top of page

CHƯƠNG BỐN: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CỦA SA-TAN

Hung Tran

Jul 21, 2023

Cách canh chừng ở đây không phải là lời cảnh cáo khiến chúng ta mở mắt nhìn chung quanh xem thử có con quỷ nào không!...




MƯU KẾ CỦA SA-TAN


Chúng...

...ta cần nắm vững lời cảnh cáo trong (I Phie 5:8-9) 8 Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma qu, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được. 9 Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó, vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế gian, cũng đồng chịu hoạn nạn như mình.

Có một bản dịch diễn ý như sau: “Hãy thực hành sự kiểm soát, canh chừng vì kẻ thù của bạn là ma quỷ, giống như sư tử rống đi rình mò chung quanh bạn, rất ham muốn nuốt chửng bạn. Hãy mạnh mẽ trong đức tin để chống cự nó.”

Cách canh chừng ở đây không phải là lời cảnh cáo khiến chúng ta mở mắt nhìn chung quanh xem thử có con quỷ nào không! Chúng ta sẽ không thấy ma quỷ theo cách ấy đâu. Cách chúng ta canh chừng ấy là nhìn qua lời Đức Chúa Trời để khi nó bắt đầu giăng lưới và tìm cách rập bẫy thì chúng ta giữ mình khỏi sự nguy hiểm.

Từ lúc thức dậy, hãy đặt mình vào trong lời Đức Chúa Trời và trong mối thông công với Ngài, áp dụng sự gìn giữ của Huyết Ngài cho chính đời sống mình và hãy bước đi với Ngài suốt cả ngày.


1. Sa-tan có khả năng giấu mình.

Đây là một trong những bẫy dò tinh vi của nó cách đây vài năm, có một người ở cách xa chúng tôi. Ông ta là một người đồng đi cùng Đức Chúa Trời, và trong lúc nói chuyện, ông ta nhận ra rằng chúng tôi cần được giúp đỡ về phương diện thuộc linh. Ông bảo rằng Chúa sai ông đến để cầu nguyện cho chúng tôi và muốn biết những nan đề của chúng tôi để cầu thay. Có một số điều mà chúng tôi không thể tham dự vào, lại cũng có một số điều mầu nhiệm mà chúng tôi chưa được biết.

Ông nói:”Điều chúng tôi cần phải làm bây giờ là phải liên hiệp với nhau trong sự cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời phô bày bộ mặt thật của Sa-tan đang làm một số công việc kín giấu và những việc ấy cần được lộ ra, và chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể phô bày bộ mặt thật của nó. Cảm tạ Chúa, Ngài đã ban cho chúng tôi sự khôn ngoan để nhận xét vấn đề và chỉ cho chúng tôi phải làm điều gì, cũng như phải thực hiện thế nào, và vì vậy qua lời Đức Chúa Trời chúng tôi có thể tuyên bố rằng mình đã đắc thắng kẻ ác."


2. Sa-tan thích đến như là một Thiên sứ của sự sáng.

Nó hành động như một viên thuốc có bọc đường. Viên thuốc rất đắng nhưng bạn không biết nó vì nếm thấy ngọt ngào và trông đẹp mắt. Bộ mặt bên ngoài làm cho người ta ưa thích nó. Sa-tan có thể khiến cho chúng ta tin rằng nếu bạn làm một số công việc nào đó tức là bạn đã làm cho Đức Chúa Trời, trong khi thực tế, giống như viên thuốc bọc đường, nó tương tự như thế thôi.

Cựu ước cho chúng ta một thí dụ rất tốt về điều này. Trong sách Giô-suê 9 ký thuật về chuyện Ga-ba-ôn lừa dối Giô-suê. Ngay khi trận chiến Giê-ri-cô và A-hi đắc thắng vẻ vang, thì người Ga-ba-ôn đến.

Họ biết rằng số phận mình trước sau gì cũng rơi vào tay dân Y-sơ-ra-ên. Vì thế để bảo tồn sự sống mình, những người này mặc áo quần cũ, đem bánh mì khô mốc và làm ra vẻ như là họ phải trải qua một cuộc hành trình rất xa. Họ hoàn toàn lừa dối Giô-suê, mà ông lại tưởng rằng bánh mì mốc và quần áo với giày dép cũ chắc là phải ở xa lắm, nên mới muốn làm hòa với dân Y-sơ-ra-ên.

Không nghi ngờ gì cả, đây cũng là điều nịnh hót Giô-suê, vì thế ông đã không cầu hỏi ý Chúa về điều mình sẽ làm. Hơn thế nữa, đây là lần duy nhất Sa-tan thừa lúc không canh chừng của Giô-suê mà chụp lấy ông.

Kinh Thánh nói về những người lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên: ”Họ không cầu hỏi Đức Chúa Trời.“ Nói cách khác, họ không tỉnh thức.

Dân Y-sơ-ra-ên đã làm hòa với dân Ga-ba-ôn, mặc dù sau nầy họ khám phá ra sự lường gạt của dân Ga-ba-ôn nhưng Giô-suê vẫn giữ lời hứa và bảo vệ họ. Người Ga-ba-ôn sống giữa dân Y-sơ-ra-ên như là những kẻ tôi tớ, nhưng họ vẫn là nguyên nhân gây rối loạn liên tục trong Y-sơ-ra-ên.

Đây là một phương pháp mà Sa-tan thích làm đối với Cơ-đốc nhân. Nếu nó có thể lừa dối chúng ta, thì nó sẽ trồng trong lòng chúng ta những gì chúng ta bị rối loạn và yếu đuối. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tỉnh thức liên tục, hằng ngày đầu phục Đức Chúa Trời, đầy dẫy lời của Ngài và bông trái của Thánh Linh, nhờ đó mà Sa-tan mới không thể tìm ra được một kẻ hở nào ở nơi phòng tuyến của chúng ta.


