top of page
Hung Tran
Jul 4, 2023
Dân Giu-đa bị bắt lưu đày tại Ba-by-lôn qua ba lần khác nhau. Năm 605 TC, năm thứ tư đời vua Giê-hô-gia-kim, Nê-bu-cát-nết-sa bắt một số người Do-thái qua Ba-by-lôn...
TIÊN TRI TRONG THỜI KỲ LƯU ĐÀY
Ê-xê-chi-ên
* Khoảng thời gian: 593-571 TC
Dân Giu-đa bị bắt lưu đày tại Ba-by-lôn qua ba lần khác nhau. Năm 605 TC, năm thứ tư đời vua Giê-hô-gia-kim, Nê-bu-cát-nết-sa bắt một số người Do-thái qua Ba-by-lôn ( kể cả Đa-ni-ên và ba người bạn của ông: xem DaDn 1:1, 2) sau khi đánh bại quân Ai-cập tại Gạt-kê-mít (Carchemish). Vài năm sau Giê hô gia kin phản nghịch cùng Nê bu cát nết sa; kết quả Ba-by-lôn tấn công Giê-ru-sa-lem, bắt vua Giê-hô-gia-kim (Giê-hô-gia-kim đã chết) và bắt thêm hơn 10 ngàn người đi lưu đày năm 597 TC. (Kể cả Ê-xê-chi-ên, xem IIVua 2V 23:36-24:17; Exe Ed 1:2). Sê-đê-kia trở thành vị vua mới, nhưng sau đó vài năm ông cũng phản nghịch cùng Nê-bu-cát-nết-sa. Giê-ru-sa-lem lại trải qua một đợt tấn công nữa và cuối cùng bị tiêu diệt vào năm 587/86 TC (IIVua 2V 24:18; 25:21).
Trong khi Giê-rê-mi rao truyền lời Thượng Đế tại Giu-đa trong giai đoạn khó khăn này, Ê-xê-chi-ên nói tiên tri cho dân Do-thái tại chốn lưu đày Ba-by-lôn.
Sách Ê-xê-chi-ên cho biết rất ít về tình trạng tại chốn lưu đày. Lý do là vì Ê-xê-chi-ên chỉ thuật lại cho dân lưu đày tại Ba-by-lôn biết những gì đang xảy ra cho tại Giu-đa. Dường như Ba-by-lôn không bắt bớ Ê-xê-chi-ên về tôn giáo hoặc bắt ông làm nô lệ. Thỉnh thoảng các trưởng lão Giu-đa nhóm họp tại nhà Ê-xê-chi-ên để nghe ông giảng lời Chúa (Exe Ed 8:1; 14:1; 20:1)
Ê-xê-chi-ên được sanh ra trong đời vua Giô-si-a (640-609 TC). Người đã lập gia đình (24:15-18) nhưng tài liệu không ghi rõ là ông có con cái hay không. Ông xuất thân từ một gia đình thầy tế lễ và bị đày qua Ba-by-lôn khi ông 25 tuổi. Đến năm 30 tuổi, Thượng Đế kêu gọi ông làm tiên tri khi ông thấy sự hiện thấy trên bờ sông Kê-ba tại Ba-by-lôn(1:1-3). Lúc đó ông được đầy dẫy Đức Thánh Linh và bị cấm, không nói được ngoại trừ khi Thượng Đế mở miệng ông (2:1, 2; 3:24-27). Ê-xê-chi-ên đã trình bày nhiều sứ điệp bằng dấu hiệu theo cách diễn kịch (dramatic) và có một sự hiện thấy về những điều xảy ra tại Giê-ru-sa-lem khi ông ở Ba-by-lôn. Một số sứ điệp đoán phạt của ông trái ngược với sứ điệp lạc quan của các tiên tri giả vì họ nghĩ rằng Giê-ru-sa-lem sẽ không bao giờ bị tiêu diệt (4:24). Một số sứ điệp khác đã mang đến cho những người bị nản lòng một niềm hy vọng sau ngày Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt ( 34-48).
BỐ CỤC SÁCH Ê-XÊ-CHI-ÊN
- Sự kêu gọi Ê-xê-chi-ên vào chức vụ tiên tri 1:1-3:27.
- Sự đoán phạt của Thượng Đế trên Giu-đa 4:24.
- Dấu hiệu và sứ điệp về sự sụp đổ của Si-ôn 4:1-7:27.
- Vinh quang của Thượng Đế lìa bỏ đền thờ 8:1-11:25.
