top of page
Hung Tran
Nov 18, 2023
Sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế ban cho không phải là phần thưởng dành cho nỗ lực tôn giáo, mà là món quà dành cho tất cả những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài...
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN THÁNH KINH.
1. SỰ TRUNG THỰC CỦA THÁNH KINH.
Thánh Kinh vô cùng chân thật. Thánh Kinh kể về Gia-cốp, tổ phụ của “tuyển dân”, từng là một kẻ lừa gạt. Thánh Kinh mô tả Môi-se, là người ban luật pháp, là nhà lãnh đạo khó tính và không đáng tin cậy, người mà trong nỗ lực đầu tiên để giúp đỡ dân mình đã giết người rồi sau đó chạy trốn vào hoang mạc để bảo vệ mạng sống mình. Thánh Kinh phác họa chân dung Đa-vít, không chỉ là một vị vua được yêu mến nhất của Y-sơ-ra-ên, là một nhà lãnh đạo tài ba và thuộc linh, mà còn là kẻ cướp vợ người khác, để che giấu tội lỗi, ông lập mưu giết chồng nàng.
Có một chỗ, Thánh Kinh lên án dân sự Chúa, tức dân Y-sơ-ra-ên, đã phạm tội gớm ghê đến nỗi nếu đem so sánh với thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ thì hai thành ấy còn tốt hơn (Ê-xê-chi-ên 16:46-52). Thánh Kinh mô tả bản chất tự nhiên của con người là thù địch với Đức Chúa Trời. Thánh Kinh nói trước về một tương lai đầy dẫy trắc trở. Thánh Kinh dạy rằng con đường dẫn đến thiên đàng là đường hẹp, còn đường dẫn đến địa ngục thì rộng thênh thang. Rõ ràng Thánh Kinh không phải được viết cho những ai muốn có câu giải đáp đơn giản hoặc một quan điểm lạc quan dễ dàng về tôn giáo và bản chất tự nhiên của con người.
2. SỰ BẢO TỒN THÁNH KINH.
Vào thời dân Y-sơ-ra-ên lập quốc sau hàng ngàn năm tản lạc, thì có một chăn chiên du mục người Ả-rập phát hiện ra một trong những kho báu khảo cổ quan trọng nhất trong thời đại chúng ta. Tại một hang động thuộc Biển Chết hướng Đông Bắc, có một cái vại chứa đựng nhiều tài liệu đã được cất giấu ở đó suốt 2 thiên niên kỷ. Những cuộc tìm kiếm kế tiếp cũng đã phát hiện nhiều tài liệu viết tay có niên đại cổ nhất là khoảng 1.000 năm.
Một trong những điều quan trọng chính là có một bản thảo sách Ê-sai trong số tài liệu đó. Điều này nói lên rằng tài liệu Ê-sai ấy cũng chính là sách Ê-sai trong bộ Thánh Kinh của chúng ta. Những cuộn giấy da được người ta tìm thấy thuộc vùng Biển Chết tựa như một cái bắt tay tượng trưng cho một quốc gia hầu đến. Chúng đã vô hiệu hóa lời tuyên bố của những ai tin rằng bản Thánh Kinh nguyên thủy đã bị mai một theo thời gian và chỉ là cuốn sách ngụy tạo.
3. THÁNH KINH TỰ LÀM CHỨNG CHO MÌNH.
Thật quan trọng để nhận biết những gì Thánh Kinh tự nói về mình. Nếu các trước giả Thánh Kinh đã không tuyên bố là mình phát ngôn cho Đức Chúa Trời, thì ắt hẳn chúng ta sẽ rất kiêu căng mà nói về họ. Chúng ta cũng sẽ gặp phải một vấn đề khác. Chúng ta sẽ có một loạt những bí mật không thể hiểu được, vốn được người ta hình tượng hóa trong các tác phẩm lịch sử và đạo đức. Chúng ta sẽ không có một cuốn sách có sức truyền cảm cho người ta xây cất vô số nhà thờ và nhà hội trên khắp thế giới như cuốn Kinh Thánh.
Nếu Kinh Thánh không tuyên bố là phát ngôn thay mặt Đức Chúa Trời thì nó không trở thành nền tảng cho đức tin của hàng triệu người Do-thái và Cơ-đốc nhân (IIPhi 2Pr 1:16-21). Nhưng với nhiều bằng chứng và lý lẽ hỗ trợ, các tác giả Thánh Kinh đã tuyên bố mình được Đức Chúa Trời linh cảm. Bởi có hàng triệu người dám liều mình đánh đổi cuộc sống hiện tại và mai sau của họ dựa trên những lời chứng ấy, cho nên Thánh Kinh sẽ không thể được coi là cuốn sách ích lợi nếu như các trước giả của nó thường xuyên nói dối về nguồn thông tin của mình.
4. THÁNH KINH GHI LẠI CÁC PHÉP LẠ.
Việc ra khỏi Ê-díp-tô của dân Y-sơ-ra-ên đã cung cấp một nền tảng lịch sử cho việc tin rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên. Nếu Biển Đỏ đã không rẽ ra khi Môi-se truyền lệnh cho nó thì Thánh Kinh Cựu-Ước sẽ mất thẩm quyền làm chứng thay cho Đức Chúa Trời.
Thánh Kinh Tân-Ước chủ yếu đề cập đến các phép lạ. Nếu Chúa Giê-xu không sống lại bằng chính thân thể Ngài từ trong kẻ chết, thì sứ đồ Phao-lô thừa nhận rằng đức tin Cơ-đốc đã xây dựng trên những lời nói dối mà thôi (ICo1Cr 15:14-17). Để chứng minh sự đáng tin của mình, Thánh Kinh Tân-Ước đã ghi lại rất nhiều tên tuổi chứng nhân mà các lời làm chứng của họ có thời gian kiểm nghiệm (ICo1Cr 15:1-8).
Nhiều nhân chứng trong số họ đã tử vì đạo chẳng phải vì bị người ta kết án về vấn đề luân lý đạo đức, nhưng chỉ vì họ làm chứng rằng Chúa Giê-xu đã sống lại từ kẻ chết. Tuận đạo không phải là việc quá đặc biệt, nhưng mục đích tuận đạo của các nhân chứng ấy mới là điều quan trọng. Nhiều người đã chết cho điều họ tin là lẽ thật, và chắc chắn người ta không chịu chết cho điều mà họ biết là dối trá.
5. TÍNH NHẤT QUÁN CỦA THÁNH KINH.
Khoảng 40 tác giả trong thời gian 1600 năm đã viết ra 66 sách trong Thánh Kinh. Giữa 39 sách Cựu-Ước và 27 sách Tân-Ước là thời kỳ yên lặng bốn trăm năm. Thế nhưng, từ Sáng-thế ký đến Khải-huyền, tất cả các sách đều nói về một câu chuyện đang diễn ra. Toàn bộ các sách của Thánh Kinh đều cùng đưa ra những câu giải đáp chắc chắn cho các vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta thường quan tâm:
- Tại sao chúng ta lại có mặt? Làm sao chúng ta có thể giải quyết những nỗi sợ hãi? Làm sao để sống hòa thuận với nhau được? Làm thế nào để vượt lên trên hoàn cảnh và nuôi dưỡng hy vọng? Bằng cách nào để chúng ta có thể làm hòa lại với Đấng Tạo Hóa của mình? Lời giải đáp chắc chắn của Thánh Kinh cho các vấn đề này chứng minh rằng Thánh Kinh không phải là những sách rời rạc mà là một bộ sách nhất quán.
6. SỰ CHÍNH XÁC VỀ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ CỦA THÁNH KINH.
Xuyên suốt nhiều thời đại, có lắm người đã hoài nghi sự xác thực về địa lý và lịch sử của Thánh Kinh. Tuy nhiên, các nhà khảo học hiện đại đã nhiều lần khám phá những bằng chứng về con người, địa điểm và các nền văn hóa được mô tả trong Thánh Kinh. Dần theo thời gian, những sự mô tả trong Thánh Kinh đã được chứng minh là đáng tin cậy hơn những suy đoán của các học giả. Ngày nay, du khách đến thăm các viện bảo tàng và những miền đất của Kinh Thánh không thể ra về mà không có ấn tượng về bối cảnh lịch sử và địa lý xác thật của Thánh Kinh.
7. THÁNH KINH ĐÃ ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST CHỨNG THỰC.
Có nhiều người đã nói rất hay về Kinh Thánh, nhưng không có một sự chứng thực nào có sức thuyết phục cho bằng lời chứng của Giê-xu người Na-xa-rét. Ngài không chỉ dùng lời mà còn dùng cả cuộc đời Ngài để giới thiệu về Kinh Thánh. Trong những lúc bị cám dỗ, những khi giảng dạy công khai và trong lúc chịu đau đớn nhục hình, Ngài đều chứng tỏ rằng Ngài tin Cựu-Ước hơn là tin vào truyền thống của dân tộc (Mat Mt 4:1-11; 5:17-19).
Ngài tin Thánh Kinh là một cuốn sách viết về chính Ngài. Với đồng bào mình, Ngài phán: “Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó mà được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng Ta để được sự sống” (GiGa 5:39-40).
8. THÁNH KINH CHỨA ĐỰNG NHỮNG LỜI TIÊN TRI CHÍNH XÁC.
Từ thời Môi-se, Thánh Kinh đã tiên tri về những sự kiện mà chẳng một ai muốn tin. Trước khi dân Y-sơ-ra-ên vào miền Đất Hứa, Môi-se đã nói tiên tri rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ không giữ được lòng trung tín nên sẽ bị mất miền đất mà Đức Chúa Trời đang ban cho, và họ sẽ bị tản lạc khắp nơi trên thế giới, rồi sau đó sẽ được trở về lập quốc (PhuDnl 28:1-31:30).
Trọng tâm lời tiên tri Cựu-Ước là lời hứa ban Đấng Mê-si-a là Đấng sẽ cứu dân Đức Chúa Trời thoát khỏi tội lỗi và cuối cùng sẽ đem sự phán xét và sự bình an đến cho cả thế gian này.
9. SỰ TỒN TẠI CỦA THÁNH KINH.
Các sách của Môi-se được viết 500 năm trước các sách đầu tiên của kinh Hin-đu. Môi-se viết sách Sáng-thế ký 2000 năm trước khi Mô-ha-mét viết kinh Cô-ran. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, không hề có một cuốn sách nào được yêu thích hoặc bị ghen ghét nhiều bằng cuốn Thánh Kinh. Cũng chẳng hề có một cuốn sách nào được người ta thường xuyên mua, nghiên cứu học hỏi và trích dẫn nhiều như cuốn Thánh Kinh. Trong khi hàng triệu tác phẩm khác xuất hiện rồi mai một đi, thì Thánh Kinh vẫn là cuốn sách được người ta dùng làm chuẩn mực để đánh giá tất cả các loại sách khác. Trong khi bị bỏ qua bởi những người cảm thấy khó chịu với sự giảng dạy của nó, Thánh Kinh vẫn luôn là cuốn sách trung tâm của nền văn minh.
10. THÁNH KINH CÓ QUYỀN NĂNG BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI.
Nhiều người không tin Chúa thường lên án những ngưới xưng rằng mình tin vào Thánh Kinh nhưng đời sống không được Thánh Kinh biến đổi. Dẫu vậy, lịch sử cũng đã được đánh dấu bởi những người nhờ Thánh Kinh mà cuôc đời đã được trở nên tốt. Mười Điều Răn chính là bảng chỉ đường về phương diện đạo đức luân lý cho mọi người. Các sách Thi-thiên của Đa-vít luôn đem lại sự yên ủi trong những lúc gian truân, sờn ngã.
Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu đã chữa lành cho hàng triệu người kiêu ngạo, ương bướng và chủ trương sự cứu rỗi dựa trên luật pháp. Tình yêu thương mà Phao-lô mô tả trong ICô-rinh-tô 13 đã làm mềm những tấm lòng hung dữ. Cuộc đời thay đổi của nhiều người như sứ đồ Phao-lô, Augustine, Martin Luther, John Newton, Leo Tolstoy và C.S.Lewis đã minh họa cho quyền năng biến đổi của Thánh Kinh. Ngay cả toàn thể một dân tộc hoặc bộ lạc như bộ lạc Celt của Ai-len, dân Vi-king hoang dã của Na-uy hoặc người da đỏ Au-ca của Ê-cua-đo, cũng đã được biến đổi bởi Lời Đức Chúa Trời, bởi đó họ kinh nghiệm cuộc đời đầy ý nghĩa trong Đức Chúa Giê-xu Christ.
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu bạn có những thắc mắc về sự đáng tin của Thánh Kinh. Thánh Kinh, giống như thế giới quanh ta, đang chứa đựng biết bao điều bí ẩn. Tuy nhiên, nếu Thánh Kinh là đúng như những gì nó tự xưng, thì bạn không cần phải tự chọn cho mình những bằng chứng. Các lời chứng của Thánh Kinh đã được thử nghiệm qua lời hứa cứu rỗi của Chúa Giê-xu dành cho những ai nhận biết chính Ngài và sự dạy dỗ của Ngài. Và lời hứa quan trọng mà Chúa Giê-xu đã phán trong Tân-Ước: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời hay là ta nói theo ý riêng ta” (GiGa 7:17).
