top of page

Chương ba : KHOA HỌC VÀ SỰ GIẢI THÍCH SÁNG-THẾ KÝ

Hung Tran

Jun 27, 2023

Mười ba biến cố sau đây chép trong Sáng-thế ký đoạn 1 đã được khoa học xác nhận đúng theo thứ tự thực hiện...



KHOA HỌC VÀ SỰ GIẢI THÍCH SÁNG-THẾ KÝ


I. MƯỜI BA ĐIỀU QUẢ QUYẾT CỦA KINH THÁNH


Mười ba biến cố sau đây chép trong Sáng-thế ký đoạn 1 đã được khoa học xác nhận đúng theo thứ tự thực hiện.


1. “Ban đầu Đức Chúa Trời sựng nên trời đất.” (câu 1)

2. “Vả đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực.” (câu 2)

3. “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” (câu 2)

4. “Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng... Đức Chúa Trời bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sáng là ngày, tối là đêm.” (câu 3-5)

5 “Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không.” (câu 7)

6. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi.” (câu 9)

7. “Và phải có chỗ khô cạn bày ra.” (câu 9)

8. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ, cây trái kết quả, tuỳ theo loại mà có hột giống trong mình trên đất.” (câu 11)

9. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng torng khoảng không trên trời đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thời tiết, ngày và năm...” (câu 14-18)

10. “Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các động vật sống nhờ nước mà sanh nhiều ra tuỳ theo loại.” (câu 21)

11. “Và các loại chim hay bay, tùy theo loại.” (câu 21)

12. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tuỳ theo loại, tức súc vật, côn trùng và thú rừng, đều tuỳ theo loại.” (câu 24)

13. “Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình Ngài.” (câu 27)


VŨ TRỤ HỮU HÌNH


“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” SaSt 1:1


Sáng-thế ký quả quyết vũ trụ hữu hình này hiện hữu là do Đức Chúa Trời sáng tạo từ ban đầu, từ hư vô.


Sáu mươi năm về trước, người ta đã nhân danh khoa học mà đả kích câu Kinh Thánh này, cho là điều phi lý, vì họ thấy khoa hoá học dạy rằng: vật chất vốn có từ đời đời, trước sau vật chất vẫn là vật chất không có khởi thuỷ, cũng không có tận chung. Nào ai phá huỷ được vật chất? Nào ai tạo thêm được vật chất? Người ta chỉ có thể thay đổi hình dạng cho vật chất, tạo nên đồ vật này nọ do hợp chất, ngời ta cũng có thể phá huỷ những đồ vật đã làm thành, nhưng nguyên vật chất thì hằng có mãi trước cũng như sau.

Nếu vật chất không thể bị tận tuyệt, cũng không do ai sáng tạo thì câu Kinh Thánh trên bị nghi ngờ là điều tất nhiên.


Cũng vào thời đó, người ta tin rằng sức nóng từ mặt trời phát ra là do mặt trời đang nguội dần. Thiên văn học thời đó dạy rằng mặt trời lúc ban đầu là cả một khối vật chất cực lớn, có lẽ lớn bằng cả thái dương hệ, tức gồm hầu hết các hành tinh bây giờ. Dần dần mặt trời nguội đi, co lại, quay tít và làm văng ra nhiều mảnh, các mảnh đó biến thành những hành tinh và vệ tinh.



Nếu ban đầu mặt trời to lớn bằng cả thái dương hệ gộp lại và cực nóng thì ắt hẳn nó đã nguội đi và co lại tới tầm vóc hiện nay trong một thời gian rất ngắn tương đương với tuổi của trái đất chúng ta. Như vậy không đúng, nên chúng ta phải tìm hiểu sức nóng của mặt trời từ một nguồn gốc khác.


Có người kể nguồn gốc sức nóng mặt trời phát ra là vì sự bốc cháy ghê gớm trên mặt trời. Họ cho mặt trời gồm chứa những chất như than đá và đang bừng cháy, làm phát ra sức nóng hiện có. Nhưng nếu mặt trời lúc ban đầu to lớn bằng cả thái dương hệ và chứa toàn những chất than tốt nhất thì hẳn nó đã bị đốt cháy hao mòn đi tới tầm vóc nó có hiện giờ trong một thời gian quá ngắn không đủ trả lời cho vấn đề.


Chúng ta cần đi tìm một giải thích khác. Chúng ta biết có những nguyên tố có tính chất phóng xạ, khi nó được chuyển biến từ thể này sang thể khác thì nó phát ra năng lượng. Theo Einstein, một khối vật chất có thể biến sang năng lượng, mà ông còn cho biết rõ số năng lượng được phát sinh bởi một khối vật chất nhất định nào đó. Nhờ thuyết của Einstein các nhà thiên văn học đã tính ra rằng mặt trời đã phải tiêu hao chừng 4.2.000.000 tấn vật chất trong mỗi giây đồng hồ để phát ra sức nóng hiện có. Cách giải thích này còn cho ta biết thêm một cách đích xác về cường độ của nhiệt lượng hiện nay đang văng vãi từ mặt trời.


Trong kỳ đệ nhị thế chiến vừa qua, khoa nguyên tử lực đã chứng tỏ vật chất có thể biến sang năng lượng như thể nào và nhờ đó bom nguyên tử chào đời.


Ngày nay không còn một ai nghi ngờ gì về hiện tượng biến thiên từ vật chất sang năng lượng và từ năng lượng sang vật chất. Các phòng thí nghiệm về nguyên tử lực có thể chứng minh cho ta thấy hiện tượng này.


Như vậy chúng ta đã nhận thấy cái phi lý của thuyết cho rằng vật chất là hằng hữu, không có khởi thuỷ và không do ai tạo dựng. Thuyết này đã được thay thế bằng một thuyết khác, mới mẻ, chắc chắn, chủ trương rằng vật chất có thể đổi sang năng lượng và năng lượng có thể tạo thành vật chất.

Có nhiều bằng chứng về việc tạo thành vật chất lúc ban đầu... Các phần sau sẽ đưa ra những bằng chứng.


CÂU HỎI


1. Mặt trời lúc ban đầu có phải to lớn bằng cả thái dương hệ họp lại không? Chứng minh?

2. Giả thuyết nào hợp lý nhất cho nguồn gốc sức nóng của mặt trời?

3. Công thức của Einstein E = mc2 trả lời như thế nào cho thuyết vật chất không có khởi nguyên?


TUỔI CỦA TRÁI ĐẤT


Trong giới hạn khoa học đã có nhiều cố gắng định tuổi cho trái đất chúng ta đang ở. Người ta đã ước tính lượng muối trong đại dương và tỉ lệ muối các sông mang vào biển. Người ta căn cứ vào hai con số đó để tìm ra thước đo tuổi của trái đất. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều giá định quá. Nó giả định, rằng các đại dương không có muối từ ban đầu, các đáy của biển không chứa sẵn muối để nước của biển làm tan hoà ra. Nó giả định rằng các sông vốn luôn luôn mang vào biển một mức độ muối như hiện nay.


Nó giả định rằng một khi muối đã vào trong biển thì không bao giờ đi đâu nữa. Những giả định này rõ ràng là sai. Nên phương pháp này chỉ là một phương cách ước lượng sơ sài nhất.


Người ta cũng đã đo lường đất bồi trên cửa biển của một con sông và cũng ước lượng con sông đó chử phù sa đến theo một mức độ nào. Người ta căn cứ vào hai số đó để tính tuổi trá đất. Nhưng điều khó là chúng ta không thể biết con số sông đó có xuất hiện đồng một thời với trái đất hay không, và con sông đó ngày xưa có chở phù sa theo cùng một khối lượng như ngày nay hay không? Vì tế sự ước lượng tính toán của chúng ta cũng chỉ là sơ sài mà thôi.


Mấy phương pháp kể trên chỉ có thể tính cho trái đất một tuổi dài chừng vài trăm ngàn năm là hết sức. Nhưng chúng ta còn một phương pháp nữa tốt hơn.


Chất Uranium có đặc tính phóng xạ, và sau nhiều lần biến đổi, nó biến thành chì và Helium là hai chất bền lâu. Dù ở trong đủ mọi tình trạng của nhiệt và hàn, dù bị nén hay ở chỗ không có không khí, chất Uranium cũng chỉ biến đổi theo một mức nhất định, chỉ chừng một phần trong 637 phần của Uranium biến thành chì trong thời gian 10 triệu năm.


Công cuộc khảo cứu về chất Uranium cho biết những mẫu Uranium già nhất đã có một tuổi gần 4 tỉ năm. Dĩ nhiên trái đất còn già hơn nữa, bởi vì rất có thể một thời gian đã trôi qua từ khi tạo dựng quả đất cho tới khi những mẫu Uranium đó được kết tinh lại. Vậy tính cho phải chăng thì trái đất của chúng ta đã già chừng 5 tỉ năm rồi.


LIÊN HỆ TRÁI ĐẤT MẶT TRĂNG


Mặt trăng có ảnh hưởng thế nào đối với trái đất thì ai cũng rõ được khi nhìn nước biển hay nước sông lên xuống. Nhưng ảnh hưởng của trái đất đối với mặt trăng còn lớn hơn nữa mà ít người để ý. Trái đất có sức làm chậm lại sự quay động của mặt trăng và bắt buộc mặt trăng cứ phải giữ mãi một chiều hướng về phía trái đất là chiều có “thằng cuội ngồi gốc cây đa”.


Sự liên hệ giữa trái đất và mặt trăng cũng là lý do khiến đôi bên phải đứng xa nhau như hiện giờ. Khi nghiên cứu để đoán tuổi cho mối liên hệ này, các nhà vật lý học đã dựa theo thuyết nói rằng ban đầu trái đất và mặt trăng rất là gần gũi nhau, nhưng sau chỉ vì đôi bên cứ ảnh hưởng lẫn nhau mạnh mẽ nên mới phải xa nhau như đang có hiện nay. Tuy vậy các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một giải thích thoả mãn cho câu truyện này vì lẽ chiều rộng và chiều sâu của các đại dương từ ngày trái đất xuất hiện cho tới nay vẫn chưa xác định được, nên cản trở mọi lời giải đáp chính xác.


Nhưng bằng những ước đoán hợp lý các nhà vật lý học đã đưa ra một tuổi cho hệ thống trái đất - mặt trăng là 4 tỉ hay 5 tỉ năm. Như vậy thuyết này cũng rất phù hợp với tuổi trái đất được nêu ra ở trên.


TUỔI CỦA VẪN THẠCH


Chúng ta không về nguồn gốc đích xác của các vẫn thạch, chúng ta chỉ biết chúng đến từ bên ngoài trái đất. Có lẽ đa số các vẫn thạch phát xuất nội trong cõi thái dương hệ của chúng ta. Như vậy nếu rõ được tuổi của chúng ta sẽ có một ức đoán hợp lý về tuổi của thái dương hệ này. Tiến sĩ Sowler gần đây đã đưa ra một tuổi của các vẫn thạch là từ 4 tỉ rưỡi đến 5 tỉ năm. (William A.Fowler, Nuclear Astrophysics (philadelphia: American Philosophical Society, 16) p.82


TUỔI CỦA MẶT TRỜI


Hầu hết các nhà khoa học về môn thiên văn học đồng ý cho rằng sức nóng từ mặt trời là do khinh khí biến đổi sang một khối Helium nhỏ hơn và một khối năng lượng lớn hơn. Sự biến đổi này diễn ra bên trong mặt trời là nơi nhiệt độ lên hàng triệu độ. Người ta có thể đoán ra tuổi của mặt trời bằng cách dùng phương pháp phân quang học để tính ra số lượng Helium hiện có trên mặt trời.

Nếu mặt trời hằng phát ra năng lượng theo mức độ hiện nay chúng ta sẽ có thể ước tính được tuổi của mặt trời, tức là quãng thời gian cần phải có để mặt trời sản xuất được số lượng Helium hiện có.


Nhưng chúng ta chắc rằng mặt trời không phải luôn luôn phát xuất ánh sáng theo như mức độ hiện giờ, và sự hiểu biết của chúng ta về số lượng Helium trên mặt trời cũng rất là không chính xác. Vì thế sự nghiên cứu của khoa học chỉ mới nói lên được phần nào cái lớn lao của tuổi mặt trời.

Ông Cork đã nghiên cứu và cho biết như sau: “Có thể phỏng định ít nhiều về tuổi của mặt trời bằng cách cho rằng tất cả Helium hiện có trên mặt trời là do khinh khí biến thành. Đem số lượng Helium đó đối chiếu với mức độ Helium mặt trời đang phát xuất ra hiện nay thì được biết tuổi mặt trời chừng độ bốn tỉ năm.” (J.M.Cork, Radio activity and Nuclear Physics (New York: Van Nostraud, 1950).


Tiến sĩ Fowler nói: “Có một đường lối riêng biệt để tính tuổi cho thái dương hệ căn cứ vào sức phóng xạ của các vẫn thạc. Những cuộc nghiên cứu tỉ mỉ về cơ cấu của mặt trời dựa vào khối lượng của nó và dựa vào những dự đoán hợp lý về sự cấu tạo của nó đã cho ta thấy rằng mặt trời đã trải qua chừng 5 tỉ năm mới được chiếu sáng như ngày nay.”


TINH TÚ THIÊN HÀ


Thiên hà của chúng ta là một đống sao rất lớn, gồm hơn 100 tỉ sao, trong đó trung bình sao này cũng lớn tương đương với mặt trời của chúng ta. Thiên hà có hình dĩa dẹp, chỗ rộng nhất đường kính độ chừng một trăm ngàn năm ánh sáng, còn bề dày của nó độ chừng mười ngàn năm ánh sáng. Cả cõi thiên hà chúng ta đều quay động hướng về một trung tâm hấp dẫn nó. Nhưng ngoài sự quay động nhất trí này của toàn thể, mỗi sao lại có đường lối quay động riêng, khác biệt với sao khác.


Khoa học đã cố công tìm tòi cho biết tuổi của thiên hà chúng ta là bao nhiêu.

Có nhiều học giả chủ trương rằng thiên hà chúng ta lúc đầu không có sự quay động nhất trí. Vậy câu hỏi được đặt ra là. Phải mất thời gian bao lâu để thiên hà chúng ta đi tới sự quay động nhất trí hiện nay? Câu trả lời là 7 tỉ rưỡi năm.

Có người lại căn cứ vaò sự trao đổi năng lượng giữa các loại sao khác để tính tuổi cho thiên hà này.


Một tác phẩm về thiên văn của đại học Harvard nhan đề là: “The Milky Way” (dòng ngân hà) có đưa ra những nhận định như sau:

“Thiên hà của chúng ta đã bắt đầu quay động chưa được lâu đủ để sự trao đổi năng lượng giữa các loại sao khác nhau được công hiệu. Theo sự quan sát của chúng tôi về sự gặp gỡ giữa các sao thì thấy rằng nếu thiên hà chúng ta đã tồn tại trong hình thưc hiện chỉ được 2 tỉ thôi thì hẳn là các sao đã không tỏ ra nhiều cá tính trong lối quay động của chúng như thế này. Sự kiện một số khá đông những sao quen biết thuộc loại phổ quang A kết tụ lại theo nhiều lối tập trung khác nhau đủ chứng tỏ rằng thiên hà chúng ta đã không thể tồn tại trong hình thức hiện thời lâu hơn 10 tỉ năm. (B.J.Bok and P.F.Bok, Thă Mil Way) (Cambridge: Harvard University, 1957).


Vậy bất kỳ theo phương pháp nào trong việc tính tuổi cho thiên hà chúng ta, các kết quả của khoa học đưa ra đều ở trong giới hạn hợp lý, và tất cả đều đưa đến kết luận rằng cõi thiên hà chúng ta đã có điểm khởi đầu.


TUỔI VŨ TRỤ


Chúng ta đã bàn đến tuổi của cõi thiên hà chúng ta trong vũ trụ có rất nhiều thiên hà; khoảng chừng một ngàn tỉ thiên hà đang quay động trong vũ trụ, và đang tiến rất mau đi xa khỏi chúng ta. Có thể đo vận tốc quay xa dẫn chúng ta của các thiên hà, hay đo độ nở của vũ trụ.

Cái thước cho các khoa học gia đo tuổi vũ trụ là quãng thời gian mỗi thiên hà phải trải qua để tới mức độ xa cách chúng ta hiện giờ.


