top of page
Hung Tran
Jun 21, 2023
Vì toàn bộ cuộc sống là để học biết cách yêu thương, nên Đức Chúa Trời muốn chúng ta đề cao các mối quan hệ và nỗ lực để duy trì chúng thay vì..
NGÀY 20: PHỤC HỒI MỐI THÔNG CÔNG BỊ GÃY ĐỔ
“Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta.”
IICo 2Cr 5:18
Các mối quan hệ luôn luôn xứng đáng để phục hồi
Vì toàn bộ cuộc sống là để học biết cách yêu thương, nên Đức Chúa Trời muốn chúng ta đề cao các mối quan hệ và nỗ lực để duy trì chúng thay vì cắt đứt khi có một rạn nứt, một nỗi đau hay xung đột. Trên thực tế, Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một chức vụ để khôi phục các mối quan hệ. Vì lý do đó, phần lớn sách Tân Ước được dành ra để dạy dỗ chúng ta cách sống hòa thuận với nhau. Phao-lô viết, “Vậy nếu trong Đấng Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn.” (Phi Pl 2:1-2). Phao-lô dạy rằng khả năng hòa thuận của chúng ta là một dấu hiệu cho sự trưởng thành thuộc linh.
Vì Đấng Christ muốn gia đình của Ngài nổi tiếng bởi tình yêu thương lẫn nhau, nên mối thông công bị gãy đổ là một lời chứng xấu đối với những người không tin. Đây là lý do tại sao Phao-lô rất khó chịu khi những thành viên của Hội thánh tại Cô-rinh-tô đã phân rẽ thành nhiều bè đảng đối nghịch nhau đến độ thưa ra tòa. Ông viết, “Tôi nói thế làm cho anh em hổ thẹn. Ấy vậy, trong vòng anh em chẳng có một kẻ khôn ngoan nào phân xử được giữa anh em mình hay sao?” (ICo1Cr 6:5). Ông bị sốc khi không có người nào trong Hội thánh đủ trưởng thành để giải quyết ổn thỏa các xung đột. Trong cùng bức thư đó, ông nói, “Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau” (1:10).
Nếu bạn muốn Đức Chúa Trời ban phước cho cuộc đời mình và bạn muốn được nhiều người biết đến như là con của Đức Chúa Trời, bạn cần phải học cách làm một người hòa giải. Chúa Giê-xu phán, “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời.” (Mat Mt 5:9). Hãy lưu ý, Chúa Giê-xu không phán rằng, “Phước cho những kẻ yêu hòa bình,” vì ai cũng yêu chuộng hòa bình hết. Ngài cũng không phán, “Phước cho những kẻ an ổn,” những người chẳng bao giờ bị một điều gì làm phiền cả. Chúa Giê-xu phán, “Phước cho những kẻ làm việc vì hòa bình”-những người tích cực tìm cách giải quyết xung đột. Những người hòa giải rất hiếm có vì công việc hòa giải khó khăn lắm.
Bởi vì bạn được tạo dựng để làm một thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời và mục đích thứ hai của cuộc đời bạn trên đất là học biết yêu thương cũng như quan hệ với những người khác, hòa giải là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn cần phải phát triển. Thật không may là đa số trong chúng ta chưa bao giờ được học về cách giải quyết xung đột.
Hòa giải không phải là né tránh xung đột. Trốn tránh một nan đề, giả vờ như nó không hề xảy ra, hoặc lo sợ khi phải nói về nó thực ra chính là hèn nhát. Chúa Giê-xu, Vua Bình An, không hề sợ xung đột. Thỉnh thoảng Ngài lại kích thích xung đột vì ích lợi cho mọi người. Đôi lúc chúng ta cần phải tránh xung đột, đôi lúc chúng ta cần phải tạo ra xung đột, và đôi lúc chúng ta cần phải giải quyết nó. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu nguyện để Thánh Linh liên tục hướng dẫn mình.
Hòa giải cũng không phải là nhân nhượng vô nguyên tắc. Luôn luôn tiếp nhận, hành động như thể tấm thảm chùi chân, và để cho người khác qua mặt bạn không phải là ý của Chúa Giê-xu. Ngài không chịu bỏ qua nhiều điều, mà đứng trên chỗ của mình, đối đầu với sự áp bức của ma quỷ.
Làm Cách Nào Để Phục Hồi Một Mối Quan Hệ
Là những tín nhân, Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta “giảng hòa” (IICo 2Cr 5:18). Sau đây là bảy bước để phục hồi mối thông công theo như Kinh Thánh dạy:
1. Nói với Chúa trước khi nói với người. Hãy bàn luận vấn đề với Đức Chúa Trời. Nếu bạn cầu nguyện về xung đột trước thay vì nhỏ to với một người bạn, bạn sẽ khám phá ra rằng Ngài hoặc sẽ thay đổi lòng bạn hoặc thay đổi người kia mà không cần bạn giúp. Mọi mối quan hệ của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn cầu nguyện nhiều hơn cho chúng.
