top of page
    ISOM CẤP 2 - Bản Chất Của Phúc-Âm
    (Essence Of The Gospel)

Hung Tran

Jul 22, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Terry Law)



Mục vụ của Terry LawWorld Compassion, một tổ chức dấn thân vào các quốc gia qua văn chương, giáo dục và giúp đỡ nhân đạo. Tác phẩm về âm nhạc và thiên sứ của ông Terry rất được hoan nghênh. Loạt tài liệu sẽ giới thiệu những tinh tuý của ông.

(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

B4.1 Bản Chất Của Phúc-Âm.

B4.2 Sự Trao Ðổi Thiên Thượng.

B4.3 Chiến Thắng Của Sự Ngợi Khen.

B4.4 Điều Khiến Thiên Sứ Khởi Động.

B4.5 Làm Sao Để Đức Tin Sống Động.





 




Phần 1: SỰ TRAO ĐỔI THIÊN THƯỢNG


LỜI GIỚI THIỆU


Tôi cho đây là một câu quan trọng nhất trong những câu Kinh Thánh trong Tân Ước. Tôi có mệnh đề mà tôi nhận được từ phần này, đó là Sự Trao Đổi Thiên Thượng. Câu nầy nói về sự trao đổi giữa Đức Chúa Trời và con người.

Bản Chất thật của Phúc-Âm là gì? Chúng ta tìm được bản chất đó trong câu này. Ở đây chúng ta có khái niệm về sự trao đổi.

Vậy thì Sự Trao Đổi Thiên Thượng là gì? Nó có thể được cô động thành hai câu như sau: Đức Chúa Trời đem tất cả những điều xấu xa do chính tội lỗi chúng ta gây ra và đặt chúng trên mình Chúa Jêsus. Rồi Ngài đem những điều tốt lành xuất phát từ bản chất vâng phục, thánh khiết vô tội của Chúa Jêsus ban cho chúng ta một cách nhưng không khi chúng ta đặt niềm tin của mình nơi Chúa Jêsus.

Minh họa bằng câu chuyện của Billy Graham. Trong Sự Trao Đổi Thiên Thượng có 8 yếu tố.


DÀN Ý BÀI HỌC


Trưng dẫn II Cor 2Cr 5:21

“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.”


I. CHÚA JÊSUS NHẬN LẤY HÌNH PHẠT DÀNH CHO CHÚNG TA, VÀ NGÀI BAN CHO CHÚNG TA SỰ XOÁ TỘI.


Sự khác biệt giữa xóa tội và tha thứ.

Tha thứ có nghĩa là: Khi một người nào đó tha thứ cho chúng ta, người đó quên đi những điều sai trái của chúng ta.

Xóa tội: Khi tội lỗi chúng ta được xóa, tất cả mọi chứng cứ tội lỗi hoàn toàn được xóa sạch. Phân biệt rõ lời kiện cáo của ma quỷ. Làm cho chúng ta cảm thấy tồi tệ về tội lỗi đã được tha thứ. Huyết của Chúa Jêsus xóa sạch mọi tội lỗi chúng ta.


II. CHÚA JÊSUS GÁNH LẤY MỌI ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT CỦA CHÚNG TA, BAN CHO CHÚNG TA SỰ CHỮA LÀNH VÀ SỨC KHỎE. (IPhi 1Pr 2:24; EsIs 53: 4; Mat Mt 8:17)


Những điều tồi tệ mà Chúa Jêsus phải gánh: Bệnh tậtđau đớn.

Những điều tốt đẹp mà chúng ta nhận lãnh: Sự chữa lành sức khỏe. Đức Chúa Trời muốn chúng ta bước đi trong sự lành mạnh. Bản chất tự nhiên của Đức Chúa Trời là chữa lành bệnh tật. Chúa Jêsus là một Đấng Chữa Lành.


III. CHÚA JÊSUS GÁNH MỌI TỘI LỖI CỦA CHÚNG TA VÀ BAN CHO CHÚNG TA SỰ CÔNG BÌNH. (IICo 2Cr 5:21)


A. Thầy tế lễ thượng phẩm và con dê bị đuổi đi trong Cựu Ước.

1. Hai con dê đặt tại cửa liều tạm trong ngày lễ chuộc tội. Một con dê bị giết và huyết được sử dụng để chuộc tội. Thầy tế lễ thượng phẩm sẽ đặt bàn tay trên con dê còn lại để chuyển giao tội lỗi của dân sự trên con dê bị đuổi đi.

B. Hiểu biết về sự công bình.

1. Là một món quà ban cho cách nhưng không.

2. Sự công bình của Đấng Christ được kể là của chúng ta.

3. Nó không phải sự công bình riêng do chúng ta tạo nên.

4. Bạn sẽ không bao giờ công bình hơn là bạn ngay thời điểm bây giờ.


IV. CHÚA JÊSUS GÁNH LẤY SỰ CHẾT CỦA CHÚNG TA VÀ BAN CHO CHÚNG TA SỰ SỐNG CỦA NGÀI. (RoRm 6:23)


A. Sự chết gì?

Sự chết này không phải là sự chết thể xác mà là sự chết tâm linh.

