top of page
    ISOM CẤP 1 - Đời Sống Siêu Nhiên
    (Supernatural Living)

Hung Tran

Jul 29, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Tiến Sĩ A. L. Gill)



Mục sư Tiến Sĩ A. L. Gill và vợ, bà Joyce Gill được biết như là nhà truyền giáo quốc tế và là tác giả của trên 20 quyển sách và tài liệu giảng dạy có số bán hàng đầu trên thế giới. Một quyển trong các sách của ông, Lời Chúa Hứa Cho Mọi Nhu Cầu Của Bạn đã được bán ra trên bảy triệu số. Chức vụ lưu động của ông bà luôn luôn được minh họa bởi những dấu kỳ phép lạ cập theo và sự chữa lành siêu nhiên của Chúa trên khắp 60 quốc gia. Hãy viếng trang nhà của họ tại: www.gillministries.com.


(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

A2.1 Tìm Biết Dức Thánh Linh.

A2.2 Các Ân Tứ Của Đức Thánh Linh.

A2.3 Những Ân Tứ Lời Nói Của Thánh Linh.

A2.4 Các Ân Tứ Mặc Khải.

A2.5 Ân Tứ Quyền Phép Của Thánh Linh.

A2.6 Những Ân Tứ Chữa Bệnh.

A2.7 Đại Mạng Lệnh Và Sự Chữa Lành.

A2.8 Quyền Năng Chữa Lành Của Đức Chúa Trời.

A2.9 Nói Ra Lời Của Sự Chữa Lành.

A2.10 Sự Chuyển Giao Qua Sự Đặt Tay.





 




Phần 1: ĐỨC THÁNH LINH


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta sẽ nghiên cứu về các ân tứ của Đức Thánh Linh như một cách sống. Các ân tứ của Đức Thánh Linh không chỉ là những gì xảy ra sau bài hát tôn vinh và trước phần thông báo vào sáng Chúa Nhật mà đó chính là một cách sống. Khi chúng ta được tái sanh, chúng ta bắt đầu trở nên sống động trong tâm linh. Chúng ta có hồn và linh do đó, chúng ta là một người thuộc về linh. Mỗi ngày trôi qua trong cuộc đời, chúng ta được sống trong vương quốc của Thần Linh Siêu Nhiên của Đức Chúa Trời.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. NHẬN BIẾT ĐỨC THÁNH LINH


Đức Thánh Linh là một thân vị thật sự. Chúng ta phải nhận biết Ngài một cách riêng tư và mật thiết. Phao-lô đã viết về sự tương giao của Đức Thánh Linh (IICo 2Cr 13:14b).

A. Nếp sống mới.

Các ân tứ của Đức Thánh Linh đem đến một đời sống mới hoàn toàn cho các tín đồ đầy dẫy Thánh Linh. Cũng như Phi-e-rơ đã dám ra khỏi thuyền và bước đi trên mặt nước đến với Chúa Jêsus, thì chính chúng ta cũng nên bước ra khỏi nơi tiện nghi của cuộc sống tự nhiên mà bước đi trên mặt “nước thuộc linh”. Hằng ngày chúng ta phải sống trong Thánh Linh và vận dụng hết chín ân tứ siêu nhiên của Ngài.

• ISa1Sm 10:6 “Thần của Đức Giê-hô-va sẽ cảm động ngươi trong quyền năng rồi ngươi sẽ nói tiên tri cùng chúng, rồi ngươi sẽ được thay đổi thành một người khác.” (theo bản NIV).

• Eph Ep 1:19-20 “và biết quyền năng phục sinh của Ngài, dành cho những kẻ tin.“

B. Chúa Jêsus thi hành chức vụ bởi Đức Thánh Linh.

Theo Phi Pl 2:5, 8, khi Chúa Jêsus đến thế gian, Ngài đã đến như một con người, tự hạ mình xuống. Ngài đã tạm thời bỏ qua một bên mọi quyền hạn và đặc quyền của mình như là Đức Chúa Trời và đã sống trên đất này như một con người. Trong ba mươi năm đầu của cuộc đời Chúa Jêsus, không có phép lạ nào được chép lại. Theo Mác Mc 1:10, 11 khi Giăng làm báp-têm cho Ngài, Đức Thánh Linh đến đậu trên mình Ngài. Ngay lập tức các phép lạ bắt đầu xảy ra trong chức vụ của Ngài.

• Mac Mc 1:10 “Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Thánh Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bồ câu.”

Chúa Jêsus là một gương mẫu cho chúng ta, Ngài được xức dầu bởi Đức Thánh Linh, và khởi sự vận hành trong các ân tứ siêu nhiên của Đức Thánh Linh.

• LuLc 4:18 “Thần của Chúa ngự trên ta vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sau Ta đến để rịt lành cho những kẻ tan vỡ lòng; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do.”

C. Cũng quyền phép đó được dành cho chúng ta ngày hôm nay.

• Eph Ep 1:19-20 “Và biết quyền vô hạn của Ngài đối với chúng ta có lòng tin là lớn dường nào, y theo phép tối thượng của năng lực mình mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời.”

• RoRm 8:11 “Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em và khiến thân thể của anh em lại sống.” LuLc 24:49, Chúa Jêsus phán rằng: “Chúng ta phải được "mặc lấy” quyền phép từ trên cao.”

Giô-ên đã nói tiên tri rằng: “Sau đó, Ta sẽ đổ Thần Ta trên cả loài xác thịt, con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri, những người già cả các ngươi sẽ thấy chiêm bao, những kẻ trai trẻ các ngươi sẽ xem sự hiện thấy. Trong những ngày đó, dầu những đầy tớ trai và đầy tớ gái, Ta cũng đổ Thần Ta lên.“ (Gio Ge 2:28-29). Và trong LuLc 24:29, Chúa Jêsus phán rằng: “Các ngươi sẽ mặc lấy quyền phép từ trên cao.


II. BÁP TÊM BẰNG ĐỨC THÁNH LINH


• Giăng nói: “Phần ta làm phép báp-têm cho các ngươi bằng nước; song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài. Chính Ngài làm báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa.“ LuLc 3:16b).

• Chúa Jêsus phán, “Trong ít ngày các ngươi sẽ chịu phép-báp têm bằng Đức Thánh Linh.“ (Cong Cv 1:5). Điều đó là quyền năng để làm chứng nhân cho Ngài. Cong Cv 1:8 chép rằng “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các nguơi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.“

A. Bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần.

• Cong Cv 2:1-4 có chép “Đến ngày Lễ Ngũ Tuần môn đồ nhóm họp tại một chỗ. Thình lình, có tiếng từ trời đến như gió thổi ào ào đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.“ Phép lạ xảy đến trên môi miệng họ. Phi-e-ơ bày tỏ rằng.... “anh em sẽ được lãnh sự ban cho của Đức Thánh Linh.“ ( Cong Cv 2:38b).

B. Những người Sa-ma-ri cũng đã nhận lãnh món quà này.

• Cong Cv 8:14-17 “Các sứ đồ vẫn ở tại thành Giê-ru-sa-lem nghe tin xứ Sa-ma-ri đã nhận lấy đạo Đức Chúa Trời, bèn sai Phi-e-rơ và Giăng đến đó. Hai người tới nơi, cầu nguyện cho các môn đồ để họ có thể nhận lấy Đức Thánh Linh. Vì Đức Thánh Linh chưa giáng xuống trên một ai trong bọn đó. Họ chỉ nhân danh Đức Chúa Jêsus mà chịu phép báp-têm thôi. Phi-e-rơ và Giăng bèn đặt tay trên các môn đồ, thì đều được nhận lấy Đức Thánh Linh.“ Đó là một ân tứ. Chúng ta không phải làm việc để đạt được điều này.

C. Người Ngoại bang cũng được nhận lãnh món quà (sự ban cho) này.

• Cong Cv 10:44-46a có chép “Khi Phi-e-rơ đương nói, thì Đức Thánh Linh đã giáng trên mọi người nghe đạo. Các tín đồ chịu phép cắt bì, là những kẻ đồng đến với Phi-e-rơ đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại bang nữa. Vì các tín đồ có nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Đức Chúa Trời.“ Ngày nay, tất cả những gì chúng ta phải làm là nhận lãnh sự ban cho này.

D. Người Ê-phê-sô cũng nhận lãnh sự ban cho này.

• Cong Cv 19:2-6 “Người hỏi rằng: Từ khi anh em tin, có lãnh được Đức Thánh Linh chăng? Họ trả lời rằng: “Chúng tôi cũng chưa nghe nói có một Đức Thánh Linh nào“. Người lại hỏi: Vậy thì anh em đã chịu phép báp-têm nào? Họ đáp: Phép báp-têm của Giăng. Phao-lô bèn nói: Giăng đã làm phép báp-têm về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Đấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Đức Chúa Jêsus. Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn chịu phép báp-têm nhân danh Đức Chúa Jêsus. Sau khi Phao-lô đã đặt tay lên thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri.“


III. HÃY CẦU XIN SỰ BAN CHO CỦA ĐỨC THÁNH LINH


• LuLc 11:11-13 “Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà cho đá chăng? hay xin cá mà cho rắn thay vì cá chăng? Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Thánh Linh cho những ai xin Ngài sao!.“ Cha chúng ta ở trên trời luôn sẵn sàng ban ân tứ của Ngài cho chúng ta.

A. Sự nói tiếng lạ.

Dấu hiệu nói tiếng lạ luôn đi cùng với việc nhận lãnh sự ban cho của Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus phán rằng: “Này là dấu chỉ cho những ai có lòng tin... họ sẽ dùng tiếng mới mà nói.” (Mac Mc 16:17b) Phao-lô chép rằng: Ông nói được các thứ tiếng trên trời và thiên sứ (ICo1Cr 13:1a). Phao-lô đã giải thích rằng điều này đến bởi Đức Thánh Linh, qua tâm thần chứ không qua trí khôn của ông. Thiên sứ không bao giờ chấm dứt trong việc ngợi khen Chúa. ICo1Cr 14:14 “Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng trí khôn tôi lơ lửng.” RoRm 8:26-27 “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.” Chúng ta phải nhận lấy Lời Chúa và cầu nguyện trong Thánh Linh. Eph Ep 6:17-18 “Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời. Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ.”

B. Chúng ta phải khởi sự nói.

1. Khi chúng ta nhận lãnh sự đổ đầy Thánh Linh chúng ta phải khởi sự nói, không phải tiếng của xứ mình mà là các thứ tiếng khác

a. Cong Cv 2:4 “Hết thảy đều được đổ đầy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.”

b. Ở đây có hai phần: phần Đức Chúa Trời và phần Con Người.

2. Tất cả ngôn ngữ là những lời nói được tạo thành bởi sự nối kết của những âm khác nhau. Nếu Đức Thánh Linh cho chúng ta khả năng, hay cảm hứng nói như trong ngày Lễ Ngũ Tuần, chúng ta phải khởi sự nói, nhưng không phải bằng ngôn ngữ chúng ta biết. Cũng như các tín đồ đầu tiên, chúng ta phải khởi sự nói những âm thanh lớn tiếng.

3. Khi chúng ta bắt đầu hướng đôi mắt chúng ta nơi Chúa Jêsus, bởi đức tin chúng ta cầu xin và tiếp nhận báp-têm trong Đức Thánh Linh, chúng ta phải khởi sự nói. Chúng ta sẽ nói như họ đã làm trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Rồi Đức Thánh Linh sẽ bắt đầu ban cho chúng ta khả năng. Phần của chúng ta là khởi sự nói, Chúa sẽ luôn làm phần của Ngài và ban cho chúng ta khả năng. Trong giây phút của đức tin đó, phép lạ sẽ xảy ra trên môi miệng chúng ta. Hãy cầu nguyện như thế này:

Lạy Cha Thiên Thượng, Con cám ơn Cha vì món quà cứu rỗi của Ngài! Nhưng Cha ôi, con muốn có được mọi ân tứ mà Ngài dành cho con! Con muốn nhận ân tứ của Đức Thánh Linh! Con cần quyền năng của Thánh Linh trong đời sống con! Lạy Chúa Jêsus, con nài xin Ngài ban báp-têm Thánh Linh trên con! Con nhận lãnh ân tứ này trong đức tin! Ngay bây giờ, Cha ôi, con giơ cánh tay con lên trong sự ngợi khen Ngài. Con bắt đầu mở ra và lớn tiếng ngợi khen Ngài, nhưng không phải bằng ngôn ngữ mà con biết. Giống như trong ngày Lễ Ngũ Tuần, con sẽ khởi sự nói. Và khi con khởi sự nói, con tạ ơn Cha, Đức Thánh Linh sẽ ban cho con khả năng để làm điều này! Ngay bây giờ với cánh tay giơ lên trong sự ngợi khen Chúa, bạn hãy ngợi khen Ngài. Khởi sự nói bằng những lời thì thầm. Những dòng sông nước sự sống sẽ bắt đầu tuôn chảy ra từ bạn, khi Đức Thánh Linh bắt đầu đem đến cho bạn một sự hà hơi để nói ra lớn.


KẾT LUẬN


Mục Đích Của Ngôn Ngữ Thiên Đàng Này:

- Ngợi khen. ICo1Cr 14:15 “Vậy thì tôi sẽ làm thể nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn.”

- Cầu nguyện. Giu Gd 1:20 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình và nhơn Đức Thánh Linh mà cầu nguyện.” Cuộc sống bạn sẽ chưa bao giờ giống như vậy. Khi bạn ngợi khen Đức Chúa Trời và cầu nguyện trong Thánh Linh, những dòng sông nước sự sống siêu nhiên sẽ tiếp tục tuôn chảy trong bạn.


THẢO LUẬN NHÓM


Hãy dành thời gian cầu nguyện và giúp đỡ những ai chưa được báp-têm Thánh Linh trong nhóm của bạn. Ai đã nhận báp-têm Thánh Linh thì nên dành thời gian để cầu nguyện và ngợi khen Chúa bằng ngôn ngữ thiên đàng. Ghi tên những người vừa nhận báp-têm Thánh Linh trong suốt phần này, và khải đạo cho họ làm thế nào để tiếp tục sử dụng ân tứ này của Đức Thánh Linh (trưởng nhóm nên làm điều này).


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy tự nghiên cứu những câu Kinh Thánh và ghi theo cách riêng của bạn ở phần cuối mỗi dấu hiệu gì sẽ cặp theo và đã xảy ra theo sau những người nhận được báp-têm bằng Thánh Linh Công Cv 2:1-4; Công Cv 8:14-40; Công Cv 10:44-46; Công Cv 19:2-6; Mac Mc 16:17; ICo1Cr 14:14





 




Phần 2: CÁC ÂN TỨ CỦA ĐỨC THÁNH LINH


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần một, chúng ta đã nhận lãnh ân tứ của Đức Thánh Linh và khởi sự nói tiếng lạ. Khi điều đó xảy ra, chúng ta đã đi qua ngưỡng cửa đến cõi siêu nhiên. Khi bạn nhận báp-têm Thánh Linh và nói tiếng lạ, bạn bước vào địa hạt mới cõi sự siêu nhiên. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục học về Các Ân Tứ của Đức Thánh Linh.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ÂN TỨ.


Sứ đồ Phao-lô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các ân tứ Đức Thánh Linh đối với tất cả các tín đồ, ông viết: “Hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết về các sự ban cho thiêng liêng (các ân tứ thuộc linh)” (ICo1Cr 12:1).

A. Chín ân tứ được bày tỏ.

Phao-lô đã dạy về sự khác nhau về các hoạt động và những biểu lộ của mỗi ân tứ trong chín ân tứ Thánh Linh. ICo1Cr 12:4-10 “Vả các ân tứ khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có các hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người. Đức Thánh Linh bày tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung. Vả người này nhờ Đức Thánh Linh, được ban cho lời khôn ngoan, kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được ban cho lời tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người này được đức tin, cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ban ơn tứ chữa tật bệnh; người thì được làm phép lạ, kẻ thì được nói tiên tri, người thì được phân biệt các thần, kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng ấy.”

B. Cho hết thảy các tín đồ.

Hãy lưu ý Phao-lô đã dạy dỗ những những ân tứ nhằm làm ích lợi cho mọi người trong câu 7. Các tín đồ sẽ không được lợi ích trong đời sống họ theo như trong ý muốn của Đức Chúa Trời, trừ khi tất cả các ân tứ của Đức Thánh Linh được vận hành trong họ.

Phao-lô cũng đã dạy trong câu Kinh Thánh này là hết thảy chín ân tứ này được ban cho mỗi người. Câu Kinh Thánh này thật rõ ràng rằng mỗi người tin, bởi năng quyền siêu nhiên của Đức Thánh Linh mà mỗi tín đồ có thể và phải thực thi chín ân tứ này dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh

C. Hướng dẫn cách sử dụng các ân tứ giữa mọi người.

Mỗi tín đồ phải dự phần trong sự vận hành các ân tứ khi họ họp lại trong một buổi nhóm. Như mỗi phần trong thân đều được não bộ điều khiển, thì cũng vậy, mỗi tín đồ phải vận hành trong các ân tứ dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.

• ICo1Cr 12:11-12 “Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người. Vả như thân là một mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy.”

• HeDt 2:4 “Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng vớicác kẻ đó.” Điều quan trọng là chúng ta phải học lắng nghe Đức Thánh Linh.


