top of page
    ISOM 2 CẤP 2 (Chữa Lành) - Những Lời Cầu Nguyện Chữa Lành Tấm Lòng

Hung Tran

Jun 15, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Mark Virkler)



Tiến sĩ Mark Virkler là Mục sư và là nhà giáo dục Cơ-đốc trong vòng 40 năm qua. Ông áp dụng và nhận ra rằng phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất, tư vấn được xức dầu đó là huấn luyện “những lời cầu nguyện chữa lành tấm lòng”.

Đây là phương cách tư vấn Mark đã áp dụng. Khóa học này dạy về bảy lời cầu nguyện cụ thể sẽ bẻ gãy những trói buộc bên trong tấm lòng của bạn bởi những thế lực linh gây nên.

Những lời cầu nguyện này bao gồm sự phá vỡ những tội lỗi thế hệ, lời rủa sả; cắt đứt sự không tin kính; loại bỏ niềm tin tiêu cực và những lời thề trong lòng; chữa lành những cảnh gây tổn thương, bẻ gãy những lời rủa sả và đuổi sinh lực ma quỷ/tà linh đã có sự nối kết với những tổn thương trong lòng và tâm linh.

Toàn bộ tiến trình chữa lành được chắc chắn bởi việc tập chú suy ngẫm những phân đoạn Kinh thánh và đem những vấn đề đã được chữa lành đến với Chúa để Ngài có thể ban cho bạn sự soi sáng bên trong từ Lời của Ngài.


 (Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

CL2.1 Nhận Biết Một Tấm Lòng Được Chữa Lành.

CL2.2 Ngôn Ngữ Của Tấm Lòng.

CL2.3 Bẽ Gãy Tội Lỗi Và Sự Rủa Sả Dòng Họ.

CL2.4 Cắt Đứt Sự Ràng Buộc Không Tin Kính.

CL2.5 Thay Thế Những Niềm Tin Tin Kính.

CL2.6 Loại Bỏ Những Lời Thề Trong Lòng.

CL2.7 Cầu Nguyện Chữa Lành Nội Tâm.

CL2.8 Bẻ Gãy Những Lời Rủa Sả.

CL2.9 Lời Cầu Nguyện Chữa Lành Tấm Lòng.





 




PHẦN 1: NHẬN BIẾT MỘT TẤM LÒNG ĐƯỢC CHỮA LÀNH



LỜI GIỚI THIỆU


Khi tôi mới được cứu, Chúa đã thanh tẩy và chữa lành hoàn toàn tấm lòng tôi. Tuy nhiên, đôi khi có những hoàn cảnh trong cuộc sống và cách tôi đáp ứng sai trật đã cho phép lòng mình bị vấy bẩn bởi tội lỗi và đau đớn trở lại.

Ma quỷ nhân dịp đó tấn công tôi và tôi nhận biết rằng tôi cần được chữa lành và giải thoát một lần nữa bởi ân điển của Chúa. Làm sao chúng ta biết nếu chúng ta có một tấm lòng được chữa lành,” và làm thế nào chúng ta có thể nói nếu chúng ta cần được giải cứu khỏi những tà linh (ma quỷ)? Cầu nguyện như thế nào để đuổi ma qu và khiến nó phải tháo chạy? Làm thế nào chúng ta hủy bỏ quyền hợp pháp của ma quỷ để chúng không thể bám vào nhưng bỏ đi một cách nhẹ nhàng? Và làm thế nào chúng ta có thể ở trong sự tự do vĩnh viễn? Những thái độ thuộc linh nào thấm vào lòng và tâm trí (I Cô-rinh-tô. 13:13)? A.___________________________________________________________________Những thái độ thuộc linh nào bảo vệ tấm lòng và tâm trí chúng ta (I Tê-sa-lô-ni-ca. 5:8)?____________________________________________________________________Điều nào giúp cho việc bước vào trước ngai?

B. Ba thái độ thuộc linh giống nhau (Hê-bơ- rơ 10:22-tấm lòng chân thật (tình yêu thương), đức tin, lương tâm trong sạch (kết quả trong hy vọng)

C. Mục tiêu của sự dạy dỗ của chúng ta là gì (I Ti-mô-thê. 1:5)?.

Tình yêu, đức tin, lương tâm tốt (hy vọng).

D. Phao-lô yêu cầu những tín hữu làm gì cho tình yêu, đức tin và hy vọng? (Ê-phê-sô 1:12,15; Cô-lô-se 1: 4,5)

E. Áp dụng cá nhân: có những lãnh vực nào trong cuộc đời bạn mà làm rối loạn hay loại bỏ đức tin, hy vọng và tinh yêu của bạn khi bạn suy nghĩ đến chúng không?

F. Có những tình huống nào bạn không thể đối mặt với một tấm lòng đầy đức tin, hy vọng và tình yêu không? Nếu có, những điều này cần chữa lành. Hãy liệt kê chúng dưới đây:_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

G. Những hoạt động trong lớp, hãy cùng nhau xưng ra những câu sau đây.

• Một tấm lòng được chữa lành là một tấm lòng đầy đức tin, hy vọng và tình yêu.

• Một tấm lòng không được chữa lành là một tấm lòng có những điều ngược lại với đức tin, hy vọng và tình yêu.

Bạn có những suy nghĩ hay câu hỏi nào liên quan đến sự dạy dỗ trong DVD này?

Đấng Cố vấn diệu kỳ có muốn chữa lành hoàn toàn và trọn vẹn mọi tổn thương trong lòng không?

Điều gì ngăn chặn chúng ta không nhận lãnh được những gì Ngài muốn làm trong chúng ta?

H. Những thực hành để có thêm sự mặc khải tại nhà.

Ghi nhớ những điều sau: (Học thuộc lòng Kinh thánh: viết câu Kinh thánh đó trên một tờ giấy 3x5 và đem theo cùng bạn suốt ngày,

• Đọc lại nhiều lần.

• In trí nó.

• Ghi nhật ký và hỏi Chúa Ngài muốn nói gì với bạn liên quan đến cầu này và áp dụng của nó cho cuộc đời bạn.

Chuẩn bị để đến lớp chia sẻ câu đó cách thuộc lòng cũng như những sự soi sáng cụ thể mà Chúa đã cho bạn liên quan đến sự áp dụng nó vào đời sống bạn) I Cô-rinh-tô 13:13.

Một tấm lòng được chữa lành là một tấm lòng đầy đức tin, hy vọng và tình yêu.

Một tấm lòng không được chữa lành là bất cứ điều gì đi ngược lại với đức tin, hy vọng và tình yêu. Ghi nhật ký: “Lạy Chúa, xin chỉ cho con những lãnh vực tổn thương nào trong lòng mà Ngài muốn chữa lành.”

1. Nhật ký ngày 1: Tôi có một trọn đức tin, hy vọng và tình yêu đầy trọn đối với hôn nhân của mình không?

2. Nhật ký ngày 2: Tôi có một đức tin, hy vọng và tình yêu đầy trọn đối với con cái của tôi không?

3. Nhật ký ngày 3: Tôi có một đức tin, hy vọng và tình yêu đầy trọn đối với chức vụ của tôi không?

4. Nhật ký ngày 4: Tôi có một đức tin, hy vọng và tình yêu đầy trọn đối với sức khỏe của tôi không?

5. Nhật ký ngày 5: Tôi có một đức tin, hy vọng và tình yêu đầy trọn đối với công việc của tôi không?

6. Nhật ký ngày 6: Tôi có một đức tin, hy vọng và tình yêu đầy trọn đối với tài chính của tôi không?





 




PHẦN 2: NGÔN NGỮ CỦA TẤM LÒNG



LỜI GIỚI THIỆU


Bạn có bao giờ đưa ra một yêu cầu cho tấm lòng bạn cư xử trong một cách thế nào đó, hay không cư xử theo cách nào đó, và nhận thấy lòng bạn hoàn toàn không đáp ứng với mệnh lệnh mà bạn đưa ra cho nó không? Tại sao như vậy?

A. Liệu một người Anh nói tiếng Anh giỏi sẽ hỗ trợ được nhiều có một người nói tiếng Pháp không? Tại sao không?

1. Tấm lòng nói một ngôn ngữ khác với tâm trí. Xã hội ngày nay cho rằng ngôn ngữ của tâm trí là những ý tưởng hợp lý. Kinh thánh thì cho rằng ngôn ngữ của tấm lòng là những hình ảnh, cảm xúc, dòng chảy và đức tin.

2. Chữa lành tấm lòng phải xảy ra ở mức độ tấm lòng, chớ không chỉ là trong tâm trí. Để chữa lành tấm lòng chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ của tấm lòng.


B. Tấm lòng sử dụng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ tâm trí.

1. Một lý luận không được xức dầu là ngôn ngữ của tâm trí con người (Ma-thi-ơ 16:7).

Một lý luận hay ý tưởng không được xức dầu xảy ra khi chúng ta suy nghĩ theo cách riêng của mình (như là một công việc “chết”-Hê-bơ-rơ 6:1,2) mà không cầu xin và nhận lãnh sự mặc khải từ Đức Thánh Linh (Gia-cơ 1:5; Giăng 5:30, 12:49; Ê-phê-sô 1:17,18). Trong mỗi câu sau đây, “ý tưởng: bị Chúa Giê-xu quở trách: Ma-thi-ơ 16:5-12; 8:15-18. Khôn ngoan của một người là tự nhiên và có được từ sự hiểu biết trên đất này và dễ dàng trở thành ma quỷ (Gia-cơ 3:15). Điều này được chứng minh bởi con người bị đan dệt với những sự ganh ghét, ích kỷ và kêu ngạo (Gia-cơ 3:14). Sự khôn ngoan của Chúa là từ trên cao (Ê-sai 1:18; 1 Cô-rinh-tô 12:8) và là sự trong sạch, hòa thuận, nhã nhặn, nhường nhịn, đầy thương xót và những trái tốt, không thiên vị và không đạo đức giả (Gia-cơ 3:17). Trong văn hóa ngày nay, chúng ta quan tâm đến lý trí là ngôn ngữ của tâm trí. Nói theo Kinh thánh, “lý luận của con người” là một ngôn ngữ không có hiệu quả khi xử lý với tấm lòng.

2. “Dòng chảy” là một yếu tố cần thiết của ngôn ngữ tấm lòng (Giăng 7:38, 39).

Khi tấm lòng chúng ta và mắt chúng ta tập chú vào Chúa Giê-xu (Hê-bơ-rơ 12:1, 2), dòng chảy này có thể trở thành sự mặc khải trong sạch của Chúa cho tấm lòng (lời tiên tri- I Cô-rinh-tô 12:10).

3. Những hình ảnh là yếu tố cần thiết của ngôn ngữ tấm lòng (Sáng 8:21; I Sử ký 29:18; Thi-thiên 140:2; Châm ngôn 6:18; Giê-rê-mi 7:24; 23:16). Khi Chúa đổ đầy tấm lòng ta khả năng để tưởng tượng, chúng ta nhận lãnh sự tưởng tượng, giấc mơ và khải tượng của Chúa (Dân số 12:6; Giăng 19, 20, 30; 8:26; 38; Công vụ 2:17

4. Những cảm xúc là yếu tố cần thiết của ngôn ngữ tấm lòng (Sáng 6:6).

Khi nào Đức Thánh Linh đến đổ đầy tấm lòng chúng ta để chúng ta kinh nghiệm những cảm xúc của Chúa” (Ga-la-ti 5:22, 23).

5. Suy ngẫm hay nghiền ngẫm là một yếu tố cần thiết của ngôn ngữ tấm lòng (Thi-thiên 77:6).

Khi Chúa đổ đầy chúng ta khả năng suy ngẫm, suy nghĩ của con người được biến đổi sang “lý trí được xức dầu” (Ê-sai 1:18; Luca 1”1-3) như là dòng chảy của Đức Thánh Linh (Giăng 7:37-39) dẫn dắt tiến trình lý trí, biến nó thành sự suy ngẫm đầy ơn (Thi thiên 19:14), dẫn đến sự soi sáng, sự nhận thức và sự mặc khải xảy ra (Thi thiên 73:16,17; Ê-phê-sô 1:17,18).

6. Để có một sự xem xét sâu hơn về tấm lòng, tâm trí, dòng chảy và tâm linh, hãy đọc sách 4 Chìa khóa để lắng nghe tiếng Chúa (4 Keys to Hearing God’s Voice), Lặn sâu hơn trong dòng sông của Chúa (Wading Deeper Into the River of God), Làm thế nào để bước đi trong Thánh Linh, làm sao bạn biết?(How to Walk in the Spirit, How Do You Know?) Và Giáo lý đúng qua mặc khải nhận biết (Sound Doctrine Through Revealation Knowledge) của Mark và Patti Virkle.


C. Hãy để tấm lòng bạn tự do nhận lãnh sự mặc khải từ Chúa qua một “sự suy ngẫm lẽ thật mới trong Kinh thánh” (Giô-suê 1:8).

