top of page

TIÊN TRI TRONG THỜI KỲ LƯU ĐÀY (Đa-ni-ên)

Hung Tran

Jul 3, 2023

Nê-bu-cát-nết-sa nổi lên nắm quyền lực vào năm 605 TC sau khi đánh bại Ai-cập, biến nước nhỏ Ba-by-lôn thành một đế quốc...



TIÊN TRI TRONG THỜI KỲ LƯU ĐÀY


Đa-ni-ên


* Khoảng thời gian: 605-535 TC


Nê-bu-cát-nết-sa nổi lên nắm quyền lực vào năm 605 TC sau khi đánh bại Ai-cập, biến nước nhỏ Ba-by-lôn thành một đế quốc. Sau trận đánh này ông đi đến Giê-ru-sa-lem và bắt Đa-ni-ên cùng ba người bạn qua Ba-by-lôn (DaDn 1:1).1 Ông trở lại năm 597 TC. Đánh bại vua Giu-đa Giê-hô-gia-kin và bắt thêm người đi lưu đày (kể cả Ê-xê-chi-ên). Sau khi Sê-đê-kia phản nghịch, Nê-bu-cát-nết-sa tấn công và phá hủy hoàn toàn Giu-đa năm 587/86 TC.(II Các Vua 24-25).

Ngôi vua của Nê-bu-cát-nết-sa được liên tục truyền cho ba vị vua tương đối nhu nhược mỗi người trị vì trong khoảng thời gian rất ngẵn. Vua sau cùng là Na-bô-ni-đu (556-539 TC), là người thờ lạy thần mặt trăng Sin thay vì thần Marduk. Khi ông xa vắng thủ đô trong nhiều năm, ông đặt Bên-xét-sa lên cai trị (Đan 5). Năm 539 TC Si-ru, vua Ba-tư, đánh bại Ba-by-lôn và ra chiếu chỉ cho phép dân Do-thái trở về Giê-ru-sa-lem (Exo Er 1:1-6). Có khoảng 50 ngàn người Do-thái đã trở về, nhưng Đa-ni-ên và nhiều người nữa đã ở lại Ba-by-lôn.


Đa-ni-ên và ba người bạn của ông là người ngoại quốc và là người Do-thái trong giới thượng lưu trí thức và thuộc dòng dõi vua Giu-đa (DaDn 1:3). Thượng Đế đã gìn giữ dân Ngài nơ chốn lưu đày qua ảnh hưởng của Đa-ni-ên là một trong các viên chức cao cấp của chính phủ trong 70 năm. Tuy gặp một vài khó khăn thử thách, như bị quăng vào hang sư tử, Đa-ni-ên được nổi tiếng (5:11-16) và giữ được địa vị cao trọng của ông khi Ba-tư lên cầm quyền sau khi đã đánh bại Ba-by-lôn.


Sách Đa-ni-ên bao gồm sự mô tả về mối liên hệ giữa ông với các nhân viên chính phủ và một loạt các khải tượng liên quan đến việc thế nào Thượng Đế cai trị các nước trên thế gian.


BỐ CỤC SÁCH ĐA-NI-ÊN


- Sự cai trị của Thượng Đế trên các nước ngoại bang 1:1-6:28.

- Thượng Đế ban cho Đa-ni-ên sự khôn ngoan tại Ba-by-lôn 1:1-21.

- Vương quốc Thượng Đế sẽ tiêu diệt các vương quốc khác 2:1-49.

- Thượng Đế giải cứu bạn của Đa-ni-ên ra khỏi lò lửa 3:1-30.

- Thượng Đế cai trị trên các vua và mọi dân 4:1-37.

- Thượng Đế đưa Ba-by-lôn đến sự tận diệt 31.

- Thượng Đế giải cứu Đa-ni-ên ra khỏi hang sư tử 28

- Thượng Đế chăm sóc dân bị bắt bớ của Ngài 7:1-12:13.

