top of page
Hung Tran
Jul 30, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Bayless Conley)
Mục sư Bayless Conley đang quản nhiệm một Hội thánh hơn 5000 thành viên. Môn học nầy rất lý tưởng dành cho người mới tin Chúa. Các tín lý căn bản được trình bày rõ ràng, dễ hiểu. (Cottonwood Christain Center)
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
A1.1 Kinh Thánh Là Lời Của Đức Chúa Trời.
A1.2 Thần Tính Và Chức Vụ Của Chúa Jesus.
A1.3 Được Cứu Bởi Ân Điển Thông Qua Đức Tin.
A1.4 Thân Vị Và Công Việc Của Đức Thánh Linh.
A1.5 Sự Chữa Lành Từ Thiên Thượng.
A1.6 Các Lễ Nghi Cho Hội Thánh.
Phần 1: KINH THÁNH LÀ LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI
LỜI GIỚI THIỆU
Chữ Kinh Thánh có nghĩa là quyển sách. Nó gồm có 66 sách riêng biệt được trình bày dưới nhiều dạng văn chương như: thư tín, lịch sử, tường thuật, thi thơ, thi ca và thời kỳ tận thế nhưng cùng một chủ đề. Đức Chúa Trời đã biên soạn Kinh Thánh trong thời gian hơn 1500 năm - từ 1400 T.C. đến 100 S.C. Có 40 trước giả bao gồm những người chăn chiên, ngư dân, những chiến binh, những thầy tế lễ, các tiên tri, các vị vua, bác sĩ, học giả và quan tửu chánh. Một văn chương về lẽ thật đa dạng, ảnh hưởng đến từng thế hệ của mọi nền văn hóa, mọi quốc gia và bộ tộc, như vậy chỉ có thể kết lại với nhau bởi bàn tay của Đức Chúa Trời.
I. KINH THÁNH LÀ LỜI VÔ NGỘ (Không bao giời sai lầm) CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
II Ti-mô-thê 3:16, 17: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, để cho người của Đức Chúa Trời được trọn vẹn và được trang bị để làm mọi việc lành. Kinh Thánh được hà hơi bởi Đức Chúa Trời.”
A. Lời trong Kinh Thánh, cả Cựu Ước và Tân Ước đều đến từ Đức Chúa Trời (II Phi-e-rơ 1:20, 21).
“Kinh Thánh là chân thật, vì Kinh Thánh đến từ Đức Chúa Trời.” (Thi-thiên 19:8).
B. Kinh Thánh là quy tắc và là kim chỉ nam của chúng ta.
Kinh Thánh là cuốn sổ cá nhân của Đấng Chủ Tể chỉ dẫn cách sống và tận hưởng đời sống.
Trong những lời gởi cho Ti-mô-thê ở trên. Phao-lô nói Kinh Thánh rất hữu ích.
Vì Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, nên Kinh Thánh phải có uy quyền tuyện đối trên mọi vấn đề của chúng ta.
C. Kinh Thánh là quyển sách của ý tưởng của Đức Chúa Trời (Ê-sai 55:7-11).
Đức Chúa Trời và Lời Ngài là một (Giăng 1:1).
Đức Chúa Trời không hề thay đổi và Lời của Ngài cũng vậy (I Phi-e-rơ 1:24, 25; Thi- thiên 33:10, 11).
Lời của Đức Chúa Trời là hoàn hảo (Thi-thiên 12:6).
Lời Đức Chúa Trời đem đến những giải pháp cho tất cả mọi nan đề của đời sống.
D. Lời Chúa có quyền năng
Lời Chúa làm cho sự sống thuộc linh tăng trưởng (I Phi-e-rơ 2:2).
Lời Chúa làm chúng ta được tự do và trở nên môn đồ của Chúa Jêsus (Giăng 8:31, 32).
Lời Chúa tạo nên đức tin (Rô-ma 10:17).
Lời Chúa thay đổi sự suy nghĩ và gây ra một sự biến đổi trong đời sống chúng ta. (Rô-ma 12:1, 2).
E. Lời Chúa cung cấp mọi nhu cầu cho đời sống thuộc linh và sự phát triển như một Cơ-đốc nhân (Ma-thi-ơ 4:4).
Lời Chúa chứa đựng những lời hứa cho mọi điều chúng ta cần (I Phi-e-rơ 1:3, 4).
Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua Lời Chúa. Ngài cũng làm việc trong lòng và trí của chúng ta qua Lời của Ngài (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).
II. BA NGÔI: MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TỎ RA TRONG BA THÂN VỊ
A. Cơ-đốc nhân tin một Đức Chúa Trời.
“Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai.” (Phục-truyền 6:4; Ê-sai 43:10, 11; 44:8). Kinh Thánh tuyên bố rằng chỉ có một Đức Chúa Trời chân thật. Tất cả những thần và hình tượng khác là do sự lừa dối của sa-tan.
B. Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài trong ba thân vị riêng biệt.