Viết ở trên đầu trang giấy, sự suy ngẫm lẽ thật mới trong Kinh thánh liên quan đến “_________________”. Chủ đề sẽ là tấm lòng tổn thương. Nếu bạn có một một tổn thương, thì bạn sẽ hoàn tất một sự suy ngẫm Kinh thánh cho mỗi điều mà bạn đang được chữa lành, và ngược lại. Ví dụ, có thể bạn có những chủ để như tức giận và căm phẫn và ngược lại với những điều đó là tình yêu và sự tha thứ. Hay có thể bạn suy ngẫm sự xét đoán ngược lại với thương xót, nghi ngờ ngược lại với đức tin. Bạn đang tìm kiếm những chìa khóa thuộc linh là những điều sẽ để cho bạn dễ dàng và nhanh chóng chuyển từ tiêu cực để đến với tích cực và ở trong sự đầy ngập với sự sáng và lẽ thật của Chúa. Hãy hoàn thành những bước sau:

1. Đề nghị các bạn nên dùng thánh kinh phù dẫn (concordance) để tra xem nhiều câu Kinh thánh có thể về chủ đề đó (tất cả nếu có thể) và hãy ghi chú những gì bạn khám phá được, suy ngẫm và cầu nguyện trên từng câu đó, xin Chúa cho bạn một linh của sự mặc khải (Ê-phê-sô 1:17, 18). Tìm những nguyên tắc thuộc linh và những câu chuyện Kinh thánh hỗ trợ cho những lẽ thật mà Chúa muốn dầm thấm trong lòng bạn. Khi bạn suy ngẫm, hãy liên tục cầu nguyện trong lòng, “Lạy Chúa, xin hãy chỉ cho con những điều con cần thấy để chữa lành vấn đề đang tranh chiến trong lòng con.”

2. Học thuộc lòng những câu Kinh thánh nhảy ra khỏi trang giấy, để bạn có thể dễ dàng dùng tới chúng ra trong lúc có cần.

3. Cầu nguyện xin Chúa ban cho bạn những kinh nghiệm và sự soi sáng và gặp gỡ được những người có chức vụ thánh để giúp bạn hiểu sâu hơn những lẽ thật này.

4. Hãy nhờ những người bạn của bạn góp ý những nguyên tắc hay những câu chuyện nào trong Kinh thánh mà họ cho là có liên quan đến cách là thế nào để đem đến sự chữa lành cho vấn đề đó.

5. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy được dẫn dắt để đọc một quyển sách về chủ đề đó. Nếu vậy, hãy hỏi người mà bạn tôn trọng là người có kiến thức về lãnh vực đó để giới thiệu một quyển sách tốt cho bạn.

6. Cầu nguyện trên những gì bạn đã học và xin Chúa phán với bạn và chỉ cho bạn gạch dưới những nguyên tắc mà sẽ sản sinh trong bạn một sự hà hơi đức tin thiên thượng và một tấm lòng trong sạch. Ghi lại những điều mà bạn học được.


D. Thế nào là một tấm lòng bị tổn thương:

Những ví dụ về mặc tình cảm của tâm linh một người: bị nan đề (Sáng 41:7b,8; Đani-ên 2:1,3; Giăng 13:21); buồn rầu và bị áp chế (I Sa-mu-ên 1:15); tức giận (Truyền đạo 10:4); thất vọng (Ê-sai 19:3); bị bỏ rơi hay đau buồn (Ê-sai 54:6); điên tiết (Êxê-chi-ên 3:14); đau buồn hay buồn khổ (Đa-ni-ên 7:15); cứng lòng (Phục truyền 2:30); nghi ngờ (Mác 11:23; Luca 24:25); kiêu ngạo (Châm ngôn 16:18); bị ô uế (II Cô-rinh-tô 7:1).


E. Những sinh lực tiêu cực và tích cực hoạt động trong tấm lòng chúng ta.

1. Có ba từ chính trong Tân ước dịch chữ quyền năng là: exousia (108 lần) có nghĩa là “quyền hay đặc quyền,” dunami (108 lần) có nghĩa là “sức mạnh, quyền năng, lực,” và “energes” (31 lần) có nghĩa là “sinh lực tích cực.”

2. Ê-phê-sô 2:2 nói về sống theo kẻ cầm quyền chốn không trung, tà linh đó “đang hành động” trong con cái không vâng lời. Từ “đang hành động” là một từ có gốc từ chữ Hy-lạp “energes” có nghĩa là sinh lực đang ở trong ta linh này “đang hoạt động mạnh mẽ” trong cá nhân đó.


F. Tóm lược sự mặc khải từ sự suy ngẫm Kinh thánh của bạn trong một “Hòn Đá Kỷ niệm

Một khi Chúa cho bạn một sự mặc khải trọn vẹn về chủ đề bạn có, hãy viết tóm tắc lời cầu nguyện cá nhân về những gì Ngài đã bày tỏ cho bạn trên một trang giấy với tựa đề, “Hòn Đá Kỷ niệm về_____________.” Khi bạn viết, hãy dùng hướng dẫn bên dưới.

1. Tóm lược của tôi về những gì Đức Thánh Linh đã bày tỏ cho tôi từ Kinh thánh là….

2. Tóm tắt của tôi về sự soi sáng mà Đức Thánh Linh đã ban cho tôi qua nhật ký, giấc mơ và khải tượng là…..

3. Biểu tượng đại diện mà tôi đã tạo nên hay chọn để nhớ đến việc chữa lành này là……..

4. Những hàng rào mà Chúa đã chỉ cho tôi xây để giữ tôi khỏi sự cám dỗ trong lĩnh vực này là….

5. Tôi công bố tôi đã hoàn toàn được tự do khỏi đồn lũy của_______________ bởi Chúa của tôi và Cứu Chúa Giê-xu Christ. Ngày/tháng/năm ____________ chữ ký _____________________________


G. Những hoạt động trong lớp.

1. Cùng xưng nhận với nhau những câu sau:

• Một tấm lòng được chữa lành là một tấm lòng tràn đầy đức tin, hy vọng và tình yêu.

• Một tấm lòng chưa được chữa lành là một tấm lòng chứa những gì ngược với đức tin, hy vọng và tình yêu.

• Ngôn ngữ của tâm trí là một lý luận, ý tưởng không được xức dầu.

• Ngôn ngữ của tấm lòng là dòng chảy, cảm xúc, những hình ảnh và sự suy ngẫm.

• Engergis có nghĩa “năng lực tích cực.”

• Năng lực ma quỷ đang hành động trong một tấm lòng tổn thương có thể bị xua đuổi, tẩy trừ.

• Tôi sẽ duy trì sự chữa lành bằng việc vâng lời Chúa, nhận lãnh sự mặc khải sự hiểu biết từ một “sự suy ngẫm Kinh thánh mới,” thiết lập một hòn đá kỷ niệm và cầu xin sự đầy trọn của Đức Thánh Linh.

2. Bạn có từng thử chữa lành tấm lòng mình bằng việc sử dụng ngôn ngữ của tâm trí chưa? Có hoàn toàn thành công không, thành công một phần, hay không thành công gì cả?

3. Hãy mời mọi người chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến hay câu hỏi về bài dạy.


H. Thực hành để có thêm sự mặc khải tại nhà.

3. Ghi nhớ những điều sau đây:

• Ngôn ngữ của tâm trí là lý luận. ý tưởng không được xức dầu.

• Ngôn ngữ của tấm lòng là dòng chảy những ý tưởng, hình ảnh và suy ngẫm.

• Để chữa lành tấm lòng, chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ của tấm lòng. (Một cách học thuộc lòng Kinh thánh: viết câu đó vào một tấm giấy 3x5 và đem theo bên mình cả ngày, nói đi nói lại. hình dung nó. Ghi nhật ký và hỏi Chúa những gì Ngài muốn phán với bạn liên quan đến câu đó và ứng dụng của nó cho đời sống bạn. Chuẩn bị để đến lớp chia sẻ thuộc lòng câu đó cũng như những sự soi sáng cụ thể mà Chúa đã cho bạn liên quan đến sự áp dụng nó vào đời sống bạn)

1. Ghi nhật ký: Lạy Đức Thánh Linh, những “vết thương lòng” nào mà Ngài muốn chữa lành trong những tuần sắp tới? Hãy kiểm tra những liệt kê bên dưới là điều bạn kinh nghiệm “sinh lực tiêu cực,”

Chúng ta tìm kiếm một cảm xúc tiêu cực hay cá tính tiêu cực - chứ không phải một hành động. Những hành động là kết quả của tấm lòng tổn thương. Chúng ta sẽ chữa lành cảm xúc hay cá tính đằng sau hành động đó. Vậy nên đừng liệt kê những hành động. Chọn một trong những điều dưới đây.

Hầu hết những tấm lòng tổn thương là:

____ 1. Sợ hãi, nghi ngờ, vô tín

____ 2. Tức giận, ghét, căm giận, cay đắng

____ 3. Sự khước từ, bỏ rơi, cô đơn

____ 4. Thiếu tiền, nghèo đói, thất bại Những tấm lòng tổn thương thương thấy khác:

____ 5. Dâm dục, tham dục, sách báo hình ảnh khiêu dâm

____ 6. Chán nản, vô vọng, tuyệt vọng

____ 7. Đau buồn, mất mát, buồn rầu

____ 8. Xấu hổ, mặc cảm, định tội


“Lạy Chúa, vết thương lòng nào Ngài muốn chữa lành hôm nay?” hãy tập chú vào Chúa Giê-xu, xoay theo dòng chảy những ý tưởng và ghi lại những gì đến với bạn. Ghi chú: có bạn có một số vết thương trong lòng (có thể là trên 8). Cũng như vậy, bạn có thể thêm vào trong danh sách đã liệt kê. Ví dụ trong danh sách số 2, bạn có thể liệt kê thêm sự tức giận, ghét, căm giận, sát nhân. Hãy dành thời gian thực hành những điều trên bởi vì bạn sẽ đi qua bảy lời cầu nguyện cho tấm lòng tổn thương này trong vài tuần tới. Tôi đề nghị các bạn kiểm tra với một người yêu thương và nhờ họ kiểm chứng tổn thương mà bạn đang xử lý hay họ sẽ giúp làm rõ ràng nó. Sự xác chứng/làm rõ của họ là vô giá, bởi vì bạn muốn đóng chính xác cây đinh vào đầu để bạn có cơ hội tốt nhất được chữa lành hoàn toàn vết thương lòng của mình. Nếu bạn có hơn một tổn thương trong lòng, thì hãy lặp lại thực hành này trong nhiều tuần. Trong lớp bạn sẻ chỉ thực hành một vấn đề mà thôi. Tuy nhiên ở nhà bạn có thể dành thời gian xử lý những vết thương khác. Chìa khóa là áp dụng cả bảy lời cầu nguyện cho mỗi một vết thương trong lòng và hãy suy ngẫm Kinh thánh và làm hòn đã kỷ niệm cho từng tấm lòng được chữa lành. Nếu bạn sẽ thực hành thêm tại nhà thì hãy in ra “Những phần bài tập thêm” và điền tổn thương trong lòng mà bạn thêm vào đó.





 




PHẦN 3: BẺ GÃY NHỮNG TỘI LỖI VÀ SỰ RỦA SẢ CỦA DÒNG HỌ



LỜI GIỚI THIỆU


Một tà linh xem nơi mà hắn sống là nhà của hắn. Nếu chúng ta đuổi quỷ, trước hết chúng ta cần phá sập căn nhà của hắn và sau đó sẽ dễ dàng đuổi hắn đi. Trong việc phá sập căn nhà của hắn, chúng ta phế bỏ những quyền hợp pháp mà hắn được ở đó. Chúng ta nhổ bỏ những cái neo để hắn không còn chổ để bám vào. Sau đó, chúng ta có thể ra lệnh cho hắn đi ra, và không có nhiều tranh đấu bởi những cái neo đó đã bị nhổ bỏ.


A. Phá sập căn nhà của ma quỷ.

1. Những nền tảng của tội lỗi và sự rủa sả của dòng họ.

2. Sàn nhà là những sự cột trói không tin kính

3. Những vách tường là những niềm tin tiêu cực và lời hứa nguyện trong lòng.

4. Mái nhà là những hình ảnh đau buồn, cần được chữa lành nội tâm.

5. Trần nhà là những lời rủa sả

6. Một khi căn nhà đã sụp xuống, chúng ta ra lệnh cho tà linh phải rời đi.


B. Phần ghi chú thêm (không có trong video):

• Bảy lời cầu nguyện chữa lành tấm lòng là:

1. Bẻ gãy những tội lỗi và rủa sả của dòng họ

2. Cắt đứt những ràng buộc không tin kính

3. Thay thế những niềm tin tiêu cực

4. Không thừa nhận những lời thề hứa trong lòng

5. Nhận lãnh những khải tượng thiên thượng

6. Bẻ gãy những lời rủa sả

7. Đuổi quỷ ra Để chữa lành hoàn toàn một tấm lòng, chúng ta áp dụng cả bảy lời cầu nguyện này.


C. Tội lỗi và sự rủa sả của dòng họ chuyển giao sinh lực tội lỗi qua những thế hệ trong gia đình.

1. Tội lỗi của cha mẹ truyền cho con chau đến ba, bốn đời (Xuất 20:4-6)

2. Tội tà dâm truyền lại cho con cháu đến 10 đời (Phục 20:4-6)

3. Phước hạnh của sự vâng lời truyền cho con cháu đến ngàn đời (Phục 7:9)

4. Tội lỗi của đời trước không truyền qua các đời trong gia đình (Ê-xê-chi-ên 18:2-4).

5. Tất cả những điều sau có thể truyền qua các đời trong gia đình: ghiện rượu và những dạng nghiện; những dạng đau ốm và bệnh tật về thể lý; những dạng vấn đề về tình cảm và tâm thần; tội lỗi ám ảnh; cũng như những phước hạnh về thuộc linh, sự xức dầu và các ân tứ.


D. Cách tốt nhất để áp dụng lời cầu nguyện/ ân điển cho đúng thời điểm khi vết thương xảy ra.

1. Tôi bị ảnh mang lấy tội lỗi và sự rủa sả của dòng học từ trong lòng mẹ….

a. Tôi sẽ thấy mình như là một em bé trong lòng mẹ.

b. Tôi thấy thập tự giá của Đấng Christ ở giữa em bé và tổ phụ chúng ta.

c. Chúng ta thấy sự rủa sả chảy đến thập tự giá, đụng vào và ngã xuống đất.

d. Chúng ta thấy em bé được tự do.

e. Chúng ta thấy phước hạnh của Calvary chảy xuống trên em bé đó.