Hiện tượng quan phổ (Spectrum) của ánh sáng phát ra tùy thuộc làn sóng dài hay ngắn của ánh sáng đó, một đầu đi từ những làn sóng dài của màu đỏ tới đầu kia có màu tím của những làn sóng ngắn. Mỗi vật đều phát ánh sáng có chiều dài hay ngắn nhất định của làn sóng; ánh sáng đó xuất hiện trong hiện tượng quang phổ thành những đường nét nhất định, rõ ràng, hằng ở mãi một chỗ, trừ khi nguồn ánh sáng xê dịch hoặc tới gần người quan sát hoặc đi xa người quan sát khi nguồn phát sáng đi xa dần thì các lằn quang phổ thường hướng xa dần về phiá màu đỏ. Sự thay đổi các lằn quang phổ được lấy làm thước để đo lường sự xê dịch nhanh hay chậm của các tinh tú đang lìa xa trái đất.


Trong thực tế thì hầu hết các thiên hà đều có đường lằn hướng về màu đỏ. Các sự xê dịch sang màu đỏ như vậy lớn hơn cho những thiên hà ở xa trái đất và nhỏ hơn cho những thiên hà còn ở gần trái đất. Người ta đã đặt tên cho sự xê dịch đó là “xê dịch đỏ” (red shift).


Các đà tiến nhanh của các thiên hà căn cứ vào xê dịch đỏ như thế càng gia tăng theo mức độ xa cách giữa chúng ta với các thiên hà đó. Các mức độ nhanh đó có thể giúp chúng ta đi ngược lại thời gian để tìm hiểu nguồn gốc các thiên hà, và người ta đã nhận định được rằng có một lúc nào đó tất cả các thiên hà đã phát xuất bởi cùng một chỗ, và lúc đầu tiên đó đã cách đây tới 6 tỉ năm rồi. Cuốn sách mới nhất của ông Fowler cho rằng các thiên hà phát xuất từ một chỗ cách đây chừng 10 tỉ năm rồi. Còn khoa vô tuyến (Radio astronomy) lại muốn kéo dài thời gian đó tới 15 tỉ năm.

Nhưng dù tính tuổi vũ trụ 5 tỉ hay 10 tỉ hay 15 tỉ năm hay lâu hơn nữa cũng không phải là mục đích quan trọng đối với chúng ta vì chúng ta chỉ muốn chứng minh là vũ trụ có khởi đầu.

Sự xê dịch đó cho ta biết sức đi nhanh của các thiên hà ở xa có thể lên đến hàng chục ngàn dặm mỗi giây đồng hồ.


Một số người cho mức nhanh đó làm quá đáng, nên họ tìm cách giải thích sự xê dịch đó bằng đường lối khác hơn là bằng đo lường mức nhanh.

Có một thuyết mới hơn chủ trương rằng ánh sáng có thể thay đổi chiều dài của làn sóng nó. Những vận tốc của ánh sáng từ các thiên hà xa xăm cũng đã được đo kỹ và thấy rằng cũng không khác với vận tốc ánh sáng nơi chúng ta. Vì thế thuyết đó đã bị bác bỏ.


Tiến sĩ Edwin P.Hubble tuyên bố: “Có thể quả quyết các xê dịch đó là những chuyển dịch về độ nhanh, bằng không thì phải coi đó là một thứ gì huyền bí có liên quan đến nguyên lý bí mật của vũ trụ... hiện tượng xê dịch đó có thể giải thích rõ ràng nếu căn cứ vào chủ thuyết nói rằng hết thảy các tinh vân cầu đã có một lần kết tụ lại với nhau thành một đống trong một khoảng thời gian ngắn. Rồi vào một lúc nào đó cách đây độ chừng 1800 triệu năm, đã có một vụ nổ cực lớn làm văng toé các tinh vân cầu ra tứ tung với đủ mọi đà nhanh chậm khác nhau. Và ngày nay chúng ta thấy vị trí các tinh vân cầu hợp với đà nhanh ban đầu của chúng. Những tinh vân cầu đi lẹ nhất thì đã tới chỗ cách xa chúng ta nhất, còn những tinh vân nào châm chạp thì vẫn còn gần với chúng ta. cách tả như vậy thật quá đơn giản, nhưng cũng gợi lên được sự quan trọng của cái gọi là “tuổi của vũ trụ”, tức là một khoảng thời gian dài đến một tỉ tám trăm triệu năm.” (Dallas, Taxas, December 30, 1941)


Ngày nay, tuổi của vũ trụ được đặt giữa chừng 7 tỉ và 15 tỉ năm.

Tiến sĩ Hubble cũng còn nêu lên rằng còn nhiều cách khác giải thích ý nghĩa của xê dịch đó có thể trưng ra Nhưng ông cũng vạch ra nhiều khó khăn nằm trong lối giải thích đó, tỉ dụ như: “tinh vân càng ở xa thì càng qui tụ lại với nhau đông đảo hơn.” Điểm này chưa có giải đáp nào thoả đáng.


CÁC NGUYÊN TỐ


Người ta hiện nay tin rằng khinh khí là nguyên tố duy nhất có mặt trong sự tạo dựng vật chất lúc ban đầu. Những biến đổi từ nguyên tố này sang nguyên tố khác dưới những điều kiện riêng biệt thì khoa học ngày nay đã thấu hiểu. Từ đó có vấn đề được đặt ra như sau: Phải mất một thời gian dài bao lâu để có các loại nguyên tố hiện nay và với một số lượng như hiện nay? Trả lời câu hỏi này cũng là trả lời các câu hỏi về tuổi trái đất, tuổi vũ trụ, tuổi thiên hà v.v...


MỌI TINH THÚ ĐỀU CÓ KHỞI THUỶ


Mặt trăng phát ra ánh sáng và sức nóng như thế là vì nó thiêu đốt mỗi giây đồng hồ 4.2.000.000 tấn vật chất trên đó. Trong số vật chất bị tiêu hao này chừng 1/200 được thâu lại. Như vậy có nghĩa là mặt trời đang bị giảm sút xuống lần lần. Các ngôi sao khác cũng vậy.


Nếu các tinh tú trên trời đều giảm sút khối lượng dần dần thì dĩ nhiên là chúng có bắt đầu chúng không thể đời đời hằng hữu được.

Nếu không có sự giảm dút như vậy và nếu mỗi giây có bốn triệu tấn vật chất thêm vào cho mặt trời đã nhiều vô hạn và mặt trời của chúng ta đã làm đầy hết cả không gian vũ trụ rồi. Cũng có thể nói như vậy về mỗi ngôi sao trong 100 tỉ ngôi sao của mỗi một thiên hà. Nên nhớ vũ trụ có hàng ngàn tỉ thiên hà. Điều đó vô lý.


Như vậy phải kết luận các tinh tế trên trời đều có khởi thuỷ. Sách Sáng-thế ký đoạn 1 câu 1 không nói rõ thời gian khai dựng vũ trụ. Đối với Kinh Thánh, sự tạo thiên lập địa bắt đầu từ 5 tỉ hay 6 tỉ năm hay 10 tỉ năm hay 100 tỉ năm hay lâu hơn nữa, cũng không phải là điều quan hệ. Những điểm Kinh Thánh tường thuật về cuộc sáng thế tỏ rõ một chân lý là vũ trụ chúng ta đã có khởi đầu.


Sự kiện đó hiển nhiên rõ ràng đến nỗi hầu hết các khoa học gia về thiên văn không ngần ngại bàn luận về ngày tạo thiên lập địa. Họ lập nên những thuyết giải nghĩa việc tạo lập vũ trụ. Có thuyết chủ trương vũ trụ đã được tạo dựng từ một khối năng lượng cực lớn, có lẽ dưới hình thức ánh sáng.

Có thuyết cho rằng khối năng lượng đó đã biến đổi sang vật chất trong thời gian thật ngắn, không dài hơn nửa tiếng đồng hồ. (George Gamow, The Creation of the Universe (New York: Neutor Books, 1961).


Như vậy sách Sáng-thế ký đoạn 1 câu 1 không có gì trái với khoa học, mà còn phù hợp trọn vẹn với những sự kiện khoa học và với các học thuyết đáng tin cậy nhất hiện nay.


NHỮNG THUYẾT KHOA HỌC


Một thuyết khoa học sở dĩ được tạo ra là để đi đo6i với các sự kiện đã biết. Một số học thuyết có thể đúng mà cũng có thể sai. Nhiều khi chính tác giả của nó cũng không tin nó hoàn toàn đúng. Lý thuyết khoa học giúp chúng ta xếp đặt các dữ kiện lại cho có thứ tự mạch lạc với nhau trong trí khôn ta và các khoa học gia nhờ đó mà tiên đoán được những gì sẽ xảy ra. Khi nào người ta thâu góp thêm được những sự kiện mới thì phần lý thuyết cũng được sửa lại cho thích hợp với các dữ kiện đó hoặc bị thay thế bằng một lý thuyết khác có giá trị hơn. Sự thay đổi lý thuyết như vậy không làm phiền lòng các khoa học gia, vì thay đổi lý thuyết như vậy có nghĩa là người ta có thể tiến tới một thuyết đúng trọn vẹn cuối cùng.


Trước đây người ta nói bốn ngàn dặm nơi trung tâm trái đất là chất sắt cứng. Thuyết này dựa trên sự truyền dẫn những rung chuyển qua trung tâm trái đất khi có vụ động đất. Theo sự quan sát thời bấy giờ thì những rung chuyển ấy chỉ truyền qua được trái đất cách như vậy nếu trung tâm trái đất là chất sắt cứng. Nhưng những khám phá gần đây đã cho thấy rằng những rung chuyển do động đất đã không được dẫn truyền theo đúng điều kiện đi qua sắt cứng, mà là qua sắt chảy. Vì thế thuyết này đã được sửa lại là: Trung tâm trái đất là sắt chảy lỏng.


Trước đây người ta cho nguyên tử là phần vật chất nhỏ bé nhất, không thể phân chia hay tách ra từng phần được. Ngày nay chúng ta đã phá vỡ được nguyên tử và biết trung tâm của nó được cấu thành do những proton và neutron, lại có những điện tử (electron) xoay chung quanh trung tâm nó như những hành tinh xoay chung quanh mặt trời. Đó là tình trạng của một thuyết lý về những đơn vị nhỏ nhất của vật chất cho một thời.


Chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật của các thuyết lý khoa học là những lý thuyết chỉ căn cứ vào các sự kiện đã biết. Chúng ta thấy có hai thuyết về ánh sáng và cả hai thuyết cùng được giảng dạy trong học đường. Một thuyết dạy rằng ánh sáng chỉ là những làn sóng, còn thuyết kia cho rằng ánh sáng quả là những hạt vật chất đi thâu qua không gian. Thuyết trước bênh vực được một phần các sự kiện đã biết về ánh sáng và phải dựa vào thuyết sau để giải thích các sự kiện còn lại. Cả hai thuyết hiệp lại với nhau có thể giúp cho nhà khoa học tiên đoán được những biến chuyển của ánh sáng, hai thuyết hiệp lại cũng giúp cho khoa học gia sáng chế ra những thứ ống kính mới và biết chắc chắn về công dụng của chúng ngay từ trước khi chúng được chế ra.

Các thuyết khoa học đều có thể giúp ích cho nhân loại, dù đúng hay đúng một nửa hay không đúng.


CÂU HỎI


1. Tuổi trái đất được tính theo phương pháp Uranium là thể nào?

2. Liên hệ trái đất mặt trăng như thế nào? Và từ bao lâu?

3. Người ta có thể tính tuổi của vũ trụ. Điều đó chứng tỏ được gì? Bạn suy nghĩ và trả lời thế nào nếu Ngài cho rằng vật chất cấu tạo thành vũ trụ không có khởi thuỷ?

4. Mọi thuyết khoa học dần dần thay đổi theo thời gian, điều này có nghĩa gì?


ĐỊA CẦU SƠ KHAI


“Vả trái đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực” SaSt 1:2


Trong Kinh Thánh từ đầu chí cuối, có lẽ chỉ câu này là bị chỉ trích, bị đả kích gắt gao kịch liệt hơn hết.

Các thuyết khoa học về việc tạo thành thái dương hệ trong hai khoa thiên văn và địa chất, đã có một lịch sử dài và hấp dẫn.


GIẢ THUYẾT VỀ TINH VÂN (NEBULAR)


Cách đây gần một thế kỷ, giả thuyết về tinh vân được vững thế nhất, vì không chỉ là một thuyết mà còn l2 một sự kiện thực tế nữa. Thuyết đó đại khái nói rằng: bất kỳ hệ thống tinh cầu nào giống kiểu thái dương hệ của chúng ta, nghĩa là mặt trời ở giữa có các hành tinh này xoay quanh, đều đã khởi đầu là một khối hơi nóng, có hình chiếc đĩa dẹp, cực nóng và quay động từ từ. Rồi khi khối vật chất trong thể hơi nóng đó bắt đầu nguội đi thì nó cứng lại và quay mau hơn. Rồi có những phần tử nhỏ văng ra và thành những hành tinh. Các hành tinh này xoay quanh mình và xoay quanh khối trung tâm theo cùng một chiều hướng mà toàn khối hơi nóng ban đầu đã xoay. Khối trung tâm đó thành ra mặt trời.


Thuyết này có vẻ hợp lý vì đi đôi với các luật vật lý đang được giảng dạy.

Nhìn vào thái dương hệ, ta thấy thuyết này có lý lắm. Mặt trời đang xoay cùng chiều với các hành tinh xoay quanh nó; hầu hết các hành tinh đều xoay quanh trụ của nó theo cùng một chiều hướng chung, rồi hết thảy các vệ tinh nhỏ cũng xoay chung trục của nó theo một chiều hướng đó nữa. Như vậy có thể tin rằng thái dương hệ đã xuất hiện theo đúng cách thức mà thuyết tinh vân đã đưa ra.


Thêm vào đó chúng ta còn có chứng cớ của các tấm ảnh thiên văn, trong đó có những tấm ảnh thiên văn xoáy trôn ốc giống hình chiếc đĩa dẹp. Có những tấm ảnh khác chụp tinh vân hình tròn vì nhìn bên cạnh. Có những tấm ảnh khác cho ta thấy những mảnh vật chất đang vỡ ra khỏi cục trung tâm và đang biến thành những hành tinh.


Hàng trăm tấm ảnh thiên văn như thế chứng minh cho thuyết tinh vân là đúng. Vì thế không một khoa học gia nào trong thời đó nghi ngờ giá trị của thuyết tinh vân.


Nhưng khoảng 45 năm gần đây, một nhà toán vật lý đã dày công nghiên cứu về các luật vật lý trong giả thuyết tinh vân và đã nêu lên ý kiến rằng nếu quả thực có một khối hơi nóng ban đầu như thế thì khối đó không thể nào tung ra những mảnh nhỏ để làm hành tinh cho khối lớn được. Nếu có sự phân tách thì nó phân tách ở chính giữa khối và như vậy thành ra hai khối vật chất bằng nhau. (W.T.Skilling and R.S.Richardson, Brief Text in Astronomy (New York: Holt, Rinehert & Winston, 1959), p.310. Điều này không hợp với thái dương hệ trong đó hành tinh lớn nhất cũng chỉ bằng 1/1000 của khối lượng mặt trời.


Người ta cũng đã nhận định rằng khối hơi nóng ban đầu đó khi bắt đầu nguội đi và co lại thì làm sao có thể làm văng ra phía sau những mảnh nhỏ; mà nếu có đi nữa thì làm sao các mảnh vụn vật chất đó có thể kết tụ lại để là thành một hành tinh? (Henry Norris Russell, The Solar System and its origin (New York: Masneillan, 1935). p.93-96.


CÁC THIÊN HÀ


Một thuyết cựu truyền có giá trị như thuyết tinh vânmà kết cục lại bị lung lay tận rễ như vậy đã làm xôn xao dư luận tong giới khoa học, nên người ta phải vội vàng sửa đổi thuyết đó hầu lướt thắng mọi khó khăn nan giải. Nhưng bao nhiêu cố gắng đều luống công, vì cũng trong thời kỳ đó, tiến sĩ Hubble dùng ống viễn kính trên thiên văn đài Wlson mà nhận ra rằng các tinh vân hình trôn ốc đó kỳ thực không phải những khối hơi nóng như người ta vẫn tin tưởng xưa nay, nhưng đó chính là những thiên hà, tức là những đống sao rất lớn. Các đống sao này coi không khác cõi thiên hà của chúng ta. Nhưng đống sao gần nhất cũng đo được một triệu rưỡi năm ánh sáng cách với chúng ta, nghĩa là quảng xa đó ánh sáng phải đi hết một triệu rưỡi năm với vận tốc mỗi giây ba trăm ngàn cây số, mới tới chúng ta từ thiên hà gần nhất. (Edwin P.Hubble. The Real of the Nebulae (New York: Doveer, 1936).


