top of page

Khảo Cổ Kinh Thánh ( Mẫu Tự N-O )

Hung Tran

May 7, 2023

Hàng ngàn các chứng cớ “ngoại tại” chứng thực các câu chuyện kể trong Kinh Thánh đang được phơi bày...



NAZARETH: Là thành phố mà Giô-sép và Ma-ri đã sinh sống, và là quê hương của Chúa Giê-xu cho đến lúc Ngài loan báo về tư cách Mê-si-a của mình ở tuổi ba mươi. Một phần Na-xa-rét bị tách biệt trên núi, ở khoảng giữa Biển Ga-li-lê và Địa Trung Hải, nhưng nó lại gần xa lộ thông thương giữa Ai-cập và Mê-sô-bô-ta-mi. Không nghi ngờ gì, Chúa Giê-xu đã nhìn thấy đoàn thương nhân của nhiều quốc gia đi ngang qua nơi nầy.

Nhà Thờ Truyền Tin, theo truyền thuyết đã đánh dấu địa điểm của quê hương Ma-ri, được xây trên nền móng của một nhà thờ do Thập Tự Quân dựng lên vào thế kỷ 12. Bên dưới gian giữa nhà thờ là một nguyện đường trong đó có câu khắc “tại đây Ngôi Lời đã trở nên xác thịt” (GiGa 1:14).

Địa điểm xác thực nhất mà Na-xa-rét liên quan với gia đình thánh là Giếng Trinh Nữ. Giếng này luôn là nguồn nước duy nhất của thị trấn. Nguồn thực sự của giếng là một con suối ở sườn đồi gần một dặm bên ngoài thành phố, từ đó một máng dẫn nước vào trong cái giếng có mái che. Rất có thể đúng là Ma-ri đã đến đó, đội bình nước trên đầu theo như truyền thống, và có lẽ thỉnh thoảng, em bé Giê-xu đi theo bà.


NEBO: Núi Nê-bô, từ núi nầy Môi-se nhìn Đất Hứa, rất có thể chính là Jebel Neba hiện nay, là một mũi núi nổi bật của dãy núi Abarim hình thành vùng cao nguyên Moab. Nó ở 12 dặm phía đông của sông Giô-đanh, và ba dặm phía tây Medeba. Nó ở độ cao 4000feet (1219m) so với Biển Chết và từ đây có thể nhìn bao quát phần lớn Palestine ngay phía tây sông Giô-đanh.

Từ năm 394 SC, nhiều người hành hương có đề cập một nhà thờ tại đây, họ gọi đây là “một nhà thờ nhỏ”, nhưng vào khoảng thế kỷ 6 SC, Peter người Iberia đã xưng đó là “một đền thờ rất to, được đặt tên theo nhà tiên tri (Môi-se) và nhiều tu viện được xây xung quanh nó.” Nhà thờ được mở rộng này được tiếp tục nhắc đến cho đến 1564 SC, lúc ấy một nhà tu dòng Francis người Bồ Đào Nha đã viếng địa điểm ấy và phát hiện các tòa nhà bị tàn phá và bỏ hoang trên đỉnh núi. Lúc tác giả viếng nơi ấy lần đầu vào khoảng tháng 3 năm 1926 thì chẳng còn một dấu hiệu nào về các tòa nhà - chỉ còn một ít tàn tích của một hồ nước xây đã cạn.

Những thầy tu dòng Francis đã tiến hành việc khai quật tại đây từ 1933 xác nhận lời tường thuật của những người du hành trước đây khi đến viếng một nhà thờ nhỏ ở địa điểm nầy. Nhà thờ được mở rộng vào cuối thế kỷ thứ 5, một trận động đất đã phá hủy nó vào cuối thế kỷ 6, rồi sau đó được tái thiết vào năm 597. Ngày nay trên núi Nê-bô ta có thể thấy đống đổ nát của nhà thờ nầy. Trên sàn nhà thờ là ván ghép, trong một nhà nguyện có những hình thú vật, cây cối rất đẹp. Những đổ nát rộng lớn của các tòa nhà tu viện chụm lại quanh nhà thờ ở phía tây, phía bắc và phía nam. Vào ngày quang đãng ta có thể đứng trên mô đất cao ở phía tây nhà thờ, nhìn khá rõ những cái tháp trên núi Ô-li-ve tại Giê-ru-sa-lem.