2. Hãy nhớ cầu nguyện sử dụng ngôn ngữ của tấm lòng (tuôn theo dòng chảy ý tưởng, những hình ảnh và cảm xúc). Nói ra đang khi nhìn xem bằng con mắt lòng của các bạn và thấy những điều xảy ra.


E. Lựa chọn một tổn thương trong lòng

1. Chọn lựa cẩn thận và cầu nguyện hết lòng. (Bạn sẽ tập chú và tổn thương cụ thể của tấm lòng khi bạn cầu nguyện qua hết bảy lời cầu nguyện trong những tuần tiếp theo.)

2. Cầu hỏi “Đức Thánh Linh, điều gì trong lòng con mà Ngài muốn chữa lành trong thời điểm này?” Hầu hết những tấm lòng tổn thương là:

____ 1. Sợ hãi, nghi ngờ, vô tín

____ 2. Tức giận, ghét, căm giận, cay đắng

____ 3. Sự khước từ, bỏ rơi, cô đơn

____ 4. Thiếu tiền, nghèo đói, thất bại

• Những tấm lòng tổn thương thương thấy khác:

____ 5. Dâm dục, tham dục, văn phẩm khiêu dâm

____ 6. Chán nản, vô vọng, tuyệt vọng

____ 7. Đau buồn, mất mát, buồn rầu

____ 8. Xấu hổ, mặc cảm, định tội

• Ghi lại ở dòng dưới dây, 3-4 từ để mô tả tổn thương trong lòng mà Chúa muốn chữa lành trong cuộc đời bạn:__________________________________________________________


F. “Lạy Chúa, những điều nào mà tổ phụ con đã đưa đến sự tổn thương của tấm lòng _________________ (vấn đề của tấm lòng được liệt kê ở trên)? Ghi chú: chúng ta không đổ lỗi cho họ, chỉ nhận biết những đặc điểm của sinh lực tiêu cực. Câu trả lời của bạn cho câu hỏi trên sẽ là cha hay mẹ hay cả hai bên gia đình. Để an toàn, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện dưới đây 2 lần, cho mỗi bên gia đình một lần


G. Bẻ gãy những tội lỗi và sự rủa sả của dòng họ.

1. Con xưng nhận và ăn năn tội lỗi của tổ tiên, cha mẹ và tội lỗi của tôi là tội: _____ ___________ ________________________, và sự tức giận và oán trách Ngài, Chúa ơi, vì đã để điều này xảy đến trên cuộc đời con.

2. Con tha thứ và khai phóng ông bà tổ phụ con vì đã truyền tội lỗi này cho con và hậu quả của sự rủa sả về ____________________ (kể ra rỏ). Con xin Ngài tha thứ cho con và con xin tiếp nhận sự tha thứ của Ngài. Con tha thứ cho chính mình vì đã dự phần trong tội lỗi này.

3. Con đặt thập tự giá của Đấng Christ ở giữa dòng họ con và con, là một thai nhi trong lòng mẹ. Con ra lệnh cho tội lỗi________________________ và những sự rủa sả kèm theo phải bị dừng lại tại thập tự giá của Đấng Christ, và sự tự do và giải thoát chảy từ thập tự giá đến với thai nhi trong lòng mẹ.


H. Những hoạt động trong lớp.

1. Cùng nhau xưng nhận những câu sau:

a. Những tội lỗi và sự rủa sả của dòng họ truyền sinh lực tội lỗi qua các đời.

b. Bảy lời cầu nguyện chữa lành tấm lòng

(1). Bẻ gãy những tội lỗi và rủa sả của dòng họ

(2). Cắt đứt những cột trói không tốt

(3). Thay thế những niềm tin tiêu cực

(4). Khước từ những lời thề hứa trong lòng

(5). Nhận lãnh những khải tượng thiên thượng

(6). Bẻ gãy những lời rủa sả

(7). Đuổi quỷ.

c. Để chữa lành hoàn toàn một tấm lòng, chúng ta áp dụng cả bảy lời cầu nguyện!

1. Mời mọi người chia sẻ những ý nghĩ, ý kiến hay câu hỏi về bài dạy.

2. Mời những người tình nguyện trích dẫn những câu Kinh thánh thuộc lòng từ những tuần trước và chia sẻ những gì Chúa đã phán với họ liên quan đến những câu này và có thể chia họ thành hai nhóm để chia sẻ những câu thuộc lòng.

3. Nếu bạn có thời gian, có thể nhiều người muốn chia sẻ câu chuyện của họ về những gì họ đã kinh nghiệm khi họ cầu nguyện những lời cầu nguyện khi học DVD này hay trước đó trong cuộc đời của họ


I. Những bài thực hành để tiếp tục được sự mặc khải tại nhà:

1. Ghi nhớ những điều sau:

a. Tội lỗi và rủa sả của dòng họ truyền sinh lực tội lỗi qua các thế hệ.

b. Tội lỗi của cha mẹ truyền cho con cháu đến ba, bốn đời (Xuất 20:4-6)

c. Phước hạnh của sự vâng lời truyền lại cho con cháu đến ngàn đời (Phục 7:9).

2. Ghi nhật ký: cầu nguyện lại lời cầu nguyện bẻ gãy sự rủa sả và tội lỗi của dòng họ mà bạn đã làm trong lớp. Làm điều đó cách yên lặng tại nhà trong thời gian cầu nguyện cá nhân, để Đức Thánh Linh đi sâu vào trong tiến trình chữa lành. Khi làm điều này hãy hướng lòng bạn theo (dòng chảy những ý tường, hình ảnh và cảm xúc). Đừng cầu nguyện lời cầu nguyện cách máy móc! Làm như vậy không có giá trị gì cả. Nó phải đến từ tấm lòng, có nghĩa là bạn đã mở ra với dòng chảy những ý tưởng, hình ảnh và cảm xúc. Hãy làm điều này!

Ghi lại những gì Chúa nói và làm cho bạn. liệt kê những khải tượng hay lời mà bạn nhận lãnh được. Hãy hỏi Ngài, Ngài muốn nói gì với bạn liên quan đến việc tự do hoàn toàn khỏi tội lỗi và rủa sả của dòng họ. Hãy đưa nhật ký của bạn cho những người cố vấn thuộc linh.

Nếu bạn đang xử lý với hơn một tổn thương trong lòng cùng lúc, thì hãy lặp lại toàn bộ tiến trình trên cho tổn thương thứ hai mà bạn đang xử lý.





 




PHẦN 4: CẮT ĐỨT NHỮNG SỰ CỘT TRÓI KHÔNG TINH KÍNH



LỜI GIỚI THIỆU


Trong việc sử dụng cả bảy lời cầu nguyện để chữa lành một tấm lòng tổn thương, hình ảnh mà chúng ta thấy là chúng ta sẽ cắt bỏ bảy cái tua của con mực. Đây là bảy con đường khác nhau mà Satan sử dụng để đem sự chết vào trong chúng ta, và chúng ta thay thế chúng với bảy dòng sông sự sống từ Đức Thánh Linh.


A. Những sự ràng buộc không tin kính.

1. Định nghĩa: sự ràng buộc không tin kính là những mối quan hệ hay những hợp đồng thỏa thuận được cột chặt với nhau, điều đó cho phép sinh lực chảy từ người này sang người kia.

2. Những thí dụ: bạn tâm giao, tri kỷ, tri âm, những mối quan hệ được kết ước, và khi người ta bước vào giao ước và kết ước đó với nhau.

3. Một sự cột trói tin kính chuyển giao sinh lực và sự sống tích cực cho nhau (đức tin, hy vọng, tình yêu, vui mừng, bình an, khích lệ,v.v)

4. Một sự ràng cột trói không tin kính chuyển giao sinh lực tiêu cực và sự sống cho nhau (sợ hãi, nghi ngờ, vô tín, tức giận, ganh ghét, căm phẫn, cay đắng, tuyệt vọng,v.v)


B. Những ví dụ Kinh thánh về sự ràng buộc.

1. Tâm hồn Giô-na-than gắn bó với tâm hồn Đa-vít, và Giô-na-than yêu Đa-vít như chính mình (I Sa-mu-ên 18:1)

2. Một ngày nọ Đức Chúa Trời lập một giao ước với Áp-ram… (Sáng 15:18).

3. “Anh chị em có biết rằng hễ ai kết hợp với đĩ điếm thì trở nên một thân với nó chăng? Vì có lời chép rằng ‘hai người sẽ trở nên một thịt” (I Cô-rinh-tô 6:16).


C. Những ví dụ về mối quan hệ giao ước gồm: giữa vợ và chồng, cha mẹ với con cái; mục sư với tín đồ; thầy giáo với học trò, người chủ và người làm; mà một Cơ-đốc nhân với những cơ đốc nhân khác trong thân thể Đấng Christ, mà tất cả chúng ta đã được báp-tem trong cùng một thân thể của Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:13) và đã tham dự với Đức thánh Linh (I Cô-rinh-tô 6:17). Những hiệp ước huyết tạo nên một sự ràng buộc mà có thể có cả tin kinh và không tin kính.


D. Bất kỳ sự ràng buộc trên có thể trở thành không tin kính và khai phóng những sinh lực tội lỗi.

Những ràng buộc không tin kính hiện diện khi một người tìm kiếm sự cai trị, lôi kéo hay kiểm soát người khác. Nếu sự nổi loạn, sợ hãi hay lạm dụng trở thành một phần của sự ràng buộc thì đó là ràng buộc không tin kính. Cũng như vậy, nếu bạn chuyển giao bất cứ điều gì ngược lại với đức tin, hy vọng và tình yêu cho người khác qua mối ràng buộc thì điều đó được xem là một mối ràng buộc không tin kính.


E. Hãy kết hợp chặt chẽ với một hành động tiên tri khi chúng ta cắt đứt những ràng buộc không tin kính:

1. Một sự ràng buộc có thể được hình dung như là một sợi dây giữa bạn và người nào đó.

2. Khi bạn cắt một mối ràng buộc không tin kính, bạn cầm gươm của Đức Thánh Linh trong tay cứa sợ dây này, cắt đứt nó để sinh lực chảy theo sợ dây đó rơi xuống đất.

3. Đó mà một hành động tiên tri, hành động tiên tri phóng thích sức mạnh thuộc linh.

4. Vua Giô-ách là một ví dụ trong kinh thánh về một hành động tiên tri (2 Các vua 13:18)

a. Ông dùng cây gậy đập trên đất, ông đã đập tan kẻ thù.

b. Bởi vì ông không chịu đập cây gậy xuống đất đủ số lần (chỉ 3 lần), nên Chúa nói với ông là ông sẽ không chiến thắng hoàn toàn trên kẻ thù. Ê-li-sê nói với ông nên đập 6 hay 7 lần để bảo đảm sự chiến thắng hoàn toàn (2 Các vua 13:19)

5. Hãy đặt chính mình vào trong hành động tiên tri để cắt đứt những ràng buộc không tin kính này (những sợ dây giữa chúng ta và người khác). Hãy cắt chúng với gươm Thánh Linh với con mắt lòng chúng ta mở ra cho đến khi chúng ta thấy những sợi dây này lìa ra và đứt. Hãy cắt chúng 5-10 lần!


F. Viết ra một danh sách về những người mà bạn cần cắt đức sự ràng buộc không tin kính với họ:

1. Cầu nguyện, “Lạy Chúa, ai là người con có mối quan hệ không tin kính với họ (mối quan hệ gần gũi) mà họ đang gây vấn đề cho tấm lòng (tổn thương trong lòng)_________________________?”

2. Cha mẹ, những người có thẩm quyền, thầy giáo, mục sư, bạn thân, người tình và người phối ngẫu và hãy liệt kê tất cả những gì họ đang làm cho lòng bạn tổn thương trên một tờ giấy.

3. Thêm vào danh sách nếu có sau đó. Khi bạn đi ngủ, hãy xin Chúa đem bạn nhớ lại tên của những người mà bạn cần cắt đứt mối ràng buộc không tin kính với họ. Bạn thường sẽ thức giấc và nửa đêm hay buổi sáng và nhớ thêm nhiều tên mà cần thêm vào danh sách. Ước đoán có đến 20-35 tên, thì có nghĩa bạn phải cầu nguyện qua lời cầu nguyện dưới đây 20-35 lần. (Mỗi lần cho 1 người).


G. Lời cầu nguyện cắt đứt những ràng buộc không tin kính: (cầu nguyện qua lời cầu nguyện này một lần cho mỗi người trong khi xoay theo dòng chảy những ý tưởng, hình ảnh và cảm xúc, hãy biến nó thành lời cầu nguyện của tấm lòng chứ không phải cầu nguyện từ tâm trí).

1. Con xưng nhận và ăn năn tội lỗi của con vì có một sự ràng buộc không tin kính với______________ (tên người đó, hình ảnh người đó!) và những sự tức giận và cay đắng nào đối với Ngài vì đã để điều này xảy đến trong cuộc đời con.

2. Con tha thứ cho ___________ (tên người đó và hình ảnh của họ!) vì sự dự phần của họ trong tội lỗi này. Con xin Ngài, Chúa ơi, hãy tha thứ cho con, và con tiếp nhận sự tha thứ của Ngài. Con tha thứ cho chính mình vì dự phần trong tội lỗi này.

3. Con cắt đứt mối ràng buộc không tin kính giữa con và ______________ (tên người đó – coi như sợi dây đang bị cắt là một hành động tiên tri và khứa lưỡi gươm của Thánh linh để cắt đứt hẳn mối ràng buộc không tin kính đó). Lạy Chúa, xin hãy hủy phá hết bất kỳ sự xấu xa nào đã đến trong con qua mối ràng buộc này và Lạy Chúa, xin hãy đem lại bất cứ sự tin kính nào đã bị đánh cắp khỏi con.


