top of page

ĐỨC CHÚA TRỜI (hay ĐẤNG THƯỢNG ĐẾ)

Hung Tran

Mar 17, 2023

Tín Lý Căn Bản- Millard J. Erickson
(Bài Học Về Đức Chúa Trời)

ĐỨC CHÚA TRỜI (hay ĐẤNG THƯỢNG ĐẾ) -

Sự bao la bát ngát của vũ trụ khiến cho ta phải nghĩ về một Đấng Tạo Hóa Tòan năng, về trật tự và kế họach nhiệm mầu, cũng như về sự hiện hữu của một nhà lập pháp đầy khôn ngoan. Thế nhưng, ai đã dựng nên Đấng Tạo Hóa ấy ?

Trí óc chúng ta cảm thấy bấn lọan và không đủ sức khi phải tìm hiểu và công nhận sự hiện hữu của một Đấng vốn là hằng hữu. Đấng ấy là Đức Chúa Trời, là Thượng Đế, là Đấng vĩnh hằng, là nguồn cội của mọi sự tốt lành.

I. Sự Thực Hữu của Đức Chúa Trời

1/ – Sự Thực hữu của ĐCT được xác nhận.

Trong Kinh Thánh không hề thấy có chỗ nào tìm cách chứng minh sự thực hữu của ĐCT thông qua những chứng cứ hình thức. Chỉ biết rằng, sự thực hữu này được công nhận như một chứng cứ hiển nhiên, một sự tin tưởng tự nhiên của con người.Kinh Thánh mời gọi lòai người đi vào con đường của đức tin để nhận biết sự thực hữu của Thượng Đế.

- Hêb. 11/ 6 là điểm khởi hành mà KT dạy để đi vào mối tương giao giữa lòai người và ĐCT.

Còn cái ý niệm của con người muốn tự dùng sức riêng để hiểu biết ĐCT, thì hòan tòan xa lạ với Kinh Thánh.

- 1 Sử ký 28/ 9 : nhận biết ĐCT trên cơ sở giả định (nếu có người nói  « tôi biết vị mục sư ấy », điều đó hẳn không có ý nói là « tôi biết rằng vị mục sư là thực hữu...)

- Thi thiên 14 : nói rằng không có ĐCT, thì hẳn không phải ngụ nói là ĐCT không thực hữu, mà chỉ muốn nói rằng một khi vắng mặt ĐCT, con người trở nên sa đọa và phạm nhiều điều gớm ghiếc .

2/ - Những tranh luận chung quanh sự thực hữu của ĐCT .

Những luận cứ chẳng tranh thủ hay thuyết phục được ai : Luc 16/ 31.

a) tranh luận về sự sáng tạo .

- Sáng. 1/ 1 : lý trí cũng cho ta thấy rằng tòan cõi thiên nhiên vũ trụ phải có một sự khởi đầu (Ban đầu....Đức Chúa Trời)

Người ta ước tính là con số những giải ngân hà tạo nên bầu vũ trụ là khỏang 500.000.000.000.000 (năm trăm triệu triệu) ; con số ấy bắt đầu từ đâu và thế nào vậy ? (người ta không thể giải thích về sự sống của một con gà mái hay một quả trứng mà không có ĐCT, vậy mà trong lúc đó lại cứ muốn giải thích mọi thứ khác).

b) tranh luận về sự cuối cùng .

Hãy xem chiếc đồng hồ : nó phải có một người sáng chế và nó được sáng chế ra để chỉ giờ giấc. Cũng vậy, thế giới phải có một đấng sáng tạo và một số phận chung kết: Gióp 37 /5 – Thi thiên 139/ 6

c) tranh luận về bản tánh con người .

Con người mang hai bản tánh : vật chất và tinh thần (hay thuộc thể và thuộc linh) .

Triết gia Kant đã nói :"Có hai điều làm linh hồn tôi trăn trở e sợ : đó là những bầu trời đầy sao bên trên đầu tôi, và cái định luật tinh thần hiện có trong tôi».

d) tranh luận dựa theo lịch sử .

Tòan bộ lịch sử Thánh Kinh khải thị về ĐCT trong lịch sử nhân lọai : Thi thiên 75/ 7 – Đan. 2/ 21, 5/ 21.