Một bí quyết quan trọng để hiểu Thánh Kinh không bao giờ có ý định đem chúng ta đến với chính nó. Mọi nguyên tắc của Thánh Kinh đều cho chúng ta thấy mình cần nhận được sự tha thứ mà Christ đã bảo đảm thay cho chúng ta. Thánh Kinh cho chúng ta thấy tại sao chúng ta cần phải để cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời sống động qua chúng ta. Chính vì mối quan hệ như thế mà Thánh Kinh được ban cho chúng ta.
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRỞ THÀNH MỘT CON NGƯỜI.
1. MỘT NỮ ĐỒNG TRINH MANG THAI.
Nếu Ma-ri nói thật, thì đứa con của bà không có một người cha thuộc thể. Bà quả quyết có một thiên sứ đã hiện ra, bảo rằng bà sẽ mang thai một con trai bởi Đức Thánh Linh, đặt tên là Giê-xu, ấy chính là Con Đức Chúa Trời (LuLc 2:26-35).
Nếu Ma-ri nói dối, thì cái đêm Chúa Giê-xu giáng sanh chẳng còn là đêm thánh nữa, và chỉ còn lại một sự thật, đó là một đêm yên lặng mà thôi. Nhưng chúng ta làm sao mà biết được? Chúng ta làm sao có thể tiếp nhận câu chuyện nghiêm túc ấy, là câu chuyện thường xuyên bị những người vô tín cười nhạo? Câu trả lời sẽ được nêu ra sau đây. Nếu như không có một nhân chứng nào và cũng chẳng có bằng chứng nào, thì chúng ta ắt đã không lưu tâm đến những lời tuyên bố của Ma-ri. Nếu như cuộc đời của con trai bà chẳng khác gì với bất cứ các cuộc đời khác, thì lời chứng của bà về câu chuyện sinh nở của một nữ đồng trinh ắt sẽ trở thành câu chuyện khôi hài hời hợt nhất trong tất cả các câu chuyện.
2. MỘT VỊ TIÊN TRI CỰU-ƯỚC BÁO TRƯỚC VỀ MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI TRỞ THÀNH NGƯỜI.
Điều chúng ta biết là: Vào thế kỷ 7 TCN, tiên tri Ê-sai đã nói tiên tri về một Đầy Tớ của Đức Giê-hô-va sẽ cai trị thế gian này trong những ngày sau rốt. Ông mô tả về một ngày mà trong đó cả đất sẽ được bình an và mọi dân tộc sẽ cùng nhau lên thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Đức Chúa Trời (EsIs 2:1-22). Ê-sai loan báo rằng: “Vì có một con trẻ sẽ được sanh cho chúng ta, tức là một Con Trai được ban cho chúng ta, quyền cai trị sẽ đặt trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ Lùng, là Đấng Mưu Luận, là Đức Chúa Trời Quyền Năng, là Cha Đời Đời, là Chúa Bình An” (EsIs 9:5). Tiên tri Ê-sai cũng đã đưa ra lời tiên đoán huyền nhiệm mà chỉ được ứng nghiệm một phần trong khi ông còn sống. Ấy là lời tiên tri: “Vậy, chính Đức Giê-hô-va sẽ ban một điềm cho các ngươi: này, một nữ đồng trinh sẽ chịu thai, sanh một trai và sẽ đặt tên Ngài là Em-ma-nu-ên!” (EsIs 7:14). Em-ma-nu-ên có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.”
3. CÁC THIÊN SỨ LOAN BÁO SỰ GIÁNG SINH.
Trên cánh đồng của những người chăn chiên nằm bên ngoài tiểu thôn Bết-lê-hem, có một nhóm nhân chứng làm nên một cầu nối giữa tiên tri Ê-sai và nữ đồng trinh Ma-ri. Theo ký thuật của Thánh Kinh Tân-Ước (LuLc 2:8-14), thì những gã chăn chiên người Do-thái vô cùng kinh hãi khi một thiên sứ đến loan báo cho họ về sự giáng thế của Đấng Mê-si-a mà dân Y-sơ-ra-ên đã mong đợi từ lâu. Vị thiên sứ ấy báo tin: “Đừng sợ chi! Vì này, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là sự vui mừng lớn cho muôn dân. Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa. Nầy là dấu cho các ngươi nhìn nhận Ngài: Các ngươi sẽ gặp một Con Trẻ bọc bằng khăn, nằm trong máng cỏ” (LuLc 2:10-12). Khi mấy gã chăn chiên vừa nghe những lời này thì bầu trời xuất hiện vô vàn thiên sứ hát ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an khắp đất, ân trạch cho loài người” (LuLc 2:14).
4. MỘT DẤU LẠ XUẤT HIỆN TRÊN BẦU TRỜI.
Theo Thánh Kinh Tân-Ước, có một tia sáng xuất hiện trên bầu trời khiến chúng ta càng thêm tin tưởng. Một nhóm các nhà thông thái Đông Phương đã đi theo “ánh sao dẫn đường” (một dấu hiệu giống như ánh sao) đến tận Bết-lê-hem xứ Do-thái. Họ đã tìm thấy ở đó một đứa trẻ mà họ tin rằng chính là Đấng Mê-si-a mà dân Do-thái chờ đợi từ lâu. Suốt hàng trăm năm trước đó, các đấng tiên tri Cựu-Ước đã nói tiên tri về “một Vì Sao” và “một Vương Trượng” sẽ xuất hiện từ trong dân Y-sơ-ra-ên (Dan Ds 24:17). Thánh Kinh Cựu-Ước cũng đã báo trước về một Đấng cai trị dân Y-sơ-ra-ên sẽ ra đời từ tiểu thôn Bết-lê-hem, là Đấng cai trị “gốc tích của Ngài có từ xa xưa, từ trước vô cùng” (MiMk 5:1).
5. MỘT THỜI ĐIỂM CHÍNH XÁC.
Nhiều người cho rằng các nhà thông thái đã tìm đến thờ lạy Chúa Giê-xu vừa sau khi Ngài chào đời đến từ vùng Ba-by-lôn. Nếu đúng thế, thì các nhà thông thái ấy ắt hẳn đã đọc những lời tiên tri của tiên tri Do-thái tên là Đa-ni-ên. Trong cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn 400 trước, Đa-ni-ên có sự hiện thấy liên quan đến sự tính toán về thời điểm sẽ xuất hiện Đấng Mê-si-a người Do-thái. Theo khải tượng của Đa-ni-ên, thì từ mạng lệnh tái thiết đền thờ (khoảng 458 TC - 444TC) thì sau 69 “tuần lễ” Đấng Mê-si-a sẽ đến và chịu chết (DaDn 7:13-14; 9:24-27). Một số người tin lời tiên tri này đã tiên đoán chính xác thời gian cho đến lúc Chúa Giê-xu đi vào thành Giê-ru-sa-lem trong vinh quang.
6. CHÚA GIÊ-XU TUYÊN BỐ NGÀI BÌNH ĐẲNG VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI.
Một số người gợi ý rằng Chúa Giê-xu chưa bao giờ tự tuyên bố về chính Ngài những điều mà các môn đồ đã tuyên bố về Ngài. Tuy nhiên, những biến động vây quanh cuộc đời Ngài có thể được giải thích hợp lý nhất bằng lời tuyên bố lặp đi lặp lại rằng Ngài là một với Đức Chúa Trời. Giăng, một trong những trước giả của sách Phúc-âm, đã ghi lại lời Chúa Giê-xu: “Trước khi có Áp-ra-ham thì đã có TA” (GiGa 8:58). (Trong XuXh 3:14 thì danh xưng TA chỉ Đức Chúa Trời dùng chỉ về chính Ngài cho Môi-se). Giăng cũng đã ghi lại những lời tuyên bố khác của Chúa Giê-xu như là: “Ta với Cha là một” (GiGa 10:30), hoặc “Nếu các ngươi biết Ta, thì cũng biết Cha Ta. Và từ bây giờ, các ngươi đã nhận biết Ngài và đã thấy Ngài!” (GiGa 14:7).
Theo các sách Phúc-âm, Chúa Giê-xu từng phán dạy rằng hễ ai yêu hoặc ghét Ngài, tiếp nhận hay chối bỏ Ngài thì cũng sẽ yêu hoặc ghét, tiếp nhận hay chối bỏ chính Cha Ngài ở trên trời vậy.
7. NHỮNG NGƯỜI BẠN THỜ PHƯỢNG NGÀI.
Khi Thô-ma, một trong các môn đồ của Chúa Giê-xu, nhìn thấy Đấng Christ đã sống lại, liền thốt lên: “Lạy Chúa tôi, và Đức Chúa Trời tôi” (GiGa 20:28). Nhiều năm sau đó, người bạn thân và là môn đồ của Chúa là Giăng đã viết “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã được làm nên mà không bởi Ngài... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển Ngài, thật như vinh hiển của Con Một đến từ nơi Cha” (GiGa 1:1-3, 14). Một người bạn khác của Ngài là Phi-e-rơ, trong thư gởi cho Hội thánh đầu tiên, ông nhấn mạnh với độc giả rằng: “Tất cả những người cùng một niềm tin với chúng tôi, Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Đức Chúa Trời và Đấng giải cứu chúng ta đã ban cho chúng ta niềm tin ấy” (IIPhi 2Pr 1:1).
8. KẺ THÙ CỦA CHÚA GIÊ-XU TỐ CÁO NGÀI LÀ PHẠM THƯỢNG.
Có thể những người bạn của Chúa Giê-xu muốn tin rằng Ngài không chỉ là một con người, nhưng kẻ thù Ngài thì không. Các nhà lãnh đạo tôn giáo của dân Y-sơ-ra-ên rất căm giận khi nghĩ rằng cùng một người từng lên án họ là giả hình và là kẻ dẫn đường đui mù, cũng chính là người tuyên bố tha tội cho người khác và tuyên xưng Đức Chúa Trời là Cha Ngài, thậm chí còn phán rằng Ngài là một với Đức Chúa Trời. Có đôi lần các nhà lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên ném đá giết Ngài, và họ đã mắng Ngài rằng: “Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời” (GiGa 10:33).
9. CÁC PHÉP LẠ CỦA CHÚA GIÊ-XU HỖ TRỢ CHO NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CỦA NGÀI.
Các phép lạ của Chúa Giê-xu được ký thuật trong Thánh Kinh Tân-Ước thật vô cùng tuyệt diệu. Đó là những phép lạ do Chúa Giê-xu thực hiện nhằm mục đích khích lệ người ta tin nhận Ngài để được hưởng sự sống đời đời. Ngài chữa lành người què để khẳng định rằng Ngài có quyền tha thứ tội lỗi. Chỉ với khẩu phần ăn trưa của một cậu bé, Ngài đã cho hàng ngàn người ăn no nê, đặt bối cảnh cho lời tuyên bố rằng Ngài là “Bánh của sự sống”. Ngài bước đi trên mặt nước, làm yên biển cả đang nổi sóng, chữa lành người bệnh, phục hồi người bại liệt, khiến người đui thấy được, người điếc nghe được và thậm chí Ngài còn làm sống lại một người tên là La-xa-rơ đã chết và đã được chôn trong mồ. Lý do Chúa Giê-xu thực hiện các phép lạ ấy là để hỗ trợ cho Lời Ngài tuyên bố rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng viết: “Đức Chúa Giê-xu đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách này. Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống” (GiGa 20:30-31).
10. SỰ RA ĐI CỦA CHÚA GIÊ-XU LỚN HƠN SỰ ĐẾN CỦA NGÀI.
Xuyên suốt dòng lịch sư, nhiều người được người ta tôn làm thần thánh hoặc tự tuyên bố mình là thần. Thế nhưng chỉ có một người đã sẵn lòng chịu chêt vì cớ tội lỗi của người khác. Đó chính là người duy nhất đã sống lại từ kẻ chết để chứng minh rằng Ngài chính là Con Đức Chúa Trời. Theo Thánh Kinh Tân-Ước, sau khi Chúa Giê-xu tự nguyện hiến thân chịu chết trên thập hình như một tử tội, Ngài đã hiện ra cùng các môn đồ thân thiết nhất của Ngài và với hơn 500 môn đồ khác trong khoảng thời gian 40 ngày (ICo1Cr 15:5-8). Những người nào đã tận mắt chứng kiến Chúa sống lại đều hết sức tin đến nỗi họ sẵn sàng chịu khổ và chết cho lời làm chứng của mình. Các môn đồ thuật lại rằng Ngài đã chỉ cho họ thấy tay chân Ngài mang dấu đinh đóng, Ngài đã đi cùng và chuyện trò với họ, thậm chí còn ăn uống với họ nữa. Sau đó, trong lúc họ cùng Ngài nhóm lại trên núi Ô-li-ve, Ngài truyền dạy họ những lời cuối cùng rồi được cất lên trời trong đám mây. Với một sự ra đi ngoạn mục hơn so với sự đến của mình, Chúa Giê-xu đã cho chúng ta hiểu được nhiều hơn về lời loan báo của thiên sứ đưa tin: “Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít, đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa” (LuLc 2:11).
