top of page
Hung Tran
May 25, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Bác sĩ Carolyn Klaus)
Bác sĩ Carolyn Klaus đã sáng lập mục vụ Hope in View, một công tác giáo dục bệnh AIDS theo đường lối của Kinh Thánh và với tình yêu thương. Bài học nầy cho học viên một kiến thức đầy đủ về vi trùng HIV và bệnh AIDS và sẽ làm thay đổi đời sống của học viên. Mỗi tín hữu cũng cần phải tự tìm hiểu học hỏi về vấn đề nầy.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
WW2.1 Đại Cương Về HIV Và Bệnh AIDS.
LỜI GIỚI THIỆU
Bác Sĩ Carolyn Klaus, Giáo dục về AIDS. Tổng Quan về H.I.V. và A.I.D.S.
Đức Chúa Trời thường nói rõ ràng trong Kinh thánh về những thứ gây nguy hiểm cho chúng ta. Một đoạn như vậy nói: “Dân Ta bị hủy diệt vì thiếu hiểu biết.” (Ô-sê 4:6). Mặc dù điều này đúng trong nhiều lĩnh vực, một trong những lĩnh vực lớn nhất trong thế giới có liên quan đến bệnh AIDS.
Bất chấp việc căn bệnh này đã giết 60 triệu người, đa số vẫn không hiểu những sự kiện căn bản về AIDS. Họ sợ bị nhiễm HIV từ những người mà họ không thể nhiễm; tuy nhiên lại không đủ sợ nhiễm AIDS từ những người mà họ thực sự có thể bị nhiễm! Kết quả là sự sợ hãi, phân biệt và kỳ thị đối xử không cần thiết, và AIDS tiếp tục lan truyền. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét 10 sự kiện về HIV/AIDS, là những điều mà mỗi người lãnh đạo hội thánh cần biết và cần có khả năng dạy cho người khác.
I. AIDS LÀ GÌ?
AIDS, là một căn bệnh làm suy yếu cơ thể của chúng ta, khiến cơ thể của chúng ta không thể đẩy lùi bệnh tật. Đức Chúa Trời đã tạo dựng cơ thể của chúng ta theo cách mà chúng ta có thể đẩy lùi bệnh tật nhờ hệ thống miễn dịch (immune system).
• Gỉa sử hệ miễn dịch của chúng ta giống như một cái ô dù. Khi nó làm việc tốt, những thứ rơi trên ô dù sẽ không làm tôi bị thương.
1. Tôi được bảo vệ.
a. Đôi khi, cái ô dù không được tốt.
b. Đôi khi, hệ miễn dịch của chúng ta không hoạt động tốt bởi vì chúng ta thiếu ăn hoặc thiếu ngủ.
Nhưng nếu chúng ta muốn sửa cái ô dù, bằng cách ăn hoặc ngủ bổ sung, thì hệ miễn dịch của chúng ta lại khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, có một vi trùng cực nhỏ có thể làm tổn hại hệ miễn dịch chúng ta khiến nó không hồi phục được.
2. Cái ghim nhỏ này giống như vi-rút HIV.
Tôi có thể dùng ghim này chọc vào cái ô dù nhiều lần, và những cái lỗ thủng rất nhỏ. Khi tôi sử dụng cái ô dù này, nó vẫn có thể che phần lớn mưa cho tôi. Điều này cũng giống như vi-rút HIV, nó có thể ở trong cơ thể chúng ta nhiều năm trước khi nó làm tổn hại hệ miễn dịch của chúng ta nhiều đến mức gây bệnh. Cuối cùng, vi-rút này tấn công hệ miễn dịch của chúng ta đủ lâu và bắt đầu cho thấy tổn hại nghiêm trọng. Bây giờ, liệu cái ô dù này có bảo vệ tôi khỏi mưa không?
II. HIV LÀ GÌ?
Nó sẽ không bảo vệ tôi khỏi mưa, hay tuyết, hay băng, hay một quả dừa từ trên cây rơi xuống. Cái gì rơi trên chiếc ô dù này cũng xuyên qua nó vì cái ô dù này bị yếu lắm rồi.
• Khi AIDS đã gây hại cho hệ miễn dịch của chúng ta đủ, giống như chiếc ô dù này, các loại bệnh tật sẽ xâm thẳng vào chúng ta, dù chúng không ảnh hưởng được trên người khác. HIV là một loại vi trùng rất nhỏ, mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc thậm chí bằng kính hiển vi.
