top of page

CÁC TIÊN TRI SAU THỜI KỲ LƯU ĐÀY

Hung Tran

Jul 2, 2023

Si-ru, vua Phe-rơ-sơ (Ba-tư) đánh bại Ba-by-lôn năm 539 TC và ra chiếu chỉ cho phép người Hê-bơ-rơ từ chốn lưu đày trở về Phi-li-tin và xây dựng lại đền thờ ...



CÁC TIÊN TRI SAU THỜI KỲ LƯU ĐÀY


A-ghê, Xa-cha-ri, Ma-la-chi.


* Khoảng thời gian: A-ghê 520 TC; Xa-cha-ri: 520-500 TC; Ma-la-chi: 420 TC.


Si-ru, vua Phe-rơ-sơ (Ba-tư) đánh bại Ba-by-lôn năm 539 TC và ra chiếu chỉ cho phép người Hê-bơ-rơ từ chốn lưu đày trở về Phi-li-tin và xây dựng lại đền thờ (Exo Er 1:1-3). Có khoảng 50 ngàn người Do-thái đã trở về trong năm 538 TC. Dưới sự lãnh đạo của quan trấn thủ Xô-rô-ba-bên và thầy cả thượng phẩm Giê-sua/Giô sua (1:11; 2:64-66). Khi trở về, dân chúng lập lại bàn thờ và bắt đầu xây nền của đền thờ (3:3, 8-10). Nhưng khi dân bản xứ muốn cùng dân Do-thái xây cất đền thờ, Xô-rô-ba-bên và Giê-sua từ chối không chịu hợp tác. Để đáp lại, họ bèn đe dọa dân Giu-đa và làm ngưng việc xây cất đền thờ (4:1-5). Khoảng 16 năm sau (520 TC), năm thứ hai đời Đa-ri-út, vua Phe-rơ-sơ, Thượng Đế đã dấy lên tiên tri A-ghê và Xa-cha-ri để thánh thức dân chúng hãy bắt đầu trở lại công việc xây cất đền thờ (4, 5:2; AgKg 1:1; XaDr 1:1). Đền thờ được xây cất xong bốn năm sau đó, năm 516 TC (Exo Er 6:15).


Về sau, vào năm 458 TC, trong đời trị vì của Át-ta-xet-xe, vua Phe-rơ-sơ, Ê-xơ-ra trở lại Giê-ru-sa-lem và mang đến cuộc cải cách tôn giáo vì dân chúng đã lập gia đình với dân ngoại là những người thờ thần khác (7:1-10; 9:1-10:15). Vài năm sau đó, vào năm 445 TC Mê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem và giúp xây dựng lại vách thành (NeNe 2:1; 6:15). Không lâu sau, Ê-xơ-ra đã dấy lên một cơn phục hưng khác vì dân chúng lại đi lập gia đình với dân ngoại nữa (8:1-10:31). Khoảng 25 năm sau (420 TC), Thượng Đế đã dấy lên tiên tri Ma-la-chi để mang đất nước trở lại với Thượng Đế vì dân chúng không còn kính sợ Thượng Đế hoặc sống theo đường lối của Ngài nữa.


A-GHÊ: ĐẶT THỨ TỰ ƯU TIÊN


Việc xây dựng lại đền thờ là mối quan tâm lớn của dân Giu-đa khi họ trở về Giê-ru-sa-lem lần đầu tiên. Vì họ cứ lo sợ về những mối đe dọa chung quanh và chính quyền Phe-rơ-sơ, nên việc xây cất đền thờ không còn là ưu tiên nữa. Sứ điệp của A-ghê cho thấy rằng dân chúng cũng sẽ gặp khó khăn vì sự bất quân bình về thứ tự ưu tiên trong đời sống thuộc linh của họ.


BỐ CỤC SÁCH A-GHÊ


- Tôn vinh Thượng Đế và xây cất đền thờ AgKg 1:1-15.

- So sánh vinh quang của đền thờ 2:1-9.

- Sự thánh khiết đi trước phước hạnh 2:10-19.

