top of page
    ISOM 2 CẤP 5 (Trưởng Thành) - Nguyên Tắc Lãnh Đạo (Leadership Principles)

Hung Tran

May 12, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục Sư Phil Pringle)



Phil Pringle là một mục sư người Úc gốc New Zealand, một nghệ sĩ giỏi, một nhân vật truyền hình và một tác giả. Ông là mục sư cấp cao của C3 Church Global, một phong trào đa giáo hội gồm hơn 400 nhà thờ ở 60 quốc gia. Anh ấy tổ chức chương trình truyền hình Cuộc sống tuyệt vời nhất của bạn, phát sóng trên toàn cầu. Các cuốn sách của ông bao gồm Bạn là nhà lãnh đạo, Chìa khóa để xuất sắc về tài chính, Nhưng Chúa, 10 phẩm chất hàng đầu của một nhà lãnh đạo vĩ đại, và Niềm tin. Là một nghệ sĩ đa phương tiện, Phil học Mỹ thuật tại Trường Mỹ thuật Ilam thuộc Đại học Canterbury.


 (Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

M3.1 Phần 1: Hội thánh Tăng trưởng cho Thời Đại Mới.

M3.2 Phần 2: Xây Dựng Hội thánh Địa Phương bởi Quyền Năng và Sự hiện Diện Của Đức Thánh Linh.





 




PHẦN 1: PHÁT TRIỂN HỘI THÁNH TRONG KỶ NGUYÊN HIỆN ĐẠI



LỜI GIỚI THIỆU


Bài học nầy nói về mục đích lạ lùng của Chúa mà Đức Chúa Giê-xu dành cho Hội thánh ngày nay. Sơ lược về quá trình của Phil Pringle – Ông và vợ là mục sư của một hội thánh tại Sydney, Úc Châu gọi là C3. Họ tham gia mạnh mẽ trong công tác mở mang hội thánh mới không chỉ tại Úc Châu mà tại nhiều quốc gia khác trong hơn 40 năm qua. Họ trông coi hơn 300 hội thánh khắp nơi trên thế giới.


I. LẼ THẬT VỀ HỘI THÁNH


A. Mỗi hội thánh địa phương là hy vọng của thế giới và mỗi hội thánh có thể mang đến hy vọng, bình an và niềm tin cho cộng đồng của họ.


B. Đức Chúa Giê-xu chỉ phán Ngài xây dựng một công trình đó là Hội thánh. Đây là một đặc quyền của được cùng dự phần với Ngài trong công tác nầy.


C. Ma-thi-ơ 16:13

1. Đức Chúa Giê-xu đã hỏi các môn đồ Ngài cho Ngài biết Ngài là ai.

2. Có hai sự mặc khải từ Kinh Thánh

a. Phi-e-rơ nói ra sự mặc khải từ Đức Thánh Linh rằng Giê-xu thật sự là ai – “Đấng Được Xức Dầu, Con Đức Chúa Trời”

b. Đức Chúa Giê-xu cho Phi-e-rơ biết Ngai là ai.


D. Chúa Giê-xu nói rằng “Ta sẽ xây Hội thánh ta trên đá này”

1. Từ Hội Thánh mà Chúa Giê-xu sử dụng ở đây “ecclesia

a. Từ này được sử dụng trong thời kì này cho cả Đế quốc La-mã, được người La-mã sử dụng với ý nghĩa “được kêu gọi ra khỏi những người khác” trong những cộng đồng nhất định nhằm quyết định và chỉ dẫn cho cộng đồng đó.

b. Chúa Giê-xu nói rằng Ngài đang kêu gọi một “ecclesia” mà trên người đó Ngài sẽ bắt đầu xây dựng Hội thánh.

Và những người này sẽ xác định mục tiêu cho cộng đồng mà họ đang sống.


E. Đức Chúa Giê-xu gọi Phi-e-rơ là Si-môn con Giô-na

1. Si-môn nghĩa là “nghe

2. Bar nghĩa là “con của”

3. Giô-na nghĩa là “Chim bồ câu”


II. TẢNG ĐÁ XÂY DỰNG - SỰ MẶC KHẢI CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-XU


A. Chính Đức Thánh Linh đã bày tỏ sự mặc khải về Đức Chúa Giê-xu là Giê-xu phán Ngài sẽ xây dựng Hội thánh trên đó.

1. Đức Chúa Giê-xu hơn một người tốt, Ngài là Đức Chúa Trời đã đến sống trên đất.

2. Đức Chúa Trời đã lấy xác thịt con người để chết thay và đền tội cho chúng ta.


