top of page
Jul 14, 2023
Về một phương diện, sách Thi-thiên cũng giống như Thánh ca ngày nay...
THI-THIÊN KÊU THAN VÀ NGỢI CA
Thi-thiên 1-72
* Thời gian: khoảng năm 1050 - 950 T.C
Về một phương diện, sách Thi-thiên cũng giống như Thánh ca ngày nay. Cả hai đều là tuyển tập gồm các bài Thánh ca và Cầu nguyện được viết bởi nhiều tác giả trải qua một thời gian dài. Cả hai đều nói lên sự ngợi ca từ tấm lòng người thờ phượng để đáp lại quyền năng và tình yêu của Thượng Đế, những lời nói hy vọng dựa trên lời hứa của Thượng Đế cho tương lai, và những lời cầu xin Thượng Đế giải cứu mình khỏi những khó khăn trong đời sống, cả hai tuyển tập này được dùng trong giờ cầu nguyện riêng và trong cuộc thờ phượng công cộng.
Thi-thiên được hát trong đền thờ (Thi Tv 100:4 - Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài) và trong Hội thánh đầu tiên (CoCl 3:16 - Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng ma dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời).
Khi Thi-thiên được hát lên (Đức Giê-hô-va là lớn trong Thi Tv 48:1-14) người hát nói lên sự vĩ đại của Thượng Đế, người nghe nghe được việc làm của Thượng Đế trong đời sống người khác, và mọi người đều thêm lòng tin cậy nơi quyền năng của Thượng Đế. Các Thi-thiên nói lên nỗi lo sợ và đau đớn vì bị bắt bớ, cũng như lòng tin cậy và kính mến vì sự gìn giữ của Thượng Đế trong quá khứ. Những lời cầu nguyên nói lên mối tương giao mật thiết giữa Thượng Đế và mỗi người chúng ta.
Nhiều Thi-thiên được viết thành bài hát, như đầu đề của 4:1-8 với câu "cho thầy nhạc chính, (để dùng về đờn dây)", hoặc trong đầu đề của 5:1-10 với câu "cho thầy nhạc chính, dùng về ống quyển". Thi-thiên 3 có chữ "sê-la" nằm ở cuối câu 2, 4 và 8. Chữ này có nghĩa là "tăng lên" nhưng không nói rõ là đàn lớn hơn hay dạo đàn giữa bài hát. Có nhiều Thi-thiên khi hát cảm thấy được khích lệ (95:1,2, 9, 4-6) và nhiều Thi-thiên khác lại làm phấn khởi người đàn khi nghe hội chúng hát ngợi ca Chúa (98:1,2; 108:1; 150:3-5)
Các Thi-thiên được sắp thành năm quyển (1-41; 42-72; 73-89; 90-106; 107-150). Người ta làm vậy để bắt chước năm sách (Ngũ kinh) của Môi-se và có thể phản ảnh đến cách tuyển chọn thánh ca và bài cầu nguyện trong tập Thánh ca của Y-sơ-ra-ên. Hầu hết các Thi-thiên trong hai quyển đầu tiên tác giả là Đa-vít (3-41; 51 - 71), trong khi nhiều Thi-thiên trong quyển ba là của A-sáp (73 - 83). Những bài ca từng bạc (120-134) và các Thi-thiên ngợi khen (146-150) đều nằm trong quyển thứ năm. Người ta cho rằng Đa-vít là soạn giả của hai quyển đầu tiên, quyển ba và bốn của Sa-lô-môn hay Ê-xê-chia, Ê-xơ-ra soạn quyển thứ năm. Bài ca ngợi khen đầu tiên do Môi-se viết (xuất Ai-cập 15) nhưng không được ghi trong các sách Thi-thiên (90:1-17), 72 Thi-thiên là của Đa-vít, 2 của Sa-lô-môn và một số lớn là của các ca sĩ Lê-vi như A-sáp, Hê-man, Ê-than, và Cô-rê (ISu1Sb 15:16-24; 25:1-8).
