top of page
    ISOM CẤP 3 - Huấn Luyện Tại Cơ Sở Hội Thánh
    (Church Based Training)

Hung Tran

Jul 19, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Stan Dekoven)



Tiến sĩ Stan Dekoven là Người sáng lập và Chủ tịch của Đại học Quốc tế Vision. Đại học Quốc tế Vision cung cấp các chương trình cấp bằng học thuật được thiết kế để chuẩn bị cho nam và nữ phục vụ chuyên nghiệp trong thánh chức Cơ-đốc. Tiến sĩ Stan đã từng là mục sư, đã viết hơn 35 cuốn sách về nhiều chủ đề khác nhau, là một diễn giả hội thảo quốc tế, một giáo viên đáng kính và năng động về Lời, và một nhà lãnh đạo của các nhà lãnh đạo. Tiến sĩ Dekoven là một Nhà trị liệu Hôn nhân và Gia đình (MFT) được cấp phép.

(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

C2.1 Khuôn Mẫu Về Đào Tạo Chức Vụ.

C2.2 Mục Tiêu Và Đối Tượng Của Chức Vụ Giáo Dục.

C2.3 Vạch Kế Hoạch Cho Viện Thần Học Của Hội Thánh Của Bạn.






 




Phần 1: KHUÔN MẪU VỀ VIỆC ĐÀO TẠO NGƯỜI PHỤC VỤ CHÚA


LỜI GIỚI THIỆU


Khi Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ của Ngài trên đất, Ngài đã bắt đầu giảng dạy như một “giáo sư đến từ Đức Chúa Trời đến” (GiGa 3:1-2). Không còn nghi ngờ gì về việc Chúa Jêsus đã đến thế gian để làm Đấng Cứu Thế cho chúng ta. Ngài đã hoàn tất chương trình cứu rỗi thông qua sự chết của Ngài trên thập tự giá và Ngài đã sống lại. Nhưng mục đích của Chúa Jêsus là dấy lên các nhà lãnh đạo cho thế hệ sau. Vì vậy, Ngài đã dốc đổ hết tâm lực của mình cho các môn đệ Ngài. Và Chúa Jêsus chính là tấm gương sống động vĩ đại vẫn còn giá trị cho chúng ta cho đến ngày nay.

Lời tuyên xưng của Ni-cô-đem trong phân đoạn Kinh Thánh này là một sự thật hiển nhiên: Chúa Jêsus là một giáo sư. Và thời đại chúng ta ngày nay, thực tế là nếu chúng ta muốn hầu việc Chúa có kết quả, thì chúng ta cũng phải là những giáo sư giảng dạy hiệu quả. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Liệu rằng chúng ta có giảng dạy đúng phương pháp và có hệ thống? Hay là chỉ giảng dạy lung tung tùy hứng? Theo Kinh Thánh Cựu Ước, việc huấn luyện người hầu việc Chúa do Đức Thánh Linh soi dẫn sản sinh ra từ trường của các tiên tri. Điều đó vẫn là kế hoạch cho ngày nay khi chúng ta thấy cách Chúa Jêsus sắp xếp cách có kế hoạch cho các môn đồ của Ngài. Ngài đã dạy họ những điều hết sức quan trọng. Chúa Jêsus đã tóm tắt mục tiêu cho cuộc đời họ trong Mat Mt 28:16-20.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. ĐẠI MẠNG LỆNH (28:16-20)


A. Giao phó chức vụ.

“Hãy đi khắp thế gian …môn đệ hóa”

Mọi quốc gia, mọi dân tộc. Dạy họ gìn giữ những điều răn của Chúa.

B. Trọng tâm của chức vụ

Giảng dạy, huấn luyện và dấy lên những người nam và nữ của Chúa phục vụ cáchhiệu quả trong vương quốc của Đức Chuá Trời.


II. SỰ BÙNG NỔ TRONG THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM


A. Mạng lệnh (Cong Cv 1:6-8)

Rao giảng Tin Lành khắp đất.

B. Sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh (2:1-4)

Những kết quả đầy năng quyền (2:5-47) Mỗi ngày các môn đồ nhóm họp nhau lại tại đền thờ để nghe các sứ đồ giảng dạy. Các sứ đồ đã dạy dỗ những gì? Họ dạy mọi điều mà Chúa Jêsus đã truyền cho họ.

C. Sự tăng trưởng và các nan đề trong Hội thánh (6:1-7).

- Giải pháp của các sứ đồ.

- Chọn lựa bảy chấp sự (chấp sự Hội thánh).

- Lời chứng và sự chết của Ê-tiên (7:1; 8:1).

- Hội thánh bị bắt bớ (8:1-3).


III. SỰ THAY ĐỔI KỊCH TÍNH


A. Kinh nghiệm tại thành An-ti-ốt (11:19-30).

Cơn bắt bớ đã đẩy các môn đồ tản lạc khắp nơi. Phần lớn các tín đồ chỉ làm chứng cho những người Giu-đa mà thôi. Nhưng cũng có vài người bắt đầu giảng dạy cho dân ngoại nữa. Và nhiều người đã trở lại tin nhận Chúa qua chức vụ của họ. Vậy họ là ai? Những người có thể nói tiếng Hy-lạp. Những người đã được các sứ đồ huấn luyện. Tin tức về sự phục hưng đã lan ra đến Giê-ru-sa-lem.

1. Ba-na-ba đã được sai đi để làm vững đạo, ông là một người sốt sắng, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khôn ngoan và đầy đức tin. Ba-na-ba đưa Sau-lơ đến thành An-ti-ốt để giảng đạo. Trọn 1 năm tại thành An-ti-ốt, Ba-na-ba đã dạy họ và đặt trong lòng các môn đồ một nền tảng vững chắc. Ông đã dạy họ những điều mà ông đã được học từ các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem về cuộc đời và chức vụ của Chúa Jêsus trong thành Giê-ru-sa-lem. Công việc phát triển vượt ngoài khả năng của Ba-na-ba.

2. Hoàn cảnh của Sau-lơ.

Ông phải học biết về đời sống của Hội thánh là như thế nào thông qua Ba-na-ba. Những lời giảng của Ba-na-ba và Sau-lơ tại thành An-ti-ốt có kết quả nhiều đến nỗi người thế gian bắt đầu nhận biết rằng có bàn tay Thượng Đế trong đời sống họ. Người ta gọi các sứ đồ là “Cơ-đốc nhân”, những Đấng Christ nhỏ. Chính tại Hội thánh này Sau-lơ sau gọi là Phao-lô. Phao-lô đã học được kiểu mẫu đểxây dựng Hội thánh địa phương.

B. Những người được dấy lên từ trong Hội thánh.(13:1-3)

1. Tại Hội thánh An-ti-ốt có mấy giáo sư và mấy nhà tiên tri. Họ đến từ đâu?

Tất cả họ đều đã đến từ Hội thánh địa phương được dạy dỗ và giảng đạo Lời Chúa dưới sự hướng dẫn của Ba-na-ba và Sau-lơ, nhiều tín đồ đã được trưởng thành và cuối cùng đã thật sự bước vào chức vụ trong Hội thánh.

Hội thánh địa phương là một trong những động lực bùng nổ của sự giảng dạy trong phòng thí nghiệm được chọn của Đức Chúa trời, Có sự cầu nguyện và kiêng ăn. Sau đó Đức Thánh Linh đã phán để biệt riêng những người tốt nhất trong số họ.

2. Nhưng trong cùng một Hội thánh lại có những người lãnh đạo đủ năng lực đã được dấy lên có thể chăm lo cho công việc Chúa khi Ba-na-ba và Sau-lơ ra đi để tiếp tục nhiệm vụ của họ.

C. Phao-lô hoàn thành chức vụ tại Ê-phê-sô. (19:1-20)

1. Phao-lô giảng dạy cho các môn đồ trong 2 năm. Ông đã dạy họ những gì? Mọi điều mà Chúa Jêsus đã ban cho ông qua sự mặc khải trực tiếp.

