top of page
    ISOM CẤP 4 - Truyền Giáo Và Mùa Gặt
    (Missions And The Harvest)

Hung Tran

Jul 6, 2023

Giáo Trình I.S.O.M International School of Ministry
(Tiến sĩ Howard Foltz)



Tiến sĩ Howard Foltz là người sáng lập và là chủ tịch của AIMS. Tiến sĩ Foltz đã thành lập AIMS vào năm 1985 với mục đích thách thức và vận động các nhà thờ đến Tin Lành nơi chưa bao giờ được thực hiện trước đó. AIMS đã đào tạo hơn 163.000 mục sư và nhà lãnh đạo để tham gia vào các bộ văn hóa đa văn hóa.


 (Mở Bài Học - Mở Bài Thi)

D7.1 Những Thuật Ngữ Truyền Giáo.

D7.2 Nền Tảng Kinh Thánh Của Việc Truyền Giáo.

D7.3 Sự Rao Truyền Phúc-Âm Và Dạy Dỗ.

D7.4 Tình Trạng Của Thế Giới.

D7.5 Hội Thánh Của Đại Mạng Lệnh.

D7.6 Tác Động Đến Thế Giới Qua Việc Cầu Nguyện.

D7.7 Một Hợi Thánh Được Huy Động Và Sai Đi.

D7.8 Truyền Giáo Ngắn Hạn Và Hội Thảo Truyền Giảng.

D7.9 Đức Tin Hiển Dâng Và Những Dân Tộc Chưa Biết Đến.

D7.10 Chuẩn Bị Việc Truyền.





 




BÀI 1: NHỮNG THUẬT NGỮ TRUYỀN GIÁO


LỜI GIỚI THIỆU


Một nhà nghiên cứu công tác truyền giáo nổi tiếng, Tiến sĩ Davit Barrett của giáo Hội Anh Quốc trong một bài nghiên cứu của ông đã khám phá rằng hiện nay trên toàn thế giới có 440 triệu người đầy dẫy Thánh Linh trong Phong Trào Phục Hưng. Ông cũng khám phá ra rằng phong trào Thánh Linh to lớn mỗi ngày tăng lên 54 000 người, và mỗi năm tăng lên 19 triệu người. Đây là lực lượng thu hoạch to lớn.

Đức Chúa Trời hiện đang đổ đầy Thánh Linh và Ngài vực dậy những Hội thánh đầy dẫy Thánh Linh để hoàn thành Đại Mạng Lệnh trong cuộc đời chúng ta. Bạn là một phần của sứ mạng này và Đức Chúa Trời đang dẫn bạn và Hội thánh của bạn vào việc truyền bá Phúc-âm toàn cầu .

* Có 7 mục tiêu phải hoàn tất trong giai đoạn này.

Đó là:

• Hiểu được những thuật ngữ truyền giáo cách đúng đắn.

• Biết được cách nào để thành lập đời sống của một người dựa trên nền tảng Kinh thánh của sự truyền giáo.

• Khám phá ra thế giới trong mắt Chúa như thế nào.

• Hiểu được Hội thánh của Đại Mạng Lệnh là như thế nào.

• Cá nhân hóa mục tiêu của Đại Mạng Lệnh trong từng đời sống.

• Huy động mọi thành viên trong Hội thánh cho việc phúc âm hóa toàn cầu.

• Giúp Hội thánh địa phương thành Hội thánh chiến lược.


DÀN Ý BÀI HỌC


Có 7 thuật ngữ chúng ta cần phải hiểu trong khi thực hiện Đại Mạng Lệnh.


I. SỨ MẠNG


Thuật ngữ nầy chỉ công việc cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong việc xây dựng Nước Ngài trên toàn trái đất.


II. TRUYỀN GIÁO


Từ này chỉ công việc rao truyền sứ mạng qua các nền văn hóa. Ở đây chúng ta bước vào 1 nền văn hóa khác, có quan điểm về thế giới khác với chúng ta.


III. NHÀ TRUYỀN GIÁO


Một người truyền giáo là người bước vào một nền văn hóa khác để làm công tác truyền giáo cho Chúa. Đây là người đã tỏ ra hiệu quả và kết trái trong chính nền văn hóa mình và được Chúa kêu gọi bước vào nền văn hóa khác. Mọi người phải là chứng nhân và người truyền giáo. Nhưng không phải là người được kêu gọi di cư gia đình đến sống tại nền văn hóa khác để thuyết giảng Phúc-âm.


IV. CÓ 3 LOẠI PHÚC-ÂM


A. Phúc-âm E-1

Đây chỉ về việc hướng đến thành phố của chúng ta hay tổng địa lý vùng và văn hóa (chỉ về “thành Giê-ru-sa-lem và xứ Giu-đê” trong Cong Cv 1:8). Đây là những người chúng ta dễ tiếp xúc nhất.

B. Phúc-âm E-2

Đây chỉ về sự rao truyền Phúc-âm qua các nền văn hóa đến một nền văn hóa có những điểm giống nhau quan trọng so với nền văn hóa của chúng ta (chỉ về xứ Sa-ma-ri).

C. Phúc-âm E-3

Đây là sự băng qua các hàng rào văn hóa quan trọng (Chỉ về “tận cùng của trái đất”).


V. DÂN TỘC


Khi Đức Chúa Trời nhìn vào thế gian, Ngài nhìn theo từng dân tộc. Một dân tộc được tạo thành bởi những người có chung một văn hóa, ngôn ngữ và chủng tộc. Có 11,874 nhóm dân tộc và ngôn ngữ trên thế giới. Có 24,000 nhóm dân tộc có văn hóa trên thế giới.


VI. DÂN TỘC CHƯA ĐƯỢC TIẾP XÚC


Đây là một dân tộc không có một Hội thánh bản xứ đúng nghĩa hay không có một cộng đồng tín hữu Cơ-đốc với một nguồn linh rao truyền Phúc-âm cho chính dân tộc mình.


VII. SỰ CHUNG KẾT HAY HOÀN THÀNH ĐẠI MẠNG LỆNH


Điều này có nghĩa là từng bước hoàn thành sứ mạng của Chúa Jêsus theo một cách có quan sát và đều đặn. Điều này thực hiện được nhờ việc thiết lập một Hội thánh bản xứ đúng đắn trong từng dân tộc. Tại sao chúng ta phải vâng phục sứ mạng lớn lao này?

Vì điều này được chép trong Kinh thánh.

Làm thế nào chúng ta hoàn thành sứ mạng này? Đó là đi từng bước và khi chúng ta hoàn thành sứ mạng thì Chúa Jêsus đến.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận mối quan hệ giữa các thuật ngữ: sứ mạng, truyền giáo và người truyền giáo. Những thuật ngữ đó liên quan với nhau như thế nào?

Làm thế nào chúng ta biến đổi những Hội thánh địa phương thành những Hội thánh đi vào Sứ Mạng Vĩ Đại? Trong nước bạn có bao nhiêu dân tộc mà bạn biết được?

Có bao nhiêu trong số đó theo bạn biết là có Hội thánh bản xứ hẳn hoi? Dân tộc của bạn có thể làm gì cho nhu cầu này?


TỰ NGHIÊN CỨU


1. Hãy viết lại định nghĩa của những thuật ngữ sau bằng lời của chính bạn: Những người truyền giáo; Dân tộc; Dân tộc chưa được tiếp xúc; Chung kết.

2. Những điểm giống nhau giữa Phúc-âm E-1 và E-2 là gì?

3. Phúc âm E-3 là gì?





 





BÀI 2: NỀN TẢNG KINH THÁNH CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần đầu chúng ta bàn về các thuật ngữ truyền giáo. Đến đây chúng tôi muốn nói về nền tảng Kinh thánh của việc truyền giáo. Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất trong toàn hệ thống vì Thần đạo được định nghĩa như quan điểm thế gian.

Quan điểm thế gian là cách chúng ta lý giải thực tế. Thần đạo giúp chúng ta lý giải được hiện thực chúng ta nhìn thấy xung quanh mình. Vì vậy Thần đạo về việc truyền giáo là hết sức quan trọng. Toàn Kinh thánh là quyển sách của sự truyền đạo. Đức Chúa Trời là Chúa của sự truyền đạo. Phần bài học này giúp chúng ta hiểu được triển vọng của Đức ChúaTrời về cách lý giải Lời Ngài và cách Lời Ngài đến thế gian.

