top of page
Hung Tran
Jul 10, 2023
Khi nói đến sách tiên tri, loài người thường nghĩ đến một số cá nhân như Ê-sai hoặc Đa-ni-ên vì họ đã viết những sách tiên tri quan trọng trong Kinh Thánh...
THÔNG HIỂU VÀ GIẢI THÍCH CÁC SÁCH TIÊN TRI
* Kinh thánh : PhuDnl 1:1-5:33; 18:14-22; IVua 1V 16:1-46; Gie Gr 23:9-40; Exe Ed 1:22-3:21; MiMk 3:5-8
CÁC LOẠI SÁCH TIÊN TRI
Khi nói đến sách tiên tri, loài người thường nghĩ đến một số cá nhân như Ê-sai hoặc Đa-ni-ên vì họ đã viết những sách tiên tri quan trọng trong Kinh Thánh. Dĩ nhiên Ê-sai và Đa-ni-ên là hai nhân vật then chốt mà Thượng Đế dùng để rao truyền sứ điệp của Ngài, nhưng còn nhiều người nữa (nam và nữ ) trong dân Do-thái có khả năng nói tiên tri nhưng không được viết thành sách (tên của một số người ấy cũng không được biết đến).
Vì Môi-se gặp quá nhiều khó khăn với dân Do-thái kh họ còn lang thang trong đồng vắng, nên Thượng Đế khuyên ông hãy chia xẻ gánh nặng với bảy mươi vị trưởng lão Y-sơ-ra-ên (Dan Ds 11:10-17). Sau khi bảy mươi bị trưởng lão Y-sơ-ra-ên dâng đời sống họ cho Thượng Đế, Ngài đã sai Thần của Ngài ngự trên họ và họ nói tiên tri. Vì những vị này chỉ nói tiên tri một lần, nên họ không được xem là những vị tiên tri chính thức.
Một số đấng tiên tri như Sa-mu-ên, Giê-rê-mi, và Ê-xê-chi-ên cũng như thầy tế lễ, cho nên họ đã thi hành hai chức vụ khác nhau trong xã hội Do-thái. Một số thầy tế lễ Lê-vi đã nói tiên tri khi họ hát ca ngợi Thượng Đế và sử dụng nhạc vụ trong đền thờ (ISu1Sb 25:1-5). Một số tiên tri khác như Gát và Na-than (còn được gọi là đấng tiên kiến) mặc dù không giữ chức vụ trong đền thờ nhưng đã nhiều lần rao truyền sứ điệp của Thượng Đế và thi hành chức vụ với tư cách là một nhà cố vấn đạo đức và chính trị cho vua Đa-vít (ISa1Sm 12:1-15; 24:11; ISu1Sb 21:9). Một vài tiên tri như Ê-li-sê đã làm phép lạ (IIVua 2V 4:1-44) nhưng hầu hết không có quyền phép như Ê-li-sê. Một số tiên tri thờ phượng theo nhóm hoặc đoàn dưới thời Sa-mu-ên (ISa1Sm 10:5). Sau này các con trai của những tiên tri ở tại Bê-tên và Giê-ri-cô trong thời Ê-li-sê cùng sống và học với nhau (IIVua 2V 18:1-37). Hầu hết các tiên tri viết vào thời sau đã ghi lại những việc làm của họ và không đề cập đến những việc làm của các nhà tiên tri khác chung quanh họ.
Mi-ri-am là nữ tiên tri đầu tiên và hát trong ban hát ca ngợi Thượng Đế (XuXh 15:20), Đê-bô-ra vừa là nữ tiên tri vừa là quan xét của dân Y-sơ-ra-ên (Cac Tl 4:4), và Hun-đa là nữ tiên tri dưới thời vua Giô-sia và là người nhận diện quyển sách tìm được trong đền thờ là sách luật pháp của Môi-se (IIVua 2V 24:20)
Những thí dụ này cho thấy rằng Thượng Đế đã dùng nhiều người khác nhau có những lai lịch khác nhau để rao truyền sứ điệp của Ngài trong nhiều thời điểm khác nhau. Sự khác biệt này là cần thiết để lời của Thượng Đế ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong xã hội Y-sơ-ra-ên. Nhưng sự khác biệt này cũng gây nhiều trở ngại vì một số người đã gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tiên tri thật và tiên tri giả .1
SỰ HIỆP NHẤT GIỮA CÁC TIÊN TRI
Yếu tố chính trong việc nhận diện các tiên tri không phải dựa trên chức vụ hay gia đình, cũng không dựa trên việc họ viết sách hay không viết sách. Điểm chính là: Thần của Thượng Đế có ngự trong n hững người này và phán qua họ không?