“Từ buổi sáng thế Chúa phán: Chúng ta hãy” (Sáng-thế Ký 1:26). Đức Chúa Trời nói về chính mình qua thể số nhiều trong những lúc khác (Sáng-thế Ký 11:6, 7, Ê-sai 6:8).
Ba ngôi gồm: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh (Xem Ma-thi-ơ 28:19) “Khi Đức Chúa Jêsus chịu báp-têm, Đức Thánh Linh lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, lại có tiếng từ trời phán rằng: Ngươi là con yêu dấu của ta; đẹp lòng ta mọi đường.” (Lu-ca 3:22).
Chính lúc đó cả ba thân vị đều hiện đến và riêng biệt (II Cô-rinh-tô 13:13).
C. Kinh Thánh đề cập đến mỗi thân vị của Ba Ngôi là Đức Chúa Trời.
- Chúa Jêsus được gọi là Đức Chúa Trời (Giăng 1:1, 14; 14:6-11; Ê-sai 9:6).
- Đức Thánh Linh được gọi là Đức Chúa Trời, (Công-vụ 5:3, 4). Ba thân vị và vai trò riêng biệt tạo thành một Đấng thiêng liêng. Kinh Thánh khẳng định giáo lý nầy mà không giải thích chi tiết hay là nguyên nhân vì sao.
THẢO LUẬN NHÓM:
Chia thành mỗi nhóm 3 hay 4 người cùng thảo luận bài nầy.
Theo những câu Kinh Thánh sau đây, Lời Chúa có thể giúp bạn tăng trưởng thuộc linh như thế nào? Ê-phê-sô 6:11, 17; I Phi-e-rơ 2:2; Hê-bơ-rơ 5:12-14; Thi-thiên 119:105, 130; Gia-cơ 1:23-25.
Mỗi câu Kinh Thánh sau cho chúng ta biết điều gì về bản chất của Chúa Jêsus? Ngài có bình đẳng với Đức Chúa Trời không? Ma-thi-ơ 1:20-23 Tên Ngài nghĩa là gì? Giăng 1:1-5, 14; Ngài là... Phi-líp 2:5-11 Ngài có...
- Cầu nguyện cho nhau.
- Cảm tạ Chúa về Lời của Ngài.
- Xin Ngài giúp mỗi người lớn lên trong sự khôn ngoan thánh khiết qua Lời Ngài.
TỰ NGHIÊN CỨU
- Học thuộc lòng II Ti-mô-thê 3:16, 17
- Những tác giả Cựu Ước đã tin gì về Đức Chúa Trời và Lời của Ngài? (Dân-số ký 23:19; Thi-thiên 33:4; Phục-truyền 4:2-8).
- Luật pháp của Đức Chúa Trời. Châm-ngôn 30:5, 6
- Lời Chúa:
1. Chúa Jêsus và môn đồ Ngài tin tưởng gì về sự dạy dỗ của Ngài? Giăng 8:25-30 _ Lời Ngài là (Giăng 16:13-15) Đức Thánh Linh
2. Những trước giả Tân Ước tin gì về Đức Chúa Trời, Lời của Ngài và sự ghi chép của họ? Tít 1:2
. Chúa...Khải-huyền 22:18, 19
. Sự khải thị của Chúa Rô-ma 15:14
. Giáo lý Cựu Ước,
3. Bằng lời nói của mình, bạn hãy viết một đoạn văn theo ý bạn bày tỏ chính bạn tin gì về uy quyền của Kinh Thánh.
Phần 2: THẦN TÁNH CỦA CHÚA JÊSUS
SỨ MẠNG CỦA CHÚA JÊSUS
LỜI GIỚI THIỆU
Lập danh sách, đề mục hay từ ngữ mà bạn cho rằng những từ đó mô tả Chúa Jêsus trong Kinh Thánh. Nếu bạn không chắc chắn Kinh Thánh nói gì, viết vài từ mà bạn đã nghe người khác giới thiệu về Chúa Jêsus.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. THẦN TÁNH CỦA CHÚA JÊSUS
- Kinh Thánh cho biết Chúa Jêsus đã là Đức Chúa Con từ lâu trước khi Ngài được sanh ra bởi Trinh Nữ Ma-ri (ChCn 30:4; MiMk 5:2; Mat Mt 2:6).
- Đức Chúa Trời là Cha Chúa Jêsus, và Ngài được sinh ra bởi một người nữ đồng trinh (Mat Mt 1:18-25, LuLc 1:31-35).
- Chúa Jêsus hơn là một con người thiện hảo, một tiên tri, hay một nhà lãnh đạo. Ngài đã, đang và luôn luôn là: Con Đức Chúa Trời đời đời . “Chính Đức Chúa Trời tự mang lấy xác thịt loài người!” (GiGa 1:1, 2, 14).
Chúa Jêsus đã tự xưng nhận là Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus gọi chính Ngài bằng danh mà Đức Chúa Trời đã trao là “TA LÀ” (GiGa 8:57, 58; XuXh 3:13, 14).