NINEVEH: Thủ đô nổi tiếng của đế quốc A-si-ri cổ đại, tọa lạc 280 dặm phía bắc Ba-by-lôn, trên bờ đông của sông Tigris, đối diện với Mosul hiện đại ở bên kia sông. Nó được gọi là “thành phố kẻ cướp” bời vì nó giày xéo và cướp bóc các nước khác để làm giàu. Ni-ni-ve có một lịch sử đầy thú vị những cũng nhiều bi kịch, nhất là kể từ thế kỷ 9 TC cho đến lúc nó bị tàn phá lần cuối bởi lực lượng liên minh do người Mede và người Ba-by-lôn cầm đầu vào 612 TC.

Henry Austin Layard đã viếng đống hư tàn Ni-ni-ve vào năm 1845 và tìm thấy toàn bộ chu vi của các bức tường là 7,5 dặm. Có hai mô đất trong phạm vi bao quanh với diện tích 1800 acres. Mô đất phía nam cao 100feet có diện tích 40 acres mà người bản xứ gọi là “Nebi Yunis” (Tiên tri Giô-na). Mô đất phía bắc cao 90feet, choán diện tích 100 acres và được gọi là Kuyunjik (Lâu đài của Ni-ni-ve).

Layard cắt những đường hào trong mô đất bắc và tìm thấy một cổng có hình sư tử hai cánh ở hai bên hông của cổng và một bức tường có khắc chữ hình nêm tên của Sennacherib. Đi sâu hơn vào trong thành phố, ông phát hiện cung điện hoàng gia của Sennacherib mà lối vào có những hàng bò đực khổng lồ có cánh. Trên mình những bò đực này có khắc chữ hình nêm các biên niên sử của nhà vua. Những đại sảnh rộng thênh thang bề ngang 40feet, bề dài 180feet dẫn vào bên trong cung vua, Layard nói:

“Trong cái công trình xây dựng đồ sộ và tráng lệ này tôi đã mở hơn 71 đại sảnh, buồng và hành lang mà các bức tường của chúng, hầu như không có ngoại lệ, đều được đóng đầy những phiến đá bằng thạch cao tuyết hoa có điêu khắc ghi chép lại những chiến trận , những chiến thắng và những chiến công vĩ đại của vua A-si-ri. Tính toán sơ bộ khoảng 9880feet hay gần 2 dặm những phù điêu nổi, với 27 cổng chính, hình thành bởi những tượng bò đực khổng lồ có cánh và tượng quái vật đầu đàn bà mình sư tử, chỉ riêng trong một phần của những tòa nhà mà tôi đã khám phá ngần ấy thứ trong những lần nghiên cứu của tôi.”

Biên niên sử của Sennacherib được khắc trên những tượng bò đực đầu người và có cánh, khắc trên đồ sành, đất sét nung hình trụ cung cấp cho ta sự giải thích tương đối hoàn chỉnh về 8 chiến dịch của Sennacherib, “gồm việc đánh chiếm và tàn phá thành phố Ba-by-lôn vào năm 689 TC và cuộc tấn công quyết liệt vĩ đại của ông xuống bờ biển phía đông Địa Trung Hải rồi qua Ai-cập vào năm 701 TC. Điều đáng nhấn mạnh đặc biệt là sự đối xử của ông với các thành phố của Palestine, là sự xâm lăng của ông vào xứ Giu-đê và sự bao vây Giê-ru-sa-lem, trong đó có dính líu đến vua Ê-xê-chia và tiên tri Ê-sai. Lời giải thích của ông khớp với lời tường thuật của Kinh Thánh được nêu trong IIVua 2V 18:13-19; EsIs 36-37 (một số trường hợp còn bổ sung). Việc bao vây và đánh chiếm Lachish, vào lúc chiến dịch của vua tại Giu-đê, được vẽ sinh động trên những bức tường hoàng cung này. Dưới tấm pa-nô tranh vẽ nầy là dòng chữ:

“San-chê-ríp, vua của toàn cầu, vua của A-si-ri, ngồi trên ngai vua, và hồi tưởng việc cướp phá thành phố La-ki.”