Theo tiếng Hê-bơ-rơ, chữ tiên tri (prophet) có nghĩa là phát ngôn viên của Thượng Đế, trong khi chữ tiên kiến (seer) ám chỉ những người thông suốt ý chỉ của Thượng Đế. Tuy các tiên tri thần Ba-anh và các thầy bói khác tuyên bố rằng họ ban phát ý muốn của các vị thần của họ (Gie Gr 23:13-22), họ có thể nhận diện được qua đời sống đạo đức của họ và họ ghét tội lỗi (MiMk 3:8), họ chỉ thờ phượng Thượng Đế của Y-sơ-ra-ên mà thôi (PhuDnl 13:1-5), và họ can đảm rao truyền sứ điệp của Thượng Đế bởi sự thúc giục của Thánh Linh ngự trong lòng họ (MiMk 3:8)
CÁCH CÁC TIÊN TRI ĐÓN NHẬN SỨ ĐIỆP
Các t iên tri là sứ giả của Thượng Đế, ban phát lời của Ngài về sự phán xét cũng như về sự phấn khởi và hy vọng. Cách đón nhận sứ điệp của Thượng Đế thường được che giấu phần nào trong màn bí mật. Một số tiên tri diễn tả sự "kêu gọi" của họ vào chức vụ khi họ thấy khải tượng của Thượng Đế và được sự thúc giục của Đức Thánh Linh ở bên trong (EsIs 6:1-13; Exe Ed 1:1-3:27), nhưng hầu hết các đấng tiên tri không kinh nghiệm được sự kêu gọi đặc biệt. Điều kiện chính yếu của một tiên tri là sự hiện diện Thần của Thượng Đế và sự đón nhận sứ điệp của Ngài. Qua việc làm của Đức Thánh Linh trong trí và lòng của đấng tiên tri, họ nghe tiếng phán của Thượng Đế và nhìn thấy khải tượng hay chiêm bao. Sau khi đón nhận lẽ thật, đấng tiên tri uốn nắn và diễn đạt nó bằng ngôn ngữ và văn hóa thời bấy giờ thành sứ điệp để rao truyền cho dân sự. Đấng tiên tri đã dùng dự thông hiểu Kinh Thánh, các tập quán trong nền văn hóa, và cách diễn tả riêng để trình bày sứ điệp của Thượng Đế, nhưng không thay đổi hay là làm hư hỏng sứ điệp. Thượng Đế bày tỏ chính Ngài cho các tiên tri bằng những phương cách họ có thể hiểu được để họ truyền đạt lẽ thật của Ngài qua cách mà đa số dân Do-thái hiểu được.
CÁCH TRUYỀN ĐẠT SỨ ĐIỆP TIÊN TRI
Có lúc các tiên tri rao truyền sứ điệp của họ bằng lời nói, nhưng trong lúc khác thì họ dùng thí dụ vì lẽ dân Y-sơ-ra-ên cứng lòng đã không chịu nghe họ nữa (Exe Ed 4:1-5:17). Đôi khi sứ điệp nguyên thủy được khắc ghi trên bảng đá (EsIs 8:1; HaKb 2:2) nhưng thường các sứ điệp sau này mới được thâu trữ hay viết thành cuốn. Gie Gr 36:2 cho th ấy sứ điệp của Giê-rê-mi trong khoảng thời gian từ 627-605 TC. Không được ghi lại và mãi đến năm 605 TC. Mới được Ba-rút (Baruch) ghi chép lại. Đa số các đấng tiên tri thích sắp xếp sứ điệp của mình theo thứ tự thời gian, nhưng số khác như Giê-rê-mi và Đa-ni-ên thích sắp xếp sách của họ theo đề tài.
Muốn cho dân Y-sơ-ra-ên hiểu rằng họ rao truyền sứ điệp của Thượng Đế, các tiên tri thường bắt đàu hay chấm dứt sứ điệp với câu: "Đức Giê-hô-va phán như vậy; Đức Giê-hô-va phán; lời phán của chính Đức Chúa Trời; Đức Giê-hô-va đến với ta và phán". Những lời này cho dân sự biết rằng các đấng tiên tri không nói sứ điệp của chính họ, nhưng của chính Thượng Đế. Như vậy bày tỏ được uy quyền đàng sau lời nói của các tiên tri và khuyên người nghe hãy nghiêm chỉnh lắng nghe những lời đó.
