top of page
    ISOM 2 CẤP 4 (Phụ Nữ) - Phước Hạnh Qua Các Thế Hệ (Generational Blessings)

Hung Tran

May 14, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Bác sĩ John và Helen Burns)



Bác sĩ John Helen Burns quản nhiệm Trung Tâm Victory Christian tại Vancouver. Họ điều hành chương trình truyền hình có tên là “Gia Đình Thành Công.” John và Helen nói với cả thề giới về hôn nhân, gia đình và những mối liên hệ.

Helen Burns và chồng của cô, John, là người sáng lập và giảng dạy các mục sư tại Nhà thờ RelateBritish Columbia, Canada. Anh ấy đã bỏ việc hành nghề nha khoa của mình để trở thành một Mục sư toàn thời gian. John và Helen đã nhìn thấy sự trung thành của Đức Chúa Trời khi cuộc hôn nhân tan vỡ của họ đã được phục hồi, và họ nói với sự khôn ngoan và thẩm quyền về việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Họ đam mê nhà thờ và trang bị cho thế hệ sau để sống tốt cuộc sống. John và Helen đi du lịch nhiều nơi, cố vấn cho các nhà lãnh đạo và chia sẻ thông điệp cuộc sống của họ với các nhà thờ và tổ chức trên toàn cầu. John đã viết cuốn sách Điều kỳ diệu trong cái ôm của bố. Helen đã viết cuốn sách Điều kỳ diệu trong cái ôm của mẹ. Họ cũng đồng sáng tác cuốn sách Những điều các ông bố cần biết về con gái / Những điều mẹ cần biết về con trai.



(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

WW15.1 Phước Hạnh Qua Các Thế Hệ

WW15.2 Phước Hạnh Qua Các Thế Hệ

WW15.3 Phước Hạnh Qua Các Thế Hệ



PHƯỚC HẠNH CHO DÒNG DÕI - Helen Burns




PHẦN 1: PHÉP LẠ CỦA THIÊN CHỨC LÀM MẸ



LỜI GIỚI THIỆU


Một trong những phép lạ lớn nhất Chúa ban cho tôi là đặc quyền làm mẹ. Đây là điều đã đem lại cho tôi thách thức và phần thưởng lớn lao (Châm-ngôn 31:31).

“Hãy ban cho nàng bông trái của tay nàng; Khá để các công việc nàng ngợi khen nàng tại trong cửa thành.”


I. TƯƠNG LAI TRONG TẦM TAY CỦA CHÚNG TA


A. Mọi sự rời khỏi tầm tay chúng ta đều đi vào tương lai.

1. Mỗi khi bạn dâng một của lễ cho Chúa, bạn đang gieo trồng cho tương lai.

2. Làm cha mẹ cũng giống như vậy.

a. Mỗi điều gì chúng ta đầu tư vào đời sống của con cái của bạn, bạn sẽ gặt hái phần thưởng hoặc là đau đầu.

b. Nếu bạn gieo những điều tốt lành, nhân từ, tin kính vào con cái thì bạn sẽ nhận được kết quả y như vậy.

B. Một trong những điều mà người mẹ thường làm là vun xới tấm lòng tốt tươi. (Châm-ngôn 4:23).

Cách tốt nhất để biết chắc rằng bạn có những đứa con vui vẽ khoẻ mạnh là chính bạn có một tấm lòng vui vẽ khỏe mạnh.

C. Hãy chọn sự sống ngảy hôm nay; Đức Chúa Trời đặt trước chúng ta sự sống và sự chết, phước hạnh và sự rủa sả. (Phục-truyền 30:19).

1. Bạn vẫn có thể là một người mẹ tốt cho dù bạn không được nuôi nấng đàng hoàn.

2. Là người nữ, bạn có một sự lựa chọn.

3. Helen Burns đã chọn lấy sự sống lúc bà sống trong tối tăm và tan vỡ.

a. Bà đã xin Chúa tha thứ và chữa lành cho tấm lòng tan vỡ.

b. Rồi bà bắt đầu xây dựng lại cuộc đời và hôn nhân của bà.

D. Khi tấm lòng của chúng ta thay đổi chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh.


II. PHÉP LẠ TRONG SỰ ĐỤNG CHẠM CỦA NGƯỜI MẸ


A. Công việc rất quan trọng của thiên chức làm mẹ là nuôi nấng, chăm sóc, và bồng ẫm con cái.

1. Cảm nhận được nuôi dưỡng, nâng niu, và yêu quí là nhu cầu tất yếu của mỗi đứa trẻ.

2. Đây là những điều mà những người mẹ mang tấm lòng của Cha thiên thượng vào những đứa trẻ. Đức Chúa Trời cần những người mẹ trên đất để làm điều nầy.

