top of page
    ISOM CẤP 4 - Cá Nhân Chứng Đạo
    (Personal Evangelism)

Hung Tran

Jul 8, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Ray Comfort)



Ray Comfort là một mục sư và nhà truyền giáo Cơ-đốc sinh tại Tân Tây Lan New Zealand, sống ở Hoa Kỳ. Ông bắt đầu mục vụ The Way of the Master với nam diễn viên Kirk Cameron, dạy nhà thờ rao giảng hiệu quả hơn thông điệp của Cơ-đốc giáo truyền giáo. Bộ phim truyền hình được phát sóng từ năm 2004 đến năm 2007 với bốn mùa. Ông là tác giả bán chạy nhất của Bí Mật Giữ Kín của Hoả Ngục (Hell’s Best Kept Secret, True and False Conversions) cùng với 80 cuốn sách đã xuất bản khác.


 (Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

D5.1 Bí Mật Hỏa Ngục.

D5.2 Thuyết Vô Thần.

D5.3 Truyền Giảng Theo Kỷ Luật Quân Ðội.

D5.4 Sự Biến Cải Thật Và Giả.

D5.5 Làm Thế Nào Ðể Nóng Cháy Cho Chúa.





 




BÀI 1: TỐT NHẤT LÀ NÊN GIỮ BÍ MẬT CỦA ĐỊA NGỤC


LỜI GIỚI THIỆU


Khi tôi đi vòng quanh thế giới, tôi khiếp sợ mà khám phá ra rằng trên 80% số người quyết định tin nhận Chúa đang quay lưng lại với Ngài. Vào năm 1991, một giáo phái lớn có thể có được 294.000 người quyết định tin nhận Chúa. Họ chỉ có thể tìm thấy 14.000 người trong sự thông công. Nói cách khác, họ không thể giải thích được vì sao 280.000 người còn lại quay lưng lại với Ngài.

Đây là một kết quả truyền giảng hiện đại thông thường. Sau đó tôi đến một điểm cầu nguyện và cũng học được nơi những người vĩ đại mà Đức Chúa Trời đã sử dụng họ trải qua nhiều thế kỷ như Charles Spurgeon, John Wesley và những người khác nữa. Tôi phát hiện ra rằng họ đã sử dụng nguyên tắc mà hoàn toàn bị xao lãng trong việc truyền giảng hiện đại.

Nếu bạn đến với một tội nhân, và nói với người ấy rằng Chúa Jêsus Christ đã chết trên thập tự giá vì cớ người, thì người ấy sẽ cho rằng lời nói của bạn là dồ dại và sỉ nhục (xúc phạm) đối với người đó.

- Dồ dại, vì cớ lời nói của bạn không có ý nghĩa.

- Sỉ nhục (xúc phạm), vì cớ bạn đang ám chỉ người ấy là một tội nhân khi mà người không nghĩ chính mình là người như vậy.

Nhưng nếu bạn theo dấu chân Chúa Jêsus, và dành thì giờ tra xem luật pháp của Chúa, Mười Điều Răn và chỉ cho tội nhân thấy một cách chính xác những việc mà người làm sai, sau đó người ấy biết chắc mình là một tội nhân, thì Tin Lành của Đấng Christ sẽ không là dồ dại và sỉ nhục (xúc phạm). Hơn nữa, Tin Lành sẽ là quyền năng của Đức Chúa Trời đối với sự cứu rỗi.


DÀN Ý BÀI HỌC


• RoRm 3:19 Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời;”


I. LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


II. CHỨC NĂNG CỦA LUẬT PHÁP ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ LÀM CHO TỘI NHÂN NGẬM MIỆNG VÀ NHẬN BIẾT TỘI LỖI CỦA MÌNH TRƯỚC MẶT ĐỨC CHÚA TRỜI (3:20).


- Luật pháp của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết tội lỗi là gì (7:7).

- Luật pháp thực hiện vai trò của một người thầy giáo để đem chúng ta đến với Đấng Christ (GaGl 3:24).

- Luật pháp không giúp chúng ta, nhưng luật pháp để cho chúng ta cần sự giúp đỡ.

- Luật pháp không bào chữa cho chúng ta, luật pháp chỉ để cho chúng ta nhận biết tội lỗi của mình trước tòa án của Đức Chúa Trời.


III. BI KỊCH CỦA VIỆC TRUYỀN GIẢNG HIỆN ĐẠI


Thay vì dùng luật pháp và quyền hạn của luật pháp để bắt buộc tội nhân đến với Chúa, việc truyền giảng hiện đại phải tìm lý lẽ khác để đem tội nhân về cùng Chúa.

Vấn đề truyền giảng hiện đại đã lựa chọn là vấn đề nâng cao đời sống. Tin Lành đã suy thoái vì (bạn nghĩ rằng): Chúa Jêsus Christ sẽ ban cho bạn sự bình an, niềm vui, tình yêu thương và sự đầy trọn.

Minh họa về hai người nam đang ngồi trên máy bay. Là con cái của Chúa, chúng ta biết rằng sự công nghĩa của Đấng Christ sẽ giải cứu chúng ta khỏi cơn thạnh nộ hầu đến. Nếu chúng ta nương cậy vào Chúa để hành động đúng, chúng ta sẽ tránh khỏi cơn thạnh nộ hầu đến, khi hoạn nạn xảy đến, chúng ta sẽ không tức giận Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chắn chắn được vui mừng và bình an.