Giống như Đa-vít đã nói trong các Thi-thiên, hãy dùng lời cầu nguyện thẳng thắn, chân thành. Hãy nói với Chúa những bối rối của bạn. Hãy kêu gào cùng Ngài. Ngài sẽ không bao giờ ngạc nhiên hay buồn bực vì sự nóng giận, đau khổ, bất an, hoặc bất cứ tình cảm nào khác của bạn. Vậy, hãy nói với Ngài chính xác điều bạn cảm nhận.
Đa số xung đột bắt nguồn từ những nhu cầu chưa được đáp ứng. Một số trong số các nhu cầu này chỉ có một mình Đức Chúa Trời mới đáp ứng được. Khi bạn mong đợi một ai đó-một người bạn, người bạn đời, ông chủ hoặc một thành viên trong gia đình-đáp ứng nhu cầu mà chỉ có Chúa mới đáp ứng được, thì bạn đang đặt chính mình vào chỗ thất vọng và cay đắng. Không một ai có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ngoại trừ Đức Chúa Trời.
Sứ đồ Gia-cơ lưu ý rằng nhiều xung đột của chúng ta xuất hiện bởi thiếu cầu nguyện: “Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin.” (Gia Gc 4:1-2).
Thay vì trông đợi Đức Chúa Trời, chúng ta trông đợi nơi những người khác để làm cho chúng ta vui vẻ và rồi đâm ra giận dỗi khi họ không làm được điều chúng ta muốn. Chúa phán, “Tại sao con không đến với ta trước?”
2. Hãy luôn luôn bước bước đầu tiên. Bất luận bạn là người chống đối hay phòng thủ: Đức Chúa Trời mong bạn bước bước đầu tiên. Đừng chờ đợi phía bên kia. Hãy đến với họ trước. Khôi phục mối thông công bị đổ vỡ là điều rất quan trọng, Chúa Giê-xu dạy rằng việc đó còn ưu tiên hơn cả sự thờ phượng chung nữa. Ngài phán, “Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ.” (Mat Mt 5:23-24).
Khi mối thông công bị căng thẳng hay gãy đổ, hãy lập tức lên kế hoạch gặp gỡ hòa giải ngay. Đừng chần chừ, đừng bào chữa hay hứa rằng, “Một ngày nào đó tôi sẽ giải quyết.” Hãy sắp xếp một cuộc gặp gỡ mặt đối mặt càng sớm càng tốt. Trì hoãn chỉ làm sâu thêm oán hờn và khiến vấn đề thêm trầm trọng. Trong xung đột, thời gian chẳng hàn gắn gì hết; nó khiến những vết thương làm mủ.
Hành động nhanh cũng làm giảm thiệt hại thuộc linh cho bạn. Kinh Thánh nói rằng tội lỗi, bao gồm cả xung đột chưa được giải quyết, ngăn trở mối thông công giữa chúng ta với Đức Chúa Trời và khiến lời cầu nguyện của chúng ta không được nhậm, ngoài ra nó còn khiến chúng ta khổ sở nữa. Những người bạn của Gióp đã nhắc nhở ông, “Vì nổi sầu thảm giết người ngu muội, sự đố kỵ làm chết kẻ đơn sơ” và “Ông nổi giận bèn xẻ rạch mình, há vì ông mà trái đất sẽ bị bỏ hoang, và hòn đá phải dời đi khỏi chỗ nó sao?” (Giop G 5:2; 18:4).
Sự thành công của cuộc hòa giải thường lệ thuộc vào việc lựa chọn đúng thời gian và địa điểm để gặp gỡ. Đừng gặp nhau khi một trong hai bên đang mệt, đang bận rộn, hoặc có thể bị cắt ngang. Thời điểm tốt nhất là lúc hai người ở trong tâm trạng và sức khỏe tốt nhất.
3. Cảm thông với suy nghĩ của họ. Hãy sử dụng đôi tai nhiều hơn là cái miệng. Trước khi cố gắng giải quyết bất cứ bất hòa nào, bạn phải lắng nghe những cảm xúc của người kia đã. Phao-lô khuyên, “Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” (Phi Pl 2:4). Cụm từ “hãy chăm” trong tiếng Hy-lạp là skopos, mà từ đó chúng ta có những từ như kính thiên văn và kính hiển vi. Nó có nghĩa là hết sức chú ý! Hãy chú ý đến những cảm xúc của họ, chứ không phải sự thật. Hãy bắt đầu bằng sự cảm thông chứ không phải những giải pháp.
