top of page

CHƯƠNG 2

Hung Tran

Apr 5, 2023

Nhiều giáo sư dạy khoa học tại các trường đại học chẳng bao giờ nói với sinh viên của mình là thuyết tiến hóa từ một tế bào đến một con người chỉ dựa trên những giả thuyết...



VÀ ĐẾN CÁC GIẢ THUYẾT


Nhiều...

...giáo sư dạy khoa học tại các trường đại học chẳng bao giờ nói với sinh viên của mình là thuyết tiến hóa từ một tế bào đến một con người chỉ dựa trên những giả thuyết. Giả thuyết là gì? Nó là một cái gì đó được cho là tất nhiên (được mặc nhiên công nhận) và giả định là sự thật (theo Webster’s Third New International Dictionary , trang 133, xuất bản năm 1983). Trên cương vị là một người tin vào Sự Sáng Tạo, tôi tin rằng Thượng Đế đã tạo dựng vũ trụ và mọi thứ trong trạng thái hoàn toàn trưởng thành (đã có tuổi ). Tôi không thể chứng minh điều này bằng thực nghiệm khoa học, thế cho nên niềm tin này được cho là một thuyết. Tôi tin nó là thật. Những nhà theo thuyết tiến hóa cũng vậy, họ có những giả thuyết. Họ đã thực hiện nhiều bước cần thiết để cố gắng minh chứng sự tiến hóa từ một tế bào thành con người. Nói cách khác, các nhà tiến hóa giả định rằng những hóa chất vô cơ đã làm xuất hiện tế bào sống đầu tiên đó, một tế bào mà lần hồi đã tiến hóa trở thành những dạng thức phức tạp hơn nữa của sự sống. Không có thực nghiệm khoa học nào chứng minh giả thuyết từ phân tử đến con người cả. Là một người theo thuyết tiến hóa, G. A. Kerkut đã đưa ra một bản danh sách các giả thuyết chính của sự tiến hóa. Đó là những giả thuyết chủ yếu mà một người theo thuyết tiến hóa “cho là tất nhiên” hay “giả định” là thật. Toàn bộ “khoa học từ phân tử đến loài người” được xây dựng trên những giả thuyết, nhưng bạn hiếm khi, hoặc chẳng bao giờ thấy họ liệt kê chúng ra trong một trường trung học hay đại học.

* Có bảy giả thuyết cơ bản thường không được bàn đến trong những cuộc hội thảo về sự tiến hóa. Nhiều nhà theo thuyết tiến hóa bỏ qua sáu giả thuyết đầu và chỉ chú trọng đến giả thuyết thứ bảy.

Các giả thuyết đó như sau:

1. Giả thuyết đầu tiên là: Những thứ vô cơ đã làm xuất hiện vật chất sống, tức là sự tự sinh đã diễn ra.

2. Giả thuyết thứ hai là: Sự tự sinh chỉ xuất hiện một lần duy nhất.

3. Giả thuyết thứ ba: Vi-rút, vi khuẩn, thực vật và động vật đều liên quan với nhau.

4. Giả thuyết thứ tư: Nguyên sinh vật (dạng sống đơn bào) làm xuất hiện metazoa (dạng sống đa bào).

5. Giả thuyết thứ năm: Các loài thuộc hệ động vật không xương sống có mối quan hệ với nhau.

6. Giả thuyết thứ sáu cho rằng động vật không xương sống là tiền đề (làm xuất hiện) cho động vật có xương sống.

7. Giả thuyết thứ bảy: Trong giới động vật có xương sống, loài cá là tiền đề cho lớp lưỡng thê, lớp lưỡng thê là tiền đề cho loài bò sát và loài bò sát là cội nguồn của chim chóc và động vật” (Implications of Evolution, G. A. Kerkut, 1960).


