top of page
Hung Tran
Jun 2, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Giáo Sư Curt Landry)
Giáo sư Curt Landry dùng Kinh Thánh để trình bày vai trò chiến lược của quốc gia Do-thái trong quá khứ cũng như trong tương lai. Curt Landry là một tác giả viết và nói về nguồn gốc của đức tin Cơ-đốc của người Do-thái. Ông là người sáng lập Curt Landry Ministries, tổ chức này tạo điều kiện cho sự thống nhất và phục hồi giữa Giáo hội và Israel.
Không có sự học hỏi nghiên cứu về nguồn gốc Hê-bơ-rơ của niềm tin Cơ-đốc được kể là đầy đủ nếu không đề cập đến thần học thay thế và tầm nguy hại của sự lừa dối nầy. Curt Landry có những phần Kinh Thánh cung cấp một sự hiểu biết về vai trò chiến lược của quốc gia Do-thái trong quá khứ cũng như trong tương lai.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
Y-sơ-ra-ên Và Hội Thánh - Phần 1.
Y-sơ-ra-ên Và Hội Thánh - Phần 2.
Y-sơ-ra-ên Và Hội Thánh - Phần 3.
PHẦN 1: Y-SƠ-RA-ÊN VÀ HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU
Đức Chúa Giê-xu cầu nguyện rằng người Do-thái và người dân ngoại sẽ trở nên một. Trong cộng đồng của Nhà Đa-vít, người Do-thái và người ngoại bang thờ phượng chung với nhau, như vậy đã làm thành lời tiên tri và lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu cho sự hiệp một.
I. LỜI TIÊN TRI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM NGÀY NAY.
A. Hội Thánh House of David là một Hội thánh nơi mà người Do-thái và người dân ngoại thờ phượng chung với nhau.
1. Đây là một sự ứng nghiệm lời tiên tri.
2. Đức Chúa Giê-xu cầu nguyện rằng chúng ta trở nên một (Giăng 17:20).
B. Khi Chúa thực hiện một lời tiên tri, Ngài đang nói với thế giới. Có nghĩa là đây là một thời điểm nhộn nhịp nhất cho mọi người đang sống.
C. Kinh Thánh chép rằng: “Dân ta bị diệt mất vì thiếu sự hiểu biết” (Ô-sê 4:6).
1. Hôm nay, khi chúng ta chia sẻ Lời Chúa cho nhau và những kinh nghiệm cá nhân, chúng tăng trưởng cùng nhau trong thân thể của Đấng Christ.
2. Chúng ta học từ lời Chúa, và chúng ta học những gì Đức Thánh Linh đang hành động trong mỗi chúng ta.
D. Chúng ta nói tiên tri chưa trọn, và chúng ta xem trong gương một cấp mập mờ (I Cô-rinh-tô 13:12).
1. Cầu xin Chúa chúng ta nhìn qua gương được rõ ràng hơn (I Cô-rinh-tô 13:12).
2. Tôi muốn thêm lên trong thân thể của Đấng Christ khắp nơi trên thế giới với mục đích sống, mục tiêu, và quyền năng siêu nhiên của Đức Thánh Linh.
3. Khi chúng ta hiểu những gì Đức Thánh Linh đang làm trên đất, chúng ta có thể điều chỉnh chính chúng ta để được Chúa sử dụng.
II. SỰ CHỮA LÀNH ĐƯỢC TIÊN ĐOÁN
A. Những lời tiên tri lời được báo trước từ xa xưa, do những tiên tri của Chúa, trong Kinh Thánh.
1. Mặc dù được nói trước nhiều năm về trước, khi lời tiên tri được ứng nghiệm, lời đó đang nói cho mọi người của thế hệ đó, mang đến sự an ủi, lời dạy dỗ, quyền năng, và sự tin cậy.
2. Sự tin tưởng đến trong cuộc đời bạn có nghĩa là, khi bạn cầu nguyện, khi bạn tuyên bố, khi bạn quyết định điều gì, nó xảy ra trên thế giới.
3. Khi bạn làm điều đó, bạn giống như Cha trên trời.
4. Bạn là tiếng nói của Chúa trên đất. Chúng ta là “Tin Lành của Chúa trên đất.”
B. Đức Chúa Giê-xu là Đấng Chữa Lành đã được tiên tri trước.
1. Ngài muốn chúng ta sống như Ngài.
2. Đây là cách Ngài đã sống – “Tối đến, người ta đem đến cùng Ngài nhiều người bị quỷ ám; Ngài dùng lời phán đuổi quỷ ra và chữa lành mọi người bệnh tật.” (Ma-thi-ơ 8:16)
3. Khi Đức Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm những công việc nầy, Ngài đã làm thành sứ mạng và mục đích của Ngài như là Đấng Được Xức Dầu – Mê-si-a.
Đây là sự thành tựu lời tiên tri của Ê-sai rằng “Thật, Người đã mang sự đau ốm của chúng ta, Đã gánh nỗi đau khổ của chúng ta” (Ê-sai 53:4) 4. Tiên tri Ê-sai đã công bố sự chữa lành trên nền tảng của sự cứu chuộc.
III. THẾ HỆ CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC GỌI LÀ THẾ HỆ CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-XU BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
A. Ê-sai 45:20.
1. Có một sự cấp bách, một tầm quan trọng, một sự chu cấp từ thiên đàng cho thế hệ nầy.
2. Chúng ta được vinh dự chứng kiến những lời tiên tri lớn lao thành tựu
3. Sự thành tựu của lời tiên tri chỉ có dân của Chúa mới hiểu được.
4. Khi Chúa làm ứng nghiệm lời tiên tri, Ngài chứng tỏ rằng Ngài là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-xu là Con của Ngài, và bạn và tôi là những tín hữu của Đấng Christ.
a. “Những dấu lạ nầy sẽ theo sau” (Mác 16:17)
b. Những dấu lạ nầy đem đến uy tín
c. Nhờ đó chúng ta có thể hoàn thành Đại sứ mạng (Ma-thi-ơ 28:18-20).