San-chê-ríp liệt kê con số thành phố ông đã đánh chiếm và cả chiến lợi phẩm; nhưng chỉ nói ông đã nhốt Ê-xê-chia “như con chim trong lồng” và không đưa ra lý do tại sao ông lại không đánh chiếm Giê-ru-sa-lem, hoặc cũng chẳng nhắc đến tai họa giáng xuống quân đội ông đến nỗi phải lui binh vội vã mà không có được chiến thắng quyết định. Lời tường thuật trong Kinh Thánh nhìn nhận rằng các thành phố đã bị đánh chiếm và chiến lợi phẩm bị lấy đi, nhưng giải thích hết sức cặn kẽ San-chê-ríp trong lúc đóng trại lở La-ki, đã gửi một phân đội và sứ giả mang một lá thư trong đó coi thường sức mạnh của Giu-đa, chế nhạo sự tin cậy vào Ai-cập của họ, cười chê sự trông cậy Đức Giê-hô-va của họ. Kinh Thánh kể rằng lá thư ấy, được trải ra trước mặt Đức Giê-hô-va như thế nào, vua Ê-xê-chia và tiên tri Ê-sai “cầu nguyện và kêu gào lên Thiên Đàng và chuyện gì xảy ra đêm ấy.”“Trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi đến trong dinh A-si-ri, và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó. Sáng ngày mai, người ta thức dậy, bèn thấy quân ấy, kia, chỉ là thây đó thôi. San-chê-ríp, vua A-si-ri, bèn trở về ở tại Ni-ni-ve. Một ngày kia, người thờ lạy tại trong chùa Nít-róc, thần của mình, thì A-tra-mê-léc và Sa-rết-se giết người bằng gươm; đoạn chúng nó trốn trong xứ A-ra-rát, Ê-sạt-ha-đôn, con trai người, kế vị người.” (IIVua 2V 19:35-36)

Lời tường thuật về những ngày cuối đời của San-chê-ríp được nêu trong IIVua 2V 19:35-36, điều ấy được xác nhận và bổ sung bởi một phiến đất sét nung hình lăng trụ 6 cạnh mà Layard và Rassam đã phát hiện trong cung điện của Ê-sạt-ha-đôn mà họ khai quật trong khu nam Ni-ni-ve, nay được gọi là Nebi Yunis.

Trong mùa xuân năm 1851, đang khi Layard và Rassam khai quật tại một phần của đền Nebo, kế cận cung San-chê-ríp, họ dọn các rác rưởi ra khỏi hai phòng lớn thông nhau và phát hiện một phần của thư viện hoàng gia do các đời vua sưu tập và dâng cho Nebo, thầy thông giáo thần thánh “phát minh nghệ thuật và khoa học” và hiểu “mọi bí ẩn liên quan đến văn học và nghệ thuật sáng tác”. Hàng ngàn pho sách bằng đất sét đã có đóng góp giá trị cho Viện Bảo Tàng Anh.

Vào năm 1853 Harmuzd Rassam tiếp tục công việc khai quật tại Ni-ni-ve, và chẳng bao lâu phát hiện cung vua Ashurbanipal, trong đó có một phù điêu hình vua đứng trên cỗ xe ngựa, chuẩn bị đi săn, các tùy tùng giao vũ khí cho vua săn đuổi thú, Trong hai phòng hình vòm cao sát bên, họ tìm thấy hàng ngàn phiến đất sét vô giá chất đống trên sàn nhà. Những phiến đá nầy được chứng minh là một phần của thư viện hoàng gia Ashurbanipal. Thầy giáo của vua đã dạy vua đọc và viết mấy ngôn ngữ. Như ông đã nói trong một dòng chữ khắc:

“Ta, Ashurbanipal, trong cung, đã học hỏi trí khôn của Nebo, toàn bộ nghệ thuật viết trên những phiến đất sét đủ mọi loại. Ta thông thạo các loại viết lách… Ta đọc những phiến đất sét viết hay của Sumer và của Akkadian, đó là những môn khó nắm vững được. Ta lấy làm vui thú khi đọc những câu khắc trên đá có từ trước trận lụt.”

