top of page
    ISOM CẤP 1 - Ngợi Khen Và Thờ Phượng
    (Praise And Worship)

Hung Tran

Jul 27, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Lamar Boschman)



Tiến sĩ Lamar Boschman, ông là tác giả của các sách về Sự Thờ Phượng có số bán nhiều nhất: The Rebirth of Music, A Passion for His Presence and Future Worship. Ông là khoa trưởng của viện International Worship và đã điều khiển nhiều ca đoàn thờ phượng ghi âm trong băng dĩa Integrity Music. Ông còn viết nhạc và huấn luyện người thờ phượng và người điều khiển thờ phượng. Môn học nầy đã thay đổi cuộc đời của biết bao học viên giúp họ đến gần với Chúa trong sự thờ phượng.

(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

A4.1 Sự Ưu Thế - Mục Tiêu Và Cách Thức Thờ Phượng.

A4.2 Vai Trò Của Âm Nhạc Trong Nước Đức Chúa Trời.

A4.3 Ý Nghĩa Của Bài Ca Mới.

A4.4 Trách Nhiệm Của Người Thờ Phượng Chúa.

A4.5 Làm Sao Để Trở Thành Người Thờ Phượng Chúa.





 




Phần 1: QUYỀN ƯU TIÊN, MỤC ĐÍCH VÀ CÁCH THỨC CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta sẽ khám phá sự thờ phượng quan trọng như thế nào đối với Chúa, và trách nhiệm mà mỗi Cơ-đốc nhân phải đặt nó làm ưu tiên trong đời sống mình. Sau đó chúng ta có thể trả lời hai câu hỏi “Tại sao chúng ta phải thờ phượng Chúa?”“Thờ phượng Chúa là gì?”


DÀN Ý BÀI HỌC


I. SỰ ƯU TIÊN CỦA VIỆC THỜ PHƯỢNG CHÚA:


1. Thờ phượng có vị trí ưu tiên trong Kinh Thánh. KhKh 14:7 chép rằng: “… HÃY KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI, VÀ DÂNG VINH HIỂN CHO NGÀI; vì giờ phán xét của Ngài đã đến; hãy THỜ PHƯỢNG Đấng dựng nên trời đất…”

2. Nhiệm vụ tối cao của tất cả tạo vật, bao gồm cả con người, từ ban đầu cho đến đời đời là thờ phượng Đấng Tạo Hóa. Chúa Jêsus phán rằng tất cả các tạo vật có bổn phận phải thờ phượng Chúa.

3. Mat Mt 4:10 có chép rằng: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.” Thờ phượng là điều ưu tiên trong Hội thánh. Thờ phượng chính là điều ưu tiên hàng đầu trong Hội thánh, bởi vì chính Chúa phải là ưu tiên một trong Hội thánh Ngài. Tất cả những hình thức khác sẽ là tôn thờ hình tượng, nghĩa là đặt người nào đó hoặc vật gì đó lên trên chính Chúa.

Điều ưu tiên nhất của Hội thánh là tán dương, cái đầu của mình, Ngài chính là đầu Hội thánh.

“Anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, HẦU CHO ANH EM RAO GIẢNG LỜI NGỢI KHEN ĐẤNG đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài.” (IPhi 1Pr 2:9).

Trong Sáng-thế ký, A-đam đã sa ngã khi ông không thờ phượng Đức Chúa Trời. Và sách Khải-huyền cho thấy tất cả lịch sử kết thúc trong một sự thờ phượng Chúa đời đời trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời vinh hiển của chúng ta. A.W.Tozer, trong cuốn sách nhỏ có tựa đề Thờ Phượng: Viên Ngọc Bị Mất của Hội Thánh Tin Lành, đã nói rằng mục đích của Đức Chúa Trời ban Con Một Ngài xuống thế gian, chịu chết, sống lại và ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, là để “Ngài có thể hoàn trả lại viên ngọc bị đánh mất cho chúng ta, đó là viên ngọc của sự thờ phượng, để chúng ta có thể quay lại cùng Chúa, học làm lại công việc ban đầu mà chúng ta đã được dựng nên để làm đó là: thờ phượng Chúa trong sự thánh khiết, đó là mục đích Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người chúng ta. Chúng ta nên để thì giờ trong sự chiêm ngưỡng sự diệu kỳ lạ lùng của Chúa, cảm nhận và bày tỏ điều đó cho mọi người. Điều đầu tiên, chúng ta ở đây là để làm người thờ phượng Chúa, và sau đó chúng ta mới là hầu việc Ngài. Chúa Jêsus đã dành ưu tiên cho việc thờ phượng.”

1. Mat Mt 22:26-38 chép như vầy: “…Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà kính mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết.” Thờ phượng là điều răn đầu tiên và là mạng lệnh lớn nhất trong giao ước mới, và đó cũng là điều răn đầu tiên trong luật pháp Môi-se thời Cựu Ước. Lời kêu gọi thờ phượng đã đặt sự thờ phượng là điều ưu tiên hàng đầu trên khắp cõi vũ trụ. Đó là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tín hữu trong mỗi trong dân tộc.“Lạy Chúa, ai là kẻ không kính sợ Chúa và không ngợi khen danh Ngài? Vì một mình Ngài là thánh, mọi dân tộc sẽ đến thờ lạy trước mặt Ngài, vì các sự đoán xét Ngài đã được tỏ ra.” (KhKh 15:4).

2. Trong lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta thờ phượng Ngài phán rằng: Khi các ngươi cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha (chúng con ở trên trời)! Danh Cha được tôn thánh (LuLc 11:2). Trước khi chúng ta cầu xin Chúa, chúng ta phải thờ phượng Ngài. Chúng ta thờ phượng Chúa không phải vì “những gì” Ngài có thể làm cho chúng ta, nhưng vì chính Ngài là Đấng đáng được tôn thờ.


II. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG CHÚA.


Tại sao chúng ta phải thờ phượng Chúa? Bởi vì Chúa chính là Đấng Tạo Hóa. Ngài xứng đáng cho chúng ta thờ phượng Ngài vì là Đấng siêu nhiên, độc nhất vô nhị và thánh khiết, vô cùng. Bởi những việc lớn Ngài đã làm trên đời sống chúng ta. Ngài tạo dựng chúng ta, vì thế chúng ta tôn thờ Chúa. Ngài là Đấng cứu chuộc chúng ta, do đó chúng ta phải tôn thờ Ngài. Để vâng theo mạng lệnh của Cha chúng ta ở trên trời. “… những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha, ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.” (GiGa 4:23).

Để ca ngợi và làm vinh hiển Chúa. Thờ phượng Chúa không phải vì chúng ta, nhưng là một thái độ từ bỏ mình và hướng về Chúa. Vì chính Chúa mà chúng ta thờ phượng. Chúng ta đừng thờ phượng Chúa vì vui hưởng những cảm xúc nhất thời, cũng đừng vì làm điều đó để chúng ta cảm thấy dễ chịu. Chúng ta thờ phượng Chúa để làm đẹp lòng Ngài. Chúng ta không thờ phượng Chúa để được hưởng lợi.