- Tội lỗi của Giu-đa sẽ mang đến sự hủy diệt 12:1-24:27.
- Lời đoán phạt nghịch cùng các nước 25:1-32:32.
- Sự khôi phục của Giu-đa 33:1-48:35.
- Hy vọng về sự khôi phục và tái lập 33:1-37:27.
- Chiến thắng trên Gót và Ma gốc 38:1-39:29.
- Vinh quang của Thượng Đế trong đền thờ mới 40:1-48:35
Khi Thượng Đế phán cùng Ê-xê-chi-ên, Ngài thường dùng danh xưng là “con người“. Điều này để chỉ rõ nhân tánh của Ê-xê-chi-ên tương phản với vinh quang của Thượng Đế. Ê-xê-chi-ên biết rõ về sự thánh khiết trọn vẹn Thượng Đế mà ông đã thấy trong sự hiện thấy, và lại còn biết rõ hơn về hành vi tội lỗi ghê gớm của dân Giu-đa. Ông là người canh của Thượng Đế để cảnh cáo dân tộc về sự đoán phạt của Ngài nếu họ không ăn ăn tội lỗi của họ.
SỰ KÊU GỌI CỦA Ê-XÊ-CHI-ÊN VÀO CHỨC VỤ TIÊN TRI
Hầu hết dân Do-thái cùng bị lưu đày với Ê-xê-chi-ên đều nghĩ rằng Thượng Đế ngự trong đền thờ Giê-ru-sa-lem , cho nên họ rất ngạc nhiên khi nghe rằng vinh quang của Thượng Đế ở giữa dân Ngài tại chốn lưu đày và hiện ra cùng Ê-xê-chi-ên. Ê-xê-chi-ên thấy ánh sáng của vinh quang Thượng Đế tỏa ra khắp nơi. Thượng Đế ngự trên ngai giữa đám mây lớn bọc lửa di chuyển bởi bốn con vật mỗi con có bốn mặt và có cánh và có vòng bánh xe (1:4-28).
Sau khi Ê-xê-chi-ên hạ mình xuống trong sự thờ phượng. Thượng Đế cắt cử ông đi làm tiên tri cho nhóm người ngoan cố tại chốn lưu đày, chứ không phải cho các nước ngoại đạo ở nơi xa xôi và nói tiếng không hiểu được. Ê-xê-chi-ên không sợ bị chống đối (họ giống như bo cạp 2:6) hay bị nản lòng vì họ không chịu đáp ứng một cách tích cực (2:3-7). Nếu ông không rao truyền lời cảnh cáo của Thượng Đế, thì Ngài sẽ qui trách nhiệm trên Ê-xê-chi-ên. Nếu ông loan báo lời cảnh cáo và dân chúng từ chối không nghe, thì họ sẽ chịu trách nhiệm (3:17-21).
SỰ ĐOÁN PHẠT CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN GIU-ĐA
Tuy rằng hầu hết mọi người ở nơi lưu đày không tin Thượng Đế sẽ để Giê-ru-sa-lem bị tiêu diệt, nhưng Ê-xê-chi-ên đã dùng những hành động và sứ điệp làm biểu tượng về sự hủy diệt đẻ thuyết phục họ rằng Thượng Đế sẽ tiêu diệt đất nước vì tội lỗi ghê gớm của họ. Ông làm một mô hình thành Giê-ru-sa-lem dưới sự tấn công của quân đội (4:1-3) đặt nó bên cạnh ông rồi ăn thức ăn không tinh sạch để làm thí dụ về tình trạng xấu xa tại Giê-ru-sa-lem trong thời gian bị vây hãm (4:4-17). Số phận của dân chúng được tượng trưng bằng tóc của ông ; một số sẽ bị giết bằng gươm giáo, trong k hi một số khác sẽ chạy tản lạc ra nhiều nước (5:1-17). Ngày của Thượng Đế đã gần đối với Giê-ru-sa-lem vì sự kiêu ngạo, gớm ghiếc và bạo lực của họ đã khiến cho cơn thạnh nộ của Ngài phải giáng trên họ (7:1-27). Khi điều này xảy ra, họ sẽ biết Ngài là Thượng Đế.