3. Đừng bao giờ xem nhẹ phép lạ của sự ôm ấp đụng chạm của bạn trong đời sống các con.

a. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những đứa trẻ thiếu thốn sự chăm nom sẽ không phát triển bình thường, thường hay bệnh hoạn và chết sớm.

b. Có sự chữa lành và phép mầu trong sự đụng chạm.

B. Những bà mẹ được tạo dựng để bồng ẫm con cái và qua sự đụng chạm cho chúng biết rằng họ yêu thương chúng.

1. Chúa tạo dựng chúng ta vốn cần sự tiếp xúc đụng chạm với con người.

2. Những gì Chúa tạo ra thắng vượt hơn mọi nến văn hóa của con người trên vũ trụ.

C. Đức Chúa Giê-xu yêu thương con trẻ. (Mác 10:13-16)

• 10:13 Người ta đem những con trẻ đến cùng Ngài, đặng Ngài rờ chúng nó; nhưng môn đồ trách những kẻ đem đến.

10:14 Đức Chúa Jêsus thấy vậy, bèn giận mà phán cùng môn đồ rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy.

10:15 Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai chẳng nhận lấy nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì chẳng được vào đó bao giờ.

• 10:16 Ngài lại bồng những đứa trẻ ấy, đặt tay trên chúng nó mà chúc phước cho.

D. Chị em là những người mẹ hãy dang tay ra để rờ đụng các con trong suốt cuộc đời chúng, không chỉ khi chúng còn bé bỏng.


III. PHÉP LẠ TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI MẸ


A. Khi những đứa con ở trong sự hiện diện của bạn, chúng ở trong tầm ảnh hưởng của bạn.

1. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta phải luôn có mặt với con cái (Phục-truyền 6:6-7).

2. Hôm nay, chúng ta thấy nhiều thế hệ con cái không còn muốn ở gần gũi bên mẹ nữa.

3. Một điều nguy hiểm mở cửa cho khoảng cách giữa mẹ con là vì mẹ quá bận rộn cho các con.

4. Đối với con trẻ, tình yêu của mẹ được diễn đạt bằng thì giờ mẹ dành cho chúng.

B. Có một sự ràng buộc diệu kỳ mà Chúa tạo ra giữa mẹ và con.

1. Chúng ta phải có sự nối kết trong tình cảm cũng như tâm linh với con cái.

2. Khi Môi-se còn bé đã được rất nhiều thời gian với mẹ. Những ảnh hưởng đó vẫn còn theo ông trong suốt cuộc đời.

3. Sa-mu-ên cũng được sự chăm sóc của mẹ khi còn bé.

C. Con cái của bạn cần được sự chăm sóc của bạn trong suốt cuộc đời chúng.

1. Chúng ta thường hay nghĩ rằng con trẻ chỉ cần chúng ta khi chúng còn bé.

2. Sự nối kết giữa tấm lòng của mẹ và con phải được giử gìn mạnh mẽ trong suốt hành trình của cuộc đời.

3. Tuổi thiếu niên là giai đoạn nguy hiểm nhất cho con trẻ.

a. Chúng cò thể tự chăm sóc về phần thể xác.

b. Nhưng chúng cần một người mẹ cho những vấn đề khác, như sau một ngày ở trường hoặc có điều gì bị tổn thương trong lòng.

4. Hãy có mặt bên chúng càng nhiều càng tốt để khi chúng cần sự giúp đỡ chúng có thể chạy đến. Có một sự tin cậy và một sự gắn bó nẩy sinh từ đó.

D. Con trẻ luôn chạy đến nơi nào mà chúng cảm thấy được quí trọng và khích lệ.

1. Làm sao điều nầy xảy ra?

a. Hãy vui đón nhận chúng vào sự hiện diện của bạn.

b. Khi chúng bước vào phòng, hãy chào đón bằng nụ cười.

c. Thái độ săn đón của bạn nói lên rằng, “con đáng quý!

d. Khi bạn để thì giờ cho chúng, nó nói lên giá trị vào lòng của chúng.

2. Khi bạn có được cơ hội, hãy nắm lấy. Cuộc sống tạo thành bỡi những giây phút đó và chúng ta sẽ không bao giờ níu lại được.