B. Ngài là cái cửa, cây nho thật, con đường chân lý và sự sống, là đầu tiên và cuối cùng, là Al-pha và Ô-mê-ga, là đầu tiên và sau cùng, là Đầu của Hội thánh, Ngài là Vua của Vương Quốc, Ngài là tất cả. Không có một nền tảng nào khác để chúng ta xây dựng hội thánh ngoài Đức Chúa Giê-xu.


III. TẢNG ĐÁ XÂY DỰNG - SỰ MẶC KHẢI CỦA PHI-E-RƠ VỀ NGÀI


A. Đức Chúa Giê-xu cho Phi-e-rơ sự mặc khải về chính Ngài – Giê-xu đổi tên ông là Phi-e-rơ Tên của Phi-e-rơ có nghĩa là “hòn đá” Đức Chúa Giê-xu phán rằng trên vầng đá của một con người biết người đó là ai trong Đấng Christ, Ngài sẽ xây dựng Hội thánh của Ngài.


B. Cần sự mặc khải qua Lời Chúa

1. Sự mặc khải là sự thật đến với đời sống nhờ sự khải thị của Đức Thánh Linh và nó đã trở thành sự hiểu biết đức tin trong chúng ta.

2. Sự suy gẫm của Cơ-đốc nhân là làm đầy tâm trí của bạn, nhai lời Kinh Thánh.

Sự suy gẫm là cơ quan tiêu hoá của linh hồn.


C. Năm Cách Thức Lời Chúa vào trong Đời sống chúng ta.

1. Nghe – nhớ được 20%

2. Đọc – nhớ được 30%

3. Học hỏi Nghiên Cứu – sách giải kinh, tự điển Kinh Thánh

4. Học thuộc lòng

5. Suy Gẫm Lời – cách tốt nhất để nắm chặc lấy Kinh Thánh một cách toàn vẹn.


D. Suy gẫm giống như ngón tay cái để giúp bạn nắm chắc lấy Kinh Thánh.

1. Thi-thiên 1:3 hứa sự giàu có sẽ đến với người chịu suy gẫm Lời Chúa.

2. Giô-suê 1:8 – Giô-suê được truyền lịnh rằng ông phải suy gẫm Lời Chúa ngày và đêm.

3. Điều nầy sẽ giúp cho bạn xẻ Lời Chúa như người xắt thịt ra từng miếng mỏng.

4. Suy gẫm Lời Chúa giúp chúng ta đem Lời Chúa từ tâm trí đến tâm linh


E. Đức Chúa Trời đổi tên chúng ta để phù hợp với sự kêu gọi và thay đổi quan điểm của chúng ta về chính chúng ta.

1. Đức Chúa Trời nhìn chúng ta khác hơn cách chúng ta nhìn thấy mình

2. Đức Chúa Trời luôn đổi tên. Con người tự nhiên của bạn nhận lấy khải tượng nhưng con người thiêng liêng sẽ làm thành nó.

a. Si-môn nhận khải tượng, Phi-e-rơ làm ứng nghiệm khải tượng.

b. Áp-ram nhận khải tượng, Áp-ra-ham hoàn thành khải tượng.

c. Giống như Gia-cốp và Y-sơ-ra-ên hoặc là Sa-rai và Sa-ra.

3. Đức Chúa Trời đem chúng ta qua một cuộc hành trình nơi mà khải tượng mà chúng ta nhận được uốn nắn chúng ta khiến chúng ta trở nên con người đúng với khuôn mẫu để hoàn tất sự kêu gọi đó.

4. Chúng ta nhận ra rằng mình đã khác biệt vì cớ sự kêu gọi của Chúa.


IV. NHỮNG SỰ MẶC KHẢI CHO CHÍNH CHÚNG TA – TIẾP NHẬN VÀ YÊU THƯƠNG NGƯỜI MÀ CHÚA TẠO DỰNG


A. Khi Đấng Christ phán rằng Ngài sẽ xây dựng hội thánh của Ngài, thì nền tảng của hội thánh cần rất nhiều công việc.

1. Đức Chúa Giê-xu là nền tảng, nhưng cũng có những tín hữu của Ngài.

2. Mỗi một người đều có sự kêu gọi trên đời sống họ, không chỉ là mục sư.

a. Đức Chúa Giê-xu sẽ xây dựng trên những con người hiểu họ là ai trong Đấng Christ.

b. Chúng ta tất cả là người xây dựng hội thánh.

3. Chúng ta cần nói tốt về những gì đang diễn ra trong Hội thánh, nói tốt về người khác, và không bao giờ kéo Hội thánh đi xuống.