• Nó chỉ sống trong người (không sống trong động vật hoặc muỗi). Nó trú ẩn trong cơ thể người hằng năm trước khi gây bệnh. Nếu một người bị nhiễm vi-rút này, người đó có thể lây sang người khác, mặc dù người đó trông hoặc cảm thấy khỏe mạnh. Một khi đã có vi-rút này trong người, bạn không thể loại bỏ nó.
1. Người ta nghĩ rằng AIDS là do rủa sả hoặc một cái gì đó người ta đã ăn vào.
• Nó là một vi trùng như mọi vi trùng khác. Người ta kể một số câu chuyện về cách loại bỏ AIDS:
a. Bằng những hình thức ma thuật.
b. Bằng những nghi lễ nhất định.
Thậm chí bằng việc hiếp dâm gái còn trinh. Không may là chẳng có cái nào có tác dụng. Một khi đã có vi trùng này trong mình, bạn không thể làm gì để loại bỏ nó.
III. VI-RÚT NÀY TRUYỀN TỪ NGƯỜI NÀY SANG NGƯỜI KHÁC BẰNG CÁCH NÀO?
Số lượng lớn vi-rút này tìm thấy trong bốn dịch lỏng của cơ thể.
a. Máu Tinh trùng: dịch sinh lý của nam giới .
b. Dịch quanh âm hộ: dịch sinh lý của nữ giới.
Sữa mẹ trong máu nhiều nhất. Sau đó thường là dịch sinh lý. Sữa mẹ chứa ít nhất. Có nhiều dịch khác trong cơ thể chúng ta.
- Nước miếng
- Nước mắt
- Mồ hôi
- Nước tiểu
- Dịch ruột
- Dịch nôn
• Trong số này không có dịch nào chứa đủ số vi-rút để gây nhiễm.
C. Truyền máu có chứa HIV.
1. Da của chúng ta tạo thành một sự bảo vệ tốt chống lại vi-rút HIV.
2. Nếu tôi đổ máu HIV dương tính trên da, và tôi không có vết thương hoặc chỗ đau hở bị mất da, thì tôi sẽ không bị sao cả. Phần da ướt trong cơ thể (mắt, miệng, hoặc bên trong chố kín) không có khả năng này.
• Hãy tránh để máu của người khác không rơi vào phần da ướt trong cơ thể bạn. Đa số trường hợp khi một người bị nhiễm HIV từ máu bị nhiễm là do qua da. Kim tiêm trong bệnh viện, hoặc từ người sử dụng ma túy trên đường phố.
a. Đôi khi trẻ em thấy những kim tiêm và xy-lanh cũ mà những người nghiện ma túy hoặc người bệnh đã ném ra vệ đường.
b. Trong khi nghịch ngợm, chúng có thể bị nhiễm từ những kim tiêm đó. Những dụng cụ phẫu thuật không sạch cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm vi-rút từ máu của người khác.
3. Một vi-rút thường chuyển từ máu của người này sang người khác qua truyền máu.
a. Tại một số nước, luôn phải xét nghiệm xem máu có nhiễm HIV không trước khi truyền cho người khác.
• Nhiễm HIV qua cách này rất hiếm (trong những trường hợp đó: chỉ có 1 từ 140.000 ca truyền máu).
b. Ở những quốc gia thu nhập thấp và không phải lúc nào cũng đủ điều kiện xét nghiệm, 5-10 % trong tổng số các trường hợp bị nhiễm HIV là qua truyền máu.
4. Thế còn những nhân viên y tế vô tình bị nhiễm khi chăm sóc cho bệnh nhân thì sao?
Nếu bệnh nhân không có HIV, thì bác sỹ/y tá/điều dưỡng viên không bị nguy cơ nhiễm. Nếu kim tiêm dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV, thì khả năng nhân viên chăm sóc sức khỏe bị nhiễm từ những kim tiêm đó là 3 phần 1000. Đây không phải là tỷ lệ tốt lắm. Đa số các trường hợp, nhân viên chăm sóc sức khỏe không bị sao. Nếu bạn là một nhân viên chăm sóc sức khỏe và bạn vô tình đâm kim vào mình, việc quan trọng là bạn phải tìm cách xử lý bởi vì hình thức truyền nhiễm HIV đó là có thể ngăn ngừa được. Cách TỐT NHẤT là cứ coi như mọi bệnh nhân đều có máu bị nhiễm và hoàn toàn không để kim tiêm đâm vào người bạn.
• Cái đó được gọi là “phòng ngừa phổ quát”. lây nhiễm thứ hai: Các dịch sinh lý.