TỪ PHÂN TỬ ĐẾN NGƯỜI LÀ MỘT GIẢ ĐỊNH


Toàn bộ thuyết tiến hóa gồm hết thảy những “giả thuyết” mà tiến sĩ Kerkut đã nêu ra. Nói cách khác, không có một (ngành) khoa học thực nghiệm (kiểm chứng được, và tái thực hiện được (mà vẫn cho kết quả như nhau - ND) nào làm nền tảng cho thuyết tiến hóa cả. Toàn bộ tiến trình từ vật chất vô cơ, không có sự sống, đến vật chất hữu cơ, sự sống đầu tiên, sự biến đổi từ tế bào đến con người và cây tùng khổng lồ đều là giả thuyết.

Tiến sĩ Kerkut đã nêu rõ ràng giả thuyết về sự tiến hóa của mọi sự sống đều bắt đầu từ tế bào đầu tiên đó. Tuy nhiên, nhờ kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học khám phá là có sự khác biệt về bản chất của tế bào trong các loại động vật khác nhau. Kính hiển vi cho thấy những chất sống trong Cây tiến hóa không có vẻ gì liên quan với nhau hết. ICo1Cr 15:39 chép:“Mọi xác thịt chẳng phải là đồng một xác thịt, nhưng xác thịt loài người khác, xác thịt loài thú khác, loài chim khác, loài cá khác.” Điều này được viết 1900 năm trước khi các khoa học gia khám phá ra sự khác biệt các phần tử tế bào trong các sinh vật. Chúa tạo ra sự sống và mặc khải cho sứ đồ và các tiên tri để ghi lại chi tiết của sự tạo dựng mà các khoa học gia bây giờ mới bắt đầu khám phá ra. Chúa nói có nhiều loại thịt khác nhau trong cơ thể của các tạo vật trên đất. Thiên thể cũng có nhiều loại khác nhau - ngôi sao này khác với ngôi sao khác, và cũng không giống mặt trăng (ICo1Cr 15:41). Các nhà thiên văn ước lượng có một triệu tỉ tỉ (1024) ngôi sao. Những cuốn từ điển Anh văn đầy đủ nhất có ít hơn 800.000 từ. Thế mà Chúa của Thánh Kinh có một cái tên và một con số cho mỗi ngôi sao, “...và đặt tên hết thảy”! (EsIs 40:26). Quyền năng và sự khôn ngoan của Thượng Đế quả là vô biên.

Từ ngôi sao lớn nhất đến một nguyên tử nhỏ nhất, tầm vóc và sự phức tạp của vũ trụ không cắt nghĩa được, ngoại trừ bằng ngôn ngữ của một Nhà Thiết Kế và Sáng Tạo vô cùng cao xa hơn loại “tiến trình ngẫu nhiên” hoặc kỹ thuật của loài người.

Nhiều khoa học gia giả định là sự sống đến từ hóa chất vô cơ (The Mystery of Life’s Origin, Charles Thaxton, Walter Bradley, Roger Olsen, 1984) và điều này chỉ xảy ra một lần. Họ nói rằng những gì ta thấy đang sống, bất kể thực vật hay động vật, đều từ tế bào đơn thuần, nguyên thủy đầu tiên đó. Hầu hết các nhà tiến hóa không tin rằng có một sự sống bắt đầu ở Amazon (Nam Mỹ), một sự sống khác ở Phi Châu và một khác nữa ở Arizona (Bắc Mỹ). Họ cho là cái không có sự sống đã sinh ra sự sống trong một tế bào và tế bào này trở thành tổ phụ của mọi cây cỏ và động vật.