4. Những gì xây dựng Hội thánh là đức tin. Đức tin đến từ sự mặc khải. Khi chúng ta nghe Lời Chúa, đức tin đến trong tâm linh của chúng ta.

5. Chúng ta cần làm điều này nếu chúng ta muốn trở thành người có ảnh hưởng, một người mà có thể hướng dẫn người khác bước đi trong hành trình của họ.

6. Khi chúng ta được vun trồng từ Đấng Christ, không phải từ quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được an bình. Chúng ta cần học cách yêu thương và chấp nhận nhau, chúng ta là ai và Chúa đã tạo nên chúng ta thành người như thế nào.

7. Trước khi chúng ta được sinh ra, Chúa đã biết bạn là ai và đã có định mệnh được viết nên cho bạn rồi.

8. Khi chúng ta kết ước dâng mình cho Chúa và thuận phục mục đích của Ngài, chúng ta có thể bắt đầu làm những gì mà Chúa kêu gọi chúng ta làm .

• Chúa tin tưởng chúng ta thậm chí khi chúng ta không tin tưởng chính bản thân mình.

• Điều bắt đầu với chúng ta khi tin tưởng và chấp nhận chúng ta là ai trong Đấng Christ.


B. Chúng ta cần baỳ tỏ mình có một sự mặc khải tiếp nối, kế thừa cho những công việc chúng ta được kêu gọi trong Hội Thánh.

1. Đấng Christ là nền tảng.

2. Trên hết chúng ta cần biết yêu thương và chấp nhận chúng ta là ai.

3. Chúng ta cần biết rằng chúng ta là những đầy tớ.

4. Sau cùng, chúng ta biết và hiểu rằng chúng ta là những đứa con của Ngài.


V. ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN


A. Chúng ta cần tìm kiếm để biết Chúa như con với Cha của mình.

1. Chúng ta phải học biết để dành thời gian với Ngài.

2. II Sử-ký 7:14. Tìm kiếm mặt Chúa, không chỉ là cánh tay cứu giúp của Ngài. Nếu chúng ta tìm kiếm Chúa với cả tấm lòng, chúng ta sẽ tìm thấy Ngài.

3. Lời cầu nguyện không chỉ là cầu xin Chúa làm cho mình điều này điều kia, mà còn là dành thời gian với Chúa, như một đứa con với Cha của mình.


B. Lời cầu nguyện hiệu quả nhất là mối tương giao với Chúa. Quyền phép sẽ đến từ mối liên hệ này.

1. Khi chúng ta hiểu rằng mình là con của Chúa, điều này vô cùng quan trọng khi chúng ta nhận thức mình có quyền phép như là con của Ngài, và Ngài đã ban chúng ta quyền phép đó. Giăng 1:12

2. Như đã được nói trong sách Rô-ma 5:17, chúng ta cai trị trong đời sống mình, thông qua những gì chúng ta nói qua môi miệng mình.

3. Chúng ta cai trị như một vị vua trong tất cả hoàn cảnh của chúng ta qua lời nói của mình.

Chúa phán với bão tố yên lặng, và chúng ta cần nói như vậy với hoàn cảnh của chính mình.


C. Chúng ta cần biết rằng mình là những sứ giả.

Chúng ta truyền tải thông điệp vào đời sống người khác. Hội thánh được xây dựng dựa trên sự xức dầu. Hê-bơ-rơ có nói về sự đặt tay.

1. Đây là quyền năng vô lượng mà Hội thánh có được.

Khi chúng ta đặt tay trên mọi người, chúng ta xức dầu cho họ như là báp-tem bằng Thánh Linh, hàn gắn, và truyền đi.

2. Đây là biểu trưng của việc chúng ta môn đồ hóa người khác, và công tác môn đồ hóa là 1 phần hệ trọng của những gì chúng ta được kêu gọi để xây dựng Hội thánh.


D. Ma-thi-ơ 28:18 – chúng ta được kêu gọi để ra đi và môn đồ hóa muôn dân.

1. Môn đồ không được sinh ra, mà được làm nên.

2. Chúng ta báp têm người khác trong Danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.


E. Hội Thánh địa phương là nhà của Chúa.

Một nơi tiếp trợ. Chúng ta phải nối kết mọi người đến với Hội thánh điạ phương, ví dụ cho điều này chính là chúng ta hãy kết hiệp chính mình với Hội thánh.

1. Chúng ta cũng giúp đỡ người khác làm báp-têm trong quyền phép lãnh đạo mục vụ của Hội thánh địa phương.

2. Chúng ta cũng cần được báp têm bởi chính Đức Chúa Con. Chúng ta chết đời sống cũ, và bắt đầu sống một cuộc đời mới. Đó là ý nghĩa của việc được báp têm trong Con Đức Chúa Trời.

