top of page
    ISOM CẤP 2 - Chúa Jesus Đấng Chữa Lành
    (Jesus Our Healer Today)

Hung Tran

Jul 21, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Bayless Conley)



Mục sư Conley trở lại trong loạt bài nầy, sẽ khai triển chủ đề Sự chữa lành trên nền tảng Kinh Thánh. Bất cứ người tín hữu chân tâm nào cũng dễ dàng thấy rằng Đức Giêxu rất muốn chữa lành và đang chữa lành cho chúng ta ngay ngày hôm nay.

(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

B5.1 Nếu Đó Là Ý Chúa.

B5.2 Sự Chữa Lành Thể Hiện Trong Sự Cứu Chuộc.

B5.3 Sự Cứu Rỗi Trọn Vẹn.

B5.4 Môi-se - Con Rắn Và Sự Chữa Lành.

B5.5 Sự Thương Xót Trong Việc Chữa Lành.





 




Phần 1: Ý MUỐN VÀ SỰ CHỮA LÀNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



LỜI GIỚI THIỆU


Có phải Đức Chúa Trời muốn chữa lành bệnh tật cho tất cả mọi người không? Hiểu được quan điểm của Đức Chúa Trời liên quan đến sự chữa lành là nền tảng dẫn đến tín lý của sự chữa lành.


SỨ ĐIỆP


I. TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC CHỮA LÀNH? Mat Mt 8:1-3


Nghi ngờ ý muốn của Đức Chúa Trời Nếu là ý Ngài

Lý do quan trọng nhất tại sao con người không được chữa lành đó là họ nghi ngờ về ý muốn của Đức Chúa Trời. Hiểu lầm Kinh Thánh về ý muốn Đức Chúa Trời: Một số người cho rằng bởi vì Chúa Jêsus đã cầu nguyện, “Nếu là ý Chúa”, vì thế chúng ta nên cầu nguyện chữa bệnh giống như vậy. (26:39)

Lời cầu nguyện Chúa Jêsus trước khi Ngài bước lên thập tự giá trong phân đoạn này không có liên hệ với sự chữa lành. Số câu Kinh Thánh khác trích dẫn sai về ý muốn của Đức Chúa Trời liên quan đến sự chữa lành Gia Gc 4:13-15. Phân đoạn Kinh Thánh này liên quan đến việc tìm biết ý Chúa về những quyết định mà chúng ta sẽ thực hiện. Chúng ta cần cầu nguyện lời cầu nguyện tận hiến cùng biệt mình ra thánh và sẵn lòng tuân theo chương trình của Đức Chúa Trời trên đời sống chúng ta.


II. CẦU NGUYỆN BỞI ĐỨC TIN VÀ SỰ SẴN SÀNG CHỮA LÀNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


A. Cầu nguyện chữa bệnh bởi đức tin.

Trong 5:14-15 dạy chúng ta cầu nguyện chữa bệnh như sau: Cầu nguyện bởi đức tin sẽ chữa lành bệnh tật chứ chẳng phải lời cầu nguyện dâng hiến và thánh hóa. Bạn phải vững tin vào ý muốn của Đức Chúa Trời trước khi bạn bắt đầu cầu nguyện hay làm bất cứ việc gì, nếu không bạn sẽ bị lung lay (1:6; Mac Mc 11:23-24). Sự sẵn sàng chữa lành của Đức Chúa Trời Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện: “Ý Cha được nên, ở đất như trời” (Mat Mt6:9-10).


B. Ở Thiên Đàng có bệnh tật không?

Vì thế, đây không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời để trên thế gian này có bệnh tật. Đức tin là sự tin chắc rằng Đức Chúa Trời không chỉ là Đấng có thể chữa lành mà Ngài còn là Đấng sẵn lòng chữa lành.

Đức tin của những đội trưởng La-mã (8:5-13, LuLc 4:1-10). Chúa Jêsus hết sức quyết tâm bày tỏ sự sẵn lòng chữa lành của Đức Chúa Trời hơn là thể hiện khả năng chữa bệnh của Ngài. Chúa Jêsus đi bộ 20 dặm từ nơi này đến nơi khác để bày tỏ sự sẵn lòng chữa lành của Đức Chúa Trời. Cha Thiên Thượng sẽ ban thêm cho họ những điều tốt đẹp khi họ cầu xin Ngài hơn biết bao.


