top of page
Hung Tran
Jul 18, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Larry Stockstill)
Mục sư Stockstill là mục sư của một hội thánh có 6,500 tín hữu, phát triển theo cơ cấu tổ tế bào. Stockstill đã nghiên cứu học hỏi nhiều kinh nghiệm tổ chức tổ tế bào khắp thế giới. Theo khuôn mẫu Columbia, ông đưa ra “nguyên tắc 12” giúp cho học viên một phương án về cấu trúc cho sự tăng trưởng, phát triển môn đồ và những con người lãnh đạo hội thánh.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
C3.1 Mục Đích Của Tổ Tế Bào.
C3.2 Truyền Giảng Sâu Rộng.
C3.3 Dấy Lên Những Con Người Lãnh Đạo Hội Thánh.
C3.4 Nguyên Tắc Của Sự Nhân Cấp.
C3.5 Những Nhà Lãnh Đạo Đáng Kể Trong Hội Thánh.
Phần 1: MỤC ĐÍCH CỦA CÁC NHÓM TẾ BÀO
LỜI GIỚI THIỆU
Nguyên tắc trong Tân Ước “Anh em tín hữu đồng tâm nhóm họp hằng ngày tại đền thờ, rồi về bẻ bánh tưởng niệm Chúa từ nhà này qua nhà khác, ăn chung với nhau cách vui vẻ, chân thành.” (Cong Cv2:46).
Nguyên tắc nhóm họp trong đền thờ và từng nhà là nền tảng chính của Hội thánh đầu tiên. Trong 5:42, Kinh Thánh chép rằng: “Ngày nào cũng vậy, tại trong đền thờ hoặc từng nhà, sứ đồ cứ dạy dỗ hoặc rao truyền mãi về Tin Lành của Đức Chúa Jêsus, tức là Đấng Christ. ” Một lần nữa, chúng ta thấy nguyên tắc trong đền thờ và từng nhà.
Nhiều người trong Hội thánh chúng ta thường gặp nhau trong những buổi nhóm chung. Chúng ta nhóm nhau lại là điều quan trọng cho thế gian nhìn thấy. Nhưng chúng ta cũng nên nhóm họp từ nhà này qua nhà khác. Phao-lô nói trong sách 20:20 rằng: “Tôi chẳngtrễ nải rao truyền mọi điều ích lợi cho anh em, chẳng giấu điều chi hết, lại biết tôi đã dạy anh em hoặc giữa công chúng, hoặc từ nhà này sang nhà kia.” Một lần nữa, chúng ta thấy chức vụ công khai (giữa công chúng) và chức vụ từ nhà này sang nhà kia (từng nhà). Nhìn vào một cái cây, trước tiên ta thấy thân cây và lá cây. Nhưng cây được gắn liền với nhau do gốc rễ. Thân và lá cây là chức vụ công khai của Hội thánh. Hệ thống gốc rễ là chức vụ từng nhà. Chúa Jêsus đã thực hiện trên mười lăm phép lạ trong nhà. Nhà cũng có thể là một bản sao nhỏ của Hội thánh.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NGUYÊN TẮC CỦA NHÓM TẾ BÀO TRONG CỰU ƯỚC
A. Thí dụ của Hội thánh đầu tiên trong sa mạc.
1. Xuất 18 cho chúng ta biết về Hội thánh đầu tiên trong sa mạc.
2. Môi-se, nhà lãnh đạo của Hội thánh đầu tiên ấy được ông gia của mình khuyên thay đổi cách tổ chức của Môi-se.
3. Mọi việc đều tùy thuộc vào Môi-se và ông đã bị kiệt sức.
4. Ông gia của Môi-se quan tâm đến sức khỏe của Môi-se và cũng quan tâm đến lợi ích của dân sự vì họ đứng sắp hàng suốt cả ngày chờ Môi-se.
5. Rất thông thường, đó là hình ảnh của nhiều người trong Hội thánh của chúng ta. Tất cả nhiệm vụ đều dựa vào mục sư. Mục sư không ủy thác (giao phó) nhiệm vụ của mình cho người khác.
B. Lời khuyên của Giê-trô cho Môi-se.
1. Chọn trong vòng dân sự những người tài năng.
2. Người kính sợ Chúa.
3. Người chân thật.
4. Người ghét sự tham lợi.
5. Lập lên trên dân sự những người như:
a. Người cai trị hàng ngàn.
b. Người cai trị hàng trăm.
c. Người cai trị hàng năm mươi.
d. Người cai trị hàng mười người; Mười người trở nên nòng cốt (cốt lõi) của Hội thánh đó.
7. Để họ phân xử dân sự hàng ngày.
8. Mọi vấn đề lớn họ sẽ giải đến cho Môi-se phân xử.
9. Mọi vấn đề nhỏ họ sẽ phân xử.
II. ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC MỘT CÁCH THỰC TIỄN
A. Trung tâm cầu nguyện tại Bê-tha-ni.
1. Một Hội thánh có khoảng 6000 người.
2. Sự khám phá của nguyên tắc các nhóm tế bào.
3. Mục sư huấn luyện (đào tạo) những người lãnh đạo khác.
4. Những người lãnh đạo khác cùng giúp đỡ chăn bầy.
B. Ba mục tiêu của Hội thánh.
1. Chăn bầy tốt.
2. Truyền bá Phúc-âm cho người hư mất.
3. Dấy lên những người lãnh đạo, một thế hệ khác là những người mà ta sẽ rao truyền Phúc-âm.
C. Sự thất bại của mục sư.
1. Không chăn bầy thật tốt.
2. Tất cả nhiệm vụ chăn bầy đổ trên vai mục sư.
3. Mục sư lo tất cả việc thăm viếng.
4. Mục sư lo tất cả việc dẫn dắt, khuyên bảo.
5. Mục sư lo tất cả việc phân xử giữa tín hữu.
6. Mục sư bị kiệt sức.
D. Sự khám phá ra giải pháp (Eph Ep 4:11-12).
1. Bắt đầu năm mươi nhóm tế bào.
2. Chia dân sự ra thành nhiều nhóm mười hoặc mười hai người.
3. Họ bắt đầu chăm sóc lẫn nhau.
4. Huấn luyện những người lãnh đạo mỗi tuần.
5. Những người lãnh đạo này giúp đỡ chăn bầy chăm sóc mọi người.
6. Đặt sự xức dầu của mục sư cho những người lãnh đạo khác.
7. Họ đã nhận được một phần trong sự xức dầu của mục sư.
8. Những câu hỏi cho mục sư:
a. Bạn có muốn chính mình bạn làm tất cả mọi nhiệm vụ không?
b. Hoặc bạn có sẵn sàng khai phóng sự xức dầu của mình cho người khác không?
9. Những nhóm mười người trong các nhóm tế bào giống như một đạo quân thay vì một đám khán giả.
10. Họ thay nhau làm công việc của chức vụ.
III. GƯƠNG MẪU CỦA CHÚA JÊSUS TRONG CÁC NHÓM NHỎ
Mười hai sứ đồ Ngài đồng hành với họ khắp nơi. GiGa 13:1-38- Ngài triệu tập họ vào trong phòng cao và rửa chân cho họ.
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN NHỮNG NHÓM NHỎ ?
A. Trong một nhóm nhỏ mọi người có thể phục vụ tốt hơn.
Trong phòng cao, Chúa Jêsus rửa chân cho họ. Mọi người sẽ không bao giờ trở thành những người đồng công cộng tác trừ phi họ phục vụ lẫn nhau.
