top of page
Hung Tran
Jul 17, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Reinhard Bonnke)
Hàng triệu người đã được cứu, được giải phóng, và được chữa lành qua chức vụ của Bonnke. Đi theo những bài giảng Phúc-âm là Chúa cho cặp theo các dấu kỳ, phép lạ. Hãy học biết những bí quyết của việc truyền giảng từ một trong những mục vụ có kết quả nhất trên thế giới ngày nay.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
C4.1 Những Nhà Truyền Giảng Nóng Cháy.
C4.2 Đại Mệnh Lệnh.
C4.3 Quyền Năng Của Thánh Linh.
C4.4 Tầm Quan Trọng Của Đại Mạng Lệnh.
C4.5 Lửa Thánh Linh.
Phần 1: ĐẠI MẠNG LỆNH
LỜI GIỚI THIỆU
Bí quyết của việc rao giảng Phúc-âm cho thế giới là lửa của Đức Thánh Linh. Đây là những gì đã làm thay đổi những môn đồ vô tín trở thành những tín hữu đi khắp mọi nơi rao giảng Lời Chúa với các dấu kỳ và phép lạ.
DÀN Ý BÀI HỌC
Đọc Mac Mc 16:9-15, 20.
“9. Vả, Đức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhất trong tuần lễ, thì trước hết hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len, là người mà Ngài đã trừ cho khỏi bảy quỉ dữ. 10. Người đi đem tin cho những kẻ theo Ngài khi trước, và nay đang tang chế khóc lóc. 11. Nhưng các người ấy vừa nghe nói Ngài sống, và người từng thấy Ngài, thì không tin. 12. Kế đó, Đức Chúa Jêsus lấy hình khác hiện ra cho hai người trong bọn môn đồ đang đi đường về nhà quê. 13. Hai người nầy đi báo tin cho các môn đồ khác, nhưng ai nấy cũng không tin. 14. Sau nữa, Ngài hiện ra cho mười một sứ đồ đang khi ngồi ăn, mà quở trách về sự không tin và lòng cứng cỏi, vì chẳng tin những kẻ từng thấy Ngài đã sống lại. 15. Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.”
“20. Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững dạ.”
I. CÁC MÔN ĐỒ VÔ TÍN ĐƯỢC THỨC TỈNH.16:9-14
Chúa Jêsus hiện ra cho Ma-ri Ma-đơ-len- Chúa Jêsus hiện ra cho 2 người nữa.
- Chúa Jêsus hiện ra cho 11 người (không ai tin). 16:15
Đại Mạng Lệnh được ban ra 16:20 - Họ đi giảng đạo khắp mọi nơi với những dấu lạ cặp theo. Ba lần - các môn đồ không tin. Có sự vô tín - sự cứng lòng. Nhưng chính những môn đồ ấy đã kinh nghiệm được một điều gì đó lớn lao(16:15). Có phải Chúa Jêsus đã phó thác việc rao giảng Phúc-âm cho những người vô tín?
Điều gì đã xảy ra giữa 16:14 và 16:20? Đại mạng lệnh được ứng nghiệm bởi một bí quyết lớn lao. Sự tuôn đổ Đức Thánh Linh. Họ đã đi ra giảng đạo khắp mọi nơi (16:20).
II. CÁC MÔN ĐỒ TRỞ THÀNH NHÀ TRUYỀN GIÁO MANG DẤU ẤN CỦA LỬA.16:14, 15, 20; Cong Cv 2:1-4.
Điều gì xảy ra giữa các câu 14 và 20. Sứ mạng bất khả thi trở thành sứ mạng được hoàn thành.
A. Bí mật: Lễ Ngũ Tuần (2:1-4).
B. Họ đi ra: Hành động (Mac Mc 16:20). Chờ đợi Chúa hoặc ra đi. Chờ đợi Chúa là một ý niệm thuộc Cựu Ước (các môn đồ đã chờ đợi trong thành Giê-ru-sa-lem trong thời điểm cuối cùng, cho đến khi họ được ban quyền phép từ trên cao).
Ngày nay Đức Chúa Trời chờ đợi chúng ta ra đi, tiến tới. Rao giảng Phúc-âm trong quyền năng của Đức Thánh Linh (Cong Cv2:1-4) Lưỡi bằng lửa rời rạc từng cái một, đậu trên mỗi người trong bọn mình (một lưỡi lửa trên mỗi đầu người) (2:3) Lưỡi lửa nhỏ rời rạc (từ ngữ Hy-lạp). Việc gì xảy ra nếu như một khối lửa lớn đổ trên Giê-ru-sa-lem (2:3).
Đức Chúa Trời có một kế hoạch và mục đích đời đời khi Ngài ban cho Đức Thánh Linh. Phải chăng mục đích là để có một cuộc họp mặt thân mật với Đức Thánh Linh? Câu trả lời là không. Phải chăng mục đích để là để thông công? Cũng không.