B. Đức Chúa Trời cũng phán với cả thế giới khi Ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh có liên hệ đến quốc gia Y-sơ-ra-ên và dân tộc Y-sơ-ra-ên.
1. Đức Chúa Trời làm một giao ước với dòng dõi tự nhiên của Y-sơ-ra-ên.
2. Đức Chúa Trời có một giao ước với lãnh thổ Y-sơ-ra-ên.
3. Đức Chúa Trời lập một giao ước với Hội thánh.
Hội thánh được tháp vào những giao ước nầy.
4. Những gì Chúa làm cho Y-sơ-ra-ên và người Do-thái là một trong những chìa khoá của sự phục hưng trong kỳ Tận thế.
Như Ê-sai đã tiên tri về Đấng được Xức Dầu sẽ đến để đuổi tà ma và chữa lành người bệnh, ông cũng nói cho thế hệ của chúng ta.
IV. NHỮNG GÌ XẢY RA TẠI TRUNG ĐÔNG NGÀY NAY KHÔNG THỂ LÀM CHÚNG TA BỐI RỐI HAY SỢ HÃI.
A. Chúa đã phán rõ cho chúng ta những gì sẽ xảy ra, và tại sao. 1. Lời Chúa chỉ dạy chúng ta nên hành động như thế nào.
2. Sẽ có nhiều tiên tri giả và nhiều ý kiến về những gì đang xảy ra tại Trung Đông.
3. Những người tin Chúa sẽ biết điều chỉnh vị trí của họ. Mỗi người trong chúng ta được kêu gọi.
B. Tiên tri Ê-sai cũng nói đến những thần không có quyền năng để cứu rỗi.
1. “Hỡi những người lánh nạn của các nước, Hãy tập hợp lại và đến, hãy cùng nhau đến gần! Những kẻ khiêng tượng gỗ, Khấn vái với thần không cứu được ai, Thật chúng không hiểu biết gì cả!” (Ê-sai 45:20)
2. Điều nầy không liên hệ đến sự cứu rỗi đời đời
3. “Ai kêu cầu danh Chúa thì được cứu” (Công-vụ 2:21) Điều nầy cũng bao gồm được cứu khỏi bệnh tật nghèo nàn, chiến tranh – sự cứu rỗi trên đất.
4. Danh của Chúa Giê-xu trong tiếng Hê-bơ-rơ là “Yeshua” – Sự Cứu Chuộc.
5. Chúng ta cá thể kêu cầu danh của Ngài, và Ngài có thể cứu chúng ta ngay bây giờ.
6. Ngài làm thành những lời hứa của Ngài.
V. SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI TIÊN TRI TRONG KINH THÁNH LÀ CHÍNH ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN VỚI CÁC DÂN CÁC NƯỚC VỀ TÌNH YÊU CỦA NGÀI, GIAO ƯỚC CỦA NGÀI, VÀ NHỮNG LỜI HỨA CỦA NGÀI.
A. “Vậy hãy loan báo, và hãy bảo chúng đến gần; Hãy bàn luận với nhau! Ai đã nói cho biết điều nầy từ trước? Ai đã tiên báo từ nghìn xưa? Chẳng phải chính Ta là Đức Giê-hô-va sao? Ngoài Ta, chẳng có Đức Chúa Trời nào khác,Là Đức Chúa Trời công chính và là Cứu Chúa; Ngoài Ta, không có Đấng nào khác.” (Ê-sai 45:21)
B. Curt, là một người Do-thái, rất quan tâm đến lời tiên tri trong Ê-sai 60 trở thành sự thật qua các Cơ-đốc nhân, liên hệ đến việc người Do-thái trở về Y-sơ-ra-ên.
1. Rất khó mà hiểu được những người sống vào 700 năm hoặc 690 năm trước Chúa Jesus có thể thấy được những gì xảy ra vào năm 1990.
2. Một tiên tri Do-thái nói ông nghĩ rằng Ê-sai đã thấy những chiếc phi cơ khi ông diễn tả những người Do-thái trở về nhà tổ ấm của họ (Ê-sai 60:8).
3. “Sự giàu có của các nước sẽ đến với ngươi.” (Ê-sai 60:5).
4. Nhìn thấy sự ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã thay đổi đời sống của Curt mãi mãi.
a. Chúng ta có thể kêu cầu với cùng một Đức Chúa Trời thành tín, Đấng đã làm thành lời tiên tri Ê-sai 60, xin Ngài chữa lành cho chúng ta ngày nay.
b. Đức Chúa Trời phán với con người.
VI. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM ỨNG NGHIỆM LỜI TIÊN TRI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI NGÀY NAY.
“Hỡi tất cả những ai ở các nơi tận cùng cõi đất, Hãy quay về với Ta và được cứu rỗi! Vì Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác.” (Ê-sai 45:22)
1. Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm lời tiên tri như là một sự minh chứng
a. Công việc của những người Nga gốc Do-thái là bỏ nơi sinh sống, lên máy bay để về Y-sơ-ra-ên.
b. Công việc của những người tín hữu ngoại bang là trả tiền máy bay, giúp họ giấy tờ, và trở thành một nhịp cầu.
c. Họ cùng làm việc để làm thành lời tiên tri theo Ê-sai 60.
2. Câu chuyện của những người Nga gốc Do-thái là một bằng cớ cho mọi quốc gia. Đức Chúa Trời của chúng ta không nói dối, Ngài đầy uy tín.
VII. SỰ GIÁNG SINH CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀM THÀNH LỜI TIÊN TRI.
A. “Ai tin điều đã được rao truyền cho chúng ta? Và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được bày tỏ cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, Như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có vẻ đẹp cũng chẳng có sự uy nghi để chúng ta nhìn ngắm; Không có gì trong diện mạo Người khiến chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh rẻ và chối bỏ, Từng trải sự đau khổ, biết sự đau ốm, Bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; Chúng ta cũng chẳng coi Người ra gì.” (Ê-sai 53:1-3)
1. Sự ứng nghiệm lời Kinh Thánh được đề cập đến trong Giăng 12:37,38.
2. Sự ứng nghiệm về cuộc đời của Chúa Giê-xu được tiên tri Ê-sai và nhiều tiên tri khác trong Cựu ước.
B. Chúng ta phải nói lên lời chứng về Chúa ngày hôm nay.
1. Đây là lý do tại sao chúng ta phải làm chứng khi chúng ta được chữa lành.