Có một thuộc tính của Ngài mà chúng ta thường dễ bỏ qua trong Thần đạo của chúng ta về Đức Chúa Trời. Thuộc tính đó là Đức Chúa Trời là Chúa của sự truyền giáo. Đây là thuộc tính bản chất tự nhiên của Ngài. Khi chúng ta nói về nền tảng Kinh thánh của việc truyền giáo, chúng ta không bắt đầu bằng chính bản thân mình nhưng bắt đầu bằng chính Chúa. Chúng ta không bắt đầu bằng Cựu Ước, mà bắt đầu bằng chương đầu tiên của Kinh thánh.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. SỨ MẠNG SỰ TẠO HÓA CỦA CHÚA (SaSt 1:1-26)


A. Chúa hoạt động trong lịch sử.

1. Ngài là Đấng sáng tạo. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, chữ “sáng tạo” là“bara”có nghĩa là nóigọi hư không thành hiện thực.

2. Chúa là một kỹ sư.

Một kỹ sư hình dung một công trình trong tư tưởng và đem những gì mình thấy đó vào thực tế trên trang giấy. Khi Chúa sáng tạo, Ngài đã có một quang cảnh về một nước hoàn hảo sẽ do A-đam và Ê-va cai quản.

3. Chúa là thợ xây dựng.

Hết thảy đều nói về hoạt động của Chúa trong sự tạo dựng. Đọc cẩn thận Sáng thế ký đọan 1 và tìm ra 8 lần viết “Chúa phán” và Ngài “dựng nên”.

B. Con người được dựng nên:

Như đỉnh cao trong sự tạo dựng của Chúa. Theo như hình ảnh và bóng dáng giống như Chúa. Giống như Chúa là giống về khuôn mẫu và hình dạng (TrGv 3:11).


II. SỨ MẠNG CỦA SỰ CỨU CHUỘC (SaSt 3:15, RoRm 16:20).


A. Cả sự cứu chuộc là sự phục hồi.

B. Chúa đem chúng ta trở về từ nước của Sa-tan.

Chúa phục hồi chúng ta thành đối tượng của một sứ mạng cho những kẻ chưa được cứu.

C. Chúa phó chúng ta vào trại của kẻ nghịch để giải phóng kẻ bị tù.


III. HAI VƯƠNG QUỐC


A. Nước của sự mờ tối.

1. Sa-tan là dòng dõi của bóng tối (CoCl 1:13).

2. Nước của Sa-tan như thế nào? (Eph Ep 6:12).

3. Có 4 yếu tố thuộc về nước của bóng tối:

a. Những kẻ cai trị thuộc ma quỷ.

b. Quyền lực thuộc ma quỷ.

c. Sức mạnh của thế gian mờ tối.

d. Các thần dữ.

4. Qua sự cứu chuộc, I Phi 1Pr 2:9 Nói về 4 loại người chúng ta được trở nên:

- Chúng ta thành dòng giống được chọn.

- Chúng ta là thầy tế lễ nhà vua.

- Chúng ta là dân thánh.

- Chúng ta là dân thuộc về Đức Chúa Trời.

5. Chúng ta phải làm gì (Cong Cv 26:18).

B. Nước của sự sáng.

Đức Chúa Jêsus là “con cái” của một người nữ (Eph Ep 5:8). Chúng ta phải sống như con cái của sự sáng láng


IV. BA MẶT CỦA SỨ MẠNG VỀ PHÍA CHÚNG TA TRÊN CƯƠNG VỊ LÀ CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC CHÚA CỨU CHUỘC


Nhiệm vụ được giao mà chúng ta quên: Chúng ta là dân tộc của sứ mạng. Sứ mạng của sự cai quản (SaSt 1:28 ) .

1. Có 2 điều cơ bản Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trong tình bầu bạn với Ngài:

- Chúa ban phước cho chúng ta.

- Chúa nói với chúng ta.

2. Ba điều cơ bản chúng ta phải làm:

- Chúng ta phải lắng nghe Chúa.

- Chúng ta phải vâng phục Ngài.

- Chúng ta phải cai quản nguồn phước Chúa.

3. Có 5 điều đỗ ra từ ơn phước Chúa trong SaSt 1:28: Những điều này được gọi là chu kỳ ban phước. (Tiếp theo trong bài 3)


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận trong nhóm về thuộc tính của Chúa bị chúng ta quên lãng trong Thần đạo của mình khi nó liên quan đến sứ mạng.

Chúa bày tỏ chính mình Ngài trong lịch sử nhân loại như thế nào?

Trách nhiệm của chúng ta là gì trên cương vị là đối tượng của nguồn phước Chúa? Thảo luận thêm về chu kỳ ban phước. Ngụ ý của chu kỳ này đối với Cơ-đốc nhân sống trong xã hội mà chúng ta đang sống?


TỰ NGHIÊN CỨU


1. Nghiên cứu Sáng-thế Ký và kể ra 8 lần “Chúa phán” và Chúa “dựng nên”.

2. Chúa khiến con người liên quan đến sứ mạng Ngài như thế nào? (SaSt 1:28).





 




BÀI 3: SỰ RAO TRUYỀN PHÚC-ÂM VÀ DẠY DỖ


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần trước chúng ta bàn về mặt thứ nhất của sứ mạng, về phần chúng ta đó là sứ mạng của sự cai quản.

Ôn nhanh về chu kỳ của sự ban phước: Chúa ban phước cho chúng ta để chúng ta có thể trở nên kết quả, tăng trưởng và đầy dẫy trên đất, làm cho đất phải phục tùng và quản trị khắp đất. Đây là chủ định và tầm nhìn của Chúa về việc có một ngôi nước.

Chúa có thể dùng các thiên sứ Chúa cho chủ định này, nhưng Ngài đã chọn chúng ta. Vì thế chúng ta là đối tượng của Chúa để mở rộng ngôi nước Ngài đến tận cùng trái đất. Có nhiều Cơ-đốc nhân muốn đi trực tiếp từ ơn phước đến việc cai trị.

Nhưng vấn đề không phải như vậy. Còn có một quá trình tiến tới sự cai trị các dòng dõi của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải học làm thế nào để kết quả. Chúng ta phải học làm thế nào để nhân rộng và gia tăng thêm lên. Chúng ta phải học một chiến thuật để đổ đầy ân điển và vinh quang của Chúa trên thế gian tối tăm này. Đây là sứ mạng của sự cai quản của chúng ta. Còn có 2 mặt khác của sứ mạng về phần chúng ta.


DÀN Ý BÀI HỌC (Tiếp theo phần 2)


B. Sứ mạng của sự làm chứng và rao giảng Phúc-âm (Mac Mc 16:5-20).

1. Sự ghi lại Đại Mạng Lệnh đầu tiên trong SaSt 1:28.

2. Sứ mạng này được viết vào lòng chúng ta.

3. Sứ mạng được viết đầu tiên trong 12:1-3.

Ghi lại sứ mạng trong Tân ước là sự nhắc nhớ chúng ta là ai.

4. Mạng lệnh phải ra đi. Đây là một mệnh lệnh trong đời sống chúng ta.

5. Nhiệm vụ được giao: “Đi khắp nơi trên trái đất.”

• Nhiệm vụ: “Rao giảng Tin lành.”

• Mục tiêu: “Cho mọi người.”

6. Đáp ứng của sự dạy dỗ.

• Mục đích của họ: “Họ đi ra.”

Họ rao giảng: “Họ rao giảng khắp nơi.”

• Đồng hành với họ: “Chúa ở cùng họ.”

Quyền năng của họ: “Chứng thực Lời của Chúa bằng những dấu hiệu theo sau.”

• Nhiệt tình của họ: Được cảm động bởi tình yêu và sự vâng phục (II Cor 2Cr 5:14).