Tại sao các nhà khoa học như tiến sĩ Kerkut lại giả định là sự kiện lạ lùng đó chỉ xảy ra một lần? Bởi vì cơ may để sự sống thoát ra từ cái không có sự sống là vô cùng nhỏ nhoi đến độ có thể coi như là không có được nếu thiếu một Nhà Thiết Kế thông minh. Tiến sĩ Henry Morris và tiến sĩ Gary Parker của Viện nghiên cứu về Sáng tạo có ghi lại xác suất của nguồn gốc ngẫu nhiên của sự sống trong quyển Khoa học sáng tạo là gì ? (What is Creation Science? - trang 269-276). Nếu toàn bộ vũ trụ cô đặc với hạt điện tử, con số tối đa sẽ là 10130 hạt. Nếu mỗi hạt có thể thực hiện một trăm tỉ tỉ sự kiện (tức bước tiến lên trong tiến hóa) trong mỗi giây, liên tiếp 3.000 tỉ năm (100 lần già hơn tuổi vũ trụ được nhiều người giả định và tin), thì trong khoảng thời gian lịch sử của vũ trụ sẽ có 10127 sự kiện có thể xảy ra. Thế nhưng, để có một loạt 1.500 sự kiện xảy ra theo tuần tự (không có Chúa trợ giúp - những sự kiện này có thể biến đổi từ hóa chất không có sự sống trở thành tế bào sống) chỉ có một cơ may xảy ra trong 10450 (hay 1/10450) lần sự kiện. Có nghĩa là xác suất tiến hóa là số không! Không có đủ điện tử trong vũ trụ để tạo cơ may cho một tế bào sống của một khoa học gia theo thuyết tiến hóa. Thế mà các nhà khoa học này, những người không tin Chúa, vẫn có mặt ở đây. Làm sao họ đến đây được? Không tin Chúa, họ chỉ còn một chọn lựa là thuyết tiến hóa từ hóa chất không có sự sống, trải qua bao nhiêu vạn kỷ thời gian để trở thành tế bào sống rồi sau cùng thành con người. Gần 150 năm rồi, có nhiều khoa học gia lỗi lạc trên thế giới cố gắng biến hóa chất không có sự sống thành một cấu trúc nào đó để có thể tạo sự sống, nhưng chẳng một ai thành công.


MỘT TẾ BÀO KHÔNG PHẢI ĐƠN GIẢN


Một tế bào đơn thuần có thể tự tái tạo không phải là đơn giản. Tiến sĩ Leon Long, ngành khoa học địa lý của viện đại học Texas tại Austin, là một nhà tiến hóa, viết như thế này: “Trong số các sinh vật đầu tiên có loại vi khuẩn và loại tảo màu xanh lợt. Chúng đơn giản giống như một tế bào tự túc, nghĩa là không phải đơn giản lắm, vì một số vi khuẩn có thể tổng hợp khoảng 3000 đến 6000 hợp chất với tốc độ lối một triệu phản ứng một giây! Tế bào vi khuẩn và tảo màu xanh lợt chứa đựng đúng một phân tử DNA và nó không có một cấu trúc bên trong rõ ràng như nhân, nhiễm sắc thể, và màng nội tại.” (Geology , Leon E. Long, 1974, trang 172).

Chúng ta có ngạc nhiên khi nghe các nhà khoa học nói rằng đời sống từ hóa chất không có sự sống chỉ xảy ra có một lần không? Theo tiến sĩ Long thì dạng sống đơn giản nhất có thể phản ứng một triệu lần trong một giây! Cái gì rắc rối như vậy cần phải có một Nhà Thiết Kế, đó là Đấng Tạo Hóa.

Các khoa học gia không nói nhiều về sự tiến hóa của màng tế bào. Cái màng đóng vai trò bức tường bên ngoài (hay là da) của tế bào rất rắc rối. Chiếc màng này cho phép tập trung đặc biệt nhiều hóa chất và dung dịch vào và ra khỏi tế bào. Nếu sự tập trung vài hóa chất này thay đổi chừng 1/1.000.000, tế bào sẽ chết. Ở một điểm vô cùng nhỏ của vũ trụ, làm sao các hóa chất đó tập hợp đúng loại, cường độ và cùng một lúc? Hơn nữa, làm sao cái màng của tế bào thành hình quanh nó đúng vào lúc đó để chỉ cho nó biết đúng loại hóa chất nào cần phải vào hoặc thoát ra khỏi tế bào (vì nó “biết,” lẽ dĩ nhiên, loại hóa chất nào phải hoặc không phải là gì - nói khác hơn, nó biết hóa chất nào là cần thiết để nhận và không cần thiết nữa để thải ra - ND)? Và làm thế nào những thứ này biết tự sinh sản mà không chết trong tiến trình?

