top of page

Hung Tran
Jun 13, 2023
Giáo Trình I.S.O.M
International School of Ministry
Tiến sĩ Mark Virkler
CL3 - Lắng Nghe Tiếng Chúa Qua Giấc Mơ - Tiến Sĩ Mark Virkler
Tiến sĩ Virkler đã từng thông giải những giấc mơ của riêng ông trong 30 năm. Người cố vấn thuộc linh của ông là Herman Riffel, người đã từng có một thời gian dài trong việc thông giải những giấc mơ của riêng mình và ông đã từng viết một số quyển sách về sự thông giải giấc mơ. Tác giả thi thiên đã cho biết rằng Chúa chỉ dẫn chúng ta vào ban đêm qua những giấc mơ (Thi thiên 16:7). Những giấc mơ trong Kinh thánh minh họa nguyên tắc này và tất cả chúng ta có thể học lắng nghe từ Chúa trong suốt hai tiếng đồng hồ về giấc mơ mà chúng ta mơ thấy mỗi đêm. Trong loạt bài học này, chúng ta sẽ nghiên cứu những giấc mơ trong Kinh thánh, xem cách Chúa thông giải biểu tượng và phán với con dân Ngài qua những giấc mơ của họ (Dân số 12:6; Công vụ 2:17). Cả một phần ba Kinh thánh thuật lại chi tiết những giấc mơ hay những hành động mà nhiều người đã làm như là kết quả của những giấc mơ mà Chúa ban cho họ. Cùng nhau thực hành thông giải những giấc mơ và xem những gì Chúa làm!
(Mở Bài Học - Mở Bài Thi)
CL3.1 Nguyên Tắc Thông Giải Giấc MơCL3.2 Nguyên Tắc Thông Giải Giấc MơCL3.3 Nguyên Tắc Thông Giải Giấc MơCL3.4 Nguyên Tắc Thông Giải Giấc MơCL3.5 Nguyên Tắc Thông Giải Giấc MơCL3.6 Nguyên Tắc Thông Giải Giấc Mơ
Lắng nghe tiếng Chúa qua những giấc mơ
Tác giả thi thiên đã cho biết rằng Chúa chỉ dẫn chúng ta vào ban đêm qua những giấc mơ (Thi thiên 16:7). Những giấc mơ trong Kinh thánh minh họa nguyên tắc này và tất cả chúng ta có thể học lắng nghe từ Chúa trong suốt hai tiếng đồng hồ về giấc mơ mà chúng ta mơ thấy mỗi đêm. Trong loạt bài học này, chúng ta sẽ nghiên cứu những giấc mơ trong Kinh thánh, xem cách Chúa thông giải biểu tượng và phán với con dân Ngài qua những giấc mơ của họ (Dân số 12:6; Công vụ 2:17). Cả một phần ba Kinh thánh thuật lại chi tiết những giấc mơ hay những hành động mà nhiều người đã làm như là kết quả của những giấc mơ mà Chúa ban cho họ. Cùng nhau thực hành thông giải những giấc mơ và xem những gì Chúa làm!
Về Mark Virkler: tiến sĩ Virkler đã từng thông giải những giấc mơ của riêng ông trong 30 năm. Người cố vấn thuộc linh của ông là Herman Riffel, người đã từng có một thời gian dài trong việc thông giải những giấc mơ của riêng mình và ông đã từng viết một số quyển sách về sự thông giải giấc mơ.