C. Mục đích đặc biệt của Đức Chúa Trời khi ban lửa Thánh Linh là:
Để hoàn tất Đại Mạng Lệnh trên toàn cầu. Trở thành những nhà máy năng lượng nhỏ, có thể di chuyển được để:
a. Trang bị cho con đường đi.
b. Lửa đi theo cùng chúng ta. Ví dụ: Phi-e-rơ - “Ta chẳng có vàng có bạc chi hết, song điều ta có thì ta cho ngươi.” Lời của Đức Chúa Trời là quyền năng để cứu mọi kẻ tin.
III. HÃY ĐI RA VÀ RAO GIẢNG PHÚC-ÂM.
A. Mục đích của Phúc-âm (Mat Mt 16:15-20)
- Cứu người:
. Trừ trở thành cộng.
. Âm trở thành dương.
. Nô lệ trở nên tự do.
. Bệnh tật trở nên mạnh mẽ.
. Địa ngục trở nên thiên đàng.
Đây là những mục đích của đồi Gô-gô-tha. Đặc quyền rao giảng Phúc-âm.
B. Kinh nghiệm cá nhân của Reinhard Bornnkie:
Quyết định rao giảng Phúc-âm. Chúa Jêsus làm cho việc rao giảng Phúc-âm trở nên khả thi. Hãy khởi xướng. Đừng chờ đợi Đức Chúa Trời. Chúa sẽ đi cùng với bạn để đóng ấn lời Ngài với các dấu lạ cặp theo.
TÓM TẮT
- Những môn đồ không có khả năng.
- Ít học hoặc thất học.
- Không có tiền bạc của cải.
- Không bao giờ đi xa quá 100 dặm.
- Những ngư phủ bình thường.
- Đầy dẫy sự vô tín. Cứng lòng.
- Đầy sự không ra gì.
Chúa Jêsus giao cho họ trách nhiệm thực thi Đại Mạng Lịnh Ngài ban cho khả năng bằng quyền phép Thánh Linh.
Ví dụ: Cá thích nghi với nhiệt độ của nước. Cơ-đốc nhân cũng giống như vậy. Chúng ta không thích nghi với nhiệt độ của thế gian theo truyền hình, báo chí, chính trị, dư luận quần chúng, v.v.. Chúng ta thay đổi nhiệt độ để trở nên nóng cháy. Hãy bùng cháy vì Chúa Jêsus! Lửa của Đức Thánh Linh là bí quyết để rao giảng Phúc-âm cho toàn thế giới cách hiệu quả.
• Không phải là kỹ thuật.
• Không phải là dối gạt.
Đức Chúa Trời có chìa khóa để mở mọi cánh cửa. Những gì Đức Chúa Trời mở thì không ai có thể đóng được, ngay cả ma quỷ.
THẢO LUẬN NHÓM
Làm thế nào mà sự vô tín và nghi ngờ phổ biến như thế lại có thể ở trong lòng của nhữngngười đã bước đi, sống và phục vụ cùng với Chúa Jêsus trong ba năm?
Đức Chúa Trời có thể dùng một người nào đó khi họ ở trong tình trạng như thế không?
Trong những hoàn cảnh nào chúng ta phải chờ đợi Chúa?
Khi chúng ta bước đi bởi đức tin, chúng ta có đi trước Đức Chúa Trời không?
Tại sao lửa của Đức Thánh Linh làm cho “sứ mạng bất khả” giờ đây trở thành “sứ mạng được hoàn tất”. Phải chăng sự cứu rỗi và đức tin không đủ để đi ra rao giảng?
TỰ NGHIÊN CỨU
Nguyên nhân của sự vô tín của các môn đồ là gì?
Giữa Mac Mc 16:15 và 16:20 các môn đồ đã kinh nghiệm được điều gì? Đối với Đại Mạng Lệnh chúng ta phải chờ đợi Chúa hay là chúng ta phải đi trước? Nếu bạn phải bước ra, và đi tới thì làm thế nào bạn biết được mình đang ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời?
Nơi nào trong Kinh Thánh nhắc đi nhắc lại rằng chúng ta phải chờ đợi Chúa?
Phần 2: LÀM THẾ NÀO BẠN CÓ THỂ KHIẾN MÌNH SẴN SÀNG CHO QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH
LỜI GIỚI THIỆU
Tôi có một ước ao nóng cháy là được thấy thế hệ của chúng ta được chinh phục cho Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời đã phán rằng: “Trong những ngày cuối là Ta sẽ đổ thần Ta trên mọi loài xác thịt”.
