top of page
Hung Tran
May 10, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Doug Weiss)
Tiến sĩ Doug Weiss đứng đầu một trong những phòng khám lớn nhất đất nước chuyên chữa cho những người nghiện tình dục, bị lạm dụng tình dục, và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ tính dục. Đức tin của ông ấy rất mạnh mẽ cùng với giấy uỷ quyền của trường đại học, mang đến thẩm quyền và sự sinh lại thuộc linh tự do mà mọi người khắp nơi muốn nghe. Ông là một khách mời đặc biệt trên một số chương trình truyền hình, bao gồm Oprah và Good Morning America. Có thể bạn cần giúp đỡ, hoặc giúp đỡ người khác, Bạn sẽ có những lời ích lớn từ những bài học này, những bài học thay đổi cuộc sống.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
1. Phép Màu của Hôn Nhân
2. Sự Khác Nhau Giữa Hôn Nhân của Người Ngoại và Cơ-Đốc Nhân
3. Phục Vụ Nhiều Hơn cho Người Thấp Hơn
PHẦN 1: PHÉP MÀU CỦA HÔN NHÂN
LỜI GIỚI THIỆU
Tiến sĩ Doug là một nhà tâm lý học – Ông đã tư vấn cho các cặp đôi trên 20 năm tại Heart to Heart Counseling Center ở Colorado Springs. Nhiều Cơ-đốc nhân có một sự hiểu biết giới hạn về hôn nhân và Tiến sĩ Doug chính ông cũng thừa nhận rằng ông đã có sự hiểu biết giới hạn về hôn nhân trong khi ông đã có 4 bằng cấp và sau khi viết 4 quyển sách về hôn nhân. Bài học này sẽ dẫn các bạn vào một cuộc hành trình của một nghệ sĩ. Nên nhớ rằng truyền thống có thể giới hạn sự hiểu biết của chúng ta.
I. SỰ SÁNG TẠO
A. Sáng-thế ký đoạn 1 và 2:
Ý tưởng của Đức Chúa Trời trong buổi khởi nguyên là tạo dựng nên kiệt tác của Ngài là trái đất cùng mọi vật ở trong nó.
1. Đầu tiên là phần ít phức tập nhất của sự Sáng tạo.
a. Trong câu 3, Đức Chúa Trời dựng nên sự sáng.
b. Trong câu 8, Ngài dựng nên khoảng không
c. Trong câu 9, Ngài dựng nên đất khô.
d. Tiếp đến câu 11, Đức Chúa Trời dựng nên cây cỏ.
2. Nên nhớ rằng mỗi bước Ngài tạo dựng nên đều hướng về kiệt tác của Ngài.
a. Trong câu 14 và 19, Đức Chúa Trời tạo dựng nên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao.
b. Trong câu 20, Đức Chúa Trời tạo dưng nên các loài cá và các loài chim.
c. Trong câu 24, Đức Chúa Trời tạo dựng nên các loài động vật.
d. Mỗi bước sáng tạo của Đức Chúa Trời ngày càng phức tạp hơn giống như Ngài đang dần khai phóng sự sáng tạo.
3. Sáng tạo loài người.
a. Trong câu 26, Đức Chúa Trời tạo dựng nên người nam theo ảnh tượng của Ngài và quản trọ mọi loài trên đất.
b. Ảnh tượng của Đức Chúa Trời là những gì sinh ra sau Ngài.
c. Người nam và nữ Ngài tạo dựng nên.
B. Thiết lập lễ hôn nhân:
Đức Chúa Trời chưa có hoàn thành sự sáng tạo khi Ngài tạo dựng nên Ê-va.
1. Tạo dựng nên Ê-va.
a. Trong đoạn 2, Đức Chúa Trời mở rộng thêm lịch sử sáng tạo của Ngài. Ngài không mở rộng thêm bất kỳ khía cạnh gì của sự sáng tao, nhưng Ngài đã mở rộng thêm khi tạo dựng A-dam và Ê-va.
b. Sáng 2:18 – “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.”
c. Điều này rất quan trọng để hiểu rằng điều đầu tiên mà Đức Chúa Trời ban cho loài người là công việc, đó là để chuẩn bị trước cho ông những gì mà Ngài sẽ làm cho ông tiếp theo.
d. A-dam đặt tên cho tất cả các loài động vật.
Ông làm việc ngày qua ngày. Ông nhìn thấy chúng từng đôi từng cặp và nhìn chúng sinh sản.
2. Đức Chúa Trời làm cho A-dam ngủ mê.
a. Đức Chúa Trời làm cho A-dam ngủ mê.
Tiến sĩ Doug tin rằng một trong những lý do mà Ngài không muốn là có ý kiến của A-dam khi Ngài tạo dựng nên Ê-va. Tiến sĩ đưa ra dẫn chứng là người nam không biết những gì mà họ cần mặc dù họ thường biết chính xác những gì mà họ muốn.
b. Đức Chúa Trời lất một sươn sườn của A-dam và chữa lành vết thương của ông trước khi sáng tạo nên Ê-va.
Đức Chúa Trời không muốn hôn nhân được lập trên những nỗi đau của bất kỳ ai.
3. Đức Chúa Trời muốn chữa lành chúng ta trước khi Ngài kết hợp chúng ta.
a. Đức Chúa Trời muốn chữa lành nỗi đau của chúng ta để chúng ta có một mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
b. Đức Chúa Trời mang người nữ đến cho người nam. Đức Chúa Trời làm đám cưới cho người nữ và người nam.
c. Người nam nói, “người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có.”
d. Không có bất cứ điều gì đẹp hơn mà một người vợ khoả thân.
e. Đức Chúa Trời tạo dựng nên A-dam nhưng ông không thể tự sinh sản được. Đức Chúa Trời tạo dựng nên Ê-va nhưng bà không thể nào tự sinh sản được. ý định cuối cùng và tốt lành nhất của sự sáng tạo là hôn nhân.
f. Hôn nhân là một điều giống Đức Chúa Trời, đây là sự sáng tạo phức tạp nhất, có thể coi đây là sự bày tỏ vinh quang, và tấm lòng thuần khiết của Đấng Chí Cao trên đất.
