top of page
Hung Tran
Jul 10, 2023
Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Mục sư Brian Houston)
Brian Houston là một mục sư và nhà truyền đạo người Úc. Ông là người sáng lập và là mục sư cao cấp tại Nhà thờ Hillsong, có trụ sở tại Sydney, Úc, với hơn 35.000 người tham dự hàng tuần và các địa điểm trên khắp thế giới. Anh cũng là nhà sản xuất điều hành cho Hillsong Music Australia, công ty đã phân phối 63 album, tại gần 90 quốc gia, với doanh thu lên tới hàng triệu bản. Anh là người dẫn chương trình Brian Houston TV, một chương trình truyền hình hàng tuần được phát sóng trên 180 quốc gia.
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
D2.1 Tấm Lòng Của Người Lãnh Ðạo.
D2.2 Tấm Lòng Quyết Ðịnh Hướng Ði Cho Cuộc Ðời.
D2.3 Tấm Lòng Quyết Ðịnh Sự Thành Công Trong Cuộc Ðời.
D2.4 Người Lãnh Ðạo Hay Người Theo Sau.
D2.5 Cạm Bẫy Của Khải Tượng.
BÀI 1: TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI LÃNH ĐẠO
LỜI GIỚI THIỆU
Không có thời gian nào phục sự Chúa Jêsus tốt hơn chính lúc này. Trên khắp thế giới, Chúa vẫn đang làm những điều kỳ diệu và mới mẻ. Một trong những nhu cầu lớn nhất của hội thánh là sự cần có một thế hệ những người lãnh đạo. Những người có đời sống làm gương cho người khác. Khi chúng ta đọc đến phần phát triển người lãnh đạo, hãy đọc ChCn 4:20-23. Các nguồn của sự sống là do nơi lòng mà ra.
Lòng bạn quyết định thái độ của bạn trong đời sống mình. Lòng bạn quyết định sự thành công của đời mình. Và đường đời của bạn cũng được quyết định từ những điều ở nơi lòng. Dầu bất cứ chuyện gì xảy đến xung quanh bạn, đời sống của bạn được xây dựng lên từ những suy tính diễn ra trong lòng bạn. (Ví dụ gương điển hình của Giô-sép). Đó là lý do vì sao chúng ta được dạy hãy giữ Lời ấy ở nơi lòng (4:21). Trong Gia Gc 1:21 Chúng ta được dạy dỗ để nhận lấy lời đã trồng trong lòng chúng ta.
Công-vụ đoạn 22 chép chúng ta phải là kẻ làm theo lời ấy. Sự lãnh đạo khởi sự nơi lòng. Nếu bạn muốn phát triển thành một người lãnh đạo, bạn cần phải bắt đầu mọi việc từ bên trong. Nhiều người có những sai lạc trong lòng điều này ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống họ. Một trong những dấu hiệu của sự lầm lạc trong lòng là tiêu cực hay thất bại. Nếu bị tiêu cực cả đời sống bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
DÀN Ý BÀI HỌC
Phân đoạn kinh thánh: ChCn 4:20-23 “20 Hỡi con, hãy chăm chỉ về các lời ta, Khá nghiêng tai nghe những bài giảng thuyết ta. 21 Các lời ấy chớ để xa khỏi mắt con, Hãy giữ lấy nơi lòng con. 22 Vì lời ấy là sự sống cho người nào tìm được nó, Và sự khỏe mạnh cho toàn thân thể của họ. 23 Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra.”
I. TIÊU CỰC LÀ SỰ PHẢN CHIẾU SỰ THẤT BẠI BÊN TRONG
A. Lòng bạn quyết định con người mình (23:7, 16:9, Mat Mt 12:33-35; 15:17-18).
B. Vì vậy, sự tiêu cực là sự phản chiếu những gì nơi tấm lòng.
- Một người tốt từ cái thiện trong lòng mình mang lại những điều tốt đẹp.
- Một người xấu từ những xấu xa trong lòng mang lại những điều ác.
- Một người tiêu cực từ những tiêu cực trong lòng mình mang lại điều tiêu cực.
- Kẻ thất bại từ sự thất bại trong lòng dẫn đến điều thất bại.
- Người tin kính từ đức tin trong lòng mình mang lại điều tin kính.
- Người đắc thắng từ một tinh thần đắc thắng mang lại những điều đắc thắng.
- Nếu lòng bạn có sự sống, bạn sẽ mang lại sự sống. Mọi thứ đều tùy thuộc vào những gì bên trong bạn.
II. SỰ TIÊU CỰC LUÔN BIỆN HỘ CHO NÓ (ChCn 16:2)
A. Kẻ tiêu cực có thể biện hộ cho mình bằng cách nói anh ta là một môn đồ.
Nhưng môn đồ trong Tân Ước luôn khích lệ, cỗ vũ và an ủi. Sự lãnh đạo không biện hộ cho nó nhưng sự lãnh đạo có trách nhiệm. Người tiêu cực luôn quy thần học xuống dưới mức độ kinh nghiệm của họ. Đừng thay đổi niềm tin của mình theo mức độ của sự kinh nghiệm nhưng hãy thay đổi kinh nghiệm theo những điều bạn đã tin. Chính thế bạn mới là người lãnh đạo.