C. Sứ mạng của việc dạy dỗ (Mat Mt 28:18-20).

Sứ mạng này dựa trên quyền năng mà Chúa Jêsus nhận lãnh từ Cha Ngài. Từ quyền năng ở đây có nghĩa là sức mạnh được ủy thác của người được ủy nhiệm. Chúng ta có quyền năng thông qua mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nhiệm vụ được giao của chúng ta: “Đi.” Mục tiêu của chúng ta: Làm công việc dạy dỗ. Mục tiêu của chúng ta: Cho muôn dân, “ethne”(dân tộc). Nhiệm vụ của chúng ta: Làm phép báp-têm, dạy họ giữ hết thảy những điều đã truyền.

Lời hứa: “Ta hằng ở với ngươi luôn.”


I. NHỮNG LỜI HỨA VĨ ĐẠI


A. Lời hứa ban phước (SaSt 12:1-3).

1. Áp-ra-ham là người được sai đi cũng giống như Chúa Jêsus và chúng ta.

2. Dòng đầu hay phần chính.

Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn. Ta cũng làm nổi danh ngươi. Ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi.Ta rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi.

3. Dòng cuối (HeDt 11:8).

Mọi dân tộc trên đất sẽ nhờ ngươi mà được cứu.

4. Ứng dụng trong Tân ước (GaGl 3:8, Mat Mt 21:43).

Mỗi khi tôi được phước, tôi có bổn phận làm một nguồn phước (AmAm 3:2-3). Dòng dõi của Áp-ra-ham đã không thực hiện được mục đích của Chúa nên Ngài đã trao quyền năng của nước Đức Chúa Trời cho dân ngoại. Chúa muốn chúng ta là những Hội thánh tồn tại vì các dân tộc đem Phúc-âm Chúa đến tận cùng trái đất. Nếu chúng ta không vâng lời, chúng ta có thể trở thành những cái máy tôn giáo có nhiều hoạt động nhưng không có quyền năng của nước trời.

B. Lời hứa về quyền phép (Cong Cv 1:8).

Từ Hy-lạp chỉ quyền phép là “dunamis” có nghĩa là sức mạnh để xử dụng 1 khả năng hay hiệu quả. Quyền phép nhận được ở sự khởi đầu. Thánh Linh là nguồn phát của sứ mạng.

. Giê-ru-sa-lem là vùng trung tâm, cùng một nền văn hóa (E-1)

. Giu-đa là vùng gần trung tâm, cùng một nền văn hóa (E-1)

. Xứ Sa-ma-ri: vùng xa trung tâm, khác văn hóa (E-2)

. Tận cùng trái đất: những nơi xa xôi, khác văn hóa (E-3).


II. LỜI TIÊN TRI TUYỆT VỜI


A. Lời tiên tri về sự hoàn thành (Mat Mt 24:14; IIPhi 2Pr 3:11-12).

1. Tin lành về nước Đức Chúa Trời.

2. Sẽ được giảng ra. Khắp đất. Để làm chứng cho muôn dân, “ethne”(dân tộc). Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.

B. Tiên tri về buổi lễ chung kết (KhKh 5:9-10, 7:9).

• Vô số người: Mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng.

• Chúng đứng trước ngôi và trước Chiên Con.

Từ Sáng-thế ký cho đến Khải-huyền, Đức Chúa Trời là Chúa của sứ mạng, Ngài đang xây dựng ngôi nước Ngài.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận trong nhóm bạn những gì chứa trong Đại Mạng Lệnh khi bạn xem lại: Mac Mc 16:15, 20; SaSt 12:1-3; Mat Mt 28:18-20. Những phần này được kinh nghiệm trong phạm vi mở rộng trong Hội thánh bạn như thế nào? Bạn có một nhóm tín hữu mà bạn đang dạy dỗ không? Cầu nguyện Chúa để bạn có sự vận động để dạy dỗ.


TỰ NGHIÊN CỨU


Học những đoạn Kinh thánh sau, kể ra những điều đặc biệt chứa trong sứ mạng được đưa ra

1. SaSt 1:28.

2. 12:1-33; Mac Mc 16:15-204; Mat Mt 28:18-25. Cong Cv 1:86. Tóm tắt của bạn.





 




BÀI 4: TÌNH TRẠNG CỦA THẾ GIỚI


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần này chúng tôi muốn xem thế gian như thế nào. Chúng ta sẽ xem Chúa xét thế gian như thế nào. Chúng ta biết rằng thế gian là một nơi đông đúc. Dân số hiện nay trên thế giới là hơn 5.4 tỉ, và cứ 5 ngày dân số tăng một triệu người (Viện nghiên cứu dân số).


DÀN Ý BÀI HỌC


I. GIA TĂNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA CẦU


A. Dân số gia tăng.

Năm 1830, chỉ có 2 tỉ người trên thế giới.

Năm 1930, có 3 tỉ.

Năm 1960, có 4 tỉ.

Năm 1975, dân số gần 5 tỉ.

B. Báo cáo toàn cầu.

Với 5 tỉ dân, những số liệu sau đây cho chúng ta thấy được tình trạng hiện nay của chúng ta trên thế giới.

- Cơ-đốc nhân cam kết: 10% dân số. Khoảng 550 triệu người.

- Những Cơ-đốc nhân khác: 20% dân số. Nhóm này được gọi là “Cơ-đốc văn hóa”. Khoảng 1 tỉ.

- Những người không phải Cơ-đốc trong tầm tiếp xúc: 30% dân số. Khoảng 1.2 hay 1.3 tỉ người.

- Những người chưa được tiếp xúc: 40% dân số. Không có nhà thờ bản xứ thật sự giữa họ để rao truyền Phúc-âm cho họ. Nhiều người trong số họ sống ở khu vực 10/40 Window.


II. KHU VỰC 10\40


A. Toàn bộ 97% dân tộc chưa được tiếp xúc sống trong khu vực “10/40 Window”, một vành đai trải dài từ Tây Phi xuyên Châu Á giữa 10o và 40o phiá bắc đường xích đạo. Những nỗ lực truyền giáo trong vùng này là rất quan trọng cho nhiêm vụ truyền bá Phúc-âm thế giới. Vì phần lớn những người theo đạo Hồi, đạo Hin-du, và đạo Phật sống ở đây.

B. Cũng vậy, 82% những người “nghèo nhất của người nghèo” được tìm thấy tại khu vực 10/40 Window.

C. 84% những người có mức sống thấp nhất sống tại khu vực 10/40 Window. Theo Liên Hiệp Quốc mức sống thấp nhất được quyết định bởi 3 yếu tố:

- Tuổi thọ: Chúng ta mong sống đến bao lâu.

- Chết sớm: Tại những nước càng thiếu văn hóa và điều kiện sống càng có nhiều trẻ sơ sinh chết trong khi sinh so với những nước phát triển.

- Văn hóa: Khi người dân không biết đọc chữ, họ khó có điều kiện tiến bộ. Những người sống tại khu vực đó là những người bị áp bức, bệnh tật và bị đói khổ. Đó là những quốc gia nằm trong số những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Và các quốc gia trên địa cầu, những nước này có ít con đường đến với Chúa Jêsus.


III. LÀNG PHÚC-ÂM


A. Những người trong tầm liên lạc (% dân số thế giới) 60% dân số thế giới “Đã được tiếp xúc”bao gồm:

1. Cơ-đốc nhân cam kết =10%

2. Những Cơ-đốc nhân “Danh nghĩa”= 20%

3. Những người không phải Cơ-đốc nhân nhưng “Trong tầm tiếp xúc”=30%

Có 9 nhóm tôn giáo lớn bao gồm:

- Tính đến năm 2000, Đạo Hồi: 1.240.258.000; Không tín ngưỡng: 915.714.000; Hin-du: 846.467.000; Đạo phật: 334.852.000; Vô thần: 213.515.000

- Tân tín ngưỡng: 130.352.000; Tín ngưỡng theo bộ lạc: 100.862.000; Ấn-độ giáo: 21.774.000; Do-thái giáo: 15.192.000.

B. Các khu vực của thế giới được phân chia bởi Patrick Johnstone và David Barrett

1. Thế giới nhóm A

2. Thế giới nhóm B

3. Thế giới nhóm

C Dưới 50% dân số đã từng nghe Phúc-âm.

Khoảng 50% người không phải Cơ-đốc nhân đã nghe về Phúc-âm. Thế giới của đa số Cơ-đốc nhân. 3 951 dân tộc ở đây.