C. Hôn nhân là sự bày tỏ Ba Ngôi trên đất.
1. Hôn nhân được xem là Ba Ngôi gồm có Đức Chúa Trời, người Nam và người Nữ tượng trưng cho Ba Ngôi trên thiên đàng của Cha, Con và Đức Thánh Linh.
2. Người nam mang lấy một phần ảnh tượng của Đức Chúa Trời, người nữ mang lấy một phần ảnh tượng của Đức Chúa Trời nhưng hôn nhân là ảnh tượng cuối cùng của Đức Chúa Trời ở trên đất cũng như ở trên trời.
3. Tam giác này là những gì mà Đức Chúa Trời đã suy nghĩ khi mà Ngài bắt đầu khởi tạo trái đất.
D. Hôn nhân là sự sáng tạo tách biệt với tất cả các sự sáng tạo còn lại.
1. Hôn nhân là “một thịt” – là sự sáng tạo tách biệt với tất cả các sự sáng tạo còn lại.
2. Một người nam, một người nữ và Đức Chúa Trời bước đi trong giao ước, họ tách tiệp với các tạo vật trên đất – không thể nào phá huỷ được.
E. Những khía cạnh của Ba Ngôi của Đức Chúa Trời là giao ước hôn nhân để phản ánh lại:
1. Hôn nhân được cho là sự phản chiếu mối thông công của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, cách Ba Ngôi nói chuyện với nhau, cách mà Ngài phục vụ lẫn nhau trên thiên đàng. Cách Ngài cai quản vũ trụ, cách Ngài đưa ra quyết định, cách Ngài để tâm ý kiến lẫn nhau, cách Ngài trở nên tốt hơn từ việc được phục vụ, cách Ngài thông công, cách Ngài vui hưởng công việc cùng nhau, và cách Ngài mô phỏng.
2. Nếu không có tam giác hôn nhân, thì chắc chắn chỉ có một thế hệ duy nhất.
3. Mỗi tạo vật được sinh ra lại tìm kiếm một tam giác hôn nhân, lặp đi lặp lại.
F. Nghi lễ hôn nhân.
1. Nghi thức của người nữ bước giữa nhà thờ là hình mẫu của Đức Chúa Trời khi Ngài mang người nữ đến cho người nam.
2. Nghi thức của người chủ lễ hoặc mục sư là tái hiện nghi thức này của Đức Chúa Trời.
3. Khi họ nói “tôi đồng ý” – họ trở nên “một thịt,” họ trở nên khác biệt.
4. Họ không còn là “tôi” và “tôi”, họ trở thành “chúng tôi”
5. Mỗi người mang vào hôn nhân những cái nhìn, ân tứ và tài năng khác nhau. Thực tại rõ ràng của hôn nhân như thế nào và có sức mạnh hơn khi cả hai cùng mời Chúa bước vào hôn nhân của họ để Ngài ban cho sự khôn ngoan, sự sáng suốt và cái nhìn của Ngài vào những vấn đề như cách dạy dỗ con cái, tài chính và tất cả mọi lãnh vực khác trong đời sống.
G. Sa-tan ghét tam giác hôn nhân của Cơ-đốc nhân.
1. Tiến sĩ Doug tin rằng sự hiểu biết về tam giác hôn nhân là một trong những lý do lớn nhất mà Sa-tan trong thời kì chúng ta tấn mạnh mẽ vào hôn nhân Cơ-đốc nhân nhất. Sự rõ ràng và toàn bộ cơ quan bị tấn công rất dữ dội bởi chính quyền, các phương tiện truyền thông và tốt cả những lãnh vực của xã hội.
2. Sa-tan ghét nhìn thấy hôn nhân của Cơ-đốc nhân có những chức năng được hình thành, thấy cả hai cùng hạ lòng mình xuống cùng hợp tác với nhau như một ở trên đất này, đây cũng như hoàn thành ở trên trời. Khi Sa-tan nhìn thấy tình yêu, sự hiện một, và sức mạnh nhiều như vậy, nó bắt đầu trở nên hỗn loạn.
3. Khi những đứa trẻ lớn nên trong những hình ảnh mẫu mực về Tam giác của Đức Chúa Trời, người nam và người nữ trong cùng một tấm lòng, cùng một suy nghĩ, đó là hương thơm. Chúng lớn lên trong hương thơm của sự hiện diện của Đức Chúa Trời và chúng có khả năng đáp ứng theo khuôn mẫu lặp đi lặp lại.
4. Đầy là sự sáng tạo cuối cùng của Đức Chúa Trời.
H. Hôn nhân là một phép màu.
1. Không ai có thể nói rằng anh ta đã tạo dựng nên một phần của Vũ trụ. Không ai có thể sáng tạo nên sự sống, ngay cả một cọng cỏ. và khi một đứa trẻ được sanh ra, đó là một phép màu.
2. Khi con người nhìn thấy hôn nhân là một phép màu, thì sẽ có một thái độ khác hướng về nó.
3. Khi con người không thấy hôn nhân của họ là một phép màu, họ có thể hành sự với hôn nhân không tốt và tồi tệ, và quyết định rằng nó còn có thể tồn tại hay không. Mỗi cuộc hôn nhân đều là hôn nhân của Đức Chúa Trời.
I. Mục đích của hôn nhân.
1. Nhiều Cơ-đốc nhân bị hoang mang về điều này. Điều này không làm cho các bạn hạnh phúc. Mục đích cơ bản nhất là làm cho chúng ta trở nên như ảnh tượng của Chúa Jesus Christ.
2. Không có điều gì giống như hôn nhân là bày tỏ tấm lòng của chúng ta đó là bày tỏ những bông trái của Thánh Linh.
3. Đừng cố gắng làm cho người phối ngẫu của các bạn theo như ảnh tượng của các bạn, chúng ta hết thảy cần được tạo dựng theo ảnh tượng của Đấng Christ.
4. Nếu các bạn ở trong hôn nhân mà chết đi bản ngã và đóng đinh xác thịt của mình, thì các bạn trở nên trọn vẹn theo như ý muốn của Đức Chúa Trời.