Động cơ thúc đẩy chúng ta thờ phượng Chúa cao hơn điều đó rất nhiều. Sự thờ phượng thật là sự thờ phượng không phải nhằm phục vụ cho bản thân hoặc tự xu hướng về chính mình. Chỉ vì chúng ta yêu Chúa. Chính Ngài có ý nghĩa rất lớn với đời sống chúng ta. Tấm lòng chúng ta chứa đầy lòng kính yêu Chúa, sự tôn vinh và tán tụng cho danh Ngài. Vì công việc của Chúa đã bày tỏ trên đất. Vì những biến cố của Đấng Christ (sự chết, sự sống lại và sự tái lâm của Chúa trong tương lai) mà chúng ta thờ phượngNgài. Để đến gần Chúa hơn.

a. Trong sự ngợi khen, tôn vinh Chúa, chúng ta nhận được sự hiện diện của Ngài.

b. Thi-thiên100: 2, 4 có chép rằng: “Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài... hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài.”

c. Thi Tv 22:3: “Còn Chúa là Thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự khen ngợi của Y-sơ-ra-ên.”


III. HÌNH ẢNH CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG


A. Thờ phượng là …Hiến dâng cho Chúa. Chúng ta nhóm lại không phải để nhận lãnh, nhưng để hiến dâng.

Chúa chính là ý nghĩa trong sự thờ phượng của chúng ta. Sự thờ phượng dành cho Đức Chúa Trời chứ không phải cho con người. Xưng nhận Chúa là ai. Công bố và ca ngợi Danh Ngài với một thái độ thờ phượng Chúa, chúng ta ca ngợi và tán dương Ngài trước đôi mắt và đôi tai của loài người và thiên sứ. Là thái độ của tấm lòng: thái độ đó bày tỏ sự tôn vinh, ngợi khen và cảm tạ Chúa. Thể hiện lòng kính yêu Chúa. Thờ phượng là sự đáp ứng của tình yêu trong mối tương giao mật thiết của chúng ta với Ngài. Là sự rao giảng và thực thi các công việc của Chúa Jêsus. Thờ phượng bao gồm cả cảm xúc chủ quan lẫn hành động khách quan. Đó không phải là cảm xúc không thể diễn tả được hay là một sự hình thức bề ngoài trống rỗng. Là sự tương giao giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài.

B. Sự thờ phượng không phải là …Âm nhạc.

Âm nhạc tự nó không phải là sự thờ phượng. Các kỹ năng về âm nhạc và những điều thuộc về âm nhạc không phải là những kỹ năng thờ phượng và các phương tiện thờ phượng không chỉ là các nhạc khí. Sự thờ phượng thật không có tính máy móc và tẻ nhạt. Nhịp điệu của âm nhạc không phải là tiêu chuẩn của sự thờ phượng. Chính tấm lòng sẽ quyết định bài hát đó dùng để thờ phượng hay không, điều đó không liên quan đến thể loại nhạc. Ngợi khen. Sự ngợi khen là của lễ hy sinh của đức tin. Sự ngợi khen là một của lễ dâng lên cho Chúa, nhưng không có của lễ hy sinh trong sự thờ phượng. Sự thờ phượng Chúa được dựa trên tình yêu. Cảm tạ và ngợi khen thường đặt nền tảng trên các công việc Đấng Christ đã làm cho chúng ta, nhưng thờ phượng Chúa thì luôn luôn được đặt nền tảng trên chính mình Ngài.


IV. ĐẶC TÍNH CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG


Thờ phượng là…Kết quả của sự sáng tạo. Vì chúng ta được sáng tạo nên, chúng ta thờ phượng Đấng đã tạo nên mình. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có khuynh hướng thờ phượng một người nào hoặc một vật nào đó, vì Đức Chúa Trời đã tạo nên chúng ta có lòng khao khát và hướng tới sự thờ phượng. Chỉ dành cho một mình Đức Chúa Trời. Điều đó không phải vì lợi ích của chúngta hay vì chúng ta chưa được cứu rỗi trong Danh Chúa Jêsus.

Nhưng thờ phượng là biểu hiện thiết thực nhất của sự phục vụ Chúa. Chính sự thờ phượng xoay quanh chính thân vị Ngài chứ không phải là công việc mà Ngài đã thực hiện trên chúng ta. Chúng ta thờ phượng Chúa vì “Ngài là ai”, chứ không chỉ vì “Ngài đã làm gì”. Là một cách sống. Chúng ta thờ phượng đơn giản bởi vì chúng ta là những kẻ thờ phượng. Là kết quả của sự tái sanh. Bây giờ, chúng ta là đền thờ của Đức Thánh Linh, là nơi sự thờ phượng xảy ra đều đặn cho dù chúng ta đang ở bất cứ nơi nào. Thờ phượng không phải là công việc người khác làm thay cho chúng ta. Những mục sư hoặc những người hướng dẫn trong việc thờ phượng không phải là những vị đại diện thờ phượng thay cho chúng ta. Sự thờ phượng phải được thực hiện cách cá nhân và riêng tư.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận theo từng nhóm 3 đến 4 người. Những sự hiểu lầm nào về sự thờ phượng đã được hiệu chỉnh trong bài học này? Chúa Jêsus đã xem sự thờ phượng là như thế nào trong lời cầu nguyện của Ngài? Liệt kê những công việc ưu tiêu hàng đầu trong Hội thánh ngày nay và so sánh lượng thời gian mà chúng ta dành cho những việc đó với sự thờ phượng.


TỰ NGHIÊN CỨU


Học thuộc lòng I Phi 1Pr 2:9; Liệt kê ba lý do tại sao việc thờ phượng chiếm một vị trí quan trọng trong Hội thánh. Đưa ra hai lý do tại sao chúng ta phải thờ phượng Chúa 4. Hãy đưa ra một vài cách mà bạn có thể làm cho sự thờ phượng là một cách sống của bạn (đọc RoRm 12:1-2).





 




Phần 2: VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG NƯỚC ĐỨC CHÚA TRỜI


LỜI GIỚI THIỆU


Mục đích của âm nhạc trong Nước Trời là gì? Vai trò của các nhạc sĩ trong Nước Trời, là nước được cai trị bởi Đấng sáng tạo vũ trụ là gì? Chúng ta sẽ khám phá những nguyên tắc vận hành trong Vương Quốc của Chúa qua âm nhạc và những kết quả siêu nhiên mà âm nhạc của Ngài mang lại.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. CÔNG VIỆC CỦA ÂM NHẠC


Việc sử dụng âm nhạc trong Nước của Đức Chúa Trời phù hợp với Kinh Thánh.

1. ISu1Sb 15:16 “Đa-vít truyền cho các trưởng tộc người Lê-vi; hãy cắt trong anh em họ những người hát xướng, cầm các thứ nhạc khí, ống quyển, đàn cầm, chập chỏa để cất tiếng vui mừng vang rền lên.” Việc sử dụng âm nhạc là một chức vụ được Đức Chúa Trời truyền lại.

II Su 2Sb 29:25 “Vua đặt người Lê-vi ở trong đền Đức Giê-hô-va cầm chập chỏa, đàn cầm, đàn sắt tùy theo lệ định của Đa-vít, của Gát, là đấng tiên kiến của vua, và của tiên tri Na-than; vì lệ định ấy do nơi Đức Giê-hô-va cậy các đấng tiên tri Ngài mà dạy bảo.”