- Thánh đồ bị bắt bơ nhận lãnh vương quốc 7:1-8:27.

- Cầu nguyện để được tha thứ và khôi phục lại Y-sơ-ra-ên 27.

- Thời điểm của chiến tranh và sầu khổ 10:1-12:13.


* Có hai đặc tính khiến cho sách Đa-ni-ên khác hẳn các sách khác. 1:1-2:4a và chương 8-12 được viết bằng tiếng Hy-ba-lai (Hebrew) như các sách Cựu ước, nhưng 2:4b-8 được viết bằng tiếng Aramaic, một ngôn ngữ quốc tế thông dụng trong chính trường và thương mại lúc bấy giờ. Điều này cho thấy rằng Đa-ni-ên muốn một phần của sách được người ngoại quốc đọc. Điểm khác biệt thứ hai là hình ảnh tiểnti về các con thú và các cây lạ thường, những số và màu bi ểu tượng, những lời tiên đoán chi tiết về trận đánh và sự bắt bớ trong tương lai. Tuy những tiên tri khác (đặc biệt Sô-phô-ni) thích dùng biểu tượng, nhưng sự hiện thấy trong Đa-ni-ên gần với hình ảnh tiên tri trong sách Khải huyền của Tân ước hơn là các tiên tri khác. Khi hình ảnh lạ này không được Đa-ni-ên giải thích, có lẽ ông không cảm thấy hình ảnh đó là quan trọng đối với ý nghĩa của sứ điệp.

Cho nên, phải rất cẩn thận khi những người giải thích Kinh Thánh ngày nay tìm cách giải thích những gì mà Đa-ni-ên không giải thích. Ngay đến đấng tiên tri lớn và khôn ngoan như Đa-ni-ên cũng không hiểu hết những hình ảnh đó nếu không được Thượng Đế hay thiên sứ giải thíc (7:16; 8:27; 12:8, 9).


SỰ CAI TRỊ CỦA THƯỢNG ĐẾ TRÊN CÁC NƯỚC NGOẠI BANG


Đa-ni-ên và ba bạn của ông, Sa-đơ-rác, Mê-sắc, và A-bết-nê-gô, được chọn tham dự chương trình học ba năm về ngôn ngữ, học thức, tôn giáo, và lịch sử Ba-by-lôn. Chỉ có các thanh nhiên khôi ngô tuấn tú mới được tuyển vào chương trình huấn luyện này để làm việc trong hoàng cung (1:4, 5). Đa-ni-ên và các bạn ông cảm thấy thức ăn và rượu của vua sẽ làm ô uế họ (Có thể đã được dùng trong sự thờ cúng các thần) nên họ đã khéo léo yêu cầu cho ăn thử rau và uống nước trong mười ngày. Thượng Đế rất quý tấm lòng hiến dâng của các trai trẻ này bằng cách ban cho họ sức khỏe tốt và khôn ngoan hơn những học viên khác và sự thông sáng hơn gấp mười những người khôn ngoan của Ba-by-lôn (7-21).

Trong năm thứ hai của đời trị vì, Nê-bu-cát-nết-sa cảm thấy bối rối về một chiêm bao với pho tượng lớn bị một hòn đá phá hủy. Các đồng bóng và thuật sĩ Ba-by-lôn đã chịu thua tâu rằng họ không thể giải cho vua được vì thần họ đã không cho họ biết về điều đó (2:11). Nê-bu-cát-nết-sa quyết định giết tất cả các người khôn ngoan, kể cả Đa-ni-ên và các bạn của ông. Sau khi cầu nguyện xin Thượng Đế thương xót, Ngài đã bày tỏ chiêm bao và sự giải thích cho Đa-ni-ên (2-19). Đa-ni-ên đã ca ngợi thượng đế vì Ngài có mọi sự khôn ngoan và quyền phép, và Ngài tỏ ra mọi sự màu nhiệm cho loài người (2:20-23). Đa-ni-ên đã làm chứng cho vua, tỏ ra rằng Thượng Đế đã phán cùng ông ràng cái đầu của pho tượng là vua Nê-bu-cát-nết-sa (2:28, 36-38), các phần khác ám chỉ các vương quốc kém hơn này, và vương quốc sau cùng sẽ là vương quốc đời đời của Thượng Đế (2:44, 45). Bởi vì ông giải được chiêm bao nên Đa-ni-ên và Thượng Đế của ông được tôn trọng, và ba bạn của ông được giao cho công việc làm mới.