Nhóm Tin Lành Anh Giáo nhận định rằng sự thất bại của Armada Bách chiến bách thắng (1588) là do kết quả của một sự can thiệp thiên thượng. Việc định cư tại Bắc Mỹ của những đám dân tị nạn Tin Lành đã giải cứu lục địa này thóat khỏi số phận của Nam Mỹ , nhờ đó giải phóng và đưa thế giới về với nền sinh họat dân chủ.

3/ - Sự thực hữu của ĐCT bị phủ nhận

Thuyết vô thần tuyệt đối không công nhận sự thực hữu của Thượng Đế , và kẻ vô thần luôn mang nặng ‘khát niệm’ về bằng chứng. Thế nhưng, chẳng khó khăn gì để tìm ra được 100 Cơ-đốc nhân có thể hân hoan làm chứng, với gương mặt sáng rỡ, về cuộc đời được đổi mới do Phúc Am mang lại.

Thử hỏi có một người vô thần nào mạnh dạn nói được như thế, hân hoan làm chứng được như thế , về sự đổi mới cuộc đời do học thuyết vô thần đem đến chăng ?

II.- Bản tánh Đức Chúa Trời

1/ - ĐCT là Thần Linh . Giăng 4/ 24 ĐCT là Thần (một thần linh) ...

Ngài không phải chỉ là « một sức mạnh », « một uy lực », mà là một đấng có bản tánh và thân vị hẳn hòi .

2/– Thần linh là gì ?

- Luc 24/ 39 : Đó là một thực thể vô hình, phi phàm , theo cái nhìn bình thường của chúng ta. Chúng ta sống và phát triển trong một thế giới hữu hình, vật chất, và vốn có sẵn. Còn ĐCT thì lại là một thực thể khác biệt.

- Sáng.1/ 27 : Nói rằng lòai người được dựng nên theo ảnh tượng Thượng Đế, thì phải hiểu rằng đây là theo ảnh tượng thuộc linh của Ngài, chứ không phải ảnh tượng thuộc thể.

3/ - Những biểu hiện của ĐứcChúa Trời.

a) Chẳng bao giờ có ai thấy được ĐCT . Giăng 1/ 18 - 1 Ti-mô-thê 6/ 16 – Xuất 33/ 18 - .

b) ĐCT tự tỏ mình dưới những hình thức thấy được :

b1. Sáng 22/ 11 - 12 Ap-ra-ham nhìn thấy thiên sứ ĐCT, mà cũng chính là ĐCT. Sáng 18/ 17 và 22.

b2. Xuất 33/ 11 Môi se nhìn thấy hình Đức Giê-hô-va Dân 12/ 8.

b3. Ê-sai 6 Ê-sai nhìn thấy một biểu hiện của ĐCT.

b4. Giăng 12/ 41 nói rằng đây là sự hiện thấy về biểu hiện của Đấng Christ .

4/ - Dung hoà các quan điểm trên .

Nhìn vào trong gương, bạn có thể nói « tôi thấy gương mặt tôi », hoặc « tôi chẳng bao giờ thấy gương mặt tôi ». 

a) Chẳng hề có ai nhìn thấy ĐCT, theo đúng bản thể và trong tính chất vô hình của Ngài.

b) Những người trong Kinh Thánh đã nhìn thấy những biểu hiện "nhân tính" của ĐCT Giăng 14/ 9 (qua những tình cảm, sự thánh khiết... của Ngài ) vì theo Côl 1/ 15, Hêb. 1/ 3 , thì "sự chói sáng" của nhân tính Ngài cho phép chúng ta nhìn rõ phản ánh và hình ảnh của thiên thượng.

Như vậy, mọi mưu toan ý định mô tả ĐCT đều thật rất xa rời thực tế.

c) Sự hiểu biết trung thực về ĐCT vượt xa phạm vi trí năng và ngôn ngữ loài người : nghĩa là sự hiểu biết đó chỉ có thể đến qua sự khải thị của Thánh Linh (Ê-phê-sô 1/ 17)

Lý trí một lúc nào đó bắt buộc phải nhường bước cho đức tin đề nhờ đó con người có thể đến với ĐCT (Hêb. 11/ 6).