Ashurbanipal rất quan tâm đến văn học và đeo đuổi sự uyên bác, vì vậy ngay khi lên ông, ông nhanh chóng dập tắt cuộc nổi dậy ở Ai-cập, chinh phục Ly-đi và Ba-tư, rồi sau khi thống nhất vương quốc của mình, ông tiếp tục theo đuổi sự học sâu hiểu rộng cho đến khi ông trở thành vị vua chúa hùng mạnh và sáng suốt nhất của thời ấy và là một trong những nhà bảo trợ vĩ đại cho các công trình nghiên cứu văn học. Ông đã cử các thầy thông giáo uyên bác sang Ashur, Ba-by-lôn, Cuthah, Nippur, Akkad, Erech và các trung tâm chiến lược khác trên khắp đế quốc rộng lớn của ông để thu thuập và sao chép lại những quyển sách bằng phiến đất sét về thiên văn học, lịch sử, văn phạm, địa lý, văn học, luật và y học, cùng với những bức thư, những bài cầu nguyện, những bài thơ, thánh thi, những bùa chú, những lời sấm, những từ điển, biên niên sử, các văn ab3n mua bán đất đai, các hợp đồng thương mại và biên bản pháp luật, và hàng chục các đề tài khác vì lợi ích chung hoặc riêng. Tất cả những thứ nói trên được đưa về cung điện của Ashurbanipal tại Ni-ni-ve, ở đó vua không những nghiên cứu mà còn đối chiếu, nhưng trong nhiều trường hợp những phiến đất sét mới được làm bằng song ngữ, trên đó chữ được khắc đồng nhất và lưu trữ có phương pháp “nhằm dạy dỗ nhân dân Ni-ni-ve.” Lúc hoàn tất, thư viện của vua có gần 100.000 bản - một trong những loại tài sản có gía trị và vĩ đại nhất thời cổ đại. Những phòng trưng bày lớn được tìm thấy trong thư viện được người ta chứng minh là thư viện riêng và phòng triển lãm tranh của vua. Và đó chỉ là một phần của cung một vị vua lỗi lạc.

Trong lúc đang làm việc với những phiến đất sét nầy trong Viện Bảo Tàng Anh, George Smith phát hiện phần lớn của một phiến đá kể về trận hồng thủy. Cặp mắt của ông dán chặt vào dòng chữ: “…chiếc tàu dừng trên những ngọn núi của Nizir.” Dòng chữ ấy làm rúng động Smith, Gladstone, Dean Stanley và chủ doanh nghiệp của tờ báo London Daily Telegraph. Họ cử ông đến Ni-ni-ve, bằng sự tìm kiếm cần cù, ông đã phát hiện những phần khác của một phiến đất sét với 17 dòng làm hoàn chỉnh lời giải thích của người Canh-đê về hồng thủy. Sau đó ông cũng phát hiện những phiến đất sét kể về sự dựng nên trời đất và muôn vật, và vào năm 1876, ông đã xuất bản quyển sách với tựa đề “Tường Thuật về Sáng Thế của người Canh-đê.”

Có rất nhiều sự tương đồng với câu chuyện Kinh Thánh về Nô-ê và hồng thủy, và rất nhiều sự kiện giống hệt, mà theo nhiều học giả, lời kể đã làm chứng cho một tai họa như vậy thật đã xảy ra. Rất ít lời kể của người Canh-đê về sự sáng tạo thế giói trùng hợp với lời kể trong Sáng-thế ký, tuy nhiên đó mới chỉ là khởi đầu của nhiều câu chuyện được phát hiện. Những lời kể khác gần gũi hơn với lời tường thuật trong Kinh Thánh.