B. Mọi người cần sự khích lệ. (GiGa 14:1)
Khi họ ở trong các nhóm tế bào, họ được khích lệ. Nếu một người bị ngã lòng hoặc chán nản, khi nhóm tế bào họp lại mỗi tuần, họ nhìn tận mặt nhau, và khích lệ qua sự cầu nguyện hoặc chăm sóc lẫn nhau.
C. Cơ-đốc nhân phải kết nhiều quả. (15:1)
1. Khi họ sống một mình, họ không sinh trái.
2. Chúa Jêsus sai phái môn đồ của Ngài đi từng đôi.
3. Chúng ta kết quả khi ở trong một nhóm tế bào nhiều hơn là ở một mình.
4. Thánh Kinh chép rằng một người sẽ đuổi một ngàn, nhưng hai người sẽ đuổi mười ngàn.
5. Khi một nhóm đến với nhau, họ trở nên một đội và sinh lợi nhiều hơn.
D. Cơ-đốc nhân cần sự bảo vệ (16:1)
1. Họ đi nhà thờ, nhưng họ vẫn còn bị cám dỗ bởi tội lỗi.
2. Nếu cuộc sống của họ không có trách nhiệm với người khác, ma quỷ có thể làm cho họ mắc bẫy.
3. Tất cả chúng ta đều có những mặt sơ hở mà mình không thấy, vì thế, chúng ta cần những người khác bảo vệ chúng ta.
E. Cơ-đốc nhân có thể cầu nguyện tốt hơn trong các nhóm tế bào (17:1-26)
Như Chúa Jêsus và Cha Ngài là một, các Cơ-đốc nhân cũng phải cầu nguyện với nhau trong sự hiệp một.
IV. ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC
A. Thí dụ minh họa:
- Thí dụ của Nê-hê-mi: Ông đặt mỗi gia đình ở tại mỗi khu vực của tường thành. Mỗi người đều phục vụ.
- Thí dụ của Sa-lô-môn: Ông đưa một chi tộc đến Giê-ru-sa-lem mỗi tháng. Chi tộc đó cung cấp lương thực cho cung điện của ông.
B. Thí dụ của trung tâm cầu nguyện tại Bê-tha-ny.
1. Bảy khu vực.
2. Mười bốn vùng.
3. Mỗi vùng phục vụ mỗi Chúa Nhật.
4. Các nhóm tế bào là đơn vị cơ bản của Hội thánh cũng như các tế bào trong thân thể.
C. Bắt đầu các nhóm tế bào.
1.Triệu tập một buổi nhóm cầu nguyện - Những người cầu nguyện trong Hội thánh là những người lãnh đạo thật.
2. Huấn luyện những người lãnh đạo về nguyên tắc cầu nguyện và chiến trận thuộc linh.
3. Chọn những người lãnh đạo nhóm tế bào từ trong số họ để lãnh đạo một nhóm mười người.
4. Một nhóm không nên có hơn mười lăm người.
5. Nhóm này vẫn phải ít để mọi người có thể trò chuyện với nhau và nâng đỡ nhau.
6. Khi nhóm này tăng trưởng, một nhóm mới được bắt đầu.
D. Đây là cách dân sự có thể được chăn dắt thật tốt.
Đây là mục tiêu trước hết của Hội thánh để chăn những tín hữu thật tốt. Ngày nay nếu bạn là mục sư, hãy bắt đầu nhóm họp một nhóm tín hữu nòng cốt. Hãy tìm mười hai người lãnh đạo trong nhóm tín hữu của bạn để huấn luyện về những nguyên tắc chăn bầy.
3. Hãy bắt đầu gặp gỡ họ mỗi tuần.
4. Sau vài tháng, hãy để cho mỗi người trong số họ bắt đầu thành lập một nhóm. Tiếp tục gặp gỡ họ mỗi tuần. Họ cũng nên gặp gỡ nhóm của mình mỗi tuần, nhưng sau đó họ trở lại với bạn để trao đổi thêm kinh nghiệm về chức vụ và tiếp tục đi ra thi hành chức vụ.
7. Một mục tiêu hàng năm cho mỗi nhóm là phải tăng thêm số lượng.
E. Sự tăng trưởng của các nhóm tế bào khắp thế giới.
1. Ở Manila, Philippin, một Hội thánh có 2000 nhóm tế bào.
2. Ở Bogota, Columbia: một Hội thánh có 13000 nhóm tế bào.
3. Ở San Salvador, EL Salvador: một Hội thánh có 6000 nhóm tế bào.
4. Ở Seoul, Hàn Quốc: Hội thánh lớn nhất trên thế giới, một Hội thánh có 23000 nhóm tế bào và trên 700 ngàn thành viên trong Hội thánh.
Tôi khuyên bạn hãy thay đổi cách tổ chức của bạn để có được một Hội thánh nhóm tế bào, và tôi xin cảnh báo bạn trước rằng bạn không thể có nhiều chương trình khác, cùng với nhiều nhóm tế bào bởi vì bạn sẽ không bao giờ có thể có tất cả các chương trình và các nhóm tế bào cùng một lúc.
5. Ở Nairobi, Kenya: Một Hội thánh 4000 người trong 5 năm phát triển 500 nhóm tế bào.
6. Ở Ivory Coast, West Africa: một Hội thánh có 80.000 thành viên và 6000 nhóm tế bào. Họ không có chương trình nào khác.
7. Nhóm tế bào là nguyên tắc quản trị trong Kinh Thánh và chúng tôi khuyến khích bạn hãy bắt đầu thực hiện chương trình nầy.
THẢO LUẬN NHÓM
Thành lập các nhóm nhỏ và thảo luận:
Tại sao đôi khi các mục sư e ngại việc lập những nhóm nhỏ ngoài Hội thánh của họ?
Làm sao chúng ta có thể có nhiều nhóm nhỏ trong một Hội thánh lớn mà vẫn duy trì sự hiệp một?
Hãy suy nghĩ về nhiều chương trình mà bạn có trong nhà thờ của bạn. Chương trình nào sẽ không phục vụ cho mục tiêu của các nhóm tế bào, nếu chúng đang hoạt động trong Hội thánh của bạn?
Hãy cầu nguyện cho các nhóm tế bào trong Hội thánh của bạn, để các nhóm tế bào sẽ tiếp tục phục vụ đúng cho những mục tiêu của chúng.
TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Xuất đoạn 18, và viết ra bằng lời văn của chính bạn những kết quả của Môi-se làm theo lời khuyên của Giê-trô về phong cách lãnh đạo của ông. Hãy viết bảy lý do theo Kinh Thánh, tại sao mỗi Hội thánh phải có các nhóm tế bào và chứng minh mỗi lý do bằng Kinh Thánh.
Phần 2: RAO TRUYỀN TIN LÀNH CHO NGƯỜI HƯ MẤT QUA CÁC NHÓM TẾ BÀO
LỜI GIỚI THIỆU
Trong bài học cuối cùng của chúng ta, chúng ta đã thảo luận về mục tiêu của các nhóm tế bào. Chúng ta đã khám phá ra ba mục tiêu của một Hội thánh.