B. Sự sống gì?

“Zoe” chính là sự sống của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đến với Chúa Jêsus, sức sống thiên thượng của Ngài được truyền vào linh hồn loài người của chúng ta. Linh hồn chúng ta trở nên sống động trong chính sự sống của Đức Chúa Trời. GiGa 1:4 Đức Chúa Cha là “Zoe”Đức Chúa Con là “Zoe”

5. Ánh sáng của Ngài ở trong linh hồn chúng ta là ánh sáng của Đức Chúa Trời.

6. 10:10. Những công việc của ma quỷ. Chúa Jêsus đến để ban cho chúng ta “Zoe”.

7. Điều này xảy ra khi nào?

Khi chúng ta quay lưng với tội lỗi, ăn năn và chạy đến với Đấng Christ.

8. 3:16. Chúng ta tiếp nhận sự sống của Đức Chúa Trời vào trong linh hồn của chúng ta.

Tóm lược, hãy lặp lại tất cả 4 yếu tố thuộc Sự Trao Đổi Thiên Thượng được đề cập trongphần này. Bốn yếu tố còn lại chúng ta sẽ khám phá trong kỳ tới.


THẢO LUẬN NHÓM


Một trong những quy tắc học là lặp đi, lặp lại. Trong những nhóm nhỏ của bạn, hãy lặp lại 4 yếu tố trong Sự Trao Đổi Thiên Thượng đã được học trong kỳ này.

1. Tại sao nhiều Cơ-đốc nhân vẫn sống trong sự sợ hãi và nghi ngờ về những gì Đấng Christ dành sẳn cho chúng ta?

2. Nếu chúng ta đang sống và hưởng những quyền lợi thực hữu của Phúc-âm, Chúng ta phải làm gì?


TỰ NGHIÊN CỨU


1. Liệt kê 4 điều, tồi tệ do chúng ta gây ra đã được Chúa Jêsus gánh lấy.

2. Liệt kê 4 điều tốt lành mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta qua Sự Trao Đổi Thiên Thượng. Hãy minh họa bằng những câu Kinh Thánh cụ thể. Làm thế nào để những quyền lợi này thuộc về bạn?





 




Phần 2: SỰ TRAO ĐỔI THIÊN THƯỢNG


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đang nói về chủ đề Sự Trao Đổi Thiên Thượng. Đức Chúa Trời đem những điều xấu xa, tội lỗi do chúng ta gây ra chất trên mình Con một Ngài là Chúa Jêsus. Rồi Ngài lại đem những điều tốt lành được ban cho Chúa Jêsus để ban một cách nhưng không cho những ai tin đến Danh Con Ngài. Đây là phần hai trong loạt bài này. Chúng ta đã hoàn tất phần đầu với 4 yếu tố. Nào bây giờ chúng ta hãy cùng nhau học điều thứ năm.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. CHÚA JÊSUS GÁNH LẤY SỰ NGHÈO KHỔ CỦA CHÚNG TA VÀ BAN CHO CHÚNG TA SỰ GIÀU CÓ SUNG MÃN CỦA NGÀI.


Thập tự giá của Chúa Jêsus ảnh hưởng đến mọi hoàn cảnh cuộc đời con người. II Cor 2Cr 6:9, đề cập đến vấn đề tiền bạc trong Hội thánh đầu tiên. Trong đoạn 8, Phao-lô đã nói về sự dâng hiến được quyên góp cho Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Chúa Jêsus gánh lấy sự nghèo khổ của chúng ta khi nào.


A. Định nghĩa sự nghèo khó.

Bốn khía cạnh của sự nghèo khó về mọi mặt: (Dan Ds 28:48). Đói-Khát-Trần truồng-Lõa lồ. Thiếu thốn mọi thứ. Bất cứ ai đang trải qua bốn điều trên tức là người đó đang ở trong tình trạng nghèo khó toàn diện. Chúa Jêsus đã kinh nghiệm bốn điều trên khi Ngài bị treo trên Thập Tự Giá. Đây là hình ảnh đích thực về Thập Giá của Chúa Jêsus Christ. Ngài gánh lấy sự nghèo nàn của chúng ta để chúng ta nhận được sự giàu có sung mãn.

B. Tại sao Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự thịnh vượng?

Có một mục đích trong tấm lòng của Ngài muốn chúng ta sống trong sự dư dật. Ngài muốn chúng ta sử dụng sự giàu có dư dật của Ngài để xây cho Ngài một nơi để ngự. Khởi đầu Kinh Thánh cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời và con người sống với nhau trong một nơi tốt đẹp, xinh tươi lúc buổi chiều, kết thúc Đức Chúa Trời và con người ở trong thành Giê-ru-sa-lem mới. Nỗi mong muốn trong tấm lòng của Ngài là Ngài luôn muốn ở với con người. Những ví dụ trong Cựu Ước: Môi se và dân Y-sơ-ra-ên sử dụng của cải giàu có của xứ Ai-cập để xây nên một nơi thờ phượng Đức Chúa Trời trong nơi đồng vắng.

