top of page

CÁC TIÊN TRI SAU CÙNG TRƯỚC THỜI KỲ LƯU ĐÀY
(Giê-rê-mi, Ca-thương, Áp-đia)

Hung Tran

Jul 6, 2023

Giê-rê-mi làm tiên tri cho Thượng Đế tại Giu-đa cùng với Sô-phô-ni trong đời trị vì của vị vua công bình Giô-si-a, với Ha ha cúc trong đời vua gian ác Giê-hô-gia-kim,..



CÁC TIÊN TRI SAU CÙNG TRƯỚC THỜI KỲ LƯU ĐÀY


Giê-rê-mi, Ca-thương, Áp-đia


* Khoảng Thời gian: Giê-rê-mi 627-580 TC, Áp-đia 585 TC.


Giê-rê-mi làm tiên tri cho Thượng Đế tại Giu-đa cùng với Sô-phô-ni trong đời trị vì của vị vua công bình Giô-si-a, với Ha ha cúc trong đời vua gian ác Giê-hô-gia-kim, và với Giô-ên trong đời vua Sê-đê-kia, vị vua sau cùng của Giu-đa (xem chương 8). Vài năm sau khi Sê đê kia lên ngôi ( 597 TC) vua đã c hống nghịch cùng Nê-bu-cát-nết-sa.

Không lâu sau đó, Ba-by-lôn bào vây Giê-ru-sa-lem và năm 587/86TC, thành phố và đền thờ bị đốt cháy (IIVua 2V 24:18-25:21). Một số người Do-thái chạy sang các nước lân bang như Ê-đôm để tránh chiến tranh, một số khác bị tử trận, và hầu hết những người còn sót lại tại Giu-đa, nhưng sau đó ít lau ông bị giết và nhóm người Do-thái sót lại chạy trốn sang Ai-cập (Gie Gr 40:1-44:30)


GIÊ-RÊ-MI: VƯỢT QUA SỰ LỪA DỐI VÀ BẮT BỚ


Giê-rê-mi xuất thân từ một gia đình thầy tế lễ ở A-na-tốt, một thành phố của Bên-gia-min cách Giê-ru-sa-lem khoảng 4 dặm về phía đông Bắc Giê-ru-sa-lem (1:1).

Giê-rê-mi đã chịu khổ qua cơn bắt bớ lớn bởi tay hai vua sau cùng của Giu-đa và chính họ hàng ông cũng tìm cách giết ông (11:18-23). Ông đã vật lộn với lý do tại sao Thượng Đế khiến ông phải trải qua những kinh nghiệm đau thương này.

Ông kêu cầu trong sư bực mình với nhiều lời than vãn (12:1-6; 15:10-21; 18:19-23; 20:1-23). Ông đã vật lộn với lý do tại sao Thượng Đế khiến ông phải trải qua những kinh nghiệm đau thương này. Ông kêu cầu trong sự bực mình với nhiều lời than vãn (12:1-6; 15:10-21; 18:19-23; 20:12-13). Qua mọi khó khăn này Giê-rê-mi nhận thức rằng không có gì là khó quá mà Thượng Đế không hoàn thành được (32:17, 18).


BỐ CỤC SÁCH GIÊ-RÊ-MI


- Lời tiên tri và cầu nguyện của Giê-rê-mi 1:1-20:18.

- Lời kêu gọi đầu tiên phải ăn năn 1:1-9:26.

- Lời khuyến khích và than vãn 10:1-20:18.

- Lời cảnh cáo liên quan đến sự sụp đỗ thành Giê-ru-sa-lem 21:1-29:32.

- Lời hứa hy vọng và khôi phục 30:1-33:26.

- Những ngày sau cùng của Giê-ru-sa-lem 34:1-45:5

- Lưu đày qua Ai-cập 40:1-45:5

- Sự phán xét của Thượng Đế trên các nước lân bang 46:1-51:64.

- Tường thuật lịch sử về sự sụp đỗ thành Giê-ru-sa-lem 52:1-34.