Hơn phân nữa số dân đã nghe Phúc-âm 1 lần. Nhưng ít hơn 60% là Cơ-đốc nhân. Hơn 60% nhận mình là Cơ-đốc nhân.

C. Dân tộc chưa được tiếp xúc theo John Gilbert làm việc tại Hội truyền giáo nước ngoài của Southern Baptists. Số dân tộc chưa được tiếp xúc là 6.431 dân tộc.

D. Quan điểm của Ralph Winter của trung tâm truyền giáo thế giới tại Mỹ.

- Nhóm có ngôn ngữ dân tộc riêng gần là 12.000.

- Nếu những dân tộc có nền văn hoá riêng được đếm, con số đó sẽ hơn 24.000.

- Có ít nhất 10.000 dân tộc có ngôn ngữ và văn hóa riêng cần một sự vận động để xây dựng Hội thánh giữa họ. Nhân quyền của mỗi người là có thể được nghe về Phúc-âm của Chúa Jêsus. Chúng ta đang sống trong một thời điểm có rất nhiều cơ hội khi mà chúng ta có thể gặp gỡ với những dân tộc chưa được tiếp xúc với Phúc-âm của Chúa bằng nhiều phương tiện khác nhau nếu chúng ta muốn.


IV. BẢNG ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ CỦA CHÚNG TA.


- Năm (Sau Chúa): 100190019801995

- Những người không nhận mình là Cơ-đốc nhân: 1801.0623.0254.023

- Những người nhận là Cơ-đốc nhân: 15581.4331.734

- Cơ-đốc nhân cam kết chắc chắn: 0,540275600


V. GIẢI THÍCH DỮ LIỆU


Năm (Sau Chúa):

100190019801995: Số người chưa tin so với những Cơ-đốc nhân cam kết chắc chắn.

316/140/115/18,6/1 Những giáo đoàn trên những dân tộc chưa được tiếp xúc.

1/1210/11621600/1 Số liệu theo hàng triệu; nguồn cung cấp: Truyền bá Phúc-âm thế giới Data base và Trung tâm truyền giáo thế giới tại Mỹ.


VI . TIỀN CỦA


Thế giới của Cơ-đốc nhân

Thế giới những người chưa tiếp xúc: Có 1,9 tỉ người và sở hữu 62% thu nhập trên thế giới. Có 2,2 tỉ người và sở hữu 5% thu nhập thế giới Cơ-đốc nhân chi: 99.9%

Thu nhập cho chính họ.

- 0.99% Thu nhập cho thế giới những người không phải Cơ-đốc nhân đã nghe về Phúc-âm. (những người đã từng nghe về Phúc âm ít nhất một lần).

- 0.01% Cho những người chưa được rao giảng về Phúc-âm của Chúa Jêsus. Cung cấp cho Hội truyền giáo nước ngoài tại Mỹ số lượng chỉ có 7 cent mỗi người trong một tuần.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận các phương cách khác nhau hiện có trong vòng Cơ-đốc nhân cam kết trên thế giới ngày nay có thể được huy động và xử dụng để tiếp xúc với những dân tộc chưa được tiếp xúc.

Nếu Hội thánh của bạn phải trở thành một Hội thánh của Đại Mạng Lệnh mà có thể vươn tới những dân tộc chưa được tiếp xúc, bạn sẽ làm những thay đổi lớn lao nào trong chương trình của Hội thánh để đạt được điều này?Bạn có thể kể ra một số dân tộc trong khu vực bạn sống mà không được kể đến trong khu vực 10/40 Window nhưng phù hợp với sự xếp loại đó? Cộng đồng Cơ-đốc trong khu vực bạn sống nỗ lực tiếp xúc họ như thế nào? Biện pháp rao giảng Phúc-âm nào có thể làm được?

Cầu xin Thánh Linh Chúa mở cửa lòng họ để đón nhận Phúc-âm và Đức Chúa Trời của vụ thu hoạch sẽ gởi công nhân Phúc-âm đến với họ.


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy viết lại mô tả của bạn về khu vực 10/40 Window bằng lời của chính bạn. Bạn xem nhân quyền cơ bản quan trọng của mỗi người là gì? Dân tộc chưa được tiếp xúc là ai? Hãy viết ra vai trò của chính bạn trên cương vị là một Cơ-đốc nhân cam kết góp phần vào việc tiếp xúc với những dân tộc chưa được tiếp xúc.





 




BÀI 5: HỘI THÁNH CỦA ĐẠI MẠNG LỆNH


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần trước chúng ta nói về tình trạng của nhiệm vụ truyền bá Phúc-âm toàn cầu.

Chúng ta khám phá ra nhiệm vụ có thể được hoàn thành vì chúng ta có nguồn tài nguyên. Chúng ta chỉ cần có sự nhìn biết và làm một cam kết. Tuy nhiên chúng ta cũng phải có một số thay đổi trong việc sắp đặt tiền bạc và các nguồn tài nguyên khác.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. CƠ-ĐỐC NHÂN CHI TIÊU NHƯ THẾ NÀO


Cơ-đốc nhân chi 99,9% thu nhập cho chính họ. Họ chi 0,09% cho những người không phải Cơ-đốc nhân trên thế giới, nhưng đã nghe về Phúc-âm (Những người đã nghe nhưng từ chối hoặc nghịch lại).

Họ chỉ chi 0,01% cho vùng chưa được Phúc-âm hóa, hay những người chưa bao giờ nghe về Phúc-âm. Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ lại về việc đặt để những người làm công Cơ-đốc và nguồn tài nguyên.


II. VIỆC ĐẶT ĐỂ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG CƠ-ĐỐC TRỌN THỜI GIAN


Người ta đã khám phá ra rằng 94% công nhân Cơ-đốc làm việc trọn thời gian trong các nước nói tiếng Anh. Các nước nói tiếng Anh chỉ chiếm 9% dân số toàn cầu. Chúng ta cũng khám phá điều nầy dưới 2% các vị truyền giáo của chúng ta làm việc tại làng lớn chưa được tiếp xúc, đó là thế giới của đạo Hồi. Điều này chỉ cho chúng ta có khuynh hướng cử những nhà truyền giáo đến những vùng đã được Phúc-âm hóa.

Chúng ta phải nhắm vào mục tiêu khu vực 10/40 Window. Vùng mà David Barret gọi là thế giới nhóm

A.Tại Mỹ, cứ 1300 người có 1 người là Cơ-đốc nhân làm việc trọn thời gian.

Tại những vùng chưa được tiếp xúc của thế giới cứ trong 450.000 người có 1 Cơ-đốc nhân làm việc trọn thời gian.

B. Tại Châu Á, cứ 2,7 triệu người có 1 Cơ-đốc nhân làm việc trọn thời gian.


III. NHỮNG NGƯỜI ĐÓI KHỔ TRÊN THẾ GIỚI


Chúng ta biết hiện có khoảng 1.8 tỷ người không được nuôi dưỡng trên thế giới. Trong 6.528 ngôn ngữ, chỉ dưới 1/3 là có Kinh thánh hoàn chỉnh. Vì thế có một nhu cầu to lớn đối với những người đói khổ cả thuộc thể lẫn thuộc linh.


IV. NHỮNG CƠ-ĐỐC NHÂN CỦA ĐẠI MẠNG LỆNH


Định nghĩa: Một Cơ-đốc nhân của Đại Mạng Lệnh là người xem trọng sứ mạng và đem đời sống mình thực hiện sứ mạng đó. Mỗi Cơ-đốc nhân nên là một người:

- Cam kết là một người trung tín trung thành và vâng phục vì thế gian hư mất.

- Góp phần vào công tác truyền giáo.

- Tham gia vào công tác truyền giáo ngắn hạn.


V. HỘI THÁNH CỦA ĐẠI MẠNG LỆNH


A. Định nghĩa: Một Hội thánh của Đại Mạng Lệnh xem trọng sứ mạng và tổ chức mọi chương trình và sự chăm sóc nhằm rao giảng Tin Lành tại thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, Sa-ma-i cho đến cùng trái đất.

