top of page
Hung Tran
Apr 3, 2023
Gerald Schroeder có hai bằng tiến sĩ của Trường Đại Học MIT và là một nhà vật lý học người Do-thái sống tại Giê-ru-sa-lem. Ông cũng là một học giả tiếng Hê-bơ-rơ...
SỰ HÒA HỢP GIỮA SÁNG THẾ KÝ CHƯƠNG MỘT VÀ KHOA HỌC. (Tiến sĩ. Gerald Schroeder)
LỜI GIỚI THIỆU
Gerald Schroeder có hai bằng tiến sĩ của Trường Đại Học MIT và là một nhà vật lý học người Do-thái sống tại Giê-ru-sa-lem. Ông cũng là một học giả tiếng Hê-bơ-rơ.
Trong phần bài dạy này tiến sĩ Gerald trình bày lý do tại sao khoa học hiện đại không đi ngược lại với Kinh thánh. Bạn sẽ bị quyến rũ khi nghe ông trình bày về tính hợp lý của vụ nổ Big Bang và khởi nguyên của vũ trụ.
Mặc dầu khởi nguyên của vũ trụ là một đề tài đang có rất nhiều tranh luận, nó đã bị những người xấu dùng nhằm để hủy diệt và tàn phá đức tin của những người trẻ. Mặc dầu vậy chúng ta sẽ chỉ biết tất cả những chi tiết về cách Đức Chúa Trời đã hoàn tất sự sáng tạo nên vũ trụ ở bên kia của cõi đời đời, điều chúng ta cần hiện vô hiệu hóa sự trở ngại cho một người có đức tin nơi Đấng Christ và một người tin rằng Kinh thánh là Lời đáng tin cậy của Đức Chúa Trời.
Mục đích của phần bài học này không chỉ khuấy động cuộc tranh luận hay thiết lập nên giáo lý. Nó chỉ cung cấp một sự giải thích hợp lý liên quan đến khởi nguyên của vũ trụ, đây là điều có vẻ như là một mâu thuẩn lớn giữa Kinh thánh và khoa học.
Phần bài học này được chọn là vì lập luận khá hoàn hảo của Gerald Schroeder về Kinh thánh và khoa học. Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới và là một người rất giỏi trong những nhiều lãnh vực về lượng tử vật lý. Mặc dầu hiện nay ông vẫn chưa xưng nhận đức tin nơi Đấng Christ, ông là một tín đồ sùng đạo Do-thái, ông hoàn toàn tin vào tính chân thật của Torah (Ngũ Kinh). Ông không chỉ đã sống ở Giê-ru-sa-em từ năm 1971 mà ông còn là một học giả dạy tiếng Hê-bơ-rơ tại Aish HaTorah College of Jewish Studies. Hãy đến với bài học này với một tấm lòng và tâm trí rộng mở. Nên nhớ, không ai có thể chứng minh rõ ràng chủ đề này nhưng chúng ta có tôi chỉ có thể làm tốt công việc có thể để kết hợp một sự giải thích khoa học cách có hợp lý lại với nhau để sẽ phù hợp với những điều Kinh thánh nói đến.
MỤC ĐÍCH CỦA BÀI HỌC THEO TIẾN SĨ SCHROEDER
Để thảo luận về việc có sự mâu thuẩn hay đồng tình giữa cách Kinh thánh mô tả về thế giới và cách khoa học mô tả về thế giới. Tiến sĩ Schroeder có cả hai bằng cử nhân khoa học, bằng cao học và bằng tiến sĩ từ học viện Công nghệ Massachusetts Institute of Technology (MIT) và cũng là một chuyên gia nghiên cứu về Kinh thánh tại đại học Aish HaTorah College of Jewish tại Giê-ru-sa-lem.