Thi Tv 81:1-2 “Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực của chúng ta; Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Gia cốp. Hãy hát xướng và nổi tiếng trống cơm, đàn cầm êm dịu với đàn sắt.”


II. VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG NƯỚC TRỜI LÀ…ÂM NHẠC QUYỀN NĂNG


1. Quyền năng siêu nhiên trong sự hiện diện của Chúa được Ngài bày tỏ trong âm nhạc Ngài truyền lại.

2. Chúa tràn ngập sự ngợi khen và thờ phượng bằng chính sự hiện diện của Ngài. Thi Tv22:3 “Còn Chúa là Thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự khen ngợi của Y-sơ-ra-ên.”

. Ngự (yashab hay yaw-shab) có một số nghĩa như sau: ngồi xuống, cư ngụ, ở lại, ở: trong bản KJV: (make to) ở cùng(-ing), tiếp tục, cư ngụ (-ing), ở, bám vào, cư trú, giữ (house), lurking, ở lại, quay lại, ngồi xuống.

. Ngợi khen (tehillah hay the-hil-law) có một số nghĩa như sau: sự tán dương; đặc biệt (cụ thề): một bài hát -KJV-có nghĩa là ngợi khen. Vai trò của âm nhạc đối với các nhà tiên tri II Vua 2V 3:14-15 “Ê-li-sê bèn nói: …nhưng bây giờ, hãy đem đến cho tôi một người khảy đàn. Trong lúc người đó khảy đàn thì tay của Đức Giê-hô-va ở trên Ê-li-sê.” Người chơi đàn: nagan (naw-gan); có nguồn gốc cổ xưa, chơi đúng cách, khảy đàn, i.e. búng vào dây đàn bằng những ngón tay, đặc biệt là chơi trên nhạc cụ dây, do đó (nói chung), tạo nên âm nhạc: theo KJV: chơi nhạc cụ, hát với đàn dây, có giai điệu, người chơi đàn. Khi những nhạc sĩ của Nước Trời bắt đầu khảy đàn thì quyền năng và sự dẫn dắt của Đấng Tự Hữu-Hằng Hữu ngự trên Ê-li-sê. Khi những nhạc sĩ của Nước Trời bắt đầu khảy đàn thì Đức Chúa Trời hành động. Họ đã đánh những bản nhạc gì để tạo ra sự gặp gỡ một cách thình lình với Chúa? Vai trò của âm nhạc đối với các nhà tiên tri (ISu1Sb 25:1-7). Vai trò của âm nhạc trong chiến trận Quân thù bị thất bại khi các nhạc sĩ của Chúa ngợi khen (Gios Gs 6:20).

Đức Chúa Trời chiến trận cho dân Ngài (IISu 2Sb 20:22). Ví dụ của hội Shiloh Christian Fellowship, Oakland, California. Những điều kỳ diệu xảy ra khi chúng ta thờ phượng Chúa bởi vì sự hiện diện của Chúa được bày tỏ (Công Cv 16:25-30). Vai trò trong sự giải cứu Giải cứu khỏi những ác thần (ISa1Sm 16:23). Tôi thấy ma quỷ lìa khỏi người ta khi tôi khảy đàn ngợi khen và thờ phượng Chúa tại Cordoba, Argentina và Puerto Vallarta, Mexico.

Một giòng sông của Thánh Linh. Chúa Thánh Linh chính là thần linh âm nhạc. Ngài ca hát và khảy đàn thông qua con người. Thông qua Đa-vít. (IISa 2Sm 23:1-2). Thông qua Cơ-đốc nhân. (Eph Ep 5:18-20). Các nhạc sĩ trong Nước Trời là những ống cửa dẫn nước có khả năng thuộc linh để đem đến sự tràn ngập giòng sông Thánh Linh và sự hiện diện của Chúa. Vai trò của âm nhạc trong sự hiện diện của Chúa.

- Khi các nhạc sĩ Nước Trời khảy đàn thì những phép lạ siêu nhiên, những dấu lạ, và những điều kỳ diệu đã xảy ra (IISu 2Sb 5:12-14)

- Khi những nhạc sĩ Nước Trời gảy đàn và ca hát, họ đã biểu hiện một công việc siêu nhiên thiên thượng. KhKh 5:8-14; KhKh 14:2-3; KhKh 15:2-3. Chú ý: Trong Kinh Thánh không đề cập đến sự có mặt của các nhạc cụ trong địa ngục. Chỉ trên thiên đàng, trong sự hiện diện của Chúa, mới có những nhạc cụ và sự ca hát. Thiên đàng là nơi của vui vẻ.


III. VAI TRÒ ÂM NHẠC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY LỜI CHÚA


1. CoCl 3:16 “Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh thơ thánh bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời.”

2. Những nhạc sĩ Nước Trời đọc và suy gẫm lời Chúa. Khi họ hầu việc thì âm nhạc của họ được đầy dẫy lời Chúa, chứa đựng đầy dẫy chân lý và những nguyên tắc của Nước Trời.


IV. VAI TRÒ ÂM NHẠC TRONG VIỆC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM


1. IISa 2 Sm 22:50 đã chép: “Vì vậy, Đức Giê hô va ôi! Tôi sẽ khen ngợi Ngài giữa các dân và ca tụng danh của Ngài.”

2. RoRm 15:9 “lại khiến dân ngoại khen ngợi Đức Chúa Trời vì sự thương xót của Ngài, như có chép rằng: Bởi đó tôi sẽ khen ngợi Chúa giữa các dân ngoại và ca tụng danh Ngài.”


THẢO LUẬN NHÓM


Dành vài phút để hát một vài bài hát ca ngợi và thờ phượng Chúa. Thảo luận về vai trò của âm nhạc được dùng trong: Chiến trận thuộc linh. Giải cứu khỏi những ác thần. Giảng dạy lời Chúa. Rao truyền Phúc-âm.


TỰ NGHIÊN CỨU


Tại sao chúng ta (những Cơ-đốc nhân) nên sử dụng những nhạc khí để ngợi khen Chúa trong khi những nhạc khí này cũng được dùng bởi người ngoại? IISu 2Sb 15:16.IISu 2Sb 29:25; Thi Tv 81:1-2; Eph Ep 5:18-20.

Theo những đoạn Kinh Thánh sau, các nhạc khí được dùng trong lúc thờ phượng tại những nơi nào? KhKh 5:8-14; KhKh 14:2-3; KhKh 15:2-3. Chúa ra lệnh cho những ai hát thi-thiên và những bài hát khác ngợi khen và thờ phượng Chúa? Eph Ep 5:18-20. Gia Gc 5:13. Liệt kê những lợi ích của âm nhạc trong đời sống đang khi chúng ta tiến bước trongVương quốc Chúa. Viết lại câu Kinh Thánh CoCl 3:16 bằng những lời riêng bạn.