Đa-vít đã cắt đặt những người Lê-vi này để ca hát và sử dụng nhạc cụ trong các buổi thờ phượng. Một vài Thi-thiên khác được viết trong thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày qua Ba-ly-lôn (Thi Tv 137:1-9). Trong Tân Ước Phi-e-rơ khẳng định rằng Đa-vít đã viết 16:1-11 và 110:1-7 (Cong Cv 2:25-35) và HeDt 4:7 đã nhắc đến tên ông qua Thi Tv 95:1-11.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Phần lớn các Thi-thiên có hai bối cảnh lịch sử:
- Bối cảnh đầu tiên là chính kinh nghiệm của tác giả khi viết Thi-thiên đó (Đa-vít chăn chiên trên đồi)
- và bối cảnh thứ hai là khi Thi-thiên đó được hát lên trong đền thờ Giê-ru-sa-lem trong ngày lễ. Cứ theo các đầu đề thì bối cảnh lịch sử đầu tiên là nguyên nhân khiến tác giả viết ra các Thi-thiên.
Thi-thiên 3 được viết khi Đa-vít trốn khỏi Áp-sa-lôm, con trai người (xem IISa 2Sm 13:34; 18:33), Thi Tv 18:1-50 được Đa-vít trong ngày Đức Giê-hô-va giải cứu người khỏi tay Sau-lơ (IISa 2Sm 21:1-22:51), Thi Tv 51:1-19 là lời cầu nguyện của Đa-vít sau khi ông phạm tôi cùng Bát-sê-ba (IISa 2Sm 12:1-14:33). Một số Thi-thiên khác không ghi rõ bối cảnh lịch sử trên các đầu đề, nhưng thấy được ý của tác giả trong nội dung của các Thi-thiên ấy. Thi Tv 45:1-17 là bài hát mừng lễ cưới của vua, trong khi 27:1-3, ghi lại hình ảnh tác giả bị vây hãm bởi kẻ làm ác, kẻ cừu địch, và thù nghịch.
Về sau khi các bài ca này được hát lại trong các buổi thờ phượng trong đền thờ hay trong Hội thánh đầu tiên không ai còn nhớ rõ hoàn cảnh của chính tác giả nữa. Tuy nhiên, họ có thể thấy được tình trạng tuyệt vọng trong các bài ca này bởi vì họ cũng có cùng một tâm trạng đó. Nhiều Thi-thiên khác được viết để hát ngợi khen Thượng Đế trong đền thờ hay trong các ngày lễ. Các Thi-thiên này thường ghi lại những khó khăn chung hay những lý do để vui mừng liên quan đến mọi người trong mọi nền văn hóa.
PHÂN LOẠI THI-THIÊN
Các Thi-thiên có thể sắp thành nhiều nhóm khác nhau dưới cùng một chủ đề, cách cấu tạo, hay cách dùng. Có những Thi-thiên luận về Đấng Mê-si-a (2:1-12; 110:1-7), luân về sự khôn ngoan (1:1-6; 73:1-28), luận về vua chúa (96:1-99:9), những bài ca về Si-ôn (46:1-11; 48:1-14), và những Thi-thiên luận về lịch sử (105:1-45; 106:48). Trong chương kế chúng ta sẽ nghiên cứu nhiều loại Thi-thiên khác nữa, nhưng trong chương này chúng ta chỉ xem xét hai loại Thi-thiên thông dụng nhất: đó là Thi-thiên Cầu nguyện và Thi-thiên Ngợi ca.
THI-THIÊN KÊU THAN (Psalms of Lament)
Dân Y-sơ-ra-ên than khóc và kêu cầu cùng Thượng Đế để được giúp đỡ về nhiều lý do. Nhiều Thi-thiên đã thuật lại tình trạng của chính tác giả hay của cả nước khi bị kẻ thù tấn công. Một thành phố có thể tìm sự bảo vệ của Thượng Đế khi quân thù vây đánh (44:4-16) hay một cá nhân như Đa-vít có thể than khóc cho tình cảnh mình khi ông chạy trốn Sau-lơ ở hang động trong đồng vắng Giu-đê (142:1-7).