Trong các đấng tiên tri, Giê-rê-mi là người cở mở nhất cho biết về sự dằng co giữa ông và sự kêu gọi nói tiên tri, về sự khó khăn ông gặp với các tiên tri giả khi họ lừa dối dân chúng bằng lời nói bình an (28,29), và sự bực mình của ông về việc bị đánh dòn và ngục tù mà ông phải chịu ( 2-6, 37:1-38, 28). Lời cầu nguyện, của ông cho thấy sự buồn lòng của ông đối với sự không sẵn lòng ăn năn của dân tộc và nổi thống khổ của ông về những trò lừa dối của cả nước (7:1-15, 18; 9:1). Tuy vậy, Giê-rê-mi vẫn có được tình thương sâu đậm cho dân sự ông, ngay khi họ chìm đắm trong sự thờ thạy thần tượng và sắp bị tiêu diệt.


LỜI TIÊN TRI VÀ CẦU NGUYỆN GIÊ-RÊ-MI


Giê-rê-mi được chọn làm tiên tri cho Thượng Đế trước khi ông được sanh ra. Tuy ông không cảm thấy thích hợp với trách nhiệm rao truyền những lời tích cực và tiêu cực của Thượng Đế (1:6-10). Ngài đã làm tiếp sức cho ông và hứa sẽ lập ông làm thành vững bền để chống lại những người bức hiếp ông (1:17-19).

Trong những lần rao giảng đầu tiên trong đời Giô-si-a, Giê-rê-mi nên sự tương phản giữa tình yêu mến ban đầu của dân chúng đối với Thượng Đế cùng mối liên hệ thánh đặc biệt với Ngài (2:2, 3) với sự chối bỏ luật pháp Thượng Đế hiện nay, sự phóng túng trong việc thờ thần Ba-anh, và niềm tin hão huyền rằng họ không làm điều gì sai cả (2:4-37).

Ông thách thức họ hãy xưng nhận tội lỗi và trở về cùng Thượng Đế hầu cho Ngài có thể thiết lập vương quốc Mê-si-a tại Giê-ru-sa-lem (3:11-18; 4:1-4). Dân chúng tự cho là họ hiểu đường lối Thượng Đế và nghỉ rằng họ là người khôn ngoan. Nhưng họ không làm điều công bình hay nói lời chân thật, nên Thượng Đế không thể tha thứ tội lỗi họ (5:1-9; 8:4-9). Họ không kính sợ Thượng Đế vì tiên tri giả đã lừa dối dân chúng với lời hứa bình an (5:11-13, 20 -14, 30 - 31; 6:13-15; 8:10-12).

Dân chúng cũng bị lừa dối bởi sự thờ phụng trong đền thờ. Họ nghĩ rằng nếu họ đi đến đền thờ, thì mọi việc đều sẽ tốt đẹp. Nhưng Thượng Đế yêu cầu họ hãy cải thiện đường lối của họ và chấm dứt tình trạng bức hiếp kẻ nghèo, trộm cắp, thề dối, và dâng của lễ cho thần Ba-anh (7:1-10). Họ cần khoe mình trong Thượng Đế hơn là khoe sự giàu sang và quyền thế của mình (9:23, 24). Nếu họ không thay đổi, Thượng Đế sẽ tiêu diệt họ và đền thờ (7:14, 15). Điều này đã mang đến một sự đau buồn lớn cho Giê-rê-mi. Ông than khóc vì không còn cách nào để chữa lành Giê-ru-sa-lem (8:18-9:1; 10:19-25).

Về sau này trong đời của vua Giê-hô-gia-kim ( 609 - 597 TC). Giê-rê-mi đã chỉ trích dân chúng vì họ thờ lạy các miếng gỗ với dây chuyền vàng. Các thần này là hư không và không thể bưóc đi hay nói được. Thượng Đế là Vua của muôn dân, là Thượng Đế hằng sống, là Đấng sáng tạo và là di sản của dân Do-thái. Các thần tượng này chỉ là ngu muội, là lừa phỉng, là nhạo báng lẽ thật (10:6; 16:1-21).