II. ĐỘNG CƠ CỦA CHÚNG TA TRONG VIỆC VẬN HÀNH PHỤC VỤ QUA CÁC ÂN TỨ THÁNH LINH.


Mỗi người trong chúng ta phải có lòng ước ao, sốt sắng dư dật để mỗi chúng ta đều trổi bật trong sự vận hành tất cả những ân tứ mà Thánh Linh ban cho, không phải để chúng ta được khen ngợi, nhưng để Hội thánh được gây dựng.

• ICo1Cr 14:12 “Ấy vậy, vì anh em nôn nả ước ao các sự ban cho thiêng liêng, hãy tìm cho được tuyệt hảo dư dật đặng gây dựng Hội thánh.”

A. Để gây dựng Hội thánh.

1. Chúa Jêsus phán rằng Ngài sẽ xây dựng Hội thánh Ngài. Hội thánh Ngài được gây dựng, hoặc xây lên khi các ân tứ này vận hành. Thay vì ngu dốt không biết về các ân tứ này, chúng ta phải nghiên cứu, thực hành và tự huấn luyện mình trong việc sử dụng các ơn này, cho đến khi chúng ta đạt đến tiêu chuẩn hoàn hảo để vận hành tất cả mọi ân tứ.

2. Chúng ta phải ước ao cho các ân tứ của Đức Thánh Linh được vận hành cách tuyệt hảo trong đời sống chúng ta. Khi có một nhu cầu trong đời sống của người ta hoặc trong thân thể Đấng Christ, chúng ta phải tìm kiếm để vận hành trong ân tứ tốt nhất là ân tứ có thể đáp ứng cho nhu cầu ấy một cách hiệu quả nhất.

• IPhi 1Pr 4:10 “Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp đỡlẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ ân điển muôn mặt của ĐứcChúa Trời.”

B. Hãy sốt sắng ước ao nhận được các ân tứ Thánh Linh.

• ICo1Cr 12:31 “Hãy ước ao cho được những ân tứ tốt nhất. Bây giờ, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tuyệt hảo hơn.” Con đường tuyệt hảo hơn để vận hành trong các ân tứ này là trong đức tin, hy vọng và tình yêu đã được mô tả trong chương 13. Các ân tứ này vận hành bởi đức tin, sẽ mang đến niềm hy vọng tươi mới cho Hội thánh và cho cuộc sống những người xung quanh. Chúng ta phải luôn luôn được thúc đẩy bởi chính tình yêu của Chúa cho những người khác chứ không phải bởi lòng kiêu ngạo riêng của mình.

C. Nhen lại các ân tứ.

1. IITi 2Tm 1:6 “Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ân tứ của Đức Chúa Trời đã ban cho mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta.”

2. RoRm 1:11 “Thật vậy tôi rất mong mỏi đến thăm anh em, đặngchuyển giao sự ban cho thiêng liêng cùng anh em, để cho anh em được thiết lập vững vàng.” Bởi sự đặt tay của Phao-lô mà sự vận hành và hoạt động các ân tứ Đức Thánh Linh đã hành động trong đời sống Ti-mô-thê. Bấy giờ, tùy nơi Ti-mô-thê phải nhen lại do các ân tứ này, cháy bừng trong đời sống và trong chức vụ ông. Bởi làm như vậy, chúng ta cũng sẽ sống và bước đi trong Thánh Linh.

3. GaGl 5:25 “Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước đi theo Thánh Linh vậy.”


III. BA LOẠI ÂN TỨ.


Chín ân tứ Thánh Linh là công cụ quan trọng cho chức vụ của mỗi tín đồ. Để hiểu rõ hơnvề chức năng của chín ân tứ và chúng vận hành trong mỗi đời sống mình như thế nào, chúng ta chia làm ba loại, mỗi loại gồm ba ân tứ, đó là:

A. Ân tứ được linh cảm qua môi miệng (Nói Ra).

Những ân tứ được linh cảm môi miệng (ân tứ lời nói) là những sự biểu lộ của Đức Thánh Linh nói ra cách siêu nhiên với chúng ta hay qua chúng ta. Khi điều này xảy ra, các tín đồ được làm cho mạnh mẽ, được khích lệ và được an ủi, nhưng không bao giờ đặt họ dưới sự định tội. Ba ân tứ thuộc về môi miệng là Nói các tiếng lạ; Thông giải tiếng lạ ; Nói tiên tri.

B. Ân tứ khải tượng (nghe).

Ân tứ khải tượng được Đức Chúa Trời bày tỏ một cách siêu nhiên để nhận dạng bản chất, hoặc những hoạt động của các linh, hoặc khi Ngài bày tỏ tri thức hoặc sự thông sáng cho con cái Ngài cách siêu nhiên. Sự khải thị này đi vào tâm trí thông qua tâm hồn chúng ta trong hình thức suy nghĩ, ấn tượng, tình cảm, giấc mơ hay sự hiện thấy. Ba ân tứ khải tượng là: Sự nhận biết Thánh Linh (hoặc sự phân biệt giữa các linh) Lời nói tri thức; Lời nói khôn ngoan.

C. Ân tứ quyền phép (hành động).

Ân tứ quyền phép được Đức Chúa Trời khai phóng cách hiển nhiên qua đức tin và quyền phép siêu nhiên của Ngài để làm việc hoặc tuôn chảy qua chúng ta. Ba ân tứ quyền phép là:

1. Ân tứ đức tin.

2. Ân tứ chữa lành.

3. Phép lạ.


IV. NÓI TIẾNG LẠ: CON NGƯỜI TRÒ CHUYỆN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI HAY ĐỨC CHÚA TRỜI TRÒ CHUYỆN VỚI CON NGƯỜI.


Trong Kinh Thánh có sự khác biệt giữa sự bày tỏ tiếng lạ và ân tứ nói tiếng lạ cho hết thảy những ai đã nhận báp-têm Thánh Linh, qua đó sứ điệp được giảng ra cách siêu nhiên cho các tín đồ. Người này ca ngợi, người kia cầu nguyện, kẻ khác thì rao truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời trong ngày Lễ Ngũ Tuần, hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói (Cong Cv 2:4).

A. Tiếng thiên sứ hay ngôn ngữ loài người.

Lời nói siêu nhiên có thể là ngôn ngữ trên trời hay tiếng thiên sứ (ICo1Cr 13:1), hoặc nó có thể được nói ra cách siêu nhiên bằng ngôn ngữ loài người mà người nói không biết, nhưng người nghe thì hiểu được.

• Công Cv 2:6, 8, 11b “Lúc tiếng ấy vang ra dân chúng đều chạy đến, ai nấy đều sững sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình. Chúng đều sợ hãi và lấy làm lạ mà rằng: Hết thảy người nói đó, há chẳng phải là người Ga-li-lê sao? Vậy thì chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ?”...Chúng ta nghe họ nói tiếng xứ mình đó là do bởi công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời.”

B. Nói tiếng lạ là ngợi khen Đức Chúa Trời.

Hết thảy tín đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh đều nói tiếng lạ là bằng chứng cho việc nhận báp-têm Thánh Linh, hằng ngày họ vẫn tiếp tục tôn vinh và ngợi khen Đức Chúa Trời bằng ngôn ngữ siêu nhiên mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Vì thế, họ nói lời mầu nhiệm trong tâm thần mình.

• ICo1Cr 14:2 “Vì người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu, ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm.” Chúng ta được gây dựng bởi việc nói tiếng lạ. Phao-lô nói rằng: “Kẻ nói tiếng lạ tự gây dựng lấy mình.” (ICo1Cr 14:4a)

C. Phao-lô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nói tiếng lạ.

Phao-lô chép rằng “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vìđã được ơn nói tiếng lạ nhiềuhơn hết thảy anh em.” (ICo1Cr 14:18). Phao-lô cũng đã chép rằng: “Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả...” (ICo1Cr 14:5a). Ở câu 39 Phao-lô lại nói “....đừng ngăn cấm về việc nói tiếng lạ.”

D. Nói tiếng lạ:

Một dấu hiệu cho những kẻ chẳng tin .Việc nói tiếng lạ là một trong những dấu lạ mà Chúa Jêsus đã nói. “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: lấy danh ta mà trừ quỷ, dùng tiếng mới mà nói.” (Mac Mc16:17). Khi các tín đồ giảng đạo hay chia xẻ Phúc-âm, thì việc nói tiếng lạ là một dấu hiệu siêu nhiên chứng nhận lời giảng cho những kẻ chẳng tin. Chúa Jêsus đã kết thúc với những lời dạy dỗ trong Mac Mc 16:20 “Và họ đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với họ, và lấy những điều này cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo.” Khi dấu hiệu siêu nhiên của sự nói tiếng lạ xảy đến trong ngày Lễ Ngũ Tuần, thì có ba ngàn người được cứu thêm vào số tín đồ. Nói tiếng lạ là cánh cửa để bước vào các ân tứ siêu nhiên của Đức Thánh Linh.


THẢO LUẬN NHÓM


Hãy chia xẻ quan điểm của bạn với một người khác trong bài học này về 9 ân tứ của Đức Thánh Linh đã được ban cho mỗi người” theo ICo1Cr 12:29-30. Chúng ta vận dụng ân tứ tốt nhất có nghĩa gì? Con đường tuyệt hảo hơn để vận hành trong các ân tứ của Đức Thánh Linh là con đường nào?


TỰ NGHIÊN CỨU:


I. Đọc RoRm 1:11, và IITi 2Tm 1:6 Làm thế nào bạn có thể “nhen lạiân tứ của Đức Chúa Trời cho bạn?

II. Bạn hãy viết định nghĩa riêng của bạn về chín ân tứ của Đức Thánh Linh.

1. Nói tiếng lạ.

2. Thông giải tiếng lạ.

3. Lời nói tiên tri.

4. Sự phân biệt các linh.

5. Lời nói tri thức.

6. Lời nói khôn ngoan.

7. Những ân tứ đức tin.

8. Ân tứ chữa lành.

9. Làm các phép lạ.





 




Phần 3: NHỮNG ÂN TỨ LỜI NÓI CỦA THÁNH LINH


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần này, chúng ta sẽ học cách làm thế nào vận hành trong các ân tứ lời nói của Đức Thánh Linh. Đó là: Ân tứ nói tiếng lạ, Thông giải tiếng lạ, và Nói Tiên Tri.


Các tiếng lạ chu cấp cho các tín đồ được đổ đầy Đức Thánh Linh bằng một ngôn ngữ cầu nguyện siêu nhiên.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. NÓI TIẾNG LẠ: NGÔN NGỮ SIÊU NHIÊN ĐỂ CẦU NGUYỆN.


Phao-lô đã viết, “Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy. Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng trí khôn tôi không có kết quả. Vậy thì tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện với sự thông hiểu, tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát với sự thông hiểu.” (ICo1Cr 14:13-15) Khi tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ trong Đức Thánh Linh, tôi bước vào một lãnh vực thú vị, đầy quyền năng và vô tận của sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện của tôi không bị giới hạn bởi sự thiếu hiểu biết của tôi đó là không kết quả. Khi tôi cầu nguyện theo tâm thần, thì Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện qua tâm linh tôi trong sự hiệp ý trọn vẹn, với ý muốn hiểu biết, tri thức và với sự khôn ngoan của Đức ChúaTrời. RoRm 8:26-27 “Cũng một lẽ ấy Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người, hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy.” Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Linh, chúng ta có thể chắc chắn rằng, chúng ta không cầu xin những điều trái lẽ. Gia-cơ chép “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ” (Gia Gc 4:3). Thông thường khi chúng ta cầu nguyện theo tâm thần, thì ơn Thông Giải Tiếng Lạ khởi sự vận hành, và chúng ta khởi sự cầu nguyện qua sự tỏ bày siêu nhiên “với sự hiểu biết”trong ngôn ngữ riêng của mình. Khi chúng ta cầu nguyện bằng tiếng lạ, chúng ta không còn cầu nguyện với sự hiểu biết lơ lửng của đức tin nữa hoặc cầu nguyện về các nan đề trong sự sợ hãi. Chúng ta hãy cầm gươm Thánh Linh là Lời Đức Chúa Trời và đang nhờ Đức Thánh Linh thường thườnglàm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. (Eph Ep 6:17b, 18a).

A. Đức Chúa Trời phán qua Ân Tứ Nói Tiếng Lạ .

1. Ân tứ lời nói sẽ luôn mang đến sức mạnh, sự khích lệ, và yên ủi thay vì kết án.

2. ICo1Cr 14:3 “Còn như kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi.”

B. Phải được suy xét.

1. Sứ điệp đến qua những ân tứ này có thể có một sự sai lầm vì qua công cụ là con người, và không bao giờ được phép xem là có cùng thẩm quyền như Lời Chúa trong Thánh Kinh, nhưng thay vào đó người nghe phải suy xét xem lời tiên tri đó có thật sự là sứ điệp đến từ nơi Đức Chúa Trời hay không.

2. ICo1Cr 14:29 “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét”.


C. Định nghĩa Ân Tứ Nói Tiếng Lạ.

Ân tứ nói tiếng lạ là một sự bày tỏ siêu nhiên qua môi miệng mà Đức Thánh Linh đã ban cho xử dụng giọng nói tự nhiên của chúng ta. Đức Chúa Trời phán với các tín đồ qua ân tứ này khi được xử dụng chung với Ân Tứ Thông Giải. Người tín đồ đang vận hành ân tứ này nói qua môi miệng của mình nhưng khônghiểu ngôn ngữ mà mình đang nói.

D. Thông giải các Tiếng Lạ .

1. Khi biểu lộ sự ngợi khen Chúa trong tiếng lạ thì không cần sự thông giải. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời phán cùng các tín đồ qua ân tứ nói tiếng lạ thì cần được thông giải bởi người rao giảng sứ điệp, hoặc bởi một người khác.

2. ICo1Cr 14:13 “Bởi đó kẻ nói tiếng lạ hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy.” Ân tứ thông giải tiếng lạ là sự bày tỏ siêu nhiên của Thánh Linh, nhằm giải thích cho người nghe hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ và sự diễn đạt sứ điệp bằng thứ tiếng khác. Sự thông giải tiếng lạ không phải là sự diễn đạt theo suy nghĩ hay cách hiểu của tâm trí mình. Nó được ban cho bởi Thánh Linh Chúa.

3. Sự thông giải tiếng lạ có thể đến với một tín đồ, là người mà Đức ChúaTrời muốn ban cho ân tứ thông giải, ngay lúc đó bằng một ý tưởng, một sự hiện thấy hay chỉ bằng những lời gợi ý. Khi chúng ta bước đi bởi đức tin và khởi sự nói, Đức Chúa Trời sẽ đổ đầy thêm lời nói trên môi miệng chúng ta cho đến khi hết thảy sứ điệp bằng tiếng lạ được thông giải và được rao giảng ra.


II. LỜI HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ÂN TỨ LỜI NÓI TRONG HỘI THÁNH.


Có sự lộn xộn trong việc sử dụng ân tứ lời nói trong Hội thánh Cô-rinh-tô. Phao-lô đã viết rõ ràng rằng nhiều người đã nói tiếng lạ cùng một lúc mà không có thời gian để thông giải tiếng lạ ra để cho mọi người hiểu. Điều này đã dẫn đến sự lộn xộn, ngay lập tức Phao-lô đã đưa ra lời hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng ân tứ lời nói trong một buổi nhóm của Hội thánh.

ICo1Cr 14:27 “Ví bằng có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là cùng, mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông giải.”ICo1Cr 14:19, 28 “Nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mà mình rao giảng trong Hội thánh, để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ. Nếu khôngcó ai thông giải, thì người đó phải làm thinh ở trong Hội thánh, mình nói với mình và với Đức Chúa Trời”

. Nếu sứ điệp được rao giảng bằng tiếng lạ, và không có sự thông giải thì sẽ dẫn đến sự lộn xộn. Nếu không có ai sử dụng ơn thông giải tiếng lạ, thì sứ điệp phải được rao như là một lời tiên tri hiểu được, chứ không bằng tiếng lạ. Do đó, người nói tiên tri sẽ có giá trị hơn cho Hội thánh. ICo1Cr 14:5 “Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội thánh được gây dựng”. Nói tiếng lạ xuất hiện nhiều trong Hội thánh Cô-rinh-tô, và tiếng lạ được dùng để ngợi khen Đức Chúa Trời trong suốt các buổi thờ phượng của Hội thánh. Phao-lô đã giải thích cho các tín hữu ở Hội thánh Cô-rinh-tô rằng ngợi khen Đức Chúa Trời trong tiếng lạ một cách riêng tư thì tốt hơn, nhưng khi họ cùng nhóm lại với nhau và Đức Chúa Trời muốn phán với họ qua ân tứ nói các tiếng lạ, thì họ nên rao giảng sứ điệp bằng tiếng lạ và sau đó để Đức Chúa Trời đem lời thông giải. Điều đó sẽ có giá trị lớn lao hơn bởi vì họ vừa nói trong ngôn ngữ của họ qua lời tiên tri.