THẢO LUẬN NHÓM


Xếp thành một vòng tròn nhỏ khoảng 3 hoặc 4 người khác để thảo luận bài học này. Nếu đây là ý muốn Chúa cho tất cả những người được chữa lành bệnh, thì tại sao có một số người được chữa lành bệnh ngay sau khi lời cầu nguyện được được nhậm, còn một số người lại không được chữa lành (bạn cũng có thể tham khảo thêm phần 5 của bài học). Nguồn gốc của bệnh tật đến từ đâu?

Từ ma quỷ: Nói về nguyên nhân con người bị sa ngã trong Sáng-thế ký 3. Nguồn gốc này được so sánh như thế nào với bản chất của Đức Chúa Trời (GiGa 10:10). Cầu nguyện cho một người nào đó đặc biệt, những người trong số các bạn đang bị bệnh.


TỰ NGHIÊN CỨU


Học thuộc lòng Mac Mc 11:23-24. Tại sao bạn nghĩ rằng Đức Chúa Trời luôn luôn sẵn sàng chữa lành bệnh? LuLc 4:18- đó là sứ mạng của Ngài. I Giăng 3- bệnh tật là những công việc của ma quỷ. Thánh Kinh chứa đựng nhiều Lời hứa của Đức Chúa Trời liên quan đến sự chữa lành. Nó sẽ là sự rèn luyện có ích cho bạn để tìm ra một số điều cần thiếttrong những phần bài học này. Với sự trợ giúp của bản Kinh Thánh Tham Chiếu, hãy liệt kê một số điểm trong phần bài học dưới đây.





 




Phần 2: SỰ CHỮA LÀNH ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG SỰ CỨU CHUỘC



LỜI GIỚI THIỆU


Điều quan trọng là chúng ta phải xác định rằng bệnh tật xâm nhập vào thế gian là hậu quả của sự sa ngã. Với sự sa ngã của con người rơi vào tội lỗi thì tất cả những điều tốt đẹp do Đức Chúa Trời tạo ra đều bị làm hỏng đi. Nếu chúng ta tin rằng Chúa Jêsus Christ đến thế gian để chuộc lại con người khỏi tội lỗi thì theo sau đó sự cứu chuộc của Ngài cũng đã cất đi mọi sự rủa sả của tội lỗi.


SỨ ĐIỆP


Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội...(RoRm 5:12).


I. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT


A. Sự xâm nhập của bệnh tật vào trong thế gian.

Bệnh tật đã vào thế gian bằng cách nào? Qua A-đam! Tội lỗi, sự chết và tất cả những gì sản sinh ra sự chết đều do tội lỗi của A-đam. Bệnh tật gây ra sự chết. Ma quỷ đã cám dỗ A-đam và nó là tác giả của bệnh tật và sự chết.

B. Biện pháp cứu chữa bệnh tật.

Khi Chúa Jêsus thi hành sự cứu chuộc con người, Ngài đã khiến sự cứu rỗi có sẵn cách nhưng không cho tất cả mọi người. Cũng theo cách này, khi Ngài cứu bệnh tật con người, Ngài đã khiến sự chữa lành được dành sẵn cách nhưng không cho tất cả mọi người.

C. Để nhận được sự chữa lành

Hầu hết mọi người được chữa lành dựa trên đức tin chung của nhà truyền đạo và người đó, dựa trên Lời của Đức Chúa Trời được rao ra. Bạn không thể có đức tin vượt trên sự hiểu biết và ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tin chắc rằng đây là ýmuốn của Đức Chúa Trời để chữa lành chúng ta.


II. NHỮNG HÌNH BÓNG TRONG KINH THÁNH CỰU ƯỚC CHỈ VỀ CHÚA JÊSUS-ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚNG TA HÔM NAY


A. Lễ Vượt Qua trong Xuất Ê-díp-tô ký

Sau khi ăn, hơn 3 triệu người Giu-đa rời khỏi xứ Ai-cập hoàn toàn nguyên vẹn. Nguyên tắc này được lập lại khi Hê-giê-kia giữ lễ Vượt qua trong nhiều năm sau đó. Nếu con rắn trong nơi đồng vắng đem lại được sự chữa lành thân thể - Thì sự ấy ứng nghiệm thật (Jêsus Christ) đem lại sự chữa lành trọn vẹn hơn biết bao.