Nếu thờ lạy chúng, thì dân chúng đã phạm lời giao ước với Thượng Đế (11:1-13). Cho nên, Thượng Đế đã bỏ rơi và ghét bỏ dân yêu dấu của Ngài và buộc lòng phải tiêu diệt đất của họ (12:6-13). Trong nước mắt Giê-rê-mi xưng tội lỗi của cả nước và nài xin long thương xót của Thượng Đế (14:7-22), nhưng giờ phán xét đã đến và Thượng Đế từ chối không lắng nghe lời cầu nguyện của Giê-rê-mi (14:11; 15:1).

Khi Giê-rê-mi nói tiên tri về sự sụp đổ thành Giê-ru-sa-lem , sự bắt bớ đã đến với ông. Sau khi một vài người A-na-tốt tìm cách giết ông, ông đã than khóc cho tình trạng bấp bênh của mạng sống mình (11:18-23), than phiên về sự hưng thịnh của kẻ ác (12:1-6), và từ chối lời kêu gọi nói tiên tri đầy vất vả của ông (15:10-18). Thượng Đế khiển trách Giê-rê-mi và thách thức ông hãy can đảm lên (12:5 ) và ăn năn về những lời than phiên của mình hầu cho Thượng Đế có thể dùng ông nữa trong chức vụ tiên tri của Ngài (15:19-21). Về sau này khi Giê-rê-mi bị đánh dòn và bỏ tù, ông đã kêu gào với Thượng Đế trong nổi thống khổ vì ông không thể chịu đựng được nữa những lời chế giễu và bạo lực nghịch cùng ông (20:7-11). Dường như Thượng Đế đã lừa gạt ông khi Ngài kêu gọi ông; và có lẽ thà ông không sanh ra còn hơn ( 2 , 14 -18).


Trong thời gian này, Giê-rê-mi đã thực hiện nhiều bài học qua biểu tượng (symbolic lessons). "Đai gai mực" tượng trưng cho sự vô dụng của Giu-đa (13:1-11), chẳng ai than khóc trước cái chết của vợ Giê-rê-mi là hình ảnh về những điều sẽ xảy ra khi Giu-đa sụp đỗ (16:1-9), "thợ gốm nắn bình" tương tự như quyền cai trị của Thượng Đế trên một nước (18:1-12), và "chiếc bình bị bể" tượng trưng cho việc Thượng Đế làm dân sự Ngài tan vỡ (19:1-13).


LỜI CẢNH CÁO LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SỤP ĐỖ THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM


Hầu hết các kỷ thuật dùng để diễn tả cách đối đãi của Giê-rê-mi với vua Giê-hô-gia-kim hay Sê-đê-kia hơn là nói với vua Sê-đê-kia rằng Thượng Đế sẽ tiêu diệt thành Giê-ru-sa-lem và chỉ có một cách duy nhất để sống còn là đầu hàng Ba-by-lôn (21:1-10). Các vua Giu-đa đã không cai trị bằng sự công bình, thay vào đó họ đã làm đổ máu người vô tội và từ chối không đi theo Thượng Đế; cho nên, Ngài định sẽ tiêu diệt họ nếu họ không ăn năn (22:1-23:2). Số dân công bình sót lại ( trái vả tỏi ) sẽ đến từ những người lưu đày tại Ba-by-lôn (24:1-10). Sau bảy mươi năm một một số hồi hương (25:12; 29:10). Đoan Thượng Đế sẽ chăn dân Ngài và sai vua Mê si a từ dòng dõi Đa-vít đến cai trị họ trong sự công bình (23:3-8).

Thượng Đế cũng sẽ loại bỏ các tiên tri lừa dối là những kẻ mạo nhận là Thượng Đế đã phán với họ (23:9-40). Một số trong những kẻ này đã tìm cách giết Giê-rê-mi khi ông loan báo sự hủy diệt đền thờ (26:1-1:9) và sau này Ha-na-nia cùng các tiên tri ở nơi lưu đày đã nói ngược lại với lời tiên tri của Giê-rê-mi đã nói rằng sự lưu đày sẽ kéo dài 70 năm ( 28-29).