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu bạn có cảm xúc lẫn lộn khi nghĩ về chứng cớ xung quanh cuộc đời Chúa Giê-xu. Có thể bạn cảm thấy miễn cưỡng để tin rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, nhưng bạn không chắc chắn về mối tương giao với Ngài. nếu gặp phải trường hợp đó, bạn cứ tin chắc điều này: cho dù bạn có tiếp nhận Chúa hay không, thì Ngài vẫn luôn sẵn sàng đón nhận bạn. Nếu bạn bằng lòng nhận lãnh sự tha thứ của Chúa, tiếp nhận sự sống đời đời của Ngài và dự phần vào gia đình Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ trở nên Đấng Cứu Thế, là Giáo sư Lớn và là Chúa của bạn.
Nếu bạn chưa bao giờ tiếp nhận Chúa Giê-xu theo cách như vậy, thì chúng tôi khích lệ bạn hãy đọc Thánh Kinh Tân-Ước sách RoRm 3:23 (là câu Kinh Thánh nói rằng tất cả mọi người đều đã phạm tội), hoặc 6:23 (là câu Kinh Thánh cho biết tiền công của tội lỗi là sự chết thuộc linh, là sự phân cách khỏi Đức Chúa Trời) và 10:13 (là câu Thánh Kinh bảo đảm với chúng ta rằng hễ ai kêu cầu danh Đức Chúa Giê-xu thảy đều được cứu). Để nhận được ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, bạn có thể cầu nguyện thế này:
“Kính lạy Đức Chúa Trời! Con nhận biết mình là kẻ có tội. Con biết con không thể tự cứu mình được. Con tin Chúa Giê-xu đã chết trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của con. Con tin Ngài đã sống lại từ kẻ chết để sự sống của chính mình Ngài cho tất cả những ai tin vào Ngài. Thì giờ này, con xin tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế của con. Con bằng lòng đón nhận sự tha thứ và sự sống đời đời của Ngài. Con tạ ơn Cha. Con cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu A-men!”.
Bạn cũng hãy cầu nguyện xin Chúa dẫn dắt bạn đến một nhà thờ Tin Lành nào đó để học Kinh Thánh trong tinh thần yêu thương của những anh em tín hữu Cơ-đốc. Vậy, bạn đã nhận được một món quà tuyệt diệu nhất trong tất cả mọi thứ quà. Món quà ấy đã được mang đến bởi Đức Chúa Trời và dành cho chính bạn.
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN VÀO SỰ HIỆN HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
1. TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐỨC TIN.
Người ta ai cũng tin vào điều gì đó. Không ai có thể chịu nổi những căng thẳng và các đòi hỏi của cuộc sống nếu không đặt niềm tin mình vào điều gì đó vốn không thể chứng minh được. Người vô thần không thể chứng minh rằng không có Đức Chúa Trời. Người theo thuyết phiếm thần không thể chứng minh được rằng mọi vật đều là Thượng Đế (?). Người theo chủ nghĩa thực dụng không thể chứng minh được những gì họ đang làm trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Còn những người theo thuyết bất khả tri cũng không chứng minh được rằng con người không thể nhận thức được điều gì cả. Đức tin là cái không thể tránh khỏi, cho dù chúng ta chọn chỉ tin vào chính mình. Điều phải được quyết định là bằng chứng nào chúng ta cho là thích hợp, làm thế nào chúng ta giải thích bằng chứng ấy và chúng ta sẵn lòng tin vào ai, cái gì (LuLc 16:16).
2. NHỮNG GIỚI HẠN CỦA KHOA HỌC.
Các phương pháp khoa học thường bị giới hạn ở một quá trình được định nghĩa là có thể đo lường và có thể lặp lại. Theo định nghĩa, nó không thể nói đến các vấn đề thuộc nguồn gốc, ý nghĩa đạo đức tối hậu. Đối với những vấn đề như thế, khoa học phụ thuộc vào các giá trị và niềm tin cá nhân của người sử dụng nó. Do vậy, khoa học có tiềm năng to lớn cả tốt lẫn tính xấu. Người ta có thể vận dụng khoa học để chế tạo ra thuốc chủng ngừa lẫn thuốc độc, hoặc các nhà máy điện hạt nhân lẫn vũ khí hạt nhân. Khoa học có thể được tận dụng để làm sạch hay làm ô nhiễm môi trường. Con người thường đem khoa học ra để ủng hộ Đức Chúa Trời hoặc chống đối Ngài. Tự thân khoa học không nêu ra sự hướng dẫn đạo đức hay chi phối cuộc sống chúng ta. Tất cả những gì mà khoa học có thể làm là: bày tỏ cho chúng ta biết quy luật tự nhiên hoạt động ra sao, trong khi không hề cho chúng ta biết nguồn gốc của quy luật ấy.
3. CÁC VẤN ĐỀ CỦA SỰ TIẾN HOÁ.
Một số người cho rằng học thuyết tiến hóa giải thích về nguồn gốc sự sống ắt sẽ làm cho Đức Chúa Trời trở nên không cần thiết. Cách nghĩ này bỏ qua một số vấn đề then chốt. Ngay cả khi chúng ta cho rằng một ngày nào đó các nhà khoa học có thể tìm ra đủ “những mắt xích còn khiếm khuyết” để khẳng định sự sống đã xuất hiện và phát triển dần dần qua nhiều giai đoạn lâu dài, thì những quy luật về xác xuất vẫn cho thấy sự cần thiết phải có một Đấng Sáng Tạo. Kết quả là rất nhiều nhà khoa học vốn tin vào thuyết tiến hóa cũng tin rằng muôn loài vạn vật và mọi sự trong vũ trụ mênh mông phức tạp này không phải “xảy ra ngẫu nhiên”. Nhiều người cảm thấy buộc phải thừa nhận khả năng hoặc ngay cả sự có thể đúng là có một nhà thiết kế thông minh, là Đấng dã cung cấp các thành phần cho sự sống và thiết lập những quy luật mà theo đó sự sống phát triển.
4. NHỮNG THÓI QUEN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI.
Loài người được mô tả là không thể tránh khỏi việc tín ngưỡng. Trong những giây phút hoạn nạn hay lúc bất ngờ, trong khi cầu nguyện hay khi thất kinh, đều tìm cầu đến thần linh. Những ai bác bỏ các suy nghĩ như thế mà cho rằng đó là những thói quen xấu hay những hành vi xã hội không hay đều đối diện với những câu hỏi không thể trả lời. Việc từ chối sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không xua tan được những bí ẩn trong cuộc sống. Những nỗ lực nhằm gạt bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi ngôn ngữ của đời sống xã hội không loại trừ được lòng khao khát dai dẳng về những điều vượt quá khả năng mà đời này phải ban cho. Có những điều về chân lý, cái đẹp và tình yêu mà khiến cho lòng ta nhói đau (TrGv 3:11). Ngay cả lúc chúng ta oán giận Đức Chúa Trời khi Ngài cho phép xảy ra những bất công, đau khổ, chúng ta cũng phải dựa vào lương tâm đạo đức để lý luận rằng cuộc đời này không đúng như nó đáng phải có (RoRm 2:14-15). Dù không muốn, chúng ta cũng phải tin vào điều gì đó chớ không thể chỉ tin vào chính mình mà thôi.
5. NỀN TẢNG CỦA SÁCH SÁNG-THẾ KÝ.
Khi đọc những dòng đầu tiên của Thánh Kinh, dường như đó là những lời nói về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sách Sáng-thế ký được viết ra tại một thời điểm trong lịch sử nhân loại. Môi-se viết rằng: “Ban đầu, Đức Chúa Trời…” sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Ông viết sách này sau khi có những phép lạ mà hàng triệu người Do-thái và Ai-cập đã chứng kiến. Từ khi ra khỏi Ai-cập đến khi xuất hiện Đấng Mê-si-a, Đức Chúa Trời hiện diện qua nhiều sự kiện được minh chứng vào những mốc thời gian và nơi chốn xác định. Nếu ai hoài nghi những lời tuyên bố này, thì có thể đến thăm những địa danh và con người thực sự để tự mình kiểm chứng vậy.
6. DÂN TỘC Y-SƠ-RA-ÊN.
Người ta thường nhìn vào tình trạng của dân Y-sơ-ra-ên để chống đối Đức Chúa Trời. Nhiều người thấy khó tin vào một Đức Chúa Trời thiên vị với “tuyển dân” của Ngài. Một số người khác thấy càng khó tin nơi Đức Chúa Trời đã không bảo vệ che chở “tuyển dân” Ngài khỏi những chuồng gia súc, hầm hơi ngạt và lò thiêu ở các trại tập trung Auschwitz và Dachau. Tuy nhiên, lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên đã được viết trước từ thời Cựu-Ước. Cùng với các nhà tiên tri khác, Môi-se không những nói trước về sự chiếm hữu đất đai của dân Y-sơ-ra-ên, mà còn về sự đau khổ, và sự tan lạc của dân Y-sơ-ra-ên ra khắp đất. Ông cũng đã nói tiên tri rằng dân Y-sơ-ra-ên cuối cùng sẽ ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời trong những ngày sau rốt (PhuDnl 28:1-34:12; 2:1-5; Exe Ed 37:1-38:23).
7. NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CỦA ĐẤNG CHRIST.
Nhiều người vốn hoài nghi về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đã nghĩ thầm rằng: “Nếu Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin Ngài thì Ngài ắt sẽ hiện ra với chúng ta”. Theo Thánh Kinh, thì đó là điều Đức Chúa Trời đã làm. Vào thế kỷ thứ 7 TC, tiên tri Ê-sai viết rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân sự Ngài một dấu chỉ. Ấy là một nữ đồng trinh sẽ chịu thai và sanh ra một trai được gọi là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” (EsIs 7:14; Mat Mt 1:23). Ê-sai nói rằng Con Trai này sẽ được gọi là “Đức Chúa Trời Quyền Năng, là Cha Đời Đời, là Chúa Bình An” (EsIs 9:5). Tiên tri Ê-sai còn nói rằng Con Trẻ này sẽ chịu chết vì tội lỗi của dân Ngài trước khi được Đức Chúa Trời tôn cao (EsIs 53:1-12). Theo Thánh Kinh Tân-Ước thì Đức Chúa Giê-xu tuyên bố Ngài là Đấng Mê-si-a. Dưới quyền cai trị của quan Tổng đốc La-mã là Bôn-xơ Phi-Lát, Ngài đã bị con người đóng đinh trên thập tự giá vì Ngài tuyên bố rằng Ngài là Vua dân Y-sơ-ra-ên và bình đẳng với Đức Chúa Trời (GiGa 5:18).
8. BẰNG CHỨNG VỀ CÁC PHÉP LẠ.
Các môn đồ đầu tiên của Chúa Giê-xu thuật lại rằng Chúa Giê-xu không chỉ tuyên bố Ngài là Đấng Mê-si-a đã được người ta mong đợi từ lâu, mà Ngài còn thực hiện nhiều phép lạ để chứng minh cho lời tuyên bố của Ngài. Các nhân chứng này kể rằng Ngài đã khiến họ tin qua Ngài chữa lành người bại liệt, bước đi trên mặt nước, sau đó chịu chết một cách đau đớn nhục nhã và sống lại từ kẻ chết (ICo1Cr 15:1-8). Bằng chứng thuyết phục nhất là có nhiều người đã thấy Chúa Giê-xu và được trò chuyện với Ngài khi họ phát hiện ngôi mộ Ngài trống rỗng, rồi sau đó, họ lại tận mắt chứng kiến Ngài thăng thiên vào trong đám mây. Những nhân chứng ấy thấy chẳng còn gì trên thế gian này có thể phủ nhận những lời chứng của họ. Họ không màng đến vinh hoa phú quý và quyền thế đời này. Nhiều người đã tử vì đạo, họ tuyên bố rằng Đấng Mê-si-a mà người ta trông đợi bấy lâu, thì nay đã sống giữa vòng họ, trở nên của lễ chuộc tội và đã sống lại từ kẻ chết để đảm bảo rằng Ngài sẽ đem họ về với Đức Chúa Trời.
9. NHỮNG CHI TIẾT CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN.
Một số người tin Đức Chúa Trời nhưng lại không coi trọng sự hiện hữu của Ngài. Họ viện lý lẽ rằng nếu Đức Chúa Trời vĩ đại đã tạo ra vũ trụ này thì Ngài còn hơi sức đâu mà quan tâm đến chúng ta nữa. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu đã khẳng định điều mà trật tự và những chi tiết cụ thể của thế giới tự nhiên gợi ý. Ngài chứng minh rằng Đức Chúa Trời rất vĩ đại đến nỗi Ngài luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất trong đời sống chúng ta. Đó là Đấng không chỉ biết đến mỗi bước đi của chúng ta mà Ngài còn biết được cả những tư tưởng và ý định trong lòng chúng ta. Chúa Giê-xu dạy rằng Đức Chúa Trời biết rõ số tóc trên đầu chúng ta, biết những âu lo suy nghĩ trong lòng chúng ta, và thậm chí Ngài còn biết đến cả tình trạng của một con chim sẻ bé nhỏ lạc loài (Thi Tv 139:1-24; Mat Mt 6:1-34).