2. Đây là lý do tại sao chúng ta phải làm chứng khi chúng ta được cứu, hoặc khi chúng ta được chúa chu cấp một cách lạ lùng.
3. Vào tháng Năm, năm 1948, Kinh Thánh được ứng nghiệm khi Chúa phục hồi một quốc gia trong một ngày.
4. Vào năm 1967, 7 tháng 6, Giê-ru-sa-lem được chiếm lại dưới sự kiểm soát của Y-sơ-raên – Một sự ứng nghiệm khác của Lời Kinh Thánh.
C. Ngay cả ngay bây giờ, chứng ta đang làm ứng nghiệm lời tiên tri. Sự kiện những người Do-thái và tín hữu người ngoại có thể đồng ý rằng Giê-xu là Chúa là một sự ứng nghiệm lời tiên tri.
D. Đức Chúa Trời vẫn thành tín ngày nay tại Trung Đông, và trong mỗi quốc gia.
VIII. Ê-SAI ĐÃ TIÊN TRI VỀ SỰ GIÁNG SINH CỦA ĐẤNG ĐƯỢC XỨC DẦU VÀ CÁCH NGÀI PHẢI CHẾT.
“6. Tất cả chúng ta đều như chiên đi lạc, Ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của tất cả chúng ta Đều chất trên Người. 7. Người bị ngược đãi và khốn khổ, Nhưng không hề mở miệng. Như chiên con bị đem đi làm thịt, Như chiên câm lặng trước mặt kẻ hớt lông, Người không hề mở miệng.“ (Ê-sai 53:6,7)
1. Có nhiều lời tiên tri từ miệng Chúa Giê-xu, Ngài có thể gọi thiên sứ của Chúa và thoát được
2. Dù vậy, Giê-xu biết Ngài là Đấng Hy sinh
3. Câu Kinh Thánh nầy chỉ rõ rằng Yeshua Ben David, Yeshua, Con của vua Davit, là Đấng Được Xức Dầu. Làm sao chúng ta biết được? Các tiên tri đã nói trước.
IX. BÂY GIỜ HÃY NÓI VỀ THỜI ĐIỂM CHÚNG TA ĐANG SỐNG.
A. Trong Ê-phê-sô, Phao-lô nói về thời điểm mà chúng ta đang sống – khi mà người Do-thái và dân ngoại đến với nhau và trở thành một người mới trong sự hiệp một (Ê-phê-sô 2:15)
1. Đây làm một dấu cho các dân tộc rằng Đức Chúa Trời vẵn còn hành động ngày hôm nay.
2. Sự kiện Y-sơ-ra-ên được sinh ra trong một ngày trong năm 1948, hoặc là người Y-sơra-ên dành lại quyền kiểm soát Giê-ru-sa-lem trong năm 1967 không có gì khác nhau đối với chúng ta.
3. Phao-lô nói về dân Do-thái đươc sinh lại trong thư Ê-phê-sô.
B. Thư Ê-phê-sô có những bước tiến biến đổi. Trong Ê-phê-sô thừ, chúng ta học về giao ước được phục hồi Bất kể chúng ta đến từ đâu, chúng ta có thể đến với nhau, với sự thành tín của Danh Chúa, để đem quyền năng siêu việt đến trên đất.
C. Khi lời tiên tri được ứng nghiệm, như là một năng lực siêu nhiên đến với sự thành tín của Chúa. Nó cho chúng ta thấy những chương trình của
X. KHI GIAO ƯỚC ĐƯỢC PHỤC HỒI, CÓ NHỮNG NĂNG LỰC ĐƯỢC KHAI PHÓNG.
A.“Bây giờ, qua Hội thánh, sự khôn ngoan vô hạn của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho những kẻ thống lĩnh, những quyền lực trong các nơi trên trời.“ (Ê-phê-sô 3:10)
1. Đây là sự mặc khải đã thay đổi cuộc đời của Curt nhiều nhất.
2. Huyết của Chúa Giê-xu có thể đẩy lùi mọi sự đụng độ
3. Khi chúng ta phục vụ trong sự hiệp một, lời hứa trong Ê-phê-sô 3:10 sẽ xảy ra.
4. Khi chúng ta đến với nhau, chúng ta là một trong Đấng Christ.
a. Chúng ta không còn là Do-thái hay ngoại bang.
b. Chúng ta không còn là Á-rập hay người Giu-đa.
5. Khi chúng ta đến với nhau trong sự hiệp một, Chúa bày tỏ sự khôn ngoan đa dạng của Ngài
B. T.L. Osborn và Curt hầu việc Chúa với nhau tại Togo.
1. Giao ước phục hồi xảy ra.
2. Sự chữa lành siêu nhiên xảy ra.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Nếu chúng ta là tiếng nói của Chúa trên đất, chúng ta nên nói năng như thế nào?
2. Bạn có nghĩ rằng người Do-thái ngày nay quan tâm đến sự ứng nghiệm của lời tiên tri không?
3. Làm thế nào để những người tin theo Đấng Được Xức Dầu (Messianic believers, ý chỉ người Do-thái) và tín hữu ngoại bang làm việc với nhau để công tác phục vụ được mạnh mẽ quyền năng hơn?