H. Những hoạt động trong lớp

1. Hãy cùng nhau xưng nhận những lời sau đây:

a. Tội lỗi và sự rủa sả của dòng họ chyển giao sinh lực tội lỗi qua các đời trong gia đình.

b. Những ràng buộc là những mối quan hệ được cột chặt hay những kết ước thỏa thuận đã khiến cho sinh lực đó tuôn chảy từ người này sang người kia.

c. Bảy lời cầu nguyện chữa lành tấm lòng:

(1). Bẻ gãy những tội lỗi và rủa sả của dòng họ

(2). Cắt đứt những ràng buộc không tin kính

(3). Thay thế những niềm tin tiêu cực

(4). Khước từ những lời thề hứa trong lòng

(5). Nhận lãnh những khải tượng thiên thượng

(6). Bẻ gãy những lời rủa sả

(7). Đuổi quỷ ra

d. Để chữa lành hoàn toàn một tấm lòng, chúng ta áp dụng cả bảy lời cầu nguyện

2. Mời mọi người chia sẻ những ý nghĩ, ý kiến hay câu hỏi về bài dạy.

3. Mời những người tình nguyện trích dẫn những câu Kinh thánh thuộc lòng từ những tuần trước và chia sẻ những gì Chúa đã phán với họ liên quan đến những câu này và có thể chia họ thành hai nhóm để chia sẻ những câu thuộc lòng.

4. Nếu bạn có thời gian, có thể nhiều người muốn chia sẻ câu chuyện của họ về những gì họ đã kinh nghiệm khi họ cầu nguyện những lời cầu nguyện khi học DVD này hay trước đó trong cuộc đời của họ.

Những thực hành để có thêm sự mặc khải tại nhà.

5. Ghi nhớ những điều sau:

• Tội lỗi và sự rủa sả của dòng họ chuyển giao tội lỗi qua các thế hệ trong gia đình.

• Mối ràng buộc là những mối quan hệ được cột chặc hay những kết ước thỏa thuận mà để cho sinh lực đó chảy từ người này sang người kia

6. Ghi nhật ký: cầu nguyện lại lời cầu nguyện để cắt đứt mối ràng buộc không tin kính mà bạn đã làm ở trong lớp. Hãy làm cách yên lặng trong thời gian cầu nguyện cá nhân ở nhà bạn. Để cho Đức Thánh Linh đi sâu vào trong tiến trình chữa lành. Xin Chúa nhắc nhớ bạn những người mà bạn có mối ràng buộc là họ làm cho tấm lòng bạn tổn thương. Cầu nguyện cắt đứt mối ràng buộc không tin kính với người đó. Mỗi lần cầu nguyện cho một người. Dùng khải tượng, nhìn thấy họ trong tâm trí bạn. Nói rằng bạn tha thứ cho họ, tôn trọng và phóng thích họ và sau đó cắt đứt sự ràng buộc. Dùng tay bạn làm hành động như đang cắt (với một lưỡi gươm) và thấy sợi dây/ sợi cáp đứt ra và rơi xuống đất. Khi bạn làm điều này, bạn cảm thấy tự càng tự do hơn. Đừng thu hẹp điều này. Hãy làm với từng người một cách cá nhân để sự chữa lành của bạn được hoàn toàn chứ không chỉ một phần. Ghi lại những gì Chúa nói và làm cho bạn. Liệt kê bất kỳ những khải tượng hay lời nào bạn nhận được.

7. Nếu bạn đang xử lý hơn một tổn thương trong lòng cùng lúc, thì hãy lặp lại toàn bộ tiến trình trên cho tổn thương thứ hai.





 




PHẦN 5: THAY THẾ NHỮNG NIỀM TIN SAI TRẬT



LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đang chữa lành những tổn thương trong lòng chúng ta bằng việc phá sập căn nhà của ma quỷ, truất bỏ những quyền hợp pháp của chúng và đuổi chúng đi. Chúng ta đã đào móng nhà lên bằng việc bẻ gãy những rủa sả và tội lỗi của dòng họ. Sau đó chúng ta dỡ bỏ nền nhà bằng việc cắt đứt những ràng buộc không tin kính. Bây giờ chúng ta sẽ phá sập những bức tường bằng việc ăn năn những niềm tin không tin kính.


A. Những niềm tin là đường rầy mà cuộc đời chúng ta chạy trên đó.

1. Chúa đã thiết tạo cho chúng ta chạy trên những niềm tin tin kính (Chúa yêu tôi, tôi có một định mệnh thiên thượng.

2. Sa-tan tìm kiếm để làm cho chúng ta những niềm tin phi kinh thánh của hắn (tôi không được yêu thương, cuộc đời không đáng sống).

3. Những niềm tin/công việc đức tin, bất kể những gì bạn tin (Ma-thi-ơ 9:29).

4. Bạn vẽ lên những gì bạn sợ về chính mình (Châm ngôn 10:24).

5. Sợ hãi là đức tin hoạt động ngược lại.

6. Đức tin giống như cục nam châm. Nó kéo những điều từ lĩnh vực linh đến với chúng ta.

7. Những gì chúng ta gieo chúng ta sẽ gặt (Ga-la-ti 6:7)

a. Nếu tôi gieo sự đoán xét cho người khác, tôi sẽ gặt lại sự đoán xét cho chính mình.

b. Nếu tôi gieo tình bạn, tôi sẽ gặt lại tình bạn.

c. Cuối cùng, mùa gặt sẽ trở lại! Đừng bị lừa dối bởi thực tế là có một sự trì hoãn giữa thời gian gieo giống và mùa gặt. Bởi vì tôi không nhận lại bất cứ điều gì ngay lập tức thì không có nghĩa là tôi sẽ không nhận lại điều gì sau nầy!

d. Những gì chúng ta nhận lại được nhân cấp lên từ những gì chúng ta đã gieo ra (Ô-sê 8:7)


B. Những niềm tin phi Kinh thánh có thể để từ tiến trình lập luận sai trật!

1. Các môn đồ đã lập luận theo cách của họ, không có sự mặc khải thiên thượng, sự soi sáng, sự nhận thức hay một tấm lòng biết lắng nghe (Mác 8:15-18) và Chúa Giê-xu đã quở trách họ về những lập luận sai trật.

2. Tôi phải chọn không bao giờ lập luận theo cách riêng (Ê-sai 1:18), nhưng chỉ khi tôi ở trong sự hiện diện của Chúa (Thi thiên 73:16, 17).


C. “Lạy Chúa, những niềm tin không phù hợp Kinh thánh nào con đã nắm giữ mà nó làm tổn thương tấm lòng về_______________ mà con đang tìm kiếm để chữa lành?

• Con chấp nhận/tin rằng:

1. Con sẽ bị kẻ thù đánh bại

2. Con sẽ thất bại

3. Con xấu xí

4. Con ngu đần

5. Con không tốt

6. Con không xứng đáng có đời sống tốt

7. Con sẽ không dư dật về tài chánh

8. Con không xứng đáng được phước của Chúa trong cuộc đời con

9. Tội lỗi của con không thể tha thứ

10. Khi con cái con lớn lên, chúng sẽ nổi loạn

11. Cuộc sống không công bằng

12. Nhiều người sẽ không chấp nhận con

13. Con cần phải hoàn hảo

14. Đàn ông không được khóc

15. Những cơ đốc nhân là những người giả hình

16. Tất cả những chính trị gia đều gian ác

17. Người kinh doanh tin kính không thể thành công trong kinh doanh.

Con ăn năn về những điều con tin tưởng không phù hợp với kinh thánh…


D. Thực hành áp dụng lời cầu nguyện cá nhân liên quan đến những niềm tin phi kinh thánh (10 phút)

1. Vẽ một đường thẳng từ trên xuống dưới ở giữa trang giấy trắng.

2. Ghi ở cột phía bên trái như sau: “ Lạy Chúa, những niềm tin không phù hợp với Kinh Thánh nào con đã nắm giữ mà nó làm cho tấm lòng tổn thương về________ mà con tìm kiếm sự chữa lành?” Con trông mong/tin rằng…

3. Bây giờ, hãy tập chú vào Chúa Giê-xu, xoay theo dòng chảy và ghi lại ngắn gọn để hoàn thành câu trên “con trông mong/tin rằng….” cuối cùng bạn sẽ nhận thấy có 10- 20 những niềm tin tiêu cực chủ yếu mà bạn cần ăn năn về chúng và thay thế chúng bằng những niềm tin tin kính. Đây là những cái neo mà ma quỷ neo vào. Chúng là những đường rầy dẫn bạn đi sai hướng, vậy bạn cần dành nhiều thời gian trong tuần tới để cho Thánh Linh bày tỏ càng nhiều điều cho bạn càng tốt.


E. Đức tin trong những niềm tin tin kính đến khi Chúa phán lẽ thật vào lòng bạn.

1. Đức tin đến bởi nghe lời rhema (Rô-ma 10:17).

2. Lời rhema là một lời của Chúa phán vào lòng bạn.

i. Lời rhema có thể đến từ những câu nhảy ra khỏi trang Kinh thánh

ii. Hay lời rhema có thể đến qua những dòng chảy ý tưởng thiên thượng khi tôi đang tìm kiếm Chúa trong sự cầu nguyện.

iii. Lời rhema cũng có thể đến trong những cách khác: sự cố vấn của những người bạn, hoàn cách xảy ra cách siêu nhiên, giấc mơ, khải tượng, lời tiên tri, và những phương tiện khác mà Chúa có thể dùng.


F. Những ví dụ về những niềm tin của Chúa để thay thế cho những niềm tin không tin kính mà đã liệt kê trước đó.

Tuy nhiên, Chúa nói…

1. “Ta là Vầng Đá và là Đồn lũy của con.”

2. “Ta làm cho đường lối con thịnh vượng.”

3. “Con là công việc của tay Ta làm”

4. “Sự không ngoan của Ta ở trong con.”

5. “Con là người công bình qua Đấng Christ.”

6. “Ta đã cho con xứ đượm sữa và mật”

7. Ta đã cho con sức mạnh để làm giàu.”

8. “Ân điển của Ta là một món quà của tình yêu.”

9. “Huyết của Ta rửa sạch mọi tội lỗi con.”

10. “…Ngài sẽ không tách rời khỏi họ.”

11. “Ta làm mọi điều cho sự tốt lành.”

12. “Hãy ban cho tình yêu của Ta.”

13. “Ta là Đấng hoàn hảo”

14. “Chúa Giê-xu khóc.”

15. “Con người là bụi đất.”

16. “Lòng của vua trong bàn tay Ta.”

17. “Hãy vâng theo tiếng Ta và mọi thứ trong tay con sẽ thịnh vượng.”

“Lạy Chúa, con chấp nhận những điềuNgài đã phán với con rằng….” (Nói lớn tiếng câu trên, hoàn tất câu nói với những niềm tin tin kính thích hợp)


G. Thực hành áp dụng cá nhân liên quan đến những niềm tin Kinh thánh (10 phút, và hoàn thành trong tuần này như là một phần bài tập ở nhà của bạn).

1. Vẽ một đường thẳng từ trên xuống dưới ở giữa một tờ giấy trắng khác.

2. Ghi bên cột trái câu sau: “tuy nhiên, Chúa phán…..”

3. Bây giờ, hãy tập chú vào Chúa Giê-xu, xoay theo dòng chảy và ghi tóm tắc câu trả lời cho câu hỏi, “Chúa, Ngài muốn nói gì về niềm tin không tin kính của trong trong cột 1?” (ghi chú: bạn sẽ tiếp tục làm trên hai tờ giấy này trong bài học kế tiếp, khi bạn hoàn thành cả bốn cột dọc thì nó sẽ như thế này:

a. Những niềm tin không tin kinh- tôi mong đợi/tin rằng… (điều này làm tổn thương tấm lòng tôi)

b. Vì tôi có thề nguyện…. (hứa là tôi đã làm cho mình để bảo vệ mình)

c. Tuy Nhiên, Chúa phán… (những điều Chúa nói với tôi là giải thoát tôi khỏi những niềm tin không tin kính)

d. Vậy tôi trong Đức Thánh Linh tôi sẽ…. (những mục đích mới thay thế cho những lời thề trong lòng)

4. Cuối cùng bạn sẽ nhận thấy có 10-20 niềm tin tin kính then chốt mà bạn có thể nói:

“vâng, thưa Chúa,” và nói chúng lớn tiếng trong đức tin và tự tin trên chính mình để thân thề, tâm trí và tấm lòng bạn có thể nghe chúng từ môi miệng bạn và được biến đổi bởi những lời sự sống này (Châm ngôn 18:2)


H. Những hoạt động trong lớp.

1. Cùng nhau xưng nhận những câu sau (và bài tập về nhà là học thuộc lòng chúng):

• Những mong đợi tiêu cực là những niềm tin phi Kinh thánh mà phát sinh ra năng lực tội lỗi, năng lực đó ep buộc người đó hành động tội lỗi.

• Đức tin của bạn thể nào thì nó sẽ thể ấy (Ma-thi-ơ 9:29).

• Mong được Thánh Linh xức dầu (đức tin) là sự sáng đẩy lùi bóng tối của những mong đợi tiêu cực.

2. Mời mọi người chia sẻ những ý nghĩ, ý kiến hay câu hỏi về bài dạy.

3. Mời những người tình nguyện trích dẫn những câu Kinh thánh thuộc lòng từ những tuần trước và chia sẻ những gì Chúa đã phán với họ liên quan đến những câu này và có thể chia họ thành hai nhóm để chia sẻ những câu thuộc lòng.