III. ÂN TỨ NÓI TIÊN TRI.


Gio Ge 2:28 “Sau đó Ta sẽ đổ Thần Ta trên cả loài xác thịt, con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri....” ISa1Sm 10:6 (NIV) “Thần của ĐỨC GIÊ-HÔ-VA sẽ cảm động ngươi nói tiên tri cùng chúng, rồi ngươi sẽ hóa ra một người khác”. Ân tứ nói tiên tri là sự bày tỏ linh cảm cách siêu nhiên, tự phát trong một ngôn ngữ hiểu được, làm cho mạnh mẽ, nó gây dựng, khích lệ và yên ủi các anh em trong thân thể Đấng Christ. Ân tứ nói tiên tri là sứ điệp trực tiếp phát xuất từ Đức Chúa Trời sẽ gây dựng từng cá nhân hay toàn thể Hội thánh. Qua lời tiên tri chúng ta chỉ nói một phần chứ không phải toàn sự hiểu biết về Đức ChúaTrời. Phao-lô chép, “Vì chưng chúng ta hiểu biết một phần (chưa trọn vẹn), nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn (một phần thôi).” (ICo1Cr 13:9).

A. Ước ao được nói tiên tri.

Phao-lô chép: “Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương. Cũng hãy ước ao các sự ban cho thiêng liêng, nhất là sự ban cho nói tiên tri. Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội thánh được gây dựng. Ấy vậy, hỡi anh em, hãy trông mong ơn nói tiên tri...” (ICo1Cr 14:1, 5, 39a).

B. Lời nói tiên tri phải được suy xét.

ICo1Cr 14:29-32 “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét. Song, nếu một người trong bọn người ngồi, có lời tỏ sự kín nhiệm, thì người trước nhất phải nín lặng. Bởi vì anh em đều cứ lần lượt mà nói tiên tri được cả, để ai nấy đều được dạy bảo, ai nấy đều được khuyên lơn. Tâm thần của các đấng tiên tri suy phục các đấng tiên tri”.


IV. BẢY TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỜI NÓI TIÊN TRI.


A. Có phù hợp với Kinh Thánh không? GaGl 1:8 “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời truyền cho anh em một Tin Lành nào khác với Tin Lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị nguyền rủa”.

B. Bông trái từ đời sống của những kẻ nói tiên tri là gì?

Mat Mt 7:15-16a “Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng cácngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ trái nó mà nhận biết được”.

C. Có nhằm mục đích tôn vinh Đức Chúa Trời không?GiGa 16:13a, 14 “Lúc nào Thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh Ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các ngươi”. KhKh 19:10b “Ngươi hãy thờ lạy Đức Chúa Trời, vì sự làm chứng cho Đức Chúa Jêsus là đại ý của lời tiên tri”.

D. Có được ứng nghiệm không?

PhuDnl 18:21-22 “Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Làm sao chúng ta nhìn biếtđược lời nào là lời Đức Giê-hô-va không có phán? Khi kẻ tiên tri nhân danh Đức Giê-hô-va nói, ví bằng lời người nói không xảy đến và không ứng nghiệm, ấy là lời mà Đức Giê-hô-va chẳng có phán. Kẻ tiên tri đó bởi sự kiêu ngạo mà nói ra…”

E. Đem chúng ta đến gần, hay kéo chúng ta xa khỏi Đức Chúa Trời?

Phục 13:1, 2, 3;a “Nếu giữa ngươi có nổi lên một tiên tri hay là một kẻ hay chiêm bao làm cho ngươi một dấu kỳ hoặc phép lạ,..... nói rằng: ‘Ta hãy đi theo hầu việc cácthần khác mà ngươi chẳng hề biết’ thì chớ nghe lời của kẻ tiên tri …”.

F. Đem đến sự tự do hay xiềng xích?

RoRm 8:15a “Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ởtrong sự sợ hãi...”

G. Sự ấn chứng bên trong của Đức Thánh Linh là gì?IGi1Ga 2:20 “Về phần các con,đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh, thì đã biết mọi sự rồi.” Nếu là sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời thì sẽ được ấn chứng của Thánh Linh. Nếu sứ điệp không xác chứng những gì Đức Chúa Trời đã phán với tâm linh bạn, thì trước khi hành động, hãy đợi cho đến khi có sự xác chứng. Đừng để ai đó mà những người lãnh đạo thuộc linh của bạn không biết, nói tiên tri trên bạn mà không có người lãnh đạo của bạn suy xét lời nói tiên tri.


KẾT LUẬN


Nguyên tắc khi nói tiên tri: Hãy đợi đến khi bạn biết chắc rằng bạn đã nghe được tiếng Chúa. Hãy đợi thời điểm thích hợp của Chúa để nói ra lời tiên tri. Và cũng hãy chờ đợi sự dẫn dắt thuộc linh có khả năng suy xét lời nói tiên tri đó. Hãy nói tiên tri bằng giọng nói bình thường mà bạn có, bằng ngôn ngữ của người sống xung quanh bạn. Hãy tránh những cảm xúc quá khích và lặp đi lặp lại những lời xúc động.ICo1Cr 14:32 “Tâm thần của các tiên tri suy phục các đấng tiên tri”.

Đưa đến sự gây dựng, sự khuyên bảo và sự yên ủi: Trên hết thảy mọi sự chỉ tiếp nhận lời tiên tri nếu có sự ấn chứng trong tâm linh bạn. Hãy nhớ kỹ Phao-lô đã nói “Còn những kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi” ( ICo1Cr 14:3). Thật kỳ diệu làm sao khi ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn phán với con cái Ngài qua những ân tứ lời nói của Đức Thánh Linh!


THẢO LUẬN NHÓM.


Hãy chia ra thành những nhóm nhỏ và thực hành ân tứ lời nói của Thánh Linh qua việc nói tiếng lạ trong Đức Thánh Linh, và hãy để cho chính người đã nói ra tiếng lạ hoặc một người nào khác trong nhóm của bạn thông giải. Trong một nhóm nhỏ nếu bất kỳ người nào có sứ điệp nói tiên tri, hãy nên khích lệ để người đó bày tỏ sứ điệp của mình.


TỰ NGHIÊN CỨU:


1. Hãy liệt kê ba mục đích chính của việc nói tiên tri trong các buổi nhóm theo sách (ICo1Cr 14:3).

2. Ai sẽ là người suy xét lời nói tiên tri được ban ra, có phải là do từ nơi Đức Chúa Trời đến hay không?

3. Theo các phân đoạn sau đây trong Kinh Thánh, hãy viết ra những lời hướng dẫn việcsử dụng các ân tứ lời nói trong các buổi nhóm của Hội thánh:

ICo1Cr 14:27; ICo1Cr 14:19, 28; ICo1Cr 14:54. Theo sách ICo1Cr 14:1, 5, 39, thì ai nên nói tiếng lạ, ai thông giải và ai nói tiên tri?

5. Hãy viết theo cách riêng của bạn, sự chỉ dẫn mà bạn phải theo nếu bạn sắp nói ra những lời nói tiên tri.





 




Phần 4: CÁC ÂN TỨ MẶC KHẢI


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về các Ân Tứ Mặc Khải.

Ngày nay, Đức Chúa Trời đang phán và bày tỏ nhiều điều cho dân sự Ngài.Đức Chúa Trời luôn ban mặc khải cho con cái Ngài qua một trong ba ân tứ mặc khải của Đức Thánh Linh.

- Ân tứ Phân Biệt Các Linh.

- Lời Nói Tri Thức và - Lời Nói Khôn Ngoan là những công cụ hết sức quan trọng trong công tác hầu việc Chúa cũng như trong đời sống hằng ngày của hết thảy tín đồ.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. ƠN PHÂN BIỆT CÁC LINH.


Ân tứ này có lẽ là ân tứ cần thiết nhất trong các ân tứ của Đức Thánh Linh, nhưng nó đã bị quên lãng. Chúa Jêsus đã cảnh báo, “Vì nhiều Christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn” (Mat Mt 24:24). Chúng ta sẽ không bị dỗ dành nếu chúng ta học cách sử dụng ân tứ quan trọng này của Đức Thánh Linh. Từ “discerning” “phân biệt” ở đây thường bị nhầm lẫn với từ “discerment” “nhận biết”, và một số người đã gọi ân tứ này một cách sai lầm là “Ân tứ của sự nhận biết”.

Thật ra, sự nhận biết sáng suốt của con người chỉ là hoạt động trong phạm vi của trí tuệ, hoặc chỉ là một phần của tâm hồn. Trái lại, ân tứ này là sự ban cho siêu nhiên đến tâm linh chúng ta bởi sự mặc khải của Đức Thánh Linh. Tiếng Hy-lạp đã dịch từ “discerment” có nghĩa là “sự phân biệt rõ ràng”. Nhưng có lẽ sự mô tả chính xác hơn dành cho ơn này là lời lẽ được dùng trong Bản Dịch Mới Quốc Tế(NIV) “Sự phân biệt giữa các linh”.

A. Định nghĩa ân tứ Phân Biệt Các Linh .

Ân tứ nhận biết các linh là một sự hiểu biết thấu đáo siêu nhiên trong lãnh vực thuộc thế giới linh. Ân tứ này bày tỏ các loại linh đang ẩn núp đằng sau một con người, một sự việc, một hành động, hay một sứ điệp nào đó. Nói rõ hơn, đó là sự nhận biết trong linh khiến chúng ta nhận biết được nguồn gốc, bản chất, và hoạt động của một linh qua sự mặc khải siêu nhiên trong tâm linh bạn. Ân tứ phân biệt các linh sẽ tạo nên sự nhận biết rõ ràng và nhận dạng sự hiện diện của một linh nào đó. Bởi sự vận hành của ơn này, chúng ta sẽ nhận ra:

- Sự hiện diện của Đức Chúa Trời;

- Sự hiện diện và công việc của Đức Thánh Linh.

- Sự hiện diện và công việc của Thiên Sứ Thánh.

- Bản chất của linh hồn con người,

- Sự hiện diện của sa tan.

- Sự hiện diện và công việc của các tà linh.

B. Mục đích của ân tứ này.

1. Các thánh đồ bị trói buộc có thể được giải cứu

2. Nhận biết kế hoạch của Sa-tan

3. Tôi lỗi có thể được giữ khỏi vòng các thánh đồ

4. Phát hiện ra sự mặc khải giả dối

C. Các linh lừa dối.

ITi1Tm 4:1, 2 “Vả Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỷ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã chai lì.” IITi 2Tm 3:13 “Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm hơn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác, mà cũng lầm lạc chính mình nữa.”

D. Thử nghiệm các Linh.

E. Linh lẽ thật và linh sai lầm.


II. SA-TAN, MỘT THIÊN SỨ SÁNG LÁNG VÀ NHỮNG SỨ ĐỒ GIẢ CỦA NÓ.


Phao-lô đã cảnh cáo rằng: “Vì mấy người như vậy là sứ đồ giả, là kẻ làm công lừa dối, mạo chức sứ đồ của Đấng Christ. Nào có lạ gì, chính quỷ sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng. Vậy thì những kẻ giúp việc nó mạo làm kẻ giúp việc công bình cũng chẳng lạ gì,nhưng cuối cùng họ sẽ y theo việc làm” (IICo 2Cr 11:13-15). Ví dụ: Một đứa đầy tớ gái bị quỷ bói khoa ám. Khi đứa đầy tớ bị quỷ ám hay bói khoa theo Phao-lô và nói những điều tốt đẹp về Phao-lô, thì ông dùng ân tứ nhận biết các linh, nhận ra “linh bói khoa” trong đứa đầy tớ này, và ông xoay lại nói với quỷ rằng: “Ta nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ mà truyền mày ra khỏi người đàn bà này” (Cong Cv 16:16-18) Đuổi quỷ ra Chúa Jêsus phán rằng, những kẻ tin sẽ lấy danh ta mà trừ quỷ (Mac Mc 16:27).

Trong LuLc 10:19-20 “Chúa Jêsus đã ban quyền cho chúng ta giày đạp rắn, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chân, không gì làm hại các ngươi được.”


III. LỜI NÓI TRI THỨC.


Lời Nói Tri Thức là một sự mặc khải siêu nhiên của Đức Thánh Linh về những sự kiện nào đó thuộc quá khứ hay hiện tại về một người hoặc một tình huống mà chúng ta không thể nào nhận biết được qua tâm trí tự nhiên. Tri thức này đến trong tâm trí chúng ta từ tâm linh chúng ta. Nó thường cắt ngang những điều tự nhiên đang suy nghĩ trong tâm trí chúng ta. Nó sẽ chợt đến như một ý nghĩ, một từ nào đó, một cái tên, một cảm xúc, một ấn tượng, một khải tượng, hoặc như là một “sự hiểu biết từ bên trong”. Như một từ là một phần nhỏ của câu, thì Lời Nói Tri Thức là một phần nhỏ trong toàn bộ sự hiểu biết của Đức Chúa Trời về hoàn cảnh đó.

A. Mục đích của Lời Nói Tri Thức.

Sự hiểu biết” siêu nhiên này khi được mặc khải cách siêu nhiên cho các tín đồ sẽ giúp đỡ và góp phần hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời ở giữa con cái Ngài. Lời Nói Tri Thức sẽ mang vinh quang đến cho Đức Chúa Trời chứkhông phải cho con người. Nó giúp chúng ta hầu việc chính xác và hiệu quả. Lời Nói Tri Thức sẽ cảnh cáo những điều nguy hiểm sắp xảy đến, mang đến sự khích lệ, vạch trần tội lỗi, và giữ cho chúng ta “đi đúng hướng”trong đời sống và chức vụ hằng ngày.

B. Chúa Jêsus đã sử dụng Lời Nói Tri Thức (GiGa 5:19-20).

Làm thế nào chúng ta có thể làm việc lớn hơn Chúa Jêsus làm? Chìa khoá mấu chốt là học biết cách sử dụng những ân tứ mặc khải.

C. Gương của Phao-lô.

Phao-lô đã dùng Lời Nói Tri Thức khi ông “thấy” trong tâm linh mình rằng người què có đức tin ở thành Lít-trơ sẽ được chữa lành.

Công Cv 14:9 chép “Phao-lô chăm mắt lên trời, thấy ông ta có đức tin để chữa lành được, bèn nói lớn tiếng rằng: “ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chân lên”. Và người nhảy một cái rồi đi (Công Cv 14:9-10). Thường thì Lời Nói Tri Thức liên quan đến một cá nhân nào đó sẽ đến với chúng ta, khi chúng ta nhìn vào mắt hay chạm vào người họ. Chìa khóa để học biết điều này là chúng ta phải học cách lắng nghe Đức Thánh Linh, và bởi đức tin. Hãy mong đợi ân tứ này được vận hành.


IV. LỜI NÓI KHÔN NGOAN.


- Ân tứ Lời Nói Khôn Ngoan là sự mặc khải siêu nhiên bởi Đức Thánh Linh ban cho tín đồ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời để tiếp tục một chuỗi hoạt động dựa trên sự hiểu biết tự nhiên hoặc siêu nhiên.

- Lời nói khôn ngoan mặc khải chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời trên đời sống và chức vụ của chúng ta. Nó cũng khải thị những gì thuộc về ý định của Đức Chúa Trời được thực hiện ngay lập tức, trong một thời gian ngắn, trong tương lai gần hoặc xa.

- Lời Nói Khôn Ngoan mặc khải những gì mà một cá nhân hay tập thể nên làm và làm thế nào để tiếp tục làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

- Lời Nói Khôn Ngoan thường vận hành và tuôn tràn cùng với Lời Nói Tri Thức. Lời Nói Khôn Ngoan không phải do khôn ngoan tự nhiên mà có được. Nó chỉ là một phần chứ không hẳn mọi sự. Phao-lô chép “Vì chưng chúng ta hiểu biết chỉ một phần, nói tiên tri cũng chỉ một phần.” (ICo1Cr 13:9). Cũng như Lời Nói Tri Thức, Lời Nói Khôn Ngoan thường làm gián đoạn sự suy nghĩ tự nhiên khi nó chợt đến trong tâm linh chúng ta. Nó sẽ đến như một ấn tượng, hoặc một khải tượng mà trong đó chính chúng ta sẽ thấy mình trong tâm linh đang làm việc gì trước khi chúng ta thật sự làm việc đó trong hiện tại.

- Ân tứ Lời Nói Tri Thức và Lời Nói Khôn Ngoan vận hành mật thiết với nhau, thật khó mà tách rời chúng ra được. Một bên là mặc khải các sự kiện cách siêu nhiên còn một bên lại sẽ cho chúng ta sự khôn ngoan để biết chúng ta phải làm gì đối với các sự việc đó. Gương Chúa Jêsus: Khi Chúa Jêsus dạy dỗ người đàn bà tại môt cái giếng, bởi Lời Tri Thức Ngài đã biết rõ rằng người đàn bà này đã có năm đời chồng, còn người mà bà hiện có chẳng phải là chồng bà. Theo ý tưởng thông thường trong thời đó, người đàn bà này phải bị đem ra ném đá cho đến chết. Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã nhận được một Lời Khôn Ngoan để làm thế nào dạy bảo người đàn bà và nhiều người khác cách hiệu quả để họ được cứu (GiGa 4:19-29).