Hội thánh của Đại Mạng Lệnh được tạo thành bởi những Cơ-đốc nhân của Đại Mạng Lệnh

B. Kiểu mẫu của một Hội thánh được cử.

1. Con dân Chúa: Chúa làm việc giữa họ

2. Bốn khía cạnh của Hội thánh

3. Những sứ mạngThế giới

4. Công việc cứu chuộc của Chúa

5. Sự dẫn dắt đầy dẫy Thánh Linh

6. Phúc âm hoá trên một nền văn hóa…???……….

7. Quyền năng của Đức Thánh Linh

8. Sự soi sáng Sứ mạng 40% dân số thế giới

9. Khải thị của lời ChúaThờ phượng/trung bảo

Truyền giáo qua các nền văn hóaTín hữu

C. Có 2 loại Hội thánh.

1. Hội thánh thể chế hay truyền thống.

- Họ có khuynh hướng ra đi.

- Mỗi sự ra đi cạnh tranh giành sự chú ý.

- Họ quá bận tâm về ngân quỹ hay tài nguyên tương xứng để giữ Hội thánh tồn tại.

2. Hội thánh hữu cơ.

Luôn có những quyền năng kể trên mà không cần sự cạnh tranh. Kết cấu được dùng cho mọi phạm vi từ thành Giê-ru-sa-lem đến tận cùng trái đất. Hội thánh này vì thế trở thành Hội thánh chiến lược không phải Hội thánh thể chế. Quyền năng hữu cơ của Đức Chúa Trời làm việc liên tục. Quyền năng được giải phóng qua cấu trúc Hội thánh cho đến đầu cùng đất. Kết cấu và tổ chức không bao giờ bắt đầu hay thi hành quyền năng của Đức Thánh Linh. Quyền năng của ĐTL có được nhờ mối tương giao của chúng ta với ĐCT. Nhưng kết cấu có thể cản trở thậm chí chấm dứt quyền năng của ĐTL.

D. Tiêu chuẩn một Hội thánh của Đại mạng lệnh.

1. Một Hội thánh cầu nguyện.

Cầu nguyện cho thế gian, và ít nhất là cho một dân tộc được nhận làm con nuôi của Đức Chúa Trời.

2. Một Hội thánh phân phát.

Mỗi Hội thánh nên phân phát 10% tổng thu nhập vào công tác chăm sóc qua một nền văn hóa khác. Phân phát ¼ số lượng cho những dân tộc chưa được tiếp xúc. Đây có thể là mức đầu của việc phân phát, nên được xem lại cách thường xuyên.

3. Đăng ký ít nhất 10% dân sự vào công tác truyền giáo ngắn hạn.

4. Mỗi Hội thánh cầu nguyện cho ít nhất 1% thành viên của Hội thánh trở thành nhữngnhà truyền giáo chuyên nghiệp.

5. Mỗi Hội thánh nên kết hợp với những Hội thánh khác để giúp họ huy động cùnghoàn thành bốn mục tiêu kể trên.

6. Mỗi Hội thánh phải hiệp với thân Chúa trên toàn thế giới giúp hoàn thành Đại MạngLệnh

(GiGa 17:20-21). Xin Chúa hướng dẫn Hội thánh bạn trở nên Hội thánh của Đại mạng lệnh.


THẢO LUẬN NHÓM


Trong phần thảo luận, hỏi xem Hội thánh của mỗi người dành bao nhiêu phần trăm thu nhập của Hội thánh cho việc truyền giảng?

Có thể làm gì trong việc chi tiêu của Hội thánh để có thêm nhiều tiền hơn cho lĩnh vực truyền giáo?

Có bao nhiêu người trong Hội thánh bạn tham gia vào công tác truyền giảng?

Hội thánh bạn đã có một nhóm người cầu nguyện cho việc truyền giảng mà thường xuyên nhóm nhau lại cầu nguyện cho những người truyền giáo và các hoạt động của họ trên thế giới chưa?

Nếu không làm thế nào bạn thành lập được một nhóm như thế?


TỰ NGHIÊN CỨU


Với những thông tin thu được từ bài học, hãy làm một nghiên cứu về Hội thánh địa phương của bạn bằng cách xem xét những kết cấu và cách tổ khác nhautrong Hội thánh. Bạn cũng có thể lên kế hoạch phỏng vấn trao đổi với người lãnh đạo của nhóm khác cũng như trao đổi với mục sư. Khi kết thúc việc điều tra, ghi lại tóm tắt của bạn trên trang giấy riêng.

Hội thánh của bạn có chất lượng như một Hội thánh của Đại Mạng Lệnh hay một Hội thánh truyền thống?

Bạn có thể làm gì để mang lại những thay đổi hay tiến bộ trong Hội thánh bạn?





 




BÀI 6: TÁC ĐỘNG ĐẾN THẾ GIỚI QUA VIỆC CẦU NGUYỆN


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần trước chúng ta đã được học về việc đổ đầy những Cơ-đốc nhân của sứ mạng vào Hội thánh và cảm động thực hiện Đại Mạng Lệnh. Chúng ta cũng khám phá rằng mỗi Hội thánh phải là Hội thánh của sứ mạng với quyền năng của Chúa làm việc giữa họ. Chúa muốn quyền năng đó được tỏa ra trên toàn thế giới qua cấu trúc của Hội thánh. Hội thánh là cho toàn thế giới không phải cho chính bản thân nó.

Bây giờ chúng tôi muốn nói về việc huy động mọi người trong Hội thánh thành những Cơ-đốc nhân của Đại Mạng Lệnh. Huy động là chuẩn bị cho cuộc chiến. Kể từ khi SaSt 3:15 dùng từ “thù nghịch”, chúng ta đang ở trong cuộc chiến. Trong phần bài học này, chúng ta sẽ học bảy cấu thành của việc huy động Hội thánh cho công tác Phúc-âm hóa toàn cầu.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. HUY ĐỘNG CHO VIỆC CẦU NGUYỆN


Việc đầu tiên của sứ mạng là cầu nguyện, việc khởi đầu của sứ mạng là cầu nguyện.

R.A. Torrey, một người hoạt động trong phong trào phục hưng tại Mỹ nói: “Nhu cầu lớn nhất không phải chỉ là các chương trình và tổ chức, nhu cầu lớn nhất trong thời kỳ của chúng ta là cầu nguyện, cầu nguyện nhiều hơn và cầu nguyện tốt hơn.”

Chúng ta cần trở nên hiệu quả hơn trong sự vâng phục để cầu nguyện và trong xung đột thuộc linh (Mat Mt 9:35-38).

A. Chúa Jêsus đi khắp các thành (9:35).

Ngài đã từ bỏ thiên đàng đến thế gian vâng theo mạng lệnh của Cha Ngài. Chúng ta cũng phải ra đi như Chúa Jêsus.

B. Chúa Jêsus dạy dỗ.

Khi Chúa ra đi, Ngài rao giảng Phúc-âm. Sự nhìn biết đến từ việc lắng nghe tiếng Chúa, vâng phục Ngài, và bắt đầu ra đi rao giảng. Khi chúng ta ra đi, chúng ta sẽ thấy sự nhìn biết Ngài rõ hơn.

C. Chúa Jêsus đã nhìn thấy muôn ngàn nỗi khổ.

Tình yêu và lòng thương xót tỏa ra từ tấm lòng Ngài.

- Ngài nhìn thấy mùa gặt.

- Ngài thấy ít kẻ làm thuê.

- Thấy được nhu cầu này, chúng ta phải cầu nguyện để chủ mùa thôi thúc nhữngngười làm thuê vào cánh đồng đang được mùa.


II. THI THIÊN 2:1-8


A. Công việc và các thế lực hung dữ cùng kẻ gian ác nghịch cùng Đức Giê-hô-va (Thi Tv2:1-3).

1. Hai công việc của kẻ thù nghịch.

Hiệp nhau lại và âm mưu.

2. Hai thế lực của kẻ chống lại nước Đức Chúa Trời.

Các vua thế gian hiệp nhau chống lại Chúa. Những người lãnh đạo chính trị xấu xa lập thành bè đảng.

B. Những việc Chúa làm nghịch cùng họ.

- Ngài cười nhạo kế hoạch của kẻ thù.

- Ngài phỉ báng chúng.

- Ngài dùng cơn giận của mình khuấy khỏa chúng nó.