I. GIỮA KINH THÁNH VÀ KHOA HỌC CÓ SỰ HÀI HÒA HAY MÂU THUẨN.
Trong bài học này Schroeder muốn giới hạn thẩm quyền đầy đủ Kinh thánh có mà chỉ thảo luận những tư liệu Kinh thánh cổ. Không có nguồn tư liệu Kinh thánh hiện đại nào được giới thiệu là vì ông đưa ra những thảo luận về vấn đề này như là điều không đáng nói đến. Một nhà viết tư liệu Do-thái nổi tiếng, Maimonides, 1000 năm trước đã nói trong quyển sách nổi tiếng của ông book “A Guide for the Perplexed”
Nếu bạn thấy có một sự mâu thuẩn giữa khoa học và tự nhiên, giữa Torah và Tevah thì chỉ có thể có hai sự giải thích:
• Hoặc là bạn không hiểu khoa học.
• Hoặc là bạn không hiểu Kinh thánh.
Không thể có một sự mâu thuẩn bởi vì có một tác giả cho cả hai đó là Đấng Tạo Hóa. Với suy nghĩ đó Tiến sĩ Schroeder muốn xoáy sâu một số thực tế gây tranh cãi giữa khoa học và Kinh thánh.
II. TUỔI CỦA VŨ TRỤ
Khoa học cho chúng ta con số hàng triệu năm. Nếu bạn cộng các thế hệ trong Kinh thánh lại với nhau thì chỉ có con số là hàng ngàn năm. Làm sao bạn cân bằng điều này mà không bẻ cong Kinh thánh hoặc bẻ cong khoa học?
A. Nghiên cứu thiển cận và nghiên cứu sâu Kinh thánh chỉ cho chúng ta 31 câu về sự tạo dựng nên thế giới trong Sáng thế ký đoạn 1.
Sáng-thế ký đoạn 1 mô tả tất cả những cách từ sự tạo dựng nên vũ trụ đến sự tạo dựng nên con người. Một sự nghiên cứu thiển cận dường như không có nhiều thông tin nhưng trong nguyên bảng tiếng Hê-bơ-rơ thì không phải là một sự thiển cận.
Sự lựa chọn những từ, những đoạn câu hàm ý mọi điều thì sâu sắc hơn nhiều so với đoạn kinh văn đó. Hãy nhìn sâu trong Kinh thánh những sự tương đồng sâu bên trong những đầu mối về khởi nguyên của vũ trụ. Một sự nghiên cứu thiển cận về trái đất cho thấy mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây và dường như mặt trời xoay quanh trái đất, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Châm-ngôn 25:11 đem đến thông tin này khi liên hệ với việc nghiên cứu Kinh thánh.
Trong bản tiếng Anh nói: “Lời nói phải thì khác nào như những trái táo bằng vàng ẩn trong một cái đĩa bạc.” Tác giả Maimonides đã hỏi “Sa-lô-môn muốn nói gì khi ông viết Châm-ngôn này?” ông giải thích rằng Châm-ngôn này liên quan đến việc chúng ta hiểu Kinh thánh như thế nào.
Khi bạn nhìn cái đĩa từ đằng xa, bạn chỉ thấy nó là một cái đĩa bạc thật đẹp. Bạn có thể thấy sự chạm khắc của nó, nó có giá trị nhưng bạn không thể thấy những gì bên trong cái đĩa, đó là những quả táo bằng vàng. Cái đĩa bạc tượng trưng cho sự nghiên cứu Kinh thánh cách thiển cận, những quả táo bằng vàng là những của báu ẩn bên trong cái đĩa, đó là những ý nghĩa sâu sắc hơn trong đoạn kinh văn. Vàng có giá trị hơn bạc và những ý nghĩa sâu hơn có giá trị lớn hơn và mở ra cho sự hiểu biết.
B. Khủng long có được đề cập trong Kinh thánh không?
Khi chúng ta nhìn vào những quả táo bằng vàng liên quan đến chủ đề về khủng long, chúng ta không thấy sự mâu thuẩn, chúng ta thấy shaluv hay là có thể.