Chúa của Thánh Kinh nói Ngài tạo dựng, tạo dựng, tạo dựng! Tạo vật của Ngài bất chấp những giải thích của thuyết tiến hóa. Tạo vật cần có người thiết kế. Nó đòi hỏi sự sống phải thực hiện đầy đủ chức năng ngay từ ban đầu. Sinh vật học nhìn nhận điều này với một định luật được chứng minh tốt nhất: Sự sống tạo ra sự sống! Nếu cái gì đang sống, nó sống vì có cái khác cũng đã sống và tạo ra nó. Thánh Kinh nói Chúa Hằng Sống là Đấng tạo ra sự sống. Câu này phù hợp với những gì chúng ta thấy trong sinh vật học. Sự sống luôn luôn đến từ sự sống.

Thế nhưng, các nhà hóa học theo thuyết tiến hóa thực hiện các thí nghiệm cốt là để đưa ra những phương tiện đã tạo ra sự sống mà không cần đến Thượng Đế. Nhiều thí nghiệm trong số này cho là bầu khí quyển của trái đất lúc nguyên thủy hoàn toàn khác so với bây giờ. Bầu khí quyển của Mộc tinh được coi là giống với trái đất trước kia. Hơi nước, khí hydro, khí ammoniac và khí mêtan là những chất được cho là có tồn tại trong bầu khí quyển. Vào năm 1953, một nhà hóa học, tiến sĩ Stanly Miller, cho bốn chất này vào một cái lọ bằng thủy tinh, rồi nấu lên và cho những tia điện bắn vào. Ông thu được một chất màu hồng chảy vào ống nghiệm. Chất lỏng này có chứa amino axít (axít amin - ND). Amino axít là thành phần căn bản tạo nên chất đạm (protein). Chất đạm có thể coi là một phần của mô sinh vật, nhưng vẫn không phải là sự sống. Loại thí nghiệm kiểu Miller không chứng minh được các hóa chất tiếp tục tiến tới và tiến lên để tạo ra sự sống, nhưng tiến hóa theo lối này được coi như là đã xảy ra. Trên thực tế, không có di chứng hóa thạch của địa cầu hay trong các đại dương là hơi nước, khí hydro, ammoniac và mê-tan đã qui tụ lại đúng như trong thí nghiệm của Miller đã từng xảy ra ngoài thiên nhiên.

Quyển Bí Mật Về Nguồn Gốc Sự Sống (The Mystery of Life’s Origin), cho là không thể có tiến hóa hóa học, chưa được các nhà tiến hóa trả lời. Phản ứng hóa học tình cờ không thể tạo ra sự sống! Tiến sĩ Miller và những người ủng hộ ông không tạo ra được gì gần gũi với sự sống bằng các hóa chất. Dennis Petersen trong quyển sách giàu thông tin của ông, quyển Khám Phá Những Bí Mật của Sự Sáng Tạo (Unlocking the Mysteries of Creation) đã thuật lời của tiến sĩ Henry Morris như sau:

“Không biết hóa chất gì trong thời nguyên thủy...cho đến... không biết phương pháp gì, hiện nay không còn nữa...đã tạo ra...

không biết hình thể sự sống gì, hiện không tìm thấy...nhưng có thể... không biết phương pháp tái tạo sự sống...trong một...

không biết thành phần khí quyển như thế nào...trong một...

không biết nước biển pha trộn thế nào...ở... không biết thời gian và địa điểm.”

Hãy chứng minh bất cứ điều không biết nào vừa kể của phái tiến hóa với đầy đủ các thí nghiệm khả thi thì bạn sẽ đoạt giải Nobel về khoa học!


MỘT NHÀ THIẾT KẾ TRỰC TIẾP TẠO SỰ SỐNG


Chúng ta đừng quên rằng người theo thuyết tiến hóa nói là không có Chúa, không có quyền năng trên cao, không có nhà thiết kế, không có ai đã làm cho sự sống bắt đầu.