Một trong những điều tồi tệ của Sa-tan ấy là trích dẫn Kinh Thánh không đúng chỗ (Mat 4:6), hay dẫn dắt dân sự Đức Chúa Trời giải nghĩa Kinh Thánh sai. Chúng ta đang sống trong thời đại vàng thau lẫn lộn, có rất nhiều thuyết lan tràn khắp mọi nơi. Người nầy nói mình có một khải tượng, kẻ kia trích dẫn một câu Kinh Thánh và không dùng đúng ý nghĩa trọn vẹn của đoạn, chương đó, nhưng bằng cách nầy hay cách khác thì người lãnh đạo sai lầm nầy cũng qui tụ được một số người theo mình. Có rất nhiều phương pháp để Sa-tan thực hiện kế hoặch của nó trong lãnh vực nầy, nhưng trong mọi trường hợp phương pháp chung của nó vấn là tìm đủ mọi cách để làm cho con cái Đức Chúa Trời xa cách lẽ thật.


Sa-tan thích làm cho con cái Đức Chúa Trời bận rộn với những việc vô nghĩa, đến nỗi họ không còn thì giờ để chú ý những việc thiết yếu. Phương diện phục vụ xã hội vẫn được nhấn mạnh trong một số khía cạnh đặc biệt của đời sống giáo hội ngày nay, vì họ lý luận rằng tin lành của huyết Chúa Jêsus cũng chảy ra cho người ngoại nữa. Những cố gắng về phần các giáo hội nầy hoàn toàn có tính cách nhân đạo.

Về một phương diện, những nổ lực này không tốt vì cớ vai trò thực hiện của nó không đúng chỗ.

Riêng đời sống tôi, có một thời gian ma quỷ làm cho tôi bối rối vì cớ giải thích sai lời Kinh Thánh. Câu Kinh Thánh làm cho tôi gặp khó khăn ấy là (Phi-líp 2:13)Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.

Hãy chú ý đến hai điều mà Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta, Ngài khiến chúng ta vừa muốn vừa làm. Rất nhiều năm Đức Chúa Trời cho tôi có sự nặng lòng làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Tôi bị nặng nề ở chỗ là mình muốn làm điều đó, nhưng phần liên quan đến “SỰ LÀM “ KHIẾN CHO TÔI BỊ VẤP PHẠM" .

Tôi không nắm được sự kiện liên quan chặc chẽ giữa câu Kinh Thánh nầy và câu Kinh Thánh khác. Tôi nghĩ rằng nếu Đức Chúa Trời đổ vào lòng tôi ý muốn làm theo huấn lệnh của Ngài, thì Ngài sẽ ban cho tôi quyền năng để làm điều ấy, rồi tôi chẳng làm gì cả, chỉ ngồi chờ đợi cách thụ động. Nhưng bằng cách ấy, dù tôi muốn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, thì ý muốn của Ngài chẳng thực hiện được. Sự thụ động như thế không phải là đường lối của Đức Chúa Trời.

Tôi đang tìm cách làm công việc Đức Chúa Trời trong ý nghĩ rằng tôi có thể cầm cây bút chì lên và dùng nó để làm công việc của tôi. Một cây bút chì hay là cây bút mực chỉ là dụng cụ thụ động trong tay tôi. Nó không bao giờ phản đối và cũng không có quyền lựa chọn. Nhưng con người không được tạo dựng giống như thế, Đức Chúa Trời ban cho tôi ý muốn và những khao khát của riêng mình. Tôi đã giải nghiã sai Kinh Thánh và cuối cùng tôi thật sự thấy rằng Đức Chúa Trời muốn nói rằng: Ta sẽ làm điều đó trong con, Ta sẽ ban cho con lòng khao khát và con sẽ làm công việc theo sự dẫn dắt của Ta.


Đức Chúa Trời đã làm cho sông Giô-đanh rẽ đôi trước mặt Giô-suê và Y-sơ-ra-ên, nhưng họ phải bước xuống và đi ngang qua. Đức Chúa Trời không mang họ qua bên kia bờ. Khi nhận chân lẽ thật nầy, tôi không chờ đợi nữa mà nói rằng: “Lạy Chúa, Xin Ngài làm công việc ấy.“

Khi tôi bắt đầu bước thứ nhất trong sự vâng lời Ngài, thì Đức Chúa Trời mới có thể dẫn dắt và tiếp tục mở đường và ban phước công việc Ngài, tôi phải học bài học nầy thật đích đáng.

Chúng ta phải nhớ rằng Sa-tan không bao giờ phô bày lực lượng chung quanh chúng ta để chúng ta thấy. Dù tôi chưa phục vụ trong quân đội, nhưng không có bí quyết nào để chiến đấu với kẻ thù sát bên cạnh mà tôi không được biết, vì vậy chúng ta phải thủ thế, phải canh chừng cẩn thận để Sa-tan không thể nào đắc thắng chúng ta được.


NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CỦA SA-TAN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO


Chữ “TÔN GIÁO “và “CƠ-ĐỐC GIÁO “không đồng nghĩa. Có rất nhiều tôn giáo trong xứ sở chúng ta, đa số các tôn giáo đó chúng ta gọi là ngoại giáo. Rất nhiều người mang danh là thuộc về cải chánh giáo, nhưng không có nghĩa là họ thuộc về CƠ-ĐỐC GIÁO.

