top of page

THÁNH CA 28: “PHƯỚC NGUYÊN TỪ TRỜI” (Come Thou Fount of Every Blessing)

Hung Tran

Nov 15, 2023

Mới 17 tuổi mà Robinson đã phạm những tội kinh tởm nhất; ai cũng đinh ninh Robinson cứ đi sâu vào đường phóng đãng thôi...



Tác...

...giả bài thánh ca rất quen thuộc này là Robert Robinson.

Khi Robinson con nhỏ, mẹ chàng ao ước con mình sau này trở nên Mục sư của Anh-quốc giáo, nhưng trái lại, lúc 14 tuổi, chàng tập sự trong một tiệm hớt tóc ở Luân-đôn và trở thành đầu xỏ của đám thiếu niên du đãng khét tiếng của thành phố Luân-đôn. Robinson gây nhiều điều sỉ nhục cho gia đình nên từ đó gia đình không thừa nhận cậu nữa.

Mới 17 tuổi mà Robinson đã phạm những tội kinh tởm nhất; ai cũng đinh ninh Robinson cứ đi sâu vào đường phóng đãng thôi.


Nhưng một chiều nọ,...

“Tụi bây rót thêm rượu cho mụ ấy nữa đi”, gã trẻ tuổi nói. Người đàn bà nghèo khổ có nước da bánh mật đã say đến mức khó đứng vững nổi nữa, nhưng bọn thanh niên hoang đàng vô nhân cứ chuốc rượu thêm cho bà ta.

“Cứ đổ rượu vào miệng mụ đi rồi mụ sẽ bói cho tụi mình,” Robert Robinson la lên.

Mấy tên đàn em chuốc rượu nữa cho đến khi người đàn bà đồng ý đoán tương lai cho chúng, không lấy tiền. Sau khi bà ta tiên đoán một tên du thỉ du thực trong bọn chúng rằng hắn sẽ chết yểu thì hắn phản ứng ngay:

“Mụ say quá rồi, mụ chẳng biết điều mụ đang nói đâu”.

“Ô, mầy phải biết điều đó, chính mày rót rượu cho bả mà!” Robinson trả lời hắn.

Quay lại tên cầm đầu bọn du đãng, người đàn bà với cặp mắt lờ đờ, chỉ một ngón tay run run về hắn bảo:

“Còn mày, gã kia, mày sẽ sống để thấy con cháu mày đấy.” Robinson đột nhiên xanh mặt, bảo ngay: “Ừ, mụ nói đúng, mụ say chẳng biết trời trăng gì nữa thiệt. Thôi tụi mình rút mặc xác mụ ở đó đi”.

Nhưng lời của người đàn bà ấy cứ ám ảnh Robinson không thôi. “Nếu mình sẽ sống để thấy con cháu... hắn nghĩ, mình phải thay đổi cách sống chứ không thể sống thế này mãi được”. Thế là ngay chính hôm ấy, 24.5.1752, Robinson nửa đùa nửa thật dắt cả đám đàn em đến dự cuộc truyền giảng phục hưng, diễn giả là nhà truyền đạo trứ danh thời ấy là George Whitefield.

“Nè, bọn mình tới đó, chế nhạo mấy tên tín đồ Giám lý bịp bợp khốn kiếp đi.” Robinson giải thích cho đồng bọn.


Nhưng Thánh Linh Đức Chúa Trời đã khuấy động tấm lòng phiền muộn và tâm trí hỗ độn của chàng. Trong cơn buồn ngủ, chàng thanh niên ương ngạnh này nghe vang vọng câu Kinh Thánh mà Whitefield giảng trong Ma-thi-ơ 3:7 rằng: “Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã cảnh cáo các ngươi trốn khỏi cơn giận ngày sau?” Sứ điệp ấy khiến Robinson vừa tịnh tâm vừa hãi sợ. Chàng cảm thấy vị truyền đạo đang nói với mình, với chỉ một mình mình thôi.


Vào ngày thứ tư 10.12.1755, hai năm 7 tháng sau khi bài giảng đó, Robinson đã phục hòa với Đức Chúa Trời và tìm thấy sự tha thứ tự do trọn vẹn qua huyết báu của Chúa Giê-xu Christ. Sau này, Robinson viết thư cho nhà truyền đạo đã đầu tiên kết án tội lỗi mình rằng: “Thú thật với ông chính là để dò xem sự trơ trẽn của chỗ đó mà tôi đến. Tôi thương hại sự ngốc nghếch của nhà truyền đạo, sự mê mẩn của người nghe. Tôi ghét cay ghét đắng giáo lý Cơ-đốc. Tôi đến để thương hại những tín đồ Giám lý khốn nạn bị lừa dối nhưng rồi tôi đã ra về với lòng thèm muốn niềm phước hạnh của họ”.