III. SỰ TIÊU CỰC CHỌN BẠN CHO BẠN (13:20)
A. Sự tiêu cực là dại dột.
Chúa không hủy diệt một người vì sự ngu dại của anh ta. Nhưng sự ngu dại sẽ hủy diệt những tìm năng của cuộc đời họ.
Sự tiêu cực là dại dột trong mắt Chúa.
Đó là lý do vì sao kẻ dại dột luôn đi đường với kẻ tiêu cực.
B. Người đắc thắng khôn ngoan là mối đe dọa cho người tiêu cực.
1. Người tiêu cực không muốn giao du với người thông sáng.
- Họ không muốn luôn phải nghe lời giải đáp.
- Họ thích những người hiểu được họ cảm thấy xấu xa đến mức nào.
- Họ thích những người có thể cảm thông với họ.
2. Người tiêu cực nhận ra nhau trong đám đông nhờ những ý tưởng giống nhau.
Người tiêu cực nói cách chắc chắn rằng: “mọi người đang kháo nhau …”. Người tiêu cực cuối cùng cô lập họ lại với nhau. Người tiêu cực rất nội tâm (hướng nội). Họ trông mong người khác tác động, nạp vào họ thật nhiều.
IV. SỰ TIÊU CỰC PHÓNG ĐẠI VÀ BÓP MÉO SỰ THẬT (12:25)
A. Bước kế tiếp của đoạn Kinh thánh này là:
Sự buồn rầu dẫn đến nao sờn. Khi một người đang trong cơn tuyệt vọng họ không thể nhìn vấn đề cách đúng đắn. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức đối với cuộc sống. Người tiêu cực có thể tin điều hoàn toàn sai trật. Điều này thậm chí ảnh hưởng đến cách họ hiểu Lời Chúa.
B. Người lãnh đạo phải giữ lẽ thật trong lòng.
Bằng không, những gì chứa trong lòng họ sẽ tiếp tục phá hoại định mệnh họ.
V. KẺ TIÊU CỰC CÓ SỰ XÉT ĐOÁN KHÔNG CÔNG BÌNH VÀ NHỮNG LỜI ĐỒN ĐÃI.
Gương điển hình: Michal, vợ Đa-vít.
- Người tiêu cực mau chóng xét đoán người khác.
- Kẻ ngu dại chỉ nghe một điều và bảo vệ điều đó.
- Kẻ ngu dại chỉ nghe điều họ muốn nghe.
VI. SỰ TIÊU CỰC SẼ LÂY LAN RA MÔI TRƯỜNG.
- Nó sẽ tác động đến con trẻ.( 22:6)
- Đôi khi trẻ con làm theo những gì chúng ghét nơi bố mẹ.
VII. SỰ TIÊU CỰC SẼ HẠN CHẾ HIỆN TẠI VÀ RÚT NGẮN TƯƠNG LAI.
Nếu bị tiêu cực bạn sẽ bị cai trị bởi những điều bạn không thể thực hiện được và những gì bạn không thể đáp ứng được. Tiêu cực là sự phản chiếu những điều trong lòng. Do đó chúng ta cần để Lời Chúa vào lòng để lẽ thật phát nguyên từ trong lòng chúng ta sẽ đi vào đời sống.
THẢO LUẬN NHÓM
Chia thành nhóm từ 3 đến 4 người và thảo luận:
Bạn làm thế nào để giúp 1 người có lòng tiêu cực trong Hội thánh, thay đổi thái độ của họ mà không lên án họ?
Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh kinh nghiệm tăng theo mức độ của Thần học? Tại sao người tiêu cực thường dễ nhận tìm nhau trong nhà thờ, thậm chí trong đám đông? Thuốc chữa sự ngu dại là gì?
TỰ NGHIÊN CỨU
Học những đoạn Kinh thánh sau: ChCn 4:20-23; 23:7; 16:9; Mat Mt 12:33-35; 15:17-18.
Hãy làm 1 bài đánh giá phê bình đời sống bạn. Đời sống bạn có thể bị cai trị bởi thái độ tiêu cực không? Bạn có thể làm gì để có thể thay đổi hay thậm chí có thể biến cải thái độ của bạn để có thể sống tốt hơn?
BÀI 2: TẤM LÒNG QUYẾT ĐỊNH HƯỚNG ĐI CHO CUỘC ĐỜI BẠN
LỜI GIỚI THIỆU
Để phát triển thành một người lãnh đạo là một cơ hội lớn. Điều kỳ diệu nhất một người có thể làm là phát triển sự lãnh đạo trong người khác. Điều thiết yếu nhất của sự lãnh đạo là ở nhân tâm. Đó bởi vì những điều trong lòng bạn quyết định hướng đi cho đời mình. Chúng ta hãy trở lại ChCn 16:9.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC KINH THÁNH CƠ BẢN
A. ChCn 16:9; Nếu bạn muốn những hoạch định của lòng mình đi theo bước Chúa chỉ dẫn bạn cần phải có sự chân thật trong lòng. Nếu bạn để lòng mình và linh hồn mình thạnh vượng, bạn sẽ thạnh vượng trong cuộc sống (IIIGi 3Ga 1:3).