5. Đường Phần da ướt của cơ quan sinh sản không bảo vệ tốt khỏi vi-rút.
a. Đa số trường hợp nhiễm HIV trên cả thế giới lan truyền qua tình dục thông thường, qua âm đạo.
b. Dịch sinh lý có thể tiếp xúc với da ướt của miệng hoặc trực tràng, như trong tình dục bằng miệng hoặc qua hậu môn, cũng có thể truyền vi-rút. Nam dễ truyền vi-rút cho nữ hơn là nữ truyền cho nam. Đó là bởi vì nữ giới có nhiều da ướt hơn nam. Nam chưa cắt bì có nhiều da ướt hơn những người đã chịu cắt bì, và kết quả là có thể dễ bị nhiễm HIV hơn. Bất kỳ loại bệnh tật nào gây ra nhiều vết thương hở trên da ướt mà sẽ tiếp xúc với dịch sinh lý đều gia tăng rất nhiều nguy cơ nhiễm HIV.
• Những vết thương hở đó giống như những cánh cửa mở cho vi-rút bước qua.
6. Các bệnh truyền qua đường tình dục gây chảy mủ cũng kết hợp gia tăng truyền nhiễm HIV.
• Trong mủ có số lượng lớn những tế bào mà trong đó vi-rút sống Tình dục gây rách mô, như hiếp dâm, lần quan hệ tình dục đầu tiên của người còn trinh, hoặc tình dục với phụ nữ bị cắt bì, đều làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV. Tình dục trong thời kỳ có kinh nguyệt.
D. Trong Cựu Ứơc, Đức Chúa Trời ra điều luật chống lại tình dục trong thời kỳ có kinh nguyệt.
1. Ngài biết về HIV.
Tình dục với người có mức HIV vi-rút trong máu cao gia tăng nguy cơ bị nhiễm. Mẹ có vi-rút có thể truyền cho con (qua sữa mẹ). Nếu không điều trị, 3 đến 4 trong số 10 phụ nữ nhiễm vi-rút và mang thai sẽ truyền vi-rút cho con của mình. Khoảng 20% xảy ra trong giai đoạn mang thai. Khoảng 50% xảy ra trong quá trình sinh. Khoảng 30% xảy ra trong giai đoạn cho bú sữa mẹ kéo dài.
2. Có ba (3) đường truyền HIV, và chỉ có ba đường:
a. Truyền máu
b. Tình dục
c. Mẹ truyền cho con
IV. VI-RÚT KHÔNG TRUYỀN QUA ĐƯỜNG NÀO?
Nó không truyền qua các dịch cơ thể khác, như nước mắt, nước miếng, mồ hôi, hoặc nước tiểu. Phân tiêu chảy hoặc dịch nôn không chứa máu thì cũng không có nguy cơ truyền HIV, nhưng có nguy cơ truyền tiêu chảy hoặc nôn mửa. Không truyền qua ho, hắt xì, đụng chạm hoặc ôm. Không truyền qua việc dùng chung cốc, đĩa, dao, nĩa, hoặc đũa. Không truyền qua việc ngồi cạnh người bị nhiễm HIV. Không truyền qua việc tắm, bơi, hoặc được báp-tem cùng với người bị nhiễm HIV. Thậm chí việc chăm sóc cho người bị HIV cũng không nguy hiểm nếu bạn không làm đổ máu của họ vào vết thương hở. Không truyền qua việc hôn thông thường, bởi vì không tạo tiết dịch sinh lý.
• Nước miếng không chứa đủ vi-rút để gây truyền nhiễm. Không truyền qua muỗi, côn trùng có hại, hoặc động vật. HIV vào dạ dày của muỗi và bị tiêu diệt tại đó. Nó không trở lại vào nước miếng của muỗi. HIV không truyền qua việc đụng chạm vào xác của người bị chết do AIDS.
V. HIV GÂY BỆNH BẰNG CÁCH NÀO?
A. Có hai phần của hệ miễn dịch liên quan đến HIV.
1.Một là tế bào được gọi là tế bào "CD4 lymphocyte" (ở Việt nam thường gọi là tế bào CD4).
2. Phần khác là một hóa chất nhỏ gọi là “kháng thể”.
Kháng thể có khả năng nhận ra vật lạ xâm nhập vào cơ thể, kể cả các vi trùng. Kháng thể dính vào những vật lạ nhỏ bé này và tiêu diệt chúng. Lý do tại sao chúng ta có thể bị bệnh như thủy đậu chỉ một lần, bởi vì cơ thể của chúng ta học cách tạo ra kháng thể đối với vi-rút gây thủy đậu. Cơ thể của chúng ta cũng tạo ra kháng thể đối với vi-rút HIV. Không may, chúng không phải là những kháng thể tốt. Chúng không thực sự giết được vi-rút này.