4. Nếu bạn có thời gian, có thể nhiều người muốn chia sẻ câu chuyện của họ về những gì họ đã kinh nghiệm khi họ cầu nguyện những lời cầu nguyện khi học DVD này hay trước đó trong cuộc đời của họ.

5. Hãy đem tờ giấy bài tập mà bạn đã làm trong bài học này để buổi học kế vì chúng ta sẽ tiếp tục điền hai cột còn lại để hoàn tất chúng.


I. Những thực hành để tiếp tục được sự mặc khải tại nhà:

Dành nhiều thời gian dốc lòng cầu nguyện và điền vào tờ giấy bài tập những niềm tin tiêu cực và đối chiếu với sự mặc khải từ Chúa. Đừng làm một nữa. bạn không muốn có một nữa sự chữa lành! Hãy dùng một cây bút chì để bạn có thể thay đổi những điều nếu cần. Tìm một người cộng sự cầu nguyện cùng để giúp bạn làm rõ những niềm tin của bạn và những gì Chúa muốn nói với bạn về điều này.

Điều này hoàn tất trong sự cầu nguyện trong lòng, có nghĩa là bạn xoay theo dòng chảy những ý tưởng, những hình ảnh và cảm xúc. Cầu xin Chúa chỉ cho bạn những niềm tin không tin kính và rồi xin Ngài phán với bạn một lẽ thật đối lại mà Ngài muốn bạn kết ước. Điều này phải được làm từ tấm lòng bạn. nó phải xuất phát từ dòng chảy. Bạn cần sự mặc khải thiên thượng để đẩy lùi sự tối tăm.

Một khi trang giấy đã được điền xong thì hãy chắc chắn bạn cầu nguyện lớn tiếng cho từng dòng. Ăn năn những niềm tin của bạn trong cột 1 và sau đó xác chứng trong đức tin nói ra sự xưng nhận tương xứng được thấy trong cột số hai. Xoay theo dòng chảy những ý tưởng, hình ảnh và cảm xúc khi bạn làm điều này. Hãy lặp lại nếu bạn không cảm nhận được trong lần đầu tiên. Đừng vội vàng. Đừng cầu nguyện bằng trí óc (lý trí, phân tích lời cầu nguyện). Nếu bạn làm như vậy, chúng sẽ không có giá trị và bạn sẽ không được chữa lành. Hãy cầu nguyện bằng tấm lòng. Hãy dành thời gian.

Có thể bạn muốn lấy một vài niềm tin tin kính mà Chúa cho bạn để ghi nhật ký và nói, “Lạy Chúa, Ngài có thể phán thêm điều này và cho con biết lẽ thật cách chi tiết hơn?” Sau đó ghi lại một vài đoạn từ Chúa. Bạn càng đem ánh sáng đến nhiều chừng nào thì sự tối tăm sẽ bị đẩy lui chừng nấy. Sự tối tăm không bị đẩy lui bằng việc tấn công nó. Sự tối tăm bị đẩy lui bởi đem ánh sáng đến. Vậy hãy nhận sự mặc khải từ Chúa càng nhiều càng tốt. Điều này có thể đến như sự soi sáng của những câu Kinh Thánh, hãy ghi nhật ký hai chiều là lúc mà Chúa phán vào tấm lòng bạn và bạn ghi lại nó. Có thể lắm, những gì bạn nhận được sẽ là một sự tổng hợp của sự soi sáng Kinh thánh và nhật ký hai chiều.

Ma quỷ đóng neo vào những niềm tin không tin kính này, vậy nếu bạn muốn được giải cứu và tiếp tục ở trong sự tự do thì công việc này cần được thực hiện một cách thấu đáo hết lòng.


J. Những câu hỏi để hỏi chính mình có thể giúp bạn khám phá những niềm tin không tin kính của bạn:

• Lạy Chúa, những xưng nhận nào không phù hợp Kinh Thánh ra từ miệng con?

• Lạy Chúa, những mong đợi nào không phù hợp Kinh Thánh trong lòng con?

• Lạy Chúa, những điều nào con tin không phù hợp với những gì Kinh Thánh và Thánh Linh đang muốn bày tỏ cho con?

• Lạy Chúa, những niềm tin nào cướp đi tình yêu, vui mừng và bình an của con?

• Những niềm tin nào làm cho con không dâng lời cảm tạ cho mọi thứ và trong mọi điều (Ê-phê-sô 5:20; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).





 




PHẦN 6: LOẠI BỎ NHỮNG LỜI THỀ TRONG LÒNG



LỜI GIỚI THIỆU


Trong bài học trước chúng ta đã nhận biết và ăn năn những niềm tin không tin kính (cũng được gọi là những niềm tin tiêu cực, những niềm tin phi Kinh Thánh hay những mong đợi tiêu cực). Chúng ta đã thay thế chúng bởi việc nhận lãnh và xác nhận những niềm tin tin kính mà chúng ta nhận được bởi cầu xin Chúa phán lẽ thật vào trong lòng chúng ta và nghe lời rhema từ Ngài. Trong Giăng 6:63 Chúa Giê-xu phán, “Lời Ta là sự sống” (“lời” đây là từ ‘rhema” trong tiếng Hy-lạp). Rhema có nghĩa “lời được phán ra.” Vậy chúng ta cầu xin Chúa phán lẽ thật trong lòng chúng ta, thì chúng ta viết xuống (“viết nhật ký”) và nộp nhật ký chúng ta cho ba người cố vấn thuộc linh.


A. Lấy hai trang giấy chia làm bốn cột đọc

1. Bây giờ chúng ta sẽ hoàn tất hai cột còn lại mà chúng ta đã bắt đầu trong bài học trước.

4 cột trong trang giấy sẽ như sau:

a. Sheet One: trang số 1:

i. Cột 1: Những niềm tin không tin kính- tôi mong đợi-tin rằng… (Những điều này nuôi dưỡng tổn thương trong lòng tôi.)

ii. Cột 2: vì tôi thề nguyện rằng… (tôi hứa tôi sẽ bảo vệ chính mình khỏi những sự tác động lại của những niềm tin tiêu cực này)

b. Trang hai:

i. Cột 3: Những niềm tin tin kính- tuy nhiên Chúa phán… (những điều Chúa nói với tôi khiến tôi tự do khỏi những niềm tin không tin kính ở cột 1)

ii. Vậy trong Đức Thánh Linh tôi sẽ… (những mục đích mới trong Đức Thánh Linh là điều thay thế những lời thề nguyện của tôi trong cột 2).

2. Bạn đã điền hai trong bốn cột.

Bây giờ chúng ta sẽ điền hai cột còn lại và cầu nguyện qua bốn cột để đảm bảo hoàn tất công việc thuộc linh trong tấm lòng bạn.


B. Xác định “những lời thề nguyện trong lòng

1. Những lời hứa hay lời tuyên bố mà chúng ta đã làm là một hậu quả của những mong đợi tiêu cực mà chúng ta có.

2. Lời thề nguyện trong lòng là cây dù che bảo vệ tôi khỏi bị tấn công bởi những thất bại mà tôi đang trãi qua như là kết quả của niềm tin không tin kính mà tôi đang nắm giữ.

3. Những điều này thường làm ở mức độ tấm lòng, vậy nên có thể bạn không hoàn nhận biết những lời thề nguyện trong lòng là gì.

4. Tôi có thể khám phá những lời thề nguyện trong lòng hay ở mức độ mà tôi không nhận biết thì có thể hỏi như sau:

a. Những hành động nào mà tôi làm để bảo vệ mình?

b. Ví dụ, nếu niềm tin không tin kính là “tôi sẽ thất bại,” tôi có thể hỏi, “kết quả của niềm tin không tin kính này sản sinh điều gì trong cuộc đời tôi?” nếu tôi tìm thấy rằng tôi ngừng cố gắng để thành công, thì tôi có thể đoán được lời thề nguyện trong lòng tôi là “tôi sẽ không cố gắng nữa.”

c. Thêm vào đó cầu xin Chúa cho sự mặc khải và xoay theo dòng chảy những ý tưởng của Ngài, đôi khi có thể bạn cần sự giúp đỡ của những người cố vấn thuộc linh của bạn trong việc nhận biết những lời thề nguyện nào mà bạn đã che giấu trong lòng. Bạn muốn nhận biết tất cả những điều này và ăn năn chúng để bạn có thể được chữa lành.


C. Những ví dụ về Những lời thề nguyện trong lòng (những điều này tương ứng với 17 niềm tin không tin kính trong bài học trước) Vậy nên tôi sẽ…

1. từ bỏ và chết

2. không cố gắng

3. ẩn mình

4. không cố gắng

5. hành động ra động cơ gian ác của tôi

6. không tìm kiếm để cải thiện mình

7. xem sự nghèo đói ngang bằng với sự tin kính

8. làm nó cho chính mình

9. trốn khỏi Chúa

10. tìm kiếm để kiểm soát họ

11. không tin cậy và rút lui

12. xây dựng một bức tường bảo vệ

13. cố gắng hết sức

14. nhồi nhét cảm xúc của tôi

15. không tin cậy một Cơ-đốc nhân

16. không bao giờ tin cậy một chính trị gia 17. thỏa hiệp tính thanh liêm của tôi.


D. Ví dụ về những mục đích của Chúa (những điều này tương xứng với Những niềm tin Tin kính trong bài học trước)

1. làm mạnh mẽ trong Chúa

2. bước đi trong đức tin

3. để vẻ đẹp của Chúa chiếu sáng qua tôi

4. lòng tôi tiếp nhận sự khôn ngoan của Chúa

5. mặc lấy sự công nghĩa của Chúa Giê-xu

6. chiếm lấy đất hứa của tôi

7. tin Chúa cho sự thịnh vượng về tài chánh

8. tiếp nhận phước hạnh của Chúa

9. ăn năn và được sạch

10. không kích động chúng

11. Chúa cai trị trên mọi điều

12. ở trong sự cởi mở và yêu thương

13. tin cậy sự trọn vẹn của Chúa chứ không phải của tôi.

14. đáp ứng với những cảm xúc của tấm lòng tôi

15. tin cậy Chúa hành động qua sự bất toàn của con người

16. cầu nguyện cho những người có thẩm quyền

17. xây dựng việc kinh doanh của tôi trong sự công bình và đức tin.


E. Một ví dụ về những niềm tin không tin kính đã khiến dân sự không đạt được đích đến của họ (Dân số 14:2):

1. Dân Y-sơ-ra-ên tin rằng họ sẽ chết trong đồng vắng

2. Họ nói (như là lời thề) thà họ chết ở Ai-cập thì tốt hơn!

3. Chúa đã hứa ban cho họ một xứ đượm sữa và mật, nhưng họ không tin hay nói lời hứa này từ Chúa (Xuất 3:8; 43:10-12)!

4. Họ đã nhận những gì họ tin, họ nói và thấy! Họ đã chết trong đồng vắng và không bao giờ kinh nghiệm được hành trình mà Chúa đã ban cho họ (Dân số 14:27,28)! Hãy bảo đảm bạn không làm điều này, nhưng thay vào đó hãy bám lấy lời hứa của Chúa.


F. Làm thế nào chúng ta đặt bốn cột này lại với nhau và cầu nguyện qua chúng:

1. Lời Chúa hứa (cột 3) thay thế những niềm tin không tin kính của tôi (cột 1)

2. Mục đích của Đức Thánh Linh (cột 4) thay thế lời thề nguyện của tôi (cột 2)

3. Tôi ăn năn về cột thứ 1 và cột 2, và tôi xác chứng ở cột 3 và 4.

4. Tôi cầu nguyện qua cột 4 trong cách này:

a. Tôi ăn năn về niềm tin không tin kính rằng tôi sẽ bị kẻ thù đánh bại.

b. Tôi ăn năn về lời thề nguyện là tôi từ bỏ và chết

c. Tôi xác chứng rằng Chúa là Vấng Đá và là Đồn Lũy của tôi.

d. Tôi quyết định bởi quyền năng Đức Thánh Linh tôi sẽ mạnh mẽ trong Chúa.. Một khi bạn đã hoàn thành cột thứ 2 và thứ 4, bạn cần cầu nguyện qua các cột như đã chứng minh ở trên.


G. Những hoạt động và thực hành trong lớp cùng với sự mặc khải thêm tại nhà:

hoàn thành cột thứ 2 (những lời thề nguyện trong lòng) và cột 4 (Mục đích của Chúa)

1. Hãy dành ít nhất một giờ để hoàn thành bài tập này.

2. Một khi bạn đã điền xong 10-20 những niềm tin không tin kính cho cả 4 cột, hãy cầu nguyện qua chúng như đã ghi lại ở trên, hãy chắc chắn khi bạn cầu nguyện, bạn xoay theo dòng chảy, những hình ảnh và cảm xúc (ngôn ngữ của tấm lòng). Lặp lại lời cầu nguyện vài lần khi cần để đào sâu chúng cách đầy đủ vì chúng là sự biến đổi cuộc đời.

3. Xem lại những hướng dẫn bài tập về nhà từ phần 5 và chắc chắn bạn tiếp tục làm để hoàn tất cả phần 5 và 6. Bạn phải làm hết những phần này nếu bạn muốn tự do hoàn toàn. Những niềm tin là đường rầy mà cuộc đời các bạn chạy trên đó. Đức tin của bạn có thể thu hút quyền năng của Chúa hoặc quyền lực của Sa-tan. Hãy chắc chắn bạn chỉ thu hút quyền năng của Chúa và sự cung ứng của Ngài cho cuộc đời bạn.