- Tiên tri A-mốt và Ô-sê rao truyền sứ điệp của Thượng Đế cho vương quốc Y-sơ-ra-ên miền Bắc,
- Giô-na ban sứ điệp về sự đoán phạt của Thượng Đế cho nước lân bang A-si-ri,
- và Đa-ni-ên làm chứng cho dân Ba-by-lôn và các vua Ba-tư, nhưng hầu hết các tiên tri viết ra sách đã giảng cho người Giu-đa. Trong hầu hết mọi trường hợp, ân điển sâu xa và không đáng được hưởng của Thượng Đế được biểu lộ. Thượng Đế không chỉ cảnh cáo các dân tộc này về sự đoán xét hầu đến, nhưng còn kêu gọi họ hãy ăn năn tội lỗi để có thể tránh được sự đoán xét của Ngài (ngay đến các dân tộc vô thần, kẻ thù của Y-sơ-ra-ên, cũng được kêu gọi ăn năn).
SỨ ĐIỆP CỦA CÁC TIÊN TRI
Vì các tiên tri sống trong nhiều nước khác nhau và rao truyền sứ điệp của họ qua hàng trăm năm, cho nên cho nhiều đề tài khác nhau được đề cập đến. Vì tình trạng chính trị, xã hội, và tôn giao thay đổi, nên sứ điệp phải có để rao truyền cho phù hợp với nhu cầu người nghe. A-mốt nhấn mạnh về sự bất công trong xã hội Y-sơ-ra-ên trong khi Ô-sê nhắm vào sự căm ghét của Thượng Đế đối với việc dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy thần Ba-anh. Ap-đia lên án dân thành Ê-đôm về lòng kiêu ngạo của họ và sự bất công mà họ đã đối xử với dân Y-sơ-ra-ên khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, trong khi đó Ha-ba-cúc thắc mắc tại sao Thượng Đế cho phép kẻ ác được hưng thạnh tại Giê-ru-sa-lem và tại sao Ngài dùng sự gian ác của Ba-by-lôn để đoán xét một nước công bình hơn. Mỗi đấng tiên tri đều có nét đặc thù riêng, nhưng mỗi người đều có sứ điệp riêng của Thượng Đế để ban phát cho người nghe.
Sứ điệp của các tiên tri có cùng mục đích là hiểu biết về Thượng Đế và đặc tính của Ngài. Các tiên tri cương quyết kêu gọi mọi người chỉ thờ phượng Thượng Đế của Y-sơ-ra-ên mà thôi. Họ cứ lên án tội lỗi và khuyên mọi người ăn năn. Sứ điệp của họ thường xuyên nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên nhớ lại ân điển của Thượng Đế đối với dân Ngài khi Ngài giải cứu họ ra khỏi xứ Ai-cập (AmAm 3:1, 2; 9:7), tình yêu sâu đậm của Ngài đối với họ khi Ngài lập giao ước với họ tại núi Si-nai (Gie Gr 11:1-13), và Ngài yêu cầu họ chỉ thờ phượng một mình Ngài thôi (10:1-16). Nếu dân chúng nhận biết tội lỗi của họ ăn năn với Thượng Đế, và từ bỏ con đường xấu xa của họ, thì Thượng Đế sẽ ban phước cho họ (3:12-14). Nếu dân chúng không đáp lại ân điển và sự cảnh cáo của Thượng Đế, thì sự rủa sả sẽ giáng trên cả quốc gia (PhuDnl 27:1-28:68) và họ sẽ bị tiêu diệt.