Bài Tựa đề
Lắng nghe tiếng Chúa qua những giấc mơ
Tầm quan trọng của những giấc mơNguyên tắc thông giải giấc mơ- 1Những nguyên tắc thông giải giấc mơ – 2Những nguyên tắc thông giải giấc mơ – 3Những nguyên tắc thông giải giấc mơ – 4Những quy luật thông giải những giấc mơ trong một nhóm
Tác giả thi thiên đã cho biết rằng Chúa chỉ dẫn chúng ta vào ban đêm qua những giấc mơ (Thi thiên 16:7). Những giấc mơ trong Kinh thánh minh họa nguyên tắc này và tất cả chúng ta có thể học lắng nghe từ Chúa trong suốt hai tiếng đồng hồ về giấc mơ mà chúng ta mơ thấy mỗi đêm. Trong loạt bài học này, chúng ta sẽ nghiên cứu những giấc mơ trong Kinh thánh, xem cách Chúa thông giải biểu tượng và phán với con dân Ngài qua những giấc mơ của họ (Dân số 12:6; Công vụ 2:17)
Lắng nghe tiếng Chúa qua những giấc mơ của bạn
Bài 1- Ý nghĩa của những giấc mơ
Giới thiệu- một số khảo sát khoa học liên quan đến những giấc mơ (phần thêm: không có trong video)Những thí nghiệm về giấc ngủ đã chứng minh rằng tất cả mọi người đều nằm mơ khoảng một đến hai tiếng đồng hồ mỗi đêm trong suốt một thời gian cụ thể của giấc ngủ, được biết đến như là mức độ alpha, đó là giấc ngủ chưa sâu. Một một chu kỳ 90 phút của giấc ngủ bắt đầu với alpha, và sau đó đi vào trong giấc ngủ sâu hơn, được gọi là theta, và cuối cùng giấc ngủ sâu nhất được gọi là delta. Khi với chu kỳ 90 phút đầu tiên của mỗi đêm, người đó chuyển sang mức độ ngủ alpha, là chổ mà người đó có một giấc mơ ngắn khoảng 5 phút. Chu kỳ tiếp theo là alpha, người đó có giấc mơ khoảng 10 phút. Chu kỳ thứ ba trong mức độ alpha, giấc mơ kéo dài khoảng hơn 15 phút. Trung bình một người ngủ 8 tiếng một đêm sẽ mơ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ.
Mức độ ngủ alpha là người đó có điều gọi là Rapid Eye Movement (REM). Rapid Eye Movement chính xác là như thế này: mắt của người nằm mơ bắt đầu cử động nhanh. Điều đó cho thấy rằng người đó thật ra đang xem những cảnh trong giấc mơ đó, và đúng là mắt người đó đang nhìn tới nhìn lui, quan sát hành động. Qua quan sát mức độ ngủ alpha khi Rapid Eye Movement xảy ra, những nghiên cứu trong thí nghiệm về giấc ngủ đã xác định được khi nào một người nằm mơ và trung bình giấc mơ đó kéo dài bao lâu trong một đêm. Họ đã phát hiện ra rằng nếu họ đánh thức một người vào mỗi khi REM bắt đầu, để ngăn họ khỏi mơ, thì sau khoảng 3 đêm người đó sẽ bắt đầu cho thấy những dấu hiệu về việc có một dây thần kinh bị đứt. Rõ ràng những giấc mơ là một sự phóng thích những cơ quan bên trong con người, nó giúp cung ứng cho chúng ta trong việc cân bằng cảm xúc và duy trì sự khỏe mạnh của chúng ta. Những giấc mơ có thể được xem như là những người hướng dẫn của tâm thần và cảm xúc của con người chúng ta.