Hoạn nạn đó sẽ đưa chúng ta đến gần Chúa hơn. Đáng buồn là chúng ta có một số đông tín hữu đã mất đi niềm vui, sự bình an của họ khi gặp hoạn nạn.

Tại sao? Bởi vì đó là kết quả của việc truyền giảng hiện đại. Không cần gì phải chữa trị, khi bạn không tin thì bạn đã bị bệnh. Luật pháp cho biết rằng bạn có một chứng bệnh vì thế bạn có thể tiếp nhận Tin Lành. Việc truyền giảng trong Kinh Thánh thì luôn luôn là luật pháp cho kẻ kiêu ngạo, và ân điển cho người khiêm nhường.

Bạn sẽ không bao giờ thấy Chúa Jêsus ban Tin Lành, thập tự giá, ân điển của Đức ChúaTrời chúng ta cho kẻ kiêu ngạo, người kiêu căng tự cho mình là đúng. Với luật pháp, Ngài làm tan vỡ những tấm lòng cứng cỏi và với Tin Lành, Ngài chữa lành những tấm lòng tan vỡ.


IV. THÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CỦA CHÚA JÊSUS


A. Ban luật pháp cho kẻ kiêu ngạo (LuLc 10:25).

Một thầy dạy luật nào đó đứng dậy và thử Chúa.

a. Chúa Jêsus bắt ông làm theo luật pháp.

b. Thầy dạy luật muốn xưng mình là công bình.

c. Chúa Jêsus nêu cho ông câu chuyện về người Sa-ma-ri nhơn lành.

Câu chuyện này làm cho thầy dạy luật cứng họng (không nói được một lời) vì cớ ông không yêu thương người lân cận như chính mình.

B. Người trai trẻ giàu có (18:18).

Anh ta nói rằng anh ta đã giữ điều răn của Chúa. Chúa Jêsus nêu ra cho anh điều răn thứ nhất để chỉ cho anh thấy thần của anh là tiền bạc mà anh đang có.

C. Ban ân điển cho người khiêm nhường.

- Trường hợp của Ni-cô-đem (GiGa 3:1-36). Ông là một người Do-thái khiêm nhường.

- Trường hợp của Na-tha-na-ên (1:1-51). Ông ta là một người Y-sơ-ra-ên đích thật! Không có dối trá trong lòng ông ta. Luật pháp là thầy giáo để đem họ đến với Đấng Christ.

- Trường hợp của những người Do-thái vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Đây là những người Do-thái tin kính từ mọi dân tộc. ITi1Tm 1:8 cho chúng ta biết mục đích của luật pháp. Kinh Thánh đầy tràn những thí dụ về luật pháp đang thi hành công việc của nó trong việc truyền giảng.

D. Sự tiếp xúc của Chúa Jêsus (4:1-51).

Trước tiên Chúa Jêsus tiếp xúc với người đàn bà này trong lĩnh vực tự nhiên. Kế đến luập pháp của Đức Chúa Trời. Luật pháp chỉ cho thấy tội lỗi trong quan niệm đúng của nó. Điều này dẫn đến sự ăn năn.

Charles Spurgeon nói: “Mãi cho đến khi nào họ run sợ trước luật công nghĩa và thánh thiện thì họ mới tiếp nhận ân điển: Họ sẽ không bao giờ chữa bệnh, trừ phi ban đầu họ tin rằng họ có bệnh.”

Vì thế chính bạn hãy tìm một tội nhân, cũng thử nghiệm và quan sát người đó xem sự việc trên có xảy ra hay không. Chúa Jêsus đưa ra thí dụ tiếp theo điều đó. Nếu một người nào đó đến với bạn, xưng nhận họ là một tội nhân, hãy ban cho họ ân điển. Nhưng hơn thế nữa, có nhiều người sẽ đến với bạn chứng minh họ là người công bình. Đó là lúc mà bạn phải đưa ra cho họ luật pháp. Tôi không bàn về việc giảng đạo nơi lửa địa ngục. Việc giảng đạo nơi lửa địa ngục sẽ tạo ra một trạng thái tinh thần đầy sợ hãi. Nhưng sử dụng luật pháp của Đức Chúa Trời sẽ tạo ra một trạng thái tinh thần đầy nước mắt (đầy sự ăn năn).


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận những lý do khác nhau vì sao có nhiều quyết định trong Hội thánh ngày nay mà chỉ có một vài quyết định trong số đó trở lại với Chúa thật sự.

Chúng ta có thể làm gì để thay đổi khuynh hướng này? Vấn đề nâng cao đời sống khác với việc sử dụng luật pháp của Đức Chúa Trời trong sự dẫn dắt tội nhân đến với Đấng Christ như thế nào?

Thảo luận những sự tiếp xúc khác nhau mà bạn có thể đưa vào việc ban luật pháp cho kẻ kiêu ngạo, tín ngưỡng và tự cho là công bình trước Tin Lành của Chúa. Khi nào bạn có thể biến đổi phương pháp luật lệ thành phương pháp ân điển?


TỰ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu các thí dụ của Chúa trong các sách Phúc-âm cách mà Chúa đã sử dụng những sự tiếp xúc khác nhau trong việc giảng đạo. Đưa ra ba thí dụ trong mỗi thí dụ của Chúa đã sử dụng về luật pháp và ân điển.





