top of page

SAU LƯU ĐÀY

Hung Tran

Jul 16, 2023

Rất ít tài liệu cho biết về tình trạng dân Do-thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn...



SAU LƯU ĐÀY


* Đọc kinh thánh: Ê-xơ-ra (Ezra), Ê-xơ-tê (Esther) Nê-hê-mi (Nehemiah)

* Thời gian: 539-425 TC.


Rất ít tài liệu cho biết về tình trạng dân Do-thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn. Thời gian từ khi thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 538TC, thì ký thuật của Kinh Thánh không đề cập đến. Sách Ê-xơ-ra, Ê-xơ-tê và Nê-hê-mi cho biết một ít sinh hoạt của tuyển dân của Chúa từ khi họ hồi hương cho đến cuối thời kỳ Cựu Ước, thời kỳ của Nê-hê-mi và Ma-la-chi (450 - 400TC)


* Theo thứ tự thời gian thì có thể chia làm 4 giai đoạn:

I. Tái lập Giê-ru-sa-lem , 539 - 515 Exo Er 1:1-6:22.

II. Hoàng hậu Ê-xơ-tê 483 TC. EtEt 1:1-10:3.

III. Nhà cải cách Ê-xơ-ra 457 TC Exo Er 7:1-10:44.

IV. Tổng trấn Nê-hê-mi 444 TC NeNe 1:1-13:31.


Sự lưu đày của dân Do-thái đã được các tiên tri Ê-sai, Mi-chê, Giê-rê-mi và nhiều tiên tri khác báo trước. Những người bị lưu đày nhận biết sự lưu đày họ chịu là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên một quốc gia tội lỗi, họ kinh nghiệm của một sỉ nhục sâu xa, và linh hồn họ đau đớn. Các vị tiên tri đều hứa về ngày khôi phục. Đặc biệt là những lời tiên tri của Giê-rê-mi (Gie Gr 25:11, 12; 29:10) cho biết răng họ sẽ bị đày đi tù 70 năm và lời của tien tri Ê sai cho biết là vua Si-ru (Cyrus) sẽ là người chăn được Đức Chúa Trời dùng để cho dân Do-thái trở về quê hương (EsIs 44:28).


TÁI LẬP GIÊ-RU-SA-LEM


Sáu đoạn đầu của sách Ê-xơ-ra lượt thuật những sự phát triển liên hệ với kinh nghiệm của những người bị lưu đày trở về xây dựng lại đền thờ. Gần 25 năm trôi qua trước khi biết được hy vọng của họ thành hiện thực.


TRỞ VỀ TỔ QUỐC Ê-XƠ-RA (1-3)


Khi vua Si-ru của Ba-tư chiến thắng Ba-by-lôn, thì ông ra một sắc dụ cho phép người Do-thái trở về quê hương. Sắc dụ này đảo ngược lập đường lối mà Tiếc-lác_Phi-lê-se, vua A-si-ri đưa ra năm 745 TC, nhằm đem dân của những nước bị chiếm đi định cư chổ khác. Vua Si-ru cho phép những người bị phân tán này trở về quê hương họ.


Hàng ngàn người Do-thái lưu đày chuẩn bị rời Ba-by-lôn. Mang đầy những vật dụng mà Nê-bu-cát-nết-sa đã lấy từ đền thờ trước đây cùng với giấy phép của vua Si-ru trong tay, gần 50.000 người đã thực hiện thành công chuyến hồi hương năm 538 TC. Trong đám 11 người lãnh đạo hồi hương thì Xô-rô-bô-bên (Zerubabel) là người nổi bật hơn cả, Xô-rô-ba-ên là cháu của Giô-a-kim thuộc dòng vua Đa-vít và Giê-sua (Jeshua) thầy tế lễ cả lo những vấn đề tôn giáo.