A. Bảy lý do chúng ta nên lắng nghe giấc mơ của chúng ta (DVD bài dạy bắt đầu ở đây).
Chúa nói rõ rằng Ngài sẽ phán qua những giấc mơ và khải tượng trong Cựu ước. "Ngài phán cùng hai người rằng, “hãy nghe rõ lời Ta: Nếu trong các ngươi có một tiên tri nào, Ta là Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra cùng người trong sự hiên thấy và nói với người trong cơn chiêm bao.” (Dân số 12:6).Chúa nói rõ rằng Ngài đã phán qua những giấc mơ và khải tượng trong Cựu ước. “Ta cũng đã phán cho các kẻ tiên-tri; đã thêm nhiều sự hiện-thấy và đã cậy chức-vụ các kẻ tiên-tri mà dùng thí-dụ.” (Ô-sê 12:11)Chúa cũng bày tỏ Ngài sẽ truyền thông qua những giấc mơ và khải tượng trong Tân ước. "Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau-rốt, ta sẽ đổ Thần ta khắp trên mọi xác-thịt; Con trai và con gái các ngươi đều sẽ nói lời tiên-tri, Bọn trai-trẻ sẽ thấy điềm-lạ, Và các người già-cả sẽ có chiêm-bao." (Công v 2:17). Chúng ta thấy điều đó ở cuối Tân ước, Chúa vẫn sẽ ban cho khải tượng (Khải huyền 1-22)Chúa làm những điều rất đặc biệt trong những giấc mơ. Ví dụ, Ngài thiết lập giao ước Áp-ra-ham trong một giấc mơ. "Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh-hãi, tối-tăm nhập vào mình người..." (Sáng 15:12, 13, 18)Chúa bày tỏ rằng Ngài sẽ cố vấn chúng ta vào ban đêm qua những giấc mơ. "Tôi sẽ ngợi-khen Đức Giê-hô-va, là Đấng khuyên-bảo tôi; Ban đêm lòng tôi cũng dạy-dỗ tôi." (Thi thiên 16:7)Hơn thế nữa, những giấc mơ của chúng ta sẽ trở thành định mệnh, những giấc mơ kêu gọi chúng ta thay đổi để chúng ta không bị hư mất. "14Vì Đức Chúa Trời phán một lần, Hoặc hai lần; nhưng người ta không để ý đến. 15Ngài phán trong chiêm-bao, trong dị-tượng ban đêm, Lúc người ta ngủ mê, Nằm ngủ trên giường mình; 16Bấy giờ Ngài mở lỗ tai loài người, Niêm phong lời giáo-huấn mà Ngài dạy cho họ, 17Hầu cho chở loài người khỏi điều họ toan làm, Và giấu họ tánh kiêu-ngạo, 18Cứu linh-hồn họ khỏi cái huyệt, Và mạng-sống khỏi bị." (Gióp 33:14-18)Tóm lược tầm quan trọng của những giấc mơ của chúng ta.Chúa đã chọn truyền thông với nhân loại qua những giấc mơ. Ngài chỉ dẫn và cố vấn chúng ta qua những giấc mơ. Ngài thiết lập những giao ước với chúng ta qua những giấc mơ. Ngài ban cho chúng ta những ân tứ qua những giấc mơ. Ngài sử dụng những giấc mơ từ Sáng thế ký đến Khải huyền và đã bày tỏ rằng Ngài sẽ tiếp tục dùng những giấc mơ trong những ngày sau rốt. Khi bạn hoàn toàn xem qua hết những giấc mơ và khải tượng trong Kinh thánh, tất cả những câu chuyện, những hành động xuất phát từ những giấc mơ và khải tượng này chiếm khoảng 1/3 Kinh thánh, tương đương với phần Tân ước! Những giấc mơ là cách chính mà Chúa đã chọn để truyền thông với chúng ta, và vì vậy chúng phải được xem trọng!Năm điều bạn có thể làm để giúp nhớ lại giấc mơ1. Hãy nói với chính mình, “tôi tin những giấc mơ chứa đựng một thông điệp quý báu.” Đây là một dấu hiệu cho lòng bạn rằng bạn đang nhận lãnh nó cách nghiêm túc và muốn nghe những gì nói nói với bạn. bạn cho phép nó và thậm chí bảo nó đánh thức bạn sau mỗi giấc mơ. Lòng bạn sẽ làm đúng điều đó. Bạn thấy, bạn phải đã thức trong 5 phút sau khi giấc mơ kết thúc để ghi lại nó. Tuy nhiên nếu bạn nói với lòng mình rằng giấc mơ là kết quả của những thức ăn chưa tiêu hóa hết thì lòng bạn để bạn ngủ qua giấc mơ và không đánh thức bạn sau khi nó kết thúc, vậy nên bạn không nhớ được giấc mơ.