Bạn và tôi đang tham dự vào kế hoạch của Đức Chúa Trời để cứu thế giới này, cứu thế thệ chúng ta khỏi sự hủy diệt hoàn toàn. Chúng ta đã thấy quyền lực của Sa-tan đã hoàn toàn trói buộc thế giới này như thế nào, nhưng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh và việc rao giảng Phúc-âm của Chúa Cứu Thế Jêsus mà xiềng xích của Sa-tan bị đứt tung.
Phúc-âm của Chúa Jêsus là quyền năngcứu rỗi của Đức Chúa Trời. Việc sáng tạo thế giới này không làm Đức Chúa Trời mất mát gì cả, nhưng sự sáng tạo của Phúc-âm khiến Ngài phải trả giá mọi sự. Giá phải trả chính là Con độc sanh của Ngài.
DÀN Ý BÀI HỌC
Xem Mac Mc 16:15 “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.”
và LuLc 17:5, 6 “5 Các sứ đồ thưa Chúa rằng: Xin thêm đức tin cho chúng tôi! 6 Chúa đáp rằng: Nếu các ngươi có đức tin trộng bằng hột cải, các ngươi khiến cây dâu nầy rằng: Hãy nhổ đi mà trồng dưới biển, thì nó sẽ vâng lời.”
I. KÍCH THƯỚC CỦA ĐỨC TIN
Các sứ đồ đã cầu xin Chúa Jêsus gia tăng đức tin của họ. Nhưng trong đoạn Kinh Thánh này không có điều gì đề cập đến việc Chúa Jêsus đã gia tăng đức tin của họ. Ngài chỉ đơn thuần đáp lời bằng câu chuyện ngụ ngôn về hạt cải, bày tỏ rằng thoạt đầu đức tin rất nhỏ và sau đó sẽ tăng trưởng.
Chúa Jêsus giải thích rằng đức tin không phải là vấn đề thuộc về kích thước mà là thời gian. Nhưng dầu vậy Kinh Thánh nói về:
A. Lượng đức tin (RoRm 12:6).
Đức tin của chúng ta phải tương xứng với yêu cầu được đặt trên nó. Dời đi những núi của sự vô tín và kéo đổ những núi mà Sa-tan đã tạo ra (Mat Mt 17:20)
B. Ngụ ngôn về hạt cải.
Đức tin giống như cầu chì. Quyền năng đầy đủ của Đức Chúa Trời sẽ tuôn đổ qua bạn. Đức tin của chúng ta chỉ là cầu chì dẫn điện để quyền năng của Đức Chúa Trời có thể tuôn chảy và trong chúng ta và qua chúng ta. Điện trở càng cao, sự vâng lời càng thấp. Và điện trở càng thấp, sự vâng phục với Lời Đức Chúa Trời càng cao.
Đức tin của chúng ta là cầu chì, khi quyền năng của Đức Chúa Trời đến chúng ta sẽ chuyển giao nó cho một thế giới hư mất và đang chết.
C. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời.
Trong Cựu Ước, các tiên tri đã nói: “Vì Chúa phán rằng” Trong Tân Ước, Chúa Jêsus không bao giờ nói: “Vì Chúa phán rằng” nhưng thay vì vậy Ngài nói “Quả thật, quả thật ta nói cùng các ngươi” tại sao? Bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời và các tiên tri thời Cựu Ước đã trích dẫn.
• Chúa Jêsus là Lời của Đức Chúa Trời, lời thành văn đem đến lời sự sống.
• Dòng điện của Đức Chúa Trời.
• Chúng ta không tin bằng trí óc của chúng ta, bởi vì trí óc là chiếc hộp hoài nghi. Chúng ta tin bằng tấm lòng bởi vì tấm lòng của chúng ta là chiếc hộp đức tin (Rô-ma10: 9,10). Tâm trí của chúng ta đặt các câu hỏi nhưng lòng chúng ta tin.
II. NGUỒN CỦA ĐỨC TIN
Đức tin của chúng ta chỉ là chiếc cầu chì, chúng ta không tạo ra quyền năng. Chúng ta không phải là những máy phát điện, mà chỉ là những chiếc cầu chì. Chúng ta không bao giờ là nguồn điện, chúng ta luôn luôn là những kênh dẫn.
A. Cầu nguyện không tạo ra quyền năng.
Chúng ta nhận quyền năng từ Ngài. Chúng ta đọc trong GiGa 1:16 “Vả,bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm ơn.” (NKJV)
- Trạm phát điện đôi (quyền năng) của Đức Chúa Trời .
- Đồi Gô-gô-tha.
- Sự Phục Sinh của Đấng Christ.
Đây là những máy phát điện đôi. Lời Đức Chúa Trời là đường dây quyền năng và đức tin của chúng ta là cầu chì. Khi hai điều này kết hợp lại với nhau, một điều gì đó kỳ diệu xảy ra. Vấn đề chính là chúng ta không chỉ bậc công tắc lên, nhưng chúng ta phải luôn nối chặt với nguồn điện.