LỜI HỨA HY VỌNG VÀ KHÔI PHỤC


Lời hy vọng của Giê-rê-mi được loan ra gần cuối đời vị trí của vua Sê-đê-kia trong khi thành Giê-ru-sa-lem bị bao vây bởi Quân Ba-by-lôn và dân chúng không còn hy vọng sống sót nữa (32:1). Khi sức lực của con người không còn nữa (30:5-7). Thượng Đế muốn bảo đảm với cả nước rằng qua quyền năng của Ngài, Ngài sẽ tiêu diệt Ba-by-lôn và phục hồi họ sau thời gian lưu đày (30:8-11). Bây giờ không có một phương thuốc nào để chữa lành vết thương bất trị mà Thượng Đế đang giáng trên họ (30:12-15). Trong tương lai Thượng Đế sẽ khôi phục lại Giu-đa trong sự sung túc, xây dựng lại các thành phố, và ban cho cả nước đầy dẫy sự vui mừng (30:17-22). Trong tình yêu thương nhân từ của Ngài, Thượng Đế sẽ lập lại giao ước với họ; đây sẽ là giao ước mới đời đời được viết trong lòng họ (31:1-3, 31-37). Giê-rê-mi tin vào lời hứa của Thượng Đế rằng đất nước sẽ được khôi phục . Ông biết không có gì là khó quá cho Thượng Đế; cho nên, bởi đức tin ông đã mua một vài lô đất của người chú ở A-na-tốt (32:6-17). Vì Thượng Đế đã tạo dựng nên thế gian và kiểm sóat mọi người trên đó, cho nên có thể tin rằng Thượng Đế sẽ tẩy sạch tội lỗi của Giu-đa, khôi phục lại dân sự và vui mừng trên đất, đặt Chồi Mê-si-a từ dòng Đa-vít trên ngôi và tái lập sự thờ phượng trong đền thờ (33:1-22).


NHỮNG NGÀY SAU CÙNG CŨA GIÊ-RU-SA-LEM


Các đạo binh Nê-bu-cát-nết-sa hiện đang bao vây thành Giê-ru-sa-lem (34:2) và dường như chẳng còn bao nhiêu hy vọng. Trong lúc này dân chứng hứa nguyện với Thượng Đế trong đền thờ là họ thả những người Do-thái nô lệ của họ với hy vọng rằng Thượng Đế sẽ thương xót họ (34:8-16). Một thời gian ngắn sau đó khi đạo binh Ai-cập tiến đánh Palestine, quân Ba-by-lôn đã rút khỏi Giê-ru-sa-lem để giao tranh với chúng (37:5-11). Khi các người giàu có Giu-đa thấy vậy, họ liền bắt lại các người nô lệ mà họ vừa tha, bất chấp lời thề mà họ đã thề với Thượng Đế (34:11). Thượng Đế rất tức giận với dân chúng vì họ không kính trọng hay vâng lời Thượng Đế như người Rê-cáp ( 35) . Đây là lề thói mà dân chúng và các vua đã quen làm từ khi Giê-hô-gia-kim đốt sách tiên tri chứa đựng lời Chúa (36).


Vì Giê-rê-mi quyết tâm kiên trì rao bán sự đoán phạt của Thượng Đế trên Giu-đa, nên ông bị cáo gian là mưu phản, ông bị đánh đòn, bị bỏ tù (37) và về sau bị quăng xuống giếng cho chết. Giê-rê-mi lún bùn đến nách, nhưng người đầy tớ Ê-thi-ô-bi kính sợ Thượng Đế cùng với 30 người khác dùng dây kéo Giê-rê-mi lên (38:1-13). Cuối cùng quân thù tiến vào thành và giết nhiều nhân viên chính quyền, làm đui mắt Sê-đê-kia và phá hủy vách thnàh cùng với nhà cửa lòng thành phố (39:1-10). Trong ân điển của Thượng Đế , Giê-rê-mi và người đầy tớ Ê-thi-ô-bi của vua được đổi đi tử tế vì họ tin cậy Thượng Đế (39:11-18).