 




BÀI 2: THUYẾT VÔ THẦN


LỜI GIỚI THIỆU


Theo tự điển, thuyết vô thần là một tín ngưỡng không có Đức Chúa Trời.

Mussolini: kết luận rằng không có Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã có lần đáp lời cầu nguyện của ông ta sau đó.

Trong RoRm 1:18-20.

Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời ở trên tội nhân vì hai lý do: Điều có thể nhận biết về Đức Chúa Trời phát lộ ra trong họ. Mỗi người trong chúng ta có một lương tâm.

1. Từ lương tâm có nghĩa là: Có sự hiểu biết.

2. Vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ điều đó cho họ qua mọi vật mà Ngài đã dựng nên.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. NGUYÊN LÝ (LÝ THUYẾT) CỦA HỘP COCA COLA


Vì một hộp Coca Cola được làm nên ắt hẳn phải do một người chế tạo ra nó. Nếu nó được thiết kế, ắt hẳn phải có một nhà thiết kế.

Để tin vào điều gì khác thì phải chuyển sang một lĩnh vực tự do tư tưởng. Cũng như để tin vào người nào thiết kế một hộp Coca Cola thì thật là khó, vì vậy nên thật là khó để tôi nhận ra rằng không có Đức Chúa Trời.

* Toàn bộ công cuộc sáng tạo đã chứng minh về thiên tài của bàn tay sáng tạo của Đức Chúa Trời.

Một trong những chỗ tuyệt nhất để xem kỳ tích về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời là ở trong gương. Hãy suy nghĩ làm sao mà một em bé được hình thành trong tử cung. Một người nữ mang thai. Bác sĩ nói rằng cô ta phải ăn nhiều món ăn và uống nhiều sữa.

A. Sữa là gì?

B. Cỏ. Cỏ là gì?

C. Bụi được sắp đặt (bố trí) trước.

D. Con bò nhai cỏ và sữa được tạo thành. Người mẹ uống sữa và làm tăng trưởng em bé.

E. Một quả trứng xuất phát từ đâu? Con gà.

F. Charles Darwin, người mà phát minh thuyết tiến hoá nói “Giả sử rằng con mắt có thể được hình thành bởi sự chọn lọc tự nhiên, thì dường như, tôi tự do nói rằng vô lý lên đến mức độ cao nhất.” thì dường như tôi nhận thấy rằng điều này thật là vô lý.

G. Nếu con người thừa nhận rằng Đức Chúa Trời hiện hữu, thì họ đang thừa nhận rằng họ tin cậy vào Ngài một cách tuyệt đối.

H. Người tin theo thuyết vô thần không thể thấy Đức Chúa Trời cũng một thể ấy một kẻ trộm không thể thấy cảnh sát.


II. CHỨNG CỚ VỀ SỰ HIỆN HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


A. Khi bạn nhìn một tòa nhà, làm sao bạn biết được có một người xây dựng?

Toà nhà này là một chứng cớ có một người xây dựng. Tôi không cần vật gì để làm tin, tôi chỉ cần một con mắt để nhìn. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho một bức tranh và hoạ sĩ. Nguyên tắc tương tự này ứng dụng vào Đức Chúa Trời. Tất cả những điều mà tôi cần để nhận biết Đức Chúa Trời hiện hữu là mắt để thấy cũng như trí óc để suy nghĩ (1:18-20).

• Như vậy tôi không cần vật làm tin để tin vào một người xây dựng bởi vì toà nhà này là chứng cớ hiển nhiên, vì thế tôi không cần vật làm tin để tin Đức Chúa Trời bởi vì tôi được dựng nên là chứng cớ hiển nhiên.

• Nhưng nếu tôi cần người xây dựng để làm điều gì đó cho tôi, sau đó tôi hẳn phải có sự tin cậy vào người đó (HeDt 11:6).

• Khi chúng ta nhìn tạo vật, thì thật là có trật tự.

Nan đề với một người tin theo thuyết vô thần là điều mà người ấy thật sự không nghĩ đến nếu người nhìn thấy một điều gì đó người có thể tin vào nó.

Có nhiều điều mà chúng ta tin nhưng điều đó chúng ta chưa thấy. Sự giống nhau (tương tự) của làn sóng truyền hình: Nó không thể thấy được.

B. Tất cả những gì bạn cần là một người nhận.

Khi tôi gặp một người tin theo thuyết vô thần, tôi nói với người ấy rằng, thế là bạn không tin vào điều mà bạn không thể thấy. Rồi thì tôi hỏi người ấy, bạn có thấy bộ não của bạn bao giờ chưa?

Người ấy trả lời “Không thấy.”Sau đó tôi đáp “Điều mà bạn đang nói thì không có chứng cớ hiển nhiên rằng bộ não của bạn hiện hữu.” Đức Chúa Trời phán: “Kẻ ngu dại nói không có Đức Chúa Trời.”