TỰ HỌC
1. Làm cách nào bạn có thể bạn có thể đóng góp vào việc làm thành những lời tiên tri để được trọn vẹn hơn ngày hôm nay?
2. Bạn có nghĩ đến bản chất lạ lùng siêu nhiên của những lời tiên tri trong Kinh Thánh đã được ứng nghiệm không?
3. Hãy kể ra một cách mà các tín hữu có thể hiệp nhất trong công tác hầu việc Chúa.
PHẦN 2: Y-SƠ-RA-ÊN VÀ HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU
I. BÌNH AN VÀ LÀM SÁNG TỎ LÀ MỤC TIÊU CỦA NHỮNG GÌ CHÚA ĐANG THỰC HIỆN GIỮA DÂN DO-THÁI VÀ NGƯỜI NGOẠI.
A. Chúng ta được kêu gọi để chia sẽ những gì chúng ta biết về Chúa Giê-xu.
1. Chứng tỏ sự thanh liêm và quyền năng của Chúa để làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh.
2. Nhấn mạnh làm mạnh mẽ trong đức tin, thêm sức trên bạn, học tập để trở nên giống Chúa hơn.
3. Với hơn 20 năm những lời tiên ứng nghiệm tại Y-sơ-ra-ên và hội thánh, chúng tôi nhận thấy rằng những ai làm những điều nầy đều được quyền năng, bình an, và thịnh vượng trong tổ chức của họ.
B. Sứ điệp Phúc-âm mà chúng ta đem đến chính là lời giải đáp! Chúng ta mang câu trả lời từ Chúa của hoàn vũ.
1. Mọi quốc gia nên cầu nguyện cho Giê-ru-sa-lem được thịnh vượng và bình an (Thi-thiên 122:6)
2. “tại sao tôi phải cầu nguyện cho Y-sơ-ra-ên? Tại sao tôi phải hiểu điều nầy? Sự thịnh vượng và bình an sẽ đến trong nhà của bạn.”
C. Người tín hữu Do-thái là Phao-lô là một thầy ra-bi thông thái, ông đã gặp gỡ Chúa và điều nầy đã thay đổi cuộc đời ông (Rô-ma 11:25)
1. Phao-lô được xức dầu để đem Phúc-âm cứu rỗi đến với dân ngoại.
2. Ông đã viết những bưc thư để giúp cho sự hiểu biết về nguồn gốc Do-thái của niềm tin và làm cách nào chúng ta là tín hữu hành đạo với nguồn gốc Do-thái của chúng ta.
3. Chữ “anh em” (Brethren) trong giao ước của người Hê-bơ-rơ có nghĩa là gia đình. Chỉ về những ngừơi được thừa hưởng và nhận vào gia đình của Chúa!
4. “Trong Hội thánh đầu tiên, khi một người ngoại được sanh lại trong Đấng Christ và biết Phúc-âm, họ bắt đầu trôi dạt khỏi cội nguồn, trở nên khôn ngoan theo ý riêng của họ” (Rô-ma 11:25). “Điều ác” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là đi theo sự quyết đoán của lòng mình – không theo đường lối của Chúa nhưng theo đường lới riêng của mình.
5. “Mù loà” chỉ về sự không thấy được những điều Chúa đang phán. Họ không hiểu rằng đây là một phần của sự mầu nhiệm của Chúa.
a. Đường lối của Chúa cao hơn đường lối của chúng ta (Ê-sai 55:9)
b. Sự mù loà nầy sẽ được cất đi khi “người Ngoại được trọn”(Rô-ma 11:25)
c. Ngày 7 tháng 6, 1967, lực lượng của Y-sơ-ra-ên đã đến Cửa Sư Tử và chiếm lại quyền kiểm soát Giê-ru-sa-lem, không để cho dân Ngoại tiếp tục dầy đạp trên thành phố nầy nữa.
d. Sau đó không lâu, Thân Thể của Đấng Christ tại Caifornia bắt đầu Phong Trào Jesus. Rất đông những người Do-thái trẻ tuổi và sinh viên đại học trở lại với Chúa, đột nhiên họ nhận biết Đức Chúa Giê-xu là Đấng Được Xức Dầu Messiah
e. Cũng như khi Y-sơ-ra-ên trở nên một Quốc gia trong 1 ngày vào năm 1948, không lâu sau đó Phong trào Chữa Lành cũng mạnh mẽ lên trong một cách thế mới.
f. Tiến sĩ Oral Roberts và T.l. Osborn là hai người tiêu biểu trong phong trào.
g. T.L.Osborn đến Puerto Rico, có quá nhiều người muốn được ông đặt tay. Ông công bố trên đám đông, và phép lạ và sự cứu rỗi được tuôn đổ trên họ (Thi-thiên 107:20)
h. Điều nầy cũng xảy ra tại Nga-sô. Tất cả những điều nầy đã ứng nghiệm lời Phao-lô đã nói.
6. Chúng ta phải hiểu rằng giao ước phục hồi, hợp tác với đức tin, sẽ tạo nên quyền năng siêu nhiên. Nếu đức tin yếu, giao ước của Ngài sẽ không di chuyển. Khi chúng yếu đuối, Ngài mạnh mẽ.
D. Kinh Thánh nói về người Do-thái (Rô-ma 11:12)
1. Nếu người Do-thái không nhìn nhận Giê-xu là Đấng Được Xức Dầu, đây là sự giàu có cho thế giới. Sự đầy trọn sẽ đến khi họ trở về (Rô-ma 11:25).
2. Landry, một người Do-thái, cùng làm mục sư với một người không phải là Do-thái như là sự ứng nghiệm lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:15 là Do-thái và dân ngoại sẽ trở nên một.