J. Hôn nhân của các bạn phản chiếu điều gì cho người khác.
1. Trong hôn nhân của các bạn, Đức Chúa Trời không chỉ là cha của các bạn, Ngài cũng là Cha vợ của các bạn.
2. Giống như con người bước vào một nơi thánh, ở đó có sự hiện diện thánh bởi vì Đức Chúa Trời là chủ của ngôi nhà đó, Khi những người khác nhìn xem hôn nhân của các bạn, thì họ có thấy được sự hiện diện thánh của Đức Chúa Trời hoặc là họ thấy sự hỗn loạn, kiểm soát, áp chế, hoặc tôn trọng, ngưỡng mộ và kính trọng hay không.
3. Trong thế giới tự nhiên, mối quan hệ của con rể với cha vợ là dựa trên hoàn toàn cách anh ta đối xử với vợ của anh ấy.
Nếu anh ta đối xử tốt với vợ mình, thì mối quan hệ được phước nhưng nếu anh ta bạo lực và hành hạ cô ấy, thì anh ta sẽ không nhận được ân huệ bởi vì anh ta đã không tôn trọng vợ mình.
4. Khi một người chồng biết giúp đỡ công việc nhà và những kế hoạch để giúp đỡ vợ của anh ấy, thì anh ta sẽ nhận được ân sủng của Đức Chúa Trời ở trong hôn nhân của họ.
5. Chúng ta tất cả đều có những cơ hội để hiệp nên một tam giác, và hình ảnh của Đức Chúa Trời lan toả cho hàng xóm, bạn bè, và cho tất cả những người trong hội thánh của chúng ta. Hôn nhân của Cơ-đốc nhân bước đi trong sự mặc khải này thì có thể gở rối cho thế gian bước vào sự cứu rỗi.
6. Đức Chúa Trời muốn chúng ta trở nên giống Ngài, nói giống Ngài, tôn trọng giống Ngài, phục vụ giống Ngài, kính trọng người khác giống Ngài và bước đi trong những điều tôn trọng đã được dạy dỗ trong hôn nhân.
7. Đây là nước đi cuối cùng của Ngài trong bức tranh sáng tạo mà Đức Chúa Trời đã vẽ ra.
THẢO LUẬN NHÓM
1. Hãy thảo luận về cái nhìn về hôn nhân trong một tam giác và bổ sung sự sáng tạo dựa trên sự sáng tạo của Adam và Ê-va trong nhóm của các bạn. Và sự khác nhau như thế nào khi các bạn nhìn về hôn nhân trước đây?
2. Tiến sĩ Doug nói về khoảnh khắc khi ông ở cùng con gái mình ở bệnh viện và có một sự mặc khải đó là con gái ông là một phép màu. Hãy chia sẽ một khoảnh khắc khác hoặc giống như vậy khi các bạn hiểu rằng công việc của Đức Chúa Trời là một phép lạ. Hãy chia sẽ những ảnh hình ảnh đó mà có liên quan đến hôn nhân.
3. Cầu nguyện cho những người đã bước vào hôn nhân ở trong nhóm đang quyết định bắt đầu bước theo sự mặc khải này, và cầu nguyện cho những ai đang có ý kịnh kết hôn để tìm một người bạn đời muốn sống theo sự hiểu biết này.
TỰ HỌC
1. Đọc Sáng-thế ký đoạn 1 và 2 và trong ánh sáng này và viết ra giấy về suy nghĩ của các bạn về sự sáng tạp và ý định của Đức Chúa Trời cho hôn nhân.
2. Viết một đoạn về cái nhìn của Tiến sĩ Doug đã chia sẽ hoặc một cái nhìn mà các bạn tâm đắc nhất trong Tam giác của Đức Chúa Trời mà có thể sống và làm theo nguyên tắc này trong hôn nhân
3. Tiến sĩ Doug đã đưa ra một dẫn chứng về là không phải hôn nhân ban cho để làm chúng ta hạnh phúc. Viết một vài suy nghĩ về mục đích lớn hơn của hôn nhân mà có thể thay đổi tính cách và cá tính của chúng ta.
PHẦN 2: SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI NGOẠI VÀ CƠ-ĐỐC NHÂN
LỜI GIỚI THIỆU
Tại sao nhiều hôn nhân Cơ-đốc nhân lại chịu đựng đau khổ rất nhiều? Câu hỏi này tương tự giống như hỏi là tại sao nhiều cặp đôi Cơ-đốc nhân lại đang vật lộn với tài chính và tại sao là có nhiều Cơ-đốc nhân bệnh tật.
Gốc rễ của tốt cả những vấn đề này là Cơ-đốc nhân thường có những niềm tin sai lầm trong tấm lòng của họ về mỗi lĩnh vực. Nếu Cơ-đốc nhân có một cái nhìn về tiền của giống người ngoại, họ sẽ trở thành người duy vật chất và sự ban phước của Đức Chúa Trời trên tài chính của họ sẽ bị giới hạnh. Một ý tưởng xấu thì sẽ có một kết quả xấu.
Ý tưởng về tiền bạc một cách tin kính sẽ mang lại những phước hạnh theo kinh thánh của người quản gia tài chính. Giống như vậy nếu Cơ-đốc nhân cả hai đều có cái nhìn giống người ngoại về hôn nhân, họ sẽ nhận đầy đủ những hậu quả giống hệ như người ngoại, ngoại trừ là họ sẽ được lên thiên đàng sau khi họ mất. Hôn nhân giống như tiền bạc, Nếu các bạn sở hữu nó, sẽ tốt hơn khi nó được ban phước nhưng để có một hôn nhân được phước, các bạn phải ôm trọn cái nhìn của Cơ-đốc nhân về hôn nhân.
I. THỬ THÁCH CỦA THẾ GIAN ĐỐI VỚI HỘI THÁNH
A. Trên một thập kỷ trước hoặc hơn, thế gian đã hỏi câu hỏi này: “Có phải hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ?”
1. Câu hỏi này phải được dạy dỗ trong hội thánh ngay lúc này.
2. Điều này giống như một ngôi sao nhạc rock, ông đã dừng buổi hòa nhạc của ông và đứng giữa sân khấu và hỏi câu hỏi “Ý nghĩa cuộc sống là gì?” – Không ai trả lời. Cuộc tranh luận nổ ra khi kết quả của câu trả lời được bày tỏ cho thế gian là hội thánh Cơ-đốc nhân chấp nhận cái nhìn của thế gian về hôn nhân. Kết quả trở thành một cuộc tranh luận giữa một cái nhìn của thế gian này với một cái nhìn của thế gian kia. Cả hai bên đều không lấy cái nhìn của Đức Chúa Trời về hôn nhân.