Chúng có cần phải được đề cập không? Những quả cam đã được đề cập đến không?
Chúng ta có thể thấy một số giải pháp ở bên trong.
Những con khủng long làm dấy lên hai vấn đền chính:
• Khủng long xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch như chúng ta có thể tính khoảng 250 triệu năm trước và biến mất vào khoảng 65 triệu năm trước bởi một thiên thạch lớn đã va chạm vào trái đất. Loài động vật có vú cũng đã cùng tồn tại với khủng long trong thời kỳ cai trị của khủng long. Những động vật nhỏ như chó, mèo đã sống nhưng chúng không thể lớn hơn nữa bởi vì khủng long đã cai trị hệ sinh thái và đã ăn thịt chúng.
• Có hai câu hỏi, một là nói đến lúc này và một là sau này.
1. Câu hỏi đầu tiên là một câu hỏi về sinh học: tại sao chỉ có một mình loài khủng long bị tiêu diệt hết.
2. Câu thứ hai là, loài khủng long đã có 250 triệu năm trước, đã chết hết 65 triệu năm trước. Làm sao điều này phù hợp với Kinh thánh, vì Kinh thánh chỉ bắt đầu vào khoảng 6000 năm trước.
Các nhà khoa học có nói về hàng triệu hay tỉ năm mà nó có đâu đó trong Kinh thánh không?
C. Niên lịch Kinh thánh.
1. Thời đại của niên lịch Kinh thánh, nếu cộng tất cả các năm được đề cập theo các thế hệ khác nhau, cộng với các năm của các Vua thì khoảng 5770 năm.
2. Vụ nổ Big Bang.
Dữ liệu khoa học từ vụ nổ Big Bang cho chúng ta một thời đại khoảng 14-15 tỉ năm. Thật sự Big Bang là tin tức tốt cho Đức Chúa Trời. Trong 50 năm qua, khoa học đã biết rằng có một sự sáng tạo. Gần 50 năm trước, toàn bộ quan điểm đều cho rằng, vũ trụ là đời đời. Cuối thập niên 1960, hai nhà khoa học ở Bell labs tại New Jersey đã phát hiện ra năng lượng còn sót lại từ một vụ sáng tạo Big bang. Họ đã khám phá ra một bức xạ yếu chạy xuyên qua vũ trụ, sau đó bức xạ này đã được một giáo sự tại đại học Princeton cho rằng đó là một bức xạ nóng còn sót lại qua vụ nổ Big bang.
Qua một đêm quan điểm thế giới và quan điểm của cộng đồng khoa học đã thay đổi. Vũ trụ phải có một sự tạo dựng. Nhiều người nghĩ rằng Big bang là một thách thức cho sự hiểu biết Kinh thánh.
• Khám phá ra Big bang là một tin tức tốt cho Đức Chúa Trời.
Kinh thánh có quyền của nó, ngay cả cộng đồng khoa học phải mất hàng ngàn năm mới nắm bắt được, nhưng bây giờ chúng ta biết vũ trụ đã có một sự Sáng tạo. Chỉ có câu hỏi hiện nay là Kinh thánh cho chúng ta biết khoảng 6000 năm còn lịch sử và khoa học cho chúng ta hàng tỉ năm. Câu trả lời nằm trong sự hiểu biết về niên lịch Kinh thánh.
3. Niên lịch Kinh thánh thể hiện như thế nào.
Nhiều người không nghiên cứu niên lịch Kinh thánh cho rằng 5770 năm được ghi lại trong lịch sử, khi họ đọc Kinh thánh về sự sáng tạo nên vũ trụ. Điều đó đã không hề áp dụng trong việc nghiên cứu Kinh thánh. Gần 2000 năm trước, dữ liệu Kinh thánh được gọi là Tulmud, là điều đã được viết vào năm 400 SCN cho chúng ta thấy những điều sau đây.
a. Ngày 0 trong niên lịch này là sự tạo dựng nên A-đam và Ê-va, chứ không phải họ người đầu tiên nhưng là con người đầu tiên trên đất đã có linh hồn của con người.