Nhiều lần khác dân chúng than khóc và ăn năn về tội lỗi của họ (51:1-19; 130:1-8) than khóc vì tật bịnh (6) hay nài xin Thượng Đế binh vực mình đối cùng kẻ ác (7;17;120), khi than khóc, họ thường khóc lóc, kiêng ăn, quấn bao gai và ngồi trong tro (xem Gio Ge 2:12-17). Họ làm vậy không phải để yêu cầu Chúa ban phước, nhưng thật lòng muốn cầu nguyện vì họ không có thuốc men như ngày nay không có quân độ hùng mạnh hay nhân viên công lực để duy trì an ninh trật tự, và họ cũng không có tiền đẻ chống lại những người đã áp bức họ. Hy vọng duy nhất của họ là nương tựa vào Thượng Đế để được thương xót và bảo v ệ. Sách Thi-thiên bao gồm sáu hay bảy bài cầu nguyện giữa cộng đồng và khoảng 50 bài cầu nguyện cá nhân.
Hầu hất các bài cầu nguyện đề có cùng một cấu trúc tổng quát (những bài cầu nguyện của chúng ta cũng dựa theo cách cấu tạo này) tuy nhiên mỗi bài cầu nguyện đều có cái tự do riêng của nó.
* Cách cấu trúc một bài ai ca thường có:
1. Lời cầu xin, lời kêu gọi Thượng Đế giúp đỡ.
Phần này thường rất ngắn. Như trong Thi-thiên chương 13 ghi "Đức Giê-hô-va ôi ! cho đến hừng nào?" Lời xưng hô là lời xác nhận rằng người cầu nguyện hướng lòng mình về Thượng Đế để được giúp đỡ. Thật ra, Thượng Đế là nguồn tiếp trợ duy nhất cho những ai gặp khó khăn.
2. Lời ai oán hay than vãn.
Phần lớn người cầu nguyện trình bày nỗi khó khăn mà mình đang gặp.
Thường thường có ba vấn đề được dâng lên:
a. Thượng Đế không che chở họ, kẻ thù đang bắt bớ họ, và họ đang sầu khổ. Như trong Thi Tv 13:1,2 người cầu nguyện than phiền với Thượng Đế rằng "Ngài ẩn mặt cùng con cho đến bao giờ?" về hoàn cảnh của chính mình trong câu “Tôi phải lo lắng nơi linh hồn tôi, hằng ngày buồn thảm nơi lòng tôi cho đến bao giờ?” và về kẻ thù mình trong cầu "kẻ thù nghịch tôi sẽ trổi hơn tôi cho đến chừng nào?" Những lời than vãn này là những lời nói thật lòng.
b. Họ không che giấu nỗi sầu khổ hay sự phật lòng của họ (dĩ nhiên là Chúa biết lòng họ), tuy nhiên họ không đổ lỗi cho Thượng Đế, họ tin rằng Chúa có thể giải quyết những khó khăn của họ, họ trình bày những lời than phiền bởi vì họ tin rằng hoàn cảnh sẽ thay đổi khi Thượng Đế nghe lời than phiền của họ.
c. Ngày nay trong lời cầu nguyện, người cầu thường không dành đủ thì giờ để trình bày những khó khăn của mình hay thưa với Thượng Đế về cảm tưởng của họ đối với những khó khăn ấy. Những Thi-thiên này khuyến khích mọi người hãy mở lòng ra với Thượng Đế, hãy thưa rõ với Thượng Đế về cảm tưởng của họ, không ngại ngùng hay giấu giếm.