3. Báp-têm bằng Đức Thánh Linh là để nhận quyền năng từ trên cao.

Hội thánh là một tổ chức thuộc linh và phải được xây dựng dựa trên quyền năng của Đức Thánh Linh. Điều này sẽ được nói nhiều hơn vào chương sau.


THẢO LUẬN NHÓM


1.Thảo luận khái niệm của sự Mặc Khải – chứa đựng trong Lời Chúa và những gì mà Phil Pringle đề cập khi bạn đọc, suy ngẫm, và đào sâu ý nghĩa của nó. Qua bài học này, bạn thử thách bản thân mình thế nào khi đào sâu trong việc đọc Lời Chúa? Và điều gì giúp bạn ghi nhớ những điều được rút ra từ Lời Chúa?

2. Thảo luận sự nhấn mạnh của từ “Ecclesia” từ cái cách nó được dùng trong lịch sử văn hóa của La-mã, và cách mà Chúa Giê-xu đã áp dụng vào Hội thánh. Ngày hôm nay điều đó có nghĩa gì khi nó đem đến uy quyền của Hội thánh và ảnh hưởng trên cộng đồng?

3. Chúng ta hãy thảo luận bài học này đã thử thách khiến mọi người sâu nhiệm thế nào trong đời sống cầu nguyện cá nhân của mình. Hãy nói về sự kết nối giữa mối tương giao với Chúa và quyền phép để làm theo những gì Ngài muốn. Hãy thảo luận

4 cách mà chúng ta nhận được sự mặc khải từ Lời Chúa và bài học này đánh động bạn thế nào để có thể cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa càng hơn?

5. Thảo luận câu nói “Môn đồ không được sinh ra, mà được làm nên.” Hãy đọc Ma-thi-ơ 28:18-20 và chia sẻ những điều bạn nhận được từ câu Kinh Thánh này, và làm thế nào những người tin Chúa nên hướng ra nhiều hơn để môn đồ hóa người khác.


LIÊN HỆ BẢN THÂN


1. Mục sư Phil đã nói về việc Chúa đổi tên để phù hợp với sự kêu gọi mà Chúa dành cho họ. Nếu Chúa đổi tên cho quý vị, thì quý vị nghĩ Chúa sẽ đổi tên cho quý vị thành điều gì? Hãy viết ra những điều quý vị tin vào sự kêu gọi của Chúa trên cuộc đời của mình.

2. Đọc Thi-thiên 1:3 và Giô-suê 1:8 – Hãy viết xuống 1 vài điều suy nghĩ về lời hứa mà Chúa ban kèm theo khi suy gẫm cách kỷ luật vào Lời Chúa. Hãy viết xuống một thử thách cho bản thân khi bắt đầu suy gẫm Lời Chúa cách kỷ luật, ít nhất 1 câu Kinh Thánh 1 ngày, trong ít nhất là 1 tháng như vậy.

3. Trong bài học này, mục sư Phil dạy rằng chúng ta cai trị đời sống như trong Rô-ma 5:17 đã nói, thông qua những gì chúng ta nói qua môi miệng của mình. Chúa Giê-xu đã phán với bão tố, và chúng ta cần phán với hoàn cảnh của chúng ta như vậy. Hãy viết xuống ít nhất 3 trường hợp đặc biệt mà quý vị cần bắt đầu làm chủ môi miệng mình. Hãy tìm ra 1 nơi yên tĩnh và bắt đầu tuyên bố với những hoàn cảnh đó. Hãy cố gắng và thêm sự xưng nhận đó vào đời sống cầu nguyện hằng ngày của quý vị.

4. Cuối cùng, hãy đọc II Sử-ký 7:14. Hãy viết xuống 1 vài suy nghĩ về việc tìm kiếm mặt Ngài, không chỉ là bàn tay cứu giúp của Chúa, và lời hứa của Ngài rằng nếu ta tìm kiếm Ngài cách hết lòng, chắc sẽ thấy Ngài.

Mục sư Phil nói rằng lời cầu nguyện không chỉ là cầu xin Chúa làm gì cho mình, mà còn là dành thời gian với Chúa, như con với Cha. Làm sao quý vị có thể làm tốt hơn điều này? Hãy viết xuống 1 vài thử thách cho bản thân khi thực hành gắn kết với Chúa hơn trong những ngày sắp tới.