LƯU ĐÀY QUA AI-CẬP


Ghê-đa-lia là quan thống mới được Nê-bu-cát-nết-sa chọn để cai trị dân Do-thái là những người sót lại trên Giu-đa và những người đã chạy qua Ê-đôm và Mô-áp trước khi quân Ba-by-lôn tấn công thành Giê-ru-sa-lem .

Chẳng bao lâu, ích ma ên đã giết Ghê-đa-lia và tàn sát 80 người vô tội (40:13-41:3). Sợ bị quân Ba-by-lôn trả thù, số dân còn lại đã đi đến Bết-lê-hem định mời Giê-rê-mi cầu nguyện để xem phải chăng đây là ý của Thượng Đế. Họ thề sẽ làm mọi điều Thượng Đế phán, nhưng khi Giê-rê-mi nói với họ rằng Thượng Đế sẽ rủa sả họ nếu họ đi qua Ai-cập hoặc sẽ ban phước dồi dào trên họ nếu họ tin cậy Thượng Đế và ở lại Giu-đa, thì họ nghĩ rằng Giê-rê-mi nói dối họ (40:1-41:3). Hậu quả là Thượng Đế giáng sự rủa sả trên tất cả mọi người ngoại trừ Ba-rúc (45:1-5) bởi vì họ không tuân theo lời Ngài, đi xuống Ai-cập, và dâng của lễ cho thần Ai-cập (4, 44:30).


SỰ PHÁN XÉT CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN CÁC NƯỚC LÂN BANG


Tuy Giu-đa bị tiêu diệt, nhưng Thượng Đế không muốn dân chúng hiểu lầm rằng các nước lân bang sẽ thóat khỏi sự đoán phạt. Giu-đa có mối liên hệ đặc biệt với Thượng Đế và phải chịu nhiều trách nhiệm hơn, nhưng mỗi người trong mỗi quốc gia đều sẽ chịu trách nhiệm hơn, nhưng mỗi người trong mỗi quốc gia đều nhiều trách nhiệm hơn, nhưng mỗi ngường trong mỗi quốc gia đều sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Giu-đa nên tin nơi Thượng Đế , chứ đừng tin vào các nước này. Thượng Đế sẽ đánh bại các đạo binh hùng mạnh nhất của Ai-cập bằng quân lực của Ba-by-lôn (46). Am-môn, Ê-đôm, Sy-ri, Kê-đa, Ê-lam sẽ cùng chung số phận khi Thượng Đế nắm quyền cai trị trên đất họ ( 49). Giê-rê-mi cùng gởi sứ điệp với Sê-ri-a ( Seriah) sang cho dân chúng tại Ba-by-lôn. Ngay đến nước vĩ đại Ba-by-lôn cũng sẽ sụp đổ (50-51). Đoạn Thượng Đế sẽ mang dân còn sót lại trở về Giu-đa (50:28-34).


BÀI TƯỜNG THUẬT CÓ TÍNH CÁCH LỊCH SỬ VỀ SỰ SỤP ĐỖ THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM


Sách Giê-rê-mi được kết thúc bằng sự mô tả về trận chiến cuối cùng tại Giê-ru-sa-lem, một hồ sơ liệt kê những chiếc bình mà quân Ba-by-lôn đã cướp đi từ đền thờ, và là một bản ghi chép về việc Ba-by-lôn tha thiết cho vua Giu da Giê-hô-gia-kim sau 37 năm lưu đày.


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Thượng Đế làm vững lòng những người Ngài kêu gọi và ban cho họ lời Ngài.

2. Khi dân chúng bị lừa dối bởi lời giảng sai lạc, đăt niềm tin không đúng chổ vào nơi thờ và nghi thức tôn giáo, hoặc tưởng lầm họ biết được những gì Thượng Đế có thể nói hoặc không thể nói, đó chính là lúc sự phán xét gần đến.

3. Những người kính sợ Thượng Đế có thể bị bắt bớ nhiều, nhưng họ đừng phục tòng những áp lực của đám đông, tôn giáo, hay bạc cầm quyền. Những áp lực trong mục vụ đôi khi khiến cho ta muốn nghỉ việc, nhưng nếu thật lòng dâng những điều này lên cho Thượng Đế trong sự cầu nguyện thì sẽ được bình an.