3. Hãy cho con trẻ cảm nhận được sự bình an bỡi sự hiện diện của bạn.

a. Hãy có mặt cho chúng cho dù chúng làm những việc vĩ đại hoặc sai lầm.

b. Không bao giờ nên cắt đứt sự hiện diện của bạn với các con.


IV. PHÉP LẠ TRONG SỰ KHÍCH LỆ CỦA NGƯỜI MẸ


A. Mỗi người trên thế giới đều cần người khác tin tưởng ở họ và tán thưởng họ.

1. Không ai có thể tán thưởng lớn lao cho con hơn là người mẹ.

2. Con cái cần biết rằng ngay cả khi mọi sự trên đời đều sai trật, người mẹ vẫn đứng sau lưng chúng để cổ võ, “giỏi lắm!

3. Bản chất của con người là tránh né sự đau đớn và tổn thương.

4. Nếu lòng người mẹ bị tổn thương, bà sẽ không thể cổ võ cho con vì bà không có gì để vui mừng trong chính trong đời sống bà.

5. Hãy giữ cho tấm lòng bạn tốt lành.

B. Không nên bỏ lỡ cơ hội để nói với các con là bạn yêu thương chúng nó biết bao.

1. Ngay cả khi phong tục của bạn không quen dùng những cách bày tỏ như vậy, Đức Chúa Trời đã phán như vậy (Giăng 3:16).

2. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu.

3. Các bà mẹ cần phải nói rằng, Mẹ thương con, mẹ ủng hộ con, mẹ cám ơn Chúa đã ban con trong cuộc đời mẹ.”

4. Có một phép lạ sẽ xảy ra trong những lời nói của bạn.

a. Sống Chết là do quyền của lưỡi. (Châm-ngôn 18:21).

b. Bạn có thể ban sự sống cho con bạn bằng cách bày tỏ rằng bạn yêu chúng như thế nào.

5. Đừng bao giờ tiếc lời khích lệ con cái.

Bạn không biết chắc rằng khi nào mình có được cơ hội để nói với con rằng bạn yêu chúng.

C. Hãy bày tỏ tình yêu với con cái bằng những lời sau:

1. “Mẹ sẽ luôn luôn yêu con, mẹ sẽ yêu con mãi mãi.”

2. “Không có gì con làm mà có thể làm giảm đi tình yêu của mẹ cho con.”

3. “Không gì con làm mà có thể làm tăng thêm tình yêu của mẹ dành cho con.”

4. “Mẹ chỉ biết yêu con và con có thể yên nghỉ trong tình yêu của mẹ.”

5. Những lời nầy sẽ:

a. Tạo nên sự an toàn cho các con và thêm sức mạnh trong tấm lòng của chúng.

b. Khiến cho các con bạn cảm thấy chúng có thể đứng lên trên thế giới.

c. Cho chúng có cảm giác mạnh mẽ và cao lớn hơn.

D. Luật Mười-đối-Một

1. Mỗi một lời chỉnh sửa, bạn phải dùng mười lời khích lệ.

2. Khi các con làm điều dại dột hoặc sai lầm, đừng bỏ mặc chúng. Bạn phải đối đầu với lỗi lầm

E. Hãy để cho lời bạn nói với chúng là những lời vang dội nhất trong lòng chúng.

1. Qua suốt cuộc đời chúng, nhiều tiếng nói sẽ đến với chúng (Những tiếng nói không có sự yêu thương)

2. Hãy để tiếng nói của bạn là tiếng nói khích lệ chúng hơn hết.

3. Sự khích lệ là một trong những điều lớn nhất trong lòng của trẻ.

F. Bạn vẫn có thể khích lệ con cái ngay khi bạn không được khích lệ.

1. Hãy tiếp nhận sự bảo đảm từ Cha Thiên Thượng, Đấng phán với bạn rằng, “Nầy là con của Ta, Ta rất hãnh diện về con. Ta tin cậy con.”

2. Những lời lành mạnh sẽ đến từ một tấm lòng lành mạnh.

3. Nếu Chúa có một vị trí vững chắc trong lòng bạn thì nó tự động sẽ tuôn tràn vào đời sống các con.


V. PHÉP LẠ CỦA ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI MẸ.


A. Tấm lòng của người mẹ là phòng học của con trẻ.

1. Châm-ngôn 22:6 “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.”

2. Ảnh hưởng của bạn sẽ đi theo cuộc đời của con trẻ cho đến hết cuộc đời chúng. Điều có sức mạnh hơn uy quyền là ảnh hưởng.

3. Sự kiểm soát và uy quyền chỉ có thể thúc đẩy con trẻ trong một lúc. Nhưng mỗi ngươì sẽ đi xa hơn bởi những ảnh hưởng trên đời sống họ.