10. NHỮNG KINH NGHIỆM.
Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời tạo ra những tình huống trong cuộc sống chúng ta bằng cách nào đó để chúng ta sẽ tìm kiếm Ngài (Công Cv 17:26). Đối với những ai ra sức tìm kiếm Ngài, Kinh Thánh cũng cho biết rằng Ngài rất gần để chúng ta có thể tìm gặp Ngài (Công Cv 17:27). Theo sứ đồ Phao-lô thì Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh, khi ở trong Ngài thì “chúng ta được sống và động” (Cong Cv 17:28). Tuy nhiên, Thánh Kinh nói rõ rằng chúng ta phải hết sức tìm kiếm Ngài theo cách của Ngài hơn là theo cách thức của chúng ta. Ngài hứa rằng chỉ có ai thừa nhận nhu cầu của chính mình và sẵn lòng tin cậy Ngài hơn là tin vào chính mình thì sẽ tìm gặp Ngài.
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu như bạn công nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng không dám chắc là mình có thể chấp nhận lời tuyên bố của Chúa Giê-xu rằng Ngài là “Đức Chúa Trời trở nên xác thịt.” Người thầy giảng xuất thân từ thành Na-xa-rét hứa sẽ cứu giúp những ai quan tâm về việc làm theo thánh ý của Đức Chúa Trời. Ngài phán: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý Ta có phải là bởi Đức Chúa Trời hay là Ta nói theo ý Ta” (GiGa 7:17).
Nếu bạn đã thấy bằng chứng về một Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình cho chúng ta qua Con Ngài, thì bạn hãy ghi nhớ Thánh Kinh dạy rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chịu chết để trả giá cho tội lỗi chúng ta, và tất cả những ai tin Ngài sẽ nhận được ơn tha thứ và sự sống đời đời. Sự cứu rỗi mà Đấng Christ ban cho không phải là phần thưởng cho sự nỗ lực nhưng đó là phần thưởng dành cho bất cứ ai công khai đặt đức tin của mình nơi Ngài (GiGa 5:24; RoRm 4:5; Eph Ep 2:8-10).
MƯỜI LÝ DO TIN ĐỨC CHÚA TRỜI CHO PHÉP SỰ ĐAU KHỔ XẢY ĐẾN.
1. HOẠN NẠN SẼ ĐẾN VỚI SỰ TỰ DO CHỌN LỰA.
Vì tình thương nên các bậc cha mẹ luôn mong muốn bảo vệ con cái mình khỏi những sự đau đớn vô ích. Thế nhưng, những cha mẹ khôn ngoan biết sự nguy hại của việc bảo vệ con cái thái quá. Họ biết rằng tự do chọn lựa chính là quyền căn bản của con người, và nếu một thế giới không có sự chọn lựa thì sẽ tồi tệ hơn cả một thế giới không có sự đau khổ. Thế nhưng, sẽ tồi tệ hơn cho một thế giới của những con người có những quyết định sai lầm mà không cảm thấy bất kỳ sự đau đớn nào. Không ai nguy hiểm hơn những kẻ nói dối, trộm cướp, giết người là những kẻ không cảm thấy được sự tổn thương mà chúng đang gây ra cho mình và cho người khác (SaSt 2:15-17).
2. SỰ ĐAU ĐỚN CÓ THỂ CẢNH BÁO CHÚNG TA VỀ SỰ NGUY HIỂM.
Chúng ta ghét sự đau khổ, đặc biệt là trong những gì chúng ta yêu thương. Tuy nhiên, nếu không có sự khó chịu, người bệnh sẽ không đi khám bệnh. Những cơ thể mệt mỏi sẽ không được nghỉ ngơi. Tội phạm không sợ pháp luật. Con cái sẽ cười nhạo sự sửa dạy. Nếu không có sự cắn rứt lương tâm, tình trạng bất mãn chán chường, hay sự khao khát được đổ đầy về những điều cao cả, thì những người được dựng nên để tìm được thỏa lòng nơi Cha đời đời sẽ chẳng chịu dừng lại trước khi đi quá xa. Gương của Sa-lô-môn, là vị vua đã bị cám dỗ bởi những thú vui và học được bài học từ nỗi đau đớn, cho chúng a thấy rằng ngay cả người khôn ngoan nhất trong chúng ta cũng có xu hướng đi chệch khỏi điều thiện và Đức Chúa Trời mãi cho đến khi họ phải gặt lấy hậu quả đau đớn do những chọn lựa thiển cận của mính thì họ mới chịu dừng lại (TrGv 1:1-12:14; Thi Tv 78:34-35; RoRm 3:10-18).
3. SỰ ĐAU KHỔ BÀY TỎ NHỮNG GÌ ẨN GIẤU TRONG LÒNG.
Sự đau khổ thường xảy ra bởi tay của người khác nhưng nó bày tỏ những gì đang chất chứa trong lòng chính chúng ta. Những cảm xúc như tình yêu, thương xót, giận dữ, ganh tị, kiêu ngạo… có thể ngủ yên cho đến khi bị đánh thức bởi hoàn cảnh. Một tinh thần mạnh mẽ hoặc yếu đuối thường được thể hiện không phải khi mọi thứ xảy ra theo cách của chúng ta, nhưng khi ngọn lửa của sự đau đớn và cám dỗ thử nghiệm lòng can đảm của tính cách chúng ta. Tựa như vàng bạc được lửa tôi luyện, và tựa như than đá cần thời gian và áp suất nén ép để trở thành kim cương, thì lòng người cũng được bày tỏ và phát triển bởi chịu đựng được sức ép và nung đốt của thời gian cùng hoàn cảnh. Sự mạnh mẽ của tính cách thường được phô bày không phải khi mọi sự đều tốt đẹp, nhưng là khi có sự hiện diện của đau đớn hoạn nạn (Giop G 42:1-17; RoRm 5:3-5; Gia Gc 1:2-5; IPhi 1Pr 1:6-8).
4. SỰ HOẠN NẠN DẪN CHÚNG TA ĐẾN BIÊN GIỚI CỦA SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI.
Nếu chết là chấm dứt mọi sự, thì một cuộc đời đầy đau khổ là bất công. Thế nhưng, nếu kết thúc đời này đưa chúng ta đến ngay ngưỡng cửa của sự sống đời đời, thì người may mắn nhất thế gian này chính là những người khám phá qua sự đau khổ rằng cuộc đời này không phải là tất cả để vì đó chúng ta phải ra sức đấu tranh. Những ai nhận ra chính mình và Đức Chúa Trời đời đời qua đau khổ mà họ đã nếm trải thì sự chịu đựng của họ không hề vô ích. Họ đã để cho sự nghèo túng, đau buồn và đói khát đem họ đến với Chúa đời đời. Họ sẽ tìm thấy niềm vui bất tận như Chúa Giê-xu đã phán: “Phước cho ai biết tâm linh mình nghèo khó, vì sẽ hưởng nước trời” (Mat Mt 5:1-12; RoRm 8:18-19).
5. SỰ ĐAU KHỔ LÀM CHÚNG TA BỚT BÁM CHẶT VÀO ĐỜI NÀY.
Theo thời gian, công việc và ý tưởng của chúng ta ngày càng nghèo nàn. Thể xác trở nên tiều tụy, mòn mỏi dần. Các khớp xương cứng lại, đau nhức. Mắt đờ đi, khả năng lĩnh hội suy giảm, chậm chạp. Giấc ngủ trở nên khó khăn. Các vấn đề ngày càng trở nên quá tầm tay trong khi quyền lựa chọn thì hạn hẹp. Thế nhưng, nếu chết không phải là hết mà là ngưỡng cửa mở ra một thời kỳ mới, thì những lời nguyền rủa dành cho sự sống lâu cũng được coi là một phước hạnh. Mỗi khi có nỗi đau mới nào xuất hiện thì sự quyến rủ của thế gian này kém đi, còn sự sống đời sau lại thêm phần hấp dẫn. Chính vì lẽ này, đau khổ mở đường cho một sự xuất phát đầy hấp dẫn (TrGv 12:1-14).
6. SỰ ĐAU KHỔ TẠO CƠ HỘI ĐỂ TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI.
Người đau khổ nổi tiếng nhất của mọi thời đại chính là ông Gióp. Theo Thánh Kinh, ông Gióp đã bị “trận gió mạnh” cướp đi gia đình, tài sản bị gió và lửa cuốn bay, sức khỏe tiêu mất chỉ còn lại sự đau đớn. Từ đầu chí cuối, Đức Chúa Trời không hề tỏ cho Gióp biết tại sao điều ấy xảy ra. Khi Gióp hứng chịu những lời chỉ trích buộc tội của bạn bè, thì thiên đàng vẫn yên lặng. Cho đến cuối cùng, khi Đức Chúa Trời lên tiếng, Ngài không bày tỏ rằng kẻ thù quỷ quyệt của Ngài đã thách thức các động cơ phục vụ Đức Chúa Trời của Gióp.
Chúa cũng không hối tiếc vì đã cho phép Sa-tan thử thách sự kính sợ Chúa của Gióp. Trái lại, Ngài đề cập đến việc những con dê rừng sinh đẻ, những sư tử tơ đang săn mồi, và những con quạ trong tổ. Ngài dẫn chứng ra những hành vi của đà điểu, sức mạnh của bò tót, sức lực dẻo dai của ngựa. Ngài còn đưa ra những sự lạ lùng của các từng trời, những sự kỳ diệu của biển cả và sự luân phiên nhịp nhàng của mùa tiết. Cuối cùng, Gióp nhận thức được rằng Đức Chúa Trời có quyền năng và khôn ngoan để tạo nên vũ trụ này, thì cũng có lý do để tin cậy cùng một Đức Chúa Trời ấy trong những đau khổ của cuộc đời (Giop G 1:1-12:25).
7. ĐỨC CHÚA TRỜI CÙNG CHỊU KHỔ VỚI CHÚNG TA.
Chưa hề có ai chịu khổ nhiều hơn Cha chúng ta trên trời. Chưa ai trả giá đắt hơn cho việc cho phép tội lỗi xâm nhập vào trong thế gian. Chưa có ai đau buồn dai dẳng như thế vì nỗi đau của một dòng dõi hư hoại. Chưa từng có ai chịu khổ như Đấng đã trả thay cho tội lội chúng ta bằng việc đóng đinh chính thân thể của Con Ngài trên thập tự giá. Chưa có ai chịu khổ hơn Đấng mà khi dang đôi tay ra chịu chết để bày tỏ cho chúng ta biết Ngài yêu thương chúng ta biết bao. Chính Đức Chúa Trời này, là Đấng mà khi kéo chúng ta đến cùng Ngài, đã kêu gọi chúng ta tin cậy Ngài khi chúng ta ggạp khổ đau và khi những người thân yêu của chúng ta cần đến sự có mặt của chúng ta (IPhi 1Pr 2:21; 3:18; 4:1).
8. SỰ YÊN ỦI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LỚN HƠN SỰ HOẠN NẠN CỦA CHÚNG TA.
Sứ đồ Phao-lô đã nài xin Chúa lấy đi sự đau đớn trong thân thể mà ông đang phải mang. Thế nhưng, Ngài khước từ: “Ân điển Ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của Ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Vậy, Phao-lô nói “Tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên, tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nha, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó. Vì khi tôi yếu đuối ấy là lúc tôi mạnh mẽ” (IICo 2Cr 12:9-10). Phao-lô học được rằng ông thà ở với Chúa Cứu Thế trong đau khổ còn hơn là được mạnh khoẻ và ở trong hoàn cảnh thuận lợi nhưng không có Chúa.
9. TRONG NHỮNG LÚC KHÓ KHĂN, CHÚNG TA KHÔNG CÔ ĐƠN.
Không ai muốn chọn đau đớn và khó khăn. Tuy nhiên, khi chẳng còn sự chọn lựa nào khác, thì còn lại một sự an ủi khích lệ nào đó. Thiên tai và những cơn thử thách thường là cách đưa chúng ta đến với nhau. Các nạn đói, hoả hoạn, động đất, bạo động, bệnh tật và tai nạn đã tạo nên cơ hội đưa chúng ta đến gần, hiểu nhau và cảm thông nhau hơn. Chúng ta hãy nhớ rằng sinh mạng con người là quan trọng nhất, chúng ta rất cần đến người khác, và trên hết, chúng ta rất cần Đức Chúa Trời. Mỗi khi chúng ta tìm thấy sự yên ủi của Đức Chúa Trời trong cơn đau khổ, thì khả năng giúp đỡ người khác của chúng ta được gia tăng. Đây là điều sứ đồ Phao-lô nghĩ đến khi ông viết: “Chúc tạ Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự hoạn nạn, hầu cho nhờ sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp” (IICo 2Cr 1:3-4).
10. ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ THỂ BIẾN ĐAU KHỔ THÀNH ÍCH LỢI CHO CHÚNG TA.
Lẽ thật này được bày tỏ rõ ràng qua nhiều tấm gương trong Thánh Kinh. Qua sự đau khổ của Gióp, chúng ta thấy một con người không chỉ có sự hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Trời mà còn là nguồn khích lệ cho mọi thế hệ tiếp theo. Qua những hoạn nạn như bị chối bỏ, bị phản bội, bị bán làm nô lệ, bị bắt bỏ tù một cách oan ức của một người tên là Giô-sép, chúng ta thấy một con người mà cuối cùng đã có thể nói với những người từng làm hại ông “Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời toan làm điều ích cho tôi” (SaSt 50:20). Khi mọi thứ trong chúng ta kêu thét tận thiên đàng vì đã cho phép sự đau khổ xảy ra, chúng ta có lý do để nhìn vào kết quả và niềm vui đời đời của chúng ta chính là Cứu Chúa Giê-xu - Đấng trong cơn đau đớn trên thập tự giá đã kêu lên rằng: “Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mat Mt 27:46).