B. Cái nhìn của thế gian về hôn nhân chống lại cái nhìn thật của Cơ-đốc nhân?
1. Cái nhìn thế gian về hôn nhân có thể tranh cãi hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ.
2. Một cái nhìn Cơ-đốc nhân thật sự là giữa Đức Chúa Trời, người nam và người nữ.
3. Hôn nhân là một tam giác giữa Ba-bên, là điều còn đến đời đời.
4. Khi hôn nhân được thiết lập trong sự hiểu biết là do Đức Chúa Trời thiết lập, thì tác động đến cái nhìn của những bên liên quan.
5. Khi hôn nhân không hiểu biết là do Đức Chúa Trời thiết lập, thì sẽ có hậu quả và niềm tin của thế gian.
6. Thế gian muốn loại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi hôn nhân, và ngay cả những Cơ-đốc nhân cũng cố gắng loại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi hôn nhân.
7. Các bạn cả hai đều là Cơ-đốc nhân nhưng vẫn sở hữu hôn nhân của thế gian, giống như cả hai đều là Cơ-đốc nhân và quyết định không dâng hiến. Họ có thể là Cơ-đốc nhân nhưng tiền bạc của họ không phản ánh được ánh sáng của Cơ-đốc nhân, nó phản ánh một cái nhìn của thế gian.
8. Cơ-đốc nhân đi đến hội thánh và bởi vì họ cả hai đều là Cơ-đốc nhân, họ tin hôn nhân của họ là Cơ-đốc nhân – Họ có thể đúng hoặc không.
II. HÔN NHÂN THẾ GIAN LÀ GÌ ?
A. Một trong niềm tin cốt lõi của hôn nhân thế gian, hôn nhân là sự gặp gở những nhu cầu của tôi, hôn nhân là nói về “tôi” .
1. Đây là thần tượng và nó hoàn toàn chống lại Cơ-đốc nhân
2. Hôn nhân thế gian sẽ có đề tài thế này “anh (cô) không làm cho tôi hạnh phúc”
3. Tôi chắc hẵn đã có một hôn nhân sai lầm bởi vì nó không đáp ứng được những nhu cầu của tôi.
4. Cơ-đốc nhân có thể trở yên lặng suy nghĩ, dựa vào hoàn cảnh hôn nhân của họ xem điều này đã đáp ứng được những nhu cầu của họ như thế nào.
5. Tự cho mình là trung tâm thì chỉ có thể sản sinh ra bông trái xấu.
B. Triệu chứng thứ hai – hôn nhân thế gian (cả trong nhà thờ lẫn ngoài) có những ích lợi cốt lõi của họ liên tục đấu tranh với lẫn nhau và xuất hiện quyền lực và kiểm soát.
1. Điều này thiết lập trên ý tưởng là một người trong mối quan hệ sẽ cầm quyền trên người kia
2. Thường điều này dựa trên một người trong mối quan hệ suy nghĩ rằng họ hầu như luôn luôn đúng, là vì tài chính của họ thì đang thành công hơn, họ nhận được nhiều ân tứ hơn, học cao hơn, hay bất cứ điểm mạnh nào của họ, họ nghĩ là họ có quyền cai trị trên người còn lại và kiểm soát người kia.
3. Một người trong trong hôn nhân sử dụng ân tứ của họ, điểm mạnh cá tính của họ, giới tính, sức mạnh vật lý, học thức, tiền tài hoặc bất cứ gì lời bào chữa điên rồ nào để kiểm soát hôn nhân.
4. Nếu hai người cả hai tin vào điều này, thì là tại sao có sự hỗn loạn, kiểm soát và áp bức trong hôn nhân. Nó bắt đầu sau một thời gian và trở nên như một bãi chiến trường.
Cơ-đốc nhân phải hiểu họ đang ở trong Vương Quốc Của Đức Chúa Trời và họ không phải là Vua. Nhiều Cơ-đốc nhân có suy nghĩ không ai có thể bảo họ làm gì được. Đây không phải là cách và nó cũng không có ở trên thiên Đàng. Trong hôn nhân Cơ-đốc nhân, Đức Chúa Trời phải là Vua.
C. Biểu hiện thứ ba của hôn nhân người ngoại là luôn có một có hố hoặc cái lỗ mà không bao giờ được lấp đầy.
1. Một hôn nhân Cơ-đốc nhân thật sự có ý nghĩa là có một vòng ôm tam giác giữa Đức Chúa Trời, người nam và người nữ.
2. Khi con người ở trong. Khi con người ở trong vòng ôm tam giác, cả ba bản thể đều ban cho và đều nhận lãnh từ nhau trong vòng ôm đó.
3. Trong hôn nhân người ngoại, vòng ôm chỉ có giữa hai người và đó luôn có một lỗ trống, và gây nên nỗi đau đớn và tổn thương vì có điều gì đó bị thiếu.
4. Cả hai bên cố gắng và làm quen với nổi đau và tổn thương đó, con người cố gắng lấp đầy nó với nhiều điều khác như dành thời gian để ăn uống, chán nản, làm giàu, hoặc một số hoạt động bị rối loạn.
D. Biểu hiện thứ tư là sự hỗn loạn xuất hiện ngày càng nhiều trong hôn nhân.
1. Bởi vì quyền lực và kiểm soát và bởi vì sự rối loạn, hỗn loạn trong hôn nhân.
2. Đây không nói về không đồng ý hoặc khác biệt về ý kiến nhưng hơn thế đó là liên tục có xung đột ồn ào và lộn xộn ở trong hôn nhân.
3. Một vài Cơ-đốc nhân ở trông hôn nhân thế gian không nghe những lời khuyên, họ luôn chửi rủa đối phương và họ luôn nhắc lại quá khứ, ngăn cản tình yêu từ người còn lại và luôn xảy ra sự hỗn loạn.