Một năm sau khi ông được kêu gọi , Ê-xê-chi-ên nhận được một sự hiện thấy khác về vinh quang của Thượng Đế trong đền thờ Giê-ru-sa-lem (10:1-21). Nhiều dân lưu đày tại Ba-by-lôn tin rằng Giê-ru-sa-lem (10:1-21). Nhiều dân lưu đày tại Ba-by-lôn tin rằng Giê-ru-sa-lem sẽ không bao giờ bị phá hủy vì vinh quang của Thượng Đế ngự trong đền thờ, nhưng trong sự hiện thấy Ê-xê-chi-ên thấy vinh quang của Thượng Đế lìa khỏi đền thờ và trong hầm dưới đền thờ lạy thần tượng trong khu vực đền thờ và trong hầm dưới đền thờ (8:5-18). Thượng Đế ghi dấu những người công bình bằng một dấu, nhưng kẻ ác bị giết và đền thờ bị phá hủy (9:1-11). Một hy vọng duy nhất cho Giu-đa là hãy để Thượng Đế cất bỏ tội lỗi họ và ban cho họ một tấm lòng mới (11:14-21).
Ê-xê-chi-ên gạt bỏ niệm sai lầm cho rằng ngày đoán phạt của Thượng Đế hãy còn xa (12:21-28). Ông lên án bọn tiên tri giả đã phỉnh lừa dân chúng bằng lời biện hộ cho những khó khăn của Giu-đa, họ nói rằng sẽ có bình an cho Giê ru sa lem (13:1-23). Điều này không đúng. Nếu dân chúng không ăn năn và từ bỏ sự đôc án của họ, thì dẫu lời cầu nguyện của những người tin kính Chúa như Nô-ê, Đa-ni-ên hay Gióp cũng không thay đổi được quyết định hủy diệt của Thượng Đế (14:1-23).
Trong một ví dụ dùng biểu tượng, E-xê-chi-ên đã so sánh Giu-đa với một thiếu nữ được Thượng Đế chăm sóc và cưới. Nhưng người vợ đã quên lãnh chồng mình và yêu thương nhiều người khác (thói tục ngoại bang, thần tượng, sắc đẹp của chính nàng). Cho nên Thượng Đế sẽ đoán phạt người vợ ngoại tình của Ngài, vì Giu-đa còn tệ hơn người chị gian ác của mình là vương quốc Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc, thậm chí còn tệ hơn Sô-đôm và Gô-mô-rơ (16:1-59). Ví dụ này tương tự với ví dụ của Ê-xê-chi-ên về hai chị em gian ác, Ô-hô-la (Sa-ma-ri) và Ô-hô-li-ba (Giê-ru-sa-lem) trong chương 23.
Trong một ví dụ khác, E-xê-chi-ên đã mô tả thế nào một chim ưng lớn (Nê-bu-cát-nết-sa 17:3, 12) sẽ kiểm soát Phi-li-tin (Palestine) tuy rằng có một chim ưng lớn khác (một vua Ai-cập - 17:7, 17) tìm cách giúp đỡ Giu-đa. Chẳng bao lâu sư tử (Giu-đa) sẽ có một sư tử con (Vua Giê-hô-gia-kim) bị bắt và dẫn qua Ba-by-lôn (19:1-9) chẳng bao lâu cây nho (Giu-đa) sẽ có một nhánh (các vua) bị nhổ đi (19:10-14). Giê-ru-sa-lem sẽ như một nồi trên lửa nóng và dân chúng sẽ là thịt được nấu trong đó (24:3-5). Một điềm gở cuối cùng là cái chết của vợ Ê-xê-chi-ên, sự ưu thích của mắt ông, mà ông chẳng được khóc lóc (24:15-20). Thượng Đế cũng sẽ phá hủy đền thờ của Ngài, là sự ưu thích của mắt dân chúng và họ sẽ bị tàn diệt khủng khiếp mà không thể khóc lóc được (20-24) lúc đó họ sẽ biết Chúa thật là Thượng Đế.
Tuy sự lưu đày của Giu-đa là chắc chắn, một ngày Thượng Đế sẽ khoan dung bẻ một chồi non (Đấng Mê-si-a) từ một cây và nâng cao Ngài lên (17:22-24). Dân chúng sẽ không còn nói phạm đến Danh Thánh của Thượng Đế nữa. Lúc đó Ngài sẽ tiếp nhận họ và nhóm họp họ lại từ chốn lưu đày. Họ sẽ hiểu Thượng Đế đối đãi họ tùy theo những gì họ đáng nhận lãnh (20:39-44).