 




Phần 3: Ý NGHĨA CỦA BÀI CA MỚI


LỜI GIỚI THIỆU


Ca ngợi Chúa cách vui mừng tự nhiên theo ngẫu hứng trong sự thờ phượng chung và riêng có thực sự cần thiết hay không? Chẳng phải hát những bài hát nào mà người khác đã viết sẵn là không đủ sao? Tại sao chúng ta cần hát ứng khẩu hết lòng? Chúng ta không thể chỉ hát những bài hát được rọi trên màn chiếu hoặc trong Thánh Ca sao? Chúng ta hãy xem xét tầm quan trọng và quyền năng của bài hát mới.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. BÀI HÁT MỚI


Bài hát mới là bài hát mà Chúa mong muốn nhất. Đó là bài hát mà mỗi Cơ-đốc nhân nên hát và đó là một phần quan trọng trong sự thờ phượng chung và riêng của chúng ta. Trong bài hát này có một quyền năng siêu nhiên. Thi Tv 40:3 “Ngài để nơi miệng tôi một Bài Hát Mới, tức là sự ngợi khen Đức ChúaTrời chúng tôi”.


II. CHÚA MONG MUỐN NHỮNG BÀI HÁT “MỚI”


Kinh Thánh nói cho chúng ta biết về những bài hát mới.

1. EsIs 42:10 “Hãy hát bài ca tụng mới cho Đức Giê-hô-va, hãy từ nơi đầu cùng đất ngợi khen Ngài”

2. “Mới”: Điều tươi mới (ban đầu).

a. Tất cả các Cơ-đốc nhân phải ca hát Âm nhạc tiềm ẩn bên trong những Cơ-đốc-nhân. Mỗi một Cơ-đốc nhân trong Vương quốc là một nhạc sĩ. Từ “musician” trong từ điển Webster có nghĩa là người sáng tác và trình diễn âm nhạc. Hát cho Chúa một bài hát mới là sáng tác bài hát mới (Thi Tv 40:3).

b. Thi Tv 100:2 “Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài” Một vài người nghĩ họ không đủ tư cách để hát bởi vì chất giọng của họ không hay.

Chúa lắng nghe giai điệu trong tấm lòng trước khi nghe giọng hát của chúng ta. “Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.” (ISa1Sm 16:7) Đây là bài hát mà Chúa mong muốn nhất.

1. Thi Tv 22:3 “Còn Chúa là Thánh, Ngài là Đấng ngự giữa sự khen ngợi(“tehillah”) của Y-sơ-ra-ên.

2. Từ “tehillah” trong tiếng Hê-bơ-rơ được nói đến trong Thi Tv 40:3; Ngài đã đặt một bài hát mới trong miệng tôi, bài hát của”tehilla”.

3. Trong tất cả các bài hát Chúa đã chọn để hiện diện cùng, Ngài chọn “tehillah”, nghĩa là bài hát mới.

Dẫn chứng: Tấm thiệp cho vợ tôi. Dẫn chứng: Thiệp Giáng Sinh.


III. CÓ QUYỀN NĂNG TRONG BÀI HÁT MỚI


A. Thi Tv 149:6 “Sự ngợi khen (tehillah) Đức Chúa Trời ở trong miệng họ, thanh gươm hai lưỡi bén ở trong tay họ… đặng trói các vua chúng nó bằng xiềng, và đóng trăng các tước vị chúng nó; để thi hành cho chúng sự án đã chết. Các thánh Ngài được vinh hiển ấy.” Dẫn chứng: Dr. Sasser trên đảo Marshal.B. IISu 2Sb 20:21, 22 vua Giô-sa-phát lập những người ca xướng cho Đức Chúa Trời, và khi họ ngợi khen Ngài (tehillah), Đức Chúa Trời đã đặt phục binh chống lại ba đạo quân thù nghịch của họ.


IV. ĐỨC THÁNH LINH HÁT (Eph Ep 5:18, 19; CoCl 3:16).


Những bài ca thiêng liêng: Tiếng Hy-lạp là “ode preumatikosOdes: Bài ca, bài ca tụng (những lời hát) có bản chất mới, đó là những vần thơ được hướng đến Đức Chúa Trời với một cảm xúc cao đẹp. Pneumatikos: Định nghĩa Không thuộc về xác thịt, thiêng liêng, thuộc linh, sống động. Luôn mang theo những ý tưởng vô hình và năng quyền. Đó là một từ ngữ sau lễ Ngũ Tuần. Chúa Thánh Linh là Thần Ngợi Khen. Ngài muốn ca ngợi qua bạn. Khi Đức Thánh Linh đầy dẫy, Ngài sẽ thích ngợi khen. Những bài ca tâm linh là dấu hiệu của sự được đầy dẫy Thánh Linh. Khi bạn được đầy dẫy Thánh Linh thì bạn sẽ đầy dẫy ca ngợi Chúa luôn luôn. Lời Chúa là quyển sách hát ca của Ngài. Phao-lô kết luận rằng tầm quan trọng của Đức Thánh Linh trong sự thờ phượng chung như sau: “Chúng ta thờ phượng bởi Thánh Linh của Đức ChúaTrời”GiGa 7:38, 39 “Kẻ nào tin Ta thì như giòng sông nước hằng sống sẽ chảy từ nơi sâu kín nhất trong lòng mình cách liên tục, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh”

Mục tiêu của chúng ta trong sự thờ phượng không chỉ hát những bài Thánh Ca nhưng bước đến trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Bài hát mới là một trong những bí quyết để làm được điều đó. Hãy dành thời gian để mọi người ca ngợi Chúa bằng bài hát của riêng mình. Đó là một sự bày tỏ thân mật và riêng tư hơn.


V. BÀI HÁT MỚI SONG HÀNH VỚI HẦU HẾT NHỮNG CUỘC PHỤC HƯNG.


Những Cơ-đốc nhân khi xưa đã hát bài hát này. …Môi-se, Mi-ri-am, Sa-mu-ên, Đa-vít, Sa-lô-môn, Ê-sai, Chenaniah, Xa-cha-ri, Giê-rê-mi, Sô-phô-ni, Con trai của Cô-rê, Giê-hô-sa-phát, A-háp, He-man, Ma-ri. Chúa Jêsus, các môn đồ và các tín đồ đầu tiên đã hát những bài hát này. Những bài hát có thể được hát nhiều nhất ở Thiên Đàng.

1. KhKh 14:2, 3 “Tôi nghe một tiếng từ trên trời xuống, y như tiếng nhiều nước, và như tiếng sấm lớn; Tiếng mà tôi nghe đó như tiếng đờn cầm mà người đánh đàn gảy vậy. Và chúng hát một bài ca mới trước ngôi…”

2. KhKh 5:8, 9 “…Bốn sinh vật và hai mươi bốn trưởng lão bèn sấp mình xuống trước mặt Chiên Con, mỗi kẻ cầm một cây đàn và những bình vàng đầy hương; đó là lời cầu nguyện của các thánh. Chúng hát một bài ca mới…” Bài ca mới được nghe trong mọi hệ phái. Đây không phải là cách biểu lộ của những người thuộc Nhóm Ân Tứ, Ngũ Tuần, giáo hội Báp-tít, giáo hội Thiên Chúa Giáo, hay ngay cả giáo phái Men-no (Giáo phái Tin Lành ở Hà Lan). Đây đơn giản chính là cách thờ phượng đơn giản được Kinh Thánh bày tỏ. Bài hát này có thể có trong phần lớn các cuộc phục hưng trong lịch sử giáo hội và lịch sử Kinh Thánh.