b. Linh hồn trong tiếng Hê-bơ-rơ được gọi là một n’shamah.
c. Những con vật có một linh hồn được gọi là một nephesh và con người cũng có một phần bản chất của con vật. Nephesh này được đề cập trong câu 21 của Sáng thế ký đoạn 1. Con người có cả một n’shamah và một nephesh. N’shamah cố gắng làm cho khía cạnh con vật của một con người hành động như một con người. Liên quan đến niên lịch Kinh thánh, chúng ta thấy một số điều rất thú vị.
• Chúng ta có trước A-đam và Ê-va là 6 ngày và sau khi A-đam và Ê-va là 5770 năm. Điều này cho chúng ta một số ý tưởng nhưng chúng ta không thể nói đó thật sự không phải là những ngày, đây là điều mà nhiều người đã tán thành. Nhưng hãy nghĩ về điều này, nếu Đức Chúa Trời có quyền năng vô hạn thì 6 ngày đó không quá ngắn mà 6 ngày đó là quá dài.
Tại sao Đức Chúa Trời phải cần 6 ngày để tạo dựng nên trời và đất?
Câu trả lời là: thời gian được dùng ở đây cho thấy rằng Đức Chúa Trời hành động qua thiên nhiên, không phải luôn luôn nhưng Ngài có sự lựa chọn. 6 ngày là sự lựa chọn.
4. 6 ngày của Sáng-thế ký đoạn 1.
Một số người cho rằng 6 ngày chỉ là một giai đoạn dài những những tư liệu cổ Do-thái không nói điều này. Có ba nguồn tư liệu cổ đáng tin cậy mà các học giả tin là:
a. The Talmud – 400 SCN
b. The Rashi – 1090 SCN (đây là nguồn tư liệu tốt nhất để hiểu tiếng Hê-bơ- rơ)
c. Nachmanides - 1250 SCN (nguồn tư liệu Kabbalistic)
Ghi chú từ tiến sĩ Schroeder- Kabbalah không phải là một sự huyền bí, nó chỉ là sự hiểu biết sâu sắc, đó là khi bạn cảm nhận nó và biết về nó, bạn có thể cảm nhận nó qua toàn bộ thân thể bạn và đó là trãi nghiệm huyền bí.
(Ghi chú từ người sáng lập chương trình ISOM- xin nhớ rằng bài dạy này không cho rằng Kabbalah là một tôn giáo, tuy nhiên Tiến sĩ Schroeder đang nói đến những tài liệu và truyền thống Hê-bê-rơ cổ để nói lên một điểm quan trọng về khung thời gian mà các học giả Do-thái đã hiểu về 6 ngày trong Sáng-thế ký.)
Tất cả ba nguồn tư liệu đáng tin này tán đồng rằng 6 ngày trong Sáng-thế ký đoạn 1 đều có 24 giờ mỗi ngày. Chỉ có những nguồn tư liệu hiện đại cho rằng chúng ta đã bẻ cong Kinh thánh để phù hợp với Chúa, vì cần nhiều thời gian hơn). Điều quan trọng cần chú ý về tư liệu này là nó khá mơ hồ.
Nó đọc như thế này:
i. Những ngày là các ngày.
ii. Có 24 giờ mỗi ngày.
iii. Không có mặt trời mọc cũng không có mặt trời lặn bởi vì mặt trời đã chỉ xuất hiện vào ngày thứ tư. Một số tư liệu nói rằng mặt trời đã xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba nhưng không phải là ngày thứ nhất. Họ đang nói về đơn vị 24 giờ. Những người nghiên cứu Talmud nói rằng điều này đã được nói đến trong Talmud được gọi là Hadiga.