Trong thời đại vua Đa-vít khi mà lượng vàng dư dật, Đức Chúa Trời phán: “Hãy xây một nơi để ta ngự.” Đây là mục đích của sự giàu có dư dật của Ngài trong thời Cựu Ước. Trong Tân Ước: Đức Chúa Trời không ngự trong những tòa nhà được xây bằng xi măng cốt sắt. Nhưng Đức Chúa Trời ngự trong Hội thánh, những tấm lòng của chúng ta (II Cor 2Cr 6:16). Chúng ta là những toà nhà của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nhận lấy sự giàu có dư dật của Đức Chúa Trời và sử dụng nó để chinh phục thế giới.


II. CHÚA JÊSUS GÁNH LẤY SỰ XẤU HỔ CỦA CHÚNG TA VÀ BAN CHO CHÚNG TA ĐƯỢC DỰ PHẦN TRONG SỰ VINH HIỂN CỦA NGÀI. (HeDt 12:2)


Trên thập tự giá chúng ta được áp ứng không những nhu cầu thuộc linh,thuộc thể và nhu cầu vật chất, nhưng chúng ta còn được đáp ứng nhu cầu về tình cảm nữa. Xấu hổ là một xúc cảm trầm trọng ảnh hưởng đến loài người chúng ta. Chúa Jêsus đã trãi qua cả sự xấu hổ và sự bị loại bỏ tại trên thập tự giá.

Vậy xấu hổ là gì?

Xấu hổ là một cảm giác thấy mình vô giá trị. Xấu hổ là điều Chúa Jêsus đã nếm trải khi Ngài bị treo một cách sĩ nhục trên cây thập tự giá.


III. CHÚA JÊSUS GÁNH LẤY SỰ BỊ CHỐI BỎ CỦA CHÚNG TA VÀ BAN CHO CHÚNG TA SỰ THỪA NHẬN TRONG GIA ĐÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. (MatMt 27:46).


Cho đến lúc Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài chưa hề kêu Cha Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn gọi là Cha mà thôi. Chúa Jêsus cảm thấy bị xa cách với Cha của Ngài bởi vì Ngài đã gánh lấy sự chối bỏ bởi những tội lỗi của chúng ta. Chúng ta được đặc quyền kêu Đức Chúa Trời là “A-ba là Cha” vì linh của sự làm con nuôi (RoRm 8:15).


IV. CHÚA JÊSUS GÁNH LẤY SỰ RỦA SẢ CỦA CHÚNG TA VÀ BAN CHO CHÚNG TA SỰ PHƯỚC LÀNH CỦA NGÀI. (GaGl 3:13-14).


Một số đặc điểm của phước hạnh (Dan Ds 28:2-14). Đắc thắng, thịnh vượng, có khả năng sanh bông trái, và có đặc ân. Đặc ân bao gồm sự quan tâm của Chúa trên những điều nhỏ nhặt của đời sống chúng ta.

Những minh hoạ: Một số đặc điểm của sự rủa sả (28:15-68). Chúa Jêsus gánh lấy tất cả những sự rủa sả của chúng ta mà đem chất trên chính mình Ngài và ban cho chúng ta những phước hạnh.


KẾT LUẬN


Đây là quyền thừa kế của chúng ta. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta không bước đi trong đó. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì Sự Trao Đổi Thiên Thượng này.


THẢO LUẬN NHÓM


Nhắc lại tám yếu tố của Sự Trao Đổi Thiên Thượng. Làm thế nào chúng ta vận dụng những phứơc hạnh này vào đời sống và những hoàn cảnh của chúng ta?

Thảo luận về mục đích của sự giàu có dư dật mà Đức Chúa Trời ban cho các tín hữu và nó thường bị lạm dụng hoặc sử dụng cho những mục đích riêng của chúng ta như thế nào?


TỰ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu Dan Ds 28:1-31 và hãy lập danh sách liệt kê đặc điểm chung của tấtcả sự rủa sả và tất cả phước hạnh (Bạn viết nó ra ngay trên trang này). Theo GaGl 3:13, 14 Ngài đã làm gì đối với những sự rủa sả này và Ngài đã làm gì với những phước hạnh?





 




Phần 3: SỰ NGỢI KHEN ĐEM LẠI ĐẮC THẮNG



LỜI GIỚI THIỆU


Từ nào được sử dụng phổ biến trong những đoạn này? Đó có phải là từ “triumph” (đắc thắng). Có những lúc khi tôi hỏi người ta rằng “triumph” có nghĩa là gì? Họ thường trả lời rằng “Victory- chiến thắng.” Họ đã nghĩ rằng “triumph” và “Victory” có cùng một ý nghĩa. Nhưng tôi muốn phân tích sự khác biệt về ý nghĩa của hai từ này.


DÀN Ý BÀI HỌC


CoCl 2:15, Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ.”

II Cor 2Cr 2:14 Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!”


