top of page

CÀNG YÊU CHÚA HƠN (More Love To Thee, O Christ)

Hung Tran

Sep 14, 2023

...lòng thầm nguyện rằng từng trải của chính bà cũng sẽ tương tự, ít nhất cũng về thời gian, như từng trải của Gia-cốp, người đã gặp Đức Chúa Trời và đã trở thành một người mới từ ngày đó trở đi...



“Tại sao tai hoạ xảy đến với chúng ta giữa bao nhiêu người như vậy?” Bà Elizabeth Prentiss hướng đôi mắt đẫm lệ về phía chồng bà.

“Chúng ta nên hỏi chính mình tại sao một điều như thế này lại không xảy đến với chính mình chứ em. Chúng ta có hơn bất cứ gia đình nào khác đã mất người thân mình trong trận dịch này không?”, ông hỏi cách cảm thông.

“Phải chăng Đức Chúa Trời nợ chúng ta một lòng sủng ái đặc biệt mà Ngài không nợ gia đình nào khác? Hay Ngài cũng yêu thương tất cả mọi người?”.

Bà Prentiss giấu mặt trong đôi tay và khóc một hồi lâu cho đến khi bà cảm thấy không còn nước mắt để khóc nữa. Bà nghĩ về tất cả những điều bà đã làm cho đến lúc ấy. Khi thần chết đến, thình lình và nhanh nhẩu, gọi tên những người thân yêu của bà.


Sinh ở Porland, tiểu bang Maine, bà là con gái của một tu sĩ sùng kính, thuở thiếu thời El. đã bộc lộ một năng khiếu văn chương lỗi lạc. Khi còn là một cô gái 16 tuổi, bà đã là một cộng tác viên thường xuyên của một trong những tạp chí hàng đầu của quốc gia, tờ “Người Bạn Đồng Hành của Thanh Niên” xuất bản ở Boston.

Sau khi kết thúc việc học, bà đã đi dạy trong nhiều năm.

Năm 27 tuổi bà lập gia đình với Mục sư George L.Prentiss và chuyển đến thành phố Nữu ước nơi ông là Mục sư của Hội thánh trưởng nhiệm Mercet.

Mười một năm sau ngày cưới, năm 1856 thảm kịch ấy ập đến và cướp đi những người thân yêu khỏi gia đình ông bà. Trong nhiều tuần lễ, nỗi buồn vẫn khó nguôi ngoai bất kể đức tin chân thành và không lay động của bà nơi Chúa và tình yêu của Ngài. Tín hữu trong Hội thánh vẫn yêu thương, ân cần, giúp đỡ vợ chồng ông Mục sư thu xếp nhà cửa, cơm nước cùng trông nom công việc nhà hằng ngày.

Vào một buổi chiều tối, khi họ từ nghĩa trang về, bà nói với ông:

“Anh George, đêm thì tối, em thì ở xa gia đình. Chúng ta phải làm gì bây giờ, chẳng lẽ chỉ ngồi yên lặng chịu đựng, trong khi gia đình chúng ta tan vỡ, đời sống chúng ta khốn nạn, hy vọng chúng ta không còn, mơ ước chúng ta tan biến?”

“Đây là cơ hội để chúng ta bày tỏ trong đời sống mình những điều mà chúng ta cứ luôn giảng luận, dạy dỗ và tin tưởng bao nhiêu năm nay,” ông trả lời đầy vẻ yêu thương.

“Đôi lúc em nghĩ rằng em không thể đứng nổi một giây phút nào nữa cả dầu khoảng thời gian đó chẳng thấm thía gì so với cả đời người” bà thêm vào.

“Nhưng chính trong những lúc như thế này, Đức Chúa Trời lại càng yêu chúng ta hơn, như thể chúng ta yêu thương con của chúng ta nhiều hơn hết khi chúng bệnh tật, buồn phiền hay gặp cảnh đau đớn”, ông nói tiếp. “Chúa Giê-xu phán rằng: Các ngươi sẽ gặp hoạn nạn trong thế gian nhưng hãy cứ vững lòng, Ta đã thắng thế

gian rồi. Sự đau khổ không đến từ Đức Chúa Trời như là một sự đo lường có tính rèn luyện và ở đây nó cũng không cần được tranh cãi, lý lẽ hoá, thảo luận hoặc triết lý hoá. Ở đây nó phải được sử dụng và điều khiển cho sự vinh hiển của Ngài.

Sau vài phút yên lặng nặng nề, bà Prentiss nhìn lên nói:

- Em nhớ rất rõ một câu mình đã dùng trong bài giảng vào Chúa nhật trước. Câu ấy đã giúp em rất nhiều trong những ngày gian nan này.

- Câu đó là gì thế?

- Mình đã nói rất nhiều lần rằng tình yêu của Đức Chúa Trời có thể giữ linh hồn khỏi mù quáng.

- Thật đúng như vậy em yêu ạ. Chúng ta càng yêu Đức Chúa Trời như chúng ta nhận biết Ngài trong Chúa Giê-xu thì phép lạ chữa lành của Ngài lại càng xảy ra trong lòng của chính chúng ta. Càng ít yêu Chúa thì càng có ít cơ hội cho chúng ta có thể chống cự được những nỗi đau đớn thống khổ, mất mát trong đời sống chúng ta.


Buổi chiều, khi ông rời nhà đi thăm viếng, bà ngồi thổn thức trong phòng khách bên quyển Kinh Thánh, đọc qua nhiều phần, lúc đọc thầm, khi đọc lớn tiếng vì bà thấy tiếng đọc to hỗ trợ đức tin mình. Rồi đặt quyển Kinh Thánh xuống, bà nhìn qua một quyển thánh ca, tìm kiểm ánh sáng và sự an ủi từ các bài hát phản ánh những nỗi buồn cùng sự đắc thắng của các Cơ-đốc nhân khác trong hoàn cảnh tương tự.

Khi lật qua bài “Càng gần Chúa hơn” (TC 240) bà đọc lớn tiếng nhiều lần, lòng thầm nguyện rằng từng trải của chính bà cũng sẽ tương tự, ít nhất cũng về thời gian, như từng trải của Gia-cốp, người đã gặp Đức Chúa Trời và đã trở thành một người mới từ ngày đó trở đi. Nhịp điệu của các câu thơ cứ vương vấn tâm trí khi bà suy nghĩ và cầu nguyện. Rồi, không phải nỗ lực bao nhiêu, bà bắt đầu viết ra vài dòng thơ của chính mình theo vần luật tương tự mà Sarah Adams đã dùng viết bài kể chuyện thư ca về Gia-cốp ở Bê-tên. Bài thơ của bà bắt đầu như sau:


“Lòng nguyện càng yêu Giê-xu, mến yêu Ngài thêm.

Thành tâm quì xin chăm chú mến yêu Ngài thêm.

Mối sở ước ngày đêm, mến yêu Ngài thêm.”


Bà viết xong 4 khổ thơ trong buổi chiều hôm ấy nhưng không đưa cho ông mãi đến 13 năm đó ông mới biết. Bài thánh ca này được in rời năm 1869 và năm sau đó, 1870 thì được in trong một cuốn thánh ca.

Dầu đã viết 5 quyển sách trước khi bà về với Chúa năm 1878 (lúc bà được 60 tuổi) và một trong những quyển ấy là quyển “Bước về thiên đàng” trở thành một “best seller” (bán chạy nhất). Bà Prentiss đã sống trong lòng người Cơ-đốc bởi bản dịch Tân ước của bà (Bản dịch Cựu ước của Sarah Flower Adams).



bottom of page