3. Lời cầu xin hay yêu cầu Thượng Đế giúp đỡ.
Phần này thường để nài xin Thượng Đế hãy nghe lời cầu nguy ện của mình và hành động bằng cách ban sự cứu rỗi hay giải cứu mình ra khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Như lời cầu xin trong 13:3, 4 "Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời con, xin hãy xem xét, nhậm lời con và làm cho mắt con được sáng, kẻo con phải ngủ chết chăng; kẻo kẻ thù nghịch con nói rằng: Ta đã thắng hơn con". Đôi khi lời cầu xin bao gồm lời yêu cầu muốn được Thượng Đế giải cứu khỏi sự chết, tha thứ tội lỗi, hay đánh bại kẻ thù của họ. Lời yêu cầu là lời thừa nhận rằng người đó không thể giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống bằng sức riêng của mình. Khi cầu xin Thượng Đế giúp đỡ, chúng ta xưng nhận rằng chúng ta nương tựa nơi Thượng Đế và qua đức tin chúng ta an nghỉ trong cánh tay quyền năng của Ngài.
4. Lời xưng nhận lòng tin cậy.
Ngay trong những lúc người tin Chúa đối đầu với nhứng khó khăn lớn và cảm thấy quá nản lòng, cầu nguyện kêu than không phải là đắm mình trong tuyệt vọng hay ngã lòng. Sau khi lời cầu nguyện được nói lên, người ấy phải phải chuyện sự quan tâm từ các nan đề qua Thượng Đế là Đấng giải đáp cho lời nài xin. Lời xưng nhận lòng tin cậy là lời nói bày tỏ lòng tin, một cái nhìn về tương lai mong đợi thượng đế sẽ làm thành lời cầu xin của họ. Như trong 13:5 tác giả tuyên bố “nhưng tôi đã tin cậy nơi sự nhơn từ Chúa; lòng tôi khoái lạc về sự cứu rỗi của Chúa.”
"Bởi vì người ấy biết rằng Thượng Đế là Đấng có thể tin cậy, người ấy có niềm tin rằng sự cứu rỗi của Thượng Đế sẽ mang đến sự vui mừng lớn trong những ngày tới. Như lời của bài hát "Hãy nhìn lên Chúa Jêsus" nói : 'Mọi vật ở thế gian sẽ tối mờ trong ánh sáng vinh quang và ân điển của Thượng Đế"
5. Lời hứa nguyện ca ngợi.
Nhiều bài cầu nguyện được chấm dứt với lời hứa nguyện rằng người ấy sẽ hát ca ngợi Thượng Đế khi Ngài nhậm lời cầu xin của mình. Trong 13:6 người cầu nguyện hứa rằng: “Tôi sẽ hát ngợi khen Đức Giê hô va, vì Ngài đã làm ơn cho tôi.” Bài kêu than được bắt đầu bằng một nỗi sầu tư, và chấm dứt với một niềm hy vọng và sự chiến thắng, với lòng mong ước được làm sáng danh Thượng Đế và tuyên bố về ân điển của Ngài cho người khác qua lời ca tụng.
Một số bài kêu than không bao gồm tất cả các phần cấu trúc trên và nhiều bài khác lại có hai phần đề về lời cầu xin hoặc hai phần về lời xác nhận lòng tin cậy. Mỗi bài cầu nguyện là một lời biểu lộ cá biệt trình bày qua một số phần tử nối kết với nhau một cách độc đáo. Mọi người đều khác n hau, hoàn cảnh cũng khác nhau, và niềm hy vọng của họ cũng thay đổi tùy theo mức độ trầm trọng của sự khó khăn họ đang gặp.
Đọc hoặc cầu nguyện thường xuyên theo các Thi-thiên kêu than này sẽ giúp chúng ta cầu nguyện cách có linh nghiệm và thành thật. Thượng Đế rất quan tâm đến những khó khăn của chúng ta và HeDt 4:1-16 chép rằng Chúa Giê-xu đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời trên thiên đàng, nóng lòng muốn được cầu t hay cho chúng ta. Cầu nguyện là lời chứng về sự quan trọng trong mối liên hệ cá nhân với Thượng Đế, là niềm tin của chúng ta vào quyền năng biến hóa của lời c ầu nguyện, và là sự mong ước của chúng ta được nếm sự vui mừng khi lời cầu nguyện được nhậm.