Qua suốt phần này Ê-xê-chi-ên đã chứng minh rằng dân tộc sẽ trả cho tội lỗi của nó. Một số từ chốn lưu đày nghĩ rằng họ đang chịu khổ vì tội lỗi của tổ phụ họ, chứ không phải của chính họ (18:2). Họ cho rằng Thượng Đế bất công (18:29), nhưng Ngài nói rằng mỗi người sẽ chịu đau khổ vì chính tội lỗi mà mình đã phạm (18:4-20).
LỜI ĐOÁN PHẠT TRÊN CÁC NƯỚC
Sau một loạt các lời tiên tri về sự đoán phạt của Thượng Đế trên Am-môn, Mô-áp, Ê-đôm, và Phi-li-tin (25), Ê-xê-chi-ên mô tả sự sửa phạt của Thượng Đế trên thành phố kiêu hãnh và giàu có là Ty-rơ (27). Ê-xê-chi-ên đã than khóc chế giễu vị vua kiêu hãnh này nghĩ mình là Thượng Đế (28:2, 6,11-15) vì Thượng Đế sẽ mượn tay Nê-bu-cát-nết-sa tiêu diệt ông và thành phố giàu có của ông (26, 28:16-19).
Ai-cập cũng rất kiêu hãnh về khu vực tam giác phì nhiêu của nó được ví như vườn Ê-den (29:1-9; 31:1-9). Nó sẽ trở thành sa mạc khi Ba-by-lôn đến và phá hủy thành phố của chúng (29:9-30:26). Ê-xê-chi-ên than khóc chế giễu về cái chết của Pha-ra-ôn (32:1-8) và vẽ ra cảnh Ai-cập tiến vào địa ngục để c ùng nằm chung với các dân tộc khác trong sự hổ thẹn (32:21 - 32).
SỰ KHÔI PHỤC CỦA GIU-ĐA
Các sứ điệp hy vọng của Ê-xê-chi-ên và việc ông hết bị câm được xảy ra cùng một lúc với những tin tức liên quan đến việc Ba-by-lôn hoàn toàn chiếm cứ thành Giê-ru-sa-lem (33:21, 22). Điều này đã làm nản lòng những người ở chốn lưu đày và phơi bày hy vọng giả dối của họ. Họ bắt đầu hoang mang không b iết còn hy vọng được về lại Giu-đa và Thượng Đế có thực hiện lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham và Đa-vít hay không
Trong hoàn cảnh mới này Ê-xê-chi-ên được nhắc nhở rằng ông vẫn là người canh của Thượng Đế tại chốn lưu đày (3-16). Nhưng sứ điệp của ông bầy giờ là lời hy vọng vì sau thời kỳ sửa phạt Thượng Đế sẽ chăm sóc dân ngài và nhóm họp chúng lại trên đất Giu-đa. Ngài sẽ đặt tôi tớ Đa-vít của Ngài làm vua Mê-si-a của họ, lập lại giao ước bình an giữa ngài với họ, ban c ho họ một tấm lòng mới, tẩy sạch tội của họ, à ban phước cho họ bằng sự thịnh vượng (34:1-31; 36:22-38; 37:15-28). Lúc đó họ sẽ biết Chúa là Thượng Đế.
Thượng Đế sẽ đánh bại kẻ thù của Giu-đa, kể cả Ê-đôm (tượng trưng cho tất cả mọi nước) đã vui mừng kiêu hãnh khi Giu-đa sụp đổ và mưu c hiếm lấy đất (35:1-36:15). Ngài cũng sẽ tiêu diệt Gít và Ma-gốc để thánh hóa Danh Ngài, hầu cho mọi nưóc trên đất sẽ nhận biết ngài duy nhất là Thượng Đế (38-39).
Tám chương cuối cùng chứa đựng các chi tiết tỉ mỉ lạ kỳ về kích thước cho một đền thờ vĩ đại sẽ là trung tâm cho sự thờ phượng của dân tộc được tái lập. Đối với thầy tế lễ Ê-xê-chi-ên, đây là một vấn đề rất quan trọng trong việc gây dựng lại mối liên hệ với Thượng Đế. Sự trở lại của vinh quang Thượng Đế trên đền thờ này là tối quan trọng đối với sự hoàn tất việc làm của Ngài (43:1-5). Các thầy tế lễ họ Lê-vi thuộc được dòng Xa-đốc sẽ hầu việc trong đền thờ và một vua sẽ cai trị dân sự (43:18-44:31). Cả nước sẽ cử hành các ngày lễ tại đền thơ (46) trong nơi gọi là "Đức Giê-hô-va ở đó" (48:35). Đất sẽ được chia một lần nữa giữa các chi phái và sẽ có một được giòng sông chảy ra từ đền thờ xuyên qua Biển chết và xã hơn nữa (45:1-8; 47:1-48:35).