NOB: Là một “thành phố của thầy tế lễ”, được toạ lạc tại một chỗ nhô lên một dặm phía bắc Giê-ru-sa-lem. “Sau khi hòm giao ước bị cướp, Si-lô bị tàn phá, các thầy tế lễ Do-thái bỏ trốn đến đây, mang theo áo lễ, ê-phót và xây nhà ở, và hết lòng tiếp tục chức vụ thiêng liêng của hội mạc. Đa-vít chạy trốn khỏi Sau-lơ và đến Nóp gặp A-hi-mê-léc là thầy tế lễ xin bánh. A-hi-mê-léc đã cho Đa-vít bánh thánh (bánh trần thiết) và thanh gươm của Gô-li-át rồi tiễn Đa-vít lên đường (ISa1Sm 21:1-9). “Đô-e người Ê-đôm, là người chăn cừu của Sau-lơ” (ISa1Sm 21:7) “thông báo cho vua Sau-lơ sự kiện nầy và theo lệnh Sau-lơ đã tàn sát cả gia đình A-hi-mê-léc và 85 người mặc ê-phót” (22:19). Nóp là trạm dừng chân cuối cùng của San-chê-ríp khi ông tiến quân vào Giê-ru-sa-lem. “Ngày ấy họ dừng tại Nóp; họ sẽ vung quả đấm nghịch cùng núi của con gái Si-ôn, nghịch cùng đồi của Giê-ru-sa-lem” (EsIs 10:32).

Du khách đến từ phương bắc sẽ nhìn thấy Giê-ru-sa-lem đầu tiên từ Nóp. Tại đây chưa được khai quật.


NUZI: (Yorghan Tepe hiện đại), một mô đất 150 dặm đường chim bay phía bắc

Bát-đa, được khai quật vào 1925 - 1931 bởi một đoàn thám hiểm hỗn hợp của Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ tại Bát-đa. Đại học Harvard và Đại Học Bảo Tàng Pennsylvania. Tiến sĩ Edward Chiera là trưởng đoàn. Việc thăm dò thực hiện vùng đất chưa khai phá nhưng cấp độ có người cư ngụ mà họ khám phá được là từ thế kỷ 15 đến 14 TC, lúc ấy thành phố được cư ngụ bởi người Hurrian, người Horites đã tuyệt tích lâu đời, người Hovites, và người Giê-bu-sít trong Cựu Ước.

Họ khám phá 20.000 phiến đất sét từ cung điện, các biệt thự tư nhân và từ các gia đình giàu có; các phiến đá này được viết bằng chữ viết của người Hurria trong ngôn ngữ hình nêm của người Ba-by-lôn, nhưng thỉnh thoảng có dùng đến các từ bản xứ của Hurria hoặc các từ của người Horite, gồm phần lớn những tường thuật về thương mại, các hợp đồng, các bản báo cáo, các phán quyết toà án tiết lộ các lối sống của các gia đình thế lực trong bốn hoặc năm thế hệ. Những sự tương đương giữa tập quán và điều kiện xã hội của những người này và những ký thuật về tộc truởng trong Sáng-thế ký rất đáng chú ý trong việc minh xác tính lịch sử của Kinh Thánh.

Các tộc trưởng đến từ đất nước này và sống tại Haran (trước đây chủ yếu là người Hurria hay người Harite sống ở đây). Họ giữ sự liên lạc tại đây trong nhiều thế hệ tiếp sau đó, trong sự vắng mặt của luật pháp và tập quán của riêng họ (bởi vì chưa có Cựu Ước), họ làm theo những gì họ trở nên quen thuộc. Cần chú ý một số tương đương sau đây:

(1) Sự trao đổi của cải: Tất cả mọi giao dịch dính líu đến sự chuyển nhượng của cải đều được ghi chép lại, làm chứng, được đóng dấu và tuyên bố tại cổng thành (SaSt 23:10-18).

(2) Khế ước hôn nhân: Bao gồm một bản báo cáo rằng một con đòi được cắt cho một nàng dâu mới, như trường hợp Lê-a và Ra-chên (SaSt 29:24, 29) và gồm một điều khoản bắt buộc người vợ son sẻ có nghĩa vụ đưa cho chồng một con đòi để sinh con như trường hợp Sa-rai cho nàng A-ga làm hầu Áp-ra-ham (SaSt 16:3) và Ra-chên đưa con đòi Bi-la cho Gia-cốp (SaSt 30:3-6).