THI-THIÊN NGỢI CA
Một nhóm Thi-thiên lớn khác được gọi là Thi-thiên ngợi khen. Các Thi-thiên này được sắp xếp theo nhiều loại khác nhau dựa trên cách cấu tạo, đề tài, hay lý do ngợi ca Chúa, một số bài hát đề cao sự ngợi ca Thương đế vì Ngài nhậm lời cầu x in của họ (phần cuối của lời cầu nguyện, người cầu nguyện thường hứa sẽ ngợi ca Thượng Đế khi Ngài đáp lời cầu xin của họ). Thi-thiên chương 9 là một trong các Thi-thiên ngợi ca. Thượng Đế được ngợi ca (9:1-3, 7-11, 14) bởi vì họ nhớ lại thể nào Thượng Đế đã tiêu diệt kẻ thù của họ (6, 12, 13, 15,16)
Một nhóm Thi-thiên khác đó là các bài ca đi lên từng bực được hát khi Đức Chúa Trời khách hay người đi lễ tiến vào đền thờ. Họ vui mừng vì được t hấy thành Giê-ru-sa-lem và được vô đền thờ để thờ phượng Thượng Đế (122:1-9)
Phần lớn các bài ca đều ca tụng sự vinh quang của Thượng Đế với những lý do tại sao Thượng Đế cần được ngợi ca. Cách cấu tạo của các bài ngợi ca này tương đối đơn giản.
1. Lời mời ca ngợi Thượng Đế
2. Lý do ca ngợi Thượng Đế
Thứ tự này có thể được lập lại một phần hay hoàn toàn trong một thể thức đơn giản. 100:1-5 là một Thi thiên được viết theo cách này. 100:1-5 bắt đầu bằng lời mời ca ngợi Thượng Đế trong câu 1,2: “Hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê hô va. Khá hầu việc Đức Giaê hô và cách vui mừng, hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài.”
Theo sau là những lý do ca ngợi Thượng Đế trong câu 3, “Phải biết rằng Giê hô va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài”. Thứ tự này được lập lại với lời mời ca ngợi Thượng Đế trong câu 4, “Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài.” Và lý do thứ hai để ca ngợi Thượng Đế trong câu 5, “Vì Đức Giê hô và là thiện ' sự nhơn từ Ngài hằng có mãi mãi, và sự thành tín Ngài còn đến đời đời”, tuy rằng thứ tự tương đối đơn giản, nhưng Thi-thiên ca ngợi này chứa đựng một giá trị cao về thần học. Người thờ phượng bi ết được sự quan trọng của việc đến đền thờ là để thờ phượng và ca ngợi Thượng Đế. Đây không phải là thói quen, một việc đáng trọng nên làm, hay vì phải vâng lời cha mẹ. Người tin Thượng Đế hiểu tại sao Thượng Đế được ca ngợi, họ đã kinh nghiệm được ơn phước Ngài, lòng họ được thúc đẩy dâng lên lời cảm tạ. Thượng Đế đã dựng nên họ, Thượng Đế xem họ đặc biệt thuộc về Ngài và Ngài cung cấp mọi nhu cầu cho họ. Thượng Đế là thiện đối với họ, Ngài bày tỏ tình yêu Ngài mãi mãi, Ngài làm sự thành tín Ngài qua nhiều cách. Ngài đáng được ngợi ca.