Ý NGHĨA THẦN HỌC
1. Khải tượng mới về sự rực rỡ của vinh quang Thượng Đế khiến người ta phải quỳ xuống, thờ lạy, và sẵn sàng vâng theo lời của Thượng Đế.
2. Tín đồ là người lính canh của Thượng Đế, được kêu gọi để cảnh cáo tội nhận về sự phán xét của Thượng Đế nếu họ không ăn năn. Nếu người canh không nói lời cảnh cáo thì sẽ chịu trách nhiệm trưóc mặt Thượng Đế.
3. Thượng Đế sẽ tiêu diệt dân Ngài và nơi thờ phượng của họ nếu họ không còn nhận biết hay trung tín thờ phượng Ngài.
4. Thượng Đế điều khiển mọi nước trên thế gian và sẽ tiêu diệt kẻ ngạo mạn đòi đóng vai Thượng Đế.
5. Thượng Đế công bình và môi người sẽ chịu trách nhiệm về tội lỗi của chính mình.
6. Thượng Đế sẽ giữ lời h ứa của Ngài, tẩy sạch tội lỗi của dan Ngài, khôi phục họ trên đất của chính họ, ban c ho họ một tấm lòng mới và giao ước mới, làm mới sự thờ phượng thật, và dấy lên Đấng Mê-si-a của họ.
Tác giả Tân ước chứng minh được rằng họ đã đọc sách Ê-xê-chi-ên. Sự mô tả của Giăng về vinh quang của Thượng Đế trong KhKh 11:1-19 tương tự như trong Exe Ed 1:1-28 và sự nuốt quyền sách của ông trong KhKh 10:8-11 tương tự với kinh nghiệm của Ê-xê-chi-ên. Chúa Giê-xu và Phao-lô thừa nhận quan niệm của Ê-xê-chi-ên về trách nhiệm của người canh. (Mat Mt 10:5-15; Cong Cv 18:6; 20:26). Gót và Ma-gôc được nhắc đến trong Khải huyền 20:8; và Giê-ru-sa-lem mới là một phần trong khải tượng của Giăng (KhKh 21:10, 12, 16, 22)
GHI CHÚ:
1. J. Taylor, Ezekiel (Downers Grove: InterVarsity Press, 1969, trang 54 - 59, cho biết thêm nhiều chi tiết về những điều Ê-xê-chi-ên đã thấy.
2. Có người đề nghị rằng người t rong vải gai trong Exe Ed 9:1 là Gapriên hoặc thiên sứ của Thượng Đế, nhưng bản văn không ghi rõ.
3. Một số người tin rằng sự mô tả về vua Ty-rơ là hình ảnh về sự sụp đổ của Sa-tan, nhưng sự nhấn mạnh chính nói về vua Ty-rơ một nhân vật lịch sử. Vì vua tuyên bố mình hoàn toàn và là vị thần, ông rõ ràng bị điều khiển bởi sự lừa dối của Sa-tan và những chuyện thần thoại giả tạo của tôn giáo Ty-rơ
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hình ảnh hiện đại về Thượng Đế có tương hợp với sự hiện th ấy của Ê-xê-chi-ên không hay đôi khi Thượng Đế đã được hình dung lại hoặc đổi mới theo thời nay cho phù hợp với ý tưởng hay ước muốn của chúng ta chăng ?
2. Làm thế nào Thượng Đế có thể vừa là Đấng toàn năng thánh khiết cai trị thế gian là Cha yêu thương của chúng ta?
3. Ê-xê-chi-ên đã sửa như thế nào sự hiểu lầm của dân chúng liên quan đến sự hủy diệt đền thờ, sự hiểu lầm của họ về việc họ phải trả cho tội lỗi của tổ phụ họ, và sự nghi ngờ của họ về việc hoàn thành lời hứa của Thượng Đế trong tương lai?
4. Thượng Đế có hứa nguyện vô điều kiện với người nào hay nước nào chối bỏ Ngài không? Tại sao?
5. Đọc một vài sách g iải kính (Commentary) về Ê-xê-chi-ên và tìm hai hoặc ba cách hiểu biết khác nhau về sự khôi phục lại đền thờ trong 40:1-48:35.
6. Hành động của Thượng Đế chứng minh Ngài là Thượng Đế như thế nào?
bottom of page