B. Bảy danh xưng về sự cứu chuộc.

Tất cả những danh xưng này được chỉ về nơi Gô-gô-tha. Sau khi vượt qua Biển Đỏ, Danh xưng đầu tiên mà Đức Chúa Trời tự bày tỏ về Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên là: “Đức Giê-hô-va là Vị Danh Y của bạn.” Giê-hô-va Raphah.

Ngày nay, mỗi danh xưng cứu chuộc đều được dành sẵn cho chúng ta! Cũng xem trong Thi Tv 103:3 về sự tuyên xưng đức tin của Đa-vít trước mặt Chúa - Đấng chữa lành.


III. CÂU KINH THÁNH CĂN BẢN VỀ CHÚA JÊSUS - ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚNG TA HÔM NAY(EsIs 53:3-5)


A. Tại Gô-gô-tha

Tội lỗi và bệnh tật đã chuyển từ tôi sang Gô-gô-tha và sự tha thứ cùng sự chữa lành từ Gô-gô-tha chuyển sang tôi. 53:3 “Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ ”53:3 “Người từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm.” 53:4 “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta.”

B. Những bệnh tật.

Dịch đúng theo nguyên văn trong 53:4- Thật bệnh tật của chúng ta Ngài đã chịu, sự đau khổ của chúng ta Ngài cũng đã mang. Sự đau ốm trong câu 4: tiếng Hê-bơ-rơ “choli” từ tiếng gốc “chalah” nghĩa là bị yếu đuối, bệnh tật hay đau khổ.

1. 12 lần dịch là bệnh tật.

2. 7 lần dịch là tật.

3. 4 lần dịch là buồn bực.

Sự buồn bực-tiếng Hê-bơ-rơ “Makob” ám chỉ sự đau khổ khắp thân thể. Quả thật - có nghĩa là hoàn toàn không một chút mảy may nghi ngờ nào. Sự mang gánh - Ngài “mang” (53:4) những bệnh tật của chúng ta và “mang” những sựgian ác của chúng ta. Cũng từ “nasa” trong tiếng Hê-bơ-rơ được sử dụng trong cả 2 câu đều mang nghĩa “mang cảm giác đau khổ về sự trừng phạt điều gì đó.

Điều này cho thấy một sự liên kết giữa việc ban cho sự cứu chuộc đối với cả bệnh tật và sự gian ác.

Mang - tiếng Hê-bơ-rơ là “sabal” được đưa ra sử dụng trong câu 4 ám chỉ sự đau khổ vềthể xác hay sự buồn bực trong tâm hồn và câu 11 ám chỉ sự gian ác.

Sự xác nhận trong Chúa Jêsus về sự cứu giúp và sự thỉnh cầu ngay hôm nay (Mat Mt8:16-17). Tội lỗi và những tật bệnh đã được tha thứ và chữa lành trên nền tảng của sự cứu chuộc mà vẫn còn được thể hiện vào thời điểm cuối cùng của Đấng Christ trong sứ mạng của Ngài trên đất này.

C. Tất cả là bao gồm tất cả mọi người

Bạn đã trích dẫn sai lời Chúa trong Ê-sai và Ma-thi-ơ những câu mà tự bạn đã loại mình ra khỏi. Được mua với một giá rất cao (ICo1Cr 6:19-20)

Thể xác và linh hồn của chúng ta đều thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta được mua bởi huyết báu của Đấng Christ (IPhi 1Pr 1:19).

D. Bởi những lần đòn của Ngài (2:24)

Một lần nữa, Đức Chúa Trời bày tỏ mối liên kết giữa tội lỗi và bệnh tật đều đã được trả trên cây gỗ.

E. Quyền chữa lành và tha tội (Mat Mt 9:6-7)

Chúa Jêsus đã tha thứ tội lỗi cho con người trước, rồi sau đó Ngài chữa lành cho họ. Tội lỗi và bệnh tật đã đến cùng một con đường, chúng đều đã được trả hết nhờ cùng một sự chuộc tội trên thập tự giá.