- Công việc của Thượng Đế sẽ được hoàn tất 2:20-23.


A-ghê thật là một người có tài thuyết phục. Tuy ông gặp hoàn cảnh khó khăn, chính sách khắt khe của nhà cầm quyền, tình trạng kinh tế èo uột, và sự thờ ơ tâm linh khắp mọi nơi, nhưng A-ghê đã vượt qua được mọi trở ngại đó vì ông chú tâm vào những ưu tiên của dân tộc.


TÔN VINH THƯỢNG ĐẾ VÀ XÂY CẤT ĐỀN THỜ


Sau nhiều năm chán nản và thất vọng vì không thể xây cất được đền thờ, hầu hết dân Giu-đa chỉ mu ốn bỏ cuộc. Họ không đủ tiền để có thể hoàn tất một chương trình quá tốn kém như vậy vì Thượng Đế đã khiến cơn hạn hán đang xảy ra trong xứ (1:6, 9-11). Có được lợi tức nào, thì họ chi dùng trong việc xây cất nhà cao cửa đẹp cho họ. Mọi việc đều đi đến kết luận rằng nay chưa phải là thì giờ thuận tiện để xây cất đền thờ (1:4). A-ghê đã thách thức lời kết luận này và đặt ra các ưu tiên cao hơn về nhưng điều làm Thượng Đế vui lòng và những điều làm sáng Danh Ngài (1:8). Dân chúng kính sợ Thượng Đế, vâng lời Ngài, và bắt đầu công việc xây cất đền thờ vì họ tin rằng Thượng Đế ở cùng họ (1:12-15).


SO SÁNH VINH QUANG CỦA ĐỀN THỜ


Sau khi xây cất đền thờ được hai tháng, họ nhận biết rằng đền thờ mới này nhỏ hơn đền thờ của Sa-lô-môn và không có vàng trên vách, trên sàn và trên bàn ghế (2:3 xem thêm IVua 1V 6:14-36). Nhiều người nghĩ rằng đây là một sự xấu hổ, không xứng đáng với sự cố gắng. Nhưng có phải đền thờ được đánh giá trên vẻ đẹp bề ngoài không? A-ghê đã thách thức dân chúng hãy đặt ưu tiên cao hơn, vì Thánh Linh của Thượng Đế sẽ giục lòng họ. Ngài vẫn kiểm soát mọi nước t rên đất và làm chủ tất cả vàng trên thế gian (AgKg 2:4-8). Dẫu vẻ đẹp bên ngoài không quan trọng, nên Thượng Đế đã ban cho đền thờ mới này sự vinh quang lớn khi Si-ru trả xong mọi chi phí của đền thờ (Exo Er 6:8-10).


SỰ THÁNH KHIẾT ĐI TRƯỚC PHƯỚC HẠNH


Hai ví dụ từ luật pháp cho biết rằng sự thánh khiết không có được nhờ chỉ vào trong đền thờ hoặc nhà đụng đến những vật thánh (AgKg 2:10-13). A-ghê thấy dân chúng đã bị ô uế và cần sự nên thánh chứ không phải chỉ cần những nghi thức thờ phượng trong đền thờ mới. Khi sự thánh khiết là ưu tiên của họ, thì họ sẽ nhận lãnh được ơn phước của Thượng Đế (4-19).


CÔNG VIỆC CỦA THƯỢNG ĐẾ SẼ ĐƯỢC HOÀN TẤT


Sau cùng A-ghê hứa với quan trấn thủ mới rằng Thượng Đế sẽ ở cùng ông, sẽ kiểm soát mọi nước xung quanh đã đe dọa ông, và chọn ông (hậu tự của Đa-vít sẽ đeo nhẫn vua) để làm ấn tín về công việc của Thượng Đế vẫn được tiếp tục để đem vương quốc của Ngài đến thế gian (2:20-23).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Trong trường hợp bị chống đối hay gặp khó khăn, người tin Chúa phải luôn luôn đặt ưu tiên về những điều làm vui lòng và sánh Danh Thượng Đế.