VI. KẾT LUẬN


Mỗi Cơ-đốc nhân đều hát lời ngợi khen tôn vinh Chúa trong mọi lúc mọi nơi - ngay trong xe hơi, khi ở nhà, trong sở làm, nơi làm việc, ở trường học, trên đường đi, và cả ở nơi buôn bán. Đây là bài hát mà Đức Chúa Trời ngự ở trong, và trong đó mà chúng ta kinh nghiệm được quyền năng của sự hiện diện của Ngài.


THẢO LUẬN NHÓM


Hãy thảo luận một vài cách thức chúng ta có thể làm cho việc ca hát những bài hát mới trong Thánh Linh được thực hiện trong: Các buổi nhóm thờ phượng chung. Đời sống cầu nguyện riêng tư của bạn.

2. Chúng ta sáng tác những bài hát mới từ đâu?

3. Khi một Cơ-đốc nhân sống một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh, điều gì sẽ đầy dẫy trong cuộc sống của họ, như có đề cập đến ở Eph Ep 5:18-19?


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy suy gẫm Thi Tv 149:5-9 và trả lời các câu hỏi sau: Ai được phán dạy phải ca ngợi Chúa? Họ nên hát ca ngợi Chúa ở những nơi nào? Bài hát của họ chứa đựng điều gì? Kết quả mà bài hát của họ đem lại là gì? Mục đích của việc thờ phượng Chúa là gì? Theo bài học này, Đức Thánh Linh có vai trò gì trong đời sống Cơ-đốc nhân?





 




Phần 4: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THỜ PHƯỢNG CHÚA


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần này chúng ta sẽ khám phá ra sự đáp ứng phải lẽ của chúng ta là những người tin Chúa đối với Chúa nên như thế nào? Chúng ta phải cư xử thế nào trong suốt buổi thờ phượng? Chúng ta nên có thái độ như thế nào? Trách nhiệm của chúng ta là những người thờ phượng trước Đấng Tạo Hóa như thế nào? Trong chúng ta có một vài người không nhận ra rằng Chúa mong muốn ở chúng ta những biểu hiện nào đó trong suốt buổi thờ phượng. Chúng ta có phải là người vô trách nhiệm không? Nếu chúng ta là người có trách nhiệm thì chúng ta nên làm gì?


DÀN Ý BÀI HỌC


I. NỀN TẢNG CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG


Sự thờ phượng của chúng ta nhằm làm đẹp lòng Chúa.

1. IICo 2Cr 5:9 “...Cũng làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.”

2. IICo 2Cr 5:15 “...Hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình”


Trách nhiệm của chúng ta là đáp ứng Nếu Chúa bày tỏ một điều gì đó cho chúng ta, chúng ta cần đáp ứng lại với Chúa trong sự thờ phượng. Ngài đã phó mạng sống cho chúng ta để chúng ta được sống. Điều đó quan trọng thế nào đối với chúng ta? Đáp ứng lại đó là một đòi hỏi. Ngài mong muốn chúng ta thờ phượng Ngài một cách đầy yêu mến. Thờ phượng là một mối tương giao Cách thức và thái độ trong lúc thờ phượng là rất quan trọng, đó là điều cần thiết và là một sự đòi hỏi trong mối tương giao của chúng ta với Chúa.

Thờ phượng không phải là sở thích, mặc dù chúng ta có quyền chọn lựa để phục vụ Chúa hay không. Nếu chúng ta yêu Chúa, chúng ta sẽ thờ phượng Ngài. Thờ phượng không phải là điều chúng ta muốn là hay không cũng được bởi hai lý do cơ bản. Ngài đã dựng nên chúng ta - Là tạo vật của Ngài, chúng ta phải thờ phượng Ngài. Ngài đã chết cho chúng ta - Là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Ngài xứng đáng với sự thờ phượng của chúng ta.


II. CHÚA MONG MUỐN CÓ SỰ THỜ PHƯỢNG THÂN MẬT


Người thờ phượng phải có tình yêu thánh khiết đối với Chúa Jêsus Chúa mong muốn chúng ta có một tình yêu thánh khiết đối với Ngài. Làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng một sự thân mật và gần gũi với Chúa? Chúng ta hãy xem xét cách làm sao để phát huy mối quan hệ thật cởi mở và riêng tư với Đấng mà chúng ta vô cùng kính yêu. Đó là điều cần thiết duy nhất (LuLc 10:38-42). Tương giao thân mật với Chúa là điều quan trọng hàng đầu. Phải có sự tương giao mật thiết với Chúa trong cuộc sống của chúng ta trước khi chúng ta bước vào công việc (Nha Dc 1:4). Nếu chúng ta được kéo đến gần Chúa trong lúc thờ phượng, thì chúng ta có thể chạy đi với Chúa trong công việc của chúng ta. Chúng ta cần được kéo đến gần Ngài như những người thờ phượng thân mật.

Chúng ta được dạy dỗ để phục vụ Chúa. Chúng ta không thể truyền giảng, dạy dỗ hay làm chứng trước khi thờ phượng Chúa. Khi chúng ta càng gần gũi Chúa, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tấm lòng, tính cách và hành vi của chúng ta. Từ đó chúng ta giống Chúa hơn, và chúng ta ngày càng có những điều mà Chúa mong muốn chúng ta đạt được. LuLc 10:38-42.

Ma-ri và Ma-thê sống tại Bê-tha-ni với người anh là La-xa-rơ. Họ cung cấp cho Chúa Jêsus những vật thực cần dùng. Ma-thê là người chị lớn trong nhà, cô lo toan mọi công việc, nhu cầu cho gia đình. Cô ta là con người thực tế và thiên nhiên. Ma-ri là người mà sau cái chết của La-xa-rơ một vài ngày đã xức chơn Chúa bằng dầu thơm quý giá và lau chơn Chúa bằng tóc của mình. Chúa Jêsus đang trong năm thứ ba chức vụ của Ngài. Đây là năm bị chống đối. Chúa đang ở cách Giê-ru-sa-lem 2 dặm. Chúa sẽ bị giết trong vòng 6 tháng nữa. Nhiều khía cạnh đáng lưu ý trong sự tương giao mật thiết.

Tương giao mật thiết quan trọng hơn công việc và sự phục vụ chúng ta. Ma-ri đã chọn điều tốt hơn. Chúa Jêsus xem việc phục vụ Ngài là vấn đề làm xao lãng đi sự thờ phượng Ngài. Công việc và các hoạt động chính là kẻ thù của sự thân mật. Tương giao mật thiết là một sự chọn lựa chúng ta phải làm. Bạn không bị lôi kéo vào trong mối tương giao mật thiết này. Đó là sự lựa chọn. Ma-ri và Ma-thê là chị em (có cùng bối cảnh). Ma-ri đã chọn lựa để được gần Chúa hơn. Mối tương giao mật thiết xóa bỏ lo âu. Nếu bạn là Ma-thê, bạn đang lo âu hay nghi ngờ về rất nhiều điều. Dành thời gian đến với Chúa, đem đến bình an và yên nghỉ. Bên Chúa, mọi điều sẽ được ổn thỏa. Mối tương giao mật thiết khiến Chúa Jêsus tìm kiếm chúng ta. Khi chúng ta tìm kiếm Chúa trong sự thờ phượng, Ngài sẽ đến với chúng ta. Chúa không có những “người được yêu thích” nhưng có những “người bạn thân mật”.