THẢO LUẬN NHÓM


- Hãy đọc câu chuyên người được Chúa Jêsus chữa lành tại ao Bê-tết-đa trong GiGa5:1-15. Ông ta đã bị bịnh trong bao lâu? (5:5) Chúa Jêsus đã hỏi ông điều gì? (5:6)

Câu hỏi này đã bày tỏ điều gì về Chúa Jêsus? Sự sẵn lòng chữa lành của Ngài. Mệnh lệnh mà Chúa Jêsus phán cùng ông ta là gì? (5:8). Hành động gì đã xảy ra? (5:9). Nguyên do của sự yếu đuối thể xác ở người đàn ông này là gì? (5:14).

- Không thể nghĩ về bệnh tật mà không xét đến sự liên quan tội lỗi là nguyên nhân đầu tiên. Nếu tội lỗi không xâm nhập vào trong thế gian, thì sẽ không có bệnh tật. Cuộc đờicủa Chúa trên đất đã xác nhận lời tuyên bố này. Có bao giờ bạn đọc trong Thánh Kinh rằng Ngài bị bệnh thấy mệt mỏi không? Bởi vì ngài không hề biết tội lỗi. Tại sao?


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy nghiên cứu Kinh Thánh và tìm trong Cựu Ước những sự kiện sau liên quan đến bài học này. Viết ra những phần trích dẫn Kinh Thánh bên dưới này.

• Con chiên của lễ Vượt Qua tại Ai-cập.

• Sự giữ lễ Vượt Qua của Hezekiah.

• Sự kiện con rắn bằng đồng trong nơi đồng vắng.

• Sự khải thị về Danh cứu chuộc của Chúa, “Giê-hô-va Raphah”. Chúa - Đấng chữa lành chúng ta. Học thuộc lòng I Phi 1Pr 2:24.





 




Phần 3: SỰ CỨU RỖI TRỌN VẸN


LỜI GIỚI THIỆU


Tham khảo lại EsIs 53:4-10. Lập lại lời tuyên bố này cách lớn tiếng sau lời người hướng dẫn: “Thật Chúa Jêsus đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta.” Thánh Kinh chép rằng: “Đức tin đến bởi sự nghe và nghe Lời Đức Chúa Trời.” Chúng ta cũng phải dành cho được nền tảng của Kinh Thánh về sự chữa lành cũng như là chúng ta đấu tranh về uy quyền cứu chuộc theo Thánh Kinh- Jêsus là Đấng Cứu Chuộc duy nhất.


SỨ ĐIỆP


RoRm 10:8-13 8 Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. 9 Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; 10 vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi. 11 Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. 12 Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. 13 Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.”


I. NÊN HIỂU RẰNG CHÚA JÊSUS - ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚNG TA ĐANG THỰC HIỆN SỰ CỨU CHUỘC CỦA ĐẤNG CỨU THẾ TRÊN THẬP TỰ GIÁ.


Nghĩa của từ “SOZO” trong tiếng Hy-lạp 10:13; “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.” Từ “cứu” ở đây trong tiếng Hy-lạp là sozo có ý nghĩa vượt xa hơn ý nghĩa cứu khỏi tội lỗi. Nó có nghĩa là được cứu, được chữa lành, được giải thoát, giữ gìn hoàn hảo, được nguyên vẹn. Sự cứu rỗi trong ý chỉ của Đức Chúa Trời có một ứng dụng rộng lớn hơn nhiều không chỉ là tha thứ khỏi tội lỗi.

A. Người đờn bà đã xức dầu nơi chân Chúa (LuLc 7:48-50).“Chúa Jêsus phán tội lỗi con đã được tha”.“Chúa Jêsus phán đức tin con đã cứu (sozo) con”.

B. Người đờn bà bị bệnh mất huyết (8:47-48). Câu 48: “Nhưng Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa lànhngươi (“sozo”) hãy đi cho bình an.”