• Trong trang 12 nói như thế này:
Những ngày là các ngày. Mỗi ngày đó có 24 giờ, có tất cả là 6 ngày. Một tuần làm việc của chúng ta không dài hơn 6 ngày, tuy nhiên chúng chứa đựng tất cả mọi thời đại của vũ trụ. 6 ngày, mỗi ngày 24 giờ chứa đựng tất cả mọi thời đại của vũ trụ.
Tại sao 6 ngày đó phân chia tất cả các niên lịch của hàng ngàn năm sau thời A-đam. Tất cả các nguồn tư liệu cổ nói cùng một điều, tất cả các ngày trước thời A- đam là 14 giờ mỗi ngày và chúng ta biết từ thời A-đam trời về sau thì mỗi ngày cũng là 24 giờ, vậy tại sao chúng ta cần có 2 niên lịch? Các bạn không thể, bởi vì 6 ngày đầu tiên này chứa đựng tất cả mọi thời đại của vũ trụ.
• Niên lịch được chia làm hai phần, 6 ngày từ sự tạo dựng cho đến thời A-đam và khoảng chừng 6000 năm sau thời kỳ A-đam đến hiện tại. Điều này rất rõ ràng trong bản tiếng Hê-bơ-rơ.
6 ngày đầu tiên đã được chia ra bởi một đoạn trong tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là “buổi tối và buổi sáng.” Từ thời A-đam trở đi, phân đoạn thời gian là dựa vào trái đất. Niên lịch bắt đầu trở lại trong đoạn 5 sau khi A-đam và Ê-va đã bị đuổi ra khỏi vườn. A-đam và Ê-va đã sống được 130 năm và có một người con trai đặt tên là Sết, sống 105 năm...bấy giờ họ đang sống trên đất.
Trước A-đam, “buổi tối và buổi sáng” cấu tạo hoàn toàn trừu tượng với sự mô tả của họ. Sau thời A-đam, các ngày cụ thể hơn. Vòng xoay của Tự nhiên là một trong hai sự dẫn dắt những vòng xoay khoa học trong thế giới mô tả khái niệm thời kỳ tiền A-đam như là thời gian của vũ trụ và đã cho nó một con dấu chứng nhận về những gì bạn sẽ nghe. Có lẽ có những sự nhận biết khác về thời gian trong vũ trụ.
• Có ba khía cạnh về dòng thời gian:
i. Dòng thời gian qua không gian
ii. Thay đổi cách thời gian trôi qua như thế nào
iii. Thời gian được hiểu như thế nào.
D. Hai khía cạnh đầu tiên được Albert Einstein khám phá trong định luật tương tác nối tiếng của ông.
Cả Schroeder lẫn Nachmanides đều không nói đến hai khía cạnh đầu tiên này, nhưng hiểu về định luật tương tác này là cũng quan trọng.
1. Những định luật về Thuyết tương đối Einstein đã khám phá trong định luật thuyết tương đối, là những điều hiện nay đã chứng minh một thực tế là- điều gì đó đi nhanh hơn, thì thời gian sẽ chạy chậm hơn.
Trong một hệ thống di chuyển nhanh, thời gia di chuyển chậm hơn để tương ứng với một người trên đất đang nhìn thấy một tên lữa đang phóng qua.
2. Lực hấp dẫn cũng làm chính xác cúng một điều, nó kéo giãn thời gian tương tác của chúng ta với một địa điểm nơi mà lực hấp dẫn chậm hơn. Vậy nên trên mặt trăng, nơi mà lực hấp dẫn rất mạnh, thời gian đi chậm hơn so với thời gian của trái đất. Sự đo lường đó là một trong những bằng chứng của định luật thuyết tương đối nói chung. Thời gian trên mặt trăng trôi qua nhanh hơn thời gian ở trái đất bởi vì lực hấp dẫn chậm hơn. Những khác nhau rất nhỏ nhưng có thể tính được.
3. Thuyết tương đối của Einstein là một quy luật tự nhiên.
Thời gian được nhận biết như thế nào.