III. Thân vị Đức Chúa Trời .

Giê-rê-mi 10/ 10 - 16 – 1Tês. 1/ 9

ĐCT không phải là một thân vị vô nhân tính. Ngài có những thuộc tánh rõ ràng được KT mô tả tỉ mỉ . Ngài không cần mang lấy một hình hài thuộc thể để có được một thân vị. Ngài chỉ cần thể hiện những tình cảm, một ý chí và một sự thông sáng là đủ rồi.

Và mục đích của chương học này là chứng minh rằng ĐCT là "một ngôi vị “.

1/ - Ngài là Đức Chúa Trời Hằng Sống

Ngài tự phân biệt mình với các hình tượng, vì chúng chỉ là "những đồ vật" chứ không phải "con người ". ĐCT có sự sống. Không ai có thể tạo được sự sống.

Sự kiện ĐCT là hằng hữu mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống chúng ta. Ngài có thể nghe, thấy, hiểu, biết, hành động ...

Như thế, Ngài có tư cách và năng lực để quan tâm can thiệp vào những công việc của loài người cũng như những vấn đề khó khăn của họ. Ma-thi-ơ 10/ 30 - 31.

Cần bổ sung tính từ "đích thực " vào với tính từ "hằng sống". Và để hiểu biết chân lý về ĐCT, thiết tưởng cần nghiên cứu một cách có hệ thống những thuộc tánh của Ngài.

Có một điều quan trọng cần phải xét tới : sự hiểu biết về mỗi thuộc tánh của Ngài có liên hệ ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Những người có nhu cầu tìm hiểu có thể được mời gọi tham gia giáo trình nghiên cứu này bằng cách tự hỏi xem có thể qua đó rút ra được điều gì bổ ích cho kế hoạch thực tiễn của đời sống mình.

ĐCT trong mối quan hệ với thiên nhiên vũ trụ : những thuộc tánh tích cực :

- Những thuộc tánh của ĐCT cho chúng ta hiểu biết về các phương diện khác nhau của bản tánh Ngài .

a) Tính Toàn tại (vô sở bất tại) của ĐCT

ĐCT ở khắp mọi nơi : Thi thiên 139/ 7 - 10. Ngài không bị hạn chế bởi không gian.

Ngài có mặt khắp mọi nơi mọi chỗ, trong suốt toàn cõi thiên nhiên vũ trụ.

Tuy nhiên, cần hiểu thêm rằng sự hiện diện của ĐCT ở mọi nơi không phải lúc nào cũng có cùng một mức độ và cùng một cách biểu hiện như nhau : Ê-sai 66/ 1. Chẳng hạn như, sự hiện diện của ĐCT « nơi Trời cao » luôn mặc lấy một sự vinh hiển và hào quang không thể đem so sánh với sự tỏ mình ra của Ngài trên đất.

Ngày nay, ngoại trừ trong Hội Thánh Hợp nhất của Ngài, ĐCT không còn tỏ mình trong cõi trần gian nói chung chưa đầu phục Ngài, như cách Ngài tỏ mình trong thiên nhiên vũ trụ.

Qua bài học về tính vô sở bất tại của ĐCT, Bạn có rút ra được điều gì bổ ích cho cuộc sống của mình chăng ?

b) Tính Toàn năng (vô sở bất năng) của ĐCT

ĐCT làm được mọi sự . Chẳng có gì quá khó cho Ngài Sáng. 18/ 14.

Tính toàn năng này được bày tỏ trong thiên nhiên (Thi thiên 33/ 6 - 9), trong cuộc sống của tất cả mọi người đến với Ngài (Gia-cơ 4/ 12 - 15), nơi các thiên thần ,và trên Sa-tăng để bắt phục nó dưới uy quyền của Ngài (Hêb.1/ 13 - 14 – Gióp 1/ 12).

Cần đặc biêt lưu ý rằng ĐCT không bao giờ dùng bất cứ một thuộc tính nào của Ngài để gây tổn thương cho người khác. Ngài luôn sử dụng quyền lực vô hạn vô biên của Ngài dựa theo ý chỉ, sự công bình, thánh khiết và sự khôn ngoan của Ngài .

Qua tính toàn năng của ĐCT, Bạn có học được điều gì bổ ích cho cuộc sống mình chăng ?

c) Tính Toàn tri (vô sở bất tri) của ĐCT

ĐCT biết mọi sự : 1 Giăng 3/ 20.