ỔN ĐỊNH Ở GIÊ-RU-SA-LEM (3-4)


Về đến nơi, người Do-thái liền dựng bàn thờ lập lại sự thờ phượng, dâng tế lễ như Môi-se đã chỉ dạy (XuXh 29:38 tt) . Ngày 15 tháng 7 họ giữ Lễ Lều Tạm (Feast of Tabernacles) (LeLv 23:34 tt). Trong bầu không khí của lễ hội vui mừng thì họ lập kế hoạch cho dân chúng cung cấp tiền và tài sản cho thợ nề, thợ mộc thương lượng với dân mua vật liệu xây đền thờ.

Họ bắt đầu xây cất vào tháng thứ hai năm sau. Trong buổi lễ đặt nền cho đền thờ, có ca đoàn hát chúc tụng Chúa bởi thế hệ người trẻ. Những người già nhớ lại sự huy hoàng và đẹp đẽ của đền thờ Sa-lô-môn và buồn khóc đắng cay. Không bao lâu sau, người dân Sa-ma-ri bày tỏ nguyện vọng được đóng góp trong công trình xây cất này. Bị khước từ, họ tức giận, chống phá và thành công trong việc ngăn cản xây dựng đền thờ cho đến năm 520 BC.


ĐỀN THỜ MỚI (5-6)


Năm thứ hai đời Đa-rút (Darius) vị vua mới của Ba-tư (Persia) người Do-thái đươc phép tiếp tục lại công trinh xây cất. Tiên tri A-ghê (Haggai) và Xa-cha-ri (Zechariah) được Chúa dùng khuấy động dân chúng phục hồi cố gắng xây cất đền thờ. Lúc này Tát-te-nai (Tattenai) và những người cộng sự với ông bị cấm xén vào cán trở và được lệnh phải cung cấp tiền thuế hoàng gia của vùng Si-ri cho dân Do-thái xây cất đền thờ.

Đền thờ hoàn tất trong vòng 5 năm (520-515 TC,). Sau ký lễ dâng hiến rất long trọng, các thầy tế lễ và phái Lê-vi sắp xếp các buổi lễ thường xuyên trong đền thờ theo như Luật Môi-se qui định. Hy vọng hồi hương của họ đã thành tựu.


CÂU CHUYỆN Ê-XƠ-TÊ


Sách Ê-xơ-tê kể kinh nghiệm của những người Do-thái lưu đày không trở về Giê-ru-sa-lem. Về mặt lịch sử thì Ê-xơ-tê được xác định đồng thời với triều Xác-xe (Xerxes) hay A-suê-ru (Ahasuerus), vua Ba-tư (485-465 TC). Dù trong sách này chữ Đức Chúa Trời không được nói đến, nhưng quyền tế trị thiêng liêng và sự chăm sóc siêu nhiên của Chúa bàng bạc khắp cả sách.


NGƯỜI DO-THÁI Ở TRONG TRIỀU ĐÌNH VUA BA-TƯ (Ê-XƠ-TÊ 1-2)


Khi vua A-suê-ru thình lình phế bỏ hoàng hậu Vã-thi (Vashti), thì một thiếu nữ Do-thái tên là Ê-xơ-tê được chọn làm hoàng hậu Ba-tư. Mạc-đô-chê (Mordecai) một người anh họ trước đây nuôi Ê-xơ-tê, khám phá được một âm mưu được báo cáo lên và hai kẻ âm mưu bị treo cổ. Theo sử sách chính thức thì Mạc-đô-chê được ghi công là đã cứu mạng vua Ba-tư.


HIỂM HỌA CHO DÂN DO-THÁI (3-5)


Khi Ha-man (Haman) một đại thần trong triều vua Ba-tư, được vua thăng chức thì mọi người đều tỏ ra tôn thờ Ha-man, trừ Mạc-đô-chê, Mạc-đô-chê là dân Do-thái, không chịu cúi phục Ha-man. Để trả thù, Ha-man bày mưu nhờ tay vua giết hại dân Do-thái.

