top of page
Hung Tran
Jun 22, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ John Burns)
Tiến sĩ John Burns là một mục sư và tác giả người Canada. Ông đồng mục sư Nhà thờ Relate ở Vancouver, Canada với vợ là Helen. John rời bỏ công việc nha khoa thịnh vượng của mình vào năm 1986 để trở thành một mục sư toàn thời gian. Các cuốn sách của anh ấy bao gồm Điều kỳ diệu trong cái ôm của bố và Những điều bố cần biết về con gái / Những điều mẹ cần biết về con trai mà anh ấy đã đồng viết với vợ mình là Helen.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
F3.1 Đổi Mới Như Chim Ưng.
ĐỔI MỚI NHƯ CHIM ƯNG
Tiến sĩ John Burns là mục sư của Victory Christian Centre tại Vancouver, Canada. Ông cũng là chủ tịch chương trình truyền hình quốc tế gọi là Gia đình Thành Công. Trong những bài học này, John chia sẻ về những nguyên tắc lãnh đạo từ đời sống của những con chim đại ưng.
1. Sống như một con chim ưng.
2. Điều gì khiến một con chiêm ưng oai nghi.
BÀI 1: ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO MỘT CON CHIM ƯNG CÓ VẺ OAI PHONG.
LỜI GIỚI THIỆU
Một trong những hình ảnh minh họa mà tôi biết về người lãnh đạo là những con chim ưng. Chúa đã có hoạch định cho đời sống chúng ta để bước ra và đứng một mình, và đó là thật sự những gì mà những con chim ưng đã làm. Những con chim ưng tiêu biểu cho những lãnh đạo vĩ đại, mạnh mẽ và can đảm. Chúng bay ta rất cao. Chúng bay một mình. Chúng rất oai phong. Kinh thánh sử dụng những con chim ưng để dạy cho chúng ta về cách làm thế nào để trở thành Cơ-đốc nhân.
I. MỆT MỎI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐIỀU TỒI TỆ.
A. Nhiều người đã mệt mỏi và gánh nặng.
1. Đây là một điều bình thường.
2. Trong công việc khó nhọc, quý vị sẽ mệt mỏi.
B. Nhưng ma quỷ sẽ tấn công chúng ta khi chúng ta yếu đuối.
C. Chúng ta cần học cách làm thế nào để làm mới sức lực của chúng ta và dấy lên như những con chim ưng.
1. Kinh thánh nói về những con chim ưng 32 lần.
2. Đó là một đề tài thực tế.
D. Học về những bản tính của chim ưng.
1. Áp dụng chúng vào đời sống quý vị.
2. Chúng sẽ giúp quý vị họ cách làm thế nào để phục sức.
II. CHIM ƯNG TIÊU BIỂU CHO SỰ KẾT ƯỚC.
A. Chúng mạnh mẽ.
1. Nhưng sức mạnh mà không có sự kết ước thì không tạo nên một sự khác biệt.
2. Sự kết ước đó thay đổi thế giới.
• Những người đó có một quyết định và gắn kết với quyết định đó.
B. Chim ưng đã kết ước cho nhiều thế hệ.
1. Sức mạnh trong đời sống chúng ta được nhìn qua sự can đảm và sự kết ước của chúng ta.
2. Một khi một con chim ưng tìm thấy bạn đời của nó thì đồng đi suốt trong cuộc đời.
a. Chim ưng không thay đổi bạn đời. Tại sao?
b. Vì vậy một con chim ưng có thể xây dựng một gia đình.
C. Chim ưng xây dựng tổ cho các thế hệ tương lai.
1. Một cái tổ chim ưng có thể nặng đến 2 tấn, cao 20 feet và rộng từ 7-8 feet.
2. Một con chim ưng có thể mang nặng gấp đôi trọng lượng của nó.
3. Một con chim ưng phải làm việc hay xây dựng nhà cho các thế hệ sau này.
4. Cha mẹ không bỏ lơ khi con cái mình lập gia đình hay chuyển ra ngoài sống.
a. Chúa tập chú vào các thế hệ. (Châm-ngôn 13:22).
b. Điều gì sẽ còn lại sau khi chúng ta đã ra đi?
Chúng ta cần nghĩ về lâu dài.