B. Tế bào CD4 rất quan trọng trong việc chống lại nhiều loại bệnh tật.
Không may, có một vết nứt nhỏ trên mặt tế bào CD4, kích thước vừa đủ để vi-rút HIV đi qua. HIV dính vào những vết nứt này, xâm nhập tế bào lympho, và sau đó bắt đầu nhân lên. Sau đó nó hủy phá các tế bào lympho. Các tế bào bạch huyết vỡ ra. Vi-rút ra ngoài. Vi-rút tấn công các tế bào CD4 mới. Đó là cách vi-rút gây hại cho cơ thể chúng ta.
C. Hệ miễn dịch của chúng ta bình thường hoạt động thế nào khi chúng ta không bị nhiễm HIV.
1. Thông thường chúng ta có từ 500-1500 tế bào CD4 (tính trong mỗi mi-li-mét khối – mm –máu) trong cơ thể của chúng ta.
Giả sử tôi có 1000 (mỗi mm3 máu) trong cơ thể. Tôi tiếp phải máu từ người bị nhiễm HIV. Trong chính ngày tiếp máu, vi-rút vào cơ thể tôi. Không có gì để bảo vệ tế bào lympho, hoặc ngăn cản vi-rút nhân lên. Số lượng vi-rút nhanh chóng đạt mức cao, và các tế bào lympho bắt đầu giảm bởi vì vi-rút phá hủy chúng. Trong thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng, không còn kháng thể trong cơ thể tôi nữa.
a. Nếu tôi xét nghiệm HIV trong thời gian này (xét nghiệm không cho thấy bản thân vi-rút, mà là những kháng thể mà cơ thể tôi tạo ra đối với vi-rút), kết quả xét nghiệm của tôi là HIV-âm tính.
b. Mặc dù tôi đang có một số lượng lớn vi-rút trong cơ thểSau một thời gian, thân thể tôi học cách tạo ra ác kháng thể và kết quả xét nghiệm HIV của tôi chuyển sang dương tính. Các kháng thể làm giảm mức vi-rút trong cơ thể tôi, xuống một mức tương đối thấp, và giữ ở mức đó trong nhiều năm. Điều này cho các tế bào CD4 có cơ hội phục hồi. Trong ít năm kế tiếp này, trận chiến giữa vi-rút và các tế bào CD4 liên tục diễn ra.
2. Mỗi ngày, vi-rút tiêu diệt 10 tỷ tế bào CD4.
Mỗi ngày, cơ thể tôi tạo ra 10 tỷ tế bào thay thế khác.
Cơ thể tôi phải làm việc khó nhọc thêm để vượt được vi-rút. Đa số thời gian, cơ thể tôi không thể thay thế hết tất cả các tế bào CD4 mà vi-rút đang phá hủy. Mặc dù lượng vi-rút ở mức thấp, cuối cùng các tế bào CD4 bắt đầu giảm xuống. Chúng giảm khoảng 100 (mỗi mm3) mỗi năm. Chừng nào tôi còn có hơn 500, tôi vẫn bình thường.
a. Tôi cảm thấy khỏe mạnh.
b. Tôi không bị ốm (bệnh).
c. Trông tôi khỏe khoắn.
d. Giai đoạn này có thể trong vài năm.
e. Đa số những người HIV-dương tính là đang ở trong giai đoạn này. Khi xuống dưới 500, tôi bắt đầu mắc thêm một số bệnh nữa. Ở mức 400, tôi bắt đầu hay mắc sổ mũi, viêm họng, và viêm tai hơn thông thường. Nếu tôi gặp một người bị lao phổi và người ấy ho vào tôi, tôi dễ bị lây. Nhưng những điều đó cũng xảy ra đối với những người không bị nhiễm HIV. Nếu tôi xuống thấp hơn một chút, tôi bắt đầu bị nhiễm nấm ở họng hoặc ở chỗ kín.