Như vậy là không có ai, cộng với thời gian, cộng với ngẫu nhiên (hoặc là không có ai, cộng với không có gì hết), cho ra mọi sự! Vậy, cho dẫu những thí nghiệm của Stanley Miller chứng minh được tiến hóa hóa học (họ đã không làm được điều này!), chúng ta vẫn cần một nhà thiết kế (ông Miller) để tạo ra sinh vật của ông ta. Có phải việc một nhà thiết kế khoa học trực tiếp làm thí nghiệm với những đo lường rất cẩn thận trong phòng thí nghiệm đủ để chứng minh sự sống đã xuất hiện mà không cần một nhà thiết kế tạo hóa (không có Chúa) trong một hoàn cảnh hoàn toàn may rủi, từ chốn sình lầy nguyên thủy không? Dĩ nhiên là không! Chúa chúng ta xứng đáng nhận sự tôn kính và vinh hiển cũng như sự ngợi khen vì chính Ngài, duy Ngài đã tạo ra mọi sự (KhKh 4:11). Chúng ta có thể tin Chúa và tin lời Ngài, tức Kinh Thánh. Không gì khó đối với Ngài (Gie Gr 32:17). Ngài là Chúa làm được mọi sự (LuLc 1:37).


CÓ AI ĐÃ TỪNG TRÔNG THẤY MỘT ĐIỆN TỬ?


Một nhà khoa học vĩ đại của thời đại không gian, tiến sĩ Werner von Braun, đã nói:

“Không có ai tiếp cận với quy luật và trật tự của vũ trụ mà không đi đến kết luận rằng nó phải được thiết kế có mục đích trong mọi sự...Càng hiểu rõ những phức tạp và những bí ẩn của vũ trụ, chúng ta càng có lý do để thán phục sự thiết kế cố hữu làm căn bản cho cả vũ trụ.

Chỉ tin một kết luận - mọi việc trong vũ trụ đều xảy ra cách tình cờ - là đã phạm đến bản chất khách quan của khoa học. Quá trình ngẫu nhiên nào có thể tạo bộ óc hoặc hệ thống tri giác của con người? Họ (những nhà tiến hóa) thách đố khoa học chứng minh sự hiện diện của Chúa. Nhưng chúng ta có cần thắp ngọn nến để nhìn thấy mặt trời không?... Họ nói họ không hình dung được một nhà thiết kế. Thế thì, có nhà vật lý nào hình dung được điện tử không?... Lý do kỳ quái nào đã khiến cho nhiều nhà vật lý chấp nhận cái không thấy được, là điện tử, là có thật mà lại từ chối nhìn nhận Đấng Thiết Kế với lý do họ không thể thấy được Ngài?...” (Unlocking the Mysteries of Creation , Dennis R. Petersen, 1988, trang 63.)

Hãy hỏi bất cứ nhà khoa học nào là họ tin có điện tử không. Họ sẽ trả lời: Dĩ nhiên.” Hỏi nhà khoa học đó có bao giờ họ thấy điện tử không, họ sẽ trả lời: Không.” Khoa học gia tin điện tử do đức tin khi họ quan sát kết quả của các hoạt động điện tử.

Như vậy không phải cũng giống như đức tin nơi Chúa sao? Chúng ta không nhìn thấy Chúa, nhưng chúng ta có thể “thấy” Ngài qua các công việc tay Ngài làm, đó là Sự Sáng Tạo Vũ Trụ. Rô-ma 1 giải thích là khi chúng ta tìm hiểu những phức tạp của vũ trụ - đại vũ trụ và các tiểu vũ trụ, chúng ta phải nghĩ đến ai tạo ra chúng, khiến chúng hoạt động và giữ chúng quần tụ lại với nhau.


NHỮNG SUY ĐOÁN ĐIÊN CUỒNG


Nếu các nhà khoa học tìm hiểu những ngôi sao lớn nhất và những nguyên tử nhỏ nhất mà không tôn trọng Chúa - Đấng Tạo Hóa, và không cám ơn Ngài thì họ trở thành những kẻ suy đoán điên cuồng (RoRm 1:18-23). Có phải sự tiến hóa của một người từ một tế bào đơn thuần là suy đoán điên cuồng không? Tiến sĩ Harrison Matthews, người viết phần giới thiệu cho quyển sách của Darwin: Nguồn Gốc Các Loài Do Sự Chọn Lọc Tự Nhiên, Hay Là Sự Bảo Tồn Các Giống Ưu Đãi Qua Sự Đấu Tranh Sinh Tồn (Origin of Species by Means of Natural Selection or the Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life ) khẳng định:

“Sự thật về tiến hóa là xương sống của sinh vật học và sinh vật học đang đứng ở một chỗ kỳ lạ: nó là một khoa học được dựng từ một lý thuyết không được chứng minh. Vậy đó là khoa học hay đức tin? Tin vào thuyết tiến hóa hoàn toàn giống như tin vào một sự tạo dựng đặc biệt - cả hai quan niệm này, người tin biết là đúng, nhưng cho đến bây giờ không cái nào được chứng minh.” (L. Harrison Matthews, 1971, trang XI).

Tiến sĩ Matthews, một nhà tiến hóa, cho rằng tiến hóa không có thể chứng minh bằng khoa học được, đó chỉ là một suy đoán do đức tin. Nhưng tiến sĩ Ernst Mayr, giáo sư danh dự của trường đại học Harward viết:

“Kể từ Darwin, mọi người hiểu biết đồng ý là con người từ loài khỉ mà ra. Ngày nay không còn cái gọi là thuyết tiến hóa. Đó là sự thật tiến hóa” (Tạp chí Omni, số tháng 2/1983, trang 74). Tạp chí Omni truyền bá thuyết tiến hóa. Tiến sĩ Mayr trình bày sự tiến hóa vô thần như là một sự thật mặc dầu Đấng Tạo Hóa nói trong Rô-ma 1 rằng mọi người đều biết rõ: “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi ” (RoRm 1:18-19). 1:22 tiếp lời: “Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại.” Tiến sĩ Tahmisian thuộc Hội Đồng Năng Lượng Nguyên Tử (Atomic Energy Commission) đồng ý:

“Khoa học gia nào đi dạy thuyết tiến hóa là một sự việc có thật trong đời sống là bọn lừa gạt rất thạo, và chuyện họ kể ra có thể là chuyện bịp lớn lao chưa từng có. Khi giải thích về tiến hóa, chúng ta không có một mảy may sự thật nào cả.” (The Fresno Bee, tiến sĩ T. N. Tahmisian, 20/08/1959).

Isaac Asimo và Carl Sagan đã trình bày tiến hóa không như là lý thuyết mà như là một sự việc thật đã được chứng minh. Họ làm điều này không có một mảy may nào là thật. Nhà tiến hóa D. M. S. Watson nói hay nhất:

“Tiến hóa được chấp nhận bởi các nhà động vật học không phải vì người ta đã quan sát thấy nó xảy ra hoặc vì có một luận cứ mạch lạc và hợp lý, nhưng vì... không có giải thích nào đáng tin hơn.

Trong khi sự kiện tiến hóa được các nhà sinh vật học tiếp nhận, cách thức nó đã xảy ra và cơ cấu đã tạo ra sự tiến hóa vẫn còn chưa vững chắc.

...Lý thuyết của tiến hóa là lý thuyết được chấp nhận cùng khắp không phải vì nó có thể được chứng minh là đúng bởi những bằng chứng chặt chẽ và logic, nhưng vì chỉ có một chọn lựa khác là tạo dựng đặc biệt, điều đó rõ ràng không thể tin được.” (bài Adaption, tạp chí Nature số ra ngày 8/10/1929, trang 231-233). Đấng rõ ràng không thể tin được được nói trong Thi Tv 19:1 rằng:

“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm.”


TẠO VẬT KỲ DIỆU CỦA THƯỢNG ĐẾ


* CHIM MÁY ẤP *

Loài Megapode hay “chim máy ấp” ở Châu Úc là một loài chim rất độc đáo. Nặng khoảng 1,5 đến 2kg, chim này rất giống một con gà mái hay gà tây nhỏ. Nhiều người Úc bản xứ gọi nó là gà tây bụi.

Loài chim này không giống bất cứ loài chim nào khác. Vậy, nếu tiến hóa thì nó tiến hóa từ giống gì? Gần đây, tạp chí Scientific American (số 265, tháng 12/1991, trang 108-114) có viết một bài tư liệu rất hay về lời giải thích của tiến hóa cho nguồn gốc loài chim này, một loài chim vốn ít được biết đến.