4. Tín đồ nên khóc lóc, đừng vui mừng về sự phán xét của Thượng Đế trên kẻ ác, và cầu thay để họ được hưởng sự thương xót của Thượng Đế.

5. Thượng Đế cầm quyền cai trị trên mọi vật. Ngài có thể tiêu diệt nước mạnh cũng như Ngài có thể tha thứ dân Ngài từ chốn lưu đày và yếu đuối. Thật ra, không có gì là khó quá cho Thượng Đế cả.


Sự mô tả về giao ước trong 31:31-34 được liên kết với sự chết của Chúa Giê-xu (HeDt 8:7-13; 9:15) vì Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới. Trong bữa ăn tối sau cùng Chúa Giê-xu thiết lập lễ Tiệc Thánh và dùng nó như một dấu hiệu về giao ước mới (LuLc 23:20; ICo1Cr 11:25).


CA THƯƠNG: ĐIỀU TỐT VÀ ĐIỀU XẤU ĐỀU ĐẾN TỪ THƯỢNG ĐẾ


Sách Ca-thương bao gồm năm bài ai ca, bày tỏ sự sầu thảm của dân chúng về sự sụp đổ của Giu-đa và sự hủy diệt của thành phố Giê-ru-sa-lem thân yêu. Hầu hết đều tin rằng Giê-rê-mi viết các bài ca này vào năm 586 TC, một thời gian ngắn sau khi quân Ba-by-lôn dến tàn phá và đốt cháy thành phố Giê-ru-sa-lem.

Các bài ca này mô tả sự tàn phá khủng khiếp và sự tàn bạo mà tác giả đã chứng kiến. Những bài ca này nhìn nhận rằng tội lỗi là nguyên nhân của hành động này từ Thượng Đế và nhìn phía sau của nổi thống khổ hiện tại để thấy một Thượng Đế thành tín và thương xót có thể khôi phục lại đất nước.


BỐ CỤC SÁCH CA THƯƠNG


- Than khóc cho sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem CaAc 1:1-22.

- Ngày nổi giận của Thượng Đế về tội lỗi 2:1-22.

- Lời cầu nguyện xin Thượng Đế thương xót 3:1-66.

- Sự vây hãm thành Giê-ru-sa-lem 4:1-32.

- Lời nài xin được sự khôi phục của Thượng Đế 5:1-22.


Các bài ca này (ngoại trừ chương 5) được viết rất công phu theo thể “chiết cú thi” (acrostic form) mà mỗi câu được bắt đầu bằng một mẫu tự trong mẫu tự Hê-bơ-rơ.

Các bản bài ca đôi khi được lặp đi lặp lại, nhưng mỗi bản đều có nét tinh túy riêng để than khóc cho sự mất mát và nhục nhã quá lớn mà dân sự cảm nhận. Điều đáng chú ý là các bản bài ca này không hề có lời trách Thượng Đế về tai biến này nhưng thấy Ngài như một Đấng đoán phạt công bình về tội lỗi của họ.


THAN KHÓC CHO SỰ HỦY DIỆT THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM


Giu-đa khóc than vì nó đã trở thành nô lệ cho ngoại bang. Sự buồn thảm xảy ra khắp nơi vì sẽ không còn sự thờ phượng nơi Si-ôn nữa, không còn các quan trưởng, các thầy tế lễ, và dân chúng nữa. Họ đã phạm tội với Thượng Đế và Ngài đã phó họ vào tay kẻ thù. Họ nài xin Thượng Đế hãy nhìn xem sự xúc phạm đến đền thờ, hãy giang tay an ủi họ trong cảnh khốn cùng và trừng phạt kẻ thù của họ.