Tuy các tiên tri rao truyền nhiều sứ điệp về sự đoán phạt và tiêu diệt, nhưng họ cũng thấy sự hòa bình, công chính, và phước hạnh sẽ đến một ngày nào đó trong tương lai. Thượng Đế sẽ tha thứ tội lỗi của họ và ban cho họ một tấm lòng mới (Exe Ed 34:25-31) qua sự chết của tôi tớ Ngài (EsIs 53:1-12). Ngài sẽ ban cho họ một giao ước mới (Gie Gr 31:31-34), Thần của Ngài sẽ biến đổi họ (Gio Ge 2:28, 29) và đất sẽ đượm hoa màu (AmAm 9:15). Nhánh công bình của Đa-vít, vua đời đời của Y-sơ-ra-ên, sẽ cai trị làm vua tại Giê-ru-sa-lem (EsIs 9:1-7; Gie Gr 23:5-7). Các nước gian ác trên đất sẽ bị phán xét và quyền thống trị của Thượng Đế sẽ được thiết lập khi uy quyền được ban cho Con ngài (DaDn 7:9-14). Đoạn mọi nước sẽ đổ về Giê-ru-sa-lem để nghe Thượng Đế dạy về luật pháp Ngài và vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh (EsIs 2:1-4). Trời mới và đất mới sẽ được dựng nên (65:17) và linh hồn kẻ đã chết sẽ sống lại (25:8; DaDn 12:1, 2).
Qua các sứ điệp này,các đấng tiên tri hy vọng thuyết phục được dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa từ bỏ con đường ích kỷ của họ và dâng đời sống để phục vụ thượng đế. Tuy dân ngoại giáo tại Ni-ni-ve đáp lại sứ điệp của Giô-na và đoàn người lưu đày đáp lại lời thách thức của A-ghê và Ma-la-chi trong việc xây dựng lại đền thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng hầu hết các tiên tri không nhận được một sự đáp lời tích cực nào cả. Những người này không thể tha thứ được vì họ đã nghe lời của lẽ thật, nhưng họ cứ sống trong suy đồi và từ chối không vâng phục ý chỉ của Thượng Đế.
GIẢI THÍCH LỜI TIÊN TRI
Thường có nhiều cách giải nghĩa lời tiên tri được tìm thấy trong các sách giải Kinh và thần học vì ý nghĩa của một vài câu không được rõ lắm. Một trong những khó khăn có liên quan đến ngôn ngữ của sách đó. Nguồn gốc thơ văn của lời tiên tri và cách dùng ngôn ngữ biểu tượng (Symbolic language) đã làm cho sự giải nghĩa thêm khó khăn. Sự khó khăn trong việc giải nghĩa cũng có thể xuất phát từ việc người đọc không hiểu rõ bói cảnh lịch sử trong thời đấng tiên tri rao truyền sứ điệp. Sau hết là sự khác nhau về ý kiến vì mọi người đến với sứ điệp bằng nhiêu quan điểm thần học khác nhau, đặc biệt khi nó liên quan đến những lời dự ngôn về Đấng Mê-si-a và sự thiết lập vương quốc của Thượng Đế.
Những nguyên tắc giải thích trung thực rất cần thiết để chống lại các giáo lý sai lầm hoặc các lời chỉ dẫn sai lạc bởi sự suy đoán bừa bài. Mục đích chính là tìm hiểu Thượng Đế phán gì với mỗi tiên tri. Nó được thực hiện qua sự sưu tầm về lịch sử và văn tự trong ý nghĩa của sứ điệp đó. Sưu tầm về chiều sâu đòi hỏi kiến thức về ngôn ngữ Hy-ba-lai (Hebrew) và thông hiểu rộng rãi về lịch sử Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy-ba-lai (Hebrew), sách giải kinh và nhiều tài liệu Kinh Thánh khác nữa (Study Bibles and Concordances) sẵn sàng giúp đỡ những ai muốn làm sáng tỏ các đoạn khó hiểu.3
Khi nghiên cứu một sách t iên tri, hãy bắt đầu bằng cách đọc qua một lần trọn sách đó (dĩ nhiên không đọc xong một lần đối với những sách dài hơn). Điều này sẽ giúp có sự hiểu biết căn bản về ý nghĩa tổng quát của sách và tránh được lời kết luận sai lầm vì chưa thấy hết những gì sách đề cập đến. Sau đó, hãy tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của sách qua các tài liệu Kinh Thánh (Study Resources). Hãy đặt câu hỏi: Lời tiên tri được giản tại Y-sơ-ra-ên hay Giu-đa? Ai đang làm vua thời đó (thường được cho biết ở các câu đầu của mỗi sách)? Khuynh hướng chính trị, xã hội, và tình trạng tôn giáo thời bấy giờ như thế nào?