Con người đạo đức tốt, sống bên ngoài quy luật của Cơ-đốc nhân, họ có đời sống luân lý rất tốt, họ là những người rất lịch thiệp và dễ mến, nhưng họ không được cứu và họ là những đại biểu tốt nhất của Sa-tan trên đất nầy. Điều ích lợi nhất cho Sa-tan ấy là làm thế nào để nhiều người nam cả nữ có nếp sống bên ngoài rất đạo hạnh, mọi người đều nhìn thấy họ, họ đối xử rất tốt đối với mọi người, dù vậy bên trong lòng họ chẳng quan tâm gì đến Đức Chúa Trời.


Dân Y-sơ-ra-ên rất tỏ ra vẻ tôn giáo trong thời đại Phao-lô, nhưng dưới sự soi sáng của Chúa ông đã viết về họ: ”Họ không biết đường lối của Đức Chúa Trời vạch sẵn cho con người đến bậc công chính, nên họ cố gắng lập công đức theo luật pháp chứ không theo đường lối Ngại Vì Chúa Jêsus đã ra đời để chấm dứt thời kỳ luật pháp, từ đây ai tin nhận Ngài đều được kể là công chính.“


Những gì Phao-lô nói cho dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa cũng là sứ điệp cho nhiều người mệnh danh là Cơ-đốc nhân ngày nay. Họ chẳng hiểu gì về công bình bởi đức tin, và họ tìm cách thay thế bằng công đức của riêng mình thay vì tiếp nhận sự công chính của Đấng Christ.

Bây giờ, một người tin nhận Đấng Christ, được tái sanh, sẽ sống cuộc sống công chính. Người đó không làm điều ấy để được cứu vì người ấy đã được cứu rồi. Điều nầy trái ngược với một số người đang tìm kiếm lập công đức để được cứu. Nhiều người sốt sắng đi nhà thờ, cố gắng làm theo một số lời dạy của Chúa Jêsus, hy vọng rằng ngày cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ tiếp nhận họ. Rõ ràng đây là một sự gài bẫy tinh khôn quỷ quyệt nhất của Sa-tan, và bằng phương tiện nầy nó cho nhiều người vào lưới mình hơn các phương tiện khác.

Nó là tác giả của mọi hệ thống tôn giáo, bao gồm cả những người dạy luân lý đạo và làm việc thiện, xem đó là những phương tiện để được cứu rỗi, không cần phải đi đến các xứ bán khai để tìm điều nầy, nó nhan nhãn khắp chung quanh chúng ta.


Ở các thành phố lớn của nước Mỹ, có nhiều văn phòng gọi là: ”VĂN PHÒNG LÀM CÔNG TÁC THIỆN HẢO“ (BETTER  BUSINESS), thường ra thông báo định kỳ về những hành động đáng kinh tởm của một số người sống ngoài vòng pháp luật Chúng ta cần nhớ rằng Sa-tan là “một người đáng tin cậy“trong lãnh vực tôn giáo và có rất nhiều phương cách khôn ngoan để che giấu bộ mặt thật và mục đích thật của nó. Nó làm cho con người không biết gì về nhu cầu tái sanh, nó làm cho con người không thấy được sự gớm ghê tội lỗi, và sự kiện người là một tội nhân để thấy rõ nhu cầu mình cần cứu Chúa.


Vì vậy Sa-tan rất mừng khi giảng dạy về Đấng Christ như là một người tuận đạo, hay như là một vị giáo sư lớn. Sa-tan muốn loại bỏ sứ điệp về huyết của Chúa Jêsus khỏi các bài giảng. Vì sự chết của Chúa Jêsus mang ý nghĩa là sự thất bại của Sa-tan, đồng thời sự chết ấy cung cấp sự cứu chuộc cho loài người. Nếu huyết của Chúa Jêsus bị loại khỏi các sứ điệp của các nhà lãnh đạo tôn giáo, thì Sa-tan rất thỏa lòng. Sứ điệp của Sa-tan nhấn mạnh về sự cải cách và tự cải thiện hơn là sự tái sanh. Khi chúng ta nghe một sứ điệp như thế thì phải nhớ rằng đó chính là những người mang tin bí mật của Sa-tan. Họ có thể rất thành thật và mù quáng trước những gì họ làm, nhưng Sa-tan biết rõ lắm.

Vì không có gì thích hợp cho Sa-tan bằng đem những người vô tín lên toà giảng, rao truyền những sứ điệp loại bỏ những công việc hoàn tất của Đấng Christ. Những người này có thể biết rõ ràng về một số điều. Họ có thể nói rất nhiều về tình phụ tử của Đức Chúa Trời và tình huynh đệ của con người, nhưng dù họ biết hay không biết, thì họ đang nói vì cớ Sa-tan chứ không phải vì Đức Chúa Trời.


Chủ đề trong vương quốc Sa-tan là sự công đức do con người lập nên. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa Jêsus làm Đấng cứu chuộc và huyết Ngài đổ ra vì cớ tội của chúng ta thì chúng ta đã ra khỏi vương quốc của Sa-tan. Nếu chúng ta không được sanh lại thì không có cách nào để thấy được nước của Đức chúa Trời.


Vài nhà lãnh đạo tôn giáo bảo chúng ta rằng, chỉ có vài cá nhân như Ni-cô-đem chẳng hạn mới cần sanh lại, và họ cũng nói rằng không cần sanh lại vì Chúa Jêsus chỉ gọi ông đi theo Ngài. Họ quên sự kiện là khi Chúa Jêsus gọi Phi-e-rơ, ông đã được sanh lại rồi, ông theo Chúa Jêsus không phải để được cứu, nhưng để phục vụ.