- Ôngđã dạy họ một cách có hệ thống.

- Ông cũng dạy họ về Kinh Thánh Cựu Ước, cuộc đời Chúa Jêsus, các phép lạ, báp-têm Thánh Linh và những ân tứ của Đức Thánh Linh.

- Ông dạy thần học lẫn cách áp dụng lời Chúa trong đời sống.

2. Phao-lô biết rằng việc đem người ta đến với Christ hoặc thậm chí là hướng dẫn họ được báp-têm Thánh Linh vẫn chưa đủ. Mỗi tín đồ đều xứng đáng có được cơ hội để được huấn luyện và trang bị đầy đủ những hiểu biết về Chúa. Phao-lô đã huấn luyện các môn đồ tại thành phố Ê-phê-sô. Khi một người được tái sanh, người ấy phải được huấn luyện về những điều thuộc Đức Chúa Trời và phòng thí nghiệm của Đức Chúa Trời và làm điều này tại Hội thánh địa phương.

3. Kết quả trong chức vụ giảng dạy của Phao-lô (19:11) Làm những phép lạ kỳ diệu đã xảy ra. Phương cách của Đức Chúa Trời là huấn luyện con cái Ngài linh nghiệm quyền năng Đức Thánh Linh trong chính Hội thánh địa phương để từ đó toàn cõi Á châu đều được nghe Tin Lành của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu làm cho Phúc-âm của Ngài lan ra khắp đất. Kế hoạch của Ngài là: huấn luyện ngay trong Hội thánh địa phương.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận việc Đức Chúa Trời giao phó chức vụ cho Hội thánh và làm thế nào để điều này có thể thực hiện cách hiệu quả cho Hội thánh ngày nay. Nếu chức vụ giảng dạy của chúng ta là để đào tạo những môn đồ đắc lực, hiệu quả vậy hãy thảo luận để rút ra nên có một chương trình giảng dạy như thế nào. Thảo luận về những cơ hội khác nhau trong Hội thánh địa phương của bạn trang bị cho các môn đồ hầu việc Chúa cách kết quả. Và bằng cách nào Chương Trình Giảng Dạy Quốc Tế này có thể giúp bạn cải tiến chất lượng giảng dạy.


TỰ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu 2:42-47; 11:19-30; 19:1-20 và sơ lược việc các môn đồ được phát huy và được dấy lên để bước vào các vị trí lãnh đạo trong Hội thánh đầu tiên như thế nào.

Phương cách này có thể được thực hiện như thế nào trong Hội thánh địa phương của bạn?





 




Phần 2: MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC GIÁO DỤC CƠ-ĐỐC


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần học trước, chúng ta đã đề cập đến tất cả các cách thức phát triển những nhà lãnh đạo theo lời Chúa. Sự sống còn của Hội thánh địa phươnghoàn toàn tùy thuộc vào sự phát triển của các trường huấn luyện nhằm trang bị Lời Chúa cho dân sự Ngài hầu cho họ có thể hầu việc Chúa cách hiệu quả hơn.

Trong Hội thánh đầu tiên, các sứ đồ không chú trọng đến vấn đề phòng ốc bằng việc nhóm lại với nhau. Họ nhóm lại tại hiên cửa Sô-lô-môn hoặc là ở nhà riêng hoặc nhóm lại tại những điểm thuê mướn để lắng nghe sự dạy dỗ Lời Chúa.