- Thứ nhất là chăn dắt các tín hữu. Chúng ta đã thảo luận về cách mà Môi-se xếp đặt Hội thánh trong sa mạc. Ông đặt các tín hữu vào các nhóm nhỏ rồi sau đó đặt những người chịu trách nhiệm trên họ để chăn dắt (chăm sóc) họ tốt đẹp. Chúng ta nhìn thấy rằng trong Hội thánh đầu tiên, họ chăn dắt dân sự của họ rất tốt. Họ đã dạy dân sự một cách công khai và từ nhà này sang nhà kia.
- Mục tiêu thứ hai của Hội thánh là rao truyền tin lành cho người hư mất.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. CÁC NHÓM TẾ BÀO CÓ THỂ RAO TRUYỀN TIN LÀNH CHO NGƯỜI HƯ MẤT NHƯ THẾ NÀO?
Các sự nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiều người được cứu thông qua mối liên hệ (quen biết) hơn là qua những sự kiện. Trong Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta thấy một người mời các bạn hữu của họ đến gặp Chúa Jêsus. Trong các nhóm tế bào, bạn có nhiều gia đình thuộc linh. Người ta được thu hút vào nhóm người đó. Nan đề hàng đầu trên thế giới là sự cô đơn.
Những người hư mất đang cô đơn và khi họ nhận thấy các Cơ-đốc nhân yêu thương nhau, Chúa Jêsus phán, thế gian sẽ biết rằng Đức Chúa Trời đã sai Ngài đến.
A. Hiểu rõ trong việc rao truyền Tin Lành cho người hư mất (Cong Cv 26:16-18).
1. Ở nhiều quốc gia, ma quỷ đang cai trị tâm trí của mọi người. Tâm trí của họ bị làm cho tăm tối trong mọi sự nhận thức (hiểu biết).
2. Chúa Jêsus phán với Phao-lô: “Mục đích của ngươi là để mở mắt họ hầu cho họ nhận được sự tha tội và hưởng cơ nghiệp với các thánh đồ bởi đức tin nơi ta.”
3. Đây là điều mà Phao-lô gọi là sự hiện thấy thiên thượng.
4. Chinh phục những linh hồn là sự hiện thấy khải tượng thiên thượng.
5. Và chúng ta có thể hoàn thành tốt nhất điều đó thông qua các nhóm tế bào.
B. Những thí dụ:
1. Ở El Salvador có một Hội thánh lớn có 6000 nhóm tế bào và họ có một phương châm.
2. Họ cùng nói với nhau mỗi tuần:
a. Tôi có một mục đích.
b. Mục đích của tôi là chinh phục những linh hồn.
c. Tôi hoàn thành mục đích đó tốt nhất trong một nhóm.
II. NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN CÁC NHÓM TẾ BÀO BẮT ĐẦU TRUYỀN GIẢNG?
Các nhóm tế bào truyền giảng Tin Lành là điều bắt buộc. Nếu các nhóm tế bào không truyền giảng, họ sẽ bị tù túng ứ động và rồi chết đi và mất đi sức sống. Khi các thành viên trong nhóm tế bào đem người ta đến với Chúa, việc làm này khiến cho họ chín chắn hơn, trưởng thành hơn bởi vì họ đang là những tấm gương cho những tân tín hữu.
• Bốn con vật nhỏ khôn ngoan trong Châm-ngôn (ChCn 30:25-28).
Những con vật này minh họa cho chúng ta những sức mạnh bùng nổ trong những nhóm tế bào có chinh phục linh hồn.
A. Con kiến là loại yếu hèn nhưng chúng lo sắm sẵn vật thực mình trong mùa hạ.
1. Con kiến rất nhỏ, nhưng chúng rất chuyên tâm.
2. Đây là yếu tố đầu tiên của các nhóm tế bào truyền giảng: Nhóm đó ắt hẳn phải tập trung, chú ý vào người hư mất.
3. Con kiến là một biểu tượng của mục tiêu.
4. Con kiến không thỏa lòng với điều mà nó đã thu nhặt được.
5. Con kiến biết rằng nó có một số lượng thời gian giới hạn.
6. Tất cả chúng ta đều có thời gian giới hạn. Chúng ta chỉ có thể chinh phục linh hồn trong thời gian còn sống của chúng ta mà thôi.
7. Mỗi thành viên trong nhóm tế bào phải là một con kiến thuộc linh: họ phải đi thu hoạch (gặt hái).
B. Những con thỏ rừng sống trong kẽ đá:
Chúng là những con vật nhỏ nhưng đóng cơ sở mình trong hòn đá.
1. Chúng đã học được những nguyên tắc về sự cộng tác với đá.
2. Đây là sự thật trong nhóm tế bào.
3. Bạn có thể cảm thấy lúng túng khi làm chứng một mình, nhưng nhờ có một người đồng công cộng tác trong nhóm tế bào, bạn có thể dạn dĩ hơn.
C. Những con cào cào:
Bay thành từng đàn lớn và có thể che khuất mặt trời .
1. Chúng giống như một đội quân chiếm được một thành phố.
2. Điều này minh họa sự cầu nguyện.
3. Chúng ta phải nắm quyển kiểm soát các lực lượng thần linh ở các nơi trên trời.
4. Các tín hữu trong nhóm tế bào phải cầu nguyện và thực hiện chiến trận thuộc linh.
5. Để truyền giảng Tin Lành cho người hư mất, họ phải đánh bại ma quỷ.
6. Khi các nhóm tế bào cầu nguyện, họ nắm quyển điều khiển các nơi trên trời, họ mở các tầng trời và họ để cho sự sáng của Chúa chiếu sáng trên mọi người.
7. Một nhóm tế bào phải cầu nguyện để chinh phục những người hư mất.
D. Các con nhện “hoặc các con thằn lằn”:
Lấy tay bắt được, nhưng tìm thấy chúng ở trong đền vua .
1. Các con thằn lằn xâm nhập vào trong đền vua hoặc bất cứ nơi nào.
2. Các nhóm tế bào phải xâm nhập vào bằng nhiều cách:
a. Họ có thể nhóm lại trong gia đình của những người chưa tin và khi họ đến nơi đó, mọi người có thể được cứu rỗi.
b. Họ mời những người hư mất vào nhà của họ.
3. Chúa Jêsus xâm nhập vào đời sống của mọi người như thế nào? (LuLc 5:2, 3, 8, 10).
a. Chúa Jêsus bước lên thuyền của Phi-e-rơ và xâm nhập vào đời sống ông.
b. Đừng chờ đợi những người hư mất bước vào Hội thánh bạn nhưng bạn phải xâm nhập vào thuyền của họ.
III. CHÚNG TA CÓ THỂ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU NHƯ THẾ NÀO?
A. Ba nguyên tắc được nói đến lúc ban đầu.
1. Tôi có một mục đích.
2. Mục đích của tôi là chinh phục các linh hồn.
3. Tôi hoàn thành mục đích đó tốt nhất trong một nhóm.
B. Khẳng định:
Tôi sẽ không bao giờ thỏa lòng cho đến khi tôi hoàn thành mục đích của tôi. Đây là nguyên tắc số 4.
Bạn sẽ không bao giờ được thỏa lòng cho đến khi bạn hoàn thành mục đích của bạn (GiGa 4:32, 34).
1. Một con cá được tạo nên để bơi.
2. Một con chim được tạo nên để bay.
3. Chúng ta được dựng nên để chinh phục các linh hồn. Đó là lý do tại sao chúng ta sống động.
C. Nguyên tắc số 5.
Tôi không có lời hứa về ngày mai. Tôi phải làm việc đang khi tôi có cơ hội.