Những ai thiếu vắng sự thân mật sẽ. Có một tâm linh phàn nàn (Thưa Chúa, Chúa không quan tâm sao?) Thiếu lòng kính trọng đối với uy quyền của Chúa (Ma-thê đã trách Chúa). Có một tâm linh ích kỷ (Em tôi đã để cho tôi làm những công việc đó). Đòi hỏi (Hãy bảo nó. Ma-thê đã đòi hỏi Chúa). Chú tâm vào những điều khác thay vì mối tương giao. Thuộc lệ vào những cảm xúc lúc lên lúc xuống.

a. Ma-thê đã mời Chúa vào nhà, sau đó trách Ngài.

b. GiGa 11:21, 22 “Ma-thê thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết; mà bây giờ tôi cũng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho. Một vài điều phải xuất hiện để phát huy được mối tương giao mật thiết với Chúa - nhưng sẽ không có

1. Nhận biết Đấng Christ

a. Chúa đến nhà Ma-thê. Ma-thê gọi Ngài là Chúa.

b. Mat Mt 7:22-23 “Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? Nhơn danh Chúa mà trừ quỷ sao? Và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi Ta.”

2. Hoạt động về Chúa - Hãy lui ra khỏi ta...Thắc mắc Chúa-Thưa Chúa, Chúa sẽ....Có những điều sẽ phát huy mối tương giao mật thiết với Chúa. Gần gũi với Chúa, Sự gần gũi của Ma-ri với Chúa Jêsus. Ma-ri ngồi dưới chơn Chúa. Có thể Ma-ri đang quỳ. Đến gần bên Chúa để phát huy mối tương giao mật thiết với Ngài. Hãy dành thời gian cho Chúa. Chuyên tâm tập trung trong mối tương giao. Sự tương giao đơn sơ cởi mở là chìa khóa của tình cảm cũng như sự gần gũi. Ma-ri chăm chú lắng nghe những gì Chúa phán.


III. CHÚA MONG MUỐN CHÚNG TA THỜ PHƯỢNG VỚI CẢ TẤM LÒNG


Sự nhiệt thành thuộc linh Chúa yêu thích sự nhiệt thành cao độ trong sự ngợi khen và lời cầu nguyện. Ngài muốn chúng ta phải rộng lượng trong sự dâng hiến, nhiệt thành trong niềm tin, dồi dào trong sự thờ phượng, giàu có trong sự yêu thương và có những xúc cảm mạnh mẽ trong lời cầu nguyện của chúng ta. Chúa muốn chúng ta phải hết lòng: bày tỏ hết những gì trong đời sống chúng ta có.“Vả, hoặc chúng tôi cuồng, ẤY LÀ VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI; hoặc chúng tôi dè giữ, ấy là vì anh em, vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi.” IICo 2Cr 5:13, 14

1. Thờ phượng hết lòng: Có tám từ là tột bực (Extreme)KhKh 3:15, 16; LuLc 10:27; ISu1Sb 16:23-37.(Thi Tv 150:2). Có sự giới hạn hay điểm tột cùng đối với sự hết lòng của chúng ta hay không? Có những điểm mốc nào trong đó hay không? Đòi hỏi phải có cảm xúc (Emotion )LuLc 10:27.Thi Tv 103:1. Chúng ta có còn giữ lại bất cứ điều gì trong sự thờ phượng Chúa không? Chúng ta có trong sáng và chân thật không? (EsIs 56:7) Chúa hài lòng về những cảm xúc, tình cảm và sự nhiệt thành của chúng ta. Chúa làm cho chúng ta bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ đó. Nó là phản ứng tự nhiên đối với những gì xảy đến trong cuộc sống của chúng ta. Đòi hỏi sự thích thú (Excitement )“Halellujah”- đó là lời thốt ra một cách tự phát của một người cảm kích Chúa. “Hallelujah”- để khoe khoang, say mê, chúc tụng, cuồng nhiệt, tạo nên một cuộc trình diễn. Từ này thường được dùng như sự đáp ứng một cách đặc biệt của Sự Thích Thú, Cao Hứng, Hân Hoan, Tột Cùng. KhKh 19:1-3.

a. Đòi hỏi sự tán tụng (Exclaiming ) KhKh 4:11; ITi1Tm 1:17.(ISu1Sb 29:10-13)5.

b. Đòi hỏi sự Nỗ Lực (Effort )Thi Tv 100:4 “Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài” .Từ “cảm tạ” nói đến những hành động, không phải sự thụ động. Nó đòi hỏi sự tác động. Chúng ta phải vận động trước. Thi Tv 117:1 “Hỡi các dân, khá ca tụng (shabach) Ngài” “Shabach”- vui mừng khen ngợi, lớn tiếng tôn thờ, lớn tiếng rao ra sự vinh quang, chiến thắng, quyền năng, khoan dung và tình yêu của Chúa. Chúa muốn chúng ta “sử dụng” chính chúng ta và thể hiện sự cao hứng.

c. Thi Tv 100:2 “Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài”

d. ISu1Sb 16:9-11.

e. Gia Gc 4:8 “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em.”

f. Phải cố gắng để đến gần Ngài - Ngài ẩn giấu chính Ngài để cho những người thật sự muốn có mối tương giao với Ngài sẽ được kéo đến gần Ngài. Chính chúng ta phải nổ lực trước.

g. ISu1Sb 13:8 “Đa-vít và cả Y-sơ-ra-ên đều hết sức vui chơi trước mặt Đức Chúa Trời, xướng ca, dùng đờn cầm, đờn sắt, trống nhỏ, chập chỏa, và kèn mà vui mừng.”

h. Đòi hỏi tấm gương (Example ) Chúa Jêsus là tấm gương thờ phượng hoàn hảo và là người hướng dẫn chúng ta trong sự thờ phượng.

• LuLc 10:21 “Cũng giờ đó, Đức Chúa Jêsus nức lòng bởi Đức Thánh Linh”

• “Nức lòng” 21 agalliao (ag-al-lec-ah-o), từ agan (nhiều) và 242; chính xác, nhảy múa vì vui mừng; KJV - vui mừng (quá vui), nức lòng.

• Chúa Jêsus biểu hiện cảm xúc hào hứng và vui sướng một cách mãnh liệt. Đa-vít là một gương mẫu trong Cựu Ước về người thờ phượng hết lòng.

• IISa 2Sm 6:13-16 (nên đọc hết) “Đa-vít mặc áo ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức tại trước mặt Đức Giê-hô-va. Ấy Đa-vít và cả nhà Y-sơ-ra-ên lấy tiếng vui mừng và tiếng kèn thổi mà thỉnh hòm của Đức Giê-hô-va lên là như vậy” Thi Tv 27:6 “…trong trại Ngài, tôi sẽ dâng của lễ bằng sự Reo La Vui Vẻ. Tôi sẽ hát mừng và ca tụng Đức Giê-hô-va”

2 Trông đợi Ngài. Thi Tv 42:5b. HeDt 11:68. Trở nên rộng rãi (Extravagant ) Mat Mt 26:6-13; Mat Mt 21:8; IISa 2Sm 24:24; ISu1Sb 29:1-2. Đừng ích kỷ trong sự thờ phượng. Đừng ngăn chặn tình cảm của bạn hay giấu giếm sự biểu lộ cảm xúc. Hãy thể hiện sự thoải mái trước mặt Chúa.