B. Chúa Jêsus đứng vào chỗ sứt mẻ (Exe Ed 22:30).
1. Từ khi Ê-xê-chi-ên viết câu này, Đức Chúa Trời đã tìm thấy một người.
2. Chúa Jêsus là người mà Đức Chúa Trời đã tìm thấy. Chính Chúa Jêsus đã dang tay Ngài ra trên thập tự giá. Chính Ngài đã nối lại khoảng trống phân cách.
3. Ngón tay của Đức Chúa Trời. Hiện giờ Đức Thánh Linh đang chạm vào lòng bạn. Tại sao Ngài làm như thế? Ngài đang tìm kiếm những người nam, người nữ, thanh niên nam nữ là những người sẵn sàng tham gia vào kế hoạch và mục đích đời đời của Ngài .
4 . Sự kêu gọi Ê-sai rao giảng (EsIs 6:1-13)
a. Ê-sai không được Đức Chúa Trời trực tiếp kêu gọi.
b. Ê-sai đang cầu nguyện và ông nghe lõm được câu chuyện trên thiêng đàng giữa một thân vị trong Ba Ngôi. Ê-sai dọn mình sẵn sàng để Đức Chúa Trời sử dụng ông.
THẢO LUẬN NHÓM
Làm thế nào để chúng ta có thể cứ luôn nối với nguồn đức tin của chúng ta mỗi ngày. Kích thước đức tin của chúng ta phải bằng cỡ nào trước khi chúng ta mong đợi tiếp nhận quyền năng từ Đức Chúa Trời như thế nào?
Reinhard Bonnke nói: “Lời cầu nguyện không phát ra quyền năng”; vậy quyền năng của tín đồ đến từ đâu?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Lượng đức tin được đề cập đến trong RoRm 12:6 là gì?
2. Tại sao khi Chúa Jêsus phán, Ngài không nói rằng “Vì Chúa phán rằng” như các tiên tri trong Cựu Ước! Bởi vì Ngài chính là Đức Chúa Trời được trích dẫn trong Cựu Ước.
3. Hãy viết ra cảm tưởng của riêng bạn về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống bạn khi bạn suy gẫm về sứ điệp này, và chuẩn bị một kế hoạch hành động để khiến bạn trở thành một kênh dẫn quyền năng của Đức Chúa Trời trong thế hệ của bạn.
Phần 3: SỰ CHÍNH TRỰC CẦN CÓ ĐỂ MANG LẤY SỰ XỨC DẦU CỦA ĐỨC THÁNH LINH
LỜI GIỚI THIỆU
Sự chính trực là tuyệt đối cần thiết nếu chúng ta muốn mang lấy sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Nếu chúng ta muốn nhận được sự truyền đạt từ Đức Thánh Linh, chúng phải sửa soạn chính mình thật chu đáo để trở nên những đầy tớ trọn vẹn cho Đức Chúa Trời .
DÀN Ý BÀI HỌC
I. SỰ HẦU VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI CÁCH TRỌN VẸN THEO QUAN ĐIỂM THIÊN ĐÀNG.
Sứ điệp của chúng ta tập trung quanh một sự kiện xảy ra trên thiên đàng đã được tiên tri trẻ tuổi Ê-sai nhìn thấy. Ê-sai đã được phép nhìn thấy những gì xảy ra quanh ngai của Đức Chúa Trời. Ông đã quan sát các Sê-ra-phin (các thiên sứ hầu việc quanh ngai của Đức Chúa Trời Chí Cao) quanh ngai của Đức Chúa Trời. Không có điều gì bất khiết hoặc dơ bẩn được phép đến gần chỗ của mọi uy quyền.
Một chi tiết rất lạ lùng về các Sê-ra-phin là mỗi Sê-ra-phin có ba đôi cánh (sáu cánh tất cả) (EsIs 6:1-3).
- Với hai cánh che mặt, nói lên sự khiêm nhường.
- Với hai cánh che chân, nói lên sự thánh khiết .
- Với hai cánh để bay, nói lên sự thờ phượng và ngợi khen.
A. Với hai cánh Sê-ra-phin che mặt.
1. Tại sao Sê-ra-phin phải che mặt bằng đôi cánh? Họ biết rằng người trai trẻ Ê-sai đang nhìn họ. Họ không muốn làm cho Ê-sai xao lãng khỏi khải tượng chính, đó là Đức Chúa Trời đang ngự trên ngôi Ngài.
• Điều này nói lên sự khiêm nhường bởi vì các Sê-ra-phin không muốn làm che khuất ĐứcChúa Trời.
2. Chúa Jêsus là tiêu điểm của mọi tôi tớ Đức Chúa Trời.
•Ngài là nguồn của mọi phép lạ.