Thiên hà chúng ta gồm chừng 100 tỉ ngôi sao, mặt trời chúng ta chỉ là một ngôi sao trong số 100 tỉ đó và đang đứng giữa quãng đường từ trung tâm ra đến cạnh thiên hà. Từ trái đất nhìn lên, chúng ta thấy cạnh của thiên hà có hình đĩa dẹp cạnh đó có sắc trắng như con đường sữa, ta đặt tên cho nó là sông Ngân hà. Chỗ có đường kính lớn nhất hình đĩa dẹp đó rộng chừng 100.000 năm ánh sáng. Các thiên hà hình trôn ốc đều giống với thiên hà chúng ta, cũng gồm bởi một số sao tương đương và cũng có tầm vóc tương tự.


GIẢ THUYẾT VỀ TINH VÂN THIẾU SÓT


Những khám phá mới của khoa học đã cho giả thuyết tinh vân phát nổ là thiếu sót, vì diễn tả không đúng nguồn gốc của thái dương hệ và các hệ thống tinh cầu cùng loại. Các ảnh chụp về thiên văn đã chứng tỏ là các thiên hà chứ không phải là vì đám tinh vân. Thuyết tinh vân nổ cũng đã trái luật vật lý. Ngày nay thuyết này chỉ còn ghi lại trong sách vở như một tài liệu lịch sử mà thôi.

Trước khi giả thuyết tinh vân nổ tung bị đánh đổ, khoa học không đồng ý với sách Sáng-thế ký đoạn 1 câu 2. Thực ra khoa học đã hoàn toàn chống lại Kinh Thánh.


Thuyết tinh vân nói rằng ban đầu trái đất chỉ là một khối có hình dĩa, rất đặc, rất nóng, phát ra nhiều ánh sáng. Kinh Thánh nói rằng trái đất ban đầu vô hình, trống rỗng và tối tăm. Như vậy đôi bên diễn tả khác nhau hẳn.


Trong thời kỳ người ta tin tưởng vào thuyết tinh vân, sách 1:2 đã là đầu đề cho người ta phản đối Kinh Thánh. Kinh Thánh bị kết án là trái khoa học, và cách diễn tả của Kinh Thánh không thích hợp cho bất cứ một loại thiên thể nào mà người ta biết được lúc bấy giờ.


Cũng trong thời kỳ đó, có người muốn bênh vực Kinh Thánh nên đã tuyên bố rằng những phát triển về khoa học sau này may ra sẽ làm sáng ý nghĩa câu Kinh Thánh đó. Cũng có người muốn dịch câu Kinh Thánh đó cách khác cho hợp với khoa học thời bấy giờ.


Cũng trong thời kỳ đó, có người muốn bênh vực Kinh Thánh nên đã tuyên bố rằng những phát triển về khoa học sau này may ra sẽ làm sáng ý nghĩa câu Kinh Thánh đó. Cũng có người muốn dịch câu Kinh Thánh đó cách khác cho hợp với khoa học thời bấy giờ.

Nhưng tất cả các công lao đó đều không đưa ra được một luận chứng nào về sự chính xác của Kinh Thánh.


MỘT TINH VÂN TỐI


Chúng ta trở lại với 1:2. Câu đó có ý nói gì? Vô hình, trống không và tăm tối, mấy tiếng đó có nghĩa gì? Tiến sĩ Alter, giám đốc đài thiên văn Griffith đã trích câu này như một lời diễn tả khéo nhất chưa từng thấy cho một tinh vân mờ tối.


Trước đây các tinh vân mờ tối bị kể như những chỗ trống trên trời, những chỗ không có sao. Nhưng những tấm ảnh thiên văn sau này chứng tỏ cho các khoa học gia rằng đó là những đám vật chất đen. Ngày nay không còn ai nghi ngờ gì về sự thực hữu của các tinh vân đen tối nữa. Chúng xuất hiện rõ ràng hơn bất cứ đối tượng thiên văn nào khác, trừ ra các sao. Các sách thiên văn mới đây nói về nhiều hình thức khác nhau của tinh vân đen tối.


Khoa học ngày nay cho rằng những đám tinh vân mờ mịt đó là nguồn gốc cho những sao mới xuất hiện. Trong thực tế, các thuyết mới về nguồn gốc thái dương hệ đều cho rằng thái dương hệ đã phát xuất tự một thứ tinh vân mờ mịt đen bằng đó. (Richard S.Lull, Evolution of the Earth and Its Inbabitants. (New Haven: Yale University) p.8; Robert A.Baker, introduction to astronomy (New York: Vow Nostrand, 1935) pp.253-57. Tinh vân sáng hay tinh vân tối cũng có sự cấu tạo giống nhau. Tinh vân sáng là tinh vân được một sao sáng gần bên kích thích cho nó giải sáng. Còn tinh vân tối không có sao sáng bên cạnh giúp cho nên vẫn cứ mờ tối mãi.


CÂU HỎI


1. Tuổi của vũ trụ là bao nhiêu và căn cứ vào đâu để biết?

2. Các tinh tú trên trời có giảm bớt khối lượng lần lần không? Tại sao?


TIẾN TRÌNH CỦA MỘT NGÔI SAO


Khoa thiên văn học công nhận mỗi sao bắt đầu là một đám khí loãng nóng, chỉ nóng đủ để phát ra một thứ ánh sáng đỏ mờ. Rồi đám khí ấy co đặc lại và nóng hơn lên, cho mãi tới một nhiệt độ cực cao, cao cho đến mức tối đa; rồi nhiệt độ bắt đầu giảm xuống lần lần, và sau cùng sau đó trở nên một sao chết, không còn toả ra ánh sáng nữa. Đó là tiến trình của một ngôi sao.


Cái hình thức đầu tiên của một tinh cầu khi còn là chất hơi với chút ánh sáng đỏ mờ không khác gì một tinh vân khi còn tan loãng, chỉ khác nhau một ít như sao nọ khác sao kia về nhiệt độ và dày đặc mà thôi. Nếu cứ đi ngược lại tiến trình đó ta sẽ thấy ngôi sao to lớn đỏ mờ đó càng ít nhiệt độ hơn và càng tan loãng hơn, như vậy thì đúng là tình trạng ban đầu của một tinh vân rồi.

Nhiều tác giả các sách thiên văn lấy tinh vân tan loãng là khởi đầu của một ngôi sao và tình trạng đỏ mờ, rời rạc, là bước thứ hai của sao đó. Ngày nay những tinh vân tan loãng được công nhận là bước đầu của sao mới.


Theo ý kiến hiều học giả vế Hy-bá-lai văn thì phần thứ nhất của câu 2 đoạn 1 sách Sáng-thế ký có ý nghĩa như sau: “Và trái đất thì vô hình thể, tan loãng và sự mờ tối bao phủ trên mặt trái đất. Nó cực kỳ rộng lớn và chuyển động không ngừng.”


Dịch như vậy thì câu Kinh Thánh này rất thích hợp cho một tinh vân tan loãng và mờ tối.


Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tình trạng rời rạc, tan loãng của các tinh vân và thấy nó còn loãng hơn những thứ khí loãng nhất mà các phòng thí nghiệm khoa học có thể tạo ra. Họ nhận thấy các tinh vân thực là tối tăm, tan loãng và quay động. Về hình thể của các tinh vân đen tối đó thì các ảnh thiên văn chụp được ghi rõ cho chúng ta thấy các tinh vân đó hoàn toàn ở trong sự diễn tả của 1:2. Chúng vô hình, loãng và tối.

Như vậy ngày nay chúng ta biết chắc rằng có những tinh tú trên trời được diễn tả rất đúng theo lời Kinih Thánh; rất có thể tin rằng trái đất ban đầu là một tinh vân tối.


TRÁI ĐẤT NÓNG LÚC BAN ĐẦU


Thuyết nào công nhận một hành tinh thoát thai từ một tinh vân loãng thì cũng phải công nhận rằng khối hơi loãng đó có đặc lại bất cứ cách nào. Rồi khối hơi đó được nóng lên, hoặc do sức nóng vốn có, hoặc do sức phóng xạ hay bất cứ cách nào khác. Ta thấy loài thảo mộc đầu tiên trên mặt đất rất là phong phú đủ chứng tỏ mặt đất lúc bấy giờ nóng và ẩm ướt. Chắc rằng mặt trái đất chứa nhiều nước trong một thời gian rất lâu.


Ông Henry Norris Russell, trong tác phẩm nhan đề là “Thái Dương Hệ và nguồn gốc” (The Soalr system and its origin) đã bàn rằng có thể là thái dương hệ bởi một tinh vân loãng mà ra. Ông thấy không có gì trở ngại cho sự khởi đầu như vậy. (Russell. pp 123-26).


Trong thực tế, tiến trình của tinh tú bắt buộc các sao mới phải bắt nguồn từ một tinh vân loãng.


Ông Fred Whipple ở đại học Harvard và ông Gerard P.Kuiper ở đại học Chicago đã nêu lên những thuyết lý để giải thích thái dương hệ của chúng ta ra bởi tinh vân loãng như thế nào. Cả hai thuyết đó đều phức tạp nên không muốn bàn đến ở đây. Cả hai thuyết đều được giới khoa học tiếp nhận và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Còn nhiều thuyết thiên văn nổi tiếng khác nữa, nhưng thuyết nào cũng bắt đầu với tinh vân loãng.


Như vậy ngày nay chúng ta có thể thấy rằng các thuyết tân tiến về nguồn gốc địa cầu hay thái dương hệ đều phù hợp với Sáng thế ký đoạn 1 câu 2.


CÂU HỎI


1. Giả thuyết cũ về tinh vân đã giải thích nguồn gốc thái dương hệ như thế nào?

2. Giả thuyết cũ về tinh vân chống Kinh Thánh như thế nào? Cuối cùng thì cái gì chứng tỏ bên nào là chân lý?

3. Các tinh vân tối là gì? Đám khí loãng đó đã giúp ích gì cho các nhà thiên văn?


SỰ SỐNG ĐẦU TIÊN


“Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” 1:2


Ý nghĩa câu Kinh Thánh này được sáng tỏ hơn khi bản dịch ASV năm 1901 đã đổi chữ “vận hành” (moved) ra chữ “ấp ủ” (brooded). Giáo sư Nathan J.Stone cho rằng chữ này trong nguyên văn Hy-bá-lai thường chỉ về con chim bồ câu “ấp ủ” trê trứng của nó để làm cho trứng nảy nở sự sống, hoặc chỉ về con chim phượng hoàng đập cánh trên tổ của nó để xua đuổi kẻ thù và bảo vệ đàn con nhỏ. Vậy ý nghĩa của câu này có thể diễn lại như sau: Thần Đức Chúa Trời nhẹ nhàng ấp ủ trên mặt nước để làm phát triển và bảo vệ sự sống sơ khai.


Khoa học dạy rằng sự sống trong những hình thức thô sơ ban đầu xuất hiện dưới biển trước tiên. Thật không còn gì ăn khớp hơn với phần nhì của câu 2 đoạn 1 Sáng-thế ký. Sự sống được nói tới trong câu Kinh Thánh này phải hiểu về sự sống rất mực thô sơ, bởi vì những loại sinh vật phức tạp và hoàn bị hơn sẽ được nói tới trong những thời kỳ tới ở những câu Kinh Thánh tiếp sau.


ÁNH SÁNG


“Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng, thì có sự sáng... Đức Chúa Trời bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm.” (1:3-5)


Tiến trình tinh tú như đã trình bảy rất được hoan nghinh trong giới thiên văn. Muốn đi hết tiến trình hay dù đi một phần thôi, mỗi sao phải có một khối lượng vật chất lớn hơn 1/100 khối lượng mặt trời, bằng không thì nó không thể nào phát nóng để thành một ngôi sao. Khối lượng của trái đất chỉ bằng 1/333.000 của khối lượng mặt trời vì thế nó không trở thành một ngôi sao, không thể đi hết tiến trình tinh tú.


Sự sáng được nói tới trong câu 3 phải hiểu về sự sáng bởi mặt trời, chứ không phải sự sáng bởi trái đất. Hiểu như vậy cũng rất đúng với sự diễn tả trong Kinh Thánh ở câu 4 và 6 sách Sáng-thế ký: “Đức Chúa Trời bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm.” Vậy nếu trái đất đã giống như một sao, có sức tự phát sáng ra, thì cả trái đất đều sáng hết, không còn phân biệt giữa sáng và tối, cũng không có ngày và đêm trên mặt đất nữa.


Như vậy khoa học hoàn toàn đồng ý với câu 3 và 4 và 5 của Sáng-thế ký đoạn 1. Đứng chính giữa là mặt trời tự phát ra ánh sáng, soi sáng cho trái đất để khi một bán cầu sáng thì bán cầu bên kia tối. Có ngày mà cũng có đêm.


TRÁI ĐẤT NGUỘI ĐI


“Và Đức Chúa Trời làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không.” 1:7.


Câu này nói rằng trên mặt đất có chứa nhiều nước và trên bầu trời thì có những tầng mây dày đặc bao phủ trái đất. Đó là giai đoạn một hành tinh phải trải qua trong lúc nguội dần đi. Khi mặt đất còn nóng 100 độ thì không thể có nước ở trên mặt đất vì sức nóng đã làm bốc hơi hết nước đọng trên mặt đất. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn thì những đám mây đen mịt do hơi nước bốc lên bắt đầu rơi xuống đất. Mặt đất càng nguội đi thì càng có nhiều nước trên đất và càng ít nước trên mây. Tình trạng đó của trái đất là tất nhiên phải có khi mà trái đất còn nóng hơn bây giờ.


NƯỚC BAO PHỦ TRÁI ĐẤT


“Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi.” 1:9a.


Câu này nói rõ rẳng ban đầu nước bao phủ cả trái đất, và Đức Chúa Trời làm chúng nó tụ lại một nơi. Các thuyết về địa chất cũng chứng minh cho tình trạng sơ khai bị nước bao bọc này của trái đất.


CÁC LỤC ĐỊA NỔI LÊN


“và phải có chỗ khô cạn bày ra” 1:9b.


Có nhiều thuyết khác nhau về địa chất học đã cố gắng iải thích về sự trồi lên sụt xuống của các đại lục suốt trong một thời kỳ rất lâu dài. Nhưng hết thảy đều đồng ý cho rằng torng những giai đoạn địa chất sơ khai, mặt đất mềm và bằng phẳng như nhau hết, nước bao phủ. Khi mặt địa cầu co lại vì nguội thì bấy giờ mới xảy ra hiện tượng là các lục địa trồi lên mặt nước.


THẢO MỘC XUẤT HIỆN


“Đức Chúa Trời lại phán rằng: đất phải sanh cây cỏ.” 1:11


Hoá học dạy rằng không hành tinh nào có thể có dưỡng khí lâu nếu không có nhiều cây cối để liên tục cung cấp dưỡng khí cho nó. Không cây cối thì dưỡng khí chóng tan vào khoáng chất như đá, sắt... và dưỡng khí bị tiêu hao đi hết. Có thể nói rằng không khí trên mặt đất không có đủ dưỡng khí cho sinh vật cho đến khi cây cối mọc lên và phát ra dưỡng khí.


Nói chung, cây cỏ là đồ ăn của động vật. Cũng có nhiều loại thú ăn thịt nhưng đại đa số thú vật nuôi mình nhờ cây cỏ, nếu không chúng đã tiêu diệt nhau hết rồi. Vì thế chúng ta biết rằng cây cỏ phải xuất hiện trước động vật. Chúng ta không có ý nói đến những hình thức tối sơ của thực vật và động vật nhưng nói đến những loài cây và loài thú được diễn tả trong Sáng thế ký đoạn 1 từ câu 11 đến câu 27. Có lẽ câu Kinh Thánh trên nói về thời đại tiền cam biên trong địa chất học. (William J.Miller, Introduction to Historical Geology (New York: van Nostrand, 1952) p.90.