Là những người lãnh đạo trong Hội thánh, chúng ta phải uyển chuyển trong việc sử dụng những nơi mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhóm lại để trang bị cho dân sự Chúa hầu việc Ngài có hiệu quả. Trong phần học này, chúng ta sẽ nghiên cứu ba phương diện quan trọng, chúng ta sẽ xem lại: Mục tiêu và mục đích của việc giáo dục ở Hội thánh. Những nguyên tắc, triết lý của Kinh Thánh về giáo dục Cơ-đốc và cuối cùng là chúng ta sẽ biết cách chuẩn bị tổ chức Trường Kinh Thánh ngay tại Hội thánh địa phương của chúng ta là thế nào.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA


A. Môn đệ hóa những người trung tín-đầy đức tin. (IITi 2Tm 2:2)

Phao-lô cho rằng: Ti-mô-thê rao giảng lời Chúa, dạy dỗ và làm mọi điều cho nhà Chúa vẫn chưa đủ. Điều quan trọng mấu chốt là tìm kiếm những Ti-mô-thê khác trong Hội thánh để Ti-mô-thê có thể dốc đổ đời sống mình vào những con người ấy. Ti-mô-thê phải tìm kiếm những người có tiềm năng lãnh đạo trong Hội thánh ông đang quản nhiệm lúc bấy giờ. Người có tiềm năng lãnh đạo mà Ti-mô-thê đã huấn luyện phải là người đầy dẫy đức tin.

Đầy dẫy đức tin nghĩa là thật sự trung tín trong mọi phương diện trong đời sống. Quan sát một người xuyên suốt một thời gian dài được huấn luyện và đào tạo chính là phương cách mà Ti-mô-thê dùng để nhận biết người ấy có đầy dẫy đức tin hay không. Ti-mô-thê phải biết rõ những tín hữu trong Hội thánh của ông. Sau một thời gian được huấn luyện, sẽ có những người được dấy lên trong vòng Hội thánh để rao giảng Phúc-âm của Đấng Christ.

Khi Ti-mô-thê tìm được người đầy dẫy đức tin, ông sẽ dốc đổ hết tâm lực để đào tạo người ấy giống như Phao-lô đã từng đào tạo ông vậy. Ti-mô-thê có một mục đích rất rõ ràng là tìm kiếm những người đầy đức tin để bắt đầu đào tạo họ. Sự trung tín cũng đòi hỏi người đó phải có khả năng đào tạo lại một người khác có thể đi ra và dạy dỗ tốt.

Những tín hữu đầy đức tin này là người có sự hứa nguyện rỏ ràng và trọn vẹn trong việc học hỏi Lời Chúa.

B. Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ của Ngài về tầm quan trọng của việc cứ ở trong Lời Chúa.

Kinh Thánh đã được viết từ quan điểm của người Đông Phương hoặc người Do-thái. Khi dân sự Chúa đọc Kinh Thánh Cựu Ước, họ thường đọc dựa trên cảm giác kinh nghiệm hoặc hành động của riêng họ, chứ không phải dựa trên sự suy hiểu của tâm trí.

C. Biết Lời Chúa vẫn chưa đủ, họ phải trở nên gần gũi với Lời Chúa đến nỗi bạn sẽ cảm nhận và hành động theo Lời ấy.

Điều Phao-lô đề cập đến trong 2:2, tìm kiếm những người trẻ tuổi đầy lòng nhiệt huyết, họ không chỉ lấy nghe làm đủ nhưng họ còn áp dụng Lời Chúa vào trong đời sống với cả tấm lòng mình. Mục đích lâu dài là phát huy một Cơ-đốc nhân có nếp sống thật sự vững vàng trong Chúa (RoRm 6:4 )

Mục đích của phép báp-têm trong Christ là để học bước đi trong đức tin và có đời sống kiên định trong Christ. Đó chính là mục tiêu của chúng ta trong tiến trình đào tạo dạy dỗ người khác.

D. Mỗi Cơ-đốc nhân đều cần phải được huấn luyện để trở thành một chiến sĩ trong vương quốc Đức Chúa Trời.

Hội thánh địa phương chính là nơi tập trung các tín hữu lại với nhau để được huấn luyện. Trung tâm của chúng ta là chuẩn bị những người phục vụ trọn thời gian cho vườn nhocủa Chúa. Do vậy mà một trong những mục đích của việc huấn luyện chính là trang bị đầy đủ cho tín hữu như một tinh binh của vương quốc Đức Chúa Trời. Ai là người nên tham dự vào trường Kinh Thánh trong Hội thánh địa phương? Tất cả mọi người trong Hội thánh đều cần được trang bị để làm trọn sự kêu gọi của Chúa.