I. VICTORY- CHIẾN THẮNG CÓ NGHĨA LÀ GÌ?


A. Chiến thắng trong cuộc chiến được hoàn tất trong khoảnh khắc của một thời điểm nào đó.

B. Chiến thắng trong cuộc chiến được trả bằng giá của sự đổ huyết của các chiến sĩ .

C. Sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá là một chiến thắng (victory). Chúa Jêsus đã đánh bại kẻ thù trong một cuộc chiến cách đây 2000 năm.


II. VẬY TRIUMPH CÓ NGHĨA LÀ GÌ?


Triumph là một đại tiệc để ăn mừng sự chiến thắng đã đạt được trong cuộc chiến, và được tổ chức sau một thời gian khá lâu sau đó.

Minh hoạ: Hoa kỳ đã có một cuộc chiến và đã giành độc lập vào năm 1776 .

Hiện nay vẫn còn tồn tại những buổi tiệc mang tính quốc gia được tổ chức để mừng chiến thắng (victory) lập được cách nay hơn 200 năm. Đây chính là những nghĩa của từ triumph: Một lễ hội ăn mừng. Một buổi tiệc.


III. TẠI SAO SỨ ĐỒ PHAO-LÔ SỬ DỤNG TỪ “TRIUMPH” TRONG NHỮNG THƯ TÍN CỦA ÔNG?


Phao-lô nói rằng, đây chính là lúc để mở tiệc ăn mừng. Chiến thắng (victory) đã qua rồi. Chiến thắng đó được lập nên cách đây đã 2000 năm. Chúng ta không phải lập nên chiến thắng. Bạn không thể đánh mất sự chiến thắng cảm giác nếu chính bạn đã khônglập nên chiến thắng ấy. Chúa Jêsus đã lập nên chiến thắng và chỉ duy Ngài là người có thể đánh mất sự chiến thắng. Còn chúng ta chỉ là ăn mừng chiến thắng đó mà thôi và khi chúng ta làm như vậy, chúng ta có triumph.

A. Ý nghĩa lịch sử của từ triumph.

Nó xuất phát từ đế quốc La-mã. Nó là một lễ hội ăn mừng vĩ đại nhất từng có, được tổ chức trong đế quốc La-mã. Nó tương đương với tất cả các môn thể thao quốc gia của chúng ta đều tập trung và một lần. Đa số những công dân La-mã không bao giờ được tận mắt chứng kiến một triumph trong cuộc đời họ.

. Vở kịch: Chiến thắng của Julius Caesar ở Anh quốc và cả Châu Âu để thiết lập đế quốc La-mã.

. Viện nguyên lão La-mã công bố một buổi tiệc ăn mừng để tỏ lòng tôn kính với Caesar.

. Một lễ mừng chiến thắng là một vinh dự to lớn nhất dành cho công dân La-mã.

Mô tả một buổi lễ kỷ niệm chiến thắng (triumph) ở La-mã. Hãy so sánh CoCl 2:15 với nghĩa của từ “triumph”.

B. Những quyền cai trị và những thế lực.

Sự trình diễn công cộng cho toàn thể vũ trụ chứng kiến. Vậy những quyền cai trị và những thế lực là gì? Quyền lực gian ác của sa-tan. Bản thân sa-tan được gọi là một quyền cai trị, “Vị vua của quyền lực và chốn không trung” Câu này mô tả điều Chúa Jêsusđã làm trên Sa-tan và quyền lực của nó, thông qua sự chết và sống lại của Ngài.

Động từ “truất bỏ” có nghĩa gì? Chúa Jêsus đã tước bỏ khí giới của những quyền cai trị và thế lực của Sa-tan bằng chiến thắng của Ngài.

Một sự công bố ra giữa thiên hạ sau chiến thắng, Chúa Jêsus đã diễu hành và công bố một cách rộng rãi, công khai. Chúa Jêsus đã làm như vậy cho toàn thể vũ trụ này chứng kiến.


IV. HỘI THÁNH ĐANG Ở ĐÂU TRONG CUỘC DIỄU HÀNH MỪNG CHIẾN THẮNG NÀY?


Có phải chúng ta đang đứng dọc hai bên đường và vỗ tay chào mừng không? Không. Có phải chúng ta cũng như các công dân La-mã thời xưa tung hô vị anh hùng đem lại chiến thắng? Không.

Chúa Jêsus là đầu và Hội thánh là thân thể Ngài. Thân thể thì luôn luôn đi cùng với đầu đến bất cứ nơi đâu mà đầu muốn đến. Nếu Chúa Jêsus đang ở trong một chiếc xe ngựa chiến, Hội thánh ở đâu? Hội thánh cũng ở trong chiếc xe đó. Mọi thành viên trong Hội thánh đều dự phần vào đó.