• Ngài là chủ thể của mọi phép lạ.
• Ngài là thực chất của mọi phép lạ.
• Ánh sáng từ thập tự giá không phải là ánh đèn quảng cáo cho bất cứ nhà truyền đạo nào.
• Chúa Jêsus không chết để ban cho các vị mục sư và các nhà truyền giáo một nghề nghiệp. Chúa Jêsus chết để tìm và cứu những người bị hư mất.
3. Nếu chúng ta muốn hầu việc Đức Chúa Trời cách trọn vẹn, chúng ta phải học che giấu mặt của mình và luôn luôn chỉ về Chúa Jêsus. Chính sự kiêu ngạo làm cho có mùi hôi tanh.
B. Với hai cánh Sê-ra-phin che chân .
Điều này có ý nghĩa tượng trưng cho sự thánh khiết. Nói lên sự cần thiết để bước đi trong sự thánh khiết trước mặt Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh, bàn chân nhơ bẩn là biểu tượng cho công việc cẩu thả (52:11). Kinh Thánh nói lên thứ bậc trang phục của các thầy tế lễ thời Cựu Ước. Áo lót nói đến đời sống thánh khiết và sống trong sạch trước mặt Đức Chúa Trời. Sự thông dâm và mọi ham muốn tội lỗi không phải là lối sống của con cái Đức ChúaTrời. Chúng ta phải có quyết định mới là hằng ngày mặc vào áo lót và sống cuộc đời thánh khiết. Sự bảo vệ tốt nhất để giữ được sự trong sạch và thánh khiết là tẩy thanh tâm trí của chúng ta mỗi ngày bằng Lời của Đức Chúa Trời. Đây là sự phòng tiêm ngừa miễn nhiễm chống lại sự lây nhiễm thuộc linh ở trên đất (Thi Tv 119:11)
C. Với hai cánh Sê-ra-phin dùng để bay.
Kinh Thánh nói rằng các Sê-ra-phin vừa bay vừa thờ phượng Đức Chúa Trời và hát “Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sựvinh hiển của Ngài.” KhKh 4:8, nói rằng các Sê-ra-phin ngày đêm không ngớt thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời, và các nền cửa rúng động vì tiếng của họ. Đỉnh cao của sự ngợi khen và hình thức thờ phượng cao cả hơn hết luôn luôn nối kết với sự vinh hiển và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải có cái nhìn rõ ràng về ngai của Chúa để cùng thờ phượng với các Sê-ra-phin.
II . SỰ HẦU VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI CÁCH TRỌN VẸN THEO QUAN ĐIỂM TRẦN GIAN HAY THEO CON NGƯỜI.
A. Chúng ta sẽ tập trung xem xét quan điểm này qua cuôc đời của Sa-mu-ên là tiên tri và là quan xét của dân Y-sơ-ra-ên (I Sa1Sm 12:1-3).
Sa-mu-ên đã đoán xét mọi người và bây giờ họ phải đoán xét ông. Tất cả đã xét ông là vô tội (12:4). Sa-mu-ên là một tấm gương chân thật để noi theo. Nếu có một ngày bạn muốn đặt các câu hỏi cho Sa-mu-ên, bạn phải lưu ý rằng những gì khởi đầu có ý nghĩa quan trọng vào lúc kết thúc.
B. Sự tiến cử của con người không đủ tốt cho Sa-mu-ên. Ông cần sự tiến cử của Đức Chúa Trời (12:18). Đức Chúa Trời đã làm sấm sét để chứng thực cho sự chính trực của Sa-mu-ên. Đây là một ví dụ trên đất về sự hầu việc trọn vẹn.
C. Hình ảnh về sự xức dầu dư dật (Thi Tv 133:1, 2)
Chúng ta được xức bằng dầu của Đức Thánh Linh đổ trên chúng ta và nhỏ giọt xuống để ghi dấu bước chân của chúng ta. Ký ức về sự chính trực của một người nam hoặc người nữ của Đức Chúa Trời có giá trị hơn một đài tưởng niệm bằng cẩm thạch. Bởi dòng huyết thanh sạch của Chúa Jêsus khiến cho con người có thể giao thông với Đức Chúa Trời (IGi1Ga 1:7). Huyết Chúa Jêsus tẩy sạch chúng ta, và Đức Thánh Linh liên kết chúng ta lại. Chúng ta biết Phúc-âm là trong sạch nhưng Đức Chúa Trời cần những ống dẫn thông suốt để truyền dẫn Phúc-âm thuần khiết.
THẢO LUẬN NHÓM
Lập một nhóm nhỏ gồm ba hoặc bốn người để thảo luận bài học. Qua thái độ của các thiên sứ ở quanh ngai Đức Chúa Trời, chúng ta cũng cần phải có thái độ nào khi bước đi với Đức Chúa Trời?