Trước hết đừng vội đánh giá về những gì mà họ cảm nhận. Chỉ hãy lắng nghe và để họ tuôn đổ tình cảm của mình mà không tỏ ra phòng thủ. Hãy gật đầu để chứng tỏ bạn hiểu ngay cả khi bạn không đồng ý. Những cảm xúc không phải lúc nào cũng đúng hay hợp lý. Trên thực tế, sự oán giận khiến chúng ta hành động và suy nghĩ khờ khạo. Đa-vít thừa nhận rằng, “Khi lòng tôi chua xót, và dạ tôi xôn xao, thì bấy giờ tôi ở ngu muội, chẳng hiểu biết gì; trước mặt Chúa tôi ở khác nào một thú vật vậy.” (Thi Tv 73:21-22). Tất cả chúng ta đều hành động như thú vật khi mình bị đau đớn.
Trái lại, Kinh Thánh chép rằng, “Sự khôn ngoan của người khiến cho người chậm nóng giận; Và người lấy làm danh dự mà bỏ qua tội phạm.” (ChCn 19:11). Sự nhẫn nại đến từ sự khôn ngoan, và sự khôn ngoan đến từ việc lắng nghe quan điểm của những người khác. Lắng nghe nói lên rằng, “Tôi đánh giá cao quan điểm của anh, tôi quan tâm đến mối quan hệ của chúng ta, và anh quan trọng đối với tôi.” Câu khẩu hiệu này đúng: Người ta không quan tâm tới điều chúng ta biết cho tới khi nào họ biết chúng ta quan tâm.
4. Để phục hồi mối thông công,
“mỗi người trong chúng ta nên làm đẹp lòng kẻ lân cận mình, đặng làm điều ích và nên gương tốt.” (RoRm 15:2). Nhẫn nại lắng nghe sự giận giữ của những người khác, đặc biệt là khi nó vô căn cứ, là cả một sự hy sinh. Nhưng hãy nhớ rằng đây là điều Đức Chúa Giê-xu đã làm cho bạn. Ngài chịu đựng cơn giận vô căn cứ, và hiểm độc để cứu bạn: “Vì Đấng Christ cũng không làm cho đẹp lòng mình, như có chép rằng: ‘Lời của những kẻ nguyền rủa Chúa đã đổ trên mình tôi’” (RoRm 15:3).
5. Hãy xưng nhận phần lỗi của bạn trong cuộc xung đột. Nếu bạn nghiêm túc trong chuyện phục hồi mối quan hệ, bạn nên bắt đầu thừa nhận những sai lầm hay tội lỗi của mình. Chúa Giê-xu phán rằng đó là cách để chúng ta thấy mọi sự rõ ràng hơn: “Trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được.” (Mat Mt 7:5).
Vì tất cả chúng ta đều có những điểm mù, nên có thể bạn cần phải nhờ bên thứ ba (trung lập) đánh giá những việc làm của riêng bạn trước khi gặp gỡ bên mà bạn đang có xung đột với. Cũng hãy cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho bạn thấy phần lớn vấn đề là do lỗi của bạn. Hãy hỏi, “Có phải tôi là nan đề không? Tôi không thực tế, không nhạy cảm hay quá nhạy cảm?” Kinh Thánh chép, “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.” (IGi1Ga 1:8).
Xưng nhận phần lỗi của mình là một công cụ mạnh mẽ để hòa giải. Thường thì cách chúng ta giải quyết một xung đột lại tạo ra vết thương lớn hơn là chính bản thân nan đề. Khi bạn bắt đầu hạ mình xuống và thừa nhận lỗi của mình, nó xoa dịu cơn giận của người kia và tháo bỏ vũ khí tấn công của họ vì có lẽ họ nghĩ rằng bạn sẽ tự vệ. Đừng bào chữa hoặc đổ lỗi cho ai; nhưng hãy chân thành nhận lấy phần lỗi nào bạn đã gây ra trong xung đột. Hãy chấp nhận phần trách nhiệm cho những sai lầm của bạn và xin người kia tha thứ.
6. Hãy nhắm vào nan đề, đừng nhắm vào người kia. Bạn không thể giải quyết được nan đề nếu bạn lãng phí thời gian đùn đẩy trách nhiệm. Bạn phải lựa chọn một trong hai. Kinh Thánh chép, “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.” (ChCn 15:1). Bạn sẽ không bao giờ trình bày được quan điểm của mình cách rõ ràng nếu bạn cáu gắt, cho nên hãy lựa chọn lời nói của mình cách khôn ngoan. Một câu trả lời nhẹ nhàng luôn có hiệu quả hơn là một lời nặng nề.