Người ta đã cho lùi lại rất xa thời kỳ mà loài thảo mộc xuất hiện trên mặt đất. Chỉ mới cách đây ít năm người ta định chừng 1 tỉ năm. Mấy năm sau người ta khám phám ra những cục than đá có gốc loài cây và người ta định tuổi là 2 tỉ năm. Đến năm 1962 người ta lại gặp thấy những lớp đá còn ghi dấu vết của nhụy hoa và người ta ấn định một thời gian là 3 tỉ năm. Như vậy không những niên đại được lùi xa mà loài cây cũng thấy hoàn hảo hơn nữa.


CÂU HỎI


1. Tiến trình tinh tú như thế nào?

2. Thuyết địa cầu được tạo thành do đám mây khí loãng co đặc lại (tinh vân loãng) có hợp với 1:2 không? Điều đó chứng tỏ được gì cho Kinh Thánh?

3. Sự sống sơ khai bắt đầu từ nước được koa học xác nhận. Điều này chứng tỏ được gì cho Kinh Thánh? Bạn sẽ trả lời thế nào khi có người cho sự sống đó tự nhiên mà thành?

4 Những điều Kinh Thánh nói đã được địa chất học minh xác lại như thế nào? Bạn có tin chắc rằng khoa học rồi đây sẽ làm sáng tỏ thêm Kinh Thánh không? Tại sao? Dựa vào những bằng chứng nào?


MÀN MÂY HÉ MỞ


“Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm... Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm.” 1:14-18.


Khúc Kinh Thánh này cũng là một trong những điểm bị đả kích mạnh nhất. Người ta bảo rằng Kinh Thánh nói sai vì Kinh Thánh kể mặt trời có sau loài cây. Vô lý, vì loài cây không thể mọc lên nếu thiếu ánh sáng và khí nóng của mặt trời.


Đã hẳn rằng loài cây không thể sống nếu thiếu sánh sáng và khí nóng bởi mặt trời, nhưng Kinh Thánh không hề nói rằng loài cây được dựng nên trước mặt trời. Từ ngữ dùng trong khúc Kinh Thánh này không phải là “tạo ra” nhưng là “làm nên”. Scofield dịch chữ đó là hàm ý mặt trời, mặt trăng “hoạt động trên đất”, còn câu 14-18 Kinh Thánh nói mặt trời được làm cho chiếu sáng xuống mặt đất, hay mặt đất được ánh sáng mặt trời chiếu rọi.


Trên kia, Kinh Thánh đã tỏ rõ tình trạng sơ khai của trái đất bị mây đen che phủ đặc kín. Do đó không thể nói về giờ giấc ở trong ngày, thì tiết trong năm, hay những dấu hiệu về thời gian do mặt trời đem lại. Vậy khi Đức Chúa Trời làm cho mặt trời hoạt động để phân thì tiết, ngày đêm, năm tháng, thì Đức Chúa Trời khiến cho màn mây đen đặc kia hé mở ra để ánh sáng mặt trời soi xuống đất.


Giả sử hôm nay là một ngày mêy che u ám cả bầu trời và tôi bảo bạn rằng ngày mai tôi sẽ làm cho mặt trời rọi ánh sáng xuống đất, thì có thể nào bạn nghĩ rằng tôi sẽ làm nên một mặt trời mới, đặt nó lên bầu trời cho nó soi xuống đất không? Hẳn là không. Bạn chỉ có thể hiểu là tôi muốn phá tan mây mù để cho mặt trời vốn có từ mấy triệu năm qua được chiếu ánh nắng xuống đất, thế thôi. Khi giải nghĩa Kinh Thánh ta cũng phải suy nghĩ cho hợp lý, vì Kinh Thánh vốn viết cho con người.


Như vậy không có gì là mâu thuẫn khi nói loài cây xuất hiện trên đất trước khi màn mây hé mở cho mặt trời soi xuống đất. Trứơc khi màn mây hé mở, nhiệt độ trên mặt đất còn rất cao. Bằng không thì bao nhiêu nước trong mây vẫn còn dày đặc. Có thể nói trước khi màn mây mở, tình trạng trái đất như trong một cái nhà kiếng để trồng cây. Các tầng mây làm phân tán tia nắng của mặt trời nên loài cây mới không bị đốt cháy, cũng như tấm kính đục trong nhà kiếng làm phân tán ánh nắng mặt trời vậy. Nhiệt độ trên đất lúc này làm ấm áp mọi vật và cây cối phát triển mạnh mẽ nhất. Còn cách nào tốt hơn cho sự phát triển thảo mộc bằng cách Chúa dự liệu trong 1:11-12a. Nhà kiếng trong sở thú chỉ bắt chước mà thôi.


LOÀI CÁ


“Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống động nhờ nước mà sanh nhiều ra.” 1:21


Khoa địa chất học đã cho rằng thời kỳ Devonian là thời của loài xá xuất hiện, sau thời xuất hiện của thảo mộc. Thời kỳ Ordovician là thời kỳ cách đây 400 triệu năm, có ghi dấu mấy loại cá. Như vậy sự tạo dựng loài cá không thể đặt sau thời kỳ Devonian.


LOÀI CHIM


“Và các loài chim hay bay tuỳ theo loại” 1:21


Có lẽ phải tính thời kỳ Jueassic hay thời kỳ Cretaceous trong địa chất học cho các loài chim xuất hiện. Loài chim là loài yếu đuối nhất trong các loài vật và để lại rất ít di tích hoá thạch. Hiện nay thời kỳ xa nhất có thể đặt cho loài chim là từ 80-130 triệu năm.


LOÀI CÓ VÚ


“Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tuỳ theo loại, tức súc vật, côn trùng và thú rừng.” 1:24


Thời kỳ Cenozoic được kể là thích hợp cho loài có vú xuất hiện. Tuy vậy, cũng có người còn định một thời gian xa hơn nữa. Tất nhiên loài có vú đến sau loài chim. Theo địa chất học thời kỳ đó cách đây chừng 60 triệu năm.


LOÀI NGƯỜI


“Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình Ngài.” (1:27)


Loài người xuất hiện trong thời đại chót, tức nguyên đại đệ IV. Không tìm thấy di tích gì về loài người trong các lớp địa tầng sớm hơn. Loài người xuất hiện khá trễ nên không thể dùng phương pháp Uranium để định tuổi của loài người đựơc. Căn cứ vào cihều sâu của các lớp đất đá phủ trên di tích loài người, khoa địa chất học đã đưa ra một ức đoán về tuổi của loài người là từ nửa triệu tới một triệu năm. Phương pháp Carbon 14 gần đây đặt nhiều nghi ngờ về ức đoán này. Còn nhiều phương pháp mới nữa đang được nghiên cứu để tính tuổi cho loài người. Sau này chúng ta có thể biết rõ hơn về tuổi của nhân loại.


Như vậy chúng ta đã thấy 13 điều sách Sáng-thế ký kể theo một thứ tự mà khoa học địa chất đã xác nhận là đúng. Bây giờ chúng ta phải trả lời một câu hỏi: Do đâu Môi-se biết được thứ tự đó? Có 5 câu trả lời:


1. Môi-se được biết những điều đó qua các trường của Ai-cập mà ông đã học.

2. Chính Môi-se không viết ra sách Sáng-thế ký; sách đó đã được viết ra về sau, trong thời văn hoá Ba-by-lôn chẳng hạn.

3. Tác giả Sáng-thế ký đã tự đặt ra câu chuyện đó hoặc ông ngồi một mình mà suy luận ra như vậy.

4. Do chính Thượng Đế mặc khải cho Môi-se.


Nếu chỉ có 5 câu trả lời đó thôi, thì một trong số đó phải đúng, và nếu chúng ta chứng minh được 4 câu sai thì câu còn lại được xem là đúng. Chúng ta thử xem.


1. Câu chuyện này do các trường học của Ai-cập? Hẳn là không. Trong các câu chuyện ghi khắc trên những tấm bia đá chúng ta thấy có những truyện về tạo thiên lập địa do người Ai-cập kể lại. Tuy ý có giống truyện trong sách Sáng-thế ký về vài điểm nhưng hầu hết các điểm chính đều không hợp và cũng không giống cách diễn tả của câu chuyện nữa. Nó cũng không hợp với khoa học ngày nay. Dù Môi-se hay ai khác cũng không thể lấy câu chuyện trong sách Sáng thế ký từ nguồn gốc Ai-cập. (W.Max Mueller Mythology:: Mythology of all Races, XII (New York: Cooper 1964) pp.33-127; 173-83; 212-45.


2. Câu chuyện có thể lấy tài liệu từ văn minh Ba-by-lôn? Càng không thể được. Chúng ta đã được biết các truyền thuyết và tạo thiên lập địa của Ba-by-lôn. Một thuyết hấp dẫn hơn cả nói đại khái như sau: Ban đầu có hai vị thần tranh chiến với nhau, một vị thua và bị giết. Vị thần thắng lấy thịt của thần thua để làm nên trái đất, lấy xương và răng để làm nên đá, lấy huyết để làm sông biển. Hẳn là Môi-se không thể lấy chuyện Sáng-thế ký bởi nguồn này. Các truyền thuyết khác của Ba-by-lôn về Sáng thế ký cũng đều hoang đường và phi lý như trên. (Stephen H.Langdon, Semitic Mythology, (New York: Cooper 1964) pp.277-325. Thật khác xa Sáng-thế ký biết chừng nào!


3. Bạn có đi lục soát hết các thư viện ở thế gian cũng không tài nào tìm ra được một câu truyện Sáng-thế ký giống như trong Kinh Thánh.


4. Môi-se có thể phỏng đoán ra được thứ tự đó chăng? Nếu nói có thì cái may đoán trúng thật vô cùng nhỏ bé. Bạn có thể nói Môi-se đã phỏng đoán cái thứ tự đó và đã may mắn đoán trúng. Nhưng nếu tính kỹ xác xuất để có thể gặp may mắn, người ta thấy rằng cái may đó chỉ là một trên hơn ba trăm triệu. Nghĩa là cái rủi ro nói sai nhiều gấp hơn ba trăm triệu lần cái cơ may nói đúng. (Bạn thử làm bài toán xác xuất và thấy kết quả ngay).


Hoặc bạn nói: Môi-se đã suy luận ra thứ tự đó bằng tài trí của ông. Càng vô lý hơn nữa. Giả sử bạn bỏ quên hẳn được câu truyện của Sáng thế ký và mọi điều bạn biết về truyện đó do các sách khoa học ngày nay, rồi bạn ngồi bóp trán và suy nghĩ cho ra một câu truyện của tôi thì chắc như sau: Khởi đầu loài người ở với Thiên Chúa tại thiên đàng, nhưng loài người là loài có xác thịt, mà trời là chỗ ở của thần linh, cõi trời không thích hợp cho loài người, làm con người cảm thấy khó chịu. Người và Thiên Chúa bàn với nhau và đôi bên thoả thuận là đôi bên phải dựng nên một chỗ thích hợp riêng cho con người. Một chương trình về quả đất được vạch ra, trong đó có khí trời, có nước, có cây cối, súc vật, v.v.. Điều chắc chắn là tôi sẽ không đặt con người ở cuối rốt của chương trình. Con người phải tham dự vào mọi công trình kiến tạo để trái đất được tốt đẹp cho con người. Dĩ nhiên ai trông thấy súc vật và loài cá cũng đều biết rằng súc vật có thể học bơi, còn cá thì không thể học đi đứng; vì thế sẽ cho súc vật được tạo nên trước và cho một số súc vật tập bơi cho giỏi để chúng có thể sống mãi dưới nước để trở thành loài cá, một số súc vật khác cứ mãi miết tập bay cho đến khi hai chân trước biến thành cánh. Có lẽ bạn cho tôi là tôi đùa, nhưng không đâu, tôi tin rằng lối suy luận trên hợp với lối suy luận của con người hơn lối sắp đặt của Sáng-thế ký về câu truyện khai thiên lập địa. Hẳn là hết thảy chúng ta đều nghĩ rằng Chúa cưng loài người nên Chúa dựng nên trâu bò, ngựa lừa để giúp đỡ loài người và chúng ta sẽ đặt những con vật đó sau loài người. Tôi không tin rằng loài người có thể nghĩ ra được cái thứ tự trong việc Sáng-thế của sách Sáng-thế ký trong Kinh Thánh. Vậy 13 việc đó thì Môi-se nhờ đâu mà biết đặng hầu có thể đem ra mà xếp thứ tự? Môi-se có biết rõ về những tinh vân tối để có thể viết cách rõ ràng về một tinh vân trong câu 2 của Sáng-thế ký đoạn 1 không? Hẳn là không, vì trước đây 45 năm, dù các khoa học gia nổi tiếng nhất, có trong tay cả một xấp hình chụp tinh vân tối, mà cũng không hề ngờ rằng đó là tinh vân, họ chẳng biết gì về tinh vân tối ở trên trời. Vậy một người như Môi-se làm sao có thể diễn tả đúng một đối tượng thiên văn mà gần 4 năm sau khoa học mới khám phá ra?


Người ta đã tính ra có chừng 100 tỉ người đã sống từ thời Môi-se cho đến khi các khoa học gia hiểu lời diễn tả của Môi-se về cuộc sáng thế. Vậy chúng ta có thể nói cái may cho Môi-se nói đúng là một trăm tỉ. Xin nói rút bớt đi là cái biết của Môi-se về tinh vân tối chỉ là một, mà cái không biết chỉ là một tỉ thôi. Chúng ta chỉ cần đặt tỉ số và sẽ kết luận Môi-se trăm phần không thể diễn tả đúng về một tinh vân tối.


Làm sao Môi-se biết được ban đầu có nước bao phủ trái đất? Không thể nào trả lời được câu hỏi này. Thật là rất khó cho Môi-se đoán ra cái tình trạng sơ khai này của trái đất. Cái may mắn của ông không thể nào hơn một phần trăm của cái rủi được.


Làm sao Môi-se biết được ban đầu có mây dày đặc che kín cả trời đất? Xin tính cho ông cái may trong một ngàn rủi cũng thấy là khó khăn rồi.


Chúng ta còn thể nêu lên nhiều câu hỏi khác như: Làm sao Môi-se biết được sự sống xuất hiện đầu tiên ở biển? Làm sao ông biết ánh sáng đầu tiên do mặt trời chứ không phải do đất tự phát? Làm sao ông biết được mưa đổ xuống ồ ạt trên đất giữa thời loài cây và loài cá? Làm sao ông biết được thảo mộc có trước loài cá?


“Ấy là gốc tích trời và đất sau khi đã dựng nên, trong lúc Đức Giê-hô-va dựng nên trời và đất. Vả lúc đó chưa có một cây nhỏ nào mọc ngoài đồng, và cũng chưa có một ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên đất, cà cũng chẳng có một người nào cày cấy đất nữa.” 2:4-5. Khoa địa chất học sẽ chứng minh cho những lời đó là đúng với thực tại.


Trong khi viết nên Sáng-thế ký đoạn 1, làm sao Môi-se biết được 13 việc sáng tạo đó cách chính xác và xếp đặt theo đúng thứ tự? Theo những con số ức đoán mà chúng tôi đã nêu ra ở trên, chúng tôi đem tổng kết lại để tìm ra kết quả thì thấy rằng Môi-se chỉ có cái may biết được bằng một, còn cái không biết bằng 31.135, 104.000.000.000.000.000. Như vậy thì cái biết nhỏ bé quá, không còn chút chi là đáng kể nữa. Chúng ta thử tượng tượng ra cái bé nhỏ ấy là nhỏ bé chừng nào.


Giả thử chúng ta muốn có một cuộc rút thăm và chúng ta cho in thăm nhiều bằng con số nói trên. Muốn được vậy chúng ta phải thuê 8.000.000 máy in, mỗi máy có thể in 2.000 thăm trong mỗi phút. Nếu các máy này chạy suốt ngày đêm thì phải mất 5.000.000 năm mới in xong số thăm đó. Rồi bây giờ bạn đánh dấu một lá thăm và cho trộn lẫn vào đống thăm cực lớn kia. Rồi bạn bịt mắt một người rồi bảo người ấy đi rút lấy một lá thăm. Liệu anh ta có rút trúng lá thăm bạn đánh dấu không? Tuy vậy, cái may mắn của anh ta còn lớn hơn cái may của Môi-se khi ông viết đoạn 1 sách Sáng-thế bằng kiến thức thời đó.