Sau này Nê-bu-cát-nết-sa đã làm một pho tượng (Có thể là tượng của chính vua) và buộc tất cả các nhân viên chính phủ quỳ lạy nó để tỏ lòng trung thành với vua (3:1-5). Sa-đơ-rắc, Mê-sắc và A-bết-nê-gô tin rằng Thượng Đế có thể giải cứu họ ra khỏi mọi tai họa, nên họ được dã từ chối không quỳ lạy trước pho tượng và bị quăng vào lò lửa hực. Một thiên sứ của Thượng Đế đã giải cứu họ khỏi bị diệt hại và một lần nữa Nê-bu-cát-nết-sa buộc phải nhận biết quyền năng của Thượng Đế (4-30).

Mặc dầu có chứng cớ đó Nê-bu-cát-nết-sa, là người rất kiêu ngạo. Cuối cùng Thượng Đế đã khiến ông phải hạ mình và thách thức ông tin rằng Ngài là Đấng cai trị mọi dân tộc (7,25,32). Điềm chiêm bao của ông về sự hủy diệt của một cây cao lạ thường đã được ứng nghiệm (0-27), ông đã hạ mình và biến thành như một cont hú lớn (8-33). Khi ông được khôi phục lại ngôi vua, ông đã ca ngợi, chúc tụng, va tôn kính Thượng Đế, xưng nhận rằng Ngài là Đấng toàn năng, chân thật, và công bình khi Ngài hạ kẻ kiêu ngạo xuống và nhắc người khiêm nhường lên (4-37).


Sau này khi vua Na-bô-ni-đu ở xa thủ đô Ba-by-lôn, Bên-xát-sa dọn một tiệc lớn mặc dầu thành phố đang ở vào thời chiến (-4). Trong tiệc rượu này, những chén bằng vàng và bạc lấy từ đền thờ Giê-ru-sa-lem bị mạo phạm khi được dùng để uống chúc mừng các thần Ba-by-lôn. Đương lúc đó một bàn tay người hiên ra và viết một sứ điệp trên tường của cung vua (5:5). Không ai đọc được sứ điệp đó ngoại trừ Đa-ni-ên. Sứ điệp này nói rằng Thượng Đế đã đến và cân Ba-by-lôn rồi, nhưng không đạt được tiêu chuẩn của Ngài. Cho nên Thượng Đế sẽ chia nước ra cho người Mê-đi và đêm đó vào năm 549 TC. Đó là đêm đế quốc Mê-đi Ba-tư đánh bại Ba-by-lôn (0,31). Sự sụp đổ của Ba-by-lôn đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai )13,14) và của Giê-rê-mi (50,51) được t iên báo nhiều năm trước đó.


SỰ CHĂM SÓC CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI DÂN BỊ BẮT BỚ CỦA NGÀI