2. So sánh đôi khi đưa đến sự nản lòng, nhưng lời hứa và quyền năng Thượng Đế sẽ thêm sức để vượt qua mọi trở ngại.

3. Thượng Đế ít chú tâm vào nghi lễ bên ngoài hơn là vào sự thánh khiết bên trong.


XA-CHA-RI THƯỢNG ĐẾ KHÔI PHỤC SI-ÔN.


Tiên tri Xa-cha-ri có lẽ xuất thân từ một gia đình thầy tế lễ (NeNe 12:4, 16) và ông, cùng với A-ghê, đã đóng vai trò chính trong sự thách thức những người trở về từ chốn lưu đày Ba-by-lôn xây cất đền thờ (Exo Er 4:24-5:5). Tuy tám chương đầu nói về sự khuyến khích xây cất đền thờ được viết khoảng năm 520 - 518 TC, nhưng chương 9-14 không ghi ngày viết và chú trọng nhiều vào thời kỳ Thượng Đế sẽ thiết lập vương quốc Mê-si-a của Ngài. Vì những điểm khác nhau này, nên có thể Thượng Đế đã có các sứ điệp tiên tri trong chương 9-14 nhiều năm sau khi đền thờ đã xây cất xong.


BỐ CỤC SÁCH XA-CHA-RI


- Những sự hiện thấy để khuyến khích xây cất đền thờ XaDr 1:1-6:15.

- Kêu gọi ăn năn 1:1-6.

- Những sự hiện thấy về sự khôi phục Giê-ru-sa-lem 1:7-2:13.

- Những sự hiện thấy về việc ủy thác quyền người lãnh đạo 6:15.

- Vấn đề kiêng ăn 7:1-8:23.

- Gánh nặng liên quan đến tương lai Y-sơ-ra-ên 9:1-14:21.

- Sự chối bỏ người chăn hiền lành 11:17.

- Sự tiếp nhận người chăn hiền lành 12:1; 14:21.


Xa-cha-ri cung cấp những sứ điệp hy vọng cho cấp lãnh đạo và cộng đồng người tin Chúa là những người đã mất sức mạnh vì tội lỗi của chính họ. Họ bị nản lòng vì dường như Thượng Đế không khôi phục lại đất nước họ. Để họ giải quyết vấn đề khó khăn này tội lỗi phải được cất bỏ, người chăn của Thượng Đế phải được chấp nhận, và rồi Thượng Đế mới thiết lập vương quốc của Ngài.


NHỮNG SỰ HIỆN THẤY ĐỂ KHUYẾN KHÍCH XÂY CẤT ĐỀN THỜ


Xa-cha-ri báo trước những sự hiện thấy cảu ông bằng lời kêu gọi ăn năn (XaDr 1:1-6). Thượng Đế nổi giận với dân sự Ngài vì cớ tội lỗi của họ, cho nên mọi hy vọng trong tương lai đều phụ thuộc vào sự sẵn lòng trở về cùng Thượng Đế của họ. Trong sự cảm tạ, họ đã ăn năn (1:6;)


Thượng Đế đã ban một loạt sự hiện thấy để khuyến khích dân chúng trong việc khôi phục lại Giê-ru-sa-lem. Thượng Đế đang theo dõi Giê-ru-sa-lem (biểu tượng bằng các thiên sữ cỡi ngựa trong 1:8-11) và sẽ tiêu diệt mọi nước thù nghịch (biểu tượng bằng các sừng - 1:15, 18-21; 2:8). Giê-ru-sa-lem sẽ rất lớn nhưng không đủ chỗ chứa những người trở về đến nỗi tràn qua vách thành. Nó sẽ đầy dẫy sự vui mừng, sự hiện diện của Thượng Đế, và dân chúng từ nhiều quốc gia (1:16, 17; 7:1-14).