2. Xin Chúa phán với bạn qua những giấc mơ khi bạn ngủ. Chúa đáp lời cầu nguyện, đặc biệt khi đã cầu nguyện theo ý Ngài!
3. Hãy để nhật ký của bạn bên giường ngủ và ngay lập tức ghi lại giấc mơ khi thức giấc. Bạn sẽ quên hết những giấc mơ của mình vào buổi sáng, vậy nên hãy thức dậy và ghi chúng xuống khi bạn thức giấc.
4. Hãy ngủ đủ 8 tiếng, vì là một phần lớn của tiếng cuối cùng sẽ là thời gian nằm mơ.
5. Thức giấc cách tự nhiên, không dùng đồng hồ báo thức, vì báo thức làm tan biến việc nhớ lại giấc mơ và làm cho giấc mơ chìm vào quên lãng. Nếu bạn làm năm điều trên mỗi tuần, bạn sẽ nhớ lại giấc mơ.
D. Những hoạt động trong lớp
Cùng nhau xưng nhận những câu sau: Ngủ REM là khi một người đang nằm mơ mà mắt người đó đang xem những cảnh đang diễn ra trong giấc mơ.Chúa đã bảy tỏ rằng Ngài phán với tôi qua những giấc mơ, tôi ăn năn vì thời gian qua đã không tôn trọng giấc mơ của mình. Con sẽ tôn trọng những giấc mơ từ Chúa từ bây giờ. Lạy Chúa, con cầu xin Ngài cho con một giấc mơ trong tối nay.Thảo luận những nguyên tắc và tiến trình của sự thông giải giấc mơ Cơ đốc mà bạn đã học từ tiến sĩ Virkler qua việc thông giải giấc mơ đầu tiên này.Nếu bạn cảm thấy Chúa đã ban cho bạn một sứ điệp qua một giấc mơ, hãy chia sẻ nó với nhóm.Thảo luận bất cứ câu hỏi hay ý kiến nào liên quan đến bài dạy.
E. Những thực hành để có thêm sự mặc khải tại nhà:
Học thuộc lòng câu sau: "Tôi sẽ ngợi-khen Đức Giê-hô-va, là Đấng khuyên-bảo tôi; Ban đêm lòng tôi cũng dạy-dỗ tôi." (Thi thiên 16:7)
Một cách học thuộc lòng Kinh thánh: viết câu kinh thánh đó trên một tấm giấy 3x4 và đem đi cùng bạn trong cả ngày, đọc đi đọc lại. Hình dung nó. Ghi nhật ký và hỏi Chúa những gì Ngài muốn phán với bạn liên quan đến câu này và áp dụng nó cho đời sống bạn. chuẩn bị để đến lớp chia sẻ thuộc lòng câu đó cũng như những mặc khải cụ thể mà Chúa cho bạn liên quan đến câu đó và sự áp dụng của cho nó cho đời sống bạn.)
Ghi nhớ năm điều mà bạn có thể làm để giúp bạn nhớ lại giấc mơ cách thường xuyên và chính xác hơn: (1) nói với chính mình, ‘tôi tin những giấc mơ chứa đựng một thông điệp quý báu.” 2) Xin Chúa phán với bạn qua những giấc mơ khi bạn ngủ. 3) Thức giấc, ngay lập tức ghi lại giấc mơ của bạn vào quyển nhật ký để bên cạnh giường. 4) Hãy ngủ đúng 8 tiếng. 5) Thức giấc cách tự nhiên.
Ghi nhật ký: hãy đặt một tờ giấy và cây viết cạnh bên giường ngủ của bạn vào ban đêm, và khi bạn nằm xuống, hãy nói, “Lạy Chúa, tối này xin cho con một giấc mơ,” Khi bạn thức giấc, ngay lập tức ghi lại giấc mơ nào mà bạn đã nhận được. Hãy đem giấc mơ của bạn đến lớp học trong tuần tới để chúng ta có thể thực hành thông giải chúng. Ghi lại cách Chúa thông giải biểu tượng và những bài học nào đã học được liên quan đến việc thông giải giấc mơ: Sáng 15; Gióp 33:14-18. Hãy chuẩn bị để chia sẻ lại những sự soi sáng của bạn với những người trong lớp.
bottom of page