E. Mục tiêu cụ thể của tình yêu thương. (IITi 2Tm 1:5)

Mục tiêu mà Phao-lô hướng đến không phải là bằng cấp, cũng không phải là địa vị có quyền hành.

1. Mục tiêu quan trọng nhất của Phao-lô:

Tình yêu thương. Xây dựng một tình yêu thương sâu đậm vô điều kiện trong đời sống của mỗi Cơ-đốc nhân. Hết lòng, linh hồn, hết trí khôn và hết sức mà kính mến Chúa và yêu người lân cận như mình. Tình yêu ấy đến từ đâu? Từ tấm lòng trong sạch.

2. Mục tiêu chính yếu thứ hai:

Một lương tâm tốt. Nghĩa là họ phải có tâm trí của Đấng Christ. Lương tâm của Cơ-đốc nhân đã được tẩy sạch bởi Lời Chúa đến nỗi họ sẽ suy nghĩ như Chúa đã suy nghĩ.

3. Mục tiêu thứ ba:

Một đức tin bền vững. Đức tin ở đây có nghĩa là một đức tin trung tín, trung thành mãi mãi. Mục đích của những lời giảng dạy là thay đổi tấm lòng, tâm trí và khai phóng cho dân sự Chúa làm được những việc lớn lao cho vương quốc của Đức Chúa Trời.


II. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC MỘT TRƯỜNG KINH THÁNH (LuLc 2:52)


A. Một đời sống quân bình và trưởng thành.

Chúa Jêsus tăng trưởng vào bốn phương diện trong cuộc sống:

1. Ngài càng thêm khôn ngoan.

Đây là phần hiểu, biết trí khôn của con người.

2. Thân hình Ngài càng lớn.

Nhiều người nhận được sự kêu gọi mạnh mẽ của Đức Chúa Trời cho đời sống họ nhưng họ sẽ không thể nào làm theo được vì đền thờ thuộc thể của họ xuống cấp quá.

3. Ngài càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Ân điển của Đức Chúa Trời tuôn tràn trên đời sống Chúa Jêsus hay nói cách khác Ngài cũng tăng trưởng về phần tâm linh. Đức Chúa Jêsus đã tăng trưởng phần tâm linh của Ngài như thế nào? Cũng như cách chúng ta đã tăng trưởng vậy. Ngài dành nhiều thời gian trong nhà hội để học hỏi Lời Đức Chúa Trời. Ngài dành thời gian cầu nguyện riêng tư với Chúa. Ngài đã học cách thờ phượng. Ngài đã học cách vâng phục những người có uy quyền hơn mình đặc biệt là cha mẹ mình.

4. Chúa Jêsus tăng trưởng trong lĩnh vực xã hội (làm đẹp lòng người ta).

Chúa đã yêu thương những người xung quanh và có mối quan hệ tốt đẹp với họ. Ngài đã học phong tục của cộng đồng Ngài sinh sống. Ngài thân thiện với những người xung quanh. Như vậy, một trong những nguyên tắc đào tạo của Hội thánh là làm cho tín hữu trở nên trọn vẹn. Đó là điều quan trọng để phát triển một cuộc sống quân bình của Cơ-đốc nhân.


B. Một nền giáo dục kiểu mẫu. (PhuDnl 6:1-9)

Qua việc tăng trưởng lẽ thật trong Lời Chúa bằng cách đọc đi đọc lại Kinh Thánh, đời sống của chúng ta sẽ được biến đổi và những mục đích và đường huớng của chúng ta sẽ nằm trong sự hướng dẫn đúng đắn cho Chúa. Đó là mẫu mực theo lời Chúa. Nhưng nếu bạn sẽ phát triển Trường Kinh Thánh vì mỗi Hội thánh địa phương trên thế giới đều cần có trường Kinh Thánh. Chúng ta phải đặt ra một mục tiêu, và đặt nó làm ưu tiên trong đời sống và chức vụ của mình.