Thể xác và tâm linh đều có phần trong sự cứu rỗi. Sự chữa lành là điều mà sự cứu rỗi thực hiện cho phần thể xác trong khi sự tha thứ tội lỗi là điều mà sự cứu rỗi thực hiện cho phần tâm linh. Sự giải thoát khỏi những ác linh (LuLc 8:35-36).“Những người đã xem thấy sự lạ đó, thuật lại cho thiên hạ biết người bị quỷ ám được cứu khỏi (“sozo”) thể nào.” (8:36). Sự cứu rỗi ở đây ám chỉ sự giải thoát khỏi những tà linh gian ác. Sự chữa lành khỏi bệnh phung (LuLc 17:11-19) “Ngài lại phán rằng, đứng dậy, đi, Đức tin con đã cứu con.” (17:19). Cũng cùng từ “sozo” ám chỉ sự chữa lành khỏi bệnh phung. Sự cứu rỗi bao gồm sự chữa lành. Nó được gồm tóm trong chiếc vé.


II. NHỮNG VÍ DỤ KHÁC TRONG KINH THÁNH


Xem: Mac Mc 6:54-56; Gia Gc 5:14, 15; EsIs 53:1-12; Cong Cv 4:9, 12.

Trong việc rao truyền sự cứu rỗi thì sự chữa lành phải được rao giảng và mọi người phải tin để nhận được sự chữa lành (Cong Cv 4:9, 12). Phúc-âm là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu rỗi và chữa lành cho bất cứ người nào tin nhận. (RoRm 1:16; I Cor1Cr 1:21).

Điều này là một phần trong sứ điệp của Phao-lô (Cong Cv 14:9). Thân thể của chúng ta thuộc về Đấng Christ (I Co1Cr 6:13-19). CHÚNG TA PHẢI RAO GIẢNG PHÚC-ÂM VỀ SỰ CỨU RỖI VÀ VỀ CHÚA JÊSUS ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚNG TA HÔM NAY. CHÚA JÊSUS ĐÃ MANG NHỮNG TỘI LỖI, NHỮNG BỆNH TẬT, VÀ NHỮNG THƯƠNG TẬT CỦA CHÚNG TA.


THẢO LUẬN NHÓM


Suy nghĩ cách rộng hơn về ý nghĩa của những ơn phước mà bạn có được trong từ, “sozo”. Những ơn phước đó bao gồm: Sự tha thứ tội lỗi. Sự chữa lành những bệnh tậtthương tật. Giải thoát khỏi Sa-tan và những tà linh. Sự giữ gìn hoàn hảo và nguyên vẹn. Cầu nguyện cho nhau để: Đức Thánh Linh sẽ mở mắt bạn để hiểu biết và nắm bắt lấy sự thật này một cách rõ ràng. Không có điều gì có thể cản trở bạn tận hưởng những ơn phước mà Chúa Jêsus đã mua lấy cho bạn trong sự cứu rỗi của Ngài.


TỰ NGHIÊN CỨU


Đọc RoRm 10:8-13 cách cẩn thận và riêng câu 13 nên học thuộc lòng. Viết một bài làm chứng ngắn về ý nghĩa của sự cứu rỗi trên đời sống bạn cách cá nhân và bạn đã kinh nghiệm về những ơn phước của Chúa trên đời sống bạn như thế nào.





 




Phần 4: MÔI-SE, CON RẮN VÀ SỰ CHỮA LÀNH



LỜI GIỚI THIỆU


Ở bài học trước, chúng ta đã học về Sự Cứu Rỗi Trọn Vẹn mà Đấng Christ đã dành sẵn cho chúng ta, trong đó có sự chữa lành. Sự Cứu Rỗi của Đấng Christ có ảnh hưởng mọi lãnh vực trong cuộc sống hiện tại của chúng ta và cả trong cõi đời đời. Trong bài học này, chúng ta sẽ xét xem Sự Cứu Rỗi này áp dụng cho mỗi người theo Chúa như thế nào, và chúng ta sẽ tận hưởng ơn phước chữa lành trong sự cứu rỗi này như thế nào.


SỨ ĐIỆP


Kinh Thánh trong GiGa 3:14-17 (NKJ-New King James).

14. Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, 15. hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. 16. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. 17. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.