Mạc-đô-chê báo động cho dân Do-thái, họ kiêng ăn than khóc. Mạc-đô-chê khuyến cáo Ê-xơ-tê rằng có thể Chúa đưa bà vào trong vương quốc Ba-tư để cho giờ phút này đây(EtEt 4:14). Mạc-đô-chê đã thuyết phục được Ê-xơ-tê cầu xin hoàng đế cho dân Do-thái. Kết quả là bà mời cả hoàng đế và Ha-man đến ăn tiệc với bà hai ngày liên tiếp và ngày thứ hai bà trình với vua lời khẩn cầu của bà.


CHIẾN THẮNG CỦA DÂN DO-THÁI (6-10)


Đêm đầu tiên sau bữa tiệc, vua không ngủ được. Để giết thì giờ thao thức vua truyền đem cuốn sử hoàng gia ra đọc cho vua nghe, qua đó vua biết Mạc-đô-chê đã cứu mạng vua mà chưa được ban thưởng. Nhà vua hỏi Ha-man cách nào để tỏ lòng tôn trọng một người mà vua muốn tôn trọng, cứ tưởng mình sẽ là người được vua tôn trọng nên Ha-man đưa ra chương trình tôn vinh người đó thật vẻ vang. Ha-man kinh ngạc khi vua ra lệnh cho ông tôn vinh Mạc-đô-chê là người mà ông đã dựng một cây mộc hình để chờ treo cổ lên đó vào ngày đã định tiêu diệt dân Do-thái.

Vào bữa tiệc thứ hai, Ê-xơ-tê thẳng thắn chỉ ra Ha-man là người âm mưu hại bà. Kết quả là Ha-man bị treo trên chính cây mộc hình ông đã dựng lên để treo Mạc-đô-chê. Người Do-thái được cho quyền tự vệ chống trả kẻ thù giết hại họ. Đến ngày đánh nhau, hàng ngàn người không phải Do-thái bị giết. Hòa bình được tái lập, dân Do-thái ăn mừng sự giải cứu của họ. Để kỷ niệm ngày giải cứu này ngày lễ Pu-rim (Purim) được thiết lập hàng năm.


Ê-XƠ-RA, NHÀ CẢI CÁCH


Các hoạt động của Ê-xơ-ra được ghi trong bốn đoạn cuối của sách mang tên ông. Ông trở về Giê-ru-sa-lem năm 457 TC.


BA-BY-LÔN ĐẾN GIÊ-RU-SA-LEM, Ê-XƠ-RA (7-8).


Ê-xơ-ra là một thầy giáo luật, và học giả về Luật Môi-se. Đáp lại lời thỉnh cầu của Ê-xơ-ra, vua Át-ta-xét-xe (Artexerxes) truyền lệnh cho Ê-xơ-ra lãnh đạo phong trào Do-thái trở về Giu-đa.

Sự chuẩn bị thật là rầm rộ.

Hoàng tộc đóng góp, dân chúng tự nguyện dâng hiến, vật dụng thánh được trao trả lại cho Ê-xơ-ra đem trở về cho đền Giê-ru-sa-lem. Các tỉnh trưởng bên kia sông Ơ-phơ-rát được lệnh cung cấp cho Ê-xơ-ra lương thực và tiền bạc vì sợ rằng nếu không thì cơn giận của Thượng Đế sẽ giáng xuống hoàng gia. Ngại xin vua cung cấp lính theo bảo vệ, Ê-xơ-ra hội hiệp dân lại cầu nguyện, kiêng ăn xin Đức Chúa Trời phò trợ khi họ làm chuyến hành trình cả ngàn dặm đầy nguy hiểm trở về Giê-ru-sa-lem. Ba tháng rưỡi sau họ đến Giê-ru-sa-lem.


CẢI CÁCH (9-10)


Khi Ê-xơ-ra nghe rằng có nhiều người dân Do-thái lập gia đình với dân ngoại, kể cả những người lãnh đạo tôn giáo và dân chúng cũng vậy, ông liền có biện pháp giải quyết sai lầm này. Ông gọi một cuộc hội công khai tại sân đền thờ và cho họ biết tính cách trầm trọng của lỗi lầm này. Sau ba tháng điều tra, xem xét những thành phần phạm tội, một tế lễ trọng thể được tổ chức để chuộc tội cho những người đã phạm, và họ phải long trọng hứa từ bỏ hôn nhân dị chủng của họ.