1. Đây là nguyên tắc Chúa Jêsus đã dạy các môn đệ của Ngài.
2. Mỗi thành viên trong nhóm tế bào nên ghi nhớ (học thuộc) nguyên tắc này và công bố chúng ta cho đến khi họ được nóng cháy lên.
D. Có bao nhiêu người đang hư mất trên thế gian?
Các nhân sự của các Hội Truyền Giáo chia thế giới ra làm bốn phần.
1. Thế giới thứ nhất hay thế giới “A” là một trong mười người.
a. Những người này đều là các tín hữu.
b. Họ gồm năm trăm triệu người.
2. Thế giới “B”: Hai trong mười người.
a. Họ là những người bị sa ngã.
b. Họ gồm có một tỷ người.
3. Thế giới “C”: Ba trong mười người đang sống trong các quốc gia được giảng Tin Lành.
a. Họ đã nghe về Tin Lành, nhưng họ đã từ chối Tin Lành.
b. Họ gồm có một tỷ rưỡi người.
4. Thế giới “D”: Bốn trong mười người.
a. Họ sống giữa các dân tộc chưa được rao giảng Tin Lành.
b. Có hai tỷ người.
5. Trên khắp thế giới, có những người hư mất phải được dắt về cùng Chúa (GiGa 4:35-36).
a. Tôi muốn thách thức mỗi người trong các bạn phải sửa soạn (chuẩn bị) chính mình cho mùa gặt.
b. Chưa bao giờ có một mùa gặt như là mùa gặt sắp xảy ra đến với trên thế giới.
c. Vấn đề là liệu bạn có thể thâu được mùa gặt không?
d. Các nhóm tế bào nhằm để truyền giảng Tin Lành.
e. Họ có bốn yếu tố cho việc truyền giảng.
. Họ có mục đích.
. Đồng công cộng tác.
. Cầu nguyện.
. Sự xâm nhập.
6. Hãy sắp xếp Hội thánh bạn vào các nhóm tế bào truyền giảng và với tư cách là một mục sư, bạn hãy viết ra bài học mỗi tuần.
a. Tuần thứ nhứt, tập trung vào các tín hữu để gây dựng lẫn nhau.
b. Trong tuần thứ hai, tập trung vào những người hư mất.
c. Trong tuần thứ ba, trở lại với các tín hữu và gây dựng các tín hữu.
d. Tuần thứ tư, truyền giảng cho người hư mất.
e. Bằng cách này, hết tuần này đến tuần khác, các nhóm tế bào sẽ chinh phục được nhiều linh hồn.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận trong các nhóm nhỏ của bạn, về các điều ưu tiên của Hội thánh bạn và các điều ưu tiên này truyền thông điều gì cho những tín hữu? (những người thờ phượng). Nếu bạn có các nhóm tế bào trong Hội thánh, hãy thảo luận những phương pháp mà các nhóm tế bào của bạn sử dụng để truyền giảng, và những phương pháp đó có hiệu quả như thế nào? Làm thế nào bạn có thể xâm nhập vào lớp người thượng lưu một cách tốt nhất trong đất nước của bạn lời Phúc-âm.
TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy nghiên cứu các nguyên tắc của những sinh vật nhỏ trong sách ChCn 30:25-28 và giải thích làm sao bạn có thể dùng những nguyên tắc đó trong nếp sống Cơ-đốc của bạn.
1. Những con kiến.
2. Những động vật thuộc họ chồn sống trong hang đá (thỏ rừng).
3. Những con cào cào.
4. Những con thằn lằn.
Phần 3: DẤY LÊN NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO
LỜI GIỚI THIỆU
Trong bài học cuối cùng, chúng ta đã biết mục đích thứ hai của Hội thánh là phải truyền giảng cho những người hư mất. Đức Chúa Trời muốn ban cho mỗi nhóm tế bào khải tượng về sự chinh phục của những người láng giềng của họ. Tất cả chúng ta đều có một mục đích và mục đích đó là phải chinh phục nhiều linh hồn. Chúng ta hoàn thành mục đích đó cách tốt nhất trong một nhóm. Trong nhóm tế bào, chúng ta chuyển từ việc bắt cá một mình sang việc bắt cá bằng lưới. Trong bài học này, chúng ta cần nghiên cứu mục đích thứ ba của Hội thánh là: Việc dấy lên giúp đỡ những người lãnh đạo. Người lãnh đạo là nhu cầu quan trọng nhất của Hội thánh ngày nay.
Một người lãnh đạo có thể ảnh hưởng rất lớn tới một dân tộc. Nhưng thường thì trong Hội thánh địa phương, chúng ta không biết cách dấy lên những người lãnh đạo như thế nào. Chúng ta có khuynh hướng cử những người nổi bật trong Hội thánh. Chúng ta đặt cho họ vào những vị trí và những tước vị mặc dù họ không chứng minh được những ân tứ của họ. Trong cơ cấu của nhóm tế bào, chúng ta có một phương cách hoàn hảo về việc ấy lên những người lãnh đạo.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẤY LÊN NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÓM TẾ BÀO.
A. Mỗi người đều bắt đầu trong một nhóm tế bào.
1. Khi họ chứng minh được sự trung tín của họ, những ân tứ của họ sẽ đem họ càng tiến tới sâu hơn trong vị trí lãnh đạo Hội thánh.
2. Giống như trong một cuộc chạy đua bạn bắt đầu nơi vạch xuất phát cùng với mọi người.
3. Một số người có nhiều ân tứ hơn những người khác và những ân tứ cùng sự xức dầu sẽ đem họ tiến xa hơn.
B. Các thế hệ lãnh đạo (IITi 2Tm 2:1-2)
Phao-lô mô tả bốn thế hệ lãnh đạo:
1. Phao-lô.
2. Ti-mô-thê.
a. Phao-lô với một nhóm thanh niên.
b. Ông huấn luyện những thanh niên đó phải phục vụ theo cách mà ông đã làm.
3. Những người trung thành: Đây là thế hệ thứ ba.
4. Những người khác: Những người trung thành dạy dỗ những người khác.
II. BẠN TÌM NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO? (Mac Mc 15:16)
Huấn luyện những người lãnh đạo giống như những sân bóng chày. Chúng ta thấy bốn điều phải thực hiện khi Hội Thánh đang huấn luyện những người lãnh đạo.
A. Giai đoạn giảng đạo (16:15).
1. Chúng ta giảng đạo trong Hội thánh, nhóm tế bào, trên truyền hình và đài phát thanh. Nhưng chúng ta đang rao giảng Phúc-âm.
2. Khi mọi người hưởng ứng, chúng ta xác nhận sự cứu rỗi của họ.
3. Sau đó trong vòng 24 giờ đồng hồ chúng ta đến thăm gia đình họ.
B. Giai đoạn đồng hoá (Mac Mc 16:16).
1. Chúng ta phải chăn dắt họ bằng báp-têm.
2. Đây là tiến trình đồng hoá.
3. Chúng ta đưa họ vào các nhóm tế bào.
4. Cuối giai đoạn này, chúng ta đưa họ đi nghỉ ngơi dưỡng linh để thực hiện sự giải cứu.
5. Chúng ta gọi đây là một kỳ nghỉ để chạm trán với kẻ thù nghịch (ma quỷ).
6. Đây là chỗ chúng ta bắt đầu chăn dắt người ta.