4. Những lời trong Kinh thánh mà Đấng Tạo Hóa của vũ trụ chọn để viết nên Kinh thánh không phải là những lời ngẫu nhiên. Nó có tất cả những quả táo bằng vàng trong cái đĩa bạc. Sáng thế ký đoạn 1- kết thúc mỗi một ngày trong sáu ngày này, mỗi ngày được đánh số. Câu viết đó cứ lặp lại. trong câu 5: “Có ban chiều và ban mai- ngày 1.” Trong câu 8 nói “Có ban chiều và ban mai, đó là ngày thứ hai.” Trong câu 13 được lặp lại là ngày thứ ba và tiếp tục cho hết sáu ngày (câu 31). Những tư liệu cổ đã hỏi câu hỏi thật khó trả lời này: “Tại sao Kinh thánh thay đổi thuật ngữ của nói (tức là hệ thống từ ngữ) về con số của các ngày?”Tại sao nói “ban chiều và ban mai- là ngày thứ nhất.” mà trong tiếng Hê-bê-rơ lại nói “ngày 1.”
Những tư liệu này nói rằng lý do Kinh thánh nói: “Ngày 1” mà không là “Ngày thứ nhất” là vì Kinh thánh đã không thể viết “ngày thứ nhất” trong “Ngày thứ nhất.’ Đây là bởi thời gian duy nhất bạn có thể viết một ngày “thứ nhất” là khi nó liên hệ đến một ngày “thứ hai” và ở đó chưa có một ngày “thứ hai” nào trong ngày “thứ nhất”.
Nachmanides đã biết rằng sự tương tác của lúc ban đầu này không phải dành cho A-đam, mà là ban cho Môi-se tại núi Sinai 2448 năm sau đó. Tức là khoảng 900.000 ngày sau.
5. Đã có nhiều ngày giả định hay những ngày “thứ hai” liên quan đến ngày thứ nhất về việc Đức Chúa Trời đã muốn là điều đó. Tại sao Kinh thánh cho chúng ta thấy là không có một ngày thứ hai được viết cách cụ thể trong phân đoạn Kinh thánh này.
Chúng ta nhìn vào vũ trụ và thấy theo như nghiên cứu thì nó đã có khoảng 14 hay 15 tỉ năm. Nhưng theo Torah trong Kinh thánh thì trong 6 ngày đầu tiên không có nhìn vào thời gian mà nó chỉ nhìn thời gian trong lịch sử của thời gian, là chổ chưa có sự hiện diện của một ngày thứ hai và ngày đó là ngài thứ nhất.
6. Nachmanides đã khám phá ra điều này 800 năm trước.
Trong điểm này, 6 ngày trong Sáng thế ký, Kinh thánh nhìn thời gian từ lúc ban đầu trở về sau. Vậy thì, “Vũ trụ này được bao nhiêu tuổi?”- Thì, khoảng 6 ngày.
Chúng ta trở lại với thời gian và hàng tỉ năm đã trôi qua. Làm thế nào họ có thể hiểu được từ cái nhìn từ lúc Sáng-thế? Đó là một khái niệm được dùng trong vũ trụ học trong mỗi một sự đo lường được thực hiện trong vũ trụ. Và nó rất cơ bản, thật lạ là trước đó nó không được dùng đến.
7. Sự so sánh giữa những tư liệu cổ và Cộng đồng Khoa học.
Nachmanides sẽ đại diện cho những nguồn tư liệu cổ. NASA WMAP mô tả về vũ trụ sẽ đại diện cho cộng đồng khoa học.
Hãy tham khỏa trang mạng: một bản đồ vũ trụ. Hai người lập nên trang này đã đạt giải Nobel. WMAP là vệ tinh đầu tiên đã vẽ nên bản đồ về lịch sử của vũ trụ. Hai chiều kích của không gian bốn chiều. Vũ trụ bắt đầu với một khối năng lượng, di chuyển mở rộng về phía trước. Hơn khoảng 15-15 tỉ năm. Chúng ta nhìn lại bên phải của tấm hình. Bên ngoài vũ trụ không có gì cả. Có điều gì đó nghe không được hay cho lắm. Kinh thánh nói rằng “Đức Chúa Trời,” các nhà khoa học nói rằng “Ai mà biết?”
