top of page

CHƯƠNG 8

Hung Tran

Mar 21, 2023

Có nhiều giả thuyết đã được đề ra, dầu vậy, dĩ nhiên là Đức Chúa Trời chẳng cần đến một nguyên nhân tự nhiên nào; Ngài chỉ cần dùng quyền tể trị của mình, cất tiếng phán và thế là mưa rơi xuống gây lũ lụt khắp địa cầu...



SỰ TAN BIẾN CỦA LỚP MÀN HƠI NƯỚC


Điều...

...gì có thể đã khiến cho lớp màn hơi nước rơi xuống thành mưa? Có nhiều giả thuyết đã được đề ra, dầu vậy, dĩ nhiên là Đức Chúa Trời chẳng cần đến một nguyên nhân tự nhiên nào; Ngài chỉ cần dùng quyền tể trị của mình, cất tiếng phán và thế là mưa rơi xuống gây lũ lụt khắp địa cầu.

Một ý tưởng được đề ra về sự kết tủa hơi nước tạo thành mưa là do một thiên thạch rơi xuống trái đất, làm bắn lên không trung rất nhiều đám mây bụi và chúng hòa vào trong hơi nước. Các hạt bụi làm trung tâm cho sự ngưng tụ để hình thành những giọt mưa và thế là lớp màn hơi nước rơi xuống. Cùng với ý tưởng này là một ý kiến cho rằng việc trái đất đã bị nghiêng 23,5o do vụ nổ thiên thạch gây ra đã tạo nên hai đầu cực băng giá và bốn mùa.

Một giả thuyết khác cho rằng một số lượng lớn các núi lửa bùng nổ cùng một lúc khắp cả trái đất, và tro bụi núi lửa đã làm ngưng tụ hơi nước thành giọt và mưa đã rơi xuống. Có lẽ tất cả những biến cố địa chất này đã xảy ra cùng một lúc - thiên thạch chạm vào trái đất, làm rạn nứt bề mặt trái đất, và từ đó hình thành việc phun trào của hàng loạt núi lửa.

Nếu đã có hoạt động núi lửa vào thời điểm của cơn lụt, thì bụi núi lửa phải được tìm thấy trong những lớp băng lâu đời và sâu cũng như những tạp chất bị đông cứng (frozen muck). Ở cực nam và cực bắc, những phiến băng già nhất và những tạp chất bị đông cứng có đầy dẫy tro bụi núi lửa. Lập trường sáng tạo đã đứng vững.

Một sự gia giảm nhiệt độ đột ngột và lâu dài từ một môi trường với hiệu ứng nhà kính khắp trên bề mặt trái đất (hệ thống trời và đất #1) sang một môi trường mà hai đầu cực phủ băng, nhiệt độ thì trung bình (hệ thống trời và đất #2) đã xảy ra suốt thời gian lớp màn hơi nước bị tan biến và cơn lũ. Năm 1893, chỉ một ngọn núi lửa bùng nổ thôi, ngọn Krakatau, đã làm giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống 5 độ trong vòng một năm. Tro bụi từ ngọn Krakatau bắn lên cao đến 30 dặm trong bầu khí quyển và một loạt những con sóng thủy triều dâng cao đã cuốn qua các đại dương với độ cao cao nhất là 120 bộ (khoảng 40 m). Con sóng cao không ngờ này đã quét sạch nhiều dặm sâu trong đất liền tại Java và Sumatra.

Nếu tro bụi của một núi lửa có thể làm giảm nhiệt độ của cả trái đất xuống trong cả một năm, thế thì cảnh hỗn loạn và những biến cố địa chất tạo nên do hàng trăm những núi lửa phát nổ cùng một lúc sẽ ra thế nào? Phải chăng Kinh Thánh đã mô tả hoạt động núi lửa diễn ra vào ngày thứ 17 của tháng thứ 2 không:“...chánh ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra,...” (SaSt 7:11)? Đây là ngày đầu tiên của sự tụt giảm nhiệt độ đột ngột và lâu dài, mà những ảnh hưởng của nó chính là bằng chứng cho điều này.