Lý do bạn cần đặt lời Chúa trong lòng là vì lời Chúa sẽ xử lý mọi điều khác chấtchứa trong lòng bạn.
B. Mat Mt 5:8; Nếu bạn để Lời Chúa làm trong sạch lòng mình, bạn sẽ được nhìn thấy Chúa và những kế hoạch Chúa dành cho đời sống bạn.
Bạn sẽ sống cho mục đích của Chúa trọn đời. Vậy nếu những kẻ có lòng trong sạch thấy được Chúa, thì nếu lòng bạn bị bóng tối che khuất. Sự nhìn biết của bạn cũng sẽ thành ra tối tăm.
C. Gia Gc 1:21-26; Khi Lời Chúa được trồng vào lòng bạn, bạn và Lời Chúa làm một, chính điều này sẽ biến đổi lòng bạn. Nếu Lời Chúa không ảnh hưởng đến đời sống bạn thì bạn đang lừa dối lòng mình(1:22).
Con người bên trong bạn tạo ra giá trị của đời sống bạn (1:26).
a. Suy nghĩ và tình cảm của bạn liên quan đến điều ở trong lòng bạn.
b. Khả năng phán quyết của bạn liên quan đến những gì ở trong bạn. Lừa dối lòng mình có nghĩa gì? Đây phải là điều phải thay đổi trong mỗi tấm lòng. Sự cay đắng hay không tha thứ. Lòng tự cao hay tính ích kỷ.
D. Bản ngã. Tham vọng không kềm chế được. Sự tham tiền của. Có lẽ lòng bạn có chứa những điều kể trên và bạn nghĩ mọi thứ đều ổn. Đó là bạn tự lừa dối mình. Bạn cần lời Chúa trồng vào lòng để thay đổi bạn. (1:16) I Gi1Ga 1:7-10.
E. Điều cốt lõi ở đây là hãy để Chúa xử lý những vấn đề căn nguyên trong lòng bạn.
a. Có những điều căn nguyên trong cuộc đời mỗi người. Nếu chúng không được xử lý, trách nhiệm mục sư của một người có thể tăng trưởng bên ngoài mà không có sự thay đổi bên trong. Chúng ta phải đi trong sự sáng vì chính Ngài là sự sáng. Lúc ấy chúng ta có thể giao thông cùng nhau. Khi ta để Lời Chúa vào lòng, Lời Chúa sẽ soi sáng mọi điều trong lòng chúng ta.
b. Khi chân lý của Chúa không tác động trên đời sống bạn, bạn có thể đã tự lừa dối mình (I Gi1Ga 1:8).
Điều này dẫn đến nẻo lầm lạc. Khi nào nó xảy đến? Khi những điều tội lỗi nhỏ nhặt trong lòng không được xử lý mà lại được biện hộ. Tội lỗi không chỉ là những việc lớn lao như giết người, trộm cắp mà là những mầm mống nhỏ trong lòng như ngu muội, cay đắng, tham tiền của(1:10). Hãy xử lí những vấn đề bắt rễ trong lòng bạn !
c. Nếu chúng ta nói một đàng, làm một nẻo, chúng ta biến Chúa thành ra kẻ nói dối.
II. HẬU QUẢ CỦA SỰ LỪA DỐI LÒNG MÌNH
Đời sống có những dấu hiệu mập mờ khó hiểu. Bạn sẽ nói một đàng, làm một nẻo. Bạn cư xử theo cách dối trá. Không có sự thuần khiết trong lòng ban. Đời sống đối lập với những lời khuyên. Khi lòng bạn bị lừa dối, bạn không muốn nghe những lời khuyên răn. Bạn né tránh những người thử thách ý nghĩ của bạn. Bạn tìm kiếm đồng minh (những người không hiểu nhưng có 1 tâm thần giống bạn). Bạn cảm thấy hiểu lầm.“Chẳng ai hiểu cả” .
Bạn không thể đi đến một mức độ kế tiếp. Chúa muốn đời sống bạn phải tiến tới trong ơn phước của Chúa. Vì vậy: “hãy giữ lòng mình cách cẩn thận…”
“Lòng người toan định đường lối mình”. Hãy để Lời Chúa nhận rõ điều trong lòng bạn, xử lý và thay đổi nó. Bạn sẽ đem lại cho mọi người kế hoạch và mục đích của Chúa.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận sâu hơn trong nhóm bạn câu nói sau:“Nếu lòng bạn bị bóng tối hay mây mờ che khuất sự nhìn biết của bạn cũng thành ra tối tăm.” Hãy kể ra một vài lỗi nhỏ mà chúng ta đang biện hộ trong lòng và thảo luận xem làm cách nào để xử lý chúng trước khi chúng bắt rễ sâu vào lòng chúng ta. Hãy cầu nguyện cho từng người một để Thánh Linh Chúa dùng bài học này thay đổi lòng bạn và dọn lòng bạn để Lời Chúa trở nên hiệu quả trong bạn.
TỰ NGHIÊN CỨU
Một trong những cách để Lời Chúa khắc sâu vào lòng bạn là ghi nhớ lấy. Đây là lúc thích hợp để học thuộc một số câu Kinh Thánh cốt yếu của bài học này.