Ngài biết điều gì xảy ra ở mọi nơi, và trong mỗi người. Sự hiểu biết vô hạn của Ngài trải khắp trong thiên nhiên vũ trụ , và trên khắp các nẻo đường của loài người : Châm ngôn 5/ 21.

Ngài biết rõ từng lời nói , từng vấn đề , từng tội lỗi, từng niềm vui và nỗi buồn của tất cả mọi người. Ngài thấu hiểu từng chi tiết vụ việc. Ngài nằm rõ cả quá khứ, hiện tại và tương lai. "Cha các ngươi biết" Ma-thi-ơ 6 /8. Oi, thật yên ủi và phước hạnh thay!

d/- Sự Thánh khiết của ĐCT. Ê-sai 6/ 3

Ngài tuyệt đối trong sạch, trong Ngài không có một vết nhơ nào : Phục truyền 23/ 14.

Sự thánh khiết của ĐCT đựợc bày tỏ qua :

- sự căm ghét tội lỗi : Phục truyền 25/ 16

- thực hành những điều gì xét thấy công bình, chân thực , trong sáng : Châm ngôn 15/ 9

- tránh xa tội nhân : Ê-sai 59/ 1 - 2

Vậy, cần phải được thanh tẩy để đến được cùng ĐCT. Tội lỗi phải được xưng ra và được thứ tha xóa bỏ, nếu không thì không ai có thể đến gần ĐCT. Do đó, phải đặt niềm tin vào dòng huyết báu của Đấng Christ. .

- sự hình phạt dành cho tội nhân không hối cải, ăn năn : Sáng. 6 / 5 - 7.

e) Tình Yêu thương của ĐCT : 1 Giăng 4/ 8

Kinh Thánh không chỉ nói rằng ĐCT có lòng yêu thương, mà còn nói ĐCT chính là Tình Yêu Thương, bởi vì bản tánh Ngài vốn là yêu thương.

Thật là điều kỳ thú khi đề cập đến đức tánh yêu thương này của ĐCT ngay sau khi học về tính thánh khiết của Ngài. Thực vậy, dù tội lỗi phải tránh xa ĐCT, song chính Ngài lại không quản ngại gian lao mệt nhọc đi tìm những con người ô tội để cứu vớt họ.

Tình Yêu Thương là gì ?

- là niềm vui được phục vụ vì hạnh phúc và an sinh của người mình yêu mến : 1 Giăng 3/ 16 - 17

Đức Chúa Trời yêu thương ai ?

- Con Ngài là đối tượng đời đời của tình yêu Ngài : Mat. 3/ 17

- những kẻ bởi đức tin được kết hợp với Con Ngài : Giăng 16/ 27. ĐCT dành cho họ một tình yêu đặc biệt như tình yêu đối với Con Ngài : Giăng 17/ 23

- thế gian và toàn thể nhân lọai : Giăng 3/ 16

- đặc biệt là tội nhân : Rô-ma 5/ 6- 8

Tình Yêu này được thể hiện thế nào ?

- qua sự quan tâm chăm sóc các nhu cần của những kẻ Ngài yêu : Phục truyền 32/ 9 - 12.

- qua việc giúp họ vui hưởng những điều tốt lành : Hêb. 12/ 6 - 11.

- qua sự ban cho một sinh tế để làm giá cứu chuộc những kẻ Ngài yêu : 1 Giăng 4/ 9 - 10 : "...tình yêu của ĐCT đã được bày tỏ cho chúng ta trong chính Con Ngài ..."

- qua sự tha thứ tội lỗi : Ê-sai 55/ 7

- qua sự gọi chúng ta là con cái của Ngài : 1 Giăng 3/ 1 "Hãy xem tình yêu Cha ban cho chúng ta là lớn lao dường bao ..."

f) Sự Công Bình của ĐCT

Thi 145/ 17 : đây là đức tính hướng dẫn làm điều công chính.

Sự Công Bình của ĐCT được thể hiện thế nào ?