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu như sự bất công và đau khổ của cuộc đời khiến bạn khó mà tin rằng có một Đức Chúa Trời ở trên trời luôn quan tâm đến bạn. Tuy nhiên, xin bạn hãy xem xét lại sự đau khổ nạn của Đấng mà tiên tri Ê-sai gọi là: “Người đã từng trải sự buồn bực, biết sự đau đớn” (EsIs 53:3). Hãy nghĩ về những lằn roi hằn trên lưng Ngài, trán Ngài rỉ máu, chân tay Ngài bị đinh đóng, hông Ngài bị giáo đâm, nỗi thống khổ của Ngài khi còn ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê và tiếng kêu xé lòng của Ngài vì bị lìa bỏ. Hãy suy gẫm về Lời Đấng Christ tuyên bố rằng Ngài chịu khổ nạn không phải vì tội của Ngài nhưng vì tôị lỗi của chúng ta. Để chúng ta tự do chọn lựa nên Ngài đã để chúng ta chịu khổ. Tuy nhiên, chính Ngài đã chịu hình phạt và đau đớn vì cớ tội lỗi chúng ta (IICo 2Cr 5:21; IPhi 1Pr 2:24).
Hễ khi nào bạn muốn tìm hiểu lý do khiến Chúa chịu khổ, xin bạn hãy ghi nhớ Lời Thánh Kinh dạy: Đấng Christ đã chịu chết để trả giá cho tội lỗi chúng ta, và những ai tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại từ kẻ chết thì sẽ được cứu (RoRm 10:9-10). Sự tha thứ và sự sống đời đời mà Đấng Christ ban cho không phải là phần thưởng dành cho sự nỗ lực nhưng đó là món quà Ngài ban tặng những ai công khai đặt đức tin mình nơi Ngài.
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN CÓ ĐỜI SAU.
1. NHỮNG BẤT CÔNG TRONG CUỘC ĐỜI.
Thật khó để tin rằng cuộc đời tốt đẹp nếu như chúng ta biết chẳng có gì bên kia nấm mồ để đền bù cho những bất bình đẳng và bất công. Trong khi một số người có vẻ như được an bài để hưởng hạnh phúc, thì những người khác được sinh ra để bước vào những mối quan hệ và các hoàn cảnh khủng khiếp của cuộc đời. Nếu chúng ta có thể chắc rằng chẳng có cách nào làm cho ngang bằng lại sự phân chia nỗi đau khổ vốn bất bình đẳng, thì người có lý do để nguyền rủa ngày sinh của mình vì cách mà cuộc đời đã đối xử với họ (Giop G 3:1-3). Chúng ta có thể đồng ý với vua Sa-lô-môn khi đời sống sa sút đã nói rằng: “Ta xây lại, xem xét mọi sự hà hiếp làm ra ở dưới mặt trời; kìa, nước mắt của kẻ bị hà hiếp, song không ai an ủi họ! Kẻ hà hiếp có quyền phép, song không ai an ủi cho kẻ bị hà hiếp! Vậy, ta khen những kẻ chết đã lâu rồi là sướng hơn kẻ còn sống; còn kẻ chưa được sanh ra, chưa thấy những gian ác làm ra dưới mặt trời, ta cho là có phước hơn hai đằng kia” (TrGv 4:1-3).
2. VẺ ĐẸP VÀ SỰ CÂN BẰNG.
Có nhiều điều của cuộc đời mà dường như không thích hợp với các vấn đề cá nhân về sự bất công và vất vả. Tuy nhiên, đối với tất cả những gì có hại và bất công, vẫn có vẻ đẹp và sự cân bằng. Trong những giờ phút kinh khiếp và bạo lực, vẫn có sự hài hoà và an ổn. Trong khi cơ thể mòn mỏi, tiều tụy vì tuổi tác phải chịu đau đớn, yếu đuối, thì trẻ con và những con vật non tơ vẫn hồn nhiên nô giỡn.
Nghệ thuật của con người, trong mọi vinh quang của nó, phù hợp với chim chóc bay lượn hót ca trong buổi sáng. Mỗi khi hoàng hôn về và bình minh đến thì thiên nhiên lại được nghỉ ngơi và trở nên tươi mới trở lại. Đêm tối và mùa đông giá lạnh đến cùng với nhận thức rằng “cả cái này rồi cũng qua đi”. Vậy, nếu chẳng có gì tồn tại bên kia mồ mả, thì bức tranh thiên nhiên sẽ dở dang một cách đáng kinh ngạc.
3. NHỮNG KINH NGHIỆM LÚC HẤP HỐI.
Bằng chứng lâm sàng sau khi chết thường mang tính chủ quan và gây nhiều tranh cãi. Thường thì chúng ta thật khó đánh giá được ý nghĩa của “những kinh nghiệm lúc hấp hối” và những luồng ánh sáng rực rỡ, những đường hầm hun hút, hoặc những thiên sứ đến dẫn đường. Thật khó biết được phải đáp ứng như thế nào với những người nói về sự hiện thấy trong giây phút họ hấp hối. Điều chúng ta biết chắc là có rất nhiều kinh nghiệm thuộc loại này đủ để tạo ra một tủ sách tầm cỡ về chủ đề này. Nhìn chung, số lượng lớn các bằng chứng này chứng minh rằng khi con người tiến đến gần cái chết, nhiều người có cảm giác không phải họ đang đi đến chỗ kết thúc sự tồn tại mà là bắt đầu bước vào một hành trình khác.
4. SỰ TRỐNG TRẢI TRONG TÂM HỒN.
Lòng người luôn khát khao nhiều hơn những gì đời này có thể đem lại. Mỗi chúng ta đều kinh nghiệm điều mà vua Sa-lô-môn gọi là: “sự đời đời ở trong lòng loài người” (PhuDnl 3:11). Thật khó hiểu điều vua Sa-lô-môn muốn nói, nhưng rõ ràng là ông đang đề cập đến một niềm khao khát nào đó mà cuộc đời không đáp ứng được. Đó là sự trống trải trong tâm hồn mà vua Sa-lô-môn không thể tránh khỏi. Có khi ông cố lấp đầy khoảng trống nội tâm này bằng công việc, rượu và tiếng cười. Ông cố thoả mãn nỗi khát khao của mình bằng triết học, âm nhạc và bằng những mối quan hệ tình ái thể xác để rồi cuối cùng lại vỡ mộng. Chỉ khi ông quay trở lại với niềm tin của mình về sự phán xét sau cùng và đời sau, thì ông mới tìm thấy được sự thoả mãn thực sự có ý nghĩa cho niềm khát khao của mình (TrGv 12:14).
5. NIỀM TIN PHỔ QUÁT.
Trong khi một số người cho rằng không thể nào biết được có đời sau hay không, thì niềm tin về sự bất tử là một hiện tượng bất tận. Từ các kim tự tháp của người Ai-cập đến sự hình thành tư duy thời đại mới, thì con người của mọi thời đại, sống ở mọi nơi đều tin rằng linh hồn con người vẫn còn sau sự chết. Nếu bên kia nấm mồ chẳng tồn tại ý thức, tiếng cười hay hối tiếc, thì cuộc đời đã làm mê muội hầu hết mọi người từ các Pha-ra-ôn của Ai-cập cho đến Chúa Giê-xu người Na-xa-rét.
6. MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI VĨNH HẰNG.
Thánh Kinh gọi Đức Chúa Trời là cội nguồn của sự bất tử. Thánh Kinh mô tả bản chất của Ngài là vĩnh hằng. Thánh Kinh cũng dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài, Ngài có kế hoạch tiếp đón con cái Ngài vào quê hương đời đời trong ngày chung kết đời. Thánh Kinh còn dạy rằng Đức Chúa Trời đã đưa sự chết đến với con người khi tổ phụ đầu tiên của chúng ta xâm phạm cây cấm (SaSt 3:1-19). Điều hàm ý ở đây là Đức Chúa Trời cho phép loài người sống muôn đời trong tình trạng nổi loạn thì chúng ta sẽ có cơ hội bất tận để phát triển thành những tạo vật kiêu ngạo và lấy mình làm trung tâm. Trái lại, Đức Chúa Trời đã đưa ra một kế hoạch tối hậu dẫn đến việc tất cả những ai quyết định làm hoà với Ngài đều được vào nhà đời đời của Ngài (Thi Tv 90:1, GiGa 14:1-3).
7. NHỮNG LỜI BÁO TRƯỚC TRONG THÁNH KINH CỰU-ƯỚC.
Một số người đã lý luận rằng sự bất tử là một ý tưởng của Tân Ước. Nhưng tiên tri Đa-ni-ên thời Cựu Ước đã nói về một ngày mà tất cả những ai ngủ trong bụi đất sẽ được sống lại, để rồi người thì nhận lấy sự sống đời đời, còn kẻ phải chịu xấu hổ nhuốc nhơ mãi mãi (DaDn 12:1-3). Một trước giả Thi-thiên cũng nói về đời sau. Trong Thi Tv 73:1-28, một người tên là A-sáp mô tả lại thế nào ông suýt đánh mất đức tin đặt nơi Đức Chúa Trời khi ông thấy người gian ác xấu xa lại được thịnh vượng còn người nhân hậu đạo đức phải chịu khổ đau. Nhưng sau đó, ông nói ông đi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời. Từ viễn cảnh của sự thờ phượng, ông chợt nhìn thấy kẻ ác đang đứng trên mặt đất trơn trợt của sự huỷ diệt dành cho họ. Với cái nhìn mới, ông xác nhận với Chúa rằng: “Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, rồi sau tiếp đón tôi trong sự vinh hiển. Ở trên trời tôi có ai ngoài Chúa? Còn dưới đất, tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa. Thịt và lòng tôi bị tiêu hao, nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời.” (Thi Tv 73:24-26).
8. NHỮNG LỜI CỦA ĐẤNG CHRIST.
Có thể một vài người tố cáo Chúa Giê-xu là kẻ xấu hoặc là giáo sư giả. Ngay cả những người vô thần và người theo những tôn giáo khác ngoài Cơ-đốc giáo thường nói đến Chúa Giê-xu với lòng kính trọng. Nhưng Chúa Giê-xu không mơ hồ hay không xác định về tính thực tế của sự tồn tại một cuộc sống con người sau khi chết. Ngài phán: “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn. Nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong hoả ngục”. (Mat Mt 10:28). Chúa Giê-xu đã hứa nước thiên đàng với tên cướp biết ăn năn tội sắp chết bên cạnh Ngài. Nhưng Ngài cũng dùng trũng Hi-nôm - một bãi rác bẩn thỉu ở bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem - như một dấu hiệu tượng trưng cho điều đang chờ đón kẻ bướng bỉnh liều mạng với sự phán xét của Đức Chúa Trời. Theo Chúa Giê-xu, đối diện với sự thật về sự sống sau khi chết là vấn đề quan trọng nhất của cuộc đời. Ví dụ, Ngài dạy rằng, nếu con mắt nào ngăn trở bạn đến với Đức Chúa Trời thì bạn hãy múc bỏ con mắt ấy đi: “Thà rằng chỉ còn một mắt mà được vào nước Đức Chúa Trời còn hơn đủ hai mắt mà bị quăng vào địa ngục” (Mac Mc 9:47).
9. SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA CỨU THẾ.
Không có bằng chứng nào rõ ràng và vĩ đại hơn về sự tồn tại của cuộc đời sau khi chết cho bằng sự sống lại của Chúa Giê-xu. Thánh Kinh Cựu Ước đã báo trước về một Đấng Mê-si-a sẽ đắc thắng tội lỗi và sự chết (EsIs 53:1-12; DaDn 9:26). Các môn đồ của Chúa Giê-xu làm chứng Ngài chính là Đấng đã làm ứng nghiệm những lời tiên tri trên. Ngài đã tự nguyện chịu chết trong tay những kẻ hành hình, được chôn trong ngôi mộ mượn của người khác, và sau 3 ngày để lại ngôi mộ trống không. Các nhân chứng nói rằng không những họ đã nhìn thấy ngôi mộ trống mà còn chứng kiến Chúa Cứu Thế sau khi sống lại đã hiện đến với trên hàng trăm người trong khoảng thời gian 40 ngày trước khi Ngài thăng thiên (Cong Cv 1:1-11; ICo1Cr 15:1-8).
10. NHỮNG ẢNH HƯỞNG THỰC TẾ.
Niềm tin nơi sự sống sau khi chết là nguồn của sự an toàn, lạc quan và sự hoàn thiện hơn cho cá nhân (IGi1Ga 3:2). Không có điều gì đem lại niềm khích lệ cho bạn hơn là sự tin tưởng sẽ có một đời sống tốt đẹp hơn dành cho những ai biết dùng đời sống hiện tại để chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu. Niềm tin nơi những cơ hội vô tận của cõi vĩnh hằng đã cho phép nhiều người có thể hy sinh mạng sống mình cho những người họ yêu mến. Chính vì niềm tin nơi sự sống sau khi chết đã khiến Chúa Giê-xu phán: “Người nào được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” (Mat Mt 16:26). Đây cũng chính là lẽ thật đã khích lệ Jim Elliot, một Cơ-đốc nhân tử đạo, bị người Da đỏ Auca giết vào năm 1956, đã nói: “Kẻ nào cho đi những gì không thể giữ và giữ lại những gì không thể mất thì không ngu dại chút nào.”