Một chút tưởng tượng nữa. Giả sử mỗi lá thăm đó rộng một phân vuông và mỗi xấp 100 lá thì dà một phân. Vậy cả đống thăm đó sẽ to lớn là chừng nào? Nó rộng bằng cả diện tích Á Châu và cao một cây số kia. Bây giờ bạn đánh dấu một lá thăm rồi đem nó trộn bằng Á Châu và cao 1 cây số. Bạn bịt mắt một người và bảo người ấy đi rút sao cho trúng nhằm lá thăm bạn đánh dấu trước. Cái may rút trúng của người ấy còn lớn hơn cái may của Môi-se viết trúng mọi điều trong Sáng thế ký bằng trí khôn loài người mà thôi.


5. Chúng ta đã bác bỏ 4 câu trả lời trên vì hoàn toàn phi lý. Vậy chỉ còn một cách trả lời hợp lý là: Chính Đức Chúa Trời đã mặc khải cho Môi-se viết nên đoạn 1 sách Sáng-thế. Có lời Kinh Thánh quả quyết rằng: “Tất cả Kinh Thánh được chép ra bởi sự linh cảm của Chúa.” Đó là chứng cớ hùng hồn cho chân lý của Kinh Thánh.


Xin lập lại cách khác. Giả sử tôi nói quyết rằng chính tôi đã xây nên một ngôi nhà cổ nào đó, nhưng tôi không tìm được nhân chứng, người ta cũng không tin tôi là kẻ đã xây nên nhà đó. Vậy có cách nào tôi chứng minh cho lời quyết của tôi? Tôi có thể chứng minh được tôi đã xây nhà đó nếu tôi có thể nói ra một số đồ vật ẩn kín bên trong ngôi nhà đó mà người ngoài không thể nhìn thấy. Khi ngôi nhà đó kéo đổ xuống và những đồ vật đó lộ ra y như lời tôi đã diễn tả rõ ràng từng cái một thì lời quyết tôi được mọi người tin.


Giả sử trong trường hợp đó tôi nói rằng: Khi đổ xi măng tôi đã đánh rơi một bó đinh ở góc tường phía Đông Bắc. Còn ở góc tường phía Đông Nam các ông sẽ thấy một lô sắt vụn nằm trong đống bê tông. Về khung nhà, các ông sẽ thấy xà cỡ 2.8 thay vì cỡ 2.6 như nhà khác. Còn góc nhà về phía Tây Nam có đóng 4 cái cọc thay vì 3 như thói quen... Và cứ vậy tôi tiếp tục nói hết 13 đồ vật đặc biệt đã được dùng trong việc xây cất toà nhà cổ đó, từ dưới nền nhà cho đến nóc. Bạn kéo đổ toà nhà đó xuống và bạn nhận ra tôi đã nói hoàn toàn đúng 13 sự vật thì bạn kết luận thế nào về lời quả quyết tôi là người đã xây nên nhà đó? Chứng cớ như vậy thì toà án nào trên thế giới cũng phải nhìn nhận cả.


Chúng ta cũng đang đứng trước một chứng cớ như vậy đối với 13 việc tạo dựng mà Sáng-thế ký đoạn 1 đã chép. Dầu sách đó đã được viết ra từ mấy ngàn năm trước khi khoa học xuất hiện, thế mà khoa học hiện nay chứng nhận 13 điều đó thật đúng. Có lẽ Chúa đã viết nên câu chuyện trong sách Sáng-thế ký để ngày nay, khi khoa học phát triển thì chúng ta có thể nhận định được chính Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá. Không còn dùng khoa học để phát triển lòng vô tín mà trái lại, để chắc chắn Đức Chúa Trời đã dựng nên địa cầu và mọi loài sinh vật trên đó.


CÂU HỎI


1. Kinh Thánh nói mặt trời lộ ra sau loài thảo mộc. Điều này có nghĩa như thế nào? Khoa học đã giúp cho sự giải thích như thế nào?

2. Những điểm Kinh Thánh lần lượt theo thứ tự kể ra rất phù hợp với khoa địa chất học. Bạn trả lời như thế nào để thuyết phục người khác tin rằng Kinh Thánh chính là mặc khải của Đức Chúa Trời và chứng tỏ Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá?

3. Hãy cho biết cảm tưởng của bạn sau khi xong phần I của chương III.


II. CÁC NGÀY TRONG SÁNG-THẾ KÝ


Tiếng Hy-bá-lai chép chữ “ngày” trong Sáng-thế ký, ta có thể hiểu theo nghĩa quãng thời gian. Còn những tiếng buổi sáng và buổi chiều cũng có thể hiểu theo nghĩa bắt đầu và kết thúc. Như vậy câu “vậy có buổi chiều và buổi mai, ấy là ngày thứ nhất” cũng có nghĩa là “bắt đầu và kết thúc công việc của Đức Chúa Trời trong thời kỳ thứ nhất”.


Những chữ “Ngày, sáng, chiều, trong tiếng Hy-bá-lai cũng đồng nghĩa với những chữ “day, morning, evening” trong tiếng Anh. Tra tự điển Anh ngữ, bạn sẽ thấy chữ “day” cũng chỉ nghĩa một thời gian nào đó; “morning” và “evening” cũng có nghĩa là khởi đầu và chung cuộc một thời kỳ, không khác chi khởi đầu và chung kết một ngày 24 giờ đống hồ. Tự điển Thánh Kinh phù dẫn cũng chỉ cách dùng các chữ đó như vậy.


Thi Tv 90:5, 6 chép “Chúng nó khác nào một giấc ngủ. Ban mai mọc tợ như cây cỏ xanh tươi; buổi chiều người ta cắt nó và nó héo.” Buổi sáng và buổi chiều ở đây đã rõ là không chỉ sáng và chiều của một ngày thường.

Quãng thời gian mà Sáng-thế ký gọi là “ngày” đó có thể hiểu là 24 giờ hay bất cứ khoảng thời gian dài, ngắn nào đó cũng được, hoặc chỉ một khoảnh khắc rất ngắn bằng nửa giây đồng hồ hay cả một niên đại địa chất dài đằng đẵng cũng được.


33:6-9 chép “Các từng trời được làm nên bởi Lời Đức Giê-hô-va, cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có. Ngài thâu nước biển lại thành như đống, và trữ những nước sâu trong chỗ chứa. Khắp thiên hạ khá kính sợ Đức Giê-hô-va; các dân thế gian hãy kinh khủng Ngài, vì Ngài phán thì việc liền có, Ngài biểu thì vật liền vững bền.”


Khúc Kinh Thánh này như muốn nói các việc làm của Đưc Chúa Trời hoàn thành trong một thời gian rất ngắn.

Hơn nữa, các khoảng thời gian nói trong sách Sáng thế ký có thể phân tích ra bởi những khoảng thời gian khác xen kẽ vào. Thiên Chúa chỉ kể ra những khoảng thời gian Ngài làm việc trên trái đất mà thôi. Nếu sau việc thứ nhất của Thiên Chúa, tức là sau thời kỳ tạo dựng thứ nhất, có một triệu năm trôi qua, rồi Chúa tiếp tục làm việc tạo dựng thứ hai, thì công việc thứ hai này cũng kể là đã chiếm thời kỳ tạo dựng thứ hai. Ta nên nhớ trước mặt Thiên Chúa không có thời gian.


Cách giải nghĩa này cũng được áp dụng vào lời tiên tri của Chúa, mỗi lần Chúa tính thời gian Chúa đối xử với dân Y-sơ-ra-ên. Nếu Chúa báo một sự gì sẽ xảy đến cho dân Y-sơ-ra-ên trong một khoảng thời gian nào đó, thì thời gian đó chỉ được tính khi dân Y-sơ-ra-ên đã ở trong đất Palestine như một quốc gia. Có phải 69 tuần lễ của Đa-ni-ên đã qua lâu rồi và chúng ta đang ở trong thời kỳ của tuần lễ thứ 70 mở màn?


Ít nhất là có ba cách giải thích chữ “ngày” trong Sáng-thế ký.

1. Hiểu chữ “ngày” đó về ngày 24 tiếng đồng hồ. Nhưng cách này bị khoa địa chất học loại bỏ.


2. Hiểu chữ “ngày” như một niên đại theo địa chất học. Ví dụ thời kỳ Devonian là một ngày. Cách giải nghĩa này tuy thích hợp với giả thuyết khoa học, nhưng lại cho công việc của Chúa chỉ là sức hướng dẫn tiềm tàng chậm chạp. cách này không hợp với ý nghĩa khúc Kinh Thánh trích trong Thi-thiên 33 vừa rồi.


3. Hiểu chữ “ngày” là một biến đổi lớn trong các di tích hoá thạch theo đúng mỗi việc Chúa làm trong Sáng-thế ký. Sau một biến đổi, loài cá xuất hiện, sau một biến đổi khác, loài chim xuất hiện; sau một biến đổi khác nữa, loài có vú xuất hiện...


Nếu Chúa dựng nên những sinh vật mới trong thời kỳ biến đổi này, rồi sau đó Chúa không dựng nên loài sinh vật mới nào nữa, chúng tự phát triển theo chủng loại của chúng. Rồi tới thời khác Chúa làm nên những loại mới khác, thì các thời gian của các thời kỳ biến đổi đó có thể được gọi là những ngày tạo dựng của Chúa.


Các địa tầng và các loại di tích hoá thạch bênh vực mạnh mẽ cho cách giải thích thứ ba này.


Không nhất thiết một trong ba cách giải thích đó phải hoàn toàn đúng, còn hai cái kia phải sai. Rất có thể là một số ngày đúng theo kiểu giải thích này, và một số ngày khác lại đúng theo kiểu giải thích khác. Chúng ta nên nhớ đến ngày thứ tư mặt trời mới lộ ra để cho biết thời tiết, ngày tháng.


Cũng có thể rằng các ngày trong Sáng-thế ký là những quãng thời gian rất ngắn và được phân tách ra bởi những quãng thời gian rất dài. Hầu hết các việc làm của Chúa trong Sáng-thế ký đoạn 1 và 2 được ghi nhận là những biến đổi theo địa chất học. Điều này hợp với Lời Chúa trong Kinh Thánh rằng: “Chúa phán thì chúng vững bền”, và củng cố cho cách giải thích các ngày trong Sáng-thế ký là những việc tạo dựng mau lẹ, đầy quyền năng, được phân tách ra bởi những thời kỳ lâu dài của địa chất học.


Hiểu như vậy thì thấy khoa học và Kinh Thánh rất hoà hợp.

SaSt 1:22 chép: “Đức Chúa Trời ban phước cho các loại đó mà phán rằng: hãy sinh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sinh sản trên đất cho nhiều.” Câu 21 cho chúng tự phát triển tuỳ theo loại.


Thật là hợp lý nếu chúng ta hiểu rằng Chúa cho các loài sinh vật đó một thời gian khá lâu để chúng chuẩn bị làm tròn lệnh truyền của Chúa.


CÂU HỎI


1. Ba lời giải thích về chữ NGÀY trong Sáng-thế ký là gì? Điều đó có ích lợi gì cho sự giải quyết những bất đồng giữa Kinh Thánh và khoa học.

2. Theo bạn hiểu chữ ngày trong Sáng thế ký có ý nghĩa gì?


III. THUYẾT TIẾN HOÁ


Sự sống xuất hiện và bành trướng trên mặt đất thể nào? Kinh Thánh ghi chép mấy điều như sau:


“Đức Chúa Trời phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ, cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tuỳ teo loại mà có hột giống trong mình trên đất, thì có như vậy.” 1:11

“Đức Chúa Trời lại phán rằng: nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loại chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời.”

“Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tuỳ theo loại; và các loài chim hay bay, tuỳ theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.” 1:20, 21

“Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tuỳ theo loại, súc vật tuỳ theo loại, và các côn trùng trên đất tuỳ theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.” 1:25


1. Khái luận về Thuyết tiến hoá: Từ ngày Cơ-đốc giáo ra đời, có hai nhân vật xuất hiện trong thế giới khoa học làm xôn xao cả giáo hội, đó là Copermicus và Darwin.


Copermicus đã làm kinh ngạc thế giới bằng thuyết thiên văn chủ trương rằng trái đất xoay quanh mặt trời, không phải mặt trời xoay quanh trái đất. Hàng giáo phẩm lúc đó đứng lên đả kích ông vì họ cho thuyết của ông đã hạ bệ con người trong chương trình của Tạo Hoá.


Vào năm 1859, Charles Darwin cho xuất bản tác phẩm thời danh của ông, nhan đề “Nguồn gốc các chủng loại” (Origin of Species) làm nổi bật thuyết tiến hoá vốn có từ lâu. Thực ra tác phẩm vĩ đại của ông bàn về luật đào thải tự nhiên (natural selection) hơn là bàn về chính thuyết tiến hoá. Trong Cơ-đốc giáo có ba phản ứng khác nhau: có người thừa nhận, có người chống đối, có người trốn tránh; hầu hết là trốn tránh, không muốn đề cập đến vấn đề chông gai đó.


Thuyết tiến hoá nhấn mạnh một điểm là mọi đời sống hữu cơ đều phát xuất từ những hình thức đơn giản hơn. Sự biến đổi từ hình thức thô sơ tới hình thức phức tạp đòi những quãng thời gian dài, từng triệu, từng triệu năm.


Theo tiến hoá, loài thực vật và động vật ngày nay không còn giống với thực vật và động vật thời tiền sử. Những cơ thể đơn giản trở nên phức tạp hơn xưa. Nhưng các nhà tiến hoá cũng nhìn nhận thực tế có sự thụt lùi của nhiều cơ thể. Có những sinh vật đã đi từ đơn giản đến phức tạp rồi lại đi từ phức tạp đến đơn giản.


Trái với quan niệm củ anhiều người, tiến hoá của sinh vật không nhất thiết phải liên hệ tới nguồn gốc sự sống. Tiến hoá hữu cơ và nguồn gốc sự sống là hai vấn đề riêng biệt.


Sau thuyết đào thải tự nhiên của Darwin, có nhiều thuyết khác chen chân vào, trong số đó có thuyết ngẫu biến (mutation theory) là nổi hơn cả. Thuyết này về sau đã được sửa chữa và gia nhập vào tân phái của thuyết Darwin.


2. Thái độ của Cơ-đốc giáo với thuyết tiến hoá: Ngày nay, trong Cơ-đốc giáo, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề tiến hoá.


Có người tin vào đặc tính bất biến của các chủng loại. Họ nói: các chủng loại hiện có trên trái đất cũng vẫn còn y nguyên giống như lúc ban đầu do tay Chúa dựng nên. Chúng ta sẽ nhận ra điều đó khi naò khoa học có thể định nghĩa cho minh bạch từ chủng loại của sinh vật trên trái đất.


Có người theo thuyết tiến hoá giả thiểu, nghĩa là có tiến hoá trong một giới hạn nào thôi.


Có người tin rằng Đức Chúa Trời dựng nên ban đầu một hình thức tối sơ của sự sống, rồi sau đó Ngài hướng dẫn từng bước tiến cho sự sống đi từ thô sơ, đơn giản đến phức tạp, kiện toàn.


Trước đây, Cơ-đốc nhân phải đứng trước hai thái độ quá khích hoặc phản khoa học, hoặc phản Kinh Thánh. Ngày nay chúng ta tìm được một lập trường thoả đáng hơn, vì khoa học ngày nay đã tiến xa hơn ngày thuyết tiến hoá mới ra đời rất nhiều. Một khoa học gia đã nói: “Người ta có thể tin vào sáng tạo vừa tin vào tiến hoá, miễn là người ta biết định nghĩa danh từ mình dùng.” Nói cách khác, nếu bạn hiểu rõ tiến hoá là gì và sáng tạo là gì thì đôi bên đâu có nghịch ý với nhau.


Một điều hiển nhiên, chắc chắn là: các khám phá của khoa học giúp ta tin rằng các chủng loại đã có thay đổi ít nhiều trải qua các thời đại. Các loài cây và loài vật hiện nay là kết quả của sự tiến hoá có giới hạn.


Người tin vào thuyết chủng loại bất biến sẽ trưng ra những lời Kinh Thánh dạy rằng các tạo vật sinh sản “tuỳ theo loại.”


Nhưng thực ra chưa ai thấu hiểu được ý nghĩa của chữ “tuỳ theo loại” trong Kinh Thánh. “Loại” đây bao gồm những thứ gì? những giống gì? Khoa sinh vật học chia ra hàng trăm thứ “loại” khác nhau. Có phải Đức Chúa Trời dựng nên một loài chim tổ phụ rồi để cho nó sinh sản theo “giai cấp” của nó, vì “giai cấp” cũng là một trong các loại?


