top of page

Ai-Cập Hoặc Ba-Bên: Cái Nào Xuất Hiện Trước?

Hung Tran

Feb 18, 2024

Chúng ta biết chắc chắn gì về khoảng thời gian của tháp Ba-bên trong lịch sử của các quốc gia?...



HÒA GIẢI LỊCH SỬ CỔ ĐẠI VỚI KINH THÁNH.


Hầu hết các quốc gia làm lễ Kỷ niệm về năm họ đã được thành lập, cho dù Rome vào năm 753 trước công nguyên, hay Hoa-kỳ vào năm 1776. Những niên đại như vậy giúp chúng ta hiểu chúng ta là ai và làm thế nào chúng ta chồng lên so với các quốc gia khác.


NƯỚC ĐẦU TIÊN LÀ NƯỚC NÀO?


Qua nhiều thiên niên kỷ người đã bảo vệ tính ưu việt của quốc gia mình bằng cách tuyên bố nền văn hóa riêng của họ được thành lập trước khi tất cả những nước khác. Trở lại trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, ví dụ, một cái gì đó của một “cuộc chiến tranh niên đại học” nổ ra, khi các nhà niên đại học ở Ai-cập, Lưỡng Hà, Hy-lạp, và xứ Giu-đê ganh đua quyết liệt về quyền thế mình như quốc gia sớm nhất. Flavius ​​Josephus, trong tác phẩm mình “Những thời cổ đại của người Do-Thái và chống lại Apion” (The antiquities of the Jews and against Apion), đã lập luận tương tự thay cho người Hê-bơ-rơ trong thế kỷ thứ nhất A.D..

Bất chấp nỗ lực của họ để đưa quốc gia họ lên hàng đầu tiên, các tác giả nầy đã thất bại. Ngày then chốt đặt lịch sử của tất cả các quốc gia trong quan điểm, là ngày mà dân chúng đã được chia ra tại tháp Ba-bên, vẫn còn khó nắm bắt cho đến ngày nay.


NHỮNG ĐIỀU CẦN XEM XÉT.



Chúng ta biết chắc chắn gì về khoảng thời gian của tháp Ba-bên trong lịch sử của các quốc gia? Kinh Thánh nắm giữ chìa khóa. Hãy xem xét các câu sau đây:


1. Trong khi đọc Kinh Thánh cách ngay thẳng, văn kiện về tháp Ba-bên trong Sáng-thế ký 11 nằm giữa cơn lụt của Nô-ê (Sáng thế ký 6-9) và Áp-ra-ham (bắt đầu trong Sáng-thế ký 12), cho thấy tháp Ba-bên đã xảy ra giữa cơn lũ lụt và Áp-ra-ham.


2. Luận lý cho thấy rằng sự phân chia của các ngôn ngữ xảy ra trước thời gian của Áp-ra-ham vì ông đã ra khỏi một nền văn hóa và ngôn ngữ (Ur của Chaldees), đã đi thăm nền văn hóa khác (Ai-cập), và định cư giữa một nền văn hóa thứ ba (dân Ca-na-an).


3. Kinh Thánh không cho biết niên hiệu của tháp Ba-bên, nhưng nó cho thấy số lượng các thế hệ giữa Nô-ê và tháp Ba-bên.


4. Sáng-thế ký 10:25, đưa ra một bình luận thú vị rằng “trái đất được chia” trong những ngày của Bê-léc, trong thế hệ thứ tư trong dòng dõi của Sem. Việc giải thích chi phối trong lịch sử Do-thái và hội thánh đã được cho rằng “sự phân chia” của Bê-léc ám chỉ đến tháp Ba-bên. Ví dụ, Josephus trong thế kỷ thứ nhất nói Bê-léc “được sinh ra váo lúc có sự phân tán của các quốc gia sang một số nước của họ” (Các thời cổ đại của người Do-thái 1.6.4)


5. Bê-léc và “sự phân chia của Trái đất”

Thật không khó để nhìn thấy lý do tại sao lời giải thích này được nắm giữ cách rộng rãi. Việc đề cập đến Bê-léc rơi vào giữa một chương dành riêng cho sự phân chia của các quốc gia. Phả hệ được cho là lời giới thiệu về văn kiện tháp Ba-bên, tổng kết dân chủ chốt đang ở tháp Ba-bên và chia ra như là kết quả của tháp Ba-bên. Gia phả trong Sáng-thế ký 10 tuôn chảy ngay vào câu chuyện tháp Ba-bên trong Sáng-thế ký 11 với lời nhận xét ​​rằng “trái đất vốn là một ngôn ngữ” (Sáng-thế ký 11:1).