I. CHÚA JÊSUS CÓ Ý NÓI KHÔNG CHỈ VỀ SỰ HƯ MẤT TÂM LINH, NGÀI CŨNG NÓI VỀ SỰ HƯ MẤT CỦA THỂ XÁC.

A. Ý nghĩa của sự sống đời đời.

Sự sống đời đời trong câu 15 và 16 theo tiếng Hy-lạp là “Zoe”. Điều này liên hệ đến cùng một quyền năng tái tạo tâm linh con người, và quyền năng ấy cũng chữa lành thân thể của chúng ta.

B. Những ví dụ khác

Trong RoRm 8:11 “Đấng làm cho Đấng Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ ban “sự sống” cho thân thể hay chết của anh em”. IICo 2Cr 4:11...hầu cho sự sống “zoe” của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi”. Cũng cùng từ nguyên bản “Zoe” “ám chỉ sự sống của Đức Chúa Trời ngự trị trongthân thể hay chết của chúng ta. Sự sống của Đức Chúa Trời sẽ mang đến sự chữa lành trong thân thể hay chết của chúng ta.

Từ “sozo” trong GiGa 3:17 “...nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu (sozo) ”.

1. Mac Mc 5:23 miêu tả sự chữa lành con gái Giai-ru.

5:28 miêu tả sự chữa lành người đàn bà đau huyết. Trong 6:56, những kẻ đã rờ Chúa Jêsus đều được lành bịnh (sozo).

Đấng giải cứu khỏi bệnh tật

Điều quan trọng là không chỉ tin vào Chúa Jêsus là Đấng cứu khỏi tội lỗi mà còn phải tin Ngài là Đấng cứu khỏi bệnh tật. GiGa 3:14 “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào thì Con Người cũng phải bị treo lên dường ấy.” Những thuật từ so sánh được sử dụng ở đây đều ám chỉ đến hình bóng cứu chuộc trongthời Cựu Ước ( đọc trong Dan Ds 21:8, 9).

2. Bất cứ người nào nhìn Dan Ds 21:4-9

Dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm và nhiều người bị chết bởi Chúa sai những con rắn đến trong dân sự. Điều quan trọng là “bất cứ người nào” nhìn con rắn bằng đồng thì được chữa lành. Đây là những gì mà Chúa Jêsus muốn ám chỉ khi Ngài phán rằng “bất cứ người nào” tin Ngài sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời.

3. Sự chữa lành trong hình bóng

Dân Y-sơ-ra-ên đang bị chết về thuộc thể do bị rắn cắn. Nếu sự chữa lành về thể xác có được ngay trong hình bóng mà không chữa lành được khi hình bóng được ứng nghiệm, đó là Chúa Jêsus đến và chữa lành, thì cách hình bóng này sẽ trở thành một lời tiên tri giả.

4. Nhìn vào con rắn

Điều quan trọng là “khi nhìn con rắn”. Bạn đã nhìn xem điều gì đó là điểm mấu chốt để nhận được sự chữa lành. Khi một người nhìn con rắn bằng đồng, thì người đó sẽ được chữa lành. Dân Y-sơ-ra-ên có thể sẽ không được chữa lành khi họ nhìn vào những triệu chứng bệnh tật của họ cách bất lực mà không nhìn vào con rắn bằng đồng. Vì thế, với sự chữa lành về thể xác, chúng ta phải nhìn vào Chúa Jêsus hơn là nhìn vào hoàn cảnh và những triệu chứng của bệnh tật.


II. CHÚNG TA CẦN PHẢI NHÌN XEM CHÚA JÊSUS LÀ ĐẤNG ỨNG NGHIỆM.


Chúng ta cần xem Đấng Christ là Đấng Trung Bảo giữa trời và đất. Mọi điều mà ma quỷ mang đến trong cuộc sống con người đều đã được Chúa Jêsus chuộc lại trên cây thập tự giá. Chúa Giê-xu đã chính Ngài với nhận lấy toàn bộ sự sĩ nhục mà đáng lẽ ra con người phải chịu khi Ngài chịu chết trên thập tự giá, Ngài đã chuộc cho tất cả mọi điều. Tại sao lại là một con rắn? Sự chết trên thập hình vô cùng gớm ghê đến nỗi chỉ con rắn mới có thể làm hình bóng về điều ấy được.