Kế đến, hãy chia sách theo đề tài để nắm vững phần bố cục của sứ điệp. Đấng tiên tri giảng về các vấn đề nào? Theo dõi sự tranh nhận lời của Thượng được đế và làm theo. Những sứ điệp ngắn đã kết hợp với nhau thành toàn bộ sách như thế nào? Sứ điệp nào liên quan đến tình trạng hiện tại của dân chúng khi đấng tiên tri rao truyền sứ điệp và sứ điệp nào liên quan đến những việc sẽ xảy ra trong tương lai?
Bây giờ hãy nghiên cứu từng đoạn từng khúc chi tiết hơn. Những câu thơ hay biểu tượng khó hiểu trong một câu có thể so sánh với hai bản dịch khác nhau, hoặc ý nghĩa của một chữ có thể tham khảo bằng cách dùng tài liệu đối chiếu (concordance) để tìm hiểu chữ đó. Những chữ tượng trưng cho tư tưởng ngoài văn hóa của chúng ta thường là những chữ khó hiểu. Thí dụ, "người chăn" (shepherd) tượng trưng cho sự trị vì của vua (IISa 2Sm 5:2; Exe Ed 34:1-31), "Những con bò cái của Ba-san" (Cows of Basan) ám chỉ hạng người phụ nữ giàu có Sa-ma-ri hách dịch và cực kỳ giàu có (AmAm 4:1, 2) và "các núi đồi cất tiếng hát" (Dinging hills) là hình ảnh về sự vui mừng (EsIs 44:23)
Những lời tiên tri nói về các biến cố trong tương lai là những sứ điệp rất khó hiểu nhất. Lời tiên tri của A-hi-gia về Giô-rô-bô-am khi ông xé chiếc áo tơi thành mười hai miếng (IVua 1V 11:29-32) và lời tiên tri này được ứng nghiệm một thời gian ngắn sau đó khi mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên bị chia thành hai nước (15:1-20:43). Tiên tri Ahigia biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng ông không cho biết mọi chi tiết của sự việc và cũng không cho biết ngày rõ ràng. Một trường hợp tương tự, Ê-sai nói với Ê-xê-chia rằng Thượng Đế sẽ giải cứu vua khỏi tay vua A-si-ri San-chê-ríp (IIVua 2V 19:20-34) nhưng ông không nói xảy ra khi nào hay xảy ra như thế nào. Giống như các thí dụ này, hầu hết các lời tiên tri không cho biết rõ mọi chi tiết những việc sẽ xảy ra và cũng không cho biết rõ ngày khi Thượng Đế hoàn thành lời hứa của Ngài. Người của đức tin cần biết Thượng Đế sẽ làm gì, nhưng đức tin luôn luôn tin cậy nơi Thợng Đế vào nhiều việc không thấy và không hiểu được.
Khi thấy được lời tiên tri về Đấng Mê-si-a, người giải thích nên thận trọng không nên đọc những điều đã được ứng nghiệm trong Tân ước trước khi đọc Cựu ước. Tuy tiên tri Ê-sai biết rằng Đấng Mê-si-a sẽ được sanh bởi nữ đồng trinh (EsIs 7:14), nhưng ông không biết Ngài sẽ được sanh tại đâu và sanh như thế nào. Thượng Đế bày tỏ cho Mi-chê biết rằng Đấng Mê-si-a sẽ được sanh tại Bết-lê-hem (MiMk 5:2) nhưng không nói gì về việc kiểm tra dân số đã đưa Ma-ri và Giô-sép từ Na-xa-rét đến Bết-lê-hem.
Còn gặp nhiều khó khăn hơn khi cố gắng đặt các sứ điệp Cựu ưóc vào trong các đoạn nói về cơn đại nạn (tribulation) và ngàn năm bình an (millennium) trong Tân ước. Vì Thượng Đế không nói gì với các tiên tri trong Cựu ước về sự khác biệt giữa thiên đàng và ngàn năm bình an (chỉ nói đến một lần trong Khải-huyền 20), nên rất khó để biết được một lời tiên tri ám chỉ về thời điểm khi trời mới và đất mới được thành lập hay ám chỉ về những sách Khải-huyền nói về một ngàn năm bình an. Vì những điều gì sẽ xảy ra quan trọng hơn là xảy ra vào thời gian nào, nên người tin Chúa phải tin rằng Thượng Đế sẽ làm tròn ý muốn Ngài. Đức Chúa Giê-xu phán rằng chúng ta và thiên sứ không cần biết ngày và giờ mà Thượng Đế đã định lấy (Cong Cv 1:7; Mat Mt 24:36). Tuy nhiên, các biến cố trong KinH Thánh không phải là không hoàn toàn xảy ra theo thứ tự thời gian, nếu cẩn thận tra cứu và so sánh lời tiên tri thì thấy cơn đại nạn của Đấng Mê-si-a sẽ xảy ra trước sự vinh hiển của Ngài (Ê-sai 53) và cũng sẽ xảy ra như vậy trong ngày sau cùng.