Sa-tan dồn mọi nổ lực để tấn công con cái Đức Chúa Trời. Những người theo Sa-tan rất trung thành tuân theo sự điều khiển của hắn. Càng nhấn mạnh về phương diện luân lý, và càng tích cực hòa hợp tôn giáo với thế gian thì càng làm cho Satan thoả lòng. Nó sẽ giúp cho họ đạt mục đích nầy, nhưng nó sẽ tích cực chống cự với mọi cố gắng giới thiệu Tin lành chân thật của Đấng christ cho con cái Đức Chúa Trời.


Sa-tan tìm cách ngăn trở dân sự Đức Chúa Trời làm chứng về Chúa Jêsus. Một điều đáng chú ý là ngày nay các tôn giáo giả dối phát triển rất mạnh, vượt trổi hơn cả. Những kẻ theo họ rất hăng hái rao truyền niềm tin của mình. Dĩ nhiên, trong việc nầy họ đang bị các lực lượng gian ác điều khiển. Sa-tan cũng còn ngăn trở việc Cơ-đốc nhân làm chứng đạo bằng cách khiến họ suy nghĩ rằng việc cứu kẻ bị hư mất là việc của người giảng dạy. Thật thế, có rất nhiều người nghĩ rằng: Họ đang mướn các người giảng dạy để làm mục đích ấy. Tuy nhiên, hãy nhớ lời Đức Chúa Trời phán: Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.(Công-vụ 1:8) .


Nhiều giáo sư giả ngày nay miệng vẫn dùng danh xưng của Cứu Chúa chúng ta, nhưng chẳng biết chút gì về mục đích thật của Ngài khi đến thế giới nầy. Nhiều người trong vòng họ dạy dỗ điều gọi là TIN LÀNH XÃ HỘI (SOCIAL GOSPEL) bằng cách nầy họ muốn cải tạo xã hội tốt đẹp hơn qua cố gắng của giáo hội. Họ nhấn mạnh về luật pháp, giáo dục và những tiêu chuẩn sống cao...Tự những điều đó không có gì sai lầm, nhưng vì nó được đặt không đúng vị trí nên đã làm cho dân sự Đức Chúa Trời tập trung mọi cố gắng để biến những điều nầy thành hiện thực trong đời sống xã hội mà bỏ quên mục đích của Đức Chúa Trời trên đời sống mình. Phao-lô cứ nhấn mạnh mục đích cao cả của Tin lành khi ông nói rằng tất cả các cố gắng của ông đều có một mục đích là “Cứu được vài người.“

Ông không thể cứu tất cả mọi người, và cũng không thể đem lại sự văn minh, ông không cố làm điều ấy. Tuy nhiên ông có thể nói cho từng người nam, người nữ biết về Đấng Christ biến đổi, thì hoàn cảnh chung quanh họ sẽ được thay đổi tốt đẹp hơn. Trong I Tim 4, Phao-lô bày tỏ cho thấy trong ngày cuối cùng các giáo lý của ma quỷ sẽ xuất hiện. Sẽ có những hình thức tin kính, nhưng quyền năng cần thiết sẽ bị chối từ. Chúng ta đang ở thời kỳ nầy và cũng đang chứng kiến kết quả khủng khiếp của nó. Vài nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng bị lường gạt ở điểm tương tự. Họ cũng dùng đoạn Kinh Thánh mà chúng ta thường nhấn mạnh, nhưng cách giải nghĩa hoàn toàn khác biệt. Sa-tan làm cho họ từ chối các giáo lý trong Kinh Thánh liên quan đến kết quả sự chết do tội lỗi đem lại, nhu câàu con người cần được tẩy sạch khỏi tội lỗi và bởi đức tin nhận được đời sống mới qua sự đổ huyết của Chúa Jêsus. Chúng ta cần nhớ kỹ rằng khi Sa-tan bị sa ngã không phải vì nó muốn trở thành quỷ sứ, mà là nó muốn giống như Đức Chúa Trời. Ngày nay nó cũng trồng trong lòng con người cùng mục đích ấy. Họ muốn trở nên giống như Đức Chúa Trời mà không cần phải có đời sống mới trong Chúa Jêsus. Tất cả mọi cố gắng của Sa-tan sẽ hoàn toàn thất bại và tất cả những người nào theo nó cũng như thế. Sự kiện phá sản thuộc linh vẫn là hiển nhiên của thời đại nầy.


CÁCH SA-TAN ĐÁNH LỪA CƠ-ĐỐC NHÂN


Cơ-đốc nhân phải luôn luôn đề phòng trước những sự lừa bịp của Sa-tan. Cứu Chúa Jêsus đã căn dặn các môn đồ của Ngài về điều nầy. Phao-lô và Phi-e-rơ cảnh cáo mạnh mẽ việc canh chừng kẻ gian ác và bẫy lưới của nó. Trong các trường hợp, lời cảnh cáo đều dành cho người được cứu chứ không phải người chưa được cứu. Con cái của Đức Chúa Trời phải mang lấy binh giáp của Đức Chúa Trời. Họ phải mạnh mẽ trong Cứu Chúa Jêsus.

Phao-lô nói rằng: ”CHÚNG TAđánh trận cùng chủ quyền và quyền lực của Sa-tan. Bây giờ hãy nhận diện kẻ thù mình và tin quyết nơi sự đắc thắng trong trận chiến nầy, hãy nhìn thật kỹ cách Sa-tan đã tìm cách điều khiển đời sống tín đồ và chế ngự cuộc đời họ.


Có vài người nghĩ rằng tất cả các điều nầy đều cần thiết, vì chúng ta sẽ biết Đức Chúa Trời rõ hơn, nhưng lại chẳng quan tâm gì đến kẻ thù cả. Đó là một trong những phương cách khôn ngoan nhất của Sa-tan. Phần lớn sự thành công của Satan  nằm ở sự kiện là làm thế nào giấu thật kỹ bản thân nó đến nổi con người không biết rằng nó đang hiện diện cũng như không thấy mục đích của nó. Nhưng qua lời Kinh Thánh, tôi muốn vạch rõ những phương pháp mà Sa-tan thực hiện giữa dân sự Đức Chúa Trời cả hai mặt áp bức và ám vào người đó.