IICo 2Cr 2:14, Phao-lô dùng chữ “luôn luôn” có nghĩa là mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta phải có một buổi tiệc mừng trong Chúa Jêsus. Chiến lược của Sa-tan là lôi kéo Cơ-đốc nhân ra khỏi chiếc xe ngựa chiến và đặt chúngta vào vị trí hai bên lề đường. Điều này xảy ra khi chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời làm điều mà Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta cách đây 2000 năm. Chúng ta phải làm gì để thừa hưởng điều mà Đức Chúa Trời đã dành cho chúng ta?Chúng ta phải có một buổi liên hoan ăn mừng. Điều này đến với Hội thánh qua sự ngợi khen của chúng ta.

Khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời giữa mọi sự đau khổ, đó chính là lúc chúng ta được nhận lãnh gia tài từ nơi Đức Chúa Trời. Ví dụ của sự vui mừng vì chiến thắng trong chức vụ của Phao-lô (Công Cv 16:25). Phao-lô và Si-la bị tống vào ngục và bị đánh đập.

1. Phao-lô đã làm gì?

Ông thực hành điều mà ông đã dạy dỗ. Họ có một sự vui mừng ngợi khen Chúa ngay trong chốn lao tù.

2. Điều gì đã làm rung chuyển ngục tù?

Quyền năng của sự vui mừng chiến thắng (triumph).

3. Điều kỳ diệu đó đã xảy ra ngay lúc nửa đêm.

Đây là thời điểm bị đau đớn nhất.

4. Đây là chìa khóa dẫn đến sự đắc thắng: Từ giữa sự tổn thương và sự đau đớn, chúng ta giơ cánh tay ra mà ngợi khen Đức Chúa Trời. Chúng ta có một buổi tiệc ngay trong lòng chúng ta.

Kinh nghiệm cá nhân về niềm vui chiến thắng trong cuộc đời của Terry Law. Thi Tv 34:1-4


KẾT LUẬN


Từ trong cơn thử thách và những hoàn cảnh cuộc đời, bằng sự ngợi khen hãy tôn cao danh Chúa Jêsus, hãy ăn mừng vì Chúa Jêsus đã chiến thắng, như Phao-lô và Si-la đã làm trong nhà lao của người Phi-líp. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta sẽ đạp đổ được ách xiềng xích của kẻ thù trong nghịch cảnh. Chúng ta sẽ tán dương côngviệc mà Chúa Jêsus đã làm trọn trên cây thập tự và chiến thắng của Ngài cách đây 2000 sẽ là của chúng ta ngày hôm nay.


THẢO LUẬN NHÓM


Trong nhóm nhỏ của bạn, hãy thảo luận: Niềm hân hoan vui mừng chiến thắng (triumph) có nghĩa gì đối với cá nhân bạn?

Trong cuộc sống của bạn và trong Hội thánh bạn, đã dành bao nhiêu thời gian để ca ngợi chúc tụng chiến thắng của Chúa Jêsus? Bạn ngợi khen Chúa về điều gì và khi nào? Tại sao những Cơ-đốc nhân vẫn còn tiếp tục chiến đấu chống lại kẻ thù trong khi chúng ta đã giành được chiến thắng do Chúa Jêsus mang lại?

Nếu Christ đã đắc thắng trên mọi kẻ thù, tại sao ngày nay các Cơ-đốc nhân vẫn còn phải nếm trải sự đau đớn và bất hạnh? Dành thời gian ngợi khen Đức Chúa Trời về chiến thắng của Ngài.


TỰ NGHIÊN CỨU


Bằng ngôn từ riêng của bạn, hãy mô tả mối tương quan giữa chiến thắng (victory) vàniềm vui chiến thắng (triumph). Học thuộc lòng CoCl 2:15 và sau đó viết lại câu gốc này theo cách diễn đạt riêng của bạn. Mỗi ngày, bạn đã dành bao nhiêu thời gian để ngợi khen Đức Chúa Trời cho dùbạn ở trong hoàn cảnh nào đi nữa? Làm thế nào để bạn có thể làm tốt hơn điều này?





 




Phần 4: ĐIỀU LÀM CHO CÁC THIÊN SỨ HOẠT ĐỘNG.


LỜI GIỚI THIỆU


Trong sách Công-vụ đồ bày tỏ rất nhiều lần về mối liên hệ giữa Đức Thánh Linh và thiên sứ. Trong Công Cv 8:26, một thiên sứ đã hướng dẫn Phi-líp trong việc giục lòng ông rời khỏi xứ Sa-ma-ri và đi vào nơi sa mạc. Mối liên hệ giữa thiên sứ và Đức Thánh Linh ở đây rất rõ ràng.

Thiên sứ chỉ cho ông nơi nào phải đi, còn Đức Thánh Linh thì chỉ cho ông biết người mà ông phải giúp đỡ.

Trong 10:3-6, một thiên sứ hiện ra với Cọt-nây và hướng dẫn ông. Trong câu 19 và 20, Đức Thánh Linh phán cùng Phi-e-rơ hãy đi và gặp những người mà Cọt-nây đã sai tới.Trong sách Công-vụ, các thiên sứ làm việc cho Đức Thánh Linh.12:5, 7, Hội thánh cầu nguyện ngày đêm trong Thánh Linh để Phi-e-rơ được giải cứu.