Phần thứ nhì của sách chứa đựng nhiều sự hiện thấy về quyền cai trị của Thượng Đế trên các nưóc, nhưng các sứ điệp này chú trọng vào việc th ế nào Thượng Đế bảo vệ dân Ngài trong khi họ bị bắt bớ. Trước đó trong thời trị vì của vua Ba-by-lôn bên xát sa, Đa-ni-ên có một chiêm bao (giống chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa trong chương 2) về bốn con thú lớn từ biển lên (7:1-8). Trong trường hợp này không vua hay nước nào được nói đến chỉ vì chú trọng hoàn t oàn vào con thú lớn sau cùng. Con thú sau cùng rất dữ tợn và khoe khoang nhưng cuối cùng người thượng cổ là Thượng Đế toàn năng, sẽ phán xét các con thú lớn này và ban quyền cai trị mọi nước cho Con Người (Đấng Mê-si-a) hầu cho muôn dân sẽ phục vụ Ngài đời đời (-14). Sự hiện thấy này đem lại nhiều an ủi vì nó đã đảm bảo rằng dân thánh của Thượng Đế sẽ thừa hưởng vương quốc của Ngài (8,27), nhưng nó cũng làm cho bối rối vì nó cho biết dân Thượng Đế sẽ trải qua một sự bắt bớ lớn khi con thú sau cùng và cái sừng nhỏ cai trị (7:8, 19-25). Cái sừng nhỏ này thường được ám chỉ về Antichrist trong Khải huyền 13 và 17.

Hai năm sau Đa-ni-ên thấy một chiêm bao tương tự về sự tranh chiến giữa chiên đực, dê đực, và cái sừng (-8). Chiên đức ám chỉ về vua nước Mê-đia Phe-rơ-sơ (Ba-tư) (-8) và dê đực ám chỉ vua nước Gờ-réc (Hy-lạp) (8:21) nhưng cái sừng không được nói rõ. Nó là một người sẽ cai trị trong tương lai (74,19) nó lên mình tự phụ, tìm cách làm cho mình bằng Thượng Đế, và triệt để bắt bớ dân thánh của Ngài trong một thời gian giới hạn (8:9-14, 23-26). Cuối cùng nó sẽ bị đánh bại bởi thượng đế (8:25). Tuy cái sừng này tương tự như cái sừng t rước, nhưng nó được ám chỉ về vua nước Hy-lạp Antiochus Epiphanes người đã bắt bớ và g iết nhiều người Do-thái vào khoảng năm 165 TC.


Về sau trong thời kỳ người Ba-tư, cụ già 80 tuổi Đa-ni-ên đọc sách tiên tri Giê-rê-mi (21,12; Gie Gr 29:10) nói về Thượng Đế sẽ mang dân sự Ngài trở về Giê-ru-sa-lem trong 70 năm (DaDn 9:1, 2). Thình lình ông nhận thức rằng ông đã đến đây năm 605 TC và bây giờ là năm 538 TC chỉ còn vài năm trưóc khi họ được trở về. Đa-ni-ên kiêng ăn và cầu nguyện, xưng tội lỗi của nước ra và nhận biết sự công bình của Thượng Đế trong việc đưa họ đi lưu đày. Sau đó ông nài xin Thượng Đế hãy xóa bỏ cơn giận của Ngài và cho họ được trở về Giê-ru-sa-lem (9:3-19). Thượng Đế phán cùng Đa-ni-ên qua thiên sứ Gáp-ri-ên ràng sẽ có 70 tuần lễ của các năm trước khi Thượng Đế cất bỏ mọi tội lỗi, đem sự công bình đời đời vào, xức dầu cho dền thờ thánh, và làm trọn mọi lời t iên tri (9:24). Trong thời gian này Giê-ru-sa-lem sẽ được tái thiết, Đấng Mê-si-a được xức dầu sẽ đến và bị ngắt đi, thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị phá hủy và dân chúng sẽ ở dưới sự bắt bớ lớn và chiến tranh (9:25, 26). Giữa tuần lễ cuối cùng của các năm mọi sự thờ phượng tại đền thờ sẽ bị đình chỉ. Nhưng đến cuối tuần lễ đó, người đã tiêu diệt và bắt bớ dân của Thượng Đế sẽ bị đánh bại. Đa-ni-ên rất kinh hãi bởi sự mô tả về chiến tranh và bắt bớ ghi trong chương 7-9.