- Ngài khiến chúng khiếp sợ.

- Ngài xem xét từ ngôi vị mình và lập con Ngài làm vua.


III. LỜI HỨA VỀ SỰ CẦU NGUYỆN (Gie Gr 33:3).


A. Lời kêu gọi quen thuộc.

Gọi tôi ra khỏi mối quan hệ quen thuộc.

B. Một lời kêu gọi để có sự nhìn biết những việc lớn.

C. Chúa hứa bày tỏ cho chúng ta những việc lớn và khó.


IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VIỆC HUY ĐỘNG


A. Những người lãnh đạo phải làm cam hết cầu nguyện cho mùa thu hoạch và cho thế giới.

Người lãnh đạo phải dẫn dắt tín hữu của họ vào một cam kết cầu nguyện cho cả nước.

B. Một kế hoạch thành công cần sự lãnh đạo.

- Từ ban trị sự.

- Từ lực lượng truyền giáo.

C. Một kế hoạch cầu nguyện thành công cần những thông tin.

Lời hướng dẫn cầu nguyện của tổ chức Operation World. Những hướng dẫn cầu nguyện hàng tuần/ngày. Thư thông tin của các nhà truyền giáo.

- Cầu nguyện cho các nhà truyền giáo.

- Cầu nguyện cho những kế hoạch để dạy dỗ dân sự.

- Lồng những lời cầu nguyện cho sứ mạng vào tập san của Hội thánh.

- Cầu nguyện là công việc khởi đầu và liên tục của công tác truyền giáo. Chúng ta cần phải cầu nguyện, cầu nguyện nhiều hơn và cầu nguyện tốt hơn.


THẢO LUẬN NHÓM


Họp lại thành những nhóm nhỏ xử dụng những thông tin vừa nhận được trong phần này và trước đó để hướng dẫn bạn, khi bạn để thời gian cầu nguyện cho sứ mạng đến cùngtrái đất.


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy lấy bản đồ thế giới và ghi ra những quốc gia trong khu vực 10/40 Window mà bạn có thể nhận ra. Sắp xếp chúng lại trong danh sách cầu nguyện hàng ngày của bạn và bắt đầu cầu nguyện để Đức Chúa Trời sẽ cất đi những ngăn trở trong việc thành lập Nước Ngài tại những quốc gia này.





 




BÀI 7: MỘT HỘI THÁNH ĐƯỢC HUY ĐỘNG VÀ SAI ĐI


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đã bàn về tính quan trọng của sự cầu nguyện, trong phần này chúng tôi muốn nói về việc làm thế nào để thành lập một ban truyền giảng và lên kế hoạch chiến lược trong Hội thánh địa phương. Ban truyền giảng là những người được cử đi truyền giáo từ tín hữu địa phương. Nói đúng nghĩa mỗi người trong Hội thánh là những người được cử. Nhưng những người trong ban truyền giảng là những người đặt biệt cảm nhận lời kêu gọi của Chúa trong đời sống để nhóm nhau thành một nhóm mà nhóm này huy động toàn bộ tín hữu cho việc truyền giáo.

Tùy theo quy mô của Hội thánh, một ban truyền giảng có thể có từ 3 đến 12 người. Mỗi Hội thánh thực hiện Đại Mạng Lệnh nên có những người huy động việc truyền giáo.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. THÀNH VIÊN CỦA BAN TRUYỀN GIẢNG


A. Khả năng.

- Họ phải là những người cầu nguyện.

- Họ phải có một cam kết cho mọi phạm vi và chương trình của Hội thánh.

- Họ phải cam kết với công tác truyền giáo trong phạm vi địa phương cũng như với công tác truyền giáo qua các nền văn hoá khác. Họ cần được dạy dỗ qua Hội thánh địa phương.

3. Họ cần được dạy dỗ qua Hội thánh địa phương. Việc dạy nguyên tắc nên được cho thi cử trong Hội thánh địa phương. Hội thánh địa phương là một trung tâm huấn luyện và cử người truyền giáo.

4. Họ cần sự huấn luyện truyền giáo.

Họ phải hoàn tất khóa học này và những khóa học khác trong quốc gia bạn.

5. Họ phải có kinh nghiệm qua các nền văn hóa khác chẳng hạn như chuyến du lịch truyền giáo ngắn hạn.

B. Nhiệm vụ của một ban truyền giảng.

1. Họ nhóm lại cầu nguyện thường xuyên.

2. Họ cần làm việc kết hợp với các nhà lãnh đạo của Hội thánh khác.

3. Họ phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho từng thành viên.

4. Họ chú trọng đến các lĩnh vực như: Giáo dục truyền giảng. Cầu nguyện truyền giảng. Các cuộc Hội thảo đặt biệt cho việc truyền giảng. Ngân sách truyền giảng. Kế hoạch dài hạn. Nghiên cứu và dân sự.

5. Họ phát triển một chính sách truyền giảng, chiến lược và kế hoạch.


II. KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN GIẢNG (Mat Mt 16:15-19, KhKh 3:7;EsIs 22:22 ).


* Chiến lược cho chúng ta chìa khóa mà Hội thánh có thể xử dụng.

A. Năm bí quyết giúp phát triển một chiến lược.

- Cầu nguyện và làm việc nhóm.

- Sự nhìn biết hay triết lý của Hội thánh.

- Một chiến thuật rõ ràng.

- Lập kế hoạch cho việc huy động dân sự.

- Nên uyển chuyển trong kế hoạch và chiến thuật.

B. Xin Chúa cho Hội thánh chúng ta chìa khóa và biến Hội thánh thành một cơ sở cử người đi truyền giáo.


THẢO LUẬN NHÓM


Hãy hỏi xem trong nhóm bạn liệu mỗi Hội thánh được đại diện có một ban truyền giảng hay không?

Nếu không, thảo luận xem làm thế nào thành lập được một ban như thế trong Hội thánh địa phương?

Theo bạn, ai là người quan trọng trong việc biến Hội thánh thành một trung tâm truyền giảng?

Hạng người như thế nào để thiết lập một ban truyền giảng?

Thảo luận xem nên làm gì để tránh xung đột giữa nhiệm vụ của một ban truyền giảng và các chương trình khác của Hội thánh?


TỰ NGHIÊN CỨU


Hãy làm một nghiên cứu về ban truyền giảng ở Hội thánh bạn hay một Hội thánh khác trong khu vực có ban truyền giảng.

Trách nhiệm của họ là gì?

Hội thánh phải chu cấp cho bao nhiêu người truyền giáo?

Ngân sách truyền giảng mỗi năm là bao nhiêu?

Hàng năm Hội thánh bảo trợ bao nhiêu chuyến du lịch truyền giáo ngắn hạn?

Có buổi nhóm cầu nguyện truyền giảng hàng tuần không? Có bao nhiêu người tham gia nhóm cầu nguyện truyền giảng?

Trong định mức của bạn làm thế nào bạn có thể tính được giá trị chương trình truyền giảng trong Hội thánh bạn?





 




BÀI 8: TRUYỀN GIÁO NGẮN HẠN VÀ HỘI THẢO TRUYỀN GIẢNG


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta đã nói về việc huy động Hội thánh cho việc Phúc-âm hóa toàn cầu. Chúng ta bắt đầu bằng sự cầu nguyện. Sau đó chúng ta nói về ban truyền giảng và lực lượng đảm trách. Chúng ta cũng đã nói về chiến lược mỗi Hội thánh được khuyến khích trở thành một cơ sở truyền giáo.

Khi sứ đồ Phao-lô đang trên đường tới Tây-ban-nha, ông đã viết thư cho hai Hội thánh tại Rô-ma. Trong Rô-ma đoạn 15 ông nói “nhưng bây giờ chẳng có chi cầm buộc tôi lại trong các miền này nữa; vả lại, đã mấy năm nay tôi rất ao ước đến cùng anh em; vậy nếu tôi có thể đi xứ Y-Pha-Nho được thì mong rằng sau khi tiện đàng ghé thăm anh em; sau khi được chút thỏa lòng ở với anh em rồi, thì nhờ anh em sai đưa tôi qua xứ ấy”. Vì vậy Phao-lô đã nói ông muốn Hội thánh ở Rô-ma dự phần với ông trong việc chăm sóc những vùng xa. Mục tiêu của ông là biến mỗi Hội thánh thành cơ sở truyền giáo.