Thành phần lãnh đạo cũng được khuyến khích. Giê-hô-sua thầy cả thượng phẩm được bảo vệ, được thanh tẩy, và hứa được tự do đến gần ngôi ân điển của Thượng Đế qua sự cầu nguyện. Mắt Thượng Đế sẽ ở trên các hòn đá đền thờ và nó sẽ được hoàn tất (3:1-10). Qua Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-sua (biểu tượng bằng hai cây Ô-li-ve), Thần của Thượng Đế sẽ biến núi thành đồng bằng và khiến hòn đá trên đỉnh đền thờ sẽ sớm được đặt vào chỗ của nó (4:1-14). Sự rủa sả của Thượng Đế (biểu tượng bằng người nữ) sẽ được cất bỏ (5:1-11) và Ngài sẽ cầm quyền cai trị bốn phương (-8). Lời hứa của Thượng Đế sai một Chồi mống (Đấng Mê-si-a) được truy niệm bằng mũ triều thiên đặt trên đầu Giê-hô-sua, vì Đấng Mê-si-a sẽ kiêm hai công vụ vừa là thầy tế lễ và vừa là vua (6:9-14).


VẤN ĐỀ KIÊNG ĂN


Một số người từ thành Bê-tên đén gặp Xa-cha-ri để hỏi rằng họ có còn phải tiếp tục kiêng ăn trong tháng năm để kỷ niệm sự tàn phá đền thờ Giê-ru-sa-lem nữa không? (Gie Gr 52:12, 13) vì đến thờ mới bây giờ đã được xây cất. Xa-cha-ri nghi ngờ họ thật sự kiêng ăn vì Thượng Đế hay vì chính họ. Đoạn Thượng dế thách thức họ hãy đặt ưu tiên làm điều công bình và thương xót, chớ cứng cổ như tổ phụ của họ (7:8-12). Đoạn Thượng Đế sẽ lập lại Giê-ru-sa-lem ban cho họ bình an, và làm Y-sơ-ra-ên được thạnh vượng giữa các nước (8:1-13). Thượng Đế sẽ biến sự kiêng ăn của họ trong quá khứ thành những ngày lễ hội vui mừng (8:19).


GÁNH NẶNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG LAI Y-SƠ-RA-ÊN


Sứ điệp nặng nề đầu tiên của Xa-cha-ri (9-11) mô tả sự phán xét của Thưọng đế trên Tyrơ và Phi-li-tin (9:1-7) và sự khôi phục lại dân sự Ngài (9:8-11:3). Sự khôi phục sẽ bao gồm sự xuất hiện của vua Y-sơ-ra-ên khiêm nhường (Đấng Mê-si-a) cỡi lừa, lập lại giao ước liên hệ với dân Ngài, ban cho mưa, cất đi mọi thần tượng và tiên tri giả, và làm vững lòng dân Ngài. Nhưng Y-sơ-ra-ên sẽ chối bỏ vua này. Họ sẽ đi theo người chăn gian ác chỉ mang đến sự hủy diệt và người chăn hiền lành sẽ được bán với giá 30 nén bạc (11:4-17).


Sứ điệp nặng nề thứ hai (12-14) mô tả sự giải cứu của Thượng Đế cho Giu-đa trong một trận chiến tranh lớn giữa dân Ngài và các nước tr ên đất (12:1-9). Khi Thượng Đế giải cứu Y-sơ-ra-ên và tiêu diệt các nước, thì dân chúng sẽ nhận biết người mà họ đã đâm, sẽ chối bỏ các quan trường giả dối của họ, sẽ than khóc vì tội lỗi họ, và sẽ được tẩy sạch (12:10-13:6). Trong trận tấn công sau cùng trên Giê-ru-sa-lem, khi nhièu người bị giết, thì chính Thượng Đế sẽ đứng trên núi Ô-li-ve và giải cứu dân Ngài (13:7-14:5). Đoạn Thượng Đế sẽ làm vua trị vì trên toàn thế giới và tiêu diệt tất cả những ai chối bỏ không thờ lạy Ngài như Vua của muôn vua (14:9-21).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Con đường duy nhất để tránh sự giận dữ của Thượng Đế là ăn năn tội lỗi.