Thần tánh của Chúa Jêsus là lẽ thật trọng tâm của Cơ-đốc giáo (GiGa 8:23, 24).
II. SỨ MẠNG CỦA CHÚA JÊSUS
Chúa Jêsus đã đến thế gian vì cớ loài người xa cách Đức Chúa Trời và ở trong tình trạng sa ngã, tội lỗi. Là con người, chúng ta hoàn toàn không thể tự cứu chính mình. Cơ-đốc giáo chính là Đức Chúa Trời đưa tay Ngài vươn xuống với con người. Đó là Đức Chúa Trời đồng hoá chính Ngài với loài người. Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người như trong hình trạng của chính Ngài. Ngài dựng nên loài người trong sạch và thánh khiết. Ngài cho họ sự tự do lựa chọn. (SaSt1:21-27). Tội lỗi đã phân rẽ con người khỏi Đức Chúa Trời. A-đam và Ê-va đã chết phần thuộc linh khi họ bất tuân Lời của Đức Chúa Trời (SaSt2:16, 17; 3:1-6;).
Tội lỗi của A-đam và Ê-va đã làm ảnh hưởng đến cả thế gian. Chúng ta đang sống trong một thế giới sa ngã. Loài người đã bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. (RoRm5:12). “Mọi người đều phạm tội và đang ở trong sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.” (RoRm 3:23, 19).
Đức Chúa Trời tạo ra loài người để tương giao với Ngài. Nhưng tội lỗi và sự nổi loạn đã phân cách con người ra khỏi Đức Chúa Trời. Vì thế Đức Chúa Trời đã định một con đường để phục hồi mối quan hệ đó.
“Chúa Jêsus đã đến thế gian phó mạng sống Ngài như một của lễ hy sinh cho loài người, vì vậy Ngài có thể đem chúng ta về với Đức Chúa Trời.” (ICo1Cr 15:21,22). Cách duy nhất để được cứu khỏi sự chết thuộc linh là được ở trong Đấng Christ. Chúng ta phải tin cậy Chúa Jêsus tha thứ tội lỗi cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tình trạng sa ngã. Đức Chúa Trời đã đặt tội lỗi chúng ta lên Chúa Jêsus. Ngài đã chết trên thập tự như một người thay thế để chúng ta có thể được đi tự do. (IICo 2Cr 5:17-21).
THẢO LUẬN NHÓM
Lập nhóm nhỏ từ ba đến bốn người để thảo luận. Chia xẻ ý tưởng của bạn từ phần giới thiệu. Những danh hiệu, tước vị hay từ ngữ nào trong bài học bạn sẽ thêm vào trong danh sách của bạn?
- Chúa Jêsus đã xưng nhận Ngài là gì trong những đoạn Kinh Thánh sau đây: GiGa 3:13-18; GiGa 4:25, 26; GiGa 5:18; GiGa 8:48-59; GiGa 14:6
- Những người tin Chúa đã xưng Chúa là gì trong những đoạn sau: GiGa 1:26-34; Cong Cv 4:8-12; CoCl 1:15-20; IPhi 1Pr 3:22
- Cầu nguyện cho nhau. Cảm tạ Đức Chúa Trời về Chúa Jêsus và về sự cứu chuộc của Ngài.
TỰ NGHIÊN CỨU
- Học thuộc lòng GiGa 1:1; Mỗi đoạn sau đây miêu tả về sứ mạng của Chúa Jêsus như thế nào? Mat Mt 20:28; LuLc 19:10; GiGa 5:30; 6:38; GiGa 10:10.
- Tóm tắt RoRm 5:6-8 bằng những lời.
Phần 3: SỰ CỨU CHUỘC BỞI ÂN ĐIỂN QUA ĐỨC TIN
THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST
LỜI GIỚI THIỆU
Tìm một người bạn và chia xẻ ý tưởng của bạn về những câu hỏi sau: Từ sự nhận xét của bạn, người ta thường đối diện với mặc cảm tội lỗi, với tội lỗi của họ như thế nào? Bạn tưởng tượng thiên đàng như thế nào?
DÀN Ý BÀI HỌC
I. SỰ CỨU CHUỘC BỞI ÂN ĐIỂN QUA ĐỨC TIN
ÔN LẠI:
- Theo RôRm 3:19, cả thế gian đều phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời. Tội lỗi phân rẽ con người khỏi Đức Chúa Trời, khiến chúng ta vô vọng trong việc tự cứu chính mình ra khỏi tội. Đức Chúa Trời đã cứu nhân loại bằng cách sai Con Ngài chịu chết vì tội lỗi của chúng ta. Không còn có cách nào khác để được cứu ngoài Chúa Jêsus. (GiGa 14:6; Công Cv 4:12).