Tờ Tin Tức Khoa Học (Science News) tháng 6/1991 đã chạy hàng tít như sau: “


NÚI LỬA CÓ THỂ LÀM LẠNH KHÍ HẬU, LÀM GIẢM ÔZÔN”


Bài báo đó khẳng định:“Vụ nổ ngọn Pinatubo có thể làm cho trái đất lạnh thêm một chút trong vài năm sau đó và thúc đẩy sự hư hại của tầng ôzôn trên nhiều vùng rộng lớn của thế giới...” (trang 7).

Khoa học có từ gọi là Vành Đai Lửa. Vài ngàn năm trước, các núi lửa đã phát nổ một lượt khắp trên thế giới. Điều gì khiến xảy ra biến cố địa chất lớn này? Đây có thể là ngày thứ 17 của tháng thứ 2 chăng?


NHỮNG CON VẬT BỊ ĐÔNG CỨNG NHANH CHÓNG


Khoa học tiến hóa không có câu trả lời nào cho sự tồn tại của nhiều con vật bị đông cứng nhanh chóng được tìm thấy ở nhiều nơi quanh địa cầu. Trong số những con vật bị đông lạnh này có những con tê giác, linh cẩu, bò, hổ răng kiếm, hà mã, bò rừng bizon, lừa, báo, dê rừng, và những con ma mút đầy lông khổng lồ. Con tê giác bị đông cứng đang làm gì ở Siberia? Phải chăng nó đang nghỉ hè, và trước khi kịp trở về Châu Phi, thì nó bị đông cứng trong trận bão tuyết? Không, có những loài động vật nhiệt đới sống ở Siberia trước cơn lũ trong thời Nô-ê! Lúc đó, trái đất là một nhà kính từ cực này đến cực kia do tác động của màn hơi nước. Điều này gây nên một vấn đề căng thẳng cho những nhà tiến hóa. Điều gì xảy ra khi đó đã nhanh chóng làm đông cứng các động vật và cây cỏ nhiệt đới ở Siberia? Không có con nào trong số những “hóa thạch” đông cứng này là những động vật đang ở dạng sống chuyển đổi. Tất cả những con vật rất cổ xưa này đều là những loài phân biệt. Chúng dễ dàng phân biệt và cũng rất dễ phân loại như bò và voi ma mút chẳng hạn. “À,” những nhà tiến hóa nói, “chắc chắn phải có một thời kỳ băng hà chậm chạp đi qua và làm những con vật này bị đông cứng lại.”

Những động vật bị đông cứng còn lại không chứng minh điều gì về thời kỳ băng hà cả. Chúng đã bị bắt và bị đông lạnh vĩnh viễn (vẫn còn đông lạnh mãi cho tới ngày hôm nay) với một tốc độ nhanh không tưởng được đến nỗi những cây cỏ chưa tiêu hóa vẫn còn trong mồm và trong bao tử chúng vẫn còn chất dịch tiêu hóa. Con ma mút khổng lồ nặng 9 tấn đã được khám phá cùng với những cây mao hương hoa vàng (buttercup) trong mồm và trong bao tử của nó, người ta vẫn còn phân biệt được các loài thực vật mà nó đã ăn vào!

Cái gì diễn ra đã làm đông cứng nhanh chóng một con ma mút 9 tấn tươi vui, khỏe mạnh đang gặm những cây mao hương hoa vàng (và vài trăm loài thực vật phân biệt khác vốn không còn mọc trong khí hậu giá lạnh nơi mà con ma mút được tìm thấy)? Một số nhà khoa học đã tìm đến một công ty đông lạnh thực phẩm và đặt câu hỏi này. Câu trả lời không phù hợp với những thực tế đã biết trong hệ thống trời và đất #2 (hệ thống hiện tại của chúng ta). Để đông lạnh cách nhanh chóng một động vật máu nóng nặng 9 tấn đang nhai cây mai hương hoa vàng thì phải có một nhiệt độ là -175oF (-79,5oC) (nhiệt độ lạnh nhất đã từng được ghi nhận trên trái đất là -128oF (-53,3oC)), với tác nhân làm lạnh bằng gió thì cần ngọn gió với tốc độ 200-400 dặm một giờ, thổi liên tục trong khoảng 4 giờ đồng hồ liền (8 tiếng đồng hồ tại giới hạn bên ngoài). Vấn đề là ở chỗ không có gì trên đất có thể đạt đến những điều kiện cần thiết để đông lạnh các con vật - thế nhưng chúng đã bị đông lạnh. Để bảo vệ thịt và các loại thực vật chưa tiêu hóa, những điều kiện mạnh mẽ chưa từng được biết đến trên trái đất hiện tại của chúng ta có thể đã từng tồn tại để làm chúng đông cứng lại. Việc đông cứng của các loài thực vật và động vật này không hề chịu tác động của thời kỳ băng hà. Nhiều sách giáo khoa có in một bức tranh tưởng tượng của một họa sĩ về con voi ma mút đang đứng trong một trận bão tuyết chậm chạp tiến tới từ phía sau. Đây chỉ là sự tưởng tượng, chứ không phải thực tế. Những con ma mút là loài động vật máu nóng, ăn những thực vật vùng khí hậu ấm áp trong một vùng khí hậu ấm áp thì thình lình, trong một vài giờ, đã trở nên đông cứng vĩnh viễn. Một dữ kiện thú vị khác về những con ma mút đã được M. L. Ryder ghi lại:

“Sự hiếm muộn của lông trên loài voi hiện đại có quan hệ tới sự gấp nếp của những biểu bì, và sự thiếu hụt những tuyến dưới da. Dầu vậy, con ma mút cũng...thiếu các tuyến dưới da, việc có nhiều lông lại liên hệ đến việc mất đi sự gấp nếp của biểu bì...

Những lát cắt song song với bề mặt da cho thấy những sợi lông không có chân, tròn và dễ rụng, không có các tuyến hay cơ.” (Nature, số 249, ra ngày 10/05/174, trang 190-191).

Lớp da ma mút đã được phân tích kỹ và, thật ngạc nhiên đối với những nhà tiến hóa, nó không có những tuyến nhờn. Tại sao đây lại là điều ngạc nhiên? Vì loài động vật sống ở nơi nhiệt độ thấp thì có rất nhiều tuyến tiết ra dầu để làm ẩm và bôi trơn cho lông của chúng. Chó sói, gấu bắc cực, và hải cẩu có những bộ lông luôn thấm dầu đến nỗi nước lạnh giá ở miền bắc chảy tròn trên lông của chúng mà không thể thấm vào da. Động vật sống ở những nơi lạnh giá cần rất nhiều dầu để bảo vệ chúng khỏi bị lạnh vì ướt. Một con ma mút sẽ không thể sống lâu trong vùng khí hậu lạnh mà lại không có dầu trên lông của chúng. Nó là một loài động vật sống ở vùng khí hậu ấm áp và ăn những thực vật cũng sống ở vùng khí hậu ấm áp và thình lình bị đông cứng lại cách nhanh chóng từ chốn xa xôi nào đó trong quá khứ. Tiến hóa chẳng có câu trả lời nào cho vấn đề này! Một thời kỳ băng hà lâu dài không cung cấp đủ lời giải thích cho những con vật bị đông cứng nhanh chóng này - nhưng một biến cố địa chất cỡ như thế sẽ gây nên sự tan biến của lớp màn hơi nước trong cơn lũ vào thời Nô-ê và cung cấp lời đáp cũng như những bằng chứng cho vấn đề.

Một loài động vật không có các tuyến dầu dưới da thì không thể sống sót trong vùng khí hậu lạnh giá. Nhưng một loài động vật có tuyến dầu dưới da có thể sống sót cả trong vùng khí hậu lạnh lẫn vùng khí hậu nóng ấm. Những con báo có các tuyến dầu dưới da và có thể sống trong những vùng có khí hậu nhiệt đới. Da của chúng được dùng làm những chiếc áo choàng mặc rất ấm vào mùa đông. Gấu bắc cực có thể sống sót trong những sở thú trong cái nóng rất nóng của miền nam.

Những con ma mút này (và nhiều con vật khác) đã bị đông cứng nhanh đến nỗi thịt của chúng vẫn còn có thể ăn được.

“Trong nhiều trường hợp, như ta đã biết, toàn bộ các xác của những con ma mút đã được phát hiện bị chôn vùi như thế, với lông, da và thịt còn tươi rói như miếng thịt cừu đông lạnh New Zealand trong lò hấp. Và những con chó kéo xe, cũng như chính những con Yakut, đã thường có những bữa ăn thịnh soạn đầy những thịt ma mút hàng ngàn năm tuổi.” (Mammouth Ivory, tiến sĩ Joseph Dillow, 1899).