 




PHẦN 7: LỜI CẦU NGUYỆN CHỮA LÀNH NỘI TÂM



LỜI GIỚI THIỆU


Lời cầu nguyện chữa lành nội tâm là một lời cầu nguyện tiếp cận đầy quyền năng mà sẽ loại bỏ những ký ức đau đớn trong tấm lòng và tâm trí bạn để bạn có thể tiếp tục đi tới trong cuộc sống. Điều này hiệu quả hơn là chỉ xin Chúa chữa lành những ký tức tổn thương, hay chỉ nói, “tôi tha thứ cho người này về những gì họ đã làm với tôi.” Giáo sư Mark chia sẻ một câu chuyện khi ông cầu nguyện lời cầu nguyện chữa lành để chữa lành một vết thương sâu thẳm.


A. Định nghĩa chữa lành nội tâm

1. Chữa lành nội tâm là để cho Chúa thay thế những hình ảnh trong phòng tranh trong tâm trí của bạn, loại bỏ những hình ảnh mà không có Chúa Giê-xu ở trong đó và thay thế chúng bằng những hình ảnh có Chúa trong đó.

2. Bạn đang loại bỏ một hình ảnh chứa đựng một sự lừa dối (Chúa Giê-xu hiện đang không chăm xem và bảo vệ con cái Ngài)

3. Bằng một hình ảnh chứa đựng lẽ thật (Chúa Giê-xu luôn luôn ở đó, đang chăm xem và bảo vệ con cái Ngài)

4. Đó chưa phải lúc hành động (đào sâu qua ngân hàng ký ức để khám phá những hình ảnh chưa được chữa lành);

5. Chúa Giê-xu hành động (Ngài đem đến ký ức của bạn về bất cứ hình ảnh nào Ngài muốn chữa lành).


B. Những nguyên tắc Kinh Thánh mà sự chữa lành nội tâm xây dựng trên đó:

1. Chúa Giê-xu là Đấng Toàn Tại, có nghĩa Ngài ở đó khi tổn thương xảy ra.

2. Chúa Giê-xu sống trong sự vô tận vậy nên không có “sự quay lại” đối với Chúa. Mọi thứ đều ở thì hiện tại trong thế giới của Thánh Linh.

3. Những hình ảnh là ngôn ngữ của tấm lòng và chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ của tấm lòng để chữa lành tấm lòng.


C. Tiến trình ba bước chữa lành nội tâm

1. Sử dụng khải tượng, trở lại và tái bước vào tổn thương (Luca 22:54-62)

a. Buổi sáng sớm.

b. Quanh đống lửa.

c. Phi-e-rơ chối Chúa lần.

2. Sử dụng khải tượng, mời Chúa Giê-xu vào trong cảnh đó (2 cô-rinh-tô 4:17,18; Hê-bơ-rơ 12:2; Ê-phê-sô 1:17,18; Giăng 21:5)

a. Cầu nguyện xin Chúa Giê-xu xuất hiện.

b. Tìm xem Ngài ở đâu.

c. Mời Ngài tự do hành động.

3. Sử dụng khải tượng, để Chúa Giê-xu tự do hành động chữa lành tổn thương với sự hiện diện của tình yêu Ngài (Giăng 21:2-17).

Hãy chú ý là Chúa Giê-xu đã tái thăm viếng Phi-e-rơ trong cảnh khi tổn thương xảy ra (buổi sáng, 3 lần xưng nhận quanh một đống lửa), nhưng sự khác biệt là lần này Phi-e-rơ đang kinh nghiệm sự chữa lành, tình yêu, sự chấp nhận và phục hồi vô điều kiện của Chúa Giê-xu để quay lại chức vụ!

a. Buổi sáng sớm

b. Quanh đống lửa

c. Phi-e-rơ xác nhận tình yêu của ông dành cho Chúa Giê-xu 3 lần, và Chúa Giê-xu đã liền sai ông vào trong chức vụ… “Hãy chăn chiên Ta” (Chúa Giê-xu thậm chí không cho Phi-e-rơ “thời gian suy nghĩ” về hành vi sai trật).


D. Lời cầu nguyện chữa lành nội tâm là quyền năng vì nó sử dụng những hình ảnh.

1. Chúng ta nói một hình ảnh đáng giá 1000 lời nói.

2. Khi Chúa cho Áp-ra-ham một hình ảnh (Sáng 15:5, ngay tức thì có kết quả trong đức tin (Sáng 15:6).

a. Hình ảnh của Chúa trong tấm lòng hình thành nên đức tin (Sáng 15:6)

b. Những hình của của Sa-tan trong lòng chúng ta hình thành nên sự sợ hãi (Giê-rê-mi 7:24).

3. Chúa Giê-xu dạy sử dụng một dòng chảy những hình ảnh liên tục (Ma-thi-ơ 13:34).

4. Những hình ảnh tác động đến tấm lòng chúng ta quyền năng hơn là những ý tưởng.

a. Nên để thông tin trong tiềm thức chúng ta (tấm lòng) dưới dạng những hình ảnh.

b. 95% hành vi của chúng ta đến từ tiềm thức/tấm lòng.

c. Cách nhanh nhất để chúng ta thể hiện hành vi giống Đấng Christ hơn là nhận những hình ảnh trong tấm lòng được chữa lành của chúng ta.


E. Sự tha thứ đến giữa cảnh mà nỗi đau xảy ra là cực kỳ quyền năng!

1. Khi tôi 40 tuổi, tôi có thể nói, “tôi tha thứ cho cha tôi về điều đã xảy ra khi tôi 12 tuổi hay,

2. Tôi có thể hình dùng mình lúc 12 tuổi, nhìn vào cha tôi ở giữa cảnh đau đớn và nói. “Cha, con tha thứ cho cha.”

3. Bạn nghĩ điều nào trong những lời cầu nguyện trên sẽ sâu sắc hơn và có một tác động sâu hơn trong đời sống bạn, và điều nào có tác động lớn trong tấm lòng bạn?


F. Chữa lành nội tâm là quyền năng vì nó dùng cảm xúc.

1. Cảm xúc là sản phẩm phụ của những hình ảnh

2. Vậy nếu tôi đang thay đổi những hình ảnh trong phòng tranh tâm trí, thì tôi cũng thay thể những cảm xúc.

3. Tôi không hề cố gắng thay đổi cảm xúc của tôi cách trực tiếp. Tôi biết chúng sẽ thay dổi nếu tôi thay đổi những hình ảnh trong lòng mình. Tôi THÍCH biết điều này!


G. Chữa lành nội tâm là quyền năng bởi nó chứa dòng chảy của Đức Thánh Linh (sự xức dầu)

1. Chúng ta mời Đức Thánh Linh đem đem Chúa Giê-xu sống động trong cảnh đó để chúng ta có thể thấy những gì Chúa Giê-xu làm và nghe những gì Ngài nói.

2. Chúng ta tuôn theo dòng chảy, tập chú và Chúa Giê-xu, chép lại những gì Ngài đang làm.

3. Chúng ta thật sự là người được Đấng Cố vấn diệu kỳ cố vấn!


H. Những hướng dẫn thêm cho người cố vấn chữa lành nội tâm!

1. Hướng dẫn người chịu cố vấn tiến trình ba bước chữa lành nội tâm đã nói ở trên.

a. Nếu cảnh trong cảnh tổn thương đó là một sự kiện rất kinh khiếp (như cưỡng hiếp) thì hãy trở lại sau cảnh đó, tốt hơn là đi vào giữa cảnh đó.

b. Và chỉ nhìn cảnh đó một giây mà thôi (để không bị chấn động)

c. Sau đó hãy tìm Chúa Giê-xu và mời NGÀI tự do hành động.

d. Chúa Giê-xu là Đấng Chữa Lành - các bạn kinh nghiệm Ngài càng nhiều lần thì bạn càng được chữa lành hoàn toàn!

2. Hướng dẫn cho người được giúp đỡ tập chú vào Chúa Giê-xu, xoay theo dòng chảy những ý tưởng và những những dòng chảy hình ảnh và nói với bạn những gì Chúa Giê-xu đang làm.

3. Bạn tìm kiếm khải tượng và xoay theo dòng chảy trong suốt tiến trình (bạn cũng thấy những gì Chúa Giê-xu đang làm và nghe những gì Ngài nói) thêm vào đó bạn ghi lại trên tờ giấy những gì người được giúp đỡ chia sẻ về việc Chúa Giê-xu đang làm. Cách này bạn có thể cho họ một bản sao về những lời và khải tượng của Chúa Giêxu ngay sau khi kết thúc bài cầu nguyện.

4. Làm mạnh thêm những gì Chúa Giê-xu đang làm bằng việc lặp lại nó trong một lời cầu nguyện yêu thương nhẹ nhàng. Ví dụ: nếu người được giúp đỡ nói rằng Chúa Giê-xu đang ôm và vỗ về họ, thì bạn có thể nói… “Cảm ơn Chúa Giê-xu, vì sự đụng chạm chữa lành của Ngài, cảm ơn Ngài, vòng tay của Ngài đang ôm con cái Ngài. Chúng ta nói cho mọi bộ phận trên thân thể này và nói, “Hãy được lành bởi sự yêu thương đụng chạm của Chúa Giê-xu Christ! Nhận lãnh sự chữa lành của Ngài ngay giờ này! Tổn thương phải đi ra. Đau đớn phải đi ra. Sự sống hãy tuôn chảy, yêu thương tuôn chảy và bình an hãy tuôn chảy…” là một người cố vấn cầu nguyện bạn chỉ khích lệ họ những gì Chúa Giê-xu đang làm. Bạn nói ra và nuôi dưỡng, mở rộng điều đó trong sự cầu nguyện cho tấm lòng của người được giúp đỡ.

5. Khi người được giúp đỡ chia sẻ những gì họ thấy và nghe, hãy nói với họ: “thật tốt! Bây giờ hãy tập chú vào Chúa Giê-xu và xoay theo dòng chảy những ý tưởng và những hình ảnh, và hãy nói với tôi Chúa Giê-xu làm điều gì tiếp theo.”

6. Sau đó dừng lại và cho họ 30 giây để nhìn. Họ sẽ mô tả những gì họ đang thấy và nghe. Khi đó bạn ghi xuống những gì họ mô tả, bạn lặp lại câu đó lần nữa. đây là lý do tại sao câu này thật quyền năng:

a. Khi bạn nói, “tốt” là bạn đang khích lệ đức tin của họ, để họ biết họ đang đi đúng đường, và điều này gia thêm đức tin khích lệ họ tiếp tục nhìn và thấy. Hãy để họ kết thúc với những khải tượng dài hơn.

b. Khi bạn nói, “Hãy tiếp tục tập chú vào Chúa Giê-xu” bạn đang làm một người huấn luyện giỏi, bởi nhiều người quên giữ sự tập chú đúng cách và bắt đầu nhìn xung quanh vào những điều khác trong cảnh đó chứ không phải nhìn vào Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là Đấng chữa lành! Chúng ta phải tập chú vào Ngài!

c. Khi bạn nói, “hãy xoay theo dòng chảy những ý tưởng và những hình ảnh” bạn đang làm một người huấn luyện tốt, bởi nhiều người quên xoay theo dòng chảy những ý tưởng và những hình ảnh, và họ sẽ trở lại để suy nghĩ nếu bạn không liên tục nhắc họ làm cho đúng cách. Nên nhớ, đó là dòng chảy của sự mặc khải tri thức dấy lên từ dòng sông của tấm lòng chúng ta để chữa lành. Đó không phải là suy nghĩ của chúng ta! d. Vậy hãy là một người huấn luyện giỏi. Học thuộc lòng câu này. “Điều đó thật tốt. Bây giờ hãy tiếp tục tập chú vào Chúa Giê-xu, xoay theo dòng chảy những ý tưởng và hình ảnh và nói có tôi biết Chúa Giê-xu làm điều gì tiếp theo.” Tôi dùng câu này hết lần này đến lần khác bởi người được giúp đỡ của tôi thấy những khải tượng mở rộng ra và chữa tấm lòng họ lành cách quyền năng!


I. Những hoạt động trong lớp

1. Dành 5 phút để bắt đầu thực hành lời cầu nguyện như đã hướng dẫn ở phần cuối DVD này.

a. Xin Chúa đem lại trong ký ức của bạn một vài cảnh trong quá khứ khi bạn nhìn vào chúng, góp phần cho tấm lòng tổn thương mà bạn đang chữa lành.

b. Ghi ngắn gọn một vài câu mà Chúa đem đến trong ký ức của bạn, sử dụng 3- 5 từ để mô tả cảnh đó (như tuổi, địa điểm, ai ở đó). Đừng viết chi tiết hay kể lại chi tiết trãi nghiệm đau đớn không cần thiết hay không giúp ích. Điều gì sẽ chữa lành khi Chúa Giê-xu bước vào cảnh đó với sự hiện diện, hành động và lời nói chữa lành của Ngài

c. Bạn nên ghi lại nhiều chi tiết về những gì Chúa Giê-xu nó và làm. Nên nhớ, những gì chúng ta nhắm đến là sự tăng trưởng trong chúng ta. Đừng nhắm vào tổn thương, nhưng nhắm vào Chúa Giê-xu đang vân hành và sống động trong giữa cảnh đó.

d. Thời gian trong lớp chúng ta chỉ liệt kê 3-5 cảnh đau đớn đến với tấm trí chúng ta. Phần chữa lành nội tâm (chổ Chúa Giê-xu bước vào) sẽ được làm như bài tập về nhà.

2. Chúng tôi khích lệ người hướng dẫn lớp học hướng dẫn lớp qua 3 bước chữa lành một lần, để bạn kinh nghiệm sự chữa lành nội tâm cho một người về những cảnh này trước khi bạn rời lớp học.

a. Sử dụng khải tượng, trở lại và tái bước vào tổn thương đó (chỉ 1 giây thôi).

b. Sử dụng khải tượng, mời Chúa Giê-xu vào trong cảnh đó (nhìn quanh xem Chúa Giê-xu ở đâu)

c. Sử dụng khải tượng, mời Chúa Giê-xu tự do hành động (bây giờ hãy xoay theo dòng chảy những ý tưởng và những hình ảnh, ghi lại những gì Ngài làm).