IV. CHÚNG TA ĐÃ QUYẾT ĐỊNH ĐÁP ỨNG NHƯ THẾ NÀO?


Chúng ta quan tâm tới những gì? Có phải chúng ta quan tâm về chính mình và cách mà chúng ta đến với người khác hơn là cách mà chúng ta đến với Chúa? Nếu chúng ta như vậy, hãy đặt chính chính chúng ta trước Chúa. Rất dễ dàng để bước đi trên con đường ít có trở ngại trong sự ngợi khen và cầu nguyện, và làm những điều mà xác thịt mình muốn. Sự thờ phượng chân thật đòi hỏi những gì? Nó đòi hỏi sự nỗ lực, cảm xúc, thích thú, chúc tụng, rộng rãi, hy vọng, trở nên gương mẫu. Hãy từ bỏ chính mình và thờ phượng Chúa bằng trong tâm linh (con người, lý trí) và tấm lòng chân thật (thực tế, rõ ràng và không che dấu). Có phải chúng ta đang che giấu, lo sợ để lộ cảm xúc của chúng ta?

Có phải chúng ta đang lo ngại không dám vui hưởng những cảm xúc đến từ sự hiện diện của Chúa? Chúng ta không còn cảm thấy mặc cảm tội lỗi trong việc cảm nhận sự khoái lạc (ngây ngất và cảm động) trong sự hiện diện của Ngài. Để cảm xúc của chúng ta tạo nên niềm tin là sai thần học của chúng ta, nhưng để niềm tin tác động đến tâm hồn những cảm xúc của chúng ta là cách mà Chúa đã dựng trên chúng ta. Thi Tv 27:8 “Khi Chúa phán rằng: Các ngươi hãy tìm mặt Ta, thì lòng tôi thưa cùng Chúa rằng: Đức Giê-hô-va ôi, tôi sẽ tìm kiếm, cầu hỏi mặt Ngài”


THẢO LUẬN NHÓM


Tạo những nhóm nhỏ 3-4 người và thảo luận bài học này. Làm sao chúng ta có thể phát huy mối tương giao mật thiết với Chúa Jêsus Christ? LuLc10:38-42. Sự thờ phượng Chúa hết lòng có nghĩa gì? Điều gì là sự kết nối giữa sự thờ phượng và dâng hiến “rộng rãi”? (Mat Mt 26:6-13). Hãy cầu nguyện xin Đức Thánh Linh ban cho mỗi chúng ta có một thái độ đúng đắn trong sự ngợi khen và thờ phượng.


TỰ NGHIÊN CỨU


Yêu cầu đầu tiên mà chúng ta phải có để thờ phượng Chúa là gì? Diễn tả hai lý do tại sao chúng ta phải thờ phượng Chúa? Liệt kê tám điều liên quan đến sự thờ phượng hết lòng? Đọc IISa 2Sm 6:1-23 - Trong đoạn này, Đa-vít đã để lại cho chúng ta một gương về cách thức thờ phượng hết lòng như thế nào?





 




Phần 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI THỜ PHƯỢNG CHÚA


LỜI GIỚI THIỆU


Có một sự đổi mới trong sự thờ phượng đang xảy ra trong tấm lòng của những người tin Chúa trên khắp thế giới. Đức Chúa Trời đang làm việc một cách quyền năng để đem chúng ta đến sự thờ phượng với một mức độ mới, mạnh mẽ hơn, riêng tư và khao khát hơn.

Chúng ta sẽ khám phá ra sự cần yếu cho mọi Cơ-đốc nhân, đặc biệt là những người lãnh đạo, phải phát huy một đời sống tương giao mật thiết với Chúa qua sự thờ phượng. Chúng ta sẽ khám phá ra cách thức để phát huy và duy trì nếp sống đó, và như vậy chúng ta “” những người thờ phượng đúng nghĩa, chứ không phải là những người “làm” công việc thờ phượng Chúa vào mỗi tuần.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. HÌNH ẢNH CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG THẬT


A. Sự thờ phượng bắt đầu với từng cá nhân.

Điều này không đến từ ca đoàn hay những nhạc cụ. Sự thờ phượng không bắt đầu trên diễn đàn hay trong hội chúng. Sự thờ phượng bắt đầu từ mỗi tấm lòng của các Cơ-đốc nhân. Đức Chúa Trời quan tâm đến trình trạng của tấm lòng của chúng ta hơn là công việc chúng ta làm. Ngài ưa thích sự tán tụng Danh Ngài cách riêng tư hơn là ca ngợi Ngài giữa công chúng hoặc những nhân vật nỗi tiếng trên diễn đàn (Đức Chúa Trời thấy từng tấm lòng của chúng ta).

B. Làm cách nào tôi trở thành người thờ phượng Chúa

Lần đầu tiên tôi đã giơ tay lên. Lần đầu tiên tôi nhảy múa trước mặt Ngài.

C. Cha không tìm kiếm sự thờ phượng nhưng Ngài tìm kiếm những con người đang thờ phượng. GiGa 4:23 “Nhưng giờ hầu đến, đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.”

1. Đức Chúa Trời không chỉ mong đợi sự thờ phượng nhưng còn tìm kiếm những con người thờ phượng, đó là những người dâng hiến chính mình cho Chúa (Nếu Ngài chỉ mong sự thờ phượng, chúng ta có thể bật một đĩa compact và để cho nó hát).

2. RoRm 12:1 “Vậy hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.”

3. Chúng ta phải trình dâng chính chúng ta mỗi ngày, chứ không chỉ tôn vinh Chúa bằng lời nói. Khi chúng ta làm được điều đó, chúng ta đang thờ phượng Chúa một cách trung tín chân thật.

D. Ca Ngợi và thờ phượng phải được tiếp tục luôn.

1. HeDt 13:15 “Vậy hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời.

2. Thi Tv 59:16 “Chúng tôi sẽ ca hát về sức lực Chúa; phải, buổi sáng tôi sẽ hát lớn tiếng về sự nhơn từ Chúa.”

a. Tại sao chúng ta không thờ phượng Chúa luôn luôn? Chính Đức Chúa Trời là đối tượng mà chúng ta thờ phượng. Ngài không bao giờ thay đổi. Suy nghĩ của Ngài đối với chúng ta là không bao giờ thay đổi. Ngài chính là Đấng ngồi trên ngai của vũ trụ và Ngài sẽ không bao giờ đổi thay những luật lệ này. Ngài không bao giờ ở trong tâm trạng bi đát, bởi vì không ngày nào là xấu đối với Ngài cả.

b. Sự vinh quang của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ bị giảm sút.

Nước Ngài không cùng. Lòng nhơn từ Chúa hằng còn đến đời đời. Ngài là Đấng hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. Bởi vì Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, nên việc chúng ta tán tụng Ngài cũng không bao giờ dừnglại.