III. CHỨNG MINH MỘT NGƯỜI TIN THEO THUYẾT VÔ THẦN KHÔNG HIỆN HỮU


A. Để trình bày một cách chính xác, bạn cần phải hiểu biết chính xác. Thí dụ về một bài phát biểu chính xác:

B. Không có vàng ở Trung Quốc.

C. Vì bài phát biểu đó là sự thật, nên hẳn là bạn phải biết không có vàng ở Trung Quốc.

D. Vì có thể là vàng ở trong lòng sông, trong đá và những nơi bị che khuất khác.

E. Nếu có như thế, thì bài phát biểu không có vàng ở Trung Quốc là sai. Để trình bày một cách chính xác rằng không có vàng ở Trung Quốc, bạn phải có sự hiểu biết chính xác rằng không có vàng ở Trung Quốc.

F. “Không có Đức Chúa Trời”, là một lời phát biểu chính xác. Vì lời phát biểu đó là sự thật, bạn phải có sự hiểu biết chính xác.

G. Tôi cần thông suốt mọi sự.

Một người nào đó có sự hiểu biết trọn vẹn, người đó sẽ biết mọi sự về mọi việc. Người ấy biết có bao nhiêu tóc trên mỗi cái đầu, mọi ý tưởng trong mỗi tấm lòng. Toàn bộ lịch sử sẽ ở trước mặt người. Người ấy biết tất cả về mọi việc. Bây giờ, ông giáo sư của người tin theo thuyết vô thần nói: “Chúng tôi lấy ví dụ bạn có 1% của toàn bộ sự hiểu biết trong vũ trụ, có thể nào trong sự hiểu biết mà vô tình bạn không có, có chứng cớ về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời chăng? Nếu người đó có lý trí, người sẽ gượng nói rằng: Vâng, có thể lắm. Người đó phải nói rằng: “Với sự hiểu biết giới hạn mà tôi có được lúc đó, tôi đi đến kết luận rằng không có Đức Chúa Trời, nhưng tôi thật sự không biết.”

Vì thế người đó không phải là một người tin theo thuyết vô thần, mà người đó là mộtngười theo thuyết bất khả tri luận. Từ tương đương theo tiếng La-tinh của từ “Bất khả tri luận” (agnostic) là “vô tri”(ignoramous), là từ tóm tắt (kết luận) khả năng tri thức của một người nhìn một tòa nhàmà không biết ai là người xây dựng.

H. ChCn 28:26 chép rằng: “Kẻ nào tin cậy nơi lòng mình là kẻ ngu muội”.

Đừng tin vào những cảm giác tự nhiên của bạn. Người Mỹ nổi tiếng, Benjamin Franklin nói: “Càng trở nên già, tôi càng dễ nghi ngờ hơn về sự xét đoán của riêng tôi nhưng lại tôn trọng hơn đối với sự phán xét của người khác.”

Điều mà chúng ta vừa mới xem trong bài này là điều được gọi là chứng cớ biện giải (biện hộ) về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Thật buồn mà nói rằng nhiều Cơ-đốc nhân ở trong lĩnh vực tranh luận biện hộ này. Họ cố gắng chứng tỏ với mọi người rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời hoặc sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.

Nếu bạn làm cho một người nào đó tin về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, thì tất cả những gì bạn làm là để thuyết phục người đó tin về điều mà người đã biết rồi trong lòng của họ mà thôi. Khi bạn làm chứng với mọi người, hãy nắm sự chú ý của họ, sau đó dùng Mười Điều Răn mà chỉ cho họ biết rằng họ đã phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Bởi vì Đức Chúa Trời không cần sự nhìn nhận về sự hiện hữu của Ngài, mà Ngài cần sự ăn năn và đức tin nơi Cứu Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta trở nên những chứng nhân trung thành. Vì vậy hãy cầu nguyện cho sự khôn ngoan.


THẢO LUẬN NHÓM


Thời gian của một chứng nhân Cơ-đốc chứng tỏ với một người tin theo thuyết vô thần rằng Đức Chúa Trời hiện hữu có đúng không?

Thảo luận những phương pháp khác nhau mà bạn có thể sử dụng trong việc đem một người tin theo thuyết vô thần trở lại cùng Đấng Christ. Hãy cầu nguyện cho nhau rằng khi bạn gặp những người không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh sẽ ban cho bạn sự khôn ngoan để đến với họ và làm cho lòng họ tin quyết họ phạm tội để họ trở lại cùng Chúa.


TỰ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu Thi Tv 53:1-6 và RoRm 1:18-32 và liệt kê ra hậu quả của những người thích làm ngơ với sự khải thị về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.





 




BÀI 3: SỨC MẠNH CỦA SỰ TRUYỀN GIẢNG


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta sẽ bắt đầu bài học này bằng cách đọc I Ti1Tm 6:11-12. Những lời cảnh cáo về chiến tranh chứa đầy ắp trong Kinh Thánh. “Chính Đức Chúa Trời là Đấng dạy tay tôi đánh trận”. “Hãy chịu khổ như người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ.” “Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành.”

Là Cơ-đốc nhân chúng ta biết rằng khí giới đánh trận của chúng ta không phải là xác thịt. Chúng ta cũng biết rằng chúng ta đánh trận chẳng phải cùng thịt và huyết. Cho nên trong bài học này dạy rằng chúng ta sẽ xem xét ba yếu tố chính về sự thành công của một đội quân.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. PHẢI BIẾT MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA


Đáng buồn thay, hầu hết các Hội thánh chỉ giống như một anh hùng thất trận - Hội thánh không biết nhắm vào điều mà mình sẽ tiến tới.