Trong khi giải quyết xung đột, cách bạn nói cũng quan trọng như điều bạn nói. Nếu bạn nói theo cách công kích, thì lời nói đó sẽ được đón nhận theo cách phòng thủ. Đức Chúa Trời phán với chúng ta, “Ai có lòng khôn ngoan được gọi là thông sáng; lời dịu dàng gia thêm sự tri thức.” (16:21). Cằn nhằn chẳng có hiệu quả gì. Bạn chẳng thuyết phục được ai khi bạn tỏ ra gắt gỏng.
Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, cả hai bên đồng ý rằng một số loại vũ khí có sức hủy diệt lớn đến độ không nên dùng chúng. Ngày nay, các loại vũ khí hóa và sinh học đã bị nghiêm cấm và các kho vũ khí hạt nhân đang được giảm dần và phá hủy. Vì ích lợi của mối thông công, bạn phải phá hủy kho chứa những vũ khí hạt nhân trong quan hệ của bạn, gồm có lên án, xem thường, so sánh, dán nhãn, lăng mạ, hạ cố, và mỉa mai. Phao-lô tóm tắt như vầy, “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến.” (Eph Ep 4:29).
Hợp tác càng nhiều càng tốt. Phao-lô nói, “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.” (RoRm 12:18). Sự hòa thuận luôn có một bảng giá. Đôi lúc nó bắt chúng ta phải trả bằng sự kiêu ngạo của mình; thường thì nó bắt chúng ta trả bằng sự hướng ngã. Vì ích lợi của mối thông công, hãy cố gắng hết sức để dàn xếp, ăn ở cho hợp với người khác, và bày tỏ lòng quan tâm đến những gì họ cần. Phước lành thứ bảy của Chúa Giê-xu nói rằng, “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Mat Mt 5:9).
7. Nhấn mạnh sự hòa giải chứ không phải giải pháp. Thật không thực tiễn khi mong đợi mọi người đồng ý về mọi việc. Sự hòa giải tập trung vào mối quan hệ, trong khi đó giải pháp tập trung vào nan đề. Khi chúng ta tập trung vào sự hòa giải, nan đề sẽ mất đi tầm quan trọng của nó và thường trở thành không cần thiết.
Chúng ta có thể tái thiết lập một mối quan hệ ngay cả khi chúng ta không thể giải quyết những khác biệt của mình. Các Cơ-đốc nhân thường có những bất đồng chính đáng, chân thành và những quan điểm khác nhau, nhưng chúng ta vẫn có thể không đồng ý mà không cay cú với nhau. Cùng một viên đá quý, nếu nhìn từ nhiều góc độ khác nhau sẽ khác nhau. Đức Chúa Trời mong muốn sự hiệp nhất chứ không phải sự đồng dạng, và chúng ta có thể nắm tay nhau bước đi mà không cần phải đồng tình về mọi vấn đề.
Điều này không có nghĩa là bạn không cần tìm ra giải pháp. Có thể bạn cần phải tiếp tục thảo luận và thậm chí tranh luận-nhưng hãy làm việc đó trong tinh thần hòa thuận. Sự hòa giải có nghĩa là bạn làm lành, chứ không phải chôn giấu vấn đề.
Sau khi đọc chương này, bạn thấy mình cần liên lạc với ai? Bạn cần phải khôi phục mối quan hệ với ai? Đừng trì hoãn một giây phút nào. Bây giờ hãy dừng lại một chút và nói với Chúa về người đó. Sau đó hãy nhấc điện thoại lên và bắt đầu. Bảy bước này rất đơn giản, nhưng không phải dễ làm. Cần phải nỗ lực rất nhiều mới khôi phục được một mối quan hệ. Đó là lý do tại sao Phi-e-rơ khuyên chúng ta, “Phải lánh điều dữ, làm điều lành, tìm sự hòa bình mà đuổi theo.” (IPhi 1Pr 3:11). Nhưng khi bạn tìm kiếm sự hòa thuận, đó là bạn đang làm điều Đức Chúa Trời sẽ làm. Đó cũng là lý do tại sao Ngài gọi những người giảng hòa là con cái Ngài.
Suy Nghĩ Về Mục Đích Của Tôi: Ngày 20
Vấn Đề Suy Nghĩ: Các mối quan hệ luôn xứng đáng để phục hồi.
Câu Gốc: “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.” RoRm 12:18
Câu Hỏi Suy Gẫm: Ngày hôm nay tôi cần phải phục hồi mối quan hệ bị gãy đổ với ai?
bottom of page