Đôi khi bài ngợi ca nhấn mạnh về lời mời ca ngợi Thượng Đế như 148:1-5a, 7-13a. chỉ hai phần rất ngắn (5b-6 và 13b - 14) cho biết về lý do tại sao ca ngợi. Một số Thi-thiên khác rất ngắn trong phần lời mời ca ngợi Thượng Đế (147:1a, 7, 12) nhưng rất dài trong phần lý do ca ngợi (147:1b-6, 8-11, 13-20). Các Thi-thiên này làm trọn một trong những mục đích chính của sự hiện hữu của nhân loại trên thế gian này là vui hưởng và làm vinh hiển Danh Chúa.
Thời đó, phương tiện di chuyển rất khó khăn nên những người sống xa thành phố Giê-ru-sa-lem chỉ có thể đến đền thờ phượng Chúa vài lần mỗi năm. Cho nên không có gì là ngạc nhiên khi thấy họ rất hăng hái và sốt sắng đi thờ phượng Chúa. Khi mọi người cùng nhau hát tôn vinh Chúa, quả là một không khí khích động, khi hát, họ được nhắc lại nhiều lý do tại sao họ ca ngợi Chúa. Chúa là thiện (vì Ngài cho họ trúng mùa và dư dật thức ăn để dùng), Chúa luôn luôn thành tín (vì Ngài đáp lời cầu xin và làm thành lời hứa với họ), tình yêu của Chúa được nhìn thấy (qua sự ban cho sức khỏe hay con cái trong gia đình).
Ân điển Chúa không bị quên lãng hay bị coi là chuyện dĩ nhiên, đây là cơ hội để tôn vinh Chúa và khuyến khích người khác đặt niềm tin nơi Chúa.
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Trong thì giờ khó khăn người tin Chúa có thể dâng mọi gánh nặng của họ cho Chúa, bởi vì Ngài luôn luôn lắng nghe và an ủi những ai đến với Ngài.
2. Lời cầu nguyện để được giúp đỡ không hẳn chỉ chú trọng về nỗi khó khăn hay những điều mình cần. Lời cầu nguyện cũng cần được chú trọng vào khả năng đáp lại lời cầu xin của Thượng Đế, lời hứa tin cậy Chúa của người tin Chúa, và niềm mong ước tối hậu là làm vinh hiển Danh Chúa vì ân điển và sự nhơn từ của Ngài.
3. Đền thờ Chúa là nơi để ngợi khen và cảm tạ. Sự vui mừng của Chúa cần được tràn ngập trong lòng và môi miệng của những ai đã được Chúa ban phước.
4. Thượng Đế đáng được ngợi ca vì Ngài là Thượng Đế, chúng ta là dân sự Ngài, và Ngài đã chu cấp cho chúng ta.
GHI CHÚ
1. C. Westermenn, The Psalms : Structure, Content and Message (Minneapolis : Augsburg, 1980) trang 29 - 45
2. Westermann, The Psalms : Structure, Content and Message. Trang 71 - 80
3. Westermenn, The Psalms : Structure, Content and Message. Trang 81 - 92
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Chúng ta có thể học được gì về Thi-thiên qua đầu đề của Chúa.
2. Những điểm tương đồng và khác biệt nào được tìm thấy giữa sách Thi-thiên và Thánh ca ngày nay?
3. Các bài kêu than có chung một cấu trúc nào? Cấu trúc này khuyến khích người cầu nguyện vượt qua nỗi sợ hãi và nản lòng trong những hoàn cảnh khó khăn của họ như thế nào?
4. Liệt kê một số lý do tại sao loài người ca ngợi Chúa trong các Thi-thiên ngợi ca như Thi-thiên chương 33, 111, 135 và 145.
5. Thử viết ra và cầu nguyện một bài cầu nguyện đơn giản dựa trên một khó khăn thật sự mà quý vị đang gặp (theo cách cấu tạo ở câu trên) và một bài ngợi ca Chúa trong đó ghi lai lý do tại sao quý vị ngợi ca Chúa. Nếu có khiếu về âm nhạc, quý vị có thể viết bài ngợi ca Chúa ra thành bài hát.
bottom of page