A. Hội thánh tồn tại trên đất để làm gì?

Kinh Thánh chép rằng “Con người đến để tìm và cứu kẻ bị mất.” Nếu chúng ta theo dấu chân Chúa chúng ta sẽ tìm và cứu kẻ bị mất.

B. Hội thánh đã lạc hướng.

Theo thống kê ở Mỹ, nhiều người có thể thích ứng với phần còn lại của thế giới:

Theo tờ nhật báo Dallas Morning ngày 11 tháng 6 năm 1994 cho biết rằng 68% Cơ-đốc nhân không thấy việc truyền giảng là ưu tiên số một của Hội thánh. Vào năm 1994, một nhóm nghiên cứu tìm thấy rằng 75% trong số người đó chính họ được kêu gọi tái sanh, thậm chí không thể xác định được Sứ mạng trọng yếu (vĩ đại) này. Một cái nhìn tổng quát trong số các độc giả Cơ-đốc giáo ngày nay tìm thấy rằng chỉ 1% trong số độc giả của họ có nhiệt tâm đối với kẻ bị hư mất. Số còn lại đang nói trong lòng họ rằng “Tôi không thể quan tâm đến nhân loại.” Kinh Thánh nói chúng ta nên thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta và chỉ có Ngài là Đấng duy nhất mà chúng ta phải phục vụ.

C. Hội thánh chứa đầy ắp những người thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng họ không phục vụ Ngài.

Nếu chúng ta đang giơ tay lên để thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta hãy sẵn sàng đưa tay ra trong việc truyền giảng Tin lành cho Đức Chúa Trời. Thờ phượng không có phục vụ là vô ích.

Oswald J. Smith nói: “Này những người bạn của tôi, chúng ta đảm nhận vô số hoạt động của Hội thánh trong khi công việc thực tế của Hội thánh là truyền giảng Tin lành và chiến thắng thế gian thì hầu như hoàn toàn bị xao lãng.” Charles Spurgeon nói: “Hỡi anh em, hãy làm một điều gì đó, hãy làm cái gì đó, hãy làm điều gì đó. Trong khi xã hội và các nước liên minh đang thực hiện các hiến pháp, thì chúng ta hãy chiến thắng các linh hồn. Tôi cầu nguyện cho tất cả các bạn là những người hành động. Vậy hết thảy các bạn hãy bắt đầu hành động đi và thoát khỏi chính mình như những người hành động!… Hãy tiến lên và tấn công, đừng lý thuyết, hãy tấn công… hãy lao vào kẻ thù. Mục đích của chúng ta là phải cứu tội nhân…”

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng việc truyền giảng là chỉ đem tội nhân đến với Hội thánh. Bạn dẫn dắt nhiều tội nhân đến với Hội thánh cũng như bạn dẫn nhiều phạm nhân đến với đồn cảnh sát.

Có hai cơ hội chúng ta cần phải truyền giảng:

- Đúng lúc (hợp thời).

- Không đúng lúc (không hợp thời).

Người chăn không có chiên nhưng chiên có chiên. Chúng ta là Hội thánh nên biết mục tiêu của chúng ta. Ở đây chúng ta chủ yếu tìm và cứu kẻ bị mất. Nếu bạn đang thờ phượng Chúa, bạn phải phục vụ Chúa.


II. CHÚNG TA NÊN BIẾT VŨ KHÍ CỦA CHÚNG TA


A. Chúng ta nên học thực hành đức tin khách quan.

Rất nhiều Cơ-đốc nhân sống bằng đức tin khách quan.

B. Lời Chúa là vũ khí của chúng ta.

“Không đọc Kinh Thánh, không ăn sáng.”

C. Quyền năng của sự cầu nguyện là vũ khí khác.

Thái độ cầu nguyện của bạn là gì?

Cầu nguyện là kỷ luật. Chúa Jêsus thức dậy trước khi trời sáng. Nếu bạn muốn thay đổi sự cầu nguyện của bạn hoặc đời sống Cơ-đốc của bạn, đây là một yếu tố then chốt tuyệt vời cho bạn. Hãy đi ngũ sớm và thức dậy sớm để cầu nguyện. Chúng ta là sứ giả cho Đấng Christ.

Hudson Taylor Nhà Truyền Giáo trứ danh nói: “Quyền năng của sự cầu nguyện không thử năng lực đầy trọn của nó. Nếu chúng ta muốn xem những phép lạ lớn của quyền năng Đức Chúa Trời, hãy đặt vào chỗ yếu điểm, thất bại và thất vọng, chúng ta hãy đáp lại hiệu lệnh vững chắc của Đức Chúa Trời: “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết.” Nếu Hội thánh phải đứng trên chân mình, thì hội thánh phải hạ mình trước tiên.


III. CHÚNG TA PHẢI BIẾT KẺ THÙ


A. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chúng ta có một kẻ thù gấp ba lần.

Thế gian, xác thịt và ma quỷ (tội lỗi). Nếu chúng ta giao thiệp với xác thịt, cùng lúc đó chúng ta sẽ giao thiệp với thế gian và ma quỷ (tội lỗi). Nếu chúng ta đóng đinh xác thịt, thế gian sẽ không lôi cuốn chúng ta và ma quỷ (tội lỗi) sẽ không có chỗ đứng trên chúng ta.