Khi Chúa Jêsus nghe nói bạn của Ngài là La-xa-rơ đương đau, bởi Lời Nói Tri Thức mà Ngài biết rằng La-xa-rơ đã chết. Nhưng qua Lời Khôn Ngoan Ngài phán rằng “Bệnh này không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời hầu cho con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng danh” (GiGa 11:4). Và trong câu 14 Chúa Jêsus bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: “La-xa-rơ chết rồi”. Do Lời Khôn Ngoan mà Chúa Jêsus biết nên làm gì và nói gì. Ngài đã biết hoãn cuộc hành trình của Ngài đến Bê-tha-ni để gọi La-xa-rơ ra khỏi sự chết, mặc dù người ta đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày, và sau đó Ngài phán cùng Ma-thê rằng “Anh ngươi sẽ sống lại” (GiGa 11:23). Gương Phi-e-rơ và những người khác. Phi-e-rơ đã chuẩn bị đi đến nhà Cọt-nây, mặc dù ông ấy không phải là người Do-thái, vì ông đã được Đức Chúa Trời mặc khải trước bằng Lời Nói Tri Thức khi ông đang ở trên mái nhà của Si-môn, người thợ thuộc da ở thành Giốp-bê. Ông đã nhận được một lời tri thức khác khi Đức Thánh Linh phán cùng ông rằng: “Kìa có ba người đương tìm ngươi..” Khải tượng này được tiếp tục với Lời Khôn Ngoan là “Vậy hãy đứng dậy, xuống mà đi với họ, chớ hồ nghi vì ta đã sai họ đó”(Công Cv 10:19-20).

Bởi Lời Khôn Ngoan, A-na-nia đã được sai đi lên Đường Ngay Thẳng đến nhà Giu-đa đặng đặt tay trên mình Phao-lô. A-ga-bus đã được báo trước về nạn đói sẽ xảy ra và về việc Phao-lô bị cầm tù. Phao-lô cũng đã được báo trước về một cơn bão sẽ ập đến và tàu sẽ bị chìm. Ân tứ mặc khải chuẩn bị cho chúng ta cho chức vụ hầu việc Chúa có kết quả. Ân tứ mặc khải chuẩn bị cho chúng ta đón những điều sẽ xảy đến trong tươnglai và chúng sẽ cứu mạng sống chúng ta. Trong những loạt bài học về ân tứ quyền năng, chúng ta sẽ thấy được làm thế nào ân tứ mặc khải khai phóng Ân Tứ Đức Tin và việc làm của Phép Lạ, và làm thế nào chúng hỗ trợ nhau trong những Ân Tứ Chữa Lành.


THẢO LUẬN NHÓM.


Hãy thảo luận những đặc điểm của các linh khác nhau, có thể có trong bất kỳ hoàn cảnh hay trong một buổi nhóm, và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết giữa các linh, với Linh của Đức Chúa Trời? Hãy cho vài ví dụ. Khi chúng ta nhận biết các linh giả đang làm việc, chúng ta đối phó với chúng như thế nào? Theo GiGa 14:12 Làm thế nào những tín đồ trong Đấng Christ có thể làm những việc lớn hơn Đấng Christ đã làm? Làm thế nào để Lời Nói Khôn Ngoan vận hành cùng với Lời Nói Tri Thức?


TỰ NGHIÊN CỨU:


Hãy nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh sau và tóm tắt những ân tứ đã được dùng trong mỗi đoạn, chúng được liên hệ với nhau như thế nào? GiGa 4:5-26; Công Cv 10:1-23; Công Cv 14:6-18.





 




Phần 5: ÂN TỨ QUYỀN PHÉP CỦA ĐỨC THÁNH LINH


LỜI GIỚI THIỆU


Những ân tứ quyền phép là những biểu hiện quyền năng của Đức Chúa Trời đang hành động qua chúng ta qua Ân Tứ Đức Tin, việc làm của Phép Lạ và Ân Tứ Chữa Lành. Cả những ân tứ lời nói và ân tứ quyền phép đều liên hệ mật thiết với những ân tứ mặc khải của Đức Thánh Linh, đang khi những ân tứ này tuôn tràn và vận hành cùng với nhau. Vì lý do này, nên điều quan trọng là mỗi tín đồ cần phải được huấn luyện, khích lệ để vận hành trong tất cả chín ân tứ của Đức Thánh Linh.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. ÂN TỨ ĐỨC TIN.


Ân Tứ Đức Tin là một đức tin siêu nhiên trong một thời điểm và cho một mục đích đặc biệt. Đó là một ân tứ quyền năng để giúp bạn hoàn tất một công tác nhất định cho dù hoàn cảnh như thế nào trong một thời gian đặc biệt. Khi cần thiết Đức Chúa Trời sẽ ban Ân Tứ Đức Tin để bạn đủ khả năng thực hiện một công tác đặc biệt ngay lập tức hay trong một thời điểm rất gần. Khi đó Lời Nói Khôn Ngoan sẽ hướng dẫn cho chúng ta biết làm thế nào để hoàn thành một công việc, nó sẽ khởi động cùng với Ân Tứ Đức Tin để cho chúng ta dạn dĩ thực hiện công việc theo ý muốn mà Đức Chúa Trời đã hoạch định.

A. Nhận lãnh Ân Tứ Đức Tin.

Ân tứ này được nhận lãnh bởi sự vận hành của những ân tứ mặc khải. Đức tin siêu nhiên sẽ đến trên những tín đồ khi Lời Nói Khôn Ngoan bày tỏ quyền phép của Đức Chúa Trời sắp bày tỏ ra. Đức tin siêu nhiên sẽ khai phóng, làm chúng ta dạn dĩ hành động theo sự mặc khải mà chúng ta vừa mới nhận lãnh.

B. Ân Tứ Đức Tin được bày tỏ.

Thông thường Ân Tứ Đức Tin bao gồm trong sự vận hành của ân tứ làm các Phép Lạ và Ân Tứ Chữa Lành. Nó có thể được bày tỏ bởi nói ra một mệnh lệnh đầy uy quyền. Chúa Jêsus đã từng phán cùng cơn bão rằng “Hãy yên đi, lặng đi!”, và Ngài lớn tiếng kêu tại mồ của La-xa-rơ rằng: “Hỡi La-xa-rơ hãy ra! ”. Khi nhận được một sự mặc khải về những gì Đức Chúa Trời muốn làm qua Lời Nói Khôn Ngoan, thì Chúa ban Ân Tứ Đức Tin cho các tín đồ để giúp họ làm trọn công tác. Đức Tin đặc biệt này được bày tỏ ra khi Lời Nói Khôn Ngoan chỉ ra một cách tỏ tường kế hoạch để hành động. Điều này khai phóng người tín đồ để thi hành cách dạn dĩ về những điều mà Đức Chúa Trời đã giao cho họ. Khi Ân Tứ Đức Tin đến trong chúng ta, chúng ta không cần tranh chiến bằng sức riêng để tin. Chúng ta biết rõ Lời của Đức Chúa Trời nói về điều gì, và chúng ta cũng biết ý muốn của Ngài trong hoàn cảnh này là gì. Chúng ta biết rằng quyền phép của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta sắp được minh chứng qua một sự khai phóng quyền năng đó. Chúng ta dạn dĩ nói ra và khai phóng Ân Tứ Đức Tin siêu nhiên này qua việc làm của Phép Lạ hoặc những Ân Tứ Chữa Lành.

C. Ân Tứ Đức Tin khai phóng lòng dạn dĩ.

Thông thường Ân Tứ Đức Tin sẽ khai phóng chúng ta để công bố cách dạn dĩ qua sự mặc khải siêu nhiên.

Chúng ta hãy cùng xem qua một số ví dụ: Chúa Jêsus phán cùng cây vả rằng, “Mầy chẳng khi nào sanh ra trái nữa” (Mat Mt 21:19) Phi-e-rơ nói cùng Sa-phi-ra rằng “...Kìa chân những kẻ còn chôn chồng ngươi đương ở ngoài cửa, họ sẽ đem ngươi đi luôn. Chính lúc đó, nàng té xuống nơi chân Phi-e-rơ và tắt thở” (Cong Cv 5:9-11). Phao-lô nói với Ê-ly-ma tức là thuật sĩ, “Hỡi người đầy mọi thứ gian trá và hung ác, con của ma quỷ, thù nghịch cùng cả sự công bình, ngươi cứ làm hư đường thẳng của Chúa không thôi sao? Này bây giờ tay Chúa giá lên ngươi, ngươi sẽ bị mù, không thấy mặt trời trong ít lâu. Chính lúc đó, có sự mịt mù tối tăm phủ trên người, người xây quanh bốn phía tìm kẻ để dắt mình” (Cong Cv 13:10-11). Ví dụ về Đa-vít và Gô-li-át, Người trai trẻ Đa-vít đã nhận được một Lời Khôn Ngoan khiến khai phóng ra một ân tứ ơn Đức Tin khi đối mặt với tên khổng lồ Gô-li-át. Đa-vít dạn dĩ thưa với vua Sau-lơ rằng, “Xin chớ ai ngã lòng vì cớ người Phi-li-tin kia! Kẻ tôitớ vua sẽ đi và đấu địch cùng hắn” (ISa1Sm 17:32). Đoạn Đa-vít đáp cùng người Phi-li-tin rằng, “Ngươi cầm gươm, giáo mà lao đến cùng ta, còn ta nhân danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên mà ngươi đã sỉ nhục “.“Ngày nay Đức Giê-hô-va sẽ phó ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, cắt đầu ngươi...”( ISa1Sm 17:45-46). Câu chuyện về Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô bị ném vào trong lò lửa (DaDn 3:16-18).


II. VIỆC LÀM NHỮNG PHÉP LẠ.


Việc làm phép lạ là sự can thiệp và thể hiện quyền phép một cách siêu nhiên của Đức Chúa Trời trong diễn biến bình thường của thiên nhiên, qua đó các quy luật của tự nhiên bị thay đổi, bị hoãn lại, hoặc được Chúa điều khiển trực tiếp.

A. Phép lạ đang vận hành.

1. Phép Lạ khởi đầu bằng sự hiểu biết thường đến cách siêu nhiên qua Lời Tri Thức. Kế đến, chúng ta nhận lãnh một Lời Khôn Ngoan, và nhờ đó chúng ta thấy chính mình đang làm phép lạ cách siêu nhiên trước khi phép lạ đó xảy đến. Như vậy Ân Tứ Đức Tin được khai phóng để chúng ta dạn dĩ khởi sự làm những gì mà chúng ta đã thấy mình làm khi nhận được Lời Nói Khôn Ngoan.

2. Gọi là “Phép Lạ” bởi vì chúng ta là người tham gia tích cực trong phép lạ đó. Bởi Lời Khôn Ngoan chúng ta “đã thấy” những gì mà chính mình đang làm điều đó để khai phóng Ân Tứ Đức Tin, và chúng ta dạn dĩ khởi sự “thực hiện” khi chúng ta thi hành chức vụ trong hoàn cảnhđó.

B. Làm phép lạ thật dễ dàng.

Khi các ân tứ Thánh Linh được vận hành một cách hiệu quả, thì ta nhận thấy rằng việcvận hành các ân tứ phép lạ siêu nhiên thì rất dễ dàng như khi chúng ta rao giảng một sứ điệp bằng tiếng lạ, hay là khi chúng ta thi hành bất cứ ân tứ nào của Đức Thánh Linh.

C. Gương Môi-se (XuXh 7:9; 14:13-16).

D. Gương Ê-liÊ-li-sê rẽ nước sông Giô-đanh (IIVua 2V 2:8, 13-14).

E. Các phép lạ của Chúa Jêsus .

1. Đức Chúa Jêsus đã làm phép lạ thứ nhất tại Ca-na-an khi Ngài đã biến nước thành rượu. Và trước khi Đức Chúa Jêsus biểu những kẻ hầu bàn đổ nước đầy vào những ché này, thì những kẻ hầu bàn nhận được sự hướng dẫn từ Ma-ri, mẹ Chúa Jêsus rằng “Người biểu chi hãy vâng theo cả.”

2. Nếu chúng ta muốn vận hành Ân tứ Làm Các Phép Lạ một cách siêu nhiên, trước nhất chúng ta phải lắng nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời, và sau đó chỉ đơn giản vâng theo những điều Ngài đã phán. Phép Lạ là một hành động vâng lời những gì mà chúng tađã nghe từ Đức Chúa Trời.

3. Bởi Phép Lạ, Chúa Jêsus đã gọi con trai của người đàn bà góa ra khỏi sự chết, Ngài đi bộ trên mặt biển, và Ngài cũng đã cho bốn ngàn người ăn chỉ với bảy cái bánh và vài con cá.

4. Khi Chúa Jêsus gọi La-xa-rơ sống lại, trước hết Ngài đã nhận được một Lời Tri Thức cho Ngài biết rằng La-xa-rơ đã chết rồi. Và sau đó Ngài nhận được một Lời Khôn Ngoan cho Ngài biết khi nào, và bằng cách nào Ngài gọi La-xa-rơ ra khỏi sự chết. Lời Khôn Ngoan này khai phóng Ân Tứ Đức Tin thành hành động mạnh mẽ. Chúa Jêsus đã đứng trước ngôi mộ và bắt đầu “thực hiện” những gì Ngài đã thấy trước bởi Lời Nói Khôn Ngoan. Ngài bảo họ lăn hòn đá đi, và kêu một tiếng lớn rằng,“Hỡi La-xa-rơ hãy ra!”


III. TÍN ĐỒ THI HÀNH CÁC PHÉP LẠ.


A. Chúa đi bộ trên mặt nước.

1. Khi Đức Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển thì các môn đồ sợ hãi lắm. Nhưng Chúa liền phán rằng, “Các ngươi hãy yên lòng! Ấy là Ta đây, đừng sợ”

2. Và Phi-e-rơ bèn thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa

3. Ngài bèn phán rằng: “Hãy lại đây”, “Phi-e-rơ ở trên thuyền bước xuống, đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Đức Chúa Jêsus” (Mat Mt 14:27-29).

4. Nếu chúng ta muốn vận hành trong các việc làm các Phép Lạ, chúng ta phải chiến thắng được nỗi lo sợ thất bại và sự sợ hãi bị người khác coi mình là ngu ngốc. Chúng ta phải bước ra khỏi nơi tiện nghi trên chiếc thuyền truyền thống của mình. Hãy chú ý rằng, lúc đầu Phi-e-rơ rất khát khao được đi bộ trong ân tứ siêu nhiên khi ông nói rằng, “xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa.” Phi-e-rơ đã nhận được Lời Khôn Ngoan và Ân Tứ Đức Tin khi ông nghe tiếng Đức Chúa Jêsus phán,“Hãy lại đây!” Phi-e-rơ liền vâng lời ngay bước ra khỏi thuyền và bắt đầu vận hành trong việc làm các Phép Lạ khi ông đi bộ trên mặt nước.

B. Sự đánh cá lạ lùng (LuLc 5:4-7).

C. Phép Lạ đối với các tín đồ ngày nay.

Phi-e-rơ đã câu cá suốt đêm mà không bắt được chi hết, nhiều người cũng giống như Phi-e-rơ, họ đã cố gắng làm việc theo sự hiểu biết của riêng mình. Chúng ta hãy nói như Phi-e-rơ: Dầu vậy theo Lời Thầy... Chúng ta phải dành thời gian để nghe tiếng Chúa phán, để nhận lãnh Lời Ngài qua những Ân Tứ Mặc Khải, qua Ân Tứ Nhận Biết Các Linh, Lời Nói Khôn Ngoan và Lời Nói Tri Thức. Đức tin sẽ đến và chúng ta phải vâng lời nhanh chóng mà bước ra khỏi suy nghĩ bình thường để bước vào những Ân Tứ siêu nhiên của việc làm các Phép Lạ. GiGa 14:12 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha.”


THẢO LUẬN NHÓM


Chúng ta hãy thảo luận xem ngày nay Ân Tứ Đức Tin vận hành như thế nào trong đời sống các tín hữu.

- Hãy thảo luận về mối liên hệ giữa Ân Tứ Đức Tin và việc làm các Phép Lạ.

- Hãy đưa ra những lời làm chứng về phép lạ mà bạnđã vừa chứng kiến trong đời sống của bạn hoặc trong đời sống của những người khác. Bạn có tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn làm phép lạ qua các tín đồ không? Bạn có nhu cầu về phép lạ trong đời sống hay trong hoàn cảnh của bạn không? Bạn hãy đồng ý với nhóm của bạn và đặt niềm tin nơi Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện để Ngài thực hiện những phép lạ mà bạn cần.


TỰ NGHIÊN CỨU:


Bạn hãy dùng Kinh Thánh và liệt kê ra bốn ví dụ trong Cựu Ước và bốn ví dụ trong TânƯớc mà không được đề cập đến trong bài học này về sự vận hành của Ân Tứ Đức Tin và làm các Phép Lạ.


- NHỮNG VÍ DỤ TRONG CỰU ƯỚC:

- NHỮNG VÍ DỤ TRONG TÂN ƯỚC:

Bạn có cần một phép lạ trong đời sống mình không? Bạn hãy viết ra nhu cầu của mình bên dưới đây và cầu nguyện xin Đức Chúa Trời làm phép lạ cho bạn.





 




Phần 6: NHỮNG ÂN TỨ CHỮA BỆNH


LỜI GIỚI THIỆU


Các ân tứ chữa lành là sự chuyển tải quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời sang chongười cần được chữa lành. Chúng được mô tả dưới dạng số nhiều “Những Ân Tứ”, bởi vì khi chúng ta phục vụ chữa lành người bệnh thì có nhiều ân tứ khác trong chín ân tứ của Đức Thánh Linh đi cặp theo. Những ân tứ này cũng được diễn đạt trong hình thức số nhiều vì có nhiều cách để chúng ta chuyển tải hay cung ứng sự chữa lành của Chúa đến người bệnh. Người nhận được sự chữa lành chính là người tiếp nhận các ơn tứ chữa lành. Để hình dung một cách dễ hiểu, chúng ta là người đưa thư, chỉ đơn giản là mang những tặng phẩm này đến cho người khác.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. CHỮA BỆNH QUA VIỆC NHẬN BIẾT CÁC LINH.