TỔNG TRẤN NÊ-HÊ-MI


Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem năm 444 TC. Ông nổi lên như một trong những nhà lãnh đạo sáng giá nhất. Ông từ bỏ địa vị của ông trong triều đình Ba-tư để trở về xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. Cuốn sách mang tên ông gồm các phần sau đây.


CHỈ THỊ BỞI VUA AT-TA-XÉC-XE, NÊ-HÊ-MI (1:2-8)


Làm quan dâng rượu cho vua Ba-tư, Nê-hê-mi rất quan tâm đến việc giúp đỡ dân tộc ông. Sau khi cầu nguyện, ăn năn tội của dân mình, Nê-hê-mi có thể dâng lên vua Ba-tư lời thỉnh cầu của ông khi vua hỏi thăm tình trạng sức khỏe của ông. Đáp lại, vua chỉ thị cho ông về làm tổng trấn Giê-ru-sa-lem.


SỨ MỆNH VỀ GIÊ-RU-SA-LEM (2:9-6;19)


Về đến nơi, Nê-hê-mi tức khắc đi quan sát Giê-ru-sa-lem vào ban đêm để khảo sát và đánh giá tình trạng của thành.

Ông liền tổ chức những người nhiệt thành hưởng ứng việc xây lại tường thành. Việc làm bất ngờ và náo nhiệt này gây nên sự chống đối của dân A-rập, Am-môn, Ách-đốt (Ashdodites) do Ghê-sem (Geshem), Tô-bi-gia (Tobiah) và Sa-ba-lát (Sanballat) lãnh đạo. Nê-hê-mi và dân chúng không những chỉ cầu nguyện mà còn khẩn trương tổ chức bảo vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù và mỗi ngày làm việc từ sáng sớm cho đến tối để nhanh chóng hoàn thành bức tường.

Về mặt kinh tế thì dân chúng rất là căng, vì phải đóng thuế, trả tiền lời , và phải cung cấp cho gia đình. Gọi một buổi họp công khai, Nê-hê-mi công bố chính sách kinh tế chấm dứt việc trả tiền lời. Nê-hê-mi làm gương bằng cách không nhận tiền và lương thực của chính phủ trong suốt 12 năm phục vụ của ông.

Dù những kẻ thù của Nê-hê-mi tìm cách để hãm hại ông nhưng đều thất bại. Cầu xin Chúa thêm sức cho ông kiên trì đương đầu với kẻ thù nên ông đã thành công trong việc đẩy lui mọi cuộc tiến công của họ. Sau 52 ngày ông xây xong tường thành, kẻ thù mất mặt, các nước chung quanh đều nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã ưu đãi, làm ơn cho Nê-hê-mi. Do đó thanh thế của quốc gia Do-thái được tái lập.


CẢI CÁCH DƯỚI THỜI NÊ-HÊ-MI (7-10)


Việc làm kế tiếp của Nê-hê-mi là tổ chức một hệ thống canh giữ hoàn thành phố. Một số nơi trong thành Giê-ru-sa-lem dân ở thưa thớt không có đủ người để đặt canh giữ. Do đó ông kêu gọi dân trong toàn tỉnh đăng ký và chiêu mộ họ đến định cư ở những nơi thưa dân trong thành.

Trước khi Nê-hê-mi có đủ cơ hội hoàn thành kế hoạch của ông thì dân chúng họp nhau tại Giê-ru-sa-lem để mừng lễ tôn giáo vào tháng bảy. Nê-hê-mi cho đọc Luật Pháp của Chúa, giữ Lễ thổi kèn (Feast of Trumpets), ngày Lễ chuộc tội (Day of Atonement), Lễ lều Tạm (Feast of Tabernacles) dưới sự lãnh đạo của Ê-xơ-ra, một giáo sư luật nổi tiếng.


CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NÊ-HÊ-MI (11-13)


Bây giờ Nê-hê-mi tiếp tục chương trình đăng bộ và cung cấp nhân sự đủ để bảo vệ thành bằng cách đem thân dân vào ở trong thành Giê-ru-sa-lem. Toàn tỉnh tham dự lễ dâng hiến tường thành Giê-ru-sa-lem. Những người lãnh đạo dân sự và tôn giáo cùng tất cả những người tham dự được tổ chức thành hai đoàn người. Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi dẫn đầu hai đoàn đi trên thành, một đoàn tiến vào bên phải, một đoàn tiến vào bên trái. Khi hai đoàn người gặp nhau tại đền Thượng Đế thờ thì một đại lễ tạ ơn được cử hành với ca đoàn và ban nhạc. Mọi người đều tham dự hội mừng vui vẻ tưng bừng, tiếng chiến thắng vang ra khắp nơi.

Năm 432 T.C Nê-hê-mi trở về Ba-tư nhưng sau đó trở lại Giê-ru-sa-lem. Khi ông trở lại thì được biết là có nhiều điều bất thường đã xảy ra; người lạ được cho vào trong thành, và việc phụng sự trong đền thờ bị bỏ bê. Nê-hê-mi mạnh dạn xử lý những người đã vi phạm. Ông đuổi Tô-bi-gia người Am-môn, và phục hồi việc phụng tự trong đền thờ với lời cầu nguyện xin Chúa nhớ những điều ông làm cho đền thờ Chúa.

Tiếp đến ông cải tổ việc giữ ngày Sa-bát. Ông cảnh cáo các người có tước vị trong dân là chính vì tội phạm ngày Sa-bát mà dân Giu-đa bị lưu đày và Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Ông ra lệnh trong cổng thành Giê-ru-sa-lem ngày Sa-bát, cấm ngay cả những người ngoại bang buôn bán đến trong ngày đó nữa.

Nê-hê-mi cũng giải quyết vấn đề hôn nhân với dân ngoại. Ông cảnh cáo dân chúng rằng ngay cả Sa-lô-môn cũng bị dẫn vào con đường tội lỗi bởi những bà vợ ngoại bang ông đem về Giê-ru-sa-lem. Khi cháu của thầy tế lễ thượng phẩm Ê-li-a-síp cưới con gái của Sam-ba-lát (Samballat) tổng trấn Sa-mi-ri, thì Nê-hê-mi đuổi khỏi Giu-đa ngay. Ký thuật của Nê-hê-mi kết thúc bằng lời cầu nguyện “Đức Chúa Trời con ôi, xin hãy nhớ đến con, và làm ơn cho con”.


LỜI TIÊN TRI CỦA MA-LA-CHI (Malachi)


Sự cải cách của Nê-hê-mi và Ê-xơ-ra cũng được phản ảnh trong sách của Ma-la-chi, vị tiên tri phục vụ cùng trong thời gian đó (khoảng 450 - 400 T.C). Theo truyền thống mà sử gia Giô-sa-phát (Josephus) ghi lại thì Ma-la-chi là vị sứ giả cuối cùng của Đức Chúa Trời trước giai đoạn im lặng kéo dài gần 400 năm.

Sự trông chờ Đấng Cứu Thế (Messiah) trở thành niềm hy vọng cho những người kính sợ Chúa. Bắt đầu bằng lời bảo đảm chiến thắng tối hậu qua dòng giống của người nữ trong SaSt 3:15, lời hứa về Đấng Cứu Thế được dần hòi khai mở qua các thế hệ kế tiếp về sau (xem 12:3; 49:10; XuXh 3:15; Dan Ds 24:17; IISa 2Sm 7:16; ISu1Sb 17:14; EsIs 7:14; 9:6,7; MiMk 5:2, và những chỗ khác). Ma-la-chi nói đến ngày phán xét khủng khiếp tiếp sau ân sủng của việc Ê-li xuất hiện (MaMl 3:1-4:5). Trong sứ điệp tiên báo này danh hiệu Ê-li dùng để chỉ giai đoạn phục hưng qua một nhân vật Đức Chúa Trời sai đến bốn thế kỷ sau đó, là Giăng Báp tít, người dọn đường cho Chúa Cứu Thế.