2. Một ngày nào đó Thượng Đế sẽ đoán xét kẻ ác giữa các nước, mang người công bình từ các dân tộc họp chung với dân Ngài, và Ngài sẽ ở giữa được dân vui mừng của Ngài.

3. Công việc của Thợng đế sẽ được hoàn tất qua Thánh Linh của Ngài, không phải bởi sức người, sự khôn ngoan của thế gian hay sức mạnh quân sự.

4. Nghi thức kiêng ăn sẽ trở thành vô dụng nếu không phải kiêng ăn vì Thượng Đế.

5. Tuy có nhiều người chối bỏ người Chăn hiền lành đến từ Thượng Đế, qua sự bày tỏ về quyền năng lạ lùng và ân điển của Thượng Đế, một ngày nào đó vô số người Do-thái và dân ngoại sẽ nhận biết Ngài là Vua trên muôn vua và thờ lạy Ngài.


Tân ước nhìn thấy Chúa Giê-xu là một Vị vua khiêm nhườngĐấng mang đến sự cứu rỗi, tuy Ngài cỡi một con lừa (XaDr 9:9 và Mat Mt 21:5). Chúa Giê-xu nhận mình là người Chăn hiền lành (XaDr 1:1-14 và GiGa 10:14) và Ngài đã bị bán với giá 30 nén bạc (XaDr 11:12 và Mat Mt 26:15). GiGa 19:37 nhận biết Đấng đã bị đâm (XaDr 12:10) là Chúa Giê-xu trên thập tự giá. KhKh 22:5 nói đến một thời điểm sẽ không còn đêm nữa (xem XaDr 14:6, 7) và KhKh 22:1, 2 nói về một dòng sông chảy ra từ Giê-ru-sa-lem (XaDr 14:8)


MA-LA-CHI TÔN KÍNH THƯỢNG ĐẾ


Tiên tri Ma-la-chi rao truyền lời Thượng Đế khoảng 100 năm sau A-ghê và Xa-cha-ri. Vách thành Giê-ru-sa-lem đã được dựng lên cho nên thành rất được an ninh. Vì đền thờ đã được xây cất lại từ quá lâu rồi nên không mấy ai thích thú trong sự thờ phượng tại đó. Cả thầy tế lễ cũng không còn dạy đỗ dân chúng về luật tế lễ cã. Nhiều người đã làm đảo lộn mệnh lệnh của Ê-xơ-ra từ việc ly dị người vợ ngoại bang đến việc được phép ly dị người vợ Giu-đa của họ nữa. Nhiều người thậm chí còn nghi ngờ có ích lợi gì không trong sự hầu việc Thượng Đế, Ma-la-chi đề cập đến các vấn đề này qua hình thức đối thoại gồm có các câu hỏi và trả lời.


BỐ CỤ SÁCH MA-LA-CHI


- Tranh luận về tình thương của Thượng Đế đối với Y-sơ-ra-ên MaMl 1:1-5.

- Tranh luận về sự tôn kính Thượng Đế trong sự thờ phượng 1:6-14.

- Tranh luận nghịch cùng các th ầy tế lễ 9.

- Tranh luận về hôn nhân và ly dị 2:10-16.

- Tranh luận về sự công bình của Thượng Đế 2:17-3:6.

- Tranh luận về sự dâng phần mười 3:7-12.

- Tranh luận về giá trị của sự hầu việc Thượng Đế 3:1-4:6.


Tiên tri Ma-la-chi tin rằng có một yếu tố quan trọng phía sau những khó khăn về đạo đức và sự thờ phượng mà dân chúng đang đối diện. Họ không coi Thượng Đế như một vua cai trị cao cả đáng kính sợ; cho nên họ không sống theo những lời chỉ dẫn giao ước của Ngài.