Robinson bắt đầu thay đổi. Chàng rời bỏ cuộc sống trụy lạc của mình. Nhờ sự giúp đỡ của Whitefield và nay một thời gian thử nghiệm, chàng về quê hương tại Norjolk và gia nhập Hội thánh Non-Conformist. Chàng cảm nhận sự kêu gọi hầu việc Chúa, đã tự học và được John Wesley đến Nhà nguyện Hội thánh Giám lý Calvin Norfolk Anh quốc. Tại đó, nhân ngày kỷ niệm Thánh Linh giáng lâm, năm 1758, ba năm sau sự quy đạo kỳ diệu của mình, Robinson viết ra lời tự thuật tâm linh trong những dòng sau:


Phước nguyên từ trời xin chảy vào lòng,

Bật lên khúc ca chúc ơn Ngài.

Suối nhân từ hằng tuôn chảy ngập dòng,

Giục tôi thỏa vui hát một bài.

Nguyện chỉ giáo tôi thi ca bổng trầm,

Mà lưỡi lửa cõi thiên thượng hát.

Để tôi ngợi ngọn ân điển ngàn tầm,

Là non cứu ân non cực lạc (câu 1).


Nhớ lại tiên tri Sa-mu-ên sau trận chiến đánh đuổi quân Phi-li-tin, đã lấy một hòn đá; dựng lên giữa khoảng Mích-ba và Sen, đặt tên là Ê-bên-ê-xe, vì người nói rằng:

“Đức Giê-hô-va đã cứu giúp chúng tôi đến bây giờ” (ISa 7:12), Robinson thấy rằng mình phải ca ngợi một Ê-bên-ê-xe thuộc linh trong lòng chính mình để nghi nhớ

chiến thắng của Đức Chúa Trời trên Sa-tan 3 năm trước đó. Ý thức rằng chính bởi Đức Chúa Trời mà mình được cứu và dâng mình vào chức vụ, Robinson mong

muốn “hòn đá tượng trưng” nhắc nhở chính mình ông rằng: “cho đến nay tôi đến đây được là nhờ ơn của Chúa”. Vì thế ông viết các lời thơ như sau:

“Đến đây là nhờ ơn Chúa phù trì, nguyền xây cất Ê-bên-ê-xe. Nếu Cha đẹp lòng tôi dám nguyện kỳ, miền thiên quốc tôi sớm quay về.” (câu 2)

Nhưng trong câu chót ta nghe dường như một lời tiên tri buồn thảm về cuộc sống của chàng sau này:

“Tự nghiệm tánh tôi ưa xa Thánh Phụ.

Thường hay cách ly Cha Từ Ái...” (câu 3)

Bài hát này một năm sau được in trong quyển “Sưu tập những bài thánh ca được dùng bởi Hội thánh Đấng Christ, ở Angel Alley, Bishopgate” và là bài thánh ca

phổ biến nhất trong số bài Robinson từng sáng tác.


Tháng 12 năm đó, theo lời yêu cầu cá nhân của một thanh niên trong Hội thánh ông, ông đã sáng tác một thánh ca giáng sinh. Với một ít sửa đổi cho hợp với người lớn, chúng ta biết bài này là bài:

“Mighty God, While Angels bless Thee, May A Mortal lisp Thy Name!”.

Là một tín hữu Hội thánh Giám lý, một tín hữu Báp-tít cảm thông, cởi mở, một người theo “Nhóm Ly khai” đồng thời cũng là người của Giáo hội Duy nhất Thần,

Robinson được kể như một nhà truyền đạo hiếm có, người có thể nói rằng: Chúa vừa lòng điều gì, khi nào và như thế nào; ông là tác giả của khá nhiều sách.

Ngoài phần đảm trách chức vụ, ông phải mua và coi sóc một nông trại là nguồn cung cấp nhu cầu cho gia đình ngày càng tăng thêm của ông.


Như đã nêu trên, mấy năm trước khi qua đời một lần nữa Robert Robinson lại buông mình vào tư dục.

Một ngày nọ trong cuộc hành trình bằng xe ngựa, có một thiếu phụ đang chăm chú đọc một quyển sách. Bà ngồi gần Robinson. Thình lình, bà ta quay sang hỏi ông:

“Ông biết tôi thích bài thánh ca nào nhất trong tập này không?” Robinson tìm cách chối khéo câu trả lời cho câu hỏi kỳ lạ đó. Nhưng bà nọ đưa quyển sách cho ông và chỉ ngay bài thánh ca: “Phước nguyên từ trời xin chảy vào lòng”. Rồi bà kể lể sự ưa thích của bà về bài thánh ca đẹp đẽ đó. Cuối cùng Robinson không thể im lặng hơn nữa, ông nói với bà ấy giọng đầy cảm xúc:

“Thưa bà, chính kẻ khốn nạn nầy là tác giả bài thánh ca đó nhiều năm về trước. Và thưa bà, tôi bằng lòng đổi cái thế giới này giá mà làm được vậy để lại có được những phước hạnh sau hồi đó”.


Robert Robinson qua đời ngày 9.7.1790 lúc 55 tuổi, và đã chết như lòng mong muốn một cái chết “êm đềm, đột ngột và đơn cô”.





bottom of page