Kết quả là Đức Thánh Linh đã sai một thiên sứ đến giải cứu ông ra khỏi nhà lao. Tác giả của sách Hê-bơ-rơ đã viết ra đoạn 1 và 2 để chấn chỉnh lại lối thờ phượng lệnh lạc, tức là thờ phượng các thiên sứ, trong Hội thánh đầu tiên. Vấn đề mà nhiều người mắc phải là họ thật sự không biết sự khác biệt giữa thiên sứ thiệnthiên sứ ác. Bởi vì có sự hiện diện của cả thiên sứ thiện và thiên sứ ác. Thật ra, ma quỷđã từng là một thiên sứ. Trên thế giới ngày hôm nay, có hai tôn giáo được bắt nguồn từ các thiên sứ. Thứ nhất, Mô-ha-mét công nhận niềm tin của người Hồi-giáo trong kinh Cô-ran là bắt nguồn từ một thiên sứ được xem là Gáp-ri-ên.

Joseph Smith đã thành lập nên niềm tin của đạo Mọt-môn dựa trên một khải thị mà ôngđã nhận được từ một thiên sứ. Nhưng Phao-lô đã khẳng định trong sách Ga-la-ti rằng nếu có một ai giảng dạy một đạo nào khác với Phúc-âm, ngay cả thiên sứ cũng vậy, hãy để anh ta bị rủa sả. Tác giả của sách Hê-bơ-rơ, đã so sánh Chúa Jêsus và thiên sứ rằng: Chúa Jêsus không phải là một thiên sứ. Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Tạo Hoá của tất cả các thiên sứ.

Thiên sứ không phải là con người. Thiên sứ hiện diện trong mọi nền văn hóa. Họ có thể hiện ra trong mọi nền văn hóa và có thể trông giống như một con người nhưng tuyệt nhiên họ không phải là con người.

Trong HeDt 1:14, mô tả chức vụ giúp việc của các thiên sứ. Họ giúp đỡ chúng ta, những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi. Có bao nhiêu thiên sứ cả thảy? Trong Kinh Thánh ghi lại họ là một đội quân đông vô số kể, không thể đếm hết được. Nếu các thiên sứ được sai đến để giúp đỡ chúng ta, có phải những điều chúng ta làm có thể gây tác động đến họ không? Đúng vậy. Hãy xem ví dụ của Xa-cha-ri, cha của Giăng Báp-tít và Gáp-ri-ên. Thiên sứ đã khiến cho ông ta bị câm vì đã nói ra những lời vô tín, nghi ngờ. Những lời được nói ra từ miệng của con người có thể tác động đến các thiên sứ. Khi chúng ta nói ra lời đầy đức tin bằng Lời của Đức Chúa Trời, họ có thể đi cùng chúng ta và giúp đỡ chúng ta. Hành động chúng ta ảnh hưởng đến thiên sứ. Sau đây có 5 quy tắc để thiên sứ đồng đi và giúp đỡ chúng ta.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. UY QUYỀN (Mac Mc 1:21-27)


Tại sao trong vương quốc của Sa-tan không có sự cải vả hoặc tranh chiến với nhau? Câu trả lời trong Mat Mt 12:24-26. Sa-tan có nhiều linh lừa dối và ác linh làm việc dưới uy quyền của nó. Các thiên sứ thiện cũng vâng lời dưới uy quyền của Đức Chúa Trời. Thiên sứ đang theo dõi những vấn đề từ uy quyền trong đời sống chúng ta.

Chúng ta đáp ứng uy quyền của Đức Chúa Trời như thế nào? Nếu một Cơ-đốc nhân ra khỏi uy quyền của Chúa, thì thiên sứ không thể đi cùng và giúp đỡ trong mục đích của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời họ. (Cong Cv19:13-16).

A. Sau đây là bốn lãnh vực của uy quyền mà bạn phải đầu phục. (Gia Gc 4:7).

Đức Chúa Trời, có uy quyền tối thượng, bao gồm Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.

B. Lời của Ngài, Đức Chúa Trời và Lời của Ngài là một.

C. Lương tâm. Những quyền được ủy thác. Uy quyền của chính phủ và chính quyền cần phải được tôn trọng.

D. Chức sứ đồ, tiên tri, truyền giáo, mục sư và giáo sư.


II. CỦA LỄ HY SINH


- Câu chuyện của Áp-ra-ham và Y-sác (SaSt 22:1-14). Vật tế lễ của Áp-ra-ham, tưc Y-sác, đã khiến cho thiên sứ lộ diện.

- Vật tế lễ của Đa-vít. Vật tế lễ phải trả một giá nào đó.

- Xa-cha-ri trong đền thờ dâng của tế lễ. (LuLc 1:5-25)

- Ông Ma-nô-a, cha của Sam-sôn. Thiên sứ đã hiện ra cùng ông Ma-nô-a và lên theo khói của ngọn lửa đốt của lễ thiêu về trời.

- Ghi-đê-ôn Của tế lễ và sư dâng hiến cho thiên sứ những quyền hợp pháp để làm và hành động vì cớ con người.