3. Tôi có thể bị mụn nhọt khó chữa trên da.
Nếu tôi bị đứt tay, chân, vết thương không khỏi nếu không có kháng sinh. Tôi có thể bị viêm phổi nặng. Nhưng những người khác cũng có thể mắc phải những thứ này. Khi lượng CD4 giảm xuống dưới 200, đó là khi trong y học chúng ta gọi là tôi bị nhiễm AIDS. Khi mức CD4 giảm xuống thấp nữa, mức vi-rút lại bắt đầu gia tăng. Tôi lại trở nên rất dễ bị lây nhiễm trong giai đoạn cuối của đời sống, cũng như hồi tôi mới bị nhiễm HIV. Điều gì xảy ra ở dưới đó (mức CD4 thấp)? Khỏe mạnh trong một giai đoạn, những bị nhiễm bệnh khi mà người bình thường không bị. Những bệnh viêm phổi lạ, ung thư, chức năng não, giảm cân v.v. Cơ thể của một số người khỏe mạnh hơn, và họ có thể không bị bệnh trong 20-25 năm. Tuy nhiên, trong thời gian này tất cả đều có thể lây cho người khác. Đa số những người có chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tốt, sẽ phát triển AIDS trong khoảng 10 năm. Những người dinh dưỡng kém sẽ phát triển AIDS trong 5-8 năm. Những người chích ma túy có thể phát triển AIDS còn sớm hơn. Một khi tôi đã bị bệnh mà chỉ có những người bị AIDS mới mắc, trung bình tôi còn sống được 1.3 năm không điều trị. Sự phát triển của bệnh trong cơ thể là như vậy.
VI. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BẠN BỊ NHIỄM VI-RÚT?
• Bạn chỉ có thể biết bằng cách xét nghiệm HIV. Bạn không thể nói một người có bị nhiễm không nếu chỉ nhìn vào anh/chị ta. Nhiều người nhiễm HIV mà vẫn trông hoặc cảm thấy khỏe mạnh. Nhiều người trông rất yếu lại bị bệnh khác, không phải HIV. Do đó, bạn không thể nói một người có bị HIV không nếu họ không được xét nghiệm.
VII. AI CẦN XÉT NGHIỆM HIV?
A. Bất kỳ ai có nguy cơ nhiễm HIV.
Bất kỳ ai có quan hệ tình dục với người đã từng có quan hệ tình dục với người khác. Như vậy, nếu tôi lấy chồng, mà người chồng của tôi đã có vợ đã qua đời, thì tôi có nguy cơ mắc AIDS vì tôi không biết người vợ thứ nhất đã làm gì. Hội thánh có nhiều người chung thủy với chồng hoặc vợ hiện tại của họ, nhưng đã từng có những bạn tình khác trước khi họ trở thành Cơ-đốc nhân. Tất cả những người như vậy cần xét nghiệm. Bất kỳ ai được truyền máu chưa xét nghiệm, hoặc bất kỳ ai đã bị tiêm mà không chắc chắn kim tiêm đã được làm sạch đúng cách chưa.
• Những điều này có thể xảy ra trong một cơ sở y tế hoặc qua việc sử dụng ma túy trên đường phố. Bất kỳ ai đã sử dụng ma túy hoặc rượu đến mức làm cho không còn tỉnh táo Nhiều người làm những điều dại dột khi họ đang say. Khoảng 70-90% thiếu niên ở Kenya bị nhiễm vi-rút là khi đang say. Bất kỳ một em bé có mẹ bị nhiễm HIV đều cần được xét nghiệm.
• Kết quả những xét nghiệm này cần được đọc cẩn thận, và chúng ta sẽ bàn về điều này sau ít phút. Bất kỳ ai bị ốm mà không biết chắc bệnh của mình là gì. Bất kỳ ai muốn khích lệ người khác xét nghiệm cần làm gương và chính mình đi xét nghiệm.
a. Tôi đã đi xét nghiệm và các mục sư tại nhiều nước đang dẫn đường, chính họ đi xét nghiệm và bằng cách đó khích lệ những người khác đi xét nghiệm trong các hội thánh và làng quê của họ.
B. Việc xét nghiệm không được tiến ành nếu không có tư vấn thích đáng, cả trước và sau xét nghiệm.
Tư vấn cần bao gồm thông tin về xét nghiệm là gì và không có nghĩa gì. Cần bao gồm cách tránh bị nhiễm và truyền vi-rút. Cũng cần bao gồm các vấn đề mà một người có thể phải đối diện nếu kết quả xét nghiệm dương tính. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính cần nhận được thông tin về cách sống với HIV. Họ cũng cần nhận được thông tin về việc làm cho các đối tác (bạn tình/nghiện) đi xét nghiệm. Trên khắp thế giới, có những khóa huấn luyện đặc biệt kéo dài 3-4 tuần để huấn luyện người ta tiến hành làm dạng xét nghiệm này.
bottom of page