giác an toàn giả tạo và khiến người đó cảm thấy không cần tin cậy Thượng Đế có thể mang đến cho người ta một cảm giác giả tạo về sự an toàn thuộc linh và khiến người ta cảm thấy không cần ăn năn.
5. Khi Thượng Đế phán, tôi tớ của Ngài không thể im lặng. Lời cảnh cáo về án phạt của Thượng Đế phải được công bố, kể cả khi bị chống đối.
Trong Cong Cv 16:1-18:28, Gia-cơ trưng dẫn lời hứa về sự khôi phục trong AmAm 9:11-15 để nhắc tín hữu Do-thái trong Hội thánh đầu tiên biết rằng Thượng Đế muốn cho dân ngoại được dự phần trong Hội thánh của Ngài. Điều này đã mở cửa cho công cuộc truyền giáo của Phao-lô giữa vòng dân ngoại.
Ô-SÊ: KHÔNG MỘT SỰ HIỂU BIẾT VỀ THƯỢNG ĐẾ, KHÔNG TÌNH THƯƠNG, KHÔNG LẼ THẬT
Chức vụ của Ô-sê (755 - 25 TC ) được bắt đầu một thời gian ngắn sau A-mốt và tiếp tục cho đến khi Y-sơ-ra-ên sắp sửa bị lưu đày qua A-si-ri khoảng năm 722/21 TC. Ô-sê sanh tại Y-sơ-ra-ên và thành hôn với Gô-me trước thời hưng thịnh của vua Giê-rô-bô-am II chấm dứt (OsHs 1:1-4). Trong nhiều năm sau đó, ông thấy sự hỗn loạn, chiến tranh, kinh tế suy đồi (5:8, 9; 8:1), và thuế cao phải nộp cho người A-si-ri (IIVua 2V 15:19, 29). Tuy chức vụ của ông chấm dứt trước khi Y-sơ-ra-ên sụp đổ, nhưng lời tiên tri của ông đã cảnh cáo về sự tiêu diệt hầu đến của dân tộc.
BỐ CỤC SÁCH Ô-SÊ
- Sự giam dâm trong Y-sơ-ra-ên và gia đình Ô-sê OsHs 3:5.
- Lời kiện nghịch cùng Y-sơ-ra-ên về sự gian dâm 14:9.
- Không một sự hiểu biết về Thượng Đế 6:6.
- Không bền vững trong sự kính yêu đối với Thượng Đế 6:7-11:11.
- Không có lòng chân thật trong Y-sơ-ra-ên 11:12-14:9
- Ô-sê dùng sự liên hệ trong hôn nhân như một lời giải thích để mô tả mối liên hệ tình yêu giữa Thượng Đế và dân sự Ngài. Nó được dùng để giải thích nỗi thống khổ của Thượng Đế về sự bất trung của Y-sơ-ra-ên trong mối liên hệ theo giao ước. Sau khi mô tả thảm kịch hôn nhân của mình (1-3), Ô-sê trình bày về vụ án ly dị nghịch cùng Y-sơ-ra-ên. Vụ kiện này gồm có:
a) Lời tố cáo
b) tuyên bố sửa phạt và
c) Lời đề nghị của hy vọng
Hai phần đầu là những phần của tờ ly dị, nhưng Thượng Đế đã kèm theo lời đề nghị của hy vọng ở phần cuối của mỗi phần chứng tỏ tình thương bao la mà Thượng Đế dành cho dân tội lỗi của Ngài.
SỰ GIAN DÂM TRONG Y-SƠ-RA-ÊN VÀ GIA ĐÌNH Ô-SÊ
Để dạy Ô-sê và Y-sơ-ra-ên về tội lỗi trầm trọng của nước và tình yêu sâu xa của Thượng Đế đối với dân sự Ngài, Thượng Đế bảo Ô-sê hãy lấy một người vợ gian dâm tượng trưng cho mối liên hệ của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên tội lỗi (1:2). Sau một thời gian, Gô-me không còn chung thủy với Ô-sê nữa (đứa con thứ ba dĩ nhiên không phải của Ô-sê, so sánh với 1:3 và 1:6), như Y-sơ-ra-ên bất trung với Thượng Đế. Lời cáo ly dị về sự gian dâm buộc tội Gô-me (,5) và sự gian dâm trong việc thờ lạy thần Ba-anh của dân Ca-na-an kết tội Y-sơ-ra-ên (2L8-13). Trong nỗi uất ức về tội lỗi ghê gớm này, Ô-sê vẫn yêu Gô-me và Thượng Đế vẫn còn yêu Y-sơ-ra-ên nữa (3:1). Vì tình thương của Thượng Đế, những ai chưa là dân Ngài sẽ được làm dân Ngài một ngày nào đó (1:9; 2:23) và vương quốc của Ngài sẽ được thiết lập với một vua thuộc dòng dõi Đa-vít (3:5). Qua kinh nghiệm này Ô-sê hiểu được bản chất của sự ban cho tình yêu không đáng được. Ông bắt đầu thấy được cảm xúc của Thượng Đế khi Y-sơ-ra-ên bất trung trong mối liên hệ giao ước với Ngài.