- qua việc Ngài yêu điều công chính và ghét sự gian ác : Thi 11/ 7

- qua sự bảo vệ và giải cứu dân sự Ngài : Thi 98/ 1 - 3

- qua hình phạt đúng mức dành cho tội lỗi không chịu được xoá bỏ trong quá trình ăn năn :

Xuất 9/ 27 ..." Đức Giê-hô-va là công bình. Còn trẫm và dân sự trẫm đã phạm tội... "

- qua sự ban thưởng xứng đáng :

2 Tim. 4/ 8 : "Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta ; Chúa là quan án công bình "

- qua sự giữ các lời hứa : Nêh. 9/ 7 - 8

- qua sự tha thứ tội lỗi cho kẻ chịu ăn năn hối cải : 1 Giăng 1/ 9 "Nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta...."

g) Lòng Thương Xót của ĐCT

Từ này trong tiếng Hi bá lai đôi khi còn được dịch là lòng trắc ẩn : nghĩa là một thái độ nhân từ được thể hiện khi đứng trước những người đau khổ và những tội nhân : Thi 103/ 8 "Đức Giê-hô-va là đấng giàu lòng thương xót, chậm nóng giận và đầy sự nhân từ."

- đối với những kẻ kính sợ và yêu mến Ngài :

Xuất 20/ 6 "sẽ thương xót (hoặc làm ơn) đến ngàn đời ....."

- đối với những ai quyết tâm từ bỏ và xưng tội mình ra :

Châm ngôn 28/ 13

- đối với những ai đem lòng tin cậy nơi Ngài :

Thi 32/ 10 "Nhưng người nào tin cậy Đức Giê-hô-va, sự nhân từ Ngài vây phủ người ấy."

- tạo điều kiện giúp kẻ có tội ăn năn để quay trở về con đường chính :

2 Phi-e-rơ 3/ 9 "Chúa không chậm trễ ...."

- thể hiện qua hành động giải cứu :

Phi-líp 2/ 27 "Nhưng ĐCT đã thương xót người .... ».

h) Sự Thành Tín của ĐCT

1 Cô. 10/ 13 "Không có sự cám dỗ nào quá sức anh em đâu ..."

Nếu xét theo nghĩa tầm nguyên của từ ngữ, thì sự thành tín là đức tánh ở một người xứng đáng được người khác nương dựa và tin cậy . Vậy theo nghĩa trên, và dựa theo tinh thần của Kinh Thánh, thì ĐCT là một đấng mà chúng ta có thể đặt lòng tin cậy nơi Ngài.

Sự Thành Tín của ĐCT được thể hiện :

- qua sự giữ lời hứa :

Phục truyền 7/ 9 "ĐCT thành tín luôn giữ sự giao ước và lòng nhân từ của Ngài...."

- qua sự bảo vệ che chở những kẻ hầu việc Ngài :

Thi 89/ 21 - 27 "Tay ta sẽ nâng đỡ người ...."

- qua sự củng cố sức mạnh cho những kẻ đã được Ngài cứu :

2 Tês. 3/ 3 "Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững ..."

- qua sự đặt giới hạn cho những thử thách đến với con cái Ngài :

1 Cô. 10/ 13 "Chẳng có sự cám dỗ nào ...."

- qua sự quở phạt những kẻ lầm đường lạc lối :

Thi 119/ 75 "Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn."

- qua tính không hề thay đổi của Ngài :

Gia-cơ 1/ 16 - 17 "Mọi ân điển tốt lành và sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao......, trongNgài chẳng có sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào... "

IV. Sự Hiệp nhất của Đức Chúa Trời

1° - Xác định tính hiệp nhất của ĐCT

Có nhiều tôn giáo dường như muốn giới thiệu đấng Thượng Đế hay đấng thiêng liêng riêng của mình.

Phải chăng ta nên coi việc đó như là điều không quan trọng, và nghĩ rằng những vị Thượng Đế này đều có giá trị, và với tinh thần cởi mở phóng khoáng, ta nên chấp nhận hết cho rồi ? Hãy xem câu trả lời chính thức của Kinh Thánh : Ê-sai 4/ 10 - 11, 44/ 6, 45/ 5.

Chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi : Gia-cơ 2/ 19.

Đây là ĐCT được khải thị qua Kinh Thánh. Ngoài Ngài, không có đấng nào khác. Chúa Giê-su là người giúp ta hiết biết Đức Chúa Trời. Chỉ qua Chúa Cứu Thế Giê-su , chúng ta mới đến được cùng ĐCT (Giăng 14/ 6). Không có phương cách nào khác, cũng chẳng có sự khải thị nào khác, ngoài Chúa Giê-su.