GHI NHỚ:
• ChCn 16:9 “Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người.”
Mat Mt 5:8 “Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!”
• Gia Gc 1:21-26 “21 Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế, và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em.
22 Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. 23 Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, 24 thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. 25 Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.
26 Nhược bằng có ai tưởng mình là tin đạo, mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là vô ích. 27 Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian.”
• IGi1Ga 1:7-10 “ 7 Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta. 8 Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. 9 Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. 10 Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta.”
BÀI 3: LÒNG BẠN QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI TRONG ĐỜI SỐNG
LỜI GIỚI THIỆU
Sự lãnh đạo là do ý muốn Đức Chúa Trời. Đó là một cơ hội tuyệt vời để làm một điều gì đó cho người theo sau trong cuộc sống. Chúa Jêsus đã nói “Chiên ta nghe tiếng ta và chúng theo ta”. Khi học theo Chúa Jêsus chúng ta phải có một đời sống đưa được chỉ dẫn cho người khác làm theo. Lúc này bạn mới làm người lãnh đạo. Chúng ta đã được học tính quan trọng của lòng người (ChCn 4:23). Đời sống của bạn được quyết định từ những điều lòng bạn nghĩ.
Thái độ và những nẻo đường đời bạn thảy đều do nơi lòng quyết định. Cũng vậy, sự thành công và thạnh vượng đều do những điều nơi lòng định đoạt. Cảm tạ Đức Chúa Trời vìchúng ta có Chúa Jêsus xây dựng mỗi lòng chúng ta theo cách Ngài muốn .
DÀN Ý BÀI HỌC
• EsIs 53:10 “Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau đớn. Sau khi đã dâng mạng sống mình làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ dài thêm ra, VÀ ý chỉ của Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng.”
I. VÌ SAO ĐỨC CHÚA TRỜI LÀM TỔN THƯƠNG CHÚA JÊSUS?
A. Để khiến bạn làm sự vừa ý Ngài.
Sự vừa ý Chúa là:
1. KhKh 4:11; Chúng ta được tạo dựng theo ý muốn của Chúa.
2. Thi Tv 35:27; Đức Giê-hô-va vui cho tôi tớ Ngài được may mắn.
3. LuLc 12:34; Chúa vui lòng đem bạn vào nước Ngài.
4. Eph Ep 1:9; Ngài vui khiến làm chúng ta thạnh vượng.
B. Làm thạnh vượng linh hồn và đời sống bạn (IIIGi 3Ga 1:2).
- Một lòng thạnh vượng sẽ dẫn đến đời sống thạnh vượng. - Một linh hồn thất bại có nghĩa là một đời sống thất bại.
- Một linh hồn tiêu cực kết quả một đời sống tiêu cực. Nếu bạn đặt sự thạnh vượng vào tay kẻ không có lòng thạnh vượng, thì nó sẽ mau chóng bị dìm xuống theo mức độ tình trạng linh hồn kẻ đó. Chúng ta phải để linh hồn mình lớn mạnh và nhân rộng. Linh hồn hay trái tim của một hội thánh là người lãnh đạo hay những nhân vật then chốt.
Nếu linh hồn của Hội thánh không thạnh vượng thì Hội thánh chẳng được thạnh vượng. Nếu linh hồn Hội thánh đầy dẫy sự cay đắng và gièm pha nói xấu, làm thế nào hội thánh thạnh vượng được? Hãy để thì giờ xây dựng sự lãnh đạo. Hãy mặc lấy thái độ và tinh thần phải lẽ. Hội thánh của bạn thạnh vượng giống như cách mỗi linh hồn trong đó thạnh vượng vậy.
II. BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT LINH HỒN THẠNH VƯỢNG:
Có một số điều bạn có thể làm cho lòng mình để khiến nó tạo ra 1 đời sống mà bạn mong muốn khi tin Chúa.
A. Hãy giáo dục mình (ChCn 19:2).
Bạn có thể có những bằng cấp học viện mà chẳng khiến lòng bạn được giáo dục (GiGa 8:32). Bạn cần dạy linh hồn mình những gì Chúa dạy (Thi Tv 139:14).
B. Hãy dạy lòng bạn yên lặng (62:5, Gie Gr 4:9).
Hãy giữ yên giọng nói tiêu cực trong lòng, bạn khiến chúng phải chúc tụng Chúa.
C. Hãy để linh hồn bạn chịu trách nhiệm.
Một linh hồn đắc thắng có trách nhiệm (Exe Ed 18:1-32). Hãy thôi tìm cớ thối thác. Hãy học cách vượt qua những cách nghĩ trói buộc.
D. Hãy neo hồn mình (HeDt 6:19)
Kẻ thù nghịch buôn bán sự thất vọng. Hãy để hồn mình neo trong hy vọng. Lời Chúa đầy những lời hứa cho bạn và linh nghiệm ở bất cứ nơi đâu. Vì vậy hãy xây hy vọng mình trong Lời Chúa.