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu bạn thấy mình thật thà không tin có sự sống sau khi chết. Nhưng hãy nhớ rằng Chúa Giê-xu đã hứa ban sự giúp đỡ thiên thượng cho những ai mong muốn nhận biết lẽ thật. Ngài phán: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta” (GiGa 7:17).
Nếu bạn đã tin vào chứng cớ minh chứng cho sự sống sau khi chết, thì bạn nhớ rằng Thánh Kinh dạy rằng Chúa Cứu Thế đã chết để trả giá cho tội lỗi chúng ta và tất cả những ai tin Ngài đều sẽ nhận được ơn tha thứ và nhận được sự sống đời đời. Sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế ban cho không phải phần thưởng dành cho sự nỗ lực nhưng đó là món quà dành cho tất cả những người nào công khai đặt đức tin mình nơi Ngài.
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN CHÚA CỨU THẾ SỐNG LẠI TỪ TRONG KẺ CHẾT.
1. SỰ HÀNH HÌNH CÔNG KHAI BẢO ĐẢM RẰNG NGÀI ĐÃ CHẾT.
Trong kỳ lễ Vượt Qua của người Do-thái, Chúa Giê-xu đã bị một đám đông giận dữ kéo đến phòng xử của người La-mã. Khi Ngài đứng trước mặt Phi-lát, là quan Tổng đốc xứ Giu-đê, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã tố cáo Chúa Giê-xu về việc Ngài xưng mình là Vua dân Do-thái. Đám đông đòi hỏi Ngài phải chết.
Chúa Giê-xu đã bị đánh đập và bị kết án tử hình công khai. Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá giữa hai tên tội phạm trên một ngọn đồi bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Những người bạn tấm lòng tan vỡ và những kẻ thù nhạo báng đã dự phần trong sự canh xác Ngài.
Khi ngày Sa-bát đến gần, bọn lính La-mã được lệnh phải kết thúc việc hành hình. Chúng đánh gãy chân của hai tên tử tội để họ chết mau chóng hơn. Nhưng khi đến chỗ Chúa Giê-xu, chúng không phải đánh gãy chân Ngài, vì theo kinh nghiệm, chúng biết Ngài đã chết rồi. Tuy nhiên, để cho chắc, chúng đâm một ngọn giáo vào sườn Ngài để Ngài không thể sống lại mà làm phiền chúng nữa.
2. SỰ CANH PHÒNG CẨN MẬT NGÔI MỘ.
Ngày hôm sau, những nhà lãnh đạo tôn giáo lại đến gặp Phi-lát. Họ nói Chúa Giê-xu từng tuyên bố trước rằng Ngài sẽ sống lại sau ba ngày. Để bảo đảm các môn đồ không thể âm mưu đồn ra sự sống lại của Ngài, Phi-lát ra lệnh niêm phong ngôi mộ bằng dấu hiệu của La-mã nhằm cảnh báo những kẻ cướp xác Chúa. Bọn binh lính đã phải đứng canh phòng nghiêm cẩn theo lệnh trên. Nên bất kỳ một môn đồ nào muốn đụng đến xác Chúa đều phải vượt qua lớp lính canh này. Ay là một việc chẳng dễ dàng chút nào cả. Bọn lính phải canh phòng hết sức cẩn mật vì nếu chúng ngủ gục đang khi canh gác thì sẽ bị xử tội chết.
3. DÙ ĐƯỢC CANH GÁC CẨN MẬT, NHƯNG CHỈ CÒN LẠI NGÔI MỘ TRỐNG.
Buổi sáng sớm sau ngày Sa-bát, một số môn đồ của Chúa đến mộ để xức dầu cho thi thể Ngài. Nhưng khi đến nơi, họ vô cùng ngạc nhiên về những gì họ thấy. Tảng đá lớn mà người ta lăn đến bít cửa ngôi mộ giờ đã được dời đi, thi thể Chúa Giê-xu không còn ở đó. Thảng thốt, họ vội chạy đến chỗ đặt xác Ngài. Cả ngôi mộ trống không, chỉ còn tấm vải liệm xác Chúa đã được xếp ngay ngắn. Trong khi ấy, bọn lính liền vội vã chạy về thành Giê-ru-sa-lem báo cho những nhà cầm quyền Do-thái rằng họ đã bị bất tỉnh khi có một thực thể siêu nhiên xuất hiện lăn tảng đá đi. Khi tỉnh lại họ thấy ngôi mộ trống không. Các nhà cầm quyền cho bọn lính này nhiều tiền để họ nói dối rằng những môn đồ lợi dụng lúc chúng ngủ mê đến ăn cắp xác Chúa. Họ còn hứa rằng nếu tin tức về việc xác Chúa bị mất phản hồi đến quan tổng đốc thì họ sẽ can thiệp cho chúng.
4. NHIỀU NGƯỜI TUYÊN BỐ ĐÃ THẤY CHÚA SỐNG LẠI.
Vào khoảng năm 55 SC, sứ đồ Phao-lô tường thuật lại rằng Phi-e-rơ cùng các sứ đồ, trên 500 người (mà nhiều người trong số họ vẫn còn vào thời điểm ông đang thuật lại việc này), Gia-cơ và cả chính ông nữa đều thấy Chúa Cứu Thế Giê-xu sống lại (ICo1Cr 15:5-8). Bằng cách tuyên bố công khai như thế, Phao-lô đã cho những kẻ chỉ trích cơ hội tự kiểm chứng những gì ông đã nói. Ngoài ra, Thánh Kinh Tân Ước khi chép về các môn đồ Chúa Cứu Thế đã nói rằng Chúa Giê-xu “sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời” (Cong Cv 1:3).
5. CÁC SỨ ĐỒ CỦA NGÀI ĐƯỢC BIẾN ĐỔI LẠ LÙNG.
Khi một trong số các sứ đồ của Chúa Giê-xu phản Ngài, các sứ đồ khác liền chạy trốn để lo cho mạng sống mình. Ngay cả Phi-e-rơ, trước đó đã khẳng định rằng sẽ chịu chết vì thầy mình, cũng mất tinh thần và chối phăng việc ông quen biết Chúa Giê-xu.
Dẫu vậy, các sứ đồ đã trải qua một sự thay đổi lạ lùng. Trong một vài tuần lễ sau đó, họ đối mặt với những kẻ đã đóng đinh lãnh tụ của họ vào thập tự giá. Tinh thần họ trở nên vững như sắt. Họ hăng hái quyết tâm hy sinh mọi sự cho Đấng mà họ gọi là Đấng Cứu Thế. Thậm chí, sau khibị giam cầm, đe dọa và bị cấm không được giảng dạy trong danh Chúa Giê-xu, các sứ đồ nói với những nhà lãnh đạo Do-thái rằng: “Thà vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn vâng lời người ta”. (Cong Cv 5:29). Sau khi bị đánh đập vì không tuân theo các mệnh lệnh của Hội đồng lãnh đạo Do-thái, những sứ đồ trước kia vốn nhút nhát bây giờ “cứ dạy dỗ rao truyền mãi về tin lành của Đức Chúa Giê-xu, tức là Đấng Christ” (Cong Cv 5:42).
6. CÁC NHÂN CHỨNG SẴN SÀNG CHẾT VÌ LỜI CHỨNG CỦA MÌNH.
Lịch sử Hội Thánh có rất nhiều người tử vì đạo. Vô số người đã chết cho niềm tin của mình. Vì lý do đó, điều quan trọng không phải chỉ ra rằng các môn đồ đầu tiên đã chịu khổ và chịu chết vì đức tin, nhưng là trong khi nhiều người chết cho điều họ tin là thật, thì một sốt ít người lại sẵn sàng chết cho điều dối trá. Sự thực tâm lý ấy là quan trọng bởi vì các môn đồ Chúa Cứu Thế không chết cho niềm tin. Họ chết vì làm chứng rằng đã thấy Chúa Giê-xu sống và luôn sống kể từ sau khi Ngài phục sinh. Họ chết vì tuyên bố rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu không những chết vì tội lỗi họ mà Ngài đã sống lại bằng chính thân thể Ngài từ kẻ chết để chứng minh rằng Ngài hoàn toàn không giống với bất kỳ giáo chủ nào.
7. CÁC TÍN HỮU NGƯỜI DO-THÁI THAY ĐỔI NGÀY THỜ PHƯỢNG.
Ngày Sa-bát để nghỉ ngơi và thờ phượng là một đặc điểm căn bản trong đời sống sinh hoạt của người Do-thái. Bất cứ người Do-thái nào không tôn trọng ngày Sa-bát sẽ phạm tội vi phạm luật Môi-se. Thế nhưng, các tín đồ Chúa Cứu Thế người Do-thái đã bắt đầu thờ phượng chung với những tín đồ người ngoại quốc vào một ngày mới. Thay cho ngày Sa-bát là ngày đầu tiên của tuần lễ, ngày mà họ tin rằng Chúa Cứu Thế đã sống lại từ kẻ chết. Đối với một người Do-thái, đây là một sự thay đổi trọng đại trong đời sống họ. Trong ngày mới này, cùng với nghi lễ báp-tem, các Cơ-đốc nhân tuyên bố rằng họ thực sự tin vào Chúa Cứu Thế đã sống lại từ kẻ chết chứ không chỉ sự thay đổi tôn giáo. Họ tin rằng sự chết và sự sống lại của Chúa Cứu Thế đã dọn đường mới cho một mối quan hệ mới với Đức Chúa Trời. Con đường mới này không dựa trên luật pháp nhưng dựa trên sự cứu giúp, gánh thay tội lỗi và ban cho sự sống của một Chúa Cứu Thế phục sinh.
8. MẶC DÙ BẤT NGỜ NHƯNG ĐÓ LẠI CHÍNH LÀ ĐIỀU ĐÃ ĐƯỢC NÓI TRƯỚC RÕ RÀNG.
Các môn đồ hoàn toàn bị bất ngờ. Họ trông đợi Đấng Mê-si-a của họ khôi phục vương quốc Y-sơ-ra-ên. Đầu óc họ mãi nghĩ đến sự ra đời của một vương quốc chính trị do Đấng Mê-si-a cai trị đến nỗi họ không ngờ đến những sự kiện thiết yếu cho sự cứu rỗi linh hồn. Họ cho rằng Chúa Cứu Thế đang dùng ngôn ngữ tượng trưng khi Ngài nhấn mạnh việc Ngài phải lên thành Giê-ru-sa-lem để chịu chết và sẽ sống lại từ kẻ chết là việc cần thiết. Xuất phát từ việc Chúa thường giảng dạy bằng ẩn dụ, nên họ quên mất điều hiển nhiên mãi cho đến sau khi mọi sự kết thúc. Đồng thời, họ cũng bỏ qua nốt lời báo trước của tiên tri Ê-sai về một tôi tớ phải chịu khổ, là Đấng sẽ mang tội lỗi của Y-sơ-ra-ên, bị dẫn đi như một con chiên con bị dẫn đến lò mổ, trước khi Đức Chúa Trời kéo dài thêm số ngày của Ngài (EsIs 53:10).
9. ĐÓ LÀ MỘT TUYỆT ĐỈNH CỦA MỘT CUỘC ĐỜI KỲ DIỆU.
Trong khi Chúa Giê-xu bị treo trên thập tự giá của người La-mã, đám dân đông nhạo báng Ngài. Ngài từng cứu giúp người khác mà không thể cứu chính mình ư? Phải chăng phép lạ đã thình lình chấm dứt? Đó dường như là một kết cuộc không mong chờ đối với Đấng đã bắt đầu cuộc đời công khai bằng việc hoá nước thành rượu. Trong suốt 3 năm chức vụ của mình, Chúa đã đi bộ trên mặt nước, chữa lành kẻ bệnh tật, mở mắt cho người đui, khiến người điếc nghe được, làm cho câm nói được, chữa lành người què, đuổi quỉ, làm yên cơn bão dữ và làm cho người chết sống lại. Ngài hỏi những câu mà các nhà thông thái không thể trả lời. Ngài đã dạy về các lẽ thật sâu sắc bằng những so sánh đơn giản nhất. Ngài đã lên án những kẻ giả hình bằng những lời phơi bày sự giả dối của họ. Nếu tất cả việc này là thật, liệu chúng ta có còn ngạc nhiên khi kẻ thù Ngài chẳng còn có lời nào nữa?
10. NÓ LÀM CHO PHÙ HỢP KINH NGHIỆM CỦA NHỮNG AI TIN CẬY NGÀI.
Sứ đồ Phao-lô viết “NếuThánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Giê-xu sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Giê-xu Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống” (RoRm 8:11). Đây là kinh nghiệm của Phao-lô, người đã được Đấng Christ phục sinh biến đổi hoàn toàn. Đây cũng là kinh nghiệm của những người trên khắp thế giới đã “chết” nếp sống cũ của mình để Chúa Cứu Thế có thể sống qua họ. Quyền năng thiêng liêng này sẽ không thể hiện trong những ai gắn niềm tin Chúa Cứu Thế vào đời sống cũ của mình. Nó chỉ được thể hiện trong những ai sẵn lòng “chết” đời sống cũ để dành chỗ cho sự trị vì của Chúa Cứu Thế. Nó chỉ rõ ràng trong đời sống những ai đáp ứng lại với bằng chứng mạnh mẽ cho sự phục sinh của Chúa Cứu Thế qua sự thừa nhận quyền tể trị của Ngài trong lòng họ.