III. ĐẶT KẾ HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ CHO VIỆC TỔ CHỨC TRƯỜNG KINH THÁNH.


A. Phải biết chắc sự kêu gọi và sự dẫn dắt của Chúa. (II Phi 2Pr 1:10)

Mỗi Cơ-đốc nhân phải mặc lấy những đức tính tốt lành của Đức Chúa Trời. Phải siêng năng áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống bạn.

B. Không một chức vụ nào là chuyên chú vào một cá nhân. . Chức vụ của Phao-lô không phải là chức vụ của một người nhưng ông cùng làm chung với các sứ đồ khác. Phao-lô cũng giống vậy. Cần phải có một sự cam kết lớn lao trong việc đào tạo một người khác. Nhưng sẽ không có sự vui mừng nào hơn là được nhìn thấy những thanh niên trong Hội thánh biết lắng nghe để giảng dạy Lời Chúa, và ánh sáng lời Chúa tỏa sáng trong đời sống họ khi họ truyền đạt và giảng dạy cho người khác.

C. Cùng liên kết hợp tác với nhau là một giải pháp lớn. Tìm kiếm những người khác trong phạm vi ảnh hưởng của bạn phải là người có cùng ao ước trang bị cho những thánh đồ của Chúa Khi chúng ta làm công tác đào tạo những người phục vụ Chúa, chúng ta sẽ kết quả và kết quả ấy sẽ luôn được duy trì.


THẢO LUẬN NHÓM


Nêu lên những phương cách để xác định những Ti-mô-thê khác (những người lãnh đạo)trong chức vụ của bạn. Theo bạn, người trung tín-đầy đức tin có nghĩa gì? Hãy so sánh mục tiêu (theo Kinh Thánh) của một trường Kinh Thánh đối với những học vị đòi hỏi phải đạt những học vị có tính chủng viện trong trường Kinh Thánh ngày nay và vẽ ra một viễn cảnh quân bình của 2 bước nhắm tới. Việc phát huy một đời sống trưởng thành cách quân bình của một người có ý nghĩa như thế nào?


TỰ NGHIÊN CỨU


Tại Hội thánh địa phương của bạn đã có trường Kinh Thánh chưa? Nếu có, hãy gặp người lãnh đạo và hỏi người ấy về: Mục tiêu (theo Kinh Thánh) của trường Kinh Thánh. Học viên là những ai?

Mục tiêu đào tạo của họ. Bạn có thể giúp đỡ việc mở rộng trường Kinh Thánh như thế nào? Nếu không, hãy sử dụng những gì bạn đã học trong bài học này để viết về mục tiêu và triết lý giáo dục Cơ-đốc, kế hoạch để mở trường Kinh Thánh.





 




Phần 3: CÁCH TỔ CHỨC TRƯỜNG KINH THÁNH


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đã đề cập đến triết lý phát triển trường Kinh Thánh địa phương và đều này rất quan trọng bởi thông qua trường Kinh Thánh sẽ có nhiều được đến với Chúa.

Trong bài học này, chúng ta sẽ học cách làm thế nào để thực sự tổ chức một trường Kinh Thánh.

Trước khi tìm hiểu những nguyên tắc căn bản chúng ta cùng xem Kinh Thánh trong IITi 2Tm 3:16, 17. Lời Chúa rất có ích lợi cho đời sống của chúng ta. Khi chúng ta nghiên cứu cả Kinh Thánh theo một hệ thống, thì sau một khoảng thời gian nào đó Đức Thánh Linh sẽ bắt đầu dạy dỗ, bẻ trách và ban cho chúng ta một phương hướng mới và nhất là huấn luyện chúng ta biết cách sống đúng theo ý Chúa.