E. Hãy dạy linh hồn cách khoe mình (Thi Tv 34:2).
Sự khoe mình nơi Chúa là đặt niềm tin nơi Chúa. Bạn có thể có được sức mạnh mà niềm tin nơi Chúa vì bạn là con cái Ngài. Nếu bạn có một tinh thần đắc thắng chắc chắn nó phải được dạy dỗ mọi điều thuộc Chúa. Nó sẽ giữ yên tiếng nói đang cố gào thét trong lòng bạn. Nó sẽ được neo trong nền tảng vững chắc của hy vọng. Nếu bạn sống có trách nhiệm không tìm cớ thối thác bạn sẽ biết cách tôn xưng Danh Chúa. Chúa vui lòng khiến bạn thạnh vượng.
THẢO LUẬN NHÓM
Làm thế nào để khiến linh hồn bạn lớn mạnh lên để được thạnh vượng? Linh hồn của hội thánh là các bậc lãnh đạo. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thạnh vượng của một hội thánh như thế nào? Thảo luận về những tiếng nói tiêu cực đang gào lên trong lòng chúng ta và làm thế nào để giữ yên chúng? Làm thế nào chúng ta có thể khoe mình trong Chúa mà không rơi vào sự kiêu ngạo?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy kể ra một vài lý do vì sao Đức Chúa Trời làm tổn thương Chúa Jêsus vì bạn.
2. Sự thạnh vượng bắt đầu từ đâu?
3. Bạn cần hình thức giáo dục nào để được thịnh vượng trong cuộc sống?
4. Điều này có phản lại các hình thức giáo dục khác không?Khi bạn mất hết can đảm hay buồn nản, bạn phải dạy linh hồn mình điều gì?
BÀI 4: NGƯỜI DẪN DẮT HAY NGƯỜI THEO SAU
LỜI GIỚI THIỆU
Được lãnh đạo là một cơ hội lớn trong cuộc đời. Một trong những thiếu thốn lớn nhất của Hội thánh là một sự dẫn dắt thực sự. Là một vị mục sư tốt không nhất thiết biến bạn thành một người dẫn dắt tốt. Sự dẫn dắt là đưa ra một điều nào đó cho người khác làm theo. Đôi khi làm một người dẫn dắt là phải uốn nắn người khác.
Thường các vị mục sư vì tình yêu thương không muốn kéo thẳng người khác. Bởi họ không muốn làm chòng chành con thuyền. Họ điều chỉnh ý nghĩ mình cho phù hợp với ý nghĩ vốn có của mọi người. Tuy nhiên Đức Chúa Jêsus luôn làm lắc lư con thuyền. Khi Chúa đến gần thuyền luôn có chuyện xảy ra. Để làm một người dẫn dắt, đôi lúc bạn phải làm chòng chành con thuyền.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NHỮNG THỬ THÁCH TRONG KINH THÁNH CHO SỰ DẪN DẮT THỰC SỰ:
A. Mat Mt 20:20-28 Sự dẫn dắt là sự hầu việc
1. Sự lãnh đạo ở đời này là gì: 20:25
Ép dân phục vụ mình, lấy quyền thế cai trị, thống trị dân.
2. Sự lãnh đạo trong Hội thánh là gì: 20:26 Chúa Jêsus không nói rằng ngươi không thể làm lớn, nhưng Chúa dạy làm thế nào để làm lớn. Chúa phán con đường dẫn đến sự cao trọng trong nhà Ngài không giống như con đường loài người theo. Còn kẻ nào muốn làm đầu thì sẽ làm tôi mọi các ngươi(20:27).
3. Làm tôi mọi là:
Đó không có nghĩa là bạn phải luôn ở chỗ thấp nhất. Không phải là sự thiếu niềm tin.
Nhưng đó là hiểu được vì sao bạn sống trên đời và vì sao bạn đang phục vụ Chúa Jêsus (20:28).
4. Nếu muốn là người dẫn dắt, bạn phải vực người khác dậy làm mọi điều Chúa kêu gọi họ làm.
Bạn không thể làm được điều này nếu như suy nghĩ của bạn luôn trở lại với cách nghĩ của những người xung quanh mình. Bạn sẽ không làm được nếu bạn luôn đầu hàng thái độ nhàn hạ của người khác. Nhiều người dẫn dắt chỉ muốn giữ cho người khác vui vẻ và thoải mái. Sự lãnh đạo là dẫn dắt bằng gương mẫu.
B. I Phi 1Pr 5:1-3 Sự lãnh đạo là phục vụ như một kẻ trông nom.
1. Những gì không phải là người trông nom:
- Cai trị mọi người.
- Sửa phạt mọi người.
- Dẫn dắt bằng ép buộc.
2. Một người trông nom là: Hướng dẫn mọi người bằng gương tốt trong mọi lãnh vực. Đó là thử thách mọi người. Mọi người cần nhìn vào đời sống bạn và thấy được điều họ muốn làm cho chính đời sống họ.
C. I Ti1Tm 4:12-151. Sự dẫn dắt như một gương tốt trong đời sống.
- Trong lời nói: Mức độ của lời nói bạn.
- Trong việc làm: cách cư xử trong đời sống bạn.
- Trong tình yêu.
- Trong tư tưởng.
- Trong đức tin: con người sống bởi đức tin.
- Trong sự trong sạch.