C. Giai đoạn chuẩn bị (16:17, 18).
1. Đây là giai đoạn mà chúng ta chuẩn bị cho mọi người trở thành môn đệ của Chúa.
2. Sau khi họ từ nơi nghỉ ngơi trở lại, họ được ghi tên vào một lớp học, có thể kéo dài từ 9 đến 12 tuần. Mục đích của lớp học này là dạy cho mọi người cách trở thành môn đệ của Chúa.
3. Những dấu hiệu theo sau của các môn đệ:
a. Họ đuổi quỷ.
b. Họ chữa bệnh.
c. Họ có quyền năng trên ma quỷ.
4. Trong lãnh vực này, họ được dạy cầu nguyện và chiến trận thuộc linh, sự nên thánh, đọc Kinh Thánh, được dẫn dắt bởi Thánh Linh và cách để thật sự trở thành môn đệ của Chúa.
D. Giai đoạn lãnh đạo (16:19).
1. Đây là giai đoạn các môn đệ bắt đầu rao giảng.
2. Nếu mọi người không trải qua bốn giai đoạn này. Họ sẽ không bao giờ học biết để trở thành những người lãnh đạo giỏi.
3. Trong lớp học lãnh đạo cũng kéo dài khoảng 12 tuần, họ được huấn luyện:
a. Cách để lãnh đạo một nhóm tế bào.
b. Cách để tìm ra những ân tứ thuộc linh của chính họ.
c. Trong những nguyên tắc, tâm tánh và sự liêm chính.
4. Cuối 12 tuần, họ đã đến bước hoàn tất và đó là phần mở đầu của các nhóm tế bào.
5. Bây giờ họ thật sự là những người lãnh đạo.
a. Họ đã tiếp nhận Chúa.
b. Họ đã chịu phép báp-têm.
c. Họ đã được giải cứu.
d. Họ đã làm môn đệ của Chúa.
e. Họ đã được huấn luyện.
f. Bây giờ họ đang sẵn sàng lãnh đạo các nhóm tế bào.
6. Mỗi thành viên của các nhóm tế bào phải thực hiện bốn điều này.
7. Thách thức lớn nhất của việc lãnh đạo các nhóm tế bào là thiếu những người lãnh đạo.
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CỐ VẤN HƯỚNG DẪN (IITi 2Tm 2:2; TitTt 2:7)
A. Dành thì giờ dấy lên những người lãnh đạo.
1. Người giúp đỡ là những người có những tâm linh của bạn, những phẩm chất, sự xức dầu của bạn và sự chuyên chú khải tượng của bạn.
2. Từ các nhóm tế bào mà dấy lên những người lãnh đạo.
B. Sự nhấn mạnh của Đức Chúa Trời vào thế hệ kế tiếp trong Kinh Thánh Cựu Ước.
1. Đức Chúa Trời muốn ban cho bạn những đứa con trai và con gái thuộc linh.
2. Gương của Môi-se.
a. Ông không chỉ dấy lên những người lãnh đạo, ông đã dấy lên Giô-suê.
b. Giô-suê ở với ông suốt ngày đêm.
c. Khi Môi-se qua đời, Giô-suê được giao quyền lãnh đạo.
3. Gương của Ê-li.
a. Ông đã chuyên chú vào Ê-li-sê.
b. Ông xức dầu cho Ê-li-sê, người đã ở với ông ngày đêm cho đến khi ông về thiên đàng.
c. Hãy nhớ rằng: Sự thành công là có người kế vị.
d. Nếu bạn không có một người kế vị nào, khi bạn qua đời sẽ không có ai tiếp tục làm công việc của bạn.
e. Ê-li-sê nhận sự xức dầu bội phần hơn sự xức dầu của Ê-li.
f. Ông đã làm 16 phép lạ trong khi Ê-li chỉ làm có 8 phép lạ.
g. Đối với người chăn bầy, điều này phải trở thành khải tượng của bạn. Không phải những gì bạn có thể làm một mình, mà là những người lãnh đạo đã được dấy lên.
C. Khải tượng về việc dấy lên những người lãnh đạo trong Kinh Thánh Tân Ước.
1. Gương của Chúa Jêsus Christ:
a. Hai người ở biển hồ Ga-li-lê.
b. Thêm hai rồi thêm một cho đến khi Ngài có 12 môn đồ.
c. Họ ở với Ngài.
d. Ngài dạy họ cách cầu nguyện.
e. Ngài sai họ ra đi từng đôi một.
f. Trong sách Lu-ca 10: Ngài có 70 người theo Ngài.
g. Khi Ngài sống lại từ kẻ chết, có 500 người tin nhận Ngài.
2. Sự sống của Đấng Christ đã được nhân cấp lên.
3. Gương của Phao-lô.
a. Ông không đi nơi này nơi kia một mình.
b. Ông đi với các môn đồ mà ông đã dốc đổ chuyển giao sự sống của ông cho họ.
D. Nguyên tắc lãnh đạo (ITi1Tm 3:1-8).
1. Nguyên tắc biệt riêng ra những người trung tín.
2. Đây là những gì các nhóm tế bào phải làm.
a. Trong nhóm tế bào, một người lãnh đạo phải biểu lộ sự trung tín của họ.
b. Họ có thể biểu lộ các ân tứ thuộc linh của mình.
c. Trong một nhóm tế bào chúng ta có một cơ hội để nhìn xem những năng lực củamột người lãnh đạo.
3. Đức Chúa Trời sẽ gởi đến bạn những người lãnh đạo. Nhưng bạn phải bắt đầu với những người mà bạn có trong nhóm bạn.
4. Hãy khám phá tiềm năng trong họ.
5. Bạn phải sản sinh ra những người lãnh đạo có cùng một tâm tình như bạn. Hãy gặp gỡ với những người lãnh đạo của bạn. Chia sẻ khải tượng của bạn cho họ. Cùng làm việc, giúp đỡ họ vượt qua qua các nan đề của họ. Huấn luyện cho họ cách làm những gì mà bạn đã làm. Mỗi thành viên của Hội thánh bạn phải trình bày được mục đích của họ mộtcách rõ ràng như: “Hội thánh của tôi tồn tại để rao truyền Tin Lành; để chăn bầy của Đức Chúa Trời; chuẩn bị các môn đồ; và để gieo trồng những người lãnh đạo trong mọi dân tộc trên thế giới”.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận trong các nhóm nhỏ của bạn:
1. Những người lãnh đạo được dấy lên và được thừa nhận như thế nào trong Hội thánh của bạn?
2. Làm thế nào để bạn khám phá ra những người có tiềm năng lãnh đạo?
3. Sự chuẩn bị nào họ phải có trước khi trở thành những người lãnh đạo?
4. Hãy đánh giá hệ thống dấy lên những người lãnh đạo trong Hội thánh của bạn trong ánh sáng của bốn giai đoạn mà bạn đã được học trong bài này. Bài học nào bạn có thể học từ các bước này?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Viết ra các bước của sự chuẩn bị lãnh đạo trong Hội thánh bạn và so sánhchúng với các bước của sách Mác (Mac Mc 16:15-19)
2. Nếu sự chuẩn bị này ở dưới tiêu chuẩn của sách 16:15-19, hãy lấy khuôn mẫu này chosự lãnh đạo trong Hội thánh của bạn và xem nếu nó có thể được chấp nhận.
