top of page

LỚN BẤY DUY NGÀI (How Great Thou Art)

Hung Tran

Jun 10, 2024

Đức Chúa Trời nói chuyện với chúng ta qua sự sáng tạo của Ngài, trời đất rao sự vinh hiển của Đức Chúa Trời...



“Khi xem muôn vật do tay Chân Chúa sáng tạo chúng. Cứu Chúa của tôi! Lòng cảm xúc bao kinh sợ. Tôi xem sao trời, tôi nghe muôn tiếng sấm rền nổ, khắp khắp đó đây, quyền của Chúa ôi vô bờ.

Hồn ngợi khen Chúa, Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời. Lớn bấy duy Ngài. Quyền bính thay Ngài. Hồn ngợi khen Chúa. Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời. Duy Ngài đại năng, cao cả quyền oai.”



Theo...

...lời kể của GEORGE BEVERLY SHEA: Trong chiến dịch truyền giảng tại vận động trường Harringay (Luân Đôn) năm 1954, bạn tôi là ông Andrew Gray ở nhà xuất bản Pickering và Inglis trao cho tôi một truyền đạo đơn gồm 4 trang trong đó có 1 bài ca mới. Chúng tôi nhận được nhiều sự đóng góp theo cách này, và ban đầu tôi không xem kỹ bài này, nhưng tôi nhận ra rằng nó có lời Anh và Nga, và có tựa rất tôn kính mạnh mẽ: “How Great Thou Art” (Chúa Lớn Bấy)

Vài tuần sau, tôi học biết bài ca mới này của S.K. Hine là kết quả của gần 7 năm hoạt động văn chương, có sự đóng góp của nhiều tác giả và dịch giả. Bài được viết trước tiên vào năm 1885 hoặc 1886 tại Thụy Điển với Mục sư Carl Boberg, nhà truyền giáo danh tiếng cũng là nghị viên của Quốc hội Thụy Điển trong 15 năm. Nguyên tựa của bài là “O Great God” (Đức Chúa Trời cao sâu thay) Bài dịch ra Anh văn ấn hành năm 1925 dưới tựa “O Mighty” (Đức Chúa Trời quyền năng thay), nhưng không được ưa thích và phổ biến lắm.


How Great Thou Art” đến Hoa Kỳ rất là dài dòng. Bản dịch Đức Ngữ được dịch từ nguyên bản tiếng Thụy Điển bởi Manfred von Glehn năm 1907. Năm năm sau, 1912 Mục sư Ivan S. Prokchanoff được biết như là Martin Luther của nước Nga mới – cho xuất bản ở Petersburg bằng tiếng bản xứ có lẽ dịch từ bài của Glohn. Bài này được in trong tập có tựa “Cymbals”, gom góp những bài thánh ca dịch từ nhiều thứ tiếng. Tựa của tập hát này được lấy trong Thi-thiên 150:5 (Cymbals: chập chỏa).


Năm 1922, nhiều tập hát của Prokchanoff, trong đó có Cymbals, được tập họp thành 1 cuốn lớn là “Bài ca của Cơ-đốc nhân”, được xuất bản bằng tiếng Nga ở New York City, được ủng hộ bởi bạn của Prokchanoff. Quyển này khiến cho ông bà giáo sĩ Stuart và Hine chú ý đến bài “How Great Thou Art” và sử dụng để truyền giảng rất nhiều tại Đông Ukraine (thuộc Liên-xô cũ). Sau nhiều năm tôn vinh Chúa bằng Nga ngữ, ông Hine dịch 3 đoạn sang Anh ngữ. Khi đệ nhị thế chiến bùng nổ, ông bà Hine về Anh Quốc, và đoạn thứ tư được thêm vào năm 1948.


Toàn bộ bài được in năm 1949 trong 1 tờ báo Tin Lành Liên-xô do ông Hine xuất bản. Trên khắp thế giới các giáo sĩ yêu cầu cho in lại bài này và nó là một trong những truyền đạo đơn mà chúng tôi nhận được vào năm 1954. Chúng tôi tôn vinh Chúa bài này đầu tiên trong chiến dịch truyền giảng tại Canada năm 1955. Cliff Barrows và ban hát lớn của ông đóng góp phần điệp khúc... Không lâu sau đó chúng tôi dùng bài này trong “Giờ Quyết Định” (Hour of decision) và trong các chiến dịch truyền giảng ở Mỹ. Ở kỳ họp tại New York năm 1957, ban hát gia nhập với tôi để tôn vinh Chúa 95 lần. Nó đã trở thành bài nồng cốt trong mỗi tối ngợi khen Chúa.


Đọc đoạn đầu của bài hát, chúng tôi liên tưởng đến Thi 19:1. Carl Boberg có lần nói cảm hứng của bài là vẻ đẹp của đồng cỏ và hồ ở Thụy Điển sau 1 cơn mưa rào mùa thu.


Stuart Hine cũng viết rằng bản dịch Anh ngữ của ông được thành hình sau một cơn giông tố ở núi Carpathian trong một ngôi làng tại Tiệp Khắc, nơi ông tìm chỗ trú qua đêm. Trong một dịp khác sau này, ông viếng thăm vùng núi Bukovine ở Rumani, và nghe một nhóm tín đồ trẻ tuổi khởi hát với mandoline và guitar trong cảnh đẹp đẽ của rừng núi. Bài họ hát là “How Great Thou Art” với bản Nga ngữ của Prokcharroff, và chính trường hợp này đã cảm động Hine sáng tác đoạn 2.


Phải, Đức Chúa Trời nói chuyện với chúng ta qua sự sáng tạo của Ngài, trời đất rao sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nhưng lớn hơn nữa là sự cứu rỗi dành cho chúng ta. Khôn ngoan thay ! Yêu thương thay ! Như đoạn 3 nói rằng, sự lớn lao hơn sự suy tưởng của tôi, “Tôi không thấu hiểu nổi”.


Ông Hine cũng nói rằng đoạn cuối được sáng tác sau đệ nhị thế chiến, khi nhiều người chạy tị nạn từ Đông Âu sang Anh. Dầu họ tìm được an toàn và tự do, câu hỏi thường được đặt ra với họ là “Khi nào chúng ta trở về quê hương”. Chỉ khi nào chúng ta tới được quê hương trên trời mới hiểu được Đức Chúa Trời cao cả như thế nào. Như Phao-lô nói : ICor 13:12 trong ngày ấy chúng ta sẽ “Hạ mình khiêm nhường tôn thờ Ngài” và tung hô “Đức Chúa Trời cao cả thay !”



bottom of page