LỜI TỐ CÁO Y-SƠ-RA-ÊN VỀ TỘI GIAN DÂM
Thượng Đế kiện Y-sơ-ra-ên ba điều:
* Không một sự hiểu biết về Thượng Đế, không bền vững trong tình yêu, và lòng chân thật. Lý do dân chúng không có sự hiểu biết về Thượng Đế là cách thầy tế lễ Y-sơ-ra-ên đã quên lời Chúa (4:6; 5:4) và từ bỏ lời chỉ dẫn của Ngài (4:10). Thay vào đó họ say rượu và hành dâm với phường điếm đĩ tại đền thờ Ba-anh ở Bê-tên (4:11-14). Vì cớ đó Thượng Đế sẽ sữa phạt các thầy tế lễ (5:1, 2) và mang chiến tranh đến cho nước (5:8, 14). Cuối phần này Thượng Đế lập một lời đề nghị chữa lành cho dân sự nếu họ tìm kiếm Ngài và muốn hiểu biết về Ngài (5:15-6:3)
* Lời kiện thứ hai là dân sự đã phạm lời giao ước, giết người (6:7-9), lập các vua xấu xa (7:5-7; 8:3), bang giao với các nước vô đạo (7:8,11; 8:10), và thờ lạy mấy con bò bằng vàng (8:5, 6). Mỗi lời tố cáo này cho thấy Y-sơ-ra-ên không bền vững trong tình yêu đối với Thượng Đế. Tuy Thượng Đế yêu thương họ và giải cứu họ ra khỏi Ai-cập, nhưng họ từ chói tình yêu của Ngài (11:1-4). Thượng Đế phải sửa trị họ, nhưng vì tình yêu sâu đậm, Ngài sẽ không từ bỏ họ. Một ngày nào đó họ sẽ đáp lời và trở lại với Ngài (11:8-11).
* Lời kiện thứ ba là cả nước đầy dẫy sự phỉnh gạt và dối trá như Gia-cốp tổ phụ của họ; không có sự chân thật trong lòng họ (11:12-12:4). Sự thời lạy thần Ba-anh là một sự lừa dối, vì không có một thần nào khác ngoài Thượng Đế (13:1-4). Tuy dân tộc sắp bị tiêu diệt, Ô-sê kêu gọi dân sự hãy trở lại với Thượng Đế để nhận được sự tha thứ và chữa lành của Ngài (14:1-4)
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Tội lỗi không phải là việc nhỏ đối với Thượng Đế; đó là sự phản bội trong tình yêu, sự thông dâm với một điều gì đó ngoài Thượng Đế.
2. Mặc dầu tội lỗi ghê gớm, Tình yêu của Thượng Đế càng sâu đậm hơn. Ngài sẽ tha thứ và chữa lành những ai tìm kiếm và mến yêu Ngài.
3. Những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống có thể được Thượng Đế dùng để gây dựng đức tin chúng ta và Danh Ngài được vinh hiển trong sự yếu đuối của chúng ta.
4. Một sự hiểu biết thật về Thượng Đế và lời Ngài, một tình yêu bền vững đối với Thượng Đế, là lòng chân thật là những yếu tố chính trong mối liên hệ cá nhân với Thượng Đế.
Tân ước, cũng như Ô-sê, dùng mối liên hệ trong hôn nhân để diễn tả mối liên hệ giao ước của một người với Thượng Đế (Eph Ep 2:1-22). Phao-lô và Phi-e-rơ đã trưng dẫn OsHs 1:10 và 2:23 để chứng tỏ ân điển của Thượng Đế trong sự cứu chuộc dân Ngoại là sự hoàn thành chưong trình của Ngài trong việc đưa dẫn những ai chưa phải là dân Ngài trở thành dân Ngài (RoRm 5:1-21; IPhi 1Pr 2:10). Chúa Giê-xu trưng dẫn OsHs 6:6 để giải thích rằng Thượng Đế thích tình yêu bền vững hơn là của lễ (Mat Mt 9:13; 12:7)
GHI CHÚ
1. Về các tin tức liên quan đến lịch sử, những khám phá khảo cổ và bản đồ của thành Ni-ni-ve, xem D.W.Wiseman, "Nineveh", The lllustrated Bible Dictionary, Vol. II (Leicester: InterVarsity Press, 1980), trang 1089 - 92
2. E.Good, Irony in the Bible (Piladelphia : Westminster, 1965), trang 39-55, thảo luận một số nét châm biếm trong sách Giô-na.
3. P.C. Craigie, "Amos the NOQED in Light of Ugaritic", Studies in Religion 11 (1982), trang 29-33, cho thấy danh từ "kẻ chăn chiên" (shepherd) trong AmAm 1:1 chỉ người quản lý (manager) bọn chăn chiên.
4. G.V.Smith, Amos: A Commentary (Grand Rapids : Eedmans, 1989) trang 188 - 89, tin rằng Sa cút (Sakkut) nói đến cách thờ lạy thần tượng của người A-si-ri liên quan tới hành tinh Saturn. Thần này được xem như là vua và được gọi là Ninuta (Ninurta) trong một vài sách.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Quyền tối cao của Thượng Đế và ý chí tự do của loài người cùng tác động với nhau như thế nào trong câu chuyện của Giô-na?
2. Giô-na hiểu sai về Thượng Đế như thế nào?
3. A-mốt chương 1 nói gì về trách nhiệm của người vô thần?
4. Trong sách A-mốt, Thượng Đế lên án của cải hay cách sử dụng của cải?
5. Ô-sê học được gì về Thượng Đế qua cuộc hôn nhân của ông?
bottom of page