3. “Tại sao Chúa phải che mắt người Do-thái?”
a. Năm sách đầu tiên của Cựu Ước chứng tỏ sự bảo vệ của Chúa trên dòng dõi của Áp-ra-ham.
b. Chúa bảo vệ dòng dõi Áp-ra-ham cho đến ngày nay bằng những luật pháp khắc khe, những tục lệ về cưới hỏi, quần áo, đồ ăn, quần áo, đồ đạc của văn hoá, tôn giáo, thờ phượng như thế nào, khi nào thờ phượng.
c. Điều nầy đã tạo nên sự phân rẽ ra khỏi thế giới của người ngoại.
d. Nếu Đức Chúa Giê-xu được người Do-thái nhận là Đấng Được Xức Dầu, Có thể nào Ngài đã thẩm thấu vào thế giới của Do-thái.
e. Và rồi, nếu Đức Chúa Giê-xu là Đấng Messia của riêng người Do-thái, thi Phúc-âm co thể không giảng ra cho thế giới. Đây là cách nào mà sự thất bại của người Do-thái lại trở nên “sự giàu có cho dân ngoại” (Rô-ma 11:12)
f. Nếu sự mù loà không đến từ Chúa, sự chống đối sẽ không bao giờ ép họ đi vào thế giới của người ngoại.
Ý muốn của Đức Chúa Trời là không muốn một ai bị hư mất, nhưng tất cả đều được sự sống qua Đức Chúa Giê-xu.
E. Khải tượng về thứ vật ô uế trong cái khăn cầu nguyện thánh. (Công-vụ 10:9-16)
1. Đức Chúa Trời tỏ ra rằng Ngài có thể khiến cho vật ô uế được sạch.
2. Sự mặc khải về Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp cứu rỗi dân ngoại là một chấn động.
Đức Chúa Giê-xu đến đem sự đầy trọn của giao ước – Tất cả quyền năng và phước hạnh được ban cho người Do-thái cũng như người ngoại. Đây là một sự mầu nhiệm!
II. VAI TRÒ CỦA ĐỨC TIN TRONG GIAO ƯỚC
A. Không có sự gia tăng trong năng quyền, chỉ có sự gia tăng trong sự mặc khải.
1. Điều nầy gia tăng khả năng có đức tin của chúng ta trong quyền năng mà Đức Chúa Giê-xu đã trả giá.
2. Giao ước là sự ân tứ mặc khải từ Chúa.
B. Khi chúng ta hiểu những gì Ngài đã trả giá, chúng ta có thể tin tưởng và khởi động nó, nó không còn là đức tin nữa – nó là sự thật!
1. Một khi mà sự thật được nhận thức, có trở thành tin cậy.
a. Thí dụ: Điện lực ở trong một căn nhà mới. Bạn có đức tin khi bạn bật cái nút lần đầu tiên, nhưng những lần sau nó đã trở thành sự tin cậy.
b. Bạn trả một hoá đơn điện, chứng tỏ rằng bạn có một giao kèo với công ty điện, để trả tiền cho họ khi bạn xài điện. Đây là một sự thật.
c. Đức Chúa Trời lập nhiều hợp đồng với bạn ngày hôm nay, khởi động giao ước của người Do-thái và người ngoại.
2. Quyền năng được thiết lập vì chúng ở trong sự đồng ý hoàn toàn là Đức Chúa Giê-xu là Chúa, và Huyết của Ngài dẹp tan bức tường phân cách.
a. Khi chúng tôi, người Do-thái và người ngoại, phục vụ với Đức Thánh Linh ở trung tâm điểm, chiếm chỗ của bức tường phân cách, chúng tôi trở nên một sợi dây bện bằng ba tao (Truyền-đạo 4:12), và chúng tôi đem lại sự đầy trọn đó!
b. Chúng tôi mang đến quyền năng và sự chứng thật của Chúa và đặt một nền tảng đức tin của Do-thái và Cơ-đốc giáo.
c. Tất cả có thể tin cậy nơi Chúa vì Ngài là thành tín. Ngài luôn giữ giao ước.
3. Chúa làm những điều nầy qua chúng ta:
a. Bởi Lời Chúa.
b. Bởi công việc.
C. Sự giáo huấn dạy Lời Chúa, chúng ta đem vào hành động, và nó sẽ sản sinh những việc lành.
1. Những việc lành trở nên những lời chứng trong cuộc đời chúng ta là những người tin, từ đức tin sang đức tin và từ vinh hiển sang vinh hiển.
2. Sa-tan hy vọng rằng chúng ta bị hủy diệt vì thiếu sự hiểu biết (Ô-sê 4:6). Nếu bạn không biết mình là ai và bạn có những gì, bạn sẽ không đạt đến mức độ thành công của bạn đáng có trong Đấng Christ.
D. Bạn phải khởi động giao ước ngày hôm nay.
1. Phao-lô, một người Do-thái, nói với người ngoại. Giao ước nầy không phải của thể xác, nhưng của đức tin (Ê-phê-sô 2:11-13)
2. Sự chu cấp siêu nhiên đến từ huyết của Chúa Giê-xu, nối kết những gì đã qua, những gì hiện tại, và những gì sẽ đến.
a. Vì vậy, chúng ta phải giữ sự kết nối với cội rễ.
b. Nhờ huyết của Chúa Giê-xu mà người ngoại được dự phần trong giao ước giữa Đức Chúa Trời và dòng dõi Ap-ra-ham.
c. Nó làm khả dỉ quyền hợp pháp trong linh, nhờ vậy bạn có thể kêu cầu danh của Chúa Giê-xu, bạn là người đồng kế tự với Đấng Christ.
d. Giao ước nầy không phải lấy khỏi người Do-thái và ban cho người ngoại, nhưng Huyết của Đấng Christ namg đến sự hiệp nhất. Tất cả những ai kêu cầu Danh Chúa sẽ được cứu, chữa lành, và thịnh vượng.
III. GIAO ƯỚC NGÀY NAY
A. Chúng ta là một qua Huyết của Đấng Christ.
Người Ả-rập, người Lê-ba-non, tất cả đều có thể được sanh lại. Huyết báu của Chúa Giê-xu là giao ước dời bỏ bức tường giữa Y-sác và Ich-ma-ên.
a. Giao Ước manh lại sự bình an
b. “Shalom” nghĩ là không bị bể hay thiếu mất.
Nó chữa lành tấm lòng và cho tâm trí được bình an.
c. Chúng ta là con cái của giao ước.