1) Sự áp bức của Sa-tan: (Satanic oppression)

Khi nói cho người nhà Cọt-nây về Chúa Jêsus Phi-e-rơ đã nói cho họ biết: thể nào Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài.(Công-vụ 10:38).

Chữ ”áp bức“có ý nghĩa rất hay. Nó có nghĩa là “thực hành sự kiểm soát” hay ”cưỡng bức“. Sự áp bức nầy không do bên trong tạo ra, nhưng từ bên ngoài, và từ các lực lượng mạnh mẽ của Sa-tan.

Một trong những điều Sa-tan thường làm là nó đẩy các thánh đồ vào dưới những sức ép mạnh mẽ về tâm trí và tình cảm. Ngày nay bạn có thể nghe nói rất nhiều về loại áp bức nầy, nhưng tôi tin chắc rằng một số Cơ-đốc nhân không cần phải sống dưới sức ép ấy. Người ấy sẽ được giải thoát khỏi điều đó mặc dù sức ép ấy vẫn tồn tại chung quanh họ. Đây là lý do tại sao trong Ê-phê-sô 6:10 khuyên chúng ta Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài., và phải mặc áo giáp của Đức Chúa Trời.

Trong (II Côr 10:3-5 ) cũng nói đến trận giao tranh liên quan đến sự kiểm soát tâm trí của tín đồ 3 Vì chúng tôi dầu sống trong xác thịt, chớ chẳng tranh chiến theo xác thịt. 4 Vả, những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy: 5 nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ.

Tại sao Đức Chúa Trời nói những điều nầy, nếu Sa-tan qua những quyền lực gian ác của nó, không liên tục tấn công tấm lòng và tâm trí của tín đồ để áp đặt họ dưới quyền lực của nó? Có thể có áp lực trong công việc của nhà thờ, của gia đình và các lý do khác. Vì khônh ý thức được nguồn gốc thật của sự lo lắng của mình hay có lẽ vài biến cố bất ngờ xảy đến mà chúng ta thường đổ lỗi cho người khác, nhưng nhiều lần đây là những gì mà Sa-tan thường đưa đến để đẩy chúng ta vào dưới sức ép của nó.

2) Vài ví dụ về áp lực của Sa-tan:

Cách đây không lâu, tôi nhận được một bức thơ của một giáo sĩ rất thân. Ông cho biết ông đã được đắc thắng quyền lực của Ma quỷ ở một xứ còn bán khai. Chẳng hạn, ông thuật lại ông bị mất giấy thông hành, và ông nói thêm: ”lúc đầu tôi bối rối, vì Sa-tan muốn hủy bỏ hình ảnh của Đấng Christ ở trong tôi, tuy nó chẳng liên hệ gì đến giấy thông hành của tôi. Khi tôi nhận thức ra điều đó đến từ Sa-tan và tôi tuyên bố đắc thắng nó, thì tôi tìm lại được giấy thông hành“. Ông cũng kể thêm vài chuyện khác, mà ông nói rằng Sa-tan đưa đến gây áp lực đè nặng tâm trí của ông. Đề cập đến điều nầy ông nói: ”Từng phút một tôi tìm thấy sự đắc thắng trong Đấng Christ, và rồi những điều khác tan biến đi”.

Trong Danh Chúa Jêsus chúng ta có thể đạt lấy sự đắc thắng Sa-tan bất cứ lúc nào, vì nó là kẻ thù đại bại, (Hêb 2: 14; Côl 2:15). Chúng ta phải chống cự Sa-tan trực tiếp trong Danh Chúa Jêsus và nhận lấy sự che chở cho chúng ta trong quyền năng huyết báu của Chúa Jêsus. Tôi bị rơi vào những áp lực nầy trong nhiều năm. Có lúc, để tìm sự an ủi, tôi lái xe ra vùng quê tìm sự thanh tịnh để nói chuyện cùng Đức Chúa Trời, và dĩ nhiên sau đó sự đè nặng nầy rời khỏi.

Thế rồi, một ngày nọ tôi ý thức rằng sự đè nặng nầy đến từ Sa-tan. Tôi cũng biết được cách đắc thắng nó nhờ lời Đức Chúa Trời, nên bây giờ tôi không cần lái xe ra ngoại ô giống như những năm về trước. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi sự sáng để thấy rằng những lực lượng hùng hậu của Sa-tan đã đem sự đè nén nầy đến hầu tìm cách kiểm soát tâm trí của tôi .


3) Sa-tan ám vào người nào:


Sau khi Sa-tan đã thành công trong việc làm áp lực trên Cơ-đốc nhân, thì nó sẽ tiến đến giai đoạn thứ hai là ám vào hay chiếm hửu người đó. Công việv nầy làm cho chúng ta chú ý đến câu Kinh Thánh Lu-ca 6:18 Những kẻ mắc tà ma khuấy hại cũng đều được lành. Chữ “khuấy hại” cần được lưu ý ở đây.