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và lâu dài này từ một ngôi nhà kính sang hai địa cực đóng băng vĩnh cửu có thể đã xảy ra trong suốt quá trình tan biến của lớp màn hơi nước trong lần đoán phạt bằng nước lụt của Đức Chúa Trời vào thời Nô-ê. Điều kiện đông lạnh, do sự tan biến của lớp màn tạo điều kiện cho nhiệt độ thoát khỏi bầu không khí của chúng ta, đã gìn giữ cho chúng ta những dạng sống động và thực vật (ngày nay đã tuyệt chủng) đã từng tồn tại trong hệ thống trời và đất #1. Tiến hóa chẳng có câu trả lời nào cho sự chết đột ngột của những con vật bị đông lạnh. Kinh Thánh sẽ đưa chúng ta đến chỗ tin rằng những điều này đã xảy ra vào trận lụt hủy diệt của hệ thống #1.

Kinh Thánh cho chúng ta lời cảnh báo trong CoCl 2:8:

“Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng.”

Tiến hóa là một hệ thống triết học và là một quan niệm trống rỗng. Các Cơ-đốc nhân không nên để cho tiến hóa nắm bắt mình - chẳng có khoa học thực nghiệm nào (khoa học không dựa trên những giả thuyết, xem chương 2) chứng minh kiểu tiến hóa từ phân tử tới người. Trong việc nghiên cứu các nguồn gốc (Từ đâu chúng ta tới?), chúng ta phải luôn ghi nhớ trong đầu rằng cả tiến hóa lẫn sáng tạo đều là những hệ thống niềm tin. Chúng ta đã để cho chính mình bị tẩy não khi tin vào cái gọi là thực tại khoa học chứng minh tiến hóa từ phân tử tới người là sự thật đã diễn ra. Không một ai ngoại trừ Đức Chúa Trời có ở đó khi vũ trụ được hình thành và sự sống xuất hiện. Chúng ta đừng để mình bị thay đổi trước hết là lòng thật thà sau là sự tinh sạch đối với Đấng Christ (IICo 2Cr 11:3).

“Ha-lê-lu-gia! Từ các từng trời hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Hãy ngợi khen Ngài trong nơi cao cả !

Hỡi hết thảy các thiên sứ Ngài, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi cả cơ binh Ngài, hãy ngợi khen Ngài !

Hỡi mặt trời, mặt trăng, hãy ngợi khen Ngài! Hỡi hết thảy ngôi sao sáng, hãy ngợi khen Ngài !

Hỡi trời của các từng trời, hỡi nước trên các từng trời, hãy ngợi khen Ngài !

Cả thảy khá ngợi khen danh Đức Giê-hô-va, vì Ngài ra lịnh, thảy bèn được dựng nên” (Thi Tv 148:1-5).


TẠO VẬT KỲ DIỆU CỦA THƯỢNG ĐẾ



* QUẢ TRỨNG GÀ *

Trứng gà đã thụ tinh quả thật là một sự sáng tạo kỳ diệu. Ngay cả trước khi nghĩ đến việc một con gà sẽ lớn lên từ trong một quả trứng như thế nào, cũng rất thú vị khi suy nghĩ về việc làm thế nào con gà mái đã thành công trong việc bọc một lớp vỏ quanh khối trứng lỏng, trơn đã thụ tinh. Ngay cả trên một nông trại lớn, việc đẻ một quả trứng mà không có vỏ (trứng non - ND) cũng là một chuyện hiếm hoi. Bạn có bao giờ thử bỏ một cái trứng trở vào vỏ của nó khi nó bị vỡ ra không?