Thông thường, căn nguyên gây ra đau yếu, bệnh tật cho một người là do các tà linh. Chúng ta phân biệt được các tà linh này nhờ tính đặc thù của chúng, chẳng hạn như linh gây viêm khớp, hay là linh gây ung thư. Nhiều khi một người mang một chứng bệnh mà y học gọi là nan y chỉ là vì do qủy ám. Nhờ sử dụng các ơn nhận biết được các tà linh, Đức Thánh Linh sẽ “chỉ ra đích danh”căn nguyên của vấn đề. “Nhưng nếu ta cậy ngón tay của Đức Chúa Trời mà trừ quỷ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến nơi các ngươi rồi.” (LuLc 11:20). “Ngón tay Đức Chúa Trời” ở đây có thể là ơn mặc khải của Đức Thánh Linh. Qua sự giải cứu của Chúa mà tà linh bị đuổi ra, và người ấy sẽ được thoát khỏi bệnh tật đó, và các triệu chứng của bệnh tật.

A. Ví dụ về người đàn bà bị linh tật ám (LuLc 13:11-13, 16).

B. Ví dụ về Chúa Jêsus đuổi linh câm điếc khỏi một người.

1. Mat Mt 9:32, 33a “Khi đi ra khỏi chỗ đó, kìa người ta đem đến cho Ngài một người câm và bị quỷ ám. Khi quỷ bị đuổi ra rồi, thì người câm nói được.”

2. Người đàn ông này bị quỷ ám nhưng triệu chứng là ông ta không thể nói được, cho đến khi tà linh bị đuổi ra.

3. Ở hai ví dụ này, Đức Chúa Jêsus đều đã chữa lành bệnh một cách hữu hiệu, và Ngài đã đi thẳng vào căn nguyên gây ra bệnh nhờ vận hành Ơn Nhận Biết Các Loại Tà Linh.


II. TIẾP NHẬN LỜI TRI THỨC CHO VIỆC CHỮA BỆNH


Thông thường, khi chúng ta vận hành trong các ân tứ chữa lành, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ một Lời Tri Thức cho chúng ta biết một bệnh tật đặc biệt nào đó mà Ngài muốn chữa lành. Nhờ ân tứ này, chúng ta có thể biết được tên của căn bệnh, tên của một cơ quan hay bộ phận nào đó trên cơ thể, hoặc chỗ đau nhức nào đó cần được chữa lành. Thường thì lời ấy đến với chúng ta với một cảm xúc khó chịu, một áp lực, một sự nhức nhối, một sự đau đớn hay cảm giác ngay bộ phận đó trong cơ thể chúng ta. Nó cũng có thể là một cảm nhận hay một khải tượng nhìn thấy được phần thân thể trong cơ thể của một người mà Chúa muốn chúng ta phục vụ chữa lành cho họ. Khi điều này xảy ra lúc chúng ta đang chữa lành cho một người, Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn để chúng ta nói với người ấy những gì mà Ngài đã bày tỏ cho chúng ta, và hỏi họ xem có muốn chúng ta phục vụ chữa lành phần cơ thể đó cho họ không.

A. Chữa lành bằng Lời Tri Thức.

1. Khi đứng trước một nhóm người, chúng ta có thể nói như sau: “Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho tôi biết là có ai đó đang ở trong một tình trạng cấp bách và Đức Chúa Trời muốn người ấy tiếp nhận sự chữa lành ngay giờ này.”

2. Một khi Chúa đã bày tỏ ý Ngài ra thì Ngài luôn luôn chữa lành!

B. Đôi khi lời tri thức chỉ ra một người cụ thể nào đó.

1. Có nhiều kẻ đau yếu, mù lòa, tàn tật và bại xuội ở ao Bê-tết-đa. Thế nhưng, Đức Chúa Jêsus được Đức Thánh Linh dẫn dắt đến với một người đàn ông.

2. “Nơi đó, có một người bị bệnh đã được ba mươi tám năm. Đức Chúa Jêsus thấy người nằm, biết rằng đau đã lâu ngày, thì phán: Người có muốn lành chăng? Tức thì, người ấy được lành, vác giường mình mà đi.” (GiGa 5:5-6, 8-9a)

3. Đôi lúc, Ngài sẽ hướng sự chú ý của chúng ta đến một người cụ thể qua Lời Tri Thức. Có thể Đức Chúa Trời sẽ cho chúng ta biết tên người ấy, hoặc chúng ta có thể cảm nhận được một “sự thôi thúc trong tâm linh” để đến với người ấy.


III. SỰ CHỮA BỆNH VÀ LỜI KHÔN NGOAN


Ân tứ Lời Khôn Ngoan là một sự chia phần siêu nhiên về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nó mặc khải cho chúng ta tiến hành việc đáp ứng hữu hiệu đối với một nhu cầu nào đó. Ân tứ ấy đem lại cho chúng ta sự thông sáng, hiểu biết mình phải làm gì với kiến thức mà chúng ta đã nhận được hoặc tự nhiên hoặc siêu nhiên. Ân tứ ấy cũng hướng dẫn chúng ta làm thế nào để đáp ứng một nhu cầu theo chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời.

Điều quan trọng là chúng ta cần phải dành thời gian để lắng nghe và nhận biết ý muốn của Cha chúng ta, để có thể biết được: ai, khi nào, nơi nào, và bằng cách nào Đức Chúa Trời muốn chúng ta đáp ứng một nhu cầu.“Vậy, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Khi các ngươi treo Con Người lên, bấy giờ sẽ biết Ta là ai, và biết Ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha Ta đã dạy Ta.” (GiGa8:28).

“Ngươi há không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, hay sao? Những lời Ta nói với các ngươi, chẳng phải Ta tự nói, ấy là Cha ở trong Ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài.” (GiGa 14:10). Nhờ Lời Khôn Ngoan, Chúa Jêsus không chỉ hướng dẫn người đàn ông tại ao Bê-tết-đa, Ngài còn công bố sự chữa lành cho nhiều người theo nhiều cách khác nhau. Ngài đặt tay trên họ, chạm ngón tay nơi tai họ. Ngài nhổ nước bọt và chạm lưỡi họ, Ngài đuổi các tà linh, thậm chí Ngài đã chữa lành người đau yếu, bệnh tật chỉ bằng một lời phán của Ngài.

A. Lời Khôn Ngoan trong chức vụ chữa bệnh của Phao-lô.

1. Cũng như Chúa Jêsus, Phao-lô đã thi hành sự chữa lành bằng nhiều cách khác nhau không được Đức Thánh Linh hướng dẫn trong Lời Nói Khôn Ngoan. Phao-lô đã chữa bệnh bằng cách đặt tay, hoặc lấy khăn và áo của ông đặt trên người bệnh. Phao-lô đã kêu gã trai trẻ Ơ-tích sống lại bằng cách nằm sấp mình trên người ấy và ôm lấy thân thể Ơ-tích. Trước khi Phao-lô cứu giúp cho cha của Búp-li-u, ông đã dành thì cầu nguyện với Chúa trước (vì ông mong nhận được Lời Nói Khôn Ngoan để biết phải chữa lành như thế nào cho người đàn ông này) rồi sau đó ông mới đặt tay lên và chữa lành người ấy. “Vả, cha của Búp-li-u này đương nằm trên giường đau bệnh nóng lạnh và bệnh lỵ. Phao-lô đi thăm người, cầu nguyện xong, đặt tay lên và chữa lành cho.”(Cong Cv 28:8).

B. Tiếp nhận Lời Tri Thức để chữa lành

Việc nhận biết một người có chứng bệnh nào đó cần được chữa lành có thể đến với chúng ta một cách tự nhiên hoặc siêu nhiên nhờ Lời Tri Thức. Những lúc như vậy, chúng ta nên dừng lại và lắng nghe tiếng Đức Thánh Linh để xem Ngài muốn chỉ dạy qua một Lời Khôn Ngoan, hướng dẫn chúng ta làm gì để thực hiện việc chữa lành người đó. Lời Khôn Ngoan luôn luôn đến với chúng ta như một ấn tượng hay một khải tượng mà qua đó chúng ta thấy được rõ ràng điều mà chính chúng ta phải làm để chữa lành người bệnh. Đôi khi, chính Đức Chúa Trời sẽ phán và hướng dẫn chúng ta thực hiện cách chữa trị đặc biệt đối với căn nguyên gây bệnh thay vì chỉ chữa trị theo những triệu chứng dễ thấy ở bên ngoài.


IV. CHỮA LÀNH VÀ ÂN TỨ ĐỨC TIN


Ân tứ đức tin là một đức tin siêu nhiên cho một thời điểm và mục đích đặc biệt. Đó là một sự ban cho năng lực để bạn hoàn tất một trọng trách nào đó trong một thời điểm nhất định dù hoàn cảnh bạn gặp phải là như thế nào. Đôi khi chúng ta phải đối diện trước một nhu cầu đòi hỏi cần phải có phép lạ sáng tạo, hoặc khi chúng ta phục vụ một người có nhu cầu cần được chữa lành nhưng điều đó lại đòi hỏi một cấp độ đức tin cao hơn mức chúng ta đang có. Những lúc như vậy, Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta một đức tin đặc biệt lạ thường để chúng ta tin chắc rằng sự chữa lành sẽ đến mặc dù về phương diện con người thì điều đó là bất năng.

Có lúc đối diện với chúng ta là những con người mà thân thể của họ không còn nguyên vẹn do dị tật bẩm sinh, do việc phẩu thuật hoặc là do tai nạn gây ra. Có lẽ đức tin chúng ta không đạt đến mức để chúng ta có thể tin tưởng vào Đức Chúa Trời sẽ làm một phép lạ có cần. Tuy nhiên, qua một Lời Khôn Ngoan, chúng ta có thể có được một khải tượng và nhìn thấy chính chúng ta dạn dĩ làm được bằng cách nào đó với phép lạ sáng tạo trước khi điều đó xảy ra. Khi chúng ta nhận được Lời Khôn Ngoan này qua một khải tượng, thì Ân tứ Đức Tin được khai phóng ra khiến chúng ta không nghi ngờ mà biết chắc chắn rằng phép lạ sẽ xảy ra đang khi chúng ta phục vụ như điều chúng ta đã thấy nó đang diễn ra trong tâm linh. Ân Tứ Đức Tin được vận hành. Phi-e-rơ và Giăng đã nhận được một Ân tứ Đức Tin vào ngày mà họ trông thấyngười đàn ông què bên cạnh cửa đền thờ. “Bấy giờ Phi-e-rơ nói với người rằng: Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song đều ta có thì ta cho ngươi: nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi! Phi-e-rơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chơn và mắt cá người trở nên cứng vững, người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi, vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời.” (Cong Cv 3:6-8).


V. CHỮA LÀNH VÀ VIỆC LÀM CÁC PHÉP LẠ


Nhờ nhận được một Lời Tri Thức nên chúng ta đã thấy một phép lạ xảy ra trong tâm linh qua khải tượng hoặc sự cảm nhận về nó trước khi chúng ta bắt đầu phục vụ sự chữa lành cho người cần một phép lạ chữa lành. Vào ngay lúc đó, chúng ta đã nhận được một Ân Tứ Đức Tin. Chúng ta không còn phải tranh chiến để tin nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta biết chắc, khi chúng ta cung cấp sự chữa lành cho người bệnh theo cách mà chúng ta đã được thấy trước diễn ra trong tâm linh thì phép lạ chắc chắn sẽ xảy ra. Chúng ta bắt đầu dạn dĩ thực hiện điều mà chúng ta đã nhìn thấy chính chúng ta đã làm trong tâm linh. Làm như vậy là chúng ta đang vận hành trong ân tứ làm các phép lạ. “Ngài phán cùng người teo tay rằng: hãy dậy, đứng chính giữa đây. Ngài phán cùng người nam rằng: hãy giơ tay ra. Người giơ tay ra, thì tay được lành.” (Mac Mc 3:3, 5b).

Ân tứ Chữa Lành đòi hỏi mỗi Cơ-đốc nhân phải được huấn luyện và khởi động sự vận hành trong tất cả những ân tứ mặc khải và ân tứ quyền năng của Đức Thánh Linh.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Họp lại thành từng nhóm nhỏ và học tập làm sao để khởi động những ân tứ của Đức Thánh Linh bằng cách khai phóng những ân tứ Lời Nói Khôn Ngoan, Lời Tri Thức và Ân Tứ Đức Tin trong Việc Chữa Lành và Làm Phép Lạ.

2. Giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm của bạn và ngay từ bây giờ trở đi trong lúc thực hiệnchức vụ, bạn hãy nhạy bén đối với Đức Thánh Linh và để Ngài tự do khai phóngcác ân tứ của Ngài qua bạn.


TỰ NGHIÊN CỨU:


1. Quan điểm của bạn là gì về một vị Mục sư có các ân tứ chữa bệnh hay ông ấy chỉ là một phương tiện cho việc truyền đạt các ân tứ?

2. Bạn cần phải có thái độ nào bắt buộc phải có để vận hành trong các ân tứ của Thánh Linh? Viết ra những ấn tượng hoặc những cảm nghĩ riêng của bạn khi bạn đã thử khởi động các ân tứ Nói Lời Tri Thức, Lời Khôn Ngoan, Ân Tứ Đức Tin, ơn Chữa Bệnh và làm các Phép Lạ trong nhóm thực tập hay trong chức vụ của bạn.




Phần 7: ĐẠI MẠNG LỆNH VÀ SỰ CHỮA LÀNH


LỜI GIỚI THIỆU


Trong bài này, chúng ta sẽ học về Đại Mạng Lệnh và Sự Chữa Lành.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. ĐẠI MẠNG LỆNH BAO GỒM SỰ CHỮA LÀNH (Mac Mc 16:15-20).


Khi Đức Chúa Jêsus chuẩn bị về trời cùng Đức Chúa Cha, Ngài nhóm họp các môn đệ của Ngài trên núi Ô-li-ve và truyền cho họ lời dặn cuối cùng. Chúng ta gọi đó là đại mạng lệnh.

A. Cho mỗi tín đồ .

Sứ mạng này không phải chỉ dành cho các sứ đồ đầu tiên. Nó cũng không phải chỉ dành cho những ai giữ các chức vụ như sứ đồ, tiên tri, mục sư, giáo sư hoặc nhà truyền giáo. Chúa Jêsus đã rất cụ thể. Đại Mạng Lệnh đã được trao cho những ai tin Ngài. Sứ mạng này dành cho mỗi một tín đồ ngày nay.

B. Cho mọi người.

Mỗi tín đồ nên dạn dĩ truyền bá Phúc-âm cho mọi người. Đức Chúa Jêsus phán: “Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân, bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” (Mat Mt 24:14). Truyền giảng nghĩa là công bố hoặc chia xẻ Phúc-âm đến cho mọi người, cho dù đó là một nhóm đông người hay như Phi-líp đã chia xẻ cho hoạn quan người Ê-thi-ô-pi khi họ ngồi chung trên một chiếc xe ngựa.

C. Những dấu hiệu cặp theo cho những kẻ nào tin.

Bất cứ nơi nào Chúa Jêsus đã đi qua, Ngài đuổi các tà ma và ban sự chữa lành cho những người bệnh tật. Ngày nay, Ngài ủy thác quyền phép đó cho tất cả những người tin đến danh Ngài đều có thể làm những việc tương tự như vậy. Những kẻ tin có thể xua đuổi tà ma và nói trong tiếng mới. Chúa Jêsus không nói những dấu hiệu này sẽ cặp theo cho những người nghi ngờ hoặckhông tin là quyền phép sẽ thật sự xảy ra qua tay họ làm. Ngài không nói rằng những dấu hiệu này sẽ cặp theo cho những người chỉ hy vọng rằng có lẽ họ có thể sẽ làm được. Ngài đã nói rằng quyền phép chỉ cặp theo cho những ai tin chắc rằng họ sẽ làm được.

Đức tin thật phải phát xuất từ tâm linh của chúng ta hầu cho Đức ChúaTrời biến những lời hứa này trở nên một lời riêng tư cho cá nhân chúng ta như một sự mặc khải. Nếu chúng ta là những Cơ-đốc nhân đầy dẫy Thánh Linh, có đức tin thật đối với Chúa, thì những dấu hiệu sẽ cặp theo. Khi Chúa phán mười một chữ cuối cùng trong sách Mác thì đó là những lời dạy dỗ cuối cùng của Chúa trước khi Ngài được cất lên về cùng Đức Chúa Cha. Sự dạy dỗ này rất quan trọng và Ngài ao ước những lời này sẽ vang mãi trong tai “những kẻ tin”. Mac Mc 16:18 “… hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành.”