• Con rắn tượng trưng cho tính chất của Sa-tan cho chúng ta thấy rằng, mọi đều gian ác của Sa-tan mang đến trong cuộc sống con người đều đã được Chúa Jêsus mua chuộc trên thập tự giá. Khi bạn nhìn thấy nó, “sự sống-zoe” của Đức Chúa Trời sẽ được chiếm ngự trên thân thể hay chết của bạn.

• Cây gậy (EsIs 11:1).

Giống như con rắn mà Môi-se đã ném dưới chân Pha-ra-ôn, nó nuốt chửng tất cả các con rắn của Sa-tan; cũng giống như Đấng Christ nuốt chửng tất cả những quyền lực của Sa-tan. Ngài chiến thắng được tội lỗi, bệnh tật, sự thương tổn về thể xác, sự nghèo khó và sự phản nghịch. Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá (ICo1Cr 2:2; GaGl 3:1, 13) Phao-lô đã vẽ nên một bức tranh về Đấng Christ đã trở nên bị rủa sả bởi chúng ta, chính mình Ngài đã gánh chịu hoàn toàn sự rủa sả của luật pháp.

Chúa Jêsus đã làm tê liệt những quyền lực của sự tối tăm và ma quỷ qua sự chết của Ngài trên thập tự giá. Chúng ta cần cất bỏ con mắt của chúng ta khỏi mọi điều và nhìn xem thập tự giá với những gì mà Chúa Jêsus thật sự đã làm cho chúng ta, nhìn xem một cách chăm chú và trông đợi về Đức Chúa Trời, Ngài sẽ chứng tỏ sự chữa lành của Ngài trên thể thể hay chết của chúng ta.


THẢO LUẬN NHÓM


Xếp thành một vòng tròn nhỏ với 3 hoặc 4 người để thảo luận bài học này. Thảo luận về hiệu quả của sự đóng đinh trên thập tự giá của Đấng Christ theo như điều nó có liên hệ đến sự rủa sả của luật pháp. Thảo luận về một số sự rủa sả mà chúng ta đã được cứu chuộc khỏi. Cầu nguyện cho nhau về bất kỳ ảnh hưởng nào của sự rủa sả trong cuộc đời bạn.


TỰ NGHIÊN CỨU


Đọc GaGl 3:1-14. Hai thế lực nào có thể ảnh hưởng lâu dài thường trực trên cuộc đời của một người?

Rủa sả và chúc phước.

Hãy so sánh phân đoạn này với Phục-truyền Luật-lệ ký 28. Liệt kê một số sự rủa sả và một số sự phước lành được đề cập trong chương này. Dành thời giờ đề cảm tạ Đức Chúa Trời về những phước lành của Ngài mà nhờ sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá đã dành sẵn cho chúng ta.

Bạn có thể hưởng những phước lành đó bằng cách nào?

Bằng đức tin trong Đấng Christ.





 




Phần 5: SỰ THƯƠNG XÓT TRONG VIỆC CHỮA LÀNH



LỜI GIỚI THIỆU


Như chúng ta đã đọc qua những sách Phúc-âm, có một điều mà chúng ta không thể làm ngơ trong cuộc đời của Đấng Christ, đó là sự cảm thương của Ngài đối với những đau khổ của con người. Bởi vì sự cảm thương thường dẫn đến một hành động cảm thương, vì thế những phép lạ của Chúa Jêsus luôn luôn được thực hiện do lòng nhơn từ cảm thương của Ngài.


SỨ ĐIỆP


Thi Tv 145:8, 9 “Đức Giê-hô-va hay làm ơn, có lòng cảm thương, chậm nóng giận và đầy sự nhơn từ. Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, sự cảm thương mềm mại của Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên.” (NKJ).


I. SỰ NHƠN TỪ CẢM THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


A. Sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên.

Sự nhơn từ và cảm thương bày tỏ bản chất yêu thương thiên thượng của Ngài. Không điều gì có thể tạo niềm tin cách mạnh mẽ bằng thấu hiểu được lòng cảm thương của Đức Chúa Trời. Ngài không chỉ có thể chữa lành, mà còn sẵn lòng để chữa lành. Lòng nhơn từ cảm thương thể hiện (103:1, 4-8). Sự nhơn từ của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua sự tha thứ và sự chữa lành. Sự chữa lành là lòng nhơn từ được thể hiện dồi dào như là sự tha thứ. Lòng Đức Chúa Trời tràn đầy sự nhơn từ và sự cảm thương. Lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời giống như đại dương đối với chúng ta.