Ba chương cuối đã khai triển thêm về các đề tài này để giúp cho các thế hệ sau chuẩn bị cho những khó hăn của họ và để thêm sức cho họ với hy vọng rằng một ngày Thượng Đế sẽ ban thưởng những người trung tín sự sống đời đời và dành nỗi bất hạnh đời đời cho kẻ gian ác (12:1-3).

Sau ba tuần lễ kiêng ăn và cầu nguyện, Đa-ni-ên thấy một sự hiện thấy về các biến cố trong tương lai từ thiên sứ Mi-ca-ên. Những lời phán này đã giúp cho Đa-ni-ên vài ý niệm về trận chiến thuộc linh vô hình đang xảy ra trong thế giới của ông, thiên sứ Mi-ca-ên đã bị cản trở vì thiên sứ phải chiến đấu với quyền lực ma quỷ đang kiểm soát Ba-tư (10:1-13, 20-21). Thiên sứ cho biết rằng sẽ có bốn vị vua Ba-tư nữa, và vua Hy-lạp sẽ đánh bại họ và kiểm soát toàn thế giới thượng cổ cận đông (12:1, 2). Điều này đã xảy ra chừng 200 năm sau khi A-lịch-sơn Đại đế đánh bại quân Ba-tư khoảng năm 331 TC. Vương quốc của hoàng đế về sau đã chia thành bốn nước, họ đã chống đối lẫn nhau và xâm lăng Phi-li-tin, một vùng đất đẹp đẽ. Trong những trận chiến này một vị vua rất gian ác (có thể là Antiochus Epiphanes) đã xúc phạm đến đền thờ Giê-ru-sa-lem, giết nhiều người Do-thái, tự cho mình hơn Thượng Đế, và nói phạm đến Danh Ngài (11:29-39). Đến kỳ sau rốt, Antichrist sẽ làm giống như vị vua này vì nó cũng bắt bớ tệ hại nhất mà thế giới chưa từng thấy, nhưng tất cả mọi người chết trung tín hy vọng rằng tên họ đã được ghi vào sách Sự sống. Họ sẽ được sống lại trong Sự sống đời đời, trong khi kẻ gian ác sẽ chịu đau khổ với sự trừng phạt của Thượng Đế (12:1, 2). Đa-ni-ên trung tín ghi lại những sự hiện thấy này mà ngay dính ông cũng không hiểu hết mọi ý nghiã của nó hay biết chắc chắn khi nào các biến cố này sẽ xảy ra (12:5-9).


Ý NGHĨA THẦN HỌC


1. Mọi sự khôn ngoan đều đến từ Thượng Đế. Ngài sẽ bày tỏ sự khôn ngoan của Ngài cho những tôi tớ trung tín để quy vinh hiển về cho Ngài.

2. Mọi quyền lực kiểm soát cá nhân và dân tộc đều nằm nơi Thượng Đế. Ngài sẽ nhắc ai lên tùy ý Ngài và hạ kẻ kiêu ngạo xuống để chứng minh quyền năng của Ngài và đưa dẫn mọi người đến trong sự vâng phục Thượng Đế.

3. Tuy dân thánh của Thượng Đế đã gặp và sẽ gặp sự bắt bớ lớn, nhưng Thượng Đế sẽ giải cứu họ và ban cho họ vương quốc đời đời của Ngài được trị vì bởi Con người.