B. Trong Ê-phê-sô 2:16-18, câu 17 nói về sự giảng dạy của Chúa Giê-xu.
1. “Những kẻ ở xa” chỉ về chúng ta – những người sống rất xa với thời điểm mà bức thư nầy được viết ra.
a. Nó cho chúng ta biết tất cả các quốc gia đều đến với một Cha, Một Thánh Linh, và Đức Chúa Con Giê-xu là Chiên Con của Lễ Vượt Qua.
b. Giăng Báp-tít nói lời tiên tri nầy trên sông Giô-đanh khi làm báp-tem cho Chúa Giêxu: “Nầy, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” (Giăng 1:29)
2. Đức Chúa Giê-xu bị đóng đinh trong ngày Lễ Vượt Qua không phải là ngẫu nhiên.
a. Những con chiên con, những con vật, được dângn lên theo nghi thức và bị giết. Một cây đòn đâm thủng qua cột sống và xuyên qua hai tay đã được cột tréo tên đầu chúng.
b. Cũng như con chiên bị treo để thiêu, Đức Chúa Giê-xu là Chiên con của Đức Chúa Trời, bị treo lên thập tự giá trong cùng ngày.
c. Đức Chúa Giê-xu không chỉ là Chiên Con đối với người Do-thái, nhưng cho cho mọi quốc gia dân tôc trên thế giới.
C. Phao-lô khích lệ những Hội thánh ngoại quốc, và giải thích rằng họ không còn là người lạ và ngoại quốc nữa (Ê-phê-sô 2:19).
1. Chúng ta là một trong Đấng Christ và công dân cà dân thánh, thành viên của nhà Chúa.
2. Chúng ta đều được kêu gọi đem tin mừng và sự bình an đến trên dất, với Chúa Giê-xu là Hòn đá Góc nhà.
3. Khi chúng ta hiệp một, quyền năng của Đức Thánh Linh đến đến để chữa lành người bệnh, gọi người chết sống lại, và cứu những ai cần sự cứu rỗi.
4. Huyết của Đấng Christ ban cho bạn và tôi là một trong Đấng Christ được quyền đến với mọi lời hứa trên thiên đàng.
KẾT LUẬN
Chúng ta, con cái của giao ước, qua huyết báu của Chúa Giê-xu Christ. Huyết của Chúa Giê-xu cất đi bức tường chia cắt giữa người Do-thái và người Ngoại, đem tất cà lại sự hiệp một. khi phục vụ Chúa với nhau, chúng ta đem lại sự đầy trọn của Chúa, sự chữa lành tấm lòng, bình an cho tâm trí trên dân Y-sơ-ra-ên và mọi dân tộc. Trong điều nầy, Đức Chúa Trời thành tín làm ứng nghiệm Lời Kinh Thánh và lời tiên tri của Ngài về những người Do-thái và người Ngoại.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Làm thế nào để giao ước có thể đem người Do-thái và dân Ngoại lại với nhau như một?
2. Làm thế nào chúng ta khởi động giao ước nầy và đến với quyền năng của nó?
3. Thảo luận ý nói được tháp vào gia đình của Chúa có nghĩa là gì?
TỰ HỌC
1. Hãy suy gẫm về những gì Chúa có thể làm trên đời sống của bạn khi bạn có thể trở thành một phần của sời dây bện bằng ba tao không dễ bị đứt.
2. Để nhận được những mức độ thành công có được trong Đấng Christ, hãy phản ảnh bạn là ai và bạn có được gì trong Chúa qua món quà mặc khải nầy từ Chúa?
3. Hãy cầu nguyện cho hoà bình và thịnh vượng của Giê-ru-sa-lem (Thi-thiên 122:6).
PHẦN 3: Y-SƠ-RA-ÊN VÀ HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU
Chúa làm một giao ước với dân Do-thái, và cũng bao gồm cả dân Ngoại qua dòng Huyết của Đấng Christ. Đức Chúa Giê-xu hy sinh như Chiên Con của ngày Lễ Vượt Qua cho cả Do-thái và mọi dân tộc, kết hợp con cái Chúa dưới một gia đinh. Lời tiên tri thành tựu bởi người dân Ngoại và dân Do-thái cùng phục vụ chung với nhau ngày nay, và Lời Chúa giải thich rằng Ngài sẽ hoà thuận lại với người Do-thái nhận Giê-xu là Đấng Được Xức Dầu.
I. DÂN NGOẠI ĐÃ LÀM ỨNG NGHIỆM KINH THÁNH KHI HỌ KHIẾN CHO NGƯỜI DO-THÁI GANH TỊ VỚI MỘT CUỘC SỐNG VỚI ĐẤNG CHRIST.
A. Nhà David là một hội chúng gồm Do-thái và Ngoại bang.
1. Điều nầy ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh khi Do thái và dân Ngoại thờ phượng Chúa như một trong Đấng Christ.
2. Chúa đã bày tỏ cho Landry Đấng Được Xức Dầu, Giê-xu Christ.
3. Landry đã có một địa vị cao trọng trong ngành Y sỹ với tiền tài và thành công, nhưng bên trong ông trống không.
4. Vợ của Landry dâng cuộc đời bà cho Chúa, và ông giận giữ với Chúa, nghĩ rằng Giê-xu đã “cướp đi vợ của ông.”
B. Landry sanh lòng ghen tỵ, và trở lại ăn năn với Đấng Christ.
1. Landry thấy vợ ông trở nên một người mẹ tốt hơn, và một nhân chứng ngoại quốc cho tiền cho công việc liên hệ đến người Do-thái
2. ông đã ý thức ra rằng, dù giàu hay nghèo, đen hay trằng, Do thái hay ngoại bang, chúng ta cần Chúa Giê-xu ban phước và làm cho trọn.
3. Ông ý thức rằng Hội thánh Chúa thật lòng yêu mến người Do-thái, và tất cá các quốc gia được kêu gọi để đứng chung và bảo vệ cho Y-sơ-ra-ên.