3. Hội thánh bạn có một khẩu hiệu về mục đích không? Bạn có biết điều đó không? Nếu có, hãy viết ra và so sánh khẩu hiệu đó với lời trình bày mục đích mà bạn đã học trong bài học này, và xem có bất cứ điều nào bạn có thể ứng dụngvào câu khẩu hiệu của Hội thánh bạn. Lời trình bày về mục đích của Hội thánh tôi:
4. Nếu Hội thánh bạn không có khẩu hiệu (trình bày về mục đích), hãy soạn ra một câu khẩu hiệu và chia sẻ nó với người lãnh đạo Hội thánh của bạn.
Phần 4: CÁC NGUYÊN TẮC TĂNG TRƯỞNG THEO CẤP SỐ NHÂN
LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đã dạy về ba mục đích của Hội thánh. Trước nhất, Hội thánh tồn tại để chăn bầy của Đức Chúa Trời, kế đến là truyền giảng Tin Lành cho người hư mất và cuối cùng là dấy lên những người lãnh đạo. Chúng tôi tin rằng Hội thánh theo nhóm tế bào là cơ cấu tốt nhất để hoàn thành ba điều này. Hãy dừng lại và nghĩ về Đức Chúa Trời với nguyên tắc tăng trưởng nhân cấp. Ngài đã dạy nguyên tắc này từ Sáng-thế ký đến Khải-thị. Ngài phán với A-đam và Ê-va: "Hãy kết quả sanh sản thêm nhiều, và làm cho đầy dẫy đất…" Trong Công-vụ, ta thấy con số các môn đồ được nhân ra thêm và phát triển. Các nhóm tế bào có thể giúp Hội thánh bạn tăng trưởng và làm cho đầy dẫy đất nước bạn như thế nào? Bài học này có thể là bài học hùng hồn nhất đã từng được học trong sự tăng trưởng Hội thánh. Chúng ta hãy xem xét ba nguyên tắc về tăng trưởng theo cấp nhân.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NGUYÊN TẮC VỀ KHẢI TƯỢNG (SaSt 15:1-21)
A. Ý nghĩa của sự khải tượng.
1. Khải tượng là một bức ảnh thu nhỏ về tương lai.
2. Đó là khả năng để nhìn thấy điều trong thế giới thần linh trước.
3. Khi Đức Chúa Trời phán bảo Áp-ra-ham rằng ông sẽ có một đứa con, thì ông đã quá tuổi sinh con.
4. Tâm trí ông không thể hiểu nỗi điều đó.
5. Đức Chúa Trời dẫn ông ra ngoài nhìn xem các vì sao.
6. Khi ông ngắm nhìn các vì sao, ông tin vào Đức Chúa Trời và ông được kể là công bình.
7. Khải tượng là nguyên tắc đầu tiên của tăng trưởng theo cấp nhân.
8. Bạn phải nhìn thấy khải tượng về điều Đức Chúa Trời muốn làm thông qua các nhóm tế bào của bạn.
B. Chiều kích thứ tư (lãnh vực )
1. Tiến sĩ Choi gọi nguyên tắc này là chiều kích thứ tư.
2. Tất cả những điều chúng ta có thể thấy trong thế giới tự nhiên đều thuộc trong ba lãnh vực đầu tiên.
3. Bên ngoài lãnh vực về không gian và thời gian là lãnh vực này, là nơi mà Đức ChúaTrời sống và đức tin hành động.
4. Đây là lãnh vực mà ma quỉ cũng đánh trận cùng chúng ta.
5. Đức tin vận hành trong chiều kích thứ tư.
6. Để tăng trưởng theo cấp số nhân, bạn phải xem xét chiều kích thứ tư.
7. Đức Chúa Trời dẫn Áp-ra-ham ra khỏi trại của ông.
8. Bởi vì bối cảnh của ông đã đại diện ba lãnh vực đầu tiên.
9. Nhưng khi ông nhìn lên các vì sao, mỗi vì sao ông thấy đã trở thành một đứa con.
10. Và Đức Chúa Trời phán rằng, đó là số con trai mà Áp-ra-ham sẽ có.
11. Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và ông được kể là công bình.
C. Nhận được khải tượng về sự tăng trưởng từ Đức Thánh Linh.
1. Bạn phải nhìn thấy cát nơi bờ biển và sao trên trời như số linh hồn mà bạn sẽ chinh phục được và khiến họ trở nên môn đồ của Chúa thông qua các nhóm tế bào.
2. Nếu bạn có một khải tượng nhỏ bé hoặc bạn chỉ nhìn trong ba lãnh vực đầu thì bạn sẽ không bao giờ tăng thêm các nhóm tế bào theo cấp số nhân.
II. NGUYÊN TẮC CỦA SỰ TAN VỠ:
Xuyên suốt Kinh Thánh cho thấy rằng Đức Chúa Trời không thể sử dụng một người cho đến khi nào người ấy tan vỡ.
• Ý nghĩa của sự tan vỡ.
Có nghĩa là bạn không còn dựa vào chính mình nữa. Những gương trong Kinh Thánh về tan vỡ.
1. Sau 24 năm chờ đợi và đau khổ, Áp-ra-ham có con vào lúc ông được 100 tuổi.
2. Môi-se có một sự hiện thấy về việc giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô.
3. Nhưng ông đã cố gắng làm điều đó theo sức riêng của ông.
4. Đức Chúa Trời để ông đi 40 năm trong đồng vắng. Tại đó ông đã nhận biết được sự bất lực của mình.
5. Áp-ra-ham cũng đã đến chỗ tan vỡ (SaSt 22:1-24). Việc dâng Y-sác trên bàn thờ đã đem đến sự tan vỡ lớn lao cho đời ông.
6. Đức Chúa Trời không thể nhân cấp bạn lên cho đến chừng nào bạn bất lực hoàn toàn.
7. Bạn phải chết đối với khải tượng.
8. Gia-cốp có một khải tượng về một cái thang bắt lên trời.
9. Nhưng ông phải trải qua 20 năm làm việc cho La-ban.
10. Giây phút ông vật lộn với Đức Chúa Trời và xương hông của ông bị trật gãy đi, ĐứcChúa Trời đã đổi tên của ông từ Gia-cốp thành Y-sơ-ra-ên.
III. NGUYÊN TẮC CỦA TÁI SẢN SINH (SINH SÔI NẨY NỞ)
A. Làm sao để các nhóm tế bào sinh sản ra thêm?
1. Nhóm tế bào sinh sản thêm ra khi những người lãnh đạo có khải tượng của đức tin.
2. Nhóm tế bào sinh sản thêm ra khi những người lãnh đạo bị tan vỡ và biết rằng chính họ không thể tự làm điều đó.
3. Nhóm tế bào tăng trưởng theo nguyên tắc mười hai người.
B. Nguyên tắc số mười hai.
1. Đấng Christ bắt đầu với mười hai môn đồ.
2. Mười hai là một con số của sự môn đệ kỷ luật.
3. Ba cách để chúng ta làm cho một nhóm tế bào sinh sản ra thêm.
a. Cách truyền thống. Có nan đề với phương pháp này.
b. Tăng trưởng nhân cấp ở bề ngoài.
. Nguyên tắc của việc tăng trưởng nhân cấp.
. Công việc của mỗi người lãnh đạo nhóm tế bào là biến nhóm tế bào của họ thành một nhóm những người lãnh đạo.
c. Tăng trưởng nhân cấp ở bề trong.