Nachmanides viết: ban đầu (điều này trùng khớp với những gì bản đồ cho thấy), từ hoàn toàn và hoàn toàn không có gì, Đấng Tạo Hóa đã đem đến một thực thể rất mỏng và đó không phải là đất (khoa học cho rằng đó là năng lượng của sự sáng tạo).
Nachmanides tiếp tục: Nhưng bề mặt năng lượng này không phải là thể rắn (khoa học nói về năng lượng đang trở thành dạng rắn, đó có phải là phương trình nổi tiếng đã được viết, e=mc2, khái niệm về năng lượng và vật chất là cùng một thứ, chỉ là hai dạng khác nhau của cùng một thực thể.)
Nachmanides lại tiếp tục: đây chỉ là một sự sáng tạo về thể chất. (Khoa học cũng nói về điểm đầu tiên của vu nổ big bang chỉ là sự tạo dựng về vật chất.)
Nachimanides nói: sự tạo dựng này là một điểm nhỏ và mói thứ đã có sẳn đã tạo nên điều này (một lần nữa khoa học cũng đồng tình.) Vậy chúng ta có một điểm rất nhỏ, một khối năng lượng từ lúc ban đầu, khối năng lượng đó đã nổ và mở rộng ra. Nhưng vũ trụ không thể mở rộng ra bởi không gian mới,không giống như một cái củ hành hay một bắp cải hay một cây rau với nhiều lớp lá mọc lên hay một thứ nào khác trở thành một không gian mới và không có một không gian mới nào cả, vậy thì vũ trụ trở lên rộng lớn thêm như thế nào, có phải bằng sự kéo giãn của không gian. Tất cả những gì khoa học có là, các dãy ngân hà di chuyển tách rời trong vũ trụ rộng lớn này bằng không gian giữa sự giãn ra của chúng và đó là toàn bộ câu trả lời cho tuổi của vũ trụ.
8. Ứng dụng Vũ trụ rộng mở với một Khối Vững Chắc.
Thật là xa có một dãi ngân hà và mất cả hàng tỉ tỉ năm ánh sáng mới đến được với chúng ta qua thấu kính lớn.
Ánh sáng từ ngân hà này đi tỏa ra các hướng nhưng chúng ta chỉ nói về ánh sáng từ ngân hà này sẽ đi qua thấu kính lớn của chúng ta.
Trong ngân hà đó có một khối năng lượng lớn. Ánh sáng tỏa ra mọi hướng nhưng nó hướng thẳng đến thấu kính của chúng ta. Ánh sáng đi trong vòng một tuần và bổng tạo nên một vụ nổ thứ hai, một sao băng nổ thứ hai. Bây giờ ánh sáng đó di chuyển qua không gian và thời gian hơn triệu, triệu năm cho đến khi nó đến với thấu kính của chúng ta. Bây giờ chúng ta nói, để ánh sáng đó đến với chúng ta thì phải mất một thời gian thật dài, vậy thì trong suốt thời gian đó vũ trụ trở nên rộng gấp hai lần. Không gian rộng lên gấp đôi.
Vậy nến những vụ nổ cách nhau khoảng một tuấn và rồi di chuyển xuyên qua không gian hơn hàng triệu năm và không gian đã giãn rộng ra. Nếu không gian trở thành gấp đôi, khi vụ nổ đầu tiên đến với thấu kính của chúng ta thì vụ nổ thứ hai sẽ đến vào hai tuần sau đó. Nếu ai đó muốn biết vụ nổ đầu tiên trong ngân hà đó như thế nào thì người đó phải biết rằng hàng triệu triệu năm đã trôi qua kể từ thời điểm đó. Nhưng người đó phải hiểu là thời điểm đó không còn nữa và người đó có thể hỏi một nhà vũ trụ học những câu hỏi nhứ thế này:
a. Phải mất bao lâu ánh sáng mới đến được với chúng ta?