Trong Công-vụ 5:16 cũng nhắc lại điều nầy:Dân sự ở các thành lân cận cũng lũ lượt kéo tới thành Giê-ru-sa-lem, đem đến những người đau ốm và kẻ bị tà ma khuấy hại, thì hết thảy đều được chữa lành.khuấy hại” trong tiếng Hy-lạp có nghiã là “ám vào”,”nhập vào”, nói lên một sự tấn công mạnh mẽ của Sa-tan ở trên một người. Thí dụ ở Ma-thi-ơ 12:44 sẽ giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề nầy. Mặc dù con người ở đây là người chưa được cứu, khi quỷ bị đuổi ra khỏi người đó, nó tìm một chỗ khác cư trú, nhưng chẳng tìm được nơi nào. nó bèn trở lại con người trước kia nó từng kiểm soát, và thấy rằng con người nầy không được Đức Thánh Linh chiếm hữu (nhà cũ vẫn còn trống), nên nó đi rủ thêm bảy quỷ dữ khác nhập vào người nầy. Chúng nó sấn đến như một cơn nước lụt và nơi đầu tiên mà nó tấn công chính là tâm trí con người.


4) Sa-tan tấn công tâm trí Cơ đốc nhân :

Lực lượng của Sa-tan cũng tấn công tâm trí Cơ-đốc nhân. Nó làm cho chúng ta nghi ngờ, đặc biệt là nghi ngờ sự nhơn từ, sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Thay vì chúng ta có tâm trí của Đức Chúa Trời và tâm trí của Đấng Christ thì thình lình chúng ta bắt đầu suy nghĩ về những tư tưởng do Ma quỷ gợi ý. Một tâm trí bị Sa-tan chiếm hữu luôn luôn nghĩ xấu về Đức Chúa Trời.

Chúa dạy chúng ta cách xa lánh điều nầy:Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, (Phi-líp 2:5).


Như chúng ta đã học biết trong II Côr10:4 khả năng tư tưởng của một Cơ-đốc nhân có thể bị ma quỷ ảnh hưởng. Nhưng chúng ta đọc kỹ sẽ thất rằng Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn cho chúng ta những khí giới để đánh đổ các lý luận và mọi sự tự cao nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời. Bạn có hiểu điều nầy không?


Đây không những chỉ về tư tưởng của những người chưa được cứu mà còn là tư tưởng của những người được cứu vì lắm khi họ đã để cho ma quỷ áp đặt những tư tưởng xấu về Đức Chúa Trời trong tâm trí họ .


5) Vài phương pháp tấn công của Sa-tan:

Hãy xem một số biểu hiện mà Satan cố gắng tấn công vào tâm trí Cơ-đốc nhân có lẽ phương pháp phổ thông nhất là làm cho họ LO LẮNG, BẤT AN.

Thay vì chúng ta có được sự bình an của Đức Chúa Trời vốn vượt quá sự hiểu biết và gìn giữ tình cảm của chúng ta trong sự thăng bằng đúng đắn cũng như suy nghĩ phải lẽ, thì chúng ta lo lắng.

Mới đây có vài người viết thư cho tôi nói rằng: ”Đâu phải chỉ có một mình ông có sự lo lắng, tôi cũng lo nữa“. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã giúp đỡ tôi để nếu tôi có lo lắng thì tôi không quan tâm đến nó. Thay vì lo lắng, tôi có sự bình an của Đức Chúa Trời, nó sẽ đẩy lùi mọi sự lo lắng. Tuy nhiên bẫy của Sa-tan là làm thế nào để nhấn mạnh đến sự lo lắng và qua đó nó chiếm hữu tâm trí của Cơ-đốc nhân .

Một phương pháp khác của Sa-tan là khiến chúng ta BẤT MÃN TRONG MỌI HOÀN CẢNH của đời sống thay vì thỏa lòng. Phao-lô nói trong Phi-líp 4:11 Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy.

Nói cách khác, cũng có những lúc ông không thỏa lòng, nhưng ông đã biết sử dụng sức lực của Đức Chúa Trời để đắc thắng quyền lực của Sa-tan. Thế rồi, chúng ta vẫn thấy có tinh thần lằm bằm trong vòng Cơ-đốc nhân. Có rất nhiều người luôn luôn nhìn vào mặt trái của vấn đề. Dĩ nhiên điều nầy có tác dụng rất mạnh mẽ trên một số người nào đó, nhưng Sa-tan sẽ làm mạnh mẽ trong lòng chúng ta nếu nó muốn kiểm soát tâm trí ta .


Khi đương đầu với sự thật nầy, có người biện hộ:”Ồ đó là bản tánh của tôi, tánh của tôi như thế đấy“. Chúng tôi đồng ý nhưng cũng nói thêm rằng Sa-tan đang hành động qua bản tánh của họ. Đừng bao giờ đổ lỗi cho bản tánh của mình. Khi Chúa Jêsus chịu chết, bản tánh cũ đã bị đóng đinh bởi Ngài. Trong kinh nghiệm hằng ngày bạn phải treo nó luôn luôn trên thập tự giá, và chỉ có một mình Chúa Jêsus mới làm điều nầy cho bạn mà thôi, và rồi bạn sẽ sống bằng bản tánh của Ngài.


TƯỞNG TƯỢNG HÃO HUYỀN


là một dụng cụ khác của Sa-tan. Nó thích làm cho chúng ta tưởng rằng có một người nào đó ghen ghét mình. Cách đây không lâu, khi nói chuyện với một bà chưa tin Chúa, bà ấy nghĩ rằng Đức Chúa Trời ghét bà Chắc Chắn là Sa-tan chiếm hữu tâm trí bà, nhưng có nhiều Cơ-đốc nhân cũng tưởng tượng theo cách ấy. Đó là sự tưởng tượng của Sa-tan .


Một sự lường gạt khác của Sa-tan là nó LÀM CHO CON CÁI ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ TƯ TƯỞNG XẤU VỀ NGƯỜI KHÁC. Phương pháp thông thường của nó là làm cho chúng ta bị lệ thuộc vào những động cơ sai lầm cùng với những hành động của những điều đó. Điều nầy cũng mở đường cho trí tưởng tượng hão huyền.