II. HÃY NHẬN BIẾT NHỮNG TÍN LÝ HUỶ PHÁ CỦA THẦN HỌC THAY THẾ (THE DESTRUCTIVE DOCTRINES OF REPLACEMENT THEOLOGY)
A. Thần học thay thế huỷ hoại đức tin và ngăn trở chúng ta hiểu lời tiên tri của Kinh Thánh một cách đầy đủ. Thần học nầy tạo nên một linh sợ hãi. Nếu Chúa không thành tín với Y-sơ-ra-ên qua lời hứa của Ngài đã hứa, làm sao các quốc gia khác có thể tin cậy ở Ngài.
B. Trong thời dại của Kinh Thánh, những giao ước của Kinh Thánh rất sống động ly kỳ, và những diễn biến không thể quên được.
1. Hai gia đình kết hợp với nhau như một có thể được nhận biết bằng cả hai tên (thí dụ: Gia đình Đen và gia đình Nâu cả hai có thể trở thành gia đình Đen-Nâu)
2. Những vị lãnh đạo của các tổ phụ (người nam lớn nhất trong mỗi gia đình) đến với nhau để thương lượng những giao ước và trách nhiệm.
a. Những người lãnh đạo của gia đình mang đến những sở trường của mình va trở nên một.
b. Gia đình trở nên không những là sự xuât sắc trong chuyên môn của họ (thí dụ như chiến đấu hay làm nông), nhưng trong giao ước, họ trở nên xuất sắc trong cả hai ngành nghể.
c. Điều nầy quan trọng cho mọi người, và tất cả đều hiểu rằng toàn thể gia đình phải giữ giao ước nầy dưới án phạt chết.
3. Một con bò đực lớ được xẽ làm đôi và chia ra.
a. Hai người tổ phụ phải đứng mỗi bên ở giữa của đường xẻ đôi
b. Một con dao được đưa lên vòng quanh ngón cái tay phải (Trong văn hoá Hê-bơ-rơ, một biểu tượng của uy quyền).
c. Những đứa con trai trưởng trong mỗi gia đình sẽ quấn da chung quanh mỗi bàn tay, cột lại với nhau, và đưa cánh tay lên trên không.
d. Máu từ mỗi bàn tay chảy xuống và hợp chung với của sinh vật bị giết, để làm thành một giao ước huyết trọn vẹn.
4. Đây là một sự kiện rất ấn tượng không ai có thể quên được, với tất cả các giác quan đều bị ảnh hưởng.
a. Họ trở thành một trong tình yêu của người cha, và rồi thổi tù và để ăn mừng.
b. Họ mở lớp da ra và đổ muối lên chỗ vết cắt để trở thành sẹo luôn.
c. Khi mua đồ dựa trên uy tín, ngón tay cái được coi như một biểu tượng của giá trị của gia đình được gia tăng, nhờ gia đình đã có một giao ước.
C. Phao-lô muốn nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời không nói dối cũng không trở nghịch lại với giao ước.
1. Trong thời Áp-ra-ham, một con bỏ được xe ra giữa Chúa và người đó, đem dòng dõi của ông được cứu rỗi
2. Huyết của Đức Chúa Giê-xu chuộc chúng ta vào giao ước với chính Ngài, không phải huỷ bỏ hay là thay thế giao ước của Áp-ra-ham. Nếu Áp-ra-ham bị thay thế, thì Chúa đã huỷ giao ước của Ngài, điều nầy không thể xảy ra.
3. Do-thái không hơn người Ngoại, nhưng khi họ giảng Phúc-âm và quyền năng của Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời cứu họ vì một lý do (Rô-ma 11:1,2)
4. Phao-lô là một người Do-thái nói vơi Hội thánh người ngoại đừng tin vào thần học thay thế: Đức Chúa Trời không thay thế dân Y-sơ-ra-ên.
a. Sự Cứu rỗi là cứu chuộc khỏi tội lỗi, và tội lỗi là một thất bại với Chúa
b. Tât cả đều đã phạm tội và đã thiếu mất. Chúa không vi phạm giao ước của Ngài, và Huyết của Chúa sẽ cứu tất cả chúng ta.
5. Thần học thay thế đã đưa đến sự sáng lập ra một tín lý ghét người Do-thái và không hiểu người Do-thái gì cả.
a. Phao-lô hiểu rằng sự lệch lạc nầy đến từ Hội thánh tin rằng họ thế chỗ của dân Y-sơ-ra-ên.
b. Đức Chúa Giê-xu không hề đến để thay thế Y-sơ-ra-ên, nhưng để đem lại sự trọn lành
c. Nếu một người là Do-thái tiếp nhận Đức Chúa Giê-xu là Chúa, cá nhân đó sẽ là một người Do-thái tái sanh hay một người Do-thái của Đấng Được Xức Dầu.
d. Những người Do-thái không trở nên Cơ-đốc nhân (Christian) khi được tái sanh, vì cuộc sống của họ có một mục đích tiên tri.
e. Landry kinh nghiệm trong người Do-thái được tái sanh ca ngợi trong tiếng Hê-bơ-rơ từ mọi quốc gia. Thờ phượng Chúa với nhau và chăm sóc cho nhau. Không ai thay thế hoặc ưu thế hơn, nhưng là một trong Đấng Christ.
D. Phao-lô chỉ tỏ rằng sự mù loà đến trên người Do-thái để dân Ngoại co thể thấy Chúa (Rôma 11:7-12) Bàn tiệc và những Kỳ Lễ của Chúa vẫn còn là cái bẫy cho người Do-thái
1. Người Do-thái phải làm một giao ước trong gia đình họ là họ giữ Lễ Vượt Qua như là một giao ước đời đời.
2. Đức Chúa Giê-xu đã khởi đầu lễ tiệc thánh tại bàn Lễ Vượt Qua, chứng tỏ Ngài là Chiên Con của Lễ Vượt Qua, và của Tế Lễ cuối cùng.
3. Mặc dù Chúa Giê-xu là giao ước đời đời, điều đò không có nghĩa là bạn không thể và không phải kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Sự mặc khải ở đây là Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời.