(3) Nhận con nuôi: Trở thành thông lệ tại Nuzi, khi vợ chồng son sẻ sẽ nhận nuôi một đứa con trai để chăm sóc họ lúc còn sống, chôn cất họ khi qua đời và thừa kế tài sản của họ. Thông lệ cũng định rõ nếu họ đã có con trai của chính mình thì con trai nuôi sẽ đứng hàng nhì. Việc này dường như giải thích được Áp-ra-ham nhận Ê-li-e-sê làm người thừa tự trước khi Y-sác ra đời; và sự thay đổi sau đó khi Chúa hứa với Áp-ra-ham rằng đứa con trai của chính ông sẽ kế nghiệp ({dc Sang 15:2-4;).

(4) Quyền con trưởng: Tại Nuzi người ta tìm thấy một khế ước, trong đó người anh cho người em trai “ba con cừu để đổi lấy phần thừa kế di sản” trong một đồn điền, nghe có vẻ giống quà của Gia-cốp cho Ê-sau là “tô canh phạn đậu” (SaSt 25:30-34). Cũng tại Nuzi “việc chúc phúc của người cha hấp hối khi để lại tài sản cho đứa con trai được tòa án tôn trọng nếu có nhân chứng về lời nói của người cha” (SaSt 27:30-33; 49:8-28)

(5) Thừa kế: Nuzi có một luật ám chỉ rằng của cải và quyền lãnh đạo gia đình có thể truyền lại cho chồng của con gái, nếu người cha giao các pho tượng thờ trong nhà cho người con rể ấy. Vì vậy, khi La-ban bắt kịp Gia-cốp và lục soát các pho tượng một cách lo âu nhưng chẳng tìm thấy bởi vì “Ra-chên đã mang các pho tượng giấu dưới bành lạc đà rồi ngồi trên đó”(SaSt 31:30-35).



OLIVES: Núi Ô-li-ve (Jebel et-Tur) là ngọn núi tại cạnh đông của Giê-ru-sa-lem (Exe Ed 11:23). Chỉ có thung lũng Kít-rôn rộng nửa dặm tách thành phố Thánh ra khỏi ngọn núi thiêng liêng nầy. Thực ra có tới ba đỉnh núi tròn khác nhau rõ rệt: Núi Scopus ở phía bắc, núi Offence ở phía nam và núi Ô-li-ve chính giữa. Những ngọn núi ở trung tâm cao 2680feet so với mực nước biển, nghĩa là cao hơn khu vực đền thờ Giê-ru-sa-lem khoảng 200feet.

Tại trung tâm đỉnh núi là tàn tích của Nhà thờ Chúa Thăng Thiên, được dựng lên vào thế kỷ 4 SC bằng tiền quỹ của Đại đế Constantine. Tù phía tây đỉnh núi xuống một quãng ngắn là nhà thờ Bài Cầu Nguyện Chung, được dựng lên vào năm 1868 để ghi nhớ mãi truyền thuyết về Chúa Giê-xu đã dạy Bài Cầu Nguyện Chung tại đây cho các môn đệ Ngài. Trong những năm gần đây người ta khám phá một nghĩa trang xưa gần địa điểm mà theo truyền khẩu thì Chúa Giê-xu đã ngồi khóc tại đây vì thành Giê-ru-sa-lem. Những ngôi mộ được P.B.Bagatti điều tra kỹ, theo sự tính toán của ông thì nơi chôn cất ấy được sử dụng vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, và cũng được dùng đến vào thế kỷ 3 và 4 SC. Khoảng 36 hộc chôn cất được tìm thấy là thuộc về thế kỷ đầu tiên. Trên đó có khắc các tên như Jairus, Simon Bar-Jonah, Mary, Martha, Siloam. Một hộc chôn cất mang tên “Judah người cải đạo của Ty-rơ” cùng với một dấu hiệu Cơ-đốc. Một cái hộc chôn cất khác có chữ thập được vẽ cẩn thận, và trên một hộc khác có các chữ cái Hy-lạp Iota, Chi và Beta theo các chuyên gia thì các chữ cái đó tiêu biểu cho “Vua Giê-xu Christ.” Không ai nghĩ rằng đây sẽ là nơi chôn cất Chúa Giê-xu, tuy vậy thì nghĩa trang ấy có lẽ thuộc về cộng đồng Cơ-đốc Do-thái đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem.


Viện Thần Học.



bottom of page