top of page
    ISOM 2 CẤP 1 (Mục Vụ) - Giảng Đạo Năng Động
    (Dynamic Preaching)

Hung Tran

Jun 20, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Brick Cliff)



Tiến sĩ Brick Cliff là một nhà truyền giáo và giáo sư. Ông là Chủ tịch của các Bộ Tác động Thế giới Hiện nay (WIN). Ông cũng là Chủ tịch và Người sáng lập của Đại học Cơ-đốc Quốc gia-2-Quốc gia, một trường cấp bộ dựa trên video. Cùng với vợ của mình, Beth, họ làm mục sư giảng dạy cho Nhà thờ CrossSan Benito, TX. Ông có bằng Tiến sĩ Bộ từ Covenant Theological Seminary.


 (Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

F5.1 Giảng Đạo Năng Động.

F5.2 Giảng Đạo Năng Động.

F5.3 Giảng Đạo Năng Động.

F5.4 Giảng Đạo Năng Động.

F5.5 Giảng Đạo Năng Động.





 




PHẦN 1: SỰ GIẢNG VÀ DẠY ĐẠO


LỜI GIỚI THIỆU


Nhiều vị mục sư trưng dẫn nhiều kiến thức rộng trong bải giảng nhưng họ chưa biết thế nào là giảng luận một cách năng động. Nhiều vị mục sư khác tràn đầy tình yêu và lửa cho Chúa và họ đã giảng dạy rất tốt cho hàng hàng lớp lớp hội chúng trên nhà thờ nhưng họ cũng chưa từng được biết qua các phương pháp để làm sôi sục lẻ thật trong lòng người nghe.


I. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA GIẢNG ĐẠO VÀ DẠY ĐẠO


A. Dạy đạo là chuyển từ đề mục này sang đề mục khác và câu gốc này sang câu gốc khác.

1. Từng chút giáo huấn ngày mỗi ngày càng khắc sâu hơn..

2. Gây dựng một nền tảng về kiến thức.

B. Giảng đạo thì có mục tiêu là đi sâu vào tấm lòng và tâm thần, làm cho bài giảng đáng nhớ khiến thay đổi đời sống.


II. HỘI THÁNH ĐỀU CẦN CẢ HAI SỰ GIẢNG VÀ DẠY ĐẠO TỐT


A. Nhiều bài giảng không đạt được điểm đáng nhớ, cũng không làm thay đổi cách sống người nghe.

B. Làm người nghe chán, buồn ngủ và tẩy chay vị mục sư.

C. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy một số cơ-đốc nhân có lối sống và đạo đức không khác chi người chưa tin Chúa.

1. Không dễ gì thay đổi một lối sống.

2. Thói thường người ta không thích thay đổi.

3. Cho nên cần phải thuyết phục người ta thay đổi và có hành động cụ thể.

4. Cần phải chinh phục người chưa tin và cả cơ đốc nhân nữa.

5. Cơ-đốc nhân còn có nhiều lãnh vực mà họ phải cần tăng trưởng và thay đổi.


III. ĐỨC CHÚA GIÊXU LÀ MỘT GIẢNG SƯ ĐẠI TÀI


A. Giăng 7:46

B. Mác 1:22 Luca 9:11

D. Truyện ngụ ngôn của Đức Chúa Giêxu về lúa mì và cỏ lùn: Lu-ca 8:5-15.

1. Điểm chánh ở đây: hãy nhận lấy Lời Chúa và kiên nhẫn cho đến lúc kết quả.

2. Có bốn điểm hỗ trợ:

a. Bạn có thể nghe Lời Chúa và phớt lờ đi.

b. Bạn có thể thâu nhận Lời Chúa một cách vui mừng nhưng sau đó vẫn bị vấp ngã khi gặp khó khăn.

c. Bạn có thể nhận Lời Chúa nhưng sau đó vất bỏ và bị diệt bởi sự lo lắng, sự giàu có và lạc thú của đời này.

d. Bạn có thể thâu nhận Lời Chúa với tấm chân tình và bền lòng cưu mang kết quả.


IV. BẨY ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA GIẢNG ĐẠO VÀ DẠY ĐẠO


GIẢNG ĐẠO


A. Phải có một chủ điểm. Ví dụ, Chủ đề là sự tha thứ

B. Phải cột nó vào tấm lòng người nghe: điều khiến người nghe thực hành lời bạn nói.Đó là điều mà bạn muốn người nghe hiểu, tin và làm theo.