 




PHẦN 2: XÂY DỰNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG BỞI QUYỀN NĂNG VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA THÁNH LINH



LỜI GIỚI THIỆU


Mặc dù 1 vài hình ảnh đề cập Hội thánh như là Thân Thể của Đấng Christ, kiến thiết thông dụng nhất trong thời kì tân ước là nơi nhóm lại địa phương của những người tin. Những lá thư mà sứ đồ Giăng viết trong sách Khải-huyền cho 7 hội thánh đặc biệt trong 7 nơi khác nhau. Những cuốn sách khác được Phao-lô và A-pô-lô viết trong Tân Ước cũng đi theo khuôn khổ tương tự. Có nghĩa là Hội thánh được thiết lập tại địa phương, và Chúa kêu gọi những người lãnh đạo xây dựng những Hội thánh địa phương này. Chúa muốn trang bị những mục sư, những người lãnh đạo để hướng dẫn Hội thánh trong thời kỳ hiện đại năng động mà chúng ta đang bước vào.


I. LỜI SÁNG LẬP CHÚA GIÊ-XU ĐÃ NÓI: “Ta sẽ xây dựng Hội Thánh của Ta”


Thông qua Thánh Kinh, một mục đích quen thuộc của Chúa là Ngài đang tìm kiếm xây dựng một nơi để Ngài ngự trị, bất kể đó là một lều tạm, một đền thờ hay một Hội thánh địa phương.


A. Chúng ta phải làm việc với Chúa như thế nào để xây dựng Hội thánh của Ngài đây?

Trong Ma-thi-ơ 16:19 Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời.

1. Những chìa khóa này rất quan trọng cho chúng ta để truyền tải những điều chắc chắn, và có những điều phải ngăn chặn lại. Chúng ta cần phải có khả năng ngăn chặn ma quỷ và khai phóng quyền năng của Chúa.

2. Chúa Giê-xu bảo với các môn đồ trong sách Lu-ca 24:49 rằng hãy đi đến Giê-ru-sa-lem và hãy đợi ở đó cho đến khi họ được đổ đầy năng quyền. Chúng ta cần năng quyền tương tự ngày hôm nay.

3. Đây là món quà từ Chúa Thánh Linh và sự kêu gọi của Chúa khiến chúng ta có thể dự phần và có năng quyền để làm công việc của Ngài.

4. Quyền năng đó không chỉ tuôn đổ trên chúng ta.

Chúng ta cần tách biệt bản thân vào một nơi kín nhiệm để cầu nguyện và chờ đợi Chúa ban quyền năng đó.

5. Như của lễ trong thời Cựu Ước, chúng ta cần đặt bản thân nơi trang nghiêm và chờ đợi lửa của Chúa sẽ tuôn đổ trên chúng ta.

6. Những Hội thánh lớn nhất trên thế giới có những mục sư cầu nguyện.

Ví dụ như Tiến Sĩ Cho của Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn Yoido (Hội Thánh lớn nhất trên thế giới), ông cầu nguyện 3 tiếng đồng hồ trong một ngày.


B. Hội Thánh là nhà cầu nguyện.

1. Hội thánh được cho là nơi để tương giao với Chúa.

2. Trong Cựu Ước, câu chuyện Gia-cốp đến một nơi gọi là Lu-xơ, mà sau thì ông đổi tên là Bê-tên.

3. Lu-xơ nghĩa là nhà của những loại hạt.

Gia-cốp có 1 giấc mơ với thiên sứ mà đang lên xuống trên đất. Chúa phán với Gia-cốp tại đó.

4. Những người ngoại có lẽ lúc đầu họ nhìn Cơ-đốc nhân như là những người rồ dại, nhưng khi họ đến Hội thánh, họ sẽ cảm nhận sự hiện diện của Chúa.

5. Chúa gây dựng những con người mà được đổ đầy Đức Thánh Linh.


C. Lều tạm của Vua Đa-vít

Trong A-mốt 9:11 “Trong ngày đó, ta sẽ dựng lại nhà tạm của Đa-vít, là nhà đã đổ, và tu bổ lại những chỗ rách nát của nó…”

a. Điều này được sứ đồ Phi-e-rơ lập lại trong sách Công-vụ các sứ đồ 15:16

b. Có một sự khác biệt của Lều tạm của Đa-vít

c. Chúa giải thích rằng: ”vì vậy, những người ngoại sẽ tìm kiếm Ngài.”

d. Khi Đa-vít đi đến vinh quang, một trong những việc làm đầu tiên của ông là đem Hòm Giao Ước trở lại Giê-ru-sa-lem, để quyền năng và hiện diện của Chúa sẽ ngự tại nơi này.