Tất cả các loài chim khác đều dùng thân nhiệt để ấp trứng ngoại trừ loài chim này.

“Thay vào đó, chúng chất những đống lớn các vật liệu vụn vặt để làm máy ấp; hơi ấm do sự lên men các hợp chất hữu cơ thực hiện công việc này. Có một loài làm cái đống máy ấp (scrub fowl) này cao 6,6 m và rộng đến 16,6 m” (Life Nature Library: The Birds , Roget Tory Petersen, 1973, trang 140).

Thay vì dùng thân nhiệt để ấp trứng (như loài gà ngồi bên trên trứng của nó), chim máy ấp dùng hơi nóng tỏa ra do sự lên men, hoặc “...có loại dùng sức nóng mặt trời và có loại khác dùng sức nóng tỏa ra từ các núi lửa đang hoạt động.” (The New Encyclopedia Britanica , đại học Chicago ấn hành năm 1990, trang 1011).

Một con chim dùng sức nóng núi lửa hay sức nóng do sự lên men của cây cỏ (chất hữu cơ - ND) để ấp trứng: thật khó tin! Nếu có loài nào không thể tiến hóa thì loài chim máy ấp của Châu Úc và con bọ quýt chính là loài đó.

Con mái có trách nhiệm làm hai việc. Thứ nhất, nó phải thử cái ổ để biết chắc có thể dùng ấp trứng được hay không. Thuyết tiến hóa có lời giải thích nào về khả năng có thể đánh giá sự thích hợp của cái ổ được đào sâu xuống đất khoảng 90 cm, cao trên mặt đất từ 3 m trở lên và bề ngang đo được 16,6 m? Và điều gì thúc đẩy một con chim trống nặng hơn 1 ký lô lo cất một cái ổ khổng lồ thứ hai nếu con mái chê ổ trước?

Sau khi chấp nhận cái ổ, trách nhiệm thứ hai của con chim mái được thực hiện. Nó đẻ từ 20 đến 35 trứng theo tốc độ cứ 3 ngày một trứng trong vòng 7 tháng. “...Có thể luôn luôn có 16 trứng trong ổ.” (như trên, trang 109). Mỗi trứng nặng khoảng trên 200 gram, to gần như trứng đà điểu. Công việc hết sức nặng nề đối với một con chim mái chỉ nặng hơn một ký lô. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi làm xong phận sự đẻ trứng, con mái bỏ đi, không bao giờ trở lại. Nó không dự phần vào việc ấp trứng và nuôi con. Điều này chắc không phải lối tiến hóa thông thường của các vị rồi!

Đến lúc này thì con trống bắt đầu thực hiện công việc Chúa ban là điều khiển việc ấp những cái trứng chôn sâu trong ổ. Để giữ cho lũ chim con sống được cần phải giữ nhiệt độ 91oF (32,8oC). Vâng, đúng 91oF! Nếu con trống muốn lũ con của nó sống, nó không được để cho nhiệt độ tăng hoặc giảm hơn một độ! Làm thế nào mà con chim trống có thể giữ nhiệt độ đều đặn ở mức 91oF trong đống cỏ rác rưởi đang phân hủy?

Các khoa học gia không đồng ý về cách thức con chim dùng để đo nhiệt độ. Có người nghĩ cái mỏ chim chính là hàn thử biểu của nó. Người khác cho là cái lưỡi nó có thể phân biệt 91oF và vài phần mười độ bách phân trên hoặc dưới 91oF.

Vấn đề là ở chỗ này, làm cách nào con chim có thể tiến hóa cái khả năng đo nhiệt độ một cách chính xác bằng cái mỏ hoặc cái lưỡi của nó? Thuyết tiến hóa cho là không có gì tiến hóa cho đến khi có nhu cầu. Làm sao con chim biết được nó cần có khả năng giữ trứng ở 91oF? Nó sẽ bị nóng hoặc lạnh và chết trước khi nó biết điều này. Và loài vật đã chết sẽ không tiến hóa để tiến lên một hình thức cao hơn.