3. Nếu bạn có một tổn thương quá lớn (ví dụ như bị cưỡng hiếp), thì chúng tôi đề nghị bạn không nên bước vào điều này một mình, nhưng bạn tìm một người cùng cầu nguyện với bạn khi bạn đi qua lời cầu nguyện chữa lành nội tâm.

4. Trong những lần cầu nguyện chữa lành nội tâm, hãy chắc chắc bạn tập chú nhiều vào những gì Chúa Giê-xu đang làm và nói, bạn hoàn toàn kết hợp với điều đó, tham dự vào bất cứ và mọi điều Chúa Giê-xu nói với bạn (như, tha thứ cho những người có liên quan, cầu nguyện cho họ, dầm thấm trong sự đụng chạm chữa lành của Chúa Giê-xu bất cứ khi nào Ngài đụng chạm bạn). Đừng vội vàng. Hãy dành thời gian đủ để sự sáng của Chúa Giê-xu lan tỏa xua đi sự tối tăn của ban và bạn được tràn ngập ánh sáng của Ngài. Bạn không thích sự chữa lành một phần. Bạn muốn sự chữa lành trọn vẹn. Vậy hãy dành thời gian viết tất cả những gì Chúa nói trong từng cảnh chữa lành nội tâm và dầm thấm nó và nhắc lại nó vào lần cho đến khi bạn hoàn toàn được biến đổi, đó là điều bạn đang nhìn vào (II Cô-rinh-tô 4:17, 18). Nên nhớ, những gì bạn tập chú vào Chúa Giê-xu, lớn lên trong bạn, và những gì lớn lên trong bạn, bạn sẽ trở nên như vậy. Vậy hãy nhìn thấy Chúa Giê-xu hành động và bạn trở nên hành động như Đấng Christ khi bạn bước đi trong cuộc đời. Hãy tập chú vào Chúa Giê-xu cho đến khi bạn được đầy dẫy sự sáng của Ngài.

5. Hãy cùng nhau xưng nhận những điều sau (học thuộc lòng chúng trong tuần này)

a. Tiến trình ba bước chữa lành nội tâm

i. Sử dụng khải tượng, trở lại và tái bước vào tổn thương.

ii. Sử dụng khải tượng, mời Chúa Giê-xu vào trong cảnh đó.

iii. Sử dụng khải tượng, để Chúa Giê-xu tự do hành động

b. Chữa lành nội tâm là để Chúa thay thế những hình ảnh trong phòng tranh tâm trí bạn, loại bỏ những hình ảnh không có Chúa Giê-xu trong đó và thay thế bằng những hình ảnh có Chúa Giê-xu.

6. Bạn có đồng ý theo cách của Mark Virkler dạy về chữa lành nội tâm, bạn có đang loại bỏ một hình ảnh chứa đựng sự giả dối bằng một hình ảnh vẽ nên chân dung sự thật không?

7. Làm thế nào bạn tránh được việc đào sâu cảnh mà bạn cần được chữa lành, và phụ thuộc vào Đức Thánh Linh để nhắc bạn về những cảnh cần được chữa lành?

8. Những nguyên tắc Kinh thánh nào mà chữa lành nội tâm xây dựng trên đó?

9. Cầu xin Chúa chia sẻ những tư tưởng, ý kiến hay những câu hỏi về bài dạy này.


K. Những bài tập thực hành để có thêm sự mặc khải tại nhà:

1. Xin Chúa cho một danh sách đầy đủ về những cảnh mà Ngài muốn chữa lành, những điều nào gây tổn thương trong lòng mà bạn đang cầu nguyện? Bạn đã bắt đầu danh sách này trong lớp, nhưng có thể Chúa sẽ nhắc thêm trong suốt tuần này.

2. Hãy cầu nguyện chữa lành cho từng ký ức mà Chúa đem đến trong tâm trí bạn, ghi lại chi tiết và xem lại những gì Chúa nói và làm cho mỗi một cảnh, hãy để những cảnh mới thay thế những cảnh cũ (những cảnh đau đớn và Chúa Giê-xu không hiện diện trong đó).

3. Những cảm xúc nào mà bạn kinh nghiệm trong tấm lòng khi tâm trí bạn thấy một cảnh không có Chúa Giê-xu ở trong đó (Ê-phê-sô 2:12)?

4. Đấng Christ hiện diện nơi đâu (Thi-thiên 139:8)?

5. Chúng ta phải đáp ứng điều gì với những tình huống kinh khiếp mà chúng ta đã trải qua (Lu-ca 23:34)?

6. Nếu chúng ta tập chú vào Chúa Giê-xu khi chúng ta trãi qua những tình huống đau đớn, điều gì sẽ sản sinh trong chúng ta (II Cô-rinh-tô 4:17, 18)?

7. Điều gì không thấy mà chúng ta nhìn vào (Hê-bơ-rơ 12:2)?

8. Hãy học thuộc lòng những điều được mô tả trong những hoạt động trong lớp.





 




PHẦN 8: BẺ GÃY NHỮNG LỜI RỦA SẢ



LỜI GIỚI THIỆU


một phần trong sự phá sập căn nhà của ma quỷ là bẻ gãy quyền lực của lời rủa sả đã nói trên chúng ta. Những lời rủa sả thêm sinh lực tâm linh tiêu cực vào trong đời sống chúng ta và tạo nên những hàng rào vô hình làm cho chúng ta không kinh nghiệm được phước hạnh của Chúa. Những lời nói trên bạn do chính bạn hay những người khác có sức mạnh và khai phóng những thế lực linh để dẫn đến sự sống hoặc sự chết.


A. Sức mạnh của lời nói

1. “Lưỡi bừa bãi như gươm đâm quàng chém bậy; lưỡi khôn ngoan mang lại sự chữa lành.” (Châm-ngôn 12:18)

2. “Lưỡi hiền lành là cây sự sống, còn lưỡi gian ác làm tan nát tinh thần.” (Châm-ngôn 15:4)

3. “Sống hay chết do quyền của lưỡi…” (Châm-ngôn 18:21)


B. Khi bạn nói ra những xưng nhận Kinh thánh thì phóng thích những phước hạnh (sử dụng ngôn ngữ của tấm lòng, những dòng chảy, hình ảnh và cảm xúc):

1. Chúa cho tôi sức mạnh để làm giàu, Ngài sẽ vững lập giao ước Ngài (Phục 8:18).

2. Chúa luôn dẫn tôi trong sự chiến thắng trong Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 2:14).

3. Chúa Giê-xu Christ làm cho tôi trở nên được khôn ngoan, được công chính, được nên thánh và được cứu chuộc từ nơi Đức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 1:30)

4. Tôi có tâm thần của Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 2:16).

5. Tôi nhận lãnh những lời khôn ngoan và lời tri thức từ Thánh Linh (I Cô-rinh-tô 12:8)

6. Chúa sẽ chúc phước mọi điều trong tay tôi (Phục 28:8).

7. Chúa đã chọn tôi trước khi tạo dựng thế giới (Ê-phê-sô 1:14). 8. Tôi là con của Chúa (I Giăng 3:2).

9. Tôi được kêu gọi để môn đệ hóa muôn dân (Ma-thi-ơ 28:19).


C. Cầu nguyện áp dụng

1. Lạy Chúa, xin hãy chỉ cho con những lời con nói trên chính mình hay người khác mà không có trong Kinh thánh và con sẽ ăn năn vì đã nói chúng.

2. Xin hãy chỉ cho con những gì Ngài muốn con nói tha vì con sẽ nói điều đó.


D. Những lời rủa sả mà người khác nói trên tôi thì sao?

1. Lời nguyền rủa vô cớ sẽ chẳng hiệu nghiệm (Châm-ngôn 26:2).

2. Nếu tôi sống trong sự ăn năn và thanh tẩy tội lỗi mình thì một lời nguyền rủa nói nghịch tôi không thể có một chổ đứng. Vậy tôi chọn ăn năn liền khi tôi phạm tội.

3. Nếu tôi sống trong tội lỗi và không ăn năn, thì một lời rủa sả có thể tìm được chổ đứng trong tôi.


E. Những lời tiêu cực được nói ra trên tôi bởi những người bạn và những người có thẩm quyền có thể rủa sả tôi.

1. Mẹ tôi nói điều này khi tôi rời khỏi nhà để đi học đại học: “Con nên chuẩn bị một công việc thứ hai để phòng khi chức vụ không thành công.”

2. Điều này tạo nên một niềm tin trong lòng rằng chức vụ tôi không được hỗ trợ.

3. 30 năm sau tôi đã cầu nguyện và bẻ gãy quyền lực của lời rủa sả này và chúng tôi trả xong được nợ trong vòng 12 tháng.


F. Những hoạt động trong lớp (và bài tập về nhà)

1. Thời gian ghi nhật ký (8 phút) “Lạy Chúa, những lời rủa sả nào con có hoặc người khác nói trên con, mà nó gây nên nan đề về__________________?” (ví dụ. “Mày ngu, mày không bao giờ làm được điều đó trong công việc________________! Mày chỉ là một đứa thất bại! Mày chỉ là đứa con nít mới lớn! Mày thật lười biếng! Mày chẳng làm được điều gì! Mày là đứa mập thây! Đây là đứa con gái lười biếng của tôi,” hay những tên gọi tiêu cực khác.)

a. Những lời nói trái ngược nào mà Ngài thấy con nói về chính mình?

b. “Con ăn năn tội của mình vì tin vào sức mạnh của những niềm tin không tin kính này, và con chọn tin và nói lời sự sống của Ngài trên con kể từ ngày hôm nay. Con tha thứ cho______________vì nói lời rủa sả này trên con.

c. Khi các bạn về nhà, hãy cầu nguyện cả bảy lời cầu nguyện cách lớn tiếng. Cầu nguyện lớn tiếng từng phần của lời cầu nguyện trên. Những điều bạn nói lớn quyền năng hơn những điều bạn nói thầm. Chúa đã tạo nên thế gian bằng tiếng phán.

2. Cùng nhau xưng nhận, sử dụng ngôn ngữ tấm lòng, những xưng nhận được liệt kê trong phần B ở trên.

3. Mời mọi người chia sẻ những ý nghĩ, ý kiến hay câu hỏi về bài dạy.

4. Có thể chia nhóm hai người và cầu nguyện cho nhau, ăn năn và đồng ý trong sự cầu nguyện để bẻ gãy những quyền lực của những lời rủa sả cụ thể trên từng người.


G. Những bài tập thực hành để có thêm sự mặc khải tại nhà:

1. Học thuộc lòng: Châm-ngôn 12:18; 15:4; 18:21 Ghi nhật ký: cầu xin Chúa nhắc nhớ bạn những lời rủa sả mà bạn cần ăn năn.

2. Nói lớn sự ăn năn của bạn theo sự hướng dẫn đã trong phần những hoạt động trong lớp.

3. Nhật ký từ Mark Virkler về một lời rủa sả mà cha ông đã nói trên ông: “Lạy Chúa, tại sao Ngài liên tục đem tới ký ức con về việc cha con gọi con là một thằng ‘smiling jerk’ (thằng đần) khi ông thấy hình của con trên tạp chí?” “Mark, đó là bởi vì điều này để lại một vết sẹo trong tấm lòng con sâu hơn con tưởng. Con có khuynh hướng thấy mình như là một thằng ngớ ngẩn và người khác cũng vậy. Điều này không tốt và không khôn ngoan. Nó không phải là một lời Ta đã gọi con và Ta muốn con không nói về chính mình hay người khác điều này. Điều này làm giảm giá trị và không chính xác. Nó là điều ác và làm mất giá trị. Đó là một điều hạ nhục. Ta không hạ nhục người khác. Ta nâng họ lên. Con không nên hạ nhục họ. Con nâng họ lên. Con tôn trọng mọi người. Gọi họ hay chính mình là người đần thì không tôn trong mọi người. Phải dừng điều đó ngay bây giờ. Đó là một lời rủa sả mà người có thẩm quyền đã nói trên con. Hãy bẻ gãy nó ngay bây giờ trong lời cầu nguyện. Ăn năn về tội lỗi đó và tha thứ cho cha của con và phóng thích ông để ông có thể được vui mừng trọn vẹn.”





 




PHẦN 9: LỜI CẦU NGUYỆN GIẢI CỨU



LỜI GIỚI THIỆU



Trong sáu lời cầu nguyện chúng ta đã đi qua trong những tuần trước, chúng ta đã nhổ bỏ những cái neo mà ma quỷ tấn công. Bây giờ, trong lời cầu nguyện cuối cùng này chúng ta sẽ đuổi quỷ ra. Đây không phải là một lời cầu nguyện, nó giống như một mạng lệnh hơn. đó là chúng ta bảo chúng phải đi ra trong danh Chúa Giê-xu! Ma quỷ là những thực thể linh, chúng tìm kiếm để đi vào nhiều người và thể hiện bản chất gian ác của nó qua người đó. Ma quỷ /tà linh gia tăng những nan đề của các bạn. Bạn có thể thấy chính mình đang tranh chiến với những sinh lực tiêu cực từ một sự kết hợp của những điều sau đây: 1) những rủa sả dòng họ, 2) những cột trói, 3) những mong đợi tiêu cực, 4) những thề nguyện trong lòng, 5) những hình ảnh đau thương của “thực tế”, 6) những lời rủa sả, 7) ma quỷ. Và có thể bạn đang tranh chiến với sự tự nổ lực của chính mình hơn là những lời cầu nguyện đúng theo Kinh Thánh. Bạn sẽ không chiến thắng. Bạn sẽ bị đánh bại và ở trong sự thất vọng nếu bạn dùng sức mạnh ý chí của chính mình để chống lại nhưng sinh lực tội lỗi này.


