top of page

Hung Tran
Mar 8, 2023
Ngài bày tỏ quyền năng tối thượng của Ngài qua những việc làm không cần đến thời gian bởi chính phép lạ của Ngài...
Bạn...
...không cần phải vứt bỏ khỏi tâm trí mình bất cứ bằng chứng khoa học thực nghiệm nào có thể kiểm chứng được để tin vào sự sáng tạo trong 6 ngày-24-giờ xảy ra khoảng 6.000 năm trước. Chúng ta có thể tin rằng Đấng Tạo Hóa của chúng ta, Cứu Chúa Jêsus, đã sáng tạo mọi thứ với vẻ ngoài đã có tuổi. Ngài bày tỏ quyền năng tối thượng của Ngài qua những việc làm không cần đến thời gian bởi chính phép lạ của Ngài. Khoa học “chứng minh” vũ trụ và trái đất đã tồn tại hàng tỉ năm đều phải dựa vào nhiều những giả thuyết không thể chứng thực và cũng rất vô lý. Thế cho nên chúng ta có thể tin Kinh Thánh, tin những gì được ghi trong đó đề cập đến cội nguồn của mọi vật . Nếu một thứ “khoa học” nào đó phản lại Kinh Thánh, thì chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng thứ “khoa học” đó đã phạm phải sai lầm hoặc đã bị hiểu lầm hoàn toàn vì Kinh Thánh là lẽ thật đời đời.
Những nhà tiến hóa thừa nhận với nhau rằng “...những người tin vào sự sáng tạo có chứng cớ tốt hơn.” Điều này là vì những gì chúng ta thấy trong sự sống và trong các hóa thạch không hề có những loại động vật hay thực vật nào ở dạng trung gian, hay dạng sống chuyển đổi. Tiến hóa từ một tế bào thành người là một điều hoàn toàn không thể chứng thực bằng khoa học và phương pháp khoa học.
Vũ trụ còn trẻ - trong trật tự của vài ngàn năm, chứ không phải hàng tỉ năm. Con người, khủng long, và những con voi răng mấu cùng tồn tại trên đất vào cùng một thời điểm. Những chuỗi mắt xích còn thiếu sẽ mãi mãi cứ thiếu! Đức Chúa Trời đã tạo dựng những loài thực vật và động vật hoàn toàn phân biệt từ buổi ban đầu và, với những sự khác biệt nhỏ, chúng là những gì chúng ta thấy ngày hôm nay. Đột biến gien không hề sản sinh ra những dạng sống mới, hay cũng chẳng cải thiện được gì cho dạng sống hiện tại. Đột biến gây nguy hiểm hay thậm chí giết chết sinh vật nào mang nó trong mình. Người tiền sử hoặc là khỉ, hoặc là giả nhân, hoặc là người chứ không có kiểu đang chuyển đổi gien như người vượn hoặc vượn người.
Sự truy tìm điên cuồng các bằng chứng chứng minh tiến hóa từ một Vụ Nổ Lớn đến con người sẽ cứ vây lấy cuộc sống của nhiều người, nhưng nó sẽ kết thúc trong sự chán nản, tuyệt vọng cho những ai tìm kiếm huyền thoại của niềm tin tiến hóa.
Tiến hóa vĩ mô là một cố gắng để trả lời cho những câu hỏi lớn “Tôi đã đến đây như thế nào?” “Tôi là ai?” và “Tôi đang đi về đâu?” mà lại không chịu tin nơi Đức Chúa Trời. Chính Chúa đã phán:
“Kẻ ngu dại nói trong lòng mình rằng: chẳng có Đức Chúa Trời.” (Thi Tv 14:1).
“Hãy giữ chừng, kẻo có ai lấy triết học và lời hư không, theo lời truyền khẩu của loài người, sơ học của thế gian, không theo Đấng Christ, mà bắt anh em phục chăng.” (CoCl 2:8).
“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Đức Giê-hô-va.” (Gie Gr 17:5).
“Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước mình.” (10:23).
“Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết.” (ChCn 14:12).
Sự đối lập bắt đầu trong Sáng-thế ký 3 vẫn còn cho đến tận ngày nay trong lòng và trí của nhiều người, nhưng trận chiến đã được kết thúc, và chiến thắng thuộc về Đấng Christ tại thập giá, nơi Đức Chúa Jêsus đã chịu đóng đinh.
“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta,khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” (RoRm 5:8).
“Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” (10:9).
Thi-thiên 1 nói với chúng ta rằng chỉ có hai con đường để bước đi trên thế giới này mà thôi... một là con đường của tội nhân, hai là con đường của người công bình. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài qua sự sáng tạo và qua Lời Ngài trong Kinh Thánh, đó chính là con đường công bình. Tất cả chúng ta rồi sẽ đứng trước mặt Ngài và trả lời với Chúa về chính đời sống của chúng ta trên đất này, bất luận đời sống đó đã được dùng để tôn vinh và ngợi khen Đức Chúa Trời hay đã được dùng để tôn cao quyền lực và sự hư vô của thế giới này. Từ sự sa ngã được ghi trong Sáng-thế ký 3, con người đã chú ý đến chính mình hơn là chú ý đến Thượng Đế (GiGa 5:44; 12:34).