NGÀY NỔI GIẬN CỦA THƯỢNG ĐẾ VỀ TỘI LỖI


Cơn giận của Thượng Đế không tha cho Giu-đa. Thiên binh đã đạp đỗ sự phòng ngự của nó, bắn mũi tên của Ngài, và sai lửa thiêu đốt đền thờ. Ngài phá hủy vách thành, cổng và cung điện. Các tiên tri, trưởng lão, gái đồng trinh và các bà mẹ mặc áo gai và ngồi trong tro bụi. Các tiên tri giả nói lời giả dối và kẻ thù khinh bỉ và cười chê. Ôi, xin Thượng Đế hãy nhìn xem và thấy sự khóc lóc, sự chết, sự hung bạo, sự đau đớn do gánh chịu cơn giận của Thượng Đế.


CẦU NGUYỆN XIN THƯỢNG ĐẾ XÓT THƯƠNG


Sau khi nhận thức mọi việc xảy ra đều trong chương trình của Thượng Đế để sửa phạt dân Ngài, người than khóc bên hướng về Thượng Đế với niềm hy vọng. Vĩ đại thay sự thành tín của Ngài. Ngài là dấng giải cứu của những ai tìm kiếm Ngài. Sau khi sự công bình được thực hiện. Thượng Đế sẽ tỏ lòng thương xót nếu họ quay trở lại với Ngài. Rồi họ sẽ không còn sợ hãi nữa, vì Thượng Đế sẽ giải cứu họ và đoán phạt kẻ thù họ.


SỰ VÂY HÃM THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM


Tuy Giê-ru-sa-lem là nơi đẹp đẽ, khi cuộc vây hãm bắt đầu thì mọi việc sẽ thay đổi. Vàng bị mất đi, dân chúng trở thành độc ác, kẻ giàu trở nên nghèo, vải trắng của thầy tế lễ sẽ trở thành nên đen như lọ nồi, và một số người sẽ ăn thịt chính con cái mình. Lửa sẽ lan tràn khắp Si-ôn vì sự ô uế của dân chúng khiến Thượng Đế bỏ nơi họ. Kẻ thù đã đến để tiêu diệt và Ê-đôm vui mừng về việc này.


LỜI NÀY XIN ĐUỌC SỰ KHÔI PHỤC CỦA THƯỢNG ĐẾ


Bài bi ca sau cùng mô tả sự thiếu tự do trong tình trạng tuyệt vọng hiện tại. Họ không có bánh, đàn bà của họ bị hãm hiếp, và họ không có sự vui mừng vì tội lỗi của họ. Bài bi ca được chấm dứt với lời xác nhận chắc chắn về quyền cai trị đời đời của Thượng Đế trên toàn thể nhân loại. Vì đây là sự thật, nên họ có thể tin chắc vào sự khôi phục.


Ý NGHĨA THẦN HỌC.


1. Thật là một điều kinh hoàng và ghê sợ khi rơi vào bàn tay giận dữ của Thượng Đế. Cơn thạnh nộ của Ngài sẽ lấy công bình sửa phạt tội nhân.

2. Trong cơn thử thách hay trong sự sửa phạt thiên thượng, luôn luôn có hy vọng vào sự thành tín của Thượng Đế nếu người đó biết ăn năn và tìm kiếm lòng thương xót của Ngài.


ÁP ĐIA: SỰ KIÊU NGẠO ĐI TRƯỚC SỰ SỤP ĐỔ


Áp-đia đã trải qua trọn cuộc chiến tranh tàn khốc của Ba-by-lôn trên Giu-đa ( 587/86TC) và đã chứng kiến cảnh người Giu-đa bị bức hiếp bởi dân Ê-đôm. Lời tiên tri của ông đã đem lại sự khích lệ cho những người Do-thái thắc mắc không biết tại sao Thượng Đế không trừng phạt Ê-đôm về đường lối gian ác của họ.


BỐ CỤC SÁCH ÁP-ĐIA .


- Ê đôm sẽ bị đoán phạt vì sự kiêu ngạo của nó ApOv 1:1-9.