B. Nếu chúng ta không thay đổi đường lối mình thì nó sẽ trờ thành đường lối của trẻ.

1. Chúng sẽ buồn chán và thất vọng như mẹ chúng.

2. Mẹ phải ý thức rằng bà đang dạy con mình.

3. Mẹ phài ý thức rằng nếu bà không vui vẽ, đó là sự chọn lựa của bà.

C. Đừng để hoàn cảnh của bạn định đoạt sự vui vẽ hay sầu khổ của bạn.

1. Cho mỗi sự chọn lựa của bạn, phía nào cũng có rất đông người.

2. Khi bạn chọn Chúa, bạn được sự sống và phước hạnh.

3. Khi bạn chọn theo ma quỉ thì là khổ não và rủa sả.

4. Hãy nhìn vào cuộc sống của bạn.

5. Bạn có thể tận hưởng những điều tốt nhất Chúa dành cho bạn.6. Chúa không giữ lại điều gì hết. Ngài ban cho bạn mọi điều để cuộc sống bạn được thoả lòng và hạnh phúc.

7. Hoàn cảnh không định đoạt việc vui buồn của bạn trong Chúa.


VI. PHÉP LẠ TRONG SỰ TẬN HIẾN CỦA MẸ (Châm-ngôn 31:25)


A. Khi bạn hết lòng cho con trẻ, điều đó nói với chúng rằng,

“Mẹ ở đây mãi mãi. Cho dù cuộc đời có khó khăn đến đâu, mẹ vẫn có mặt với con. Mẹ sẽ tranh đấu cho tương lai của con. Mẹ là mẹ của con, vì con, mẹ không bao giờ bỏ cuộc!”

B. Helen chiến đấu cho cơn bệnh của con gái.

C. Những cách thực tiển và kiên nhẫn để cho con cái thấy được bạn hết lòng cho con.

1. Nếu bạn hết lòng cho cha của chúng (nếu bạn có gia đình)

2. Nếu bạn hết lòng với nơi sống của gia đình bạn

3. Là mẹ, bạn biết thứ tự ưu tiên trong đời sống của bạn. Ưu tiên là những gì bạn dành thì giờ và tâm chí.

4. Có những truyền thống của gia đình.


VII. PHÉP LẠ CỦA MỘT GƯƠNG MẪU CỦA MẸ


A. Con cái học theo những gì chúng ta sống.

1. Nếu con trẻ theo bước chân của của chúng ta ở ngưỡng cửa:

a. Chúng sẽ đi đến đâu trong cuộc đời?

b. Chúng sẽ yêu mến Chúa Giê-xu chăng?

c. Chúng sẽ yêu thương chồng chúng không?

d. Chúng sẽ có những mối liên hệ tốt lành chung quanh chúng chăng?

2. Gương mẫu của bạn sẽ là tiếng nói lớn vang trong suốt cuộc đời của chúng.

B. Những điều để dạy dỗ con cái:

1. Dạy chúng có một mối tương giao đẹp đẽ, tốt lành và tận hiến cho Chúa.

2. Dạy chúng biết sống hoà đồng với mọi người và biết cách xử sự.

3. Dạy chúng biết trọng tình bạn

4. Dạy chúng thích học hỏi

5. Dạy chúng biết cười

6. Dạy chúng biết quyền năng trong sự tha thứ; biết nói xin lỗi.


VIII. PHÉP LẠ NƠI ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI MẸ


A. Quyền năng trong các thế hệ.

1. Chương trình của Chúa là thế hệ trước có trách nhiệm dẫn dắt thế hệ sau (Thi-thiên 22:30-31)

2. Con trẻ sẽ học theo những gì chúng ta làm.

B. Chúng ta không thể tự mình đạt đến sự thành toàn trong đời.


KẾT LUẬN


Bạn có thể lả thế hệ đầu tiên biết Chúa. Bạn có thể không có một quá trình đức tin, những hãy trở nên đời sống đầu tiên để dẫn dắt nhiều người khác.


DI SẢN


CÂU HỎI THẢO LUẬN


1. Làm sao để biết chắc rằng chúng ta, những người mẹ, có những tấm lòng khoẻ mạnh tốt tươi?

2. Tấm lòng của người mẹ là lớp học của con trẻ Hãy thảo luận ý nghĩa của câu nầy.

3. Tại sao ảnh hưởng lại có thể mạnh mẽ hơn uy quyền trong đời sống chúng ta?



bottom of page