Áo lót được đề cập trong Cựu Ước (XuXh 28:42, 43) có ý nghĩa gì đối với chúng ta là những người đang sống dưới giao ước mới? Thảo luận những ý nghĩa có thể có cho câu nói sau đây:“Bạn phải lưu ý rằng những gì khởi đầu có ý nghĩa rất quan trọng vào lúc chung kết”. Câu này áp dụng cho cuộc đời của Sa-mu-ên như thế nào? (ISa1Sm 12: 1-4, 18)
TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu EsIs 6:1-9 và trả lời các câu hỏi sau đây: Sê-ra-phin có sáu cánh.
1. Hai cánh che nói lên. Hai cánh che nói lên . Hai cánh dùng để nói lên.
2. Khải tượng này có ảnh hưởng gì trên Ê-sai để chuẩn bị cho ông hầu việc ĐứcChúa Trời. (EsIs 6:5).(6:5).(6:6, 7).
3. Kết quả của điều này trong cuộc đời của Ê-sai là gì? (6:8, 9)
Phần 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠI MẠNG LỊNH
LỜI GIỚI THIỆU
Đức Chúa Trời đã ban vinh dự cho chúng ta bằng đặc quyền truyền giảng Phúc-âm. Ngài ban cho chúng ta những giới hạn rộng rãi để hoạt động. Ngài trang bị đầy đủ cho chúng ta bằng quyền năng của Ngài để hoàn thành công việc trong năng suất tối đa của một Cơ-đốc nhân. Chúng ta phải chọn lựa làm trọn sự kêu gọi này hoặc chỉ đắm mình trong khả năng tự phục vụ mình như là một Cơ-đốc nhân tối thiểu là tùy nơi chúng ta.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. TẦM THƯỚC TRỌN VẸN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.” (Mac Mc 16:15)
Lưu ý: “Khắp thế gian” - “mọi người”Chúng ta hãy nói kết câu này với Gios Gs 1:4.
Tại đây chúng ta được ban cho địa phận của Đất hứa, “trải dài cho đến sông Ơ-phơ-rát.” Đây là lời hứa có tính uyển chuyển của Đức Chúa Trời. Mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đều có sự tối đa và sự tối thiểu.
1. Ai là những Cơ-đốc nhân tối thiểu?
Họ là những người thỏa mản với cái ít ỏi. Một tiếng Ha-lê-lu-gia có thể khiến họ thoả mãn đến sáu tháng.
2. Ai là những Cơ-đốc nhân tối đa?
Họ là những người đói khát. Họ không thỏa mản với cái ít ỏi. Họ đẩy lời hứa của Đức Chúa Trời đến chỗ tối đa của nó. Cái tối thiểu của Đức Chúa Trời dành cho một mục sư tin cậy nơi Ngài là có được một Hội thánh nhỏ; nhưng cái tối đa của Ngài dành cho một mục sư tin cậy nơi Ngài là truyền giảng Phúc Âm cho toàn thành phố. “Vì sự nhận biết vinh quang Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp đất như nước đầy tràn biển.”(HaKb 2:14). Nước đầy tràn biển như thế nào? Nước đầy tràn biển một cách hoàn toàn có nghĩa là không còn một chỗ khô nào dưới đáy biển. Không có đất nước nào còn khô ráo. Nương trên lời hứa và tiếp tục tràn ra.
II . SỨC MẠNH TRỌN VẸN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Gia Gc 1:17)
Giải thích về “bóng của sự biến cải” Đức Chúa Trời của chúng ta không hiện ra vào buổi sáng rồi lặn vào buổi chiều. Ngài đời đời không hề thay đổi trong sức mạnh trọn vẹn của Ngài. Hiện giờ chúng ta không ngồi trong bóng tối nhưng trong ánh sáng rực rỡ của quyền năng Ngài. Ngài ngự ở đỉnh cao của quyền năng. Ngai của muôn ngai hậu thuẫn cho Phúc-âm. Khi chúng ta rao giảng Phúc-âm, Đức Thánh Linh là bàn tay bên trong đôi găng tay đang rao giảng Phúc-âm. Đừng lo lắng về hoàn cảnh. Hoàn cảnh của bạn là Đức Chúa Trời. Đừng chờ cơ hội, hãy tạo ra cơ hội.
III. CHÚNG TA PHẢI DÀNH MỌI NỖ LỰC ĐỂ HOÀN THÀNH ĐẠI MẠNG LỊNH (Mac Mc 16:20).
“Họ đi ra. . . . . .” Đây là chuyển động ly tâm. Nếu bạn tìm kiếm những người đã được cứu, bạn tạo ra các hội nghị, nhưng nếu bạn tìm kiếm những người hư mất, bạn tạo ra các cuộc thập tự chinh.