D. Một con chim ưng có thể bay rất cao bởi vì nó có thể thấy rất xa.
1. Nó đã xây dựng để nhìn thấy khoảng cách xa.
2. Nó đã xây dựng để tập chú vào khoảng cách đó.
E. Chim ưng được dựng nên cho sự tập chú.
1. Tập chú đòi hỏi sự kết ước.
2. Chúa đã dựng nên chúng ta với sự tập chú.
a. Ngài xây dựng chúng ta ở trong những gia đình; nam và nữ, để làm việc chung với nhau.
b. Trong gia đình đó, chúng ta có khả năng để nhìn thấy khảng cách xa và tập chú.
c. Trong gia đình đó, chúng ta có thể xây dựng một gia đình, một tổ ấm và các thế hệ.
F. Những người nam có thế rất được chú ý.
1. Chúa đã tạo họ theo cách như vậy.
2. Những người nam có thể nắm bắt tốt.
a. Tại sao? Vì vậy họ có thể tập chú.
b. Chúa muốn chúng ta có thể nhìn thấy thời gian dài, tập chú vào nó và kết ước cho các thế hệ.
G. Chim ưng được gắn kết với con mồi của chúng.
1. Nếu một con chim ưng không thể bắt một con cá (con mồi của nó) lên khỏi nước thì nó sẽ không đi.
2. Một con chim ưng sẽ dìm chết trước khi bỏ đi.
• Điều này giống như kết ước cho đến chết để làm phần của chúng ta. (Khải-huyền 12:11)
H. Chúa là sự kết ước.
1. Ngài mạnh mẽ.
2. Chúng ta có thể xây dựng đời sống của chúng ta trên lời của Ngài.
3. Khi Ngài nói điều gì đó, thì tốt nhất là nên hoàn tất nó. 4. Chúng ta phải bước theo gương của Ngài.
a. Càng trở thành một Cơ-đốc nhân chim ưng bao nhiêu và một lãnh đạo vĩ đại bao nhiêu thì sự kết ước là những gì chúng ta nói đến.
b. “Tôi thật sự đang nghĩ về những gì tôi nói; và khi tôi nói ra thì tôi phải kết ước với điều đó.”
c. Sống đời sống như vậy; thì nó sẽ trở nên đời sống cao nhất có thể.
5. Chúa muốn chúng ta nhìn xa hơn hiện tại này. (II Cô-rinh-tô 4:18)
a. Nhìn những gì lời Chúa nói.
b. Có tầm nhìn của một con chim ưng và tập trung vào tất cả những điều này, đừng đi.
III. CHIM ƯNG SỐNG ĐỜI SỒNG SẠCH SẼ (THÁNH).
Đời sống chúng ta phải nên thánh (biệt riêng cho Chúa).
A. Chim ưng sống rất lâu (tới 120 năm)
B. Chim ưng mất 1 giờ đồng hồ để rỉa lông (chăm sóc cho lông của chúng) mỗi ngày trước khi chúng rời khỏi tổ.
1. Chúng rỉa từng cái lông một và đưa nó qua mỏ của chúng, dưới lưỡi của chúng.
2. Nó như là hơi nước ra từ hơi thở của chúng để rửa sạch những cái lông.
3. Khi chúng di chyển những cái lông dưới lưỡi của chúng, tuyến nước nhầy của chúng thật như dầu cho mỗi cái lông.
4. Chim ưng dùng hơi nước rửa sạnh dơ bẩn từ ngày hôm qua và chúng tái tạo dầu cho mỗi cái lông cho ngày hôm nay.
IV. CHÚA MUỐN CHÚNG TA DÀNH THỜI GIAN VỚI NGÀI MỖI NGÀY.
Dâng cho Chúa phần 10 thời gian của chúng ta (trái đầu tiên).
A. Hãy rửa sạch một trong những cánh lông của chúng ta từ rác rưởi của ngày hôm qua.
1. Một chiếc lông chim ưng đại diện cho sức lực, tài năng của chúng ta và bất cứ những gì chúng ta làm.
2. Sự tha thứ là một công cụ đầy quyền năng để phóng thích những gì từ ngày hôm qua (Phi-líp 3:13).
a.Thật không thể tiếp tục bước tới nếu chúng ta cứ nương dựa vào ngày hôm qua
b. Tha thứ là làm thế nào chúng ta bỏ qua ngày hôm qua.
Sự tha thứ cần được áp dụng mỗi ngày; điều đó giống như việc tẩy mẩn bám ở trong răng của quý vị.
i. Nếu chúng ta rửa sạch mẩn bám, quý vị sẽ không để cho nó bám mạnh hơn và cứng hơn và xây dựng một đồn lũy trong cuộc đời quý vị.
ii. Sự tha thứ là về tương lai của quý vị, chứ không phải quá khứ.