Và mục đích của Đức Chúa Trời chính là làm cho chúng ta được trọn vẹn nghĩa là được trang bị để thích nghi với bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy chương trình của Chúa trong các trường Kinh Thánh là nghiên cứu Lời Chúa, và có thể đem lại những thay đổi cần thiết trong đời sống của các học viên cho đến khi họ đạt được tầm vóc trọn vẹn.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. VẤN ĐỀ THIẾT YẾU TRƯỚC TIÊN


A. Chúng ta cần phải có một địa điểm.

Chúng ta phải có một địa điểm như thế nào để có thể mở một trường Kinh Thánh địa phương? Chúng ta có thể huấn luyện các tín hữu trong một căn nhà nào đó. Cũng có thể mở các lớp học ở ngoài trời. Cũng có thể mướn một căn phòng để giảng dạy. Nếu là một tòa nhà của Hội thánh thì sẽ rất lý tưởng hơn cho việc đào tạo.

B. Chúng ta cần phải có học viên.

Những người khao khát học hỏi lời Chúa. Những người sẵn lòng dâng hiến thời gian và năng lực của mình để phục vụ Chúa.

C. Chúng ta cần phải có một chương trình rõ ràng.

Cần có những khóa học cụ thể. Ví dụ: Chương trình giảng dạy quốc tế này. Là một người lãnh đạo trong Hội thánh, bạn cần phải suy nghĩ môn học nào mà học viên của bạn cần học.

D. Những nguồn tài liệu cần thiết.

Học viên cần có giấy, viết và sách. Chúng ta cần thu góp những tài liệu để giúp các học viên tra cứu đầy đủ hơn. Cầu nguyện và nài xin Chúa cung cấp nguồn tài liệu theo thời định của Ngài.

E. Vấn đề điều hành và truyền thông.

Phải có người đứng ra quyết định mọi việc. Phải có người đứng ra lập chương trình. Cần tìm ngay một người trong Hội thánh là người đã có khả năng đặc biệt trong lãnh vực này. Đức Chúa trời sẽ cung cấp cho chúng ta những người cấn thiết trong thời điểm của Ngài.


II. HỌC HỆ THỐNG CHUYỂN GIAO


A. Phải có một phương cách để truyền đạt những môn học cho các học viên.

- Phương pháp thứ nhất: Qua băng video.

- Phương pháp thứ hai: Có giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giáo viên có thể dạy những sách nào đó trong Kinh Thánh, môn thần học: Đời sống của Cơ-đốc nhân.

B. Mục tiêu của chúng ta:

Giảng dạy có hệ thống và có một khóa học trọn vẹn. Có thể giảng dạy trọn thời gian hoặc bán thời gian.

Ví dụ: Ở Camerun, miền tây Châu Phi. Bạn cũng có thể bắt đầu khoá học khi không phải làm việc đồng án hoặc cũng có thể thử thực hiện phương pháp khác. Điều mấu chốt vẫn là nghiên cứu.

C. Có thể mở lớp học đêm hoặc lớp chuyên đề suốt 1 tuần .


III. BẠN PHẢI CÓ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LỰA CHỌN CẨN THẬN.


Chọn những tài liệu có thể dịch, và phổ biến cho các học viên. Sẽ hữu ích hơn nếu những tài liệu Phúc-âm trọn vẹn của bạn có thể thúc đẩy các học viên hầu việc Chúa hiệu quả hơn. Sẽ hữu ích hơn nếu bạn có thể cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp cho học viên. Nên có nhiều sách giáo khoa để giúp học viên nào muốn đào sâu bài học hơn.


IV. CẦN CÓ GIÁO VIÊN THƯỜNG XUYÊN (người có khả năng)


Những người ở ngay trong địa phương có ân tứ giảng dạy. Cần hỗ trợ các giáo viên về những tài liệu giảng dạy cần thiết. Tìm kiếm thành phần giáo viên có khả năng.

A. Làm thế nào để lựa chọn một đội ngũ giáo viên có khả năng?

Họ phải được Chúa kêu gọi vào chức vụ giảng dạy. Họ phải được Chúa xức dầu để giảng dạy. Họ phải được huấn luyện kỹ lưỡng. Họ phải có được khải tượng của Hội thánh địa phương đó.