D. Chứng thực lời giảng bằng những dấu hiệu.

Mac Mc 16:20 (KJV) “Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo.” Những dấu hiệu được cặp theo mỗi Cơ-đốc nhân đang khi chúng ta rao giảng hoặc chia xẻ Phúc-âm. Một trong những dấu hiệu quan trọng sẽ cặp theo chúng ta là chúng ta sẽ đặt tay trên kẻ đau trong cuộc sống thường ngày, và thi hành chức vụ như những kẻ tin Ngài. Khi chúng ta làm như vậy, Chúa Jêsus sẽ cùng làm với chúng ta để chứng thực lời của Ngài qua những dấu hiệu trên những kẻ hư mất, những dấu kỳ và phép lạ chữa lành phải theo sau mỗi tín đồ trong Chúa Jêsus Christ.


II. CHỨC VỤ CHỮA LÀNH CỦA CHÚA JÊSUS.


Bất cứ nơi nào Chúa Jêsus đã đến trong suốt thời gian thi hành chức vụ trên đất thì Ngài luôn có những dấu hiệu này cặp theo. Mat Mt 9:35 “Đức Chúa Jêsus đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành nước Đức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bệnh.”

LuLc 4:18-19 “Thần của Chúa ngự trên ta, vì Ngài đã xức dầu cho Ta đặng truyềnTin Lành cho kẻ nghèo. Ngài đã sai ta đến để kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do, và đồn ra năm lành của Chúa.”

A. Chúa Jêsus là một tấm gương cho chúng ta.

Chúa Jêsus phán: “Quả thật ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm: lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha” (GiGa 14:12). Nhiều người đã đọc những lời này và nghĩ rằng, “Làm thế nào chúng ta có thể làm những việc như Chúa đã làm? Làm thế nào Chúa có thể là một tấm gương cho chúng ta, và mong đợi chúng ta làm những điều như Ngài đã làm? Xét cho cùng, Ngài là Con của Đức Chúa Trời toàn năng và còn mãi đời đời.”

B. Tạm thời bỏ qua mọi quyền của một Đức Chúa Trời.

Chúng ta phải hiểu một điều quan trọng là khi Chúa Jêsus đến thế gian này. Ngài đã đến như là một “A-đam sau cùng”. Ngài thật sự là một Đức ChúaTrời, nhưng Ngài tạm thời bỏ qua quyền của một Thượng Đế và đến thế gian như là một con người. Là một Đức Chúa Trời, Ngài có mặt ở khắp mọi nơi (hiện diện nhiều nơi cùng một lúc). Tuy nhiên, như một con người, Ngài chỉ có thể hiện diện ở một nơi trong một lúc. Như một Đức Chúa Trời, Ngài là toàn tri (biết tất cả mọi sự). Tuy nhiên, như một con người, khi một người đàn bà mắc bệnh đau huyết rờ đến Ngài, Chúa Jêsus liền hỏi, “Ai đã rờ đến ta?” và nhìn quanh tìm xem ai đã làm điều đó. Là Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng toàn năng. Tuy vậy, với tư cách là một con người, không có một phép lạ nào được ghi lại trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời Ngài. Tuy nhiên, khi Chúa Jêsus chịu phép báp-têm tại sông Giô-đanh, và Đức Thánh Linh giáng xuống trên Ngài trong quyền năng, thì các phép lạ bắt đầu xảy ra ở bất cứ nơi nào Ngài đến. Ngài đã vận hành theo cách như chúng ta sẽ làm trong quyền phép củaĐức Thánh Linh. Chúa Jêsus biết mọi điều một cách siêu nhiên, cũng như chúng ta có thể biết thông qua ân tứ mặc khải của Thánh Linh.

C. Nếu Chúa có thể làm thì chúng ta cũng có thể làm.

Chúa Jêsus là người duy nhất có đủ điều kiện để trở thành gương mẫu cho chúng ta. Sứ mạng của Ngài không phải được làm trọn trong quyền phép của Con Một của Đức Chúa Trời. Ngài đã thi hành chức vụ như một con người trên đất này thông qua những ân tứ của Đức Thánh Linh. Do đó, chúng ta có thể nói một cách mạnh mẽ rằng: “Nếu Chúa Jêsus làm được, thì chúng ta cũng có thể làm được. Chúng ta có thể và sẽ làm được những công việc siêu nhiên trên đất này. Hãy nhớ rằng, Chúa Jêsus đã phán: “Ai tin Ta thì cũng sẽ làm được những việc Ta làm…”

D. Lòng thương xót của Chúa Jêsus đối với những kẻ hư mất (Mat Mt 9:36-38).

Chúa Jêsus không muốn bất cứ ai bị hư mất. Mọi người cần phải nghe tin tức tốt lành về sự cứu rỗi của Ngài. Ngài đã chọn không làm điều này chỉ một mình, nhưng hơn thế nữa Ngài nhân rộng chính mình Ngài ra trong mỗi cuộc đời của chúng ta.


III. MẠNG LỆNH BẮT ĐẦU VỚI MƯỜI HAI SỨ ĐỒ.


Chúa Jêsus bắt đầu sai các con gặt vào cánh đồng đang mùa thu hoạch bằng mười hai môn đệ của Ngài. Ngài đã phán dặn họ ra đi và làm những công việc giống như Ngài đã làm (Mat Mt 10:1, 7-8).

A. Sau đó đến bảy mươi môn đồ (LuLc 10:1, 9).

Khi chúng ta thi hành sự chữa lành cho kẻ đau là chúng ta đã đem Nước Đức Chúa Trời xuống thế gian này. Chúa Jêsus đã nhân rộng chính Ngài trong mười hai sứ đồ và sau đó là bảy mươi môn đồ. Họ được sai đi để rao giảng Phúc-âm của Nước Trời. Họ đã được sai đi để làm đúng những công việc mà Chúa đã làm.

B. Ngày nay là mỗi các Cơ-đốc nhân (mỗi kẻ tin ).

Ngày nay công việc của Chúa Jêsus trên đất đã kết thúc. Ngài đã rời khỏi thế gian này, nhưng công việc của Ngài chưa kết thúc. Chúng chỉ mới bắt đầu! Ngài nhân rộng chính Ngài và sứ mạng của Ngài vào trong đời sống của tất cả những người tin đến Danh Ngài. Tất cả mọi tín hữu phải đi khắp thế gian và rao giảng Tin Lành. Tất cả những tín hữu đều đuổi được tà ma, nói trong tiếng mới và đặt tay trên kẻ đau và họ sẽ được chữa lành. Phi-e-rơ và Giăng cũng như các tín hữu, đã nâng người què dậy và nói rằng: “Trong danh Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, hãy chổi dậy và bước đi. Người đàn ông vừa đi vừa nhảy và ngợi khen Đức Chúa Trời và trong ngày đó có năm ngàn người thêm vào Hội thánh.” Phi-líp, một chấp sự tại Hội thánh Giê-ru-sa-lem đến cùng người Sa-ma-ri và nói về Chúa Jêsus cho họ nghe. Công Cv 8:6-8 “Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồnglòng lắng tai nghe người nói. Vì có những tà ma kêu lớn tiếng lên mà ra khỏi nhiều kẻ bị ám, cùng kẻ bại và què được chữa lành cũng nhiều. Tại cớ đó, trong thành được vui mừng khôn xiết.” Phao-lô đến thành Ê-phê-sô dạy dỗ Phúc-âm, và Đức Chúa Trời đã làm những phép lạ khác thường qua sự đặt tay của Phao-lô, cho đến nỗi ngay cả khăn tay và áo của ông cũng được đem đến đắp cho người bệnh và người bệnh được chữa lành, còn các tà ma thì ra khỏi họ (Công Cv 19:11-12).

Kết quả là tất cả cư dân ở Tiểu Á đều nghe được lời Chúa, kể cả người Giu-đa và người Gờ-réc (Công Cv 19:10). Ngày nay, Đức Chúa Trời đang khôi phục các chức sứ đồ, tiên tri, nhà truyền giáo, mục sư và giáo sư để trang bị cho các thánh đồ để họ thi hành công việc của chức dịch. Công việc của chức vụ là dành cho tất cả mọi thánh đồ. Ngày nay tất cả các tín đồ tiến lên như một đội quân hùng mạnh, được huấn luyện và trang bị để truyền giáo trong những phép lạ quyền năng. Đang khi mỗi tín hữu tiếp tục ra đi truyền bá Phúc-âm cho mọi người, chúng ta có thể và sẽ chinh phục những thành phố của chúng ta, những quốc gia, và thế giới bằng Phúc-âm của Chúa Jêsus trước khi Ngài sớm trở lại.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Mối liên hệ giữa việc chữa lành người bệnh và Đại Mạng Lệnh của Chúa là gì?

2. Làm thế nào để người tin Chúa có khả năng làm những việc tương tự như Chúa Jêsus đã làm?

3. Ngày nay những Cơ-đốc nhân phải làm gì trước khi những dấu hiệu được ghi trongsách Mac Mc 16:15-20 xảy ra với họ?

4. Hãy cầu nguyện cho nhau.


TỰ NGHIÊN CỨU:


Nghiên cứu sách Mac Mc 16:15-20 và liệt kê những mạng lệnh và những lời hứa (8)


MẠNG LỆNH NHỮNG LỜI HỨA


Ai là người phải vâng theo những mạng lệnh và công bố những lời hứa đó? Bạn có vâng theo những mạng lệnh và công bố những lời hứa trong chức vụ của bạn không? Cầu nguyện cho câu trả lời của bạn.





 




Phần 8: QUYỀN NĂNG CHỮA LÀNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.


LỜI GIỚI THIỆU


Phao-lô đã viết: “Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léocủa sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép…” (ICo1Cr 2:4).

Sự thành công của Phao-lô có được là do những bằng chứng về quyền năng chữa lành của Đức Chúa Trời trong và qua chức vụ của ông. Phúc-âm mà Phao-lô đã truyền bá được chứng thực bằng những dấu hiệu và những điều phi thường. Những phép lạ trong khi mà khi truyền giáo được chép trong sách Công-vụ, những điều này chính là chìa khóa để chinh phục những người bị hư mất.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. QUYỀN PHÉP CHỮA LÀNH TRONG CHÚA JÊSUS (Mac Mc 5:25-34)


A. Quyền phép mạnh mẽ trong Chúa Jêsus.

1. Từ ngữ “quyền năng” được dùng trong câu 30 là từ ngữ “dynamic”trong tiếng Hy-lạp, Đó cũng là từ gốc mà chúng ta có từ bùng nổ, năng lực hay là mìn (dynamo). Đó là từ ngữ miêu tả rõ nét nhất cho một quyền năng bùng nổ trong ngôn ngữ Hy-lạp.

2. Từ Hy-lạp tương tự này được sử dụng với Chúa Jêsus trong sách LuLc 4:14, sau khi Đức Thánh Linh đậu trên Ngài tại dòng sông Giô-đanh: Sau đó Đức Chúa Jêsus được đầy quyền phép (dunamis) Đức Thánh Linh trở về xứ Ga-li-lê…

3. Khi Đức Thánh Linh giáng trên Chúa, Ngài được đầy dẫy quyền phép “dunamis” của Đức Chúa Trời. Ngài trở thành một công cụ hữu ích đầy quyền năng mạnh mẽ.

4. GiGa 1:32 “Và Giăng còn làm chứng nầy nữa: Ta đã thấy Thánh Linh từ trời giáng xuống như chim bồ câu, đậu trên mình Ngài.”

B. Quyền phép chữa lành kẻ đau Quyền phép của Thánh Linh trong Chúa là quyền phép chữa lành kẻ đau.

Một ngày kia, khi Chúa Jêsus đang dạy dỗ thì có nhiều người bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ các thị trấn của xứ Ga-li-lê, Giu-đa và Giê-ru-sa-lem đến cùng Ngài. Sách Lu-ca chép rằng “…quyền phép của Chúa hiện diện để chữa lành họ (LuLc 5:17). Chúng ta đọc trong chương kế tiếp, … cả một đoàn dân đông tìm kiếm Ngài để được đụng vào Ngài, vì năng lực (dunamis) ra từ Ngài chữa lành họ hết thảy.” (LuLc 6:9).


II. QUYỀN PHÉP MẠNH MẼ TRONG PHAO-LÔ


Công Cv 19:11-12 “… Đức Chúa Trời dùng tay Phao-lô làm các phép lạ khác thường, đến nỗi người ta lấy khăn và áo đã bận vào mình người mà để trên các kẻ đau yếu, thì họ được lành bệnh, và được cứu khỏi quỷ dữ.”Quyền phép chữa lành tương tự như quyền phép của Chúa Jêsus cũng đã tuôn tràn qua tay của Phao-lô. Quyền phép chữa lành của Đức Chúa Trời có thực và lớn mạnh đến nỗi đã truyền sang một mẫu áo và được mang đi đến một thành phố xa xôi và khi đặt chúng trên kẻ đau thì họ được giải cứu và chữa lành ngay lập tức.

A. Quyền phép chữa lành là có thực và rõ ràng.

Quyền phép của Đức Chúa Trời trong Chúa Jêsus là có thực và rõ ràng vô cùng, Ngài cảm thấy năng lực đó xuất ra truyền sang người đàn bà mắc bệnh mất huyết. Ngay cả cho dù Ngài đang trên đường đi đến nhà Giai-ru để gọi con gái ông ấy sống lại, ngay lập tức Ngài dừng lại và hỏi: “Ai đã rờ đến ta?” vì Ngài đã cảm thấy năng lực mạnh mẽ này xuất ra từ Ngài. Quyền phép chữa lành trong sứ đồ Phao-lô cũng là có thực và thật mạnh mẽ, nó đã có thể được truyền sang một chiếc khăn để đem lại sự chữa lành và giải thoát cho kẻ đau.

B. Làm thế nào quyền phép này có trong tôi?

Nhiều người nghĩ rằng: “Phải, tôi biết Chúa Jêsus có quyền phép này! Và tôi cũng biết người sứ đồ vĩ đại Phao-lô có quyền phép này. Nhưng làm sao quyền phép đó lại có trong tôi được đây? Tôi chỉ là người tín đồ bình thường mà thôi.”Chúa Jêsus phán rằng: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươisẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công Cv 1:8). Từ ngữ được dùng cho quyền phép trong câu này là quyền năng “dunamis” (dynamite). Chúa Jêsus đã nói rằng khi chúng ta nhận lãnh báp-têm trong Thánh Linh, thì chúng ta cũng nhận lãnh cùng một quyền phép tương tự như quyền phép đã xuất ra từ Chúa Jêsus truyền sang người đàn bà mắc bệnh mất huyết. Là một tín đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh, chúng ta cũng có một quyền phép tương tự như Phao- lô khi khăn và áo của ông được đem đến đặt trên kẻ đau. Chúng ta, những tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh là công cụ hữu ích đầy quyền năng mạnh mẽ!


III. CÔNG TẮC CỦA ĐỨC TIN


Nhiều người thắc mắc rằng: “Nếu tôi có tất cả các quyền phép, sao tôi không thấy nhiều người được chữa lành hơn? Tại sao tôi không kinh nghiệm được nhiều phép lạ hơn trong đời sống của tôi?” Điều này giống như bạn có thể đang ngồi trong một căn phòng tối mà căn phòng này được mắc điện cao thế với những bóng đèn điện hẳn hoi, ngày nay nhiều người đang ngồi trong bóng tối mà không nhận biết rằng trong họ có quyền phép. Ai đó chỉ đơn giản bật công tắc lên và để quyền phép đó tuôn tràn ra. Đức tin chính là công tắc đó! Chúa Jêsus đã phán với người đàn bà bị bệnh mất huyết rằng “Hỡi con gái Ta! Đức tin con đã cứu con”. Chìa khoá để nhận lãnh được hoặc khai phóng ra quyềnnăng của Đức Chúa Trời là hãy bật công tắc đức tin của bạn lên.

A. Người đàn bà bị bệnh mất huyết.

Chúng ta hãy cùng nhau trở lại câu chuyện của người đàn bà bị bệnh mất huyết được chép trong sách Mác đoạn 5 và xem đức tin để được chữa lành của bà để đến trong tâm linh bà như thế nào. Người phụ nữ này đã bị bệnh mất huyết trong suốt mười hai năm. Theo luật trong thời Cựu Ước, bà bị xem là “người đàn bà không sạch sẽ”. Bà đã bị cách ly khỏi gia đình và bạn hữu mình. Nếu các thầy thông giáo bắt gặp bà ở nơi công cộng, thì bà sẽ bị ném đá cho đến chết.

Ngay cả khi có một thầy thuốc nào đó đã chữa được bệnh của bà rồi, nhưng bà vẫn không được phép xuất hiện ở nơi công cộng cho đến khi bà đi đến đền thờ và trải qua nghi thức tẩy uế. Bà ta thực sự cô độc và tuyệt vọng. Người đàn bà này đã đi đến gõ cửa nhiều thầy thuốc và tốn rất nhiều tiền. Thời gian trôi qua và sự hy vọng của bà đã bị tan vỡ bằng sự thất vọng. Bà đã chịu nhiều khổ sở trong tay nhiều thầy thuốc, bà đã tiêu tốn hết mọi điều bà có nhưng bệnh của bà không khá hơn được chút nào, mà càng nặng hơn (Mac Mc 5:26).

Bây giờ, tiền bạc đã cạn và ngay cả nếu bà đã có thể tìm được một bác sĩ chuyên môn có thể giúp được thì bà cũng không đủ khả năng để trả thêm cho bất cứ chi phí nào nữa. Bà đang chết dần chết mòn trong tuyệt vọng. Bệnh tình thì không đỡ hơn chút nào mà còn tệ hơn nữa. Bởi vì mỗi ngày bà càng yếu đi, nên biết rằng mình sẽ chết, mọi hy vọng dường như đã tiêu tan.