B. Chúng ta đối phó với bản tính cũ như thế nào? (GaGl 6:14).

Nếu tôi có lòng sốt sắng tìm kiếm kẻ bị mất thì điều đó không xuất phát từ một vài lần chiến đấu đầu tiên cách bí ẩn. Nó luôn xuất phát từ lòng biết ơn về thập tự giá của Đấng Christ.

Nguyện Đức Chúa Trời đặt gánh nặng của Ngài trên chúng ta.

Nguyện Ngài làm đầy tràn chúng ta bằng tình yêu Ngài, tình yêu mà sẽ làm động cơthúc đẩy chúng ta.

Nan đề của Hội thánh trong thời kỳ cuối cùng là một sự thiếu hụt về nhân sự (những người cộng tác đắc lực với Chúa). Nếu bạn không phải là một người phục vụ, ma quỷ sẽ chiến thắng gấp đôi vì bạn sẽ không cầu nguyện cho những người phục vụ và bạn cũng sẽ không nỗ lực phục vụ. Vì thế bạn cần phải trở về với thập tự giá. Bạn cần một sự khải thị về thập tự giá.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận và phát triển về lời phát biểu này: “Thờ phượng mà không có sự phục vụ là vô ích.” Lời phát biểu này ứng dụng cho các tínhữu trong cộng đồng của bạn như thế nào?Nếu việc truyền giảng không đem tội nhân đến với Hội thánh, vậy thì truyền giảng là gì?

Thảo luận sự khác nhau giữa thực hành đức tin khách quan và sống bởi đức tin chủ quan.

Thảo luận cách để đối phó với kẻ thù gấp ba lần của chúng ta, thế gian, xác thịt và ma quỷ (tội lỗi) hàng ngày.


TỰ NGHIÊN CỨU


Khi bạn ngẫm nghĩ về sự dạy dỗ trong bài học này và sự dạy dỗ của Kinh Thánh, hãy viếtbằng lời của riêng bạn các hoạt động nào của Cơ-đốc nhân có ý nghĩa đối với bạn:

1. Thờ phượng Đức Chúa Trời:

2. Phục vụ Đức Chúa Trời:

3. Truyền giảng:

4. Bạn dành cho mỗi một hoạt động này bao nhiêu thời gian của mình?





 




BÀI 4: SỰ TRỞ LẠI THẬT VÀ GIẢ


LỜI GIỚI THIỆU


RoRm 7:4

“Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.”


I. THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÍN HỮU ĐỐI VỚI LUẬT PHÁP


A. Chết vì luật pháp bởi thân thể của Đấng Christ.

B. Chúng ta sống vì lòng tôn kính Đức Chúa Trời.

Được thúc đẩy bởi tình yêu và lòng biết ơn, chúng ta phải có kết quả cho Chúa. Nếu chúng ta bám rễ và đặt nền vào Ngài thì trái sẽ là chứng cớ. Kinh Thánh muốn nói gì về trái và loại trái nào hiện có?

- Trái của sự ăn năn (Mat Mt 3:8).

- Trái của sự làm việc lành (CoCl 1:10).

- Trái của sự tạ ơn (HeDt 13:15).

- Trái của Thánh Linh (GaGl 5:22).

- Trái của sự công nghĩa (Phi Pl 1:10).

Vì vậy, là những người rao truyền Tin lành hoặc những người đang tìm kiếm sự khải thị về tội nhân, chúng ta phải làm mọi việc mà chúng ta có thể làm, không chỉ tìm kiếm những người quyết định tin nhận Chúa hoặc các thành viên trong Hội thánh, nhưng phải kết quả bởi ân điển của Đức Chúa Trời, các Cơ-đốc nhân kết nhiều quả.


II. ĐẶC TÍNH CỦA SỰ TRỞ LẠI GIẢ DỐI (Mac Mc 4:3)


Thí dụ về người gieo giống là chìa khóa mở cho tất cả các thí dụ khác. Nếu bạn và tôi hiểu rằng khi hạt giống Tin Lành được rải ra, sự trở lại với Chúa thật và giả sẽ xảy ra, sau đó tất cả các thí dụ khác mà Chúa Jêsus đưa ra sẽ bắt đầu mở ra cho chúng ta thấy.

Sử dụng sự hòa hiệp của Tin Lành, chúng ta sẽ thấy sáu đặc tính của sự trở lạigiả.

A. Những kết quả trước mắt (4:5).

Sự trở lại giả không cân nhắc (có tác động) vấn đề một cách thích hợp. Sự trở lại giả làm cho sự phó thác thiếu hiểu biết một cách chính xác về tình trạng tội lỗi của họ trước mặt Đức Chúa Trời.

B. Họ thiếu hơi ẩm (LuLc 8:6).

Không có đủ khao khát Đức Chúa Trời.

C. Không có rễ (Mat Mt 13:6). Không có chiều sâu của đặc tính (tính cách).

D. Họ tiếp nhận lời Chúa bằng sự hoan hỉ. (Mac Mc 4:16).

E. Họ tiếp nhận lời Chúa bằng sự vui mừng (Mat Mt 13:20).

Không có đau buồn về tội lỗi.