e. Lần đầu tiên ông cố gắng di chuyển Hòm Giao Ước khỏi 1 chiếc xe kéo bởi con bò ngã, nhưng bị Chúa hành phạt và mọi người chết. Hòm Giao Ước được đặt trong nhà của Ô-bết Ê-đôm.

f. Phước hạnh đến trong nhà cảu Ô-bết Ê-đôm, bởi vì sự hiện diện của Chúa tại ngôi nhà này.

g. Đa-vít nhận ra ông phải đem sự hiện diện của Chúa về Jerusalem trên vai của những người Lê-vi. Điều này chuyển tải cho chúng ta hiểu rằng sự hiện diện của Chúa ngày hôm nay được mang trên vai của cả người nam và người nữ.


D. Vai trò của những người lãnh đạo tại Hội thánh địa phương.

1. Một chức năng chính của lãnh đạo Hội thánh là đặt những đinh ốc vào trong những chiếc lỗ cho khớp People must be placed in positions that suit their gifts and callings. Mọi người phải được đặt vào những vị trí phù hợp với ân tứ Thánh Linh và sự kêu gọi của họ.

2. Không đủ để thiết lập hệ thống, phải thiết lập con người.

3. Một người mục sư có lẽ không nên được mong đợi để làm tất cả mọi thứ.

Ông ấy cần để có thể phân quyền nếu điều đó làm Hội thánh tăng trưởng.


E. Năm thời điểm tuyệt vời để phân quyền Chúng ta phải nhận ra rằng người khác làm tốt hơn chúng ta bởi vì đặc ân của Chúa ban cho họ.

Ê-sai 54: “Hãy mở rộng nơi trại ngươi, giương màn chỗ ngươi ở…”

1. Phân quyền là để cho họ làm.

2. Phân quyền là chìa khóa để Hội thánh phát triển.

3. Phân quyền là một từ khác của môn đồ hóa. Khi Chúa Giê-xu nói hãy đi môn đồ hóa, phân quyền là cách chúng ta thực hiện điều đó thế nào.

4. Chúng ta phải giao cho mọi người không chỉ mục vụ, mà còn là uy quyền.

5. Quý vị phải giao quyền năng cho họ bằng cách cho họ giao cho họ 1 ngân quỹ. Quý vị phải tôn trọng uy quyền mà quý vị giao cho họ.


F. Bẻ gãy 150- 250 rào chắn là phần khó nhất- mọi người không bẻ gãy rào chắn này bởi sự thất bại của phân quyền.

Những lý do mục sư không phân quyền là:

1. Bởi vì chúng ta thích tự làm mọi việc

a. Khi Chúa Giê-xu nói Ngài sẽ giao chìa khóa của thiên đàng cho chúng ta, ý của Ngài rằng Ngài sẽ giao cho chúng ta những người đầy ân tứ Thánh Linh mà sẽ có thể xây dựng Hội thánh của Ngài.

b. Chúng ta phải giao họ cơ hội để truyền tải ân tứ của họ.

2. Bởi vì Mục sư không tin tưởng mọi người – lý do chúng ta phải ở trong mối liên hệ gần gũi với những mục sư của chúng ta.

3. Bởi vì chúng ta không nghĩ mọi người có thể làm đủ tốt – chúng ta không tin tưởng họ.

Khi mọi người làm những công việc chúng ta giao cho họ, chúng ta có thể bắt đầu huấn luyện họ, và hy vọng họ sẽ học để làm việc tốt hơn qua thời gian.

4. Bởi vì có lẽ chúng ta nghĩ họ thậm chí có thể làm tốt hơn chúng ta làm nữa.

a. Điều này đến từ sự không an ninh trong việc lãnh đạo.

b. Lối suy nghĩ này sẽ giữ cho Hội thánh của quý vị nhỏ bé, không thể lớn mạnh.

c. Chúng ta cần học cách khen ngợi những người này và để cho họ phát triển trong nhà Chúa.

d. Chúng ta ở đó để phục vụ họ và giúp họ lớn lên.

Chúng ta cần được an ninh trong sự lãnh đạo.

5. Bởi vì chúng ta lo lắng rằng người khác sẽ nhận lấy phần có lợi.

a. Nhân cách này sẽ làm tổn hại sự phát triển của Hội thánh.

b. Chúng ta cần để người khác nhận được phần có lợi, và vui mừng khi họ có điều đó.


G. Phil bảo với chấp sự cuả Hội thánh ông rằng họ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của Hội thánh.

1. Chúa đặt trách nhiệm cho sự phát triển của Hội thánh vào từng người.

2. Chúa đặt ân tứ và sự kêu gọi vào đời sống của từng người. Những ân tứ và kêu gọi, và định mệnh của họ sẽ không bao giờ được khám phá nếu họ không xứng đáng.