TRANH LUẬN VỀ TÌNH THƯƠNG CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI Y-SƠ-RA-ÊN


Tuy Thượng Đế yêu thượng Y-sơ-ra-ên, nhưng có một số dân Giu-đa tại Giê-ru-sa-lem thắc mắc không biết Thượng Đế có thật yêu thương họ hay không. Nhưng tình thương của Thượng Đế được chứng minh bằng sự chúc phước của Gia-cốp chức không phải Ê-sau (SaSt 25:1-26:35). Sự đoán phạt của Thượng Đế trên hậu tự của Ê-sau là dân Ê-đôm đã chứng tỏ rằng Ngài không do dự trong chương trình của Ngài. Ma-la-chi đã nhắc những người này rằng một ngày nào đó Thượng Đế sẽ được vinh hiển trên khắp thế giới, cho nên ông khuyên họ hãy tái lập sự hứa nguyện với ngài.


TRANH LUẬN VỀ SỰ TÔN KÍNH THƯỢNG ĐẾ TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG


Thượng Đế so sánh Ngài với người cha người chủ, nhưng điều đáng chú ý là Ngài không nhận được sự tôn kính thích hợp với những địa vị đó. Có một số người thắc mắc về lời tố cáo này. Họ khinh dễ Thượng Đế như thế nào? Bằng cách dâng con vật vù hay què làm của lễ mà ngay đến quan trấn thủ họ cũng không vui nhận. Tốt hơn là nên đóng cửa đền thờ thay vì cứ tiếp tục sự giả hình này. Dân chúng cần nhớ rằng Ngài là vị vua cao cả và Danh Ngài sẽ được kính sợ giữa các dân.


TRANH LUẬN NGHỊCH CÙNG CÁC THẦY TẾ LỄ


Thượng Đế không được thờ phượng phải lẽ vì các thầy tế lễ không làm đúng với tư cách của thầy tế lễ tin kính qua sự tôn kính Thượng Đế, ban cho dân sự những lời chỉ dẫn theo luật pháp của Ngài, bước đi trong sự công bình và bình an, hoặc hướng dẫn dân chúng từ bỏ con đường gian ác. Vì họ đã làm hư hỏng giao ước Lê-vi, nên Thượng Đế sẽ khinh bỉ và rủa sả họ; Ngài sẽ rải phân của các tế vật trên mặt họ và làm ô uế họ.


TRANH LUẬN VỀ HÔN NHÂN VÀ LY DỊ


Gia đình người Giu-đa được định nghĩa bằng mố liên hệ của nó với một người cha tức Áp-ra-ham, và một Thượng Đế, tức Thượng Đế của Y-sơ-ra-ên. Nhưng nhiều người Hê-bơ-rơ đã phá hủy truyền thống gia đình đó, có người đã cưới vợ ngoại bang và người khác thì ly dị người vợ Hê-bơ-rơ của họ. Điều này đã làm xúc phạm đến sự thờ phượng Thượng Đế của dân chúng tại đền thò và khiến cho Ngài không thể tiếp nhận của lễ của họ được. Thượng Đế ghét ly dị; dĩ nhiên nếu ai có Đức Thánh Linh trong lòng sẽ không làm như vậy.


TRANH LUẬN VỀ SỰ CÔNG BÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ


Những việc quá xấu xa đến nỗi có người đã có nghi vấn về sự công bình của Thượng Đế, và cho rằng Thượng Đế vui lòng với những người làm ác. Nhưng Thượng Đế sẽ chứng tỏ sự công bình của Ngài trên thế gian khi Ngài sai sứ giả của Ngài dọn đường cho sự xuất hiện của sứ giả theo lời hứa (Đấng Mê-si-a). Ngài sẽ làm thanh khiết dòng Lê-vi và sẽ cất bỏ đi những kẻ gian ác không kính sợ Thượng Đế, hầu cho dân Ngài một lần nữa dâng của lễ đẹp lòng cho Thượng Đế. Thượng Đế là Công bình; Đức tính Lời hứa của Ngài không thay đổi.


TRANH LUẬN VỀ SỰ DÂNG PHẦN MƯỜI


Thượng Đế kêu gọi dân sự ăn năn, nhưng dường như họ không biết phải ăn năn điều gì. Thượng Đế cho biết rằng họ không dân phần mười. Nếu họ thôi ăn trộm của Thượng Đế, thì Ngài sẽ ngưng tại vạ đã được sai đến tàn phá mùa màng và sẽ đổ phước xuống cách dư dật đến nỗi họ không đủ kho chứa.