E. Biểu hiện thứ năm của hôn nhân thế gian có sự cai trị và làm thế nào để được quyết định.
1. Đây là sự không rõ ràng và thường không thoải mái cho cả hai người
2. Ngay cả Cơ-đốc nhân ở trong hôn nhân thế gian không thể nào giải thích nếu họ ra quyết định dựa trên chế độ quân chủ, thần quyền, dân chủ, hoặc hợp tác
3. Họ không nhận ra trật tự ngay cả trong những quyết định đơn giản nhất có thể trở thành một vấn đề lớn đối với hôn nhân thế gian.
III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HÔN NHÂN CƠ-ĐỐC NHÂN TRỌN VẸN LÀ GÌ
Đây là một hôn nhân hiểu biết Đức Chúa Trời là Cha và thiết lập nên hôn nhân, giữ vững hôn nhân và Ngài là sự trọn vẹn của hôn nhân.
A. Trong hôn nhân, phục vụ là thích hợp
1. Mỗi người trong hôn nhân phải chấp nhận sự thật là hạ lòng họ xuống để phục vụ người còn lại.
2. Họ sẽ dành cho nhau 50 tới 70 năm sắp đến để phục vụ mà không quan tâm đến người phối ngẫu già nua, xấu, bệnh tật hoặc kì quặc như thế nào.
3. Mỗi người trong hôn nhân nhìn vào người phối ngẫu của mình như là một cơ hội để phục vụ.
4. Đọc lấy những gì Chúa Jesus nói trong Ma-thi-ơ 25 đó là những gì tối thiểu mà chúng ta phải làm, chúng ta làm cho Ngài những điều tích cực Tiến sĩ Doug phải rửa chén, tại sao ông phải dọn dẹp và tại sao ông phải dọn toi-let.
5. Hành xử của người phối ngẫu của ông ấy không bắt ép ông phải phục mình như thế nào. Ông ấy làm là để phục vụ Đấng Christ.
B. Đầu phục Đức Chúa Trời và người khác là điều bình thường.
1. Trong một hôn nhân Cơ-đốc nhân Trọn Vẹn, nếu Đức Chúa Trời nói không thì nó không còn Đức Chúa Trời nói có thì nó sẽ có.
2. Giống vậy khi chúng ta đầu phục Đức Chúa Trời trong vòng ôm của tam giác, chúng ta cũng đầu phục lẫn nhau.
3. Chúng ta đầu phục lẫn nhau trong những lãnh vực mà người kia mạnh hơn.
4. Chúng ta cũng đầu phục lẫn nhau trong những lãnh vực mà họ thật sự là không mạnh nhưng có thể là họ đúng. Nếu có thắc mắc gì, chúng ta hỏi Cha Thiên thượng và Ngài sẽ cho chúng ta sự nhận biết và hướng đi.
5. Đây không phải là về giới tính khi chúng ta ở trong Chúa Jesus Christ. Cả hai bên lắng nghe Đức Chúa Trời.
6. Không một bên nào lớn hơn bên nào, đây là ý thực của sự bình đẳng.
7. Để Đức Chúa Trời làm sự cân bằng trong công việc này.
C. Trong hôn nhân Cơ-đốc nhân thực sự, có sự trật tự và bình an.
1. Chức năng có thể là hợp tác, vương quyền, thần quyền hoặc dân chủ.
2. Tuy nhiên nó hoạt động, thì luôn luôn theo trật tự.
3. Có sự bình an và trật tự, không phải là 100% thời gian nhưng hầu hết. Miễn là họ phải làm việc cật lực làm thế nào để cho vòng ôm tam giác hoạt động vì hôn nhân của họ.
4. Họ đang nhận lãnh từ Cha và từ người phối ngẫu của họ sự trọn vẹn miễn là ở trong dòng chảy của vòng ôm tam giác.
D. Hôn nhân Cơ-đốc nhân thực sự có ý thức về mục đích và khải tượng.
1. Có thể làm một việc nhỏ là thông báo trong hội thánh.
2. Mỗi cuộc hôn nhân là sự sáng tạo độc nhất trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
3. Mỗi Cơ-đốc nhân có một sứ mệnh đặc biệt và một mục đích, khải tượng của hôn nhân là hướng về phía trước, nó sẽ mang lại ý thức của sự trọn lành.
IV. LO LẮNG LIỆU MÀ HÔN NHÂN CỦA CÁC BẠN CÓ PHẢI LÀ CỦA CƠ-ĐỐC NHÂN HAY LÀ THẾ GIAN.
A. Đức Chúa Trời hành động thế nào trong hôn nhân của các bạn?
1. Đức Chúa Trời chỉ được sử dụng trong những vấn đề khó khan?
2. Có phải Đức Chúa Trời bị từ chối tất cả các ngày không?
3. Mức độ của hai bạn hướng đến Đức Chúa Trời cùng nhau thường xuyên như thế nào?
B. Đức Chúa Trời có thật sự nói trong quyết định của các bạn không?
1. Các bạn có đến với Đức Chúa Trời để cầu xin sự khôn ngoan trong mỗi quyết định?
2. Hay là các bạn quyết định và cầu xin Đức Chúa Trời dọn dẹp những lỗi lầm?
3. Các bạn có cách thức để nghe tiếng Đức Chúa Trời trong hôn nhân của các bạn?
4. Có phải nó được hoàn thành qua lời tiên tri ở bên trong lòng, qua lời khuyên của những người khác hoặc là một con đường nào khác?
C. Hôn nhân của các bạn có cố gắng cùng nhau để khám phá Đức Chúa Trời? Các bạn có chia sẻ bản tính của Ngài cùng nhau không?
D. Đức Chúa Trời cảm thấy như thế nào trong hôn nhân của các bạn?
1. Ngài có cảm thấy bị từ khước không?
2. Ngài có cảm thấy cô đơn không?
3. Ngài có thấy Ngài bị vô hình không?
4. Ngài có cảm thấy giống như Ngài bị sử dụng trong những tình huống cấp bách hay không?
5. Ngài có cảm thấy giống như Ngài chưa được tìm ra hoặc không cần đến không? Điều này có thể trong mối quan hệ cá nhân của của các bạn nhưng nên nhớ hôn nhân của các bạn là một sự thiết lập riêng biệt.