- Chúa Jêsus cung cấp sự cứu chuộc bởi ân điển qua đức tin (Eph Ep 2:8, 9). Đức Chúa Trời ban Sự Cứu Chuộc. Bạn không thể kiếm được bằng cách nào khác. Không ai đủ tư cách vì không ai hoàn hảo cả (RoRm 3:23; Công Cv 10:1-6). - Mọi người được cứu rỗi nhờ tin vào Lời của Đức Chúa Trời (Công Cv 10:13, 14; RôRm10:1, I Cor1Cr 1:21).
- Chúng ta phải tiếp nhận sự cứu chuộc nhưng không của Đấng Christ.
- Sự ăn năn đi trước đức tin (Mac Mc 1:15; LuLc 24:46, 47). Chúa Jêsus muốn các Cơ-đốc nhân dạy dỗ 2 điều: Sự ăn năn và sự tha thứ tội lỗi (Công Cv 2:36-38).
. Sự ăn năn = Sự thay đổi bên trong của tấm lòng, kết quả là sự thay đổi cách ăn ở lộ ra bên ngoài.
. Đức tin thể hiện qua sự tuyên xưng (RoRm 10:9, 10; GiGa 3:3-5). Khi một người tuyên xưng đức tin mình trong Chúa Jêsus là Chúa Tể của chính mình, Đức Thánh Linh đổi mới tâm linh người đó. Kinh Thánh gọi điều này là được cứu hay là “Tái sanh.” Mỗi người đã được “Tái sanh” đều trở thành thuộc viên Hội thánh của Đấng Christ, cũng được gọi là Thân Thể Đấng Christ (Công Cv 2:47).
II. THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC
1. Địa ngục và những người sẽ ở đó:
- Ai chối bỏ Chúa Jêsus và món quà cứu chuộc nhưng không của Ngài sẽ đi đến địa ngục.
- Địa ngục được sắm sẵn cho ma quỷ và quỷ sứ nó, không phải cho con người (Mat Mt25:41).
- Địa ngục là nơi của lửa và sự đau đớn (LuLc 16:22-24). Không ai thoát khỏi địa ngục một khi đã đến đó. Không có sự thay đổi tâm trí sau khi chết.
- Địa ngục là nơi cầm giữ hồ lửa ((KhKh 20:10, 14, 15).
2. Thiên đàng và những người sẽ ở đó:
- Thiên đàng chờ đợi những người đã tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng của họ (Eph Ep 3:14,15; GiGa 3:16; LuLc 16:22-26).
III. SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐẤNG CHRIST
- Kinh Thánh tuyên bố “Hy vọng phước hạnh” Chúa Jêsus sẽ trở lại để nhóm họp tất cả dân sự của Ngài về thiên đàng (I Te1Tx 4:16-18; I Cor1Cr 15:51-53).
- Đấng Christ sẽ cai trị một ngàn năm (KhKh 19:11-16; 20:1-4). Vào thời kỳ cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ xây một trời mới và một đất mới. Cơ-đốc nhân sẽ sống với Chúa trong thế giới mới đó (KhKh 21:1, 10, 11, 21:21-27; và 22:1-7).
THẢO LUẬN NHÓM
Tạo một nhóm nhỏ từ ba đến bốn người để thảo luận bài học. Mỗi người chia xẻ ít nhất một ý kiến mà bài học đã tác động vào lòng và trí của mình.
Những câu Kinh Thánh nầy nói với chúng ta điều gì về đức tin? RôRm 10:17; GiGa 1:12; GiGa 3:6; HeDt 11:1-6.
Chuyện gì đã xảy ra với những người trong những ví dụ khi họ tin? Đức tin của họ đã dẫn dắt họ làm gì? Công Cv 2:36-47; Công Cv 8:4-13; Công Cv 16:22-34
Sứ đồ Phi-e-rơ đã nói gì về trời mới và đất mới ? (II Phi 2Pr 3:8-13)
- Cầu nguyện cho nhau. Cảm tạ Đức Chúa Trời về ơn cứu chuộc qua Chúa Jêsus, và lời hứa về sự sống đời đời với Ngài nơi trời mới, đất mới.
TỰ NGHIÊN CỨU
Học thuộc lòng Eph Ep 2:8, 9Theo GaGl 2:15, 16.
Làm thế nào để được xưng công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời? Trong GiGa 14:1-4 Chúa Jêsus đã hứa gì với môn đồ Ngài? Đọc KhKh 21:1-22:21. Kể ra một số điều kỳ diệu nơi trời mới và đất mới.
Phần 4: THÂN VỊ VÀ CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC THÁNH LINH
LỜI GIỚI THIỆU
Tập trung thành nhóm hai hay ba người và đọc lớn những phân đoạn sau đây: (GiGa14:15-21, 25, 26, 15:26, 16:7-15).
DÀN Ý BÀI HỌC
I. THÂN VỊ VÀ CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC THÁNH LINH
- Chúa Jêsus và các trước giả Tân Ước xem Đức Thánh Linh như một thân vị. Họ gọi Ngài là “Ngài”(He) và “Chúa”(Him), không bao giờ gọi là “nó”(it).