2. Có sự phát triển trong mọi lãnh vực của đời sống bạn không?
Bạn có tăng trưởng thuộc linh không? Bạn có yêu chức vị mục sư không hay đó chỉ là một sự hy sinh to lớn.
D. HeDt 13:7 Sự dẫn dắt là để đức tin cho người khác noi theo.
Kết quả của những gì bạn đang rao giảng trong đời mình là gì? Sự dẫn dắt hay quyền năng Chúa không phải ở chức vị hay bằng cấp hay sự phong tước. Quyền lãnh đạo đến từ gương yêu Chúa. Sự dẫn dắt dựa trên sự bất an làm tan rã mọi người. Nhưng sự dẫn dắt dựa trên gương yêu Chúa nâng mọi người dậy và giải phóng năng lực của họ.
E. AmAm 7:12-14 Sự chăn dắt là đưa ra chỉ dẫn cho cả đàn theo sau.
- Có quá nhiều kẻ chăn đi theo sau bầy.
Chúng ta được dạy phải theo gương Đấng chăn chiên. Để đưa ra chỉ dẫn cho cả đàn theo sau, bạn phải vượt lên trên cách suy nghĩ của số đông người.
II. CÁC GƯƠNG MẪU TRONG TÂN ƯỚC VỀ SỰ VƯỢT LÊN TRÊN TRẠNG THÁI TINH THẦN CỦA ĐÁM ĐÔNG.
A. Đám đông bị cai trị bởi tiếng nói sai trật (LuLc 8:34-37).
B. Đám đông mang trạng thái tinh thần chung của họ. Chiên là kẻ theo sau đui mù.
C. Đám đông rất dễ thay đổi (8:34-37).
Nến bạn đang trở thành một người dẫn dắt bạn phải chuyên tâm và nhận biết con đường mình đang đi.
D. Đám đông rất dễ bị thuyết phục (Mat Mt 27:20-25). Chúng ta cần phải được thuyết phục bởi một điều, đó là lời kêu gọi của Chúa trong đời sống chúng ta.
E. Đám đông có những quyết định tồi tệ (27:21).
F. Đám đông đóng đinh người dẫn dắt (27:22).
G. Đám đông không bao giờ liều mình. Phi-e-rơ đi trên mặt nước nhưng các môn đồ khác đã không làm. Các môn đồ lên thuyền nhưng đám đông người vẫn đứng trên bờ.
H. Đám đông tạo nên người môn đồ xuất sắc.
Hãy là một người dẫn dắt quý báu. Dạy đàn những gì phải theo. Sống một đời sống đầy gương yêu Chúa. Hãy nhớ rằng công việc của chúng ta không phải là nhượng bộ sự nhàn hạ của người khác. Sự lãnh đạo quấy rầy kẻ nhàn hạ nhưng an ủi kẻ bị quấy rầy. Hãy là người lãnh đạo và phát triển những người lãnh đạo khác.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận đào sâu câu sau:
Sự lãnh đạo quấy rầy kẻ nhàn hạ nhưng an ủi kẻ bị quấy rầy.
Hãy so sánh hình thức lãnh đạo chính trị của đời này với cách lãnh đạo trong Tân Ước mà Chúa Jêsus đã đặt ra. Những gì trong lời Chúa phù hợp với sự lãnh đạo ở cương vị mục sư theo cách của bạn? Nếu phải dẫn dắt đám đông làm thế nào chúng ta thể hiện quyền lãnh đạo mà không trở nên độc đoán? Nêu một vài gợi ý để làm thế nào người lãnh đạo có thể sống vượt lên trên ý nghĩ của đám đông?
TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Mat Mt 20:20-22 và so sánh sự lãnh đạo đời này với sự lãnh đạo mà Chúa Jêsus đặt ra trong Hội thánh. Điều nào trong đó phù hợp với kiểu người lãnh đạo của bạn? Hãy diễn tả ý nghĩa của sự lãnh đạo phục vụ theo ý bạn hiểu bằng lời văn của mình. Hãy dùng bài học này đánh giá tìm khuyết điểm của bạn. Bạn là người dẫn dắt hay kẻ theo sau?
BÀI 5: CẠM BẪY CỦA NHỮNG Ý TƯỞNG HƯ ẢO
LỜI GIỚI THIỆU
Kinh thánh chép không có khả năng nhìn biết thì con người sẽ chết. Nhiều người có cái nhìn sai lạc, không thực tế. Có nhiều cách nhìn dựa trên niềm tin trong khi nhiều cách nhìn khác lại dựa trên giả định. Kế hoạch và ý chỉ của Đức Chúa Trời muốn bạn là người có một đời sống đầy khả năng nhìn biết. Khả năng nhìn biết mở ra những cơ hội to lớn để bạn sống một đời sống được đổ đầy định mệnh. Nếu bạn thực sự có một khả năng nhìn biết, mà chẳng mấy ai sẽ phấn khởi về giấc mơ đó.
Giăng đoạn 9 kể lại câu chuyện người mù được Chúa chữa lành. Chúa Jêsus mang lại ánh sáng cho người mù. Khi Thánh Linh Chúa nhóm lửa lòng bạn, bạn có thể nhận lãnh một khả năng nhìn biết theo cách bạn chưa từng nhìn biết trước đó. Có nhiều người có thể nhìn thấy cách tự nhiên nhưng thuộc linh họ không có khả năng nhìn biết.