Cái vỏ trứng thôi cũng đã được đặc biệt hóa cao độ. Mỗi vỏ trứng có khoảng 10.000 lỗ nhỏ xíu. Làm thế nào con gà đó có thể tạo nên một lớp vỏ bọc quanh khối trứng lỏng mềm nhũn và lộn xộn và tạo nên một lớp vỏ ở trạng thái rỗ (porosity - xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti)? Đặt quả trứng vào trong nước ấm, và chẳng bao lâu sau, bạn sẽ thấy những bọt khí nhỏ xíu nổi lên. Những bọt khí bên trong này thoát ra qua những lỗ nhỏ xíu trên vỏ quả trứng. Một con gà con đang phát triển cần những cái lỗ này để thở. Tiến hóa đòi hỏi phải có nhu cầu trước khi tổ chức sống bắt đầu tiến hóa và thay đổi. Làm thế nào một con gà mái biết rằng nó cần phải tạo nên một vỏ quả trứng có những lỗ nhỏ, và làm thế nào nó “sản xuất” ra được lớp vỏ đó? Con gà con thì không biết rằng nó cần phải có những lỗ nhỏ đó để thở cho đến khi nó chết vì thiếu không khí.

"Và những con gà đã chết chẳng tiến hóa gì hết."

Trong những ngày đầu tiên sau khi quả trứng được đẻ, các mạch máu bắt đầu phát triển bên ngoài con gà con đang lớn. Hai trong số những mạch máu đó bám vào lớp màng dưới vỏ trứng và hai mạch máu gắn vào lòng đỏ. Vào ngày thứ năm, trái tim nhỏ xíu bắt đầu bơm máu qua các mạch máu. Điều gì khiến những mạch máu này phát triển bên ngoài con gà con, và làm thế nào chúng biết phải nối vào đâu, và nối thế nào?

Con gà con được nuôi sống từ dưỡng chất trong lòng đỏ qua các mạch máu nơi lòng đỏ và thở qua những mạch máu nối một đầu nơi lớp màng. Nếu bất cứ cái nào trong số những mạch máu này không phát triển bên ngoài con gà hay không gắn vào đúng chỗ, con gà sẽ chết.

Con gà con thải ra CO2 và hơi nước khi nó trao đổi chất với lòng đỏ. Nếu nó không tống khứ CO2 và hơi nước đi, nó sẽ chết vì ngộ độc khí hoặc ngộp trong nước thải của chính mình. Những thứ cặn bã này được “thu lượm” bởi các mạch máu và thải ra ngoài qua những lỗ nhỏ trên vỏ trứng.

Đến ngày thứ 19, lượng ôxy thẩm thấu qua lớp vỏ đã không còn đủ cung cấp cho nhu cầu của con gà con nữa, vì nó đã quá lớn. Nó phải làm điều gì đó hoặc là chết đi. Làm thế nào nó biết được kế đó mình phải làm gì? Lúc này, một cái răng nhỏ gọi là “răng trứng” (egg-tooth) đã phát triển bên trên cái mỏ của nó. Nó dùng cái răng nhỏ xíu này khoét một lỗ nhỏ vào túi khí ở đầu lớn của quả trứng. Khi bạn lột một quả trứng đã luộc chín ra, bạn chú ý sẽ thấy lớp màng mỏng dưới cái vỏ ở đầu lớn của quả trứng. Ở đầu này, cứ như là con gà mái đã không lấp đầy hết vỏ quả trứng, là một túi khí. Túi khí chỉ cung cấp đủ khí cho con gà trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thay vì nghỉ ngơi và thở cho sâu vào, vì đã có nguồn cung cấp khí dồi dào này rồi, con gà con vẫn tiếp tục khoét, cho đến khi nó đục được một lỗ hổng xuyên qua vỏ trứng để tiếp cận nguồn không khí dư dật bên ngoài.

Vào ngày thứ 21, con gà con phá vỡ vỏ trứng, và chui ra ngoài. Nếu một bước nào đó trong quá trình phát triển của con gà con bị bỏ lỡ hoặc không theo trật tự, con gà chết ngay.

Mỗi bước trong quá trình phát triển của một con gà con bình thường cũng đủ đánh bại logic tiến hóa. Quá trình đó phải được chính Đấng Tạo Hóa thiết lập. Từ chỗ không có gì cộng với thời gian, cộng với sự ngẫu nhiên không phải là một lời giải thích thích hợp cho sự phức tạp đến ly kỳ của sự sống khi chúng ta nghiên cứu và quan sát nó. Vĩ đại thay danh Chúa, Đấng Tạo Hóa của tất cả chúng ta!



bottom of page