top of page
Hung Tran
May 10, 2023
Có bí ẩn liên quan đến ngôi đền thờ Ông Thiên 450 tuổi phức tạp ở Bắc Kinh, Trung Quốc...
Có...
...bí ẩn liên quan đến ngôi đền thờ Ông Thiên 450 tuổi phức tạp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại sao các hoàng đế dâng sinh tế bằng một con bò đực trên bàn thờ bằng đá cẩm thạch trắng của đền ông Thiên tại một buổi lễ hàng năm, quan trọng nhất và đầy màu sắc lễ kỷ niệm của năm, với cái gọi là “sinh tế biên giới”? Nghi thức này kết thúc vào năm 1911 khi vị vua cuối cùng bị lật đổ.
Tuy nhiên, sinh tế không bắt đầu suông ở 450 năm trước đây. Buổi lễ quay trở lại 4.000 năm trước. Một trong những văn kiện đầu tiên về Sinh tế biên giới được tìm thấy trong Kinh Thư (Sách Lịch sử), do Khổng Tử biên soạn, nơi mà nó được ghi lại về việc Hoàng đế Shun (trị vì từ khoảng năm 2256 TCN đến năm 2205 TCN khi triều đại đầu tiên được ghi chép là bắt đầu) mà 'ông dâng sinh tế cho Shangdi.'
Shangdi (Thượng Đế ?) là ai?
Danh này có nghĩa là “Nhà cai trị thiên thượng.” Bằng cách xem xét các bài tụng thuộc lòng sử dụng tại Sinh tế biên giới, được ghi trong các Điều lệ của nhà Minh (1368 AD), người ta có thể bắt đầu hiểu được sự tôn kính cổ đại ở Trung Quốc dành cho Shangdi. Tham gia vào nghi thức này, trước tiên, hoàng đế trầm tư tại Đền Thờ Ông Thiên (mái vòm hoàng đế), trong khi các ca sĩ mặc trang phục, cùng với các nhạc sĩ, ngâm nga:
“Hỡi Ngài, Hỡi Đấng sáng tạo làm việc bí ẩn, tôi nhìn lên trong suy nghĩ. . . . Với những buổi lễ lớn tôi cung kính tôn vinh Ngài. Là tôi tớ Chúa, tôi chỉ là một cây sậy hoặc cây liễu, trái tim tôi chỉ bằng trái tim của một con kiến, nhưng đã tôi nhận được lệnh ban ân huệ của Ngài, bổ nhiệm tôi cho chính phủ của đế quốc. Tôi rất trân trọng cảm biết sự thiếu hiểu biết và mù quáng của tôi, và tôi sợ, vì e rằng tôi chứng tỏ sự không xứng đáng đối với ân huệ lớn lao của Ngài. Vì vậy, tôi sẽ tuân thủ tất cả các quy tắc và các quy chế, phấn đấu, kẻ không đáng kể như tôi, để làm xong nghĩa vụ trung thành của tôi. Xa xa ở đây, tôi nhìn đến cung điện trên trời của Ngài. Xin Ngài ngự đến trong xa giá quí báu của Ngài, đi đến bàn thờ. Là tôi tớ Chúa, tôi cúi đầu xuống đất cung kính, mong đợi ân sủng dồi dào của Ngài. . . . Ô nguyện Ngài hạ cố chấp nhận các của lễ của chúng tôi, và đoái đến chúng tôi, trong khi đó chúng tôi thờ phượng Ngài, Đấng có lòng tốt vô tận!”
Do đó chúng ta tìm thấy những hoàng đế thờ phượng Shangdi. Há chúng ta không có thể theo dõi mục đích ban đầu của buổi lễ tráng lệ này của thời cổ đại sao? Như hoàng đế đã tham gia vào phụng vụ hàng năm này mà dành riêng cho Shangdi, những lời sau đây đã được đọc, cho thấy rõ ràng rằng ông coi Shangdi là Đấng Tạo Hóa của thế giới:
“Thuở xưa hồi ban đầu, có sự hỗn loạn lớn, không có hình thức và còn tối tăm. Năm yếu tố [của các hành tinh—ngũ hành] đã không bắt đầu xoay, mặt trời và mặt trăng cũng không tỏa sáng. Hỡi Ngài, Đấng tối thượng thuộc linh, đầu tiên, đã phân chia các phần gồ ghề ra các phần tinh khiết hơn. Ngài đã dựng nên trời. Ngài làm ra trái đất. Bạn làm ra người. Tất cả mọi thứ với sức mạnh tái tạo của chúng để hiện hữu.”
Đối với Cơ-đốc nhân, việc đọc lời ngâm nga trên đây có vẻ quen thuộc cách kỳ lạ. Những lời nầy gần gũi với chương mở đầu của Sáng-thế ký trong Kinh Thánh! Lưu ý có sự tương tự với đoạn trích từ những câu chuyện cách chi tiết hơn như được ghi lại trong các tác phẩm tiếng Hê-bơ-rơ:
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực sâu...”
“Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành...”
“Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao.“
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất...“ (Sáng-thế ký 1:1-2, 9-10, 16, 27-28)
Shangdi, Đấng Tạo Hóa- là Đức Chúa Trời của người Trung Quốc, chắc chắn dường như là một Đấng và giống như Đấng Tạo Hóa--Đức Chúa Trời của người Hê-bơ-rơ. Trong thực tế, một trong những Danh hiệu theo tiếng Hê-bơ-rơ dành cho Đức Chúa Trời là El Shaddai, đó là ngữ âm tương tự với chữ Shangdi. [ Sáng-thế ký 17:1 chép, “Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng.” Theo tiếng Hê-bơ-rơ “Đức Chúa Trời toàn năng” là: El-Shaddai. Nên dịch El-Shddai là: The All-sufficient God-- Đức Chúa Trời Toàn Túc là đúng hơn—LND]. Thậm chí tương tự hơn với cách phát âm của nhà Chu (Early Zhou) về chữ “Shangdi”, đó là '‘djanh-tigh’ [Zhan-dai]. Một Danh khác dành cho Đức Chúa Trời của họ mà người Trung Quốc cổ đại sử dụng hoán đổi với Danh Shangdi là Trời (Thiên). Trịnh Xuân, một học giả của nhà Tiền Hán cho biết, “Shangdi là một Danh khác cho Trời (Thiên)”. Motze, triết gia vĩ đại (408-382 trước Công nguyên) cũng nghĩ Trời (Thiên) như Đấng Tạo Hóa-- Đức Chúa Trời: Ông viết:
“Tôi biết Trời yêu loài người cách tha thiết không phải là không có lý do. Trời ra lệnh cho mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao soi sáng và hướng dẫn họ. Trời đã ấn định bốn mùa, mùa xuân, mùa thu, mùa đông và mùa hè, để điều chỉnh họ. Trời ban tuyết, sương giá, mưa và sương để phát triển năm loại ngũ cốc, hạt lanh và lụa để nhân dân có thể sử dụng và thưởng thức chúng. Trời thành lập những ngọn đồi và sông, khe núi và thung lũng, và sắp xếp nhiều việc để cung cấp điều tốt lành cho con người hay ban cho ta điều xấu.”
Làm thế nào Shangdi tạo ra tất cả mọi thứ?
Đây là thêm một bài tụng nữa trong nghi thức Sinh tế biên giới cổ đại:
“Khi Ngài [Shangdi], là Chúa, đã ra lệnh, Ngài đã kêu gọi sự hiện hữu [nguyên thủy] trời, đất, và con người. Ngài đã đặt ra sư riêng biệt giữa trời và đất để loài người và mọi thứ, tất cả được các từng trời bao trùm.”
Lưu ý rằng Shangdi “kêu gọi sự tồn tại” hay truyền lịnh thiên đường và trái đất xuất hiện.
“Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có... Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền.”(Thánh Vịnh 33:6,9 ).
Chúng tôi vẫn chưa giải thích lý do cho việc dâng sinh tế của hoàng đế lên Shangdi. Chúng ta hãy so sánh sinh tế này của Trung Quốc với sự hướng dẫn do Đức Chúa Trời ban cho người Hê-bơ-rơ:
“... Dạy A-rôn rằng: Hãy bắt một con bò con đực đặng làm của lễ chuộc tội, một con chiên đực làm của lễ thiêu, đều không tì vít chi, và dâng lên trước mặt Đức Giê-hô-va.”(Leviticus 9:02) - một thực hành được bắt đầu trong thời gian sớm nhất (Sáng-thế ký 4:3,4; 8:20).
Nguồn gốc của Sinh tế biên giới đã xuất hiện để được giải thích trong cuốn sách, Lời hứa của Đức Chúa Trời cho người Trung Quốc. Các tác giả, Nelson, Broadberry, và Chock đã phân tích các hình thức cổ xưa nhất của các văn bản tượng hình Trung Quốc và tìm thấy những chân lý nền tảng của Cơ-đốc giáo. Trong những chữ tượng hình nầy, có niên hiệu từ trước thời gian của Môi-se,-- chúng tôi có toàn bộ câu chuyện sáng tạo, sự cám dỗ, và sự sa ngã của con người vào tội lỗi, và biện pháp cứu chữa của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi trong các sinh tế động vật, mà chỉ vào Đấng Cứu Thế sẽ đến, Giê-xu Christ. Tất cả các yếu tố của câu chuyện Sáng-thế ký được tìm thấy là có ghi lại, và vẫn còn sử dụng, trong văn bản ký tự Trung Quốc.
Những lời liên quan cho thấy một số thực tế đáng ngạc nhiên về ngôn ngữ viết của Trung Quốc, chỉ ra rằng chúng đều liên quan--- và cách đây không lâu. Tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ người Trung Quốc, đều có nguồn gốc từ các cư dân của Babel, nền văn minh đầu tiên sau cơn lụt. Đầu tiên, Đức Chúa Trời đã ban lời hứa của Ngài về một vị Cứu tinh tới, “hậu tự của người nữ,” trong sách Sáng-thế (3:15). Sinh tế dự báo Chiên Con sắp tới của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa và Cứu Chúa, cũng xưa cũ như nhân loại.
Nếu một người Trung Quốc sẽ cho bạn biết rằng Cơ-đốc giáo là “tôn giáo của người nước ngoài,” bạn có thể giải thích rằng người Trung Quốc thời cổ đại tôn thờ Đức Chúa Trời giống như các cơ đốc nhân làm ngày hôm nay. Như người Hê-bơ-rơ đã thường làm, tổ tiên của Trung Quốc ngày nay đã đi lang thang theo các tà thần; ký ức về Đức Chúa Trời ban đầu của họ đã bị phai mờ theo thời gian. Các văn bản Trung Quốc cổ đại đưa ra bằng chứng mạnh mẽ cho lẽ thật lịch sử của Sáng-thế ký.
Ethel Nelson
bottom of page