H. Đa-vít đã đem Hòm Giao Ước vào thành Giê-ru-sa-lem – ông nhận ra ông phải mang sự hiện diện của Chúa trên vai những thầy tế lễ.

1. Người có một ân tứ cần đem ân tứ đó vào trong Hội thánh.

2. Một vài người nghĩ rằng phục vụ Chúa là gánh nặng và họ phải làm điều mà không thích làm. Đó là suy nghĩ sai lầm.

a. Phục vụ Chúa là niềm vui mừng, và sự hiện diện của Chúa nên ở đó đang khi phục vụ Ngài.

b. Nên có sự xức dầu và hồng ân khi mọi người ở trong vị trí phù hợp.

c. Nên là sự thỏa lòng của cá nhân.

3. Hãy biết rằng những gì chúng ta không được kêu gọi không quan trọng bằng những gì chúng ta được kêu gọi. Bởi vì những gì chúng ta được đặc ân để làm. Chúng ta sẽ mang lấy sự hiện diện của Chúa vào trong Hội thánh.

4. Đa-vít đói khát sự hiện diện của Chúa và đây là lý do tại sao ông xây dựng Lều tạm Đa-vít và đặt Hòm Giao Ước của Chúa ở đó.

a. Ông muốn kiến trúc đó và đã dùng 1 cái lều.

b. Ông đã có tất cả sự ngợi khen, và những người hát cả đứng trước lều đó. Họ thờ phượng Chúa và dâng vinh hiển cho Ngài 24 tiếng 1 ngày.

5. Mọi người được dẫn tới Y-sơ-ra-ên và Giê-ru-sa-lem, và được dẫn tới thành phố đó bởi vì sự hiện diện của Chúa xuất phát từ Lều tạm cảu Đa-vít.

6. Chúa muốn xây lại Lều tạm đó ngày hôm nay thông qua Hội thánh địa phương, để mà những người ngoại bang sẽ được dẫn tới nhà của Chúa, và tìm thấy Chúa Giê-xu. Bất kỳ nơi nào có hiện diện của Chúa, mọi người sẽ được dẫn tới đó.

7. Khi Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá, bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai.


I. Lều tạm của Môi-se

1. Có một cái cổng bạn đã bước vào thông qua hành lang.

2. Kế đến là chậu bằng đồng lớn

3. Bạn bước vào chậu nước lớn nơi mà bạn sẽ làm sạch thân thể mình

4. Bạn đến một cái lều khác, nơi mà bạn sẽ bước vào.

5. Bên trong cái lều này, có một cái Phòng và khi con bước vào đó, sẽ có 7 tháp nến, 1 cái bàn chứa bánh trần thiết và một cái bàn thờ bằng vàng để đốt hương.

6. Bên trong cái phòng cuối cùng là Hòm Giao Ước và sự hiện diện của Chúa sẽ lơ lửng trên đó như một đám mây. Đây là Hòm Giao Ước mà Đa-vít đã mang về Giê-ru-sa-lem.

7. Sa-lô-môn đã xây dựng đền thờ gần như y theo kiểu mẫu đã có Sa-lô-môn đặt một bức màn thật dầy giữa bức màn bên trong và thế giới bên ngoài

8. Chỉ một người , thầy tế lễ cả, được phép vào bên trong bức màn cuối cùng, được gọi là nơi Chí Thánh, mỗi năm một lần.

9. Khi Chúa Giê-xu chết , bức màn bị xé ra. Chúa không muốn chỉ có 1 người viếng thăm 1 lần. Ngài muốn ở giữa mọi người.


J. Ngày Lễ Ngũ Tuần.

1. Chúa đã ở đó- tại phòng cao giáng trên mọi người, đổ đầy Đức Thánh Linh cho mọi người vào ngày lễ Ngũ Tuần và cùng với quyền năng của Chúa.

2. Các môn đồ bắt đầu nói nhiều ngôn ngữ mà những người đến viếng Giê-ru-sa-lem có thể hiểu được.

3. Ưu tiên hàng đầu của Chúa là đụng chạm đến tấm lòng mọi người trong cách mà họ hiêủ được.