4. Điều chủ yếu trong mỗi trường hợp là người lãnh đạo trở về với nhóm tế bào mẹ (chính) mỗi tuần.
5. Tại sao? Bởi vì các môn đồ của Đấng Christ đã trở lại để tường trình với Ngài trước khi họ được sai ra đi lần nữa.
C. Tiềm năng của nguyên tắc số mười hai.
1. Người triển khai khái niệm này là một Hội thánh ở Bogota, Columbia.
2. Vào tháng 5/1995, họ có 1200 nhóm tế bào.
3. Vào tháng 12/1995, họ có 4000 nhóm tế bào. Vào tháng 12/1996, họ có 10400 nhóm tế bào.
4. Vào tháng 12/1997, họ có 13000 nhóm tế bào.
5. Đây là bí quyết của tăng trưởng cấp nhân nhanh chóng. Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời tăng trưởng cấp nhân. Bạn càng tăng trưởng cấp nhân thì bạn càng có quyền lãnh đạo. Người nào tăng trưởng cấp nhân là người có quyền lãnhđạo.
6. Hãy xin Đức Chúa Trời ban cho bạn khải tượng vượt quá những hoàn cảnh của bạn và xin Chúa bẻ bạn ra như Ngài đã bẻ bánh và cá. Sau đó hãy xin Ngài làm cho bạn thêm nhiều lên như sao trên trời và cát bờ biển.
THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận trong các nhóm nhỏ của bạn:
1. Bạn có khải tượng gì về sự tăng trưởng cho Hội thánh của bạn hoặc nhóm mà bạn đang lãnh đạo?
2. Có những ngăn trở nào trên con đường của bạn trong việc thực hiện hóa khải tượng?
3. Đối với cá nhân bạn thì sự tan vỡ có ý nghĩa gì?
4. Hãy cầu nguyện cho nhau để, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn ít nhất mười hai người trung tín, mà bạn có thể khiến họ trở nên môn đồ của Chúa và huấn luyện họ như những người lãnh đạo sẽ lãnh đạo người khác.
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát ba cách mà chúng ta làm cho các nhóm tế bào tăng trưởng cấp số nhân những điều chúng ta đã học trong bài này và đánh giá các phương cách mà các nhóm tế bào tăng trưởng trong Hội thánh của bạn; sau đó viết vào những hàng phía dưới những nguyên tắc nào Hội thánh bạn đang sử dụng và nguyên tắc nào bạn đáng nên sử dụng. SỰ ĐÁNH GIÁ; NGUYÊN TẮC HIỆN NAY ; NGUYÊN TẮC ĐỀ NGHỊ.
2. Hãy cầu nguyện và liệt kê tên của mười hai tín hữu xung quanh bạn là những người mà bạn muốn khiến họ trở nên môn đồ của Chúa, và muốn thấy họ trở thành những người lãnh đạo:
Hãy viết ra khải tượng của bạn cho nhóm mà bạn đang lãnh đạo.
Phần 5: CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VĨ ĐẠI TRONG HỘI THÁNH
LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đã dạy về mục đích của Hội thánh trong các nhóm tế bào. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong thân thể thuộc linh của Đấng Christ. Chúng tôi cũng đã dạy cách nào để chúng ta chăn bầy tốt thông qua các nhóm tế bào, cách mà chúng ta truyền giảng Tin Lành cho người hư mất bằng cách mời họ đến với các nhóm tế bào, và cách mà chúng ta dấy lên những người lãnh đạo qua các nhóm tế bào.
Trong bài học cuối của chúng ta, chúng ta đã thảo luận về nguyên tắc của số mười hai và sự tăng trưởng cấp nhân. Tôi xin phép nhắc cho các bạn nhớ rằng đa số các nhóm tế bào của chúng ta khởi đầu như là các nhóm gia đình. Khi các nhóm tăng trưởng nhân cấp lên thì các gia đình cũng được gia tăng thêm lên. Đức Chúa Trời là một người quan tâm về gia đình. Theo một ý nghĩa thì Ngài yêu thương các gia đình vô cùng. Trong Thi Tv 127:3, Thánh Kinh chép rằng: “Kìa, con trai là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra…” Các nhóm tế bào khôi phục lại ý thức gia đình trong Hội thánh.
Họ cũng khôi phục lại ý thức trong Hội thánh. Đức Chúa Trời xây dựng Hội thánh của Ngài bằng các gia đình. Trong bài học cuối cùng này, tôi muốn trình bày với bạn mẫu người sẽ trở thành các nhà lãnh đạo vĩ đại trong Hội Thánh. Chúng ta gọi họ là những con trai trong nhà của Đức Chúa Trời.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NHỮNG CON TRAI TRONG NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI (Phi Pl 2:19-23)
A. Các nhà lãnh đạo mà bạn đang tìm kiếm phải là những con trai trong nhà chứ không phải người làm thuê.
1. Một người con trai đầu tư đời sống mình vào trong gia đình, nhưng một người làm thuê thì chỉ kiếm tiền công vào cuối ngày.
2. Bạn không thể xây dựng trên những người làm thuê. Bạn không thể xây dựng một Hội thánh với những người không có khải tượng của người chăn bầy.
B. Bảy nguy cơ bên trong một nhóm tế bào.
1. Hãy cẩn thận huấn luyện những người lãnh đạo nhóm tế bào trong các cuộc tấn công ma quỷ.
2. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai đến dạy trong nhóm tế bào trừ khi có sự đồng ý của mục sư.
3. Đừng bao giờ chu cấp cho họ một diễn đàn để thâu tiền bạc.
4. Cẩn thận không dạy những tà thuyết sai trật trong nhóm tế bào. Đó là lý do mà Mục sư phải soạn bài học cho các nhóm tế bào mỗi tuần.
5. Nếu người lãnh đạo được huấn luyện thì những nguy cơ có thể được giải quyết cách dễ dàng.
6. Nhiều nguy cơ cũng có thể được giải quyết nếu chúng ta có những con trai trong nhà.
III. MƯỜI HAI SỰ KHÁC NHAU VỀ CON TRAI VÀ NGƯỜI LÀM THUÊ
A. Con trai xây nhà, trong khi người làm thuê chỉ phục vụ trong nhà.
1. Con trai thì quan tâm, lo lắng về sự phát triển của gia đình theo đường lối đúng đắn. Nhưng một người làm thuê không có sự gắn bó với gia đình mà họ đang phục vụ.
2. Con trai xem người mới trong Hội thánh như là những chất liệu xây dựng còn những người làm thuê lại cảm thấy thất bại và bất an.
B. Con trai xem lòng cha mình và sự thành công về công việc của cha như là của chính mình (LuLc 16:12).
Con trai thì thừa hưởng, người làm thuê thì chiếm đoạt.
C. Con trai hướng về gia đình, người làm thuê hướng về sự phục vụ hoặc những thành quả đạt được.
1. Con trai sẽ không để những vấn đề phân cách mình trong gia đình.
2. Nhưng người làm thuê chú trọng vào những vấn đề bởi vì nhìn vào đó họ thấy rằng đó là những quyền lợi của mình.
D. Con trai sử dụng ngôn ngữ của gia đình, nhưng người làm thuê sử dụng từ ngữ cá nhân.
1. Khi bạn đang lắng nghe những người lãnh đạo, họ dùng ngôn ngữ nào? Họ nói “chúng ta” và “mình” hay là họ nói “chúng nó” và “họ”?