III. CẦU NGUYỆN


A. Các thiên sứ đáp lời cầu nguyện của con người.

- Áp-ra-ham cầu nguyện cho thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ khỏi sự hủy diệt.

- Lời cầu nguyện của Đa-ni-ên và những kết quả sau đó. Một thiên sứ được phái đến để đáp lời cầu nguyện của ông. Một thiên sứ được phái đến để giải cứu ông trong hang sư tử.

- Phi-e-rơ trong nhà lao (Cong Cv 12:1-25).


IV. BỐ THÍ


Chúng ta làm gì với tiền bạn để có thể lay động thiên sứ. Câu chuyện của Cọt-nây (10:4). Thiên sứ của Đức Chúa Trời nhìn xem các con cái của Đức Chúa Trời làm gì với thu nhập của mình. Ban cho là một hình thức của vật tế lễ. Những câu chuyện cá nhân về thiên sứ và tài chánh. Các thiên sứ có nhiều chuyện phải làm đối với tiền bạc nhiều hơn chúng ta tưởng.


V. NGỢI KHEN VÀ THỜ PHƯỢNG


- Sự ngợi khen của chúng ta dâng lên cho Chúa có ảnh hưởng đến các thiên sứ. II Su 2Sb 20:22.

- Hãy nghiên cứu những khuôn mẫu về những cuộc mai phục của Đức Chúa Trời được ghi lại trong Kinh Thánh. Đức Chúa Trời mai phục cùng với thiên sứ. Câu chuyện của Ba-la-am; Dân A-si-ri.

Sự ngợi khen của chúng ta đem đến sự giúp đỡ của thiên sứ.


KẾT LUẬN


Những hành động của chúng ta có thể gây ảnh hưởng đến các thiên sứ.


THẢO LUẬN NHÓM


Nếu các thiên sứ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các tín hữu, chúng ta có nên thờ phượng và cầu nguyện với họ như một số tôn giáo từng làm không? Trưng dẫn một số câu Kinh Thánh để chứng minh cho câu trả lời của bạn. Những người tín hữu có ở dưới uy quyền của thiên sứ không? Chúng ta có uy quyền đến đâu trên các thiên sứ? (HeDt 1:14, ICo1Cr 6:3).

Thảo luận về tầm quan trọng của sự vâng phục dưới những người được giao cho quyền lực và dưới uy quyền chúng ta có, để gây tác động đến thiên sứ.


TỰ NGHIÊN CỨU


Đề tài về thiên sứ là đề tài hết sức hấp dẫn được chép để chúng ta học hỏi trong Kinh Thánh. Bằng cách sử dụng mục lục Kinh Thánh hãy ghi lại những người đã được thiênsứ giúp đỡ trong Kinh Thánh và ghi chú lại điều gì đã khiến cho các thiên sứ đến với họ và giúp đỡ họ, và ghi lại những cách cư xử của họ đối với các thiên sứ. Hãy đặt vấn đề này làm đề án chính của bạn trong khoá học này.





 




Phần 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỨC TIN BẠN HÀNH ĐỘNG


LỜI GIỚI THIỆU


Tôi muốn bắt đầu bài học này với một câu hỏi. Bạn có được sanh lại chưa? Bằng cách nào mà một người biết được rằng anh ta đã được sanh lại hay chưa? Kinh Thánh nói rằng: Thánh Linh của Đức Chúa Trời minh chứng với tâm thần chúng ta rằng, chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời.

Nhưng Kinh Thánh cũng nói: Chúng ta được cứu bởi đức tin và đức tin đó là món quà do Đức Chúa Trời ban cho để không một ai có thể khoe khoang. Nếu chúng ta được sanh lại, thì đức tin đã làm cho bạn được sanh lại đó đến từ nơi Đức Chúa Trời. Đó là quà tặng của Đức Chúa Trời. Nếu bạn được sanh lại, bạn cũng biết rằng bạn có đức tin. Có một câu Kinh Thánh khác đề cập đến lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong RoRm 12:3. “Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mỗi người một lượng đức tin khác nhau.Chúa Jêsus có đặc điểm là đo lường đức tin của những người ở xung quanh Ngài.”

Ngài luôn nói về đức tin cho những người xung quanh Ngài. Ngài đã phán với Phi-e-rơ rằng: “Hỡi người có ít đức tin kia” Ngài đã phán với người đàn bà có đứa con gái bị ma quỷ áp bức: “Hỡi người đàn bà có đức tin lớn kia.” Ngài cũng đã từng phán với thầy đội người La-mã rằng: “Ta chưa từng thấy ai có đức tin lớn như ngươi…”

Trong RoRm 4:1-25, Kinh Thánh nói về Áp-ra-ham như sau: “Người không hề yếu đuối trong đức tin.”