C. Lời giảng phải hùng hồn, đầy sôi động, hăng say với ngôn ngữ của thân thể và giọng nói nhiều tiết tấu.

D. Chỉ nên giới hạn khoảng 30 – 45 phút.

E. Chỉ nên tập trung vào một phân đoạn / lẻ thật trong Kinh Thánh. Ví dụ, Mặt trời và thấu kính phóng đại.

F. Cần nói cho người nghe phải suy nghĩ thế nào, phải làm điều gì hay phải trả lời thế nào.

G. Sục sôi lẻ thật vào lòng người nghe bằng vào điểm nhấn


DẠY ĐẠO


A. Phải có nhiều đề mục. Ví dụ, Tìm hiểu các ân tứ Thánh Linh

B. Phải tạo một số ràng buộc nho nhỏ, nếu được.

C. Có thể trầm lắng hơn bởi vì nội dung lời dạy dài.

D. Có thể trải ra từ 45 phút đến 6 tiếng đồng hồ (tất nhiên có xen giờ giải lao).

E. Thường có nhiều trưng dẫn từ nhiều phần khác nhau.

F. Thường không đòi hỏi đáp ứng của người nghe.

G. Thêm lẻ thật chút từng chút để gây dựng theo thời gian. Ví dụ Kỹ thuật bắn sẻ (nhiều cái việc nho nhỏ được phát tán ra dần dần)


V. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG KỸ LƯỠNG CÓ THỂ COI LÀ THUỘC LINH KHÔNG?


A. Các lời ngộ nhận tưởng rằng hỗ trợ cho quan điểm không cần phải chuẩn bị bài giảng.

1. Thi thiên 81:10. Câu này chỉ hàm ý Chúa cung cấp lương thực cho dân Do-thái và không liên quan gì đến việc giảng dạy.

2. Lu-ca 12:11-12. Câu này nhắc tín đồ hãy yên lòng tin cậy vào sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh khi họ bị đưa ra án đường luận tội truyền giáo. Không thể áp dụng sai lầm cho việc giảng dạy.

B. Bác sĩ Lu-ca đã tra cứu, phỏng vấn nhiều người và cẩn thận biên chép theo trình tự trong sách Lu-ca. (Luca 1:1-4).

1. Mặc dù công khó của bác sĩ Lu-ca rất đáng kể nhưng hãy hiểu đây hoàn toàn là công việc của Đức Thánh Linh..

2. Bạn cũng tìm thấy kinh nghiệm tương tự theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh khi bạn soạn thảo bài giảng.

C. Bạn hãy học hỏi chuyên cần để chứng minh bạn nhgiêm chỉnh và Chúa chấp nhận bạn (2 Tim 2:15).


VI. VUA SA-LÔ-MÔN, MỘT CON NGƯỜI _THÔNG MINH NHẤT THỜI ĐÓ, ĐÃ CHUẨN BỊ SỨ ĐIỆP KINH THÁNH.


A. Mục đích của nhà vua là dạy lối sống khôn ngoan và hiểu biết cho dân sự.

Những sách mà ông viết tràn đầy lời dạy khôn ngoan và thực dụng để sống một đời sống đầy ơn trước mặt Chúa.

B. Phương cách mà Sa-lô-môn đã dùng để chuẩn bị bài giảng.

1. Ông cân nhắc, gạn lọc và ghi chép rất nhiều.ý tưởng cao sâu trong bài giảng của ông.

2. Ông đã tìm tòi; quan sát và tím kiếm sự khôn ngoan.

3. Ông sắp xếp cáy ý tưởng theo một thứ tự rất hợp lý.

4. Ông cân nhắc từng lời từng chữ hầu cho lẻ thật đánh ngay vào trái tim của người đọc.

C. Kết quả của các bài giảng được chuẩn bị kỹ của vua Sa-lô-môn.

1. Lời của ông bén như lao nhọn (vật mà kẻ chăn chiên dùng để đâm thúc đàn chiên mà dẫn chúng theo đúng hướng). Bài giảng của ông tạo sự kích khích khiến thay đổi đời sống.

2. Bài giảng của ông giống như loại đinh định hướng, nó ăn sáu và nằm chắc chắn tại chỗ.

3. Bài giảng của ông dễ nhớ và nổi bật; chúng mang lại sự khôn ngoan, sự hướng dẫn như kẻ chăn đối với đàn chiên mình.


VII. ĐIỀU GÌ XẨY RA NẾU MỤC SƯ KHÔNG CHUẨN BỊ SỨ ĐIỆP RAO GIẢNG.


A. Họ thường xuyên giảng đi giảng lại cùng một thứ tuần này sang tuần khác..

1. Mặc dù họ hay rêu rao rằng mình được Đức Chúa Thánh Linh hướng dẫn.

2. Tổ chức có thể khác, chi tiết có thể khác nhưng hầu như họ đều giống nhau ở chỗ thường xuyên đi loanh quanh vài ba đề mục. và không hề đá động gì đến phần còn lại của Lời Chúa.

a. Sự cứu chuộc, sự thánh khiết, sự ban cho, sự cầu nguyện.



bottom of page