Trong thực tế, sẽ tự nhiên hơn khi chia chương 11 là để 9 câu đầu tiên đi với chương 10, và phần còn lại của chương 11 này đi với chương tiếp (12) theo về phía Áp-ra-ham (các sự phân chia chương hiện đại đã không được thêm vào Kinh Thánh cho đến giữa thời đại Trung cổ).

Do đó, việc “chia đất” trong Sáng-thế ký 10:25 có vẻ tự nhiên nhất là ám chỉ sự phân chia của “một ngôn ngữ” được đề cập trong 11:1.

Nếu tất cả điều này là như vậy, tháp Ba-bên xảy ra đôi khi trong cuộc đời của Bê-léc, mà tên ông có nghĩa là “phân chia.” Căn cứ vào độ tuổi của người được liệt kê trong Sáng-thế ký 11 trong Kinh Thánh tiếng Anh của chúng tôi, Bê-léc được sinh ra 101 năm sau cơn lũ lụt, và ông đã sống 239 năm. Áp-ra-ham được sinh ra 292 năm sau cơn lũ lụt.

Kinh Thánh không cho chúng ta có thông tin cụ thể hơn về khi nào tháp Ba-bên xảy ra, cụ thể là, nó nằm giữa cơn lũ lụt và thời gian của Áp-ra-ham, có lẽ gần trung điểm (khoảng 2200 trước Công nguyên), phải mất một thế kỷ.


DANH MỤC CÁC VUA.


Lịch sử của Kinh Thánh đưa ra một số năm trước khi Áp-ra-ham càng ít hơn lịch sử cổ xưa của nền văn hóa khác, chẳng hạn như danh sách vua của người Sumer và người Ai-cập. Tuy nhiên, có vẻ như là các thầy tế lễ và nhà văn của những lịch sử khác cố kéo dài niên hiệu và lịch sử của họ, có lẽ để cho thấy rằng nền văn hóa riêng của họ là vượt trội so với tất cả những nền văn hóa khác.

Một số trong những người đầu tiên trong mỗi danh sách vua được tôn sùng như một vị thần, và nhiều người đã được kéo dài cuộc sống đến hàng ngàn và hàng chục ngàn năm. Có nhiều phiên bản khác nhau của các danh sách với các con số khác nhau của các vị vua, và cai trị chồng chéo được liệt kê theo thứ tự như họ đã không chồng chéo. Kết quả là phả hệ rất dài so với niên đại học trong Kinh Thánh.



Các phả hệ nầy cũng có vấn đề tương ứng với các bản ghi cổ xưa của các sự kiện thiên văn. Cả Ai-cập và các nền văn hóa Lưỡng Hà, ví dụ, đã quan sát khá cẩn thận các cuộc nhật thực, các sự che khuất hành tinh, và các bối cảnh của các ngôi sao và các hành tinh trong thời cai trị của mỗi vua.

Bây giờ chúng ta biết chuyển động thiên văn một cách chính xác mà chúng ta có thể tính toán những sự kiện này ngược trở lại lịch sử cổ đại. Nhưng các sự kiện thiên văn không phù hợp với danh sách các vua hoặc ở Ai-cập hoặc ở Ba-by-lôn. Tuy nhiên, sự không phù hợp này có ý nghĩa nếu các viên ký lục mở rộng danh sách vua của họ đến nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ vượt quá thực tế của triều đại, và do đó vượt ra ngoài niên đại học trong Kinh Thánh.

Không chỉ những lịch sử thế tục kéo dài trong thời gian, nhưng họ không đề cập đến sự phân chia các ngôn ngữ. Vì vậy, mặc dù Kinh Thánh không ghi chính xác ngày của tháp Ba-bên, thì cũng không có nguồn nào khác cả. Điều này làm cho việc tính niên đại trong Kinh Thánh về tháp Ba-bên; trong vòng một thế kỷ của trung điểm giữa lũ lụt và sự ra đời của Áp-ram là niên hiệu chính xác nhất mà chúng ta có.


Kurt Wise.



bottom of page