Có vài tư tưởng bất khiết, dường như nó làm rối loạn tâm trí ta. Vào một đêm nọ, có một người đến gõ cửa nhà chúng tôi lúc ấy vào khoảng một giờ sáng. Tôi thức dậy và nhận ra đó là một người đàn ông quen biết, ông ta đứng ở cửa, đôi mắt lấm lét và khuôn mặt tái nhợt. Tôi mời ông vào nhà nhưng ông ta không chịu và nói ”Anh Epp ơi, xin giúp tôi, xin anh giúp tôi”. Rồi ông nói một hồi những lời thô bỉ mà tôi chưa từng nghe kể từ ngày tôi tin Chúa đến nay. Thình lình tôi nhìn thẳng vào mặt ông ta và nói:”Ông bạn ơi, ông có biết Sa-tan đang chiếm hửu tâm trí mình không ?”. ”Vâng, tôi biết”. Ông đáp.


Chúng tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời ban sự đắc thắng, người đàn ông nầy được giải cứu. Ông bình tỉnh trở lại và khuôn mặt ông hồng hào. Ông ta đứng dậy và nói: Anh Epp ơi, cám ơn anh rất nhiều, đó là tất cả những gì tôi cần. Đây là trường hợp đặc biệt. Chắc nhiều người không bị như thế, nhưng lại bắt đầu bằng những tư tưởng bất khiết, những điều nầy cũng đến từ Sa-tan .


Chúng ta thường chạm trán những vấn đề sau đây, trong đó có một số chúng ta đã thảo luận: Lo lắng, ưu tư, phàn nàn, tưởng tượng viễn vông, những ý tưởng gian ác, giận dữ, gắt gỏng, nghi ngờ, cuồng tín hay nổi xung, tinh thần chỉ trích, tinh thần trả thù, sợ hãi, đau khổ hay gây gổ, thiếu kiên nhẫn, dễ cảm xúc, kiêu ngạo, hay phản đối người khác, tà giáo, lừa dối, ghen tị và các điều khác.


SỰ KIỂM SOÁT CỦA SA-TAN.


Sa-tan có thể kiểm soát hoặc chế ngự một Cơ-đốc nhân đến mức độ nào? Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta xem thử Kinh Thánh nói gì về con người. Theo I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23, thì con người gồm có thân thể, linh hồn và tâm linh, con người là một tam vị nhất thể (trinity).


Cũng nên nhớ lại hình ảnh của một đền thờ trong thời cựu ước, nó gồm có ba phần: Hành lang, nơi thánhnơi chí thánh. Trong I Côr 3:16, Thánh Linh dạy rằng: Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?. Chữ “đền thờ”ở đây có nghiã là nơi chí thánh, là chỗ thánh khiết nhất. Trong Tân ước có một chổ khác, chữ “đền thờ” có nghiã là toàn thể cái đền thờ. Theo câu Kinh Thánh nầy, Đức Thánh Linh cư ngụ trong tâm linh của Cơ-đốc nhân .Không một con Quỷ nào có thể chiếm được phần này, vì Đức Chúa Trời chẳng bao giờ lià khỏi chổ đó: ”TA SẼ CHẲNG LIÀ NGƯƠI, CHẲNG BỎ NGƯƠI ĐÂU”. Như thế, đền thờ của người Do-thái và Cơ-đốc nhân có mối tương quan như sau: Nơi chí thánh tương đương với linh hồn, và hành lang tương đương với thân thể.


Chúng ta cần đi xa hơn để hiểu rằng không phải đợi cho đến khi nơi chí thánh bị xâm phạm mới gọi là làm cho đền thờ bị ô uế. Trong thời gian Chúa Jêsus thi hành chức vụ trên đất, người Giu-đa đã đem bò, chim, bồ câu vào hành lang đền thờ và biến nơi ấy thành chỗ đổi bạc. Chúa Jêsus đuổi họ ra và nói rằng:”Đừng biến nhà cha ta thành chỗ buôn bán“. Họ đã làm ô uế toàn thể đền thờ bằng cách làm ô uế một phần của đền thờ. Đây là lý do vì sao mỗi phần trong một Cơ-đốc nhân phải đầu phục Đức Chúa Trời. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi đọc Rô-ma 12:1 Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.” Hoặc một chỗ khác: Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời.(I Côr 6:20 ).


Không những phần tâm linh, mà phần thân thể cũng phải hướng về Đức Chúa Trời nữa. Ngài muốn chiếm hữu chúng ta trọn vẹn linh hồn, thân thể và tâm linh, vì nếu một phần bị ô uế thì tất cả đều bị ô uế.


SA-TAN ĐƯỢC PHÉP KIỂM SOÁT ĐẾN MỨC ĐỘ GIỚI HẠN


Bất kỳ Sa-tan hoặc quỷ sứ của hắn đều không thể chiếm những gì được Đức Chúa Jêsus và Thánh Linh của Ngài chiếm hữu. Nhưng nó có thể kiểm soát những lãnh vực của đời sống chúng ta chưa dâng hiến cho Chúa Jêsus. Chúng ta có thể chứng kiến đời sống của một người được cứu, trong đó phần tâm linh được Đức Thánh Linh cai trị, và Ma quỷ không bao giờ kiểm soát được phần nầy. Con người chưa được cứu thì ma quỷ kiểm soát toàn vẹn đời sống họ.