Có người cho “loại” đồng nghĩa với giống. Hai giống thuốc lá vẫn sinh hai thứ thuốc riêng biệt, nhưng chúng có thể pha giống với nhau để sinh ra một giống thuốc thứ ba. Và chúng ta đã từng thấy những giống chim câu mới, chó mới, gà mới, lúa mới, cả đến giống cam mới, hoa mới... Tất cả những giống mới đó xuất hiện theo sự pha giống với nhau. Những sự đổi mới đó do tay người làm, tức để cho các giống loại lai với nhau, có thứ do sự thay đổi ở trong lòng hạt giống của riêng mỗi loại.


Như vậy bạn phải đối diện với vấn đề sự sống biến đổi thế nào từ ngày tạo dựng ban đầu? Ở đây, ta phải trả lời hai câu hỏi khác nhau:

1. Sinh vật thay đổi thế nào và

2. Giới giạn của sự thay đổi là đến đâu.

3. Sinh vật thay đổi cách nào? Các nhà sinh vật học hiện nay công nhận.


* 4 cách thay đổi chính của sinh vật.

a. Cách thứ nhất: Sinh vật thay đổi từ trong lòng hạt giống. Mỗi nhiểm thể (chromosome) của tế bào sống gồm nhiều gạt “gen” rất nhỏ, mắt người không nhìn thấy, nhưng thí nghiệm bằng tia Xa chứng tỏ được sự hiện diện của chúng.


Khi tia X chiếu vào một tế bào thì sự thay đổi trong hạt giống trở nên nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là hoá chất của hạt giống thay đổi về phần cơ cấu, và cơ cấu mới của hạt giống tỏ ra một phản ứng khác hẳn lúc trước.


Sự thay đổi trong hạt giống này nhiều nhà khoa học cho là phương pháp thay đổi chính của sinh vật.


Dĩ nhiên, các hạt giống quyết định cho sự xuất hiện của sinh vật. Để cho một sinh vật biến đổi ra khác thì các hạt giống thay đổi về hoá chất hoặc cơ cấu. Qua hàng triệu năm, có nhiều “giống” mới xuất hiện do sự thay đổi từ trong lòng hạt giống như vậy.


Tuy thế, không phải hết thảy các nhà sinh vật học đều cho sự thay đổi trong lòng hạt giống là quan trọng cho cuộc tiến hoá. Như giáo sư Richard B.Goldschmidt có nói: “Thực ra chưa có ai sản xuất được một loại sinh vật mới nào bởi những thay đổi lớn hay thay đổi nhỏ. Trong những sinh vật quen loại như giống ruồi ăn trái cây thối, người ta được biết những yếu tố làm cho cánh của chúng ta thay đổi. Giả sử chúng ta đặt hàng ngàn những yếu tố thay đổi đó vào trong một sinh vật thì sinh vật đó sẽ không khác mảy may với bất cứ một loại sinh vật nào của thiên nhiên.”


Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy rằng có nhiều sự thay đổi trong sinh vật trước kia cho là hạt giống biến đổi, lại do một căn cơ khác gây nên.


Còn một chuyện khác cảnh cáo chúng ta chớ quá tin vào sự sinh vật biến đổi do hạt giống. Đó là hầu hết những biến đổi đã được khoa học nghiên cứu thì hoặc chết lụi đi hoặc không thích hợp cho sự tranh sống của sinh vật, vì những khuyết điểm của cơ thể như cánh không đều, chân không vững, mắt không tinh, tóm lại những biến đổi đó làm cho sinh vật trở nên quái thai trong chủng loại của chúng.


Thêm một điểm ngược lại, sự thay đổi nói trên là vốn tính các hạt giống trong sinh vật không hay biến cải. Vậy làm sao có sự thay đổi về bản thể được?

b. Cách thứ hai: Sinh vật thay đổi vì các nhiễm thể thay đổi. Cách thay đổi thứ hai này, cũng như cách thứ nhất ông Darwin chưa từng biết đến.


Các hạt gen trong mỗi nhiễm thể (Chromasome) cùng hoạt động kết đôi với nhau. Đôi khi nhiều hạt gen có sự cộng tác đặc biệt để phát sinh ra một công hiệu mới rõ ràng trước mắt chúng ta. Khi có sự thay đổi trong cách xếp đặt các hạt gen của mỗi nhiễm thể, thì các hạt gen bị lẫn lộn đi, không còn làm việc với các “bạn cũ” của mình đã quen, và vì thế phát sinh những hậu quả khác thường.


* Chính các nhiễm thể có thể thay đổi trong 3 cách:


. Có những phần của nhiễm thể bị vợ ra và tiêu mất, kết quả là các hạt gen trong những phần đó cũng bị mất, và con vật ra từ cái trứng bị thiếu mất vài hạt gen như vậy sẽ tỏ ra ít nhiều đặc tính biến đổi.

. Những phần của nhiễm thể này bị vỡ ra có thể thay đổi vị trí với những phần của những nhiễm thể khác.

. Nhiều khi gặp những nhiểm thể có hai bộ hạt gen riêng biệt.


Nhiều nhà sinh vật học tin rằng sự thay đổi cách xếp đặt hạt gen trong nhiễm thể là động cơ thúc đẩy cho các chủng loại mới phát sinh. Một nhà chủng loại học nổi tiếng là tiến sĩ Ledyard Stebbins nhìn nhận rằng “Một số lớn những thay đổi trong lòng hạt giống thực ra chỉ là những khiếm khuyết nhỏ, tức là những cách xếp đặt thay đổi trong nhiễm thể.”


Có một loại ruồi nhỏ ta thường thấy đậu trên những trái cây chín thối mà tên khoa học là ruồi Drosophila, chúng có những thay đổi nơi cánh mà trước đây các nhà chủng loại học cho là do hạt gen thay đổi. Nhưng gần đây công trình nghiên cứu đã khám phá ra là do những thay đổi trong cách xếp đặt cơ cấu của nhiễm thể, như ông Stebbins nói.


c. Cách thứ ba: Sinh vật thay đổi do những cái dị thường giống như quái thai.

Một nguyên tắc bất dịch của khoa học là các hiễm thể mang hạt gen và các hạt gen quyết định những đặc tính di truyền của sinh vật.

Như trong hành chẳng hạn. Mỗi tế bào sống của cây hành có 16 nhiễm thể. Khi tế bào chia đôi thì số nhiễm thể cũng tăng lên gấp đôi và mỗi tế bào mới đó nhận đủ 16 nhiễm thể. Trong loài người cũng vậy, các tế bào mới nhận đủ 48 nhiễm thể y như các tế bào mẹ đã sanh chúng., Điều đó có nghĩa gì? Nghĩa là mỗi tế bào nhận được bởi tế bào mẹ cùng một thứ nhiễm thể, và cùng một loạt hạt giống y như vốn có trong tế bào mẹ.


Các con số về nhiễm thể của hàng ngàn cây cối và súc vật đã được nghiên cứu và thấy số nhiễm thể bao giờ cũng đủ, không thừa, không thiếu. Tuy vậy, thỉnh thoảng cũng gặp vài trường hợp dị thường trong nhiễm thể; khi số nhiễm thể tăng lên gấp đôi ba hay bốn lần hơn, trường hợp đó là trường hợp của quái thai trong chủng loại.


Tình trạng nhiễm thể tăng gấp lên như vậy là tình trạng tự nhiên. Trong phòng thí nghiệm, nhà khoa học có thể dùng một thứ thuốc đó sẽ sinh ra cây lớn. Trong thực tế, dù bạn biết hay không, bạn thường thực hiện điều đó trong vườn hoa của bạn. Những bông hoa mới lạ trong vườn có tên là Tetraploid snapdragons đã được phát triển theo kiểu đó.


d. Cách thứ tư: Sinh vật thay đổi vì lai giống. Sự lai giống hay bị coi thường, nhưng thực ra nó là một phương rất quan trọng để tạo nên chủng loại. Có những nhà hần học, vì ít kiến thức khoa học, đã nêu lên một số sinh vật lai giống và bị son sẻ khi họ muốn chứng minh thuyết chủng loại bất biến. Họ chỉ vào con la, một sinh vật trung tính lai giống giữa ngựa và lừa.

Thực ra có hàng trăm giống vật lai bị son sẻ; nhưng người ta thường quên một thực tế khác là hàng trăm giống vật lai vẫn có khả năng sinh sản.


Các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra những giống lai mới, đặc biệt là cây cối trong vườn. Đôi khi kết quả là giống lai son sẻ đôi khi giống lai vẫn sanh sản. Nhưng số son sẻ thường nhiều hơn. Các nhà khoa học có thể làm cho một số son sẻ này lại có sức sanh sản. Họ chỉ cần dùng đến thuốc Colchocine. Hoá chất này làm tăng gấp đôi số nhiễm thể và các tế bào lại tiếp tục chia đôi ra. Thiên nhiên không biết dùng Colchocine, nhưng cũng có nhiều trường hợp như vậy trong thiên nhiên.


Do bốn phương pháp thay đổi của sinh vật vừa kể trên, khoa học đã chứng tỏ rằng chủng loại mới có thể xuất hiện. Điều đó có nghĩa gì đối với sự bành trường và phát triển sinh vật?


4. Giới hạn của sự thay đổi trong chủng loại.

Chúng ta thấy rằng thực vật và động vật đã thay đổi. Hàng trăm giống chi câu đã ra từ một giống câu đá. Hàng chục giống chó tốt đã ra từ một giống chó hoang. Hàng trăm giống gà đã ra từ một giống gà rừng. Nhưng các giống khác nhau đó vẫn ở trong cùng một loại mà thôi. Gà vẫn là gà, chó vẫn là chó, chim câu vẫn là chim câu.


Cái khó nhất là định rõ được cái thang lên xuống của mỗi chủng loại dài đến đâu. Có thể là con ngựa tổ của loài ngựa chỉ bé bằng con mèo, rồi dần dầnc ác thứ ngựa xuất hiện do những thay đổi trong lòng hạt gen. Trong lịch sử loài ngựa, không phải hầu hết đeu tiến hoá to lớn lên mãi, nhưng cũng có khi chúng đi ngược chiều tiến hoá mà trở nên nhỏ bé nhỏ. Tuy vậy ngựa bao giờ cũng là ngựa. Nếu có truyện nào đặt con thú không phải là ngựa làm tổ tiên cho con ngữa thì câu truyện đó hẳn phải là hoang đường.


Thử xem một vài ví dụ nữa về vấn đề sinh vật có thay đổi từ ngày được tạo dựng. Con cá voi và con trăn vẫn còn sót lại những chân sau. Những cá dưới nước sâu vẫn có mắt nhưng không còn dùng nữa. Con chim đà điểu vẫn còn giữ lại đôi cánh hết bay. Các phần thân thể đó hiện nay không còn dùng đắc lực nữa, nhưng chứng tỏ về một sự thay đổi đã có từ ngày tạp dựng tới nay. Các sự thay đổi đó đều là sự thay đổi trong chủng loại chứ không vượt ra ngoài chủng loại được, và tất cả đều do sự biến đổi từ bên trong, từ cách biến thái của hạt gen.


Những Cơ-đốc nhân khôn ngoan thận trọng thường gạt bỏ mọi ý tưởng về một sự tiến hoá toàndiện và vô giới hạn. Bởi vì tiến hoá như vậy là đi từ thấp đến cao, vật toàn hảo phát xuất từ vật bất toàn, thoe một tiến trình tranh đấu vương lên mãi cho tới mức hoàn thiện về tinh thần và thể xác, không do bàn tay sáng tạo trực tiếp của Thiên Chúa từ lúc ban đầu. Và như vậy cũng đi xa với thí nghiệm của chủng loại học. Tiến hoá toàn diện cho tới nay vẫn là một thuyết không thể kiểm chứng bằng thí nghiệm, đó là một niềm tin hơn là một sự kiện.


Vậy trong vấn đề này, các nhà khoa học và các nhà thần học nên nhận định rằng thiên nhiên đã minh chứng có sự thay đổi trong sinh vật, và Kinh Thánh không dạy thuyết “chủng loại bất biến”.


Trong thế giới sinh vật có hơn một triệu chủng loại khác nhau về cây cối và động vật. Kinh Thánh chỉ nói đến một số ít các chủng loại quen thuộc. Thay vì đòi Thiên Chúa dựng nên hơn một triệu giống loại khac nhau về cây cối và chủng loại nhiều Cơ-đốc nhân nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ dựng nên một số loài vật chính để làm tổ phụ, rồi từ đó sẽ có nhiều giống khác được sinh sôi, nảy nở ra về sau như lời truyền phán của Thiên Chúa.


Dưới những hoàn cảnh, những môi trường khác nhau, các conv ật bành tổ đó di cư khắp trên mặt đất làm nảy nở ra những giống loại mới khác do sự thay đổi trong lòng hạt giống hay trong nhiễm thể. Cùng với thời gian, sự lai giống can thiệp vào làm cho sự phát triển của sinh vật càng xa rộng và càng mau lẹ. Nhưng sự tranh giành để sống là định luật, thời nào sinh vật cũng phải tranh giành để sống còn. Cho nên con vật mạnh thì sống và tiến lên, con vật yếu thì lui đi và chết dần.


Kinh Thánh không nói tình trạng đó kéo dài bao lâu. Khoa học cũng không nói. Nhưng khoa học cho ta biết rõ ràng, chắc chắn rằng trái đất đã trải qua nhiều triệu năm rồi và sinh vật đã xuất hiện trên đất cũng từ lâu.


Lý luận mạnh nhất mà các nhà tiến hoá thường đưa ra để chứng minh thuyết tiến hoá là các di tích hoá thạch. Họ tuyên bố rằng “cuốn sách địa tầng” mở ra những trang chói lọi về cuộc tiến hoá từ vật thô sơ tới sinh vật cao nhất là con người. Nhưng các nhà khoa học cũng nhìn nhận rằng “cuốn sách” đó thiếu mất nhiều trang.


“Sách” đó bảo rằng con ngựa đã tiến từ con ngựa đầu tiên nhỏ như con mèo và đi dần tới vóc dáng cao lớn như hiện nay. Loài ốc hến đã tiến hoá rất nhiều, nhưng “sách” đó không thấy nói khi nào ốc hến không phải là ốc hến. Vô vàn, vô số những thứ cá đã sống và đã chết, nhưng thứ nào cũng giữ đặc tính cá biệt trong mình. Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng có sự tiến hoá ở trong phạm vi nào đó, tuy sự tiến hoá đã đi rất xa.


Cũng theo “cuốn sách địa tầng” đó, có íy nhiều tạo vật nguyên thuỷ rất ph1ưc tạp, không đơn giản chút nào như người chủ trương tiến hoá tin. Cũng có những sinh vật thời đại bây giờ như các thứ vi khuẩn và rêu biển lại rất dồi dào trong những địa tấng tối cổ.


Các nhà khảo cổ học cũng công nhận một sự kiện đặc biệt này nữa, là có một số chủng loại không hề thay đổi hay thay đổi rất ít trong nhiều triệu năm qua.


Trong thực tế, khoa học chỉ mới nghiên cứu đựơc một phần rất nhỏ bé trong di tích hoá thạch nằm trong các địa tầng. Như vậy làm sao có thể vẽ trên một cây gia phổ cho các chủng loại sinh vật khi người ta chưa biết rõ những thứ sinh vật đó đã từng sống trong các thời đại đã qua?


Hầu hết các nhà khia học đều tin rằng họ đã có trong tay đủ tài liệu để vẽ ra những nét đại cương về các chủng loại. Chúng ta có thể đồng ý trong một giới hạn naò với các nhà khoa học đó. Thực ra đã có sự cải biến trong từng giống vật: cho nên trong vài trường hợp chúng ta có thể nêu lên những nét chính về bước tiến của vạn vật. Nhưng chấp nhận một cuộc tiến hoá từ con vi trùng đến con người thì quả thật không cần thiết.


Chứng cớ của các địa tấng và các chứng cớ khác của khoa học không buộc chúng ta nhìn nhận một sự tiến hoá vô hạn định như vậy. Tuy chúng ta có thể chấp nhận sự biến hoá của các chủng loại chính. Nói cách khác, sự biến hoá của các chủng loại chính hay là tiến hoá bên trong biên giới của mỗi chủng loại thì đó là một sự kiện không thể chối cãi. Nhưng tiến hoá từ những sinh vật thô sơ đơn giản như những sinh vật chỉ có một tế bào và tiến tới những sinh vật phức tạp, hoàn bị thì đó không còn là sự kiện mà là niềm tin. Đó là một ức đoán hay một lời quả quyết đơn phương mà thôi. Những lý luận như vậy đi quá sự kiện khoa học.