4. Dân sự Chúa bắt đầu tiếng mới mà nói – Có 3 loại tiếng mới:

a. Tiếng nói của ngôn ngữ khác – Tiếng nói mà con người có thể hiểu được giống như trong ngày Lễ Ngũ Tuần – Đây là tiếng con người nói cách siêu nhiên với con người.

b. Tiếng nói của thiên sứ - thỉnh thoảng có người nhận được sứ điệp từ Chúa cần phải được thông giải trong hội thánh địa phương để dân sự Chúa có thể hiểu được. Đây là cách Chúa phán một cách siêu nhiên với con người.

c. Nói tiếng lạ - đây là lời nói từ con người đến với Chúa và trong cách thế siêu nhiên với Chúa.

5. Tiếng nói được gọi là món quà nhỏ nhất trong các ân tứ và khi chúng ta được báp-tem trong Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ được nói một thứ tiếng mới và đó là điểm khởi đầu bước vào sự vận hành trong quyền năng Thánh Linh.

6. Trong sách Công-vụ Các sứ-đồ, có năm lần chép về khi người tin nhận được Thánh Linh, họ luôn nói một ngôn ngữ mới và người ta cóo thể thấy và nghe những gì đang xảy ra.

7. Đức Thánh Linh là bạn của chúng ta, người giúp đỡ, và là Đấng đồng công với chúng ta. Ngài là một thân vị. Ngài là Đấng bênh vực cho chúng ta.

8. Đức Thánh Linh giúp đỡ cho chúng ta ở mỗi cấp độ, cầu nguyện cho mọi người. cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện cho hội thánh, những chiến lược, ý định, khải tượng, ước mơ,, ân tứ và sự kêu gọi. Tất cả những điều nầy đều ở trong quyền năng của Đức Thánh Linh.

9. Chúng ta cần, hơn bất cứ điều gì khác, hoàn nghênh sự hiện diện của Chúa Thánh Linh vào trong Hội thánh, vào đời sống chúng ta, học biết cách để bước đi trong Thánh Linh, Họ biết làm thế nào học cách nào để có khải tượng trong tâm trí đến từ Đức Thánh Linh, học biết cách nói tiếng lạ và nói tiên tri cho người khác, gây dựng chính mình, hướng tâm linh đến tiếng phán của Chúa, phóng thích phép lạ, chữa lành người bệnh.

a. Khi chúng ta làm những điều nầy, chúng ta sẽ thấy chính mình đang mang lấy sự hiện diện của Chúa trong môi trường nhà thờ và cả thế giới chúng ta đang sống.

b. Hội Thánh có nghĩa là nhà của Chúa, không chỉ là lý thuyết, mà còn là trong thực tế, khi mọi người đến nhà Chúa để thờ phượng, họ cảm nhận Chúa trong tấm lòng, kinh nghiệm Chúa, được hàn gắn, được buông tha khỏi những vấn đề trong đời sống riêng tư của họ.

10. Chúa có thể khiến chúng ta là những phục vụ của Thánh Linh, không phải văn tự nhưng là Thánh Linh Đấng ban sự sống.

a. Trước khi bạn giảng hay làm chứng cho người khác, hay đọc kinh thánh, hãy hoan nghênh Chúa Thánh Linh, chờ đợi cánh tay của Chúa trên bạn.

b. Chúng ta là những thấy tế lễ mang lấy sự hiện diện của Chúa đến với thế hệ nầy.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Thảo luận đề tài giao phó quyền. Những khó khăn của sự giao quyền là gì? Làm cách nào để tránh khỏi? hãy chia sẻ những khía cạnh giao quyền nào mà bạn giỏi trong lãnh vựa đó, và những khía cạnh giao thác quyền nào mà bạn không đủ mạnh?

2. Chia sẻ đền tạm của Da-vit, sự hiện diện của Chúa và làm thế nào Hội thánh địa phương có thể hiệp tác với Đức Thánh Linh để mang sự hiện diện của Chúa vào trong cộng đồng nơi bạn đang sống.

3. Muc su Phil Pringle chia sẻ thế nào về gặp gỡ chính thân vị Đức Thánh Linh thách thức bạn càng khao khát đón chào sự tham dự của Đức Thánh Linh vào hành trình của bạn với Chúa.


TỰ NGHIÊN CỨU


1. Hãy đọc Cựu Ước về câu chuyện của Đa-vít cố gắng đem hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem. Hãy viết xuống vài quan sát về những gì Đa-vít đã làm sai và đúng khi tự mình đem Hòm Giao Ước về.

2. Chúng ta học bài học nào về phản ứng của vợ Đa-vít khi ông đem hòm Giao Ước về Giê-ru-sa-lem?

3. Hãy tìm trong sách Công-vụ 5 lần nào mà người nhận được Thánh Linh đều nói tiếng lạ. Viết vài điều tương đồng và dị biệt trong mỗi trường hợp.



bottom of page