E. Mặt khác của vấn đề, là Đức Chúa Trời có cảm thấy như thế này:
1. Đức Chúa Trời có cảm thấy được gắn kết không?
2. Đức Chúa Trời có cảm thấy được khám phá không?
3. Đức Chúa Trời có cảm thấy gần gủi với cả hai bạn không?
4. Đức Chúa Trời có cảm thấy được muốn và được mời bởi các bạn không?
5. Đức Chúa Trời có cảm thấy được kết nối không? Mỗi người trong hôn nhân cần hỏi câu hỏi “Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào trong hôn nhân của tôi?”
Trả lời câu hỏi đó có thể cho các bạn một cách thức để khám phá hôn nhân Cơ-đốc nhân của các bạn nó thật hữu như thế nào.
Hãy nhìn vào bông trái và các bạn có thể xác định rõ những hạt giống. những bông trái hôn nhân của các bạn thì Cơ-đốc nhân nhiều hơn hay là ngoài đời?
Ma-thi-ơ 25 là câu chuyện của chiên và dê – Chúa Jesus sẽ định giá họ theo như những gì họ làm và không làm. Chiên là biểu hiện của những nhu cẩu của loài người, ngay cả điều họ không biết, đó là bản chất tự nhiên yêu và ban cho.
Những con dê thì không tốt và nó không đáp ứng lại được nhu cầu của loài người theo một cách tử tế.
Hành vi của các bạn phản ánh bản chất tự nhiên của mình. Điều này liên quan đến hôn nhân, chúng ta có thể có bản chất tự nhiên của Đức Chúa Trời bằng cách trực giác đáp ứng lại những nhu cầu của người phối ngẫu của mình và bằng cách cả hai người đáp ứng lại người thứ ba (Đức Chúa Trời) trong mối quan hệ. Hôn nhân của các bạn có cầu nguyện? Nếu hôn nhân của các bạn đang cầu nguyện, thì nó có giá trị và thừa nhận người thứ ba trong hôn nhân.
Hôn nhân của các bạn có thờ phượng Đức Chúa Trời? khi chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta kết nối với Ngài. Khi chúng ta kết nối với Ngài, chúng ta trở nên giống như Ngài.
Sự phước hạnh của việc có một hôn nhân Cơ-đốc nhân là chúng ta thừa hưởng những gì mà Đức Chúa Trời đã thiết kế và dự định ở trong vườn địa đàng, tam giác hôn nhân. ở trong vườn, Đức Chúa Trời có thể chơi với A-dam và Ê-va.
Vết sẹo tội lỗi. Chúa Jesus đến để cứu chuộc những gì Đức Chúa Trời đã dự định từ lúc ban đầu. Trong sự cứu chuộc và bởi những món quà của Đức Thánh Linh, chúng ta đều có quyền thừa hưởng tam giác hôn nhân của Cơ-đốc nhân mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta được có.
THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận sự tồn tại của hôn nhân thế gian trong Hội thánh tòan cầu. Có phải những lời giải thích hợp lý là tai sao tỉ lệ ly hôn hầu như bằng nhau cả hai bên không?
2. Thảo luận về bài học này ảnh hưởng đến đời sống của các bạn như thế nào và nó đã giúp ích gì về sự hiểu biết về hôn nhân của ba mẹ của các bạn, về hôn nhân của những người xung quanh các bạn như thế nào, và nếu các bạn đã kết hôn, của chính các bạn. Nếu các bạn đã trãi qua ly hôn hoặc ly thân, bài học này có giúp ích các bạn hiểu điều gì có thể đã sai không?
3. Hãy cầu nguyện cho nhau bởi vì mỗi người có thể cần phải điều chỉnh trong đời sống của họ và hôn nhân của họ. Hãy cầu nguyện cho ân sủng đến với tất các những cuộc hôn nhân trong nhà thờ để phản ánh chính xác hình ảnh của Đức Chúa Trời và của hôn nhân Cơ-đốc nhân thật sự.
TỰ HỌC
1. Đọc trong Ma-thi-ơ 25 và đặc biệt là câu chuyện của chiên và dê. Hãy viết một đoạn văn từ sự dạy dỗ và khúc Kinh thánh các bạn đọc, câu chuyện liên quan như thế nào cho mọi người trong hôn nhân và đối xử với nhau như thế nào.
2. Ghi ra năm câu hải đánh giá trong bài học này liên quan đến liệu mà hôn nhân của các bạn là của Cơ-đốc nhân hay là thế gian (phần D.) Nếu các bạn chưa kết hôn, trả lời xem liệu đây có liên quan đến gia đình mà các bạn đã lớn lên. Hãy viết một đoạn đáp ứng cho mỗi câu hỏi và lời cầu nguyện cho Đức Chúa Trời để giúp các bạn trong những lĩnh vực mà các bạn cần được lớn lên.
PHẦN 3: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN CHO NGƯỜI NGHÈO HƠN
LỜI GIỚI THIỆU
Ai muốn làm đầu thì hãy phục vụ: Mác 10:35-45
Bấy giờ, Gia-cơ và Giăng, hai con trai Xê-bê-đê, đến gần Ngài mà thưa rằng: Lạy thầy, chúng tôi muốn thầy làm thành điều chúng tôi sẽ xin.
Ngài hỏi rằng: Các ngươi muốn ta làm chi cho? Thưa rằng: Khi thầy được vinh hiển, xin cho chúng tôi một đứa ngồi bên hữu, một đứa bên tả.
Nhưng Đức Chúa Jêsus phán rằng: Các ngươi không biết điều mình xin. Các ngươi có uống được chén ta uống, và chịu được phép báp-têm ta chịu chăng?
Thưa rằng: Được. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Các ngươi sẽ uống chén ta uống, và sẽ chịu phép báp-têm ta chịu; nhưng chí như ngồi bên hữu và bên tả ta thì không phải tự ta cho được: Ấy là thuộc về người nào mà điều đó đã dành cho.
Mười sứ đồ kia nghe sự xin đó, thì giận Gia-cơ và Giăng. Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân. Song trong các ngươi không như vậy; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ; còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người. Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.