Trong trường hợp của Cơ-đốc nhân, nếu người ấy dâng linh hồn và thân thể mình đầu phục Đức Chúa Trời trọn vẹn, người ấy được đầy dẫy Đức Thánh Linh, thì ma quỷ không thể chiếm hữu phần nào được .Đó là lý do vì sao chúng ta phải đầy dẫy Đức Thánh Linh .Khi chúng ta dâng hiến toàn vẹn đời sống mình cho Chúa chiếm hữu, thì Sa-tan không thể nào chạm vào chúng ta được.


Có vài thí dụ cụ thể trong Kinh thánh cho chúng ta thấy những người là tín đồ nhưng không đầu phục sự kiểm soát của Thánh Linh cách trọn vẹn.

Trong I Côr 5:5, Phao-lô dẫn chứng trường hợp của một người loạn luân đã đem lại sự sỉ nhục cho Danh Đấng Christ. Thân thể của người ấy đã bị Sa-tan sử dụng vào mục đích đồi bại, vô luân, vì thế vị sứ đồ đã nói: rằng, một người như thế phải phó cho qu Sa-tan, để hủy hoại phần xác thịt, hầu cho linh hồn được cứu trong ngày Đức Chúa Jêsus.(The Spirit may be saved in the day of the Lord Jesus).

Sự trừng phạt người nầy thật nghiêm minh, nhưng người âý vẫn được xử lý và được phép của sự tha thứ trước mặt Đức Chúa Trời và con người. Vì thế, trong II Côr Phao-lô khuyên các tín đồ nên nhận người ấy trở lại mối thông công trong Hội thánh (2 Côr 2:5-11).

Trong 1 Côr 3:16-17 nêu lên nguyên tắc thực hành điều nầy: 16 Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao? 17 Vì có ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ phá hủy họ; vì đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là đền thờ.

Nếu sử dụng thân thể cách sai lầm là làm ô uế nơi hành lang của đền thờ, thì nơi chí thánh cũng bị ô uế Đức Chúa Trời sẽ không bỏ qua điều nầy đâu. Trong nguyên nghĩa chữ “LÀM Ô UẾ” và “PHÁ HỦY “là một chữ. Cả câu nầy được dịch là như sau: ”Nếu người nào làm hư đền thờ của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ làm hư người ấy”, hoặc”Nếu ai phá hỏng đền thờ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời sẽ phá hỏng người ấy”. “PHÁ HỦY “không có nghiã là thủ tiêu hay làm cho người ấy chết.

Chúng ta có thể tìm thấy ví dụ khác trong Công vụ 5. Trước mặt các sứ đồ, A-na-nia đã nói dối, Phi-e-rơ chận đứng lời nói nầy bằng cách hỏi: ”Hỡi A-na-nia, sao anh để Sa-tan xâm chiếm lòng anh, xui anh nói dối Đức Thánh Linh?” Đây là hình ảnh của một người bị Sa-tan chiếm hữu trong giây lát, nếu người ấy đầy dẫy Đức Thánh Linh chắc sẽ không nói dối. Bất cứ người nào không đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ có chỗ trống cho Sa-tan hành động.


Trong đời sống của Phi-e-rơ, có một lúc ông bị Sa-tan kiểm soát, và bị Chúa quở trách. Câu chuyện nầy được chép trong Ma-thi-ơ 16:22. Sau khi Chúa Jêsus báo trước về sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài, thì “Phi-e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!

Rõ ràng là Phi-e-rơ không ý thức được sự nguy hiểm của lời mình nói. Ông đã tìm cách ngăn trở toàn bộ chương trình cứu chuộc mà Đức Chúa Trời đã hoặch định trước khi con người sa ngã.

Chúa Jêsus lại bảo Phi-e-rơ: ”Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta.“ (Mat 16:23)

Lúc bấy giờ Sa-tan chiếm hữu tâm trí và ý nghĩ của Phi-e-rơ và đã nói qua môi miệng của ông. Hãy chú ý trong lời quở trách, Chúa không nói: ”Ớ Phi-e-rơ, hãy lui ra đằng sau ta”. Sa-tan đã nói qua môi miệng của Phi-e-rơ nên chúng ta thấy khác với lời nói được Đức Chúa Trời bày tỏ.


Chắc hẳn Phi-e-rơ không bao giờ quên bài học nầy, và từ đó về sau Sa-tan cũng không thể kiểm soát Phi-e-rơ ở mức độ ấy. Trong bức thư gởi cho hội thánh Ê-phê-sô, ông nói: và đừng cho ma quỉ nhân dịp.(Ê-phê-sô 4:27). Lời cảnh cáo nầy mang ý nghiã là chúng ta không nên dành riêng một nơi chỗ, hay một khoảng trống nào cho Sa-tan cả. Trong đời sống chúng ta có nhiều chỗ cần phải đầu phục Đức Chúa Trời, dù biết hay không biết, vì thế chúng ta phải canh chừng luôn và không để chổ nào cho ma quỷ.


Cám ơn Đức Chúa Trời, ma quỷ hay bất cứ sứ giả nào của nó cũng không thể kiểm soát hoàn toàn đời sống của một Cơ-đốc nhân, vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong người ấy. Nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng để cho ma quỷ có một chỗ trống nào, vì nó sẽ lấy chỗ trống ấy làm bàn đạp để chiếm những phần trong đời sống chúng ta chưa đầu phục Đức Chúa Trời. Một tín đồ không thể nào để cho ma quỷ kiểm soát mình ở mức độ như nó kiểm soát người chưa tin Chúa. Nó chỉ có thể làm áp lực hay làm cho chúng ta mất sức chống cự ở một vài lãnh vực trong đời sống chúng ta. Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời, sự đắc thắng ở một bên chúng ta, ở bất cứ giây phút nào. Chúng ta chỉ cần đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Chương sau sẽ giải nghiã rõ ràng hơn cách chiến thắng ma quỷ.



bottom of page