Bạn có thể hỏi, “Vậy làm cách nào con chim giữ trứng ở nhiệt độ 91oF?” Chim trống đào sâu trong ổ để kiểm soát nhiệt độ. Trong những ngày nóng, nó có thể chất thêm cát trên đỉnh ổ để che mặt trời. Nó cũng có thể sắp xếp lại nguyên đống lá và cỏ mục vài lần một ngày.

Ngày mát trời, chim trống sẽ đẩy vật liệu ở trên đỉnh ra để có thêm ánh sáng mặt trời rọi vào đống vật liệu hữu cơ đang phân hóa. Để giữ ẩm độ ở mức 99,5% chung quanh trứng, nó có thể đào những lỗ hình nón về phía trứng để có thêm ẩm độ vào sâu trong ổ. Giữ nhiệt độ và ẩm độ thật đúng là một việc khó. Về sự chính xác cần thiết cho việc giữ nhiệt độ để ấp, Seymour viết:

“Phương pháp này hết sức chính xác: thêm một cm vật liệu tươi mới vào đống vật liệu cũ sẽ tăng nhiệt độ khoảng 1,5oC” (như trên, Roger Seymour, trang 110).

Không những buộc phải giữ trứng ở nhiệt độ 91oF và 99,5% độ ẩm mà chim con còn cần có đủ không khí để thở nữa. Con chim trống cung cấp không khí tươi mát cho lũ chim con bằng cách mỗi ngày nó đào xuống đến nơi để trứng. Nhưng chim con cần nhận không khí từ trong vỏ trứng. Cách làm cho không khí được đưa vào vỏ trứng và việc con mái làm lúc nó tạo vỏ trứng. Trứng có hàng ngàn lỗ nhỏ. Trên vỏ trứng dày, những lỗ này có hình nón như bánh đựng kem với phần nhọn nằm ở phía trong. Khi chim con tăng trưởng, nó không có đủ không khí từ cái đuôi của lỗ đó, cho nên nó bắt đầu phá bỏ lớp màng phía trong của vỏ trứng. Vỏ trứng từ từ mỏng đi, và lỗ từ từ lớn lên, và con chim con có nhiều không khí hơn. Thật tuyệt! Cách thức chim nở cũng độc đáo hơn các loài chim khác. Khác với các loài chim khác, loài này sẵn sàng để bay với đầy đủ lông cánh ngay khi ra khỏi trứng. Khi nở xong nó cần đến 3 ngày để đào đường lên, thoát khỏi đống ổ. Làm sao nó biết phải đào đường ra bằng không sẽ chết? Nó không được cha hay mẹ dạy dỗ, vậy mà, nó nằm ngửa trên lưng và đào cho đến khi thoát ra ngoài. Rõ ràng, Chúa của Thánh Kinh có liên hệ đến mọi khía cạnh của tạo vật của Ngài. Khi ra khỏi rồi, chim con phải tự lo. Nó không được cha hay mẹ cho ăn và săn sóc. Khi nó trưởng thành, con trống sẽ xây một cái tổ vĩ đại làm máy ấp cho trứng của con mái. Nó sẽ xây cái tổ vĩ đại và chính xác đó mà không cần sự chỉ dạy nào của ba mẹ. Đó không phải là cung cách được học hỏi. Làm sao con chim này biết sự quan trọng của 91oF? Những người có tên tuổi dám bảo là loài chim này là sản phẩm vô tình cộng với thời gian, cộng với sự ngẫu nhiên. Nhưng làm sao con chim máy ấp có thể tồn tại? Chỉ vì một lý do, Chúa của Thánh Kinh sống và có liên hệ đến tạo vật của Ngài.



HỘI THÁNH TIN LÀNH TRƯỞNG NHIỆM GARDEN GROVE
Quận Cam-vùng nam California
​11832 South Euclid St, Garden Grove,
CA. 92840
Orange County​-Southern California
​Tel: 714-638-4422    

Email: vpcgg.ca@gmail.com

SUBSCRIBE FOR EMAILS

Thanks for submitting!

Copyright Ⓒ 2023 vpcgg (PC-USA). All rights reserved. 

bottom of page