- Đức Thánh Linh là một thân vị. (GiGa 14:15-18, 26). Chúa Jêsus hứa ban Đức Thánh Linh ở cùng chúng ta và làm công việc của Đấng Christ. Ngài đã hứa đến với chúng ta qua Đức Thánh Linh. Ngài nói Thánh Linh sẽ đại diện cho Ngài và hành động thay Ngài.
Trong sứ điệp cuối cùng của Ngài cho môn đồ trước khi bị đóng đinh, Chúa Jêsus đã dạy về sự hiện đến của Đức Thánh Linh và chức vụ của Ngài. (Cong Cv16:7-16).
- Đức Thánh Linh sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, sự công bình và sự xét đoán. Đức Thánh Linh sẽ tỏ cho bạn những việc sẽ đến. Đức Thánh Linh sẽ hướng dẫn bạn.
- Đức Thánh Linh sẽ chia phần sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vào lòng bạn. Chúa Jêsus hứa Đức Thánh Linh sẽ ở trong bạn. Chúa Jêsus sống trong bạn qua Đức Thánh Linh (GiGa 14:17).
- Đức Thánh Linh làm cho một người sanh lại. Không ai được cứu mà không có Đức Thánh Linh sống trong họ. Chúa Jêsus không những nói đến sự tái sanh, mà cả sự báp-têm của Đức Thánh Linh hay là được đầy dẫy Đức Thánh Linh cũng trong lời hứa nầy.
II. BÁP-TÊM TRONG THÁNH LINH
- Báp-têm trong Thánh Linh là một kinh nghiệm sau sự cứu chuộc vốn đã dành sẵn cho mọi con cái của Đức Chúa Trời.
Chúa Jêsus đã dạy về hai kinh nghiệm về Đức Thánh Linh:
* Sự cứu chuộc (GiGa 4:13, 14). Công việc của Đức Thánh Linh trong sự cứu chuộc giống như một mạch nước. Ngài giữ gìn sự sống. Ngài sống trong lòng chúng ta, luôn hiện diện như là một nguồn cứu giúp.
* Báp-têm bằng Thánh Linh (GiGa 7:37, 39). Chúa Jêsus hứa một kinh nghiệm sẽ đến sau sự phục sinh và thăng thiên của Ngài. Ngài so sánh điều đó với những dòng sông nước. Đó là quyền lực siêu nhiên của Đức ThánhLinh tuôn chảy ra trong đời sống Cơ-đốc nhân. Ai khát sẽ được đầy tràn với cả mạch nước và các sông nước hằng sống của Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus cất đi tội lỗi của cả thế gian và Ngài cũng chịu báp-têm trong Đức Thánh Linh. Tôi tin cậy Chúa Jêsus để được Ngài cứu chuộc tôi và tôi cũng tin cậy Ngài trong côngviệc thứ hai của Ngài, là việc đổ đầy Đức Thánh Linh. Chúa Jêsus đã hứa về báp-têm Thánh Linh (Cong Cv 1:4, 5).
- Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm lời hứa nầy trong ngày Lễ Ngũ Tuần: (Công Cv 2:1-4). Đức Chúa Trời đến và ngự trong họ qua Đức Thánh Linh của Ngài.Năm ví dụ về báp-têm Thánh Linh trong sách Công vụ Lễ Ngũ Tuần (Cong Cv 2:1-4).
. Tại nhà Cọt-nây (Công Cv 10:44-46).
. Các môn đồ tại thành Ê-phê-sô (Công Cv 19:1, 2, 6).
. Người Sa-ma-ri (Công Cv 8:5, 12, 14-17).
. Sự trở lại đạo của Sau-lơ (Công Cv 9:17, 18; I Cor1Cr 14:18).
. Nói tiếng lạ minh chứng cho sự đổ đầy Đức Thánh Linh.
Tại sao nói tiếng lạ? Tôi đang nói chuyện với Đức Chúa Trời (ICo1Cr 14:2). Tôi đang tự gây dựng chính mình với quyền năng (I Cor1Cr 14:4).
. Những dấu hiệu khác của sự đầy dẫy Đức Thánh Linh: Quyền năng làm chứng (Công Cv 1:8).
. Sự dạn dĩ (Công Cv 4:8-13, 19:21).
. Ca hát và cảm tạ (Eph Ep 5:18, 19).
THẢO LUẬN NHÓM
- Lập một nhóm nhỏ ba đến bốn người để thảo luận bài nầy.
- Ôn lại những câu Kinh Thánh bạn đã đọc trong Phần Giới Thiệu của bài học.
Những lời hứa nào của Chúa Jêsus có liên hệ đến Đức Thánh Linh trong những đoạn này? GiGa 14:15-21; GiGa 14:25, 26; GiGa 15:26; GiGa 16:7-15.
Trong Cong Cv 1:4-8 Chúa Jêsus đã chỉ dẫn điều gì cho các môn đồ Ngài để nhận lãnh Đức Thánh Linh?