Điều này thật quan trọng cho Hội thánh địa phương cử ra những đội ngũ có trang bị tốt để xây dựng những Hội thánh tại những vùng chưa được tiếp xúc. Cách tốt nhất để khởi sự là cử ra những nhóm truyền giáo ngắn hạn.


DÀN Ý BÀI HỌC


I. NHÓM TRUYỀN GIÁO NGẮN HẠN


A. Phước của việc truyền giáo ngắn hạn.

Nó chúc phước cho người ra đi truyền giảng. Bạn bè và gia đình chúng ta được chúc phước. Hội thánh cử nhóm truyền giáo ra đi được chúc phước. Nó chúc phước trên chính lĩnh vực truyền giáo. Những kẻ hư mất được phước.

B. Sự chọn lựa của việc truyền giáo ngắn hạn.

1. Thời gian của chuyến du lịch.

- Một tuần.

- Kỳ nghỉ cuối tuần.

- Một hoặc hai tháng.

2. Loại du lịch.

- Nhóm ngợi khen và thờ phượng.

- Biểu diễn kịch ngắn.

- Chăm sóc cách độ lượng.

- Gây dựng.

- Thập tự chinh.

C. Sự chuẩn bị cho công tác truyền giáo ngắn hạn.

Họ cần có mối liên hệ với Hội thánh hay các nhà truyền giáo quốc gia.

- Chúng ta cần huấn luyện các thành viên của nhóm.

- Huấn luyện phương pháp rao giảng Phúc-âm.

- Huấn luyện về xung đột thuộc linh.

- Huấn luyện tìm hiểu về nền văn hóa sắp được tiếp xúc.

3. Họ phải có một thái độ phải lẽ (Mat Mt 23:8).

a. Ba thái độ nên tránh: Hội chứng hay sự tự tôn lãnh đạo.

- Tự tôn kẻ cả.

- Tự tôn dạy dỗ.

b. Thái độ phải giữ: Tinh thần phục vụ.

D. Tận dụng hầu hết các kinh nghiệm truyền giáo ngắn hạn:

Phải chuẩn bị trước khi ra đi.

1. Tận dụng chuyến du lịch khi bạn đang ở đó.

2. Ra đi với dòng chảy của Thánh Linh.

3. Tận dụng chuyến du lịch sau khi về nhà.


II. HỘI THẢO TRUYỀN GIẢNG TRONG HỘI THÁNH


A. Những mặt ích lợi của truyền giảng.

1. Giáo dục và truyền cho tín hữu thêm sự nhìn biết về công tác truyền giáo.

Một Hội thảo truyền giảng đưa ra lời kêu gọi cam kết với Chúa Jêsus. Những Hội thánh có hội thảo truyền giảng hằng năm có thêm 120% người tin Chúa hơn những Hội thánh không có hội thảo truyền giảng. Những Hội thánh tổ chức hội thảo truyền giảng có thêm 15% tổng thu nhập trên vốn tích lũy hơn những Hội thánh không có. Những Hội thánh có hội thảo truyền giảng phân phát 120% đến 300% nhiều hơn cho chương trình truyền giáo thế giới hơn những Hội thánh không có.

B. Kế hoạch cho hội thảo truyền giảng.

1. Hội thảo 1 tháng.

a. Tất cả ngày chủ nhật.

b. Những buổi lễ và các hoạt động đặt biệt trong tháng.

2. Hội thảo 1 tuần.

a. Những buổi nhóm tối.

b. Những buổi nhóm thứ bảy.

C. Chương trình cho Hội thảo truyền giảng.

1. Mời diễn giả và các ứng cử viên truyền giáo, những người huy động truyền giảng.

2. Trưng bày các bản đồ nhiều màu sắc, bích chương và cờ. Công tác truyền giáo liên quan đến việc trình chiếu phim ảnh, nghe nhìn…Các món ăn và bánh ngọt đặt biệt trên toàn thế giới.

Nhấn mạnh việc cầu nguyện và phân phát. Công bố chuyến du lịch truyền giáo ngắn hạn. Chú trọng đặt biệt đến thanh thiếu niên. Nhạc truyền giảng. Các trại truyền giáo trung gian. Cầu xin Chúa cho những nguyên tắc và ý tưởng sáng tạo nhằm tạo nên ý thức truyền giảng và cam kết trong Hội thánh bạn.


THẢO LUẬN NHÓM


Thảo luận một vài phương pháp sáng tạo nhằm phát triển hội thảo truyền giáo trong khu vực của bạn. Lập ra một số chiến lược cử những đội truyền giáo ngắn hạn đến những người chưa tin Chúa trong khu vực bạn.


TỰ NGHIÊN CỨU


Phúc thảo một chương trình để có hội thảo truyền giáo trong Hội thánh địa phương bạn và chia xẻ điều đó với mục sư thâm niên nếu bạn không phải là những vị đó. Trong chương trình của bạn, chia xẻ những ích lợi mà những cuộc hội thảo như thế có thể mang lại cho Hội thánh địa phương cũng như các hoạt động có liên quan.





 




BÀI 9: ĐỨC TIN HIẾN DÂNG VÀ NHỮNG DÂN TỘC CHƯA BIẾT ĐẾN


LỜI GIỚI THIỆU


Chúng ta tiếp tục với chủ đề về truyền giáo và huy động Hội thánh cho mùa vụ. Vừa qua chúng ta đã xem bốn cấu thành quan trọng của việc huy động đó là: việc cầu nguyện, một ban truyền giáo, nhóm truyền giáo ngắn hạn, và hội thảo truyền giảng. Bây giờ, chúng tôi muốn bàn về việc hứa dâng theo đức tin. Làm thế nào chúng ta tạo ra của cải để giúp hoàn thành Đại Mạng Lệnh?


DÀN Ý BÀI HỌC


Đoạn Kinh thánh: SaSt 22:8, 11; II Cor 2Cr 8:3-5; 9:8


I. NGUYÊN TẮC CỦA SỰ HỨA DÂNG THEO ĐỨC TIN


Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn những điều để dâng hiến. Lòng rời rộng tuôn ra từ ân điển Chúa.


A. Lời hứa theo đức tin là:

Một khoảng tiền mà bạn biết chắc Chúa sẽ cung cấp (thường là hàng tháng) qua bạn cho việc truyền giáo thế giới. Một bước của đức tin mà bạn tin chắc rằng Chúa sẽ cung cấp cho bạn. Sự gắn bó với bước đi trong đức tin mà các nhà truyền giáo đã bước. Một mối liên hệ giữa bạn và Đức Chúa Trời. Một đặc quyền được tham gia vào công việc của Chúa và dự phần với Ngài.


B. Những gì không phải là hứa theo đức tin

- Đó không phải là thuế thập phân.

- Đó không phải là lời hứa của Hội thánh.

- Đó không phải là một cam kết cho người được người khác theo sau.

- Đó không phải là lời cam kết ngu dại nhưng một cam kết dựa trên sự liên hệ với Đức Chúa Trời.

- Đó không phải là điều để bạn xử dụng cách ích kỷ cho riêng mình, nhưng đó là điều bạn xử dụng cho sự phát triển của Phúc-âm.

C. Ích lợi của việc xử dụng hình thức hứa dâng:

Những hình thức này cho ban truyền giảng một ngân sách dự kiến. Mọi người phải nghiêm túc với cam kết được ký. Một chữ ký xác minh hiệu lực của một lời hứa vì thế ban truyền giảng không tin vào một khoảng tiền lớn từ một nguồn không rõ ràng.

D. Chúa cung cấp thể nào?

Đây là sự cung cấp siêu nhiên. Kiếm được ở đây: chi tiêu nơi khác. Làm nghề phụ cho công tác truyền giáo. Tiền đến từ “không nơi nào!”Tạo ra của cải cho vinh quang của Đức Chúa Trời.


II. NHẬN NUÔI DƯỠNG MỘT DÂN TỘC CHƯA ĐƯỢC TIẾP XÚC


1. Giai đoạn chuẩn bị.

Nhận biết nhu cầu của người chưa được tiếp xúc.