Vậy chúng ta những Cơ-đốc nhân phải đứng chỗ nào? Lý đương nhiên không buộc chúng ta phải thừa nhận một thuyết quá khích về chủng loại bất biến, cũng không buộc chúng ta phải theo quan điểm quá khích khác là tiến hoá toàn diện. Cả hai đều không đi đôi với thực tế của sự kiện khoa học.


Sau khi nghiên cứu về nguyên ngữ của Sáng thế ký đoạn một, giáo sư Gleason Archer đã nói:

“Danh từ Hy-bá-lai “min” (loại) trong Sáng-thế ký có thể chấp nhận một lối giải thích rằng trong khi các chi nhánh khác nhau của một chủng loại tiến hoá trong vòng ấn định, thì chính các chủng loại vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị vượt qua.”


Ngày nay Cơ-đốc nhân có thể tin rằng Thiên Chúa đã dựng nên những hình thức căn bản của sự sống, của sinh vật, rồi những hình thức đó đi qua một tiến trình canh cải chạy dài cho tới thời nay.

Cơ-đốc nhân có thể tái quyết niềm tin của mình vào Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, chân thật và bất biến; đồng thời tin theo và cộng tác với khoa học trong lãnh vực nào khoa học có câu trả lời và bao lâu khoa học dựa vào những chứng cớ hiển nhiên.


Khoa học cũng ở trong vòng luân lý. Những phương pháp khoa học chỉ có giá trị khi các nhà khoa học thành thật và thẳng thắn. Các thuyết khoa học đã được dựng lên rồi lại bị đánh đổ xuống nhiều lần từ xưa nay, nhưng trong tiến trình, khoa học phải càng ngày càng tiến gần chân lý hơn. hững ý tưởng nào không chịu nổi những nhát búa phê bình mạnh mẽ giáng xuống thì phải loại bỏ đi.

Nếu có câu trả lời cuối cùng cho các vấn đề của khoa học và tôn giáo, thì chính khoa học có thể đóng góp vào việc cung ứng các câu trả lời đó. Vậy chúng ta có thể tin tưởng rằng khoa học rồi đây sẽ chứng minh cho Lời Đức Chúa Trời.


CÂU HỎI


1. Thuyết chủng loại bất biến nói gì? Có thể tin theo không? Tại sao?

2. Tóm lược các cách thay đổi của sinh vật.

3. Biến đổi trong chủng loại hay tiến hoá trong chủng loại khác với tiến hoá toàn diện như thế nào? Lý do tại sao bạn chấp nhận, hay không chấp nhận tiến hoá toàn diện.

4. “Cuốn sách địa tầng” có chứng minh cho thuyết tiến hoá hay không?

5. Cơ-đốc nhân có thể tin theo và cộng tác với khoa học như thế nào?


IV. ĐẠI HỒNG THUỶ


Lụt là một trong những biến cố lạ lùng nhất do Kinh Thánh thuật lại, và Nô-ê là một trong những nhân vật được chú ý nhất trong Kinh Thánh. Tuy lụt chỉ được nhắc tới ít lần trong Kinh Thánh, nhưng nó lại được Tân ước đặc biệt chú ý. Lụt cũng là một vấn đề cãi cọ gay go nhất trong lịch sử đấu tranh giữa thần học và khoa học.


Ông Heidel bày tỏ những trái ngược giữa các truyện lụt của Ba-by-lôn và của Do-thái. Truyện lụt của Do-thái thì trong sạch, có luận lý và độc thần, trong khi truyện lụt của Ba-by-lôn thì dơ bẩn, quê kệch, lố bịch và đa thần.


A. Những điểm quan trọng về trận lụt.


a. Chắn chắn khung cảnh văn hoá để xây đắp cốt truyện là văn hoá Mê-sô-pô-ta-mi. Chiếc tàu Nô-ê được đóng tại xứ đó. Nguồn gốc các lưu truyền Kinh Thánh cũng ở đó. Áp-ra-ham ra từ đó. Tháp Ba-bên rất có thể là một tháp Ziggurat của xứ đó. Và nền văn minh sớm nhất các sử gia tìm thấy là nền văn minh Mê-sô-pô-ta-mi.

b. Thời gian xảy ra lụt thì khó tính ra được. Ussher tính Nô-ê sống vào khoảng 2.300 năm TC. Những lớp bùn có lẽ do lụt để lại trong xứ Ur và xứ Kish được tính trứơc 3.000 năm TC. Nền văn minh đầu tiên của Ba-by-lôn và Ai-cập tính được vào khoảng trước 4.000 năm TC. Băng giá tan vào khoảng từ 10.000 năm TC tính theo phương pháp Carbon 14.

Ông Unger nhận xét: “Khoa học về khảo cổ không thể đặt trận lụt của Nô-ê muộn tới năm 2348 TC là năm Ussher đưa ra vì Ussher dùng các gia phổ của Sáng-thế ký làm như lịch tính thời gian. Chắc chắn trận lụt xảy ra trước 4.000 năm.” (M.F.Unger, “Introductory Guide to the Old Testament” 1951, p. L94).

c. Những căn cớ gây nên trận lụt, theo Kinh Thánh, thì mưa và nước từ các vực sâu vọt lên. Mưa đây có nghĩa là mưa lớn và nước đây là nước trào lên từ các suối, mạch, sông, ngòi và biển cả. Nước mưa khó đủ để gây ra được lụt lớn bao la như vậy. Có tác giả kể trận lụt vào thời kỳ băng giá và kể băng giá như là kết quả của trận lụt Vì nếu khí hậu bỗng dưng đổi thì nước của trận lụt sẽ đông đặc ở Nam cực và Bắc cực, và làm nên thời kỳ băng giá. Nếu không khí của trái đất bỗng dưng nóng lên thì sẽ làm cho tuyết băng chảy ra thành một khối nước lớn đủ gây nên trận lụt.

Ngày nay không còn thể bênh vực thuyết cho rằng nước đông của thời băng giá là do trận lụt, chỉ trừ khi người ta muốn tin vào nhiều trận lụt và các trận lụt ấy đã bắt đau cách đây một triệu năm rồi.

Có thuyết cho rằng thời băng giá cung cấp nước, và sự nghiêng xiêu của trái đất trên trục nó gây nên một sự thay đổi làm tan khối nước đông đó.

Một thuyết thời danh khác về nguồn gốc phát sinh ra nước cho trận lụt là có một sự biến chuyển của vỏ trái đất đại dương hay trong thung lũng của xứ Mê-sô-pô-ta-mi đã khiến cho nước đại dương tràn lên đất liền, và một biến cố ngược lại sẽ khiến cho nước lụt rút đi. Thuyết này coi như một giải thích thoả đáng cho nguồn gốc phát sinh ra nước lụt nhiều như vậy.


B. Lụt khắp thế giới


Chỉ trừ vài học giả đó đây, giáo hội đã nhận một trận lụt chung thế giới, nghĩa là nước lụt che phủ cả trái đất và phủ lút những ngọn núi cao. Thuyết nào được bênh vực bằng những lý lẽ sau:

a. Ngôn ngữ dùng trong Sáng-thế ký từ đoạn 6-9 đều chỉ nghĩa chung khắp. 7:9-23 nói về “hết thảy” núi cao ở dưới “khắp” bầu trời đều bị ngập dưới nước, và “hết thảy” loài xác thịt di động trên đất đều chết. “Hết thảy” các tạo vật có hơi thở trong lỗ mũi thuộc “các” miền đất khô; “mọi” vật sống đều bị tiêu diệt. Ý rõ ràng của ngôn ngữ được dùng trong nghĩa toàn thể như vậy là muốn nói rằng tất cả thế giới bị chìm ngập dưới nước và hết thảy mọi người, mọi vật đều chết.

b. Người ta lý luận rằng các lưu truyền về đại hồng thuỷ là phổ biến đối với mọi người. Nếu hết mọi chủng tộc đều bởi No-ê mà ra thì tất nhiên họ mang theo trong mình một kho tàng chung về lưu truyền. Tính cách phổ quát của các lời truyền khẩu về nước lụt đi đến đâu cũng mang theo những điều cốt yếu về truyện lụt vì hết thảy các dân tộc đều bắt nguồn từ các con cháu của Nô-ê, họ đi đến đâu cũng mang theo những điều cốt yếu về truyện lụt. Tuy về sau người ta cứ dần dần sai lạc đi, hoặc thêm hay bớt vào những điểm căn bản của trận lụt.

c. Trên khắp thế giới đâu đâu cũng còn thấy được những vết còn lại của trận lụt, như các hồ lớn ngày xưa trê đất liền, các lớp đất hoàng sa, các vật dụng trôi pha như gỗ, đá, gạch, ngói mà người ta cho là tại nước lụt đá tràn đến. Đó chính là bằng cớ cho một trận lụt chung khắp mọi nơi.

d. Sự chết bỗng dưng của các giống vật, nhất là giống khổng - tượng Mammoth ở Tây Bá Lợi Á bị chết lạnh cứng trong băng giá, chứng tỏ một trận lụt khắp trái đất. Theo ý kiến ông Davis thì điều kiện khí hậu của Tây Bá Lợi Á xưa phải khác xa ngày nay mới có thể có những loại cây cỏ mọc lên cần thiết cho giống voi Mammoth ăn mà sống. Hơn nữa, đất đai ở đó xưa cũng phải mềm, không cứng lạnh như ngày nay. Những điều đó chứng tỏ có một sự thay đổi bất thần về khí hậu do lụt lớn gây nên. Hơn nữa, những con voi Mammoth này đã chết đuối, chết ngộp, chứ không phải chết vì giá lạnh.

e. Lý luận đặc biệt của một số nhà địa chất học chuyên về lụt cho rằng sự giảm sút các loại thu vật cũng có thể do lụt lớn gây nên. Hiện nay còn ít loại thú vật đang sống so với số các loại thú vật hoá thạch. Như thế thì lụt đã làm giảm đi một số lớn các loại thú vật như vậy.


C. Lụt địa phương


Tuy nhiều Cơ-đốc nhân vẫn tin vào tính cách toàn cầu của cơn đại hồng thuỷ, nhưng hầu hết các học giả thuộc phái bảo thủ trong giáo hội ngày nay đã ngiêng về thuyết bênh vực lụt địa phương. Họ tin rằng thời gian xảy ra trận lụt vào khoảng năm 4.000 TC. Nước lụt do mưa trên trời và dưới biển trào lên. Câu Kinh Thánh nói: “Các nguồn của vực lớn nổ ra” (7:11) chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng địa chất nào đó khiến cho nước biển tràn lên thung lũng xứ Mê-sô-pô-ta-mi. Nước lụt đem tàu Nô-ê lên dãy núi A-ra-rát. Bản nguyên văn Hy-bá-lai của Kinh Thánh không nói tàu Nô-ê được đem lên cao 17.000 thước trên đỉnh núi A-ra-rát, song chỉ nói tàu đậu xuống một nơi trên dãy núi A-ra-rát. Hẳn đã do một phép lạ đặc biệt thì Nô-ê và gia đình ông mới xuống được chỗ núi cao chót vót như vậy, ở đó khí hậu lạnh đến buốt xương. Do một hiện tượng địa chất ngược lại thì nước rút đi khỏi miền thung lũng. Sau đây là lời giải thích của giới bảo thủ trong giáo hội:

“Ở miền Tây Á có một khu vực rất thấp chạy dài từ biển A-ran cho tới những cánh đồng hoang của xứ Caucasur về phía Bắc và bao quanh bờ biển phía Nam của biển Caspian, trong đó gồm có A-ra-rát và đại sa mạc muối là miền đất, theo ông Ansted và biển Aral chiếm vùng thấp nhất của vùng đất hoang rộng tới 100.000 dặm vuông như được khoét sâu vào miền trung tâm của đại lục, và chắc chắn chỗ đó trước kia là đáy của đại dương. Nước lụt từ đại dương đã tràn vào khu vực lòng chảo thiên niên đó” (Ansted, JFB, I.p.100). Nước lụt đã rút ra khỏi lòng chảo thiên nhiên đó. Mục đích của trận lụt là để quét sạch nền văn hoá xấu xa, tội lỗi của xứ Mê-sô-pô-ta-mi. Vì trận lụt có tính cách địa phương nên khó tìm ra bằng chứng rõ rệt, nhất là việc đó đã xảy ra hơn 6.000 năm rồi.


Có ba quan điểm về trận lụt địa phương là:

1. Loài người lúc bấy giờ chưa vượt quá giới hạn của miền thung lũng xứ Mê-sô-pô-ta-mi. Chúng ta không thể chấp nhận ý kiến này vì tài liệu mà khoa học cung cấp cho chúng ta cho biết loài người đã ra khỏi khu vực Mê-sô-pô-ta-mi từ lâu trước trận lụt.

2. Ông G.F. Wright tin rằng thời băng giá đã đưa loài người vào sống trong thung lũng của Kinh Thánh về trận lụt địa phương phải được giải thích theo hiện tượng học.

3. Ý kiến thứ ba mạnh hơn cả, cho rằng tất cả bài tường thuật của Kinh Thánh về trận lụt địa phương phải được giải thích theo hiện tượng học.


Nếu trận lụt chỉ là địa phương mặc dầu được diễn tả bằng những danh từ rộng lớn, thì sự huỷ diệt loài người chỉ là địa phương, mặc dầu diễn tả bằng từ ngữ có nghĩa rộng khắp thế giới.

Bản văn Kinh Thánh không quyết mà cũng không chối việc nhân loại đã vượt quá thung lũng của xứ Mê-sô-pô-ta-mi. Ông Nô-ê chắc chắn không giảng đạo cho các dân tộc Phi-châu Ấn-độ, Trung-hoa hay Mỹ-châu là những nơi đã có chứng cớ về sự hiện diện của loài người đã từ mấy ngàn năm trước trận lụt. Mỹ châu đã có người ở từ 10.000 năm tới 15.000 năm rồi. Sáng thế ký chỉ nhấn mạnh vào những nền văn hoá mà Áp-ra-ham đã từng sống qua.


D. Những phê bình về trận lụt toàn cầu


Trận lụt địa phương được mạnh lý hơn qua những nan đề to lớn mà thuyết lụt toàn cầu gây nên. Nhưng trước khi phê bình thuyết toàn cầu, chúng ta cần ghi nhớ hai điều:

1. Đây không phải là vấn đề Đức Chúa Trời có thể hay không có thể làm việc đó. Những kẻ tin trận lụt chỉ có tính cách địa phương cũng tin vào quyền phép vô biên của Thiên Chúa như mọi Cơ-đốc nhân khác. Vấn đề không phải là Thiên Chúa có thể làm gì? Nhưng là Thiên Chúa đã làm gì?

2. Đây chỉ là vấn đề giải thích, không phải là vấn đề linh cảm của Kinh Thánh. Những kẻ tin vào lụt địa phương vẫn tin vào sự linh cảm của Kinh Thánh. Nếu không, họ chẳng tin vào trận lụt nào cả. Thật là sai khi bảo rằng chỉ những ai tin Kinh Thánh được linh cảm. Cũng thật là sai khi nói rằng kẻ nào tin vào lụt địa phương là kẻ không tin vào quyền năng của Chúa và tin Kinh Thánh có thể sai lầm.


a. Thuyết binh vực lụt toàn cầu không thể minh chứng được ba điểm cần thiết sau đây:

(1) Không thể minh chứng rằng ý nghĩa phổ quát của từ ngữ dùng torng truyện lụt phải đòi một trận lụt phổ quát toàn cầu.

Chỉ mười lăm phút truy tầm trong Kinh Thánh cũng đủ gặp nhiều trường hợp trong đó nghĩa phổ quát của từ ngữ được dùng để chỉ một phần mà thôi. Tiếng “tất cả” hay “hết thảy” không luôn luôn chỉ từ cái thứ nhất cho đến cái cuối cùng trong hết mọi trường hợp. Thi Tv 22:17 chép: “Tôi đếm được tất cả xương tôi”, câu này không có nghĩa là từng cái xương của toàn bộ xương lộ ra ngoài hết. GiGa 4:3 “Ngài đã bảo tôi hết thảy mọi điều tôi đã làm” không có nghĩa là Chúa Giê-xu đọc ra tất cả tiểu sử của đời bà ta. Mat Mt 3:5 “bấy giờ... tất cả xứ Giu-đê và tất cả miền xung quanh Giô-đanh đều đến cùng người”, không thể hiểu là từng người một đến cùng Giăng Báp-tít. Tuy có những trường hợp nói tất cả là tất cả nói hết thảy là hết thảy và bối cảnh đoạn văn, câu truyện cho phép chúng ta biết được trường hợp nào hiểu như vậy. Trong thơ Rô-ma, Phao-lô nói về sự phổ biến của tội nguyên tố, nhưng tiếng “mọi người” đây không thể bao gồm cả Chúa Giê-xu được.