I. LÀM NGƯỜI CAI TRỊ, HOÀI BẢO VÀ HÔN NHÂN
A. Trong câu 43, Chúa Jesus nói rõ ràng rằng người nào muốn làm lớn thì không nên như vậy.
B. Chúa Jesus không quở trách hoài bảo, nhưng Ngài chỉ dẫn hướng đi cho hoài bảo.
C. Điều này bao gồm cả ngữ cảnh hôn nhân người phối ngẫu của một người.
D. Gia-cơ và Giăng đang tìm kiếm một vị trí, Chúa Jesus thấy thích thú xem họ đang xếp đặt vị trí.
E. Chúa Jesus đẩy lui ý định cai trị trên những người còn lại. Đây không phải là một đoạn Kinh thánh bị cô lập, đây là trọng tâm nhịp đập của Chúa Jesus.
II. AI LÀ LỚN NHẤT?
A. Khác nhau giữa con người là họ đề cao sứ mạnh của họ bằng cách nói rằng họ lớn hơn, giỏi hơn, thông minh hơn, cuốn hút hơn...
B. Khi các bạn muốn cai trị trên người khác, các bạn đã lấy sức mạnh của các bạn và đề cao nó, thay vì dùng sức mạnh của các bạn để phục vụ người khác.
C. Chúa Jesus cũng đã trả lời giống như vậy ở trong Mác 10 cho thấy đó là suy nghĩ của người thế gian.
D. Ngài làm cho toàn bộ suy nghĩ đó bị mất hiệu lực và nói rằng Cơ-đốc nhân không nên giống như vậy.
E. Chúa Jesus quở trách ý tưởng bởi vì bông trái của ý tưởng này gây tổn thương cho người khác người mà họ tin rằng họ tốt hơn cái người đang muốn cai trị họ.
F. Chúa Jesus một lần nữa dẫn các môn đồ đến ý tưởng về người đầy tớ. Ngài đặt Ngài ở trong vị trí đó.
G. Chúa Jesus từ khước toàn bộ ý tưởng hệ thống cấp bậc của thế gian.
III. NGỮ CẢNH LỊCH SỬ.
A. Người Giu-đa ở dưới quyền cai trị của người Rô-ma. Người Rô-ma có hệ thống cầm quyền, nên điều này đã ảnh hưởng các môn đồ.
B. Họ nhân thấy Chúa Jesus là một vị vua và họ bắt đầu nhận ý tưởng đó qua ý thức của người thế gian và cố gắng dành lợi ích từ hệ thống này.
C. Một vị trí ở trên những người khác, người này không thể bị tổn thương và tội lỗi của họ không bị phơi bày hoặc họ không bị chất vấn gì. Đó là một vị trí không xác thực, nên Chúa Ngài từ khước và quở trách.
D. Ngay cả trên thiên đàng, Cha, Con và Thánh Linh cũng không cai trị lẫn nhau, tại sao Đức Chúa Trời lại muốn mang ý tưởng đó đến thế gian.
E. Huyết của Chúa Jesus làm cho mọi người bằng nhau thế tại sao chúng ta lại tin rằng có người nào đó lại lớn hơn những người còn lại
IV. CHÚA GIÊ XU RỬA CHÂN CHO CÁC MÔN ĐỒ. (Giăng 13:1-17)
A. Chúa Jesus biết Ngài là ai và Ngài lớn hơn bất cứ ai khác trong phòng này.
B. Các môn đồ thật sự là rất hoang mang về hành động của Chúa Jesus bởi vì qua những công việc của Chúa Jesus, họ chắc hẳn đã có sự hiểu biết về vai trò của Ngài giống như người ngoại. Họ suy nghĩ rằng Chúa Jesus chắc hẳn sẽ trở thành vua và cai trị, lật đỗ Rô-ma và đưa ảnh hưởng của người Giuda vào trong thời kỳ mới.
C. Chúa Jesus đối kháng lại với ý tưởng đó bởi vì ý tưởng đó cần phải chết đi. Họ cần phải thấy Chúa Jesus và họ cần phải trở nên như Chúa Jesus. Hành động này hoàn toàn người lại hệ thống văn hóa cho các môn đồ.
D. Ý tưởng này cần được giết chết ở trong hội thánh và cũng như vậy cần được giết chết ở trong hôn nhân. Trong khi những ý tưởng này thì là rõ ràng trong lòng loài người, mà Chúa Jesus lại muốn giết chúng.
E. Chúa Jesus đã và đang lớn hơn hết nhưng Ngài vẫn chọn cách là phục vụ, ngay cả giúp chúng ra cầu xin với Đức Chúa Trời.
F. Suy nghĩ của một người sử dụng sức mạnh của họ để phục vụ là suy nghĩ của vương quốc Đức Chúa Trời chứ không phải là của loài người.
G. Chúa Jesus không cảm thấy không ai toàn về vị trí của Ngài, Ngài đang cố gắng để truyền đạt cho các môn đồ về sắp đặt vị trí.
H. Người không thấy an toàn muốn kiểm soát, mánh khóe, để cai trị trên gia đình của họ, hôn nhân, hội thánh và công việc của họ và ngay cả sử dụng những câu Kinh thánh để bào chữa cho họ.
I. Chúa Jesus quả quyết với họ rằng Ngài là chủ và thầy của họ và không có đầy tớ nào hơn chủ của mình. Những gì mà Chúa Jesus nói rõ ràng là “Ta lớn hơn các người nhưng ta phục vụ các ngươi, ta không thấy là không an toàn nhưng ta sử dùng sức lực, vị trí, và ân tứ của ta để phục vụ các ngươi. Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau.”
V. VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI NGƯỢC LẠI THẾ GIAN, CHÚC PHƯỚC CHO LỜI RỦA SẢ.
A. Người lớn hơn không bao giờ cầm quyền, lớn hơn thì phục vụ. Đây là nguyên tắc trong vượng quốc Đức Chúa Trời. Chúa Jesus nói chúng ta sẽ được phước nếu chúng ta làm điều này.
B. Chúa Jesus tiết lộ bí mật quan trọng của Vương Quốc Đức Chúa Trời gần đến sau cái chết của Ngài. Các bạn sẽ được phước khi các bạn làm điều này. Tấm lòng của người đầy tớ là một một đời sống được ban phước.