Những bước tiếp theo để nhận lãnh Đức Thánh Linh là gì? Sứ đồ (Cong Cv 1:4, 12, 13:2)Người Sa-ma-ri (Công Cv 8:12-17) Nhà Cọt-nây (Công Cv 10:1-3, 24-27, 44-46)12 người tại Ê-phê-sô (Công Cv 19:1-6)
TỰ NGHIÊN CỨU:
- Những câu Kinh Thánh ghi nhớ: GiGa 4:13, 14
Đức Thánh Linh có thể giúp bạn cầu nguyện như thế nào?
-Bạn nghĩ tại sao Chúa Jêsus thường gọi Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật? Là Đấng Mưu Luận?
- 3 bằng chứng của báp-têm Thánh Linh, mà Phi-e-rơ nói đã “thấy” và “nghe” trong ngày lễ Ngũ Tuần là gì? (Cong Cv 2:1-4).
Phần 5: SỰ CHỮA LÀNH THIÊN THƯỢNG
LỜI GIỚI THIỆU
Đọc những phân đoạn ghi lại sự chữa lành của Chúa Jêsus, ghi chú một vài yếu tố thường thấy giữa những sự kiện ấy (Mac Mc 7:31-35; LuLc 4:38-44; 5:12-16; 6:17-26; GiGa9:1-7).
DÀN Ý BÀI HỌC
I. LẼ THẬT VĨNH CỮU TỪ BÀI HỌC TRƯỚC
- Đức Chúa Trời ban Linh của Ngài cho những người tin để họ có quyền năng siêu nhiên, thiên thượng.
- Đức Chúa Trời trò chuyện với con người từ Linh của Ngài đến linh của chúng ta. Những ai cầu nguyện trong Thánh Linh trở nên nhạy cảm với tiếng nói của Đức Chúa Trời.
- Đức Thánh Linh giúp chúng ta cầu xin những điều mà chúng ta không hiểu hoặc gặp khó khăn khi chúng ta cầu xin (RoRm 8:26). Đức Thánh Linh ban cho chúng ta quyền năng để làm những dấu kỳ và phép lạ. Chúng ta nhận lãnh Đức Thánh Linh bởi: Sự đặt tay và Cầu xin.
- Chúa Jêsus nói chúng ta có thể nhận lãnh báp-têm bằng Đức Thánh Linh đơn giản qua lời cầu xin. (LuLc 11:9-13).
- Chúng ta phải tiếp tục ở trong sự đầy dẫy Đức Thánh Linh (Eph Ep5:18; ICo1Cr 14:14, 15). Chúng ta có thể và phải cầu nguyện trong Thánh Linh mỗi ngày.
II. SỰ CHỮA LÀNH THIÊN THƯỢNG
1. Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài là Đấng chữa lành cho dân sự Ngài (XuXh 15:23-26). Giê-hô-va Rapha = Đức Giê-hô-va Đấng chữa lành chúng ta. Ma-la-chi 3:16; “Ta là Đức Giê-hô-va, Ta không hề thay đổi”
2. Bản chất của Đức Chúa Trời là Đấng chữa lành.
- Ý định Đức Chúa Trời cho ai hầu việc Ngài là tiêu trừ các bịnh hoạn giữa vòng họ (XuXh 23:25, 26). Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa nầy trong suốt thời kỳ Cựu Ước. Đức Chúa Trời chữa lành cả thân thể lẫn linh hồn (Thi Tv 103:1-3).
- Hai điều thuận lợi của Chúa Giê-hô-va:
Sự tha thứ và Sự chữa lành
• Chúa Jêsus bày tỏ Đức Chúa Trời Đấng Chữa Lành qua chức vụ của Ngài. Chúa Jêsus là ý chỉ Đức Chúa Trời được bày tỏ. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời trong xác thịt. Ngài cũng chữa lành người bệnh như Đức Chúa Trời đã làm. Ngài chứng minh ý chỉ và bản chất của Đức Chúa Trời qua đời sống Ngài (GiGa 14:7-9). Chúa Jêsus đã chứng minh cho sự khao khát chữa lành của Đức Chúa Trời. Ngài đã chữa lành tất cả (Mat Mt 12:15).
• Ngài bày tỏ sự thương xót người bệnh bằng sự chữa lành (Mat Mt 14:13, 14).
• Ngài chữa lành cho tất cả những ai đến với Ngài (Mat Mt 14:35, 36).
• Ngài chữa tất cả loại bệnh tật (Mat Mt 15:30, 31).
• Ngài muốn chữa lành (Mat Mt 8:1-3).
Có phải ý định của Ngài ngày nay cũng vậy không? Kinh Thánh nói rằng: “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi”(HeDt 13:8). Chúa Jêsus đã chỉ định những người khác giúp Ngài chữa lành, 12 sứ đồ (Mat Mt 9:37, 38, 10:1). 70 môn đồ (LuLc 10:1; 10:8, 9;). Tất cả mọi người tin Ngài (Mac Mc 16:15, 16).