F. Họ tin trong một lúc (LuLc 8:13).

1. Sự trở lại giả có một kinh nghiệm về sự trở lại giả dối đích thực. Trong một lúc, họ không tin.

2. Ánh sáng mặt trời cho thấy tình trạng đất của cây (thực vật). Về phần thuộc linh, ánh sáng mặt trời cho thấy tình trạng tấm lòng của người xưng nhận đức tin là:

- Sự hoạn nạn (Mat Mt 13:21).

- Sự cám dỗ (thử thách) (LuLc 8:13).

- Sự bắt bớ (Mac Mc 4:17).

Nếu bạn có một cái nhà chuyên để trồng cây, điều tệ nhất bạn có thể làm cho cái nhà đó là bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời.

. Điều tương tự là sự thật cho những mới tin nhận Chúa.

. Điều tệ nhất bạn có thể làm cho họ là bảo vệ họ khỏi ánh nắng mặt trời của sự bắt bớ, sự hoạn nạn và sự cám dỗ (thử thách).

Nếu họ ở nơi đất tốt, ba điều đó sẽ khiến họ châm rễ sâu. Nhưng nếu họ là những người trở lại cùng Chúa giả dối, thì họ sẽ héo úa và chết đi.


III. NGUY CƠ CỦA NHỮNG NGƯỜI TRỞ VỀ CÙNG CHÚA GIẢ DỐI TRONG HỘI THÁNH (CoCl 4:5).


A. Họ sẽ trộm thì giờ của bạn.

1. Họ chỉ muốn làm cố vấn.

2. Họ là những người nghe mà không làm.

3. Họ không cần sự an ủi, họ cần sự ăn năn.

B. Bởi vì họ không có trái, họ sẽ cố gắng bồi đắp cho nó bằng nhánh và lá.

1. Bởi vì họ không có trái Thánh Linh, họ có thể bù đắp cho điều này bằng những điều bên ngoài.

2. Họ cố gắng gây ấn tượng với nhánh và lá (Mat Mt 7:15-20).Cong Cv 20:29-30).

3. Muông sói rình rập ở phía sau và bắt lấy những con chiên yếuđuối.

4. Đó là lý do mà chúng ta cần để ý những người gây chia rẽ.

5. Người trở lại cùng Chúa thật sẽ đứng bất kể nghịch cảnh (tai hoạ).

6. Chúa Jêsus sai chiên con của Ngài giữa bầy muông sói (LuLc 10:3).


KẾT LUẬN


Chúng ta không cần chạy khắp nơi để tìm kiếm những quyết định cho Chúa Jêsus. Quyết định rất dễ tìm. Chỉ khi nào một người nhận biết rằng người đó đã phạm tội chống nghịch lại Thượng đế, thì người sẽ thực hành sự ăn năn đối với Cứu Chúa Jêsus Christ, và vì người đó đang ở trên nền đất tốt, nên người nhận hạt giống trong một tấm lòng tốt và chân thật, sau đó người bắt tay vào việc và không ngần ngại với côngviệc đang bắt đầu vì người ấy đủ khả năng (thích hợp) làm việc cho Vương quốc củaĐức Chúa Trời.


THẢO LUẬN NHÓM


Những dấu hiệu nào để tìm kiếm những người trở lại cùng Chúa trước khi tiếp xúc với họ là những người trở lại thật sự?

Chúng ta có thể tránh bị tiêm nhiễm trong tinh thần chỉ trích và sự định tội khi chúng ta tìm kiếm trái trong đời sống của những người trở lại cùng Chúa như thế nào?

Thảo luận thế nào là quan trọng để phơi bày những người mới trở lại cùng Chúa với ánh sáng của sự hoạn nạn, thử thách và bắt bớ. Chúng ta có thể phát triển những người trở lại của chúng ta như thế nào để sống như chiên giữa bầy muông sói? (Mat Mt 10:16, 17 LuLc 10:3).


TỰ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu Co Cl 4:7-14 và liệt kê ra những tín hữu mà Phao-lô xác nhận đúng là những người tin Chúa và những người không tin Chúa. Bài học nào bạn có thể học được từ điều này?





 




BÀI 5: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÓNG CHÁY VÌ CHÚA


LỜI GIỚI THIỆU


Eph Ep 6:18-20 18 Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. 19 Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành, 20 mà tôi vì đạo ấy làm sứ giả ở trong vòng xiềng xích, hầu cho tôi nói cách dạn dĩ như tôi phải nói.”


Là Cơ-đốc nhân, chúng ta có trách nhiệm vô cùng to lớn. Cứ mỗi 24 giờ đồng hồ thì có 140.000 người chết. Nhưng Chúa ban cho Cơ-đốc nhân sự sống đời đời.

Vì thế mà bạn và tôi cần đem sự sống đó ra khỏi bóng của sự chết. Nếu bất cứ ai có một lý do để bào chữa rằng không truyền giảng Tin Lành, sẽ trở thành Sứ đồ Phao-lô. Phao-lô là một sứ đồ cao hơn những nhà truyền giáo. Nhưng ông nói, hãy cầu nguyện cho tôi rằng tôi phải mở miệng và nói cách dạn dĩ khi tôi phải nói.

Chúa Jêsus phán, hãy theo ta và ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người. Nếu chúng ta là những người theo Chúa Jêsus Christ thì chúng ta phải đánh lưới người. Một việc làm can đảm không cần thiết bởi những người cảm thấy can đảm khi họ làm điều đó. Sự can đảm không phải là không có sự sợ hãi, nhưng có sự chiến thắng (vượt qua) của nó.