Tân ước bao gồm nhiều câu dẫn chứng từ sách Đa-ni-ên. Khi Chúa Giê-xu phán về các biến cố trong ngày sau rốt, Ngài đã nhắc họ về sự bắt bớ sẽ xảy ra khi những sự gớm ghiếc tan nát lập ra trong đền thờ Giê-ru-sa-lem (Mat Mt 24:15, trưng dẫn DaDn 9:27; 12:11). KhKh 13:1-18 nói về nhiều con thú lớn từ biển lên và chú trọng đến conthú sau cùng khi nó sẽ xúc phạm đến danh Thượng Đế và tranh chiến với dân thánh Ngài (Đan 7). Khải huyền 14 chứng minh rằng Thượng Đế sẽ phán xét các con thú và giải giao vương quốc cho Con người là người sẽ đến trong đám mây (DaDn 7:9-14). Chúa Giê-xu cũng mô tả (Mat Mt 24:30; 25:31-46) Con Người sẽ đến trong vinh quang, phán xét kẻ ác, làm sóng lại những người chết công bình vào sự sống vĩnh cửu và quăng kẻ ác vào sự trừng phạt đời đời (DaDn 12:1, 2).


GHI CHÚ:


1. Sự mâu thuẫn bề ngoài giữa lời nói của Đa-ni-ên về sự lưu đày của ông vào năm thứ ba của đời vua Giê-hô-gia-kim (1:1) sau trận chiến tại Cat-kê-mít và lời nói của Giê-rê-mi về biến cố này xảy ra và năm thứ tư của đời vua Giê-hô-gia-kim bắt nguồn từ việc có thể hai người đã dùng hai niên lịch khác nhau (năm mới có thể bắt đầu vào tháng Tư hay tháng Mười tùy theo việc dùng niên lịch tôn giáo hay niên lịch thường) hay từ việc người Ba-by-lôn thường không tính năm đầu trị vì của đời vua là một năm, vì vua chưa cai trị trọn một năm. L.Wood, A Commentary of Daniel (Grand Rapids: Zondervan, 1973), trang 25-27

2. Xem J.F.Walvoord, Daniel: The Key to Prophetic Revelation (Chicago: Moody, 1971), trang 132-33, bàn luận về lý lịch của vua Ba-tư Đa-ri-út, được nói đến trong 5:31; 6:1; 9:1 và 11:1). Nhiều người cho rằng đây là tên của một vị tướng Ba-tư, người khác thì cho rằng đó chỉ là một tên khác của Si-ru.

3. L.Wood, A Commentary on Daniel) Grand Rapids: Zodervan, 1973) trang 214 - 15

4. 9:24-27 là đoạn Kinh Thánh quan trọng cho sự khác biệt giữa Millennialists và Amillennialits. Nhóm thứ nhất tin rằng những câu này mô tả các biến cố trong ngày sau rốt trước thời kỳ một ngàn năm. Nhóm thứ hai tin rằng những câu này dùng để mô tả các biến cố trong thời gian Chúa Giê-xu đến thế gian lần thứ nhất và sự chết của Ngài. Xem J.F.Walvoord, Daniel: The Key to Prophetic Revelation (Chicago: Moody, 1971), trang 216 - 37, để so sánh những sự khác nhau này.


CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. So sánh và nêu sự tương phản giữa sự khôn ngoan của Đa-ni-ên và các bác sỹ Ba-by-lôn trong Đa-ni-ên 1 và 2.

2. Đa-ni-ên (Chương 6) và ba bạn của ông (Chương 3) làm gương cho các thánh đồ là những người sẽ chịu đau khổ vì bị bắt bớ lớn trong tương lai như thế nào?

3. Tội chính của Nê-bu-cát-nết-sa và Bên-xát-sa là gì (chương 4 và 5)? Thượng Đế muốn dạy họ điều gì?

4. Sự hiểu biết của Đa-ni-ên về LeLv 26:1-46; IVua 1V 8:1-66 và Gie Gr 25:1-38 đã ảnh hưởng đến lời cầu nguyện của ông trong chương 9 như thế nào?

5. Lời cảnh cáo nào được đề cập trong IIPhi 2Pr 1:20-21 về sự giải thích lời tiên tri? IPhi 1Pr 1:10-12 cho chúng ta biết gì về những điều người tiên tri biết và những điều tiên tri không biết?



bottom of page