4. Sự tha thứ không phải là quên.
• Làm thế nào chúng ta khôn ngoan hơn nêu chúng ta quên hết mọi thứ đã từng xảy ra với chúng ta?
5. Tha thứ không phải là thuốc gây mê.
a. Sự tha thứ không làm vơi đi nỗi đau.
b. Những điều xấu được cho là nguyên nhân gây nên đau đớn.
c. Nhưng sự đau đớn có một mục đích; nó nói với não của quý vị về điều gì đó sai trật.
d. Sự đau đớn khiến quý vị hành động điều sai trật.
6. Sự tha thứ không phải là bỏ qua.
• Khi quý vị tha thứ và phóng thích, quý vị trở thành người có thể hành động để thay đổi những hành vi.
7. Sự tha thứ không phải là đổi mới.
a. Đừng vội quay lại trong một mối quan hệ mà mình không tin cậy.
b. Quý vị phải tha thứ cho người khác nhưng quý vị không phải tin cậy họ.
8. Tha thứ không phải là về quá khứ.
a. Đó là về tương lai.
b. Nếu quý vị không tha thứ, thì quý vị sẽ không có tương lai.
c. Cách tốt nhất để xử lý một qua khứ tồi tệ là bằng một cái nhìn về một tương lai lớn tuyệt vời.
B. Dầu cho mỗi một cánh lông.
1. Dầu trong đời sống chúng ta là những Cơ-đốc nhân là sức dầu của Chúa và quyền năng của Đức Thánh Linh.
2. Trước khi chúng ta rời khỏi nhà (tổ của chúng ta), chúng ta cần áp dụng sự xức dầu của Chúa.
3. Hãy nắm lấy lời Chúa và áp dụng mỗi ngày cho tất cả mọi lĩnh vực của cuộc đời quý vị.
C. Hãy nắm lấy sự sống thánh khiết để sống cuộc đời của một con chim ưng hay một lãnh đạo Cơ-đốc.
V. CHIM ƯNG CŨNG CHỨNG TỎ ĐỜI SỐNG THÁNH KHIẾT BẰNG CÁCH ĂN CỦA CHÚNG.
A. Chim ưng ăn thức ăn tươi sống.
1. Chúng không ăn thứ ăn chết hay hư thối.
2. Nếu quý vị ăn thức ăn chết và hư thối, quý vị sẽ bị bệnh.
B. Chim ưng đem thức ăn sống về tổ của chúng để nuôi con của chúng.
C. Những kẻ tham lam ăn thức ăn chết và hư thối.
1. Những kẻ tham lam được coi như là do bẩn và xấu xa, không có oai nghi.
2. Con cái của chúng ăn thức ăn mà chúng nôn ra.
D. Chúa không muốn chúng ta ăn thức ăn chết (thức ăn thuộc linh).
KẾT LUẬN
Chúng ta sẽ phải sống đời sống thánh khiết và đời sống được tách biệt, sống trong sach, xử lý với ngày hôm qua, chắc chắn chúng ta áp dụng Đức Thánh Linh vào trong cuộc đời chúng ta và áp dụng những lời hứa của Chúa. Quý vị phải áp dụng Lời Chúa cho chính mình.
Khi quý vị tìm thấy sự tươi mới trong Kinh thánh thì quý vị sẽ có quyền năng ở dưới cánh của quý vị (gió ở dưới cánh của quý vị), đó sẽ là động cơ cho quý vị bay lên và vượt qua tất cả những điều mà Chúa đã kêu gọi quý vị để làm. Đừng sống một đời sống thấp hèn với cuộc đời của những con quạ. Hãy dấy lên và sống như một con chim ưng. Chúa chúc phước cho quý vị.
THẢO LUẬN NHÓM
1. Bản tánh nào của chim ưng thách thức đức tin của quý vị nhất?
2. Tại sao sống kết ước với những gì quý vị nói được coi như là “là đời sống cao nhất”?
3. Chia sẻ ngắn một cái nhìn mới hay một sự khải thị mới từ bài học này về sự tha thứ.
TỰ NGHIÊN CỨU.
1. Trong những lĩnh vực nào của đời sống quý vị là quỹ vị cần phải có sự kết ước hơn? Hãy liệt kê một vào điều mà quý vị lên kế hoạch để làm theo qua sự kết ước này.