Tính cách phổ cập của trận lụt dựa vào tính cách phổ cập trong kinh nghiệm của người thuật lại truyện đó. PhuDnl 2:25 “Ta khởi rải trên các dân tộc trong thiên hạ sự sợ hãi và kinh khủng về danh ngươi.” tức là trên các dân tộc mà Y-sơ-r-a-ên đã biết. SaSt 41:57 “Và vì khắp thế gian đều bị đói quá, nên các nơi đều đổ đến Ê-díp-tô mua lúa nơi Giô-sép bán.” Chỉ về các dân tộc mà người Ai-cập đã biết. IVua 1V 18:10 ”...Chẳng dân nào nước nào mà chủ tôi không sai đến tìm ông.” Chắc hẳn vua A-háp không tìm kiếm Ê-li trong hết mọi nước trên thế giới.


Từ chỗ đứng của mình, người quan sát nhìn thấy mọi núi cao bị chìm ngập dưới nước và mọi loài thở không khí đều bị chết. Vậy chúng ta kết luận rằng: từ ngữ mà tác giả Kinh Thánh dùng không nhất thiết chỉ nghĩa rằng nước lụt che phủ khắp mặt địa cầu. Những danh từ có nghĩa phổ quát thường được dùng trong Kinh Thánh theo nghĩa hạn hẹp.


Tàu Nô-ê có tầm mức 15 thước cao hơn mặt nước (SaSt 7:20) và tác giả cho rằng nước dâng cao hơn 15 thước trên các ngọn núi bởi vì tàu không chạm một ngọn núi nào. Ngọn núi cao nhất trong vùng đó là núi A-ra-rát cao 17.000 bộ. Hy-mã-lạp-sơn cao tới 29.000 bộ. Thứ hỏi những ai bênh vực thuyết lụt toàn cầu có muốn quyết rằng chiều sâu của nước lụt tới hơn 6 dặm?


(2) Không thể hoàn toàn tin tưởng vào tính cách phổ quát của các truyện cổ tích về lụt.

Truyện lụt được bành trướng khắp thế giới, nhưng điều đáng chú ý là không có truyện lụt nào ở Nhật Bản và Ai-cập, rất ít truyện lụt ở Phi-châu.


Chúng ta cần phân biệt chuyện nào chắc chắn có liên quan tới truyện trong Sáng thế ký, truyện nào không chắc có liên quan, truyện nào vô tình hay hữu ý bắt chước truyện Kinh Thánh do các vị thừa sai giáo sĩ kể lại và lẫn lộn vào các truyện lụt địa phương, và truyện nào là của địa phương hoàn toàn, không dính líu gì tới Kinh Thánh.


Ông Woods kết luận:

“Tuy hiện nay không còn thể bênh vực chủ trương rằng hết mọi truyện lụt đều ra từ truyện lụt của Kinh Thánh, nhưng truyện Kinh Thánh đã có ảnh hưởng sâu xa trên một số lớn các truyện đó.” (F.H.Woods, “Deluge”, ERE, IV,550).


Không đủ tài liệu chứng cớ để có thể đem một truyện lụt toàn cầu ra từ các truyện cổ tích về lụt đang lưu truyền trên thế giới.


(3) Những khám phá của khoa địa chất học không ủng hộ thuyết lụt toàn cầu.

Một trận lụt địa phương có thể đến rồi đi vào không để lại dấu vết gì sau mấy ngàn năm, nhưng một trận lụt toàn cầu có thể không để lại vết tích gì được chăng? Chúng ta không có thể căn cứ vào những vết tích lụt như những lớp phù sa, những lớp sỏi đá hay vật liệu xây dựng còn tụ đọng một vài nơi. Những cái đó là kết quả của thời băng giá kế tiếp nhau trên một triệu năm, Không còn bằng chứng địa chất rõ rệt nào cho trận lụt toàn cầu. Các sách lịch sử địa chất học cho biết những thuyết muốn ghép trận lụt vào một biến cố địa chất học đều thất bại, và cho tới nay không còn một bằng chứng nào khả dĩ bênh vực được trận lụt toàn cầu nữa.


b. Có nhiều nan đề liên quan đến trận lụt toàn cầu.

Chúng tôi xin tóm tắt sau đây những luận điệu về truyện đó gặp thấy trong các tự điển Thánh Kinh và các sách giải kinh.

Một điểm cần nêu lên trước khi đi vào việc phê bình là: Trận lụt được ghi chép như một việc xảy ra vừa tự nhiên vừa siêu nhiên. Việc đó không phải là một phép lạ thuần tuý và kinh dị. Tự nhiên và siêu nhiên cùng làm việc sát cánh với nhau. Nếu ai muốn bênh vực một trận lụt toàn cầu, thì phải hiểu rằng cũng cần có một chuỗi phép lạ kinh dị xảy ra. Hơn nữa, người ta không thể chỉ nói một cách sốt sắng rằng Đức Chúa Trời làm được tất cả. Chúng ta đồng ý với ông Smith rằng:

“Không ai có thể hồ nghi Thiên Chúa Toàn Năng có thể làm một việc cả thể như trận lụt toàn cầu. Nhưng chúng ta không có quyền bịa đặt thêm phép lạ, và bài tường thuật trong sách Sáng thế ký chỉ rõ ràng hai bằng cớ tự nhiên cung cấp nước cho trận lụt.” (Smith's Bible Dictionary, III, 2183).


(1) Nan đề về việc cung cấp nước đủ cho trận lụt toàn cầu. Tất cả nước trên trời đổ xuống trên mặt đất chỉ tạo nên được một lớp nước dày bảy phân mà thôi. Nếu mặt trái đất bằng phẳng để cho tất cả nước trong đại dương tràn lên che phủ mặt đất thì bề sâu của lớp nước sẽ có từ hai dặm rưỡi đến ba dặm. Để che phủ những ngọn núi cao nhất cần phải có nước tám lần nhiều hơn nước hiện có bây giờ. Vậy để có đủ nước che phủ mặt địa cầu. Chúa phải dựng thêm nước nhiều hơn nữa, nhưng Kinh Thánh không nói gì tới việc tạo dựng đó.


(2) Sự pha lộn của nước và sức ép của nước sẽ tàn phá ghê gớm. Nhiều loại cá biển và nhiều giống sinh vật dưới biển sẽ chết trong nước ngọt; nhiều loại cá nước ngọt sẽ chết trong nước mặn. Nếu hai thứ nước trên mặt đất pha trộn với nhau thì cần phải dựng nên một lần nữa các loại sinh vật sống dưới nước. Nhưng Kinh Thánh không thấy nói gì tới việc đó. Vả lại, sức ép của khối nước cao 6 dặm (để che ngọn Hy-mã-lạp-sơn) sẽ đè nát một số rất lớn các sinh vật sống dưới nước. Chín mươi phần trăm các giống cá chỉ sống trong vòng 50 sải nước sâu mà thôi. Sức nặng của khối nước dày 6 dặm sẽ tiêu diệt chúng, đa số hay hầu hết chúng không thể di tản hoặc di tản không bao xa.

Kết quả trên đời sống thảo một cũng tàn hại không kém. Thự cra, cả thế giới thảo mộc bị tiêu diệt dưới sức ép của nước, lại vì nước mặn và ngâm nước lâu tới một năm trời. Vô số chu kỳ sinh sản của loài thảo mộc, loài côn trùng bị cắt đứt, nên cần phải có một cuộc sáng tạo mới rộng lớn không kém cuộc sáng tạp ban đầu để tu bổ lại trái đất. Nhưng Kinh Thánh không có một lời về sự huỷ diệt và tái tạo như vậy.


(3) Làm cho khối nước lớn như vậy rút đi cũng là một phép lạ không kém phép lạ cung cấp khối nước đó.

Nếu cả thế giới chìm dưới khối nước cao sáu dặm thì còn có chỗ nào để cho nước chảy đi. Nhưng bản văn nói rằng nước rút đi, nhờ gió thổi (SaSt 8:1). Đối với một trận lụt địa phương pháp đó có thể được, nhưng không có giải đáp nếu cả trái đất đều chìm dưới nước.


(4) Còn hai vấn đề nữa liên quan đến nước đáng chú ý

- Những xáo trộn về thiên văn gây ra bởi sự gia tăng khối lượng của trái đất nếu vỏ trái đất được bọc thêm một lớp nước dày sáu dặm; và những xáo trộn đó không phải là nhỏ, nên các nhà về thiên văn học có thể khám phá ra được. Nhưng tuyệt nhiên không nghe giới thiên văn học nói gì đến vấn đề này.

- Lại nữa, trong miền Auvergne (nước Pháp) có những chỏm núi bằng cứt sắt và tro bởi các núi lửa phun ra đã tắt từ lâu. Chúng già hơn trận lụt Nô-ê cả mấy ngàn năm, nhưng chúng không tỏ ra dấu gì đã bị nước lụt viếng thăm phá phách cả. Một trận lụt toàn cầu không thể nào hiền lành như vậy cả vì, như ông Price nói, những đợt sóng nước của trận lụt đi nhanh mỗi giờ một ngàn dặm.


(5) Nan đề sau cùng đối với thuyết lụt toàn cầu là có thể làm gì, nhưng cái gì xem ra thích hợp với Lời Kinh Thánh hơn cả. Làm thế nào đưa các giống vật từ phương xa tới tàu? Có thuyết bảo thiên sứ đưa chúng đến. Có người cho rằng trước thời lụt, hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ nối liền với Âu Châu, và đã tách phân ra sau trận lụt. 10:25 nói: “Tên của người là Bê-léc, vì đất trong đời người đó đã chia ra.” Như vậy các giống vật không cần phải lội qua Đại Tây dương.


Cứ theo điều khoa địa chất học có thể chỉ định, thì không có sự thay đổi nào lớn như vậy về vỏ trái đất đã xảy ra trong mấy ngàn năm qua. Nếu mặt địa cầu lúc bấy giờ cũng như bây giờ, thì cần phải có một chuỗi phép lạ mới được hết các giống vật trên thế giới, mỗi giống một đôi, đến tàu và đem trả chúng về sau trận lụt vì phải đi qua các đại dương, các sa mạc, các rừng núi, sông ngòi.

Sau khi đã đem được các giống vật vào trong tàu rồi, vấn đề cho ăn và săn sóc cũng thật nan giải. Nguyên việc xúc phân đổ đi cũng đủ làm kiệt sức số người ít ỏi trong tàu rồi.

Lại còn phải lo đồ ăn riêng cho rừng loại giống vật, phải lo điều kiện sống cho từng giống vật. Có giống cần không khí ẩm, có giống lại cần không khí khô. Ở đây cũng không phải là vấn đề Chúa có thể làm gì, nhưng vẻ đơn sơ của Lời Kinh Thánh chép về truyện đó cấm chúng ta không được tự do gia tăng đến mức vô hạn số phép lạ cần thiết để làm trôi xuôi cái thuyết lụt toàn cầu.


E. Truyện lụt của dân Ba-by-lôn


Giáo sư George Smith trong năm 1872 đã tìm được 12 bản truyện anh hùng ca của dân Gilgamesh, trong đó bản thứ 11 tả về trận lụt Ba-by-lôn Những bản chữ đầu tiên đó được viết vào khoảng năm 2.000 TC. Các truyện cổ tích khac về lụt được tìm thấy trong bản chữ Nippur viết năm 2.100 TC và trong những bản chữ khác tìm thấy ở Ninive và ở Kish.


Khi so sánh đối chiếu truyện Ba-by-lôn với truyện Kinh Thánh, ông Wright nhận thấy rằng:

1. Truyện Ba-by-lôn đa thần, còn truyện Kinh Thánh thì độc thần.

2. Cả hai truyện cũng kể trận lụt xả đến là hình phạt của thiên thượng đối với tội lỗi loài người.

3. Kích thước của tàu Ba-by-lôn thì phi lý (140.140.140 thước) còn tàu của Nô-ê trong Kinh Thánh có các phần tương đối nhau với kích thước vừa phải y như một chiếc tàu vượt biển thời nay.

4. Truyện anh hùng ca Ba-by-lôn có một giọng điệu luân lý rất thấp kém.

5. Trong truyện Ba-by-lôn không thấy nhắc gì đến những biến cố địa chất, như sự nổ tung của các giếng sâu có nghĩa là đáy biển nhô lên để đem nước vào đáy biển sụp xuống để rút nước ra.

6. Cả hai truyện đều hợp nhau trong những nét chung về việc thâu góp các giống thú vật, nhưng truyện Ba-by-lôn không nói gì tới các giống vật sạch và cũng gồm nhiều người khác vào tàu nữa.

7. Trong truyện Ba-by-lôn, chiếc tàu có một cột buồm và một hoa tiêu.

8. Trận lụt Ba-buy-lôn lâu 14 ngày, còn Kinh Thánh kể trận lụt lâu tới một năm và 17 ngày.

9. Truyện Ba-by-lôn có một con bồ câu và một con quạ trong thứ tự ngược lại và thêm một con chim én nữa.

10. Truyện Ba-by-lôn có lập bàn thờ sau lụt, nhưng trong khung cảnh đa thần.

11. Cả hai truyện đều giống nhau trong khung cảnh loài người sẽ không bao giờ bị tiêu diệt bởi lụt nữa (Wright “The Deluge of Noah”, p.824).


Truyện Ba-by-lôn và truyện Kinh Thánh cùng bắt nguồn từ một lưu truyền chung đời cổ và vì thế cả hai có nhiều chỗ giống nhau. Truyện Ba-by-lôn đại diện cho một lưu truyền bị hư hỏng rất hiều vị trí tưởng tượng của loài người. Còn truyện Do-thái đại diện cho một lưu truyền còn nguyên vẹn, trong sạch do sự quan phòng của Chúa và được chép lại qua sự linh cảm của Chúa.

Trận lụt như thế chỉ đến trong vùng thung lũng xứ Mê-sô-pô-ta-mi. Các giống vật đeấn từ trong tàu, do sự xui giục của Chúa, là những giống vật của miền đó. Chúng được gìn giữ để làm ích cho loài người sau trận lụt. Câu chuyện hoàn toàn im lặng đối với những người sống trên đất Mỹ Châu, Phi Châu, Úc Châu, và Trung Hoa. Các loại thảo mộc chết sau trận lụt đã mau mọc trở lại trên khu vực bị tàn phá và các giống vật khác đã trở lại sống trong khu vực đó, đến nỗi sau một thời gian ngắn, các hậu quả của trận lụt đã được xoá bỏ. Việc Tân ước nhắc tới trận lụt không mang tính chất quyết định nào, nhưng cho phép một sự giải thích hoặc về lụt toàn cầu hoặc về lụt địa phương.


CÂU HỎI


1. Ba lối giải thích về chữ ngày trong Sáng-thế ký là gì? Điều đó giúp ích gì cho sự giải quyết những bất đồng giữa Kinh Thánh và khoa học?

2. Kinh Thánh có dạy thuyết chủng loại bất biến không? Nếu không ta có thể kết luận thế nào về niềm tin và khoa học.

3. Bạn có phản ứng thế nào với thuyết tiến hoá? Tại sao?

4. Cuốn sách địa tầng là gì? Những thiếu sót của cuốn sách này?

5. Bạn biết gì về từ ngữ LOẠI trong sách Sáng-thế ký? Theo ý của bạn thì nó có nghĩa gì?

6. Quan điểm và lập luận của bạn đối với vấn đề lụt toàn cầu hay lụt địa phương.

7. Liệt kê những nan đề mà thuyết lụt toàn cầu gặp phải. Giải thích sơ lược.

8. Lập trường của Cơ-đốc nhân đối với vấn đề tiến hoá hay sáng tạo, khoa học hay niềm tin như thế nào?

9. Bạn cho biết cảm nghĩ của bạn sau khi học xong phần này.



bottom of page