Chữa bệnh là dấu hiệu theo sau của tất cả người tin Ngài . Chúa Jêsus giao nhiệm vụ chữa lành cho tất cả tín đồ. Nếu chúng ta đặt tay lên người bệnh và cầu nguyện thì Chúa sẽ chữa lành. Hội thánh theo lời hướng dẫn của Chúa Jêsus để chữa lành.
Từ đầu đến cuối sách Công-vụ (gần 30 năm sau lễ Ngũ Tuần đầu tiên) chúng ta đã đọc về Đức Chúa Trời chữa lành cho con người. Ví dụ: Công-vụ 3, 5, 8, 9, 14…Các sứ đồ đã dạy mọi người chữa bệnh. Thật ra cầu nguyện cho người bệnh là một nghi lễ được thiết lập của Hội thánh (Gia Gc5:14-16).
Lời cầu nguyện bởi đức tin chữa lành người bệnh. Cầu nguyện cho người khác và mong đợi sự chữa lành. Sự chữa lành Thiên Thượng là một phần trong công việc cứu chuộc của Đấng Christ. Các tiên tri đã báo trước về sự chữa lành về thể chất và linh hồn Chúa Jêsus (EsIs 53:1-5). Các sách Phúc-âm ghi nhận Chúa Jêsus đã làm trọn vẹn những điều tiên đoán nầy (Mat Mt 8:16, 17). Đấng Christ đã đến để chết cho tội lỗi chúng ta và chịu đau đớn để chúng ta được chữa lành (IPhi 1Pr 2:24).
THẢO LUẬN NHÓM
- Tạo vòng tròn từ 3 đến 4 người để thảo luận bài học.
Xem lại đoạn cuối của dàn bài không gồm trong băng Video (điểm 6) bằng cách đọc và thảo luận.
- So sánh những cách thức được sử dụng để chữa bệnh trong những phân đoạn sau:
Những sự kiện gì đã dẫn đến mỗi sự chữa lành? IIVua 2V 5:1-14; Mac Mc 8:22-25; Cong Cv 19:11,12; IIVua 2V 20:1-7; LuLc 8:40-56.
Những cản trở gì trong việc chữa lành được ghi chú trong những phân đoạn sau? EsIs 5:13; OsHs 4:6Mac Mc 6:4-6ChCn 28:13; XuXh 23:24-26; Mac Mc 11:25
- Cầu nguyện cho những nhu cầu cụ thể nếu chữa lành là cần thiết trong nhóm của bạn.
TỰ NGHIÊN CỨU
Học thuộc lòng EsIs 53:4, 5.
Tại sao Chúa Jêsus chọn lựa để chữa lành cho con người trong
những phân đoạn sau? Mat Mt 9:22Mat Mt 14:14; GiGa 9:1-7
Phần 6: NGHI LỄ HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU
- Nghi lễ là một hình thức được quy định, như là một nghi thức tôn giáo. Chúa Jêsus đã ban những nghi lễ cho Hội thánh, không như những nghi thức hay luật lệ nhưng là cách thức giúp chúng ta hành động theo đức tin của chúng ta. Mỗi nghi lễ là một sự minh chứng thuộc thể và một ân điển thuộc linh.
- Trong bữa ăn cuối cùng trước khi bị đóng đinh, Chúa Jêsus đã ban cho môn đồ Ngài một nghi lễ để ghi nhớ (đọc Mat Mt 26:26-29). Những yếu tố thuộc thể nào Chúa Jêsus đã dùng để đại diện cho sự kiện thuộc linh về sự tha thứ qua thập tự?
DÀN Ý BÀI HỌC
I. BÁP-TÊM BẰNG NƯỚC
- Chúa Jêsus truyền dạy phải làm lễ báp-têm cho người tin Ngài (Mat Mt 28:18, 19; MacMc 16:15, 16).
- Các sứ đồ truyền dạy làm báp-têm cho người tin Chúa (Cong Cv 2:38).
• Báp-têm dành cho những người tin Chúa (Công Cv 8:5, 12, 35-38). Bạn phải tin Chúa trước khi chịu báp-têm.
• Phép báp-têm là một sự chứng minh bên ngoài cho đức tin bên trong. Trong phép báp-têm, tín hữu được liên hiệp với Đấng Christ. Khi tôi chịu báp-têm, tôi chứng minh những gì Đấng Christ đã làm cho tôi trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài (RoRm 6:3-6). Tôi đang chết đối với tội lỗi. Tôi được chôn như Đấng Christ, tôi được sống lại trong quyền năng Thánh Linh. Khi tôi chịu báp-têm, tôi công bố rằng tôi là một người mới trong Đấng Christ.
- Phép báp-têm là sự dầm mình xuống nước cho những người đã tin. Từ Hy-lạp sử dụng trong Tân Ước có nghĩa là nhúng xuống hay là ngâm xuống nước. Vì phép báp-têm tượng trưng cho sự chôn nên chúng ta không tưới nước nhưng hoàn toàn trầm mình xuống nước. Khi một người chết được chôn họ được đặt hoàn toàn bên dưới đất. Nó tương tự như làm báp-têm trong nước.