2. Cầu nguyện.

Khám phá ra sự giàu có của Hội thánh bạn.

Điều này sẽ được tiếp tục trong phần kế.


THẢO LUẬN NHÓM


1. Thảo luận sự khác biệt giữa: Lời hứa theo đức tin, thuế phần mười, lời hứa.

2. Tại sao lời hứa theo đức tin được xem như là phương pháp tốt hơn để tăng ngân sách cho công tác truyền giáo?

3. Thảo luận các phương pháp khác nhau mà Chúa dùng để chu cấp cho dân sự Ngài và củng cố lời nói mình bằng những lời chứng gần đây trong nhóm của bạn.


TỰ NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu II Cô-rinh-tô đoạn 8 & 9 và viết ra sự quan sát của bạn về nguyên tắc của Đức Chúa Trời trong sự phân phát và ban ơn. Bài học thực tế nào bạn học được từ những đoạn này giúp bạn lập nên một kế hoạch đóng góp cho công việc nhà Chúa?





 

BÀI 10: CHUẨN BỊ VIỆC TRUYỀN GIÁO VÀ HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG


LỜI GIỚI THIỆU


Trong phần trước chúng ta chú trọng đến việc làm thế nào Hội thánh địa phương có thể tiếp xúc với những dân tộc chưa được biết đến. Bước quan trọng đầu tiên là chuẩn bị. Bước kế tiếp là nhận biết nhu cầu. Bây giờ chúng ta hãy xem hai bước khác trong giai đoạn chuẩn bị



DÀN Ý BÀI HỌC


I. NHẬN CHĂM SÓC MỘT DÂN TỘC CHƯA ĐƯỢC TIẾP XÚC


A. Chuẩn bị.

1. Nhận biết rõ nhu cầu.

a. Cầu nguyện. Đây là bí quyết mọi việc chúng ta làm.

b. Chúng ta cần đi vào trận chiến thuộc linh, chờ đợi Chúa để có được lời đặc biệt của tri thức và lời của sự khôn ngoan.

c. Chúng ta cần có nhận thức đặc biệt rõ ràng trong việc làm cách nào để đến gần vinh quang Chúa. Hết thảy chỉ đến từ việc hiệp nguyện.

3. Tìm biết sự giàu có của Hội thánh bạn.

Hãy làm một quan sát trong Hội thánh bạn để khám phá ra những điều được ơn vượt trội. Những tài năng chuyên nghiệp của tín hữu trong Hội thánh bạn là gì?

B. Sự huy động.

1. Nghiên cứu: Bắt đầu bằng việc nghiên cứu trong thư viện của bạn. Gởi một nhóm nghiên cứu đến một dân tộc chưa được tiếp xúc mà bạn đã chọn.

2. Nhóm lại với các Hội thánh và các trại khác (LeLv 26:8).

3. Hình thành một chiến lược.

Đức Chúa Trời sẽ cho chúng ta biết từng chiến lược trong mỗi hoàn cảnh. Nhưng chúng ta cần phải làm theo chiến lược đó từng bước một. Điều quan trọng là chúng ta phải lập ra một hạn thời gian để quyết định những mục tiêu có thể lường trước được. Mục tiêu là lời tuyên xưng của đức tin. Đức tin được kích thích bởi sự nhìn biết.

4. Tiếp tục cầu nguyện.

Tăng thêm chiều sâu của sự cầu nguyện.

C. Thực hành.

- Tiếp tục nghiên cứu.

- Tiếp tục cầu nguyện.

- Ưu tiên hóa chiến lược: phát triển hạn thời gian.

- Nhận ra và phát triển nguồn nhân lực.

- Thực hiện chiến lược từng bước (EsIs 49:8).


II. CHUẨN BỊ NGƯỜI TRUYỀN GIẢNG TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG


Mục tiêu của việc chuẩn bị người truyền giáo trong Hội thánh địa phương là cử ra ít nhất 2% tín hữu trưởng thành của Hội thánh làm những người truyền giáo được chuẩn bị và hiệu quả. Cũng phải duy trì mối quan hệ nuôi dưỡng giữa những người truyền giáo với Hội thánh địa phương. Đây là 1% người truyền giáo chuyên nghiệp và 1% người dựng lều.

* Năm giai đoạn tiếp cận.

A. Giai đoạn tạo sự quan tâm.

Hướng dẫn bởi ban truyền giảng/người hướng dẫn. Đọc sách, nghiên cứu và cầu nguyện cho việc truyền giáo.

B. Giai đoạn dạy dỗ.

Hướng dẫn /dạy dỗ với người hướng dẫn truyền giáo. Việc chứng minh những món quà thuộc linh. Kinh nghiệm qua các nền văn hoá khác: du lịch truyền giáo ngắn hạn. Đọc sách, nghiên cứu và cầu nguyện truyền giáo theo chiều sâu.

C. Giai đoạn huấn luyện.

Huấn luyện tại thần học viện. Tiếp tục liên lạc với ban truyền giáo. Tiếp tục cam kết với Hội thánh địa phương. Phát triển chiến lược.Thiết lập mối quan hệ với trại được cử hay những người truyền giáo trong phạm vi huyđộng.

D. Giai đoạn thử việc.

Phục vụ trong phạm vi huy động với một nhà truyền giáo thâm niên trong khoảng từ 3 đến 4 năm.Làm việc với nhóm.

E. Giai đoạn là người hướng dẫn.

Phục vụ trong lĩnh vực huy động như là một người hướng dẫn. Tiếp tục mối quan hệ với Hội thánh địa phương.


KẾT LUẬN


Nếu chúng ta nhân lên, chúng ta có thể đắc thắng thế gian cho Chúa Jêsus và đem Ngài trở lại với thế hệ của chúng ta. Khóa học này có nhiều nguyên tắc đã được học và áp dụng trên nhiều quốc gia. Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc này trong tình huống của riêng bạn.


THẢO LUẬN NHÓM


Có lẽ điều tốt nhất nên làm trong nhóm bạn lúc này là cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn trong việc chăm sóc một dân tộc chưa được biết mà bạn muốn tiếp xúc. Khi bạn cầu nguyện, hãy để những món quà thuộc linh của lời tri thức và lời khôn sáng được bày tỏ ra trong nhóm bạn.

Ghi lại dân tộc chưa được tiếp xúc mà Đức Giê-hô-va cử bạn tới. Phát triển chiến lược bằng cách áp dụng những nguyên tắc trong phần bài học này, những nguyên tắc có thể giúp bạn tiếp xúc với họ. Những Hội thánh nào trong khu vực bạn có thể tham gia để dự phần với bạn trong việc tiếp xúc những dân tộc này.


TỰ NGHIÊN CỨU


Làm một quan sát về Hội thánh bạn đang nhóm và tìm ra những món quà thuộc linh nổi bật đang vận hành trong các Hội viên. Cũng hãy khám phá ra những tài năng chuyên nghiệp trong dân sự của Hội thánh.

Bạn làm thế nào để huy động những món quà và tài năng này cho công tác truyền giáo?



NỀN TẢNG KINH THÁNH CỦA CÔNG TÁC TRUYỀN GIÁO: PHẦN CHÚNG TA


Nhiệm vụ được giao mà chúng ta quên: Chúng ta là dân sự của sứ mạng

* Sứ mạng cai quản SaSt 1:28 - Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng, “Hãy sanh sản,thêm nhiều làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho đất phục tùng…

tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hê-bơ-rơ

1. Định nghĩa: Ban phước-Blessing-Barak

Quỳ gối trước mặt ai đó và ban phước cho họ.

2. Sanh sản-Fruitfulness-Parah: Làm cho tăng thêm, sinh sôi nẩy nở.

3.Thêm nhiều-Increase-Rabah

Bắn một mũi tên, rất chiến lược.

4. Đầy dẫy đất-Filling-Mala: Làm đầy dẫy mặt đất.

5. Làm cho đất phục tùng-Subduing-Kabash: Bắt đất phải sinh sản; thuật ngữ quân đội là chinh phục ai đó…

6. Cai trị-Ruling-Radah: Lấy quyền sở hữu những gì đã được trao cho bạn như vật sở hữu của mình. Cac Tl 14:4-11.



bottom of page