B. Mở ra những cơ hội cho đội ngũ giáo viên phát huy khả năng của mình.

Giúp họ có cơ hội để tiếp tục học hỏi thêm. Chúng ta chỉ có thể đưa dẫn người khác đến mức độ mà bạn đã đạt đến chứ không thể cao hơn được. Mỗi người lãnh đạo cũng phải là một học viên và không bao giờ ngừng tăng trưởng.

C. Thành phần giáo viên phải có sự hứa nguyện với sứ mạng này.

- Họ phải yêu mến lời Chúa và luôn ăn nuốt lời Chúa.

- Họ phải sẳn sàng chia xẻ với người khác những gì Chúa vừa dạy dỗ họ.

- Họ phải có lòng say mê.

- Họ phải trung tín, kiên trì giảng dạy lâu dài.


V. CẦN CÓ NHỮNG HỌC CỤ VÀ TÀI LIỆU


A. Tự tạo một số vật liệu và học cụ

Bạn phải mất nhiều thời gian để có thể thu góp các học cụ và tài liệu cần thiết, hãy tìm những gì bạn có thể dùng được. Chúa Jêsus đã giảng dạy cho dân sự bất cứ nơi nào Ngài có cơ hội. Nếu không có tài liệu, hãy bắt đầu với Kinh Thánh, và nghiên cứu một cách hiệu quả.

B. Mỗi học viên cần có những dụng cụ riêng của mình.

- Cần có Kinh Thánh.

- Cần có giấy và viết.

- Cần có những nguồn tài liệu riêng để trang bị cho mình.

- Cần phải đóng học phí.

C. Nhiều học cụ nghiên cứu có thể rất hữu dụng cho học viên:

Các sách giải kinh. Sách dùng để tra cứu Kinh Thánh.


KẾT LUẬN


Mục tiêu của những người hầu việc Chúa, những thành viên trong thân thể Đấng Christ là chúng ta không đứng riêng rẽ một mình nhưng cũng không phải lệ thuộc, nương dựa vào người khác; nhưng mục đích của chúng ta là hợp tác và có bản chất liên kết với nhau hầu cùng tiến đến mục đích của vương quốc Đức Chúa Trời. Nhu cầu Trường Kinh Thánh vượt qua mọi nền văn hóa và nhằm cho sự phát huy sự mạnh mẽ của từng cá nhân. Eph Ep 4:11-16. Hiệp nhất và trưởng thành là mục đích chính yếu trong trường Kinh Thánh địa phương.


THẢO LUẬN NHÓM


Nêu phương cách hữu hiệu nhất để bắt đầu cho việc tổ chức một trường Kinh Thánh tại Hội thánh địa phương của bạn. (Câu hỏi dành cho những người trong Hội thánh địaphương chưa có trường Kinh Thánh). Hãy nêu lên những tài liệu nào cần cho trường Kinh Thánh trong bước đầu. Và làm thế nào để có được những tài liệu đó. Hãy thảo luận xem bạn sẽ bắt đầu với chương trình giảng dạy nào; chương trìnhgiảng dạy quốc tế hay một chương trình giảng dạy khác. Cả nhóm cùng cầu nguyện cho nhau.


TỰ NGHIÊN CỨU


Phát triển dự án của bạn trong phần 2 của loạt bài học này bằng cách viết một bản kế hoạch về những điều cần làm để bắt đầu cho một trường Kinh Thánh. Bạn sẽ cần những tài liệu nào?. Bạn sẽ nhận những ai vào trường của bạn? Và những học viên của bạn có từ đâu? Bạn sẽ bắt đầu tại địa điểm nào? Bạn sẽ phát huy việc điều hành của bạn như thế nào? Bạn sẽ chọn chương trình giảng dạy nào? Những người nào sẽ là thành phần giáo viên của bạn? Bạn sẽ tính học phí bao nhiêu cho mỗi học viên? Sau khi hoàn tất dự án, hãy đem bản kế hoạch này đến vị mục sư hoặc người nâng đỡ thuộc linh của bạn để họ góp ý cho bạn.



bottom of page