Chúng ta hãy xem I Cor1Cr 2:1. Chúng ta sẽ thấy bốn phẩm chất của việc làm chứng cho Chúa. Bốn phẩm chất mà bạn cần phải có nếu bạn đang để hết tâm trí vào việc truyền giảng Tin Lành.


DÀN Ý BÀI HỌC


I Cor1Cr 2:1-5 1 Hỡi Anh em, về phần tôi, khi tôi đến cùng anh em, chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng cho anh em biết chứng cớ của Đức Chúa Trời. 2 Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự. 3 Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm. 4 Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép; 5 hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời.


I. BỐN PHẨM CHẤT CHÚ TRỌNG ĐẾN VIỆC TRUYỀN GIẢNG


A. Bạn không cần phải nói giỏi.

B. Bạn phải có nhược điểm.

C. Bạn phải có sự sợ hãi.

D. Bạn phải có nhiều lo sợ.

Lưu ý rằng không phải run sợ bình thường mà là run nhiều. Nhưng bí quyết để thoát khỏi sự sợ hãi của con người được tìm thấy trong 2:2. Trong tiếng Anh, từ “Enthusiasm” (nhiệt tình) xuất phát từ hai từ Hy-lạp:“En” nghĩa là “In” (trong) và “Theos” nghĩa là “Chúa”. Vì vậy nhiệt tình nghĩa là “Trong Chúa”.

E. Nếu bạn ở trong Chúa và Chúa ở trong bạn thì trong (thân thể) bạn phải có sự nóng cháy.

F. Chúa muốn làm cho các mục sư (những người phục vụ) Ngài trở thành những ánh lửa cháy sáng.


II. BA NGUYÊN TẮC TRONG KINH THÁNH ĐƯỢC NÓNG CHÁY VÌ CHÚA


A. RoRm 15:13 Đức tin trong lời hứa của Chúa.

Chiều sâu của đức tin mà chúng ta có sẽ được biểu lộ trong sự vui mừngcủa chúng ta. Sự vui mừng của chúng ta sẽ là sức mạnh của chúng ta.

B. Cong Cv 20:24 động cơ thúc đẩy yêu thương vì Chúa.

Thái độ của Phao-lô chịu khổ là do tình yêu thương của Đức Chúa Trời ở trong ông. Tình yêu thương trọn vẹn xua tan tất cả sự sợ hãi.

C. KhKh 20:11-15 động cơ thúc đẩy sức mạnh của lòng trắc ẩn.

Nếu chúng ta biết sự kinh hãi của Chúa, chúng ta sẽ thuyết phục người ta ăn năn về tội lỗi của họ. Lý do khác chúng ta không làm chứng cho mọi người vì chúng ta không biết họ.

Chúng ta phải tìm để biết họ. Chúng ta phải sống và chiếu sáng giữa thế hệ hư hoại và cong vẹo. Nếu bạn và tôi mỗi người đang được trả lương 1000 đô la về việc mà chúng ta làm chứng cho mỗi một người, thì chúng ta có thể sẽ trở nên bị thu hút vào việc truyền giảng (bằng đèn hiệu (đèn pha) lúc 4 giờ sáng) không kể giờ giấc sớm hay tối, thậm chí 4 giờ sáng cũng có thể truyền giảng được. Chúng ta có thể sốt sắng đối với sự yêu tiền bạc hơn là yêu Chúa. Nếu chúng ta thật sự quan tâm về những người lân cận của chúng ta, nếu chúng ta yêu thương họ như chính thân mình, chúng ta sẽ tìm và cứu kẻ bị mất. Chúng ta sẽ kêu cầu cùng Chúa cho sự khôn ngoan và nói rằng: “Ôi, hỡi Chúa, xin Ngài khiến con trở thành một chứng nhân chân chính và trung tín.”


THẢO LUẬN NHÓM


So sánh bốn phẩm chất chú trọng đến việc truyền giảng với tiêu chuẩn chung mà thế gian tìm kiếm trong dân sự ngày nay. Kế đến, một chứng nhân Cơ-đốc thì bí quyết nào để thành công? Định giá động cơ thúc đẩy yêu tiền bạc của bạn với động cơ thúc đẩy yêu Chúa của bạn. Động cơ nào khiến bạn đi đến hành động nhiều nhất?

Hãy cầu nguyện cho nhau rằng xin Đức Thánh Linh nhen lại ngọn lửa yêu thương của Chúa từ ban đầu trong mỗi tấm lòng của các bạn hầu cho bạn có thể chiến thắng nhiều linh hồn cho Chúa.


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy lập một bảng liệt kê về bạn hữu của bạn, và những người bà con họ hàng mà bạn muốn thấy họ đến với Chúa. Cầu nguyện cho họ và cầu nguyện cho chính mình, xin Chúa ban cho bạn sự khôn ngoan và lòng can đảm để làm chứng về Chúa cho họ. Dùng những nguyên tắc mà bạn đã học trong khóa học này mà làm chứng về Tin Lành của Chúa cho họ.

Ghi lại những kết quả có bao nhiêu người trong số họ tiếp nhận Chúa như là kết quả về sự làm chứng của bạn.



bottom of page