2. Làm thế nào quý vị tăng thêm sự tập chú của mình vào những thế hệ tương lai và lâu dài?
3. Quý vị có thể làm gì để làm theo khuôn mẫu của chim ưng trong những thời gian riêng tư với Chúa?
4. Hiện tại có ai đó mà quý vị cần tha thứ trong cuộc đời quý vị không?
BÀI 2: ĐIỀU GÌ KHIẾN CHIM ƯNG TRỞ NÊN OAI PHONG.
LỜI GIỚI THIỆU
Chúa dạy chúng ta rằng chúng ta giống như chim ưng. Ngài không nói chúng ta giống như chim quạ, bồ câu hay chim ác. Ngài lấy con chim oai phong nhất để sánh với chúng ta. Vì vậy chúng ta nên học một số điều từ chim ưng và là những người lãnh đạo của hội thánh, chúng ta có thể áp dụng những điều này vào trong đời sống chúng ta.
I. CHIM ƯNG CHIẾN THẮNG KẺ THÙ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG.
A. Mặt đất.
1. Chim ưng được tạo ra để bay cao trên bầu trời.
2. Nhưng khi chim ưng hạ xuống đất, chúng phải học cách làm thể nào để phù hợp với nó.
a. Một con chim ưng con phát triển đầy đủ kích cỡ trong 6-12 tuần.
Một con chim ưng con cố vươn cánh của nó ra và bay lơ lững trên tổ của nó trong vài tuần trước khi chúng thử bay ra ngoài khỏi tổ.
Cuối cùng, con chim ưng con lao xuống thật mạnh (rời khỏi tổ và cố gắng bay)
3. Thật khi cho một con chim ưng cỡi trên gió.
a. Chúng ta được tạo dựng để tin cậy Chúa.
b. Chúng ta được tạo dựng để cỡi trên Đức Thánh Linh (gió).
c. Gió đại diện cho Đức Thánh Linh và chúng ta cần học để xây dựng nhà của chúng ta gần gió (như một con chim ưng xây nhà của nó gần với gió).
d. Chúng ta được tạo dựng để nhận biết sự hiện diện của Chúa.
4. Tuy nhiên, 40% chim ưng không thể sống sót trong lần bay đầu tiên.
a. Điều đầu tiên để bay và bay vút trên không khí, nhưng vấn đề khác là hạ xuống mặt đất.
b. Nhiều người sẽ đến hội thánh (tổ) và được cứu, nhưng khi họ trở lại với nơi làm việc hay trường học thì nhiều người trong số họ sẽ bị sa sút.
5. Chúng ta phải dạy cho con cái chúng ta làm thế nào để sống đời sống Cơ-đốc trong thế giới thực tại (làm thế nào để hạ xuống mặt đất)
a. Ví dụ về Người gieo giống và Hạt giống (Mác 4:3-20)
Có ba dạng đất tiêu cực, 2 dạng trong đó nói về văn hóa mà chúng ta đang sống.
b. Nếu quý vị muốn sống một đời sống Cơ-đốc nhân trong cuộc đời này, quý vị sẽ phải có một số tranh chiến.
Sẽ thật khó để hạ xuống thế giới thật.
B. Những con rắn.
1. Ma quỷ đến như hình một con rắn và chúng được so sánh với chim ưng trong Kinh thánh.
Rắn với mục đích sẽ leo lên tổ của chim ưng, khi chim bố mà chim mẹ không có ở nhà và chúng cố tìm cách ăn thịt một trong những chim ưng con.
1. Rắn sẽ không bao giờ dám đụng đến một con chim ưng trưởng thành.
2. Rắn chỉ đến với những con chim ưng chưa trưởng thành.
3. Chúng ta cần bảo vệ những Cơ-đốc nhân chưa trưởng thành trong hội thánh.
4. Chim ưng con sẽ kêu to khi rắn đến trong tổ của chúng; đó là một âm thanh kỳ lạ.
5. Chim ưng bố mẹ, đang bay cao 2 dặm cao, bay đến 200km/giờ để quay về tổ.
6. Chim bố mẹ sẽ vồ lấy con rắn, xé nó ra và rồi làm mồi cho những chim ưng con.
a. Ma quỷ cố ý làm điều xấu, Chúa sẽ sử dụng điều xấu thành điều tốt cho chúng ta.
b. Chúa xoay chuyển điều xấu thành điều tốt.
c. Ma quỷ đã cố cướp đi hôn nhân của John và Helen.
d. Chúa sẽ luôn lấy sự rối rắm của chúng ta và khiến nó thành sứ điệp của chúng ta.