2. Một người con trai đồng hoá mình với nhu cầu của Hội thánh địa phương, nhưng một người làm thuê luôn luôn nói rằng họ đang làm điều này (ví dụ của Áp-sa-lôm).
E. Con trai kính trọng cương vị trưởng gia và che đậy sự khiếm khuyết của cha họ, nhưngngười làm thuê thì vạch trần lỗi lầm của nhà chủ để đổi lấy lợi ích riêng cho mình.
1. Chúng ta không bao giờ nên che đậy tội lỗi của một người lãnh đạo vì tất cả những người lãnh đạo đều phạm sai lầm. Tuy nhiên, con trai sẽ kính trọng cương vị của cha họ hơn là vui thích vạch trần cho mọi người biết.
2. Khi người cha bị tấn công, con trai bảo vệ cha mình (Thi Tv 127:5)
F. Con trai tôn trọng, nhưng người làm thuê nghi ngờ mạng lệnh.
1. Ở trong nhà, khi người cha đặt một người nào đó ở trên tôi, cách mà tôi đáp ứng lại với người đó nói cho tôi biết tôi là ai.
2. Cuộc thử nghiệm phân biệt được người làm thuê với con trai ra là tôi có thể đầu phục một người nào đó mà riêng bản thân tôi không thích.
G. Con trai muốn chia sẻ cuộc sống của họ với người cha qua thế hệ thứ ba.
Đối với một người con, khải tượng là điều quan trọng trước tiên.
H. Con trai sản sinh người mới cho gia đình của cha, người làm thuê sinh người mới cho chính họ.
1. Khi người mới đến Hội thánh, người làm thuê muốn lôi kéo người mới theo họ (CôngCv 20:20).
2. Nhưng con trai thật sẽ sinh con cho cha của nhà mình.
• Con trai chú trọng vào hạnh phúc của mọi người, người làm thuê chú trọng vào hình thức bên ngoài .
• Một người con được an ninh trong tình yêu của người cha.
• Một người con không quan tâm về việc gây ấn tượng với cha nó bằng hình thức bên ngoài.
• Nếu một người không phải là con người ấy, sẽ phổi phồng con số vì người ấy không an ninh trong tình yêu của người cha.
J. Con trai chia sẻ tâm tình thầm kín của họ, nhưng người làm thuê chỉ nói với bạn điều gì mà họ muốn bạn biết thôi.
K. Con trai được an ninh và có thể chịu sự sửa sai, kỷ luật và thay đổi, nhưng người làm thuê thì đổ lỗi lầm trên người khác (HeDt 12:7).
1. Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta như con trai.
2. Người làm thuê không thể chịu sửa phạt. Luôn luôn coi đó là lỗi lầm của người khác. Họ không được an ninh bởi vì họ luôn sợ bị loại bỏ.
3. Hãy nhớ rằng sửa phạt không phải là bị loại bỏ.
4. Đó không phải là điều mà bạn làm cho con trai của bạn.
5. Là cái gì đó mà bạn làm cho con trai của bạn.
6. Cách để bạn biết rằng họ là con trai hoặc người làm thuê, sau khi họ bị sửa phạt họ còn ở với bạn không?
7. Người làm thuê nhận sự tôn trọng từ những ân tứ của họ. Họ thấy rất khó để cho ngườikhác thử thách hoặc mài dũa những ân tứ của họ.
L. Con trai có đôi chân non nớt, nhưng người làm thuê bước vào nhà với đôi chân đã sành sỏi .
1. Người làm thuê biết tất cả. Bạn không thể nói thêm với họ điều gì. Họ ở đó để nói thêm với bạn. Họ không sẵn sàng học hỏi chút nào cả.
2. Nhưng con trai muốn học. Họ muốn làm mọi sự đúng đắn. Họ muốn có tâm thần bươn đến sự tuyệt hảo. Đây là những người mà Đức Chúa Trời có thể xây dựng Hội thánh trên họ. Khi Đức Chúa Trời xây dựng Hội thánh trên những con trai của Ngài, Hội thánh sẽ trường tồn. Đây là điều mà chúng ta muốn nói đến qua những người lãnh đạo nhóm tế bào. Nếu người làm thuê muốn ra đi, hãy để cho họ ra đi. Bạn không thể xây dựng Hội thánh trên những người làm thuê. Con trai sẽ ở với bạn.
III. CHÚA JÊSUS NHƯ CON TRAI ĐẦU LÒNG VÀ QUẢN TRỊ NHÀ CHÚA (HeDt3:6)
A. Đấng Christ và Cha.
1. Lạy Cha, nếu Cha muốn xin cất chén này khỏi con. Dầu vậy, xin ý Cha được nên chứ không theo ý con.
2. Bất cứ người nào ở trong quyền lãnh đạo Hội thánh của bạn, phải là một người con trai trong nhà.
B. Mục sư và Hội thánh.
1. Một số Hội thánh do ban chấp hành cai trị. Mục sư phải chịu phục quyền điều khiển của vài nhóm trong Hội thánh, và vì thế mà mục sư không thể chuyển Hội thánh theo những phương hướng mới. Mục sư không phải là cha trong nhà, mà ban chấp hành Hội thánh là cha. Điều này không thể hoạt động được. Đức Chúa Trời lãnh đạo Hội thánh chỉ với một người.
2. Là Mục sư, bạn cần phải leo lên núi của Đức Chúa Trời (thí dụ của Môi-se).
3. Là Mục sư, bạn phải kiêng ăn cầu nguyện, và để Đức Chúa Trời bày tỏ cho bạn gương mẫu của Hội thánh thời Tân Ước.
4. Câu chuyện của Tiến sĩ Yongi Choi
KẾT LUẬN
Hỡi các Mục sư hãy tìm con trai trong Hội thánh. Họ là các chất liệu xây dựng của Hội thánh. Bắt đầu nhóm lại với những người đó. Bổ nhiệm (trao nhiệm vụ) cho họ như là những người lãnh đạo nhóm tế bào. Soạn bài học nhóm tế bào mỗi tuần cho họ. Hãy thay đổi các thể thức mỗi tuần cho họ. Khi có thêm người mới vào các nhóm, hãy chuẩn bị tinh thần cho các nhóm để nhân rộng ra theo cấp số nhân.
THẢO LUẬN NHÓM
Dùng những nguyên tắc đã học trong bài học này để nhận biết bạn là ai trong nhóm Hội thánh mà bạn đang ở. Bạn là một người cha, con, hay người làm thuê?
Dùng những nguyên tắc tương tự để khảo sát những người ở xung quanh bạn như là các tín hữu. Họ có bày tỏ đặc tính của con trai hay những người làm thuê? Thảo luận những cách khác nhau mà bạn có thể đưa nhiều con trai, con gái đến với nhóm của bạn. Cầu nguyện cho nhau rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn con trai và con gái trong chức vụ của bạn.
TỰ NGHIÊN CỨU
Viết ra bài học Kinh Thánh hằng tuần khoảng một trang cho các nhóm tế bào của bạn, và chia sẻ điều này với người lãnh đạo của bạn. Điều này có thể được triển khai từ một đoạn trong Kinh Thánh, một chuỗi những sứ điệp từ Hội thánh của bạn hay một đề tài trong hiện tại.
bottom of page