b. Trong thời điểm đó không gian đã giãn rộng ra bao nhiêu?
c. Người đó trả lời “hệ số 2”
Bây giờ người đó có thể hình dung về thời điểm đó, không phải bằng lý luận tính toán của tâm trí. Người đó nhận thấy rằng càng quay lại xa hơn về thời gian thì vũ trụ lại càng nhỏ hơn.
• Ngay cả khi bạn đã thấy những vụ nổ xảy ra qua thấu kính của mình hai tuần trước, qua những tính toán bạn sẽ hiểu rằng vụ nổ thật sự chỉ đã xảy ra một tuần trước. Hiểu được khái niệm này sẽ cho bạn lời giả đáp về tuổi của vũ trụ. Chúng ta nhìn lại trong vũ trụ hàng triệu năm, làm thế nào họ có thể lãnh hội được từ thời điểm sự sáng tạo.
9. Nói về Sáu ngày của Sáng-thế ký.
Nachmanides viết rằng thời gian đã được tạo nên trong sự sáng tạo và đó là khi vật chất được tạo nên từ năng lượng khoảng 1/100.000 tha của một giây sau vụ nổ Big bang. Ông viết rằng khi năng lượng đã đông đặc lại thành vật chất, thì thời gian của Kinh thánh bắt đầu. Nếu bây giờ chúng ta đã biết vũ trụ rộng lớn bao nhiêu thì không gian đã giãn rộng hơn bấy nhiêu so với ban đầu, chúng ta có thể trở lại với thời điểm được gọi là hóa học hạt nhân tổng hợp, là chất tạo nên vật chất từ năng lượng của vụ nổ big bang. Nếu chúng ta có thể biết tần số đó thì chúng ta sẽ biết lúc ban đầu những điều này như thế nào. Nếu vũ trụ đã giãn rộng ra bằng hệ số 20 thì một tuần giống như là 20 tuần. Mặc dầu bản thân Schroeder không biết về tần số, nhưng các nhà vũ trụ học có biết. Tỉ số của sự giãn rộng không gian từ khái niệm về thời giancủa chúng ta với khải niệm về thời gian từ Kinh thánh, tức là sáu ngày của Sáng thế ký là 1 tỉ năm. Con số 1 với 12 con số 0. Điều này có nghĩa rằng nếu chúng ta có 1 tỉ năm thứ hai đáng giá của lịch sử, thì tỉ năm thứ hai này sẽ giống như một giây.
Một tỉ ngày hay tỉ phút cũng giống như một ngày hay một phút. Do đó 15,000,000,000 (15 tỉ năm) chia cho 1,000,000,000,000 (1 tỉ) = (bằng việc gạch bỏ những con số 0) 15 chia 1,000 = .015 của 1 năm = 6 ngày.
Vũ trụ 15 tỉ năm tuổi, những năm này trôi qua và thời kỳ khủng long tương ứng với nó nhưng làm sao họ có thể thấu hiểu được từ điểm này của Kinh thánh, chính xác là những gì Kinh thánh nói, sáu ngày. Hai sự lập luận về thời gian, những quan điểm thật khác nhau nói về cùng một thực tế. Kinh thánh lúc sự tạo dựng nên linh hồn của A-đam, trong câu 27, thật ra là 5 ngày rưỡi, thay đổi cái nhìn của nó và dẫn đến một cái nhìn dựa trên đất. Đó là lý do tại sao khái niệm về thời gian cho sáu ngày đầu tiên thật khác với toàn bộ Kinh thánh. Để có sự xác chứng sự công bố thì đã nảy sinh nhiều mâu thuẩn lớn. Đức Chúa Trời tạo nên mọi thứ. Điều Chúa nói là đúng.
bottom of page