C. Chim cắt (Falcons, họ hàng gần nhất của chim ưng)
1. Chim cắt này sẽ giết một con chim ưng mà không có lý do nào cả, chỉ vì chim ưng lớn hơn là mối đe dọa cho chim cắt này.
2. Chim cắt sẽ bay cao lên phía sau con chim ưng trong điểm mù của chim ưng và giết nó.
3. Chim ưng chỉ có một chổ không nhìn thấy.
4. Chim ưng không cảnh giác để chống lại những con chim cắt.! Nó không nhận biết rằng có một mối nguy hiểm khi có một con chim cắt ở quanh đó.
5. Họ hàng của một Cơ-đốc nhân nồng nhiệt là một là một Cơ-đốc nhân nguội lạnh.
a. Quý vị không canh chừng chống lại họ.
b. Quý vị nghĩ không có nguy hiểm.
c. Một số sự chống đối lớn nhất không phải là ma quỷ, đó là những Cơ-đốc nhân khác mà họ không muốn trở thành người nóng cháy cho Chúa.
D. Những cơn bão.
1. Những cơn bão là một kẻ thù của mọi loài thú vật.! Nhưng một con chim đại bàng đối phó với những cơn bão cách khác.
2. Chim ưng có thể nhận biết có một cơn bão sẽ đến trước nhà khí tượng học.
a. Chúng ngồi yên lặng trên một nơi cao và lắng nghe.
b. Chúng có thể cảm nhận gió và sự thay đổi nhiệt độ.
3. Gió và nhiệt độ trong đời sống chúng ta đại diện cho Đức Thánh Linh.
a. Chúng ta cần học để lắng nghe giọng nhỏ nhẹ đó.
b. Chúng ta cần học để lắng nghe sự vận hành của Đức Thánh Linh.
c. Thật khó để cảm nhận sự vận hành khi quí vị chuyển động.
4. Khi một con chim ưng biết có một cơn bão đang đến, nó sẽ quay về tổ của nó và đảm bảo mọi thứ thật vững chắc, nhưng rồi nó quay trở lại nơi đậu của nó.
a. Nó ngồi đó và chờ đợi.
b. Nhưng hễ ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới; cất cánh bay cao như chim ưng (Ê-sai 40:31)
5. Chim ưng, không vỗ cánh, nó sẽ thả mình trong cơn bão khi thời điểm thích hợp.
a. Nó sẽ cỡi trên độ ấm hiện thời, cao hơn và cao hơn.
b. Những cơn bão sẽ đến (Ma-thi-ơ 7:24-27).
c. Quý vị sẽ có sự hoạn nạn, nhưng hãy vui mừng, vì Ngài đã thắng rồi. (Giăng 16:33).
6. Trong mọi cơn bão, quý vị có thể tìm thấy Chúa Giê-xu.
a. Hãy lắng nghe lời thì thầm nhỏ nhẹ đó.
b. Chúa sẽ nói với quý vị những điều sẽ đến.
c. Quý vị có thể thật sự ở trong sự an nghỉ của Chúa.
d. Chúng ta được giấu dưới bóng của Đấng Chí Cao (Thi-thiên 91)
II. CHIM ƯNG PHỤC SỨC QUA SỰ THAY LÔNG CỦA CHÚNG.
A. Nếu chúng ta hạ mình xuống, Chúa sẽ nâng chúng ta lên. (I Phi-e-rơ 5:6)
1. Hạ mình là điều chúng ta phải làm.
2. Phục sức của chúng ta là điều mà Chúa làm cho chúng ta.
3. Quý vị cần đi đến với Chúa và để Ngài là phép lạ trên cuộc đời quý vị.
• Ví dụ về một con chim ưng.
B. Cứ 10 năm một lần, một con chim ưng sẽ trải qua tiến trình thay lông.
1. Nó tìm một nơi cao, nơi an toàn trong những hóc đá, một nơi gần với chổ mát mẻ và có nước chảy.
2. Chúa Giê-xu là vầng đá.
3. Sự tươi mát, nước chảy là đại diện cho sự hiện diện tươi mới của Chúa.
C. Chim ưng nhổ từng chiếc lông của nó và đập bỏ mỏ và móng vuốt của nó.
1. Chim ưng không còn đẹp và oai phong nữa.
2. Mọi sức mạnh của chim ưng đã mất.
3. Mọi khả năng của chim ưng là trong móc vuốt, trong mỏ của nó và trong lông của nó.
4. Đây là một hình ảnh tốt của việc trở nên hạ mình.
• “Chúa, con chẳng có gì hết.”
bottom of page