TRANH LUẬN VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ HẦU VIỆC THƯỢNG ĐẾ


Sau hết, Thượng Đế để tố cáo những người kiêu ngạo vì họ bắt đầu nghĩ rằng sự hầu việc Thượng Đế hay ăn năn là vô ích. Họ bị lầm lẫn đến nỗi coi người kiêu ngạo là người phước hạnh và cọi người gian ác là người mạnh. Điều này khiến cho những người kính sợ Thượng Đế khích lệ lẫn nhau bằng c ách nhắc nhở rằng Thượng Đế có một sách để ghi nhớ tên những người tôn kính Ngài. Họ sẽ là cơ nghiệp đặc biệt của Ngài, và quý như con Một của Ngài. Trong ngày lớn của Thượng Đế, Ngài sẽ phân biệt giữa kẻ gian ác và người công bình là những người đã hầu việc Ngài. Lửa hực của Ngài sẽ thiêu hủy những kẻ kiêu ngạo gian ác và ban sự vui mừng và chữa lành những người kính sợ Ngài. Nên ghi nhớ những điều Thượng Đế đã bày tỏ cho Môi-se trong quá khứ và những điều Thượng Đế sẽ làm trong ngày của Chúa khi Ngài sai Ê-li, đi khôi phục đất nước.


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Tình thương và sự Công bình của Thượng Đế không thay đổi. Sự chọn lựa và phán xét sau cùng của Thượng Đế chứng minh được đức tính của Ngài.

2. Tôn kính Thượng Đế, vua cao cả, không phải bằng sự thờ phượng giả dối. Thượng Đế xứng đáng để nhận lãnh những gì tốt đẹp nhất của chúng ta.

3. Thượng Đế ghét ly dị và lập gia đình với người ngoại đạo. Những hành động này sẽ phá hủy gia đình và làm cho sự thờ phượng không được chấp nhận.

4. Giáo sư/người giảng mà không kính sợ Thượng Đế, không ban phát sự chỉ dẫn thật từ lời Chúa, không bước đi trong sự công bình, và không hướng dẫn dân chúng xây bỏ đường lối xấu xa thì sẽ không nhận lãnh được phước hạnh của Thượng Đế.

5. Thượng Đế phân biệt giữa người công bình và kẻ gian ác, cho nên, kính sợ Thượng Đế và hầu việc Ngài là những điều đáng làm.


Ở sách Rô-ma trong Tân ước (RoRm 9:13) Phao-lô đã trưng dẫn MaMl 1:2, 3 - "Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau" - cho thấy rằng mục đích của Thượng Đế đã được ứng nghiệm qua sự tuyển chọn cá nhân. Sứ giả dọn đường cho Cứu Chúa trong 3:1 và Ê-li trong 4:5 được Chúa Giê-xu nhìn nhận là Giăng Báp tít trong Mat Mt 11:9, 10, 14.


GHI CHÚ


1. P.A.Verhoef, The Book of Haggai and Malach (Grand Rapids: Eerdmans, 1987), trang 58, cho rằng nhà của họ được làm bằng ván đóng vách bên trong, trông sang trọng như trong cung điện vua (IVua 1V 5:1-18; Gie Gr 22:14)

2. J.Baldwin, Haggai, Xechariah, Malachi (Downers Grove: InterVarsity Press, 1972), troang 109, cho rằng chữ "ta" là người được sai đến để nghịch cùng các nước trong XaDr 2:8 nói về đấng tiên tri, nhưng dường như chữ "ta" trong 2:8 và 2:11mà chỉ về Đấng Mê-si-a.

3. Verhoef, The Book of Haggai and Malachi (Grand Rapids: Eerdmans, 1987), trang 287 - 96, coi những câu này như là sự phán xét trong tương lai khi Chúa tái lâm, nhưng một phần của lời tiên tri này đã được ứng nghiệm trong sự đến của Chúa Giê-xu lần thứ nhất và một phần khác sẽ được ứng nghiệm trong sự đến thứ hai của Ngài.


CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Có ba ưu tiên nào mà tiên tri A-ghê đã nhấn mạnh?

2. Tại sao sự so sánh đôi khi làm cho nản lòng?

3. Tiên tri Xa-cha-ri đã khuyến khích các quan trưởng thời bấy giờ như thế nào?

4. Lời tiên tri nào trong 9:1-14:21 liên quan đến đời sống Chúa Giê-xu?

5. Nếu dân chúng thật lòng tôn kính Thượng Đế, thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào trên đời sống gia đình, trên sự thờ phượng và trên sự dâng phần mười của họ?

6. Tại sao kính sợ Thượng Đế và hầu việc Ngài là những việc đáng làm?


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thi-thiên:

- Craigie, P.C.Psalms 1-50. Word Biblical Commentary. Waco: Word Books, 1983.

- Leupold, H.C.Exposition of Psalms. Grand Rapids : Baker Book House , 1969.


Gióp:

- Anderson, F. I.Job. Tyndale Old Testament Commentaries. Downers.

- Grov : InterVarsity Press, 1976.

- Hartley, J.E.The Book of Job. New International Commentary on the Old Testament. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans, 1988.


Châm-ngôn:

-Kidner, D.The Proverbs Tyndale Old Testament Commentaries.

- Downers Grove: InterVarsity Press, 1964

- Segraves, D.L.Ancient Wisdom for Today's World. Hazelwood,

- MO: Word Afflame Press, 1990


Truyền đạo:

- Kaiser, W.C.Ecclesiastes: Total Life. Chicago: Moody Press, 1979.

- Kidner, D.A.A Time to Mourn and a Time to Dance. Downers

- Grove: InterVarsity Press, 1976


Nhã ca:

- Carr, G.L. Song of Solomon. Tyndanle Old Testament Commentar.

- Ies. Downers Grove: InterVarsity Press, 1984

- Glickman, S.C.A Song for Lovers. Downers Grove: InterVarsity Press, 1976.


Ê-sai:

- Leupold, H.C.Exposition of Isaiah. 2 vols. Grand Rapids : Baker Book House, 1968 -71.

- Ridderbos, J. Isaiah. Bible Student's Commentary. Grand Rapids: Zondervan Publishing, 1985


Giê-rê-mi:

- Harrison, R.K.Jeremiah and Lamentations. Tyndale Old Testament.

- Commentaries. Downers Grove: InterVarsity Press, 1973.

- Stedman, R.C.Expository Studies on Jeremiah: Death of a Nation.

- Waco: Word Books, 1976


Ê-xê-chi-ên:

- Ellison, H.L.Ezekiel: The Man and His Message.

- Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans, 1956.

- Taylor, J.B.Ezekiel. tyndale Old Testament Commentaries

- Downers Grove: InterVarsity Press, 1969.


Đa-ni-ên:

- Baldwin, J.G.Daniel. tyndale Old Testament Commentaries.

- Downers Grove: InterVarsity Press, 1978

- Walvoord, J.F.Daniel: The Kay to Prophetic Revelation.

- Chicago: Moody Press, 1971.


Các tiểu tiên tri:

- Boice, J.M.the Minor Prophets. 2vols. Grand Rapids : Zondervan.

- Phblishing, 1983-86.

- Gaebelein, F.C.The Expositor's Bible Commentary. Vol 7. - Grand Rapids: Zondervan Publishing, 1986.


Sách về từng các tiên tri:

- Baker, D.Nahum, Habakkuk, Zephaniah. Tyndale Old Testament.

- Commentaries. Downers Grove: InterVarsity Press, 1988.

- Baldwin, J.G.Haggai, Zephaniah, Malachi. Tyndale Old Testa ment Commentaries. Downers Grove: InterVarsity Press 1978.

- Hubbard, D.A.Joel and Amos. Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove: InterVarsity Press, 1989

- Kaiser, W.C.Malachi: God's Unchanging Love. Grand Rapids: Baker Book House, 1984.



bottom of page