3. Thi Tv 145:1, 2 “Hỡi Vua, là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ tôn cao Ngài, chúc tụng danh Ngài đến đời đời. HẰNG NGÀY TÔI SẼ CHÚC TỤNG CHÚA, ngợi khen Danh Chúa đến đời đời vô cùng.”

E. Khi nào và bằng cách nào chúng ta ca ngợi Chúa mà không bị phụ thuộc vào môi trường sống hoặc những hoàn cảnh hiện tại.

1. HaKb 3:17, 18 “Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho, cây ô-li-ve không sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn; Bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa. Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va, tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi.”

2. ITe1Tx 5:18 “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa, vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy.”Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải tạ ơn Chúa… Nếu bạn theo lời khuyên này, bạn đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy tập thói quen cảm tạ Chúa trong mọi việc.

3. Bước đầu tiên để thiết lập một đời sống ngợi khen Chúa thích hợp là quyết định rằng tôi sẽ ngợi khen Chúa dù tôi cảm thấy thích hay không.

F. Ca ngợi Chúa hết lòng, cả ở nơi kín nhiệm, riêng tư hay chỗ công cộng. Thi Tv 149:5 “Nguyện các Thánh... hát vui vẻ tại trên giường mình.”Thi Tv 35:28 “Vậy, lưỡi tôi sẽ thuật sự công bình Chúa, và trọn ngày ngợi khen Chúa.”(Thi Tv 61:5).

1. Vấn đề quan trọng không phải là “ở đâu” và “khi nào”, nhưng là “ai” và “bằng cách nào”.

Trong GiGa 4:23 lời Chúa chép rằng Chúa Jêsus giảng dạy việc thờ phượng Đức Chúa Trời rất quan trọng. Ngài đã chỉ rằng nơi thờ phượng không còn là vấn đề chính yếu nữa.

2. Eph Ep 5:20 chép “Hãy thường thường nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta.”

3. Một đời sống ngợi khen Chúa xuất phát từ ý muốn của chính bạn, chứ không phải từ suy nghĩ hay tình cảm của bạn.

4. Thi Tv 34:1 “tôi sẽ chúc tụng Đức Giê-hô-va luôn luôn, sự khen ngợi Ngài hằng ở nơi miệng tôi.”


II. VIỄN CẢNH CỦA MỘT NGƯỜI THỜ PHƯỢNG THẬT


Người thờ phượng Chúa dành thời gian của họ vào trong sự hiện diện của Chúa. Người thờ phượng Chúa muốn được kéo lại càng gần Chúa hơn.

1. Họ hiến dâng thì giờ để tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Chúng ta cùng thờ phượng Chúa hết lòng, chúng ta càng hiểu biết Chúa nhiều hơn, và chúng ta càng khao khát được thờ phượng Ngài. Người thờ phượng Chúa cố gắng làm vui lòng Đức Chúa Trời trong mọi việc. ChCn 14:2 “ai đi theo sự ngay thẳng tôn kính Đức Giê-hô-va”

2. ICo1Cr 10:31 “Vậy, anh em hoặc ăn hoặc uống hay là làm sự chi khác, HÃY VÌ SỰ TÔN TRỌNG & VINH HIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI MÀ LÀM.”


III. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA MỘT NGƯỜI THỜ PHƯỢNG THẬT.


Người thờ phượng thật lấy toàn tâm toàn ý mà thờ phượng.

1. LuLc 10:27 “ngươi phải hết lòng… kính mến Đức chúa Trời ngươi.” Sự thờ phượng Chúa hết lòng là hiến dâng tất cả mọi điều cho Chúa. Người thờ phượng Chúa hết lòng thì dốc lòng trong sự tôn kính Chúa của họ. Những người thờ phượng thật hết lòng rộng rãi. Người thờ phượng theo lời Kinh Thánh vô cùng rộng rãi trong thì giờ, trong tình yêu kính Chúa, quan điểm và năng lực trong việc thờ phượng Chúa. Người thờ phượng phải có sự cảm xúc.

2. LuLc 10:27 “Ngươi phải hết linh hồn… mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.”

a. Kính mến Đức Chúa Trời với cả linh hồn mình nghĩa là bao gồm cả cảm xúc của chúng ta. Đức Chúa Trời vui lòng khi chúng ta thờ phượng Ngài với tất cả tấm lòng của mình.

b. Người thờ phượng Chúa được tự do để kinh nghiệm và biểu lộ ra những điều họ đã được cảm nhận. Sự thờ phượng của chúng ta không nên chủ quan và theo lý trí, nhưng theo từng trãi và nhiệt tình và mạnh mẽ. Bằng cả tấm lòng và cảm xúc của mình. Người thờ phượng phải có sự diễn cảm.

3. LuLc 10:27 “Ngươi phải... hết sức... kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.”

4. Thân thể của chúng ta là nguồn sức mạnh thuộc thể. Đức Chúa Trời rất vui lòng khichúng ta dâng thân thể mình cho Ngài. (RoRm 2:1).

5. Chúng ta tôn vinh danh Đức Chúa Trời qua chính thân thể của mình. (Cô-rinh-tô 6:20;). Người thờ phượng phải tập trung tư tưởng.

a. LuLc 10:27 “ngươi phải… hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.”

b. Người thờ phượng Chúa bằng cả tâm trí thì kỉnh kiềng, biết rõ sự hiện diện của Chúa.Người thờ phượng phải mời gọi người khác cùng thờ phượng Chúa.Người thờ phượng Chúa phải là người làm cho lây lan. Vì những điều họ đã dâng cho Đức Chúa Trời, và những biểu hiện nóng cháy của mình, họ đã đốt lên đến cảm xúc mạnh mẽ nơi những người khác. Tất cả chúng ta ao ước được kinh nghiệm và bày tỏ sự thờ phượng như họ vậy. Người thờ phượng phải có một (tâm thần đau thương) tâm linh tan vỡ. Thi Tv 51:16, 17 chép “Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa: của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương.”LaMar Boschman đã nói: “Sự thờ phượng Chúa tốt nhất là sự thờ phượng được biểu hiện qua cả đời sống của mình. Sự thờ phượng của chúng ta có quyền năng bằng với đời sống của chúng ta”


THẢO LUẬN NHÓM


Hãy kiểm tra xem chúng ta có phải là những người thờ phượng thật hay không? Chúng ta thường xuyên thờ phượng Đức Chúa Trời mỗi ngày như thế nào? Chúng ta ca ngợi Chúa như thế nào trong những hoàn cảnh khó khăn?

Bạn có thể suy nghĩ về một người họ hàng, một người bạn, hay một người quen luôn luôn ca ngợi Chúa trong mọi hoàn cảnh?


TỰ NGHIÊN CỨU


Bạn hãy làm những điều sau: Là một Cơ-đốc nhân, hãy liệt kê những việc ưu tiên của bạn và chỉ sự thờ phượng Chúa phải xếp đặt vào đâu. Hãy nổ lực hết sức để thờ phượng Chúa mỗi ngày trong mọi hoàn cảnh.

Bước đầu tiên trong việc thiết lập một đời sống luôn ca ngợi Chúa trong mọi khi mọi lúc là gì? Hãy liệt kê sáu đặc tính của một người thờ phượng Chúa thật.



bottom of page