Bằng lối sinh động này Ma-la-chi nhắc nhở những người kẻ vô đạo rằng họ nên kiêng sợ ngày phán xét. Tuy nhiên, những ai kính sợ Đức Chúa Trời thì được bảo đảm là sẽ được ơn lành vĩnh viêcn của Chúa. Lời rủa sả của Chúa giáng trên những kẻ ác, còn phước lành của Chúa thì được ban xuống cho những người công chính.


KẾT THÚC KÝ SỰ KINH THÁNH CỰU ƯỚC


Ba sách này là những nguồn tài liệu chính về dân Do-thái sau khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 586 T.C kết thúc ký sự của thời cựu ước, để lại một thời gian dài im lặng. Gần bốn thế kỷ sau kinh Tân Ước mở ra với sự Giáng Sinh của Chúa Giê-xu Chí tôn.


Bài làm:

1. Những ai lãnh đạo dân lưu đày trở về xứ Giu đa?

2. Họ làm ngay điều gì để tái lập sự thờ phượng khi về đến Giê-ru-sa-lem?

3. Hai tiên tri nào đã kêu gọi dân Do-thái tái xây dựng đền thờ?

4. Ngày lễ nào đưọc thiết lập từ kết quả của việc dân Do-thái được giải cứu thời Ê-xơ-tê?

5. Trước khi trở về Giê-ru-sa-lem thì quan tâm tôn giáo của Ê-xơ-ra là gì?

6. Ê-xơ-ra cho một gương mẫu như thế nào về mỗi quan tâm của ông đến sự trợ giúp của Chúa và của người trong việc giúp đỡ dân tộc ông?

7. Lời cầu nguyện của Nê-hê-mi trong đoạn một cho biết gì về thái độ của ông trước sự khốn khổ của dân ông?

8. Nê-hê-mi tỏ bày cho vua về vấn đề của ông như thế nào?

9. Nê-hê-mi tổ chức xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem như thế nào?

10. Những cải cách chính của Nê-hê-mi là gì?

11. Hãy so sánh các chính sách của A-si-ri, Ba-by-lôn và Ba-tư đối với những nước bị chiếm.

12. Hãy liệt kê những phẩm tính lãnh đạo của Nê-hê-mi trong việc đương đầu với sự chống đối của Sa-ma-ri thời đó. Ngày nay có những biến cố quan trọng nào thử nghiệm phẩm tính lãnh đạo của dân Chúa?

13. Vừa học qua 17 sách Cựu Ước, xin bạn việc một câu tóm tắt về mỗi sách vừa học (mỗi sách viết một câu tóm tắt)

14. Hãy phác họa sự mặc khải tiệm tiến những lời hứa về Đấng Cứu Thế (Messiah)

15. Hãy liệt kê những biến cố mà bạn cho là quan trọng hơn cả và thời điểm (năm) của những biến cố đó trong 12 bài học này.


* Tài liệu tham khảo:

- Baldwin, Joyce Giê- su -sa -lem. Esther. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove, IL : Inter Varsity Press, 1984.

- Barber, Cyril J. Nehemiah and the Dynamics of Effective Leadership. Neptune, NJ : Loizeaux Brothers, 1980

- Fensham, F. charles. The Books of Ezra and Nehemiah, The New International Commentary on the Old Testament. Grand Rapids: Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1983

- Keil, Carl F. “Esther” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co., 1982

- Laney, J. Carl. Ezra Nehemiah. Everyman’s Bible Commentary. Chicago: Moody Press, 1982

- Whitcomb, John C., Jr. Esther: Triumph of God’s Sovereignty. Everyman’s Bible Commentary. Chicago: Moody Press, 1979.

- Old Testament Survey -- Poetry and Prophecy and New Testament Survey provide a profitable sưquece study. For a more detailed description, see Concerning E. T.T.A, pp. 95, 96.



bottom of page