B. Đức tin đến là khi người ta nghe Lời Chúa.

Một ngày nọ, khi bà đang ở trong tình trạng tuyệt vọng vô phương cứu chữa, thì được nghe về Chúa Jêsus. Mac Mc 5:27 “Khi người đã nghe tin về Đức Chúa Jêsus, bèn lẩn vào đằng sau đám đông, mà rờ áo Ngài”. Và quyền năng đã xảy ra khi bà nghe được Lời Chúa. RoRm 10:17 “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Chúa được rao giảng”.

2. Từ ngữ Hy-lạp được dịch là “Lời” trong câu này là “Rhema”. Khác với “lời” tổng quá thay là lời Logos của Đức Chúa Trời, câu này cho ta thấy rõ rằng đức tin đến khi người ta nghe đến lời “Rhema” của Đức Chúa Trời. Lời Rhema là khi Đức Chúa Trời phán với chúng ta cách cá nhân qua sự mặc khải trực tiếp của Ngài cho tâm linh chúng ta. Thánh Linh làm cho Lời trở nên sống động trong chính các nhân chúng ta. Sự thật thình lình được nhận thấy và nó giống như là ánh sáng chợt phát ra. Chúng ta có thể la lên rằng: “Ôi, Đức Chúa Trời mới vừa đặt một câu mới vào trong Kinh Thánh! Trước đây tôi chưa từng hiểu nó theo cách này bao giờ. Đây là câu trả lời của tôi!”


IV. ĐỨC TIN TRONG HÀNH ĐỘNG.


Khi người đàn bà mắc bệnh mất huyết nghe về Chúa Jêsus, bà nhận được “lời rhema” của Chúa một cách riêng tư. Đức tin bùng lên trong tâm linh bà và bà khởi sự hành động. Sách Gia-cơ chép “…đức tin không có việc làm là vô ích” (Gia Gc 2:20b). Khi người đàn bà bước chân ra khỏi nhà, có lẽ gia đình bà cố gắng ngăn cản “Mẹ ơi, hãy lên giường nằm nghỉ để dưỡng sức. Mẹ không biết rằng mẹ sẽ chết sao? Mẹ có thể bị ném đá khi một thầy cai nhà hội bắt gặp mẹ...!” Khi đức tin đến chúng ta biết rằng mình sẽ được chữa lành. Khi đức tin đến, chúng ta sẽ như người đàn bà nọ, sẽ không dừng lại được. Ngay cả đang trong tình trạng suy nhược, bà vẫn chen lấn trong đám đông để được đến phía sau Ngài. Thình lình bà phải đã nhận ra Giai-ru, một trong những người cai nhà hội, đang đi cùng Chúa. Tuy vậy, khi biết rằng mình có thể sẽ bị ném đá, bà vẫn không chịu thối lui. Bà quyết định giơ tay ra rờ trôn áo Chúa Jêsus.

A. Đức tin nói ra những lời đầy đức tin.

Nếu là đức tin, thì phải được nói ra. Phao-lô viết rằng “…sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy…” (RoRm 10:6). Người đàn bà không nói ra vấn đề bệnh tật của mình. Bà đang nói ra đức tin. Bà mạnh dạn công bố rằng: “Nếu tôi chỉ cần rờ đến áo Ngài, thì tôi chắc sẽ được chữa lành” (Mac Mc 5:28).

B. Đức tin là ngay bây giờ.

Nếu là đức tin thì phải ngay bây giờ, HeDt 11:1 bắt đầu với chữ “Vậy bây giờ đức tin… Vậy bây giờ đức tin là những điều người ta đương trông mong, là bằng cớ những điều mình chẳng xem thấy.” Người đàn bà biết rõ rằng ngay chính giây phút bà rờ đến Chúa, bà sẽ được chữa lành. Ngay giây phút người đàn bà này chạm đến trôn áo Chúa Jêsus với một đức tin không thể nào ngăn cản được, đức tin này đang chuyển động bằng một hành động dạn dĩ, và nói ra những lời đầy đức tin, quyền phép bùng nổ trong Chúa Jêsus tuôn trào vào trongcơ thể của bà. Bà được chữa lành ngay lập tức. Chúa Jêsus phán rằng: “Hỡi con gái ta,đức tin con đã cứu con, hãy đi cho bình an, và được lành bịnh!” (Mac Mc 5:34) Khi đức tin đến, những điều chúng ta từng trông mong trở nên thực tại.

C. Đức tin khai phóng quyền phép chữa lành tuôn chảy.

Đức Chúa Jêsus phán: “Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh…” (GiGa 7:38-39a). Chúng ta là những tín hữu, đầy dẫy quyền phép mạnh mẽ của Đức ChúaTrời, phải vâng theo Chúa Jêsus. Chúng ta phải đặt tay trên kẻ đau. Chúng taphải bật công tắc của đức tin và hãy để cho quyền phép chữa lành tuôn tràn. Khi chúng ta hành động như vậy, Đức Chúa Trời sẽ làm việc với chúng ta để xác nhận Lời Ngài với những dấu lạ cặp theo. “Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Eph Ep 3:20).


THẢO LUẬN NHÓM


-Tại sao ngày nay có nhiều người xưng mình là người tin Chúa nhưng vẫn không kinh nghiệm được quyền phép chữa bệnh mạnh mẽ như chúng ta đã được học trong bài này?

-Bằng cách nào chúng ta có thể bật được công tắc của đức tin trong đời sống chúng ta để kinh nghiệm được sự tuôn đổ quyền phép chữa lành của Đức Chúa Trời?

-Có thật là ngày nay chúng ta là những tín đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh, có được cùng một quyền phép như Phao-lô đã có trong thời của ông không?

-Nếu là thật,thì làm thế nào chúng ta có thể khai phóng quyền năng này trong đời sống con cái Chúa ngày nay?


TỰ NGHIÊN CỨU:


Nghiên cứu những đoạn Kinh Thánh nói về sự chữa lành sau đây và viết ra phương cách được dùng trong mỗi đoạn: Dan Ds 21:4-9; IIVua 2V 5:1-14; EsIs 38:1-4, 21; Mac Mc 5:25-34; GiGa 9:17; Cong Cv 19:11-12.

Bạn có thể nghĩ ra bất kỳ chỗ nào trong Kinh Thánh nhắc lại một trong số những phương cách chữa lành như trên không? Bài học quan trọng nào bạn đã học được từ những phương cách của Chúa trong chức vụ chữa lành cho người bệnh?





 




Phần 9: NÓI RA LỜI CỦA SỰ CHỮA LÀNH


LỜI GIỚI THIỆU


Những lời chúng ta nói ra có một năng lực vô cùng mạnh mẽ. Những lời nói tiêu cực của chúng ta có thể đem đến sự hủy diệt.

ChCn 18:4, 7 có chép rằng: “Lời nói của miệng mộtngười như nước sâu, nguồn của sự khôn ngoan, khác nào cái khe có nước chảy. Miệng của kẻ ngu muội là sự bại hoại của nó, môi nó vốn là cái bẫy gài linh hồn của nó.” Bằng những lời nói ra, chúng ta có thể khai phóng quyền năng của sự chết hay sự sống.

ChCn 18:20-21 chép rằng: “Bụng người sẽ được no nê bông trái của miệng mình; huê lợi môi miệng mình sẽ làm cho người được no đủ. Sống chết ở nơi quyền của lưỡi, kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.”

Trong bài học trước, chúng ta đã học biết đức tin, như đức tin của người đàn bà mắc bệnh mất huyết, bà luôn nói ra đức tin của mình thành lời. Khi đức tin được nói ra, những điều quyền năng sẽ xảy ra. Và khi chúng ta đặt tay trên kẻ đau, chúng ta đã bật công tắc của đức tin và khai phóng quyền phép của Chúa tuôn tràn ra.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. CHỮA BỆNH BẰNG CÁCH CÔNG BỐ DANH CHÚA JÊSUS (Phi Pl 2:9-11)


A. Quyền được sử dụng Danh Chúa Jêsus.

Mỗi sự đau yếu và bệnh tật đều có tên riêng của nó. Ung thư là một cái tên. Chứng viêm khớp là một tên bệnh. Tuy nhiên, Danh Chúa là danh trên hết mọi danh. Khi chúng ta bởi đức tin nói trong Danh Chúa Jêsus, mọi sự đau yếu và tật bệnh đều phải cúi đầu. Bệnh ung thư phải cúi đầu! Chứng viêm khớp cũng phải cúi đầu! Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta quyền được sử dụng Danh Ngài. Ngài phán rằng:“Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này…hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành” (Mac Mc 16:17a, 18b).

B. Người què được chữa lành trong Danh Chúa Jêsus (Cong Cv 3:6-8).

Điểm mấu chốt để người què được chữa lành là do Phi-e-rơ và Giăng có đức tin trong Danh Chúa Jêsus. Phi-e-rơ nói rằng: “Ấy là bởi đức tin trong danh Ngài, nên danh Ngài làm cho vững, người này là người các ngươi thấy và biết; nghĩa là đức tin bởi Ngài mà ra, đã ban cho người này sự mạnh khỏe trọn vẹn, tại trước mặt hết thảy các ngươi.” (CongCv 3:16)


II. CHỮA BỆNH BẰNG CÁCH RA LỆNH CHO CÁC TÀ LINH BỆNH TẬT PHẢI LUI RA!


Sa-tan, kẻ cướp phá, giết chóc và hủy diệt, thường được xem là các tà linh đem lại sự xiềng xích về đau yếu, bệnh tật và sự chết chóc cho nhân loại (LuLc 13:11-13). Khi người cai nhà hội thách thức Chúa Jêsus chữa lành trong ngày Sa-bát, Ngài liền đáp rằng: “Con gái của Áp-ra-ham này, quỷ sa-tan đã cầm buộc suốt mười tám năm, há chẳngnên mở trói cho nó trong ngày Sa-bát sao?”

A. Chúa Jêsus chữa lành bằng cách đuổi tà linh ra.

Sách Cong Cv 10:38 chép rằng “…Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét bằng Thánh Linh và quyền phép, Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỷ ức hiếp…” Phần lớn chức vụ của Chúa Jêsus là đuổi tà ma, quỷ dữ ra.

. Quỷ câm: “Khi đi khỏi chỗ đó, người ta đem đến cho Ngài một người câm bị quỷ ám. Quỷ bị đuổi ra rồi, thì người câm nói được.” (Mat Mt 9:32-33a).

. Câm và điếc: Ngài quở trách tà ma ô uế và phán cùng nó rằng: “Hỡi quỷ câm và điếc, ta biểu ngươi phải ra khỏi đứa trẻ này, đừng ám nó nữa. Quỷ bèn la lớn tiếng lên, vật đứa trẻ mạnh lắm mà ra khỏi.” (Mac Mc 9:25-26).

. Chứng động kinh: Một đứa trẻ bị động kinh phải chịu nhiều đau đớn vì nó thường bị ném vào lửa và té xuống nước. “Đức Chúa Jêsus quở trách quỷ, quỷ liền ra khỏi đứa trẻ, và từ giờ đó đứa trẻ được lành.” (Mat Mt 17:18).

. Đui và câm: “Bấy giờ có kẻ đem đến cho Chúa Jêsus một người bị quỷ ám, đui và câm; Ngài chữa cho, đến nỗi người câm nói và thấy được.” (Mat Mt 12:22).

B. Chức vụ chữa lành qua việc đuổi các tà ma.

Các bệnh mà y học gọi là “nan y” thường do các linh gây đau yếu thực hiện. Nếu biết tận dụng Ân Tứ Nhận Biết Các Linh, chúng ta có thể xác định chúng và đuổi chúng ra khỏi người bệnh. Mac Mc 16:17a “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: Lấy danh ta mà trừ quỷ…”

Chúa Jêsus đã trao cho chúng ta chìa khóa để được quyền buộc và mở trên đất này. Chúa Jêsus phán rằng: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho các ngươi, hễ điều gì các ngươi buộc dưới đất, thì sẽ cũng buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời.” (Mat Mt 16:19).

Với uy quyền này, chúng ta có thể nói: “Hỡi sa-tan, trong danh Chúa Jêsus ta trói buộc ngươi, là linh gây bệnh ung thư, ta ra lệnh cho ngươi trong danh Chúa Jêsus hãy ra khỏi người này!” Chúng ta cũng có thể nói: “Hỡi bà, bà đã được buông tha khỏi bệnh tật của bà”


III. CÔNG BỐ NHỮNG PHÉP LẠ SÁNG TẠO


Nhiều người bị tật nguyền từ khi mới sinh ra, do tai nạn hay do phẫu thuật. Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta theo ảnh tượng Ngài chỉ bằng những lời phán ra từ miệng Ngài. Chúng ta cũng vậy, có thể mang lại những phép lạ sáng tạo bởi danh Chúa Jêsus bằng những lời công bố trong đức tin. Trong sách Ê-sai có chép: “Đức Giê-hô-va dựng nên trái của môi miếng. (EsIs 57:19). Câu này kết thúc với những chữ “Và ta sẽ chữa lành những kẻ ấy.”

A. Bạn chữa lành kẻ đau !

Nhiều người nói rằng: “tôi không thể chữa lành ngay cả một con bọ chét.” Tuy vậy, Đức Chúa Jêsus phán: “kẻ nào tin ta, thì cũng sẽ làm việc ta làm…” (GiGa 14:12). Chúa Jêsus bảo người đàn ông teo bàn tay rằng: “Hãy giơ tay ra, người giơ tay ra, thì tay được lành.” (Mac Mc 3:12).

Chúa Jêsus đã trao cho những môn đệ của Ngài một quyền năng lực và uy quyền tương tự như của chính Ngài. Mat Mt 10:1 chép: “Đức Chúa Jêsus gọi mười hai môn đồ đến, ban quyền phép trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh.” Và Chúa Jêsus tiếp tục phán rằng: “Hãy chữa lành kẻ đau, khiến sống kẻ chết, làm sạch kẻ phung, và trừ các quỷ. Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.” (MatMt 10:8)

B. Truyền lệnh cho núi.

Sách Mac Mc 11:22-23 có chép “Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời. Quả thật ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi này rằng: Phải cất mình lên và quăng xuống biển, nếu ngươi chẳng nghi ngại tronglòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành.”Thường thì những bệnh tật mà “thầy thuốc đã bó tay” và những nhu cầu cần phép lạ đầy sức sáng tạo dường như là những quả núi đối với những người cần được chữa lành, hay những người được yêu cầu chữa lành cho một người nào đó. Câu Kinh Thánh không nói rằng chúng ta phải cầu nguyện cho hòn núi này dời đi. Nhưng chúng ta phải truyền cho hòn núi rằng, hãy cất lên và quăng xuống đi, lời bạn truyền là ra lệnh bằng uy quyền.Nhiều người đã thể hiện đức tin khi đối đầu với những trường hợp là chúng ta phải “cầu nguyện” xin Chúa chữa lành. Tuy nhiên, trong câu Kinh thánh này không bảo rằng chúng ta phải “cầu nguyện”. Nhưng bảo chúng ta phải “truyền”. Không có một gương mẫu nào được ghi lại trong suốt thời gian thi hành chức vụ của Chúa Jêsus, hay trong sách Công vụ rằng bất cứ người bệnh nào được chữa lành bằng cách cầu nguyện cho họ. Ngày nay Chúa Jêsus đang phán với mỗi kẻ tin đầy dẫy Thánh Linh rằng: “Ta đã trao cho các con uy quyền trong Danh Ta, quyền phép của Thần Ta và uy quyền cùng năng lực để công bố Lời Ta. Các ngươi hãy chữa lành kẻ đau! Hãy đặt tay trên kẻ đau,và họ sẽ được chữa lành.”


III. CHỮA LÀNH BẰNG LỜI PHÁN


Sách Thi Tv 107:20 chép: “Ngài ra lệnh chữa họ lành, rút họ khỏi cái huyệt và giải cứu họ khỏi sự huỷ diệt.”

A. Nói ra lời Chúa trong đức tin.

Chúng ta nói lời Chúa ra mạnh mẽ từ miệng của chúng ta. Khi chúng tanói ra lời Chúa trong đức tin thì nó sẽ đem lại kết quả (EsIs 55:10-11,RoRm 10:8-11).

B. Chỉ phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành (Mat Mt 8:5-8 KJV).

Một gương đức tin vĩ đại nhất của “công tắc đức tin” là đức tin biết rõ uy quyền. Thầy đội tiếp tục nói rằng ông hiểu rõ uy quyền của lời phán vì chính ông cũng ở dưới uy quyền. Khi Đức Chúa Jêsus nghe được những lời thầy đội nói ra thì Ngài lấy làm lạ và phán với những kẻ đi theo rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta chưa hề thấy ai trong dân Y-sơ-ra-ên có đức tin lớn dường ấy (câu 10). Khi thi hành sự chữa lành chúng ta nói ra bằng những lời đầy dẫy đức tin. Chúng ta phải nói ra trong Danh Chúa Jêsus! Chúng ta truyền lệnh đuổi các tà linh bệnh tật ra khỏi người bệnh! Chúng ta truyền những phép lạ sáng tạo và chúng ta nói bằng Lời Chúa. Đức tin được nói ra hành động mạnh mẽ là công tắc sẽ làm cho quyền phép được tuôn tràn!