C. Một đời sống muốn kiểm soát và cầm quyền, lương lẹo thì không chỉ là đời sống thế gian mà còn là đời sống bị rủa sả. Đây là cái nhìn của tất cả mọi người bởi vì ai yếu hơn và thấp hơn, thì sẽ phục vụ các bạn, họ sẽ giúp các bạn đạt được gì đó.
D. Khi chúng ta cảm thấy an toàn trong Đức Chúa Trời, chúng ta có thể phục vụ và khi chúng ta phục vụ, chúng ta chắc chắn đảm bảo là được phước.
E. Ở trong hoàn cảnh hôn nhân, nếu các bạn nhận ra cách làm thế nào để phục vụ người phối ngẩu của các bạn, các bạn sẽ được phước khi các bạn phục vụ. Nếu các bạn cố gắng buộc người khác làm tất cả mọi thứ và cố gắng kiểm soát họ bằng tiền bạc, tình dục, hoặc một vài điều cưỡng ép khác, các bạn sẽ không thấy hạnh phúc. Bởi vì các bạn đang có cái nhìn của thế gian và chống nghịch lại vương quốc Đức Chúa Trời. Khi hạt giống là của thế gian, kết quả là thế gian. Khi hạt giống là của Chúa, thì kết quả là của Chúa và một đời sống được ban phước.
VI. LỜI DẠY DỖ CỦA PHI-E-RƠ VỀ HÔN NHÂN. (Phi-e-rơ 3:7)
A. Trong hoàn cảnh văn hóa này Phi-e-rơ đang viết về người nữ không có giá trị gì. Họ giống như là một đầy tớ hoặc một món tài sản.
B. Phi-e-rơ nói với người nam là hãy ân cần với vợ của họ, tôn trọng họ và xem họ giống như người đồng hành yếu hơn.
C. Người nam nên là đầy tớ thấp hơn trong nhà của họ. Họ có thể nhận được phước khi họ làm điều này.
D. Phi-e-rơ nói đây sẽ không có điều gì cản trở lời cầu nguyện của anh em nếu anh em làm theo những điều này.
E. Chúng ta là những đầy tớ trong tam giác hôn nhân. Chúa Jesus là Vua và điều tốt đẹp là Chúa Jesus tiếp tục phục vụ chúng ta trong tam giác hôn nhân.
VII. ĐIỀU NÀY CÓ NGHĨA GÌ KHI TRỞ NÊN NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU?
Ê-phê-sô 5:23 vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh.
A. Chúa Jesus không nói về người cầm quyền trên người nữ của thế gian.
B. Ngài đang nói về trở thành người đầy tớ đứng đầu, giống Chúa Jesus phục vụ Hội thánh, sử dụng sức mạnh của Ngài để phục vụ với một vị trí lớn lao.
C. Hãy trở nên giống Chúa Jesus, các bạn phải nhổ bỏ gốc rể của cách suy nghĩ của người thế gian, đặc biệt là với những người mà Chúa Jesus chỉ trích.
D. Nếu các bạn không có tam giác hôn nhân, các bạn sẽ vật lộn với suy nghĩ thế gian.
E. Nếu các bạn thấy sự phục vụ trong hôn nhân, các bạn sẽ thấy Chúa Jesus làm việc. Nếu một người vũ phu với vợ mình, giống như trong một vài nền văn hóa, không còn là phục vụ nữa.
F. Cố gắng phục vụ tối đa người phối ngẫu của mình mỗi ngày. Hôn nhân được kêu gọi làm đầy tớ, đây không phải vào một vị trí nhưng là sự sắp xếp để chúng ta có thể làm hình mẫu cho nhiều thế hệ.
THẢO LUẬN NHÓM
1. Tiến sĩ Weiss có ba bài học để thực hiện trong hôn nhân và ông chọn khía cạnh của người phục vụ của một trong ba bài. Hãy thảo luận xem chủ đề này liên quan như thế nào đến việc lạm dụng và có quan niệm sai lầm của nhiều người hiện tại đang làm phá hủy hôn nhân. Bao gồm những chủ đề là họ không biết, kiểm soát và lạm dụng Kinh thánh.
2. Thảo luận trong nhóm về đề tài của Tiến sĩ Weiss là tâm trí và cái nhìn của người ngoại không chỉ phá hủy, mà con mang đến một đời sống bị rủa sả. Cũng như vậy thảo luận về tâm trí của Đức Chúa Trời không chỉ mang đến sức khỏe mà còn sản sinh ra sự sống siêu nhiên.
3. Mỗi người trong nhóm chia sẽ về những bài học đã ảnh hưởng sự hiểu biết về hôn nhân của mình và mỗi người nói ra rõ ràng về khía cạnh nào đó của bài học mà đang thách thức mình nhất.
TỰ HỌC
1. Khi nói về cái nhìn của hệ thống cấp bậc văn hóa. Tiến sĩ Weiss đã miêu tả trong bài học này “Chúa Jesus quở trách ý tưởng đó bởi vì bông trái của ý tưởng này gây tổn thương người khác, người mà họ tin rằng họ tốt hơn người đang cố gắng kiểm soát họ.” Viết một đoạn văn nói về suy nghĩ, sử dụng ví dụ này và người khác, về cách Chúa Jesus đã đấy lui suy nghĩ sai lầm trong đời sống của chúng ta như thế nào và tại sao.
2. Đọc lại câu chuyện này trong ba đoạn kinh thánh khác nhau mà Tiến Sĩ Weiss đã sử dụng: Mác 10:35-45, Lu-ca 22:23-27, Giăng 13:1-17. Viết một đoạn văn về những đoạn Kinh thánh và sự dạy dỗ này đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết về hôn nhân của các bạn như thế nào.
3. Đọc lại hai đoạn Kinh thánh mà Tiến sĩ Doug sử dụng trong I Phi-e-rơ 3:7 và Ê-phê-sô 5:23. Miêu tả về cái nhìn của các bạn trước đây về vai trò và lãnh đạo của người nam trong hôn nhân. Viết về sự thay đổi cái nhìn của các bạn về hôn nhân như thế nào.
bottom of page