Ngay cả là những Cơ-đốc nhân, chúng ta cũng đã trở thành những người gọi “dữ là lành , gọi lành là dữ” (EsIs 5:20). Nhưng nhiều hơn bất cứ điều gì khác trong những lần lầm lỗi mà chúng ta đã trải qua, chúng ta đã để cho chính mình “dời đổi lòng thật thà tinh sạch đối với Đấng Christ” (IICo 2Cr 11:3). Chúng ta đã không “bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ” (10:5). Tôi mong muốn các bạn, là Cơ-đốc nhân hay không phải là Cơ-đốc nhân, hãy kiểm tra lại chính niềm tin của mình, xem nó đang được đầu tư vào đâu. Có thể nào chúng ta đã bị những “tranh cãi của các học viện nổi tiếng” đầy sức thuyết phục, những điều để tin đầy ấn tượng, và “thành công” đến sau đó, quyền lực và sự nổi tiếng của thế giới này quyến rũ, cuốn lôi chúng ta đi xa lẽ thật đời đời của Lời Chúa? Lời Ngài là thật (GiGa 17:17), nó là lời hằng sống đời đời, sống và linh động (HeDt 4:12) và chẳng phải là vô ích (EsIs 55:11).
Những giả thuyết không thể chứng minh được của cộng đồng khoa học lại được chấp nhận một cách quá dễ dàng trong một xã hội kỹ thuật cao, phức tạp, nhân bản, lý tưởng trị không của riêng ai này của chúng ta. Ngay cả một số đông các Cơ-đốc nhân, những người đằng sau cái vẻ ngoài đạo đức giả của những nhà tiến hóa hữu thần cũng dễ dàng chấp nhận chúng. (Các nhà tiến hóa hữu thần nói rằng: Vâng, tôi biết rằng có Đức Chúa Trời, nhưng Ngài không đủ quyền năng để làm điều gì khác hơn là làm cho cái bánh xe chạy rồi cứ ngồi trên vinh quang của mình!) Nếu những Cơ-đốc nhân ở trong Lời Chúa càng nhiều bao nhiêu, hay nhiều hơn là chúng ta ở trong những niềm tin của thế giới này, thì chúng ta đã tạo cho chính mình cơ hội để lớn lên trong sự nhân từ của Chúa và nhìn biết đường lối Ngài cũng như nhận được sức lực mới từ Đức Thánh Linh để đưa dắt chúng ta vào mọi sự hiểu biết. ICo1Cr 3:18, 19 đã chép: “Chớ ai tự dối mình : nếu có ai trong vòng anh em tưởng mình khôn ngoan theo cách đời này , hãy trở nên dại dột để được nên khôn ngoan ; vì sự khôn ngoan đời này trước mặt Đức Chúa Trời là sự dại dột.”
Hàng cuối cùng luôn là: Hãy trở lại với đức tin! Chúng ta có sẵn sàng bởi đức tin mà tin nơi Thánh Kinh và cõi đời đời của Đức Chúa Trời không? Tất cả chúng ta đều sống bởi đức tin hoặc tin cái này, hoặc tin cái kia. Không ai có thể viện dẫn lý do cho chính mình để không tin nơi Đức Chúa Trời vì Ngài là vô hạn, còn chúng ta hữu hạn, Ngài là Đấng Tạo Hóa còn chúng ta là tạo vật. Có một vực thẳm bởi tội lỗi đã chia cắt Đức Chúa Trời toàn năng và là Đấng tạo dựng cả vũ trụ khỏi những tạo vật sa ngã của Ngài: là chúng ta! Khi chúng ta từ chối chấp nhận vị trí của chúng ta là thấp hèn và nhỏ mọn (do sự kiêu ngạo và phản loạn) trước một Đấng Tạo Hóa, thì chúng ta có khuynh hướng đi tìm những điều thay thế. Những điều thay thế này khiến chúng ta đánh mất vinh quang của Đức Chúa Trời và chịu trách nhiệm trước Ngài, nó sẽ khiến chúng ta đi vào sự chết đời đời.
Các nhà sáng tạo đã nhiều lần bị cáo buộc là cố gắng “bóp méo khoa học,” một lời cáo buộc không đúng. “Những nguồn gốc của khoa học,” như chúng ta thảy đều đã biết, là những giả thuyết, vốn không thể chứng minh được (dù bằng cách định nghĩa). Những giả thuyết trở thành “sự thật” bởi những con người có uy tín và đầy quyền lực của hệ thống thế giới này sắp xếp các dữ liệu, và tranh luận vấn đề của họ một cách hết sức “logic,” trong khi cộng đồng “Cơ-đốc” đứng đó hoặc chấp nhận (họ không biết Kinh Thánh nói gì), hoặc thầm nghĩ rằng họ không có đủ sức thuyết phục để nghiên cứu các dữ liệu đó và lên tiếng bênh vực cái xứng đáng được gọi là khoa học chân chính, sự sáng tạo.
Lẽ thật lớn nhất có thể nhìn biết được trên toàn cõi địa cầu này đó là Đấng Christ đã chết vì tội nhân, và Đức Chúa Trời đã ban Con Một của Ngài để hoàn thành hành động yêu thương đó. Dù chúng ta là một nhà tiến hóa vô thần, một nhà tiến hóa hữu thần, hay một nhà sáng tạo, cũng không phải là điều chính yếu. Vấn đề là, chúng ta đã cúi mình xuống và dâng trọn sự sống đời đời của mình cho ai...Chỉ bởi sự kiêu ngạo và bội phản mà chúng ta đã phải xa lìa Thiên Chúa của tình yêu, xa lìa khỏi cõi đời đời vinh hiển cũng như sự tha thứ của Đấng Tạo Hóa. Có đáng để chúng ta làm như thế không? Chúa chúng ta phán trong Mat Mt 11:28-30: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường” nên “hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta, thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu, gánh ta nhẹ nhàng.”
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất, mà được sự sống đời đời.” (GiGa 3:16).
“Lạy Chúa, con xin chạy đến với Ngài, và ở với Ngài cho đến mãi mãi. A-men”
bottom of page