Câu hỏi : phải chăng các tôn giáo có lý khi mỗi tôn giáo đưa ra một đấng thượng đế nào đó để mọi người tôn thờ, dĩ nhiên là theo cách riêng của mình ?

Câu trả lời là : KHÔNG

1 Cô. 8/ 4 - 6 : Ngoài ĐCT Hằng Sống, Chân thực, Độc nhất vô nhị, thì trong thế gian này không còn có sự thực hữu của bất kỳ đấng linh thiêng hoặc thần tượng nào khác đáng để tôn thờ.

Câu hỏi : Loài người có tôn thờ các thần thánh nào khác không ?

Trả lời : 1 Cô. 10/ 20 : có, nhưng đây là những tà linh giả danh đội lốt linh thiêng để được người ta tôn thờ. Sa-tăng, với cuồng vọng được tôn thờ như ĐCT (Luc. 4/ 7) đã tìm ra cách khai thác sự thờ cúng hình tượng để bắt loài người phải thờ lạy mình. Tất cả mọi sự thờ lạy và chúc tụng dâng lên cho một đấng nào khác ngoài Đức Chúa Trời mà Kinh Thánh đã khải thị, đều bị coi là sự thờ lạy hình tượng (Khải. 19/ 10).

Kết luận : Giăng 1/ 18 : Chẳng bao giờ có ai nhìn thấy ĐCT, chỉ có Con Độc sanh của Ngài được nằm trong lòng Cha , đã giúp chúng ta hiểu biết ĐCT....

1 Tim. 2/ 5 : chỉ có một Đức Chúa Trời và một đấng trung bảo giữa ĐCT và loài người : đó là Giê-su Christ, Con Người .

2° - Đức Cha Trời Ba Ngơi

KT : Phục truyền 4/ 35 et 6/ 4.

Đấng Đời Đời, hay Đấng Tự hữu Hằng hữu : đó l danh xưng m ĐCT đ dng khi nĩi chuyện cng Mơi se , v danh xưng ny được mơt số bản dịch KT khc gọi l Đức Gi-hơ-va, hay Đức Gia-v.

"Đức Chúa Trời của chng ta" : trong tiếng H-bơ-rơ gọi l "Elohim", một danh từ mang số nhều.

" là Đức Chúa Trời có một không hai" : theo nghĩa đen là « Đức ChúaTrời Hiệp nhất »

Ở đây, chng ta cũng gặp một xc định kp : Đức Cha Trời l độc nhất vơ nhị ; song đây l một hiệp nhất thể.

Cũng hãy xem Sáng. 1/ 1 : "Đức Chúa Trời dựng nên ". Trong bản gốc, danh xưng ĐCT mang tính số nhiều : "Elohim". Động từ ‘dựng nên’ được dùng theo số ít : "bara". Đây là khái niệm kép về tính đơn vị và về tính số nhiều.

Hãy xem Sáng. 1/ 26, như một cơ sở dẫn chứng : ĐCT nói, trong tư cách số nhiều : "Chúng ta hãy làm ..." Ê-sai 6/ 8 "Chúa phán hỏi ...ai sẽ đi cho chúng ta ."

Cũng hãy xem Sáng. 3/ 22.

Làm sao ĐCT có thể vừa là ba, lại cùng lúc vừa là một ?

- ĐCT là thần. Những con số và ký hiệu thuộc về thế giới hữu hình, vật thể của chúng ta. ĐCT thuộc về một chiều kích khác, "là một nguồn ánh sáng mà con người không thể tiếp cận". ĐCT là vô hạn, còn chúng ta thì bị giới hạn.

Do đó, chúng ta rất cần phải hiểu rằng, vì sống trong chiều kích phạm vi trần gian, chúng ta chỉ có thể đến gần ĐCT bởi đức tin mà thôi.

Chỉ có một ĐCT duy nhất hiện hữu trong suốt cõi đời đời , và Ngài tự tỏ mình giữa loài người qua ba thân vị : Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh.

Sau đây là những khúc Kinh Thánh liên hệ đến ba thân vị thiên thượng : Mat. 3/ 13, 17/ 1 - 8 – Giăng 14/ 16, 14/ 26 – Mat. 28/ 19.





bottom of page