Charles Spurgeon nói: “Thành trì của kẻ hèn nhát là bục giảng.” Chúng ta cần đi ra trên mọi nẻo đường. Kinh nghiệm của Bonnke về việc ông bắt đầu giảng và người ta được chữa lành như thế nào.
Phúc-âm mà chúng ta rao giảng không phải là Phúc-âm của sự cải cách, cũng không phải là Phúc-âm của sự đổi mới. Nhưng là Phúc-âm của sự tự do và Phúc-âm của sự tái sanh. Hãy đi ra và rao giảng khắp mọi nơi. Phúc-âm không được rao giảng thì không phải là Phúc-âm. Đức Chúa Trời đồng hành với những người ra đi. Hãy đi ra trong Danh Chúa Jêsus.
Chiến xa của Đức Chúa Trời đang chạy. Bạn có thể làm hai điều:
• Bạn tránh đường.
• Bạn leo lên xe. Nếu bạn leo lên xe bạn sẽ chẳng bao giờ đi bộ nữa. Chúng ta hãy cùng tiến lên trong Danh Jêsus và chinh phục thế hệ chúng ta cho Ngài .
THẢO LUẬN NHÓM
Đọc Gios Gs 1:4 và thảo luận.Tại sao Đức Chúa Trời không chỉ thị rõ ràng trong lời hứa của Ngài với Giô-suê là phần nào của sông Ơ-phơ-rát sẽ là biên giới của đất hứa?
Trong Gia Gc 1:7, Đức Chúa Trời được mô tả là không có bóng của sự biến cải hoặc bất cứ sự thay đổi nào. Tại sao biết điều này là quan trọng đối với chúng ta? Cầu nguyện cho nhau để bạn được đầy dẫy Đức Thánh Linh và cho bạn sự dạn dĩ để đi ra làm chứng cho Đấng Christ.
TỰ NGHIÊN CỨU
Bạn áp dụng các câu Kinh Thánh sau đây như thế nào để giúp bạn hoàn thành Đại Mạng Lệnh? Gios Gs 1:4HaKb 2:14Gia Gc 1:17Mac Mc 16:20. Hãy mô tả ý nghĩa của việc trở nên một Cơ-đốc nhân tối đa bằng ngôn từ của chính bạn.
Phần 5: LỬA THÁNH LINH
LỜI GIỚI THIỆU
Huyết phải đến trước lửa. Huyết của sự cứu rỗi đến trước sự đầy dẫy của Đức ThánhLinh. Lửa sẽ giáng xuống một khi đời sống được tẩy sạch. Mac Mc 16:5 nói: “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người .”
Tuy nhiên Mat Mt 3:11 nói rằng “Ta làm phép báp-têm cho các ngươi bằng nước để ăn năn tội. Nhưng Đấng khác đến sau ta Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa.” Giăng báp-tít giới thiệu một Đấng làm phép báp-têm khác. Giăng báp-tít đứng trong dòng sông nước lạnh; nhưng Chúa Jêsus Christ đứng trong dòng sông lửa: lửa của Đức Thánh Linh.
Bởi vì chúng ta đang có Phúc-âm của lửa, chúng ta có Phúc-âm NÓNG ĐỎ. Nếu Phúc-âm không làm tan chảy băng giá của tội lỗi, thì đó không phải là Phúc-âm nguyên thủy của Chúa Jêsus Christ.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. CẦN PHẢI CÓ LỬA.
Đọc Các Quan Xét 15: 4-5. “4 Vậy, Sam-sôn đi bắt ba trăm con chó rừng, cũng lấy những đuốc, rồi cột đuôi mỗi hai con lại, và cột đuốc giữa hai đuôi. 5 Người đốt đuốc, thả chó rừng vào trong lúa mì của dân Phi-li-tin. Như vậy, người đốt lúa mì đã bó cùng lúa mì chưa gặt, và các vườn ô-li-ve.”
Để trả thù cha vợ, Sam-sôn đã bắt 300 con cáo rừng rồi cột đuôi chúng lại với nhau thành từng đôi một, sau đó cột các bó đuốc vào đuôi chúng và thả vào đồng lúa sắp thu hoạch của người đối nghịch ông, vì thế các cánh đồng lúa bị thiêu hủy hoàn toàn.
Chúa Jêsus ghép các môn đồ của Ngài thành từng đôi một rồi đặt lửa uy quyền thiên thượng của Đức Chúa Trời ở trên họ và đưa họ vào các ngôi làng của bóng tối. (LuLc 12:49). Việc này gây tổn thất lớn cho Sa-tan.Thật là vô ích nếu đi ra mà không có lửa của Đức Thánh Linh. Ngài phán “Chẳng phải bởi quyền thế, chẳng bởi năng lực, nhưng bởi Thần Ta.” Đức Thánh Linh không phải là một sự chọn lựa. Nếu chúng ta muốn được hiệu quả cho Chúa, chúng ta phải được đầy dẫy lửa Thánh Linh.