HelenKeller là người phụ nữ sáng tạo ngôn ngữ cho người mù. Một lần người ta hỏi bà liệu bà có thể tưởng tượng ra điều gì tệ hơn bị đui mù chăng. Bà đáp: “có, đó là có mắt mà không thể nhìn thấy”.
Nhiều người chỉ duy trì quyền lãnh đạo của họ. Họ chỉ tồn tại mà thôi. Chúa Jêsus mang lại sự sáng cho người đàn ông này, nhưng anh ta bị bao quanh bởi những người có thể nhìn cách tự nhiên mà thuộc linh không có sự nhìn biết. Chúng ta hãy xem sự đối lập khác nhau mà người đàn ông này nhận được.
DÀN Ý BÀI HỌC
Đoạn Kinh Thánh: GiGa 9:2-23 “2 Môn đồ hỏi Ngài rằng: Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? 3 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người. 4 Trong khi còn ban ngày, ta phải làm trọn những việc của Đấng đã sai ta đến; tối lại, thì không ai làm việc được. 5 Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian. 6 Nói xong Ngài nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, và đem xức trên mắt người mù. 7 Đoạn Ngài phán cùng người rằng: Hãy đi, rửa nơi ao Si-lô-ê (nghĩa là chịu sai đi). Vậy, người đi đến ao đó, rửa, và trở lại, thì được thấy rõ. 8 Xóm giềng người mù và những kẻ trước kia từng thấy người đi ăn mày đều nói rằng: nầy có phải là người vẫn ngồi ăn xin đó chăng? 9 Người thì nói: Ấy là hắn; kẻ lại nói: Không phải, song một người nào giống hắn. Người mù nói rằng: Chính tôi đây. 10 Chúng bèn hỏi người rằng: Tại sao mắt ngươi đã mở được? 11 Người trả lời rằng: Người tên gọi là Jêsus kia đã hòa bùn, xức mắt tôi, và nói tôi rằng: hãy đi đến rửa nơi ao Si-lô-ê. Vậy, tôi đi đến, rửa tại đó, rồi thấy được. 12 Chúng hỏi rằng: Người ấy ở đâu. Người trả lời rằng: Tôi không biết. 13 Chúng dẫn người trước đã mù đó đến cùng người Pha-ri-si. 14 Vả, ấy là ngày Sa-bát mà Đức Chúa Jêsus đã hòa bùn và mở mắt cho người đó. 15 Người Pha-ri-si lại hỏi người thế nào được sáng mắt lại. Người rằng: Người ấy rà bùn vào mắt tôi, tôi rửa rồi thấy được. 16 Có mấy kẻ trong những người Pha-ri-si bèn nói rằng: Người nầy không phải từ Đức Chúa Trời đến đâu vì không giữ ngày Sa-bát. Nhưng kẻ khác rằng: Một kẻ có tội làm phép lạ như vậy thể nào được? Rồi họ bèn chia phe ra. 17 Bấy giờ chúng hỏi người mù nữa rằng: Còn ngươi, về người đã làm sáng mắt ngươi đó thì ngươi nói làm sao? Người trả lời rằng: Ấy là một đấng tiên tri. 18 Song le, người Giu-đa không tin rằng người ấy trước đã mù mà được sáng lại, cho đến khi gọi cha mẹ người đến. 19 Họ gạn hỏi rằng: Đây có quả thật là con trai các ngươi mà các ngươi nói rằng nó mù từ thuở sanh ra chăng? Thế thì sao bây giờ nó sáng vậy? 20 Cha mẹ người trả lời rằng: Chúng tôi nhìn biết là con trai chúng tôi đó đã mù từ thuở sanh ra; 21 nhưng hiện nay tại làm sao thấy được, thì chúng tôi không rõ. Chúng tôi cũng không biết ai mở mắt nó nữa. Hãy hỏi nó, nó đã đủ tuổi, chính nó sẽ nói cho. 22 Cha mẹ người nói vậy, vì sợ dân Giu-đa; bởi dân Giu-đa đã định rằng hễ ai xưng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ thì phải bị đuổi ra khỏi nhà hội. 23 Ấy vì cớ đó nên cha mẹ người nói rằng: Nó đã đủ tuổi, hãy hỏi nói.”
I. CÁC MÔN ĐỒ ĐẠI DIỆN CHO THÁI ĐỘ PHÂN TÍCH (9:2-5).
A. Các môn đồ đã quá chú trọng đến vấn đề.
Nhiều hội thánh ngày nay quá chú trọng đến vấn đề. Họ có những buổi hội thảo, họp bàn mà chỉ toàn đưa ra những câu hỏi. Nhiều hội thánh bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi gọi là người bị chứng thần kinh phân liệt, quay lưng với cuộc sống. Dễ có khả năng chúng ta quá bận lòng với việc hỏi lẽ đến độ quên thoát khỏi vấn đề và làm theo những gì Chúa muốn chúng ta làm.