Qua báp-têm bằng nước, người tín hữu công bố đời sống cũ tội lỗi của anh ta đã chết và anh ấy có một đời sống mới với Đấng Christ. Bởi vì báp-têm công bố đức tin của một con người trong Đấng Christ. Chúng ta không làm báp-têm cho con trẻ. Để được làm báp-têm mỗi người phải có một quyết định có ý thức để theo Đấng Christ. Một đứa trẻ phải đủ lớn để hiểu quyết định đó để thực hiện.
II. SỰ XỨC DẦU
- Môn đồ Chúa Jêsus xức dầu cho người bệnh để họ được chữa lành (Mac Mc 6:12, 13). Những trưởng lão trong Hội thánh phải xức dầu để chữa lành cho người bệnh (Gia Gc5:14, 15).
CHI CHÚ:
Quyền năng đức tin mang sự chữa bệnh, không phải là dầu. Dầu là biểu tượng của: Công việc của Đức Thánh Linh trong sự chữa lành. Sự cống hiến và dâng hiến cho Đức Chúa Trời .
III. TIỆC THÁNH
Khi chúng ta dự phần trong Tiệc Thánh, chúng ta công bố điều Chúa đã làm cho chúng ta qua sự chết của Ngài. Chúng ta đang minh chứng ra ngoài một đức tin bên trong .(ICo1Cr 11:23-30).
Rượu hay nước nho tượng trưng cho huyết của Đấng Christ đã đổ ra làm sạch chúng ta khỏi tội lỗi, và chu cấp sự cứu chuộc cho linh hồn chúng ta.
Bánh tượng trưng cho thân thể Ngài đã vỡ ra để cung cấp sự chữa lành cho chúng ta (IPhi 1Pr 2:24, EsIs 53:5).
- Chúng ta phải dự phần cách xứng đáng, nhận thức rõ ràng thân thể của Ngài, vì chúng ta được chữa lành bởi những lằn roi Ngài chịu. Tiệc Thánh làm hiệp một Hội thánh, là thân thể của Đấng Christ. Bánh cũng tượng trưng cho một thân thể của Đấng Christ. Thân thể của Đấng Christ là một, dù cho có nhiều dân tộc khác nhau từ các nền văn hóa, nếp sống, ngôn ngữ, và bộ tộc (ICo1Cr 11:26). Chúng ta có thể chọn bao lâu nên dự Tiệc Thánh tùy mình miễn là chúng ta ghi nhớ và tôn kính Đấng Christ khi dự lễ Tiệc Thánh (ICo1Cr 10:16, 17)
IV. SỰ ĐẶT TAY
Sự đặt tay được gọi là một tín lý nền tảng của Đấng Christ (HeDt 6:1, 2). Kinh Thánh đưa ra 5 lý do cho sự đặt tay:
1. Cho việc chữa lành (LuLc 4:40; Mac Mc 16:17, 18).
2. Cho việc nhận lãnh Đức Thánh Linh (Cong Cv 8:14-17; 19:1, 2, 6;).
3. Để lãnh một chức vụ; biệt riêng cho một nhiệm vụ đặc biệt (Cong Cv 6:2-6).
4. Để phong chức mục sư (ITi1Tm 4:14).
5. Những ân tứ Đức Thánh Linh có thể được chuyển giao (tùy theo ý muốn của Đức Thánh Linh) để thi hành chức vụ qua sự đặt tay.
Khi chúng ta đặt tay lên một người nào để phong chức, chúng ta xác nhận một sự được sự kêu gọi bởi Đức Chúa Trời, không phải tạo ra một sự kêu gọi mới. Nếu một người không nhận biết và minh chứng sự kêu gọi cho đời sống chức vụ, thì dù đặt tayvà phong chức cho người ấy cũng vô ích mà thôi.
Để chuyển giao phước lành (Mac Mc 10:13-16). Mặc dù chúng không làm báp-têm cho trẻ em, nhưng chúng ta dâng chúng cho Đức Chúa Trời và đặt tay lên để chúc phước cho chúng nó.
THẢO LUẬN NHÓM
Theo RoRm 6:1-14 những thay đổi nào trong đời sống một người được minh họa bởi báp-têm? Trong ICo1Cr 11:23-29, Phao-lô đưa ra lời khuyên nào cho những tín hữu về lễ Tiệc Thánh? Cầu nguyện cho nhau.
TỰ KIỂM TRA:
Học thuộc lòng câu gốc: RoRm 6:4
Trong những phân đoạn sau của Cựu Ước, sự đặt tay biểu hiện ý nghĩa gì? SaSt 48:8-15Dan Ds 27:22, 23IIVua 2V 13:14-17.
Theo bạn tại sao Đức Chúa Trời thiết lập một trong bốn nghi lễ nầy cho Hội thánh? Trình bày một lý do hay mục đích cho mỗi nghi lễ.
bottom of page