II . MỤC ĐÍCH CỦA LỬA (Cong Cv 1:8)
A. Định nghĩa của Quyền năng.
Từ Hy-lạp là “dunamis”Có nghĩa là quyền năng trong sự chờ đợi và trong sự để dành cho mục đích. Cốt mìn tự nó không là gì cả, tuy nhiên để phát nổ nó cần phải mối vào nuồi lửa. Ví dụ: Để khởi động xe của bạn, trước tiên bạn phải mở khóa để bình điệncung cấp năng lượng cho bộ phận đánh lửa.
Tuy nhiên Đức Thánh Linh hơn hẳn bình điện. Ngài là máy phát chính cho mọi máy phát điện khác. Ví dụ: Hơi nước của xe lửa.
B. Mục đích của Lễ Ngũ Tuần là gì?
Chúng ta không nhận lửa của Đức Thánh Linh chỉ để vui mừng và được phước, nhưng chúng ta phải sử dụng quyền năng đó để đem Lời của Chúa đến các đầu cùng đất. Ưa thích rao truyền Phúc-âm và đem Phúc-âm đến cho những người hư mất là điều tốt. Những điều thuộc về đất sẽ đến rồi qua đi, nhưng vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ trường tồn bất diệt.
Huyết của Chiên Con là thuốc cho cho chúng ta, nhưng là chất độc đối với Sa-tan.
Định nghĩa của thuyết vô thần: Thuyết vô thần là học thuyết phá hoại trí óc. Huyết của Chúa Jêsus giống như xà phòng, nó không có tác dụng trừ khi bạn sử dụng nó. Chúa Jêsus là Đấng ban Đức Thánh Linh với lửa. Ngài là Đấng xức dầu và Đấng làm báp-têm bằng Đức Thánh Linh với lửa. Chúng ta không lấy sự xức dầu của người khác. Trong vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta không phải là những bản sao. Ví dụ: Nếu bạn muốn pha 100 tách trà từ một túi trà, thì sẽ không ai muốn uống tách trà thứ 100 bởi vì nó sẽ không còn màu trà và quá nhạt nhẻo. Chúa Jêsus sẵn lòng ban cho bạn sự xức dầu nguyên thủy. Khi một ai đó đặt tay trên bạn để xức dầu trên bạn, thì đó là sự xức dầu ban đầu của lửa Đức Thánh Linh mà Chúa Jêsus ban cho bạn. Dầu vậy chúng ta vẫn có liên quan với các thánh đồ trong quá khứ.
David Livingston đã trích dẫn trong Blantrye, Malawi: “Chúng tôi là những người lính canh ban đêm, chúng tôi đã rao giảng với kết quả rất ít, nhưng những người sau sẽ đến với nhiều ánh sáng hơn và sẽ có nhiều người đến với sự công bình.”
Chúng ta đang bước đi trên những giọt nước mắt (hạt giống) đã được gieo bởi những thế hệ khác. Chúng ta sẽ gặt hái cách vui mừng mùa màng mà người khác đã gieo trồng. Tương tự như vậy những người khác sẽ gặt những hạt giống mà chúng ta gieo (Giăng 4: 36-38). Chúng ta được nối kết với những người được xức dầu từ các thế hệ trước. Chúng ta mang cùng bó đuốc mà những nguời khác đã mang, đó là Phúc-âm ban đầu. Chúng ta không phải là những bản sao hoặc mô phỏng, vì thế chúng ta có quyền năng ban đầu từ lửa của Thánh Linh.
Ví dụ: Làm thế nào mà Reinhard Bonnke đã nhận sự xức dầu mà trước đây ở trên George Jeffrey. Chúa Jêsus là Đấng đã đào tạo những nhà lãnh đạo vĩ đại trong quá khứ mà Ngài vẫn còn ở đây. Hãy chạy xong cuộc đua vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấynhư đám mây rất lớn.
THẢO LUẬN NHÓM
Sự khác nhau giữa phép báp-têm của Giăng và Báp-têm của Chúa Jêsus là gì?.. Tại sao sự đầy dẫy Đức Thánh Linh không phải là một sự chọn lựa? Tại sao trong bài học Đức Thánh Linh được so sánh với bình điện của xe hơi?
TỰ NGHIÊN CỨU
Giải thích các câu sau đây bằng ngôn từ của chính bạn.
• Huyết phải đến trước lửa.
• Giăng báp-tít đã đứng trên dòng sông nước mát lạnh, Chúa Jêsus đứng trong dòng sông lửa. Tại sao chúng ta cần được đầy dẫy Đức Thánh Linh? So sánh lửa Sam-sôn với chức vụ môn đồ hóa của Chúa Jêsus trong bài học này.
bottom of page