B. Chúa Jêsus chú trọng đến lời giải của vấn đề.
Những gì Chúa Jêsus phán hôm nay cũng giống như những gì Chúa phán trước đó 2000 năm. Hết thảy đều trong một sứ mạng vĩ đại. Đừng luôn chú trọng đến vấn đề nhưng hãy học theo Thánh Linh Chúa và chú trọng đến lời đáp của vấn đề.
II. KẺ LÂN CẬN TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ QUEN BIẾT
Những kẻ biết người mù trước đó chẳng có vấn đề gì về anh ta. Nhưng khi anh ta được sáng mắt họ bắt đầu có vấn đề với anh. Nếu bạn bị chi phối bởi những người đã từng biết bạn trước đó, bạn sẽ không thể trở nên như người mà Chúa muốn bạn nên. Ý muốn của Chúa là bạn không còn bị những người quen nhận ra con người mình.
Sau sự Phục Sinh, những kẻ biết Chúa Jêsus trước đó không thể nhận ra Ngài.
C. Kẻ lân cận tượng trưng cho những người biết rõ về bạn.
1. Họ biết: Những yếu điểm của bạn. Những sai lầm trong quá khứ của bạn. Trong tâm trí họ, Chúa không thể xử dụng bạn.
2. Đừng để bị chi phối bởi suy nghĩ của họ vì Chúa không nhìn bạn theo cách họ nhìn bạn. Nếu bạn sắp sa thải một người lãnh đạo, bạn phải cho họ đất để vươn lên và thay đổi.
3. Đừng để kẻ khác ấn định mức độ cho đời bạn. Nhưng hãy để Chúa định ra mức độ đó. Để mình bị chi phối bởi những người quen biết là kẻ thù của sự nhìn biết.
III. NGƯỜI PHA-RI-SI TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ GIẢ HÌNH (9:13-17)
A. Thái độ của người Pha-ri-si là thái độ giả hình (9:16).
Họ không bao giờ thấy được những gì thuộc về Chúa.
B. Người Pha-ri-si chỉ có thể thấy được ngày Sa-bát.
Nhưng Chúa luôn chữa bệnh trong ngày Sa-bát. Và thường, Chúa không khứng làm theo lối họ mong muốn. Đức Chúa Trời không ban cho sự nhận biết hợp với cách nghĩ của mỗi người.
C. Thái độ của người Pha-ri-si luôn là thái độ gây chia rẽ.( 9:16).
Nhiều người quá bị chi phối bởi vật chất bên ngoài như hoa tai và nữ trang đến nỗi đánh mất đi phép lạ của sự cứu chuộc.
IV. NGƯỜI GIU-ĐA TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ KHÔNG TIN (9:18-19)
Họ không thể tin cho đến khi họ nói chuyện với cha mẹ người mù. Thái độ không tin thường xuất phát trong chính chúng ta. Thật dễ lắm bị cai trị bởi những gì bạn biết về mình. Chúng ta cần phải xây dựng một niềm tin nơi Chúa trong đời sống mình (HeDt 10:35). Kẻ thù thích gieo mầm mống của sự bất tin vào lòng bạn.
Kẻ thù muốn bạn:
- Thấy điều này khó khăn dường nào.
- Bị cai trị bởi sự thiếu kết quả.
- Bị cai trị bởi sự thiếu thốn về tài chính.
- Bị cai trị bởi thiếu người nâng đỡ.
Chúng ta phải khắc phục thái độ bất tin nếu chúng ta muốn hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời dành riêng cho đời sống chúng ta. Sự nhìn biết sẽ luôn giúp bạn vượt lên những khả năng tự nhiên của mình.
V. CHA MẸ TƯỢNG TRƯNG CHO THÁI ĐỘ E DÈ (GiGa 9:20-23).
A. Họ xa cách mình khỏi phép lạ (9:22).
Nhiều người bị che mắt bởi những điều họ nghĩ là họ biết. Họ quá cảm động bởi những gì họ nghĩ là họ biết đến nỗi họ không thấy được kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời. Sự nhìn biết của bạn cần được xây dựng trên những gì bạn biết là chân lý cho đời sống bạn.
B. Bạn phải biết về chân lý và để chân lý xây dựng khả năng nhìn biết trong đời sống bạn.
Hãy làm như ý Chúa muốn. Hãy chỗi dậy và thực hiện khả năng nhìn biết Chúa đã ban cho đời sống bạn và sống một đời sống kết quả trong Danh Chúa.
THẢO LUẬN NHÓM
Bạn xử lý thế nào với thái độ quen thuộc về những sai lầm và thất bại của bạn trong quá khứ. Hãy xét lại 5 trạng thái tinh thần đã được học trong bài. Trạng thái nào đồng nhất với đời sống bạn. Hãy thảo luận với các thành viên trong nhóm và hãy để họ giúp bạn cầu nguyện khắc phục thái độ sai lệch này.
TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy lấy Kinh thánh và nghiên cứu Tin Lành Giăng đoạn 9 và ghi chú 5 nhóm ngườiđược trình bày trong đó. Kể ra từng nhóm và viết 1 cách tóm tắt lời văn của mình về việc làm cách nào khắc phục thái độ của từng nhóm người bạn đang đối diện trong cuộc sống.
bottom of page