Trong IITe 2Tx 1:3, Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca có “đức tin ngày càng lớn” Vấn đề tôi muốn nói cùng các bạn là, mọi chỗ trong Kinh Thánh, các bạn được dạy hãy đo lường đức tin của mình. Nếu chúng có một thước đo đức tin đánh số từ 1 đến 10, thì bạn đang ở mức nào? Có thể bạn sẽ nói rằng: “Tôi không có đủ đức tin”. Nhưng tôi bảo bạn rằng, nếu chúng ta có tin để được cứu thì chúng ta sẽ có đủ đức tin để làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời muốn bạn làm. Chúa Jêsus phán rằng: Nếu bạn chỉ có đức tin lớn bằng hột cải, bạn có thể dời núi được.


DÀN Ý BÀI HỌC.


• Eph Ep 2:8, 9 “8 mà Ngài đã rải ra đầy dẫy trên chúng ta cùng với mọi thứ khôn ngoan thông sáng, 9 khiến chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài, theo ý định mà Ngài đã tự lập thành trước trong lòng nhân từ Ngài.”


I. ĐỨC TIN ĐẾN TỪ ĐÂU? (RoRm 10:17).


A. Nếu đức tin đến bởi sự nghe, thì bạn đã nghe nhiều đến đâu rồi?

B. Nếu bạn mở lòng mình ra với Đức Chúa Trời thì tôi bảo đảm với bạn rằngđức tin của bạn sẽ được lớn lên khi bạn nghe đến lời Chúa.


II. BẰNG CÁCH NÀO LÀM CHO ĐỨC TIN HOẠT ĐỘNG


Đây là chìa khóa của vấn đề. Chìa khóa để làm cho đức tin hoạt động thật ra rất đơn giản. Bạn phải hành động để khai phóng đức tin.

A. Phi-e-rơ và cá (LuLc 5:4-9).

Chúa Jêsus bảo với Phi-e-rơ như vầy: “Đem thuyền ra chỗ nước sâu ” Phi-e-rơ trả lời rằng: “Ôi Chúa, tôi đã đánh cá mệt nhọc suốt đêm nhưng không được gì.”

Về tài chánh, bạn phải hành động bằng cách ban cho từ những gì bạn đang có. Điều này cũng đúng trong các lãnh vực khác.

B. Người đàn bà với bệnh mất huyết (Mac Mc 5:25-34).

Đức tin đến là bởi người ta nghe (5:27). “Khi bà nghe đến Chúa Jêsus ”Đức tin phải nói ra.“Bà nói rằng …” (câu 28) Đức tin phải hành động.“Bà đến …” Chúa Jêsus phán rằng: “Con gái ta, đức tin con đã chữa lành con.” Nếu bà cứ ở trong nhà, chắc hẳn bà đã bỏ qua cơ hội này.

C. Câu chuyện người đàn ông què chân (LuLc 5:1-39).

- Họ lật tung mái nhà lên. “Và Chúa Jêsus thấy được đức tin của họ” Làm thế nào bạn thấy được đức tin? Hoàn toàn không thể.

Vì đức tin dẫn đến hành động và bạn thấy được nó.

D. Câu chuyện mười người phung (17:11-19).

Họ đứng ở đằng xa (17:12). Bệnh phung là một bệnh bị xem là ghê tởm, đáng khinh bỉ. Luật pháp của Môi-se cô lập họ ở những khu riêng dành cho người phung. Họ rất cô độc, bị tách xa gia đình, vợ con. Và khi đi trên đường phố, họ phải tự la lên “Tôi không sạch!”

Họ gọi Chúa Jêsus từ đằng xa: “Xin thương xót chúng tôi cùng.” Chúa Jêsus bảo họ hãy đi và tỏ mình ra cùng các thầy tế lễ (17:14). Luật pháp của Môi-se yêu cầu người phung phải đến nơi đền thờ để cho các thầy tế lễ kiểm tra có được sạch chưa. Các thầy tế lễ thượng phẩm có quyền cấp giấy chứng nhận để xác minh một người phung đã được sạch. Khi Chúa Jêsus bảo họ hãy đi, lúc đó phung của họ chưa được sạch. Và khi hành động bởi đức tin của họ, thì họ liền được sạch (17:14). Họ phải thả lưới ra.


KẾT LUẬN


Bạn đã có đức tin, hãy hành động ngay bây giờ. Oral Robertrs và cậu bé


THẢO LUẬN NHÓM


Hãy làm chứng lại sự chữa lành của Chúa trong đời sống bạn khi bạn đưa đức tin vào hành động cụ thể. Hãy làm chứng lại Chúa đã sử dụng bạn như thế nào để chữa lành một người nào đó trong tuần này. Cầu nguyện cho người đang bệnh trong số bạn và hãy thách thức họ có những hành động cụ thể bằng đức tin họ.


TỰ NGHIÊN CỨU.


Tìm cơ hội để cầu nguyện chữa lành cho ít nhất bốn người bệnh trong vòng một tuần và áp dụng điều bạn đã học được trong bài này vào từng trường hợp của họ. Ghi lại kết quả đức tin của họ trong sổ tay ghi chép của họ và chia xẻ lại cho nhóm của bạn trong buội họp mặt sắp đến.



bottom of page