B. Phải tiếp nhận lòng nhơn từ.

Phải tiếp nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời (GiGa 3:16). Lòng nhơn từ này là sự chữa lành thật; chúng ta phải tiếp nhận tình yêu thương và lòng cảm thương của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus thể hiện tình yêu thương của Đức Chúa Trời, qua thái độ và lòng cảm thương (14:8, 9). Thấy Chúa Jêsus tức là thấy Cha trên trời - Chúa Jêsus không bao giờ thay đổi và Đức Chúa Trời cũng không bao giờ thay đổi. Qua những sách Phúc-âm, Chúa Jêsus bộc lộ tấm lòng của Ngài giống như Đức ChúaTrời đối với những người hiện thời bấy giờ đang bệnh tật. Chúa Jêsus hành động để chữa lành vì:

- Những đám đông (Mat Mt 14:13-14) lòng cảm thương.

- Hai người mù (20:29-34) lòng cảm thương.

- Người bị bệnh phung (Mac Mc 1:40-42) lòng cảm thương.

- Người bị quỷ ám (5:18-20) lòng cảm thương.

- Sống lại từ cõi chết (LuLc 7:11-15) lòng cảm thương.

- Lòng cảm thương đối với những người khác (Phi Pl 2:25-27): Ép-ba-phô-đích; Phao-lô.


II. LÒNG NHƠN TỪ THƯƠNG XÓT TRONG CHÚA JÊSUS ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚNG TA HÔM NAY


A. Gióp (Gia Gc 5:11).

Gióp là một trong những sách lớn tạo niềm tin nơi sự chữa lành. Sự thử thách mức độ chịu đựng đối với Gióp (theo hầu hết các học giả) kéo dài hơn khoảng 9 tháng. Sự kết thúc sau cùng của Gióp là Đức Chúa Trời tỏ lòng cảm thương và nhơn từ đối với ông. Đức Chúa Trời đã chữa lành cho Gióp; đó là điều quan trọng nhất. Lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời sẽ được mở rộng ra đối với những người tin theo Ngài như là đối với Gióp.

B. Người mù Ba-ti-mê (Mac Mc 10:46).

Người này có đức tin vào sự nhơn từ của Chúa Jêsus. Nhận lấy lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời bằng đức tin. Tin vào tình yêu của Đức Chúa Trời (IGi1Ga 4:16-18). Chúng ta cần phải tin vào tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ thượng phẩm hay cảm thương (HeDt 2:17). Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm hay cảm thương. Vững lòng mà đến gần ngôi ơn phước (4:14-16). Chúng ta phải vững lòng mà đến với Chúa Jêsus, bằng đức tin, giống như người mù Ba-ti-mê.


THẢO LUẬN NHÓM


Xếp thành những nhóm nhỏ với 3 hay 4 người khác để thảo luận bài học này.

Động lực nào thúc đẩy Đức Chúa Trời trong sự chữa lành cho con người?

Lòng cảm thương. Thái độ của Đức Chúa Trời ngày nay có thay đổi không? Không. Ngày nay chúng ta phải làm gì để nhận được sự nhơn từ của Đức Chúa Trời?

Tin vào Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời và cầu xin sự nhơn từ Ngài. Cầu thay cho nhau.


TỰ NGHIÊN CỨU


Trong Thi Tv 103:3-4, liệt kê những ơn phước (4) mà chúng ta nên ngợi khen Chúa trongcuộc đời của chúng ta. Trong các sách Phúc-âm sau, tại sao Chúa Jêsus phải chữa lành cho những người này? Mat Mt 14:13, 14; 20:29-34; Mac Mc 1:40-42; 5:15-20; LuLc 7:11-13. Bạn có biết người nào đang bị bệnh và cần được chữa lành không? Hãy cầu xin sự nhơn từ thương xót của Đức Chúa Trời và áp dụng bài học này vào trong hoàn cảnh của người đó.



bottom of page