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu bạn thành thật nhận thấy mình không tin Chúa Cứu Thế thật sống lại từ trong kẻ chết hay không. Nhưng xin bạn nhớ rằng Chúa Giê-xu đã hứa ban sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời cho người nào muốn sống đẹp lòng Đức Chúa Trời. Ngài phán: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý Ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là Ta nói theo ý Ta” (GiGa 7:17).
Nếu thấy được sự hợp lý của sự sống lại, bạn hãy nhớ rằng Thánh Kinh nói: Chúa Cứu Thế chết để trả giá cho tội lỗi chúng ta, và ai tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì sẽ được cứu (RoRm 10:9-10). Sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế ban cho không phải là phần thưởng dành cho sự nỗ lực mà là món quà dành cho tất cả những ai căn cứ vào bằng chứng ấy mà đặt lòng tin cậy nơi Ngài.
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN VÀO ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC
1. SỤ ĐÁNG TIN CẬY CỦA ĐẤNG SÁNG LẬP.
Chúa Cứu Thế phán rằng Ngài đã từ trời đến thế gian để làm hoàn thành lời tiên tri, để chết cho tội lỗi chúng ta và đem tất cả những ai tin Ngài về với Đức Chúa Cha.
Phép luận lý nói rằng hoặc Ngài là người nói dối, mất trí hay hoang đường, hoặc Ngài là Chúa của thiên đàng. Các môn đồ Ngài ở thế kỷ đầu tiên đã rút ra kết luận cho chính mình. Họ từng nhìn thấy Ngài đi trên mặt nước, làm yên cơn bão, chữa lành người què, cho 5000 người ăn no nê chỉ với vài miếng bánh và mấy con cá. Ngài đã sống đời sống không chỗ trách được, chết trong đau thương và đã được sống lại.
Trong suốt chức vụ của mình, khi một số môn đồ nghe Ngài giảng mà không hiểu, liền bỏ đi. Ngài hỏi các môn đồ thân cận nhất rằng có phải cả họ cũng muốn bỏ đi? Phi-e-rơ thay mặt các môn đồ khác thưa với Ngài: “Lạy Chúa! Chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời, chúng tôi đã tin và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống” (GiGa 6:68-69).
2. SỰ ĐÁNG TIN CỦA CUỐN SÁCH VIẾT VỀ ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC
Thánh Kinh đã được viết ra trong suốt thời gian dài khoảng 1600 năm bởi 40 trước giả khác nhau, cuốn sách mà trên đó đức tin Cơ-đốc được đặt nền, kể lại một câu chuyện vốn bắt đầu bằng công cuộc sáng tạo và kết thúc tại ngưỡng cửa của cõi đời đời.Sự chân thật mà lịch sử, địa lý đã được hỗ trợ bởi các nhà khảo cổ đưa ra chứng minh cho sự đáng tin của Kinh Thánh. Sự chính xác trong việc sao chép và lưu truyền cho chúng ta đã được xác nhận bởi các cuộn Biển Chết Qumran. Xuất phát không phải ở phương Đông, cũng không phải ở phương Tây, mà là tại Trung Đông - cái nôi của nền văn minh, Kinh Thánh không những tiếp tục nói bằng quyền năng thuộc linh, mà còn bằng những lời tiên tri chính xác đầy thuyết phục.
3. ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC GIẢI THÍCH VỀ CUỘC ĐỜI.
Tất cả các hệ thống tôn giáo đều cố gắng nêu ra ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta. Tất cả đều cố gắng giải thích sự khát khao một đời sống có ý nghĩa của chúng ta, vấn đề về sự đau khổ, về sự tất yếu của cái chết. Tất cả các tôn giáo cố gắng áp dụng trật tự của vũ trụ vào đời sống con người. Tuy nhiên, chính đức tin Cơ-đốc đã phản ảnh sự quan tâm này bằng chi tiết hết sức rõ ràng trong các chủng loại và trong sự hài hòa của thế giới tự nhiên. Chính Chúa Cứu Thế đã nói về một Cha biết rõ từng con chim sẻ, một Cha đếm biết từng sợi tóc trên đầu mỗi chúng ta (Mat Mt 10:29-31).
Chính Chúa Cứu Thế bày tỏ một Đức Chúa Trời là Đấng luôn quan tâm chăm sóc đến mọi tạo vật của Ngài. Chính Chúa Cứu Thế là Đấng đã mặc lấy thể xác như loài người để cảm biết những gì chúng ta cảm biết, chịu thống khổ và chết thế cho chúng ta. Chính Chúa Cứu Thế đã bày tỏ một Đức Chúa Trời quan tâm chăm sóc công trình sáng tạo của Ngài như trật tự và chi tiết của thế giới tự nhiên này đã nói lên điều ấy (Thi Tv 19:1-6; RoRm 1:16-25).
4. ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC ĐƯỢC BẮT ĐẦU TRONG QUÁ KHỨ VÀ CÒN MÃI.
Đức tin Cơ-đốc là sự liên tục với những cội nguồn sâu xa của tổ tiên chúng ta. Những ai tin Chúa Cứu Thế cũng thừa nhận cùng một Đấng Sáng Tạo, là Chúa mà A-đam, Áp-ra-ham, Sa-ra và Sa-lô-môn đã thờ phượng.
Đức Chúa Giê-xu không hề loại bỏ quá khứ, Ngài là Đức Chúa Trời của quá khứ (GiGa 1:1-14). Khi sống giữa vòng chúng ta, Ngài tỏ cho chúng ta làm thế nào sống theo kế hoạch từ xưa. Khi chịu chết, Ngài đã làm trọn hệ thống về sự dâng sinh tế của Cựu Ước. Và khi sống lại từ kẻ chết, Ngài đem đến sự cứu rỗi và làm hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham rằng qua hậu tự của ông, Ngài sẽ đem lại nguồn phước cho cả nhân loại. Đức tin Cơ-đốc không phải là mới với Chúa Cứu Thế. Từ Sáng-thế ký đến Khải-huyền thảy đều nói về một câu chuyện: đó là câu chuyện của Chúa Cứu Thế và của chúng ta (Cong Cv 2:22-39; ICo1Cr 15:1-8).
5. LỜI CHỨNG NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC.
Các Cơ-đốc nhân đầu tiên đã không bị lôi kéo bởi những bất đồng chính trị hay tôn giáo. Các vấn đề đầu tiên của họ không phải về đạo đức hay xã hội. Họ không phải là những nhà thần học uyên thâm, những triết gia xã hội, mà họ là những nhân chứng. Họ liều mạng sống mình để nói cho thế giới rằng chính mắt họ nhìn thấy một con người vô tội đã chết, và ba ngày sau đã bước đi giữa họ một cách nhiệm mầu (Cong Cv 5:17-42).
Lý lẽ của họ đưa ra rất cụ thể, Đức Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh dưới tay tổng đốc La-mã Bôn-xơ Phi-lát. Thân thể Ngài được chôn và bị niêm phong trong ngôi mộ mượn của người khác. Người ta cho lính canh gác ngôi mộ thật nghiêm ngặt để đề phòng kẻ đến ăn cắp xác Ngài. Thế nhưng, ba ngày sau, ngôi mộ trống không, và những nhân chứng liều mạng sống để tuyên bố rằng Ngài thật đã sống lại.
6. QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI.
Không những chỉ có các môn đồ đầu tiên mà một trong những kẻ thù xấu xa nhất của họ cũng được thay đổi một cách kỳ diệu. Từ một kẻ hay bắt bớ hãm hại các Cơ-đốc nhân, Phao-lô đã được biến đổi thành người bênh vực, bảo vệ họ nhiều nhất (GaGl 1:11-24). Sau này, ông cũng phản ánh những sự thay đổi đã diễn ra trong người khác khi ông viết thư cho Hội thánh Cô-rinh-tô: “Anh em không biết kẻ gian ác chẳng được vào Nước của Thượng Đế sao? Đừng bị mắc lừa: người gian dâm, thờ thần tượng, ngoại tình, tình dục đồng giới, hoặc người trộm cắp, tham lam, nghiện rượu, chửi rủa, bóc lột, không bao giờ được vào Nước Chúa. Trước kia, trong anh em có người sống như thế, nhưng anh em đã được rửa sạch tội lỗi, được thánh hóa và kể là công chính nhờ Danh Chúa Cứu Thế Giê-xu và Thánh Linh của Thượng Đế” (ICo1Cr 6:9-11).
7. ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
Thánh Kinh nói rằng các vấn đề thực sự của xã hội là các vấn đề của tấm lòng. Trong thời đại thông tin kỹ thuật hiện nay, sự suy đồi về nhân cách đã phá hoại các định chế gia đình, chính phủ, khoa học, công nghệ, tôn giáo, giáo dục và nghệ thuật.
Trong xã hội phức tạp nhất mà thế giới từng biết, danh dự quốc gia của chúng bị phá hủy bởi các vấn đề như sự phân biệt chủng tộc, nghiện ngập, ngược đãi, li dị, dâm đãng và những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiều người muốn tin rằng mọi nan đề của chúng ta bắt nguồn từ sự ngu dốt, từ thói quen ăn uống và từ phía chính phủ. Nhưng với thế hệ chúng ta và tất cả các thế hệ khác, Chúa Giê-xu phán: “Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn. Ấy đó là những điều làm dơ dáy người” (Mat Mt 15:19-20).
8. QUAN ĐIỂM ĐỨC TIN CƠ ĐỐC VỀ THÀNH TÍCH CON NGƯỜI.
Thế hệ này tiếp theo thế hệ khác, đã hy vọng về những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta tiến hành chiến tranh hầu để kết thúc mọi cuộc chiến. Chúng ta phát triển các lý thuyết giáo dục mà sẽ tạo ra những đứa trẻ hiểu biết và không có tính bạo động. Chúng ta phát minh các kỹ thuật sẽ giải phóng chúng ta khỏi áp lực phụ thuộc vào công việc. Tuy nhiên, chúng ta hiện đang gần hơn bao giờ hết với điều mà Thánh Kinh Tân Ước mô tả, đó là thời kỳ cuối cùng của thế gian vốn được đánh dấu bằng chiến tranh và tin đồn về chiến tranh, động đất, bệnh tật, sự thiếu vắng lòng cảm thương, và sự lừa dối thuộc linh (Mat Mt 24:5-31; IITi 2Tm 3:1-5).
9. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC TRÊN XÃ HỘI.
Một ra-bi thợ mộc quê ở Na-xa-rét đã làm thay đổi thế giới. Sách lịch và các tài liệu có ghi ngày tháng chính là nhân chứng thầm lặng về sự ra đời của Ngài. Ở đỉnh các nhà thờ, trên dây chuyền, các đôi hoa tai, hình cây thập tự mang lời chứng thấy được cho sự chết của Ngài. Quan điểm Tây phương về thế giới, vốn cung cấp một cơ sở cho đạo đức xã hội, các phương pháp khoa học, và một nền đạo đức công việc cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp, đã bắt nguồn từ các giá trị căn bản của Cơ-đốc giáo. Các cơ quan cứu tế xã hội, dù ở phương Đông hay phương Tây, đều không được tiếp nhiên liệu bởi các giá trị của Ấn-độ giáo, Phật giáo, chủ nghĩa vô thần hoặc thuyết Bất khả tri, nhưng bởi các giá trị trực tiếp hoặc suy ra của Thánh Kinh.
10. ĐỨC TIN CƠ-ĐỐC ĐEM LẠI SỰ CỨU RỖI.
Các tôn giáo xưa nay đều có giáo chủ phải nằm lại trong nấm mồ. Không một hệ thống tôn giáo nào ban tặng sự sống đời đời như một món quà dành cho những ai tin vào Đấng đã chiến thắng sự chết vì họ. Không một hệ thống tôn giáo nào đảm bảo sự tha thứ, sự sống đời đời và sự tiếp nhận vào gia đình của Đức Chúa Trời bằng việc kêu cầu và tin nhận Đâng Cứu Thế y như một kẻ sắp chết đuối kêu cứu và nhờ cậy vào sự giúp đỡ của một người cứu hộ (RoRm 10:9-13). Sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế ban tặng chúng ta không tùy thuộc vào những gì chúng ta đã làm cho Ngài, nhưng tùy thuộc vào việc chúng ta tiếp nhận những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Thay vào những nỗ lực đạo đức và tôn giáo, sự cứu rỗi này đòi hỏi chúng ta thừa nhận tội lỗi. Thay vào sự hoàn thiện cá nhân về đức tin, nó đòi hỏi một sự xưng nhận những thất bại. Không như những sự chọn lựa đức tin khác, Chúa Cứu Thế bảo chúng ta theo Ngài - chẳng phải vì chúng ta xứng đáng với sự cứu rỗi của Ngài, nhưng đó là bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu và lòng tin cậy đối với Đấng đã cứu chúng ta (Eph Ep 2:8-10).