- Sự tàn bạo của Ê-đôm đối với Giê-ru-sa-lem 1:10-14

- Ngày của Thượng Đế dành cho Ê đôm 1:15-21


Một bài tường thuật chi tiết thế nào Ê-đôm đã bức hiếp dân Do-thái tại Giê-ru-sa-lem khi thành phố này bị tiêu diệt được tìm thấy trong Ê-xê-chi-ên 25,35,36 và Thi-thiên 137. Không phải Ê-đôm chỉ nhạo báng khi Giu-đa sụp đỗ, nhưng họ đã cướp bóc và giết những người Giu-đa chạy trốn, tìm cách biến Giu-đa thành thuộc địa của họ, và nói phạm đến danh Thượng Đế.


Ê-ĐÔM BỊ ĐOÁN PHẠT VÌ SỰ KIÊU NGẠO CỦA NÓ



Ê-đôm quá kiêu ngạo vì địa thế của họ rất dễ dàng phòng thủ. Muốn đến thủ đô, phải đi qua một khe núi hẹp (có nơi chỉ rộng 15 feet - khoảng 5 thước) và phải liền nhiều con dốc thẳng (1:3, 4). Vì có một trục lộ giao thương xuyên qua nước, nên chúng đã trở nên giàu có (1:5) và có rất nhiều đồng minh (1:7) nhưng Thượng Đế sẽ cất bỏ mọi điều khi Ngài trừng phạt Ê-đôm.


SỰ CƯỜNG BẠO CỦA Ê-ĐÔM ĐỐI VỚI GIÊ-RU-SA-LEM


Lý do thứ hai tại sao Ê-đôm bị trừng phạt là sự tàn bạo của chúng dối với Giê-ru-sa-lem khi thành bị tiêu diệt bởi quân Ba-by-lôn. Dân Ê-đôm đã không giúp người hàng xóm của mình, nhưng họ đã vui mừng hả hê trên nổi bất hạnh của Giu-đa, tự do chiếm lấy những gì Ba-by-lôn không lấy đi, và cướp bóc những người chạy sang Ê-đôm để lẫn tránh.


NGÀY CỦA THƯỢNG ĐẾ DÀNH CHO Ê-ĐÔM


Ngày Thượng Đế tiêu diệt Ê-đôm đã gần. Một lần nữa Giu-đa sẽ trở nên thánh cho Thượng Đế và dân Do-thái sẽ trở về sinh sống trên đất mình (1:17, 19-21) nhưng Thượng Đế sẽ tiêu diệt E-đôm và dân nó.


Ý NGHĨA THẦN HỌC.


1. Kiêu ngạo về sức manh quân sự, sự giàu có, đồng minh, hay sự khôn ngoan sẽ không cứu được, nhưng sẽ là nguồn của sự suy sụp.

2. Vui mừng hả hê hay lợi dụng trước sự bất hạnh của người khác sẽ mang đến sự đoán phạt của Thượng Đế .


GHI CHÚ:


1. Thượng Đế. Overholt, Threat of Falsehood (Naperville : Allenson, 1970).

2. R.K.Harrison, leremiah and Lamentations (Downers Grove: Inter Varsity Press, 1973) trang 137.

3. N. K. Gottwald, Studies in the Book of Lamentations ( London: SCM 1954 ) trang 23-32.


CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Tìm ra những lời hứa của Thượng Đế cho Giê-rê-mi khi ông được kêu gọi các chức vụ lần đầu tiên Gie Gr 1:1-19) . Giê-rê-mi có biết sẽ gặp sự chống đối không?

2. Dân Giu-đa bị lừa dối qua những cách nào? Giê-rê-mi đã cố gắng biến đổi sự hiểu biết của họ như thế nào?

3. Diễn tả những cách khác nhau mà Giê-rê-mi đã đối phó với sự bắt bớ trong 11:18-23; 15:15-21; 26:1-19; 38:1-23

4. Tìm những điểm tương đồng và khac biệt giữa giao ước mới (31:31-37) và giao ước cũ trong đời Môi-se.

5. Sự thành tin của Thượng Đế đã ban hy vọng như thế nào trong lúc gặp khó khăn lớn trong CaAc 3:1-66

6. Sự kiêu ngạo dân tộc của Ê-đôm được so sánh với sự kiêu ngạo của các nước ngày nay như thế nào?



bottom of page