THẢO LUẬN NHÓM


Những ai được trao quyền sử dụng uy quyền trong danh Chúa Jêsus? Từ khi Chúa Jêsus phán dặn và trao cho chúng ta uy quyền trong danh Ngài để chữa lànhngười bệnh, ngày ta chúng ta có nên vẫn cứ cầu xin Chúa đến và chữa lành kẻ đau nữa không? Bàn luận thêm về câu này: “Không có một ví dụ nào được ghi lại trong sách Công-vụ hoặc trong suốt thời gian thi hành chức vụ là Ngài chữa lành kẻ đau bằng cách cầu nguyện cho họ.” Nếu trong những nhóm nhỏ của bạn có những ai đang gặp bệnh tật hay có hàng núi những vấn đề, hãy sử dụng uy quyền của lời nói đức tin từ miệng bạn và truyền lệnh những hòn núi đó phải cất đi.


TỰ NGHIÊN CỨU:


Một trong những cách để lớn lên về phần thuộc linh và tập theo thói quen của người thành Bê-rê trong Cong Cv 17:10-11. Ghi lại các sách phụ dẫn của Kinh Thánh và tra cứu tất cả sự chữa lành mà Chúa Jêsus đã làm trong thời gian thi hành chức vụ của Ngài qua các sách Phúc-âm và tất cả sự chữa lành được chép trong sách Công-vụ.

Bạn có thể tra cứu thấy có người nào được chữa lành bằng sự cầu nguyện không? Nếu có, xin hãy liệt kê dưới đây.





 




Phần 10: SỰ CHUYỂN GIAO QUA VIỆC ĐẶT TAY


LỜI GIỚI THIỆU


Những điều quyền năng xảy ra khi chúng ta vâng lời Đức Thánh Linh, bởi đức tin đặt tay trên người nào đó. Một sự chuyển tải có thật và rõ ràng sẽ xảy ra. Bằng cách đặt tay chúng ta đã tạo ra sự tiếp xúc để chuyển giao quyền phép của Chúa tuôn tràn. Đây còn được gọi là luật tiếp xúc và sự chuyển tải. Chúa Jêsus phán: “…Hễ đặt tay lên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành.” (Mac Mc 16:18b).


DÀN Ý BÀI HỌC


I. NHỮNG KIỂU MẪU TRONG KINH THÁNH VỀ SỰ ĐẶT TAY.


Một nguyên tắc sơ học: Tác giả sách Hê-bơ-rơ đề cập tới sự đặt tay như là một trong những nguyên tắc sơ học của Chúa Jêsus (HeDt 6:1-2).

Chuyển giao tội lỗi sang một con dê đực: Trong Ngày Lễ Chuộc Tội, A-rôn - thầy tế lễ thượng phẩm, đặt hai bàn tay ông lên đầu con dê đực còn sống rồi xưng nhận những tội lỗi và sự vi phạm của con cái Y-sơ-ra-ên (LeLv 16:21). Con dê đực bị đuổi ra, là hình ảnh của Chúa Jêsus gánh mọi gian ác và tội lỗi của con người. Thần của sự khôn ngoan đã chuyển tải qua Giô-suê: “Bây giờ, Giô-suê, con trai của Nun, đầy dẫy thần khôn ngoan, vì Môi-se đã đặt tay mình trên người…” (PhuDnl34:9)

A. Khi báp-têm Thánh Linh thì các ân tứ của Ngài sẽ được chuyển tải sang bạn.

Phao-lô đã chuyển tải Đức Thánh Linh sang cho các tín hữu tại thành Ê-phê-sô bằng cách đặt tay trên họ. Cong Cv 19:6 chép: “Sau khi Phao-lô đã đặt tay lên, thì có Đức Thánh Linh giáng trên chúng, cho nói tiếng ngoại quốc và lời tiên tri.” Phao-lô đã chuyển tải ân tứ Thánh Linh sang cho Ti-mô-thê bằng cách đặt tay trên ông. IITi 2Tm 1:6 chép: “Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta.”

B. Không được xem nhẹ sự đặt tay.

Phao-lô đã viết cho Ti-mô-thê rằng: Đừng vội vàng đặt tay trên ai…(ITi1Tm5:22a). Trước khi đặt tay trên một người nào đó để chứng thực cho chức vụ của họ, chúng ta phải thận trọng, trước hết phải nhận biết tâm tánh và kết quả chức vụ của họ. Phao-lô đã viết: “Tôi khuyên anh em hãy nhìn nhận những kẻ có công khó trong vòng anh em…”(ITe1Tx 5:12).

C. Chúa Jêsus thực thi sự chữa lành bằng cách đặt tay.

Trên người phung: “Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch. Đức Chúa Jêsus động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi.” (Mac Mc 1:40-41). Trên con gái Giai-ru: Khi Chúa Jêsus đi cùng Giai-ru đến nhà người để gọi con gái ông sống dậy, trước tiên Ngài đuổi tất cả mọi người ưa chế giễu lẫn những người không tin ra ngoài. Sau đó, Ngài nắm lấy tay đứa trẻ (sự đặt tay), mà phán rằng: “Talithacumi, nghĩa là: Hỡi con gái nhỏ, ta truyền cho con hãy chờ dậy. Tức thì đứa gái nhỏ chờ dậy mà bước đi, vì đã lên mười hai tuổi. Chúng lấy rất làm lạ.” (Mac Mc 5:41-42).

3. Trên người đàn ông: Chúa Jêsus đã chữa lành một người đàn ông điếc và nói lắp bằng cách đặt tay lên phần cơ thể bị bệnh, “Ngài để ngón tay vào lỗ tai người, và thấm nướcmiếng xức lưỡi người. Đoạn, Ngài ngửa mặt lên trời, thở ra mà phán cùng người rằng: Ép-pha-ta! Nghĩa là: Hãy mở ra. Tức thì tai được mở ra, lưỡi được thong thả, người nói rõ ràng.” (Mac Mc 7:33-35).


II. NHỮNG HƯỚNG DẪN THỰC TẾ CHO SỰ CHỮA LÀNH QUA VIỆC ĐẶT TAY.


A. Khám phá nhu cầu.

Đầu tiên bạn phải khám phá ra nhu cầu bằng cách sử dụng ân tứ Lời Tri Thức hoặc bạn phải biết lý do tại sao họ đến để xin chữa lành. Đôi khi người ta đến để được chữa lành với một căn bệnh không dễ dàng nhận biết ngay. Ví dụ một người ngồi trên xe lăn, nhưng bệnh cần được chữa lành là bệnh tiểu đường. Nếu thời gian cho phép, chúng ta hãy hỏi để biết chính xác đó người ta đang tin vào điều gì.

Đưa ra những câu hỏi theo nhiều cách trên để thuyết phục một câu trả lời có đức tin, thay vì câu trả lời tiêu cực. Nên cố gắng để họ bày tỏ đức tincủa mình thay vì nghi ngờ, khi họ kể cho bạn những điều tiêu tực trong đời sốngcủa họ. Cố gắng để họ bày tỏ đức tin ở những điều mà họ đang hy vọng. Hãy để cho họ bày tỏ đức tin trong lãnh vực của ngay bây giờThay vì hỏi: “Điều gì xảy ra với anh vậy?” Hãy hỏi: “Bạn có tin là Đức Chúa Trời sẽ làm việc trên bạn ngay bây giờ không?” Câu trả lời có đức tin sẽ là: “Tôi tin rằng Đức Chúa Trời có đủ uy quyền để chữa lành bệnh tiểu đường của tôi ngay bây giờ!”

B. Chạm đến phần cơ thể cần được chữa lành.

Quyền phép chữa lành được chuyển tải là khi chúng ta sử dụng luật của sự tiếp xúc và chuyển tải. Nó giống như hai sợi dây điện được nối với nhau để dòng điện có thể đi qua. Mat Mt 9:29 chép: “Ngài bèn rờ mắt hai người mà phán rằng: Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy.” Chúng ta muốn quyền phép phải được tuôn đổ trực tiếp trên các phần thân thể cần được chữa lành. Nếu phần cơ thể bị bệnh đó ở chỗ kín đáo, và người đó là người khác phái, thì khôn ngoan hơn cả là đặt tay lên đầu người bệnh, hoặc bảo họ tự đặt tay lên phần cơ thể đó và tay bạn đặt lên tay họ. Nhưng tốt hơn hết là để người cùng phái đặt tay cho nhau.

C. Hình dung và khai phóng quyền phép để nó được tuôn tràn.

Khi bạn đặt tay lên người bệnh và nói ra những lời đầy đức tin, hãy hình dung phần cơ thể họ đang được chữa lành hoặc được hồi phục. Bởi đức tin, hãy khai phóng quyền năng chữa lành trong bạn để nó tuôn đổ trong cơ thể người bệnh.

Hãy khai phóng đức tin của bạn cho họ để họ nhận được sự chữa lành chứ không chỉ là bị đốn ngã dưới quyền năng của Đức Chúa Trời. Nhiều người đã được chữa lành mà không cần bị đốn ngã dưới quyền năng của Chúa nhưng cũng có nhiều ngưới bị đốn ngã dưới quyền năng đó mà không nhận được sự chữa lành nào trên họ. Hãy tập trung đức tin của bạn vào những lời công bố cụ thể, rõ ràng đến phần cơ thể bị bệnh. Đôi khi, Đức Thánh Linh khiến chúng ta chạm đến người bệnh và hành động nhanh chóng. Nhưng cũng có lúc Ngài khiến chúng ta giữ tay lâu trên người bệnh để quyền phép tiếp tục tuôn tràn trên họ trong một khoảng thời gian khá lâu.

D. Hãy mở mắt, trông đợi quyền phép xảy ra.

Hành động nhắm mắt là sự diễn đạt tôn giáo bày tỏ sự nghi ngờ và không tin. Chúa Jêsus đã phán rằng: “Hãy thức canh và cầu nguyện…”(Mat Mt 26:41). Nếu Ma-thi-ơ, Mác và Giăng nhắm mắt lại khi Chúa Jêsus thực hiện quyền phép chữa lành người bệnh thì họ sẽ không thể mô tả lại các phép lạ. Có những lúc khi chúng ta ở trong tình huống là chúng ta cần phục vụ chữa lành cho nhiều người trong một thời gian ngắn. Trong suốt khoảng thời gian này, một sự xức dầu kỳ diệu được ban cho để chữa lành người bệnh. Và trong thời gian đó chúng ta phải thận trọng đừng để một ai làm gián đoạn chúng ta bằng những lời kể lể dài dòng. Điều này thường làm buồn lòng Đức Thánh Linh. Chúng ta phải vận hành theo làn sóng của sự xức dầu và đặt tay trên càng nhiều người càng tốt như chúng ta có thể trong suốt thời gian đó.

E. Phục vụ chữa lành cho một đám đông.

Có những lúc khi thực hiện sự chữa lành cho một đám đông thì Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn chúng ta công bố sự chữa lành qua Lời Tri Thức, và sau đó chúng ta mạnh dạn công bố những gì Chúa đang làm. Ở những lần khác, Đức ChúaTrời sẽ dẫn dắt để chúng ta mạnh dạn bắt đầu ra lệnh cho các linh gây đau yếu ra khỏi trong Danh Chúa Jêsus. Lúc đó nhiều người sẽ bắt đầu ngã xuống đất trong làn sóng quyền phép của Đức Chúa Trời. Điểm chính yếu là chúng ta phải biết lắng nghe Đức Thánh Linh và hành động với sự xức dầu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đa số các công cuộc truyền giảng có phép lạ giữa đám đông sẽ không tự làm trọn công việc của nó. Các cuộc truyền bá Phúc-âm theo khuôn mẫu trong Tân Ước mang tính cá nhân, với những dấu kỳ phép lạ cặp theo mỗi kẻ tin khi họ làm chứng ở bất cứ nơi nào họ đến.

F. Bởi những hành động dạn dĩ của đức tin.

Chúng ta biết rằng khi đức tin hiện diện thì luôn có hành động cặp theo. Gia-cơ nói: “Đức tin không hành động là đức tin chết.”

. Người đàn ông tại ao Bê-tết-đa: Chúa Jêsus phán cùng người què ở ao Bê-tết-đa rằng: “Hãy đứng dậy, vác giường ngươi mà đi.” (GiGa 5:8).

. Người đàn ông mù: Sau khi lấy nước miếng trộn với bùn xức lên mắt người mù, Chúa Jêsus phán: “Hãy đi, rửa nơi ao Si-lô-ê.” (GiGa 9:7)

. Người đàn ông teo bàn tay: Chúa Jêsus phán với người đàn ông teo tay rằng: “Hãy giơ tay ra. Người liền giơ tay, thì tay này cũng lành như tay kia.” (Mat Mt 12:13). Đức Chúa Jêsus nói rằng: “Hãy hành động ra theo đức tin của ngươi! Làm những điều phi thường! Hãy hành động mạnh mẽ!” Thường thì trong phút giây chúng ta phục vụ chữa lành, do người nào chúng ta nói cách dạn dĩ rằng: “Hãy kiểm tra lại thân thể của anh! Làm những gì mà anh không thể làm trước đây! Hãy chuyển động cánh tay! Cúi xuống! ” Kế đến chúng ta dạn dĩ hỏi rằng: “Anh cảm thấy bệnh của anh thế nào?” Nếu các triệu chứng không hoàn toàn biến mất, chúng ta nói một cách mạnh mẽ rằng: “Hãy kiểm tra lại lần nữa! Cúi xuống một lần nữa!”


III. MỘT PHÉP LẠ HAY LÀ SỰ CHỮA LÀNH


Nhiều lần khi chúng ta thực hiện sự chữa lành, là chúng ta đang chống sự nghi ngờ và sự không tin như Chúa Jêsus đã làm ở Na-xa-rét nơi mà Ngài không thể làm phép lạ nào. Trước hết, chúng ta phải giải quyết sự nghi ngờ và không tin, để chúng ta có thể phục vụ được trong bầu không khí đức tin. Trong một lần nọ, Chúa Jêsus đã đuổi những kẻ nhạo báng (kẻ nghi ngờ) ra khỏi phòng. Bước đầu, chúng ta thường dành thời gian để gây dựng đức tin bằng cách dạy Lời Chúa nói gì về sự chữa lành, và sau đó kể cho họ nghe về những người đã được chữa lành. Chúng ta có thể tránh những thất bại nếu chúng ta dành thời gian lắng nghe Lời tri thức và Lời khôn ngoan trước khi chúng ta phục vụ.

A. Đứng vững trong đức tin.

1. Có lúc chúng ta sẽ không thấy một sự thay đổi nào xảy ra tức thì trong người bệnh.Điều quan trọng là trong lúc đó chúng ta phải giữ cho người bệnh không nản lòng và mấtđức tin đối với sự chữa lành bệnh tật.

2. Tác giả sách Hê-bơ-rơ chép rằng: “Giữ lòng tin ban đầu của chúng ta cho vữngbền đến cuối cùng.” (HeDt 3:14).

3. Hãy giải thích cho họ hiểu rõ sự khác biệt giữa một phép lạ xảy ra tức thì và sự chữalành mà các triệu chứng của nó mất dần sau một khoảng thời gian. Quyền phép của Đức Chúa Trời chuyển tải sang cơ thể người bệnh khi chúng ta đặt tay trên họ sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, miễn là họ vẫn tiếp tục giữ vững đức tin.

4. Chúng ta đã chứng kiến nhiều sự chữa lành rõ rệt diễn ra qua một khoảng thời gian,khi người đó vẫn còn tiếp tục bước đi trong đức tin: Tin, công bốhành động dựa trên lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời.

B. Lời tuyên bố của tôi.

Những lời Chúa là dành cho người có đức tin. Họ sẽ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau được lành. Tôi là một người tin chứ không phải một kẻ nghi ngờ. Chúa Jêsus đã phán như vậy. Và tôi tin rằng Chúa Jêsus đã nói sự thật. Tôi là chứng nhân dạn dĩ cho Chúa Jêsus! Tôi vâng theo mạng lệnh của Ngài để dạy dỗ và chia xẻ Phúc-âm! Đức Chúa Trời sẽ làm việc với tôi để chứng thực Lời của Ngài, bằng những dấu kỳ phép lạ cặp theo bất cứ nơi đâu tôi đến! Tôi là một chứng nhân thi hành những phép lạ cho Chúa Jêsus Christ!


THẢO LUẬN NHÓM


Trong điểm này, hãy chia thành nhiều nhóm nhỏ và đặt tay lên nhau để chuyển tải quyền bùng nổ của Đức Thánh Linh trong chức vụ của Chúa Jêsus. Ngợi khen Ngài vì sự đầy dẫy và sự ban cho các ân tứ tốt nhất trong chức vụ mà Ngài đã kêu gọi bạn bước vào.


TỰ NGHIÊN CỨU:


Nghiên cứu HeDt 6:1-2. Có phải đoạn Kinh Thánh này chỉ trích tín lý sơ học cơ bản của sự đặt tay không? Nó dạy chúng ta điều gì? Hãy cho một vài ví dụ trong Kinh Thánh khác với những ví dụ đã được đề cập đến trong bài này về sự đặt tay đi trước sự chữa lành, sự báp-têm Thánh Linh và sự xức dầu khi phục vụ.



bottom of page