Những lời tiên tri này là nguồn hy vọng cho tương lai và là lời cảnh cáo để sẵn sàng cho ngày của Chúa. chúng khuyến khích người tin Chúa hãy tin cậy vào quyền tể trị của Thượng Đế và chương trình của Ngài đối với thế gian mặc dù tội ác, chiến tranh, bắt bớ, và thiên tai càng ngày sẽ càng tệ hơn trong tương lai. Lời tiên tri trong Cựu ước cung câp cá tin tức căn bản về những điều Thượng Đế sẽ thực hiện trong tương lai, nhưng để dễ hiểu rõ và đầy đủ hơn những điều liên quan đến các đề tài này người tin Chúa phải đọc lời nói của Chúa Giê-xu trong 24:1-20, của Phao-lô trong II Te-sa-lo-ni-ca, và của Giăng trong sách Khải-huyền. Tuy nhiên vẫn còn nhiều "những lời này đã đóng lại và đóng án cho đến kỳ cuối cùng..... Phước thay cho kẻ đợi...." (DaDn 12:9, 12)
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Thượng Đế bày tỏ ý chỉ Ngài cho các đấng tiên tri qua sự ban cho của Thánh Linh Ngài.
2. Sứ điệp của Thượng Đế được rao truyền cách trung tín bởi các tiên tri với những lời nói đầy ý nghĩa và có thể áp dụng được cho những người nghe đến.
3. Thượng Đế tuần tự (không phải tất cả trong một lần) bày tỏ những tin tức liên quan đến tương lai
4. Chương trình tương lai của Thượng Đế là chắc chắn nhưng ngày và giờ xảy ra chỉ một mình Ngài biết mà thôi.
5. Vương quốc của Thượng Đế sẽ được thiết lập; cho nên, người tin chúa đặt hy vọng và hướng về tương lai được để được thờ phượng dưới ngai của Thượng Đế.
GHI CHÚ
1. Gary V.Smith, "Prophecy, False", International Standard Bible Encyclopedia Vol. III
(Grand Rapids: Eerdmans, 1986) trang 984 - 86
2. Smith, "Prophet, Prophecy", International Standard Bible Encyclopedia Vol .III
(Grand Rapids: Eerdmans, 1986) trang 997 -1001.
3. Có hai quyển sách giúp ích rất nhiều cho những ai muốn phát triển khả năng giải nghĩa Kinh Thánh của mình: W.C.Kaiser, Toward an Exegetical Theology (Grand Rapids: Baker, 1981) hoặc H.A.Virkler, Hermeneutics: Principle and Processes of Biblical Interpretation (Grand Rapids: Baker, 1981)
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Sự khác biệt nhiều giữa các tiên tri có những ưu điểm và khuyết điểm nào? Sự khác biệt giữa các con cái Chúa ngày nay giúp ích gì cho việc rao truyền lời Chúa?
2. Lời tiên tri trong Cựu ước đã hiểu gì về:
a) Thượng Đế
b) Tội lỗi
c) Sự ăn năn
d) Sự phán xét? Tân ước đã hiểu khác về các vấn đề này như thế nào?
3. Ghi lại một vài lý dao tại sao loài người có sự hiểu biết khác nhau về lời tiên tri? Viết lời giải thích của quý vị về EsIs 4:2, và so sánh nó với lời giải thích của người khác để khám phá tại sao lại có sự khác nhau trong lời giải thích?
4. Sách nào đã giúp quý vị tìm được ý nghĩa lịch sử và văn tự của câu Kinh Thánh? Sách nào có thể giúp ích thêm cho quý vị?
5. Quý vị đang dùng phương pháp từng bước nào (Step by step method) để nghiên cứu các sách trong Kinh Thánh? Trong phương pháp đó, bước nào dễ nhất và bước nào khó nhất?
bottom of page