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu bạn vẫn chưa tin sự hợp lý của đức tin nơi Chúa Cứu Thế. Nhưng bạn hãy nhớ lời tuyên bố của Chúa Giê-xu rằng chúng ta không cần phải tự mình giải quyết những nghi ngờ của mình. Ngài phán: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý Ta có phải là bởi Đức Chúa Trời hay là Ta nói theo ý Ta” (GiGa 7:17).
Nếu bạn thấy thấy sự đúng đắn hợp lý của đức tin nơi Chúa Cứu Thế, bạn hãy nhớ Kinh Thánh nói với con cái Đức Chúa Trời rằng: “Va, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời, ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Eph Ep 2:8, 9).
Sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế ban cho không phải là phần thưởng dành cho sự nỗ lực nhưng đó là món quà dành cho tất cả những ai đặt lòng tin nơi Ngài.
MƯỜI LÝ DO ĐỂ TIN CHÚA CỨU THẾ (CHRIST) HƠN TIN VÀO TÔN GIÁO
1. LÀ ĐẤNG MÀ CHÚNG TA CẦN PHẢI NHẬN BIẾT VÀ TIN.
Christ còn vĩ đại hơn một hệ thống tổ chức, một truyền thống hoặc tín ngưỡng. Ngài là Người biết các nhu cầu, cảm nhận được nỗi đau, cảm thông với sự yếu đuối của chúng ta. Để đáp lại lòng tin cậy của chúng ta, Ngài tha thứ tội lỗi, cầu thay và đưa chúng ta đến với Cha Ngài. Ngài khóc vì chúng ta, chết cho chúng ta và sống lại từ kẻ chết để chứng minh rằng Ngài là tất cả những gì Ngài tuyên bố. Chinh phục sự chết, Ngài cho thấy rằng Ngài có thể cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, sống qua chúng ta trong đời sống trên đất, và rồi đem chúng ta về thiên đàng. Ngài ban chính Ngài như một món quà cho bất cứ người nào tin cậy Ngài (GiGa 20:24-31).
2. TÔN GIÁO LÀ ĐIỀU GÌ ĐÓ ĐỂ TIN VÀ THỰC HIỆN.
Tôn giáo là tin vào Đức Chúa Trời, tham dự các buổi lễ tôn giáo, học giáo lý căn bản, nhận lễ báp-tem và sinh hoạt thông công với nhau. Tôn giáo là truyền thống, nghi lễ, và học biết phân biệt đúng sai. Tôn giáo là đọc Thánh Kinh và ghi nhớ lấy, là cầu nguyện, là bố thí cho kẻ nghèo và kỷ niệm những ngày lễ thánh của giáo hội. Tôn giáo là hát trong ca đoàn, là giúp đỡ người nghèo khổ, và sửa lại những sai lầm quá khứ. Tôn giáo là những gì đã được thực hành bởi người Pha-ri-si, là những nhà lãnh đạo tôn giáo ưa thích giáo điều, bảo thủ, biệt lập, những người ghen ghét Chúa Cứu Thế đủ để kêu gọi phải giết Ngài. Họ ghét Ngài không chỉ vì Ngài đã vi phạm truyền thống của họ để cứu giúp mọi người (Mat Mt 15:1-9) mà còn vì Ngài đã thấy rõ lòng họ qua tôn giáo của họ.
3. TÔN GIÁO KHÔNG THAY ĐỔI LÒNG NGƯỜI.
Chúa Giê-xu ví sánh những người Pha-ri-si với người rửa chén bát nhưng chỉ rửa sạch bên ngoài trong khi bên trong vẫn còn dơ. Ngài phán: “Hỡi các ngươi là người Pha-ri-si! Các ngươi rửa sạch bề ngoài chén và mâm, song bề trong đầy sự trộm cướp và điều dữ. Hỡi kẻ dại dột! Đấng đã làm nên bề ngoài lại không làm nên bề trong nữa sao?” (LuLc 11:39-40). Chúa Giê-xu biết rằng một người có thể thay đổi hình ảnh mình mà không thay đổi hành vi của mình (Mat Mt 23:1-3). Ngài biết rằng văn tự và nghi lễ tôn giáo không thể thay đổi lòng người. Ngài nói với một trong những người sùng đạo nhất trong thời của Ngài rằng nếu không được “sanh lại” bởi Đức Thánh Linh thì một người không thể thấy nước Đức Chúa Trời (GiGa 3:3). Thế nhưng, từ đó đến nay, nhiều người trong số những người sùng đạo nhất trên thế giới tiếp tục quên rằng trong khi tôn giáo có thể gây chú ý bởi vẻ bề ngoài của con người, thì chỉ duy nhất Chúa Cứu Thế mới biến đổi được tấm lòng.
4. TÔN GIÁO COI TRỌNG NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT.
Chúa Giê-xu đã quở trách các nhà lãnh đạo tôn giáo là những người chỉ lưu tâm đến chi tiết. Ngài phán rằng: “Khốn cho các ngươi, người Pha-ri-si! Vì các ngươi nộp một phần mười về bạc hà, hồi hương cùng mọi thứ rau, còn sự công bình và sự kính mến Đức Chúa Trời thì các ngươi bỏ qua. Ấy là việc phải làm, mà cũng không nên bỏ qua các việc khác” (LuLc 11:42).
Chúa Giê-xu đã biết rõ xu hướng của chúng ta là hay đặt ra nhiều luật lệ và thường tập trung vào thái độ “tu dưỡng đạo đức” thay vì chú ý vào vấn đề lớn hơn là tại sao chúng ta cố gắng làm cho mình ngay thẳng. Trong khi người Pha-ri-si có nhiều hiểu biết, thì họ quên rằng Đức Chúa Trời không kể đến việc chúng ta hiểu biết bao nhiêu cho đến khi Ngài biết chúng ta quan tâm nhiều bao nhiêu. Chữ TẠI SAO này chính là chữ mà sứ đồ Phao-lô đã nghĩ đến khi ông viết: “Dầu tôi nói nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nhưng nếu không có tình yêu thương thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập choả vang tiếng …Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, hoặc bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi” (ICo1Cr 13:1, 3).
5. TÔN GIÁO ĐƯA RA NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA LOÀI NGƯỜI CHỚ KHÔNG PHẢI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
Chúa Giê-xu dành sẵn lời phê phán gay gắt nhất cho những người lợi dụng danh tiếng về tôn giáo của mình để tạo sự chú ý và sự kính trọng ngoài xã hội. Đối với những người như thế, Chúa Giê-xu nói: “Khốn nạn cho các ngươi là người Pha-ri-si! Vì các ngươi ưa ngôi cao nhất trong nhà hội và thích người ta chào mình giữa chợ” (LuLc 11:43). Sau đó, trong khi phán dạy các môn đồ, Ngài cũng nói về người Pha-ri-si: “Họ làm việc gì, cũng cố để cho người ta thấy” (Mat Mt 23:5). Chúa Giê-xu nhìn rõ vào sự thực hành tôn giáo, là vấn đề mà con người thường xem sự đánh giá và chú ý của người khác là quan trọng hơn sự chấp nhận của Đức Chúa Trời.
6. TÔN GIÁO LÀM CHO CHÚNG TA GIẢ HÌNH.
Chúa Giê-xu phán: “Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như mả loạn, người ta bước lên trên mà không biết!” (LuLc 11:44). Còn gì trông có vẻ tốt đẹp hơn là ăn mặc đứng đắn, tham dự các buổi lễ tôn giáo và làm những việc thể hiện chúng ta là người trong sạch và kính sợ Đức Chúa Trời? Thế nhưng, có bao nhiêu học giả mộ đạo, nhiều nhà truyền giáo và những tín đồ trung tín thiếu đi sự tôn trọng và khích lệ vợ mình, thiếu sự quan tâm đến con cái và không có tình yêu thương đối vối những người đối kháng với giáo thuyết của mình. Chúa Giê-xu biết những gì chúng ta thường quên: Điều trông có vẻ tốt đẹp có thể có bên trong gian ác.
7. TÔN GIÁO LÀM CHO CUỘC SỐNG NGÀY CÀNG KHÓ KHĂN HƠN.
Bởi vì tôn giáo không thay đổi được lòng người nên nó cố kiểm soát con người bằng các luật lệ và các kỳ vọng mà ngay cả những người cuồng tín, là người giải thích và áp dụng các quy tắc ấy, cũng không giữ nổi. Với ý nghĩ về “yếu tố gánh nặng” này, Chúa Giê-xu phán: “Khốn cho các ngươi nữa, là thầy dạy luật, vì các ngươi chất cho người ta gánh nặng khó mang, mà tự mình thì không động ngón tay đến.” Tôn giáo mang tính tích cực khi nêu ra các tiêu chuẩn cao siêu về cách ăn ở và quan hệ phải lẽ, nhưng tiêu cực là không đưa ra sự giúp đỡ thật sự và nhân từ cho những người nhận biết mình không sống theo những tiêu chuẩn ấy.
8. TÔN GIÁO THƯỜNG KHIẾN NGƯỜI TA DỄ LỪA DỐI CHÍNH MÌNH.
Người ta hay nói vui rằng: “Tôi yêu con người, nhưng chính con người là kẻ tôi không chịu nỗi”. Người Pha-ri-si sống với ý tưởng như vậy, nhưng đó không phải là chuyện vui.
Theo Chúa Giê-xu thì người Pha-ri-si là những người tự hào về việc họ tôn kính và xây dựng tượng đài kỷ niệm các nhà tiên tri. Điều mỉa mai là khi gặp Đấng Tiên tri thật thì họ lại muốn giết Ngài đi. Barclay nói rằng: “Những nhà tiên tri mà họ khâm phục chỉ là những tiên tri chết. Khi gặp một nhà Tiên Tri sống, họ tìm cách giết đi. Họ đã tôn kính các tiên tri chết bằng những ngôi mộ và tượng đài kỷ niệm, nhưng họ làm nhục các tiên tri sống bằng sự bắt bớ và sự chết”. Đây chính là điều mà Chúa Giê-xu đã đề cập trong LuLc 11:47-51 và trong Mat Mt 23:29-32. Người Pha-ri-si đã lừa dối chính mình. Họ không nghĩ rằng chính họ là những người giết các tiên tri. Những kẻ cuồng tín tôn giáo không thấy chính mình là những người từ chối Đức Chúa Trời.
9. TÔN GIÁO CHÔN GIẤU CHÌA KHÓA CỦA SỰ HIỂU BIẾT.
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của tôn giáo là nó khiến chúng ta trở thành mối nguy không những cho chính mình mà còn cho người khác nữa. Với những chuyên gia về Kinh Thánh rất sùng đạo vào thời Ngài, Chúa Giê-xu phán: “Khốn cho các ngươi là thầy dạy luật, vì các ngươi đã đoạt lấy chìa khóa của sự biết, chính mình không vào, mà người khác muốn vào, lại ngăn cấm không cho.” (LuLc 11:52). Những người cuồng tín ấy đã cướp đi “chìa khoá của sự biết” bằng cách kéo người ta ra xa Lời Đức Chúa Trời và một “sự quan tâm phải lẽ của tấm lòng” bằng sự thêm vào một cách không cần thiết các truyền thống và tiêu chuẩn của giáo hội. Thay vì dẫn người ta đến với Đức Chúa Trời, những nhà lãnh đao tôn giáo cuồng tín ấy đã chuyển sự tập trung vào chính họ và các luật lệ họ đặt ra. Họ là những người cậy vào niềm tin và hành động của tôn giáo để làm những điều mà chỉ có Chúa Cứu Thế mới có thể làm.
10. TÔN GIÁO DẪN CÁC TÍN HỮU ĐI LẠC ĐƯỜNG.
Trong Mat Mt 23:15, Chúa Giê-xu phán: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình? Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi.”
Những người mới trở lại đạo có mối hiểm họa, họ mang sự nhiệt thành lớn vào trong nếp sống mới của mình và với lòng hăng hái, họ mù quáng bênh vực cho những người thầy mù quáng của mình. Những vị thầy này đặt mình trong sự tin cậy của những người đã đổi một hệ thống luật lệ và truyền thống để nhận lấy sự sống, sự tha tội và mối quan hệ của một Chúa Cứu Thế vô hạn. Tôn giáo là quan trọng trong vị trí của nó (Gia Gc 1:26-27), nhưng chỉ khi nào nó đưa chúng ta đến với Christ, là Đấng đã chết vì tội lỗi của chúng ta, giúp chúng ta sẵn lòng sống cho Ngài (GaGl 2:20; Tit Tt 3:5).
BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT.
Nếu chưa tin rằng Chúa Cứu Thế là tất cả. Nhưng, xin bạn hãy nhớ rằng Ngài đã hứa ban sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời cho ai có lý do chính đáng cho những thắc mắc của mình. Ngài phán: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời hay là ta nói theo ý ta” (GiGa 7:17).
Ở đây, Chúa Giê-xu nhắc nhở rằng chúng ta nhìn sự vật không phải như nó vốn có, mà là theo con người của chúng ta. Nếu bạn thấy sự hợp lý của đức tin đặt nơi Chúa Cứu Thế, thì hãy nhớ Kinh Thánh nói với con cái Ngài rằng: “Vả, ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Eph Ep 2:8, 9).
Sự cứu rỗi mà Chúa Cứu Thế ban cho không phải là phần thưởng dành cho nỗ lực tôn giáo, mà là món quà dành cho tất cả những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài.
bottom of page