A. Câu Hỏi để khám phá nhu cầu cần giải cứu (phần này không có trong DVD)

1. “Lạy Chúa, điều gì gây áp lực trong con?”

2. “Lạy Chúa, tội lỗi nào con không thể đánh bại?”

3. “Lạy Chúa, những trở ngại nào cứ lặp đi lặp lại?”


B. Một Cơ đốc nhân có thể bị “tà linh chiếm hữu/áp chế không?”

1. Một vài bản dịch Kinh thánh dùng cụm từ ‘bị tà linh chiếm hữu.”

2. Từ Hy-lạp thật sự là daimonizomai và diamond (Strongs # 1139), có nghĩa là “ở dưới sự ảnh hưởng của,” cho chúng ta một hình ảnh khác với “bị chiếm hữu bởi”

3. Nhiều Cơ-đốc nhân khước từ ý nghĩ về một Cơ-đốc nhân bị “áp chế bởi” nhung họ sẽ cởi mở hơn với ý tưởng là một Cơ-đốc nhân có một số linh vực trong linh hồn hay thân thể “ở dưới sự ảnh hưởng của” một tà linh.

4. Không có một câu nào nói rõ là một Cơ-đốc nhân có thể hay không thể có một tà linh. Vậy chúng ta để cho người ta tự do có những quan điểm khác nhau về vấn đề này.

5. Trong Lu-ca 13:16 một “con gái của Áp-ra-ham” được Chúa Giê-xu giải cứu khỏi một tà linh là linh ốm yếu (Lu-ca 13:11)

a. chúng ta có thể biết chắc một người con gái của Áp-ra-ham là một người con gái của đức tin vì Áp-ra-ham là tổ phụ của đức tin và là tổ phụ của những người tin, có cả những Cơ-đốc nhân chúng ta.

b. Ở đây có một con gái của đức tin, là người được giải cứu khỏi một tà linh và kết quả là thể lý được chữa lành.C. Những điều không bình thường là những điều có thể do các tà linh gây nên 1. Điếc (Mác 9:25); mù, câm (Ma-thi-ơ 12:22); ốm yếu (Luca 13:11, 12); điên, hành vi chống đối xã hội (Mác 5:1-20); động kinh (Ma-thi-ơ 17:14-18). 2. Tóm lại: những bất thường do ma quỷ gây ra có thể xuất hiện ở những lĩnh vực thế lý, tình cảm, tâm thần và tâm linh của đời sống chúng ta. D. Những chổ đứng mà để cho ma quỷ bước vào gồm: cứ tiếp tục phạm tội; nghiện ngập, đau đớn, hệ thống niềm tin sai trật; tham dự với những tôn giáo sai trật; sợ hãi/ám ảnh; sống phóng đãng, sách báo khiêu dâm; tham dự với tà thuật; những lời tự rủa sả về mình; không tha thứ và những ràng buộc không tin kính (Giăng 14:30; 2 Cô-rinh-tô 2:10,11; Ê-phê-sô 4:25-27).


E. Những lời cầu nguyện thường thấy như thế nào?

1. 12 trong 41 lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu được ghi lại là lời cầu nguyện giải cứu và Ngài đuổi quỷ.

2. Có nghĩa 1/4-1/3 lời cầu nguyện của Ngài cho sự chữa lành là cầu nguyện giải cứu.

3. HÃY DUY TRÌ SỰ CÂN BẰNG CỦA CHÚA GIÊ-XU khi chúng ta cầu nguyện cho những nhu cầu của con người. Nếu chúng ta không dùng sự cân bằng của Ngài, chúng ta sẽ dùng của ai?


F. Làm thế nào tô biết tôi cần đuổi những tà linh nào?

1. Tấm lòng tổn thương (ví dụ như: sợ hãi, nghi ngờ, vô tín) sẽ là ba tà linh hàng đầu.

2. Những tên gọi của tà linh có thể được phân biệt bởi những niềm tin không tin kính mà họ đã gắn bó với...

Niềm tin không tin kính

- Tôi sẽ thất bại.

- Tôi không tốt.

- Tôi không xứng đáng có một cuộc sống tốt.

- Tôi sẽ không du dật về tài chính

- Con cái tôi sẽ nổi loạn

- Cuộc sống không công bằng

- Người ta sẽ không chấp nhận tôi

- Tôi cần phải hoàn hảo

Tên của những tà linh mà có thể họ đã gắn bó với

- Thất bại và sợ thất bại

- Không xứng đáng và định tội

- Nghèo đói và tự ti

- Nghèo đói

- Sợ hãi

- Oán giận và tự ti

- Khước từ, tự khước từ và sợ khước từ

Cầu toàn, kiêu ngạo, sợ hãi.


G. Những bước chuẩn bị giải cứu

1. Chúng ta thấy rằng chúng ta có thể dễ dàng buổi 2-3 tà linh cùng lúc, đặc biệt nếu chúng kết nối gần nhau trong những hoạt động của chúng. Vậy khoanh tròn 2-3 tên là linh mà bạn cảm thấy chúng kết nối gần với nhau trong những gì chúng làm (khước từ, tự khước từ, sợ sự khước từ hay ví dụ khác như là tức giận, căm ghét và tự căm ghét).

2. Đánh số những nhóm đã khoanh tròn này, đánh số 1 kế bên nhóm mà gây nhiều nan đề cho bạn nhất và đánh số từ đó xuống.

3. Nhiều người sẽ có từ 1-5 nhóm hay nhiều hơn.

4. Trong sự cầu nguyện giải cứu, bạn bắt đầu bằng việc đuổi những tà linh ở nhóm 5 và sau đó làm ngược lên đến nhóm 1. Làm như vậy bạn sẽ loại bỏ những tà linh yếu hơn trước và những tà linh mạnh nhất sau khi những hỗ trợ của tà linh yếu đã đi khỏi rồi.


H. Ai thực thi sự giải cứu?

1. Thường thì tốt nhất nên có một vài người cầu nguyện giải cứu cho bạn, và tốt nhất nếu có ai đó trong nhóm đã có kinh nghiệm giải cứu trước đó, nhưng nếu không thể thì bạn nên cứ tiếp tục.

2. Tất cả các Cơ-đốc nhân đều có thẩm quyền thực thi sự giải cứu (Ma-thi-ơ 10:8; Mác 3:15; 7, 13; 16:17, 18; và Lu-ca 9:1, 2).


I. Những sự chuẩn bị trước khi giải cứu (hãy chắc chắn mọi cái neo của ma quỷ đã bị nhổ bỏ)

1. Kiểm tra để chắc chắn những người chịu cố vấn đã liệt kê 10-20 những niềm tin vô tín, và hoàn thành cả 4 cột bài làm được mô tả trong loạt bài này. Hãy chắc chăn người đó đã cầu nguyện qua cả 4 cột, ăn năn những niềm tin không tin kính và những lời thề trong lòng, xác chứng những gì Chúa đã phán, và bởi quyền năng Thánh Linh sẽ đi theo tiếng Ngài.

2. Kiểm tra để chắc chắn rằng 3-6 cảnh chữa lành nội tâm đã được tiến hành đúng (như: Chúa xuất hiện trong cảnh đó, làm và nói điều gì đó). Hãy chắc chắn khải tượng là một phần của tiến trình.

3. Nhìn qua danh sách tà linh và kiểm lại xem những tà linh đó đã được gọp lại với nhau và được đánh số theo nhóm.

4. Hãy bắt đầu với nhóm số cao nhất (có thể 3, 4, 5 hay 6) và đuổi những nhóm này trước, kết thúc với nhóm số 1 (là nhóm mạnh


J. Tiến trình giải cứu thật sự

1. Áp dụng mũi tên số 1 là tách ma quỷ ra khỏi người đó. Người được giúp đỡ ăn năn về che giấu những ý nghĩ/hành động tội lỗi do ma quỷ gây nên và nói rõ dự định của người đó là quay lại với Chúa Giê-xu và bắt đầu làm những hành động ngược lại (phải cụ thể). Hướng dẫn người đó vào những phần nào của sự cầu nguyện này mà người đó cần giúp đỡ (thường là phần thứ hai).

2. Áp dụng mũi tên thứ 2: người được giúp đỡ ra lệnh cho tà linh (kêu tên) phải ra khỏi trong Danh Chúa Giê-xu Christ. Hướng dẫn họ vào những phần nào trong sự cầu nguyện này mà họ cần giúp.

3. Hướng dẫn người được giúp đỡ ngừng nói (để hơi thở người đó tự do cho ma quỷ đi ra theo cách đó) và để lòng người đó ghét ma quỷ- đẩy nó ra-trong khi đó bạn ra lệnh (trong một giọng đầy uy quyền), ma quỷ/các tà linh đi ra (từ 1-2 phút). Hãy mở mắt để thấy khi bạn quan sát ma quỷ thể hiện và bỏ đi (như, thân thể căng thẳng lên và rồi thư giãn). Sau đó kiểm tra lại người đó, “anh có cảm nhận điều gì đang xảy ra bên trong không?” đáp ứng cách thích hợp với những gì người đó nói với bạn. Hãy ở trong dòng chảy ý tưởng, tìm kiếm những ý tưởng chợt đến, những hình ảnh và cảm nhận từ Chúa để dẫn dắt và giúp đỡ bạn trong suốt tiến trình.


K. Vượt qua những trở ngại

1. Ma quỷ di chuyển nhưng không hoàn toàn đi ra (đi từ bụng đến cổ): hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 3 của “tiến trình giải cứu thật sự” ở trên.

2. Tà linh vẫn còn không chịu đi ra: hãy cầu nguyện như sau: “Lạy Đức Thánh Linh, xin hãy chỉ cho chúng tà linh này đang cố bám vào điều gì.” hướng dẫn người chịu cố vấn xoay theo dòng chảy những ý tưởng và những hình ảnh và nói với bạn những gì đến với tâm trí người đó. Đáp ứng bằng việc hướng dẫn người đó cầu nguyện lời cầu nguyện thích hợp (tha thứ cho một người, cắt đứt mối ràng buộc không tin kính, vứt bỏ những đồ đạc trong nhà mà có nối kết với tà linh). Hãy ở trong dòng chảy, cầu xin một lời tri thức, một lời khôn ngoan và linh của sự nhận biết. Đề nghị người được giúp đỡ những gì bạn đang nhận lãnh, và cùng với người đó hành động theo điều nhận lãnh được.

3. Hãy có một đội giải cứu khoảng 2 người, một người nhìn thấy bên não phải là người dễ dàng thấy những điều trong thế giới linh. Đáp ứng với những gì người đó thấy.


L. Một khi tà linh bị đuổi đi.

1. Cảm ơn Chúa và cầu nguyện xin Đức Thánh Linh đổ đầy và kiểm soát khu vực đó.

2. Kêu gọi điều ngược lại với những điều vừa đuổi đi đến sống trong tấm lòng người được giúp đỡ.


M. Xây dựng một bức tường bảo vệ với “Suy ngẫm lẽ Thật Kinh thánh mới”

1. Xem lại phần ghi chú trong phần 2 về cách để có một sự suy ngẫm Kinh thánh.

2. Đừng giảm thiểu, hãy dành ít nhất 3 tuần cầu nguyện cho sự bảo vệ và học thuộc lòng Kinh thánh.

3. Lập “Hòn đá chúc mừng kỷ niệm: của bạn như đã thảo luận ở phần 3.


N. Nhận lãnh chức vụ cầu nguyện cá nhân- nhóm 3 người cho những ai khao khát (2-3 tiếng trong 1-3 tuần)

1. Bạn có thể tổ chức một đêm mà mọi người có khao khát muốn đến cùng nhau trong chức vụ nguyện giải cứu. Những người lãnh đạo nhóm ghi tên những người muốn buổi cầu nguyện này và sắp xếp họ trong những nhóm 3 người với nhau. Hướng dẫn là hai người sẽ cầu nguyện cho người thứ ba trong nhóm. Khi người đàu tiên được cầu nguyện, họ có thể đi vòng tròn, lặp lại tiến trình đến khi cả ba đều được cầu nguyện và những ai mong muốn được cầu nguyện giải cứu thì nhận lãnh được. Điều này sẽ mất ba giờ đồng hồ hoặc hơn. Đi theo hướng dẫn của sự giải cứu như đã mô tả ở trên.

2. Nếu giáo viên của bạn không có lên lịch như một sự kiện thì bạn cần đi đến với một vài người bạn cầu nguyện của bạn và đưa cho họ hướng dẫn trên về sự cầu nguyện giải cứu và bạn đã hoàn thành danh sách các tà linh, và bảo họ cầu nguyện giải cứu cùng với bạn. Đừng nghỉ cho đến khi bước này được hoàn tất và lòng bạn hoàn toàn được tự do.

3. Sau đó hãy đổ đầy tấm lòng bạn với sự sáng của Chúa qua suy ngẫm Kinh thánh (hay một vài lần suy ngẫm Kinh thánh, nếu bạn được chữa lành một vài tổn thương). Hãy dành thời gian làm cho tốt điều này! Dùng thời gian tĩnh nguyện của bạn trong vài tháng kế tiếp để hoàn tất những phần Kinh thánh suy ngẫm. Sa-tan sẽ cố gắng trở lại. Bạn đang xây dựng một bức tường để chắc chắn hắn không thể bước vào. Xây một bước tường vững chắc, cứng cáp. Hãy duy trì sự chiến thắng của bạn!

4. Thiết lập một/nhiều hòn đá kỷ niệm.

5. Được chữa lành áp dụng cả bảy lời cầu nguyện! Hãy cũng dẫn người khác vào sự tự do. Lan truyền những tin tức tốt lành rằng Chúa Giê-xu giải phóng chúng ta tự do.



bottom of page