III. PHAO LÔ DÙNG ẨN DỤ CỦA CÂY Ô LIU ĐỂ GIÚP CHÚNG TA HIỂU NHỮNG GÌ CHÚA PHÁN.
A. Chúa là Gốc Rể (Rô-ma 11:17-19)
Cây là Y-sơ-ra-ên, con đầu lòng của Áp-ra-ham
1. Huyết của Đức Chúa Giê-xu Christ mở một con đường cho sự cứu chuộc dân ngoại, họ được tháp vào nhánh cây.
2. Khi những cây ô-liu được tháp vào, không phải từ thân cây, nhưng từ những cái rể mọc ra.
3. Những chồi non mọc từ rể. chồi bị cắt bỏ để những nhánh ô-liu hoang dược tháp vào để chúng nhận bản chất và nhiễm thể DNA của rể cây.
4. Đây là tiến trình đem 2 cây làm thành một, không phải trừ bỏ hay giết một cây, nhưng đam cả hai với nhau để trở nên một.
5. Phao-lô nhắc nhỡ người Do-thái phải kính sợ Chúa và đừng lên mình kiêu ngạo (Rô-ma 11:20-23)
6. Không tin Chúa Giê-xu đã cắt đi những nhánh Do-thái, và nhánh Ngoại đã chiếm chỗ của họ.
7. Khi sự không tin cắt đi nhánh Do-thái, thì lòng tin tháp họ trở lại bỡi Chúa, như đã xảy ra cho Landry.
B. Chúa chúc phước mọi quốc gia qua giao ước với Áp-ra-ham (Sáng 12:3)
1. Các quốc gia không thể xây bỏ Y-sơ-ra-ên và người Do-thái và còn được ban phước.
2. Chúng ta phải bước đi trong hiệp nhất và hoà bình (Thi-thiên 133)
3. Tất cả chúng ta đều có một mục đích và số mệnh Đức Chúa Giê-xu sẽ trở lại Giê-ru-sa-lem, tại núi O-li-ve, cho những ai kêu cầu Danh Chúa.
4. Sự cứu rỗi sẽ đến với Y-sơ-ra-ên và sẽ thanh tấy tội lỗi họ vì cớ Danh Ngài (Rô-ma 11:26,27)
SỰ phục hưng sẽ đến tại Ai-cập, Syria, và mọi quốc gia; Chúa không quên một ai hết (Ê-xê-chi-ên 36-37)
5. Những ân tứ của Chúa không thay đổi (Rô-ma 11:28,29)
a. Điều nầy khích lệ những người tin phục vụ chung với nhau.
b. Chúa không khước từ một ai, Ngài đem quyền năng đến trên đất và cũng cố giao ước trên sự tăm tối của Sa-tan.
c. Một trong những tên của Sa-tan là “kẻ kiện cáo anh em.”
Hắn kiện chúng ta vì không biết, tội lỗi và vi phạm, nhưng huyết của Đức Chúa Giê-xu khiến hắn im.
d. Sa-tan chỉ kiện cáo những vi phạm của giao ước, cho nên Phao-lô nói rằng đừng “không biết”
6. “Tấm lòng của Sứ Đồ Do-thái” là sự thần cảm của Chúa (Rô-ma 11:30-33)
a. Tất cả chúng ta đều phạm tội và thiếu mất, Phao-lô kêu xin với Chús về sự mầu nhiệm.
b. Sự mầu nhiệm giống như củ hành với lớp nầy trên nhiều lớp của sự thông biết.
KẾT LUẬN
Đức Chúa Giê-xu đã bị treo lên thập tự giá như là Chiên Con của Đức Chúa Trời, là của lễ cuối cùng đời đời, và huyết của Ngài đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa Do-thái và người Ngoại. Tất cả chúng ta đều được hưởng giao ước, cả dòng dõi của Áp-ra-ham và tất cả quốc gia dân tộc. Chúa biết truyền thống và phong tục của người Do-thái có thể trở thành những cạm bẩy cho họ tin đến ân điển của Phúc-âm, nhưng Chúa Giê-xu đem đến sự đầy trọn, biết rằng sứ điệp sẽ đến với dân ngoại. Sau đó, sự dầy trọn sẽ đến, sẽ mang đến sự cứu rỗi, cất đi cái vảy ra khỏi mắt người Do-thái.
Các quốc gia sẽ trở nên bạn của Y-sơ-ra-ên, và những dân Ngoại được đầy dẫy Thánh Linh sẽ khiến người Do-thái ghen tức qua việc đem Phúc-âm và tình yêu của Đấng Được Xức Dầu đến với người Do-thái. Chúa thật tốt lành, và Ngài có mục đích cho chúng ta tất cả!
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hãy thảo luận cách nào bạn đã thấy dân ngoai khiến người Do-thái ghen tức trong thế giới ngày nay.
2. Tại sao hiểu biết về thần học thay thế là quan trọng, và tại sao chúng ta không nên tin?
3. Chúa sẽ ban phước cho dân tộc nào chúc phước cho Y-sơ-ra-ên (Sáng 12:3). Dân tộc chúng ta có đang chúc phước cho Y-sơ-ra-ên không?
TỰ HỌC
1. Suy gẫm về ý nghĩa của sự được tháp vào cây ô-liu và nó ảnh hưởng vào số mệnh thiêng liêng của bạn như thế nào?
2. Những giao ước của Kinh Thánh Cựu Ước rất ấn tượng và khó quên. Hãy suy gẫm cách nào Chúa đã nghiêm chỉnh thiết lập giao ước với bạn qua Lời Ngài như Ngài đã làm khi xưa.
3. Cầu nguyện tưởng nhớ sự hy sinh của Chúa Giê-xu như Chiên Con của Lễ Vượt Qua, và thử nghĩ nếu như Ngài không làm của lễ hy sinh cuối cùng thì cuộc sống mỗi ngày của bạn sẽ như thế nào?
bottom of page